Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

khảo sát nồng độ glucose máu đói và hba1c trên bệnh nhân đái tháo đường mới được chẩn đoán tại bệnh viện đa khoa gò vấp từ ngày 11 09 2018 đến ngày 25 05 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.12 KB, 69 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<b><small>KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC</small></b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: <small>CÔNG NGHỆ SINH HỌC –Y DƯỢC</small></b>

GVHD : ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

<b> SVTH : NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH MSSV : 1553010049 </b>

<b> KHÓA : 2015 – 2019 </b>

<small> </small>

<i><b><small>TP. Hồ Chí Minh, </small> tháng 05 <small>năm</small> 2019</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<i><b> Tên đề tài: </b></i>

<b>KHẢO SÁTNỒNG ĐỘGLUCOSE MÁU ĐÓI VÀ </b>

<b>HBA1C TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GỊ </b>

<b>VẤP TỪ NGÀY 11/09/2018 ĐẾN NGÀY 25/05/2019</b>

<b><small>KHOA: CƠNG NGHỆ SINH HỌC</small></b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: <small>CÔNG NGHỆ SINH HỌC –Y DƯỢC</small></b>

GVHD ký xác nhận GVHD : ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

<b> SVTH : NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH MSSV : 1553010049 </b>

<b> KHÓA : 2015 – 2019 </b>

Dương Nhật Linh <small> </small>

<i><b><small>TP. Hồ Chí Minh, </small>tháng 05 <small>năm 201</small>9</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô khoa Công nghệ sinh học của trường đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tiếp cận với

<b>những môn học bổ ích. Và em cũng xin chân thành cám ơn cô Dương Nhật Linh đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. </b>

<b>Em cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc cũng như các anh/chị trong khoa Xét </b>

nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập cũng như nghiên cứu và tìm hiểu những khía cạnh mới của ngành Xét nghiệm. Em chân thành cảm ơn quý bác sĩ, điều dưỡng đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em để hồn thành tốt báo cáo khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình thực nghiệm, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

<b>NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH </b>

<i>Tháng 5 năm 2019 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 3.1 : Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu ... 21

Bảng 3.2 : Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi và giới ... 21

Bảng 3.3 : Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán ... 22

Bảng 3.4 : Nồng độ trung bình của G<small>0</small> và HbA1c ... 23

Bảng 3.5 : Đặc điểm HbA1c theo G<sub>0</sub><sub> ... 23 </sub>

Bảng 3.6 : Nồng độ trung bình HbA1c theo G<small>0</small> ... 24

Bảng 3.7 : Hệ số tương quan giữa HbA1c và G<small>0</small> ... 24

Bảng 3.8 : Yếu tố liên quan về dân số học, tiền sử gia đình ... 25

Bảng 3.9 : Thói quen sinh hoạt của những đối tượng nghiên cứu ... 26

Bảng 3.10 : Trị số trung bình BMI theo giới tính ... 27

Bảng 3.11 : Đánh giá tình trạng thể trạng theo BMI ... 27

Bảng 3.12 : Phân bố giá trị trung bình vịng bụng của các đối tượng ... 28

Bảng 3.13 : Tỉ lệ béo bụng của các đối tượng ... 28

Bảng 3.14 : Tương quan giữa HbA1c với các chỉ số ... 29

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1 : Tỉ lệ phân bố theo giới ... 21

Biểu đồ 3.2 : Phân loại chỉ số HbA1c ... 24

Biểu đồ 3.3 : Mối tương quan giữa HbA1c và G<small>0</small> ... 25

Biểu đồ 3.4 : Phân bố BMI của các đối tượng ... 28

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

IDF: International Diabetes Federation

DCCT: The Diabetes Control and Complications

NGST: National Glycohemoglobin Standardization Program

NHANES III: The third National Health and Nutrition Examination Survey

UKPDS: The UK Proppective Diabetes Study

mmol/l: milimol per liter

mg/dl: miligrams per deciliter

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ... 4

1.2 TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ...4

1.2.1 Trên thế giới ... 4

1.2.2 Tại Việt Nam ... 5

1.3 PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ... 6

1.3.1 Phân loại bệnh đái tháo đường ... 6

1.3.1.4 Một số bệnh đái tháo đường đặc biệt hiếm gặp ... 7

1.4 CÁC XÉT NGHIỆM TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ... 7

1.4.1 Định lượng glucose máu ... 7

1.4.2 Dung nạp glucose bằng đường uống ... 8

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HBA1C VÀ GLUCOSE MÁU ĐÓI LIÊN QUAN

ĐẾN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN NAY ... 12

1.6.1 Tại Việt Nam ... 12

1.6.2 Trên thế giới ... 13

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ... 14

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU... 15

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh ... 15

2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ... 16

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 16

2.3.1 Phương pháp chọn mẫu ... 16

2.3.2 Phương pháp thu nhận thông tin ... 16

2.3.3 Phương pháp định lượng chỉ số hóa sinh ... 17

2.3.4 Phương pháp định lượng glucose máu đói và chỉ số HbA1c ... 18

2.3.5 Thu thập, xử lý số liệu: ... 19

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ... 20

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 21

3.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ... 21

3.1.2 Kết quả các chỉ số nghiên cứu ... 22

3.1.3 Một số yếu tố liên quan ... 25

3.1.4 Mối tương quan giữa HbA1c với BMI, số đo vòng bụng ... 29

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 39 4.1 KẾT LUẬN ... 40 4.1.1 Gía trị HbA1c và glucose máu đói ở bệnh nhân mới được chẩn đoán ... 40 4.1.2 Một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường mới được chẩn đoán .... 40 4.2 KIẾN NGHỊ ... 41 PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 42 PHỤ LỤC ... 49

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

“Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa” – dự báo bởi các chuyên gia y tế của WHO vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Trong đó bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa khơng có tính lây lan, phát triển nhanh nhất và đang trở thành vấn đề cấp thiết của thời đại, nhất là đái tháo đường type 2. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh, là một trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính vào năm 2010, có khoảng 285 triệu người trưởng thành từ 20 -79 tuổi bị đái tháo đường, con số này sẽ tiếp tục gia tăng từ năm 2010 đến năm 2030 thêm 54% mà phần lớn là ở các nước đang phát triển như Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á [61]. Vào năm 2013, theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) thì trên thế giới có 328 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số người mắc bệnh đái tháo đường được dự đoán vào năm 2035 sẽ là 592 triệu người, điều đó có nghĩa đã tăng thêm 55% so với năm 2013 [61].

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội, cùng với sự thay đổi về lối sống, đã góp một phần làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường chung của cả thế giới [59]. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết trung ương vào tháng 10 năm 2008 đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên đến 5% (năm 2008) [4].

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, diễn biến âm ĩ thầm lặng trong vịng từ 5 - 10 năm, rất khó phát hiện ngay từ đầu nếu không được quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe định kì. Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện lên đến 65% [6]. Đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm như làm tổn thương rối loạn và suy yếu chức năng nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt là tổn thướng mắt, thận, thần kinh và tim mạch [61], tuy nhiên việc phát hiện các biến chứng thường rất muộn, nhất là đái tháo đường type 2. Theo thống kê thì có khoảng 30 - 50% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 không được chẩn đoán [5]. Tại thời điểm chẩn đoán, các bệnh nhân cũng đã bị một số biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra: bệnh võng mạc 35%, bệnh thần kinh ngoại vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

12%, protein niệu 2,0%, tăng huyết áp 58,3% [61]. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế, là một gánh nặng của toàn xã hội khi mà hàng năm nhân loại phải tiêu tốn một số tiền khổng lồ từ 233 tỉ đến 430 tỉ USD cho việc phòng chống và điều trị [34].

Từ lâu, việc chuẩn đốn đái tháo đường đã góp phần khá lớn vào việc phòng ngừa, ngăn chặn và điều trị bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, những biến chứng mà bệnh đái tháo đường gây ra cũng có khả năng tàn phá sức khỏe của bệnh nhân một cách nhanh chóng. Do vậy, việc chẩn đốn này cũng đồng nghĩa với việc làm ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện của các biến chứng thông qua việc theo dõi và điều trị một cách liên tục kèm theo vấn đề cải thiện lối sống sinh hoạt và ăn uống. Để chẩn đốn đái tháo đường, hiện nay có rất nhiều phương pháp và tiêu chuẩn: glucose máu đói, glucose sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống, glucose máu bất kì hay dựa và chỉ số HbA1c. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Để tăng giá trị và độ tin cậy của xét nghiệm thì việc kết hợp các phương pháp là điều cần thiết. HbA1c được xem là chỉ số “vàng” trong chẩn đoán và quyết định phương hướng điều trị đái tháo đường. Cho nên, hàng năm một lượng lớn bệnh nhân mới được chẩn đoán, được khảo sát giá trị glucose máu đói và HbA1c.

Nhằm tìm hiểu về nhóm bệnh nhân mới được chẩn đốn đái tháo đường này,

<b>tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát glucose máu đói và HbA1c trên bệnh nhân đái tháo đường mới được chẩn đoán tại bệnh viện đa khoa Gò Vấp từ ngày 11/09/2018 – 25/05/2019”, với hi vọng có thể góp phần vào cơng tác ngăn </b>

ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường hiện nay. • <b>Mục tiêu nghiên cứu: </b>

- Khảo sát nồng độ glucose máu lúc đói và chỉ số HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường mới được chẩn đoán.

- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG </b>

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh rối loạn chuyển hóa đã được nghiên cứu từ rất lâu đời. Thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu hiểu được vị ngọt của nước tiểu của bệnh nhân đái tháo đường là do chứa hàm lượng glucose trong đó [2]. Vào năm 1869, Langerhans đã mô tả tiểu đảo tiết ra insulin và glucagon nhưng không nối với tụy. Cho đến năm 1889, Minkowski và Von Mering đã cắt bỏ tụy của chó và gây đái tháo đường thực nghiệm lên chúng, đặt cơ sở lý thuyết cho học thuyết đái tháo đường do tụy.

Theo Ủy ban chuẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường của Hoa Kỳ (tháng 1 năm 2003), đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insullin, hoặc cả hai. Insulin, một loại do hormon tuyến tụy tạo ra, giúp đưa glucose từ thức ăn đi vào các tế bào của cơ thể để sử dụng cho năng lượng. Đái tháo đường type 2, là loại bệnh đái tháo đường phổ biến nhất, xảy ra khi lượng đường huyết, còn gọi là lượng đường trong máu quá cao, khi mà cơ thể không tạo đủ insulin dẫn đến tình trạng lượng glucose quá nhiều trong máu, không thể tạo hết thành năng lượng để cơ thể sử dụng, lượng glucose sẽ giữ lại trong máu [58].

<b>1.2 TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM </b>

<b>1.2.1 Trên thế giới </b>

Theo IDF công bố vào năm 2017, số người mắc bệnh đái tháo đường ở độ tuổi từ 20 - 79 là 425 triệu người (tương đương 8,8%). Ước đoán vào năm 2045, số người mắc bệnh đái tháo đường tăng lên đến con số là 629 triệu người (tương đương 9,9%), tức là trong vòng 28 năm, số người mắc bệnh đái tháo đường tăng thêm 204 triệu người (tương đương 1,1%).

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở những nước đang phát triển, thay đổi nhanh chóng về lối sống và thói quen ăn uống cũng như vấn đề ít rèn luyện thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

lực. Tuy nhiên về tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở các nước, các quốc gia là khác nhau do khác nhau về lối sống, nền văn hóa, thói quen sinh hoạt, độ tuổi. Ở Bắc Mỹ và các vùng Caribbe tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 13% và dự đoán đến năm 2045 sẽ tăng lên 14,8 % (tăng 1,8% so với năm 2017), Trung Á và Bắc Phi có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao thứ 2 trên thế giới sau Bắc Mỹ (9,6%) và dự đoán rằng đến năm 2045 sẽ tăng lên 12,1% (tăng 2,5 %), Đông Nam Á với tỷ lệ là 8,5% vào năm 2017 và dự đoán sẽ tăng lên 11,1% vào năm 2045 (tăng 2,6%), Tây Thái Bình Dương là 9,5% và sẽ tăng lên 10,3% (tăng 0,8%), ở Châu Âu với tỷ lệ 8.8% và dự đoán sẽ tăng lên 10,2% (tăng 1,4%) và với Châu Phi tỷ lệ mắc đái tháo đường thấp nhất trên thế giơi là 3,3% và dự kiến sẽ tăng lên 3,9% (tăng 0,6%). Đây thật sự là một vấn đề lớn của toàn cầu [27].

<b>1.2.2 Tại Việt Nam </b>

Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở các bệnh viện lớn trong nước cho thấy đái tháo đường là bệnh thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cáo nhất trong các bệnh nội tiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể tồn quốc mà chỉ có thống kê của các thành phố lớn. Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiến hành điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường theo tiêu chuẩn quốc tế tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ở lứa tuổi 30 - 64, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 4,6 - 4,9% [1]. Tổng điều tra trên toàn quốc năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương trên hơn 11.000 người từ 30 đến 69 tuổi tại 6 vùng sinh thái (Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) phát hiện tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nước ta đã tăng lên là 6%, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ (hơn 7%), thấp nhất là Tây Nguyên (gần 4%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng tăng mạnh từ 7,7% năm 2002 lên gần 13% năm 2012. Tỷ lệ người bệnh trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là gần 64%, cao hơn so với thế giới [6]. Số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam được dự đốn sẽ tăng lên gấp đơi vào năm 2023 so với năm 2010 [59].

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.3 PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG </b>

<b>1.3.1 Phân loại bệnh đái tháo đường </b>

<i>1.3.1.1 Đái tháo đường type 2 </i>

Bình thường insulin có vai trị quan trọng trong việc duy trì nồng độ glucose trong máu. Glucose máu phụ thuộc vào sự tiết insullin, dung nạp insulin ở các mô tế bào và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan [19]. Đái tháo đường tuýp 2 xảy ra do sự kháng insulin và rối loạn tiết insulin, thường xuất hiện ở nhưng người có thể trạng béo. Đái tháo đường type 2 thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 và cũng đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 chiếm 85 - 90% trong các trường hợp mắc chứng bệnh đái tháo đường [63].

<i>1.3.1.2 Đái tháo đường type 1 </i>

Đái tháo đường type 1 cịn gọi là đái tháo đường khơng phụ thuộc insulin hoặc đái tháo đường tuổi vị thành niên. Hệ thống tự miễn dịch sản xuất ra các kháng thể chống lại và phá hủy tế bào β của đảo tụy tiết ra insulin. Những yếu tố môi trường cũng như sự xâm nhập của các loài vi khuẩn, virus (virus quai bị, sởi, coxsakie B4 và B5, retro loại C, …) tấn công lên những cá thể bẩm di truyền đái tháo đường type 1. Chỉ một tổn thương rất nhỏ của tế bào β cũng đủ giải phóng ra kháng nguyên, kích thích sinh tự kháng thể gây hoạt hóa phản ứng viêm tiểu đảo tự miễn. Tự kháng thể sẽ phản ứng với kháng nguyên. Đại thực bào lympho được hoạt hóa sẽ tập trung quanh tiểu đảo gây ra phản ưng viêm. Tế bào lympho T sẽ tiết ra các hóa chất trung gian trong đó có interleukin-1 gây ảnh hưởng độc tới tế bào β, nó cảm ứng tới sự hình thành các gốc tự do làm tế bào β bị tổn thương và dẫn tới việc ngừng sản xuất insullin. Việc thiếu hụt insulin sẽ dẫn đến tình trạng tăng glucose máu [19].

<i>1.3.1.3 Đái tháo đường thai kỳ </i>

Là đái tháo đường khởi phát trong thời gian người phụ nữ mang thai, là sự giảm dung nạp glucose trong thời kì này. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi sinh, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp sẽ chuyển sang đái tháo đường type 1 hay type 2 nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách [9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>1.3.1.4 Một số bệnh đái tháo đường đặc biệt hiếm gặp </i>

- Tổn thương các tế bào β do di truyền

- Khiếm khuyết gen dẫn đến giảm hoạt tính insulin - Bệnh lý tụy ngoại tiết

- Bệnh nội tiết

- Do tác dụng thuốc, hóa chất - Nhiễm trùng

- Đái tháo đường tự miễn hiếm gặp - Một số hội chứng di truyền

<b>BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG </b>

<b>1.4.1 Định lượng glucose máu </b>

Glucose trong cơ thể có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Ngoại sinh là đưa từ bên ngồi vào cơ thể qua thức ăn (ví dụ như ngũ cốc, hoa quả, …). Nội sinh là quá trình cơ thể tự tổng hợp glucose qua các quá trình chuyển hóa khác như chuyển hóa lipid, protid. Glucose vừa tham gia cấu tạo nên cơ thể còn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi cơ thể được nạp vào các loại thức ăn, nó sẽ di chuyển từ thức quản xuống dạ dày, ở đó acid và enzyme sẽ phá hủy chúng thành từng mảnh nhỏ, khi đó glucose sẽ được giải phóng. Nó sẽ đi vào ruột, nơi đó glucose sẽ được hấp thụ, từ đó sẽ di chuyển vào máu. Một khi có trong máu, insulin sẽ giúp glucose đi vào các cơ quan, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Sau khi insulin giải phóng cho glucose trong máu đến các cơ quan thì lượng đường trong máu phải nhỏ hơn 100 mg/dl. Đây được gọi là mức đường trong máu của cơ thể. Đường máu chỉ có giá trị theo dõi tức thời, thường được định lượng lúc đói hoặc sau 2h ăn. Tuy nhiên, đường máu này chỉ có thể dùng để theo dõi điều chỉnh lượng hạ hoặc tăng đường huyết. Nhược điểm là chỉ có giá trị phản ánh đường huyết trong thời gian ngắn, khoảng 5 - 10 phút trước đó. [22]

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.4.2 Dung nạp glucose bằng đường uống </b>

Phương pháp dung nạp glucose bằng đường uống đánh giá được hiệu quả chuyển hóa của glucose trong cơ thể, được sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường trong nhiêu năm qua. Thông thường, nồng độ đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng trước khi nồng độ glucose máu lúc đói tăng lên. Do vậy glucose máu sau bữa ăn là một chỉ báo nhạy cảm để phát hiện nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống, bệnh nhân cần tuân thủ theo các yêu cầu quan trọng: trong khẩu phần ăn trước 3 ngày xét nghiệm phải giàu carbohydrate (150 - 200 gram mỗi ngày) [21]. Nhịn đói từ 10 - 16 giờ và làm xét nghiệm từ 7 - 9h sáng, không được hút thuốc lá, không sử dụng cà phê. Trước đó, khơng được sử dụng các chất có khả năng làm hạ đường huyết như: thuốc lợi tiểu, corticoid, thuốc ngừa thai.

Theo tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1997, trước tiên sẽ định lượng glucose máu đói. Sau đó sẽ cho bổ sung 75g glucose hòa trong 250 – 300 ml nước và quay lại định lượng glucose sau 2 giờ.

<b>1.4.3 Định lượng insullin </b>

Insulin là một loại hormone được các tế bào β của đảo tụy Langerhans tiết ra. Insulin có vai trò vận chuyển và chuyển hóa các chất, nó sẽ phát ra tín hiệu cho phép các chất như carbohydrate, acid amin, protein và lipid nạp glucose và mô mỡ và cơ vân. Ngồi ra, insulin cũng có chức năng kích thích sự tổng hợp và dự trữ triglyceride và protein. Khi lượng glucose trong huyết tương tăng lên, insulin sẽ bắt đầu được tiết ra, và khi nồng độ glucose máu giảm thì insulin sẽ ngừng tiết. Tình trạng tiết insulin sẽ giảm hay mất đi ở những người mắc bệnh đái tháo đường, tuy nhiên sự tiết insulin tăng nhanh và mất khả năng kiểm sốt ở một số trường hợp có khối u tiết insulin (insulinoma) [62].

Vì vậy, việc định lượng insulin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đốn và điều trị không chỉ với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường mà cả các người béo phì, những bệnh nhân u tuyến tụy. Ngồi việc chẩn đốn khối u tiết insulin, xét nghiệm cịn có thể cung cấp những thơng tin hữu ích về tình trạng kháng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

insulin. Khi nồng độ insulin trong máu cao với nồng độ glucose trong máu bình thường hay tăng cao, chứng tỏ tụy phải làm việc nhiều hơn bình thường, insulin tiết ra nhưng không hoạt động hết công suất dẫn đến tình trạng kháng insulin. Kháng insulin là một đặc trưng của hội chứng chuyển hóa với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2. Khi định lượng insulin cần yêu cầu dùng huyết tương trong lúc đói và làm cùng với thời gian làm nghiệm pháp dung nạp đường [62].

<b>1.4.4 Định lượng fructosamin máu </b>

Fructosamin là các hợp chất do phản ứng glycation giữa đường (fructose hoặc glucose) và amin chính. Xét nghiệm fructosamin là định lượng tổng thể protein huyết thanh đã trải qua glycation. Vì albumin là protein phong phú nhất trong máu, mức fructosamin thường phản ánh glycation albumin. Vì vậy, việc xét nghiệm fructosamin cụ thể là định lượng glycation của albumin thay vì tất cả các protein. Tuy nhiên, albumin có chu kì bán hủy trong vịng 20 ngày vì vậy định lượng fructosamin trong huyết tương phản ánh những thay đổi tương đối gần đây (1-2 tuần) trong đường huyết. Do đó, việc định lượng fructosamin khơng được sử dụng nhiều như HbA1c. Trị số bình thường khi xét nghiệm fructosamin là 1 - 2,5 mmol/l [5].

<b>1.4.5 Định lượng HbA1c </b>

Định lượng glucose máu cho biết lượng đường huyết trong lúc lấy máu làm xét nghiệm thì chỉ số HbA1c phản ánh tổng quát và cụ thể tình trạng nồng độ đường trong máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm. Glycated hemoglobin hay còn gọi là HbA1c, hemoglobin A1c hay gọi tắt là A1c là một dạng hemoglobin được đo chủ yếu để xác định nồng độ glucose huyết tương trung bình trong một khoảng thời gian dài. Nó được hình thành qua con đường glycation không dưới tác động của enzyme khi hemoglobin tiếp xúc với glucose trong huyết tương. HbA1c gồm 2 tiểu đơn vị α và 2 tiểu đơn vị β, 60% liên kết với glucose xảy ra trên các giá trị đầu N-terminal valines của chuỗi, 40% còn lại xảy ra ở các chuỗi bên lysines trên cả hai chuỗi. Do đó, glycation khơng đồng nhất. Vì thế, IFCC WG

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

đã định nghĩa HbA1c là β-N-valines glycated Hb (β-N-1-deoxy-fructosyl hemglobin), một hexapeptide, đại diện cho vị trí glycation chính của phân tử HbA1c. HbA1c được thử nghiệm chủ yếu để theo dõi kiểm soát đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường. Một khi một phân tử hemoglobin đã bị glycation, nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong tế bào máu đỏ trong suốt quãng thời gian sống của nó (khoảng 120 ngày) [43].

Sự tích điện hóa học có mặt trên phân tử HbA1c và lượng điện tích khác với điện tích trên các thành phần khác nhau của hemoglobin. Phân tử HbA1c có sự khác biệt về kích thước từ các thành phần khác nhau. HbA1c có thể được phân tách bằng điện tích và kích thước bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). HPLC tách các hỗn hợp (ví dụ: máu) thành các thành phần khác nhau bằng cách thêm hỗn hợp vào các chất lỏng đặc biệt và truyền chúng dưới áp lực qua các cột chứa chất liệu tách hỗn hợp thành các phân tử thành phần khác nhau. Hàm lượng HbA1c được xác định dựa trên tỉ lệ diện tích pic của HbA1c và tổng diện tích pic của hemoglobin [37].

<b>1.5 CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG </b>

Bệnh đái tháo đường gây ra rất nhiều các biến chứng khác nhau như biến chứng vi mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng mạch máu lớn, biến chứng nhiễm trùng.

Vi mạch là đơn vị chức năng cơ bản của hệ tim mạch bao gồm tiểu động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Vi mạch đóng vai trị khá quan trọng trong việc duy trì huyết áp và cung cấp chất dinh dưỡng thích hợp. Đái tháo đường gây ra những thay đổi trong vi mạch máu, ảnh hưởng đến nền mao mạch gồm các tiểu động mạch trong tiểu cầu, võng mạc, cơ tim, da và cơ. Bởi vậy, các biến chứng vi mạch bao gồm bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh lý thần kinh đái tháo đường [10]. Theo Fong

ở Hoa Kỳ [33]. Tại Ấn Độ, báo The Chennai Urban Rural báo cáo tỉ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường là 17,6% [46]. Một nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

di truyền phân tử bệnh võng mạc đái tháo đường ước tính tỉ lệ ở thành thị là 18,0% và ở nông thôn với tỉ lệ là 10,3% ở Nam Ấn Độ [44].

Protein niệu xuất hiện ở 15 - 40% bệnh nhân đái tháo đường type 1 và khoảng 5 - 20% ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Theo nghiên cứu biến chứng của đái tháo đường, tỉ lệ tích lũy vi lượng albumin niệu là 12,6% trong 7,3 năm ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 [35]. Tuy nhiên, 18 năm theo dõi và nghiên cứu từ Đan Mạch báo cáo tỷ lệ phổ biến chỉ 33% dân số mắc bệnh đái tháo đường type 1 [52]. Tương tự, ở United Kingdom Prospective Diabetes Study, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cho thấy tỷ lệ vi lượng albumin niệu là 2% mỗi năm, sẽ đạt tỉ lệ lên đến 25% trong vòng 10 năm [39]. Bệnh nhân mắc bệnh thận tiểu đường phổ biến ở người Mỹ gốc Phi, người Châu Á, và người Mỹ bản địa [35]. Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng và tiến triển của cả hai loại đái tháo đường type 1 và type 2. Biểu hiện đầu tiên thường là xuất hiện vi lượng albumin niệu, tiến triển thành albumin niệu (tức là tăng lượng albumin trong nước tiểu, cho thấy rối loạn chức năng thận nặng hơn) và cuối cùng là suy thận [29].

Khoảng một nửa số người mắc bệnh đái tháo đường có dạng bệnh lí là bệnh thần kinh ngoại vi [30]. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có khả năng mắc bệnh thần kinh tự trị, bao gồm rối loạn chức năng tự trị tim mạch, được biểu hiện bằng nhịp tim bất thường và kiểm soát mạch máu [59]. Bệnh lí thần kinh ngoại vi liên quan đến bệnh đái tháo đường bởi vì những rối loạn thường ảnh hưởng đến cảm giác chi dưới và có thể gây đau ở những người bị bệnh đái tháo đường. Mất cảm giác chi dưới cùng với chức năng mạch máu ngoại vi bị suy yếu có thể gây loét ở chi dưới (thường là chân). Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thần kinh đái tháo đường bao gồm kiểm soát đường huyết kém (ví dụ nồng độ hemoglobin glycation cao và rối loạn dung nạp glucose [55] ), tuổi tác, thời gian của bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu [31].

Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng thành các bệnh mạch máu như bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não hay đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi. Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

so với những người không bị đái tháo đường sau khi kiểm tra các yếu tố truyền thống đối với bệnh tim mạch như tuổi tác, béo phì, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp [26]. Những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, và cao hơn gấp 5 lần so với những người lần đầu tiên mắc bệnh nhồi máu cơ tim và có nguy cơ tái phát cao gấp lần người bị nhồi máu cơ tim trước đó nhưng khơng bị đái tháo đường [38]. Nguy cơ đột quỵ ở những người mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 2 đến 4 lần, nhiều hơn ở người da trắng và phụ nữ [28]. Đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ đột tử và cuối cùng là đột quỵ [57], và những người mắc bệnh đái tháo đường bị khuyết tật thần kinh trầm trọng hơn [42] và tỷ lệ tái phát đột quỵ cao hơn so với những người không mắc bệnh đái tháo đường [32]. Bệnh động mạch ngoại biên được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn động mạch dưới cùng [40], có thể gây ra đau đớn liên tục nhất là trong khi hoạt động, tập thể dục [50] và có khả năng dẫn đến khuyết tật [41].

<b>1.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HBA1C VÀ GLUCOSE MÁU ĐÓI LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN NAY </b>

<b>1.6.1 Tại Việt Nam </b>

Năm 2009, Phạm Thị Hồng Hoa và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng việc quản lý bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú chắt chẽ bằng cách kiểm soát tốt glucose máu làm giảm chỉ số HbA1c có tác dụng làm chậm q trình tiến triển các biến chứng như mắt, thận và các bệnh mạch máu. Việc nghiên cứu được tiến hành trên 245 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang được điều trị ngoại trú tại phòng quản lý đái tháo đường ở bệnh viện Bạch Mai trong vòng 3 năm [16].

Năm 2010, Đinh Thị Kim Cúc nghiên cứu giá trị HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 ở những người cao tuổi trên 82 bệnh nhân, kết quả cho thấy HbA1c và nồng độ glucose máu đói độc lập với tuổi và giới tính [8].

Năm 2012, Phạm Thị Hải Yến cùng các cộng sự đã nghiên cứu mối tương quan của HbA1c và nồng độ glucose máu đói trên 175 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 được khám và điều trị tại Bệnh viện 4 – Quân đoàn 4, kết qủa

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cho thấy giữa HbA1c và glucose máu đói có mối tương quan thuận khá chặt chẽ [23].

<b>1.6.2 Trên thế giới </b>

Trên thực tế, ngày nay có tỷ lệ dân số khá cao mắc bệnh đái tháo đường nhưng chưa được chẩn đoán. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), việc sử dụng tiêu chuẩn HbA1c ≥ 6,5% trong chẩn đoán sẽ phát hiện được nhiều trường hợp mắc bệnh đái tháo đường hơn là dựa vào tiêu chuẩn glucose máu lúc đói Go ≥ 7,0 mmol/l [24].

Trong nghiên cứu về việc so sánh giữa HbA1c và glucose máu đói, glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp bằng đường uống trong chẩn đoán dái tháo đường và tiền đái tháo đường của Guo Fangjian, Moellering Douglas và Garey W. Timothy đã cho thấy HbA1c trong chẩn đoán đái tháo đường (6,5%) và tiền đái tháo đường (5,7%) có độ đặc hiệu cao hơn so với việc sử dụng cả glucose máu đói và glucose 2 giờ sau liệu pháp dung nạp glucose [36].

Theo nghiên cứu của Shuolin Wu, Yuzhi Shi, Yuesong Pan và các cộng sự vào năm 2014, đã đưa ra kết luận rằng: sự kết hợp HbA1c và glucose máu đói làm tăng độ nhạy lên 60%, tăng độ đặc hiệu lên 80% và tăng độ chính xác chẩn đốn đái tháo đường. Nghiên cứu này đã ủng hộ việc sử dụng HbA1c làm cơng cụ sàng lọc để chẩn đốn tiền đái tháo đường [62].

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh </b>

<i>2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh </i>

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đốn là đái tháo đường và được phát hiện lần đầu tiên.

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và khơng có trong tiêu chuẩn loại trừ.

<i>Kỳ (ADA năm 2015) </i>

Theo ADA năm 2015, bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường khi thỏa mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau, trong đó tiêu chuẩn 1, 2, 3 làm lại 2 lần nếu có triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng [25].

- Tiêu chuẩn 1: HbA1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm được thực hiện tại phịng thí nghiệm sử dụng phương pháp được NGSP (National Glycohemoglobin Standardization Program) và tiêu chuẩn đánh giá DCCT

- Tiêu chuẩn 2: glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l. Tức là khơng cung cấp năng lượng ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.

- Tiêu chuẩn 3: glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháo dung nạp glucose bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l. Xét nghiệm phải được thực hiện theo tiếu chuẩn WHO.

- Tiêu chuẩn 4: glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l có kèm theo các triệu chứng tăng glucose máu điển hình hoặc triệu chứng của cơn tăng glucose máu cấp.

Mặc dù theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của ADA chỉ cần thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện nêu trên đã đủ cơ sở để kết luận bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành cả hai xét nghiệm là nồng độ glucose máu đói và chỉ số HbA1c.

<i>2.1.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ </i>

- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường - Bệnh nhân đang mang thai

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Bệnh nhân mắc bệnh về máu

- Bệnh nhân suy thận, bệnh gan nặng - Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa protein - Bệnh nhân bị nhiễm trùng kèm theo - Bệnh nhân có huyết tán

- Bệnh nhân có bệnh nội tiết khác - Bệnh nhân mới được truyền máu

- Nồng độ hemoglobin dưới ngưỡng bình thường (nam < 13 g/dl, nữ < 12 g/dl) - Bệnh nhân có dùng một số thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose

máu đói hay chỉ số HbA1c

<b>2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU </b>

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 18/02/2019 đến ngày 25/05/2019 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp

<b>2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.3.1 Phương pháp chọn mẫu </b>

Chọn bệnh vừa mới được chẩn đoán đái tháo đường lần đầu tiên và có đủ tiêu chuẩn được chẩn đoán là đái tháo đường. Bệnh nhân tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

Bệnh nhân không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ nêu trên

<b>2.3.2 Phương pháp thu nhận thông tin </b>

Điều tra và thu thập thông tin những bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và phù hợp với tiêu chí chọn lựa

- Tuổi: được tính bằng năm. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 4 nhóm tuổi theo thang tuổi FINDRISC tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2 chưa được chẩn đoán: dưới 45 tuổi, từ 45 đến 54 tuổi, từ 55 đến 64 tuổi và trên 64 tuổi.

- Giới tính: có hai biến là nam và nữ

- Nghề nghiệp: là nghề mà bệnh nhân đang làm hoặc bệnh nhân mất sức lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Tiền sử gia đình: có 2 giá trị có hoặc khơng. Có là khi bệnh nhân có cha, mẹ, anh, chị, em mắc bệnh đái tháo đường.

- Các thói quen trong cuộc sống như hút thuốc lá, hoạt động thể dục thể thao, ăn uống chất ngọt thường xuyên, sử dụng thức uống có cồn

- Các chỉ số sức khỏe khác:

BMI: được tính theo cơng thức BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]<small>2</small>

Đánh giá cân nặng: Sử dụng cân điện tử Akiko TZ120 có gắn thước đo chiều cao. Cân đặt tại vị trí ổn định, bệnh nhân đi chân trần, không cầm bất cứ vật dụng gì. Mức cân từ 0,5 kg đến 120kg.

Đánh giá chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng người, hai gót chân sát mặt sau của cân, mắt nhìn về phía trước, kéo thước đo gắn sẵn trên cân qua khỏi đỉnh đầu sau đó dần dần hạ xuống cho đến khi chạm đỉnh đầu, kết quả tính bằng mét (m) và sai số khơng q 0,5 cm.

Đánh giá tình trạng béo phì thơng qua chỉ số BMI, theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người châu Á năm 2004 [63]: BMI < 18,5: gầy, BMI từ 18,5 đến 22,9: bình thường và BMI ≥ 23: thừa cân, béo phì.

Số đo vịng bụng: sử dụng thước dây không dãn. Yêu cầu đối tượng đứng thẳng, mặc quần áo thật mỏng, hai chân đứng cách đều nhau 10 cm, trọng lượng phân bố đều. Vòng bụng được đo ngang rốn. Đơn vị đo là centimet (cm). Theo tiêu chuẩn WHO 2002 về vòng bụng người Châu Á thì bịng bụng nam ≥ 90 cm và nữ ≥ 80 cm được xem là béo bụng hay béo phì kiểu trung tâm [11].

<b>2.3.3 Phương pháp định lượng chỉ số hóa sinh </b>

Những bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu phải đảm bảo thực hiện các điều kiện đưa ra tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

Nhịn đói trước đó ít nhất 8 giờ

Lấy máu tĩnh mạch. Thể tích máu khoảng 2 ml cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA (Ethylen Diamin Tetra Acetat) với nồng độ đúng tiêu chuẩn để giữ các tế bào máu nhất là tiểu cầu luôn ở trạng thái tách rời tối đa dùng để định lượng HbA1c và lấy thêm 2 ml máu cho vào ống nghiệm Chimgly chuyên dụng để

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

xét nghiệm đường huyết có chứa NaF (Natri Flourua) và Heparin chống đơng máu nhằm duy trì đường huyết khơng thay đổi trong vịng 36 – 48 giờ sau khi lấy máu để định lượng glucose máu đói.

<b>2.3.4 Phương pháp định lượng glucose máu đói và chỉ số HbA1c </b>

Các xét nghiệm sinh hóa được làm tại phịng Xét nghiệm Sinh Hóa – Miễn Dịch của bệnh viện đa khoa Gò Vấp TP.HCM, theo quy trình, tiêu chuẩn và chỉ số bình thường áp dụng tại bệnh viện.

Xét nghiệm glucose máu đói (G<small>0</small>): bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch khoảng 1 ml vào buổi sáng lúc nhịn đói ít nhất 8 giờ để định lượng glucose huyết thanh bằng phương pháp hexokinase trên hệ thống máy sinh hóa tự động Mindray BS- 800. Tuy nhiên, trước khi mẫu được sử dụng phải qua bước ly tâm 4000 vòng/phút trong vòng 5 phút ở máy ly tâm Centrifuge Eppendorf 5702 để thu nhận phần huyết thanh trong mẫu máu.

Xét nghiệm được tiến hành theo nguyên lý sau: glucose bị phosphoryl hóa bởi hexokinase cùng với sự hiện diện của adenosine triphosphate (ATP) và các ion Mg<sup>2+</sup> tạo thành glucose-6-phosphate và adenosine diphosphate (ADP). Glucose -6- phosphate dehyrogenase (G6PDH) oxy hóa đặc hiệu glucose-6-phosphate tạo thành gluconate-6-phosphate cùng với sự giảm đồng thời của nồng độ NAD+ để tạo NADH. Sự gia tăng độ hấp thụ của NADH được đo ở bước sóng 340nm tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trong mẫu đo. Giá trị bình thường: 3,5 - 6,0 mmol/l.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

suất cao. Tùy thuộc vào ái lực của chất phân tích với pha tĩnh mà thời gian lưu lại khác nhau. Kết quả được xác định bằng thời gian lưu (thời gian khi bơm mẫu và đến khi mẫu phân tích được tách ra khỏi pha tĩnh) và diện tích pic tạo ra. Mỗi chất khác nhau sẽ có thời gian lưu khác nhau và nồng độ khác nhau sẽ tạo ra pick có diện tích khác nhau. Với kỹ thuật này có thể tách riêng từng loại HbA ra và định lượng được nồng độ của chúng một cách chính xác. Giá trị bình thường: 4,0% - 6,4%.

- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20

- Thống kê mơ tả tình hình chung của số liệu nghiên cứu và tính tốn kết quả dựa trên giá trị trung bình và tỷ lệ %.

- So sánh các giá trị trung bình bằng phép thử T-test và so sánh tỷ lệ % bằng phép thử Chi bình phương.

- Xác định mối tương quan giữa hai đại lượng với hệ số tương quan r: |r| > 0,7: tương quan rất chặt chẽ

|r| = 0,5 – 0,7: tương quan khá chặt chẽ |r| = 0,3 – 0,5: tương quan mức độ vừa |r| < 0,3: rất ít tương quan

r dương: tương quan thuận r âm: tương quan nghịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>GIỚI TÍNH Nữ </small>

<small>Nam </small>

<small>39,1% </small>

60,9%

<b>3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>Bảng 3.1 : Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu </b></i>

<i><b>Biểu đồ 3. 1 Tỉ lệ phân bố theo giới </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>3.1.2 Kết quả các chỉ số nghiên cứu </b>

<i>3.1.2.1 Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đốn </i>

<i><b>Bảng 3.3: Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán </b></i>

G<small>01</small>, G<small>02</small> ≥ 7 mmol/l và HbA1c ≥ 6,5% <sup>40 </sup> <sup>62,5 </sup>G<sub>01</sub> ≥ 7 mmol/l, G<sub>02</sub> < 7 mmol/l và HbA1c ≥ 6,5% 13 <sup>20,3 </sup>G<sub>01</sub>, G<sub>02</sub> ≥ 7 mmol/l và HbA1c < 6,5% <sup>11 </sup> <sup>17,2 </sup>

Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.2, ta nhận thấy có 62,5% bệnh nhân với kết quả xét nghiệm glucose máu đói làm lần 1 và lần 2 ≥ 7 mmol/l và chỉ số HbA1c ≥ 6,5%. Có 17,2% bệnh nhân có glucose máu đói làm lần 1 và lần 2 ≥ 7 mmol/l nhưng lại có chỉ số HbA1c < 6,5%. Ngồi ra cịn có 20,3% bệnh nhân có glucose máu đói làm lại lần 2 < 7,0 mmol/l nhưng chỉ số HbA1c ≥ 6,5%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>Bảng 3.4 : Nồng độ trung bình của G<small>0</small> và HbA1c </b></i>

Nữ (N=39) Nam (N=25) Chung (N=64) p-value G<sub>o</sub> (mmol/l) <sup>9,32 ± 4,15 10,30 ± 4,55 9,70 ± 4,30 </sup> <sup>0,375 > 0,05 </sup>

HbA1c (%) <sup>7,93 ± 2,14 8,8 ± 2,38 </sup> <sup>8,27 ± 2,26 </sup> <sup>0,134 > 0,05 </sup>Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.4, ta thấy nồng độ trung bình của G<sub>0</sub> = 9,70 ± 4,30 mmol/l tương ứng với nồng độ trung bình của HbA1c = 8,27 ± 2,26%. Qua kiểm định t, ta nhận thấy sự khác biệt về nồng độ G<small>o</small> và HbA1c giữa hai giới khơng có ý nghĩa thống kê (p-value > 0,05).

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>HbA1c < 5,7% 5,7 ≤ HbA1c < 6,5 HbA1c ≥ 6,5 </small>

<i><b>Biểu đồ 3.2 : Phân loại chỉ số HbA1c </b></i>

7,0 ≤ G<small>0</small> < 8,0 G<small>0</small> ≥ 8,0

Nhận xét: Từ bảng 3.6 cho thấy nồng độ trung bình của HbA1c tăng khi nồng độ G<sub>0</sub> tăng. Với nồng độ 7,0 ≤ G<sub>0</sub> < 8,0 mmol/l thì nồng độ HbA1c trung bình là 7,17 ± 1,04 %, khi G<small>0</small> ≥ 8,0 mmol/l thì nồng độ trung bình của HbA1c là 10,1 ± 2,57 %.

Glucose máu đói

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>Biểu đồ 3.2 : Mối tương quan giữa HbA1c và G<small>0</small></b></i>

Nhận xét: Từ bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 cho thấy có sự tương quan rất chặt chẽ giữa chỉ số HbA1c và nồng độ glucose máu đói với r = 0,76 và p < 0,01. Phương trình thể hiện mối tương quan giữa HbA1c và glucose máu đói là: y = 0,402x + 4,371.

<b>3.1.3 Một số yếu tố liên quan </b>

<i>3.1.3.1 Yếu tố liên quan về dân số học </i>

<i><b>Bảng 3.8 : Yếu tố liên quan về dân số học, tiền sử gia đình </b></i>

</div>

×