Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát khả năng kháng khuẩn, kháng nấm từ cao chiết cây cải xoăn (Brassica oleracea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.36 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM TỪ CAO
CHIẾT CÂY CẢI XOĂN (BRASSICA OLERACEA)
Phạm Ngọc Khôi*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cây cải xoăn (Brassica oleracea) thuộc họ Cải (Brassicaceae) là một trong những thực phẩm
giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cây cải xoăn có tác dụng
trong việc ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa. Tuy nhiên những hiểu biết về hoạt tính kháng khuẩn và kháng
nấm vẫn chưa được tìm hiểu. Nghiên cứu này nhằm khẳng định và đánh giá một số tác dụng sinh học của cây
cải xoăn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này đã xác định được các hợp chất tự nhiên có
trong cây cải xoăn để đánh giá khả năng kháng khuẩn và kháng nấm từ cao chiết.
Kết quả: Các hợp chất tự nhiên có trong cây cải xoăn như polyphenol, flavonoid, tannin và alkaloid đã được
xác định trong cao chiết. Cao chiết này có khả năng kháng lại năm loại vi khuẩn như Acinetobacter baumannii,
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae; kháng lại hai loại
vi nấm như Candida albicans và Candida tropicalis. Tuy nhiên, cao chiết không có khả năng kháng lại hai loại vi
khuẩn là Staphylococcus aureus và Staphylococus epidermidis ở các nồng độ khảo sát.
Kết luận: Nghiên cứu này lần đầu đã xác định được các hợp chất tự nhiên có trong cây cải xoăn qua đó
nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn và kháng nấm.
Từ khóa: cây cải xoăn (Brassica oleracea), kháng khuẩn, kháng nấm

ABSTRACT
TO INVESTIGATE THE ANTIBACTERIAL AND ANTIFUNGAL ACTIVITIES
OF EXTRACT IN BRASSICA OLEACEA
Pham Ngoc Khoi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 78-84
Background: Kale (Brassica oleracea) is one of the rich nutrient foods with many health benefits. Recent


studies have shown that kale is effective in preventing cancer, antioxidants. However, the studies of antimicrobial
and antifungal activities are still unknown. In this study, we confirm and evaluate some biological effects of kale.
Material and method: The aim of this study is to determine the natural compounds in Brassica oleracea to
use in antimicrobial and antifungal activities.
Result: In this study, natural compounds found in kale such as polyphenol, flavonoid, tannin and alkaloid
have been identified. These extracts are against five bacterial pathogens such as Acinetobacter baumannii,
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae; to two fungal
pathogens like Candida albicans and Candida tropicalis. However, this extract does not have the ability to be
against two bacterial pathogens such as Staphylococcus aureus and Staphylococus epidermidis at investigated
concentrations.
Conclusion: In this study, for the first time, we were carried out to to determine the natural compounds in
kale to use in antimicrobial and antifungal activities.
*Bộ môn Mô Phôi - Di truyền, Khoa Y học cơ sở, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Ngọc Khôi
ĐT: 0909 097 802
Email:

78

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

Keyword: kale, antibacterial, antifungal

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cải xoăn (Brassica oleracea) thuộc họ Cải

(Brassicaceae) là một trong những thực phẩm
giàu dinh dưỡng nhất trên trái đất được mệnh
danh là “nữ hoàng rau xanh” và có rất nhiều lợi
ích cho sức khỏe vì có chứa một lượng lớn acid
béo omega-3 và các loại vitamin(4). Bên cạnh là
nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C và
vitamin K tuyệt vời thì cải xoăn còn cung cấp
chất xơ và nhiều chất khoáng cần thiết cho sức
khỏe như folate, sắt, calci, kali, mangan và
phospho(1,4). Những nghiên cứu trước đây đã
được công bố cho thấy cải xoăn có tác dụng
trong việc ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa,
giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch
vành, giúp cải thiện thị lực, tốt cho não và giúp
kiểm soát cân nặng(1,5). Tuy nhiên những hiểu
biết về hoạt tính sinh học của nó chưa được công
bố một cách đầy đủ đặc biệt là hoạt tính kháng
khuẩn và kháng nấm.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh
giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao
chiết cây cải xoăn trong điều kiện nuôi trồng
tại Việt Nam.
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Vật liệu nghiên cứu
Cây cải xoăn được thu hái vào tháng 9 năm
2017 tại các vườn rau đạt tiêu chuẩn VietGAP
thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nơi có
điền kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc
trồng, chăm sóc và cho sản phẩm cải xoăn có

chất lượng tốt nhất tại Việt Nam. Các chủng vi
khuẩn và vi nấm thử nghiệm dùng trong nghiên
cứu này Bộ môn Sinh học phân tử, Khoa Dược,
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cung cấp.
Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Phòng thí
nghiệm Bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa Khoa
học ứng dụng, Đại học Tôn Đức Thắng và Bộ

môn Sinh học phân tử, Khoa Dược, Trường Đại
học Quốc tế Hồng Bàng.
Bố trí thí nghiệm
Xử lý mẫu cây cải xoăn → Kiểm nghiệm vật
liệu (dựa theo Dược điển Việt Nam V): xác định
độ ẩm, định tính sơ bộ thành phần hóa học của
cây cải xoăn bằng phương pháp hóa học → Tách
chiết vật liệu bằng phương pháp ngấm kiệt →
Thu được cao chiết từ cây cải xoăn → Khảo sát
hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết
cây cải xoăn.

Xử lý mẫu cây cải xoăn
Mẫu cải xoăn thu hái về phải được làm sạch,
loại bỏ tạp chất, các cây không đạt yêu cầu về
chất lượng, cảm quan. Sau đó mẫu cải xoăn
được sấy ở nhiệt độ 40 - 50°C hoặc phơi khô đến
khối lượng không đổi. Nghiền nhỏ nguyên liệu
bằng máy xay cơ học. Nghiền nhỏ nhằm mục
đích tăng diện tích tiếp xúc giữa mẫu cải xoăn
với dung môi trong quá trình trích ly giúp tăng

hiệu quả của quá trình trích ly. Trong quá trình
thực hiện cần lưu ý không nên nghiền mẫu quá
to, cũng như quá nhỏ. Mẫu được nghiền quá to
dẫn đến hiệu quả trích ly không cao, trong khi
đó mẫu được nghiền quá nhỏ sẽ gây khó khăn
trong quá trình lọc để thu dịch chiết sau khi tiến
hành trích ly.
Xác định độ ẩm cây cải xoăn
Sau khi sấy hoặc phơi khô rồi nghiền nhỏ
nguyên liệu cần tiến hành xác định độ ẩm của
nguyên liệu, từ độ ẩm có thể xác định được hàm
lượng chất khô có trong mẫu nguyên liệu. Tiến
hành xác định độ ẩm nguyên liệu bằng máy đo
độ ẩm tự động. Tiến hành cho vào đĩa cân của
máy tối thiểu 0,5 g mẫu nguyên liệu, sau đó đậy
nắp và bật công tắc máy. Máy sẽ bắt đầu làm
việc và cho kết quả độ ẩm của mẫu nguyên liệu.
Sau khi máy kết thúc quá trình làm việc tiến
hành ghi nhận kết quả độ ẩm nguyên liệu trên
màn hình của máy, dọn vệ sinh và tắt máy(2,7).
Phương pháp tách chiết

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

79


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019


Sau khi chuẩn bị cây cải xoăn, ngâm 2 g bột
khô cây cải xoăn vào 200 ml dung môi ethanol
trong bình ngấm kiệt, đặt vào bể điều nhiệt 50 °C
trong 5 phút, thêm vào 10 ml nước cất sau đó
tiếp tục chiết ở 50°C trên bể điều nhiệt trong 1
giờ. Sau một khoảng thời gian xác định, rút nhỏ
giọt dịch chiết ở phía dưới, đồng thời bổ sung
thêm dung môi ở phía trên bằng cách cho dung
môi chảy rất chậm và liên tục qua lớp cây cải
xoăn nằm yên. Lọc lấy dịch làm mẫu thử(2,7).

chuyển sang màu cam đến nâu đỏ chứng tỏ có
sự hiện diện của alkaloid trong dịch chiết. Thêm
vào 2 ml HCl lắc nhẹ, sau đó thêm 1 ml thuốc
thử Mayer, nếu xuất hiện màu trắng sữa chứng
tỏ có sự hiện diện của alkaloid trong dịch chiết.
Còn nếu nhỏ từ từ cho đến hết 1 ml thuốc thử
Bouchardat, để yên và quan sát, nếu dung dịch
xuất hiện kết tủa màu nâu, nâu đỏ hoặc vàng
đậm là dương tính với alkaloid.

Định tính sơ bộ thành phần hóa học của cây
cải xoăn
Mỗi thuốc thử cho vào từng ống nghiệm
riêng lẻ để khảo sát sự hiện diện của các thành
phần hóa học.

Thuốc thử sử dụng là Liebermann Burchard. Cô cạn dung môi, hòa lại trong dung
môi hữu cơ rồi lấy 1 ml dịch chiết, nghiêng ống

và thêm vào cho đến hết 1 ml thuốc thử. Nếu
dung dịch có màu đỏ đến nâu đỏ đối với thuốc
thử Liebermann - Burchard chứng tỏ có sự hiện
diện của hợp chất steroid.

Khảo sát sự hiện diện của polyphenol
Thuốc thử sử dụng là FeCl3 5% và
(CH3COO)2Pb 10%. Cho 1 ml dịch chiết cho vào
ống nghiệm. Thêm vào vài giọt FeCl3 5%, để yên
và quan sát, nếu dung dịch chuyển sang màu
xanh đen, xanh đâm, xanh rêu/nâu nhạt chứng
tỏ có sự hiện diện của polyphenol. Hoặc thêm
vài giọt thuốc thử (CH3COO)2Pb 10%, nếu xuất
hiện kết tủa trắng là dương tính với polyphenol.
Khảo sát sự hiện diện của hợp chất flavonoid
Sử dụng phản ứng cyanidin để định tính
flavonoid bằng cách lấy dịch chiết cho vào ống
nghiệm, thêm một ít bột magnesium sau đó nhỏ
từ từ cho đến hết 1 ml HCl đậm đặc. Sau 1 - 2
phút nếu dung dịch có màu đỏ cam, đỏ thẫm,
nâu đỏ hoặc đỏ tươi chứng tỏ có sự hiện diện
của flavonoid (các dẫn xuất flavone, flavonol)
trong mẫu.
Khảo sát sự hiện diện của hợp chất tannin
Thuốc thử sử dụng tương tự như khảo sát sự
hiện diện của polyphenol là gelatin 1%. Thêm 5
giọt gelatin 1%, nếu xuất hiện tủa bông trắng
chứng tỏ có sự hiện diện của tannin.
Khảo sát sự hiện diện của alkaloid
Thuốc thử sử dụng là Dragendorff, Mayer và

Bouchardat. Hút 1 ml dịch chiết cho vào ống
nghiệm. Thêm vào 2 ml HCl lắc nhẹ, sau đó
thêm 1 ml thuốc thử Dragendorff, nếu dung dịch

80

Khảo sát sự hiện diện của steroid

Khảo sát sự hiện diện của saponin
Xác định chỉ số tạo bọt dựa vào chỉ số tạo
bọt để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin.
Chỉ số bọt là số ml nước để hòa tan saponin
trong 1 g nguyên liệu cho cột bọt cao 1 cm sau
khi lắc. Chỉ số tạo bọt được tính theo công thức:
CBS = 100 * (10 / i), trong đó CSB là chỉ số tạo
bọt, i là số thứ tự của ống nghiệm đầu tiên có
cột bọt cao 1 cm. Bịt miệng các ống nghiệm rồi
lắc 30 lần/30 giây. Ðể yên 15 phút và đo chiều
cao của các cột bọt. Nếu chỉ số bọt < 100 thì
nguyên liệu không chứa saponin, ngược lại chỉ
số bọt > 100 thì chứng tỏ có sự hiện diện của
saponin trong nguyên liệu(2,3,7).
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao
chiết cây cải xoăn
Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao
chiết cây cải xoăn được tiến hành bằng kỹ thuật
khuếch tán dịch cao chiết từ đĩa giấy tẩm dịch
cao chiết. Cao chiết được tẩm lên đĩa giấy với
nồng độ nhất định được đặt lên bề mặt đĩa thạch
dinh dưỡng đã trải vi khuẩn hoặc vi nấm. Trong

quá trình ủ, các hợp chất trong cao chiết có hoạt
tính kháng khuẩn, kháng nấm khuếch tán ra môi
trường thạch và ức chế sự phát triển của vi
khuẩn, nhờ đó mà tạo ra vòng vô khuẩn. Dựa

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
vào đường kính vòng vô khuẩn để đánh giá cao
chiết cây cải xoăn có khả khăng kháng khuẩn,
kháng nấm với các loại vi khuẩn, nấm hay
không. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của
cao chiết cây cải xoăn được thử nghiệm trên 7
loại vi khuẩn như Acinetobacter baumannii,
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas
aeruginosa, Staphylococcus aureus, Staphylococus
epidermidis và Streptococcus pneumoniae với 2 loại
vi nấm như Candida albicans và Candida tropicalis.
Môi trường sử dụng cho vi khuẩn là TSA và
vi nấm là sabouraud. Thể tích môi trường sử
dụng cho mỗi đĩa là 20 ml, sau khi đổ đĩa để đĩa
khô tự nhiên trong 72 giờ trước khi sử dụng. Số
đĩa petri sử dụng cho mỗi loại vi khuẩn, nấm là 3
đĩa (thí nghiệm được lặp lại 3 lần). Dung môi sử
dụng để pha cao chiết là DMSO (dimethyl
sulfoxide), ngoài ra DMSO còn được sử dụng
làm mẫu đối chứng.
Chuẩn bị cao chiết: cao chiết cây cải xoăn
được pha thành các nồng độ 60, 80 và 100 mg/ml

bằng dung môi DMSO. Cân 500 mg cao chiết
hòa tan hoàn toàn trong 5 ml dung môi DMSO,
nồng độ cao chiết lúc này là 100 mg/ml. Tiếp tục
pha loãng cao chiết cây cải xoăn xuống các nồng
độ 80 và 60 mg/ml.
Chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn, vi nấm: các
loại vi khuẩn, vi nấm được pha thành huyền
dịch bằng nước muối sinh lý 0,9%. Chuẩn độ
đục vi khuẩn, nấm tương đương với độ đục
chuẩn Mc Farland 0,5 bằng cách thêm nước
muối sinh lý 0,9%. Lúc này nồng độ huyền dịch
vi khuẩn sẽ tương đương là 108 CFU (số đơn vị
khuẩn lạc, colony-forming unit).
Trải vi khuẩn, vi nấm lên mặt thạch dinh
dưỡng: sử dụng đầu tip vô trùng hút 100 ml
từng loại vi khuẩn, nấm cho vào mặt từng đĩa
thạch khác nhau. Sử dung que tăm bông vô
trùng để trải đều vi khuẩn, nấm lên mặt thạch.
Sau khi trải đều vi khuẩn, nấm lên mặt thạch. Để
mặt thạch khô tự nhiên trong 15 phút.
Đặt đĩa giấy tẩm dịch cao chiết lên mặt
thạch: sau khi mặt thạch đã trải vi khuẩn khô,
dùng kẹp đã hấp khử trùng gắp các đĩa giấy vô

Nghiên cứu Y học

trùng đường kính 6 mm đặt lên mặt thạch. Mỗi
đĩa thạch được đặt 4 đĩa giấy, các đĩa giấy được
đặt cách nhau 1 cm. Sau đó, dùng đầu tip vô
trùng hút 20 µl mẫu đối chứng và cao chiết ở 3

nồng độ 60, 80, 100 mg/ml nhỏ lần lượt lên 4 đĩa
giấy đã được đặt sẵn trên mặt thạch. Các đĩa
thạch được ủ ở 37°C trong 24 giờ.
Đọc kết quả: sau 24 giờ, xung quanh đĩa giấy
nào có xuất hiện vòng kháng khuẩn, chứng tỏ
dịch cao chiết ở nồng độ tại đĩa giấy đó có khả
năng ức chế sự phát triển của loại vi khuẩn hoặc
loại nấm đó. Đường kính vòng kháng khuẩn
được đo bằng đơn vị milimet (mm). Khả năng
kháng khuẩn, nấm của dịch cao chiết được đánh
giá theo T. Johnson và cộng sự (1995): có thể
kháng khuẩn (đường kính vòng kháng từ 1,0 cm
hoặc ít hơn); kháng khuẩn trung bình (đường
kính vòng kháng từ 1,1 - 1,5 cm); kháng khuẩn
mạnh (đường kính vòng kháng lớn hơn 1,6
cm)(6,8).
Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi thí nghiệm được lặp lại ba lần và sử
dụng phầm mềm thống kê SAS 8.1 và Excel 2007
để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của và
sự sai khác có ý nghĩa của ba lần lặp lại. Từ đó,
biết được các kết quả thí nghiệm có ý nghĩa
không và các yếu tố có ảnh hưởng lên kết quả thí
nghiệm không. Kiểm định Tukey được thực hiện
để đánh giá mức độ khác biệt có ý nghĩa giữa
các giá trị với mức ý nghĩa P < 0,05.
KẾT QUẢ
Kết quả kiểm tra độ ẩm nguyên liệu
Kết quả xác định độ ẩm mẫu nguyên liệu
cây cải xoăn bằng phương pháp sử dụng máy đo

độ ẩm tự động là 11,25%. Cao chiết cây cải xoăn
thu được sau khi cô quay ở dạng sệt và dự trữ ở
4°C để sử dụng cho các thí nghiệm sau.
Kết quả định tính một số hợp chất tự nhiên
Khảo sát định tính sơ bộ các hợp chất có
trong cây cải xoăn nhằm chọn được hợp chất
thích hợp cho các thí nghiệm cần nghiên cứu.
Dịch chiết được chiết với tỷ lệ nguyên liệu:dung
môi là 1:20 (g/mL), chiết trong 24 giờ ở nhiệt độ

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

81


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

phòng. Kết quả khảo sát định tính được trình
bày ở Bảng 1.
Từ kết quả định tính, ta thấy trong cây cải
xoăn có các hợp chất tự nhiên như polyphenol,
flavonoid, tannin, alkaloid; không chứa các hợp
chất steroid, saponin.
Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn,
kháng nấm của cao chiết cây cải xoăn
Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của cao
chiết cây cải xoăn được xác định dựa trên khả
năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi

nấm, thể hiện qua đường kính vòng kháng
khuẩn, kháng nấm được tạo ra trên đĩa petri
được trình bày ở Hình 1 và 2.

dòng vi khuẩn Acinetobacter baumannii,
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas
aeruginosa, Streptococcus pneumoniae, vòng vô
khuẩn được tạo ra ở nồng độ cao chiết khảo sát
thấp nhất (60 mg/ml). Ngược lại cao chiết cây cải
xoăn không có khả năng kháng hai dòng vi
khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococus
epidermidis. Hình 2 mô tả khả năng kháng nấm
của cao chiết cây cải xoăn trên hai loài nấm
Candida albicans và Candida tropicalis. Kết quả thử
nghiệm cho thấy cao chiết cải xoăn đều có khả
năng kháng cả hai loài nấm dùng trong thử
nghiệm khi vòng vô khuẩn xuất hiện với nồng
độ cao chiết thấp nhất dùng trong khảo sát (60
mg/ml) một cách khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
nồng độ khảo sát từ 60 mg/ml đến 100 mg/ml.

Kết quả mô tả ở Hình 1 cho thấy cao chiết cây
cải xoăn có khả năng kháng khuẩn đối với năm
Bảng 1. Kết quả định tính một số hợp chất tự nhiên có trong cây cải xoăn
Stt

Hợp chất

1


Polyphenol

2
3

Flavonoid
Tannin

4

Alkaloid

5
6

Steroid
Saponin

- âm tính,

+ dương tính,

Thuốc thử
Dung dịch FeCl3 5%
(CH3COO)2Pb 10%
Phản ứng cyanidin
Gelatin 1%
Dragendorff
Mayer
Bouchardat

Liebermann - Burchard
Phản ứng tạo bọt

++ dương tính rõ,

Hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm của cao
chiết cây cải xoăn đối với các chủng vi khuẩn
và vi nấm được trình bày ở Bảng 2. Kết quả cho
thấy đường kính vòng kháng khuẩn, kháng nấm
tỷ lệ thuận với nồng độ cao chiết cải xoăn, nghĩa
là khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của cao
chiết cải xoăn tăng khi tăng nồng độ cao chiết.
Trong đó hiệu quả kháng khuẩn cảu cao chiết
cây cải xoăn với chủng vi khuẩn Acinetobacter

82

Hiện tượng
Dung dịch màu xanh đen
Tủa trắng
Dung dịch màu nâu đỏ
Tủa bông trắng
Dung dịch màu nâu đỏ
Kết tủa trắng
Kết tủa màu nâu đỏ
Dung dịch không đổi màu
CSB < 100

Kết luận
+++

+
+++
+
+++
+++
++
-

+++ dương tính rất rõ

baumannii cao hơn đáng kể khác biệt có ý nghĩa
thống kê với các chủng vi khuẩn còn lại ở tất cả
các nồng độ khảo sát. Trong nghiên cứu này cho
thấy có năm trong bảy chủng vi khuẩn và hai
chủng nấm gây bệnh khảo sát nhạy cảm với với
cao chiết cây cải xoăn, điều này chứng minh
rằng các thảo dược, cây cỏ có thể thay thế các
kháng sinh thương mại trong việc điều trị nhiễm
khuẩn, nhiễm nấm với mức độ an toàn cao hơn.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

Hình 1. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây cải xoăn
A: Acinetobacter baumannii,


B: Escherichia coli,

C: Klebsiella pneumoniae,

E: Staphylococcus aureus,

F: Staphylococus epidermidis,

D: Pseudomonas aeruginosa,

G: Streptococcus pneumoniae

Hình 2. Khả năng kháng nấm của cao chiết cây cải xoăn
A: Candida albicans,

B: Candida tropicalis

(1): cao chiết cây cải xoăn với nồng độ 60 mg/ml,

(ĐC): đối chứng âm DMSO,
(2): cao chiết cây cải xoăn với nồng độ 80 mg/ml,

(3): cao chiết cây cải xoăn với nồng độ 100 mg/ml.

Bảng 2. Đường kính vòng vô khuẩn của cao chiết cải xoăn với các loại vi sinh vật
Loại vi sinh vật
Acinetobacter baumannii
Escherichia coli
Klebsiella pneumoniae
Pseudomonas aeruginosa

Staphylococcus aureus
Staphylococus epidermidis
Streptococcus pneumoniae
Candida albicans
Candida tropicalis

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Nồng độ cao chiết (mg/ml)
60
80
100
11,52 ± 0,20
15,42 ± 0,12
21,64 ± 0,23
7,54 ± 0,16
8,84 ± 0,34
10,86 ± 0,14
8,65 ± 0,18
9,48 ± 0,13
10,83 ± 0,08
12,01 ± 0,08
14,45 ± 0,24
18,58 ± 0,23
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
11,74 ± 0,11

13,39 ± 0,07
16,40 ± 0,04
7,45 ± 0,54
11,64 ± 0,14
13,57 ± 0,14
9,50 ± 0,27
11,87 ± 0,33
12,86 ± 0,12

BÀNLUẬN
Dịch chiết cây cải xoăn có chứa một số hợp
chất tự nhiên polyphenol, flavonoid, tannin và

Mẫu đối chứng
DMSO
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00

alkaloid. Cao chiết cây cải xoăn có khả năng
kháng lại năm loại vi khuẩn Acinetobacter
baumannii, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


83


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae;
kháng lại hai loại vi nấm Candida albicans và
Candida tropicalis. Cao chiết này không có khả
năng ức chế sự phát triển của hai loại vi khuẩn
Staphylococcus aureus và Staphylococus epidermidis
ở các nồng độ khảo sát.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này nhằm khẳng định và đánh
giá một số tác dụng sinh học của cây cải xoăn
như định tính các nhóm hợp chất tự nhiên trong
cây cải xoăn bằng phương pháp hóa học nhằm
khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng nấm
của cao chiết cây cải xoăn. Nghiên cứu này có
giới hạn nên còn nhiều khía cạnh chưa thể thực
hiện được, xin đề nghị một số vấn đề cần nghiên
cứu tiếp theo như định tính thêm các hợp chất tự
nhiên khác trong dịch chiết cây cải xoăn, nghiên
cứu ứng dụng dịch chiết cây cải xoăn vào lĩnh
vực thực phẩm chức năng, dược phẩm và công
nghệ thực phẩm. Cần nghiên cứu tinh sạch cao
chiết cây cải xoăn để thay thế một số loại kháng


84

sinh thương mại với mục đích chữa trị một số
bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đỗ Tất Lợi (2001). “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”.
Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007). “Phương pháp cô lập hợp chất
hữu cơ”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Minh Cẩm Tiên, Phạm Ngọc Khôi (2016). “Nghiên cứu
hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxy hóa của hợp
chất polyphenol chiết xuất từ rễ cây mướp gai (Lasia spinosa L.)”.
Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 20(20):436-446.
4. Phạm Hoàng Hộ (2003). “Cây cỏ Việt Nam”, Nhà xuất bản Trẻ
TP. Hồ Chí Minh.
5. Phạm Ngọc Khôi (2018). “Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa từ
cao chiết polyphenol cây cải xoăn (Brassica oleracea)”. Y học TP.
Hồ Chí Minh, Tập 6, Phụ bản số 22, 14-18.
6. Phạm Ngọc Khôi, Nguyễn Bùi Minh Tâm (2016). “Khảo sát khả
năng kháng khuẩn của dịch chiết bromelain từ cây Dứa (Ananas
comosus) trên vi khuẩn Shigella và Salmonella ứng dụng trong
phòng ngừa và điều trị bệnh đường tiêu hóa”. Y học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 20, Phụ bản số 5, 21-26.
7. Trần Hùng (2007). “Phương pháp nghiên cứu dược liệu”, Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
8. Trần Linh Thước (2006). “Phương pháp phân tích vi sinh vật
trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm”. Nhà xuất bản Giáo dục.


Ngày nhận bài báo:

24/12/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

21/01/2019

Ngày bài báo được đăng:

20/04/2019

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch



×