Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.65 KB, 9 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TIỂU LUẬN </b>
<b>Học phần CAL3008 - Chính trị học Thời gian Thứ 5 tiết (9-10), P701-E1 </b>
<b>Hà Nội – 2021 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>
5 UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội 6
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỞ ĐẦU </b>
Bầu cử ln có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng. Kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày 06/01/1946 để bầu ra Nghị viện nhân dân khai sinh Quốc hội (QH) của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước ta vừa đã trải qua cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày 23/05/2021. Thực tiễn cho thấy tất cả các cuộc bầu cử đều là những sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước. Bầu cử đã được hình thành từ quy định trong những van bản pháp luật đầu tiên của nước ta. Từ đó đến nay, các quy định cơ sở pháp lý đã dần được bổ sung và thay đổi để phù hợp với thực tiễn.
<b>NỘI DUNG </b>
<b>1- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH CHỊ HỌC 1.1. Khái niệm </b>
Chính trị là hoạt động qua đó con người lập ra . duy trì và sửa đổi các quy tắc chung mà họ cùng chung sống hay nói cách khác là đời sống công, khẳng định sự tham gia của người dân vào cơng việc nhà nước và xã hội
Có nhiều quan niệm về bầu cử nhưng có thể hiểu Bầu cử là việc chọn lựa người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể. Người được người dân lựa chọn sẽ là người đại diện người dân nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Bầu cử không những quyết định ứng viên, đảng phái chính trị mà cịn quyết định cách thức chuyển hóa quyền lực từ nhân dân sang người đại diện.
<b>1.2. Đặc trưng của bầu cử </b>
<i><b>Thứ nhất, bầu cử là hoạt động có tính lựa chọn. Phổ biến nhất trong hệ thống </b></i>
bầu cử ở nhiều nược hiện nay là lựa chọn cơ quan lập pháp. Ở các nước tư sản tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực vì vậy, bầu cử còn được áp dụng để
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">bầu các chức danh trong các nhánh quyền lực khác như Tổng thống, Thị trưởng và cũng có thể là các cơ quan tư pháp. Với các nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước là thống nhất, thuộc về nhân dân cho nên bầu cử là phương thức thành lập các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước.
<i><b>Thứ hai, được tổ chức định kỳ trong một khoảng thời gian xác định. Khoảng </b></i>
thời gian bầu cử thời kéo dài từ 4-5 năm.
<i><b>Thứ hai, mọi công dân trong một quốc gia bất kể là nam hay nữ khi đến tuổi </b></i>
trưởng thành đều có quyền bầu cử. Ở Việt Nam, cơng dân từ đủ 18 tuổi đều có quyền bầu cử<sup>1</sup> và 21 tuổi tại các nước châu Âu và Mỹ châu<sup>2</sup>. Bên cạnh đó, mọi cơng dân phải có cơ hội ngang nhau để bầu cử và mỗi lá phiếu của công dân phải có trọng lượng như cơng dân khác. Tôn trọng quyền tự do của cử tri.
<i><b>Thứ ba, các ứng cử viên phải có cơ hội ngang nhau để thu hút cử tri. Tất cả các </b></i>
ứng viên phải có được sự ủng hộ tài chính tương đương và thời gian phát biểu tương đương trên đài phát thanh hoặc truyền hình để làm cho tất cả cử tri hiểu được quan điểm của họ.
<b>1.3. Các loại hình bầu cử </b>
Căn cứ vào mức độ tham gia của người dân vào cuộc bầu cử có thể chia thành 2 là cuộc bầu cử hạn chế và bầu cử phổ thông.
<i><b>Cuộc bầu cử hạn chế: Là cuộc bầu cử chỉ tổ chức cho những người đạt tiêu </b></i>
chuận nhất định. Bầu cử được xác định như một đặc quyền của tầng lớp mà không phải người dân bình thường nào cũng có được. Quy định các tiêu chí khác nhau nhằm
<i>ngăn cẳn sự tham gia bầu cử của tầng lớp công nhân, người dân lao động. </i>
<i><b>Cuộc bầu cử phổ thông: Là cuộc bầu cử tổ chức có sự tham gia của tất cả người </b></i>
dân đến tuổi trưởng thành theo quy định của từng quốc gia thường là từ đủ 18 hoặc 21
<i><b>tuổi hoặc trừ những người bị tòa án tước quyền tự do chính trị,… </b></i>
<small> Điều 27, Hiến pháp Việt Nam ban hành ngày 28/11/2013 </small>
<small>2</small><i><small> Nguyễn Đăng Dung, Giáo trình Chính trị học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010, tr 150 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Căn cứ theo tiêu chí ứng cử viên ra tranh cử có thể phân tích các cuộc bầu cử thành 2 loại: bầu cử đơn danh và bầu cử liên danh
<i><b>Bầu cử đơn danh: Là cuộc bầu cử mà cử tri bỏ phiếu bầu cho một ứng cử viên </b></i>
tùy mình lựa chọn, các ứng cử viên ra tranh cử không liên kết với người khác, chức danh khác. Loại này thường được áp dụng cho các cuộc bầu cử nghị sỹ. Mỗi một nghị sỹ được bầu ra từ một hạt bầu cử.
<i><b>Bầu cử liên danh: Là cuộc bầu cử mà những người ra tranh cử liên kết với nhau </b></i>
trong một danh sách. Cử tri bỏ phiếu cho người này cũng là sự bỏ phiếu cho người kia trong cũng danh sách. Ví dụ như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ , vì 2 ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống cùng nằm trong một liên danh. Sauk hi xác định ứng cử Tổng thống có quyền lựa chọn ứng cử viên phó Tổng thống.
<b>2- BẦU CỬ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI </b>
Trong bộ máy nhà nước hiện đại có một số cách thức phổ biến để lựa chọn một người vào một chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước, bao gồm: bầu cử, bầu và bổ nhiệm. Bầu cử là một phương pháp thành lập ra bộ máy nhà nước, nhân dân sẽ thể hiện ý chí của mình qua việc bầu ra những người xứng đáng, đại diện cho họ quản lý và điều hành đất nước. Vậy nên bầu cử có vai trị rất quan trọng trong đồi sống chính trị hiện đại.
<b>2.1. Bầu cử là nền tảng của dân chủ, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân, là hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình </b>
Dân chủ là chế độ chính trị trong đó quyền lực nhà nước thuộc về người dân, ý chí của người dân là ý chí quyết định trong việc giành, giao và thực hiện quyền lực nhà nước. Bầu cử là quá trình lựa chọn và trao quyền lực nhà nước cho một hoặc một nhóm người để thực hiện đối với toàn xã hội. Theo nghĩa rộng bầu cử được xem là “trái tim”, là “yếu tố then chốt”, là “chìa khóa ” và một trong những tiêu chí nền tảng
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">để đánh giá mức độ của một nền dân chủ<small>3</small>
. Bởi lẽ, bầu cử cho phép người dân chọn ra đại diện tốt nhất theo ý nguyện của mình để điều hành đất nước. Mặt khác, việc tổ chức bầu cử định kỳ, có sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên sẽ cho đào thải những ứng cử viên tha hóa, yếu kém. UNESCO cũng đã khẳng định có 4 yếu tố cấu thành căn bản của một nền dân chủ, là:
1. Các quyền và tự do cơ bản của con người 2. Các cuộc bầu cử tự do và cơng bằng
3. Chính quyền cơng khai và chịu trách nhiệm giải trình
4. Có sự hiện hữu của xã hội dân chủ hay nói cách khác là một xã hội “dân sự”
<b>2.2. Bầu cử là hình thức giúp người dân kiểm tra, giám sát chính quyền. </b>
Bầu cử cũng giúp người dân giám sát hành động của những ĐBQH, đại biểu HĐND đương chức thông qua kế hoạch điều hành đất nước mà họ nêu ra trong quá trình tranh cử. Từ đó, bầu cử tạo điều kiện để người dân tạo dựng và kiểm soát bộ máy nhà nước hoạt động theo các tiêu chuẩn pháp quyền và dân chủ. Ở bất kỳ nền dân chủ nào sự đảm bảo quan trọng nhất về trách nhiệm của chính quyền là các cơng dân có quyền kiểm sốt chính quyền thơng qua bầu cử. Mỗi cuộc bầu cử là cuộc sát hạch chính quyền lớn, nếu người dân vẫn tin tưởng chính quyền cũ thì chính quyền cũ vẫn cịn tại vị, nếu khơng thì phải ra đi nhường lại chính quyền cho bộ máy mới.
Bầu cử giúp nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, khi bỏ lá phiếu quyết định người đại diện cho mình, xây dựng một đất nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân. Nhà nước dân chủ cần phải được thành lập nên từ nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Trong trường hợp khơng có khả năng chịu trách nhiệm thì nhân dân phải có quyền thay đổi bằng một nhà nước khác theo ý nguyện của mình.
<small>3</small><i><small> Nguyễn Đăng Dung, Vai trò của bầu cử, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 1, năm 2018, tr 3 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Một xã hội dân chủ khác một xã hội độc tài ở chỗ người dân bình thường có quyền bỏ phiếu bầu ra hoặc có thể bãi nhiệm các quan chức của họ.
<b>2.3. Bầu cử là phương thức quan trọng để giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội bằng phương thức hịa bình<sup>4</sup></b>
Khi mới ra đời có một thời kỳ bầu cử gọi là đấu phiếu hạn chế, việc bầu cử chỉ cho số ít người với giới hạn về tài sản, giới tính, độ tuổi, chủng tộc, nơi cư trú,…Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội người dân ngày càng nhận thức về quyền làm chủ của mình, bầu cử ngày nay đã trở thành chế độ phổ thông đầu phiếu. Bằng bầu cử người dân tạo được nên tảng cho bộ máy nhà nước. Những người đại diện cho chính nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của họ. Ứng cử viên nào nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri và được nhiều phiếu hơn sẽ là người trúng cử. Thông qua cơ quan đại diện ở địa phương (HĐND các cấp) và Trung ương ( Quốc hội) bằng phương thức bàn luận, đối thoại, thỏa hiệp các cơ quan nhà nhước có sứ mệnh hòa giải giải quyết mâu thuẫn khi là người đại diện cho nhiều đa dạng bộ phận, tầng lớp xã hội. Bởi lẽ quyết định của cơ quan đại diện chính là quyết định của người dân trong cả nước.
<b>2.4. Thực tiễn bầu cử trong đời sống chính trị hiện đại </b>
Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, đạt 99,6%, (cao hơn cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2016 - 2021)<sup>5</sup>. Kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp nhưng cử tri vẫn nô nức đi bỏ phiếu bầu chọn những người xứng đáng đại diện cho mình tại cơ quan dân cử các cấp, khơng chỉ khẳng định ý thức chính trị, ý thức về quyền làm chủ của người dân mà còn thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và niềm tin, sự kỳ vọng của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Cho thấy các quy định thực
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">định nhìn chung đã được áp dụng khả đầy đủ trong thực tiễn. Các cuộc bầu cử đã đạt được kết quả tích cực và thành công đáng kể. Việc thi hành pháp luật về bầu cử ĐBQH tại các cuộc bầu cử gần đây cho thấy luật đã đi vào cuộ sống, đảm bảo tính đại diện, số người ứng cử, tự ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử tăng lên,… Sự thành công này cho thấy pháp luật bầu cử về cơ bản đã đồng bộ, từng bước hồn thiện. Với đặc thù cơng tác bầu cử là không thường xuyên, 5 năm một lần khiến các quy định pháp luật chưa thực sự phù hợp với sự vận động của thực tiễn.
Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử. Đổi mới nhận thức , nâng cao ý thức người dân về bầu cử. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và hướng dẫn bầu cử. Tăng cường công tác giám sát đối với bầu cử.
<b>KẾT LUẬN </b>
Thực tiễn cho thấy bầu cử tự do và cơng bằng đóng vai trị quan trọng trong đời sống chính trị hiện đại là nền tảng của dân chủ. Xu thế của thời đại vẫn là dân chủ và bầu cử luôn là công đoạn đầu tiên cho quá trình dân chủ. Bầu cử tạo nên sự thay đổi chính quyền trong xã hội dân chủ và đảm bảo sự ổn đinh của chính quyền. Chính quyền mới sẽ thay mặt nhân dân lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu dân chủ. Mọi người dân ngày càng phải ý thức hơn với quyền làm chủ đất nước thông qua việc bầu cử.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chính trị học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010
2. Giáo trình Thể chế chính trị thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019
<i>3. Nguyễn Đăng Dung, Vai trị của bầu cử, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 1, </i>
năm 2018
</div>