Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Islam giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị hiện đại ở một số nước Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 101 trang )


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn






hoàng thị h-ờng



islam giáo và ảnh h-ởng của nó đến đời sống
chính trị hiện đại ở một số n-ớ đông nam á







Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85






Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Cảnh









Hà Nội - 2011


100

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1

PHẦN NỘI DUNG
10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
10

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 10
1.1.1. Khái niệm “tôn giáo” 10
1.1.2. Khái niệm chính trị 11
1.1.3. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị 13
1.1.4. Khái niệm “thể chế chính trị” 16
1.2. Tổng quan về Islam giáo 20
1.2.1. Lịch sử Islam giáo đến đầu thế kỷ XX 20
1.2.2. Islam giáo trong bối cảnh hiện nay 23

1.2.3. Đặc trưng của Islam giáo 28
1.3. Islam giáo ở Đông Nam Á 31
1.3.1. Lược sử quá trình du nhập phát triển của Islam giáo ở Đông Nam Á 31
1.3.2. Đặc trưng của Islam giáo ở Đông Nam Á 38
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA ISLAM GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
HIỆN ĐẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
44

2.1. Khái quát đời sống chính trị của các nước Đông Nam Á 44
2.2. Islam giáo trong đời sống chính trị hiện đại ở một số nước Đông
Nam Á 54
2.2.1. Indonesia 55
2.2.2. Malaysia 61
2.2.3. Thái Lan 71
2.2.4. Philippin 73
CHƯƠNG 3. ISLAM GIÁO Ở VIỆT NAM
77

3.1. Quá trình du nhập và phát triển của Islam giáo (đạo Hồi) ở Việt Nam 77
3.2. Sự khác nhau giữa hai nhóm tín đồ Islam giáo ở Việt Nam 79
3.3. Islam trong chính sách tôn giáo ở Việt Nam 85
PHẦN KẾT LUẬN
93

TÀI LIỆU THAM KHẢO
96
PHỤ LỤC




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Islam giáo là một tôn giáo độc thần phát triển thứ ba sau Thiên Chúa
giáo và Do Thái giáo. Nó xuất hiện ở Trung Cận Đông và bắt nguồn từ chính
mảnh đất, được nuôi dưỡng bằng chính những tư tưởng, căn cứ trên chính
những truyền thống văn hoá như hai tôn giáo ra đời trước đó. Chính vì vậy,
chúng ta có thể cảm nhận thấy những sự vay mượn ở đây cả về phương diện
văn hoá chung lẫn về phương diện thuần tuý thần học, lễ nghi tôn giáo trên
mỗi bước đi của Islam giáo. Chúng thể hiện ở biểu tượng niềm tin, ở các
nguyên tắc thờ cúng, ở thần thoại, ở các điều răn đạo đức… như các tôn giáo
đó. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tính độc đáo của Islam giáo với
tư cách một tôn giáo thế giới. Khác với Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo, lịch
sử cho thấy Islam giáo đã hình thành trong điều kiện hợp nhất chính trị và tôn
giáo. Bản thân các giáo chủ, giáo sĩ và những nhà tiên tri đồng thời cũng là
các thủ lĩnh chính trị, quan lại của bộ máy chính quyền, hoặc ảnh hưởng, chi
phối đến quyền hành pháp của bộ máy hành chính theo các cấp độ và cách
thức khác nhau. Điều này làm cho Islam giáo không chỉ thể hiện được tính
chất rất đặc thù của mình mà còn tác động to lớn đến cuộc sống của con
người, ảnh hưởng to lớn đến văn hoá và nếp sống, đời sống chính trị của
nhiều quốc gia trên thế giới mà nó hiện diện, trong đó có một số nước Đông
Nam Á. Sự đặc thù này lớn và dễ cảm nhận thấy tới mức không phải ngẫu
nhiên mà nhiều chuyên gia lại nói tới “thế giới Islam giáo” hay “nền văn minh
Islam giáo”. Islam giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử, văn hoá,
xã hội không chỉ của người Ảrập mà còn của mọi dân tộc trong khu vực
Trung Cận Đông, Iran, Ấn Độ, nhiều dân tộc Trung Á… Do sự xâm chiếm
của người Ảrập và do ảnh hưởng trực tiếp của Islam giáo đã hình thành nên
số phận của các dân tộc trong thế giới Islam giáo và các truyền thống văn hoá,
các đảng phái chính trị, các chuẩn tắc sinh hoạt và đạo đức, các hình tượng



2

thần thoại - thi ca… mà hiện nay trực tiếp hay gián tiếp, với các mức độ khác
nhau vẫn quy định đáng kể đời sống của họ. Tuy nhiên, trong suốt hàng thế
kỷ thống trị tuyệt đối của Islam giáo, các truyền thống tiền Islam giáo hoặc là
đi vào quá khứ không để lại dấu vết gì hoặc là bị cải biến và chỉ còn quy
thành sự đặc thù của văn hoá dân tộc. Dĩ nhiên sự đặc thù này là rất quý giá
đối với mỗi dân tộc của thế giới Islam giáo.
Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả mọi
phương diện của cuộc sống loài người hiện đại, trong đó phải kể đến quá trình
tiếp biến văn hoá với vô số mâu thuẫn và những vấn đề nảy sinh. Islam giáo,
văn hoá Islam giáo và các dân tộc Islam giáo có một vị trí quan trọng trong thế
giới hiện đại. Quá trình xác lập một trật tự thế giới mới cho thấy, Islam giáo
không những làm phong phú các nền văn hoá mà còn nảy sinh những mâu
thuẫn giữa các dân tộc có tôn giáo, văn hoá khác nhau.
Chúng ta đang sống trong thời đại văn hoá hoà bình, vì vậy để xác lập
được một nền hoà bình vững chắc thì sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
giữa các tôn giáo, giữa các nền văn hoá khác nhau là điều kiện rất cần thiết.
Chính sự hiểu biết lẫn nhau này đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần khoan dung,
phải tìm hiểu văn hoá sinh tồn của nhau, trong đó tôn giáo đóng một vai trò rất
quan trọng. Tiếc thay, do những nguyên nhân nhất định mà Islam giáo chưa
được tìm hiểu nhiều ở nước ta. Vì vậy, việc làm quen với Islam giáo - một
trong những tôn giáo thế giới, một tôn giáo chi phối cuộc sống của hơn 1 tỷ tín
đồ và đang có những tác động mạnh mẽ đến thế giới hiện đại, là một việc làm
rất cần thiết và có ý nghĩa.
Mặt khác, cùng quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng thì tất
yếu kéo theo sự hội nhập của các yếu tố khác trong đời sống xã hội. Do vậy,
đòi hỏi chúng ta phải am hiểu rõ văn hóa các nước trong khu vực, trong đó

tôn giáo mà cụ thể là Islam giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong đời
sống văn hóa tinh thần. Và việc tìm hiểu Islam giáo ở Đông Nam Á, đặc biệt


3

là ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị trong giai đoạn hiện nay có
một ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Bởi Đông Nam Á là một trung
tâm Islam lớn trên thế giới với trên 200 triệu tín đồ, chiếm 1/6 tổng số tín đồ
trên toàn cầu. Mặt khác, cộng đồng Islam giáo ở Đông Nam Á có những khác
biệt do những điều kiện chủ quan và khách quan tạo ra. Đó có thể là do mức
độ Islam hoá ở các cộng đồng dân cư và dẫn đến vị thế của các cộng đồng
Islam ở mỗi nước là khác nhau. Ở Malaysia và Brunei, Islam giáo là quốc
giáo, song ở Indonesia là một cộng đồng tôn giáo lớn nhất thế giới, với hơn
90% dân số là tín đồ Islam thì lại là một nước thế tục. Hiến pháp Indonesia
không dành cho Islam một vị trí đặc biệt như ở Malaysia. Các cộng đồng
Islam ở các nước Đông Nam Á khác như cộng đồng người Moro ở miền Nam
Philippin, cộng đồng những tín đồ ở miền Nam Thái Lan, Campuchia, Lào,
Việt Nam, Myanmar đều là những cộng đồng thiểu số cả về số lượng tín đồ
lẫn sắc tộc. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, các cộng đồng Islam ở Đông Nam Á
hợp thành một cộng đồng tôn giáo thống nhất.
Cũng như nhiều nước Đông Nam Á, Islam giáo du nhập vào Việt Nam
khá sớm so với Kito giáo và một số tôn giáo khác. Islam giáo du nhập vào
khoảng thế kỷ XIV - XV, tập trung chủ yếu ở cộng đồng người Chăm - một
trong những cộng đồng người Việt có nền văn hoá đặc sắc lâu đời. Trong quá
trình tồn tại và phát triển, tuy số lượng tín đồ không nhiều nhưng cộng đồng
Islam giáo đã để lại dấu ấn đậm nét, góp phần làm nên bản sắc văn hoá đa
dạng, phong phú của dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ Islam giáo và chính trị
ở Việt Nam chưa phải là tâm điểm chú ý. Hiện nay ở Việt Nam, cùng với xu
thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, thì việc giao lưu văn hoá diễn ra với

mức độ và quy mô được đẩy nhanh, mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong đó có
sinh hoạt tôn giáo. Bên cạnh những mặt tích cực, không thể không có những
tác động tiêu cực, nhất là trên bình diện sinh hoạt tôn giáo. Trong đó có việc
lợi dụng sinh hoạt của một số tôn giáo cho những mục đích chống phá nhà


4

nước ta đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp. Mặt khác, vấn đề Islam giáo
và chính trị ở các nước Đông Nam Á láng giềng đang có những quan ngại
không chỉ với nội bộ Đông Nam Á mà còn thu hút sự chú ý của cả cộng đồng
quốc tế. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả chính sách tôn giáo, đoàn kết dân
tộc, góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì vấn đề quan hệ giữa
tôn giáo, trong đó có Islam giáo với đời sống chính trị ở nước ta hiện nay cần
được quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Islam giáo và ảnh hưởng của nó
đến đời sống chính trị hiện đại ở một số nước Đông Nam Á” là việc làm cần
thiết, rất có ý nghĩa không chỉ đối với việc góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
của Islam giáo trong quá trình hội nhập và phát triển của cộng đồng các quốc
gia Đông Nam Á, mà còn đóng góp vào việc tìm hiểu đời sống tinh thần và
những vấn đề thực tiễn của đất nước và con người Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Islam giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới đã và đang thu
hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau như: triết học, sử học, tôn giáo học,… Dưới nhiều góc độ tiếp cần khác
nhau, các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh
về sự phát triển của Islam giáo cũng như những nét đặc thù của Islam giáo so
với các tôn giáo khác.
Trên thế giới đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về Islam giáo - một tôn
giáo độc thần như:

Islam giáo của tác giả Dominique Sourdel đã khái quát được quá trình
hình thành và phát triển của Islam giáo với những giới luật, giáo lý rất chặt
chẽ, các phong trào giáo phái. Đặc biệt, tác giả đã phân tích được khá rõ Islam
giáo hiện đại và vị thế của nó trong xã hội hiện nay. Các phong trào và giáo
phái vẫn đang hoạt động mạnh nhằm tái Islam giáo hoá về mặt pháp chế,
giảng dạy và hiến pháp.


5

Lịch sử Đông Nam Á của Clive J. Christie - chuyên gia nghiên cứu về
Đông Nam Á đã trình bày khái quát tình hình các nước trong khu vực sau khi
lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, trong đó,
tập trung vào các khía cạnh dân tộc, tộc người và tôn giáo. Đây là những vấn
đề hết sức phức tạp và rất nhạy cảm đang có nhiều ý kiến rất khác nhau. Tác
giả tập trung làm rõ bản sắc dân tộc trong phong trào phi thực dân hoá và chủ
nghĩa ly khai trong các nước Đông Nam Á, đặc biệt là vấn đề sắc tộc, đạo
Islam và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ của người Mã Lai.
L’Islam devant le monde moderne của tác giả Alphonse Gouily là cuốn
sách chuyên khảo về đạo Islam trong nền chính trị thế giới hiện đại. Tác giả tập
trung làm rõ khái niệm đạo Islam, sau đó chỉ ra vai trò chính trị của đạo Islam ở
một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng nhấn mạnh những cố gắng để
thống nhất về chính trị của các nhà nước Islam giáo; các phong trào chính trị
trong các nhà nước Islam giáo tự trị; chính sách đối với Islam giáo của một số
nước lớn không theo đạo Islam như: Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Tây ban Nha,
Đức, Nhật, Mỹ, Liên Xô; Hồi giáo và các giáo đoàn Cơ đốc v.v…
Ở Việt Nam, những năm gần đây bắt đầu có nhiều công trình nghiên
cứu, bài viết về vấn đề này như:
Viện nghiên cứu Đông Nam Á đã hoàn thành đề tài cấp bộ “Vai trò của
Islam giáo trong đời sống chính trị hiện đại ở các nước Đông Nam Á” (2008)

do TS. Ngô Văn Doanh làm chủ nhiệm đề tài. Đây là một trong những công
trình mới và có quy mô về nền chính trị Islam giáo trong toàn khu vực trên
phương diện lịch sử là chủ yếu. Công trình khoa học này đã nêu rõ được cội
nguồn hay đặc tính chính trị của Islam giáo cũng như vai trò của Islam giáo
đói với lịch sử chính trị nói chung và đời sống chính trị hiện nay ở Đông Nam
Á nói riêng. Bên cạnh đó, công trình cũng làm rõ được những ảnh hưởng tích
cực và những biểu hiện, hoạt động đối lập, thậm chí ly khai với các xu hướng
chính trị, chính sách của chính quyền.


6

“Mối quan hệ giữa chính trị với tôn giáo - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Ngô Hữu Thảo và “Mối quan hệ tôn giáo và chính trị - Những
vấn đề lý luận và mô thức” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo) của Nguyễn Hồng
Dương đã cơ bản làm rõ được mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị. Biểu hiện
của mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và tôn giáo là sự phản ánh khách quan
về thực trạng và bản chất quyền lực của mỗi hiện tượng. Cả tôn giáo và chính trị,
xét từ góc độ quyền lực, cả hai đều có tham vọng thâu tóm nhau, nhưng thực tế
nhiều khi chúng buộc phải chia xẻ cho nhau. Xét về góc độ lịch sử, có thể xuất
hiện tình trạng “thuần túy tôn giáo”, nhưng về lôgic thì không thể. Và trong quan
hệ giữa nhà nước với tôn giáo, khi vị trí của nhà nước cao hơn giáo hội tôn giáo,
thì “tôn giáo phải ủng hộ chính quyền thế tục, nhưng là để cho chính quyền thế
tục không ngừng phục tùng tôn giáo”.
“Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại: Islam giáo” của tác giả
Nguyễn Đức; “Bước đầu tìm hiểu sự hình thành và truyền bá của Islam giáo”
của tác giả Nguyễn Đình Lê (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo)… Trong các
công trình này, các tác giả đã trình bày khá rõ nét về sự hình thành của Islam
giáo trên bán đảo Ảrập, sự truyền bá của nó trên thế giới nói chung và đặc
biệt là ở khu vực Đông Nam Á nói riêng. Các tác giả tập trung khai thác các

yếu tố về văn hóa trong Islam giáo, tuy vậy, ảnh hưởng của Islam giáo đến
đời sống chính trị ở các quốc gia Đông Nam Á vẫn cần được làm sáng tỏ.
“Một số vấn đề của Islam giáo trong đời sống hiện đại” của tác giả Nguyễn
Văn Dũng (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2005); “Đôi nét về bức tranh tôn
giáo khu vực Đông Nam Á” (tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 2/1999),… các tác
giả đã vạch ra một số nét sơ lược về tín đồ Islam giáo, cung cấp số liệu về sự phát
triển của Islam giáo trong thế kỷ XXI và một số các tổ chức chính trị - tôn giáo
trên thế giới nói chung và ở khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Các công trình: “Bối cảnh ra đời và xu hướng phát triển của các đảng
chính trị Islam giáo ở Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Thanh Hải (Tạp chí


7

nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2006); “Về những yêu tố văn hóa bản địa
trong Islam giáo ở Đông Nam Á hải đảo” của tác giả Hồ Thị Thanh Nga (Tạp
chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2008);… các tác giả tập trung nghiên cứu
về Islam giáo tại khu vực Đông Nam Á trong những thập kỷ gần đây. Bài viết
của tác giả Nguyễn Thanh Hải đã phân tích khía cạnh chính trị trong các đảng
phái chính trị Islam giáo ở bối cảnh cụ thể của từng nước, đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay. Còn bài viết của tác giả Hồ Thị Thanh Nga lại tập trung khai
thác yếu tố văn hóa bản địa trong Islam giáo. Tác giả khẳng định, khi xâm nhập
vào đời sống văn hóa của người Melayu, Islam giáo đã không loại bỏ văn hóa
Ấn Độ ma ngược lại đã để cho những dấu ấn văn hóa bản địa in đậm và song
song tồn tại hoặc đan xen vào các yếu tố văn hóa lễ nghi của mình.
Tiếp đó là các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Islam giáo trong đời
sống chính trị ở một số quốc gia như: “Về cộng đồng Islam giáo ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả Lê Nhẩm (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 6/2003); “Islam giáo
trong đời sống chính trị, văn hóa - xã hội của Malaysia”; “Islam giáo trong chính
sách đối ngoại của Malaysia” của tác giả Phạm Thị vinh; “So sánh vai trò của

Islam giáo trong lịch sử chính trị Inđônêsia và Malaysia” của tác giả Đặng Thị Thu
Hương (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2006); “Bối cảnh ra đời và xu
hướng phát triển của các đảng chính trị Islam giáo ở Đông Nam Á, trường hợp
Inđônêsia và Malaysia” của tác giả Nguyễn Thanh Hải; “Toàn cảnh chính trị Đông
Nam Á năm 2007” của tác giả Trần Khánh; “Về phong trào ly khai ở miền Nam
Thái Lan những năm gần đây” của Nguyễn Hữu Nghị;… Các tác giả đã phân tích
ảnh hưởng của Islam giáo đối với đời sống chính trị của một số nước trong khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Việt Nam. Từ đó đi đến khẳng
định Islam giáo ở các nước Đông Nam Á phát triển một cách độc lập với Islam giáo
tại Trung Đông và nhin chung là ôn hòa và khoan dung hơn.
Trên tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 5/2010 có bài viết “Một vài suy nghĩ
về tác động của toàn cầu hóa đối với Islam giáo” của tác giả Lương Thị Thu


8

Hường đã phân tích rất cụ thể những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu
hóa đối với Islam giáo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Islam giáo có thể trở thành
một động lực mạnh mẽ giúp duy trì sự đoàn kết giữa các sắc tộc tại Trung Đông,
tạo nên một thứ sức mạnh chính trị mà những cộng đồng văn hóa khác trên thế
giới không thể không tính đến. Tuy nhiên, đứng ở phương diện khác, toàn cầu
hóa không chỉ đem lại cho Islam giáo những cơ hội mà cả những thách thức,
những trở ngại đối với lý tưởng ngôi nhà chung Islam giáo và có thể tạo nên
những kích động “thánh chiến” bạo lực từ phía những kẻ cực đoan.
Xét về tổng quan, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Islam giáo
dưới các góc độ khác nhau, nhưng việc nghiên cứu có hệ thống về Islam giáo
ở Đông Nam Á nói chung và ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị ở một
số nước trong khu vực từ góc độ chính trị - xã hội trên lập trường Mácxít vẫn
đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Trên cơ sở phân tích quá trình du nhập, phát triển và một
số đặc trưng của Islam giáo ở Đông Nam Á, luận văn làm sáng tỏ ảnh hưởng
của Islam giáo trong đời sống chính trị ở một số nước Đông Nam Á hiện đại.
- Nhiệm vụ
+ Khái quát quá trình du nhập, phát triển và những đặc trưng cơ bản
của Islam giáo ở Đông Nam Á
+ Phân tích ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống chính trị ở một số
nước trong khu vực Đông Nam Á.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: đạo Islam (Islam giáo) và đời sống chính trị ở một số nước
Đông Nam Á.
- Phạm vi nghiên cứu: sự ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống chính
trị hiện đại ở một số nước Đông Nam Á.


9

- Phạm vi không gian: giới hạn trong việc tìm hiểu Islam giáo ở một số
nước trong khu vực Đông Nam Á có số lượng tín đồ đông đảo, nơi Islam giáo
có những ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị như Malaysia,
Inđônêsia, Thái Lan, Philippin và hướng nghiên cứu mở rộng là ở Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi dựa ttrên cơ sở lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp duy
vật biện chứng.
Chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp logic
lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khảo cứu văn
bản, một số công trình, bài viết có liên quan…
6. Đóng góp của luận văn
Từ việc phân tích ảnh hưởng của Islam giáo trong nền chính trị ở một

số nước trong khu vực Đông Nam Á, luận văn đã tìm hiểu một cách tương đối
có hệ thống về ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống chính trị hiện đại một
số nước Đông Nam Á.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy, học tập các vấn đề có liên quan đến sự ảnh hưởng của Islam
giáo trong đời sống chính trị khu vực Đông Nam Á, cũng như cho những ai
muốn tìm hiểu về Islam giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương và 8 tiết.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Chương 2: Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống chính trị hiện đại
ở một số nước Đông Nam Á
- Chương 3: Islam giáo ở Việt Nam


10

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm “tôn giáo”
Thuật ngữ “tôn giáo” vốn không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài
vào từ cuối thế kỷ XIX. “Tôn giáo” (bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng
Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa
là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc từ
phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi
khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái
niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn

minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa
khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.
Các nhà thần học thì cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con người”. Hoặc một khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo
là niềm tin vào cái siêu nhiên”. Tuy nhiên, một số nhà tâm lý học lại cho rằng
“Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là
sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
Hobbes
1
lại cho rằng tôn giáo không là gì khác như một thứ “chính trị
thần linh” do các nhà tư tưởng kiêm chính khách “ma mãnh” sáng lập ra với
dụng ý mê hoặc, ru ngủ công chúng; và sau khi thành lập, các nhà tư tưởng
bằng những thủ đoạn nghề nghiệp đã nhanh chóng biến tôn giáo thành một
phương tiện hay thủ đoạn chính trị phù hợp với mục đích của họ.


1
Thomas Hobbes (05/04/1588-04/12/1679) là một nhà triết học người Anh nổi tiếng với các tác phẩm về
triết học chính trị. Cuốn sách Leviathan viết năm 1651 của ông đã thiết lập nền tàng cho nền triết học chính
trị phương Tây theo quan điểm lý thuyết về khế ước xã hội. Hobbes là người ủng hộ chính thể chuyên chế
nhưng ông cũng phát triển các nguyên tắc cơ bản của tư tưởng tự do châu Âu: quyền được bầu cử của các cá
nhân; quyền bình đẳng tự nhiên của tất cả mọi người; tính nhân tạo của địa vị chính trị (điều dẫn đến sự khác
nhau sau này giữa xã hội và nhà nước); quan điểm tất cả quyền lực chính trị hợp pháp phải mang tính "đại
diện" và dựa trên sự đồng thuận của nhân dân; và sự diễn giải luật khá phóng thoáng cho phép mọi người
được làm bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm


11

Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác:

“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. (27; tr. 14)
Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen:
“Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực
lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …” (28; tr. 437)
Như vậy, tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình,
mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại
một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới
bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ
lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng
tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác
nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Nhìn đại thể, quan điểm của chủ nghĩa Mác về tôn giáo vẫn được nhiều
nhà nghiên cứu sử dụng. Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh một
cách hư ảo những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của con
người vào đầu óc của nó. Đó là sự phản ánh thế giới vật chất và ý thức của
con người một cách đặc biệt, đó là sản phẩm của lịch sử, một hiện tượng
thuộc thượng tầng kiến trúc. Tôn giáo là một hình thái ý thức tư tưởng, đồng
thời là một thực tại xã hội. Và trong phạm vi của luận văn, chúng tôi sẽ khai
thác khái niệm tôn giáo ở khía cạnh thần học với những tín lý, tín điều về vũ
trụ quan và nhân sinh quan.
1.1.2. Khái niệm chính trị
Chính trị, theo ngữ học gồm 2 chữ: chính và trị. Chính có nghĩa là ngay
thẳng. Trị là cai trị. Chính trị là cai trị một cách ngay thẳng. Nhưng chính, ngay
thẳng ở đây theo nghĩa bóng còn có nghĩa là cái gì đạo đức, tốt đẹp, nhân đạo,
liên quan đến Chân, Thiện, Mỹ. Chân là sự thật, lòng yêu sự thật, tính tôn trọng
sự thật. Thiện là tốt, là lòng thương người, giúp đỡ người, là lương tâm, lương
tri. Mỹ là cái đẹp, cái được con người từ xưa tới nay kính trọng.



12

Vì vậy, nguyên nghĩa ban đầu chính trị có nghĩa là cách cai trị với mục
đích là trọng sự thật, thực hiện điều thiện và quảng bá điều mỹ, nói một cách
khác đi là làm sao để đời sống của người bị trị mỗi ngày một tốt đẹp hơn, về vật
chất cũng như tinh thần. Về vật chất thì người dân tối thiểu khi đói có cơm ăn,
khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống; về tinh thần, thì những giá trị tinh
thần mỗi ngày một được nâng cao, những quyền căn bản của con người được tôn
trọng, để đời sống con người mỗi ngày một có văn hóa, văn minh.
Ở phương Tây, chữ chính trị (Politique) được định nghĩa là một khoa học
hay một nghệ thuật trị quốc hoặc một thái độ, một quyết định đúng đắn nhất.
Cũng như nhà triết học Proudhon định nghĩa chính trị là khoa học của tự do, có
nghĩa là nghệ thuật cai trị dân dân chủ nhất, coi trọng tự do của người dân nhất.
Theo từ điển Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam thì chính trị là toàn
bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa
các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền,
duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước,
sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Bất
kì vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và
nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị,
nhà nước, các đảng phái xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa
trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Chính trị "là sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế"
(Lênin), đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác dụng to lớn đối với kinh tế.
Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để
giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế. "Không có một lập trường chính
trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể giữ vững được sự thống trị
của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong
lĩnh vực sản xuất" (Lênin). Chính trị còn là sự biểu hiện tập trung của nền văn
minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng. Trong điều kiện xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nói tới chính trị thì trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng



13

cộng sản, hiệu lực quản lí của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động
trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (54)
Như vậy, đời sống chính trị trong luận văn được quan niệm là tình trạng,
những hoạt động diễn ra trong xã hội mà trước hết trên lĩnh vực chính trị không
tách rời các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hoá Trong các nước Đông Nam Á
hiện đại, đời sống chính trị rất đa dạng. Làm nên sự đa dạng đó là truyền thống
văn hoá, sinh hoạt tôn giáo, hoạt động kinh tế và đặc biệt không thể không đề
cập đến sự khác biệt, đa dạng về thể chế chính trị.
1.1.3. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị
Tôn giáo và chính trị đều thuộc về kiến trúc thượng tầng của nhà nước.
Giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Tuỳ vào thời kỳ lịch sử, tuỳ vào thể chế
nhà nước mà mối quan hệ giữa chúng có sự khác nhau. “Nhà nước, xã hội sản
sinh ra tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều gắn với thể chế nhà nước, phản ánh hình
mẫu nhà nước”; “Ảnh hưởng qua lại giữa học thuyết chính trị - tư tưởng của
nhà nước với thần học tôn giáo được thể hiện qua thể chế nhà nước” (16; tr.7)
Biểu hiện của mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và tôn giáo là sự
phản ánh khách quan về thực trạng và bản chất quyền lực của mỗi hiện tượng.
Trên thế giới và ở Việt Nam, từ lịch sử đến đương đại, mối quan hệ giữa tôn
giáo với chính trị luôn được các lực lượng chính trị quan tâm, nhất là lực
lượng cầm quyền. Ở Việt Nam hiện nay, việc nhận thức về mối quan hệ giữa
chính trị với tôn giáo được đặt ra nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật đối
với tôn giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững xã hội.
Từ phương diện lý luận, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin
cho rằng, mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị là mối quan hệ của hai hiện
tượng thuộc về thượng tầng kiến trúc, được quy định trước hết và căn bản là
do cơ sở hạ tầng, sau nữa là do quy luật riêng của mỗi hiện tượng. Mặt khác,

từ khi chính trị hình thành cho đến nay, đã trở thành một nguồn gốc xã hội
trực tiếp của tôn giáo.


14

Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo vừa thể hiện sự tương đồng, hữu
cơ, lại vừa có sự đối lập, có khi quyết liệt, điều đó tùy thuộc đáng kể vào tính
chất chính trị và vị thế của mỗi giai cấp đối với tôn giáo. Khi nhà nước sử
dụng tôn giáo thì tôn giáo phải được nhào nặn lại cho phù hợp với mục đích
của nhà nước và bản thân tôn giáo muốn tồn tại được phải phát triển theo sự
phát triển của nhà nước. Ngược lại, khi tôn giáo trở thành quốc giáo thì chính
trị sẽ trở thành một bộ phận của thần học và không thể ngang bằng với thần
học được. Và trong mối quan hệ này, thường có tình trạng giai cấp thống trị
phản động sử dụng tôn giáo như là phương tiện để cai trị và xâm lược.
Ở thời kỳ cổ đại, mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trên thế giới phản
ánh về quá trình chuyển xã hội loài người từ thời kỳ cộng sản nguyên thủy sang
thời kỳ có chế độ tư hữu, có giai cấp và có nhà nước. Thời kỳ này, hầu hết các
tôn giáo đã ra đời và thể hiện như là sự phản kháng của các giai cấp, đẳng cấp bị
áp bức nên các tôn giáo thời kỳ đó bị giai cấp thống trị coi là tà đạo. Nhưng sang
đến thời kỳ phong kiến thì tôn giáo lại có một vai trò đặc biệt to lớn trong lĩnh
vực chính trị, nó là chỗ dựa của chế độ chính trị, khẳng định chế độ sở hữu
phong kiến. Tôn giáo đã lấn lướt, chi phối chính trị nên tự nó đã đánh mất nhiều
giá trị. Song ở Phương Đông thời kỳ này nhìn chung chính trị có tính độc lập
tương đối, không bị tôn giáo thao túng, hơn thế chính trị còn dựa vào tôn giáo để
kéo dài sự trường tồn, củng cố sức mạnh chính trị cầm quyền.
Thời kỳ của chủ nghĩa tư bản, địa vị tuyệt đối của quyền lực chính trị
được khẳng định trước quyền lực của giáo hội. Ngay từ ban đầu xã hội tư sản
đã có yêu cầu tách nhà nước ra khỏi giáo hội, xây dựng thể chế pháp lý phi
tôn giáo, không để giáo hội can thiệp hoặc thực hiện bất kỳ chức năng nào của

nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước tư sản vẫn thừa nhận và đảm bảo vai trò của
giáo hội, xem quan hệ của công dân với tôn giáo là công việc riêng của họ.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, chủ trương tự do tín ngưỡng và
hướng tới việc xóa bỏ dần quan hệ chi phối của tôn giáo đối với chính trị.


15

Trong đó quy định, nhà nước không nên làm các công việc của tôn giáo và
tôn giáo không nên gắn với chính trị.
Tóm lại, chúng ta có thể nhìn nhận và phân tách một cách cụ thể những
biểu hiện của mối quan hệ tôn giáo và chính trị, cụ thể có ba loại biểu hiện:
Chính giáo hợp nhất có hai đặc trưng cơ bản đó là thần học tôn giáo là
chuẩn tắc tối cao của hình thái ý thức nhà nước, kẻ thống trị bị thần thánh hóa
trở thành hóa thân hoặc đại diện của thần thánh; nhân viên chức sắc tôn giáo
trực tiếp tham gia quản lý hoặc khống chế bộ máy nhà nước.
Chính giáo phân ly ngược lại với chính giáo hợp nhất, ở đó giáo hội
tách khỏi nhà nước và hoạt động thuần túy tôn giáo không can thiệp vào hoạt
động của nhà nước. Đồng thời, nhà nước quản lý giáo hội bằng pháp luật.
Chính thể hòa hợp tồn tại dưới nhiều dạng mô thức: i) thần học tôn
giáo có vai trò chủ đạo trong hệ tư tưởng trị nước và là nguồn gốc của pháp
luật, mô thức này đang hiện diện ở hàng loạt các nước lấy tôn giáo trong đó
có Islam giáo là quốc giáo; ii) nhà nước đã khai thác, ứng dụng những tư
tưởng thần học phù hợp để xây dựng đất nước, các tín đồ, giáo hội cùng đồng
thuận với nhà nước. (14; tr.7-13)
Như vậy, nhìn từ lịch sử đương đại, dưới các nền chính trị khác nhau,
mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo diễn ra theo các chiều:
Chiều tôn giáo tác động đến chính trị: tôn giáo đối đầu hoặc chống đối
công khai với chính trị, thần quyền tôn giáo bắt thế quyền chính trị phải phục
tùng theo. Tôn giáo tham gia vào đời sống chính trị, kể cả vào bộ máy nhà

nước và đảng phái chính trị. Mặt khác, tôn giáo không can thiệp vào công
việc chính trị, chỉ chuyên tâm đến những vấn đề thuần túy của tôn giáo để
thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của tín đồ.
Chiều chính trị tác động tới tôn giáo có những biểu hiện: nhà nước luôn
đấu tranh để thoát khỏi ảnh hưởng và sự kiểm soát của tôn giáo trên các yếu
tố cấu thành tôn giáo để khẳng định tính thế tục. Nhà nước giúp đỡ và hỗ trợ


16

tôn giáo về nhiều phương diện và chính trị sử dụng tôn giáo như là công cụ để
đảm bảo lợi ích chính trị trực tiếp và căn bản của mình. Đồng thời, Nhà nước
không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, không kiểm soát quan hệ của công dân
và không đánh giá công dân theo dấu hiệu tôn giáo. Ở đây có sự công bằng
trong quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, biểu hiện ở chính trị khẳng định
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như một nguyên tắc pháp lý, còn tôn giáo
xem đấy là một công cụ đại diện lợi ích của mình, với tư cách là một tổ chức
trong lĩnh vực chính trị-pháp luật của đời sống xã hội.
1.1.4. Khái niệm “thể chế chính trị”
Trước khi đưa đến khái niệm “thể chế chính trị”, chúng tôi sẽ tìm hiểu
khái niệm “thể chế”. Một số nhà khoa học khi bàn luận đến khái niệm “Thể
chế” coi thể chế là “luật chơi”, nghĩa là những quy định, những luật lệ mà
những người tham gia phải tuân thủ theo. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên, thể chế được hiểu là “những quy định, luật lệ của một chế độ xã
hội, buộc mọi người phải tuân theo”
Platje (2008) trích dẫn Douglas C. North (1990) cho rằng, thể chế là
“luật chơi trong một xã hội nhất định”. Như vậy, thể chế theo cách hiểu này
chỉ bao gồm những quy định luật lệ, mà không bao hàm bản thân các tổ chức
và thiết chế xã hội được thành lập để đảm bảo luật chơi đó. Thể chế có thể
bao gồm thể chế chính thức (như nguyên tắc, pháp luật, hiến pháp) và những

luật lệ không chính thức (như văn hóa, giá trị, nguyên tắc đạo đức…)
Một số nhà nghiên cứu khác coi thể chế không chỉ bao gồm những quy
định, luật lệ, mà còn bao gồm cả những tổ chức nữa. Ngân hàng Thế giới
(2002) định nghĩa thể chế là “những quy định và tổ chức, bao gồm cả chính
thức lẫn không chính thức, điều phối hoạt động của con người.” Với khái
niệm này, thể chế không chỉ bao hàm “luật chơi” mà còn cả “người chơi”.
Cùng với khái niệm này là mô tả thể chế, bao gồm: tài sản xã hội (niềm tin,
giá trị được thừa nhận, tôn giáo, mạng lưới quan hệ, quy chuẩn); luật lệ (bao


17

gồm các quy định, truyền thống, nguyên tắc, pháp luật, và hiến pháp) và các
tổ chức (các cơ quan của chính phủ, các công ty, các tổ chức xã hội dân sự,
cảnh sát, tòa án…)
Ở Việt Nam, cách tiếp cận khái niệm “thể chế” là cách thứ nhất. Trong
Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010,
cải cách thể chế và cải cách tổ chức bộ máy hành chính được hiểu là hai nội
dung độc lập.
Từ khái niệm thể chế và chính trị, chúng tôi đưa ra khái niệm thể chế
chính trị là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực nhà
nước do tình hình chính trị trong nước chi phối. Thể chế chính trị được quy
định trước hết bởi bản chất giai cấp và hình thức nhà nước, tính chất của pháp
luật và quyền lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tương quan lực
lượng của các giai cấp, mức độ và hình thức đấu tranh giai cấp cũng như
truyền thống lịch sử của đất nước và hoàn cảnh quốc tế v.v… là những yếu tố
ảnh hưởng đến thể chế chính trị. Điểm cốt yếu nhất quyết định đến thể chế
chính trị là bản chất, hình thức, tính chất của quyền lực nhà nước, chính trị
hiện hành (ví dụ: chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ
nghĩa). Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị là dân chủ, được

thể hiện qua những đặc trưng: quyền lực thuộc về nhân dân lao động; thể chế
chính trị bảo vệ quyền lợi và tự do cơ bản của công dân. Thể chế chính trị ở
nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng pháp chế xã hội chủ nghĩa, mở
rộng dân chủ, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội và sự tham gia tích
cực của công dân vào các công việc của nhà nước và xã hội. Hiện nay, chúng
ta có thể thấy các thể chế chính trị đang tồn tại đó là: thể chế quân chủ; thể
chế cộng hòa:
Thể chế quân chủ hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế
hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc
nữ hoàng. Thể chế về chế độ quân chủ xưa kia trong thời phong kiến là chế độ


18

quân chủ chuyên chế. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động
trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà vua hay nữ hoàng lãnh
đạo. Thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Theo
đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập
trung trong tay vua hay nữ hoàng. Vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo
tinh thần mà thôi. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã
hội do nghị viện và thủ tướng là người được dân tín nhiệm và bỏ phiếu thông
qua bầu cử.
Thể chế cộng hòa hay còn được gọi là chế độ cộng hòa, là một thể chế
hình thức chính quyền được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh
chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của
nhân dân trong bang hay nước đó. Trong hầu hết nền cộng hòa hiện đại người
đứng đầu nhà nước được gọi là tổng thống (president). Các danh xưng khác
được sử dụng là consul, doge, archon và nhiều danh xưng khác. Trong các
nền cộng hòa và cũng là dân chủ người đứng đầu nhà nước được chỉ định theo
kết quả của một cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử này có thể là gián tiếp, chẳng hạn

như nếu một hội đồng theo một dạng nào đó được bầu lên bởi người dân, và
hội đồng này sau đó sẽ bầu ra người đứng đầu nhà nước. Trong các nền cộng
hòa này nhiệm kì thông thường của tổng thống kéo dài trong khoảng bốn đến
sáu năm. Trong một số nước, hiến pháp giới hạn số nhiệm kì một người có
thể được bầu lên vị trí tổng thống.
Hiện nay, thể chế chính trị của các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành
và giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn
con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa là một trong
những yếu tố quyết định tính chất và đặc điểm của hình thức chính thể. Trong
số 8 nước đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, có 4 nước theo hình
thức chính thể quân chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaixia, Thái Lan);


19

Xingapo có hình thức chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình của nước
Anh. Riêng Mianma, theo Hiến pháp năm 1947 là chính thể cộng hòa dân chủ
đại nghị, nhưng từ sau các cuộc đảo chính quân sự (năm 1962-1974 và năm
1988), thể chế chính trị của Mianma đến nay vẫn đang là chế độ quân sự.
Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập
đã đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa với hình thức chính thể cộng
hòa dân chủ nhân dân.
Ở các nước Đông Nam Á phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa,
phải trải qua nhiều biến động, nhiều xung đột gay gắt, giai cấp tư sản và địa
chủ tại các nước này mới dần dần giữ được vị trí thống trị của mình. Nền dân
chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng và mô phỏng dân chủ tư
sản phương Tây, mức độ nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng do đặc điểm lịch sử và điều kiện kinh tế -
xã hội của những nước này không có sự tương đồng như các nước phương

Tây, nên không tạo ra nền tảng cho việc thực thi các thể chế dân chủ tư sản,
mà chỉ là “bức tranh biếm họa” của mô hình dân chủ tư sản phương Tây. Điển
hình là chế độ cộng hòa tổng thống của Philippin, Inđônêxia với sự thống trị
độc tài, quân phiệt và nạn tham nhũng nặng nề của giới chóp bu cầm quyền
xung quanh tổng thống (như thời kỳ cầm quyền của Marcos với lệnh thiết
quân luật hơn mười năm trên toàn nước Philippin từ đêm 21/9/1972; cũng
như suốt 32 năm của cái gọi là “Trật tự mới” dưới thời cầm quyền của
Xuhactô ở Inđônêxia…).
Những biến động chính trị - xã hội sâu sắc bởi sự thao túng của giới
quân sự (Inđônêxia, Philippin, Mianma) đã để lại hậu quả nặng nề về nhiều
mặt tại các quốc gia này nên những năm gần đây, khuynh hướng dân chủ hóa
đời sống chính trị của đất nước và dân sự hóa bộ máy Nhà nước đang thắng
thế ở một loạt nước Đông Nam Á. Ví dụ, năm 1986 đã chấm dứt 21 năm cầm
quyền của Marcos, một “Tổng thống có một bàn tay sắt” với chế độ độc tài do


20

ông ta tạo ra ở Philippin; sự ra đi của Tổng thống Xuhactô sau 32 năm cầm
quyền và sự lùi bước của phe quân sự trước phe dân sự ở Inđônêxia; hoặc các
thế lực quan liêu, quân phiệt đã không ngăn cản và đàn áp được các lực lượng
dân sự và tiến bộ ở Thái Lan (điển hình là “cuộc cách mạng của sinh viên”
vào những năm 1973 - 1976, cũng như xu hướng dân sự hóa bộ máy Nhà
nước ở Thái Lan hiện nay…).
Do tính phức tạp, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, cũng như sự phân hóa
ngay trong nội bộ giai cấp tư sản của các nước Đông Nam Á và ảnh hưởng
của nền dân chủ phương Tây, nên các nước Đông Nam Á (trừ Lào và Việt
Nam) đều có rất nhiều đảng phái chính trị (ví dụ: Inđônêxia có gần 100 đảng
chính trị, Thái Lan có hàng trăm đảng phái khác nhau…). Nhưng thực tế cho
thấy, ở những nước này chỉ có một hoặc liên minh một số đảng nhất định cầm

quyền. Ví dụ: Đảng Nhân dân hành động (PAP) là đảng duy nhất cầm quyền
ở Xingapo liên tục từ năm 1959 đến nay; ở Malaixia, Đảng Dân tộc Mã Lai
thống nhất (UMNO) cầm quyền suốt 40 năm qua,v.v Đây là điều kiện bảo
đảm ổn định về chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở những
nước này trong những năm vừa qua, nhất là Xingapo.
1.2. Tổng quan về Islam giáo
1.2.1. Lịch sử Islam giáo đến đầu thế kỷ XX
Islam giáo trong tiếng Ảrập có nghĩa là sự phục tùng, sự vâng lời, hay
thuận theo. Cũng như mọi tôn giáo thế giới khác (đạo Phật, đạo Kitô), Islam giáo
ra đời “gắn liền với những chuyển biến xã hội vĩ đại” (22; tr. 5-7) và “có khả
năng truyền bá rộng rãi, không chỉ bó hẹp trong một cộng đồng dân tộc, một bộ
tộc hay một khu vực” (22; tr. 5-7). Vì thế, mặc dù là tôn giáo ra đời muộn hơn so
với đạo Phật, đạo Kitô, song đến nay Islam giáo đã là một tôn giáo có số lượng
tín đồ và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, không kém gì hai tôn giáo kể trên.
Cũng giống như các tôn giáo độc thần, Islam giáo chỉ tin thờ một
Thượng đế duy nhất là Thánh Allah. Tín đồ Islam giáo (thường được gọi là
“Musul-mans” hoặc Muslim - quy phục Thánh) tin rằng ngoài Allah không


21

còn vị thần nào khác. Allah là đấng toàn năng đã tạo dựng vũ trụ và muôn
loài, tất cả những gì trên thế giới này đều thuộc về Allah. Tín đồ Islam giáo
tin rằng đấng Allah sẽ đưa lên thiên đàng những ai vâng phục người và trừng
phạt những kẻ không vâng phục.
Islam giáo tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là Do
Thái giáo và Kitô giáo. Islam giáo tiếp thu của đạo Do Thái nhiều quan niệm
như: truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc phán xét
cuối cùng,… và một số nghi lễ như: trước khi cầu nguyện phải rửa mặt và tay,
khi cầu nguyện phải thủ phục trán sát đất,… Thánh Allah của Islam giáo còn

giữ lại nhiều nét của các thần, thánh mà các bộ tộc Arâp đã thờ, đó là thánh
Talia. Allah còn có rất nhiều điểm tương đồng với Gieehova, vị chúa của các
đạo Do Thái và ngôi thứ nhất của Kitô giáo.
Islam giáo ra đời vào năm 622 tại Ảrập, tức là muộn hơn đạo Kitô 600
năm, muộn hơn đạo Phật gần 1000 năm. Sự ra đời của Islam giáo gắn liền với
cuộc đời của Môhamét - người sáng lập Islam giáo. Nhờ biết kết hợp một
cách tài ba giữa ngoại giao và quân sự, Mohamet đã thống nhất toàn bộ xứ và
người Arập dưới ngọn cờ của Islam giáo. Sứ mệnh tôn giáo của ông đã hoàn
thành. Năm 632, Mohamet hoàn thành chuyến hành hương cuối cùng đến
Mecca theo nghi lễ do chính ông đặt ra (cuộc hành hương vĩnh biệt).
Mohamet mất ngày 8/6/632, một thánh đường tại thành phố này được trùng tu
để chứa lăng mộ của Mohamet. Hai mươi năm sau khi ông mất, những khải
thị mà ông ban bố đã được tập hợp lại thành kinh Qur’an. Không giống như
những người sáng lập của những tôn giáo khác, Mohamet là một người anh
hùng có sức lôi cuốn thời vận và đã hoàn thành vẻ vang sự nghiệp tôn giáo
của mình khi đang còn sống. Mọi người tôn vinh ông như một nhà cai trị, một
nhà ngoại giao thành công, một nhà chính trị và một vị tướng soái tài ba.
Lịch sử phát triển của Islam giáo trải qua rất nhiều thăng trầm, sau khi
Mohamet qua đời, vì không có con trai kế vị nên đã gây ra một cuộc khủng


22

hoảng chính trị trong xã hội Islam giáo. Các cuộc đấu tranh, tranh giành quyền
lực kế vị xảy ra liên tiếp, tuy nhiên Islam giáo lại ngày càng phát triển và được
truyền bá rộng rãi, dù chỉ mới thành lập được hơn một thế kỷ mà Islam giáo
đã có mặt ở cả ba châu lục: châu Á, châu Phi, châu Âu.
Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI là thời điểm quan trọng trong lịch sử
Islam giáo, đây là thời kỳ chứng kiến sự thành lập của ba nhà nước Islam giáo
lớn là: Mongol ở Ấn Độ, Safavid ở Iran và Ottoman ở Thổ Nhĩ kỳ. Bên cạnh

việc hình thành của ba nhà nước Islam giáo lớn thì đạo Islam giáo cũng được
truyền bá rộng rãi ở châu Phi, châu Á và Đông Nam châu Âu. Cuối thế kỷ XIII,
những thương nhân Islam giáo đã đem đạo Islam tới Đông Nam Á và đến thế kỷ
XVII, đạo Islam đã chiếm ưu thế ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
Bước vào thế kỷ XIX, các cường quốc phương Tây bước vào giai đoạn
phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản. Các quốc gia Islam giáo bằng cách
này hay cách khác, hầu hết bị biến thành thuộc địa, thành thị trường tiêu thụ,
nơi cung ứng nguyên vật liệu. Dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản và phong
kiến bản địa, mâu thuẫn trong lòng xã hội Islam giáo trở nên gay gắt. Các cuộc
đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi và ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới
nhiều hình thức khác nhau. Có nơi là phong trào khởi nghĩa của cả dân tộc, có
nơi với hình thức đấu tranh của các giáo phái dưới ngọn cờ của Islam giáo.
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là sự suy tàn của đế chế Islam giáo
Ottoman, do đó thời kỳ này bắt đầu xuất hiện xu hướng một bộ phận giáo sỹ và
các nhà thần học Islam giáo đã đoạn tuyệt với tổ chức tôn giáo của nhà nước và
tham gia vào các tổ chức chính trị - tôn giáo phi chính phủ. Đầu tiên là tổ chức
“Những người anh em Muslim” do Hasan Panne thành lập năm 1928. Tôn chỉ
của tổ chức này là duy trì truyền thống của Islam giáo trên cơ sở kinh Côran,
quay về với những giá trị Islam giáo trung cổ để có được “Islam giáo chân
chính”. Tổ chức thứ hai được thành lập là “Jama’al-I-Islamia” do Al-ala
Mawdudi thành lập tại Ấn Độ năm 1941. Mục đích của tổ chức này là tạo dựng
một nước Islam giáo dựa trên nền tảng của kinh Qur'an.


23

1.2.2. Islam giáo trong bối cảnh hiện nay
Islam giáo hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới và có sức ảnh hưởng
rất lớn. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, số lượng tín đồ Islam giáo từ giữa
thế kỷ XX đến nay phát triển rất nhanh. Năm 1950 số lượng tín đồ là 418

triệu, 1990 là 1.007 tỷ tín đồ, 2000 là 1,2 tỷ tín đồ và dự tính đến năm 2020 số
lượng tín đồ Islam giáo là 1,745 tỷ
2
. Hiện nay đã có gần 30 nước tuyên bố
Islam giáo là quốc giáo. Trải qua 14 thế kỷ phát triển, những tín đồ Islam giáo
đã có mặt ở châu Á, châu Phi, xác lập những vùng định cư ở châu Âu, châu Mỹ
- những nơi mà tín đồ Islam giáo có nhặt như nhận định của Paul Poupard
trong tác phẩm Các tôn giáo: “bất cứ ở đâu mà người Islam giáo tạo lập những
cộng đồng quan trọng, Islam giáo đều thể hiện nhu cầu tôn giáo và quốc gia,
văn hóa và văn minh … luôn khiến ta có cảm tưởng họ muốn xây dựng một thế
giới riêng… các chủ nghĩa dân tộc hiện đại không sao xóa mờ được thứ tình
cảm của người Islam giáo như là ở trong nhà mình, khi họ tới mọi quốc gia
Islam giáo…” (39; tr. 124-125). “Islam giáo trước hết và chủ yếu là một dự án
tôn giáo biến mỗi người thành một nhân chứng về thượng đế” ở trần gian… tôn
giáo trở thành công việc xã hội với những nhịp điệu cộng đồng phấn khích, khi
không phải là nhịp điệu cưỡng bức. Nhưng ở bên trong mọi chuyện đó, Islam
giáo là cuộc phiêu du lớn lao của con người…” (39; tr. 126).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến
vô cùng lớn lao nên đã kéo theo sự chuyển biến về tôn giáo. Làm thế nào để
tôn giáo hòa nhập được với cuộc sống hiện đại, mối quan hệ giữa nhà nước với
tôn giáo, quan hệ giữa chính quyền - chính trị - kinh tế là những vấn đề quan
trọng được đặt ra và cần giải quyết. Trong quá trình giải quyết những vấn đề
này ở mỗi một quốc gia Islam giáo lại có những cách lý giải, giải quyết khác
nhau. Đồng thời, cũng trong bối cảnh này, các trào lưu tư tưởng của Islam giáo
càng có cơ hội phát triển. Bên cạnh những phong trào, tư tưởng có từ trước, ở


2
Hồi giáo ở một số nước Châu Phi qua các con số, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (số 5), trang.69-70

×