Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hình tượng Cánh đồng trong thơ Exenhin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.64 KB, 8 trang )

h×nh tîng "C¸nh ®ång" trong th¬ cña
Exªnhin
Thế Thị Thùy Dương
Là một trong những chủ soái của nhóm thơ hình tượng, Êxênhin luôn nhấn
mạnh về tính hình tượng trong thơ. Nhà thơ đã viết:" trong thơ tôi, bạn đọc cần
chú ý tính cảm xúc và tính hình tượng mà nó đã tưng chi phối các nhà thơ trẻ tuổi.
Không phải tôi mới nghĩ ra hình tượng này, nó đã từng và đang là cơ sở tinh thần
và cái nhìn Nga, nhưng tôi là người đầu tiên phát hiện và lấy nó làm nền tảng trog
thơ mình, nó sống trong tôi một cách hữu cơ, là niềm say mê và cảm xúc của tôi.
Đây chính là đặc điểm của thơ tôi" (Dẫn theo Hà Thị Hoà). Quan niệm đó đã ảnh
hưởng, chi phối rất lớn đến những sáng tạo của nhà thơ. Ta gặp rất nhiều hình
tượng nghệ thuật mà tiêu biểu là hình tượng cây bạch dương, dòng sông, ngôi nhà
gỗ, cánh đồng, các màu sắc … Mỗi hình tượng mang giá trị biểu trưng riêng. Tôi
đặc biệt ấn tượng với hình tượng cánh đồng trong thơ ông, nó gợi lên hình ảnh của
nước Nga, vẻ đẹp Nga, tâm hồn Nga, nó cũng gợi lên hình ảnh của biết bao miền
quê thân thuộc trong thế giới bao la này.
Hình tượng cánh đồng xuất hiện nhiều trong thi ca thế giới, đặc biệt là trong
thơ của những thi sĩ đồng quê. Trong thơ Việt cũng có nhiều những vần thơ rất
hay mang hình ảnh cánh đồng như những vần thơ trong ca dao, trong Nhớ đồng
của Tố Hữu, trong Thăm lúa của Nguyễn Hữu Thung, thơ Nguyễn Bính, Nguyễn
Quang Thiều …Ở những miền đất khác nhau, đất nước khác nhau nhưng các nhà
thơ bằng trái tim nhạy cảm tràn tình yêu cuộc sống vẫn đồng điệu trong cảm nhận
về vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.
1
Chúng tôi khảo sát khoảng 100 bài của Exênhin thì có đến 20 bài có hình
tượng cánh đồng. Điều đó chứng tỏ rằng trong ý niệm của nhà thơ, cánh đồng là
một hình ảnh quen thuộc, có sức ám gợi mạnh mẽ.
Hình tượng cánh đồng mang giá trị biểu trưng ý nghĩa cao, trước hết, nó
biểu trưng cho vẻ đẹp Nga:
Ôi nước Nga, đồng bát ngát đùm hương
Và màu xanh trong dòng sông soi bóng


Những cái hồ của Người như nỗi buồn sâu rộng
Tôi yêu đến tột cùng đau đớn và niềm vui.
Cánh đồng và dòng sông là những hình ảnh đặc trưng của nước Nga tươi
đẹp. Cánh đồng không hiện lên với vẻ đẹp đường nét và màu sắc như dòng sông
mà hiện lên với hương thơm bát ngát. Nhà thơ đã chọn đặc tả những nét tiêu biểu
của cảnh sắc để gợi lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.:
Đồng gặt rồi hẹp lại
Đồng thưa trút lá vàng
Sương mù và khí ẩm
Từ mặt hồ dâng dâng.
Cánh đồng và dòng sông một lần nữa lại song hành với nhau trong những
câu thơ tả cảnh thiên nhiên Nga. Trong những câu thơ này không phải là những
cánh đồng bát ngát nữa mà là cánh "đồng gặt", "hẹp lại". Nhà thơ không chỉ ngắm
nhìn, cảm nhận cánh đồng ở một thời điểm, một trạng thái duy nhất mà luôn đặt nó
trong sự vận động và gắn với cuộc sống lao động của người dân.
Cánh đồng đã đi sâu trong tâm thức của nhà thơ, luôn ám gợi về quê hương,
đất nước thân thuộc, nên khi tha phương, nhà thơ luôn nghĩ về hình ảnh này:
2
Nơi bí ẩn đắm chìm trong giấc mộng
Có những cánh đồng không phải quê hương
Tôi người khác tình cờ qua đường
Ghé lại núi sống đất đai thân thuộc.
luôn trăn trở:
Ôi làng quê anh từ bỏ lâu rồi
Nơi đồng cỏ, cánh rừng bừng hương sắc
Chốn thị thành vinh quang cát đắng
Anh sống như một kẻ chẳng cần ai.
Ta như gặp lại bi kịch lở dở, mặc cảm tha hương của Nguyễn Bính trong
những vần thơ này. Những tâm hôn gắn bó sâu nặng với động nội quê hương đã
đồng điệu với nhau trong cảm thức về cánh đồng thân thiết.

Cánh đồng là biểu trưng cho vẻ đẹp nước Nga, cho quê hương xứ sở của
nhà thơ. Nó cũng biểu trưng cho những cung bậc tình cảm của nhà thơ, hạnh phúc
bất tận và sầu muộn âu lo.
Cánh đồng mang ý nghĩa như một thiên đường tươi đẹp, tràn đầy niềm vui
sống:
Tôi nhìn ra đồng, tôi trông lên trời
Thiên đường ở cả hai nơi đó
Vẫn chưa cày nhưng đồng quê tôi
Sẽ ngập trong núi bánh mì thơm phức.
Hạnh phúc thật giản dị. Hạnh phúc là được sống giữa quê hương với những
hình ảnh đồng ruộng cỏ cây thân thuộc, hạnh phúc là niềm vui được mùa, mọi
người được no ấm. Những câu thơ vang lên thanh âm trong trẻo của niêm mê say
cuộc sống, niềm tin vào tương lai rộng mở và tươi sáng.
3
Hình ảnh cánh đồng còn gắn với hình ảnh của những người thân yêu, "cha
mẹ như cánh đồng, như máu thịt", những người bạn thân thiết, "về những người
bạn vui tính, về những cánh đồng lấp lánh bạc rơi". Nếu như ở những câu thơ trên,
cánh đồng được so sánh với nước Nga tươi đẹp thì trong những vần thơ này, cánh
đồng đặt ngang với hình ảnh những người thân thiết nhất của nhà thơ. Cánh đồng
mang ý nghĩa là tình yêu thương của con người.
Những câu thơ như những bài ca hạnh phúc, thể hiện niềm yêu đời, khát
vọng và tin tưởng ở cuộc sống của nhà thơ. Nhưng đó mới chỉ là một nửa của
những bài ca tâm hồn của nhà thơ, nửa còn lại là những bè trầm buồn đau:
Những cánh đồng, những cánh đồng, những cánh đồng đã cày
Ôi! Nỗi buồn Kômômen yên mến.
Câu thơ như vỡ ra trong tiếng gọi gấp gáp, những cánh đồng, những cánh
đồng, những cánh đồng … Cánh đồng như là sự cứu cánh cho nỗi buồn thương
sâu sắc.
Trên cánh đồng kiều mạch cơn gió nhẹ thoảng qua
Tôi lại sốt bởi nỗi buồn ấm áp

Nỗi buồn luôn thường trực trong tâm hồn quá nhạy cảm với những biến
chuyển của cuộc sống ấy. Nhà thơ tìm về những cánh đồng như một nơi để thể
hiện tâm tình của mình trước cuộc sống. " Nỗi buồn ấm áp", đó là một nỗi buồn có
gọi tên, khó định hình. Nhưng hẳn không phải là nỗi chán chường quá đỗi. Nhà
thơ vẫn tìm kiếm sự ấm áp như một thanh âm cân bằng với nỗi trống vắng trong
mình.
Cánh đồng còn gợi lên hình ảnh thế giới mới, con đường mới cho mọi
người:
Những giấc mộng dịu dàng vẫn lặng lẽ cháy lên
4
Tất cả đều tàn phai trong xanh mờ khói toả
Một thế giới cho em là cánh đồng ngả rạ
Một thế giới cho em ngôi nhà gỗ trong hồn.
"Cánh đồng ngả rạ" trở thành một thế giới mới cho con người, một thế giới
riêng và thấm đẫm hương sắc đồng nội, no đủ. Ngôi nhà gỗ gợi đến sự bình yên,
ấm áp. Một thế giới mà nhà thơ mong ước luôn là thế giới đậm sắc màu đồng nội,
thế giới của sự ấm no và bình yên.
Qua hình tượng này, nhà thơ đặt ra quan niệm về con đường thơ:
Thi sĩ mới sẽ đi trên cánh đồng lớn
Huýt sáo vang khu rừng mới của mình.
Ý niệm về cái mới, sự đổi thay trở đi trở lại trong những trang thơ. Cánh
đồng quê hương, cánh đồng tâm hồn đã trở thành cánh đồng thi ca. "Khu rừng
mới" là cánh định danh về những những vùng cuộc sống mà nghệ sĩ cần khám
phá, những sáng tạo mới. Exênhin bày tỏ quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ sĩ,
cuộc sống và sáng tạo. Chỉ thực sự có sáng tạo khi thi sĩ tự đổi mới chính mình,
hoà mình vào cuộc sống rộng mở để khám phá những vẻ khác nhau của của sống.
Hình ảnh thi sĩ trong những câu thơ trên phần nào đó gần gũi với hình ảnh của nhà
thơ, người luôn gắn bó với đồng ruộng quê hương, người luôn cất lên những bản
nhạc du dương đậm sắc màu đồng nội nước Nga.
Hình tượng cánh đồng trong thơ của Exênhin mang những giá trị biểu trưng

khác nhau, lúc thì gợi lên hình ảnh nước Nga tươi đẹp, lúc là quê hương thân thiết
của nhà thơ, có khi lại là hình ảnh những người thân yêu, thân thiết, là hiện thân
của niềm hạnh phúc và cả nỗi buồn, biểu trưng cho thế giới mới, tươi đẹp, con
đường thơ… Càng đi sâu và những câu thơ, người đọc lại cảm nhận được nhiều
những nét nghĩa biểu trưng của hình tượng này. Dường như hình ảnh cánh đồng đã
trở thành một phần trong lăng kính nghệ thuật của nhà thơ, để khi soi chiếu vào
5

×