Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tiểu luận - đường lối cách mạng - đề tài - Tăng trưởng nhanh nhưng phải “sạch” và “bền vững” nghĩa là thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.19 KB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÀI TIỂU LUẬN:</b>

<b>Đề tài :</b>

<i><b>Tăng trưởng nhanh nhưng phải “sạch” và “bền vững” nghĩa là thế nào?</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Việt Nam từ một nước kém phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, Việt Nam phải tính tốn kỹ cách thức hội nhập, mở cửa sao cho không "chệch hướng XHCN", để vừa tranh thủ tối đa các cơ hội và loại trừ, hạn chế hết mức những rủi ro và cạm bẫy.

- Cùng với chính sách phát huy tối đa nội lực, Việt Nam thực hiện chính sách "mở cửa", "hội nhập" với tất cả các nước trên thế giới để thu hút ngoại lực nhằm đẩy nhanh công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong khi hội nhập, mở cửa, chúng ta vẫn giáo dục vận động nhân dân và có những chính sách đúng đắn nhằm bảo tồn nền văn hóa và bản sắc dân tộc. Đồng thời chúng ta kiên quyết đấu tranh chống lại những ý đồ can thiệp vào công việc nội bộ dưới mọi biểu hiện của "diễn biến hồ bình".

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Trong hai thập kỷ qua, trên bình diện quốc tế, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được đặc biệt quan tâm, trở thành yêu cầu phát triển của tồn cầu. Đã có khơng ít hội nghị thượng đỉnh thảo luận về chủ đề này và đưa ra nhiều văn kiện, quyết sách quan trọng. Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hố, bảo vệ mơi trường”

I. Phát triển “bền vững” và “sạch” là gì?

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Nhà nước ta cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững.

<b>Chúng ta đã từng trả giá cho việc bị bao vây cấm vận về kinh tế và cô lập về chính trị. Nền kinh tế nước ta đã từng rơi vào khủng hoảng trầm trọng kéo theo nhiều khó khăn, tiêu cực xã hội. Hơn ai hết chúng ta lại thấm nhuần bài học "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" và với tinh thần "chủ động và sáng tạo" trong sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, việc tham gia vào quá trình tồn cầu hóa sẽ giúp chúng ta lợi dụng được sự phân công lao động quốc tế mới và nếu biết đi tắt đón đầu một số ngành mũi nhọn hợp với khả năng và trình độ của ta, chắc chắn chúng ta sẽ tranh thủ được những cơ hội mà tồn cầu hóa tạo ra.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng cần đảm bảo sự vững bền của nó. Chổ này </b>

thì chúng ta khơng khó để hiểu được đúng khơng? Như thể một người chạy quá nhanh thì dễ bị vấp ngã. Nền kinh tế tăng trưởng q nhanh mà khơng có những bước chân vững chắc thì cũng dễ rơi vào suy thối. Như chúng ta thấy nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khá nể, đã sắp vượt qua Hoa Kì. Nhưng các bạn cũng đã biết rồi đấy. Sở dĩ người ta gọi nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế bong bóng vì Trung Quốc cũng sẽ rất dể vấp phải cú ngã đau về kinh tế. Nền công nghiệp Trung Quốc là con rồng khát dầu thứ 2 thế giới. Trong nước anh Tàu nhà ta hiện nay lại khơng có đủ lượng dầu để cung ứng, đều này gây mối đe dọa rất lớn cho nền công nghiệp Trung Quốc. Vì thế mà Trung Quốc bỏ phiếu trắng trong việc Liên Hiệp Quốc đánh LiBi - cái mỏ dầu mà Tàu ta đã nhắm vào trước đó, sau lại nhìn sang biển Đơng - cái mỏ sau nhà vì một siêu cường đang phát triển mạnh như Trung Quốc hiện nay không muốn bị sụp đổ khi nền công nghiệp bị chết khát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Muốn thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh thì càng phải quan tâm đến vấn đề môi trường. Đồng thời chuẩn bị thật kĩ càng những gì cần thiết cho từng bước nhảy trong kinh tế. Tránh những cú ngã không ngờ trước khi cứ mãi mê chạy không thể thắng gấp

<b>II. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức</b>

Trong sự nghiệp đổi mới, khi thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta thấy cần và có thể rút ngắn thời gian bằng những bước nhảy vọt xen lẫn những bước tuần tự. Đảng ta đã đề ra chủ trương: tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

<b>Đảng ta đã đề ra đường lối: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức".Phát triển kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu. Lao động sản xuất bao giờ cũng phải dựa vào tri thức, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít. Nước ta, tuy cịn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và cơng nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của phát triển kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực cần thiết. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Các giải pháp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri

thức.Vấn đề quan trọng hàng đầu là, chúng ta phải chủ động phát huy năng lực sáng tạo tri thức ở trong nước, đồng thời phải biết tranh thủ cơ hội tiếp thu tri thức của thế giới tồn cầu hóa

Chúng ta bước đầu đã đạt được một số kết quả khích lệ trong hiện đại hóa nền cơng nghiệp và xây dựng kết cầu hạ tầng. Nhưng nhìn chung vẫn cịn tụt hậu về công nghiệp công nghệ cao. Gần đây, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), số dự án công nghệ cao đã tăng nhanh với vốn đầu tư lớn hứa hẹn triển vọng tốt. Về mặt xã hội có nhiều loại dịch vụ quan trọng cần hiện đại hóa theo hướng kinh tế tri thức. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như nước ta, có định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cần tập trung vào dịch vụ hành chính điện tử (hoặc chính phủ điện tử). Đây là một cuộc cách mạng thực sự hướng tới chủ nghĩa xã hội, vì nó, nếu được xây dựng đúng đắn và đầy đủ, sẽ khách quan bảo đảm được công khai, minh bạch, không tham nhũng, công bằng, dân chủ, văn minh. Đáng tiếc là thời gian qua có quyết tâm cao, nhưng dùng người chưa đúng nên kết quả yếu kém, cần rút kinh nghiệm để sắp tới làm tốt hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>III. Nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc văn hóa dân tộc: </b>

<b>Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải ln đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Sở dĩ cần phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến để chúng ta khơng tụt hậu so với thế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để khơng bị mất đi những giá trị đích thực của dân tộc ta.</b>

<b>Mỗi dân tộc trên thế giới có nền văn hóa của riêng mình. Khi tất cả đã mất, văn hóa là cái sẽ cịn lại, và nó là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc kia. Vì vậy, nếu chúng ta đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình, có khác gì chúng ta là những người mất nước ? Việc giữ vững văn hóa dân tộc thể hiện bản ngã của dân tộc, và làm cơ sở để khẳng định vị trí của dân tộc trên thế giới.</b>

<b>Nói như vậy khơng có nghĩa là chúng ta cứng nhắc giữ riêng văn hóa của mình mà bài trừ hồn tồn những nét đẹp trong văn hóa của các quốc gia khác. </b>

<b>Cần tiếp thu một cách có chọn lọc văn hóa của họ, và biến nó thành văn hóa của riêng mình. Điều này khác với sự dung hịa các nền văn hóa, học tập, tiếp thu khơng có nghĩa là hịa tan, là đi theo văn hóa nước ngồi mà bỏ qn các giá trị truyền thống. Văn hóa </b>

<b>khơng được trau dồi, tiếp thu sẽ là một thứ văn hóa khơng phù hợp với sự phát triển của xã hội. Và khi đó văn hóa sẽ khơng cịn là động lực để phát triển xã hội nữa. Vì vậy, xây dựng nền văn hóa tiên tiến là điều thiết yếu.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>“Sạch”là không ô nhiễm môi trường.</b>

<b>Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố mơi trường. Phân tích theo 3 vấn đề tác động đến mơi trường để chúng ta lựa chọn, xem xét cả trên bình diện quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một môi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của cả chúng ta và các thế hệ mai sau.</b>

<b>Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ơ nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và BVMT. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT,... </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để KT-XH phát triển. BVMT là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau khơng cịn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người...), thì sự phát </b>

<b>triển đó phỏng có ích gì! Nếu hơm nay thế hệ chúng ta khơng quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho mơi trường bị hủy hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>IV. Thực trạng mơi trường ở Việt Nam:</b>

<b>Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó cịn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Việt Nam là nước có vị trí địa lí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, vì thế đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để thu hút tư bản </b>

<b>nước ngoài. Tuy nhiên ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải sẽ là rào cản cho nguồn vốn tư bản nói trên. Điển hình như khu cơng nghiệp Bình Dương các bạn thấy đó. Nhiều người vẫn nói rằng Bình Dương là khu vực đang phát triển nhưng thật chất là một bãi rác cho các tư bản công nghiệp nước ngồi đổ vào nhiều nhất trong số đó có thể nói là Singapo. Họ dựng lên các nhà máy xí nghiệp ở nước ta để thuận lợi đổ rác vào nhà hàng xóm. Nhà nước ta cũng đưa ra nhiều biện pháp để giải cứu môi trường tuy nhiên trong pháp luật và ý thức của người Việt ta vẫn cịn khá lỏng lẻo, yếu kém. Vấn đề mơi trường không được giải quyết tốt đang là mối lo ngại cho các ơng chủ đầu tư nước ngồi vào Việt Nam ta hiện nay. Vì thế tăng trưởng kinh tế phải luôn đi đôi với vấn đề mô </b>

<b>trường.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đơ thị lớn. Ơ nhiễm mơi trường bao gồm 3 loại chính là: ơ nhiễm đất, ơ nhiễm nước và ơ nhiễm khơng khí. Trong ba loại ơ nhiễm đó thì ơ nhiễm khơng khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.</b>

<b>Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thốt nước khơng đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vơ cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra mơi trường mà khơng có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngồi việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>V. Một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường:</b></i>

<b>Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ mơi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khố IX) về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày </b>

<b>21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ mơi trường... </b>

<b>Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí mơi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Hai là, tăng cường cơng tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này</b>

<b>Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đơ thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính tốn kỹ lưỡng, tồn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho cơng tác quản lí nói chung, quản lí mơi trường nói riêng. Đối với các khu cơng nghiệp, cần có quy định bắt buộc các cơng ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hồn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chun mơn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến mơi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và cơng dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.</b>

<b>Năm là, đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục về mơi trường trong tồn xã hội </b>

<b>nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ mơi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trị, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội </b>

</div>

×