Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Hình tượng Âm thanh trong thơ joshep brodsky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.06 KB, 190 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA NGỮ VĂN</b>

<b>---KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<b>HÌNH TƯỢNG ÂM THANH TRONG THƠ JOSEPH BRODSKY</b>

<i><b>Chuyên ngành: Văn học Đông Âu - Nga</b></i>

<b> Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Đỗ Hải Phong Sinh viên thực hiện : Đinh Thu Thảo</b>

<b> Lớp : C – K64 Mã SV : 645601100</b>

<b>Hà Nội - 2018</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

<i>Để thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hỗtrợ, quan tâm, giúp đỡ, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đề tài cũngđược hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiêncứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học,các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị... và đặc biệt là sự giúp đỡ, ủng hộ, tạo điềukiện về mặt vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè, người thân. </i>

<i>Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Hải Phong – ngườitrực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, cơng sức chỉ bảo tận tình,giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận.</i>

<i>Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Ngọc Hiếu – người đã chia sẻ niềm yêuthích thơ ca J. Brodsky và cung cấp cho em nhiều tài liệu quan trọng phục vụ quátrình nghiên cứu.</i>

<i>Cảm ơn bố mẹ và gia đình đã ln ở bên con; hi sinh, ủng hộ và tạo mọi điềukiện giúp con hồn thành khóa luận tốt nghiệp cũng như nhiều mục tiêu, dự định khác.Cảm ơn Thanh Hiền với những bản dịch có giá trị mà em đã dành nhiều tâmsức để hồn thiện, đóng góp cho khóa luận của tơi. Cảm ơn Thúy Hằng, Thùy Dương,Anh Tuấn, Ngọc Trâm, Thu Hiền, Quỳnh Hương, Lan Hương, Linh; Câu lạc bộ Đọcsách Sư phạm cùng rất nhiều bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt khoảngthời gian khó khăn, thử thách vừa qua. </i>

<i>Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Bộ mơnVăn học nước ngồi cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong khoa đã tận tình truyền đạtnhững kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.</i>

<i>Tuy có nhiều cố gắng, nhưng đề tài này chắc chắn khơng tránh khỏi nhữngthiếu sót. Em kính mong q thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đềtài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.</i>

<i>Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!</i>

<i> Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2018 Tác giả</i>

<i> Đinh Thu Thảo</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i> Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2018</i>

        Người cam đoan 

Đinh Thu Thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>I. Lý do chọn đề tài</b>

1. Joseph Brodsky (24 tháng 5 năm 1940 - 28 tháng 1 năm 1996), tên khaisinh: Iosif Aleksandrovich Brodsky (tiếng Nga: Иосиф Александрович Бродский)- nhà thơ, nhà văn người Nga lưu vong tại Mỹ - là chủ nhân của giải thưởng NobelVăn chương năm 1987. Sau Ivan Bunin, Boris Pasternak, Mikhail Solokhov vàAleksandr Solzhenitsyn, Brodsky trở thành tác giả người Nga thứ năm ghi tên mìnhvào lịch sử giải thưởng cao quý này, “nhờ sự sáng tạo mang tính khái qt, được nidưỡng bằng những ý tưởng rõ ràng và một niềm đam mê mãnh liệt đối với thi ca” [17].

<i>Hoàn thành tập thơ đầu tay nổi tiếng Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... vào</i>

năm 17 tuổi và chính thức trở thành một nhà thơ, một dịch giả tài năng trên toàn nướcNga, Brodsky tiếp tục phát triển sự nghiệp thi ca – văn chương đồ sộ của mình, bấtchấp những biến cố lớn đã đẩy nhà thơ ra khỏi bờ cõi quê hương, gia nhập hàng ngũcác văn sĩ Nga lưu vong và sáng tác ở hải ngoại. Có thể nói, trong nền văn học hiện đạiNga nói riêng và thế giới nói chung, Brodsky được xem là một trong những hiện tượngthi ca vĩ đại và phức tạp bậc nhất. Các tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứtiếng, khởi nguồn cho hàng loạt cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ và từ cuối thế kỉ XXđến nay, đây vẫn được xem là một trong những vấn đề học thuật gây nhiều tranh luậnsôi nổi hàng đầu của khoa học nhân văn trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, thơ Brodsky đã được chuyển ngữ từ những năm 80 của thế kỉ XX,với những bản dịch Pháp ngữ đầu tiên do dịch giả Hoàng Ngọc Biên chấp bút. Tuynhiên, tính đến thời điểm hiện tại, trải qua gần 30 năm tiếp nhận,việc nghiên cứu sựnghiệp văn chương của J.Brodsky nói chung và thơ ca ơng nói riêng – nhìn chung vẫncịn là một mảnh đất khá hoang cằn, chưa được chú ý tìm tịi và đầu tư, khai thác đúngmức. Chính bởi lẽ đó, chúng tơi chọn đề tài này với hi vọng tiếp thu những thành tựu,kết quả nghiên cứu đi trước – thuộc phạm vi trong nước, châu lục cũng như quốc tế -để đào sâu, bổ sung và hồn thiện hơn những cách nhìn, cách đánh giá về hiện tượngthi ca thiên tài đầy thách thức này. Đặc biệt, trong lịch sử tiếp nhận J.Brodsky ở tầm vĩmơ, “hình tượng âm thanh” là vấn đề chưa từng có tiền lệ, hứa hẹn khơi mở nhiều triểnvọng nghiên cứu mới mẻ.

2. Văn học - văn hóa Việt Nam trong sự phát triển, giao lưu và tiếp biến đã chịunhiều ảnh hưởng, tác động từ lịch sử, văn hóa Nga. Thuộc cộng đồng ngơn ngữ Slav,văn học Nga là sự kết hợp tinh hoa Đông – Tây mà ở đó, tinh thần phương Đơng là

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

sâu hơn vào nguồn mạch văn học Việt Nam – một quốc gia mang trong mình truyềnthống Á Đông lâu đời. Không những vậy, suốt thế kỉ XX đầy biến động, nền tảng lịchsử và định hướng chính trị đã khiến thời kì văn học Cách mạng Việt Nam (1945-1975)và nền văn học Soviet (1917-1991) hình thành nhiều nét tương đồng, nhiều điểm gặpgỡ cả về đặc trưng căn bản lẫn các thành tựu sáng tác. Thực tiễn cho thấy, nghiên cứuvăn học Nga ở Việt Nam đã trở thành một truyền thống học thuật có bề dày lịch sửtương đối bền vững; với mục đích đối chiếu, so sánh, kiến giải, tự khám phá và chiếmlĩnh nền văn học của chính mình thơng qua một lăng kính văn chương khác. Bởi vậy,tiếp tục tìm hiểu và mở rộng, đào sâu nghiên cứu văn học Nga ở Việt Nam trên nhiềukhía cạnh, phương diện là một hoạt động quan thiết cần phải được duy trì như một tiềnlệ tất yếu mà đề tài của chúng tơi chínhlà một trong số đó.

3. Có thể thấy, truyền thống nghiên cứu văn chương Nga – Slav ở nước ta từtrước đến nay chủ yếu tập trung vào thời kì “hồng kim” của nền văn học này ở thế kỉXIX và nửa đầu thế kỉ XX. Trong văn học Nga thế kỉ XX, văn học Soviet đã trở thànhđối tượng nghiên cứu chủ yếu ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Bên cạnh các thànhtựu lớn đã đạt được, có thể nói, vẫn cịn những đường nhánh, diện mạo khác của nềnvăn học Nga thống nhất trong phong phú, đa dạng cần phải được khai phá mà tiêu biểulà mảng sáng tác văn học Nga hải ngoại, văn chương đương đại giai đoạn cuối thế kỉXX. J.Brodsky không chỉ xuất hiện với tư cách một nhà thơ lưu vong, sáng tạo nghệthuật ngồi biên giới lãnh thổ Nga, mà ơng cịn được giới phê bình xem là người “tổngkết thơ ca thế kỉ XX”, đứng trong hàng ngũ những cây bút tiên phong, tạo đà cho thica thế giới bước sang thiên niên kỉ mới. Bởi vậy, thực hiện đề tài này, chúng tơi hyvọng đóng góp cho việc hình thành những tiền đề, điều kiện cơ bản để phục dựngđược diện mạo có tính nền tảng của bộ phận văn học Nga ở hải ngoại và văn chươngNga đương đại. Không những thế, sự ra đời của đề tài cũng nhằm mục đích tiếp tục sosánh, đối chiếu, kiến giải về nguồn gốc, bản chất, những khác biệt, tương đồng... giữahai bộ phận, hai thời kì văn học này ở Nga và Việt Nam; qua đó góp thêm cái nhìn mớimẻ về văn chương Việt Nam ở hải ngoại và nền văn học Việt Nam đương đại.

<b>4. Trongchương trình giảng dạy ở trường phổ thông của nước ta hiện nay, văn</b>

học Nga vẫn chiếm một dung lượng tương đối ít ỏi. Các tác phẩm được đưa vàochương trình SGK mặc dầu đều là những sáng tác kinh điển, có tầm vóc của nền vănhọc này, song vẫn khơng thể trang bị cho học sinh một cái nhìn phổ quát, hay thấyđược một diện mạo mới mẻ, phức tạp và đang ngày càng biến động, song hành cùngsự đổi thay, phát triển không ngừng của lịch sử - xã hội đương đại. Do đó, việc hìnhthành tư duy phản biện, đối sánh để hiểu hơn về nền văn học nước nhà nói riêng vàvăn học thế giới nói chung của học sinh cũng khơng thể được thực thi và hồn thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

một cách rốt ráo nếu những cái tên mới như J.Brodsky khơng được giới thiệu trongchương trình giáo dục hiện hành. Bởi vậy, chúng tôi thực hiện khoá luận này với thamvọng cung cấp những dữ liệu tổng quát, những định hướng tiếp cận căn bản nhằm hỗtrợ triển khai, áp dụng vào thực tế giảng dạy văn học Nga ở trường phổ thông, giúpngười dạy, người học có được cái nhìn đa dạng, phổ qt hơn về nền văn học Nga nóiriêng và văn học nước ngồi nói chung.

<b>5. Từ xưa đến nay, các tác phẩm văn học Nga đã trở thành món ăn tinh thần</b>

khơng thể thiếu của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Tuy nhiên, các giai đoạn văn học,các gương mặt văn nghệ sĩ và những sáng tác tiêu biểu được giới thiệu ở nước ta – nhưđã nói – vẫn cịn nằm trong một giới hạn nhất định với số lượng tương đối khiêm tốn.Bởi vậy, thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp được một kênh thơng tincăn bản, tồn diện về Joseph Brodsky – cái tên còn xa lạ, mới mẻ đối với đa số bạnđọc Việt Nam - nói riêng, cũng như bộ phận văn chương Nga hải ngoại và giai đoạnvăn học Nga cuối thế kỉ XX nói chung; từ đó góp phần tạo ra những hiệu ứng tích cực,tác động mạnh mẽ giúp lan tỏa tinh hoa văn nghệ Slav, đồng thời kích thích phát triển,nâng cao tầm tiếp nhận, hình thành văn hóa đọc có chiều sâu ở Việt Nam.

<b>6. Đây cũng là đề tài đem đến cho chúng tôi nhiều say mê, hứng thú; đáp ứng</b>

được nhu cầu của đông đảo bạn đọc yêu mến thơ Joseph Brodsky nói riêng và văn họcNga – Slav trên tồn thế giới nói chung.

<b>II. Lịch sử vấn đề</b>

Trên thế giới hiện nay có hàng trăm cơng trình nghiên cứu về di sản thi ca củaJ.Brodsky. Đa số các cơng trình này chủ yếu tập trung xoay quanh một số vấn đề lớnnhư: các giá trị được tích lũy, hình thành và nhào nặn trong thơ J.Brodskynhư là sảnphẩm của một tác giả lưu vong, chịu ảnh hưởng, hấp thụ hai truyền thống thi ca – vănhóa lớn: Slav và Anh - Mĩ; dấu ấn siêu hình học và khuynh hướng trữ tình triết lýtrong thơ J.Brodsky; thực hành sáng tạo thi ca trên nền tảng chủ nghĩa hiện đại – hậuhiện đại; chiến lược tự thuật, “tự phiên dịch” cái tơi trữ tình...; chưa có cơng trình nàođi sâu tìm hiểu khía cạnh “hình tượng âm thanh” như là một vấn đề cốt lõi để tiếp cậndi sản thơ ca J.Brodsky. Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, những sản phẩm họcthuật đã có chủ yếu tồn tại dưới dạng các bài tiểu luận, phê bình, bài báo khoa học…với dung lượng vừa phải và nội dung mang tính dẫn nhập, gợi mở ban đầu. Chưa cómột cơng trình nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung phân tích, tái dựng và khai thác disản thi ca của Brodsky như đối tượng nghiên cứu trực tiếp, càng chưa có ai đi sâu vàovấn đề “hình tượng âm thanh” trong thơ ơng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Dưới đây là một số cơng trình tiêu biểu đã được cơng bố ở trong và ngồi nước,đem đến cái nhìn tương đối tồn diện, căn bản về tình hình nghiên cứu – tiếp nhận thơca J.Brodsky trên thế giới.

<i><b>1. Nghiên cứu quốc tế</b></i>

<i><b>Có thể điểm một số cơng trình nghiên cứu về dấu ấn siêu hình học, ảnh</b></i>

<i><b>hưởng của các trường phái triết học – văn học, khuynh hướng trữ tình triết lý trongthơ J.Brodsky:</b></i>

<i>- Luận án tiến sĩ Философия творчества Иосифа Бродского (lược dịch:</i>

<i>Triết học sáng tác của Joseph Brodsky) của Kelebay Evgeny Bohuslavovich (bảo vệ</i>

tại Đại học Tổng hợp Moscow M.V.Lomonosov, Moscow, 2001). Cơng trình này tậptrung khảo sát, phân tích tồn bộ nền tảng - giá trị triết học được bảo lưu, phát triển vàcấu thành nên di sản thi ca của Brodsky; được tìm thấy từ khâu thai nghén, quá trìnhnhào nặn, sáng tạo ngơn ngữ với những tính tốn về hiệu quả tiếp nhận; các khả năngbiểu đạt, tương tác giữa thơ ca – nghệ thuật ngôn từ và triết học trong thơ ông.

<i>- Luận văn thạc sĩ Творчество Иосифа Бродского (lược dịch: Sáng tác của</i>

<i>Joseph Brodsky: Truyền thống hiện đại chủ nghĩa và quan điểm hậu hiện đại) của Li</i>

Zhi Yong (bảo vệ tại Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học Nga, St.Petersburg,2003).Luận văn này nghiên cứu các đặc trưng cụ thể của thơ I. Brodsky và sự hìnhthành phong cách nghệ thuật dựa trên những khuynh hướng sáng tạo phong phú, đadạng với nền tảng truyền thống thơ ca đầu thế kỷ XX (đi kèm với những biến đổi sauđó của nó); kết hợp với những phân tích từ khía cạnh tiến hóa nội tại.

<i>- Luận văn cử nhân Метафизика языка в творчестве Иосифа Бродского(lược dịch: Siêu hình học ngơn ngữ trong sáng tác Joseph Brodsky) của Akhmedova</i>

Taisiya Fazilovna (bảo vệ tại Đại học Tiểu bang Dagestan, Makhachkala, 2012).Luậnvăn tập trung triển khai, phân tích tính chất siêu hình học trong ngơn ngữ thơ JosephBrodsky thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ sau: giải thích tư tưởng của Brodskyvề ngơn ngữ nói chung và về tiếng Nga, tiếng Anh nói riêng;phân tích các đặc điểm cụthể của ngơn ngữ thi ca Brodsky;mô tả sự độc đáo của ý thức hệ, tinh thần triết họctrong thơ ơng.

<i><b>Một số cơng trình nghiên cứu thơ Brodsky dựa trên tiền đề tiểu sử học, văn</b></i>

<i><b>hóa học và lịch sử - truyền thống văn học (dấu ấn văn học – văn hóa Nga – Slav; các</b></i>

ảnh hưởng từ văn chương Anh – Mĩ, phong cách Baroque…):

<i>- Nghiên cứu Josehp Brodsky and the creation of exile (lược dịch: Joseph</i>

<i>Brodsky và sự sáng tạo ở vị thế lưu vong) của David M. Bethea (Princeton University</i>

Press, New Jersey, 1994). Cơng trình này tập trung xem xét, phân tích các tác động,ảnh hưởng trực tiếp từ vị thế “lưu vong” của Brodsky tới các sáng tạo nghệ thuật – thi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ca của ông. Ở đây, tác giả chỉ ra rằng, hoàn toàn có thể tiếp cận thơ ca Brodsky trêngóc độ lịch sử - văn hóa – truyền thống văn học; coi thơ ông như một sản phẩm đặcbiệt vừa được nhào nặn bởi tinh thần thơ ca Slav, “tắm mình” trong các sáng tác củaSkovoroda, Mandelstam, Tsvetaeva… vừa có thể nói thứ ngôn ngữ của Donne, Auden,Lowell, Frost…Đồng thời, thơ Brodsky cũng không thụ hưởng những thành tựu ấymột cách thụ động, lộn xộn mà là một sự tiếp thu có chọn lọc, kết hợp với dấu ấn cánhân độc đáo; bởi vậy thậm chí cịn gây ra những tác động ngược, thách thức cả chínhnhững nền tảng, “thành trì” thơ ca mà thi sĩ đã kế thừa, học tập trước đó. Từ đây, tácgiả cho thấy việc định vị phong cách nghệ thuật Brodsky cần phải bắt nguồn từ chínhsự phức tạp, sinh động ở vị thế “lưu vong” – “người Mỹ gốc Nga” của ông để soichiếu những giá trị thuộc về bản thể thi ca trong mối quan hệ giữa thực tại văn hóa –văn chương khách quan và quá trình phát triển tự thân của nội giới thi tính cá nhân.

<i>- Nghiên cứu “Joseph Brodsky and the Baroque” (lược dịch: Joseph Brodsky và</i>

<i>phong cách Baroque) của David MacFadyen (McGill-Queen’s Press – MQUP,</i>

Quebec, 1999).Cơng trình này đưa ra và phân tích ảnh hưởng từ những tác phẩm củaJohn Donne, thuyết hiện sinh của Kierkegaad và Sestov; cùng hai thành phố St.Peterburg, Venice đã tạo cảm hứng, đồng thời thiết lập nên một diện mạo Baroque chocác sáng tác của Brodsky. Cụ thể, tác giả rà soát và xem xét một cách toàn diện các tácphẩm thơ ca – văn xuôi Brodsky đã được xuất bản; phân loại và chỉ ra những dấu hiệuthiết lập phong cách Baroque dưới nhãn quan chung của thẩm mỹ hậu Xô-viết; dẫn tớikết luận về một số thành tựu đích thực và vai trị của Brodsky trong nền văn học Nganói riêng và thế giới nói chung, vượt ra khỏi biên độ văn hóa và ngôn ngữ thôngthường.

<i>- Luận văn cử nhân Поэзия И.А. Бродского и русская балладная традиция(lược dịch: Thơ I.A.Brodsky và truyền thống ballad Nga) của Poltoratskaya Anastasia</i>

Yulevna (bảo vệ tại Đại học Tổng hợp Moscow mang tên M.V.Lomonosov, Moscow,2006). Nghiên cứu này tập trung phân tích khẳng định vai trị đặc biệt của truyền thốngballad trong tác phẩm của Brodsky. Khái niệm được đề xuất về "sự cắt giảm ballad”,“không gian ballad” trong thơ Brodsky đã cho phép mở rộng đáng kể phạm vi các tácphẩm được xem xét có liên quan đến thể loại lãng mạn này. Trong đó, những nét đặctrưng của một ý thức lãng mạn đã trải qua những thay đổi nhất định vẫn giữ mối liênhệ với mơ hình ballad truyền thống. Nhận thức được rằng thơ Brodsky bị ảnh hưởngchủ yếu bởi thơ ca tiếng Anh (nơi ballad từ khởi điểm đã giữ một vị thế quan trọng vàduy trì mối quan hệ chặt chẽ với đại chúng), nghiên cứu đã tiến hành so sánh, phântích, chỉ ra được những “tính chất Nga” như một giá trị tự thân mới mẻ trong thơballad Brodsky. 

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>- Luận văn cử nhân Англо-американский мир в рецепции И. Бродского:</i>

<i>реальность, поэзия, язык (lược dịch: Thế giới Anh – Mĩ trong sự tiếp nhận củaI.A.Brodsky: hiện thực, thi ca, ngôn ngữ) của Gavrilova Natalia Sergeevna (bảo vệ tại</i>

Đại học Tổng hợp Tomsk, Tomsk, 2007). Nghiên cứu tập trung xác định các thành tốchính của bức tranh văn hóa Anh – Mỹ trong thơ I. Brodsky; làm nổi bật tính thẩm mỹvà các tính năng mới của thế giới nghệ thuật thi ca tiếng Anh mà I. Brodsky đã đónggóp, cống hiến, kiến tạo trong suốt thế kỉ XX để đi đến kết luận: Các liên kết giữa thơBrodsky và thơ Anh - Mỹ thế kỷ XX chủ yếu được hình thành trên nền tảng của chủnghĩa hiện đại. Thơ Brodsky chủ yếu kế thừa những ảnh hưởng từ W. X. Auden, T.SEliot, R. Frost với các chủ đề siêu hình về “cái chết”, “tự do”, “tình yêu”. Sự tươngứng trong việc tiếp nhận và phê bình thơ ca Anh – Mỹ của Brodsky đã khiến thế giớiquan nói chung và thơ ca ơng nói riêng mang dấu ấn văn hóa Anglo-saxon sâu sắc.

<i>- Luận án tiến sĩ Post-horse of civilsation: Joseph Brodsky translating Joseph</i>

<i>Brodsky. Towards a new theory of Russian – English peotry (lược dịch: Trạm mã củanền văn minh: Joeph Brodsky chuyển ngữ Joseph Brodsky. Về một lý thuyết thi ca Nga– Anh mới) của Zakhar Ishov (bảo vệ tại Đại học Freie Berlin, Berlin, năm 2008).</i>

Luận án tập trung nghiên cứu hiện tượng tự chuyển ngữ thơ ca của Brodsky từ tiếngNga sang tiếng Anh đồng thời đề ra một lý thuyết mới về thơ Anh – Nga. Tác giả chorằng đây là một hiện tượng hiếm có khi chính người viết đồng thời là người dịch tácphẩm của mình sang một thứ ngôn ngữ khác. Trong lịch sử văn học thực tế đã có haitrường hợp “tự chuyển ngữ” tương tự là Beckett và Nabokov. Tuy nhiên, đó đều là cáctác phẩm văn xi thay vì thơ – một thể loại “dịch là diệt” theo nhận định của rất nhiềunhà thơ và học giả được tác giả luận án trích dẫn để khẳng định tính chất đặc biệt, gầnnhư “bất khả” của công việc mà Joseph Brodsky đã thực hiện được một cách tinh tế vàxuất sắc.

<i>- Luận văn cử nhân Диалог культурных традиций в поэтическом мире И.А.</i>

<i>Бродского (lược dịch: Đối thoại giữa các truyền thống văn hóa trong thế giới thơI.A.Brodsky) của Mishchenko Elena Vladimirovna (bảo vệ tại Đại học Sư phạm Quốc</i>

gia Novosibirsk, Novosibirsk, 2010).Luận văn tập trung xác định và thiết lập một cáinhìn tồn diện về sự giao thoa, tương tác giữa các thống truyền thống văn hố có ảnhhưởng tới thơ Brodsky, đóng vai trị như một cơng cụ tự nhận thức/ tự quyết định và làmột cách hiểu thế giới xung quanh; từ đó dẫn tới một số kết luận như sau: Thứ nhất,Việc xác định mơ hình văn hố trong tác phẩm khơng chỉ giúp cấu trúc văn hố củavăn bản được phân tích mà cịn góp phần bộc lộ ý nghĩa đa chiều của mỗi tác phẩm.Thứ hai, nghệ thuật thơ ca Brodsky phản ánh các xu hướng chính trong q trình pháttriển văn hố ở thế kỷ XX. Nguồn gốc của chiến lược nghệ thuật này trước hết là sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tìm kiếm siêu ngơn ngữ và siêu văn bản mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa, gắn liền vớitên tuổi các đại diện của thơ ca Nga và sau đó là cơng trình lý thuyết của các nhà tưtưởng lớn ở thế kỷ XX, trong đó ghi nhận một nỗ lực mô tả hiện tượng đối thoại trongvăn học và văn hố từ một vị trí mới mẻ. Thứ ba, vị trí đối thoại văn hóa và các mãvăn hóa được gửi gắm, hàm chứa ở nhiều khía cạnh của tác phẩm và thể hiện ở tất cảcác cấp độ khác nhau của văn bản thi ca. Thứ tư, việc phân tích các tác phẩm trữ tìnhBrodsky đã chỉ ra sự sáng tạo của tác giả chính nằm ở khả năng phát triển một cuộcđối thoại giữa các truyền thống văn hoá khác nhau, đồng thời ở ý thức tư duy lại vềcác truyền thống này như là phương pháp tự quyết của thi ca – nghệ thuật ngôn từ.

<i>- Nghiên cứu English rhythms in Russian verse: On the experiment of Joseph</i>

<i>Brodsky (lược dịch: Nhịp điệu Anh trong thơ Nga: Từ những thử nghiệm của JosephBrodsky) của Nila Friedberg (Walter de Gruyter GmbH, Berlin, 2011). Cơng trình này</i>

đặt ra vấn đề về nhịp điệu Anh ngữ trong câu thơ tiếng Nga của Brodsky như là mộttrong những đặc sắc nghệ thuật góp phần tạo nên diện mạo độc đáo, khu biệt thơ ôngvới tác phẩm của các nhà thơ Nga tiền nhiệm; phát hiện ra những tiền đề về tiểu sửBrodsky có liên quan mật thiết với q trình hấp thụ các đặc trưng ngơn ngữ tiếng Anhvào trong các sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ của ơng.

<i><b>Những cơng trình nghiên cứu thơ Brodsky từ góc độ thi pháp học văn bản </b></i>

<i><b>-thể loại văn học (nhân vật trữ tình, thời gian – khơng gian, nghệ thuật tường thuật,...):</b></i>

<i>- Luận văn cử nhân Лирический герой поэзии И.Бродского (lược dịch: Nhân</i>

<i>vật trữ tình trong thơ Joseph Brodsky: Vượt qua giới hạn) của Romanov Igor</i>

Alexandrovich (bảo vệ tại Đại học Tổng hợp Moscow mang tên M.V.Lomonosov,

<b>Moscow, 2004). Luận văn này chủ yếu phân tích, nghiên cứu về “nhân vật trữ tình anh</b>

hùng” trong thơ J.Brodsky qua các khía cạnh: giọng điệu, nhịp điệu, sự thể hiện cá tínhthi ca nhằm biểu đạt ý thức vượt khỏi tâm thế “kẻ bên lề” và hướng tới “thống trị” hiệnthực bằng toàn bộ thực tại tinh thần của bản thân người sáng tạo.

<i><b>- Luận văn cử nhân Время и пространство в поэзии И. Бродского (lược</b></i>

<i>dịch: Thời gian và không gian trong thơ Joseph Brodsky) của Izmailov Ruslan</i>

Ravilovich (bảo vệ tại Đại học Quốc gia Saratovmang tên N.G.Cheryshevsky, Satarov,2004). Luận văn tập trung phân tích sự hình thành, phát triển, chuyển đổi các loại thờigian và khơng gian; mơ hình và vai trị của nó trong thế giới thơ ca I. Brodsky; đồngthời xem xét những sáng tạo nghệ thuật về thời gian và khơng gian đó trong bối cảnhbản thể học và các tiên đề của Thiên Chúa giáo.

<i>- Luận văn cử nhân Повествовательные стратегии в поэтическом</i>

<i>творчестве Иосифа Бродского (lược dịch: Chiến lược trần thuật trong sáng tác thơJoseph Brodsky) của Chevtaev Arkady Alexandrovich (bảo vệ tại Đại học Quốc gia</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nga mang tên A.I.Gertsen, St.Petersburg, 2006). Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ cácđặc tính cụ thể của thơ Brodsky qua hệ thống tường thuật và phân tích kết cấu của nótrên cơ sở tổng hợp các yếu tố sử thi và tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa văn bản; từ đó đitới kết luận về tính đặc thù của thơ Brodsky là khả năng tường thuật – kể chuyện; chophép xây dựng một vũ trụ thơ đa cực. Hệ thống truyện trong thơ I. Brodsky bao giờcũng được hình thành trên nền tảng của một chủ đề trữ tình cá nhân nào đó. Sự giatăng tiềm năng ngữ nghĩa của các tác phẩm thơ ca chủ yếu bắt nguồn từ động thái triểnkhai thi phẩm trong một viễn cảnh tường thuật cụ thể mà ở đó,cấu trúc truyện - thơthường liên quan đến trục thời gian nghệ thuật được I. Brodsky thiết kế, sắp đặt. Trụcthời gian này có những biến động riêng song về cơ bản đều được định hướng trongmối tương quan với quá khứ.Cụ thể, định hướng nàycho thấy tín hiệu q khứ chính làhình ảnh của các trạng thái hiện tại và tương lai của thế giới được phản ánh, khắc họatrong thơ I. Brodsky.

<i>- Luận văn cử nhân Мифологемы воды и воздуха в творчестве Иосифа</i>

<i>Бродского(lược dịch: Hệ thần thoại nước và khơng khí trong sáng tác I.A.Brodsky)</i>

của Alexandrovna Anna Alekseevna (bảo vệ tại Đại học Tổng hợp Moscow mang tênM.V.Lomonosov, Moscow, 2007). Nghiên cứu tập trung phân tíchý nghĩa của thầnthoại về nước và khơng khí trong tác phẩm của Brodsky và ảnh hưởng của chúng đốivới thế giới thơ ông; đồng thời xác lập, chỉ ra cách thức kiến tạo các huyền thoại nàybằng ngôn ngữ thi ca Brodsky. Các kết luận được tác giả đưa ra bao gồm: Thứ nhất,thần thoại về khơng khí và nước có một ý nghĩa đặc biệt trong sáng tạo nghệ thuật củanhà thơ; là chìa khóa dẫn đến các chủ đề lớn được triển khai trong thơ ông: thời gian,nỗi đau, sự cô đơn, hư vô, vĩnh hằng,… Gắn liền với cụm biểu tượng về các thànhphố: Venice, Rome, St. Petersburg là các dạng thức khác như: thiên thần, chim, phicông, máy bay, mây, cá, động vật có vỏ, đài phun nước, mưa,…Tất cả góp phần tạonên những thần thoại về nước và khơng khí tiêu biểu trong sáng tác của Brodsky. Thứhai, các thần thoại này cũng được hình thành trên nền tảng thần thoại Nga nói riêng vàchâu Âu nói chung; khiến thơ Brodsky ít nhiều mang chứa vẻ đẹp truyền thống. Thứba, huyền thoại bản thể - dựa trên truyền thống cổ xưa và Kitô giáo - được kiến lậptrong các sản phẩm của kỷ nguyên văn minh công nghiệp hậu hiện đại đã tạo rahiệuquả biểu đạt bất ngờ, khiến thi ca Brodsky mang chứa được nhiều giá trị phổ quát màtươi mới. Thứ tư, trong các tác phẩm của Brodsky, “nước” và “khơng khí” tiến triển từmột hình ảnh cụ thể (trong đó hầu như khơng có một lớp tượng trưng nào) đến nhữngthể loại thần thoại tổng qt.

<i><b>2. Các cơng trình nghiên cứu Việt ngữ</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Các cơng trình tiếng Việt về thơ Brodsky không nhiều, chủ yếu là những bàigiới thiệu chung hay tiểu luận nghiên cứu rộng, chỉ điểm đến thơ Brodsky như ví dụtrường hợp. Tuy nhiên, trong một số bài viết cũng có những phát hiện, gợi ý đáng suyngẫm.

<i>Bài phê bình Đôi chút ý nghĩ bất thường về nhà thơ Anh – Mĩ Joseph Brodskycủa Phạm Công Thiện (phần III tác phẩm Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử và một</i>

<i>ngày vơ hình với Henry Miller, William Carlos William và Joseph Brodsky, NXB Viên</i>

Thông, Long Beach, California, 2000) đề cập chủ yếu đến vai trò của Brodsky như

<b>một nhà thơ “trọn vẹn”, “đúng nghĩa” - “là người đã đi vào được sự đồng thanh với</b>

ngơn ngữ chính yếu, ngơn ngữ như là ngơn ngữ, tiếng nói như là tiếng nói” [30]; dựatrên nền tảng lí luận về khả năng bất diệt của thơ ca trong việc thiết lập, duy trì và pháttriển ngôn ngữ của con người (“con người chỉ là con người khi con người nói”). Theotác giả, “một chữ nào đó, một tiếng nào đó đột hiện từ lịng thời gian ngun thủy đãxơ đẩy Joseph Brodsky đi ra ngoài bản thân để đánh giặc liên tục với mọi hình thứccủa ngơn ngữ thơng tin, ngơn ngữ tun truyền, ngôn ngữ thường nhật và ngôn ngữnhư một dụng cụ truyền thơng” [30]. Tác giả bài viết phân tích sự “nhìn thấy” có mốiliên hệ mật thiết với sự “nói” – đó là “tính thể của thi ca”; là trạng thái - khoảnh khắcthơ Brodsky “phát hiện” ra thế giới như lần đầu tiên nó được tạo lập; khi đó, sự thayđổi hiển hiện trong tất cả các giác quan, nội giới và những vỉa tầng sâu thẳm nơi tâmthức con người. Cuối cùng, tác giả lưu ý tới một bản tính khác của thơ ca – là sự “trởvề quê hương”, “làm giàu truyền thống” trong mối gắn kết với tiểu sử lưu vong – thahương của Brodsky; từ đó liên hệ đến các nhà thơ Việt Nam ở hài ngoại và các khảnăng cách tân thơ ca – ngôn ngữ nước nhà.

<i>Tiểu luận Thơ Brodsky – cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa của Đào TuấnẢnh (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9, 2006) xuất phát từ những tranh luận trái</i>

chiều, đa dạng về tầm ảnh hưởng của các khuynh hướng, trường phái nghệ thuật tớithơ ca Brodsky và đi đến kết luận rằng khơng thể “khn” thơ ơng vào vừa vặn trongbất kì một phương thức sáng tác duy nhất nào, mà cần thiết phải bắt nguồn từ sự phốihợp, giao thoa, “đối thoại” giữa chúng để tìm ra những đặc điểm, giá trị cốt lõi, tối ưu,là những chìa khóa mở vào thế giới nghệ thuật hết sức phức tạp và đầy thách thức, gọimời này. Tác giả bài biết nhấn mạnh tới tinh thần hiện sinh, sự kết tục, phát huy mỹhọc Baroque, những dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại – hậu hiện đại và cả triết học Phậtgiáo như là những kênh quan trọng giúp hình thành nhữngnhận thức đúng đắn về đỉnhcao thơ ca này. Ở luận điểm thứ nhất - về quan niệm ngôn ngữ và sáng tác thi ca, tácgiả nhấn mạnh việc Brodsky nâng ngôn ngữ thơ lên “bình diện triết học”, liên hệ mậtthiết đến “tính liên tục của văn hóa” và là “một trong những đề tài sáng tác quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

trọng” của ông. “Ngôn ngữ chọn nhà thơ làm phương tiện kéo dài tồn tại chính nó”,đồng thời cũng là “tồn tại của văn hóa, tồn vinh của một dân tộc” [7]. Với Brodsky,ngôn ngữ trở thành một “quyền năng tối thượng”, một địa hạt “tuyệt đối” với “sứcmạnh tự thân mang tính bản thể” [7] mà nhà thơ ln “sống bên trong, chứ khơng phảibên ngồi lĩnh vực đó” [7], phải “dấn thân vào không gian hỗn loạn những âm thanhkhởi thủy” [7] để sáng tạo và tái tạo ngơn ngữ - tái tạo văn hóa. Bởi vậy, trong thơBrodsky, địa hạt ngôn ngữ ấy được nhấn mạnh bởi tính chất Baroque với sự hỗn loạn,đứt gãy, khủng hoảng”, thứ ngôn ngữ “gốc”, “bản nguyên, vô thức, xâm nhập vào vănbản, nhiều khi phá vỡ logic bên ngoài” [7] nhưng lại là ngơn ngữ đích thực của thơ ca.Đây là luận điểm quan trọng, có liên hệ mật thiết tới vấn đề “hình tượng âm thanh” củachúng tơi nhưng mới chỉ chạm tới một khía cạnh nhỏ, đồng thời chỉ xem xét ngôn ngữtrong mối quan hệ chủ yếu với văn hóa và bản thân thi ca. Luận điểm thứ haiphân tíchsự “suy ngẫm về thực tại và tồn tại” “từ góc độ cái chết” như là một nền tảng trọngtâm trong thơ Brodsky. Tác giả bài viết cho rằng, chính tinh thần hiện sinh với các ảnhhưởng từ Shestov, Kierkegaad, hiện sinh những năm 1940-1950 (“thời đại mà ôngđược nuôi dưỡng”) ở châu Âu hay chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Nga gắn liền vớisáng tác của Dostoievsky, Lev Tolstoy giai đoạn cuối… kết hợp với mỹ học Baroque –thơ ca siêu hình Anh cùng triết học Phật giáo đã góp phần nhào nặn, hình thành ở thơBrodsky cảm quan đặc biệt về hư vô - cái chết, sự cơ độc, tính chủ quan – đơn nhất,tinh thần hồi nghi… Luận điểm cuối phân tích “thi pháp tổng hợp” của thơ Brodskytrong sự thể đạt chủ đề “rỗng không và sứ mệnh của thi ca”, “làm lộ rõ sự trần trụi củatồn tại, tính chất khủng hoảng của ngôn ngữ và ý thức”[7] với những “hỗn độn, rốiloạn, đứt đoạn, rời rạc” đầy “bất tín” [7] và cả sự “khắc phục” nó bằng kết nối siêulogic.

Điểm các cơng trình về thơ Brodsky, có thể khẳng định vấn đề hình tượng âmthanh trong di sản thi ca của nhà thơ hoàn toàn chưa được đề cập tới. Một số ý kiếncủa người đi trước về thơ Brodsky là những gợi ý quý báu cho chúng tôi đi sâu vàonghiên cứu đề tài của mình.

<b>III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu1. Mục đích</b>

Đề tài khảo sát, phân tích hình tượng âm thanh như một yếu tố cốt lõi giúp địnhhình, khái qt được những tư tưởng chính trong thơ Joseph Brodsky, những giá trịcăn cốt đã góp phần đưa ông trở thành một trong những nhà thơ Nga vĩ đại nhất thế kỉXX, đại diện cho bộ phận văn chương Nga hải ngoại. Trong đó, bao trùm và chi phốitoàn bộ sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của ông là nỗ lực triển khai quan niệm về thơnhư là cách thức phản kháng thực tại, chống lại hư vô bằng âm thanh của sự sống, của

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tiếng nói suy tưởng và những tác động từ một dạng thức âm thanh đặc biệt: lặng im. Ởđây, âm thanh hiện ra khơng chỉ như một chuỗi hình ảnh lặp lại ngẫu nhiên mà đã trởthành một hình tượng nghệ thuật có tính hệ thống, gắn liền với ý đồ sáng tạo của ngườiviết, nhằm khắc họa một thế giới hỗn độn, bất an và quyết tâm dấn thân vào cõi siêuhình một cách khơng khoan nhượng để đi đến tận cùng cuộc chiến chống hư vô; vừakiếm tìm, vừa khẳng định bản chấtngười trong từng dạng thức tồn tại của sự sống màâm thanh biểu đạt.

Qua hình tượng âm thanh, đề tài tập trung làm nổi bật được diện mạo, phongcách, những yếu tố cấu thành nên bản sắc thơ J.Brodsky; điểm khu biệt của ông so vớinhững nhà thơ cùng đề tài, cụ thể là các tác giả mang đậm khuynh hướng siêu hình màchính ơng đã chịu ảnh hưởng: John Donne, Robert Forst, Wystan Hugh Auden,Wiliam Butler Yeats, Thomas Stearns Eliot… Vận dụng những thành tựu đã có trongcác nghiên cứu về J. Brodsky với vị thế một nhà thơ lưu vong, sáng tác ở ngoài biêngiới lãnh thổ - một hiện tượng quy tụ, “hòa giải” những va chạm, tiếp xúc giữa cáctruyền thống văn học từ Slav tới Anh - Mĩ, Baroque hay tinh thần mĩ học Á Đơng…;đề tài góp phần phục dựngmột cá tính sáng tạo thiên tài từ góc độ bản chất, khái quáthóa cao hơn. Ở đó, thơ ca J.Brodsky vừa hiện ra như là kết quả của việc tiếp thu, kếthừa, chịu ảnh hưởng bởi tác động qua lại giữa các luồng văn hóa;song đồng thời cũngxuất hiện với chính diện mạotự thân riêng biệt chứ khơng phải một sự cóp nhặt và tíchgóp hỗn tạp đơn thuần để hình thành nên một phong cách nghệ thuật độc đáo. Cụ thể,qua hệ thống hình tượng âm thanh trong thơ J.Brodsky, ta bắt gặp một tâm hồn – trítuệ Nga trànđầy hoài vọng, hướng tới cái cao cả tuyệt đích của sự sống bất diệt trongtâm thế một “con ngựa đen bất kham” chống chọi với hiện tồn hư vơ như một thực tạitất yếu. Đó là thứ ngơn ngữ của kẻ “bất trị”, “nổi loạn” và “bùng nổ” ở những cơ tầngsiêu hình sâu kín nhất của cuộc truy vấn, khám phá các khả thể sống. Dường như, chỉvới âm thanh, tinh thần này mới được biểu đạt một cách đủ đầy, trọn vẹn nhất; làm nênbản chất, góp phần khu biệt thơ J.Brodsky với đại đa số các sáng tác thoát thai từ nềnthi ca Anh - Mĩ mà ơng vốn chịu nhiều ảnh hưởng. Có thể nói, nếu màu sắc huyền bí,siêu nhiệm mang hơi hướmbị động, hướng bi trước hiện tồn hư vô của con người làcảm quan chung của thơ ca, văn chươngTây Âu – Mĩ, đặc biệt nở rộ vào giai đoạn đầuthế kỉ XX; thì hệ thống hình tượng âm thanh đã khiến thơ J.Brodsky mang một diệnmạo hoàn toàn khác: một tiếng nói phá cách “kiểu Nga”; nơi cuộc tranh đấu khơng baogiờ có hồi kếtkhi những vang động của sự sống – dưới mọi dạng thức – luônluôn cấtlên với một niềm tin vĩnh cửu thiêng liêng.Đó cũng chính là sự kế tục truyền thốngNga ở cách thức hướng quy về đời sống trong tính “động” của nó nhằmthể hiện mộtđộng thái biểu đạt có tính tích cực, vươn lên từ cái nền hư vô chung. Đồng thời,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

việchóa giải, dung hịa các đối cực, thống nhất các sắc điệu cũng đã tạo nên một hồnthơ Nga vừa u ám vừa trong sáng; vừabi thiết, đau đớn, vừa tươi tắn, hi vọng ngậptràn…

Đề tài nghiên cứu cung cấp nguồn tư liệu thiết yếu, góp phần giới thiệu các tácphẩm của J.Brodsky vào chương trình Ngữ văn trong trường phổ thơng ở Việt Nam;giúp hình thành những tiền đề tiếp cận căn bản đối với tác giả này cũng như toàn bộnền văn học Nga – Slav đang ngày càng phát triển, biến động, hoạt sắc; nhằm phục vụcuộc cải cách, xây dựng chương trình SGK mới đầy hứa hẹn, thách thức. Ở đây, nhữngphân tích, đối sánh giữa các bản dịch; việc đề xuất hình tượng âm thanh như một kênhquan trọng để soi chiếu, thụ cảm, chiếm lĩnh các tác phẩm thơ ca hấp dẫn song cũngrất đỗi phức tạp của J.Brodsky là một trong những gợi dẫn tiên quyết không thể bỏ quađối với cả người dạy và người học.

Đề tài tham gia định hướng tiếp nhận J.Brodsky ở Việt Nam, sử dụng hìnhtượng âm thanh như một chìa khóa then chốt nhằm giải mã ngôn ngữ thơ, khiến cáctác phẩm thi ca siêu hình “kiểu Brodsky” trở nên gần gũi hơn với mọi đối tượng bạnđọc; từ đó góp phần mở rộng,nâng cao văn hóa đọc cho người Việt nói chung.

<b>- Phân tích hình tượng âm thanh của lặng im để làm nổi bật những tiền đề</b>

“ngồi âm thanh” có ảnh hưởng, tác động tới âm thanh; hay chính là một dạng thức âmthanh đặc biệtbao gồm: khoảng lặng mang tính chất phơng nền mà từ đó âm thanh phátra, và cũng là đích đến sau khi âm thanh kết thúc; những quãng lặng ken giữa âmthanh, vừa bồi tụ vừa phá vỡ âm thanh. Tất cả cho thấy một mối quan hệ phức tạp đầyđối chọi, tương phản,một cuộc chiến dai dẳng, không khoan nhượng, song cũng là sựkết hợpgiàu chất thơ giữa âm thanh và lặng im - tồn tại và hư vô; sự sống và cái chết.

<b>- Phân tích hình tượng âm thanh tiếng nói của suy tưởng – bản thân các dạng</b>

thức lời nói trên bề mặt ngôn từ để làm rõ những nỗ lực trực tiếp của cái tơi trữ tình –triết lí trong cuộc chiến chống lại hư vô bằng ý thức tự thân: bật ra thành những câuhỏi, truy vấn, những định nghĩa, lời khẳng định và hiệu triệu như một sự tỉnh thức sauchót, thúc giục chính mình và tồn thể nhân loại bứt ra khỏi “nấm mồ” hư vô quán

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tính, hướng vào bề sâu siêu hình của ý thức làm người để tìm đến cái tuyệt đích,cao cả,một sự sống bất tử trong từng phút giây nỗ lực nhận thức.

<b>IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm</b>

<i><b>1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của khố luận là những hình tượng âm thanh giới hạntrong phạm vi 265 tác phẩm của Joseph Brodsky (bao gồm thơ và trường ca) với cácbản dịch:

- Nguyên tác tiếng Nga: 265 bản.- Anh ngữ: 194 bản.

+ J.Brodsky et al.: 170 bản + George L. Kline: 20 bản.

+ Tatyana Amelia & Harry Thomas: 01bản.

+ Barry Scherr: 01 bản.+ Seamus Heaney: 01 bản.+ Derek Walcott: 01 bản- Pháp ngữ: 51 bản.

+ Jean-Jacques Marie: 37 bản.+ Véronique Schiltz: 03 bản.+ Hélène Henry: 04 bản.

+ Michel Aucouturier: 02 bản.+ André Markowicz: 01 bản.+ Vladimir Claude Fišera: 04 bản.- Việt ngữ: 185 bản.

+ Dịch từ nguyên tác tiếng Nga: 37 bản. Nguyễn Viết Thắng: 16 bản. Huyền Anh: 05 bản.

 Một Dana: 05 bản. Đoàn Tử Huyến: 03 bản.

 Nguyễn Quỳnh Hương: 03 bản. HP: 02 bản.

 Hồng Thanh Quang: 01 bản. Phạm Vĩnh Cư: 01 bản.+ Dịch từ bản Pháp ngữ: 57 bản.

 Hoàng Ngọc Biên: 51 bản.  Diễm Châu: 06 bản.+ Dịch từ bản Anh ngữ: 91 bản.

 Hoàng Ngọc Biên: 67 bản. Đinh Thảo: 03 bản.

 Thanh Hiền: 10 bản.

 Lê Đình Nhất Lang: 03 bản.

 Vũ Hoàng Linh: 02 bản. Một Dana: 01 bản. Như Huy: 01 bản. Diễm Châu: 04 bản.

<i><b>Khoá luận tập trung khảo sát những tập thơ và trường ca sau của J.Brodsky:</b></i>

<i>Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и не обессудь, </i>

<i>1957); Khúc bi ca lớn gửi John Donne (Большая элегия Джону Донну, 1963); Thơ và</i>

<i>trường ca (Стихотворения и поэмы, 1965); Trạm dừng trong sa mạc (Остановка в пустыне, 1970); Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm 1964-71 (Конец прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71, 1977); Từ loại. Thơ những năm 1972-76 (Часть </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>речи. Стихотворения 1972-76, 1980); Những khúc bi ca La Mã (Римские элегии, </i>

<i>1982); Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta (Новые стансы к Августе, 1983); Lịch </i>

<i>sử thế kỉ hai mươi (История двадцатого века, 1986); Urania (Урания, 1988); Vân vân (Tак далее, 1990); Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa (Набережная неисцелимых, 1992).</i>

<i><b>2. Giới thuyết khái niệma. Hình tượng văn học</b></i>

Khái niệm hình tượng văn học là một khái niệm đóng vai trị quan trọng trongnghiên cứu văn học nhưng lại có một lịch sử nhận thức tương đối phức tạp với nhiềuquan điểm và cách thức diễn giải khác nhau.

Ở phương Đơng, “tượng” và “hình” là những chữ Hán xuất hiện trong sách Chudịch của người Trung Hoa cổ; được dùng để chỉ biểu tượng, hình vẽ, các hình ảnh

<i>tưởng tượng tồn tại trong đầu óc con người. Trong Kinh Dịch, thiên Hệ từ truyện có</i>

câu “Thầy Khổng nói: Viết khơng nói hết lời, lời khơng nói hết ý, vậy thì cái ý củathánh nhân khơng thấy hết được sao? Thầy Khổng nói: Thánh nhân làm ra tượng đểnói cho hết ý, đặt ra quẻ đểnói cho hết sự thật, giả” [26; 5] -ngụ ý việc biểu đạt nhữngý tưởng cao siêu, những chân lí của “thánh nhân” không thể dùng ngôn từ thôngthường mà chuyển tải hết được, chỉ có thể sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để kí thác,

<i>gửi gắm. Đến Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, “hình” gắn với cái đẹp: “Có cái hình</i>

xuất hiện thì cái đẹp nảy sinh” [26; 6]. “Với ơng, cơng việc sáng tác chính là vẽ lạiđược cái “hình” và thể hiện được “khí chất” của vật: “Nhà thơ cảm xúc trước sự vật,liên tưởng đến các loại khôn cùng. Trong cái cảnh bao la mn vàn hình tượng, nhàthơ trầm ngâm, nghe và ngắm, tả lại khí chất, vẽ lại cái dung mạo của nó. Nhà thơđãtheo sự vật mà để lại tâm trí, lại cịn góp thêm sắc thái, góp âm thanh, tâm trạngcũng vì thế mà bồi hồi” [26; 6].Ở đây, khái niệm hình tượng đã được xác lập trong mốiquan hệ với văn chương – nghệ thuật, gắn liền với quan niệm thẩm mĩ; là tồn tại kháchquan được “chủ quan hóa” qua lăng kính của người nghệ sĩ khi đưa vào tác phẩm,Đồng thời, Lưu Hiệp đã bước đầu đề cập tới hình tượng như là sản phẩm của trí tưởngtượng, hư cấu, góp phần hình thành nên kiểu tư duy hình tượng của văn học – nghệthuật. Tuy nhiên, với người Trung Hoa, “hình” và “tượng” thường tách rời nhau, đồngthời cốt thể hiện được cái thần của sự vật chứ khơng chuộng vẻ bề ngồi…

<i>Ở phương Tây, từ thời cổ đại, trong Nghệ thuật thi ca, Aristole nhấn mạnh hình</i>

tượng như là sản phẩm do người nghệ sĩ tạo ra thông qua hoạt động mô phỏng tự

<i>nhiên. Trong Mĩ học, Hegel cho rằng “mục đích của nghệ thuật là miêu tả cái tuyệt đối</i>

một cách cảm tính, nội dung của nghệ thuật là tư tưởng cịn hình thức của nó là sự thểhiện một cách hình tượng, cảm tính...” [26; 7]; “bất cứ một sự vật nào tồn tại chỉ để

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

người ta nhận ra một cái khác nó, vượt ra ngồi nó thì đó là hình tượng” [26; 7]. Việcnhấn mạnh tính tuyệt đối của nội dung tư tưởng (do đó có sự phân tách giữa nội dungvà hình thức) đã tạo ra những hạn chế trong quan niệm về hình tượng văn học – nghệthuật của Heghel từ góc độ mĩ học, triết học.

Cơng trình của Hegel tiếp tục có ảnh hưởng tới V. Bielinsky và A. Potebnia ởgiai đoạn nghiên cứu sau. V. Bielinsky cho rằng “nội dung của khoa học và nghệ thuậtgiống nhau, khác nhau chỉ là phương thức thể hiện. Hình tượng chính là đặc trưng vềphương thức thể hiện đó của nghệ thuật. Nó đối lập với cách sử dụng các khái niệm,suy lí của khoa học”[26; 8]. A. Potebnia khẳng định “thơ ca là một phương thức tư duyđặc biệt, tư duy bằng hình tượng. Nếu khơng có hình tượng thì khơng có nghệ thuật,khơng có thơ ca…” [26; 8].

Các nhà Marxist nhận thức được “vấn đề hình tượng nghệ thuật là một trongnhững vấn đề trọng tâm nhất của khoa văn học”[26; 8]. Trên quan điểm duy vật, họphủ nhận hoàn toàn tư tưởng về sự phản ánh cụ thể, cảm tính mà Hegel đặt ra ở hìnhtượng văn học – nghệ thuật cũng như tính “tuyệt đối” của nội dung tinh thần. Giớinghiên cứu Xô Viết và Việt Nam tiếp cận vấn đề này dưới góc độ phản ánh luận, quađó khẳng định “chức năng phản ánh thế giới, phản ánh con người của hình tượng.Hình tượng văn học được coi là phương thức phản ánh và nhận thức đời sống mộtcách đặc thù của văn học nghệ thuật” [26; 8]. Các nhà nghiên cứu Marxist cũng chorằng, “thước đo giá trị một hình tượng văn học là khả năng phản ánh chân thực đờisống” [26; 9], hình tượng văn học cần đảm bảo được các tính chất: “chân thực; cụ thể;hồn chỉnh, toàn diện và thống nhất; truyền cảm” [26; 8]. Trong đó, tính chân thựcđược xem là tiêu chí tiên quyết để đánh giá đặc điểm, phẩm chất của một hình tượngvăn học. Từ đây, họ chỉ ra rằng: “Những hình tượng văn học phản ánh hiện thực mộtcách trung thực và sáng tạo nhất chính là những hình tượng điển hình” [26; 9], đồngthời “nhìn nhận cấu trúc hình tượng bao gồm tính cụ thể và tính khái quát” [26; 9].Bên cạnh đó,họ cũng đề cập tới phương diện thẩm mĩ của hình tượng văn học, nhấnmạnh đặc thù của nó là “phản ánh đời sống một cách thẩm mĩ” theo “quy luật của cáiđẹp” như L.I.Timofeev định nghĩa: “Hình tượng là bức tranh vừa cụ thể vừa khái quátvề cuộc sống của con người, được xây dựng bằng hư cấu và có ý nghĩa mĩ học”[26;10]. N.A.Gulaiep trong “Lí luận văn học” cũng khẳng định “hình tượng khơi dậynhững tình cảm và những tư tưởng sâu sắc nhất cho con người” [26; 10]. Tồn bộ các

<i>cơng trình như: Dẫn luận nghiên cứu văn học của G. N. Pospelov, Hình tượng nghệ</i>

<i>thuật của Andreimov, Sơ thảo ngun lí văn học (1958) của Nguyễn Lương Ngọc; Cơsở lí luận văn học(1969) của nhóm tác giả Trần Văn Bính, Hà Minh Đức, Lê Bá Hán;Lí luận văn học (1986) do Phương Lựu chủ biên; Lí luận văn học (1993) do Hà Minh</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Đức chủ biên; Từ điển thuật ngữ văn học (1992) của nhóm tác giả Lê Bá Hán, TrầnĐình Sử, Nguyễn Khắc Phi; Lí luận văn học nhập môn (2010) của Huỳnh Như</i>

Phương…đều đưa ra định nghĩa về hình tượng văn học dựa trên quan điểm phản ánhluận.

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, với sự xuất hiện của kí hiệu học hiện đại,phương pháp nghiên cứu kí hiệu học đã được vận dụng vào thực tiễn văn học, trởthành tiền đề cho quan niệm mới về bản chất kí hiệu của hình tượng văn học.

<i>M.Bakhtin là nhà nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh vực này. Trong Vấn đề nội dung,</i>

<i>chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngơn từ(1924), ông khẳng định: “Thi</i>

pháp học được định nghĩa có hệ thống phải là mĩ học sáng tạo nghệ thuật ngôn từ” [26;18]. Đối lập với quan điểm nghiên cứu văn học từ những bình diện “ngồi vănbản”như xã hội, tư tưởng, tình cảm,…tác giả cho rằng quá trình nghiên cứu phải bắtnguồn từ chính bản thân ngơn từ - chất liệu của văn học nghệ thuật – thứ ngôn ngữ “đãđược sáng tạo lại theo quy luật của cái Đẹp” [26; 18] chứ không phải ngôn ngữ tự

<i>nhiên thông thường. Các tác phẩm tiếp theo như Những vấn đề thi pháp Dostoievsky(1929), Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian Trung đại và Phục hưng</i>

(1965) là những đột phá trong nghiên cứu của Bakhtin khi ông đặt ravấn đề tính đốithoại, tính đa thanh, nghịch dị hay sự vận dụng kí hiệu để phân tích các hình tượngthân thể, lễ hội… trong tác phẩm “mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại” của Rabelais.

<i>Không những thế, ở cuốn sách Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ (1929), cùng với</i>

Voloshinov, ơng đã sớm chứng minh được bản chất kí hiệu của hình tượng văn học, từđó cho thấy “văn học khơng chỉ là nhận thức mà cịn là giao tiếp. Nó biểu hiện ý thứchệ thơng qua hệ thống kí hiệu” [26; 18]. Những tên tuổi tiếp bước Bakhtin trong ứngdụng phương pháp kí hiệu học vào nghiên cứu văn học chính là R. Jakobson, J.Mukarovsky... Đặc biệt, vào những năm 1950, E.Cassier đề cập tới hai mặt của kí hiệu– hình tượng văn học (tạo hình và biểu hiện) trong một mối quan hệ thống nhất, qua đónhấn mạnh: “Nghệ thuật quả thực là biểu hiện, nhưng nếu khơng tạo hình thì nó khơngthể biểu hiện”[26; 19]. S.Langer tiếp tục phát triển quan điểm này, bà khẳng địnhthêm: “Những kí hiệu suy lí logic của ngơn ngữ có nhiều hạn chế đối với những vấn đềthuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Do đó, cần phải có một loại kíhiệu khác để biểu lộ những điều này. Đó chính là kí hiệu nghệ thuật – kí hiệu của tìnhcảm, kí hiệu của sự sống”[26; 19]. Những triển vọng tiếp theo được mở ra bởiR.Barthes, Iu.M.Lotman… với các nghiên cứu về kí hiệu huyền thoại, “lối viết”, phântích cấu trúc văn bản nghệ thuật dựa trên hệ thống lí thuyết “kí hiệu quyển”, sáng tạo –tiếp nhận văn học như là q trình mã hóa và giải mã hệ thống kí hiệu–hình tượng vănhọc; tính đa nghĩa của ngơn từ - hình tượng nghệ thuật…

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Ở đây, chúng tôi kế thừa, tiếp thu quan niệm về hình tượng văn học theo gócnhìn kí hiệu học; kết hợp với quan điểm phản ánh luận trong sự giải trừ yêu cầu về tínhchân thựcnhư là một giá trị tuyệt đối.

<i><b>Theo quan điểm nói trên, hình tượng văn học bao gồm những đặc trưng sau: </b></i>

Thứ nhất, hình tượng văn học là một khách thể tinh thần đặc thù; tồn tại độclập, khách quan với nhà văn và cả người tiếp nhận. “Gọi là “khách thể” bởi vì đó là thếgiới tinh thần đã được khách thể hóa thành một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan,không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người sáng tạo hay người thưởng thức nữa,cũng khơng gắn liền với q trình tâm lý, thần kinh của tác giả như trong quá trìnhsáng tạo. Ai cũng có thể nhìn các hình tượng ấy như một cái gì bên ngồi, như mọikhách thể khác. Gọi là “tinh thần” bởi vì tinh thần là một cấp phản ánh đặc biệt của ýthức con người. Nếu cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đốn là nhữnghình thức tâm lý nhận thức, phản ánh từng mặt của khách thể, thì cái tinh thần là một“hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan kiểu khách, trong đó, cái được phản ánhxuất hiện trong ý thức con người như một tồn tại khác của nó” [31; 67]. Như vậy,trong quá trình sáng tạo, ở giai đoạn đầu, hình tượng nghệ thuật được thai nghén trongtưởng tượng, cảm xúc của tác giả. Sau đó, nó được vật chất hóa, kí hiệu hóa thànhnhững dạng tồn tại hữu hình (bức tranh, chữ viết…); song cuối cùng lại tác động chủyếu đến thế giới tinh thần của người tiếp nhận, trở thành tâm ảnh trong họ. Dù đượctạo nên từ các chất liệu vật chất song hình tượng đó lại gây cho ta những khoái cảmtinh thần, xúc cảm thẩm mĩ khơng thể thay thế. Hình tượng văn học thực chất chỉ tồntại, xê dịch, chuyển động, sống một đời sống đích thực nơi tâm thức của chủ thể sángtạo và đối tượng tiếp nhận. Bởi thế, nó rất mơ hồ, cảm tính, là “cái bóng hư ảo củathực tại”, gắn bó mật thiết với thế giới tinh thần của con người. Chúng ta luôn sốngtrong mạng lưới của những ý niệm với vô số các khách thể tinh thần mang tính chấttrừu tượng, khái qt cao độ. Tuy nhiên,hình tượng văn học – nghệ thuật không giốngvới các khách thể tinh thần khác ở chỗ, nó ln ln bảo lưu được tính cụ thể, sinhđộng của mình. Nó tác động đến chúng ta bằng tất cả thực tại tinh thần của nó mộtcách sinh động thay vì những nhận thức lý tính đơn thuần. Hình tượng nghệ thuật nàocũng thốt thai từ một ý đồ sáng tạo nhất định của người nghệ sĩ, nhưng khi tác phẩmđã hoàn tất, đem đến cho người thưởng thức thì sinh mệnh của nó lại không phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của tác giả. Người nghệ sĩ không thể làm chủ hay quyết địnhđược người đọc phải chiếm lĩnh, thụ cảm, thấu hiểu hay bình giá ra sao về nó nữa.Bởivậy, hình tượng văn học – nghệ thuật cũng tồn tại độc lập với người tiếp nhận; mỗingười có một cách cảm nhận, kiến giải riêng về nó, khơng ai giống ai. Thậm chí, cóbao nhiêu người đọc là có bấy nhiêu hình dung khác nhau về một hình tượng văn học;

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

khơng thể gị ép, áp đặt một cách nhìn, một quan điểm duy nhất lên cảm quan của bấtcứ người tiếp nhận nào.

Thứ hai, hình tượng văn học – nghệ thuật là một kí hiệu và mang trong mìnhđầy đủ bản chất của kí hiệu. “Kí hiệu là bất cứ một sự vật hiện tượng nào có thể đượctiếp nhận một cách cảm tính, dùng để chỉ một hiện tượng khác ở bên ngồi nó mộtcách cố định, trong quá trình hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người… Chẳnghạn như từ ngữ, còi báo động, tín hiệu đèn xanh đèn đỏ trong giao thơng, các kí hiệutốn học… Kí hiệu là phương tiện để giữ gìn là truyền đạt kinh nghiệm xã hội giữangười và người. Hình tượng nghệ thuật muốn giữ lại và truyền đạt cho người kháccũng phải được khách quan hóa thành kí hiệu, khơng chỉ bằng từ ngữ và các chất liệukhác mà cịn bằng các chi tiết tạo hình, biểu hiện” [31; 71-72]. Hình tượng văn học –nghệ thuật được cấu tạo bởi hai mặt: Tạo hình (hình thức) và biểu hiện (nội dung).

<i><b>“Tạo hình là việc làm cho khách thể có được một tồn tại cụ thể, cảm tính bên ngồi</b></i>

thơng qua chất liệu, là phú cho thế giới những hình tượng khái quát một thể xác, hìnhhài” [31; 69]. Trong văn chương nói riêng và những mơn nghệ thuật sử dụng chất liệungơn từ nói chung, để xây dựng nên một hình tượng nghệ thuật, người ta thường “tạocho nó một khơng gian, thời gian, những sự kiện, quan hệ và đặc biệt là những conngười có nội tâm, ngoại hình, ngơn ngữ” [31; 70]… Đặc biệt, với thơ ca,hệ thống cácphép tu từ luôn được sử dụng sáng tạo như một phương thức tối ưu, bao gồm: so sánh,nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, điệp ngữ, liệt kê, phép đối (tương phản), chơi chữ (dùng từđồng âm, gần âm, nói lái, điệp âm…), câu hỏi tu từ, nói quá, nói giảm nói tránh; lựa

<i><b>chọn, sắp xếp trật tự từ trong câu… Biểu hiện là những ý nghĩa được khơi dậy từ tạo</b></i>

hình, “là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hiện tượng, hé mởnhững nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn” [31; 71] người nghệ sĩ và có tác động lớn tớitinh thần người tiếp nhận. “Biểu hiện gợi lên sự tồn vẹn, đầy đặn của hình tượng, thểhiện khuynh hướng tư tưởng, tình cảm sâu sắc của người nghệ sĩ trước các hiện tượngđời sống” [31; 71]. Bởi vậy, một hình tượng văn học – nghệ thuật hồn chỉnh bao gồmhai phương diện có mối quan hệ biện chứng, thống nhất: Cảm tính, có thể tri giác được(cái biểu đạt) và tinh thần, ý niệm (cái được biểu đạt). Nhắc đến đặc trưng của kí hiệucũng khơng thể bỏ qua chức năng giao tiếp (ngơn ngữ chính là một hệ thống kí hiệuvới chức năng chủ đạo này).Với tư cách kí hiệu, hình tượng là phương thức giao tiếpduy nhất giữa người nghệ sĩ và người thưởng thức. Nghệ thuật khơng bao giờ tồn tại tựnó mà ln ln giao tiếp với chúng ta bằng hình tượng và chỉ thơng qua hình tượng.Tuy nhiên, hình tượng văn học - nghệ thuật khác với các kí hiệu thơng thường ở chỗ:Nếu kí hiệu ln ln có tính ổn định, quy ước, đơn nhất thì hình tượng ln ln vậnđộng hướng tới sự phong phú, đa dạng. Nó khơng bao giờ bị gị bó trong các giới hạn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trong những gì đã hồn tất mà liên tục “trượt nghĩa”, thay đổi cả về mặt tạo hình lẫnbiểu hiện, mở ra những liên tưởng bất ngờ, khơi gợi những cách tiếp nhận, kiến giảikhác nhau. Dưới bàn tay “phù phép” của những người nghệ sĩ thiên tài, hình tượngnghệ thuật liên tục được tái sinh và trở nên độc đáo, sống động hơn hết. Các tác giả khiý thức được điều đó thường đưa hệ thống tạo hình (cái biểu đạt) vào một hợp chất mới,một cấu trúc, trật tự mới nhằm phá vỡ các quy ước, qn tính thơng thường.Chính vìvậy, hình tượng nghệ thuật ln giúp chúng ta nhìn thế giới như lần đầu tiên, nidưỡng cho chúng ta khả năng ngạc nhiên; khiến con người biết trân quý đời sống trongtính khả biến đầy bí ẩn của nó. “Hình tượng nghệ thuật vừa là sự phản ánh, nhận thứcđời sống, lại vừa là một hiện tượng kí hiệu giao tiếp. Bản chất của hiện tượng kí hiệucó xu hướng cố định hóa, trở thành cơng thức, sáo mịn. Bản chất sự phản ánh nhậnthức có xu hướng tìm tịi cái mới, phát hiện ra cái độc đáo. Từ đó diễn ra q trìnhthường xun đổi mới và cắt nghĩa lại kí hiệu, sáng tạo kí hiệu mới. Đó là nguồn gốctạo ra cái lặp lại và cái không lặp lại, cái như thật và cái ước lệ trong nghệ thuật” [31;73-74].

Thứ ba, hình tượng nghệ thuật là một “quan hệ xã hội - thẩm mĩ”. “Đặc trưngcủa hình tượng nghệ thuật khơng giản đơn chỉ là ở sự thống nhất giữa cái cá biệt, cụthể, cảm tính với cái chung, mà ở chính thể các quan hệ xã hội – thẩm mĩ được thểhiện. Trước hết là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với hiện tại mà nó phản ánh, thứđến, quan hệ của tác giả đối với cuộc sống trong tác phẩm, quan hệ tác giả với ngườiđọc, quan hệ hình tượng với ngơn ngữ của một nền văn hóa, cuối cùng, quan hệ củacác yếu tố trong bức tranh đời sống. Chính cái phức hợp quan hệ tạo thành hạt nhâncấu trúc tác phẩm… Phức hợp quan hệ này làm cho hình tượng nghệ thuật mang mộtnội dung đa nghĩa, hàm súc, khơng nói hết mà Hemingway ví như phần chìm của

<i>“tảng băng trơi”, và người xưa nói: lời hết mà ý vơ cùng” [31; 74-76]. Hình tượng âm</i>

<i>thanh trong thơ Brodsky phản ánh quan hệ giữa chủ thể trữ tình với những âm thanhdo con người và giới tự nhiên tạo ra trong thi phẩm; giữa âm thanh với lặng im nhưnhững trạng thái vừa đối lập vừa bổ sung, tương tác; giữa người đọc với những tiếngnói siêu hình xuất hiện trực tiếp trên trang thơ...</i>

Thứ tư, hình tượng văn học có “tính nghệ thuật” – được quy định bởi “khả năngtruyền cảm mạnh mẽ, sức thức tỉnh tư tưởng lớn lao, ở khả năng lôi cuốn con ngườitham gia vào đời sống xã hội. Tính nghệ thuật đặc trưng bởi sự thuyết phục, chiều sâunhận thức, sức hấp dẫn lôi cuốn– một dấu hiệu quan trọng” [31; 76]. Một hình tượngthực sự có được đời sống bền bỉ, lâu dài là khi nó khơng chỉ tái hiện thực tại một cáchgiản đơn, thuần túy mà luôn đi liền với sức “khêu gợi cảm xúc”, “sự truyền đạt một cáinhìn với cuộc đời” [31; 77]; đem lại hiệu quả tác độnglớn tới tinh thần, thậm chí làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thay đổi tư tưởng người tiếp nhận. “Chân lý nghệ thuật là chân lý về quan hệ, nókhơng khách quan, lạnh lùng như chân lý khách thể. Đó là chân lý làm ngạc nhiên,sững sờ, khao khát… Tính nghệ thuật làm tích cực hóa khả năng cảm thụ của conngười, nâng họ lên hàng nghệ sĩ, khẳng định vai trò chủ thể của con người trước thếgiới. Vì vậy đó là một phẩm chất tiêu biểu của văn nghệ với tư cách là một hình thái ýthức xã hội thẩm mĩ… Tính nghệ thuật đa dạng như bản thân nghệ thuật. Tiêu chuẩncuối cùng của nó là sự thống nhất hồn mĩ của nội dung và hình thức nghệ thuật, làsức gây ấn tượng mang tính tư tưởng của hiện tượng đời sống, phản ánh được nhiềumặt và vận động biến hóa khơng ngừng” [31; 78-79].

<i><b>b. Âm thanh và hình tượng âm thanh</b></i>

Âm thanh là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học – nghệ thuật,

<i><b>trong đó có âm nhạc, văn học và ngôn ngữ học – ngữ âm học. Trong ngôn ngữ học,</b></i>

<i>âm thanh được gọi bằng thuật ngữ âm tố (sound) - là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không</i>

thể phân chia được nữa. “Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ravề mặt cấu âm–thính giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thườngứng với một âm vị” [11; 50]. “Âm tố là đơn vị nhỏ nhất không thể phân nhỏ hơn rađược nữa của ngữ âm. Có thể nói, âm tố là đoạn âm thanh nhỏ nhất, có thể tách rađược từ chuỗi lời nói liên tục, không gắn liền với giá trị khu biệt âm vị học của nó. Âmtố là sự thể hiện cụ thể của âm vị, nó chứa đựng cả một loạt những đặc trưng cần yếuvà không cần yếu của âm vị” [29; 115]. Dựa theo cách thoát ra của luồng âm khơng

<i>khí khi phát âm, các âm tố thường được phân ra làm hai loại chính: nguyên âm (vowel)và  phụ âm (consonant). Âm vị là “đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn</i>

ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngơn ngữ”[25;91]<small>.</small>Nếu số lượng âm tố là vơ số, thì số lượng âm vị là có hạn, khoảng vài chụcđơn vị trong một ngơn ngữ. Nghiên cứu âm vị cũng chính nghiên cứu khả năng tạonghĩa của bản thân âm tố (âm thanh) trong những ngữ cảnh nhất định. Thuật ngữ

<i>sound symbol (âm thanh có ý nghĩa, biểu tượng ngữ âmhay âm thanh tượng trưng)</i>

được các nhà âm vị học sử dụng để ám chỉ bản thân âm thanh tự nó mang chứa nghĩa,chuyển tải những thơng tin nhất định; đề cập đến sự kết hợp rõ ràng, theo trình tự giữacác từ cụ thể có ảnh hưởng đặc biệt tới ý nghĩa được tạo ra trong lời nói. Từ thời cổ

<i>đại, trong Cratylus, Plato đã yêu cầu Socrates đưa ra bình luận của mình về nguồn gốc</i>

và tính chính xác của các tên và từ khác nhau khi Hermogenes hỏi ơng có thể có mộtgiả thuyết khác về việc làm thế nào để phân biệt ý nghĩa từ ngữ dựa trên dấu hiệu ngữâm (theo cách của ông chỉ đơn giản là “quy ước”). Socrates ban đầu cho thấy rằngchúng phù hợp với các tham chiếu dựa trên âm thanh của chúng: “Như tôi tưởngtượng, ông đã nhận thấy rằng lưỡi đã được kích động và ít nhất là khơi dậy được ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

phần cịn lại trong cách phát âm mà ơng đã sử dụng những chuyển động cảm xúc đíchthực.” Vào thế kỷ 18, Mikhail Lomonosov đề xuất một lý thuyết cho rằng những từ cóchứa những âm thanh nhất định phải có những ý nghĩa nhất định. Năm 1836, Wilhelm

<i>von Humboldt đã xuất bản cuốn sách Über die Verschiedenheit des menschlichen;</i>

chính ở đây ơng ta đã thiết lập ba loại quan hệ giữa âm thanh và ngữ nghĩa mà

<i>Margaret Magnus - của Vị thần trong Lời (1999) – một cơng trình đồ sộ giải thích âm</i>

vị học sau này đã áp dụng để phân loại chúng: onomatopoeia là loại biểu tượng tượngtrưng ít nhất, nó chỉ đơn giản bắt chước âm thanh hoặc gợi ý một cái gì đó tạo ra âmthanh; clustering bao gồm những từ chia sẻ một vài âm thanh có điểm chung vàiconism cung cấp các từ có cùng một nguồn gốc âm thanh – ngữ nghĩa (loại hình biểutượng phổ qt nhất trong các ngơn ngữ). Bên cạnh đó, tác giả cơng trình cũng chỉ rarằng, các từ tượng thanh mô phỏng trực tiếp âm thanh trong tự nhiên thường được coilà một loại biểu tượng âm thanh từ tượng thanh đề cập đến việc sử dụng các từ ngữ đểbắt chước những âm thanh thực tế. Có những ngơn ngữ được biết đến với hệ thống từtượng thanh được phân chia rõ ràng,hoặc mô tả hiện tượng bênngoài (phenomimes) hoặc mô tả trạng thái tâm lý (psychomimes). Các nghiên cứu vềsau vẫn tiếp tục bảo lưu, khẳng định khả năng tạo nghĩa của bản thân âm thanh:“Chúng ta chia sẻ nhiều khía cạnh ngơn ngữ âm thanh của chúng ta với các lồi khác,

<b>và rất có thể trong biểu tượng âm thanh chúng ta thấy các tiền thân của ngôn ngữ con</b>

người được hình thành một cách hồn chỉnh. Trong tất cả các lồi thường xun phátra âm thanh rõ ràng có thể tri nhận qua thính giác (đặc biệt là con người, nhiều loàichim, và nhiều loài thú biển), chúng ta nhận thấy một hệ thống truyền thông bằng biểutượng âm thanh cơ bản được che phủ bởi sự giải thích nào đó – dù là võ đốn – trongmối liên hệ với ý nghĩa.” [22]. “Giả thuyết tượng âm xuất phát từ việc ý nghĩa của mộttừ bị ảnh hưởng một phần bởi âm thanh (hoặc sự khớp nối giữa chúng). Nếu âm thanhcủa một từ ảnh hưởng đến ý nghĩa của nó, ta sẽ nhận biết được chúng qua kênh thínhgiác. Ln ln có một nhómđáng kể các nhà ngơn ngữ học khơng loại bỏ khả năngrằng hình thức của một từ nào đó ảnh hưởng đến ý nghĩa của nó.” [27].“Các âm vị ởmột cái tên có thể truyền đạt ý nghĩa của nó. Trong một thí nghiệm, 95% những ngườiđược hỏi về từ ngữ bất kì khi ghép với - bouba hoặc - kiki đã trả lời như nhaurằng bouba phù hợp với vật cong và kiki là một loại gai nhọn. Các cơng trình kháccũng cho thấy những thành tố gọi là “nguyên âm trước” (giống như chữ “i”trong “mil”) gợi lên sự nhỏ bé và nhẹ nhàng, trong khi các âm nguyên âm “a” nhưtrong “mal” lại gợi lên sự nặng nề, kềnh càng” [14].

Có thể thấy, trên quan điểm ngôn ngữ học – âm vị học, bản thân âm thanh tronghành ngôn thực chất đã là một khái niệm bao hàm cả hình thức và nội dung, ý nghĩa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Là một bộ môn nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu chủ đạo, âm thanh cũng là một

<i><b>khía cạnh vơ cùng quan trọng đối với văn học – đặc biệt là thơ ca. Bởi vậy, khi nhắc</b></i>

tới âm thanh trong văn học, ta thường hiểu theo nghĩa là“ngữ âm” – sự tạo thành và sửdụng, kết hợp nhịp, vần, các âm tiết, trọng âm… của từ và giữa các từ nhằm chuyển tải

<i>những dụng ý nghệ thuật riêng của người viết. Trong cơng trình Euphonics: A Poet's</i>

<i>Dictionary of Enchantments, John Michell thu thập, phân loại danh sách các từ có</i>

cùng nghĩa và cách phát âm tương tự nhằm cung cấp cho các “nghệ sĩ ngôn từ” một tưliệu tham khảo quý báu đối với thực hành sáng tạo của họ. Giả dụ: mục nhập "gl-"chứa những từ chỉ sự “sáng bóng”: glisten, gleam, glint, glare, glam, glimmer, glaze,glass, glitz, gloss, glory, glow, and glitter,…”. Âm thanh ở khía cạnh này được các nhàlí luận bàn bạc, xem xét trên nhiều phương diện; trong đó có mối quan hệ giữa những

<i>địi hỏi ngữ âm của thơ và văn xuôi như Modern Critical Terms (Từ điển thuật ngữ</i>

<i>phê bình hiện đại) định nghĩa: “…Âm thanh là một khía cạnh cơ bản của thơ ca hơn là</i>

văn xi, và tun bố chính thức của Mallarmé rằng động lực mĩ học luôn chỉ ra sựnhập nhằng, khơng thể phân tách rạch rịigiữa các cơng cụ hiển nhiên của thơ và vănxuôitrong sáng tạo nghệ thuật khơng hề mang tính thuyết phục ở điểm: văn xi là mộtthứ mơi giới kém thích hợp nhất cho các cây bút chuyên chú làm việc với âm thanh (vàmột số nhà thơ có khuynh hướng tương tự). Các tác giả văn xi chỉ có thể điều khiểnâm thanh và xây dựng nền tảng chủ yếu cho nó ở những chỗ ngắt câu. Một nhà phêbình khi bàn về các tác phẩm tiểu luận của Robert Creeley – một nhà thơ vốn bị ámảnh bởi âm thanh, đã phải thốt lên rằng: “Từng câu tung ra như đánh đố bởi những cúpháp kì dị”. Như vậy, một nhà thơ khơng chỉ tạo tác nên“cú pháp kì dị”mà cịn sở hữunhững “cú” ngắt câu hoàn hảo với thực hành văn xi – việc này địi hỏi cả các kếthợp dấu câu khác: dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm… - những thao tác âm thanh vốnquen thuộc với các nhà văn hơn. Lý thuyết ngắt câu có tính khơng gian và những đổi

<i>thay in ấn – được đề xuất bởi Mallarmé trong tác phẩm Un coup de dés…(1897) sauđó được tối giản hóa bởi Raoul Hausmann trong Otophonic poems (1918) đã nâng cao</i>

khả năng ngữ pháp, phát cú của nhà thơ đồng thời giải quyết được vấn đề tạo tác âmthanh trong thi ca nói riêng và văn chương nói chung” [35; 229 - 230].

<i>Modern Critical Terms (Từ điển thuật ngữ phê bình hiện đại) cũng xem xét</i>

khái niệm âm thanh – ngữ âm như là một khía cạnh biểu hiện phong cách tác giả, đặt

<i>trong tương quan với khái niệm giọng điệu (tone) và giọng/tiếng nói (voice): “Theo</i>

Mallarmé, phép làm thơ (hay thơ ca nói chung) tồn tại khi người viết cố gắng tạo raphong cách; khi anh ta đem tới một sự nổi bật, vang dội, vượt trội nào đó một cách rõràng thơng qua các thực hành ngữ âm… Vấn đề quan trọng hơn cả trong nghiên cứuvăn chương thuộc về sáng tác của một số nhà thơ mà ở đó, tầm quan trọng của ngữ âm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

cũng tương đương với ý nghĩa mà họ tạo ra qua ngơn từ. Đó là những tác phẩm mà cácdạng thức âm thanh được truyền tải hoàn toàn là kết quả của giọng điệu tác giả và sựtạo thành tiếng nói cá nhân qua ngơn từ nghệ thuật; hơn là bản thân các quy tắc ngữâm được thiết lập trong truyền thống cấu trúc thi ca như sonnet, haiku, hay tất cả cácước luật sẵn có về dòng, nhịp ở các thể thơ khác” [35; 230]. Đây cũng làmột “phạm trùthi pháp học được M.Bakhtin sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu của mình. Theo

<i>đó, “giọng là quan điểm được biểu hiện trong đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật nhưmột nhân cách toàn vẹn. Khái niệm giọng thường đi liền với các khái niệm “tư tưởng”,</i>

“quan điểm tư tưởng điển hình”, “nhân vật”, “cá nhân”, “con người”, “thế giới”, “lời”,

<i>“sự kiện”. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong cơng trình “Tác giả và nhân vật</i>

<i>trong hoạt động thẩm mĩ” (giữa những năm 1920). Sau này, nó được sử dụng</i>

<i>trong“Những vấn đề sáng tác của Dostoievski” (1929), “Những vấn đề thi pháp</i>

<i>Dostoievski”(1963), trong nhiều bài báo vào những năm 1961, 1962 – 1963, 1970”</i>

[6]. Trong một số bản thảo khác của mình, M. Bakhtin cũng đã đưa ra một định nghĩa

<i>tương đối rộng về giọng: “Nó bao gồm cả cao độ, âm vực, thanh điệu và cả phạm trù</i>

thẩm mĩ (kịch tính, trữ tình v.v…). Nó bao gồm cả thế giới quan và số phận của conngười. Con người tham gia đối thoại như một giọng nói thống nhất. Nó tham gia đốithoại khơng chỉ bằng ý nghĩa, mà bằng cả số phận và toàn bộ con người cá nhân của

<i>mình (M.M. Bakhtin 1961. Ghi chép// Bakhtin.T.5, tr. 351)” [6]. Đặc biệt, Bakhtin khiđặt ra vấn đề giọng đã bắt đầu có ý thức phân biệt nó với giọng điệu ở chỗ:giọnggắnliền với phạm trù người khác,là một “tồn tại được khẳng định từ bên ngoài”,</i>

một “quan điểm quyền uy và rắn chắc của bản quyền bên trong, ngoài bản thân của đờisống nội tâm của mình” [6]. Đó chính là bản thân lời nói – dạng thức âm thanh đượctạo thành trực tiếp trong văn bản (từ nhân vật), qua ngơn ngữ nghệ thuật thay vì mộtkhái niệm gần gũi với phong cách tác giả - cá tính sáng tạo của từng người nghệ sĩ nói

<i>chungnhư giọng điệu. </i>

<i>Tuy nhiên, ở đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về âm thanh với tư cách</i>

<i>là một hình tượng văn học, một dạng thức kí hiệu với vai trị phản ánh, chiếm lĩnh,nhận thức đời sống và con người theo tư duy nghệ thuật. Bản thân âm thanh xuất hiện</i>

<i>trong tác phẩm của Brodsky được đề cập dưới dạng hình ảnh của những tiếng động</i>

(có nguồn gốc vật lí, tâm sinh lí, tiềm thức…) đóng vai trị kiến tạo nên bức tranh sự

<i>sống, bao gồm những âm thanh xuất hiện trong thế giới con người như tiếng khóc,</i>

<i>tiếng hát, tiếng thét, tiếng kêu…và âm thanh đến từ thế giới tự nhiên như tiếng sấm,tiếng mưa, tiếng xào xạc của những cây táo gai, tiếng các lồi cơn trùng, động vật…</i>

<i>Bên cạnh đó, hình tượng âm thanh cũng được soi chiếu trong mối quan hệ với sự im</i>

<i>lặng – một tồn tại “ngoài âm thanh” hay là một dạng thức âm thanh đặc biệt – để thấy</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

rõ hơn những dụng ý nghệ thuật, những tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của tác giả đượcthể hiện, gửi gắm qua các thi phẩm mang tên mình. Cuối cùng, hình tượng âm thanh

<i>cũng chính là hình tượng giọng – hình tượng của bản thân một số dạng thức lời</i>

<i>nói/phát ngơn/tiếng nói trực tiếp được tác giả sử dụng trong văn bản nghệ thuật. Ở</i>

<i>đây, chúng tôi sử dụng khái niệm giọng của Bakhtin để giải quyết vấn đề trong chương3, tuy nhiên giọng chỉ được nhìn nhận, xem xét và phân tích như một hình tượng nghệ</i>

thuật thay vì đào sâu vào những khía cạnh khác như trong định nghĩa rộng nêu trên.

<i>Bên cạnh đó, chúng tơi cũng áp dụng một số quy tắc ngữ dụng học (câu theo mục đíchnói, ngữ cảnh…) để phân tích hình tượng; nên rất cần phân biệt chúng với các hiện</i>

<i>tượng ngữ âm khác như: nhịp thơ, vần, âm tiết, trọng âm, số tiếng trong một dòng,...hoặc các vấn đề thuộc bình diện ngữ pháp của từ và câu thơ (từ loại, kiểu câu theo cấu</i>

tạo ngữ pháp,…) – là những khía cạnh chỉ mang tính tham khảo, liên hệ chứ khôngthuộc phạm vi, bản chất đối tượng cần nghiên cứu.

<b>V. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i>Hướng tiếp cận chính của đề tài là tiếp cận thi pháp học văn bản, kí hiệu học,</i>

<i>hiện tượng học, tiểu sử học, văn hóa học, liên văn bản, thơng diễn học, giải cấu trúc. </i>

Ngồi ra, một số phương pháp sau cũng được sử dụng trong nghiên cứu:

<i><b>+ Khảo sát, phân loại, thống kê: Tiến hành thu thập các bản dịch, phân loại</b></i>

thành các nhóm ngơn ngữ, chọn lọc, sắp xếp bản dịch theo từng tác phẩm với số lượngcụ thể; tiến hành khảo sát hệ thống hình tượng âm thanh theo nhóm (kiểu)đối với từngtác phẩm (âm thanh sự sống; im lặng; âm thanh tiếng nói của suy tưởng); thống kê sốliệu ở mỗi nhóm và các tiểu nhóm (nhánh).

<i><b>+ Phân tích số liệu: Tiến hành phân tích kết quả dựa trên số liệu thống kê; trong</b></i>

đó chỉ rõý nghĩa của từng nhóm(kiểu) trong việc kiến tạo, xây dựng hệ thống hìnhtượng âm thanh nói chung trong các tác phẩm của J.Brodsky; mối liên hệ giữa cácnhóm và những tiểu nhóm (nhánh) cấu thành nên nhóm; phân tích vị trí – thời điểmphân bố, cách thức tạo lập mỗi nhóm hình tượng.

<i><b>+ So sánh, đối chiếu, chọn lọc, kết hợp: Tiến hành so sánh, đối chiếu, sàng lọc,</b></i>

chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các bản dịch, từ đó chọn ra những bảndịch phù hợp; đặc biệt chú trọng những các từ vựng, trường từ vựng thiết lập nên cácnhóm, tiểu nhóm hình tượng âm thanh.Bên cạnh đó, tiến hành so sánh, đối chiếu, kếthợp các quan điểm lịch đại, đồng đại, cách thức tiếp cận vấn đề và những yếu tố cóliên quan tới vấn đề dưới nhiều góc độ,từ đó đưa ra cách kiến giải hợp lý.

<b>VI. Cấu trúc khóa luận</b>

<i>Ngồi Phần Mở đầu và Kết luận, khố luận này chia làm 3 chương:Chương 1: Âm thanh của sự sống </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Chương 2: Thanh âm của lặng im</i>

<i>Chương 3: Âm thanh - tiếng nói của suy tưởng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>CHƯƠNG 1: </b>

<b>ÂM THANH CỦA SỰ SỐNG</b>

Đọc Brodsky, dễ nhận thấy, vang lên khắp các thi phẩm của ông là âm thanh sựsống - những tiếng động với vô vàn các cung bậc khác nhau đến từ thế giới con ngườivà tự nhiên. Đó là những tiếng kêu, tiếng hát, tiếng khóc; âm thanh hỗn loạn của mộtđám đông nhốn nháo trên đường phố, trong những quán rượu buồn bã, những dànđồng ca…; tiếng xào xạc của lá trong khu vườn khuya hay giọng hót của bầy chim trênbầu trời cao rộng… Tất cả đã tạo nên một bức tranh sinh động về sự sống hỗn độn, bấttrắc nhưng cũng rất đỗi mãnh liệt, dạt dào. Đây chính là cách thức căn bản mà chủ thểtrữ tình trong thơ Brodsky - bằng tất cả thực tại tinh thần bản thể - nhận biết về hiệntồn của mình một cách sâu sắc, đủ đầy nhất. “Nhưng một sinh thể càng hữu hạn baonhiêu, nó lại càng chất đầy sự sống, xúc cảm, hoan lạc, sợ hãi, cảm thơng bấy nhiêu.Vì cái vơ hạn khơng chứa thật đầy sự sống, thật đầy cảm xúc…” [16]. Chính khi cấtlên những âm thanh tự thân và lắng nghe, cảm nhận từng tiếng động nhỏ nhặt phát ratừ cuộc sống chung quanh bằng toàn bộ giác quan và tâm hồn mình, con người khơngchỉ nhận thức rõ hơn hết về thế giới mà nó đang sống mà cịn về bản thân sự sống –hiện hữu của chính nó giữa dịng thời gian vô thủy vô chung. “Sự sống” – theo địnhnghĩa của Brodsky – chính là những cảm xúc, cảm giác, tất cả những hỉ - nộ - ái - ố,những “hoan lạc, sợ hãi, cảm thông”…mà âm thanh đã trở thành một kênh tiêu biểu đểthể đạt, bộc lộ, phát tiết, thậm chí giải phóng. Nói cách khác, hình tượng âm thanhtrong thơ Brodsky đóng vai trị như một phương tiện phân biệt sự sống với cái chết –sự im lặng (sẽ được phân tích kĩ hơn ở chương tiếp theo); là dấu hiệu nhận biết rằngmột con người đang thực sự sống thay vì tồn tại đơn thuần – một cái chết “lưu đày”bặt câm cảm xúc; dẫu đó chỉ là một sự sống được nhận biết qua tiếng khóc, nỗi bất an,buồn chán, niềm khổ đau… Chính khi vươn tới nỗi buồn và sống sâu sắc với nhữngcảm xúc vốn tiêu cực đó; con người lại phát hiện và chạm tới những vấn đề siêu hìnhcủa đời sống, cảm nhận và nhận thức được sự sống ở những khía cạnh bản chất nhất.Đó cũng chính là lí do mà Brodsky – bằng sự tài hoa và tinh anh của mình – đã xâydựng hình tượng âm thanh sự sống chủ yếu với những tiếng động có tính “âm” (xemphụ lục 2) – thiên về nỗi buồn, sự trầm lắng, những âm thanh thông thường vẫn đượccoi là khơng tích cực; song đi sâu khám phá thế giới ấy, ta sẽ tìm thấy những phát hiệnquan trọng của nhà thơ thiên tàivà đầy bản lĩnh này trong phản ánh, tri nhận và tư duyvề con người – đời sống. Hình tượng âm thanh này thường phân bố ở khắp phần giữacủa các thi phẩm (xem Phụ lục 2); đóng vai trị là hình tượng trung tâm, phá tan bức

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

phông nền lặng im được đặt ra ban đầu để cất lên khát vọng hướng đến vĩnh viễn hóasự sống của con người – sự vang vọng mãi mãi của âm thanh trên cõi thế.

<b>1.1. Âm thanh thế giới con người</b>

<i>Âm thanh trong thế giới con người là dạng thức âm thanh quan trọng và xuất</i>

hiện với tần suất lớn hơn cả so với âm thanh thế giới tự nhiên nói riêng và các dạng

<i>thức âm thanh khác nói chung (xem Phụ lục 2); bao gồm: âm thanh bản năng người(tiếng thét, tiếng khóc, tiếng hát, tiếng cười, tiếng thì thầm, giọng nói,…) và âm thanh</i>

<i>xã hội người (âm thanh do đám đông kiến tạo, âm thanh của các đồ vật, dụng cụ,</i>

phương tiện giao thông: tiếng xe cộ, tiếng đồng hồ, bát đĩa, tiếng chuông,…và vô vànnhững tiếng động khác trong đời sống thường nhật). Trong đó, hình tượng âm thanhbản năng người chính là sự tự ý thức về bản thể, hình thành trên tâm thế thức tỉnh, khicon người biết sống sâu sắc vào đời sống bên trong, tự lắng nghe cảm giác, cảm xúc…bằng tất cả thực tại tinh thần của mình, đối diện với mọi dạng thức phát sinh của nómột cách khơng né tránh, khơng tự ru vỗ, đánh lừa bản thân. Con người ý thức được sựsống – hiện hữu của chính mình chỉ khi nó biết buồn – vui, khổ đau lẫn sung sướng,hạnh phúc lẫn bất hạnh… nghĩa là sống thật với mọi cảm xúc đang nảy sinh trongthâm tâm. Âm thanh chính là sự biểu hiện của cảm xúc khơng che giấu đó nơi conngười; cho thấy một bản thể trần trụi, biết sống và dám sống, dám đối mặt để nhậnthức đầy đủ, cảm nhận trọn vẹn về sự sống của chính mình. Bên cạnh đó, hình tượngâm thanh xã hội người lại là một dạng nhận thức bổ sung – hướng tới những tồn tạikhác xung quanh – thế giới nơi cá nhân được định vị trong những mối quan hệ vớiđồng loại và những sự vật là sản phẩm nhân tạo - qua đó đón nhận mọi vang động từđời sống dội vào nội giới để cảm nhận, hiểu hơn về kẻ khác và chính mình. Thơng quahình tượng này, Brodsky một mặt hé mở một thực trạng hỗn loạn, đứt gãy, bất an,hoang mang mà ở đó – con người hiện ra như những cá thể cô độc, đồng thời đối diệnvới chính tình trạng “bất khả tri” giữa tồn tại “tơi” và “ngồi tơi” để đi sâu vào bảnchất đời sống bằng những âm thanh hỗn độn, rã rời, bạo lực, tàn khốc…; mặt khácnhấn mạnh tinh thần không ngừng tìm kiếm kết nối, gắn kết giữa con người – nhữngsinh mệnh hữu hạn, bất toàn, mong manh trước cõi hư vô bất tận, mênh mông.

<b>1.1.1. Âm thanh bản năng người</b>

“Đam mê, hơn tất thảy, là phương thuốc chống lại nỗi buồn chán. Một phươngthức khác, dĩ nhiên, là sự đớn đau – nỗi đau trên phương diện thể xác cũng có ý nghĩakhơng kém nỗi đau tinh thần, hậu quả thường xuyên của đam mê; mặc dù thật lịng tơi

<i>khơng muốn các bạn phải nếm trải đớn đau ở thể xác lẫn tinh thần. Thế nhưng, khi bạn</i>

<i>đau, ít nhất bạn biết rằng bạn không bị đánh lừa (bởi thân thể hay tinh thần của bạn).</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

mình, của sự hiện hữu của mọi thứ khác là ở chỗ đó khơng phải là sự đánh lừa… “Hãytin vào nỗi đau của bạn”. Nỗi sầu muộn ôm xiết lấy bạn, làm bạn ngạt thở, nhưng đókhơng phải là sự nhầm lẫn. Hãy cứ khổ đau đi, đó khơng phải là sự quấy rầy. Hãy nhớrằng khơng có sự ôm xiết nào trên thế giới này mà cuối cùng bạn lại khơng tìm đượccách nới ra” [16]. Khảo sát hình tượng âm thanh bản năng người trong thơ Brodsky, dễ

<i>nhận thấy, những tiếng kêu phát ra từ nỗi đau, những cảm xúc vốn bị coi là tiêu cực</i>

của con người xuất hiện với một tần suất lớn và ln chiếm ưu thế chủ đạo. Đó chính

<i>là tiếng kêu, thét, gào, rú… (scream, yell, ululate), tiếng rên rỉ (moan), tiếng la hét(shriek), tiếng chửi thề, nguyền rủa (curse), tiếng khóc (cry) - những nỗi đau, sự bất</i>

hạnh, giận dữ, tổn thương không che giấu, cất lên thành tiếng, bật ra từ tâm can conngười – một cách thế sống đầy dũng khí, sống bằng tồn bộ thực tại tinh thần của mìnhđể kiểm nghiệm và chứng thực về tồn tại tự thân:

“Hai kị sĩ đang rong ruổi trong bùn đêm

Bỏ lại hang ổ của mình và cả trái tim của mình,

<i>Họ vừa đuổi nhau vừa la hét</i>

Và đám lính trời bồng bềnh trơi sau những bụi cây...Sự im lặng dõi theo những tiếng gọi hồi cơng của họ”

<i>(Đứng sững trước cánh cửa đêm, Hoàng Ngọc Biên dịch)</i>

Cuộc rượt đuổi giữa “hai kị sĩ” – giữa tử thần và con người vang lên cùng lúc

<i><b>tiếng hét của sự sống và cái chết. Chính ở giữa lằn ranh ấy, con người đã nhận thức</b></i>

được tồn tại của mình và cảm nhận về cái chết càng làm rõ hơn khát vọng sống trongchính nó. Âm thanh cái chết cất lên như thách thức; tiếng la hét tuyệt vọng là tiếng kêuđáp trả, vọng lại từ sự sống. Vào thời khắc bị nhận chìm xuống dưới đáy hư vô, conngười bật lên một âm thanh thống thiết để cảm thấy sự hiện hữu của chính mình.

Bởi vậy, dầu như một “giọt thuốc độc”, song “tiếng thét” kinh hồng cịn “vangvọng” mãi “trong đêm” ấy là thứ thuốc “trong suốt”, đau đớn mà đẹp đẽ - nỗi đau củacon người cất lên bằng tất cả sự chân thành trong xúc cảm để khẳng định tồn tại bảnthể, để thực sự “sống” một cách đúng nghĩa ngay giữa màn đêm tối tăm:

“Khơng gì có thể cho tơi biết em ẩn mình ở đâu

<i>Hơn tiếng thét kia vang vọng trong đêm</i>

Như một giọt thuốc độc trong suốt”

<i>(Tôi nghe tiếng em vọng lại từ những khu đất hoang, Hoàng Ngọc Biên dịch).</i>

Ngay trong một “cuốn sách” tưởng tượng được vẽ ra với viễn cảnh về bình yên– sự dối lừa của cuộc đời phẳng lặng – những âm thanh kinh hoàng ấy vẫn cất lên sựthật không thể che đậy và phủ nhận của sự sống và những thân phận người đang cố

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

neo đậu vào sợi dây “la hét” như một cách thế chủ động phản kháng lại cõi “im lìm”chết chóc nơi “bệnh viện” hư vơ kia:

“Ở chương đầu cây cối yên lặng

nép mình vào cửa sổ và những bệnh nhân

<i>la hét như những con chim trong các bệnh viện im lìm.”</i>

<i>(Cuốn sách, Hồng Ngọc Biên dịch)</i>

Trường ca “Đồi” kể câu chuyện về một vụ tàn sát ngay giữa một lễ cưới – cáichết có đặc quyền xâm lấn vào sự tạo sinh vớimáu ở khắp nơi, cái chết bao phủ vạnvật, những âm thanh thảm khốc của con người lại vang lên như một “cứu chuộc” sauchót để níu giữ và khẳng định sự sống:

“Họ đi xuống trong đêmtừ hai phía dốc đồi,

<i>một người vấp ngã và rên xiết</i>

người kia ngậm điếu thuốc trên môi.…

<i>và tiếng thét họ đồng thời</i>

làm khơng khí run sợ”.

<i>Những tiếng “rên xiết”, “tiếng thét”, “tiếng nức nở”… đã cho thấy nỗi khổ đau</i>

của con người giữa một thế giới bạo tàn, khắc nghiệt, điêu linh; nhưng chính nó đã trởthành phương tiện biểu đạt duy nhất của sự sống, một cách thức – nỗ lực kháng cự lạicái chết hiện hữu ở khắp nơi:

“Đồi những đau đớn của chúng tađồi tình yêu của chúng ta

<i>đồi tiếng thét và tiếng nức nở</i>

bỏ trốn xa rồi lại trở về.”

<i>(Đồi, Hoàng Ngọc Biên dịch)</i>

Và cũng chính bằng “tiếng thét” – thứ âm thanh khắc nghiệt, dữ dội ấy – sựsống được dấy lên ngay trong giữa cái chết, định vị tồn tại người trước ranh giới sinh –tử, dù chỉ bởi những tranh đấu tuyệt vọng nhất phát tiết từ nội giới cá nhân:

“Mặt đất được tưới bằng máu của người lính,

<i>kích động bởi tiếng thét của nhà thơ”.</i>

<i>(Những người hành hương, Hoàng Ngọc Biên dịch)</i>

Bên cạnh tiếng la hét, con người còn tự thức tỉnh và tỉnh thức đồng loại bằng

<i><b>tiếng khóc xót xa: “hãy nhún vai trong đêm tối/và khóc thương cho hết mọi người.”</b></i>

<i>(Chỉ có tro mới biết, Diễm Châu dịch). Bởi lẽ, sự sống là hữu hạn đối với tất thảy lồi</i>

người; khơng ai thốt khỏi vịng sinh – diệt của tạo hóa, nên nhận thức được điều đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

ngay khi còn sống là điều cần thiết để sống đúng nghĩa hơn từng phút, từng giây; đồngthời biết trân quý hơn sự sống của đồng loại; để cuộc đời có nhiều điều tử tế và baodung hơn. Ai là người khơng đau đớn khi nhìn thấy cảnh tượng đã hàng trăm lần diễnra trên mặt đất bi thương này: “Hector vĩ đại nằm yên, người cắm đầy những mũi

<i>tên…/và phía xa, trong lặng lẽ, Andromaque khóc” (Hector vĩ đại nằm n…, Hồng</i>

Ngọc Biên dịch). Và có lẽ, chỉ âm thanh tiếng khóc mới là thước đo góp phần kiểmnghiệm sự sống con người một cách trọn vẹn nhất. Biết khóc, biết khổ đau cũng chínhlà biết sống vậy.

<i><b>Khơng những thế, cùng thuộc nhóm những âm thanh có tính “âm” này; tiếng</b></i>

<i><b>chửi cũng góp phần “phóng thích” những cảm xúc tiêu cực trong con người, từ đó</b></i>

khiến nó nhận thức rõ hơn về tình trạng bi kịch của bản thân. Sự tạo thành của âmthanh – với bất cứ lí do nào – cũng là một cách thế tồn tại mà con người trang bị chomình trong cuộc chiến chống lại hư vơ im lặng. Đó là “lời chửi rủa của những ngườiđánh xe bò” trong thi phẩm “Những chiếc xe bò”, khi sự sống đang bị cạn kiệt dầntrong những vòng xoay u ám, nhàm tẻ; tiếng chửi cất lên như xóa tan u mê, chính nócắt đứt cái kiếp đoạn mịn mỏi của hiện tồn con người bấy lâu – dù chỉ để trút đi nhữngcảm xúc tiêu cực. Đó cũng là khi: “Ra đường một ngày lẻ tháng Mười,/rét cóng, bạn

<i>tính trịn con số nói “mẹ kiếp!” (Sương trên mặt đất và những rừng trụi lá, Hoàng</i>

Ngọc Biên dịch).

<i><b>Ngay cả tiếng cười (laughter) – một âm thanh tích cực hơn mang màu sắc tươi</b></i>

<i>sáng, xuất hiện một lần duy nhất trong số 265 tác phẩm được khảo sát – cũng chỉ tồn</i>

tại trong một liên tưởng trớ trêu tới “tiếng khóc”. Niềm đớn đau lại chính là thứ nóicho chúng ta về sự sống nhiều hơn cả:

“Bà sẽ ngẩng khuôn mặt sáng lạn của bà lên

<i>tiếng cười của bà vang như một tiếng khóc vĩnh biệt”</i>

<i>(Gửi Anna Akhmatova, Hoàng Ngọc Biên dịch)</i>

Bởi thế, âm thanh được mong đợi cuối cùng “trong cổ họng tôi” mới là “một

<i>tiếng cười vơ vị” – khơng hơn gì những thanh âm khổ đau khác - song vẫn với một</i>

niềm tin, một nỗ lực gắng sức vào sự sống, vào “một câu chuyện để kể” với đời, địnhvị bản thân giữa kiếp sống hữu hạn nghiệt ngã: “Và trong cổ họng tơi, nơi hẳn phải cómột câu chuyện kể/hoặc một ngụm trà, hoặc nữa là một tiếng cười vô vị” (Đất bắc làmkim loại thì khơng hề gì).

<i><b>Có lẽ, tiếng hát (singing, pipe), tiếng huýt (whistle) là âm thanh duy nhất mang</b></i>

sắc điệu lạc quan trong số các âm thanh sự sống được kiến tạo:“Mây bay qua, mây bay qua rồi tan rã.”

Lũ trẻ hát như thế và những cành đen thì thầm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>những tiếng hát hốt hoảng bay đi, giữa những mình cây</i>

<i>âm u, bay về hướng đêm đang lại gần, những tiếng hát không trở lại”.</i>

Tiếng hát của những đứa trẻ là âm thanh của cái hữu hạn hát về cái vĩnh hằng,với biết bao bóng đêm bao quanh, lăm le xóa mờ và nuốt chửng từng tiếng động đượctạo thành. Tiếng hát khiến những đứa trẻ được sống đời sống ban sơ của nó bằng tất cảthực tại tinh thần vơ tư, trong trẻo, ngây thơ – bản dạng của sự sống nguyên thủy nhất,đẹp nhất và cũng mong manh nhất: 

“Những chiếc lá ẩm ướt bay theo gió, vọt lên

từ những bụi rậm, bỏ trốn, như một tiếng gọi đến từ mùa Thu xa.Từ bụm cỏ tới những chỏm cao thế giới chỉ còn là

<i>tiếng hát nhịp nhàng, run rẩy.”</i>

Giữa thiên nhiên bao la, tiếng hát ấy, cái “nhịp nhàng, run rẩy” của âm thanh ấyđã nâng sự sống – những khoảnh khắc sống – thành biểu tượng của cái đẹp trên nền hưvô; nơi con người - thông qua tiếng hát – nhận thức được chính sự chết như một kếtcục, một hiện hữu tất yếu trong tồn tại bản thể - để rồi từ đó lời ca ám ảnh, thứ âmthanh lặp lại một cách day dứt ấy đã hé lộ một cái gì rất con người, rất gần với sự sốngđích thực – với tất cả những yếu đuổi bất toàn cứ dâng mãi lên trong tiếng hát ngợi cathế giới: 

“Khi mây qua, sự sống cũng qua và bay đi.

Chúng ta mang trong mình cái chết của chúng ta, như những đám mây

<i>phồng lên những tiếng hát và tình yêu giữa những cành đen.</i>

“Mây bay qua...”, lũ trẻ ngợi ca thế giới.”

<i>(Mây bay qua, Diễm Châu dịch).</i>

Tiếng hát vút lên để khẳng định sự sống “không bao giờ dứt”, ngay giữa “sựchờ đợi mùa đông” lạnh giá vẫn không ngoảnh mặt luyến tiếc “mùa thu” dĩ vãng; luônhướng đến một tương lai tươi sáng hơn với biết bao cao vọng đang ngân vang ở phíatrước”:

“mi khơng phải là nỗi

      nhớ mùa thu,

mi là sự chờ đợi mùa đông và là tiếng hát khơng bao giờ dứt”.

<i>(Đề tặng Gleb Gorbovsky, Hồng Ngọc Biên dịch)</i>

Con người chỉ thực sự sống khi nó được tự do là chính mình trong mọi hoạtđộng, đặc biệt là khi nó tạo ra những âm thanh ngẫu hứng, vu vơ như một cách thứcgợi nhắc hiện tồn dịu dàng, tươi sáng nhất: “Cách nay phần tư thế kỷ, em thích chả

<i>nướng và quả vả châu Phi,/em vẽ bằng mực, em ngâm nga ít khúc hát” (Em u, đêm</i>

<i>nay, Hồng Ngọc Biên dịch). Tiếng hát trở đi trở lại như một “cứu cánh” hữu hiệu khi</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tất cả đã trở nên nhàm tẻ, trống rỗng: “Mọi thứ trở lại, và một thứ nhiệt tình mơ hồ,

<i>một hồi cố buồn bã/còn cất tiếng hát trong nhịp điệu của những khúc ballades.”(Anh sẽ</i>

<i>rong ruổi trong hồng hơn, Hồng Ngọc Biên dịch). Khơng chỉ hát, con người cịn</i>

<i>“ht vang lên”, tạo ra những âm thanh chứng thực cho sự sống và hiện tồn của mình</i>

một cách tự do nhất, đáp trả lại hư vô đang chực chờ xô đẩy những kiếp phần bé mọnvề nơi “xa xôi”:

“Không biết được xa xơi từ đâu đó 

<i>người gác đồn cất tiếng huýt vang lên” </i>

<i>(Hai nửa chia đôi, Nguyễn Viết Thắng dịch)</i>

<i><b>Bên cạnh đó, tiếng thì thầm (whisper), lời cầu nguyện (pray) cũng chứng tỏ ý</b></i>

thức của con người về sự sống – hiện tồn của chính mình. Khi Bobo qua đời, conngười – vốn khơng bằng lịng, khơng khuất phục sự chết – dù chỉ với những tiếng nóithầm, những câu hỏi từ đôi môi hé mở - vẫn khát khao, thắc mắc vê cái phi lí của “tồntại”cái chết và “khơng tồn tại”:

Bobị chết. Ai đó khơng nín nổi, với

<i>đơi mơi hé mở, thì thầm "Tại sao? Để làm gì?"</i>

Đó là hư vơ, khơng nghi ngờ gì cả, đến ngay sau cái chết.Khả dĩ hơn địa ngục - và thêm nữa, tệ hơn.

<i>(Đám tang của Bobo, Thanh Hiền dịch)</i>

Ngay trước mặt tử thần, âm thanh cầu nguyện vẫn vang lên như phép cứu rỗilinh hồn và cũng là một lời thách thức trực tiếp:“Ta nghĩ chính vì linh hồn mình màcon người cầu nguyện,/cho dù trên đầu chỉ là một chiếc Boeing” (blues); “hướng mặtta về phía chúa tể của những khu rừng,/ta lên tiếng,/ta khẩn cầu thiên nhiên nhân danh

<i>những ngôi nhà ba cạn” (Anh sẽ rong ruổi trong hồng hơn, Hồng Ngọc Biên dịch).</i>

Trong hệ thống hình tượng âm thanh bản năng người, tiếng tim đập cũng là mộtthanh âm của sự sống bất diệt. Chính nhịp thở - nhịp sống đã cho con người những ýniệm rõ ràng nhất về tồn tại; đánh thức con người khỏi những giấc ngủ êm đềm, khiêukhích nó dấn thân tới những vùng mờ mịt nhất của hư vô thăm thẳm để một trận đánhlớn bắt nguồn từ chính trái tim bản năng:

“Sẽ tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng 

<i>Một trận đánh </i>

<i>Sẽ vang lên trong lồng ngực của em”. </i>

<i>(Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau, Nguyễn Viết Thắng dịch)</i>

Bởi cuộc chiến với lặng im, với hư vô là vĩnh cửu, nên tiếng tim đập – âm thanhsự sống tiêu biểu trong con người lên tiếng một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

“Chúng tơi sục sơi đến hết mình, Cả thế gian này chúng tơi nhìn Như bờ cao bên ngồi cơng sự. 

<i>Trong lồng ngực tim như muốn vỡ, Đập cuồng điên, khắc khoải lồng lên, </i>

Như đàn ngựa dưới làn đạn lửa.”

<i>(Và cuộc chiến này là vĩnh cửu, Nguyễn Quỳnh Hương dịch)</i>

Sự sống tự thân dấy lên bằng những nhịp đập, những âm thanh nhỏ bé mà daidẳng như chính hiện tồn của con người trên cõi thế – hữu hạn mà bền bỉ, không ngừnggia cố, gắng sức duy trì tiếng động đến mức “chỉ cịn thì thầm” nhưng vẫn chưa chịungi dứt, khơng bao giờ khuất phục mà “im hẳn”:

<i>“Tim tôi đập, tiếng đập nghe rõ từng hồi,</i>

một làn hơi lạnh bồng bềnh trôi trên những cánh đồng,

<i>… và tim tôi đập,</i>

<i>tiếng đập chỉ cịn thì thầm nhưng khơng im hẳn”</i>

<i>(Đứng sững trước cánh cửa đêm, Hồng Ngọc Biên dịch)</i>

Khơng những thế, một dạng thức âm thanh bản năng người đặc biệt đượcBrodsky say sưa, tỉ mỉ miêu tả, phân tích như một “đặc quyền” của con người trong

<i>cảm nhận – nhận thức về đời sống, đó chính là giọng nói - ngơn ngữ - từ ngữ - ngơn từ</i>

<i>- lời nói – tiếng vọng của giọng người… (voice, word, echo). “Khi nói, chúng ta dùng</i>

hơi thở trong phổi để cho ý nghĩ một hình thức vật chất. Những âm thanh mà chúng tatạo ra vừa là ý định đồng thời cũng là sức sống của chúng ta. Tơi nói, nên tơi tồn tại.”[37]. Bởi thế, tiếng nói của Anna Akhmatova – qua liên tưởng Brodsky – đã cất lênnhư một nỗ lực tự ý thức, tự khẳng định tồn tại người, tồn tại “tôi” trong những cảmniệm sâu sắc nhất về một đời sống sau cái chết:

<i>“Và bấy giờ bà sẽ nói: Chúa ôi, trời ơi,</i>

khoảng không trống vắng ấy nay chỉ còn là xác thịtcủa những linh hồn bị thiên hướng của mình phản bội.Chẳng phải là Sáng tạo mới của người.”

<i>(Gửi Anna Akhmatova, Hồng Ngọc Biên dịch)</i>

Tiếng nói, âm thanh của con người trở thành những tiếng vọng, dẫu lẫn tan vàolời đồng vọng chung, song vẫn cịn đó những khát khao được hiện tồn sau sự chết:

<i>“...Trên cao, sự biến âm khó tả của</i>

đơi mắt nhuộm khung cảnh đau đớn.

<i>Viễn cảnh sau cái chết nơi ngôn từ thuộc </i>

<i>về tiếng vọng của chúng hơn là lời nói của một người.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>(Vật tế, Thanh Hiền dịch)</i>

Ngay cả khi cịn lại một mình, giữa những khu đất hoang vắng, giưa đám đôngrã rời, “tiếng em” - tiếng vọng của lời nói, âm thanh của em – là thứ mà “tơi” lnkiếm tìm như kiếm tìm nguồn sống bên bờ vực hoang liêu:

<i>“Tôi nghe tiếng em vọng lại từ những khu đất hoang</i>

…tơi tìm dấu vết em u trong đám đông ở ngoại ô”

<i>“Những con số lịm tắt dần. Anh gọi chỉ để nghe giọng nói”.</i>

Brodsky trong nhiều sáng tác của mình đã say sưa bàn luận về ngơn từ. Các tácphẩm như “Ngôn từ”, “Động từ nguyên mẫu”, “Ab ovo”, “…từ “tương lai” trong tiếngNga”… đều chứa đựng những suy tư, ngẫm ngợi sâu sắc của ông về thứ âm thanh qgiá mà con người có đượccho riêng mình này. Có thể nói, đây chính là dạng thức âmthanh đặc biệt nhất của sự sống con người, khu biệt con ngươi với mọi hiện tồn kháctrong sinh giới, và khơng những thế - chính nó cịn liên quan trực tiếp tới hoạt độngsáng tạo thơ ca - nghệ thuật mà Brodsky là một nghệ sĩ chân chính ln tham gia nuôidưỡng, kiến tạo, đồng thời được thừa hưởng những nguồn sống dồi dào nhất từ ngôntừ. Bản thân từ ngữ - âm thanh nhiều khi bất lực, không thể biểu đạt được nhiều cảmxúc, nhiều khoảnh khắc trong đời sống con người; song với ơng, chính nó là cội nguồncủa sáng tạo, của sự sống đích thực, ln ln “làm mới” mọi tồn tại; tự tái sinh trongnhững nỗ lực vượt thoát, khắc phục sức cản để chạm tới và đánh thức “những trái timnặng trĩu”, mòn mỏi, bị cầm tù bởi cái chết và khổ đau:

<i>(Bài ca Giới nghiêm, Hồng Ngọc Biên dịch)</i>

<i><b>Kế tiếp đó, âm thanh bản năng người còn thể hiện ở những tiếng động đến</b></i>

<i><b>trong giấc mơ, khi âm thanh được gán cho những thực thể trừu tượng như thần, thánh,</b></i>

linh hồn, ma quỷ, kí ức,… Tất cả cho thấy những mơ ước, cao vọng lớn được bất tửhóa của con người, và ngay cả trong mơ, trong địa hạt siêu hình rộng lớn – con ngườiln tìm thấy những khám phá mới khi biết lắng nghe giấc mơ của mình. Đó là nhữngtiếng kèn đã “phá rào” đưa con người đến với chốn cao cả rộng rinh ngay trong chínhtiềm thức, vơ thức, giấc mơ của mình:

<i>“bởi chiếc kèn trumpet của Gabriel. Đây là bộ cánh lộng lẫy của anh</i>

với những đường chân trời. Thật vậy, mùa xuân tươi tốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>của vũ trụ. Trong đó một người tập tọe bản</i>

<i>solo của Parker. Thật sự; đó khơng phải cao độ mà anh nhận được</i>

<i>từ thiên sứ, đánh giá qua tiếng phì phì mà nó gây nên”.(Đứng trên đồi trơng ra, Thanh Hiền dịch)</i>

<i><b>Cuộc sống, kí ức trở nên sống động với âm thanh lời thì thầm (whisper), tiếng</b></i>

<i><b>rít (screak) như chứng tỏ hiện tồn có thực của mình giữa cái chết: </b></i>

“…cuộc sống có ngàn tên gọi,

<i>chiếc áo khốc ngồi của nó thì thầm, những gót chân kêu vang</i>

và anh ở lại với quần chúng ấy

        với thành phố ấy.  với thế kỷ ấy,…

ký ức khoác chiếc áo ngắn nhìn những bộ áo quần của thế kỷ

<i>và cái hoa văn mn thuở ấy lên tiếng rít khi đi qua đời sống.”(Xuân đến, Hoàng Ngọc Biên dịch)</i>

Tất cả những âm thanh sống động, phong nhiêu nói trên đã hòa quyện với nhau,tạo thành một bức tranh đẹp về sự sống con người, cất lên từ sự hữu hạn của tồn tại vàhướng tới cái bất tử xa xăm trong chính những nỗ lực tạo sinh cái “động” của bản năngngười:

“Ở đâu đó nước rịn thốt dọc theo những hàng rào của mùa Thuvà hàng cây âm u,

<i>tiếng kêu trong những vùng tăm tối mới, chỉ cần hát và khóc</i>

chỉ cần xếp lại chùm lá.

Bên trên chúng ta, một chiếc bóng lướt qua và tan rã,

<i>chỉ cần hát và khóc, chỉ cần</i>

<i>(Mây bay qua, Diễm Châu dịch)</i>

<i>Trong thi phẩm Bi ca lớn gửi John Donne, âm thanh của tiếng khóc, tiếng thì</i>

thầm, những “giọt lệ ngân vang”, tiếng “kêu trong bóng đêm”, giọng nói của ThánhPaul (Pavel), tiếng kèn “nức nở một mình” của thiên thần Gabriel,…- Đó là thanh âmcất lên từ chính sự sống điêu linh, đánh thức con người trong giấc ngủ miên trườngphủ đầy tuyết trắng. Đến đây, nó xóa bỏ những định ước về sự sống vốn gắn liền vớinhững gì tươi vui, hoan ca để đem tới một khả thể: Nỗi buồn là sự sống, biết buồn làbiết sống – một cách đích thực, sâu sắc. Tồn bộ những âm thanh não nề ấy cho thấyrõ một “đại bi ca” mà ở đó, tất cả mọi tồn tại - con người và thánh thần - đều thànhthực hát về nỗi đau thống thiết lớn lao như là bản chất của đời sống, là khúc nhạc tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

khẳng định hiện tồn chính mình trước hư vơ thăm thẳm – một cách thế phản kháng lạithực tại tối tăm. Không ngừng nỗ lực vươn đến những khát vọng đích thật, hướng tớisự sống với tất cả niềm tuyệt vọng, yếu đuối, điên rồ, khổ đau đầy kiêu hãnh, “cao cả”của bản thân – con người trở về là chính nó trong tồn bộ thực tại tinh thần khơng nétránh. Chính tiếng khóc, tiếng kêu, những âm thanh buồn bã kia đã mở ra một niềmyếu đuối trần trụi song không hề yếm thế, tiêu cực mà là một sự yếu đuối dũng cảm,“khơng giấu che sự thực của lịng mình”. Và hơn hết, chính “kẻ ấy” – bằng giọng khóc“rất thanh. Mảnh mai như kim nhỏ” – đã “nổi loạn” từ trong im lặng khi một mình “cơđơn bơi trong tuyết. Khắp nơi lạnh và sương…” để “Khâu đêm với bình minh… Trêncao đó”, bất chấp “chỉ” khâu đã “khơng cịn”. “Kẻ ấy” dám dấn thân vào sự nghiệtngã, đón đầu, vật lộn, sải bước giữa cái chết tuyết trắng trong giấc ngủ sâu, nhữngmong xoay chuyển tất cả, tự định đoạt số phận bản thân, dệt nên chiếc áo của đờimình. Bất chấp đích đến là một thứ gì khơng rõ ràng, bị “những bàn tay che mắt nhìnngó/ đơi bàn tay khắp nơi thấy lờ mờ”, “Thượng Đế” hay thiêng đàng sẽ mãi là một ẩnsố trong “ý nghĩ vẫn vơ”; thì điều quan trọng nhất, đáng được vinh danh nhất vẫnchính là “tiếng khóc nghe chừng rất cao cả” – “ai đó” đã dám “khóc lên”, “nức nở” lênnỗi buồn đau của chính mình và tồn thể nhân quần – đã dám sống ... “Kẻ ấy” có khácnào Thánh Pavel với “giọng nói khơ khan, chai sần”, là hiện thân của “thần Gabrielgiữa mùa đông” với “chiếc kèn một mình”, vẫn hằng đêm đơn thương độc mã tronghành trình khổ đau thức gọi bản chất sự sống bằng “khóc”, “rên”, “hú”,… Nếu John

<b>Donne dập tắt “ngọn lửa Địa Ngục-Hỏa hoạn” chỉ bằng ý niệm đơn thuần về “Thiên</b>

đường vinh quang” (“Holy sonnet 7”), thì Brodsky cho thấy đó là cả một q trình vậtlộn sống động - có thực, đầy khó khăn, nhọc nhằn, một cuộc tranh đấu bất tận, khôngcân sức mà đặc biệt, “kẻ (phàm) ấy” – mỗi chúng ta, mỗi cá nhân – phải trở thành mộtDon Quixote tự thân giao chiến với tử thần. Bởi vậy, khi đứng trước cái chết, “chỉ mộtmình tôi đôi mắt mở ra”, để thấy “Đang thắng yên cương những người kị sĩ”. Chính“tơi” – chứ khơng phải bất kì ai khác – đang từng giờ từng phút chống lại hư vơ ập đếnvới riêng mình bằng một nỗi buồn không che đậy trong những thanh âm dũng cảm vàthành thực mà “tôi” gọi là “sự sống”.

<b>1.1.2. Âm thanh đời sống xã hội</b>

Đọc Brodsky, ta thường bắt gặp dạng thức tiêu biểu nhất của âm thanh đời sống

<i>xã hội trong; cho thấy một thế giới được tạo thanh bởi tính những cuộc hội thoại rời</i>

<i>rạc, hỗn độn, vô nghĩa bất khả tri của bản thân con người với các hiện tồn xung quanh</i>

<i>“và điện thoại đang rên rỉ, thanh âm trượt đi vì vơ nghĩa, </i>

<i>Rồi sau đó, ho rũ rượi với niềm vui về Clancy, Fitzgibbon, Miller. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Lũ chó và những con chữ rời rạc lắng nghe nỗi bất hạnh đánh vần.”(Ngoài khơi xa, Thanh Hiền dịch)</i>

Những lời hỏi, đáp rời rạc, lời lẽ vô nghĩa trước cái chết của Bobị đã cho thấytrạng thái “trống rỗng”, hoang mang khơn cùng của thế giới loài người – một thực tạibị phân rã và sự sống như là những cố gắng chắp nối từ những mảnh ghép bất toàn:

“Nơi đâu, anh nhìn đến,

cũng là những vng cửa sổ. Cịn “Chuyện gì đã xảy ra?” - ừm,hãy mở cửa một xà lim trống rỗng,

và đáp: “Chỉ vậy thôi, chỉ như thế mà thơi”.

<i>(Đám tang của Bobị, Thanh Hiền dịch)</i>

<i>Hay với thi phẩm Buồn bã và dịu êm, mọi tồn tại đều trở nên tan tác, và lời trò</i>

chuyện giữa các cá nhân cũng chỉ là những tiếng vọng không lời đáp giữa xã hội lồingười hỗn độn, phi lí khơn cùng. Đó chính là một thực tại bi thảm, đầy hoang mang,nơi sự sống tìm mọi cách để khơng bị nhận chìm, âm thanh cất lên như một nỗ lực kếtnối sau chót giữa người với người song tất cả đều bất khả. Không ai nhận ra những âmthanh hỗn độn dưới đây phát ra từ những nguồn nào, do ai nói, nhằm mục đích gì, tạisao nó được tạo sinh... Người ta nói nhưng khơng thể thực sự giao tiếp, đó chính là xãhội hiện đại với những cá thể cô đơn, trống rỗng mà những âm thanh ta nghe được từđó càng tơ đậm hơn bản trạng của sự sống phi lí, rời rạc này:

“Tháng Giêng lúc nào cũng nhường bước cho

Tháng Hai, rồi đến tháng Ba.” Những mảng đàm thoạivụn vặt. Đá lát và đồ sứ

sáng ngời, nơi nước chảy vang tiếng pha lê.Bên cạnh khung cửa sổ tối mù tơi đứng cắm rễ;sau lưng tơi cái truyền hình kêu lốp bốp.

“Này, Gorbunov, anh nhìn cái đi khổng lồ ấy mà xem.” –“Và con mắt kỳ lạ kia.” – Có vẻ như nó bị sưng mủ.”

Đến đó thì, mồm há hốc và mắt lồi ra ngoài, qua những khungcửa sổ mùa đơng chúng ta nhìn chằm chặp chịm sao Cávà lúc lắc những cái đầu cạo nhẵn, ở cái chỗ ai nấychuyên nhổ nước bọt lên sàn nhà –

nơi đôi khi người ta cho chúng ta cá để ăn”

<i>(Buồn bã và dịu êm, Hoàng Ngọc Biên dịch)</i>

Ngay giữa khung cảnh giải trí trong đời sống thường nhật đơn thuần, khơng bạoloạn hay chiến tranh, âm thanh con người vẫn vang lên ở những bữa tiệc nơi sự đủđầynói với ta rất nhiều về niềm trống rỗng. Họ đối thoại mà gần như độc thoại với

</div>

×