Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Biển và hải Đảo việt nam (kỳ 4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.76 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>* Biển và hải đảo Việt Nam (Kỳ 4):</b>

<b>Việt Nam với các nướcláng giềng về biển</b>

<i><b>Như đã giới thiệu ở kỳ 1, trong kỳ này chúng tôi giới thiệu với bạn đọc 6 nộidung liên quan đến “Việt Nam với các nước láng giềng về biển”; gồm: Hiệp địnhphân định vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; Hiệp định hợp tác nghề cá ởvịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; Phân định biển Việt Nam - Thái Lan;Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia;Hiệp định phân định thềmlục địa Việt Nam - Inddooneexxia; Thỏa thuận hợp tác khai thác chung Việt Nam –Malaixia.</b></i>

<b>---HIỆP ĐỊNH PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC</b>

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có chung đường biên giới.Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử quan hệ giữa hai nước và với sự phát triển củaluật biển quốc tế, giữa hai nước tồn tại ba vấn đề biên giới lãnh thổ phải giải quyết làvấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông(vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phân định biển trên Biển Đông). Tiếptheo việc hai nước ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền năm 1999, trong năm 2000,năm cuối cùng của thế kỷ XX, hai nước cũng đã hồn tất q trình đàm phán kéo dài27 năm từ năm 1974 và ký kết được Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyềnvề kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ, cũng như Hiệp định về hợp tác nghề cátrong vịnh giữa hai nước. Đây là những hiệp định quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.

<b>I. Kết quả phân định và nội dung Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ</b>

<i><b>1. Các nội dung và yếu tố liên quan đến phân định</b></i>

<i>a) Các nội dung phân định:</i>

- Phân định lãnh hải của hai nước;- Phân định vùng đặc quyền kinh tế;- Phân định thềm lục địa

<i>b) Các yếu tố liên quan:</i>

- Quyết tâm chính trị của hai nước giải quyết vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ:Nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết xong vấn đề phân địnhvịnh Bắc Bộ trong năm 2000 (thoả thuận trong các chuyến đi thăm Trung Quốc củaTổng Bí thư Đỗ Mười năm 1997 và Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu năm 1999).

- Vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, dù thoả thuận như thế nào cũng phải bảo đảmnguyên tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Côngước Luật biển năm 1982.

- Điều kiện cụ thể và hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ, trong đó chủ yếulà điều kiện địa lý tự nhiên.

- Các lợi ích thực chất gắn với nội dung phân định như: diện tích vùng biểnphân định được hưởng (hoặc vấn đề lãnh thổ đảo, nếu có); quyền chủ quyền đối với tàinguyên dầu khí, hải sản; chế độ đi lại trên biển và sông biên giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

- Đồng thời, giải pháp phân định cần đạt được trên cơ sở thông cảm nhânnhượng lẫn nhau, công bằng và hợp tình, hợp lý.

<i>c) Quan điểm và lập trường chính của mỗi bên</i>

Trong q trình đàm phán, hai bên tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bảnnhư sau:

<i>* Về tỷ lệ phân chia diện tích tổng thể vịnh Bắc Bộ:</i>

- Quan điểm cơ bản của phía Trung Quốc là, do điều kiện "địa lý chính trị" củavịnh Bắc Bộ giữa hai nước là đại để đối đẳng nên kết quả phân chia diện tích vịnhgiữa hai nước phải "đại thể bằng nhau", phía Việt Nam có thể hơn một ít nhưng chênhlệch khơng nhiều. "Đại để bằng nhau" chính là kết quả phân định" cơng bằng.

Để bảo đảm yêu cầu này, phía Trung Quốc sử dụng phương pháp phân địnhtổng hợp, trong đó có chỗ sử dụng điểm và đoạn trung tuyến bờ - bờ để thể hiện đườngphương án phân định của mình.

- Quan điểm của Việt Nam là cần căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, hoàncảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ để phân định nhằm tìm kiếm một giải pháp cơngbằng. Tỷ lệ diện tích là hệ quả, khơng phải là tiền đề của việc phân định, công bằngkhông đồng nghĩa với "chia đôi".

Ta đề nghị dùng phương pháp đường trung tuyến, là phương pháp phổ biếntrong thực tiễn quốc tế, có tính đến hiệu lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo BạchLong Vĩ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan tâm của mỗi bên.

- Vùng chồng lấn ban đầu của hai bên chiếm khoảng 13% diện tích Vịnh.

<i>* Hiệu lực của đảo, trong đó có đảo Bạch Long Vĩ:</i>

- Phía Trung Quốc khơng muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định,đảo Bạch Long Vĩ chỉ có vành đai lãnh hải 12 hải lý (vì mục đích này, họ cũng khơngcho các đảo của họ có hiệu lực, trừ Hải Nam được coi là lục địa).

Đối với đảo Bạch Long Vĩ, phía Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của ViệtNam đối với đảo Bạch Long Vĩ nhưng cho rằng nếu cho đảo có hiệu lực, sẽ làmđường phân định đi lệch quá nhiều về phía Trung Quốc, dẫn đến kết quả khơng cơngbằng.

- Phía Việt Nam muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định. Tuynhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế, Việt Nam đề nghị đảo Bạch Long Vĩ của ViệtNam nhất thiết phải có hiệu lực nhất định trong phân định, việc xem xét hiệu lực củađảo phải căn cứ vào Công ước 1982 và thực tiễn quốc tế nhằm bảo đảm giải phápphân định cơng bằng.

<i>* Về đường đóng cửa Vịnh:</i>

- Căn cứ vào hiệu lực pháp lý của đảo, ta đề nghị đường đóng cửa Vịnh làđường thẳng nối đảo Cồn Cỏ (Việt Nam và Mũi Oanh Ca (Trung Quốc). Trên cơ sỏ đóxác định điểm biên giới ở cửa Vịnh.

- Phía Trung Quốc đề nghị khơng tính đảo Cồn Cỏ vào phạm vi Vịnh mà lấyđường thẳng nối Mũi Lay (Việt Nam) với Mũi Oanh Ca (Trung Quốc).

- Hai bên có sự khác nhau khoảng 13 hải lý.* Về nghề cá:

- Việt Nam đề nghị hai bên phân định rạch ròi ranh giới vùng đặc quyền kinh tếgiữa hai nước trong Vịnh, trên cơ sở đó giải quyết tiếp vấn đề hợp tác nghề cá. Vấn đềđánh cá là vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tàinguyên, môi trường nên không thể gắn vào Hiệp định phân định là vấn đề lâu dài vềbiên giới.

- Phía Trung Quốc nêu nguồn tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ là chung,có tính chuyển dịch, khơng thể chia cắt. Từ lâu ngư dân hai nước đều cùng đánh bắt

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

trong Vịnh. Vịnh Bắc Bộ là ngư trường đánh cá truyền thống của cả ngư dân hai nước.Khi phân định cần bảo đảm "quyền đánh cá truyền thống" của ngư dân Trung Quốctrong vùng đánh cá truyền thống ở Vịnh. Nếu không bảo đảm quyền đánh cá của ngưdân Trung Quốc thì sẽ khơng thể phân định. Vấn đề quyền đánh cá liên quan trực tiếpđến sự sinh sống của nhiều ngư dân Trung Quốc. Trong quá khứ, hai bên đã ký cácHiệp định hợp tác đánh cá. Phía Trung Quốc muốn đưa vấn đề nghề cá vào trong Hiệpđịnh phân định.

* Vấn đề Tổng đồ phân định vịnh Bắc Bộ và bản đồ chuyên đề cửa sông BắcLuân:

- Để có thể xác định đường phương án phân định, hai bên phải thống nhất mộtbản đồ chung. Hai bên không đồng ý sử dụng bản đồ nước thứ ba cũng như bản đồđơn phương của mỗi bên nên đã đồng ý cùng nhau thiết lập một bản đồ chung. Vấn đềnổi lên trong việc thành lập bản đồ chung là phương pháp thiết lập bao gồm đo sâu,bay chụp và đo khống chế mặt đất và vấn đề thể hiện đường bờ biển trên tổng đồ.

- Hai bên thống nhất lập tổng đồ vịnh Bắc Bộ phục vụ phân định tỷ lệ 1/500.000theo phương pháp bay chụp và đo khống chế mặt đất, thể hiện đồng thời hai đường bờthấp và cao trên tổng đồ.

- Để xác định điểm cơ sở cuối cùng của mỗi bên tại ngấn nước triều thấp nhất,đường đóng cửa sơng và phân biệt vùng cửa sông thuộc biên giới trên bộ và vùng cửasông thuộc phân định vịnh Bắc Bộ và địa hình cụ thể của khu vực cửa sông biên giớiphục vụ phân định, hai bên đồng ý cùng đo đạc và lập bản đồ chuyên đề khu vực cửasông Bắc Luân tỷ lệ 1/10.000.

<i><b>2. Kết quả đàm phán và nội dung Hiệp định phân định</b></i>

Căn cứ vào Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, các nguyêntắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận rộng rãi, trên cơ sở suy xét đầy đủmọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thươnglượng hữu nghị, hai bên đã đi đến ký kết Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước bao gồm 11 điều khoản với các nội dungcụ thể như sau:

(1) Hai bên khẳng định các nguyên tắc chỉ đạo công tác phân định là tôn trọngđộc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng xâm phạm lẫn nhau, khôngcan thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hồ bình;củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, giữgìn sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của vịnh Bắc Bộ; thông cảm, nhân nhượng lẫnnhau, hiệp thương hữu nghị, giải quyết một cách công bằng hợp lý.

(2) Hai bên xác định phạm vi phân định vịnh Bắc Bộ:

- Trong Hiệp định này, vịnh Bắc Bộ là Vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc làbờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông là bờ biểnbán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây là bờ biển đất liền ViệtNam và giới hạn phía Nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhơ ra nhất của mépngồi cùng của mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩtuyến 18<small>0</small>30'19'' Bắc, kinh tuyến 108<small>0</small>41'17'' Đông, qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm trênbờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16<small>0</small>57'40'' Bắc và kinh tuyến107<small>0</small>08'42'' Đơng.

- Đường đóng cửa sơng Bắc Ln là đường nối hai điểm nhô ra nhất của cửasông tự nhiên trên bờ sông hai nước, tại ngấn nước triều thấp nhất;

- Qua đàm phán, phía Trung Quốc đồng ý với đề nghị của ta là đường đóng cửaVịnh ở phía Nam là đường thẳng nối mũi Oanh Ca (Trung Quốc) qua đảo Cồn Cỏ vàcắt thẳng vào một điểm trên bờ biển Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

(3) Xác định đường biên giới lãnh hải và ranh giới đơn nhất cho cả vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ:

- Hai bên đồng ý xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ bằng 21 điểm có toạ độ địa lý xác định,nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

- Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệpđịnh là biên giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theođường biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dướiđáy biển của lãnh hải hai nước.

- Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là ranh giới giữa vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

- Đường biên giới này đi cách đảo Bạch Long Vĩ điểm gần nhất về phía Đơng là15 hải lý, dành cho đảo khoảng 25% hiệu lực. Đảo Cồn Cỏ được tính 50% hiệu lựctrong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bãi Bạch Tô Nham (TrungQuốc) và các đảo Chàng Đơng, Chàng Tây (Việt Nam) có hiệu lực nhất định trongphân định lãnh hải.

Theo đường phân định, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh, phíaTrung Quốc được 46,77% diện tích, Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% diện tích Vịnh,tức là khoảng 8.205 km<small>2</small> biển. Căn cứ vào việc áp dụng nguyên tắc công bằng trongphân định và tiến hành đánh giá tính tỷ lệ giữa bờ biển của hai nước (tỷ số là 1,1:1)với tỷ lệ diện tích được hưởng (tỷ số là 1,135:1), có thể nhận thấy rằng đường phânđịnh trong vịnh Bắc Bộ quy định trong hiệp định ký kết giữa hai nước là một kết quảcơng bằng, phù hợp với hồn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ và có thể chấp nhận.

(4) Về chế độ pháp lý:

Hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán củamỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộđược xác định theo hiệp định.

(5) Về mặt tài nguyên:

Hiệp định quy định rõ trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiênhoặc cấu tạo mỏ khác hoặc tài nguyên khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phânđịnh, hai bên ký kết thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thoả thuận về việckhai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc khống sản nói trên cũng như việc phân chiacơng bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.

Hai bên cũng đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triểnbền vững tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ cũng như hợp tác liên quan đến bảotồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địahai nước trong vịnh Bắc Bộ.

(6) Về cơ chế giải quyết tranh chấp. Hai bên cam kết mọi tranh chấp giữa haibên ký kết liên quan đến việc giải thích và thực hiện hiệp định này sẽ được giải quyếtmột cách hồ bình, hữu nghị thơng qua thương lượng.

Việc phân định vịnh Bắc Bộ hai nước theo hiệp định này không ảnh hưởng hoặcphương hại đến lập trường của mỗi bên đối với quy phạm luật pháp quốc tế về luậtbiển.

<b>II. Kết quả và ý nghĩa của việc ký kết các hiệp định trong vịnh Bắc Bộ giữaViệt Nam và Trung Quốc</b>

1. Việc ký kết các hiệp định trên được đánh giá là một trong 10 sự kiện nổi bậtcủa Việt Nam trong năm 2000. Trước mắt, hai nước còn phải tiến hành các thủ tục phêchuẩn và trao đổi thư phê chuẩn thì các Hiệp định này mới có hiệu lực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2. Việc ký kết các hiệp định này mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ ViệtNam - Trung Quốc cũng như trong lịch sử xác định biên giới biển và hợp tác nghề cátrên Biển Đông, là một sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt -Trung.

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 25/12/2000 nhấn mạnh: Việc hainước ký kết "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ ngĩaViệt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định phân định lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định hợp tácnghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàChính phủ nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa" có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúcđẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triểnmạnh hơn nữa trong thế kỷ XXI. Hai bên cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các thoảthuận liên quan đã ký kết giữa hai nước, tích cực hợp tác, nỗ lực xây dựng biên giớihai nước thành biên giới hồ bình, hữu nghị.

3. Với việc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, chúng ta đã giải quyết dứtđiểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại lâu nay với TrungQuốc (biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông).

Lần đầu tiên, giữa ta và Trung Quốc đã có một đường biên giới biển rõ ràng baogồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hainước trong vịnh Bắc Bộ có giá trị pháp lý quốc tế, được hai bên cùng thoả thuận.

Hiệp định quy định rõ hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền vàquyền tài phán quốc gia của mỗi nước đối với các vùng biển và thềm lục địa của mỗibên căn cứ vào luật pháp quốc tế và nội dung cả Hiệp định.

Nội dung của Hiệp định là một giải pháp và kết quả cơng bằng, có cơ sở luậtpháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh khách quan của vịnh BắcBộ, đáp ứng một cách hợp tình, hợp lý lợi ích chính đáng của mỗi bên.

4. Các Hiệp định về phân định trong vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghềcá đã các định rõ phạm vi và tạo ra được một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuậnlợi cho việc mỗi nước bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùngbiển và thềm lục địa của mình trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho haibên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì sự ổnđịnh trong Vịnh, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước.

Cùng với việc giải quyết các tranh chấp trên biển khác với các nước láng giềngcó liên quan, việc ký kết hai hiệp định này là bước tiến mới trong việc xây dựng mơitrường hồ bình, ổn định, hợp tác xung quanh nước ta, tạo điều kiện cho chúng ta tậptrung sức lực xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tích cực vào việc củng cố hồbình và ổn định trong khu vực.

5. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ cũng có những đóng góp trong thực tiễn ápdụng và phát triển luật quốc tế về phân định như vấn đề phân định giữa hai nước có bờbiển vừa đối diện vừa tiếp giáp, vai trò của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm trongphân định, vấn đề cửa sơng biên giới với các địa hình đáy sơng, đáy biển, vấn đề cửavịnh, vấn đề eo biển quốc tế, giá trị của bản đồ trong hiệp ước biên giới... Hiệp định vềhợp tác nghề cá cũng là một mơ hình có giá trị đối với việc nghiên cứu, giải quyết cácvấn đề về nghề cá trong khu vực Biển Đông trong tương lai.

6. Việc ký kết các hiệp định này một lần nữa đã thể hiện chính sách đúng đắn vàthiện chí của nước ta sẵn sàng cùng các nước liên quan thông qua thương lượng trêncơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật quốctế và thực tiễn quốc tế, giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ, các vùng biển và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thềm lục địa có liên quan, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước, góp phầngiữ gìn hồ bình, ổn định trong khu vực và thế giới.

<b>HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ Ở VỊNH BẮC BỘGIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC</b>

<b>I. Tình hình và kết quả đàm phán về Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh BắcBộ giữa Việt Nam và Trung Quốc</b>

<i><b>1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh BắcBộ</b></i>

Vịnh Bắc Bộ có nguồn lợi hải sản phong phú. Vào các năm 1957, 1961 và 1963,hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ký các thoả thuận cho phép thuyền buồm của haibên được đánh bắt trong vịnh ngoài phạm vi 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờbiển và hải đảo mỗi bên. Các thoả thuận này đã hết hiệu lực vào đầu những năm 70.Trong quá trình đàm phán về hoạch định vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc kiên trì đềnghị dàn xếp nghề cá bằng việc lập Vùng đánh cá chung, đồng thời với việc phân địnhvịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh việc gắn thoả thuận này với vấn đề hoạch định vịnh BắcBộ.

Việt Nam chủ trương tách vấn đề nghề cá ra khỏi vấn đề hoạch định; mặt kháccũng nhận thức rõ nhu cầu khách quan cần giải quyết vấn đề nghề cá với tư cách làmột vấn đề kinh tế - kỹ thuật và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề hoạchđịnh vịnh Bắc Bộ.

Trong bối cảnh năng lực đánh bắt hiện nay của hai bên thì việc chấp nhận Vùngđánh cá chung là sự thể hiện thái độ thiện chí, tích cực, có ngun tắc, phù hợp vớithông lệ và luật pháp quốc tế của ta.

Việc lập Vùng đánh cá chung cũng đang được áp dụng trong một số trường hợptrên thế giới. Các quy định trong Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và TrungQuốc cũng hồn tồn nằm trong khn khổ của Công ước của Liên Hợp quốc về Luậtbiển năm 1982.

Việc ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ sẽ tạo cơ sở để mở ra hợp tácnghề cá toàn diện với Trung Quốc cũng như tăng cường, mở rộng các hình thức hợptác nghề cá với các nước khác.

<i><b>2. Kết quả đàm phán về Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ</b></i>

Qua sáu vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, qua thương lượng, hai bênđã nhất trí hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ bằng việc thiết lập một Vùng đánh cáchung với phạm vi hợp lý và cơ chế quản lý thích hợp:

+ Phạm vi Vùng đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 20<small>0</small> Bắc xuốngđường đóng cửa Vịnh, bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía; cótổng diện tích là 33.500 km<small>2</small>, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, bảo đảmcách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý, chỉ có haiđiểm cách bờ 28 hải lý là ở Mũi Ròn và Mũi Độc (Hà Tĩnh - Quảng Bình). Thời hạncủa Vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và ba năm gia hạn).

+ Cơ chế quản lý hoạt động Vùng đánh cá chung bảo đảm ba nguyên tắc lớn là:vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát và xửlý các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số lượng tàu thuyềnđược phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sảnlượng được phép đánh bắt, được xác định thông qua điều tra định kỳ; mỗi bên đều cóquyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ ba trong vùng đặc quyền kinh tế của

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

mình. Hai bên thoả thuận lập Uỷ ban Liên hợp nghề cá để xây dựng quy chế và thựchiện việc quản lý Vùng đánh cá chung.

Ngoài Vùng đánh cá chung ra, bai bên thoả thuận về dàn xếp quá độ với thờihạn bốn năm ở vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 20<small>0</small> cho tàu thuyền của hai bên tiếp tụcđánh bắt. Phạm vi cụ thể của vùng này hai bên sẽ tiếp tục thảo luận. Sau thời hạn quáđộ thì tàu thuyền của các bên về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, khơngđược đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của bên kia nữa, trừ khi được bên kia chophép.

Đồng thời, hai bên cũng thoả thuận lập một vùng đệm nhỏ ở ngồi cửa sơngBắc Ln với mục đích là tạo thuận lợi cho việc ra, vào của tàu cá nhỏ (nếu phát hiệncác tàu cá đó đánh cá thì cảnh cáo và buộc rời khỏi vùng nước của mình). Vùng nàydài 10 hải lý và rộng hải lý tính từ đường phân định về mỗi bên.

<b>II. Nội dung Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam vàTrung Quốc</b>

<i>"Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hồ xãhội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" ký ngày</i>

25/12/2000 tại Bắc Kinh, gồm có mở đầu, bảy phần, 22 điều và một phụ lục.

<b>Phần mở đầu: Nêu mục đích và nguyên tắc chỉ đạo việc hợp tác nghề cá ở vịnh</b>

Bắc Bộ là hợp tác bình đẳng cùng có lợi, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tàinguyên sinh vật biển, tăng cường hợp tác nghề cá giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ,giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, tôntrọng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Hiệp định phân địnhvịnh Bắc Bộ.

Phần I: Các quy định chung (2 điều):

<i>- Điều 1 quy định "Phạm vi áp dụng của Hiệp định" là một phần vùng đặc quyền</i>

kinh tế của hai nước trong vịnh Bắc Bộ, bao gồm: Vùng đánh cá chung, Vùng dàn xếpquá độ (vùng nước quá độ) và vùng đệm cho tàu cá nhỏ ở phía ngồi cửa sông BắcLuân.

<i>- Điều 2 quy định "Nguyên tắc chung" khẳng định sự hợp tác nghề cá trên cơ sở</i>

tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau; không ảnh hưởngđến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác thuộc vùng đặc quyềnkinh tế của mỗi nước.

<b>Phần II: Vùng đánh cá chung: Gồm 8 điều từ Điều 3 đến Điều 10 quy định:</b>

<i><b>- Phạm vi vùng đánh cá chung (Điều 3): Là vùng biển thuộc vùng đặc quyền</b></i>

kinh tế của mỗi nước nằm về phía Bắc của đường đóng cửa vịnh Bắc Bộ, về phía Namcủa vĩ tuyến 20<small>0</small> Bắc và cách đường phân định vịnh Bắc Bộ 30,5 hải lý về mỗi phía.

Phạm vi cụ thể của Vùng đánh cá chung là vùng nước nằm trong các đoạnđường thẳng tuần tự nối liền 16 điểm có vĩ độ và kinh độ đã được xác định trên Tổngđồ toàn diện vịnh Bắc Bộ đính kèm theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.

<i><b>- Quy mô đánh bắt (Điều 6): Hai bên giao quyền cho Uỷ ban Liên hợp nghề cá</b></i>

vịnh Bắc Bộ Việt - Trung xác định số lượng tàu cá hàng năm của mỗi bên vào hoạtđộng đánh bắt trong vùng đánh cá chung trên ngun tắc bình đẳng cùng có lợi, phùhợp tình trạng nguồn lợi thuỷ sản và các yếu tố hữu quan khác.

<i><b>- Cơ chế quản lý (Điều 9): Cơ quan thẩm quyền mỗi bên có quyền kiểm tra,</b></i>

kiểm sốt và xử lý đối với cơng dân, tàu cá bên kia hoạt động ở Vùng đánh cá chungthuộc phần biển bên mình. Việc xử lý các vi phạm sẽ căn cứ vào quy định của Uỷ banLiên hợp nghề cá hoặc luật pháp của nước mình tuỳ từng trường hợp cụ thể.

<i><b>- Tàu cá nước thứ ba (Điều 10): Mỗi bên có quyền cho phép tàu thuyền nước</b></i>

khác vào hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của bên mình

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bằng bất kỳ hình thức hợp tác, liên doanh nào trong khn khổ quy mơ đánh bắt củabên mình. Tàu thuyền đó phải treo cờ của bên cấp phép và phải tuân theo các quy địnhkhác của Uỷ ban Liên hợp nghề cá.

<i><b>- Việc cấp phép đánh bắt (Điều 7): Cho tàu cá hoạt động trong Vùng đánh cá</b></i>

chung do mỗi bên thực hiện đối với tàu cá bên mình.

<b>Phần III: Dàn xếp quá độ (1 điều)</b>

Điều 11 quy định vùng nước quá độ nằm về phía Bắc Vùng đánh cá chung (từvĩ tuyến 20<small>0 </small>N trở lên). Cho phép tàu cá mỗi bên được hoạt động trong vùng nước quáđộ trong vịng bốn năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Sau bốn năm mỗi bên quản lývùng biển của mình theo chế độ vùng đặc quyền kinh tế riêng.

Phạm vi cụ thể vùng nước dàn xếp quá độ và biện pháp quản lý của việc dànxếp quá độ sẽ do hai bên thoả thuận quy định trong nghị định thư bổ sung.

<b>Phần IV: Vùng đệm cho tàu cá nhỏ (1 điều)</b>

Điều 12 quy định việc thiết lập một vùng đệm cho tàu cá nhỏ của hai bên qua lạiở khu vực phía ngồi cửa sơng Bắc Ln với phạm vi chiều dài 10 hải lý tính từ điểmđầu tiên của đường phân định kéo về phía Nam, chiều rộng lùi về mỗi phía 3 hải lýtính từ đường phân định, phạm vi cụ thể được tạo bởi các đoạn thẳng tuần tự nối 7điểm có vĩ độ và kinh độ đã xác định.

Tàu cá của phía bên kia chỉ được qua lại phần nước của bên này trong vùng đệmchứ khơng được đánh cá ở đó. Nếu phát hiện tàu cá của phía bên kia đánh cá trongvùng nước của mình thì cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tàu rờikhỏi vùng nước đó, nhưng kiềm chế khơng bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũlực. Nếu xẩy ra những tranh chấp khác ngồi lĩnh vực hoạt động nghề cá thì các cơquan có thẩm quyền liên quan của mỗi nước giải quyết theo luật pháp của nước mình.

<b>Phần V: Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt - Trung (1 điều)</b>

Điều 13 quy định việc thành lập, thành phần và chức trách của Uỷ ban Liên hợpnghề cá. Uỷ ban này giúp Chính phủ tổ chức thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá khihiệp định có hiệu lực. Uỷ ban Liên hợp nghề cá gồm mỗi bên có một đại diện doChính phủ bổ nhiệm và một số uỷ viên.

<b>Phần VI: Những điều khoản khác (4 điều)</b>

Các điều 14, 15, 16 và 17 quy định về việc đảm bảo an toàn hàng hải; cứu hộ,cứu nạn; quyền đi qua không gây hại; hợp tác nghiên cứu khoa học trong vùng nướchiệp định.

<b>Phần VII: Các điều khoản cuối cùng (5 điều)</b>

Điều 18 đến Điều 22 quy định: việc giải quyết tranh chấp; các phụ lục, Nghịđịnh thư bổ sung của Hiệp định; việc bổ sung, sửa đổi hiệp định; về bản đồ; thời hạnhiệu lực của hiệp định.

<b>Phụ lục của hiệp định: Quy định về tránh nạn khẩn cấp đối với tàu cá của các</b>

bên hoạt động trong Vịnh khi gặp nạn hoặc tình hình khẩn cấp khác.

III. Triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa ViệtNam và Trung Quốc

Hiệp định hợp tác nghề cá sau khi được hai bên ký kết hoàn thành các thủ tụcpháp lý cần thiết của mỗi nước, sẽ có hiệu lực vào ngày được thoả thuận trong vănkiện trao đổi giữa Chính phủ hai nước.

Để hiệp định có hiệu lực, việc tiếp theo phải làm sau khi ký hiệp định là: tiếptục đàm phán về phụ lục của hiệp định liên quan Vùng quá độ (dàn xếp q độ); trìnhChính phủ phê duyệt hiệp định và trao đổi thư phê duyệt với phía Trung Quốc; chuẩnbị thành lập Uỷ ban Liên hợp nghề cá Việt - Trung để tiến hành họp và soạn thảo quychế hoạt động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Giới thiệu, giải thích để mọi tầng lớp nhân dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh ven</i>

biển vịnh Bắc Bộ, quán triệt được ý nghĩa của việc ký hiệp định và nắm vững nội dunghiệp định như đã nêu ở trên.

<i>Chuẩn bị điều kiện cần thiết và nâng cao năng lực quản lý hoạt động nghề cá</i>

trên biển của các cơ quan chức năng, tăng cường sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữacác ngành và các địa phương để thực hiện tốt hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ.

<i>Xây dựng chính sách, biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực khai thác nguồn</i>

lợi hải sản của ta kể cả trong Vùng đánh cá chung cũng như bảo tồn tốt tài nguyênsinh vật biển trong vịnh Bắc Bộ.

<i>Tập huấn cho cán bộ các cơ quan, đơn vị hữu quan có chức trách thực hiện việc</i>

quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trong vịnh Bắc Bộ để thực thi hiệpđịnh.

<b>PHÂN ĐỊNH BIỂN VIỆT NAM - THÁI LAN</b>

Ngày 9/8/1997, tại Băng Cốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và đồng nghiệp, Ngài Prachuab Chaiyasan,Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan đã đặt bút ký Hiệp định về biên giới biểnViệt Nam - Thái Lan, chấm dứt một phần tư thế kỷ tranh cãi giữa hai nước về giảithích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn Việt Nam - Thái Lan.

Vịnh Thái Lan (còn gọi là vịnh Xiêm) là một biển nửa kín, với diện tích khoảng300.000 km<small>2</small>, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước Thái Lan (1.560 km), Việt Nam (230km), Malaixia (150 km) và Campuchia (460 km). Vịnh thơng ra Biển Đơng ở phíaNam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhauchừng 400 km (215 hải lý). Vịnh khá dài (chừng 450 hải lý) nhưng có diện tích nhỏ,chiều rộng trung bình là 385 km (208 hải lý). Do đó, căn cứ vào các quy định mớiCơng ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, toàn bộ Vịnh là đối tượng củacác yêu sách mở rộng quyền tài phán của các quốc gia ven biển ra tới hạn 200 hải lý.Thái Lan và Việt Nam là hai nước có bờ biển đối diện, cùng có quyền mở rộng vùngbiển của mình, do đó đã tạo ra một vùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km<small>2</small>.

Trong Vịnh, Thái Lan là nước đầu tiên đã thăm dò và khai thác dầu khí. Ngày18/5/1973, Thái Lan đơn phương vạch ranh giới ngoài của thềm lục địa Thái Lantrong Vịnh và công bố các tọa độ của con đường này. Ranh giới này là đường trungtuyến giữa một bên là các đảo quan trọng của Thái Lan như Ko Phangun, Ko Samui vàbờ biển Thái Lan... và bên kia là các đảo quan trọng và bờ biển của các quốc gia liênquan như đảo Rong, Xalem của Campuchia, Phú Quốc, mũi Cà Mau của Việt Nam...Đây là yêu sách tối đa của Thái Lan, khai thác việc xác định các "hồn cảnh đặc biệt"theo Điều 6 của Cơng ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa mà Thái Lan là một bênphê chuẩn. Để vạch ranh giới này, Thái Lan đã bỏ qua các đảo xa bờ như đá Ko Kra,Ko Losin của Thái Lan, đảo Poulo Wai của Campuchia và quần đảo Thổ Chu của ViệtNam.

Đường yêu sách do chính quyền Việt Nam cộng hồ đưa ra năm 1971 được coilà đường trung tuyến được vạch giữa một bên là Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Waivà bên kia là bờ biển Thái Lan và đảo Ko Phangun, không tính đến các đảo đá nhỏ KoKra và Ko Losin của Thái Lan.

Sở dĩ các bên có yêu sách khác nhau là do lập trường có tính đến vị trí của cácđảo, quần đảo Thổ Chu nằm cách đảo Phú Quốc 55 hải lý trong khi các đá Ko Kra vàKo Losin của Thái Lan nằm cách bờ biển Thái Lan 26 và 37 hải lý tương ứng. Đảo xabờ tuỳ theo vị thế của nó đều có hiệu lực trong phân định ranh giới biển giữa hai nướccó bờ biển đối diện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trong thời gian từ năm 1977 đến năm 1982, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã thông qua một loạt các văn kiện pháp lý liên quan đến phần biển Việt Namtrong Vịnh. Đó là Tun bố của Chính phủ Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày12/5/1977 về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiềurộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam và Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam -Campuchia ngày 7/7/1982. Trong các văn kiện này, Việt Nam đã không vạch một ranhgiới chính thức nào cho thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam nhấn mạnhsẽ cùng các quốc gia liên quan thông qua thương lượng trực tiếp trên cơ sở tôn trọngđộc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết cácvấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

Ngày 22/11/1982, Bộ Ngoại giao Thái Lan tuyên bố phản đối tuyên bố đườngcơ sở của Việt Nam và "bảo lưu mọi quyền mà luật quốc tế giành cho mình liên quanđến các vùng biển này và vùng trời trên đó".

Ngày 19/8/1992, Thái Lan bổ sung các đá Ko Kra (8<small>0</small>23'49" B 100<small>0 </small>44' 13'' Đ)và Ko Losin (7<small>0</small> 10' 14'' B, 101<small>0</small> 59' 59'' Đ) vào hệ thống đường cơ sở của tuyên bốngày 11/6/1970. Bang Cốc dường như đã địi hỏi phải tính đến các đảo đá nhỏ chỉ nhôtrên mặt nước 1,5 m, khơng người ở và khơng có một đời sống kinh tế riêng này trongphân định, trong khi lại tìm cách làm giảm tầm quan trọng của các đảo xa bờ thuộcquốc gia khác như đảo Thổ Chu có diện tích khoảng 10 km<small>2</small> và 500 - 600 dân, xứngđáng phải có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.

Trong vịnh Thái Lan, các phay chạy theo hướng Bắc - Nam tính từ Tây sangĐơng bao gồm: bồn Champon, thềm Samui, bồn Tây, bồn Kra, đứt gãy ngầm Ko Kravà rãnh sâu Pattani có độ dày trầm tích 6 km được coi là khu vực triển vọng có dầu.Đường yêu sách năm 1971 do chính quyền Việt Nam Cộng hồ vạch bao gồm phầnlớn phía Bắc và rìa ngoài của bồn Mã Lai, trong khi yêu sách của Thái Lan bao phủphần Tây - Bắc. Phía Tây các lơ 15, 16 và cấu trúc B, nơi có những phát hiện lớn vềkhí đều nằm chồng lên vùng Việt Nam yêu sách. Do vậy, các hoạt động thăm dò vàkhai thác dầu khí trong các lơ này bị tạm thời gác lại. Nhằm khai thơng q trình thămdị và khai thác dầu khí, Thái Lan đề nghị mở đàm phán với Việt Nam về vấn đề phânđịnh biển. Thông cáo chung Việt Nam - Thái Lan ngày 12/1/1978 thể hiện hai nước đãđồng ý đàm phán về biên giới biển giữa họ. Tuy nhiên, sự bất đồng về việc giải quyếtcuộc xung đột Campuchia đã gác lại vấn đề.

Tháng 6/1990, Thái Lan cấp đặc nhượng 8.000 km<small>2</small> cho CFP - Total, bao gồmlô Total-1-B14, Total-1-B15 và Total-1-B16 nằm chồng lên các lô 40, 46, 51, 54, 55và 58 mà Việt Nam đã cấp cho Petrofina (Bỉ) vào cùng thời gian đó. Tháng 6/1993,Total đã khoan giếng Ton Sak - 1, một cấu tạo nằm ở phía Đơng của mỏ Bongkot vànằm sát đường yêu sách 1971 của Việt Nam. Trong năm 1994, tổ hợp công ty này đãkhoan tiếp các giếng Ton Sak - 3, 4, 5, gặp khí condensat. Tranh chấp giữa hai nướclại đẩy hai bên một lần nữa tới bàn đàm phán. Hơn nữa, sự thay đổi tình hình chính trịtrong khu vực và nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên đặt ra những vấn đề cần giảiquyết thông qua một giải pháp cho tranh chấp. Ngày 15/11/1990, Bộ trưởng Phủ Thủtướng Thái Lan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đã đề nghị với Bộ trưởngNgoại giao Nguyễn Cơ Thạch một sự hợp tác chung phát triển dầu khí trong khu vựctranh chấp. Chuyến thăm Việt Nam ngày 17/9/1991, Thủ tướng Vương quốc Thái Lancũng biểu lộ mong muốn giải quyết vấn đề phân định thềm lục địa giữa hai nước.

Tháng 10 năm 1991, trong lần gặp đầu tiên tại Băng Cốc Thái Lan của Uỷ banhỗn hợp Việt - Thái về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật, hai bên đã thông quabiên bản liên quan đến vấn đề phân định các vùng biển như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

a) Hai bên cần hợp tác xác định ranh giới các vùng biển do hai nước yêu sách;b) Hai bên cần cố gắng phân định biên giới biển trong khu vực chồng lấn giữahai nước; và

c) Một sự phân định như vậy không nên bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳmột nước thứ ba nào yêu sách.

Hai bên cũng đồng ý rằng, trong khi chờ đợi một sự phân định như vậy, khơngcó một hoạt động phát triển hay đặc nhượng nào trong khu vực chồng lấn cho bất kỳnhà thầu nào. Hai bên sẽ thông báo cho nhau không có một hoạt động phát triển hayđặc nhượng nào trong khu vực Việt Nam yêu sách chồng lên vùng phát triển chunggiữa Thái Lan và Malaixia.

Trong bối cảnh đó, phía Thái Lan đề nghị trong trường hợp các cố gắng nêu ởđiểm (b) thất bại thì hai bên có thể xem xét áp dụng khái niệm vùng phát triển chungphía Thái Lan.

Phân định vùng đặc quyền kinh tế cũng nằm trong mối quan tâm của chính phủhai nước. Việc đánh bắt cá bất hợp pháp của ngư dân Thái Lan trong các vùng biểncủa các nước láng giềng đã gây tổn hại không chỉ tới nguồn tài nguyên thiên nhiên củacác quốc gia này mà còn cả thanh danh của Chính phủ Thái Lan. Trong quan hệ vớiViệt Nam, Thái Lan đã nhiều lần thể hiện nguyện vọng ký kết một hiệp định về nghềcá và xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế. Đó là những biện pháp hữu hiệu nhấtđể ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp. Ngày 23/2/1988, Vương quốc Thái Lantuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuyên bố này không đưa ra một ranhgiới thật sự nào của vùng đặc quyền kinh tế Thái Lan.

Như vậy, giữa Thái Lan và Việt Nam có hai vấn đề cần giải quyết, đó là phânđịnh thềm lục địa và phân định vùng đặc quyền kinh tế. Vịnh Thái Lan khơng sâu vàcó bề rộng không vượt quá 300 hải lý nên bản thân nó đã tạo ra một hồn cảnh hữuquan. Đường phân chia sẽ được xác định chủ yếu căn cứ vào các hồn cảnh địa lý.

Do được đánh giá có tiềm năng dầu khí trên một thềm lục địa duy nhất trongVịnh, hai bên hữu quan, Việt Nam và Thái Lan, đều có nền kinh tế phụ thuộc nhiềuvào việc sản xuất dầu khí, có cùng mối quan tâm giành được phần thềm lục địa nhiềunhất có thể. Hơn nữa, các bên khơng qn giành được sự kiểm sốt tối đa cột nướcphía trên thềm lục địa phân chia, một vùng biển quan trọng đối với công nghiệp đánhbắt cá. Rõ ràng vùng đặc quyền kinh tế đóng một vai trị khơng thể bỏ qua trong phânđịnh thềm lục địa.

Ngày 7 - 10/9/1992, cuộc họp cấp chuyên viên đầu tiên về phân định thềm lụcđịa giữa hai nước đã được tiến hành tại Băng Cốc. Phía Việt Nam đề nghị phân chiavùng chồng lấn hình thành giữa hai đường 1971 và 1973, phù hợp với luật pháp vàthực tiễn quốc tế, đặc biệt với Điều 74 và 83 của Công ước của Liên Hợp quốc về Luậtbiển năm 1982 về phân định theo ngun tắc cơng bằng. Phía Thái Lan đòi hỏi lấyđường 1973 làm cơ sở phân định, đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh đường 1971. Nóicách khác, Thái Lan không chấp nhận sự tồn tại vùng chồng lấn giới hạn bởi cácđường 1971, 1973 và hiệu lực của đảo Thổ Chủ trong phân định. Cuộc họp tiếp theotại Hà Nội từ ngày 20 - 23/5/1993, nhằm thúc đẩy đàm phán, phía Việt Nam đã đềnghị chia 50/50 vùng chồng lấn 1971 - 1973, nhưng phía Thái Lan vẫn giữ lập trườngcũ.

Tới vòng đàm phán III từ ngày 10 - 13/1/1995, phía Thái Lan đã thể hiện cóchuyển biến tích cực khi khơng bác bỏ đường 1971, và nêu nguyên tắc "mọi đườngphân chia phải phản ánh một giải pháp cơng bằng" - ngun tắc mà phía Việt Nam đãđề cập đến ngay từ đầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Như vậy, hai bên đã thống nhất cần áp dụng nguyên tắc công bằng trong phânđịnh để đi đến một giải pháp công bằng. Hai bên đều đồng ý áp dụng phương pháptrung tuyến trong phân định. Tuy nhiên, hai bên lại có bất đồng sâu sắc trong việc giảithích thế nào là cơng bằng, cần phải tính đến các yếu tố công bằng nào trong phânđịnh và đường trung tuyến được tính giữa bờ và bờ hay giữa đảo và đảo. Phân địnhthềm lục địa Việt Nam - Thái Lan chính là giải quyết sự khơng thống nhất giữa cácbên về xác định hiệu lực của các đảo. Điều này thể hiện cuộc đấu tranh pháp lý daidẳng giữa các bên trong suốt các vòng đàm phán tiếp theo: vòng IV từ ngày 5 -9/6/1995, vòng V từ ngày 28 - 31/8/1995. Phía Việt Nam, căn cứ Điều 121 Công ướccủa Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 cho rằng, quần đảo Thổ Chu mà đảo lớnnhất là đảo Thổ Chu có diện tích khoảng 10 km<small>2</small> và 500 - 600 dân xứng đáng phải cóvùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Các đá Ko Kra và Ko Losin của TháiLan chỉ nhô trên mặt nước 1,5 m, khơng có người ở và khơng có một đời sống kinh tếriêng, nên không thể được coi như đảo Thổ Chu. Các đá này nằm cách bờ biển TháiLan 26 và 37 hải lý. Phía Thái Lan cho rằng vị trí quần đảo Thổ Chu, nằm cách đảoPhú Quốc 55 hải lý, tạo một hiệu lực sai lệch đường biên giới biển có thể. Thái Lancơng nhận đảo có quyền có hiệu lực nhưng khơng phải là một hiệu lực toàn phần.Theo Thái Lan, vấn đề xác định hiệu lực đảo trong phân định còn rất khác nhau, chưacó một tiêu chuẩn thống nhất, thể hiện qua thực tiễn quốc tế và các phán quyết củaTòa án pháp lý quốc tế. Thái Lan đề nghị cho đảo Thổ Chu hưởng 25 - 30% hiệu lựcvà chấp nhận dành tối đa cho phía Việt Nam 30% diện tích vùng chồng lấn. Tuy nhiêntới vòng VI, những biến chuyển chính trị trên chính trường Thái Lan đã tác động đếntình hình đàm phán.

Sau khi quan hệ giữa hai nước phát triển thêm với chuyến thăm Việt Nam củaThủ tướng Thái Lan tháng 3 năm 1997 và kết quả kỳ họp lần thứ nhất của Uỷ ban Hỗnhợp Việt - Thái về hợp tác kinh tế cũng như thiết lập trật tự trên biển và nghề cá, đàmphán đã tiến triển trở lại. Trong cuộc đàm phán nối lại vòng VIII tại Đà Lạt, từ ngày30/5 - 3/6/1997, hai bên đã đồng ý giải quyết đồng thời cả hai vấn đề phân định thềmlục địa và vùng đặc quyền kinh tế bằng một đường ranh giới duy nhất.

Khu vực phân định mà Hiệp định ngày 9/8/1997 điều chỉnh được xác định trêncơ sở tôn trọng nguyên tắc không nên bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳ một nướcthứ ba nào yêu sách. Khu vực này được giới hạn ở phía Bắc và phía Nam bằng cácđường yêu sách 1971, 1973. Phía Tây được giới hạn bởi đường "dàn xếp tạm thời"giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia năm 1991 trong một tuyên bốchung thoả thuận hai bên không tiến hành bất kỳ hoạt động phát triển dầu khí nào ởngồi đường trung tuyến giữa Thổ Chu và Poulo Wai cho đến khi có một giải phápcuối cùng. Phía Đơng được giới hạn bởi ranh giới khu vực phát triển chung Thái Lan -Malaixia năm 1979. Tuy nhiên Việt Nam bảo lưu quyền của mình trong vùng chồnglấn ba bên Việt Nam - Th ái Lan - Malaixia. Việc lấy ranh giới khu vực phát triểnchung Thái Lan - Malaixia làm ranh giới cho vùng cần giải quyết chỉ có ý nghĩa là mọigiải pháp giữa Việt Nam và Thái Lan khơng gây ảnh hưởng gì tới yêu sách củaMalaixia, bên thứ ba, trong vùng này.

Sau chín vòng đàm phán, hai bên đã đi đến thoả thuận:

1. Đường phân chia thoả thuận là một đường thẳng kẻ từ điểm C (7<small>0</small> 49'0" B,103<small>0</small>02'30" Đ), tới điểm K (8<small>0</small>46'54"B; 102<small>0</small>12'11"Đ). Điểm C chính là điểm nhơ ranhất về phía Bắc của khu vực phát triển chung Thái Lan - Malaixia được xác định rõtrong bản ghi nhớ ngày 21/2/1979, và trùng với điểm 43 của đường yêu sách thềm lụcđịa của Malaixia năm 1979. Điểm K nằm trên đường thẳng cách đều Thổ Chu vàPoulo Wai, đây là đường "dàn xếp tạm thời" Việt Nam - Campuchia năm 1991. Với

</div>

×