Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gốc tự do Methyl (CH3) bằng phương pháp hóa học lượng tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 64 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao của luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân cịn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ và sự giúp đỡ động viên từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Qua trang viết này, với sự biết ơn sâu sắc và lịng kính trọng, em xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Văn Tiến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Kĩ Thuật Hố Học, Bộ mơn Hố Lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hồn thành chương trình đào tạo Sau Đại Học và đề tài nghiên cứu này.

Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô đang cơng tác tại Bộ mơn Hố Lý, cùng tồn thể các bạn học viên đang học tập và nghiên cứu tại Phịng thí nghiệm Bộ mơn, đã tạo điều kiện và động viên em để em có thể hồn thành tốt luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2022 </i>

Tác giả

<b>Trần Đức Chiến </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

3. Nội dung nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ... 3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 4

1.1. Cơ sở lý thuyết phương pháp tính hóa học lượng tử ... 4

1.2. Cơ sở lý thuyết bề mặt thế năng ... 9

1.3. Cơ sở lý thuyết động hóa học... 12

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.3.2. Xác định cơ chế của phản ứng ... 23

2.3.3. Tính biến thiên enthalpy ∆Hº<small>298</small> ... 24

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 25

3.1. Một số thông số cấu trúc của gốc CH<small>3</small> và C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> ... 25

3.2. Dự đoán khả năng phản ứng giữa C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> và CH<small>3</small> ... 26

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT </b>

<b>Viết tắt Chú thích tiếng anh Chú thích tiếng việt </b>

DFT Density Funtional Theory Thuyết phiếm hàm mật độ B3LYP Becke 3-Parameter, Lee, Yang and <sub>Parr </sub> <sup>Phiếm hàm tương quan trao đổi </sup><sub>B3LYP </sub>

CI Configuration Interaction Tương tác cấu hình

M06-2X Minnesota 06 <sup>Phiếm hàm tương quan trao đổi </sup><sub>năng lượng </sub>CCSD(T) Coupled-Cluster Singles, Doubles <sub>and Triples </sub> Tương tác chùm đơn, đôi và ba

GTO Gauss Type Orbital Obitan kiểu Gauss STO Slater Type Orbital Obitan kiểu Slater

IRC Intrinsic Reaction Coordinate Toạ độ thực của phản ứng PES Potential Energy Surface Bề mặt thế năng

SCF Self-Consistent Field Trường tự hợp

IS Intermediate State Trạng thái trung gian TS Transitton State Trạng thái chuyển tiếp

ZPVE Zero-point vibrational energy Năng lượng dao động điểm không TST Transition State Theory Lý thuyết trạng thái chuyển tiếp VTST Variational Transition State Theory Lý thuyết trạng thái chuyển <sub>tiếp biến cách </sub>RRKM Rice–Ramsperger–Kassel–Marcus.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Kết quả tính hằng số tốc độ phản ứng H + CH<small>3</small> → CH<small>4</small> theo VTST ... 16 Bảng 3.1. So sánh giữa lý thuyết và thực nghiệm về độ dài liên kết, góc liên kết và hằng số quay của C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> và CH<small>3</small>. ... 26Bảng 3.2. Thông số nhiệt động học (∆Hº<small>298</small>) của 13 đường phản ứng trong hệ C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small>

+ CH<small>3</small> được tính tốn bằng phương pháp M06-2X và CCSD(T) cùng với số liệu thực nghiệm để so sánh. ... 35Bảng 3.3. Hằng số tốc độ (cm<small>3</small> molecule<small>-1</small> s<small>-1</small>) của một số đường phản ứng trong hệ C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> + CH<small>3</small> (RA) được tính tốn trong khoảng nhiệt độ 300 – 2000K và áp suất 76 Torr (Ar). ... 38Bảng 3.4. Hằng số tốc độ (cm<small>3</small> molecule<small>-1</small> s<small>-1</small>) của một số đường phản ứng trong hệ C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> + CH<small>3</small> (RA) được tính tốn trong khoảng nhiệt độ 300 – 2000K và áp suất 760 Torr (Ar). ... 38Bảng 3.5. Hằng số tốc độ (cm<small>3 </small>molecule<small>-1</small> s<small>-1</small>) của một số đường phản ứng trong hệ C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2 </small>+ CH<small>3 </small>(RA) được tính tốn trong khoảng nhiệt độ 300 – 2000K và áp suất 7600 Torr (Ar). ... 39Bảng 3.6. Hằng số tốc độ (cm<small>3</small> molecule<small>-1</small> s<small>-1</small>) của một số đường phản ứng trong hệ C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> + CH<small>3</small> (RA) được tính toán trong khoảng nhiệt độ 300 – 2000K và áp suất 76000 Torr (Ar). ... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 1.1. Bề mặt thế năng 2 chiều của ozon trong không gian 3 chiều. Đường nét đậm trên bề mặt là tọa độ phản ứng 1 chiều trong khơng gian 2 chiều. ... 10 Hình 1.2. Trạng thái chuyển tiếp, điểm yên ngựa và điểm cực tiểu ... 11 Hình 1.3. Biến thiên thế năng theo đường phản ứng ... 14 Hình 3.1. Hình học phân tử, đối xứng phân tử và spin của các chất phản ứng được tối ưu ở mức M06-2X/6-311++G(3df,2p). Dấu chấm (.) thay cho dấu phẩy (,) trong phần thập phân. Độ dài liên kết tính theo Angstrom (Å), góc liên kết tính theo độ (º). ... 25Hình 3.2 Mật độ điện tích của C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> được tính ở mức M06-2X/6-311++G(3df,2p). Dấu chấm (.) thay cho dấu phẩy (,) trong phần thập phân. ... 27Hình 3.3. Sơ đồ phản ứng giữa C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> với CH<small>3</small> sinh ra các sản phẩm khác nhau. ... 28Hình 3.4. Bề mặt thế năng của hệ phản ứng CH<small>3</small> + C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> được tính ở mức lý thuyết M06-2X/6-311++G(3df,2p)+ZPVE. ... 29Hình 3.5. Hằng số tốc độ của một số đường phản ứng trong hệ CH<small>3</small> + C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> được tính ở nhiệt độ T = 300 – 2000K và P = 76 Torr ... 41Hình 3.6. Hằng số tốc độ của một số đường phản ứng trong hệ CH<small>3</small> + C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> được tính ở nhiệt độ T = 300 – 2000K và P = 760 Torr. ... 41Hình 3.7. Hằng số tốc độ của một số đường phản ứng trong hệ CH<small>3</small> + C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> được tính ở nhiệt độ T = 300 – 2000K và P = 7600 Torr. ... 42Hình 3.8. Hằng số tốc độ của một số đường phản ứng trong hệ CH<small>3</small> + C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> được tính ở nhiệt độ T = 300 – 2000K và P = 76000 Torr. ... 42

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học...thì hóa học cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều ứng dụng trong khoa học cơng nghệ và đời sống. Thực tế, một số phản ứng hóa học đơn giản có thể xây dựng được cơ chế của phản ứng thông qua thực nghiệm. Tuy nhiên, phần lớn các phản ứng thường xảy ra theo nhiều hướng phức tạp, nếu chỉ dựa vào thực nghiệm thì rất khó xác định được bản chất của chúng. Do đó, việc sử dụng các phần mềm tính tốn hiện đại trên cơ sở hóa học lượng tử để tìm ra cơ chế của những phản ứng này là rất cần thiết. Hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ số cùng với sự ra đời của các phần mềm như Gaussian, Molcas, Turbomole, VAPS…, máy tính có thể xử lý một cách nhanh chóng những phép tính phức tạp; nhờ vậy, các thông tin về cơ chế phản ứng, bề mặt thế năng, thông số động học, phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân… đều có thể thu được từ việc giải phương trình Schrưdinger. Những lợi thế về mặt tính tốn đã làm cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2

các phương pháp hóa học lượng tử trở thành những công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, khảo sát các phản ứng hóa học trong các điều kiện khác nhau mà đôi khi thực nghiệm rất khó thực hiện hoặc khơng thể thực hiện được như: dự đoán kết quả, khảo sát các trạng thái chuyển tiếp, các hợp chất trung gian có thời gian tồn tại rất ngắn.

Từ những lý do nêu ra ở trên, cùng với mong muốn tìm ra cơ chế chuyển hóa hợp chất aniline trong mơi trường khí quyển thành những sản phẩm thân thiện với môi trường bằng các tác nhân oxy hoá mạnh như CH<small>3</small>, CH<small>2</small>, CH, OH, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu là: <i><b>“Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline </b></i>

<i><b>(C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small>) với gốc tự do Methyl (CH<small>3</small>) bằng phương pháp hóa học lượng tử”.</b></i>

<b>3. Nội dung nghiên cứu </b>

Khảo sát bề mặt thế năng xác định chiều hướng xảy ra của các phản ứng giữa hợp chất aniline (C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small>) với gốc methyl (CH<small>3</small>).

Áp dụng phương pháp obitan phân tử biên để đánh giá, giải thích cơ chế chuyển electron giữa C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2 </small>với CH<small>3</small>.

Khảo sát tính chất nhiệt động học: tính biến thiên enthalpy cho các đường phản ứng xảy ra trong hệ ở điều kiện tiêu chuẩn, so sánh kết quả tính tốn với kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận về tính khả thi của các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu.

Tính hằng số tốc độ của một số đường phản ứng ưu tiên trong hệ phản ứng giữa C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2 </small>với CH<small>3</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở hóa học lượng tử cùng với các thuyết động học như TST và RRKM sẽ được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc, xác định năng lượng và tính các giá trị hằng số tốc độ cho những đường phản ứng xảy ra trong hệ C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> + CH<small>3</small>. Cụ thể:

- Phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT/M02X) với bộ hàm cơ sở 311++G(3df,2p) sẽ được sử dụng để tối ưu hóa cấu trúc của các chất trong hệ phản ứng C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> + CH<small>3</small>.

6-- Phương pháp chùm tương tác CCSD(T) với cùng bộ cơ sở ở trên được sử dụng để tính năng lượng điểm đơn cho các chất đã được tối ưu hóa ở mức M062X/6-311++G(3df,2p).

<b>5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài </b>

Với các cơng trình nghiên cứu về hóa học mơi trường, hóa học nhiên liệu thì việc tính tốn lý thuyết với độ gần đúng tốt trước khi làm thực nghiệm sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu những chi phí tốn kém.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

4

<b>CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT </b>

<b>1.1. Cơ sở lý thuyết phương pháp tính hóa học lượng tử </b>

Cuối thế kỷ 17, Isaac Newton đã khám phá ra cơ học cổ điển, mô tả qui luật chuyển động của các vật thể vĩ mô. Đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý nhận thấy cơ học cổ điển không mô tả đúng tính chất của những hạt nhỏ bé như electron, hạt nhân ngun tử, phân tử; vì vậy cần có sự ra đời của một lý thuyết mới mô tả được đầy đủ các tính chất của hệ vi hạt, đó chính là cơ học lượng tử [6].

Hóa học lượng tử là một ngành khoa học ứng dụng cơ học lượng tử để giải quyết các vấn đề của hóa học. Các nhà hóa lý sử dụng cơ học lượng tử để tính tốn các đại lượng nhiệt động (entropy, entanpy, nhiệt dung riêng của các chất khí); giải thích quang phổ phân tử, xác định các tính chất của phân tử như chiều dài liên kết, góc liên kết, mơ men lưỡng cực; tính năng lượng của trạng thái chuyển tiếp trong phản ứng hóa học, do đó cho phép ước lượng hằng số tốc độ phản ứng [7].

Để mô tả trạng thái của một hệ vi hạt trong cơ học lượng tử, người ta đã chỉ ra sự tồn tại của một hàm tọa độ, được gọi là hàm sóng hay hàm trạng thái (Ψ). Vì trạng thái, nói chung, thay đổi theo thời gian, nên hàm sóng cũng là hàm của thời gian, Ψ = Ψ(q, t). Hàm sóng chứa tất cả các thơng tin có thể có của một hệ, do đó việc tìm ra hàm sóng là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, đã có sự ra đời của một phương trình mơ tả sự phụ thuộc của hàm sóng theo thời gian, phương trình Schrưdinger [6]:

𝑖𝑖ℏ

<sup>𝜕𝜕𝜕𝜕(𝑞𝑞,𝑡𝑡)</sup><sub>𝜕𝜕𝑡𝑡</sub>

= −

<sub>2𝑚𝑚</sub><sup>ℏ</sup><sup>2</sup> <sup>𝜕𝜕</sup><sup>2</sup><sup>𝜕𝜕(𝑞𝑞,𝑡𝑡)</sup><sub>𝜕𝜕𝑞𝑞</sub><sub>2</sub>

+ 𝑉𝑉(𝑞𝑞, 𝑡𝑡)𝛹𝛹(𝑞𝑞, 𝑡𝑡)

(1.1)

Việc giải phương trình Schrưdinger phụ thuộc thời gian là một cơng việc khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, trong hóa học, nhiều ứng dụng về cơ học lượng tử không cần phải xét đến yếu tố thời gian, mà thường xét đến trạng thái dừng - trạng thái trong đó các đại lượng vật lý như thế năng, năng lượng tồn phần, mơmen lưỡng cực điện, cấu hình electron nguyên tử, phân tử, … khơng thay đổi theo thời gian. Khi đó, phương trình sóng Schrưdinger viết gọn cho trạng thái dừng có dạng: 𝐻𝐻�𝛹𝛹(𝑞𝑞) = 𝐸𝐸𝛹𝛹(𝑞𝑞) [8]. (1.2)

Đó là phương trình vi phân cấp 2 phức tạp và chỉ giải được chính xác đối với hệ vi mơ đơn giản nhất như nguyên tử H và các ion giống nó (He<small>+</small>, Li<small>2+</small>, Be<small>3+</small>, …). Đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

5

những hệ phức tạp, để giải phương trình Schrưdinger người ta phải sử dụng một số mơ

<i>hình và phép tính gần đúng. Cụ thể, mơ hình gần đúng Born-Oppenheimer: Coi hạt nhân đứng yên, xét chuyển động của mỗi electron trong trường lực tạo bởi các hạt nhân và electron cịn lại [9]; hay phép tính biến phân: Nếu hàm Ψ (khơng bắt buộc phải chuẩn hóa) là hàm thử gần đúng cho tốn tử Halmiton thì năng lượng E thu được không thể nhỏ hơn năng lượng thấp nhất E<small>0</small> của trạng thái cơ bản [10]; hoặc phương pháp nhiễu loạn: dùng nghiệm của các bài toán đối của các hệ lượng tử đơn giản, sau đó thêm vào nghiệm đó một số hạng bổ chính do sự có mặt của một tốn tử phụ, được coi như nhiễu loạn gây ra [6]. </i>

Bên cạnh đó, để đạt được lời giải gần đúng tốt nhất cho phương trình Schrưdinger, khơng chỉ dựa vào việc cải thiện phương pháp tính tốn mà cịn phải dựa vào việc chọn bộ cơ sở cho hệ nghiên cứu. Một bộ cơ sở bao gồm nhiều hàm cơ sở, bộ cơ sở càng lớn việc miêu tả electron trong hệ càng gần với thực tế (sự hạn chế về vị trí electron trong khơng gian càng giảm), mức độ gần đúng càng tốt và ngược lại [11].

Có hai loại hàm cơ sở trong các bộ cơ sở dùng trong tính tốn cấu trúc electron: AO kiểu Slater (STO) [12] và AO kiểu Gaussian (GTO) [13] với biểu thức tương ứng trong hệ tọa độ cầu là:

𝛹𝛹

<small>𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆</small>

= 𝛹𝛹

<sub>𝜁𝜁,𝑛𝑛.𝑙𝑙,𝑚𝑚</sub>

(𝑟𝑟, 𝜃𝜃, 𝜑𝜑) = 𝑁𝑁. 𝑌𝑌

<sub>𝑙𝑙,𝑚𝑚</sub>

(𝜃𝜃, 𝜑𝜑). 𝑟𝑟

<small>𝑛𝑛−1</small>

. 𝑒𝑒𝑒𝑒𝑒𝑒(−𝜁𝜁, 𝑟𝑟)

(1.8)

𝛹𝛹

<small>𝐺𝐺𝑆𝑆𝑆𝑆</small>

= 𝛹𝛹

<sub>𝛼𝛼,𝑛𝑛,𝑙𝑙,𝑚𝑚</sub>

(𝑟𝑟, 𝜃𝜃, 𝜑𝜑) = 𝑁𝑁. 𝑌𝑌

<sub>𝑙𝑙,𝑚𝑚</sub>

(𝜃𝜃, 𝜑𝜑)𝑟𝑟

<small>2𝑛𝑛−2−1</small>

. 𝑒𝑒𝑒𝑒𝑒𝑒(−𝜁𝜁, 𝑟𝑟

<small>2</small>

)

(1.9) Trong đó: N là thừa số chuẩn hoá;

r = |r<small>orbital</small>-R<small>A</small>|, với r<small>orbital</small> là vectơ tọa độ orbitan; R<small>A</small> là toạ độ hạt nhân A; Y<small>l,m</small> là hàm cầu;

ξ là thừa số mũ của các hàm STO và GTO tương ứng.

Do phụ thuộc vào bình phương của khoảng cách r nên GTO kém STO ở hai điểm. Một là, GTO mơ tả kém các tính chất gần hạt nhân. Hai là, GTO rơi quá nhanh khi ra xa hạt nhân so với STO nên mô tả phần “đi” của hàm sóng “nghèo nàn”. Cả hai STO và GTO đều có thể chọn để xây dựng hàm đầy đủ. Nhìn chung, để đạt độ chính xác như nhau, cần số hàm GTO gấp 3 lần số hàm STO. Tuy nhiên, GTO thuận lợi cho việc tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Phương pháp bán kinh nghiệm (HMO, CNDO, INDO, MINDO, MNDO, ZINDO, AM1, PM3, ...) sử dụng một nửa giá trị các thông số lấy từ thực nghiệm. Tuy những phương pháp này kém chính xác hơn so với các phương pháp tính từ đầu ab-initio nhưng độ chính xác cũng đủ tốt khi nghiên cứu những hệ lớn mà ở đó khơng thể sử dụng được các phương pháp ab-initio vì lý do chi phí và mức độ hạn chế CPU của máy tính.

- Phương pháp HF dựa trên quan niệm vật lý về trường thế hiệu dụng trung bình đối với mỗi electron được hợp bởi thế hút của hạt nhân và thế đẩy trung bình hố do tất cả các electron khác sinh ra. Như vậy, phương pháp này thay thế bài toán nhiều electron phức tạp bằng bài toán 1 electron, trong đó các tương tác đẩy được xử lí một cách trung bình. Hệ phương trình HF gồm những phương trình vi phân khơng tuyến tính nên phải giải bằng phương pháp lặp. Thủ tục giải phương trình HF như thế gọi là phương pháp trường tự hợp (SCF). Hạn chế lớn của phương pháp HF là khơng tính đến phần tương quan electron, nên phương pháp này không thể áp dụng tốt cho hệ nhiều electron.

- Các phương pháp Post-HF bao gồm phương pháp nhiễu loạn (MP) [14] phuơng pháp tương tác cấu hình (CI) [15] và phương pháp tương tác chùm (CC) [8]. Các phương pháp này được gọi là phương pháp SCF bổ sung, vì chỉ thêm phần hiệu chỉnh tương quan vào mơ hình HF có sẵn. Những phương pháp này tính cấu trúc electron của phân tử dựa vào hàm sóng nên cịn được gọi chung là các phương pháp obitan phân tử (MO). Trong đó, đặc biệt quan tâm đến CC vì đây là phương pháp cho độ chính xác cao hơn hẳn. Ý tưởng của phương pháp này là kể đến tất cả các phần hiệu chỉnh của một loại hiệu chỉnh nào đó. Phương trình cơ bản trong phương pháp tương tác chùm có dạng:

Trong đó: Ψ là hàm sóng electron ở trạng thái cơ bản khơng tương đối tính chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

7

xác, Φ<small>o</small> là hàm sóng HF ở trạng thái cơ bản được chuẩn hóa, tốn tử

<i>e</i>

<i><sup>ˆT</sup></i>được định nghĩa theo khai triển Taylor:

𝑒𝑒

<small>𝑆𝑆�</small>

= 1 + 𝑇𝑇� +

<sup>𝑆𝑆�</sup><sub>2!</sub><sup>2</sup>

+

<sup>𝑆𝑆�</sup><sub>3!</sub><sup>3</sup>

+. . . = ∑

<sup>∞</sup><sub>𝑘𝑘=0</sub><sup>𝑆𝑆�</sup><sub>𝑘𝑘!</sub><sup>𝑘𝑘</sup> (1.4) Toán tử chùm

𝑇𝑇� = 𝑇𝑇�

<sub>1</sub>

+ 𝑇𝑇�

<sub>2</sub>

+ 𝑇𝑇�

<sub>3</sub>

+. . . +𝑇𝑇�

<sub>𝑛𝑛</sub> (1.5) Tróng đó: n là số electron trong phân tử; <i><sub>T</sub></i>ˆ<sub>1</sub>

là tốn tử kích thích 1 hạt; <i>ˆT</i><small>2</small> là tốn tử kích thích hai hạt, …

Để áp dụng phương pháp CC, hai sự gần đúng được áp dụng, đó là: thay vì sử dụng bộ cơ sở đầy đủ ta chỉ sử dụng bộ cơ sở vừa phải để miêu tả orbitan-spin trong hàm sóng SCF và thay vì bao gồm tất cả các tốn tử ta chỉ sử dụng một số toán tử <i><sub>T</sub></i><small>ˆ</small>mà kết quả vẫn cho sự gần đúng tốt. Nếu chỉ có tốn tử <i><sub>T</sub></i>ˆ<sub>1</sub>

thì khơng đạt được kết quả chính xác hơn HF vì những phần tử ma trận giữa HF và những trạng thái kích thích đơn bằng khơng. Các nghiên cứu nhận thấy tốn tử <i>ˆT</i><sub>2</sub> đóng vai trị quan trọng chính đến tốn tử <i><sub>T</sub></i><small>ˆ</small>, khi đó <i><small>ˆT</small></i><small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

8

Dựa trên nguyên lý là từ hàm sóng có thể suy ra hàm mật độ của electron và ngược lại, lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT) giải phương trình Schrodinger dựa trên hàm mật độ electron ρ(x,y,z) chứ khơng dựa trên hàm sóng. Do hàm sóng của hệ gồm N electron là hàm của 3N tọa độ, trong khi đó hàm mật độ electron chỉ là hàm của 3 tọa độ nên phương pháp phiếm hàm mật độ cho kết quả tính tốn nhanh hơn các phương pháp Post-HF[16]. Với phương pháp DFT, năng lượng khơng được tìm như là trị riêng của hàm sóng, mà tìm thơng qua phiếm hàm của nó đối với mật độ trạng thái. Phương pháp DFT có thể khắc phục được hợp phần năng lương tương quan mà khơng sử dụng đến phương pháp hàm sóng Ψ. Các hàm DFT phân chia năng lượng electron thành nhiều phần mà mỗi phần có thể được tính tốn một cách riêng rẽ như: động năng, tương tác electron - hạt nhân, lực đẩy Coulomb và một số tương quan trao đổi được tính cho phần tương tác electron - electron còn lại. Việc dùng mật độ electron |ψ(r)<sup></sup> )|<small>2</small> thay vì hàm sóng ψ(r)<sup></sup> để tính năng lượng E của hệ giúp cho các phương pháp tính trong lý tuyết DFT được thực hiện nhanh hơn rất nhiều, với độ chính xác trong các phép tính rất lớn [17]. Ngày nay, DFT là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong hóa học lượng tử, nó đơn giản hơn những phương pháp dựa vào hàm sóng, do đó nó có thể áp dụng để tính cho những phân tử lớn hơn. Một số phương pháp DFT thường được sử dụng trong tính tốn hóa lượng tử bao gồm:

<i>- Phương pháp BLYP là một phương pháp DFT thuần khiết, trong đó sử dụng </i>

phiếm hàm trao đổi B88 và phiếm hàm tương quan LYP [18].

<i>- Phương pháp B3LYP chứa phiếm hàm hỗn hợp B3, trong đó phiếm hàm tương </i>

quan GGA là phiếm hàm LYP [14], ta có biểu thức:

𝐸𝐸<small>𝑥𝑥𝑥𝑥</small><sup>𝐵𝐵3𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿</sup> = 0.8𝐸𝐸<small>𝑥𝑥</small><sup>𝐿𝐿𝑆𝑆𝐿𝐿𝐿𝐿</sup>+ 0.2𝐸𝐸<small>𝑥𝑥</small><sup>𝐻𝐻𝐻𝐻</sup>+ 0.72𝐸𝐸<small>𝑥𝑥</small><sup>𝐵𝐵𝐵𝐵𝑥𝑥𝑘𝑘𝐵𝐵</sup> + 0.81𝐸𝐸<sub>𝐶𝐶</sub><small>𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿</small>+ 0.19𝐸𝐸<small>𝑥𝑥</small><sup>𝑉𝑉𝑉𝑉𝑉𝑉</sup> (1.6) <i>E<small>x</small><sup>LSDA</sup></i>: là phần trao đổi trong phương pháp gần đúng mật độ spin địa phương, <i>E<small>x</small><sup>HF</sup></i>: là phần trao đổi Hartree - Fock,

<i>E<small>x</small><sup>Becke</sup></i>: là hiệu chỉnh Gradient của hàm trao đổi Becke, <i>E<small>e</small><sup>LYP</sup></i>: là tương quan của Lee, Yang và Parr,

<i>E<small>c</small><sup>VWN</sup></i>: là hàm tương quan của Vosko, Wilk và Nusair,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

9

<i>- Phương pháp BHandHLYP gồm phiếm hàm trao đổi B88, phiếm hàm </i>

Half-and-Half và phiếm hàm tương quan LYP [19].

𝐸𝐸<sub>𝑥𝑥𝑥𝑥</sub><small>𝐵𝐵𝐻𝐻𝐵𝐵𝑛𝑛𝐵𝐵𝐻𝐻𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿</small> = 0,5. 𝐸𝐸<sub>𝑥𝑥</sub><small>𝐻𝐻𝐻𝐻</small>+ 0,5. 𝐸𝐸<sub>𝑥𝑥</sub><small>𝐿𝐿𝑆𝑆𝐿𝐿𝐿𝐿</small> + 0,5. 𝛥𝛥𝐸𝐸<sub>𝑥𝑥</sub><small>𝐵𝐵88</small>+ 𝐸𝐸<sub>𝐶𝐶</sub><small>𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿𝐿</small> (1.7) Thơng thường, trong tính tốn lượng tử, người ta hay sử dụng các phương pháp BHandHLYP và B3LYP.

Ngoài ra phải kể đến phương pháp M06-2X (2004) ra đời sau phương pháp B3LYP (1994) và khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp B3LYP, đồng thời M06-2X được dùng để tính tối ưu cấu trúc của các hợp chất hữu cơ tốt hơn B3LYP. Vì vậy phương pháp M06-2X sẽ được sử dụng xuyên suốt trong luận văn này.

<b>1.2. Cơ sở lý thuyết bề mặt thế năng </b>

Việc giải phương trình Schrodinger nêu trên sẽ thu được năng lượng của các chất, từ các giá trị năng lượng này và cấu trúc hình học của các chất có thể dự đốn được đường đi của các chất phản ứng qua các trạng thái chuyển tiếp, trạng thái trung gian để hình thành nên các sản phẩm khác nhau. Tập hợp tất cả các điểm năng lượng mà các chất phản ứng có thể đi qua lập thành một bề mặt trong không gian và gọi là bề mặt thế năng (PES) [20]. Như vậy, PES là mối quan hệ về mặt toán học hoặc đồ họa giữa năng lượng của một phân tử (hoặc một tập hợp phân tử) với hình học của nó. Do đó, năng lượng là hàm của một hoặc nhiều tọa độ phản ứng, nếu năng lượng chỉ phụ thuộc vào một tọa độ phản ứng thì PES là một đường cong thế năng, nếu phụ thuộc vào hai tọa độ trở lên sẽ tạo thành một bề mặt thế năng. Ví dụ như phân tử H<small>2</small>O có nhiều hơn một tham số hình học, đó là hai độ dài liên kết q<small>O-H</small> và một góc liên kết ∠HOH. Khi đó bề mặt thế năng của phân tử H<small>2</small>O là PES hai chiều trong không gian 3 chiều, tức là E là hàm của 2 thông số q<small>1</small> = O-H và q<small>2</small> = ∠HOH hay E = f(q<small>1</small>, q<small>2</small>). Hoặc phân tử HOF có 3 tham số hình học là q<small>1</small> = O-H, q<small>2</small> = O-F và q<small>3</small> = ∠HOF, nên hàm thế năng E = f(q<small>1</small>, q<small>2</small>, q<small>3</small>) sẽ biểu diễn một PES 3 chiều trong không gian 4 chiều. Một cách khái quát E = f(q<small>1</small>, q<small>2</small>, …, q<small>n</small>) là hàm thế năng của bề mặt n chiều áp dụng cho phân tử có n tham số hình học.

Bề mặt thế năng rất quan trọng vì nó giúp chúng ta dễ hình dung và hiểu được mối quan hệ giữa thế năng và cấu trúc của phân tử, đồng thời hiểu được q trình tính tốn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

10

xác định vị trí và mơ tả cấu trúc của các chương trình tính đối với các chất mà ta đang quan tâm. Cách tốt nhất để nghiên cứu một hệ phản ứng là tìm ra bề mặt thế năng của nó, tức là xây dựng và tối ưu hóa cấu trúc của các chất tại các điểm dừng trên PES. Những điểm dừng trên PES là những điểm mà ∂E/∂q = 0 với mọi q, trong đó q là một tham số hình học. Các điểm dừng cực tiểu là những điểm thỏa mãn (∂<small>2</small>E/∂q<small>i</small>q<small>j </small>> 0 với mọi q); các trạng thái chuyển tiếp hoặc các điểm yên ngựa bậc nhất là những điểm thỏa mãn (∂<small>2</small>E/∂q<small>i</small>q<small>j</small> < 0 ứng với một q), dọc theo tọa độ phản ứng (IRC), và > 0 với mọi q khác [17]. Việc nghiên cứu cơ chế phản ứng chính là nghiên cứu về PES chứa các điểm dừng và những đường phản ứng đi qua chúng. Để kiểm tra một điểm dừng thường người ta dựa vào phổ dao động của nó. Đối với một cực tiểu thì tất cả các tần số dao động đều là thực, trong khi một trạng thái chuyển tiếp sẽ có một dao động ảo, tương ứng với sự chuyển động dọc theo tọa độ phản ứng. Một trạng thái chuyển tiếp phải thỏa mãn các điều kiện là có sự xuất hiện của một tần số ảo tương ứng với tọa độ phản ứng, và giá trị năng lượng của nó phải cao hơn các chất phản ứng và các chất sản phẩm. Bên cạnh đó việc xác định các điểm dừng và tính tốn các tần số dao động sẽ cho phép dự đoán phổ IR và cung cấp năng lượng điểm không (ZPE). Đây là đại lượng cần thiết để so sánh chính xác giá trị năng lượng của các chất đồng phân với nhau. Ví dụ, xét phản ứng đồng phân hóa phân tử O<small>3</small> như hình vẽ sau:

<i>Hình 1.1. Bề mặt thế năng 2 chiều của ozon trong không gian 3 chiều. Đường nét đậm trên bề mặt là tọa độ phản ứng 1 chiều trong không gian 2 chiều. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

11

Hình 1.1 cho thấy trạng thái chuyển tiếp là một cực đại trên đường phản ứng IRC, tuy nhiên nếu xét theo tất cả các hướng khác thì nó lại là một cực tiểu. Đó là một đặc điểm của bề mặt yên ngựa, và trạng thái chuyển tiếp khi đó được gọi là điểm yên ngựa. Điểm này nằm ở chính giữa của vùng yên ngựa (như một cực tiểu) và là một điểm dừng, vì vậy bề mặt thế năng tại điểm yên ngựa sẽ song song với mặt phẳng chứa các trục tham số hình học (q<small>1</small>, q<small>2</small>, …). Xét về mặt toán học, các điểm cực tiểu và điểm yên ngựa là khác nhau; chúng đều là những điểm dừng hay gọi là những điểm cực trị (đều có đạo hàm bậc nhất bằng khơng); sự khác nhau ở chỗ là những điểm cực tiểu là những điểm thấp nhất tính theo tất cả các hướng, trong khi đó điểm yên ngựa là một điểm cực đại có đặc điểm như đã nêu trên.

<i>Hình 1.2. Trạng thái chuyển tiếp, điểm yên ngựa và điểm cực tiểu </i>

Sự khác biệt đôi khi được tạo ra giữa trạng thái chuyển tiếp và cấu trúc chuyển tiếp. Nói một cách chính xác, thì trạng thái chuyển tiếp là một khái niệm nhiệt động, một trạng thái nằm cân bằng với các chất phản ứng theo thuyết trạng thái chuyển tiếp của Eyring [21]. Do đó, các hằng số cân bằng của phản ứng được xác định dựa vào sự chênh lệch về giá trị năng lượng tự do, cấu trúc chuyển tiếp là một cực đại về năng lượng tự do dọc theo đường phản ứng. Những chất này đôi khi cũng được gọi là những phức chất hoạt động. Một cấu trúc chuyển tiếp thực chất là một điểm yên ngựa bậc nhất trên bề mặt thế năng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

𝑘𝑘 = 𝐴𝐴. 𝑒𝑒

<sup>−𝐸𝐸𝑎𝑎</sup><small>𝑅𝑅𝑅𝑅</small>

Trong đó: k là hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T.

E<small>a </small>là năng lượng hoạt hóa; R là hằng số khí lý tưởng. A là thừa số trước lũy thừa, có cùng đơn vị với hằng số k.

<i><b>1.3.2. Thuyết va chạm lưỡng phân tử (W.C.Mc.Lewis – 1918) </b></i>

Nội dung cơ bản của thuyết va chạm cho rằng tốc độ phản ứng bằng số va chạm hoạt động giữa hai phân tử phản ứng trong đơn vị thời gian và đơn vị thể tích. Va chạm hoạt động là va chạm mà mà tổng động năng của hai tiểu phân va chạm lớn hơn hoặc

<i>bằng một giá trị tới hạn gọi là năng lượng hoạt hóa. Việc tính số va chạm chung và va </i>

chạm hoạt động dựa vào thuyết động học chất khí.

R, T lần lượt là hằng số khí lý tưởng và nhiệt độ tuyệt đối.

<i>Thuyết va chạm khơng tính được bằng lý thuyết năng lượng hoạt hóa của phản </i>

ứng, đại lượng này lấy từ thực nghiệm [21]. Ngoài ra trong biểu thức của hằng số tốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Ưu điểm của thuyết va chạm là cho phép tính được thừa số tần số va chạm Z<small>0</small> nếu biết bán kính phân tử hoặc tiết diện va chạm. Tuy nhiên thuyết này khơng cho phép tính được năng lượng hoạt hóa E cũng như thừa số định hướng P, vì vậy nó bất lực trong việc tính giá trị tuyệt đối của hằng số tốc độ phản ứng. Các nhược điểm này sẽ được khắc phục trong thuyết phức hoạt động.

<i><b>1.3.3. Thuyết phức chất hoạt động </b></i>

Năm 1935, một cách độc lập, Eyring, M.G.Evans và M.Polanyi đã công bố các cơng trình về thuyết này [21]. Theo đó, các nhà khoa học coi phản ứng xảy ra như kết quả của sự biến đổi liên tục cấu trúc của hệ từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối, đi qua trạng thái chuyển tiếp. Nói cách khác từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối phản ứng đi theo một con đường, do đó thế năng của hệ biến đổi liên tục, con đường này đi qua một hàng rào thế năng có độ cao bằng năng lượng hoạt hóa của phản ứng. Đỉnh cao nhất của đường này ứng với trạng thái chuyển tiếp của hệ phản ứng (hình 1.3).

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

14

<i>Hình 1.3. Biến thiên thế năng theo đường phản ứng</i>

Đường phản ứng ở trên là quá trình: XY + Z → (X…Y…Z)* → X + YZ.

Trong đó, ngun tử Z tấn cơng vào phân tử XY. Khi đó hệ chuyển từ vùng năng lượng thấp của trạng thái đầu đến vùng năng lượng thấp của trạng thái cuối đi qua một trạng thái trung gian có năng lượng cao (trạng thái chuyển tiếp). Đường nối giữa các trạng thái đó gọi là đường phản ứng hay tọa độ phản ứng. Đi theo đường phản ứng, các chất sẽ vượt qua hàng rào năng lượng thấp nhất, cịn đi theo bất kì đường nào khác thì các chất đều phải vượt qua những hàng rào năng lượng cao hơn.

Phức hoạt động (trạng thái chuyển tiếp) là trạng thái của hệ phản ứng ở trên đỉnh của hàng rào năng lượng. Nói đúng ra thì phức hoạt động khơng phải là một tiểu phân theo định nghĩa thông thường, mà là một trạng thái động, qua đó hệ chuyển từ chất đầu thành sản phẩm. Tuy nhiên phức hoạt động xem đó như một phân tử bình thường, có các tính chất nhiệt động bình thường, chỉ khác là nó chuyển động theo một tọa độ đặc biệt – đường phản ứng. Dựa vào giả thiết này bằng phương pháp thống kê có thể tính được tốc độ phản ứng.

Một phân tử bình thường gồm n nguyên tử thì tổng số bậc tự do bằng 3n, trong đó có 3 bậc tự do tịnh tiến, 3 bậc tự do quay nếu là phân tử không thẳng và 2 bậc tự do quay nếu là phân tử thẳng, còn lại 3n – 6 bậc tự do dao động nếu phân tử không thẳng và 3n – 5 bậc tự do dao động nếu phân tử thẳng.

Một phức hoạt động gồm n nguyên tử thì tổng số bậc tự do cũng bằng 3n, trong đó có 3 bậc tự do tịnh tiến, 3 bậc tự do quay nếu phức không thẳng và 2 bậc tự do quay nếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

15

phức thẳng. Đặc điểm của phức hoạt động là nó có thêm 1 bậc tự do tịnh tiến theo đường phản ứng, chính vì vậy số bậc tự do dao động phải bớt đi một, nghĩa là còn 3n – 7 bậc tự do dao động nếu phức không thẳng và 3n – 6 bậc tự do dao động nếu phức thẳng.

Khi đó, hằng số tốc độ phản ứng được biểu diễn qua các hàm nhiệt động như sau:

𝑘𝑘

<sub>𝑟𝑟</sub>

=

<sup>𝑘𝑘𝑆𝑆</sup><sub>ℎ</sub>

. 𝑒𝑒

<sup>∆𝑆𝑆∗</sup><small>𝑅𝑅</small>

. 𝑒𝑒

<sup>−∆𝐻𝐻∗</sup><small>𝑅𝑅𝑅𝑅</small>

. 𝐶𝐶

<sub>0</sub><small>∆𝑛𝑛</small><sup>∗</sup>

=

<sup>𝑘𝑘𝑆𝑆</sup><sub>ℎ</sub>

. 𝑒𝑒

<small>𝑥𝑥</small>

. 𝑒𝑒

<sup>∆𝑆𝑆∗</sup><small>𝑅𝑅</small>

. 𝑒𝑒

<sup>−𝐸𝐸𝑎𝑎</sup><small>𝑅𝑅𝑇𝑇</small>

. 𝐶𝐶

<sub>0</sub><sup>∆𝑛𝑛</sup><sup>∗</sup>

(1.12) Trong đó: k<small>r </small>là hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T(K)

k là hằng số Boltzmann (k = R/N<small>A</small>), h là hằng số Planck

∆S*, ∆H* là entropi và entanpi hoạt hóa của q trình hình thành trạng thái chuyển tiếp (∆H* = E<small>a</small> - xRT). C<small>0</small> = 1 mol/cm<small>3</small> và ∆n<small>*</small> = 1 – x (biến thiên số phân tử hoặc số mol khi hình thành phức chất hoạt động; x = 1, 2 hoặc 3 ứng với phản ứng đơn, lưỡng và tam phân tử).

Biểu thức (1.12) cho thấy yếu tố quyết định tốc độ phản ứng là năng lượng tự do hoạt hóa (∆G*), chứ khơng phải là nhiệt hay năng lượng hoạt hóa (∆H*) như theo thuyết Arrhenius. Chỉ trong một số ít trường hợp khi biến thiên entropi của quá trình hoạt hóa khơng đáng kể thì ∆H* mới là yếu tố quyết định tốc độ phản ứng.

Thuyết phức hoạt động về nguyên tắc sẽ tính được tốc độ phản ứng nếu biết bề mặt thế năng và cấu trúc của các phân tử mà không cần dựa vào thực nghiệm. Vì vậy, để tính được tốc độ phản ứng trước hết cần phải xây dựng cho được bề mặt thế năng của hệ phản ứng bằng việc giải phương trình Schrodinger cho hệ nhiều hạt, trong đó chỉ ra được cấu trúc cụ thể của các trạng thái, đặc biệt là cấu trúc của trạng thái chuyển tiếp vì đây là yếu tố quyết định cho việc xác định năng lượng hoạt hóa cũng như các thơng số nhiệt động hoạt hóa của phản ứng.

Như vậy, ưu điểm của thuyết phức hoạt động là cho phép giải thích định tính và định lượng nhiều khía cạnh của các phản ứng cơ bản. Tuy nhiên, thuyết này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định cấu trúc của trạng thái chuyển tiếp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

16

<i><b>1.3.4. Lý thuyết trạng thái chuyển tiếp cải biến (VTST) </b></i>

Thuyết VTST được xét trên cả hai phương diện cổ điển và vi cổ điển. Theo cách tiếp cận cổ điển thì hằng số tốc độ tính theo thuyết trạng thái chuyển tiếp cổ điển dọc theo đường phản ứng có giá trị cực tiểu bằng không: dk(T)/dq<small>‡</small> = 0 (1.13)

Vì hằng số tốc độ cổ điển phụ thuộc vào năng lượng tự do (𝑘𝑘 =<sup>𝑘𝑘</sup><small>𝐵𝐵.𝑆𝑆</small>

<small>ℎ</small> . 𝑒𝑒<sup>∆𝐺𝐺</sup><sup>0</sup><sup>±</sup><sup>�</sup><small>𝑅𝑅𝑆𝑆</small>) nên trạng thái chuyển tiếp cải biến cổ điển sẽ được đặt tại vị trí mà năng lượng tự do có giá trị lớn nhất dọc theo đường phản ứng [22].

Thuyết trạng thái chuyển tiếp cải biến cổ điển đưa ra một giới hạn trên gần đúng đối với hằng số tốc độ phản ứng. Để đạt được giới hạn trên đúng thì cần phải sử dụng thuyết trạng thái chuyển tiếp cải biến vi cổ điển. Trong trường hợp này, giá trị nhỏ nhất của hằng số tốc độ vi cổ điển sẽ là: dk(E)/dq<small>‡</small> = 0 (1.14). Vì vậy, ứng với mỗi giá trị năng lượng sẽ có một trạng thái chuyển tiếp. Khi đó hằng số tốc độ nhiệt rút ra từ trung bình cộng Boltzmann của các hằng số tốc độ vi cổ điển sẽ là: <sub>( )</sub> ( <small>0</small>)

( )

<i>G E Ek E</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

17

<small>a</small> Chiều dài liên kết H – CH<small>3</small> (Ǻ) tại trạng thái chuyển tiếp.

<small>b</small> Tần số dao động điều hịa của sự hình thành liên kết H – CH<small>3</small> (cm<small>-1</small>).

<small>c</small> Hiệu năng lượng giữa trạng thái chuyển tiếp và các chất phản ứng.

<small>d</small> Hằng số tốc độ phản ứng (có đơn vị là 10<small>8</small> m<small>3</small> mol<small>-1</small> s<small>-1</small>).

Thuyết VTST đặc biệt cần thiết cho những phản ứng khơng có điểm n ngựa, ví dụ như phản ứng: H + CH<small>3</small> → CH<small>4 </small>(bảng 1.1). Kết quả tính tốn chỉ ra rằng, khi nhiệt độ tăng chiều dài liên kết H – CH<small>3</small> càng ngắn hơn và do đó trạng thái chuyển tiếp càng chặt chẽ hơn. Tần số dao động của sự hình thành liên kết H – CH<small>3</small> cũng tăng lên khi tăng độ chặt chẽ của trạng thái chuyển tiếp. Sự thay đổi này là kết quả phổ biến đối với những phản ứng khơng có hàng rào thế năng. Hằng số tốc độ tính được cho phản ứng trên có sự phù hợp tốt với giá trị thực nghiệm là k = 2,8.10<small>8</small> m<small>3</small> mol<small>-1</small> s<small>-1</small> trong khoảng nhiệt độ từ 300 đến 600 K.

<i><b>1.3.5. Lý thuyết RRK (Rice-Ramperger-Kassel) </b></i>

Thuyết RRK là thuyết đề cập đến phản ứng đơn phân tử (phản ứng phân hủy, phản ứng đồng phân hóa, phản ứng phóng xạ) [23]. Phản ứng này có thể khảo sát theo thuyết va chạm hoặc thuyết phức hoạt động. Theo quan điểm của thuyết va chạm, đối với những phản ứng hóa học địi hỏi năng lượng hoạt hóa, nếu các phân tử phản ứng không được cung cấp năng lượng bằng các nguồn phi nhiệt (ví dụ bằng tia bức xạ) thì năng lượng đó chỉ có thể tích lũy bằng con đường va chạm phân tử, trong đó nhiệt năng chuyển thành năng lượng dao động của phân tử. Chính sự có mặt của giai đoạn va chạm làm cho lý thuyết RRK trở nên phức tạp. Quan niệm về phương thức hoạt hóa phân tử bằng sự va chạm lưỡng phân tử đối với phản ứng đơn phân tử được Lindemann đề ra đầu tiên vào năm 1922 và sau đó được phát triển trong các cơng trình của Hinshelwood (1926), Rice, Ramsperger (1927 - 1928), Kasssel (1928 - 1932), Landau (1936), Slater (1939 - 1953) và những người khác.

Như vậy, thuyết RRK được phát triển độc lập bởi 3 nhà khoa học là Rice, Ramsperger và Kassel. Thuyết này giả thiết rằng phân tử hoạt hóa có năng lượng xác định được tập trung tại liên kết bị đứt gãy; tất cả các dao động có cùng tần số và các phân tử phản ứng là phân tử cứng. Như vậy bài toán quy về việc tìm xác suất tập trung năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>1.3.6. Lý thuyết RRKM (Rice-Ramperger-Kassel-Macus) </b></i>

Thuyết RRKM được phát triển bởi Marcus vào năm 1952, dựa trên mơ hình RRK và mở rộng nó để xem xét một cách cụ thể về năng lượng quay và dao động, bao gồm cả dao động điểm không [23]; đồng thời sử dụng lý thuyết trạng thái chuyển tiếp trong tính tốn tốc độ phản ứng. Thuyết này cho phép tính tốc độ của phản ứng đơn phân tử dựa vào các đặc tính của bề mặt thế năng.

Thuyết RRKM cho rằng cơ chế phản ứng gồm 3 giai đoạn, được mô tả bằng sơ đồ dưới đây [24]:

Giai đoạn 2 là q trình giải hoạt hóa phân tử A<small>*</small> khi va chạm với tác nhân M, hằng số tốc độ k<small>2</small> của quá trình này được đặt trực tiếp bằng số va chạm Z hay λZ (λ là hiệu suất va chạm).

Giai đoạn 3 là giai đoạn chuyển hóa phân tử hoạt hóa A<small>*</small> thành sản phẩm, thơng qua sự hình thành một phân tử trung gian A<small>+</small> (phức hoạt động). Phức này được đưa ra bởi M. R. Marcus, là một đề xuất mới làm cho thuyết RRKM trở nên hiệu quả hơn hẳn

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

19

so với các thuyết trước đó, và hằng số tốc độ của q trình hình thành nó, k<small>a</small>(E<small>*</small>), được tính dựa vào thuyết tốc độ tuyệt đối.

Hằng số tốc độ phản ứng như sau: 𝑘𝑘(𝑇𝑇) = <i><sub>ℎ𝑄𝑄</sub></i><sup>1</sup>

<small>𝑟𝑟𝑄𝑄</small><sub>𝑣𝑣</sub>∫ 𝑑𝑑𝐸𝐸 ∑<sub>𝐸𝐸</sub><i><sup>∞</sup></i><sub>𝑜𝑜</sub> <i><sup>∞</sup></i><small>𝐽𝐽=0</small><sup>(2𝐽𝐽+1)𝐺𝐺</sup><sub>1+𝑘𝑘(𝐸𝐸,𝐽𝐽)/𝜔𝜔</sub><sup>++</sup><sup>(𝐸𝐸,𝐽𝐽)𝐵𝐵</sup><sup>−𝐸𝐸/𝑘𝑘𝑏𝑏𝑅𝑅</sup>

Trong đó: k(T) là hằng số tốc độ phản ứng; h là hằng số Planck;

Q<small>r</small>, Q<small>v </small>là hàm phân bố năng lượng quay, dao động; E<small>0 </small>là năng lượng hoạt hóa phản ứng;

J là số lượng tử quay; ω là tần số va chạm;

G<small>‡</small> là tổng trạng thái của trạng thái chuyển tiếp; k(E,J) là hằng số tốc độ phản ứng vi cổ điển.

Hiện nay, lý thuyết RRKM kết hợp với lý thuyết trạng thái chuyển tiếp (TST) hoặc lý thuyết trạng thái chuyển tiếp cải biến (VTST) được ứng dụng rộng rãi và cho kết quả phù hợp tốt với thực nghiệm [25].

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Việc sử dụng aniline trong công nghiệp gây ảnh hương nghiêm trọng đến mơi trường đất, nước và khơng khí. Do tính chất độc hại, khó ăn mịn và ứng dụng rộng rãi của các hóa chất chứa aniline, aniline được coi là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với môi trường và sức khỏe con người. Chúng được liệt kê vào nhóm các hợp chất độc hại tại Châu Âu và trong danh sách các chất gây ô nhiễm quan trọng của Cơ quan Bảo vệ Môi Trường Hịa Kì. Độc tính của aniline đối với sức khỏe con người được đặc trưng bởi tắc nghẽn mạch máu, xơ hóa và sự phát triển của nhiều loại bệnh ung thư. [5]

Sự tồn dư của aniline còn được phát hiện trong đất và trong nước, chất này làm ô nhiễm hệ sinh thái, nguồn nước nuôi thủy sản, có thể làm chết cá, tơm và các loại thủy sinh khác. Aniline được hấp phụ mạnh vào chất hữu cơ dạng keo, làm tăng khả năng hòa tan và di chuyển vào nước ngầm một cách hiệu quả. Nó cũng được hấp thụ vừa phải với chất hữu cơ trong đất. Nó sẽ bay hơi chậm từ đất và nước bề mặt và có thể bị phân hủy sinh học. Mặc dù bị phân huỷ nhanh chóng trong khí quyển, aniline có thể lắng đọng trong đất bằng cách lắng đọng ướt và khô, và hấp phụ trên các hạt sol khí. [26]

Cấu trúc của C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> trong pha khí đã được biết đến từ quang phổ vi sóng [27,28], và trạng thái rắn của nó được xác định từ việc nghiên cứu tinh thể học tia X [29]. Theo đó, aniline có cấu tạo bao gồm một nhóm phenyl liên kết với một nhóm amin. Anilin là một phân tử hơi hình tháp, với sự lai hóa của nitơ phần nào đó nằm giữa sp3 và sp2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

21

Nhóm amino trong aniline có cấu tạo phẳng hơn so với nhóm amino trong các amin béo, do sự liên hợp của cặp electron chưa tham gia liên kết của N với nhóm thế aryl. Cấu trúc hình học của aniline cho thấy có sự cạnh tranh giữa hai yếu tố: i) sự ổn định của cặp electron chưa tham gia liên kết của N ở obitan s có xu hướng tạo ra cấu trúc hình chóp (các obitan s có năng lượng thấp hơn), trong khi ii) cặp electron độc thân trong một obitan p sẽ tạo ra sự xen phủ tốt nhất với các obitan của hệ thống vòng π của benzen. Do đó, các anilin được thay thế bằng các nhóm cho điện tử sẽ có hình chóp hơn, trong khi các anilin có nhóm hút điện tử sẽ có cấu trúc phẳng hơn. Góc hình chóp giữa liên kết C – N và phân giác của góc H – N – H là 142,5° (trong cấu trúc hình chóp của metylamin, giá trị này là ~ 125°, còn cấu trúc phẳng như của formamit thì có giá trị là 180°). Khoảng cách C-N cũng ngắn hơn tương ứng; trong anilin, độ dài liên kết C-N là 1,41 Å, ngắn hơn so với 1,47 Å của xyclohexylamin, cho thấy có sự xuất hiện một phần liên kết π giữa N và C. [30]

<b>2.2. Gốc Methyl </b>

Methyl là một hợp chất hữu cơ có cơng thức hóa học CH<small>3</small>. Nó là một loại gốc tự do, chủ yếu được sinh ra từ việc phân tách các hydrocarbon trong ngành công nghiệp crackinh dầu mỏ. Trong thực tế, các gốc methyl được điều chế bằng phương pháp quang phân methyl iodide trong thủy tinh xốp và được ổn định trong nhiều ngày ở nhiệt độ phịng. Nó có thể hoạt động như một chất oxy hóa mạnh hoặc một chất khử mạnh và khá ăn mòn kim loại: M + nCH<small>3</small> → M(CH<small>3</small>)<small>n</small>. [31]

Gốc methyl là một trong những phần tử hoạt động được nghiên cứu nhiều trong các quá trình đốt cháy. Chúng gần như không bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao, đây là điểm khác biệt so với các gốc ankyl khác. Phản ứng của gốc CH<small>3</small> với một số hợp chất đã được nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm [32-34].

Phản ứng của gốc methyl với các hydrocarbon thường rất dữ dội. Cơ chế phản ứng thường được biết đến là sự tách nguyên tử H ra khỏi hợp chất hữu cơ hoặc là sự cộng CH<small>3</small> vào vịng thơm. Trong khí quyển, CH<small>3</small> phản ứng mãnh liệt với aniline vì CH<small>3</small> là một trong những gốc phản ứng mạnh nhất liên quan đến quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác nhau khỏi vùng đối lưu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

22

<b>2.3. Phương pháp tính tốn 2.3.1. Phần mềm tính tốn </b>

Hệ chất phản ứng C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> + CH<small>3</small> được khảo sát bằng phần mềm Gaussian 16 và các phần mềm hỗ trợ khác như Gaussview, ChemCraft, Chemdraw.

Gaussian 16 là một trong những phần mềm thơng dụng nhất để tính tốn hóa lượng tử hiện nay. Phần mềm này có hầu hết các phương pháp tính từ bán thực nghiệm đến

<i>tính từ đầu (ab-initio) và lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT). Trên cơ sở những định luật </i>

cơ bản của cơ học lượng tử, Gaussian tính tốn năng lượng, cấu trúc phân tử và tần số dao động của hệ thống phân tử, cùng với rất nhiều những tính chất khác của phân tử. Phần mềm Gaussian có thể được dùng để nghiên cứu các phân tử và các phản ứng dưới các điều kiện khác nhau, bao gồm cả những hình thái bền và những hợp chất rất khó hoặc khơng thể quan sát được bằng thực nghiệm như là cấu trúc chuyển tiếp và những trạng thái trung gian có thời gian tồn tại rất ngắn. Ngoài ra, Gaussian cho phép xác định được nhiều thuộc tính phân tử trong dung môi, khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, tăng cường khả năng dị tìm trạng thái chuyển tiếp. Các bộ hàm cơ sở cũng rất phong phú, cho phép người dùng dễ dàng chọn phương án tính tốn phù hợp đối với các hệ phản ứng cần nghiên cứu.

Gaussview là phần mềm hỗ trợ cho phần mềm Gaussian trong việc xây dựng và hiển thị cấu trúc ban đầu cũng như hiển thị các kết quả tính tốn của Gaussian dưới dạng đồ họa (như các cấu trúc phân tử ban đầu, các cấu trúc phân tử đã được tối ưu hóa, kiểu dao động, phổ, hình dạng orbital phân tử, mật độ electron, điện tích). Ngồi ra, do mô tả trực quan cấu trúc phân tử, nên phần mềm Gaussview là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng cấu trúc ban đầu để tạo file input cho phần mềm tính tốn Gaussian.

Phần mềm ChemCraft mơ tả chi tiết (góc, độ dài liên kết) dạng hình học của các chất phản ứng, sản phẩm tạo thành, cấu tử trung gian và các trạng thái chuyển tiếp từ đó cho chúng ta hình ảnh đầy đủ về các thơng số hình học của một cấu tử bất kì.

Phần mềm Chemoffice, cụ thể là Chemdraw, cho phép vẽ giản đồ bề mặt thế năng của phản ứng (PES), qua đó chúng ta thấy được năng lượng tương đối giữa các chất trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Sau đó xây dựng và tối ưu hóa cấu trúc của các chất liên quan bằng phần mềm Gaussian thông qua việc sử dụng phương pháp M06-2X/6-311++G(3df,2p). Năng lượng điểm đơn của các chất được tính thơng qua việc sử dụng phương pháp CCSD(T) dựa trên cơ sở cấu trúc hình học của các chất đã được tối ưu ở mức M06-2X/6-311++G(3df,2p). Đây là phương pháp có độ tin cậy và độ chính xác cao, đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu tính tốn từ trước đến nay, sai số so với thực nghiệm thường không vượt quá 2 kcal/mol.

Ở đây có thể hiểu năng lượng điểm đơn là tổng năng lượng electron và năng lượng đẩy hạt nhân của phân tử tại một cấu hình hạt nhân cụ thể. Sở dĩ thuật ngữ điểm đơn được sử dụng vì tính tốn này được thực hiện tại một điểm duy nhất, cố định trên bề mặt thế năng. Độ chính xác của kết quả phụ thuộc vào cấu trúc hợp lý của phân tử.

Năng lượng tương quan (E<small>0</small>) của mỗi cấu tử trên PES sẽ được hiệu chỉnh bằng cách cộng với năng lượng dao động điểm không (ZPE) được tính ở mức M06-2X/6-311++G(3df,2p). Do đó:

E<small>0</small> = 627,5.E<small>HF</small> + 0,971.ZPE (kcal/mol) (2.1)

Trong đó, ZPE có đơn vị tính là kcal/mol, thường thì giá trị năng lượng này cần phải nhân với hệ số hiệu chỉnh kinh nghiệm là 0,971 nhằm làm cho giá trị E<small>0</small> phù hợp tốt với thực nghiệm; E<small>HF</small> là năng lượng điểm đơn, có đơn vị tính là au (atomic unit), do đó để qui đổi ra đơn vị kcal/mol thì cần phải nhân với hệ số chuyển đổi là 627,5.

Từ các giá trị năng lượng đã tính được, tiến hành xây dựng bề mặt thế năng đầy đủ để giải thích cơ chế của phản ứng; trên cơ sở đó sẽ biết được những đường phản ứng ưu tiên về mặt năng lượng và các sản phẩm phản ứng dễ hình thành nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

24

<b>2.3.3. Tính biến thiên enthalpy ∆Hº<small>298 </small></b>

Thơng qua việc tối ưu hóa cấu trúc của các chất, tính được tần số dao động của các cấu tử trong hệ phản ứng, tính được các thơng số nhiệt động học; cụ thể, từ các kết quả về tính năng lượng điểm đơn (E<small>0</small>), hiệu chỉnh enthalpy (H<small>corr</small>), biến thiên enthalpy của mỗi đường của phản ứng sẽ được tính như sau:

<small>𝑝𝑝ư</small> = �(𝐸𝐸<sub>0</sub>+ 𝐻𝐻<sub>𝑥𝑥𝑐𝑐𝑟𝑟𝑟𝑟</sub>)<sub>𝐿𝐿𝑅𝑅</sub>− �(𝐸𝐸<sub>0</sub>+ 𝐻𝐻<sub>𝑥𝑥𝑐𝑐𝑟𝑟𝑟𝑟</sub>)<sub>𝑅𝑅𝐿𝐿</sub> (2.2)

Trong đó, (E<small>0</small> + H<small>corr</small>)<small>RA</small> và (E<small>0</small> + H<small>corr</small>)<small>PR</small> là nhiệt hình thành của các chất phản ứng và các chất sản phẩm phản ứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

25

<b>CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN </b>

Trong chương này các kết quả nghiên cứu một số thông số quan trọng của phản ứng giữa gốc methyl (CH<small>3</small>) và alinine (C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small>) sẽ được trình bày chi tiết. Nghiên cứu tập trung khảo sát các khả năng phản ứng đầu vào và xây dựng cơ chế chi tiết cho từng đường phản ứng; khảo sát khả năng đóng góp của từng sản phẩm vào phản ứng chung dựa trên PES. Hằng số tốc độ phản ứng giữa gốc CH<small>3</small> với C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> được tính tốn dựa trên lý thuyết TST và RRKM/ME.

<b>3.1. Một số thông số cấu trúc của gốc CH<small>3</small> và C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2 </small></b>

<i>Hình 3.1. Hình học phân tử, đối xứng phân tử và spin của các chất phản ứng được tối ưu ở mức M06-2X/6-311++G(3df,2p). Dấu chấm (.) thay cho dấu phẩy (,) trong phần thập phân. Độ dài liên kết tính theo Angstrom (Å), góc liên kết tính theo độ (º). </i>

Trước tiên, để xác định độ tin cậy của phương pháp, chúng tôi tiến hành tối ưu hóa cấu trúc và tính tần số dao động theo phương pháp M06-2X/6-311++G(3df,2p) cho phân tử các chất phản ứng CH<small>3</small> và C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small>. Trên cơ sở đó, chúng tơi đối chiếu độ dài liên kết và hằng số quay trong phân tử các chất với thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

0.18933<small>a </small>

9.61315<small>b </small>

C-C <sub>1.392 Å </sub> <sub>1.395 Å </sub>C-N <sub>1.431 Å </sub> <sub>1.394 Å </sub>

B <sup>0.08652</sup><sup>a </sup>9.57789<small>b </small>

<i><small>* Số liệu lấy từ NIST (). </small></i>

<i><small>a, b Các giá trị tương ứng của C6H5NH2 và CH3. </small></i>

Từ các số liệu ở trên cho thấy kết quả tính tốn phù hợp rất tốt với thực nghiệm, chứng tỏ phương pháp mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này (M06-2X) cùng với bộ hàm cơ sở 6-311++G(3df,2p) để tối ưu hóa cấu trúc, tính tần số dao động và tính năng lượng cho các chất là rất đáng tin cậy.

<b>3.2. Dự đoán khả năng phản ứng giữa C<small>6</small>H<small>5</small>NH<small>2</small> và CH<small>3</small></b>

Để dự đốn hướng tấn cơng ưu tiên, chúng tơi tiến hành tính điện tích của các ngun tử trong phân tử aniline ở mức độ lý thuyết: M06-2X/6-311++G(3df,2p). Kết quả (xem hình 3.2) cho thấy: các vị trí ortho (C<small>2</small>, C<small>4</small>) và para (C<small>6</small>) của vòng benzen đều có điện tích âm là -0,373 và -0,500; chứng tỏ mật độ electron khu trú ở các vị trí này là rất lớn. Điều đó hồn tồn hợp lý vì NH<small>2</small> là nhóm thế đẩy electron vào vịng thơm benzen, làm tăng mật độ electron ở các vị trí ortho và para. Trong đó, mật độ điện tích ở vị trí para (C<small>6</small>) lớn hơn nhiều so với vị trí ortho (C<small>2</small>, C<small>4</small>), vì vậy có thể dự đốn rằng khả năng tấn công của CH<small>3</small> vào aniline sẽ được ưu tiên ở vị trí para. (Các kí hiệu C<small>2</small>, C<small>4</small> và C<small>6</small> được thể hiện ở hình 3.2).

</div>

×