Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Ưu Thế Của Thể Kí Trong Việc Chuyển Tải Các Chủ Đề Văn Học Hiện Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.74 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Ưu thế của thể kí trong việc chuyển tải các chủ đề văn học hiện sinh: Trường hợp “Hội hè miên man” (Ernest Hemingway)</b>

<b>Tóm tắt: Chủ nghĩa hiện sinh (existentialism) là một trong những học thuyết quan trọng</b>

của triết học hiện đại, gắn liền với tên tuổi của nhiều triết gia lớn cùng những tác phẩm tiểu luận,văn chương nổi tiếng của họ. Tinh thần hiện sinh không chỉ hiện hữu ở văn chương hư cấu màchính những thể loại vốn được xem là “phi hư cấu”, “bán văn chương” cũng tỏ rõ ưu thế của

<i>mình trong việc chuyển tải các chủ đề lớn của văn chương hiện sinh. Tác phẩm hồi kí Hội hèmiên man của nhà văn thiên tài người Mỹ Ernest Hemingway là một trường hợp tiêu biểu minh</i>

chứng cho tính ưu việt đó của thể kí. Tại Việt Nam và trên thế giới, nghiên cứu thể loại khơngcịn là một hướng nghiên cứu văn chương quá mới mẻ, song vẫn gợi mở nhiều cách đọc, cáchnghĩ và đặc biệt cho thấy những hướng đi nhiều triển vọng ở bối cảnh hiện tại, khi tiếp cận thểloại đang trở thành một phương pháp được chú trọng hàng đầu trong dạy học Ngữ văn theo địnhhướng phát triển năng lực cho học sinh ở Nhà trường phổ thơng. Nghiên cứu thể loại nói chungvà thể kí nói riêng, do đó, sẽ góp phần cung cấp những cơng cụ hữu ích nhằm hướng dẫn ngườihọc chiếm lĩnh văn bản tác phẩm.

<b>Abstract: Existentialism is one of the important doctrines of modern philosophy,</b>

associated with the names of many great philosophers and their famous essays and literary works.Existentialism exists not only in fictional literature, but also in genres that are considered “non-fiction”, “semi-literary” as memoir. The genre shows its superiority in conveying major themes

<i>of existentialism literature. A moveable feast of the American genius writer Ernest Hemingway is</i>

a typical case demonstrating that superiority of memoir. Nowadays, genre research is no longer anew literary research trend, but it still suggests many ways of reading and thinking, andespecially shows promising directions in current context. Currently, genre approach is becomingone of the most effective teaching Literature methods in the direction of capacity developmentfor students in high schools. Studying genre in general and memoir in particular, therefore, willcontribute to providing useful tools to guide learners to actively approach literary texts.

<b>Từ khoá: chủ nghĩa hiện sinh, thể loại kí, Hội hè miên man, Ernest HemingwayKeywords: existentialism, memoir, A moveable feast, Ernest Hemingway I. Đặt vấn đề</b>

Thuật ngữ tiếng Anh “existentialism” có nghĩa là “sự tồn tại”, “sự hiện hữu”, sự có mặt vàđược xác tín về hiện diện của một con người trong cuộc đời. Tên gọi của trào lưu triết học này đãnói lên bản chất của nó với tư cách là một nhân vị thuyết, với trọng tâm xoáy sâu vào sự tồn sinh,tính hiện hữu của con người. Trên thực tế, chủ nghĩa hiện sinh đã được nha từ cuối thế kỉ XIXtrong các tác phẩm của Nietzsche, Dostoyevsky và đặc biệt là những luận giải, kêu gọi triết họcđương thời tập trung vào “nhân bản luận cốt yếu” của triết gia Đan Mạch - Kỉerkegaard (1813-1855). Vào giai đoạn cuối của Đệ nhất Thế chiến, trước bối cảnh ngột ngạt, hoang mang và sựphi lý tột cùng mà chiến tranh mang lại, tinh thần hiện sinh (existentialism) đã được khai quật vàtrở thành một trào lưu triết học ra đời trong lòng xã hội Đức, gắn liền với tên tuổi của hai “câyđại thụ” là Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883 - 1969). Trào lưu này sau đó landần ra khắp châu Âu và thực sự nở rộ, đạt đến đỉnh cao của nó với các thực hành phong phú tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

kinh đô Paris, đặc biệt là từ sau Thế chiến thứ hai. Các đại biểu đình đám như Jean Paul Sartre(1905-1980), Albert Camus (1913-1960), Merleau Ponty (1908-1961)... cùng những tập tiểuluận, những áng văn chương của mình đã đưa chủ nghĩa hiện sinh lên thành một triết lý sống, phổ

<b>cập nó đến với tồn nước Pháp và châu Âu, sau đó du nhập sang tận Á châu trong cơng cuộc xâm</b>

lược và khai thác thuộc địa. Làn sóng hiện sinh từ đây đã lan khắp toàn cầu, trở thành một chủ đềkhông thể thiếu cấu thành nên linh hồn của văn chương hiện đại và cả hậu hiện đại. Với tư cáchlà một học thuyết nhân bản, chủ nghĩa hiện sinh khám phá bản thể người như một tồn tại duynhất, được cấu thành từ những trải nghiệm liên tục, khơng lặp lại của anh ta trong suốt q trìnhvật lộn với các thử thách của đời sống để giữ ngun được tính duy nhất của mình. Các tác phẩmvăn học hiện sinh bao giờ cũng miêu tả một hành trình sống của con người nhằm chống lại thóiquen, sự bào mịn, lưu đày, tha hố bằng cách tự mình lựa chọn tâm thế sống, cách thức sống vàchịu trách nhiệm với toàn bộ những lựa chọn của bản thân. Đây là một hành trình nhọc nhằn,song cũng khơng kém phần nhẹ nhõm, tràn đầy khoái lạc, được cụ thể hố thơng qua nhữngkhoảnh khắc hiện sinh, khi con người ý thức được tồn tại tự nhiên và “là mình” nhất chỉ có thểđược thực thi thơng qua việc sống với thời khắc hiện tại.

Các chủ đề nói trên của triết học hiện sinh đã được văn chương hư cấu chuyển tải một cáchhiệu quả, song chính một thể loại “phi hư cấu” (nonfiction) như kí lại ghi nhận những thành tựu

<i>biểu đạt đáng kể, thậm chí ưu việt hơn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Hà trong Đặc trưngtuỳ bút Nguyễn Tuân định nghĩa, “kí là ghi lại, nhằm đối tượng người thật việc thật, thường thuộc</i>

về hiện tại hoặc trong một quá khứ chưa xa” [7]. Bản thân tên gọi “kí” là một từ nguyên gốc Hánvới ý nghĩa “ghi chép”, nhấn mạnh vào đặc tính “sao y bản chính”, độ chân xác của nội dung vănbản, khác với tính chất hư cấu, “bịa đặt” vốn là sản phẩm của trí tưởng tượng như thơ ca, kịchhay tiểu thuyết, truyện ngắn... Tuy nhiên, tính chân thực khơng phải là đặc trưng duy nhất, màdấu vết sáng tạo nghệ thuật vẫn luôn hiện hữu như một phần không thể thiếu trong các tác phẩmkí. Về điểm này, cần phân biệt rõ kí văn học - với tư cách là một thể loại văn chương, được địnhhình bằng tư duy thẩm mĩ của người viết - với kí báo chí, vốn “phải tuyệt đối xác thực, kịp thời,thơng tin rành rọt, khách quan” [7]. Từ điển văn học đã định nghĩa rất rõ: “Kí là tên gọi chungcho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngồi văn học (báo chí, chính luận,ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự, gồm các thể loại: bút kí, hồi kí, du kí, phóngsự, kí sự, nhật kí…” [2; tr.787]. Do đó, bên cạnh việc cung cấp các thơng tin khách quan chânthực, kí văn học cũng sở hữu những tầng “ý nghĩa, giá trị nhân sinh của sự việc được ghi” [8;tr.363 – 367] qua cái nhìn chủ quan, mang đến lượng thông tin thẩm mỹ nhất định. Nếu như ở tácphẩm tự sự, tác giả phải “náu mình” dưới “vai” người kể chuyện thì trong tác phẩm kí, chân dungngười cầm bút hiện ra một cách trực tiếp, sinh động trên trang viết, “điều chỉnh tối đa khoảngcách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật” [8; tr.369], “kết hợp linh hoạt các phươngthức tự sự, trữ tình, chính luận với các thao tác tư duy khoa học”[8; tr.373] để đưa người đọc vào“cái hiện tại” mà chính anh ta đang trải qua ngay trước mắt độc giả. Với đặc trưng này, kí hồntồn phù hợp và cho thấy lợi thế của nó trong việc miêu tả các khoảnh khắc hiện sinh, các kinhnghiệm riêng tư không lặp lại và cuộc dấn thân của con người (cụ thể là người viết) trên hànhtrình chống lại “sức cản” của đời sống.

Ernest Miller Hemingway (1899 – 1961) là một nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết vàcũng là một nhà báo, phóng viên chiến trường người Mỹ. Đề xuất lối viết giản dị, súc tích, dồnnén, đầy sức căng mang tên “nguyên lý tảng băng trôi”, các tác phẩm mang màu sắc khắc kỉ vàmột tâm thức hiện sinh không thể trộn lẫn đã khiến Hemingway trở thành cây bút hàng đầu của

<i>văn chương Mỹ hiện đại. Ông nhận Giải Pulitzer năm 1953 cho tiểu thuyết Ông già và biển cảcùng Giải Nobel Văn chương cao quý vào năm 1954. Hội hè miên man (A Moveable Feast) là tác</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

phẩm hồi kí kể về những năm tháng tuổi trẻ của Hemingway ở Paris, Pháp trong giai đoạn 1921 –1926, với tư cách là một người lính, một nhà văn tìm kiếm cơ hội lập nghiệp tại “kinh đô ánhsáng” sau khi trở về từ Đệ nhất Thế chiến. Tác phẩm tái hiện chi tiết cuộc hôn nhân đầu tiên củaHemingway với Hadley Richard cùng mối quan hệ giữa ông và nhiều nhân vật văn hoá đặc biệtnhư như vợ chồng nhà văn F. Scott và Zelda Fitzgerald, James Joyce, Ezra Pound…; đưa ta quavô vàn các địa điểm từ nổi tiếng đến vơ danh mà ngày nay vẫn có thể tìm thấy trên đất Pháp.Được xuất bản ba năm sau khi Hemingway qua đời (1964), “Hội hè miên man” dẫn dắt ngườiđọc vào một bữa tiệc trẻ trung, phóng túng, tha hồ ngụp lặn cùng các trải nghiệm độc nhất vô nhịcủa nhà văn giữa “kinh đô hiện sinh” Paris; nơi những người làm nghệ thuật nói riêng và “thế hệmất mát” nói chung đã ngày đêm nỗ lực vượt thốt khỏi những vụn vặt, tầm thường của cuộcsống mưu sinh chật vật, bào mịn nhân tính, những nỗi đau và vết thương hậu chiến ám ảnh đểhướng đến những giá trị tinh thần cao cả, sống hết mình trong từng khoảnh khắc làm người trênmặt đất trụi trần.

<b>II. Nội dung vấn đề</b>

<b>1. Kí – Các kinh nghiệm riêng tư không lặp lại</b>

Một trong những chủ đề cốt lõi của văn chương hiện sinh đó chính là việc khám phá vàtrình hiện những kinh nghiệm riêng tư khơng lặp lại của mỗi con người. Quan niệm “hiện sinh cótrước bản chất” của Jean Paul Sartre đã tóm gọn tồn bộ tư tưởng của học thuyết nhân bản này,khi nó phát hiện ra bản chất người như một tồn tại duy nhất, được hình thành nên từ chính nhữngkinh nghiệm hiện sinh của anh ta thay vì những nhãn mác, ước đoán, những thứ thuộc về “bảnchất” mà tha nhân dễ quy chụp lên con người. Sartrer đã mô tả quá trình “làm người” như thếnày: “con người trước hết phải hiện hữu, gặp gỡ nhau, xuất hiện ra trong thế giới đã, rồi theo đótự định nghĩa mình. Con người, nếu khơng thể định nghĩa được, chính là vì trước hết nó là hư vơ.Nó chỉ tồn tại sau đó, và sẽ là tồn tại như những gì nó sẽ tự tạo nên... Con người khơng chỉ tồn tạinhư nó được quan niệm, mà cịn tồn tại như nó muốn thể hiện... Con người khơng là gì khácngồi những gì mà nó tự tạo nên. Đó là nguyên tắc đầu tiên của thuyết hiện sinh. Đó cũng là điều

<i>mà người ta gọi là tính chủ thể... con người có một phẩm giá cao hơn hòn đá hay cái bàn... con</i>

người trước hết là một dự phóng (project) đang sống về mặt chủ thể, thay vì là một thứ rêu, mộtthứ nấm mốc hay một búp súp lơ... con người trước hết sẽ là những gì mà nó dự định tồn tại” [4;tr.32-34]. Như thế, mỗi con người sẽ luôn là một cá thể “không thể định nghĩa”, là cái khả biếnthay vì cái tất yếu, là cái dở dang thay vì cái trịn vẹn. Khơng một tính từ nào vừa khít với việcmơ tả, bao qt được bản chất một con người. Hiện sinh khước từ mọi phán xét, áp đặt, mọi địnhkiến ràng rợ lên nhân phần, giải phóng con người khỏi những chuẩn mực, lề lối, thức gọi sự tơntrọng mỗi tồn tại người như chính nó vẫn thế và sẽ thế. Nói cách khác, con người cần được nhìnnhận đúng nghĩa là một thực thể tự do và khơng có gì khác ngồi việc chủ động lựa chọn, chủđộng sống và kiến tạo bản thân qua từng trải nghiệm. “Khơng có thuyết tất định, con người là tựdo, con người được tự do... và khơng có một bản tính con người nào khác để tơi có thể đặt nềntảng trên đó” [5; tr.44-56].

Là một thể loại có ưu thế trong việc ghi lại chân xác những trải nghiệm cá nhân tác giả,chân kí cho phép người viết thoải mái bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, tâm tư một cách khơngche đậy, giấu giếm, không phải “mượn” một người kể chuyện để sắm vai mà kể về đời mình.Chân dung chủ thể sáng tạo càng hiện lên chân thực, sinh động bao nhiêu, thì con người ấy càngtự do hiện sinh bấy nhiêu. Vốn là một người ưa cá cược, dành thời gian lăn lộn trên các trườngđua ngựa khơng kém gì bên các trang viết, Hemingway đã trực tiếp bày tỏ những cảm nghĩ riêngcủa ông sau khi rời trường đua – những trải nghiệm mà chỉ ơng mới có được, với tư cách là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>kẻ ham mê cá cược và một nhà văn say sưa với thứ ham mê ấy của mình: “Tơi vui vẻ từ bỏnhững cuộc đua nhưng trong lòng cũng xuất hiện cảm giác trống rỗng. Đó là lúc tơi nhận rarằng bất cứ cái gì tốt hay xấu khi chấm dứt đều để lại trong ta một sự trống rỗng. Nếu đấy là sựchấm dứt của điều xấu thì sự trống rỗng cứ thế mà tự lấp đi. Nhưng nếu đấy là điều tốt, ta chỉ cóthể lấp đầy sự trống rỗng ấy bằng một điều gì đó tốt hơn. Tơi cho số tiền cá cược còn lại vàotrong quỹ chung và thấy nhẹ lịng” [3; tr.34]. Nỗi trống rỗng chỉ có được khi người ta sống hết</i>

mình với trải nghiệm hiện sinh của bản thân. Và đúng như cách mà một Hemingway khắc kỉ vẫnlàm để giải quyết và điều hoà các cảm giác q cực, ơng nhanh chóng lựa chọn hành động bỏ tiềnvào quỹ chung để có được sự nhẹ nhõm trong lòng. Trải nghiệm của Hemingway về cách cânbằng cảm xúc, niềm hưng phấn hẳn không hề giống với bất cứ một kẻ ham mê các cuộc đua nàokhác, nhất là khi ơng đi sâu vào phân tích, mổ xẻ từng trạng thái của mình trên những trang kí về

<i>sự viết, cách bản thân làm việc, biểu đạt niềm ham thích bằng thứ ngơn ngữ riêng: “Nhưng trongsuốt thời gian dài, chúng tơi hài lịng quay về với chỗ chúng tôi ở Paris, xa lánh trường đua đểđặt cược vào cuộc sống riêng và công việc, cũng như vào những họa sỹ mình biết và cố khơngđem cuộc sống của mình ra chơi bạc và ngụy trang dưới một cái tên khác. Tôi bắt đầu viết nhữngtruyện về đua xe đạp nhưng không bao giờ viết được cái nào hay như thực tế đang diễn ra trênnhững đường đua trong nhà cũng như ngoài trời hay trên đường trường. Nhưng dần dà, tôi cảmnhận được sân Vélodrome d’Hiver trong ánh sáng chiều mờ khói với đườn đua dát gỗ chắn gờcao cùng tiếng gió cuốn khi lốp miết trên sàn gỗ lúc các tay đua băng qua, sẽ cảm nhận được nỗlực và chiến thuật của các tay đua mỗi khi vút lên lao xuống, mỗi người là một phần của guồngmáy; tơi sẽ nắm bắt được sự kì diệu của một cuộc đua với cự ly vừa, tiếng ầm ầm của xe mô tôđuôi gắn thanh con lăn do các huấn luyện viên đầu đội mũ bảo hiểm nặng trịch…” [3; tr.45].</i>

Không chỉ là người thưởng thức cuộc đua, Hemingway cịn lựa chọn cách viết về nó, miêu tả nóbằng những cảm nhận riêng tư nhất của một người cầm bút nâng niu những trải nghiệm hiện sinhtrên trang giấy. Cách ông chiêm ngưỡng ánh chiều trên sân đua, “ướm mình” vào những gắngsức, nỗ lực của người đua để sống trong nó cùng lúc trong sự viết lách của mình – chắc hẳnkhơng thể được biểu đạt ở đâu rõ ràng, trực tiếp hơn là ở thể kí.

Cũng theo cách tương tự, chúng ta bắt gặp những trải nghiệm không lặp lại củaHemingway với cơn đói. Đói là một trạng thái hẳn bất cứ ai trong mỗi chúng ta cũng từng trảiqua, song cách mà người cầm bút điều khiển nó, suy tư về nó, khơng giấu giếm cả những kiêuhãnh nhỏ nhen thoát ra từ nó lẫn những tâm trạng ngổn ngang, kì lạ, chẳng giống ai cũng đã hiện

<i>hình trên trang kí một cách chân thực, sống động: “Ta phải kiểm sốt được mình khi nhịn ăn đềkhả năng tư duy không bị cái đói điều khiển. Đói là một phương cách tốt và nó có thể dạy tanhiều điều. Chừng nào những người khác khơng hiểu được điều đó thì ta vẫn cịn nắm giữ đượcưu thế trước họ. Chắc chắn như thế, tơi nghĩ. Giờ thì tơi đi trước bọn họ rất xa vì tơi thườngxun thiếu ăn. Thế nên giờ cũng không tệ lắm nếu buông một lúc để họ theo kịp mình chút đỉnh.Đứng ở đó tơi tự hỏi trong tất cả những cảm xúc trào dâng khi ở trên cầu có bao nhiêu phầntrăm là do cơn đói” [3; tr.52]. Ta bắt gặp một điều gì đó tương tự như cách mà ơng lão Sandiagotrong Ơng già và biển cả làm việc với lí trí khắc kỉ của mình trong cuộc chiến chinh phục con cá</i>

lớn. Nỗ lực tách mình khỏi bản năng, vươn lên trong tư duy, ngạo nghễ đến tận cùng rồi lạibuông lỏng với những suy nghĩ mơ hồ - tồn bộ q trình trải nghiệm ấy của Hemingway là thứduy nhất mà chúng ta không thể đọc lại được ở bất kì một trang viết nào khác về cơn đói. Trênthực tế, “cơn đói” là một biểu tượng lớn của văn chương hiện sinh, vốn ám chỉ những khao khátcồn cào được tự do lựa chọn sống là mình trước mn vàn các cạm bẫy mỏi của cuộc đời mònmỏi. Một lần nữa, chỉ qua những trang văn trải lòng hết sức chân thực, xúc động này, ta mới hiểuthiên tài Hemingway đã không chỉ vật lộn với cơn đói sinh lý mà cịn phải làm việc với con đói

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>tinh thần lớn đến nhường nào, mà mọi bù đắp về vật chất là không thể lấp đầy nổi: “…nhưng saubữa ăn, khi cơn đói đã được giải quyết thì cảm giác giống như đói mà chúng tơi cảm thấy khi ởtrên cầu tàu vẫn còn nguyên lúc đi xe bus về. Cảm giác ấy vẫn cịn đó khi chúng tơi vào phịng,lên giường và làm tình trong bóng tối.” [3; tr.41] Chỉ thơng qua hồi kí, ta mới thấy được con</i>

người tác giả hiện lên trọn vẹn bằng xương bằng thịt, bằng cả thế giới tinh thần với đầy ắp cáctrải nghiệm làm người ở một đời sống hiện sinh tự do mà khó nhọc vơ ngần.

Bên cạnh đó, một trong các trải nghiệm hiện sinh đặc biệt mà ta chỉ có thể đọc được ở tácphẩm hồi kí này chính là mối quan hệ của Hemingway với những bạn viết của ông – những tácgiả mà ta thường chỉ biết đến họ qua những tác phẩm văn chương hư cấu mà họ chắp bút. Đó làcác nhà văn như Ezra Pound, James Joyce, Scott Fitzergard … Con người tự tạo nên chính mìnhthơng qua các kinh nghiệm tiếp xúc xã hội, và chỉ qua hồi kí, ta mới hiểu một “Hemingway nhàvăn” đã tự “làm nên chính mình” ra sao từ những mối quan hệ này. Hemingway học được từ cả

<i>những nhà văn vốn không cùng quan điểm trong cách đọc: “Tơi nhớ có lần sau khi chơi tennis ởphố Arago về, trên đường đi Ezra rủ tôi đến nơi làm việc của ơng uống chút gì đó, và tơi hỏi ơngthật lịng nghĩ thế nào về Dostoyevsky. “Nói thật với cậu, Hem,” Ezra nói. “Tơi khơng bao giờđọc bọn Nga cả.” Trả lời thật thẳng thừng. Tôi chưa từng nghe Ezra đưa ra nhận xét nào thẳngtưng như thế, nhưng tôi cảm thấy rất tệ bởi tôi rất trọng khả năng thẩm định của ông, người chỉtin vào mot juste (từ chuẩn) – mỗi lần viết chỉ có duy nhất một từ chuẩn để sử dụng – người đãdạy tơi khơng tin vào tính từ cũng như sau này tôi học được cách không tin vào một số người ởmột số hồn cảnh nhất định; tơi muốn biết ơng nói gì về một người hầu như khơng bao giờ quantâm đến mot juste nhưng vẫn khiến cho nhân vật hết sức sống động, mà không ai khác làm được”</i>

[3; tr.88]. Là người đề xuất nguyên lý sáng tác “tảng băng trôi”, chỉ viết sự thật, viết những câuthật nhất trong đời mà một con người có thể nói ra, Hemingway tối giản hoá mọi thứ, tạo đột phátừ những dồn nén căng thẳng dưới bề mặt ngôn từ. Do đó, ơng hẳn rất tâm đắc với người có cùnglí tưởng sáng tác như Ezra Pound, song cũng khơng ngần ngại bày tỏ niềm hứng thú đáng kinhngạc với Dostoyevsky – một “bậc tiền bối” thiên tài vốn nổi tiếng với những dòng tâm thức lê

<i>thê, những suối lũ ngôn từ tưởng không thể ngừng chảy: “Tôi đang nghĩ đến Dostoyevsky,” tơinói. “Làm thế nào một người câu cú ngữ pháp thê thảm, thê thảm không thể tin được, lại khiến tarung động dường ấy?”, “Không đâu. Tôi cố tình thả mình cho nó mê hoặc để nó mê hoặc mìnhmà mình khơng biết, và thế là mình càng đọc càng bị chúng cám dỗ nhiều hơn.” [3; tr.90-91]</i>

Trải nghiệm đọc của Hemingway, cách ông học từ các nhà văn giống và khác mình, đã mang đếncho độc giả một chân dung Hemingway mà chúng ta chưa từng biết và sẽ khơng thể biết nếukhơng có tác phẩm hồi kí chân thực, sống động này - nơi ơng kí thác mọi tâm tư, tình cảm cũngnhững suy nghĩ riêng tư, “không giống ai” nhất vào đây.

Không chỉ suy tư về nghề viết qua các mối quan hệ đồng nghiệp, hồi kí cịn giúp ta quan sátđược các trải nghiệm hiện sinh của Hemingway trong những mối quan hệ đời thường nhất, với vợông hay với các nghệ sĩ, các nhà văn mà ông vốn coi như những người bạn thân thiết, thay vì chỉlà những đồng nghiệp đơn thuần. Một trong những người bạn ấy chính là Scott Fitzergard. Bêncạnh các trao đổi về cơng việc, các tác phẩm của cả hai, họ còn hẹn nhau đi ăn, đi du lịch, tậnhưởng cuộc sống đời thường với tất cả những trải nghiệm, những cảm xúc, nghĩ suy, những buồn

<i>vui mừng giận con người nhất mà bạn bè thân tình vẫn có với nhau: “...Trước đây tôi không baogiờ nhận lời đi đâu do người khác trả tiền nếu khơng được cùng chia sẻ chi phí, và trong chuyếnđi này, tôi đã yêu cầu được chia đôi tiền ăn và tiền ở khách sạn. Nhưng giờ thì tơi khơng biết đếnlúc nào Scott mới ló dạng. Khi nổi điên, tôi hạ cấp anh từ Scott xuống thành Fitzgerald. Một lúcsau tơi cảm thấy hài lịng vì đã tiêu được cơn giận ban đầu và chế ngự được nó. Chuyến đi nàykhơng thiết kế cho người dễ nổi điên” [3; tr.104]. Thân quý Scott là vậy, đến mức “ngớ ngẩn”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

dành dụm tiền đi Tây Ban Nha với vợ để đi du lịch cùng nhà Fitzgerald, song Hemingway cũngphát cáu chỉ vì bạn mình đến muộn. Ở đây chúng ta khơng cịn thấy những tượng đài văn sĩ nổitiếng, được mọi người tung hô; chúng ta được thấy một góc nhìn khác, cũng đời thường, ích kỉ,nhỏ nhen, cùng bao cảm xúc vụn vặt làm nên chính những con người đó. Một Hemingway khắckỉ cố phân tích và làm chủ thứ cảm tính tiêu cực, “bừa bãi”; một Fitzgerald rụt rè bày tỏ nỗi bănkhoăn với bạn, rằng kích thước bộ phận sinh dục của mình khiến vợ thất vọng, để cả hai cùng vàonhà vệ sinh kiểm tra… Những kinh nghiệm nhỏ nhặt, đời thường, riêng tư, cá nhân đến thế có thểhiện diện ở nơi nào khác nếu không phải là trong một tác phẩm kí?

<b>2. Kí – Cuộc dấn thân vượt thoát cõi lưu đày </b>

Chủ đề thứ hai mà văn chương hiện sinh biểu đạt – cũng chính là chủ đề lớn nhất làm nêntính nhân bản của triết thuyết này – đó chính là sự thúc đẩy con người bứt phá khỏi các giới hạn,kiềm toả của cuộc sống mỏi mịn, tha hố để sống hết mình và “là mình”. Nói cách khác, chủnghĩa hiện sinh kêu gọi con người “vào cuộc”, dấn thân, ngụp lặn thật sâu trong từng trải nghiệmđể chống lại thân phận bị lưu đày của chính mình kể từ khi sinh ra trên cõi đời này. Ở các tiểuluận của mình, Sartre từng lập luận rằng bản thân sự hiện diện đầu tiên của con người trong cuộcđời là bị động. Một đứa trẻ được sinh ra mà không thể lựa chọn cha mẹ, gia đình, nơi chốn, hồncảnh sống,… thậm chí khơng được quyết định rằng mình có muốn được ra đời hay khơng. Đóchính là “thân phận lưu đày”, là chàng Gregor bất chợt một ngày tỉnh dậy thấy mình biến thànhlồi bọ gớm ghiếc song khơng thể phản kháng, khơng thể làm gì để thay đổi tình thế ấy, ngồi

<i>việc đấu tranh khơng ngừng chống lại sự thích nghi dần trong cơ thể mới này (Hoá thân, F.</i>

Kafka). Chưa kể, tồn tại trên cuộc đời cũng đồng nghĩa với việc nó bị ném vào các khả thể bị tổnthương, vào vịng sinh diệt, vào những éo le khơng lường trước, vào cái lặp lại đằng đẵng vơnghĩa, mịn mỏi của cuộc sống thường nhật mà đích đến là hư vô, vào những quy luật đã đượcsắp đặt sẵn của thế giới từ trước khi nó ra đời, vào cuộc chơi mà tha nhân đang làm chủ… “Thânphận con người bị giam hãm trong những hoàn cảnh cố định... như chết, đau khổ, chiến đấu, lệthuộc những cảnh ngộ bất ngờ, luẩn quẩn trong những xiềng xích của tội lỗi,... tức là những hoàncảnh bất khả vượt và bất khả di dịch” [6; tr.64].

Nhận thức về sự tha hố (degeneration) là nhận thức đã có từ khởi thuỷ, khi Adam và Evakhơng được tạo ra một mình mà được tạo ra cùng nhau. “Con người là tổng hoà các mối quan hệxã hội”, tồn tại và kiến thành bản thể thông qua sự tương tác với kẻ khác, cái khác. Tương tác nàymột mặt là sự tha hoá, khiến con người chịu ảnh hưởng và loay hoay, vùng vẫy trong vũng lầycủa “cái-khơng-là-mình”, nhưng cũng là cách để con người soi chiếu, bứt phá, vượt thoát để tìmra và kiến tạo nên chính mình. “Để có hiểu biết đúng thật về mình, tơi cần phải thơng qua ngườikhác. Người khác là cần thiết cho sự hiện hữu của tơi về chính mình. Trong những điều kiện ấy,tự cõi lịng, khi tơi phát hiện ra chính mình thì đồng thời tôi phát hiện ra người khác, như là mộthữu thể tự do được đặt đối diện tôi, suy nghĩ về tôi và chỉ muốn ủng hộ hoặc chống đối tôi” [5;tr.67]. Cuối cùng, dẫu không được quyền lựa chọn “tồn tại hay không tồn tại” trên cõi đời này,song thơng qua q trình tương tác với kẻ khác và vật lộn với bản thể, nếm trải cả dằn vặt lẫnthanh thản, đau khổ lẫn sướng vui, con người vẫn có thể dấn thân để lựa chọn cách thế sống vàlàm nên chính mình qua từng lựa chọn ấy. “Một người tự dấn thân vào cuộc sống, vẽ nên gươngmặt của mình, và khơng có gì ngồi gương mặt ấy cả... một con người khơng có gì khác ngồimột loạt những công việc mà họ đảm nhiệm. Con người là tổng số, tổ chức toàn bộ các quan hệcấu thành những công việc ấy” [5; tr.60] Như đã đề cập, hành trình làm người là một hành trìnhkhó nhọc để vượt qua sức cản của sự lưu đày mà cuộc đời “đóng dấu” lên con người ngay từ khinó chào đời. Bấy nhiêu con người là bấy nhiêu cách dấn thân vượt khỏi đống sình lầy của thân

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phận để được sống có nghĩa, sống “là mình”. Từ sự tranh đấu khơng khoan nhượng, liều lĩnh,hăm hở dấn thân, say sưa tận hưởng những cuộc vui ngây ngất quên ngày tháng cho đến sự tuyệtvọng, cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí bng xi và tự tử để tự giải thốt… là tồn bộ bứctranh đồ sộ về cách con người chống lại các cạm bẫy xói mịn, hư vơ hố bản thể được giăng ra ởkhắp nơi. “Vì mang thân phận làm người là đương nhiên chúng ta sống trong dục vọng, trong loâu và bó buộc chúng ta phải cảm nghiệm những gì thuộc thế sự, bằng nước mắt cũng như bằngnụ cười” [6; tr.208].

Mô tả nỗ lực sinh tồn của căn tính người, các nhà văn hư cấu thường đặt nhân vật của họvào một hoàn cảnh éo le, “hoàn cảnh lưu đày” nào đó. Gắn liền với các trải nghiệm thực trongcuộc sống của chính người cầm bút, thể kí cho phép các trang viết trở nên chân thực và sốngđộng hơn bao giờ hết. “Hội hè miên man” đầy ắp những câu chuyện về ngày tháng khó khăn màvợ chồng Hemingway phải trải qua trên đất Pháp thời hậu chiến. Hơn một lần, cái đói, sự nghèonàn ám ảnh ông về cả thể xác lẫn tâm hồn, khiến ông phải trải qua những mặc cảm day dứt rồi lại

<i>“nghiến răng” chống trả thực tại đen bạc: “Khi đã ra ngồi phố Odéon tơi thấy khinh bỉ mình vìđã than thở những chuyện vừa rồi. Tơi hồn tồn được tự do để làm những gì mình muốn và tơiđã làm một cách xuẩn ngốc. Lẽ ra tôi nên mua một ổ bánh mì thật to mà ăn thay vì bỏ bữa. Tơiđã có thể nhấm nháp vị thơm tho của mẩu bánh mì nâu. Nhưng ăn bánh mì mà khơng có gì đểuống thì khơ rã họng. Mi đúng là cái thứ cà rà càm ràm chết tiệt. Bày đặt ra vẻ ái ố sang trọngmĩ miều một cách lố lăng. Tơi tự mắng mình. Mi tự bỏ nghề báo. Mi được Sylvia tin tưởng, muốnvay tiền là được. Bà ấy chẳng nề hà gì. Chắc chắn là thế. Vấn đề còn lại là phải biết thỏa hiệpvới những điều khác. Đói thì tốt cho sức khỏe và nhờ thế mà những bức tranh trông cũng đẹphơn. Nhưng được ăn thì cũng tuyệt và bây giờ phải biết tìm chỗ nào để ngồi ăn” [3; tr.49-50].</i>

Hơn cả một trải nghiệm cá nhân, với những người nghệ sĩ như Hemingway lúc bấy giờ, langthang phiêu bạt nơi đất khách quê người, lại sẵn một tấm lòng đẹp và một tâm hồn hào hiệp, giàulòng tự trọng, việc cư xử với tha nhân để giữ được lương tâm, đồng thời chống lại sự nghèo đói,những nhu cầu vật chất bủa vây – quả là một hành trình khơng dễ dàng về đích. Đấu tranh giữaăn hay không ăn, thoả hiệp vay tiền để ăn ngon hay giữ mình đói kém mà khơng phiền hà nhữngngười bạn tốt bụng…, nhà văn thiên tài thuở hàn vi đã phải trải qua ngàn lần tranh đấu, dằn vặt,mắng nhiếc, chửi rủa bản thân, rồi lại khoan hoà, nền nã…, đưa ra lựa chọn để được cân bằngtrong lối sống là mình.

Nhưng cơn đói, cái nghèo đã khơng đến một mình. Hemingway cịn có một người bạn đồnghành là vợ ông – một người cũng có “máu nghệ sĩ”, cũng ham mê những trị cá cược nơi trườngđua và yêu thích những thứ phù phiếm. Hemingway đã từng phải thừa nhận với vợ trong cuốn

<i>hồi kí về sự tha hố của ơng trước đồng tiền: “Anh biết, mọi chuyện khó khăn nên anh trở nênkeo kiệt và bần tiện chuyện tiền bạc” [3; tr.35]. Ở đây ta được chứng kiến trực tiếp cách một con</i>

người tương tác với tha nhân – một tha nhân thân thiết, từ đó soi chiếu, quan sát, nhìn thấy hình

<i>ảnh của mình trong đó: “Tơi nghĩ đến những bồn tắm, vịi sen hay nhà vệ sinh có nút xả nước mànhững người kém cỏi hơn chúng tơi cịn có, những thứ ta chỉ được dùng khi đi du lịch, như chúngtơi vẫn thường đi. Thay vào đó, với chúng tơi ở cuối đường phía gần sơng ln có sẵn một nhàtắm cơng cộng... Tơi nhớ nàng khóc vì thương con ngựa chứ khơng phải khóc vì số tiền đã mất.Tơi chẳng hiểu gì khi nàng cần một chiếc áo khốc lơng cừu xám và đã rất thích nó khi nàngmua được. Tôi cũng mù tịt trong những chuyện khác nữa. Đó là một phần trong cuộc chiếnchống lại sự nghèo đói mà ta khơng bao giờ thắng một khi vẫn cịn tiêu xài...” [3; tr.35].</i>

Hemingway so sánh mình với những kẻ vốn “kém cỏi hơn”, nhận ra sự thảm hại của bản thân, rồilại nhìn về người vợ với những khát khao phù phiếm – điểm chung lớn nhất giữa hai vợ chồngmà ta có thể đọc ra từ câu chuyện. Trước đó, cả hai đã bị Miss Stein nhắc nhở rằng đừng tốn kém

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

phung phí cho chuyện quần áo và “dè chừng” với những bức tranh – những thứ có thể ngốn rấtnhiều tiền mà “vô dụng” trong việc kiếm ra tiền hơn cả cá cược. Hai người chật vật xoay sở đểvừa sống điều độ, tằn tiện, vừa nỗ lực thoát ra khỏi nỗi lo cơm áo để được sống “là mình” với tấtcả những sở thích vốn có vẻ “hư ảo” của họ. Hemingway vừa ngỡ ngàng, “chẳng hiểu gì”, “mùmịt” khi nhìn người vợ bị cuốn vào vịng xốy ấy, song cũng chính ơng cũng đang nhìn thấy hìnhảnh phản chiếu của mình và phải thừa nhận cay đắng rằng cả hai không thể chiến thắng trong“cuộc chiến chống lại sự nghèo đói”khi lựa chọn “tiêu xài” theo cách của mình.

Khơng thể chiến thắng lại cái nghèo, song họ khơng chịu khuất phục và ít nhất đã thắngtrong cuộc chiến khơng khoan nhượng để được “là mình” trong từng lựa chọn hiện sinh. Bởi vậy,đắng cay, dằn vặt là thế, song cả hai vẫn luôn ngạo nghễ ngẩng cao đầu và chẳng hề hối hận khitự do đi theo tiếng gọi từ trái tim trẻ sơi nóng khát khao sống, khát khao được thành thật với

<i>chính những địi hỏi giản đơn nhất của thân phần: “Những lúc ấy chúng tơi khơng bao giờ xemmình như những người nghèo. Chúng tơi khơng chấp nhận điều đó. Chúng tơi vẫn nghĩ mìnhthuộc đẳng cấp khác và cái bọn người chúng tơi khinh bỉ và không tin được kia chẳng qua chỉ lànhững kẻ có tiền. Và việc tơi có mặc độn áo bơng bên trong thay vì áo lót để ấm người chẳng cógì lạ. Có chăng chỉ lạ với bọn nhà giàu kia. Chúng tôi ăn khỏe và rẻ, uống khỏe và rẻ, ngủ khỏevà ấm nồng khi ôm ấp và yêu thương” [3; tr.35-36]. Những câu văn chân thực, xúc động đã lột tả</i>

đúng suy nghĩ, tâm thế sống hiện sinh của những người trẻ nói chung và những nghệ sĩ trẻ nóiriêng. Dám dùng chính cái nghèo để thách thức lại hiện thực, thách thức mọi giới hạn, khuônthước, định kiến kiềm toả cá nhân bằng các nhãn hiệu, định danh, quy chụp, phân hạng con ngườithành các giai cấp dựa trên một số những tiêu chuẩn nhất định – đó chính là cách mà đơi vợchồng trẻ với tâm hồn nghệ sĩ vượt thoát khỏi cõi lưu đày để được là chính mình. Dũng cảm biếtbao, và cũng đẹp đẽ biết bao khi hai con người – tuy giống mà khác, tuy khác mà giống – vẫnđồng hành cùng nhau, và tìm thấy niềm vui từ những điều giản dị nhất. Họ không chỉ chiến thắngcác chuẩn mực xã hội bằng những ý nghĩ ngạo nghễ, đầy khí chất, mà cịn dám dấn thân tạo ra sựlãng mạn phù phiếm để thách thức lại những định kiến về người nghèo. Đây là một cuộc trò

<i>chuyện cảm động như thế: “Có thể uống hai ly.” “Rồi ăn gì đó.” “Khơng được. Đừng qn phảiđể dành tiền trả cho thư viện.” “Chúng ta sẽ về ăn ở nhà và sẽ có một bữa ấm áp với rượuBeaune mua từ cửa hàng ở bên kia, mà đứng chỗ cửa sổ nhà mình nhìn sang em có thể thấy cảbảng giá của Beaune dán ngay trên cửa ấy. Sau đó, chúng ta đọc sách rồi lên giường và làmchuyện đó.” “Chúng ta sẽ không bao giờ yêu ai khác mà chỉ yêu nhau thôi.” “Phải. Không baogiờ” [3; tr.28]. Đôi vợ chồng trẻ đã dùng chính tình u mãnh liệt của cả hai để thổi bùng lên</i>

ngọn lửa sống với những khát khao chân thực đến phi phàm được “là mình”. Họ tìm thấy và tựkiến tạo niềm vui, giá trị sống, họ cấp nghĩa cho tồn tại của chính mình và của người kia bằngcách yêu hết mình, cháy hết mình trong từng hoạt động sống; từ việc ăn uống cho đến làm tình,nói với nhau những lời nồng nàn trìu mến, lấy cái bất tử của tình yêu chiến thắng cái hữu hạn, hưhao của kiếp người. Và bởi vậy, dẫu vật vã, đau đớn, đày ải bao nhiêu giữa cõi sống này, đến

<i>mức phải xác nhận rằng “ta chỉ chuẩn bị tâm thế buồn cho mùa thu. Ta chết dần qua từng nămcùng với những chiếc lá rụng, phơi những cành trơ trọi trong gió và trong ánh sáng mùa đơnglạnh giá”, thì con người ấy, ngịi bút ấy vẫn cứ tin tưởng và hi vọng da diết rằng “ln sẽ có mùaxn để dịng sơng chảy lại sau một mùa đông cứng” [3; tr.33].</i>

Bên cạnh những vật lộn trong đời sống mưu sinh, Hemingway cũng phải đối mặt với “pháptrường” giấy trắng, với nghiệp viết vốn đầy những nhọc nhằn, khó khăn; nhất là để biểu đạt sao

<i>cho thật trúng, thật đúng “là mình”: “Nhưng cũng có khi bắt đầu viết một truyện mới tôi khôngbiết diễn tiến sẽ ra sao, những lúc ấy tôi ngồi trước lò sưởi, vắt nước từ vỏ những quả cam nhỏvào mép lửa để ngắm nhìn ngọn lửa xanh kêu xèo xèo mà chúng tạo ra. Tơi đứng nhìn ra những</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>mái nhà của Paris và nghĩ, “Đừng lo lắng. Ta vẫn ln viết được thì giờ thế nào ta cũng sẽ viếtđược. Tất cả những gì ta cần là viết một câu chuyện chân thật. Phải viết ra được câu thật nhấtmà ta biết” [3; tr.12]. Một nhà văn đích thực bao giờ cũng là một con người thành thật với chính</i>

mình, tử tế và nghiêm túc trong từng câu chữ mà anh ta viết ra. Hemingway – một trong nhữngthiên tài văn chương mà thế kỉ XX sản sinh ra – cũng đã đối diện với cõi trống rỗng bí ẩn củangơn từ, trải qua những giờ khắc vắt kiệt bản thân, đi đến tận cùng bản thể để thực hiện cho đúngtâm nguyện được “viết một câu thật nhất”. Những trải lòng về nghề viết, về quá trình sáng tạo,hành trình vượt qua sức cản của lối mòn, sự sáo rỗng, phá vỡ những giới hạn của chính mình đểvươn lên một tầm cao mới – tất cả chỉ có thể được biểu đạt chân thực và sống động trong nhữngdịng hồi kí của chính tác giả. Heminway tiếp tục miêu tả cụ thể hành trình khắc nghiệt, “khơng

<i>khoan nhượng” với những thứ “khơng-phải-mình” ấy như sau: “Và thế là rốt cuộc tôi viết mộtcâu chân thật, rồi từ đó tiếp tục. Khi ấy thì khơng có gì khó bởi ln có những câu chân thật màtôi biết, tôi đã thấy, hay tôi đã nghe từ người khác. Nếu bắt đầu viết một cách hoa lá cành, hoặcgiống như ai đó đang giới thiệu hay trình bày một vấn đề, tơi thấy mình có thể cắt béng và vứt đinhững thứ hoa văn trang trí, những chạm trổ cầu kỳ ấy, để bắt đầu từ câu đầu tiên rõ ý và đơngiản nhất trong những gì đã viết... Và tơi đã cố gắng thực hiện điều ấy trong suốt đời viết, đó làmột thứ kỷ luật khắc nghiệt nhưng thật tốt” [3; tr.12]. Dằn mình dấn thân đến tận cùng, “người</i>

lính đơn thương độc mã” ấy tự thưởng cho mình trái ngọt chính là cảm giác tự do, nhẹ nhõm vô

<i>ngần ngay sau khi cuộc chiến vừa kết thúc:“Bước xuống cầu thang khi vừa làm việc tốt xong, thứcần cả may mắn và kỷ luật, quả là cảm giác tuyệt vời, và lúc này, tôi có thể tự do để lang thangbất kỳ đâu ở Paris…” [3; tr.12].</i>

<b>3. Kí – Câu chuyện của khoảnh khắc hiện sinh</b>

“Chúng ta càng có quyền hy vọng vào tương lai nếu ta càng dấn thân vào hiện tại, nghĩa lànếu ta biết tìm chân lý và những tiêu chuẩn giá trị trong thân phận con người” [6; tr.186]. Dấnthân vào cõi sống để vươn lên khỏi thân phận tù đày, kiến tạo những trải nghiệm riêng, không lặplại; con người cần phải “là mình” đến từng tế bào, trong từng khoảnh khắc hiện sinh. Phân tích từnguyên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “hiện sinh” là “sinh (ra)/tạo thành/sống ở khoảnh khắchiện tại”, ám chỉ các trải nghiệm cá nhân chỉ có thể được thực hiện trọn vẹn khi con người khơngmưu cầu tới tương lai, ràng buộc mình vào q khứ mà tạo ra chính mình trong khoảnh khắc hiệnthời. Tất cả các tác phẩm tiểu luận, văn chương hiện sinh hư cấu đều miêu tả rất chi tiết, kĩ lưỡng,kéo dài, “phóng đại” khoảnh khắc ấy và “bất tử hố” nó thành một triết lý sống mà sau này đãđược phổ biến rộng rãi như một thực hành đại chúng. Ở đây, triết lý hiện sinh có sự tương giaovới triết lý Thiền tông khi hướng các trải nghiệm nhân sinh của con người vào thời khắc hiện tại,cho rằng con người được “là chính nó” nhất khi và chỉ khi nó tập trung vào thời khắc ấy thay vìphóng chiếu bản thể ra bên ngồi. Cực đoan và quyết liệt hơn, tất cả những gì nằm ngồi khoảnhkhắc hiện tại đều có thể được xem là “cái bẫy tha nhân” mà khi “mắc phải” con người sẽ khơngcịn được “là mình” nữa. Hồ mình vào một buổi trình diễn âm nhạc, thưởng thức một món ngon,chú tâm vào việc mình đang làm… đó chính là những thực hành khiến chúng ta loại bỏ được cácbổn phận, thành kiến mà ngoại cảnh can dự, bắt chúng ta phải gồng gánh, nhờ đó được trở về vớibản thể chân thực nhất, “tự tạo thành” chính mình qua từng thời khắc tồn sinh.

<i>Trong phần 2 của loạt bài viết Vì sao ta cần sống hiện sinh trên chuyên trang chia sẻ tri</i>

thức Trạm Đọc, Tiến sĩ Cameron Shingleton (ĐH Melbourne, Úc) đã phân tích ví dụ về hìnhtượng Sisyphus trong tác phẩm tiểu luận cùng tên của triết gia – nhà văn hiện sinh Albert Camusđể lí giải cách mà “sống trong khoảnh khắc” trở thành một định đề căn bản của triết thuyết này.Nguyên được lấy cảm hứng từ một câu chuyện trong Thần thoại Hi Lạp, Sisyphus – một bán

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thần – đã “nổi loạn” khi bắt xích Thần Chết để con người trở nên bất tử. Bắt được Sisyphus, cácvị thần đã khiến anh phải thực hiện một hình phạt khổ sở cả về thể xác lẫn tinh thần thông quamột hành động vô nghĩa lặp đi lặp lại: lấy hết sức bình sinh lăn một tảng đá lên đỉnh đồi dốc cao,thả nó xuống dốc và lại xuống vần nó lên đến đỉnh. “Thật khó mà hình dung một đời người đượcmột loạt thời khắc vẩn vơ hơn hình thành, nhưng Sisyphus trong mắt Camus là người theo chủnghĩa hiện sinh mẫu mực, vẫn có cách truyền ý nghĩa cho cơng việc của mình, khơng coi nó nhưlà kiểu sự tra tấn phải phẫn nộ hay cam chịu” [1]. Theo TS. Cameron Shingleton, có ba điểmkhiến Sisyphus vẫn có thể thực hành hiện sinh ngay khi bị tra tấn “dã man” trong cảnh lưu đàybởi cái lặp lại, là nhờ ba yếu tố: Thứ nhất, bản thân Sisyphus đã lựa chọn thực hiện một hànhđộng cao cả khi đem lại cho con người sự bất tử và không phải hối hận về nó. Thứ hai, “trong khihì hục lơi cục đá lên đỉnh đồi thì phải đổ mồ hơi đến mức khó mà nghĩ đến cảnh ngộ hiện tại củamình; mặc dù những khoảnh khắc như thế này của cuộc đời Sisyphus ắt hẳn khơng dễ, nhưng nóchịu được vì Sisyphus khơng có thời gian, cũng khơng có xu hướng suy nghĩ nhiều về nó. Thứba, khi đang đứng trên đỉnh đồi xem cục đá lăn xuống dốc thì (theo Camus) “chúng ta thậm chícó thể hình dung ra Sisyphus có hạnh phúc của riêng mình” [1]. Sống hết mình trong từng phútlao lực vần tảng đá lên đỉnh, rồi tận hưởng thời khắc buông bỏ cho thứ thành quả ấy rơi xuốngvực nhẹ bẫng – chính là tồn bộ triết lý về “khoảnh khắc hiện sinh” đã được Camus khắc hoạ rấtrõ trong tác phẩm của mình, thơng qua một hình tượng dân gian thú vị. “Có lẽ cái mấu chốt là từbỏ khái niệm thông thường về thời gian, hoặc mở rộng nó theo kiểu mà được nhà triết học ÁoWittgenstein tóm tắt lại một cách vừa phức tạp vừa rất đẹp: “Nếu chúng ta sống vĩnh cửu trong ýnghĩa là vượt thời gian, chứ không phải theo nghĩa là sống một thời gian dài vô hạn thì ai sốngtrong thời khắc hiện tại là người sống vĩnh viễn” [1].

Nổi bật với đặc tính ghi chép về “người thật việc thật” một cách trực tiếp, nhanh chóng; kíchính là thể loại đi đầu trong việc chuyển tải từng “khoảnh khắc hiện sinh” chân thực, sống độngnhất trong những trải nghiệm cá nhân của người viết với tư cách là một con người đắm đuối vượtqua mọi “sức cản” của tồn tại để được “là mình”. “Hội hè miên man” đích xác là một cuốn hồi kívề những khoảnh khắc hội hè không ngừng nghỉ, một bữa tiệc lớn mà ở đó tất cả mọi người đềuđược sống trong hiện tại, không bận tâm về hôm qua hay ngày mai. “Nếu bạn may mắn đượcsống ở Paris trong tuổi thanh xn, thì cho dù có đi đâu trong suốt đường đời còn lại, Paris vẫn ởtrong bạn, bởi Paris là một cuộc hội hè miên man.” Trải nghiệm của những người trẻ tại Paris,trong đó có Hemingway, dường như vẫn cịn tiếp tục sục sơi ngay cả khi họ đã rời Paris, bởi đâylà thành phố của “vũ hội”, của khoảnh khắc hiện tại ngưng đọng, nối kết nhau, khơng bao giờ cóhồi kết. Ở vũ hội ấy, người ta ăn uống, ca hát, đi dạo, làm tình, sáng tạo nghệ thuật, tư duy về đờisống… Tất cả đều say mê, hết mình, như thể đó là những khoảnh khắc bất tận. Đây là cáchHemingway kéo dài khoảnh khắc được thưởng thức ly bia mát lạnh cùng món ăn khối khẩu

<i>bằng ngơn từ:“Bia rất lạnh và thật đê mê... Tôi xay tiêu lên khoai tây và nhúng bánh mì vào dầu ơ liu.Làm một ngụm bia lớn rồi ăn và uống thật chậm rãi... Tôi vét sạch dầu cùng tất cả các nước xốt ăncùng bánh mì và chậm rãi uống, và khi bia khơng cịn lạnh nữa tôi uống cạn rồi gọi thêm một demi vàngắm bia rót ra cốc. Có vẻ như bia lần này cịn lạnh hơn cả disting và tơi uống hết ngay một nửa”</i>

<small>[3; tr.50].</small> Không chỉ ghi lại một cách chân thực, chi tiết, liên tục bắt lấy những khoái cảm sống độngnhất gợi lên từ bữa ăn, ngòi bút của Hemingway cịn mơ tả một khoảnh khắc rất đẹp khi ơng nâng niu,âu yếm “ngắm bia rót ra cốc” rồi thưởng thức hương vị mát lạnh của nó ngay sau đó. Tất cả thực tạiđược phơ bày nhanh chóng trong cùng một thời khắc, tạo thành một trải nghiệm hiện sinh rất đỗi đờithường mà giàu chất thơ khi con người biết tự tận hưởng cuộc sống của chính mình ở thời điểm hiệntại, dẫu chỉ với một hoạt động không thể bản năng hơn.

</div>

×