Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

khảo sát tiềm năng kháng khuẩn từ cao chiết lá cây ổi psidium guajava l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 74 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>BÁO CÁO KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<i><b>Tên đề tài: </b></i>

<b>KHẢO SÁT TIỀM NĂNG KHÁNG KHUẨN TỪ </b>

<i><b>CAO CHIẾT LÁ CÂY ỔI (Psidium guajava L.) </b></i>

<b>KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC – Y DƯỢC </b>

<b>GVHD : ThS. Dương Nhật Linh </b>

<b> TS. Nguyễn Tấn Phát SVTH:Nguyễn Đoàn Thanh Liêm MSSV: 1553010088 </b>

<b>Khóa : 2015 – 2019 </b>

<i><b>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2019 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

đạt kiến thức cơ bản để giúp em làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.

<b>Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô ThS. Dương Nhật Linh đã tận tình </b>

hướng dẫn, động viên, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.

<b> Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Nguyễn Tấn Phát đang </b>

công tác tại Viện Công nghệ Hóa học là người đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt trang thiết bị và phương pháp thực hiện có trong đề tài của em.

<b> Em xin cảm ơn chị Trần Thị Á Ni đã hết lòng giúp đỡ em giải quyết các vấn đề </b>

gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài.

<b>Và nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ người đã sinh thành dưỡng dục </b>

và nuôi dạy em nên người để em có được ngày hơm nay.

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bạn cùng làm khóa luận tốt nghiệp chung với tơi ở phịng thí nghiệm Cơng nghệ vi sinh – Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã bên cạnh giúp đỡ tơi hồn thành tốt đề tài.

Sinh viên thực hiện Nguyễn Đoàn Thanh Liêm

Tháng 6/2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>DANH MỤC BẢNG ... v</b>

<b>DANH MỤC HÌNH ... vi</b>

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ ... vii</b>

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ ... viii</b>

<b>PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ ... 9</b>

<b>PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 2</b>

<b>1.1 Tổng quan về nguyên liệu ... 6</b>

<i>1.1.1 Sơ lược về cây ổi (Psidium guajava L.) ... 6</i>

<i>1.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố ... 7</i>

<i>1.1.3 Đặc điểm hình thái ... 7</i>

<i>1.1.4. Thành phần hóa học của cây ổi ... 9</i>

<i>1.1.5. Giá trị dược liệu của cây ổi ... 12</i>

<b>1.2. Tổng quan về một số vi khuẩn gây bệnh ở người ... 13</b>

<i><b>1.2.1. Staphylococcus aureus kháng methicilin (MRSA) ... 13</b></i>

<i><b>1.2.2. Escherichia coli ... 15</b></i>

<i><b>1.2.3. Salmonella typhi ... 16</b></i>

<i><b>1.2.4. Pseudomonas aeruginosa ... 17</b></i>

<b>1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ... 17</b>

<b>1.4. Khái quát về phương pháp chiết cao dược liệu ... 19</b>

<i>1.4.1 Phân loại cao dược liệu: ... 20</i>

<i>1.4.2. Các kĩ thuật chiết dược liệu: ... 20</i>

1.4.2.1. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (Percolation) ... 20

1.4.2.2. Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration) ... 21

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 29</i>

<i>2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ... 29</i>

<i>2.1.3. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mơi trường ... 29</i>

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 30</b>

<i>2.2.1. Bố trí thí nghiệm... 30</i>

<i>2.2.2. Quy trình thu nhận và xử lý mẫu ... 31</i>

<i>2.2.3. Xác định tên khoa học của cây thuốc ... 31</i>

<i>2.2.4. Quy trình chiết xuất cao dược liệu từ lá cây ổi ... 31</i>

<i>2.2.5. Khảo sát giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết ... 32</i>

<i>2.2.6. Định tính khả năng kháng khuẩn gây bệnh... 33</i>

<i>2.2.7. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết với vi khuẩn gây bệnh</i> ... 35

<i>2.2.8. Xác định cấu trúc hợp chất tự nhiên trong lá cây ổi ... 35</i>

<b>PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 29</b>

<b>3.1. Kết quả giám định tên khoa học của cây ... 29</b>

<b>3.2. Kết quả chiết cao dược liệu ... 37</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết đến khối lượng cao chiết thu </i>

<i>được từ lá cây ổi ... 37</i>

<i>3.2.2. Xác định độ nhiễm khuẩn của cao chiết ... 38</i>

<b>3.3. Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn ... 38</b>

<b>3.4. Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết ... 41</b>

<b>3.5. Điều chế các phân đoạn từ cao ethyl axetat ... 42</b>

<b>3.6. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các cao phân đoạn cao ethyl axetat . 433.7. Xác định cấu trúc hợp chất tự nhiên trong lá cây ổi ... 44</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Danh mục viết tắt </b>

Cộng sự : cs

<i>Staphylococcus aureus kháng methycillin : MRSA Escherichia coli : E.coli Salmonella typhi : S.typhi </i>

<i>Pseudomonas aeruginosa : P.aeruginosa </i>

Muller Hinton Agar : MHA Dimethyl sulfoxid : DMSO Nutrient Agar : NA

<i>Psidium guajava : P.guajava </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 3.1. Hiệu suất thu cao từ dung môi chiết ... 37

Bảng 3.2. Hiệu suất thu cao từ các loại dung môi chiết ... 37

Bảng 3.3. Kết quả số lượng nấm và vi khuẩn sống có trong cao chiết ... 38

Bảng 3.4. Đường kính vịng vơ khuẩn (mm) của các loại cao chiết ... 39

Bảng 3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các loại cao chiết (mg/mL) ... 41

Bảng 3.6. Khối lượng của các phân đoạn thu được (g) ... 42

Bảng 3.7. Đường kính vịng vơ khuẩn (mm) của các phân đoạn ... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

<i>Hình 1.1. Cây ổi (Psidium guajava L.) ... 6</i>

Hình 1.2. Lá , hoa và quả ổi ... 9

Hình 1.3. Cấu trúc của 2 triterpenoids trong lá cây ổi ... 10

Hình 1.4. Cấu trúc của 16 loại carotenoids có trong lá cây ổi ... 11

Hình 1.5. Cấu trúc của 3 loại benzen trong lá cây ổi. ... 11

Hình 2.1. Kết quả kháng vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch ... 34

Hình 3.1. Đường kính vịng kháng khuẩn của các loại cao chiết... 40

Hình 3.2. Nồng độ ức chế tổi thiểu (MIC) của cao ethyl axetat từ lá cây ổi ... 42

Hình 3.3. khả năng kháng khuẩn của 5 phân đoạn ... 44

Hình 3.4. Cấu trúc hố học ... 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ... 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1. Đường kính vịng vơ khuẩn (mm) của các loại cao chiết ... 39Biểu đồ 3.2. Đường kính vịng vơ khuẩn (mm) của các phân đoạn ... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN I </b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, người dân tiếp xúc nhiều với bùn đất ẩm ướt kéo dài chính là điều kiện thuận lợi cho các lồi vi khuẩn, vi nấm phát triển mạnh, các bệnh về da và niêm mạc do nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng (Al-Alawi và cs., 2005). Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc để trị bệnh ngày càng gia tăng, phương pháp chữa trị hiện nay chủ yếu là dùng kháng sinh nên dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi sinh vật (Trần Xuân Thuyết, 2011).

Vào năm 2013, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam được xếp vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới (Theo WHO, 2013). Ở Châu Âu mỗi năm, số ca nhiễm và tử vong do vi khuẩn đa kháng thường gặp nhất thường

<i>là Escherichia coli, Enterococcus faecium, Streptococcus pneumoniae, Klebsiella </i>

<i><b>pneumonia, Pseudomonas aeruginosa (Francesca và cs., 2015). Nhiễm trùng thơng </b></i>

thường trong chăm sóc sơ sinh đang ngày càng trở nên cực kỳ khó khăn, và đôi khi không thể điều trị (Francesca và cs., 2015). Vì vậy, việc tìm ra nguồn thuốc mới thay thế cho các thuốc đang sử dụng trở nên cấp thiết trong đó thực vật là những nguồn đầy tiềm năng đang được quan tâm.

<i>Ổi (Psidium guajava L.) chứa nhiều hợp chất phenolic ức chế phản ứng peroxid hóa </i>

trong cơ thể, do đó nó có thể ngăn chặn các bệnh mãn tính khác nhau như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.Hơn nữa, ổi làm giảm lượng phóng xạ tự do trong cơ

<i>thể, có nghĩa là các polyphenol trong lá ổi có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy </i>

tinh thể và cũng ức chế lão hóa sinh học của cơ thể và da.Lá ổi chứa triterpenes, cineol và tannin. Ngoài ra, ba lavonoid (avicularin, guaijaverin và quercetin) đã được phân lập từ lá.Trong lá trưởng thành, nồng độ flavonoid lớn nhất được tìm thấy trong: Quercetin

<b>> Myricetin > Kaempferol > Luteolin (Anand và cs., 2016). </b>

<i>Ổi (Psidium guajava L.) rất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất </i>

xơ. Những thành phần dinh dưỡng này chính là những yếu tố làm nên lợi ích nhiều mặt

<i><b>về sức khỏe của trái ổi. Trong một số nghiên cứu, cây ổi (Psidium guajava L.) cho thấy </b></i>

<i>hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh đáng kể như Staphylococcus spp., </i>

<i>Shigella spp., Salmonella spp., Bacillus spp., Escherichia coli, Clostridium spp, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Năm 2005, Mecks và cộng sự đã nghiên cứu ra được có hơn 20 hợp chất hoạt tính sinh học đã được chiết từ lá, thân, vỏ và rễ của cây ổi (Meckes và cs., 2005). Lá ổi được sử dụng để điều trị tiêu chảy và đau bụng. Lá ổi đã được sử dụng ở Mỹ như là kháng sinh ở dạng thuốc bôi hoặc thuốc sắc cho vết thương, loét và đau răng (Meckes và cs., 2005). Theo kết quả nghiên cứu của Xavier và cộng sự (2016) đã cho thấy được hoạt tính của hợp chất Akaloids được chiết xuất từ cây ổi có thể điều trị bệnh viêm dạ dày

<i>mạn tính do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra (Xavier và cs., 2016). </i>

Mohammed và cộng sự (2016) đã cho thấy sự hiện diện của tanin, flavonoid, steroid, terpenoid, và phenol có trong dịch chiết lá cây ổi với các dung môi nước, ethanol, chloroform. Sau đó Mohammed và cộng sự đã đưa ra khả năng kháng vi khuẩn

<i>Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A và Salmonella paratyphi B của cao chiết nước </i>

bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch là cao nhất với đường kính kháng khuẩn tương ứng lần lượt là: 8mm, 9,6 mm, 12 mm (Mohammed và cs., 2016).

Theo nghiên cứu của Alamin và cộng sự (2016), cao ethyl axetat có khả năng

<i>kháng với MRSA là 13,50 ± 0,50 mm 600 mg/ mL và E.coli là 10,75 ± 0,48 tương ứng </i>

<i><b>Mục tiêu: nhằm nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của nhiều loại cao chiết từ lá </b></i>

cây ổi, từ đó tạo tiền đề để nghiên cứu sản xuất các hợp chất kháng vi khuẩn gây bệnh trên người.

Nội dung thực hiện bao gồm:

• Chiết xuất cao dược liệu từ lá cây ổi

• Thử nghiệm độ nhiễm khuẩn của cao chiết.

• Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh của cao chiết.

• Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao chiết từ lá cây ổi với vi khuẩn

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

• Khảo sát khả năng kháng khuẩn của từng phân đoạn.

• Phân lập hợp chất tự nhiên trong lá cây ổi có khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp sắc ký cột.

.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>PHẦN II </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.1 Tổng quan về nguyên liệu </b>

<i>1.1.1 Sơ lược về cây ổi (Psidium guajava L.) </i>

<i>Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava L. là loại cây ăn quả thường xanh lâu </i>

năm, thuộc họ Đào Kim nương, có nguồn gốc từ Brasil được Linnaeus Mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1753 (Linnaeus, 1753).

Tên gọi khác: Phan thạch lựu (vị thuốc), Kê thỉ quả (vị thuốc). Tên tiếng Anh: Apple guava, Common guava.

Tên tiếng Pháp: Goyavier.

<i>Tên khoa học: Psidium guajava L. </i>

Phân loại khoa học của cây ổi: Giới: Plantae

Bộ: Myrtales Họ: Myrtaceae Chi: Psidium

<i>Loài: P.guajava L (Linnaeus, 1753). </i>

<i><b>Hình 1.1. Cây ổi (Psidium guajava L.) </b></i>

Theo Hệ thống APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) (2003), ổi thuộc Bộ Sim hay Bộ Đào kim nương (Myrtales) chứa 11 họ với 380 chi và trên 11.000 loài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>1.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố </i>

Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi.

Cây ổi thuộc Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi. Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới.

Chi Ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 loài cây bụi. Trong đó có nhiều lồi cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn.

<i>Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây Ổi thường (Common guava) hay cây Ổi táo (Apple guava) là lồi cây có chất lượng quả ngon nhất trong Chi Ổi, có nguồn gốc ở </i>

Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và Nam Mỹ).

Cây ổi được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới kể từ khi Châu Âu chiếm đóng Châu Mỹ.

Hiện nay cây ổi được trồng nhiều ở các nước thuộc Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, vùng Caribbean, cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, và Úc.

Qua quá trình trồng trọt và chọn lọc giống, hiện nay các giống ổi cũng rất phong

<i>phú, đa dạng. Ngoài giống ổi thường (Psidium guajava L.) phổ biến khắp thế giới, cịn </i>

có những giống ổi đặc biệt của địa phương như: ổi trâu, ổi bo, ổi xá lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm.

<i>Ở Việt Nam cây ổi thường (Psidium guajava L.) được nhập vào trồng từ lúc nào </i>

không rõ và nó được phát triển trên khắp cả nước từ đồng bằng ven biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.

Ngày nay ngoài giống ổi ta bình thường, ở Việt Nam cịn trồng các giống ổi mới như ổ Xá lị nhập từ Trung Quốc và ổi không hạt được phổ biến gần đây nhờ cơng nghệ chọn giống hiện đại. (Hồ Đình Hải, 2012).

<i>1.1.3 Đặc điểm hình thái </i>

Cây ổi là lồi cây tiểu mộc, sống lâu năm, có thể đến 60 - 70 năm.

Rễ cây ổi: Rễ ổi là rễ cọc. Các giống ổi khi trồng bằng hạt thường có bộ rễ chính ăn sâu xuống đất. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

đứng ăn sâu xuống đất tận 3 - 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó khơng bị ngạt.

Thân cây ổi: Thân phân cành nhiều, cao 4 - 6 m, cao nhất 10 m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới trịn dần (Hồ Đình Hải, 2012).

Lá cây ổi: Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thn trịn, đầu có lơng gai hoặc lõm, dài 11 - 16 cm, rộng 5 - 7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lơng chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1 - 1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên.

Hoa ổi: Hoa to, lưỡng tính, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Cánh hoa màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở. Hoa thụ phấn chéo dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.

Quả ổi: Quả hình trịn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3 - 10 cm tùy theo giống. Vỏ quả cịn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi thơm đặc trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát.

Hạt ổi: Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng.Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.

Ổi là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500 m. Cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15 - 45 <small>o</small>C, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23 - 28 <small>o</small>C; lượng mưa 1000 - 2000 mm/năm. Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc cơn trùng. Vịng đời có thể tồn tại 40 - 60 năm. Mùa hoa: tháng 3 - 4; mùa quả: tháng 8 - 9.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Hiện nay các nhà chọn tạo giống đã sản xuất ra giống ổi không hạt bằng phương pháp ni cấy mơ. (Hồ Đình Hải, 2012).

<b>Hình 1.2. Lá , hoa và quả ổi </b>

<i>1.1.4. Thành phần hóa học của cây ổi </i>

Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá cịn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccarit như fructoza, xyloza, glucoza, rhamnoza, galactoza...; rễ có chứa acid arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các acid hữu cơ.

Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg acid ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trong cam. Quả ổi cũng giàu pectin.

Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3% lipit, 15% cacbohydrat, 0,3% acid hữu cơ, 0,5% tro, 0,03 mg% vitamin B1, 0,03 mg% vitamin B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 –60 mg% vitamin C. Các loại đường trong quả ổi gồm 58,9% fructoza, 35,7% glucoza, 5,3% saccaroza. Các acid hữu cơ chính là acid citric và acid malic. (Hồ Đình Hải, 2012).

Năm 2010, Ghosh và cộng sự đã tìm thấy 2 triterpenoids trong lá ổi đó là triterpenoids betulinic acid và lupeol (Ghosh và cs., 2010).

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Betulinic acid lupeol

<i><b>Hình 1.3. Cấu trúc của 2 triterpenoids trong lá cây ổi </b></i>

Năm 1999, Adriana và cộng sự đã tìm thấy 16 loại carotenoids có trong lá cây ổi (Adriana và cs., 1999).

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Hình 1.4. Cấu trúc của 16 loại carotenoids có trong lá cây ổi </b>

Năm 2012, Dwivedi và cộng sự đã tìm đã 3 loại benzen trong lá cây ổi (Dwivedi và cs., 2012).

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>1.1.5. Giá trị dược liệu của cây ổi </i>

Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc.

Các bài thuốc dân gian từ cây ổi được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi...

Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm tiêu chảy.

Theo Đông y: lá ổi có vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có cơng dụng thu liễm, kiện vị cố tràng; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết...

Ở Việt Nam kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng.

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non cịn có 7 - 10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá. Vỏ thân có chứa acid ellagic. Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi cịn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngồi. Lá, búp ổi non cịn được dùng chữa bệnh zona.

Theo Y học hiện đại, kể từ những năm 1950, các bộ phận của cây ổi, đặc biệt là lá và quả ổi đã là đề tài nghiên cứu đa dạng về thành phần cấu tạo, tính chất dược lý và lịch sử trong y học dân gian. Các nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trên loài ổi

<i>thường (P. guajava ), ngồi ra cịn nghiên cứu trên một số loài ổi đặc biệt khác. Từ </i>

nghiên cứu y tế sơ bộ trong các mô hình phịng thí nghiệm, chiết xuất từ lá, vỏ cây và quả ổi liên quan đến cơ chế điều trị chống ung thư, nhiễm trùng do vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

khuẩn , viêm và đau . Tinh dầu từ ổi được nghiên cứu tác động chống ung thư trong ống nghiệm.

Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các vitamin A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ. Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ vitamin C rất cao, mỗi 100 g có thể có đến 486 mg vitamin C. Vitamin C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao. Do đó, khi ăn ổi, nên rửa sạch và ăn cả vỏ.

Quả ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hố thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất chống oxy hoá, vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra. Tương tự như quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá, vị càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất nầy cũng càng nhiều.

Ngồi vitamin A, C, quả ổi cịn có quercetin, một chất có tính chống oxy hố cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyển, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư.

Nghiên cứu của Trần Thanh Lương và các cộng sự cho biết tác dụng chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm là do 2 hoạt chất Beta-caryophyllene và Alpha-caryophyllene. (Hồ Đình Hải, 2012).

<b>1.2. Tổng quan về một số vi khuẩn gây bệnh ở người </b>

<i><b>1.2.1. Staphylococcus aureus kháng methicilin (MRSA) </b></i>

Phân loại như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>S. aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính 0,5 – 1,5 µm, có thể đứng </i>

riêng lẻ, từng đơi, từng chuỗi ngắn, hoặc từng chùm không đều giống như chùm nho. Đây là loại vi khuẩn không di động và không sinh bào tử, thường cư trú trên da và màng nhầy của người và động vật máu nóng. Trên mơi trường Baird Parker, khuẩn lạc có vịng sáng rộng 2 – 5 mm.

<i>S. aureus gây ra hai loại hội chứng nhiễm độc và nhiễm trùng: </i>

<i> Nhiễm độc có thể do hoạt tính của một hoặc một vài sản phẩm của S. aureus (độc </i>

tố) mà khơng cần có sự hiện diện của vi khuẩn. Như hội chứng sốc nhiễm độc, hội chứng phỏng ngoài da, hội chứng ngộ độc thức ăn.

<i> Nhiễm trùng là do S. aureus xâm nhập vào cơ quan bảo vệ của vật chủ khi bị tổn </i>

thương hay giảm chức năng. Như nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng hệ hô hấp, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng nội mạch, nhiễm trùng xương…

<i> S. aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở người. Thường xảy </i>

ra ở những chỗ xây xước trên bề mặt da như nhọt, gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu và những bệnh nguy hiểm khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim. (Nguyễn Thanh Bảo, 2008).

Trong những thập kỉ gần đây, vi khuẩn đa kháng thuốc (multidrug resistant – MDR) xuất hiện ngày càng tăng, gây ra những thách thức lớn trong điều trị nhiễm trùng. Sự xuất hiện của vi khuẩn kháng đa thuốc là vấn đề đáng lo ngại của thế giới đối với sức khỏe con người, trong đó MRSA là một trong những tác nhân quan trọng. Nguy cơ sức khỏe liên quan đến nhiễm trùng MRSA, bao gồm khả năng gây nhiễm trùng xâm lấn, đặc biệt ở những bệnh nhân có sức đề kháng yếu. Vancomycin là kháng sinh được

<i>lựa chọn để điều trị nhiễm trùng MRSA. Tuy nhiên sự xuất hiện của S. aureus kháng vancomycin (VRSA) và vancomycin – trung gian S.aureus (VISA) đã khiến việc điều </i>

trị kháng khuẩn trở nên khó khăn. Do đó, các hợp chất mới được điều chế để điều trị và kiểm soát nhiễm trùng bởi các vi sinh vật này đã được phát triển và nghiên cứu rộng rãi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) là một loại vi khuẩn gây bệnh </i>

kháng nhiều loại thuốc và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong một thời gian dài. Để đối phó với tính kháng kháng sinh, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật cho các loại thuốc kháng sinh và phương pháp điều trị thay thế (Wang và cs., 2010). Tại Brazil, theo dữ liệu thu được từ 5 năm đầu của chương trình giám sát kháng khuẩn SENTRY, các chủng MRSA nằm trong số các mầm bệnh phổ biến nhất và chiếm 56% các bệnh nhiễm trùng bệnh viện và cộng đồng (Helio S. Sader và cs., 2004). Gần đây, một số tác nhân kháng khuẩn tự nhiên như

<i>Quercus dilatata, Hylomecon hylomeconoides, Eleutherine Americana, Chelidonium majus và các hợp chất của Tabebuia avellanedae, đã được thử nghiệm chống lại MRSA </i>

(Cardozo và cs., 2013). Châu Á nằm trong số các khu vực có tỷ lệ nhiễm MRSA đa kháng thuốc cao nhất với tỷ lệ ước tính từ 28% (ở Hồng Kông và Indonesia) đến hơn

<i>70% (ở Hàn Quốc) trong tất cả các chủng S. aureus lâm sàng vào đầu những năm 2010 </i>

Loài: <i>Escherichia coli (Buchanan và Gibbons, 1994). </i>

<i>E. coli là trực khuẩn Gram âm. Kích thước trung bình từ 2 – 3 µm x 0,5 µm; trong </i>

những điều kiện khơng thích hợp (ví dụ như trong mơi trường có kháng sinh) vi khuẩn

<i>có thể rất dài như sợi chỉ. Rất ít chủng E. coli có vỏ, nhưng hầu hết có lơng và có khả </i>

năng di động.

<i>E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, hiếu khí tùy </i>

nghi, nhiệt độ từ 5 – 40<small>o</small><i>C. Trong điều kiện thích hợp E. coli phát triển rất nhanh, thời </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>E. coli là vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hóa của người, có thể được tìm thấy ở </i>

<i>đường hơ hấp trên hay đường sinh dục. E. coli đứng đầu trong các vi khuẩn gây bệnh </i>

tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết.

<i>E. coli có khả năng gây bệnh khi xâm nhập vào những vị trí trong cơ thể mà bình thường </i>

chúng khơng hiện diện.

<i>E. coli hội sinh có trong phân người khỏe mạnh chỉ gây bệnh khi có dị vật hay hệ </i>

thống miễn dịch của ký chủ bị suy yếu.

<i>E. coli gây bệnh đường ruột. Tác nhân gây bệnh qua đường tiêu hóa bất cứ khi nào </i>

ký chủ nuốt vào đủ số lượng vi khuẩn. Truyền bệnh chủ yếu qua thức ăn hay nước uống bị nhiễm vi khuẩn hay truyền từ người này qua người khác. (Buchanan và Gibbons, 1994).

<i><b>1.2.3. Salmonella typhi </b></i>

Phân loại như sau:

Phân ngành: Proteobacteria

Lớp: Gamma Proteobacteria Bộ: Enterobacteriales Họ: Enterobacteriaceae Chi: <i>Salmonella </i>

Loài: <i>Salmonella typhi (Buchanan và Gibbons, 1994). </i>

<i>S. typhi là trực khuẩn Gram âm, có lơng xung quanh thân. Vì vậy có khả năng di </i>

<i>động, khơng sinh nha bào. Kích thước khoảng 0,4 - 0,6 x 2 - 3 μm. S. typhi là vi khuẩn </i>

hiếu khí tùy nghi, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Trong mơi trường thích hợp sau 24 giờ khuẩn lạc có kích thước trung bình 2 – 4 mm.

<i>Khả năng gây bệnh của S. typhi: </i>

<i>S. typhi chỉ gây bệnh cho người, chủ yếu gây bệnh thương hàn. </i>

Bệnh thương hàn có thể gây biến chứng chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Một số biến chứng ít gặp hơn như viêm màng não, viêm tủy xương, viêm khớp, viêm thận. (Nguyễn Thanh Bảo, 2008).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Loài: <i>Pseudomonas aeruginosa (Buchanan và Gibbons, 1994). </i>

<i>P. aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh, thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, hai </i>

đầu trịn, dài 1 - 5 µm, rộng 0,5 - 1 µm, ít khi có vỏ có một ít lơng ở một đầu, di động, không sinh nha bào, bắt màu Gram âm. Chúng mọc ở biên độ nhiệt rộng (10 – 44<small>o</small>C), nhưng tối ưu ở 35<small>o</small>C. Trong môi trường đặc, có thể gặp hai loại khuẩn lạc: một loại to, nhẵn, bờ trải dẹt, giữa lồi lên; một loại khác thì xù xì (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012).

<i>Khả năng gây bệnh của P. aeruginosa: </i>

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội: khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hay mãn tính, khi dùng corticoid lâu dài, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện… Chúng gây nhiễm trùng da, mắt như viêm nang lông, viêm da chảy nước ở

<i>các vùng kẽ hoặc viêm tai ngoài, viêm loét giác mạc,... Ngoài ra P. aeruginosa là căn </i>

nguyên gây nhiễm trùng vết bỏng, vết thương, xương khớp, huyết, dịch não tủy, tiết niệu và hô hấp (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng).

Trực khuẩn gây viêm mủ (mủ có màu xanh). Khi có điều kiện thuận lợi chúng gây bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm phế quản, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xương tủy (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012).

<b>1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước </b>

<i>❖ Ngoài nước: </i>

Gnan và Demello (1999), nghiên cứu và nhận thấy lá ổi chứa hợp chất kháng khuẩn

<i>kháng 9 giống Staphylococcus aureus khác nhau (Gnan và cs., 1999). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã chứng minh cao lá ổi chiết bằng nước ức chế mạnh một số vi khuẩn sau: Paovalo và cộng sự (1986), nghiên cứu cao lá ổi có khả năng ức

<i>chế Streptococcus spp. Đến năm 2002, Abdelrahim và cộng sự đã chứng minh cao lá ổi chống lại sự phát triển của Pseudomonas aeruginosa (</i>Paovalo và cs., 1986).

Mahfuzul Hoque và cộng sự (2007) xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao ổi

<i>bằng dịch chiết ethanol đối với Aeromomas hydrophila là 4000 µg/mL và chiết xuất ổi </i>

bằng ethanol có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất (Mahfuzul Hoque và cs., 2007).

Theo Nobre và cộng sự (2008) cao chiết methanol, hexane, ethyl acetate từ lá ổi

<i>có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus. Trong đó cao methanol thể </i>

hiện khả năng kháng khuẩn mạnh nhất (đường kính vịng kháng khuẩn 12,14 ± 0,09 mm) nhưng chưa có thống kê đầy đủ về nồng độ ức chế của cao methanol đối với

<i>Staphylococcus aureus (</i>Nobre và cs., 2008).

Nwinyi và cộng sự (2008) xác định MIC của cao lá ổi chiết bằng ethanol đối với

<i>Staphylococcus aureus là 625 µg /mL (Nwinyi và cs., 2008). </i>

<i>Nwankwo và cộng sự (2013) đã thu cao chiết nước và ethanol từ lá cây ổi (Psidium </i>

<i>guajava L.) Staphylococcus aureus đều bị ức chế bởi cao nước và có đường kính vùng </i>

<i>ức chế kháng khuẩn từ 7,08 ± 0,02 mm đến 12,14 ± 0,09 mm. Còn Pseudomonas </i>

<i>aeruginosa bị ức chế bởi cao ethanol và có đường kính vùng ức chế kháng khuẩn là </i>

2,17 ± 0,01 mm đến 2,07 ± 0,07 mm (Nwankwo và cs., 2013).

<i>Cũng từ cao chiết nước từ lá cây ổi (Psidium guajava L.), Mohammed và cộng sự </i>

(2017) đã cho thấy sự hiện diện của tanin, flavonoid, steroid, terpenoid, và phenol có trong dịch chiết với các dung môi nước, ethanol, chloroform. Sau nghiên cứu Mohammed và cộng sự đã đưa ra khả năng kháng vi khuẩn <i>Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A và Salmonella paratyphi B của cao chiết nước bằng phương pháp khuếch </i>

tán giếng thạch là cao nhất với đường kính kháng khuẩn tương ứng lần lượt là: 8mm, 9,6 mm, 12 mm (Mohammed và cs., 2017).

<i>Theo nghiên cứu của Garode và cộng sự (2014), hiệu quả kháng khuẩn của Psidium </i>

<i>guajava L. chiết xuất từ lá trong các dung môi khác nhau (metanol, ethanol và dung dịch </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>Gram dương (Micrococcus luteus, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus và </i>

<i>Streptococcus spp.) và ba chủng vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella typhimurium) bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. </i>

Nghiên cứu hiện tại, dịch chiết nước cho hiệu suất thu hồi cao nhất so với chiết xuất metanol và ethanol. Các mẫu cao chiết được thử nghiệm ức chế khác nhau với dung môi

<i>cũng như các vi sinh vật. Kết quả cho thấy rằng Micrococcus luteus trong số các Gram dương và E. coli trong số các Gram âm là rất nhạy cảm so với các sinh vật được thử nghiệm khác. Chiết xuất methanol của P. guajava có hiệu quả nhất là vịng kháng rộng </i>

nhất đã được quan sát so với các chiết xuất ethanol và dung dịch nước. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cũng như nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của chiết xuất lá thô được xác định cho các loại sinh vật khác nhau dao động trong khoảng 12,5 đến 100 mg/ml. Hoạt tính kháng khuẩn vượt trội của chiết xuất lá kháng lại vi khuẩn Gram dương và

<i>Gram âm được thử nghiệm cho thấy rằng lá cây P. guajava có thể là một nguồn thuốc </i>

mới để điều trị các bệnh truyền nhiễm (Garode và cs., 2014).

<i>Theo Huỳnh Kim Diệu năm 2010 cho thấy khả năng kháng với Aeromonas </i>

<i>hydrophila là 17 mm với nồng độ ức chế tối thiểu là 256 μg/mL, Edwardsiella ictaluri </i>

là 20 mm với nồng độ ức chế tối thiểu là 128 μg/mL (Huỳnh Kim Diệu và cs.,2010). Theo Lê Quốc Duy năm 2016 cho thấy cao chiết ethanol từ các mẫu lá ổi đều có khả năng ức chế hoạt tính của enzyme α-glucosidase với nồng độ ức chế tối thiểu là 97,47 µg/mL.

<b>1.4. Khái quát về phương pháp chiết cao dược liệu </b>

Theo dược điển Việt Nam IV năm 2009, cao dược liệu là chế phẩm được chế bằng cách cô đặc hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ cao dược liệu thực vật hay động vật với dung môi. Các dược liệu khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khơ và nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp).

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>1.4.1 Phân loại cao dược liệu: </i>

Cao lỏng: là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng trong đó có cồn và nước đóng vai trị dung mơi chính. Nếu khơng có chỉ dẫn khác, quy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế.

Cao đặc: là khối đặc quánh. Hàm lượng dung mơi cịn lại trong cao khơng q 20%.

Cao khô: là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khơ khơng được có độ ẩm lớn hơn 5%.

Có nhiều phương pháp để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây thuốc. Các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng - lỏng và chiết rắn - lỏng. Trong thực nghiệm việc chiết rắn - lỏng được áp dụng nhiều hơn, chiết rắn - lỏng gồm: ngấm kiệt (percolation), ngâm dầm (maceration), chiết với máy Soxhlet,... chiết bằng cách nấu nguyên liệu cây với nước còn được gọi là nước sắc. Ngồi ra cịn có chiết với phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluid method), …. (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007; Từ Minh Koóng, 2007).

<i>1.4.2. Các kĩ thuật chiết dược liệu: </i>

1.4.2.1. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (Percolation)

Dụng cụ: bình ngấm kiệt bằng thủy tinh, hình trụ đứng, dưới đáy bình là một van khóa để điều chỉnh vận tốc của dung dịch chảy ra; một bình chứa đặt bên dưới để hứng dung dịch chiết. Phía trên cao của bình ngấm kiệt là bình lóng để chứa dung môi tinh khiết.

Tiến hành: bột cây được xay thô, lọt được qua lỗ rây 3 mm, mẫu không được xay q mịn hay có tính nhầy nhụa hoặc có thể trương nở… sẽ cản trở dòng chảy. Đáy của bình ngấm kiệt được lót bằng bơng thủy tinh và một tờ giấy lọc. Bột cây được đặt vào bình, lên trên lớp bơng thủy tinh, lên gần đầy bình. Đậy bề mặt lớp bột bằng một tờ giấy lọc và chặn lên trên bằng những viên bi thủy tinh để cho dung môi không làm xáo trộn bề mặt lớp bột. Từ từ rót dung mơi cần chiết vào bình cho đến khi dung mơi phủ xấp xấp phía trên lớp mặt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Để yên sau một thời gian, thường là 12 - 24 giờ. Mở van bình ngấm kiệt cho dung dịch chiết chảy ra từng giọt nhanh và đồng thời mở khóa bình lóng để dung mơi tinh khiết chảy xuống bình ngấm kiệt. Điều chỉnh sao cho vận tốc dung môi tinh khiết chảy vào bình ngấm kiệt bằng với vận tốc dung dịch chiết chảy ra khỏi bình này.

Ưu điểm: dược liệu được chiết kiệt, giữ được hoạt tính.

Nhược điểm: năng suất thấp, thủ công, phức tạp, tốn dung môi (Từ Minh Koóng, 2007).

1.4.2.2. Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration)

Bột cây được chứa trong một bình thủy tinh hay bình thép khơng rỉ có nắp đậy. Rót dung mơi trong bình cho đến xấp xấp bề mặt của bột dược liệu. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi thấm vào cấu trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên.

Sau đó dung dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc; thu hồi dung mơi sẽ có được cao chiết. Tiếp tục rót dung mơi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục chiết thêm một vài lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Có thể gia tăng hiệu quả sự chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xốc đều lớp bột cây hoặc có thể gắn bình vào máy lắc để lắc nhẹ (chú ý nắp bình bị bung ra làm dung dịch chiết bị trào ra ngoài). Mỗi lần ngâm dung môi chỉ cần 24 giờ là đủ, vì với một lượng dung mơi cố định trong bình, mẫu chất chỉ hịa tan dung mơi đến đạt mức bão hịa, khơng thể hịa tan thêm được nhiều hơn, có ngâm lâu hơn chỉ mất thời gian. Quy tắc chiết là chiết nhiều lần, mỗi lần một ít lượng dung môi.

Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền. Phương pháp làm ở nhiệt độ phịng nên giữ hoạt tính của các hoạt chất chiết được.

Nhược điểm: năng suất thấp, thao tác thủ công, chiết nhiều lần tốn dung môi và thời gian chiết (Từ Minh Koóng, 2007).

1.4.2.3. Kỹ thuật chiết Sohxlet

Bột cây xay thô được đặt trực tiếp trong túi vải trắng hay giấy lọc dày rồi cho vào trụ chiết (đặt vài viên bi thủy tinh dưới đáy để tránh làm nghẹt ống thông nhau), không

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Rót dung mơi vào bình cầu cho thấm ướt bột cây rồi mới chạy xuống bình cầu (khơng được để lượng thể tích trong bình cầu nhiều hơn hai phần ba thể tích bình cầu). Kiểm tra hệ thống kín. Mở cho nước chảy hoàn lưu trong ống ngưng hơi. Cắm bếp điện và điều chỉnh nhiệt độ sao cho dung mơi trong bình cầu sơi nhẹ đều. Tiếp tục đến khi chiết kiệt chất trong bột cây. Kiểm tra sự chiết kiệt bằng cách tắt máy để nguội và mở hệ thống chỗ nút mài, rút lấy một giọt dung môi và thử lên mặt kiếng, nếu thấy khơng có vết gì trên kiếng là đã chiết kiệt. Sau khi hoàn tất lấy dung mơi ra khỏi bình cầu A, đuổi dung môi thu được cao chiết.

Đối với dịch chiết ethanol 100 ml, chiết liên tục 10 g bột dược liệu ở 60 - 80<small>o</small>C trong 10 giờ, dịch chiết đem sấy khơ 40<small>o</small>C, ly tâm 5.000 vịng/ 10 phút, lọc với giấy lọc, cô quay cho bay ethanol.

Ưu điểm: tiết kiệm dung môi, không tốn thao tác lọc và châm dung môi, chiết kiệt hợp chất trong bột cây.

Nhược điểm: hạn chế lượng bột cây cần chiết do kích thước máy nhỏ, các hợp chất kém bền nhiệt có chứa trong bột cây dễ bị phân hủy. Giá thành máy khá cao, máy làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ, nhất là các nút mài được gia cơng bằng thủ cơng nên khi bị vỡ rất khó tìm được bộ phận khác để thay thế (Từ Minh Kng, 2007).

1.4.2.4. Cơ đặc và sấy khơ

Để điều chế cao dược liệu, thường phải tiến hành bốc hơi dung mơi.

Có thể dùng nhiều thiết bị cơ, sấy khác nhau, nhưng tốt nhất là tiến hành ở áp suất giảm và ở nhiệt độ sao cho sự phân hủy hoạt chất là tối thiểu (thường không quá 60<small>o</small>C). Tránh cô hoặc sấy kéo dài ở nhiệt độ cao (Từ Minh Koóng, 2007).

Cao dược liệu phải đạt các chỉ tiêu chất lượng cao thuốc được quy định trong dược điển Việt Nam IV năm 2009:

- Cảm quan: cao thuốc phải có thể chất, màu sắc, độ đồng nhất theo quy định; có mùi, vị của dược liệu tương ứng,...

- Độ tan: cao lỏng phải tan hoàn tồn trong dung mơi đã dùng để điều chế cao. - Mất khối lượng do làm khô: thông thường cao đặc không quá 20%, cao khô

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>1.4.3. Phương pháp chiết lỏng- lỏng </i>

Việc chiết lỏng - lỏng được thực hiện bằng bình lóng. Sử dụng lần lượt các dung mơi hữu cơ để chiết ra khỏi pha nước các hợp chất có tính phân cực nước khác nhau (tùy vào độ phân cực của dung môi). Tùy vào tỉ trọng so sánh giữa dung môi và nước mà pha hữu cơ nằm ở lớp trên hoặc lớp dưới so với pha nước (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

Việc chiết được thực hiện lần lượt từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung

<i>mơi phân cực thí dụ như: ester dầu hỏa và n-hexane, ether ethyl, chloroform, ethyl </i>

acetate, butanol… với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung mơi; chiết đến khi khơng cịn chất hịa tan vào dung mơi thì đổ sang chiết với dung mơi có tính phân cực hơn. Dung dịch của các lần chiết được gom chung lại, làm khan nước với các chất làm khan như Na<small>2</small>SO<small>4</small>, MgSO<small>4, </small>CaSO<small>4, …</small>, đuổi dung môi, thu được cao chiết (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

Kỹ thuật này còn được gọi là sự chiết bằng dung môi (Solvent extraction). Cao alcol thơ ban đầu (ví dụ bột cây được tận trích với methanol 80%, đuổi dung mơi thu được cao alcol thơ ban đầu) hoặc dung dịch ban đầu (ví dụ dung dịch sinh học) đều chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ từ phân cực đến không phân cực vì thế rất khó cơ lập được riêng những hợp chất tinh khiết để thực hiện các khảo sát tiếp theo. Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng được áp dụng để phân chia cao alcol thô ban đầu hoặc dung dịch ban đầu thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.

Nguyên tắc của sự chiết là dung mơi khơng phân cực (ví dụ ester dầu hỏa...) sẽ hịa tan tốt các hợp chất có tính khơng phân cực (ví dụ các alcol béo, ester béo...), dung mơi phân cực trung bình ( ví dụ dietyl ester, chlorofrom...) hịa tan tốt các hợp chất có tính phân cực trung bình ( các hợp chất có chứa nhóm chức ester –O–, aldehyd –CH=O, ceton –CO–, ester –COO– ...) và dung môi phân cực mạnh (ví dụ methanol...) hịa tan tốt các hợp chất có tính phân cực mạnh ( các hợp chất có chứa nhóm chức –OH, –COOH...) (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>1.5. Khái quát về phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn </b>

<i>1.5.1. Phương pháp khuếch tán </i>

❖ Nguyên tắc

Chất thử từ đĩa giấy hay từ giếng đục trong thạch sẽ khuếch tán vào môi trường thạch được cấy vi khuẩn hay vi nấm thử nghiệm. Mức độ tác động của chất thử được đánh giá dựa vào đường kính vịng tác động.

Phương pháp khuếch tán cho kết quả định tính và bán định lượng hoạt tính của chất thử.

❖ Mơi trường cơ bản thực hiện thử nghiệm

Môi trường thạch Mueller Hinton Agar (MHA) là môi trường tốt nhất để thử nghiệm (đối với vi khuẩn dễ mọc) vì các lý do sau:

- Cho kết quả có tính lặp lại cao khi thử nghiệm với các loạt mơi trường. - Ít chất ức chế đối với sulfonamide, trimethprim và tetracycline.

- Thích hợp tăng trưởng cho hầu hết các vi khuẩn dễ mọc.

- Một số lượng lớn các dữ liệu và kinh nghiệm là có từ kháng sinh đồ thực hiện trên môi trường này.

Đối với các vi khuẩn khó mọc thì tiêu chuẩn mơi trường phải được biến đổi cho phù hợp, bổ sung các chất đối với mỗi loại vi khuẩn.

❖ Quy trình thực hiện thử nghiệm khuếch tán

Lượng cao chiết ban đầu đưa vào sàng lọc được xác định sơ bộ theo 100 mg dược liệu khô và được hòa tan trong dung dịch DMSO .

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, vi nấm được điều chỉnh đến ở nồng độ 10<small>6</small> CFU/ml. Môi trường sử dụng là Muller Hinton Agar (MHA) vô trùng được đổ vào mỗi đĩa petri là 20 ml và ủ cùng tác nhân gây bệnh được trải trên đĩa.

Dùng ống thép vô trùng đường kính 6 mm đục trên thạch 4 giếng và thêm vào đó 50 µL dịch chiết đã chuẩn bị. Sử dụng streptomycin (20 μg/ml) và DMSO 1% làm mẫu đối chứng dương và chứng âm. Dùng parafin dán kín đĩa petri và ủ ở 37<small>o</small>C trong 18 đến 24 giờ đối với vi khuẩn và 28<small>o</small>C trong 48 giờ đối với vi nấm gây bệnh. Lặp lại thí nghiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

3 lần và ghi nhận kết quả ức chế của dịch chiết (Rajasekaran và cs., 2008; Kalita và cs., 2012).

<i>1.5.2 Phương pháp pha loãng liên tiếp </i>

Nguyên tắc: dựa trên sự tương quan giữa nồng độ pha loãng của chất thử đối với sự tăng trưởng của vi khuẩn trong mỗi nồng độ chất thử khác nhau mà ta xác định được nống độ ức chế tối thiểu của chất thử có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi sinh vật.

Chất thử được pha loãng thành dãy nồng độ từ cao đến thấp theo cấp số nhân. Tác động kháng vi sinh vật được xác định dựa vào nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật của chất thử (Minimum Inhibitory Concetration - MIC). Đây là nồng độ thấp nhất trong dãy nồng độ ức chế được sự phát triển của vi sinh vật. Phương pháp có ý nghĩa định lượng. MIC càng thấp chất thử tác động càng mạnh.

Phương pháp này được Ủy Ban Quốc Gia về các Chuẩn Mực Phịng Thí Nghiệm Lâm Sàng (CLSI) chấp thuận và biện luận theo CLSI (Clinical & Laboratory Standards Institute).

Phương pháp chuẩn của CLSI có thể được biến đổi để phù hợp với các đặc điểm phát triển riêng biệt cho từng chủng loại vi sinh vật khác nhau, hoặc thuận tiện hơn, kinh tế hơn, dễ thực hiện và nhanh hơn,…. với điều kiện phương pháp biến đổi cho kết quả phù hợp với phương pháp chuẩn, có sự liên thơng kết quả giữa các phịng thí nghiệm, được nhiều phịng thí nghiệm sử dụng.

Kết quả của các phương pháp thử nghiệm chịu ảnh hưởng của các điều kiện thử nghiệm như mật độ tế bào vi sinh vật, môi trường thử, thời gian đọc kết quả, pH mơi trường, … vì vậy cần phải tiêu chuẩn hóa các điều kiện trên. Để chuẩn hóa các phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các hợp chất tự nhiên hay tổng hợp hóa học, CLSI (Clinical and Laboratory Standards Institute) đã qui định các điều kiện thí nghiệm để đảm bảo độ lặp lại và tính liên thơng giữa các phịng thí nghiệm trong các tiêu chuẩn đang được áp dụng trên thế giới:

Các tiêu chuẩn về phương pháp pha loãng hiện đang được sử dụng:

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

CLSI, 2008, M27 – A3: Phương pháp pha loãng xác định hoạt tính kháng nấm men.

CLSI, 2008, M38 – A2: Phương pháp pha loãng xác định hoạt tính kháng nấm sợi. CLSI, 2009, M7-A8: Phương pháp pha lỗng xác định hoạt tính kháng khuẩn của vi khuẩn hiếu khí.

<b>1.6. Phương pháp sắc ký cột</b>

Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel Merck pha thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040 – 0,063 mm (240-430 mesh). Silica gel pha đảo RP-18 F254 (Merck 5559; 0,2 mm) hoặc YMC có cỡ hạt là 30-50 µm (Fujisilisa Chemical Ltd.).

Từ cao chiết có hoạt tính mạnh nhất tiến hành sắc ký cột pha thường, kết hợp với sắc ký bản mỏng (TLC) để chia ra nhiều phân đoạn nhỏ có hệ dung mơi rửa giải khác nhau.

<i>- Chuẩn bị cột </i>

• Chọn cột phù hợp với lượng cao chuẩn bị phân lập, làm khô cột.

• Cho một ít bơng gịn ở đáy cột (ngay phía dưới vịi nhỏ giọt) để silica gel khơng chảy ra ngồi.

• Cân lượng silica gel vừa đủ cho vào cốc thủy tinh cùng với dung mơi ít phân cực và trộn đều.

• Đổ hỗn hợp silica gel vào cột cùng với một ít dung mơi, mở cột cho dung môi nhỏ giọt để ổn định cột.

</div>

×