Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giải phóng dân tộc Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.73 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giải phóng dân tộc "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"
A-Đặt vấn đề:
Trong giai đoạn 1920-1945, phong trào cách mạng vô sản trên thế giới
diễn ra sôi động và đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đồng thời phong trào giải
phóng dân tộc cũng diễn ra mạnh mẽ:
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh
chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc. Từ đó, nhu cầu
về thuộc địa càng trở nên quan trọng. Sự bành trướng lãnh thổ của các nước đế
quốc đã dẫn đến một mâu thuẫn mới-đó là mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và
phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này trở nên là một mâu
thuẫn cơ bản, hết sức sâu sắc và gay gắt của thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Năm 1848, chủ nghĩa Mác-ăng ghen hình thành về cơ bản và đã nói lên
quy luật tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản kèm theo đó là sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề
thuộc địa đã dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) và khiến cho chủ
nghĩa tư bản thời kỳ này có phần suy yếu. Trong bối cảnh đó, sự thắng lợi của
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (7/11/1917) mở ra thời đại
mới- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đồng thời làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản do Lênin sáng lập trở thành cơ sở tham
mưu cho phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải
phóng dân tộc. Cùng với đó chủ nghĩa Mác dần xâm nhập vào các nước thuộc
địa, làm thức tỉnh ý thức dân tộc của người dân khiến cho phong trào giải phóng
dân tộc diễn ra mạnh mẽ.
Về bối cảnh trong nước, qua hai cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp
cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường
tiêu thụ hàng hoá của chính quốc gây biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội, giai
cấp. Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột kinh tế ở nông thôn vì vậy
nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Xã hội Việt Nam lúc này song


song tồn tại hai mâu thuẫn, mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa nông dân với
địa chủ phong kiến vẫn tiếp tục diễn ra và mâu thuẫn mới hình thành là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Công nhân, nông dân,
tiểu tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp phong kiến địa chủ mâu thuẫn gay
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
gắt với bọn cướp nước và bán nước, từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách cần giải quyết
trước hết là mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc Việt Nam với thực dân đế quốc
cùng bè lũ tay sai của chúng.Song, trước khi Đảng Cộng sản ra đời thì các tổ
chức yêu nước và cách mạng chưa nhận thức được mâu thuẫn chủ yếu này.
Nhân dân ta không ngừng đứng lên kháng chiến nhưng tất cả đều bị dìm
trong máu lửa do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân lớn nhất là
nhận thức sai mâu thuẫn và khủng hoảng đường lối cứu nước.
Vượt qua sự hạn chế về mặt tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách
mạng theo xu hướng tư sản đương thời, NguyễnÁi Quốc đã đến với học thuyết
cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản.
Năm 1959, trong bài Con đường giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay,
Người đã viết: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”. Vậy, cách mạng vô sản là gì? tại sao
con đường cách mạng vô sản là duy nhấtđúng? xuất phát từ cơ sở lý luận và
thực tiễn nào mà Ngườiđã lựa chọn con đường đó làm con đường dẫn tới độc
lập, hoà bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta? Và nhân dân ta đã vận dụng tư
tưởng này làm cơ sở cho quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
như thế nào?
B-Giải quyết vấn đề:
I-Phân tích luận điểm:
1)Về cách mạng vô sản:
Trước hết, theo định nghĩa thì cách mạng vô sản là cuộc cách mạng nhằm
thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa, trong cuộc cách mạngđó, giai cấp công nhân là
giai cấp lãnhđạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nếu như các cuộc cách mạng trướcđó kết thúc bằng việc giành chính
quyền thì đối với cách mạng vô sản, việc giành chính quyềnmới chỉ là bước đầu
cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội. Cách mạng vô sản
phải bao gồmcả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết
lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và
nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt
kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng v.v..., xây dựng xã hội mới về mọi mặt
nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng xã hội, giải phóng con
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người. Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân
phảiđoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của
giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách
mạnglà giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào
công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xoá bỏ tình trạng người
bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc nàyáp bức, bóc lột dân tộc khác.
Cách mạng vô sản được lãnhđạo bởi giai cấp công nhân bởi giai cấp công
nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiệnđại, là lực lượngđại biểu cho sự phát
triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức
sản xuất tương lai; do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử
lãnhđạo nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ
mọi chế độáp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa. Trong chương IV củaTuyên ngôn Đảng Cộng sản, C.Mácđã
chỉ rõ:”Trong tất cả các giai cấp hiệnđang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có
giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và
tiêu vong cùng với sự phát triển củađại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là
sản phẩm của bản thân nềnđại công nghiệp...” Giai cấp công nhân là giai cấp
tiên phong cách mạng, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, cóý thức tổ chức kỷ

luật cao và có bản chát quốc tế. Do đó,sứ mệnhđánh đổ giai cấp tư sản được
giao vào tay vô sản làđiều không cần bàn cãi.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do địa vị kinh tế-xã hội của giai
cấp này quy định nhưng đẻ biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì
phải thông qua nhân tố chủ quan của giai cấp công nhân mà trong những nhân tố
chủ quan đó thì việc thành lậpĐảng Cộng sản là vô cùng quan trọng. MộtĐảng
trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, vững mạnh về chính
trị,tư tưởng và tổ chức là nhân tố giữ vai trò quyếtđịnh nhấtđảm bảocho giai cấp
công nhân hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Đảng Cộng sản là tổ chức
chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợiích và trí tuệ của giai
cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, sự lãnhđạo củaĐảng cũng là sự
lãnhđạo của toàn thể giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản có lợiích cơ bản thống
nhất với lợiích của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động, vì
thếĐảng có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, đưa họ tham gia các
phong trào cách mạng.Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp
công nhân và cả dân tộc.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn giành được thắng lợi, giai cấp công
nhân phải thực hiện đượcsự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lớp lao động khác nhằm tạo nên khốiđạiđoàn kết của lực lượng cách mạng, trong
đó nòng cốt là liên minh công-nông. Sự liên minh về mặt chính trị trở thành cơ
sở vững chắc cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong mặt trận
dân tộc thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động
khác. Sự liên minh về mặt kinh tếtrở thành một động lực to lớn để thúcđẩy xã
hội phát triển nhất là trong thời kỳ tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài
ra liên minh liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân cùng các
tầng lớp lao động khác còn bao gồm cả nội dung văn hoá, xã hội.
2) Về cách mạng giải phóng dân tộc:
Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng nhằm lật đổách thống

trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của
nhân dân.
*Vậy, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải là
hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của đất nước ta công cuộc
giải phóng dân tộc lại gắn liền với cách mạng vô sản. Sau đây là một vài phân
tích để chỉ ra sự gắn kết tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng
vô sảnở Việt Nam.
3) Mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản:
Chủ nghĩa Mác chỉ cho các dân tộc bịáp bức thấy rằng, thờiđại đế quốc
chủ nghĩa “ tất nhiên cũng phải lại sản sinh ra và nuôi dưỡng cái chính trị đấu
tranh chốngáp bức dân tộc và cái chính trị đấu tranh của giai cấp vô sản chống
giai cấp tư sản; bởi vậy, thời kỳấyắt phải làm cho: một là, những cuộc khởi
nghĩa và những cuộc chiến tranh dân tộc cách mạng, hai là những cuộc chiến
tranh và những cuộcnổi dậy của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, ba là, sự
kết hợp giữa hai hình thức chiến tranh cách mạngđó, trở nên có khả năng xảy ra
và không tránh khỏi.”
C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã “nhìn thấy rằng đằng sau những cuộc xung đột
chính trịmang tính chất dân tộc, đằng sau khát vọng của các dân tộc muốn thống
nhất dân tộc, đằng sau những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia dân tộc, giữa
một bên là các quốc gia này và một bên là các dân tộc bị nô dịch, là cuộc đấu
tranh của các giai cấp- giai cấp vô sản, giai cấp tư sản, bọn quý tộc ruộng đất,
các tầng lớp xã hội khác./Như vậy, C.Mác và Ph.Ăng-ghen coi cách mạng xã
hội chủ nghĩa làđiều kiện để giải quyết vấn đề dân tộc”(Phong trào công nhân
quốc tế-Những vấn đề lịch sử và lý luận. Tập 1. tr 989-990 ).
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lênin cũng chỉ ra rằng:” mâu thuẫn cơ bản nhất của chủ nghĩa đế quốc là
đấu tranh giữa tư sản và vô sảnđã đến thời kỳ hiện thực cách mạng. Mâu thuẫn
giữa đế quốc với thuộcđịa gắn liền với mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản cũng
mang tính thời sự nóng bỏng của sự nghiệp cách mạng giải phóng.”(Tư tưởng

Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. NXB
Lao động. tr 35).
Qua đây có thể thấy vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Trong thờiđại chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là một quy luật
khách quan; mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp, giải
phóng con người có mối quan hệ khăng khít. Chỉ có xoá bỏ tận gốc tình trạngáp
bức, bóc lột; thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mớiđảm
bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sụ phát triển hài
hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con
người. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng, tự do.
*Vậy, tại sao trong hoàn cảnh Việt Nam, cách mạng vô sản là “con đường
duy nhấtđúng “để cứu nước và giải phóng dân tộc? Để phân tích quan điểm này
trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tận gốc nguyên nhân vì sao và con đường nàođã
dẫn Hồ Chủ tịchđi tới kết luận trên.
4)Hành trình dẫn tới lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, tinh thần vô sản và
việc tìm ra con đường cứu nước của Hồ Chí Minh:
Quan điểm gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản của
Hồ Chí Minh không phải được hình thành trong một sớm một chiều mà nó phải
trải qua không ít quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giác ngộ và đấu tranh. Hành
trình tìm con đường cứu nước của Hồ Chủ tịch có thể được vắn tắt, côđọng qua
các sự kiện nổi bật sau đây:
-Ngay từ khi mới 15 tuổi, Ngườiđã theo cha tới gặp các sĩ phu yêu nướcở
Thái Bình. Qua việc xem xét các xu hướng, các ngả đường cứu nước của cha
anh, Người “khâm phục các cụ...nhưng không hoàn toàn tán thành cách của một
người nào”(Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch, NXB Chính trị Quốc gia.H 1995. Tr12). Cách làm của cụ Phan Bội Châu
và cụ Phan Chu Trinh chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”,
“xin giặc rủ lòng thương”; cách làm của Hoàng Hoa Thám còn “mang nặng cốt
cách phong kiến”,...

5

×