Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường xe cơ giới tại Tổng Công ty bảo hiểm BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 92 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNGẠI THƯƠNG–––––––––***–––––––––</b>

<b>ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP</b>

<b>QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNHBỒI THƯỜNG XE CƠ GIỚI TẠI TỔNG CÔNG TY</b>

<b>BẢO HIỂM BIDV</b>

<b>Ngành: Quản trị kinh doanh</b>

<b>VŨ VĂN QUYỂN</b>

<b>Hà Nội – 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNGẠI THƯƠNG–––––––––***–––––––––</b>

<b>ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP</b>

<b>QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNHBỒI THƯỜNG XE CƠ GIỚI TẠI TỔNG CÔNG TY</b>

<b>BẢO HIỂM BIDV</b>

<b>Ngành: Quản trị kinh doanh</b>

<i>Mã số: 8340101</i>

<b>Họ và tên học viên: Vũ Văn QuyểnNgười hướng dẫn: TS. Nguyễn Thúy Anh</b>

<b>Hà Nội - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CАM ĐОАNM ĐОẠI THƯƠNGАM ĐОАNN</b>

Tôi xin cam đoan đề án nghiên cứu tốt nghiệp này của riêng cá nhân tơi. Cácphân tích, dữ liệu nghiên cứu và kết quả trong đề án nghiên cứu này đảm bảo tínhtrung thực và chưa được đưa ra ở trong bất cứ cơng trình nào khác.

<b>Tác giả</b>

<b>Vũ Văn Quyển</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thúy Anh, người đã dẫn dắt và hướngdẫn tơi về những vấn đề trong q trình triển khai dự án. Cô luôn đưa ra ý kiến kịpthời, chỉnh sửa tận tình và nhiệt tình hỗ trợ để tơi hồn thành dự án này một cách tốtnhất.

Tơi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáoở Khoa Quản trị Kinh doanh và khoa sau Đại học đã hướng dẫn, chỉ dạy và tạo điềukiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại TrườngĐại học Ngoại Thương.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo của công ty, bạn bè và đồngnghiệp tại nơi làm việc đã luôn quan tâm và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tậpvà nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại Thương.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình của mình vì sự ủng hộ và hỗ trợkhơng ngừng nghỉ. Ngồi ra, tơi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệpvà những người bạn thân đã ln khích lệ và hỗ trợ tơi trong q trình học tập vàhồn thành bài tốt nghiệp.

<b>Tác giả</b>

<b>Vũ Văn Quyển</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...2</b>

<i><b>2.1. Nghiên cứu nước ngồi...2</b></i>

<i><b>2.2. Nghiên cứu trong nước...3</b></i>

<i><b>2.3. Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu...4</b></i>

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu...5</b>

<i><b>3.1. Mục tiêu tổng quát...5</b></i>

<i><b>3.2. Mục tiêu cụ thể...5</b></i>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...5</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu...5</b></i>

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu...5</b></i>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu...6</b>

<i><b>5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...6</b></i>

<b>1.1. Quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường xe cơ giới củadoanh nghiệp bảo hiểm...8</b>

<i><b>1.1.1. Một số khái niệm...8</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>1.1.2. Nội dung quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường rủi ro xe</b></i>

<b>1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi</b>

<b>thường xe cơ giới...19</b>

<b>2.1.Tổng quan về Tổng Cơng ty bảo hiểm BIDV...21</b>

<i><b>2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...21</b></i>

<i><b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BIC...23</b></i>

<i><b>2.1.3. Tình hình kinh doanh và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại tổng côngtybảo hiểm BIDV24</b></i><b>2.2.Thực trạng quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường xe cơgiới tại BIC giai đoạn 2021 – 2023...31</b>

<i><b>2.2.1. Thực trạng công tác giám định bồi thường xe cơ giới tại BIC...31</b></i>

<i><b>2.2.2. Quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường xe cơ giới tạiTổngCôngtybảo hiểm BIDV45</b></i><b>2.3.Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thườngxe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm BIDV giai đoạn 2021 – 2023...63</b>

<i><b>3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động quản trị rủi ro trong công tác giám</b></i><b>định bồi thường xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm BIDV đến 2025 67</b><i><b>3.1.1. Mục tiêu...67</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>3.2.3. Tăng cường công tác kiểm sốt rủi ro trong cơng tác giám định bồithường xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm BIDV703.2.4. Nâng cao chất lượng nhân sự trong công tác giám định bồi thường xecơ giới tại tổng công ty bảo hiểm BIDV703.2.5. Đầu tư và nâng cấp hệ thống cơng nghệ thơng tin...72</b></i>

<i><b>3.3. Hồn thiện cơng tác dự phịng, tài trợ tổn thất rủi ro trong cơng tác giám</b></i><b>định bồi thường xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm BIDV...72</b>

<i><b>3.4. Kiến nghị...72</b></i>

<b>KẾT LUẬN...74</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...75</b>

<b>PHỤ LỤC...77</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

<b>Bảng 2.1: Tăng trưởng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2023...25Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC giai đoạn 2021-2023...27Bảng 2.3: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ XCG năm 2023...30Bảng 2.4: Số vụ hồ sơ khiếu nại tại tổng công ty bảo hiểm BIDV giai đoạn 2021- 2023...39Bảng 2.5: Chi bồi thường + tăng/giảm dự phịng tại tổng cơng ty bảo hiểm BIDV giai đoạn 2021 – 2023...41Bảng 2.6: Thời gian bình quân giải quyết khiếu nại bồi thường giai đoạn 2021– 2023 ...42Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về cơng tác xây dựng chiến lược và chính sách rủiro trong công tác giám định bồi thường XCG tại tổng công ty bảo hiểm BIDV</b>

<b>...47Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về xây dựng mơ hình QTRR trong cơng tác giám định bồi thường XCG tại tổng công ty bảo hiểm BIDV...49Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về nhận diện RR trong công tác giám định bồi thường XCG tại tổng công ty bảo hiểm BIDV...52Bảng 2.10: Các mức xếp hạng rủi ro trong công tác giám định bồi thường XCGtại tổng công ty bảo hiểm BIDV...54Bảng 2.11: Quy tắc ứng xử đối với các mức xếp hạng rủi ro trong công tác giám định bồi thường XCG tại tổng công ty bảo hiểm BIDV...56Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về đo lường RR trong công tác giám định bồi thường XCG tại tổng công ty bảo hiểm BIDV...58Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về kiểm sốt RR trong cơng tác giám định bồi thường XCG tại tổng công ty bảo hiểm BIDV...60Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về dự phòng, tài trợ tổn thất RR trong công tác giám định bồi thường XCG tại tổng công ty bảo hiểm BIDV...62</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ</b>

Hình 1.1:Mơ hình QTRR tập trung...14

Hình 1.2: Mơ hình QTRR phân tán...15

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BIC...23

Hình 2.2: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023...26

Hình 2.3: Tăng trưởng doanh thu theo nghiệp vụ từ năm 2021 - 2023...28

Hình 2.4: Tỷ lệ bồi thường chung từ năm 2021-2023...29

Hình 2.5: Doanh thu nghiệp vụ XCG năm 2023...30

Hình 2.6: Quy trình giám định bồi thường XCG tại BIC...32

Hình 2.7: Tốc độ giải quyết khiếu nại bồi thường tại tổng công ty bảo hiểm BIDV giai đoạn 2021 – 2023...42

Hình 2.8: Mơ hình QTRR tại Tổng Cơng ty bảo hiểm BIDV...48

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài</b>

Hội nhập kinh tế quốc tế, tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ củacuộc cách mạng cộng nghệ 4.0 đã và đang làm cho quá trình hội nhập của các DNtrong các nền kinh tế diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với trước đây và biến đối sâusắc toàn cảnh bức tranh của các nền kinh tế. Các thay đổi đã và đang tác động đếnthực tiễn kinh doanh của các DN.

Bên cạnh đó, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu đều đã và đang đốidiện với nhiều khó khăn và thách thức bởi khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới,lạm phát, xung đột chính trị Nga – Ukraine leo thang, mức độ cạnh tranh giữa cácDN ngày một trở nên khốc liệt... vì vậy, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, cácDN đều phải thường xuyên đối mặt với hàng loạt các RR trong hoạt động kinhdoanh của mình. Các RR này có thể đem lại lợi ích, là cơ hội kinh doanh của DNnhưng cũng có thể đem lại thiệt hại làm ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh củaDN. Do vậy, quản lý tốt RR giúp DN tránh được những RR trong tương lai và cóthể giúp quản lý tốt hậu quả do RR gây ra. Quản lý RR hiệu quả, DN có thể tối đahóa được lợi nhuận thơng qua việc giảm thiểu khả năng xảy ra của RR và tối thiểuhóa các tổn thất do RR gây ra. Ngoài ra, thực hiện tốt công tác quản lý RR cũngsẽ mang đến nhiều lợi thế cạnh tranh cho các DN và giúp các DN ứng phó tốt vớicác RR bất lợi.Cũng như các tổ chức kinh tế khác, các DN kinh doanh trong lĩnh vực bảohiểm cũng phải chịu tác động của hàng loạt các RR xuất phát từ mơi trường bêntrong lẫn bên ngồi mang lại. Kinh doanh bảo hiểm là một lĩnh vực hoạt động nhạycảm và tiềm ẩn rất nhiều RR bởi đặc thù hoạt động kinh doanh của DN bảo hiểm làhoạt động theo cơ chế chuyển giao RR, chấp nhận RR là nguồn duy nhất mang lạilợi nhuận cho DN bảo hiểm. Vì vậy, quản lý tốt RR đóng vai trị đặc biệt quan trọngđối với sự tồn tại và phát triển của DN bảo hiểm. Quản lý RR được coi là hoạt độngcấp thiết và như là bản năng đối với các DN bảo hiểm và càng trở nên đặc biệt quantrọng đối với các DN bảo hiểm Việt Nam trong môi trường kinh doanh đầy biếnđộng như hiện nay.

Đối với BIC thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm XCG là nghiệp vụ chủ yếumang lại nguồn thu nhập lớn cho công ty, tuy nhiên RR từ hoạt động này mang lạicũng không nhỏ, làm gia tăng chi phí, giảm thu nhập, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

của cơng ty. Vì thế, để khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả hoạt động, trong thờigian qua, BIC đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mơ hình QTRR phù hợpnhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu các thiệt hại do RR mang lại,đặc biệt là RR trong công tác GĐBT XCG. Khả năng GĐBT của CTBH luôn làđiều quan tâm hàng đầu của KH khi ký kết hợp đồng, vì nó thể hiện chất lượng dịchvụ của công ty đối với KH, đây là yếu tố quyết định thành công hay thất bại tronghoạt động kinh doanh của DN, chỉ có giải quyết tốt nhu cầu KH, DN mới có đủ uytín để tồn tại trong một mơi trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay.

Thời gian qua, mặc dù đã được Ban lãnh đạo quan tâm sâu sát, RR trong hoạtđộng nhất là RR trong công tác GĐBT XCG đã có dấu hiệu giảm qua các nămnhưng thiệt hại từ các lỗi RR trong công tác GĐBT XCG cũng không hề nhỏ cùngvới việc gây ra những phiền hà và thiệt hại cho KH. Công tác GĐBT XCG thể hiệnsự cam kết của doanh nghiệp cũng như cơng tác chăm sóc khách hàng ở khâu hậubán hàng, làm tốt được việc này sẽ chứng minh chất lượng dịch vụ, uy tín và hìnhảnh của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Thực tế này địi hỏi trong thờigian tới, BIC cần có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động quản lý RR trong quátrình kinh doanh bảo hiểm XCG, đặc biệt là trong công tác GĐBT XCG.

<i><b>Với những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong</b></i>

<i><b>công tác giám định bồi thường xe cơ giới tại Tổng Công ty bảo hiểm BIDV” làm</b></i>

đề tài nghiên cứu của mình của mình.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu</b>

<i><b>2.1. Nghiên cứu nước ngoài</b></i>

Akoley, Abor (2013) kiểm tra thực tiễn quản lý RR của các CTBH nhân thọvà bảo hiểm phi nhân thọ Ghana. Thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợpso sánh, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý RR ở cả các CTBH nhân thọ vàCTBH phi nhân thọ để xác định xem họ có các phương pháp quản lý RR khác nhauhay tương tự nhau hay không. Kết quả khảo sát cũng được phân tích và so sánh vớicác nguyên tắc thực hành tốt trong quản lý RR tài chính. Những phát hiện củanghiên cứu cho thấy một số khác biệt và tương đồng trong thực tiễn quản lý RR củacác CTBH nhân thọ và phi nhân thọ. Hầu hết tất cả các CTBH nhân thọ đều nêu rõmức độ chấp nhận RR của mình, điều này cho phép họ xác định RR nào nên hấpthụ và RR nào

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

cần chuyển giao. Nhưng các CTBH phi nhân thọ chưa đặt ra mức độ chấp nhận RRmột cách rõ ràng. Kết quả còn tiết lộ rằng ngành này thiếu đủ nhân sự có kỹ năngquản lý RR cần thiết và ngành này không quản lý RR một cách chủ động mà họ làmnhư vậy để phản ứng lại các chỉ thị quy định.

Uddin và cộng sự (2014) nghiên cứu kinh doanh bảo hiểm và quản lý RR:nghiên cứu thực nghiệm về các CTBH tổng hợp tại Bangladesh. Nghiên cứu đã sửdụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, hai bộ câu hỏi cấu trúcđược phát triển, được chuẩn bị dựa trên mục tiêu của nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấpchỉ được thu thập liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và quản lý RR ởBangladesh. Dữ liệu đã được phân tích bằng các biện pháp thống kê như giá trịtrung bình, tỷ lệ và thang đo 5 điểm để xác nhận kết quả. Nghiên cứu này tiết lộrằng kinh doanh bảo hiểm bị ảnh hưởng đáng kể bởi hoạt động quản lý RR ởBangladesh. Nó có thể hữu ích cho cơ quan quản lý, các CTBH, cơ quan xếp hạng,hiệp hội bảo hiểm Bangladesh, các nhà nghiên cứu học thuật của học việnBangladesh và các nhà hoạch định chính sách quốc gia, những người đang nỗ lựccải thiện lĩnh vực bảo hiểm ở các nước đang phát triển cũng như toàn bộBangladesh.

Eikenhout, L.C.A. (2015) nghiên cứu quản lý RR và hiệu quả hoạt động ởcác CTBH. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ các báo cáo thường niên của 39 CTBHHà Lan. Kết quả xác nhận sự suy giảm hiệu suất hoạt động ở các CTBH. Sự sụtgiảm hiệu suất này ảnh hưởng bởi hoạt động quản lý RR. Các kết quả cũng cho thấycác công ty có mức độ thực hiện quản lý RR cao hơn có ROA cao hơn so với cáccơng ty có mức độ thực hiện quản lý RR thấp hơn.

Kaur và cộng sự (2023) nghiên cứu các giải pháp bền vững cho bảo hiểm vàquản lý RR. Nghiên cứu này xác định và phân tích kỹ lưỡng các cơng trình họcthuật quan trọng có liên quan đến ý tưởng và các yếu tố của bảo hiểm bền vững. Kếtquả cho thấy, bảo hiểm bền vững là một cách tiếp cận chiến lược và hoạt động quảnlý RR bao gồm việc nhận biết, đánh giá, duy trì và theo dõi các RR và cơ hội liênquan đến cải cách khí hậu, kinh tế xã hội và thể chế.

<i><b>2.2. Nghiên cứu trong nước</b></i>

Thanh Sơn (2015) nghiên cứu nâng cao năng lực QTRR cho bảo hiểm.Nghiên cứu cho rằng, các CTBH trước khi phát hành một đơn bảo hiểm đều phảiđánh giá rủi

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

ro được bảo hiểm, xem xét các yếu tố dẫn đến sự tăng giảm rủi ro … Từ đó mới đưara quyết định chấp nhận hay từ chối rủi ro với phạm vi bảo hiểm như thế nào, tỷ lệphí bảo hiểm là bao nhiêu cho phù hợp. Nhưng các bảo hiểm mới chỉ đánh giá đượcrủi ro của đối tượng được bảo hiểm, còn nhiều bảo hiểm vẫn chưa xem xét một cáchthấu đáo những rủi ro tiềm ẩn trong chính bản thân mình – đó là chưa có hệ thốngQTRR. Nghiên cứu đề xuất nâng cao nhận thức về QTRR chuyên nghiệp hơn, cầncó người chuyên tâm theo dõi QTRR, xây dựng và áp dụng các mơ hình QTRR, …

Nguyễn Quang Hiện, Phạm Huyền Trang (2017) nghiên cứu hoàn thiệnchính sách QTRR tại bảo hiểm phi nhân thọ. Nghiên cứu cho rằng, thực tế hệ thốngQTRR, kiểm soát nội bộ trong các bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam chưa thực sựhiệu quả, chưa độc lập, chưa chủ động; các quy trình cịn mang tính hình thức, việctn thủ chưa nghiêm túc do áp lực cạnh tranh phi kỹ thuật; hệ thống công nghệthông tin chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị và quản lý phát triển kinh doanh.Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hồn thiện chính sách QTRR tại bảo hiểm phinhân thọ như: nghiên cứu và triển khai QTRR một cách chủ động; xây dựng chínhsách rủi ro, khẩu vị rủi ro một cách chủ động và chuyên nghiệp; xây dựng các mụctiêu và chiến lược rủi ro; hồn thiện các quy trình nội bộ: Hợp đồng mẫu biểu, quytrình giảm thiểu và xử lý trục lợi bảo hiểm; …

Diệu An (2022) nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực QTRR của các bảohiểm. Nghiên cứu cho rằng các bảo hiểm ở Việt Nam chưa có sự quan tâm đúngmức đến cơng tác QTRR, phần lớn các bảo hiểm ở Việt Nam chưa có cơ chế vàphương pháp luận để chống đỡ rủi ro, chỉ có khoảng 30% - 40% các bảo hiểm ởViệt Nam thực hiện một vài bước trong quy trình QTRR. Đây là một tỷ lệ rất thấpphản ánh năng lực quản trị chưa tốt của các nhà quản lý các bảo hiểm. Hệ quả tấtyếu của tình trạng này là khả năng chống đỡ rủi ro của các DNNVV ở mức thấp.Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực QTRR củacác bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới như: nâng cao nhận thức về hoạt độngQTRR; giải quyết các vấn đề phát sinh do ảnh hưởng của thay đổi môi trường đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của DN; cần xây dựng quy trình QTRR, tối thiểuphải đảm bảo các nguyên tắc và các bước trong quy trình QTRR, …

<i><b>2.3. Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của QTRR đến hoạt độngkinh doanh bảo hiểm đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện khá nhiều.Tuy nhiên:Về địa điểm nghiên cứu, hiện nay chưa tìm thấy có nghiên cứu nào về QTRRtrong công tác giám định bồi thường XCG tại BIC.

Về mặt thời gian, mỗi nghiên cứu được thực hiện trong một khoảng thời, giaiđoạn nhất định, chính vì vậy, các biện pháp, đề xuất, kiến nghị của các nghiên cứunày khi ứng dụng cho thời điểm hiện tại có thể sẽ khơng cịn chính xác và hợp lýnữa bởi sự vận động và thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, môitrường kinh tế trong và ngồi nước; sự khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội trongtừng giai đoạn, từng thời kỳ là khác nhau, ... Đặc biệt, trong giai đoạn hậu đại dịchcovid 19 và tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước đang có nhiều diễn biếnphức tạp, hết sức khó lường.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Mục tiêu tổng quát</b></i>

Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về Quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm,tái bảo hiểm và quản trị rủi ro trong lĩnh vực bảo hiểm xơ cơ giới, đề tài phân tíchvà đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường xe cơgiới tại BIC, để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động Quản trị rủiro trong công tác giám định bồi thường xe cơ giới tại BIC trong thời gian tới.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề án là QTRR trong công tác GĐBT XCG tại BIC

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các tài liên quan trong giai đoạn 2021 – 2023.Thời gian khảo sát từ tháng 12/01/2024 đến tháng 01/02/2024

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu</b></i>

Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của BIC trong giai đoạn 2021 – 2023, báo cáo của Phòng/Banliên quan với các số liệu về công tác QTRR trong công tác GĐBT XCG. Các số liệuliên quan đến đề tài nghiên cứu đã được cơng bố từ internet, báo chí, cơ quan banngành,

Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách khảo sát các KH, cán bộ củaBIC thông qua bảng khảo sát được soạn sẵn. Thời gian khảo sát từ tháng 15/02/2024 đến tháng 01/03/ 2024.

<i><b>5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu</b></i>

Phương pháp phân tích, so sánh: xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cáchdựa trên việc so sánh số liệu với các chỉ tiêu kinh doanh, tình hình QTRR trongcơng tác GĐBT XCG trong các kỳ kinh doanh, …. So sánh tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳphân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênhlệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng, mức độ hoàn thành, …

Thống kê mơ tả (Descriptive Statistics): để tóm tắt, mô tả tập hợp dữ liệu,mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ mà tác giả thu thập được thông qua thựchiện khảo sát trực tiếp các KH của BIC. Các công cụ số dùng để mơ tả là trung bìnhcộng và độ lệch chuẩn. Các công cụ trực quan là các biểu đồ.

<b>6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài</b>

<i><b>6.1. Ý nghĩa khoa học</b></i>

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần bổ sung những luận cứ khoa học trong các hoạt động nghiên cứu sau này về QTRR trong công tác GĐBT XCG.

Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các KH của BIC thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi được xây dựng sẵn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Thông qua phân tích và đánh giá thực trạng QTRR trong cơng tác GĐBTXCG tại BIC để tìm ra các ưu, nhược điểm sẽ giúp các nhà quản trị BIC nắm bắtđược các điểm yếu. Từ đó, có các giải pháp nâng cao hoạt động QTRR trong côngtác GĐBT XCG tại BIC trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu củaluận văn có thể được các DN kinh doanh bảo hiểm khác nghiên cứu và xem xét ứngdụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ CỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI ROTRONG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG XE CƠGIỚI CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM</b>

<b>1.1. Quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường xe cơ giới của doanhnghiệp bảo hiểm</b>

<i><b>1.1.1. Một số khái niệm</b></i>

<i>1.1.1.1. Bảo hiểm</i>

Mặc dù ra đời khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thốngnhất về bảo hiểm. Người ta đưa ra khái niệm về bảo hiểm theo nhiều góc độ khácnhau.

<i>Tập đoàn bảo hiểm AIG - Mỹ: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một</i>

người, một hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho CTBH, cơng ty đó sẽ bồithường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chiagiá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.

<i>Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt</i>

động của bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó bảo hiểm chấp nhận rủi ro của

<b>người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để bảo hiểmtrả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảohiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong đó:</b>

 Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ nộp chodoanh nghiệp bảo hiểm để trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảohiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luậtquy định.

 Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tínhmạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thểđồng thời là người thụ hưởng.

 Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định đểnhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

Vì vậy, có thể hiểu bảo hiểm như sau: “Bảo hiểm là dịch vụ tài chính, thơngqua đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trongtừng

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộpmột khoản phí cho chính người nộp hoặc cho người thứ ba”.

<i>1.1.1.2. Bảo hiểm xe cơ giới</i>

<i>Tập đoàn bảo hiểm AIG - Mỹ: “Bảo hiểm XCG là bảo hiểm dành cho xe ô tô,</i>

xe tải, xe máy và các phương tiện giao thông đường bộ khác. Đây được xem là sựbảo vệ về mặt tài chính khỏi các thiệt hại về thể chất hoặc thương tật do tai nạn giaothông gây ra và các trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh từ đó”.

Luật giao thông đường bộ Việt Nam (2008): “Bảo hiểm XCG là loại bảohiểm dành cho xe ô tô, xe máy, xe tải và các phương tiện giao thơng đường bộ khác.Mục đích của bảo hiểm là bảo vệ kinh tế tránh thiệt hại về tài sản hoặc thương tật dotai nạn giao thông gây ra, không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu xe xảy ra tainạn”.

<b>Quy trình bảo hiểm xe cơ giới từ khâu cấp đơn đến khi giám định bồithường (nếu có tổn thất xảy ra) được thực hiện như sau:</b>

Bước 1: Chủ xe có nhu cầu mua bảo hiểm cho chiếc xe ô tô của mình, liên hệvới cơng ty bảo hiểm cung cấp thông tin về chiếc xe.

Bước 2: Công ty bảo hiểm khảo sát thông tin về chiếc xe, định giá trị hiện tạitrên thị trường để đưa ra bản chào phí bảo hiểm.

Bước 3: Hai bên, chủ xe và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, thỏathuận thanh tốn phí baroo hiểm, HĐBH có hiệu lực.

Bước 4: Trong q trình sử dụng, nếu có tổn thất xảy ra, chủ xe thông báo tớicông ty bảo hiểm tiến hành giám định để xác định tổn thất và tính tốn số tiền sẽphải bồi thường.

Bước 5: Sau khi chiếc xe ô tô được sửa chữa/khôi phục như tình trạng trướckhi tổn thất, công ty bảo hiểm bồi thường số tiền sửa chữa liên quan đến tổn thất vàđóng hồ sơ.

<b>Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghiệp vụ xe cơ giới:</b>

- Tỷ lệ bồi thường.Cơng thức tính:

Số tiền bồi thường

Tỷ lệ bồi thường(%) = x 100Doanh thu phí bảo hiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

(Tỷ lệ bồi thường có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh bảo hiểm củadoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Tỷ lệ bồi thường cao có khả năng dẫn đếnviệc doanh nghiệp bảo hiểm thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm).

- Ban hành đầy đủ, cập nhật kịp thời Quy trình, hướng dẫn GĐBT.- Thu địi bên thứ ba thành cơng.

- Trình độ của cán bộ khai thác bảo hiểm và giám định bồi thường.- Lựa chọn đơn vị sửa chữa phù hợp.

<i>1.1.1.3. Giám định, bồi thường tổn thất xe cơ giới</i>

Luật Kinh doanh bảo hiểm (2022<i>): “Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạtđộng xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất và tính tốn phân bổ tráchnhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm”.</i>

Như vậy, giám định bồi thường tổn thất xe cơ giới trong bảo hiểm được hiểulà hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất và tính tốn phân bổtrách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.

<b>Vai trò của giám định bồi thường xe cơ giới</b>

Việc GĐBT khơng chỉ là một nghĩa vụ mà cịn là một quyền lợi quan trọngcủa các DN bảo hiểm. Điều này bởi vì vai trị thiết thực của việc giám định khơngchỉ đối với DN mà cịn đối với KH của họ.

Trong DN bảo hiểm, hoạt động giám định và hoạt động bồi thường bảo hiểmliên kết mật thiết. Sự chính xác của quyết định giám định trực tiếp ảnh hưởng đếnsố tiền được chi trả trong các vụ bồi thường.

Các chuyên viên giám định là những người thực hiện việc giám định tổn thất.Trong các nước phát triển, chúng thường được lựa chọn và chỉ định bởi các CTBH.Để đảm bảo sự khách quan, nhân viên giám định phải không có quan hệ với KH bảohiểm, từ đó tránh được các tình huống bồi thường sai.

Việc giám định giúp xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất một cáchchính xác, từ đó giúp KH hiểu rõ hơn về hoạt động bồi thường của DN, từ đó tránhđược các hiểu nhầm khơng mong muốn.

Trong q trình giám định, sự khách quan và minh bạch là rất quan trọng.Nhân viên giám định cần phải giải thích rõ ràng và đầy đủ về quy trình làm việc vàtrả lời mọi thắc mắc của KH. Việc thực hiện giám định một cách tốt sẽ góp phầnvào

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

việc giải quyết tốt hơn các vụ bồi thường, tăng cường lịng tin từ KH và nâng cao uytín cho DN bảo hiểm, từ đó giúp DN nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Giám định giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ của tổn thất, từđó giúp cho KH có thể hiểu rõ của DN, về hoạt động bồi thường nhằm tránh nhữnghiều nhầm đáng tiếc có thể xảy ra.

Trong q trình giám định, nhân viên giám định phải làm trịn nghĩa vụ củamình, phải khách quan và rõ ràng, phải giái thích đầy đủ và cặn kẽ cho KH về quycách làm việc và các thắc mắc của họ. Nếu giám định tốt sẽ giải quyết tốt khâu bồithường, củng cố lòng tin cho KH và nâng cao uy tín cho DN để từ đó giúp DN bảohiểm nâng cao sức cạnh tranh.

<b>Mục tiêu của công tác giám định bồi thường</b>

Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, q trình giám định đóng vai trị quan trọng trongviệc xác định mức độ và nguyên nhân của tai nạn, từ đó xác định trách nhiệm bảohiểm. Tai nạn có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra các tổnthất không đồng đều. Qua công tác giám định, các chuyên viên sẽ lọc và xác địnhnhững nguyên nhân và tổn thất nằm trong phạm vi bảo hiểm đã được ký kết. Mụctiêu của quá trình này là giải quyết các vụ tai nạn nhanh chóng và kịp thời, bảo vệquyền lợi hợp pháp của các KH tham gia bảo hiểm và thực hiện trách nhiệm củaDN bảo hiểm. Điều này giúp đảm bảo ổn định tài chính và hoạt động kinh doanhcho KH.

Sau khi hồn thành q trình giám định, việc lập biên bản giám định là cầnthiết. Biên bản này cần phải đáp ứng hai yêu cầu chính:

- Phản ánh tính khách quan, sự tỉ mỉ và cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết vềcác tổn thất gây ra bởi tai nạn.

- Dựa trên hợp đồng bảo hiểm và mức thiệt hại thực tế, đề xuất phương ánkhắc phục thiệt hại một cách hợp lý nhất.

<b>Nguyên tắc chung trong công tác giám định bồi thường</b>

<i><b>Nguyên tắc giám định</b></i>

<i><b>Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh, công tác giám định phải tuân thủnhững nguyên tắc cơ bản:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận thông báo vềvụ tai nạn đối với xe bảo hiểm. Nguyên tắc này giúp tránh trục lợi bảo hiểm và đảmbảo chính xác, nhanh chóng trong việc thu thập hồ sơ cho KH.

Quá trình giám định phải do GĐV tiến hành. GĐV có thể là nhân viên củaCTBH hoặc được thuê từ bên ngoài. Nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi của CTBH vàđảm bảo tính chính xác, nhanh chóng của cơng tác giám định.

Trong q trình giám định, chủ xe (lái xe hoặc đại diện hợp pháp) phải cómặt để đảm bảo tính hợp lệ và pháp lý của biên bản giám định. Các bên phải ký tênđể tránh các tranh chấp có thể xảy ra.

Biên bản giám định chỉ cung cấp cho người yêu cầu giám định và khôngđược tiết lộ nội dung cho bất kỳ cơ quan nào khác, trừ khi có sự cho phép từ CTBH.

<i><b>Nguyên tắc bồi thường</b></i>

Trong quá trình giải quyết bồi thường, cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:Phải đảm bảo giải quyết đúng chế độ bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm đốivới đối tượng bảo hiểm, RR được bảo hiểm, và thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm.Tiền bồi thường phải được trả đúng cho đối tượng quy định.

Cần cung cấp đủ căn cứ pháp lý chứng minh rằng đối tượng bảo hiểm đã gặpRR khi hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, thiệt hại thuộc phạm vi nhận bảo hiểm vàkhông vi phạm các điểm loại trừ.

Quá trình giải quyết phải diễn ra nhanh chóng, kịp thời nhưng không quáphức tạp để có thể thực hiện được. Cần có các phương án thay thế khi cần thiết đểđảm bảo tính hiệu quả của quá trình giải quyết.

Số tiền bồi thường sẽ được chi trả dựa trên kết quả của quá trình giám định,cũng như các điều khoản cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm và các nguyên tắc bảohiểm áp dụng.

<i>1.1.1.4. Quản trị rủi ro trong giám định bồi thường xe cơ giới</i>

Thông qua tất cả các khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: “QTRR trong GĐBTbảo hiểm XCG là quá trình tiếp cận RR một cách khoa học, toàn diện và có hệthống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổnthất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của RR thơng qua việc xây dựng chính sách, thiếtlập quy trình khai thác, GĐBT bảo hiểm khi KH xảy ra RR”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>1.1.2. Nội dung quản trị rủi ro trong công tác giám định bồi thường xe cơ giới</b></i>

Công tác QTRR bao gồm các nội dung sau:

<i>1.1.2.1. Xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro</i>

Để hoạch định chiến lược QTRR hiệu quả, các DN cần xác định rõ tầm nhìn,mục tiêu và sứ mệnh của mình. Chiến lược QTRR cần phản ánh khẩu vị rủi ro củaDN đối với RR trong công tác Giám định và Bồi thường GĐBT XCG, cũng nhưmức độ chấp nhận RR và khả năng QTRR của DN.

Để thực thi chiến lược QTRR này, DN cần ban hành chính sách QTRR cụ thểtrong cơng tác GĐBT XCG. Chính sách này sẽ là cơ sở pháp lý và hành động cụ thểđể thực hiện chiến lược QTRR, đảm bảo rằng các quy trình và quy định được thựchiện một cách nhất quán và hiệu quả, từ đó giảm thiểu RR và tối ưu hóa quản lý RRtrong cơng tác GĐBT XCG của DN.

<i>1.1.2.2. Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro</i>

Mơ hình QTRR là một mơ hình chức năng mà các phòng ban liên quan đếnmọi hoạt động của DN tham gia vào các công việc sau:

 Nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách QTRR: Tập trung chủ yếu vàoviệc phát triển "văn hóa rủi ro" và "khẩu vị rủi ro".

 Nhận diện, đo lường và đánh giá rủi ro: Liên quan đến việc xác định các rủi rocó thể phát sinh trong công tác GĐBT XCG, sau đó đo lường và đánh giáchúng.

 Giám sát, kiểm tra và giảm thiểu rủi ro: Các bộ phận này có trách nhiệm theodõi và kiểm tra các hoạt động liên quan đến GĐBT XCG, từ đó giảm thiểu cácrủi ro có thể xảy ra và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình liên quan. Báo cáo về các loại rủi ro: Tạo ra báo cáo về các loại rủi ro đã được nhận diện

và đánh giá trong công tác GĐBT XCG của , đồng thời đề xuất các biện phápgiảm thiểu và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Hiện có 2 loại mơ hình QTRR là mơ hình quản lý tập trung và phân tán:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Hình 1.1:Mơ hình QTRR tập trung</b>

<i>(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015))</i>

Điểm cơ bản trong mơ hình QTRR tập trung là sự tách biệt một cách độc lậpgiữa ba khối (ba chức năng): Khối kinh doanh, khối quản lý RR và khối xử lý nộibộ. Các đơn vị cấp chi nhánh hầu hết là phải trình lên Trụ sở chính, điều này chothấy sự kiểm soát chặt chẽ, xong sẽ mất nhiều thời gian.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Hình 1.2: Mơ hình QTRR phân tán</b>

<i>(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015))</i>

Đặc điểm của mơ hình QTRR phân tán là chưa có sự tách bạch giữa chức năngquản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Cấp chi nhánh được chủ động đối vớinhững dịch vụ được phân cấp, chỉ phải trình Trụ sở chính những dịch vụ vượt thẩmquyền. Điều này cho thấy, mơ hình này linh hoạt hơn và thời gian giải quyết vấn đềnhanh hơn.

<i>1.1.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro</i>

 <i><b>Nhận diện RR</b></i>

Nhận diện RR là việc xác định, theo dõi mọi công việc của DN nhằm thống kêcác RR, dự báo các loại, dạng RR mới và đưa ra các biện pháp kiểm soát và tài trợRR cho phù hợp

Từ KH: xuất phát từ việc trì hỗn, gây cản trở cho DN khi tiến hành kiểm tra,giám sát, cung cấp thiếu thông tin

Từ DN: xuất phát từ việc xác định không đúng về mức độ RR của KH …

<i>Các rủi ro có thể gặp phải trong giám định bồi thường XCG bao gồm nhưngkhông giới hạn ở những rủi ro sau:</i>

+ Không tiếp nhận hoặc tiếp nhận thông tin tổn thất từ khách hàng muộn hoặckhơng chính xác dẫn đến giám định viên không hướng dẫn tới chủ xe/lái xe các thủtục cần thiết ngay từ ban đầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

+ Chủ xe/lái xe thơng báo thơng tin tổn thất khơng chính xác nhằm trục lợi bảo hiểm.

+ Chủ xe/lái xe cấu kết với giám định viên gian lận trong việc kê khai và ghi nhận tổn thất.

+ Lái xe/chủ xe tạo dựng hiện trường tai nan giả nhằm trục lợi bảo hiểm.+ Lái xe/chủ xe lắp bộ phận đã hư hỏng từ trước vào để khai báo tổn thất.+ Vì lý do lái xe uống rượu, bia/ chất kích thích hoặc khơng có giấy phép lái xehợp lệ ... nên chủ xe có thể đổi lái xe khác để trục lợi bảo hiểm.

+ Đưa xe ô tô vào sửa chữa tại gara không đảm bảo chất lượng.+ Thời gian giải quyết bồi thường chậm.

+ Cán bộ giải quyết hồ sơ đề xuất sai phương án cũng như số tiền bồi thường.+ Cán bộ đề xuất thanh toán tiền bồi thường sai người thụ hưởng.

+ Sự cố an ninh hệ thống CNTT ảnh hưởng đến việc giải quyết bồi thường trênphần mềm.

 <i><b>Đo lường RR</b></i>

Đo lường RR là DN xây dựng các phương thức phù hợp để đánh giá RR củaKH để xác định phần thiệt hại, đền bù, và trích lập DPRR để tài trợ RR. Đo lườngRR giúp DN đưa ra quyết định đền bù/không đền bù thiệt hại cho KH; ước lượngtổn thất có thể xảy đến để phân loại và làm cơ sở xây dựng DPRR.

Có rất nhiều phương thức để đo lường RR, chia thành 2 nhóm là các tiêu chíđịnh tính và định lượng.

Để đo lường rủi ro, có thể sử dụng các chỉ số rủi ro chính (KRIs). Là chỉ sốdùng để đo lường mức độ rủi ro đối với một hoạt động hay sự kiện nhằm giúp chodoanh nghiệp nhận biết sớm dấu hiệu của một rủi ro tiềm tàng hay rủi ro đang giatăng, từ đó tìm ra thời điểm cần có hành động cân nhắc, xem xét hay khởi độngcông tác quản lý rủi ro tương ứng. Chỉ số rủi ro chính có thể được thể hiện dướidạng chỉ số ước lượng khả năng xảy ra (chỉ tiêu nguyên nhân) hoặc ảnh hưởng tiềmtàng đến kết quả hoạt động (chỉ tiêu hệ quả) của một sự kiện rủi ro.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Một số KRIs trong giám định bồi thường XCG như sau:</b>

1 Tần suất vi phạm

Số lần vi phạm trung bình (vượt quá thẩm quyền hoặc không tuân thủ hướng dẫn bồithường)

2 Tần suất xảy ra tổn thấtlớn/trung bình

Số lượng khoản bồi thường lớn/trung bìnhthơng báo trong quý

3 Tỷ lệ từ chối bồi thường Số lượng hồ sơ bồi thường bị từ chối/Tổng sốhồ sơ bồi thường xử lý trong kỳ

4 Số lượng hồ sơ bồi thườngsai

Trung bình số hồ sơ bồi thường sai trong quý5 Tuổi nợ thu địi bồi thường

thống cơng nghệ thơn tin

Số lần sự cố an ninh xảy ra trong kỳ9 Tỷ lệ phàn nàn của khách

Số lượng khách hàng phàn nàn/Tổng số kháchhàng được hỏi/khảo sát

10 Tỷ lệ khách hàng có mứcbồi thường cao

Tỷ lệ khách hàng có mức bồi thường cao/Tổng số khách hàng

Cũng có thể áp dụng một số biện pháp và công cụ để đo lường rủi ro trong lĩnhvực giám định xe cơ giới như sau:

 Kiểm tra lịch sử sử dụng xe: Việc này bao gồm việc xem xét quá trìnhsử dụng xe, bao gồm lịch sử tai nạn, sửa chữa và bảo dưỡng. Các thôngtin này giúp đánh giá mức độ bảo dưỡng và khả năng xuất hiện rủi rotrong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

 Đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe: Thơng qua việc kiểm tra chi tiếttình trạng của xe, từ động cơ, hệ thống phanh, lốp xe, đến hệ thống điệnvà các phần khác, để xác định các yếu tố có thể gây rủi ro.

 Phân tích dữ liệu về tai nạn và thống kê: Sử dụng dữ liệu và thống kê vềtai nạn xe cơ giới để xác định các mơ hình và xu hướng rủi ro, giúp dựđoán khả năng xảy ra thiệt hại trong tương lai.

 Ứng dụng công nghệ và phần mềm: Sử dụng các công cụ phần mềmchuyên nghiệp giúp trong việc thu thập dữ liệu, phân tích và dự báo rủiro. Các ứng dụng có thể bao gồm phần mềm quản lý bảo dưỡng, phầnmềm giám định tai nạn, và các hệ thống đánh giá rủi ro tự động.

 Đánh giá môi trường sử dụng xe: Xem xét các yếu tố như điều kiệnđường xá, thời tiết, và môi trường vận hành xe có thể ảnh hưởng đến rủiro. Điều này bao gồm cả việc đánh giá thói quen lái xe của chủ xe cũngnhư lịch sử vi phạm giao thông.

 Xem xét yếu tố con người: Đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm lái xe vàhành vi của người lái, vì con người là yếu tố quan trọng có thể tănggiảm rủi ro.

 Sử dụng bảng xếp hạng rủi ro: Áp dụng các bảng xếp hạng rủi ro dựatrên loại xe, tuổi xe, và các yếu tố khác để hệ thống hóa việc đánh giárủi ro.

 <i><b>Giám sát RR</b></i>

Cơng việc trọng tâm của quản lý rủi ro là phòng ngừa và kiểm sốt rủi ro.Phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, cơng cụ,chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểunhững tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể đến với tổ chức. Các biệnpháp cơ bản để phòng ngừa và kiểm sốt rủi ro được chia thành các nhóm:

+ Các biện pháp né tránh rủi ro: đây là các biện pháp trong đó nhà quản lý sẽtìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránhcho doanh nghiệp không tham gia vào, nhờ đó khơng phải chịu rủi ro.

+ Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: đây là các biện pháp nhằm vào nguyênnhân gây ra rủi ro khiến cho rủi ro không thể xảy ra. Chẳng hạn để ngăn chặn nhữngrủi ro

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

do thiếu thông tin khi tham gia vào một thị trường mới, có thể sử dụng hình thứcbán hàng qua đại lý thay vì trực tiếp bán hàng.

+ Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Một khi không thể né tránh rủi ro nhà quảnlý sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Ví dụ để giảm rủi ro bị đối táclừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin đến mức có thể để nắm rõ vềđối tác.

+ Các biện pháp chia sẻ rủi ro: Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kếtnhững hợp đồng với những điều khoản đặc biệt. Ví dụ để tránh rủi ro giá cả biếnđộng, doanh nghiệp sẽ phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cả cố định, hoặcdoanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷgiá. Với những hợp đồng như vậy rủi ro sẽ được chia sẻ với cả bên mua và bên bán.

 <i><b>Tài trợ RR</b></i>

Tài trợ RR là để bù vào những mục thiếu hụt do RR gây ra. Tiền để tài trợ choRR gồm: quỹ DPRR được DN trích lập, … Quỹ DPRR được thiết lập sau hoạt độngphân loại dựa trên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng công tác GĐBT XCG.

Đối với các cá nhân liên quan thì DN sẽ tìm nguyên nhân từ đâu, trách nhiệmcủa ai liên quan đến RR để có biện pháp xử lý như truy cứu hình sự, dân sự, …nhằm mục tiêu khắc phục RR.

<b>1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong công tác giám định bồithường xe cơ giới</b>

<i><b>1.2.1. Nhân tố khách quan</b></i>

<b>Môi trường tự nhiên: Khi mơi trường tự nhiên có các yếu tố bất thường như</b>

bão lũ, khô hạn, dịch bệnh kéo dài, mưa bão, ... gây thiệt hại cho các phương tiệnXCG thì RR sẽ xuất hiện làm cho DN phải đền bù.

<b>Pháp lý: hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, các văn bản của Nhà</b>

nước ban hành về hoạt động của DN bảo hiểm. Do đó, mơi trường pháp lý tác độngto lớn đến hiệu quả của QTRR trong công tác GĐBT XCG của các DN.

<b>Nhân tố thuộc về Khách hàng: Các nhân tố từ KH ảnh hưởng đến QTRR</b>

trong công tác GĐBT XCG của các DN bao gồm việc KH cung cấp sai thông tin,hồ sơ, giấy tờ, ...; Cố tình lừa đảo DN bảo hiểm nhằm kiếm tiền đền bù, …

<i><b>1.2.2. Nhân tố chủ quan</b></i>

<i><b>Nhân tố thuộc về Doanh nghiệp</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Chiến lược QTRR đóng vai trị quan trọng trong việc định hình hiệu quả củacác hoạt động QTRR trong lĩnh vực GĐBT XCG của các DN. Việc xây dựng mộtkhung chiến lược QTRR cụ thể và phù hợp là một yếu tố quyết định đến sự thànhcơng của QTRR. Do đó, để đảm bảo QTRR hoạt động hiệu quả, DN cần thực hiệnnghiên cứu và phát triển một khung chiến lược QTRR phù hợp với bản chất và khảnăng của mình. Trong quá trình này, việc xác định mục tiêu và áp dụng các biệnpháp cụ thể để đạt được mục tiêu là cực kỳ quan trọng.

Mơ hình QTRR đóng vai trò quyết định đối với sự hiệu quả của hoạt độngQTRR tại DN. Nếu mơ hình QTRR được tổ chức khơng khoa học và thiếu tính thựctiễn, thì khả năng thành cơng của QTRR sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngoài việc xâydựng chiến lược QTRR, các DN bảo hiểm cần nghiên cứu và áp dụng một mơ hìnhQTRR phù hợp và thích hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình.

Quy trình QTRR của DN, đặc biệt là cơng việc nhận diện và kiểm sốt RRtrong hoạt động GĐBT XCG, đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính khoahọc và thực tiễn của hoạt động quản trị. Một quy trình QTRR có cơ sở khoa học vàphù hợp với thực tế sẽ giúp DN thực hiện quản trị dễ dàng và đạt được hiệu quả cao.Nhân sự là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, bao gồm cả công tác QTRR.Việc tuyển dụng và sử dụng nhân sự cần phải đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch,và chú trọng đến trình độ và đạo đức. Chỉ khi đó, DN mới có thể hạn chế được cácloại RR và thực hiện QTRR một cách hiệu quả

Cơng nghệ đóng vai trị khơng thể thiếu trong hoạt động của DN, đặc biệt làtrong môi trường số hóa ngày nay. Nếu hệ thống cơng nghệ của DN khơng đượccập nhật, điều này có thể làm trở ngại lớn nhất đối với việc thực hiện QTRR tronghoạt động GĐBT XCG của DN. Sự tác động này có thể ảnh hưởng đáng kể đếnhiệu quả của QTRR.

<b>Tóm tắt chương 1</b>

Chương này đã tổng hợp các lý thuyết về QTRR, GĐBT XCG. Bên cạnh đó,đi sâu vào làm rõ nội dung QTRR trong công tác GĐBT XCG. Cuối cùng, chươngnày đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QTRR trong công tác GĐBTXCG.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONGCÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG XE CƠ GIỚI TẠITỔNG CƠNG TY BẢO HIỂM BIDV</b>

<b>2.1.Tổng quan về Tổng Cơng ty bảo hiểm BIDV</b>

<i><b>2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển</b></i>

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đồn tài chính mang thương hiệuBIC thông qua việc BIC mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tếQBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (là DN có vốn đầu tư nướcngồi, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vàohoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006.

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang là 1 trong10 CTBH phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và nằm trong Top 3 nhàbảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường. BIC là công ty dẫnđầu thị trường về phát triển kênh Bancassurance và kênh bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là CTBH đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thịtrường Đơng Dương.

<b>Tháng 1/2006, BIDV chính thức mua lại phần vốn góp của QBE trong liên</b>

doanh và đổi tên thành CTBH Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).

<b>Năm 2007, BIC tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, mở rộng thêm 11 chi nhánh</b>

và 30 phòng kinh doanh khu vực

<b>Năm 2008, với chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường các nước Đông</b>

Dương, BIC hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân hàngNgoại thương Lào (BCEL) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI).

<b>Năm 2010, BIC được bình chọn vào top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt</b>

<b>Năm 2012, là năm BIC chuyến hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực bán lẻ với hàng</b>

loạt sản phẩm bảo hiểm cá nhân mới và sự khởi sắc của hầu hết các kênh phân phối,đặc biệt là Bancassurance và Bảo hiểm trực tuyến.

<b>Năm 2015, BIC và FairFax - nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng đầu thế giới</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

đến từ Canada, đã hoàn tất giao dịch mua cổ phần chiến lược. Trong đó FairFaxmua 35% cổ phần mới phát hành của BIC và trở thành nhà đầu tư chiến lược.

<b>Năm 2020, BIC đã cho ra mắt ứng dụng di động BIC Online với nhiều tiện ích</b>

hiện đại dành cho KH.

<b>Năm 2021, BIC ra mắt và đưa vào vận hành website bán bảo hiểm trực tuyến</b>

hoàn toàn mới mybic.vn. BIC cũng lần đầu tham gia Câu lạc bộ 500 tỷ đồng lợinhuận trước thuế, đồng thời được Forbes Việt Nam định giá thương hiệu ở mức 10triệu USD, cao thứ 3 tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.

<b>Thời điểm tháng 12 năm 2023, trải qua 18 năm thành lập và phát triển, tổng số</b>

cán bộ nhân viên của BIC đã đạt con số 1.236 với 33 Công ty thành viên, 2 liên doanh ởhải ngoại và hơn 200 Phòng kinh doanh trải dài khắp toàn quốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BIC</b></i>

<i>Dưới đây là hình thể hiện cơ cấu của bộ máy quản lý của BIC:</i>

<b>Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BIC</b>

<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2024)</i>

<i><b>Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà số 263 đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng,</b></i>

Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Mơ hình quản trị của BIC được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, kếthợp với sự quản lý linh hoạt để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh củaTổng Công ty. Cụ thể:

 Đại hội đồng cổ đông HĐQT

 Ban Kiểm sốt Ban Tổng Giám đốc

Tất cả vai trị, quyền hạn, cách thức biểu quyết, ứng cử đều được quy định rõ rang trong Quy chế Quản trị nội bộ. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác như sự phối hợp hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

động giữa HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc cũng như ngăn ngừa xungđột và xử lý vi phạm cũng đều được đề cập rõ ràng.

Với mơ hình quản trị như trên, BIC xác định trách nhiệm QTRR là xuyên suốttừ HĐQT tới các Phịng/Ban/Cơng ty thành viên. Các công ty thành viên, đơn vịkinh doanh trực tiếp tại Trụ sở chính là tuyến bảo vệ số 1, sẽ là chủ rủi ro, có nhiệmvụ nhận diện, đo lường, phân tích và có biện pháp phịng tránh/giảm thiểu rủi ro.Ban QLRR là tuyến bảo vệ số 2, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiệntuân thủ của tuyến 1, phối hợp với tuyến 1 để phân tích và tư vấn các biện phápphòng tránh cũng như giảm thiểu rủi ro. Ban Kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ thứ3, có nhiệm vụ hậu kiểm tất cả các hoạt động của hệ thống để đưa ra những tư vấnđộc lập gửi HĐQT.

<i><b>2.1.3. Tình hình kinh doanh và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công tybảo hiểm BIDV</b></i>

<i>2.1.3.1. Tổng quan thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2023</i>

<i><b>Tình hình kinh tế Việt Nam 2023</b></i>

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, khơng thuậnlợi, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 5,05%, mặc dù không đạt mụctiêu 6,5% Chính Phủ đã đề ra nhưng là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước cótăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thống kêcho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soátở mức phù hợp, cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắmhàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì ở mức khá.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, GDP của Việt Nam trong năm 2023tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng các năm 2020 và 2021trong giai đoạn 2011-2023. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinhtế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vựccơng nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng6,82%, đóng góp 62,3%.

<i><b>Tổng quan thị trưởng bảo hiểm 2023</b></i>

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong bốicảnh tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn. Theo số liệu từ Hiệp hội bảo hiểm ViệtNam, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng chậm trong năm2023, với

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 71.065 tỷ đồng, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước.

<b>Bảng 2.1: Tăng trưởng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2023</b>

<i>Đơn vị: tỷ đồng</i>

2 <sup>Bảo hiểm tài sản và bảo</sup>

3 <sup>Bảo hiểm hàng hóa vận</sup>

6 <sup>Bảo hiểm thân tàu và</sup>

<i>(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2023)</i>

Tăng trưởng các nghiệp vụ bảo hiểm phần nào phản ánh tình hình kinh tếchung của Việt Nam. Các sản phẩm cá nhân như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm XCGtăng trưởng chậm hoặc sụt giảm; bảo hiểm hàng hóa sụt giảm mạnh trong bối cảnhxuất nhập khẩu sụt giảm. Động lực tăng trưởng chính của thị trường đến từ bảohiểm tài sản kỹ thuật (Tài sản và thiệt hại), hưởng lợi từ việc đẩy mạnh giải ngânđầu tư công, trong đó, bảo hiểm Tài sản tăng trưởng 9,9%, bảo hiểm Kỹ thuật tăngtrưởng 39,4%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Hình 2.2: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023</b>

<i>(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm2023) Với tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt năm 2023, BIC đã vượt qua PJICO</i>

để đứng vị trí thứ 6 về thị phần. Giai đoạn 2021 - 2023, BIC đã vượt qua PJICO đểđạt vị trí thứ 6 về thị phần và chỉ cách đối thủ đứng thứ 5 là MIC khoảng 140 tỷdoanh thu. Đồng thời, BIC cũng bỏ xa các đối thủ đứng vị trí dưới là VBI, BSH,PJICOkhoảng cách an tồn.

<i>2.1.3.2. Tình hình kinh doanh và bồi thường bảo hiểm XCG tại BIC</i>

Giai đoạn 2021 - 2023, BIC đều hoàn thành xuất sắc các mục tiêu được HĐQTgiao. Tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 24,3% so với mức bình quân củathị trường chỉ 6,6%/năm. Giai đoạn 2021 – 2023, BIC duy trì có lãi hoạt động kinhdoanh bảo hiểm và hoàn thành mục tiêu tỷ lệ kết hợp mục tiêu được giao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC giai đoạn 2021-2023</b>

<b>2,890,1153,774,995</b> <i>30.62%</i> <b>4,774,142</b> <i>26.47%</i>

- Phí bảo

hiểm gốc <sup>2,720,021</sup> <sup>3,597,111</sup> <sup>4,601,401</sup>- Phí nhận

tái bảohiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Giai đoạn 2021 - 2023, BIC đều hoàn thành xuất sắc các mục tiêu được HĐQTgiao. Tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 24,3% so với mức bình quân củathị trường chỉ 6,6%/năm. Giai đoạn 2021 – 2023, BIC duy trì có lãi hoạt động kinhdoanh bảo hiểm và hoàn thành mục tiêu tỷ lệ kết hợp mục tiêu được giao.

Sự tăng trưởng doanh thu từ năm 2021 – 2023 được mơ tả như hình bên dưới:

<b>Hình 2.3: Tăng trưởng doanh thu theo nghiệp vụ từ năm 2021 - 2023</b>

<i>(Nguồn: BIC)</i>

Tiếp theo, dưới đây là hình 2.4 thể hiện tỷ lệ bồi thường chung từ năm2021 – 2023 của BIC:

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Hình 2.4: Tỷ lệ bồi thường chung từ năm 2021-2023</b>

<i>(Nguồn: BIC)Tỷ lệ bồi thường gốc: Là tỷ lệ bồi thường được tính trên tổng phí khai tháctrực tiếp trừ đi tổng chi phí bồi thường phát sinh trong năm tài chính.</i>

<i>Tỷ lệ bồi thường nhận tái: Là tỷ lệ bồi thường được tính trên tổng phí khaithác thơng qua hình thức nhận tái bảo hiểm trừ đi tổng chi phí bồi thường phát sinhcủa các đơn tái bảo hiểm trong năm tài chính.</i>

<i>Tỷ lệ bồi thường giữ lại: Là tỷ lệ bồi thường được tính trên tổng phí khai thácthơng qua hình thức đồng bảo hiểm trừ đi tổng chi phí bồi thường phát sinh của cácđơn đồng bảo hiểm trong năm tài chính.</i>

Tiếp theo, dưới đây là hình 2.5 thể hiện Doanh thu nghiệp vụ XCG năm 2023của BIC:

</div>

×