Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.88 KB, 11 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
<b>KHOA LUẬT </b>
Tiểu luận
3. Phương pháp nghiên cứu……….1
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Quyền lực nhà nước – một yếu tố “cơ bản” bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển (yếu tố đảm bảo khả năng duy trì sự tồn tại của nhà nước) của bất cứ nhà nước nào. Vậy quyền lực nhà nước là gì? Tại sao nó lại là quyền lực chính trị căn bản và quan trọng nhất? Chính vì giải đáp những thắc mắc đó, đề
<i>tài “quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị cơ bản nhất” được lựa chọn </i>
làm đề tài kết thức học phần chính trị học.
<b>1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
Đề tài khái quát những nội dung cơ bản về quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Từ đó rút ra những nguyên nhân, giải thích những khúc mắc về quyền lực chính trị và nêu lên những ý kiến cá nhân về vấn đề này.
<b>2. Phương pháp nghiên cứu </b>
Tiểu luận chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, so sánh, phân tích, tổng hợp. Từ đó, rút ra những kết luận mang tính khoa học nhất để giải quyết vấn đề.
<b>3. Kết cấu của tiểu luận </b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tha khảo thì tiểu luận gồm hai chương:
Chương I: Một số kiến thức cơ bản về quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước.
Chương II: Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị căn bản nhất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>một xã hội. </b>
Nguồn gốc:
- Quyền lực chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và tồn tại những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội, thể hiện tập trung ở nhà nước. Giai cấp nắm quyền lực chính trị thơng thường cũng là giai cấp nắm quyền lực kinh tế. Quyền lực chính trị chính là biểu hiện tập trung của quyển lực kinh tế. Quyền lực chính trị có thể thuộc về một chính đảng của một giai cấp, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân, khi lí tưởng của giai cấp, của chính đảng phù hợp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc như ở Việt Nam hiện nay, thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Vị trí:
- Thơng qua nhà nước, quyền lực chính trị vốn thuộc một bộ phận dân cư trở thành một quyền lực công đối với tồn xã hội, vì nhà nước là người đại diện chính thức của tồn xã hội, nhân danh xã hội để điều hành, quản lí, sai khiến toàn xã hội. Để thực hiện vai trị, hồn thành sứ mệnh của mình, nhà
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">3
nước lập ra cả một bộ máy chuyên nghiệp quản lí mọi mặt đời sống xã hội, đưa cả xã hội vận hành theo một đường lối nhất định; có các công cụ sức mạnh và cưỡng chế như toà án, nhà tù, cảnh sát, quân đội... bảo đảm thực hiện các chính sách, pháp luật của mình; nhân danh toàn xã hội ban hành một hệ thống các quy tắc xử sự để cả xã hội làm theo, đưa hoạt động của toàn xã hội vận hành theo một hướng nhất định. Nhà nước có khả năng huy động bằng chính sách thuế, sự đóng góp của toàn xã hội tạo ra cơ sở tài chính cho tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trong thực hiện sách lược, chủ trương của Nhà nước...
<b>b. Đặc trưng của quyền lực chính trị </b>
Tính khách quan:
- Sự phân cơng lao động dẫn đến sự phân hóa xã hội thành các giai cấp. - Sự xuất hiện của các giai cấp dẫn đến việc quyền lực công cộng của cả một cộng đồng thuộc về tay của một giai cấp ưu thế hơn => trở thành quyền lực mang tên quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
- Tính đại diện cho lợi ích của một giai tầng xã hội hay toàn xã hội, nằm ở chỗ:
Tính dân chủ trong hoạt động chính trị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">- Quyền lực chính trị chính là quyền lực của giai cấp, tầng lớp xã hội giữ địa vị thống trị về kinh tế.
<b>2. Quyền lực nhà nước a. Khái niệm </b>
- Quyền lực nhà nước là Quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công cụ của quyền lực chính trị. Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị.
<b>b. Nguồn gốc quyền lực nhà nước </b>
Các quan điểm trước C.Mác khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước chủ yếu luận giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước mà chưa luận giải nhiều về nguồn gốc của quyền lực nhà nước - một yếu tố cơ bản của nhà nước, gắn liền với tổ chức và hoạt động của nhà nước:
- Thuyết thần quyền cho rằng thượng đế là người sắp đặt trật tự của xã hội, nhà nước là do thần thánh tạo ra để thay mặt thần thánh quản lý xã hội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">5
Nhà vua là “con trời”, đại diện cho “trời” để quản lý xã hội. Do đó, quyền lực của nhà nước xuất phát từ quyền lực của thần thánh được tập trung trong tay nhà vua để nhà vua thay mặt thần thánh cai trị xã hội.
- Thuyết gia trưởng cho rằng, nhà nước hình thành trên cơ sở sự phát triển tự nhiên của các gia đình, là sản phẩm của tự nhiên. Thực chất nhà nước chính là mơ hình gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là quyền gia trưởng được đề lên cao hình thành nên quyền lực nhà nước. Do đó, nhà nước là hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
- Thuyết bạo lực cho rằng, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm chiếm đất đai của bộ tộc này đối với bộ tộc khác. Trong đó, bộ tộc thắng trận sẽ thiết lập một tổ chức đặt biệt để nô dịch những kẻ chiến bại, tổ chức đặc biệt đó chính là nhà nước. Vì vậy, quyền lực của nhà nước thực chất
<i>là quyền lực mang tính bạo lực của những kẻ thắng trận (thực chất là kẻ thống trị trong xã hội). </i>
Khi chủ nghĩa tư bản ra đời, các nhà tư tưởng tư sản đã phát triển thuyết “khế ước xã hội” để luận giải cho nguồn gốc ra đời của nhà nước và của quyền lực nhà nước. Thuyết khế ước xã hội cho rằng trước đó, con người sống trong trạng thái tự nhiên khơng có nhà nước, họ có đầy đủ những quyền tự nhiên vốn có. Nhưng bản chất của con người là tham lam và ích kỉ nên tất yếu sẽ dẫn đến xung đột lợi ích. Nghĩa là, nếu phát huy hết những quyền tự nhiên vốn có của người này tất yếu sẽ xâm phạm đến quyền tự nhiên vốn có của người khác trong xã hội. Vì vậy, họ cần tự nguyện tham gia ký kết một “Khế ước - Hợp đồng” để trích một phần quyền tự nhiên vốn có của mình cho nhà nước, hình thành nên nhà nước và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm trật tự xã hội, bảo đảm cho con người thực hiện được các quyền tự nhiên vốn có
<i>(phần quyền cịn lại) mà khơng xâm phạm đến quyền tự nhiên vốn có của </i>
người khác. Vì lẽ đó, nhà nước là sản phẩm của khế ước xã hội, nhà nước ra
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Nguồn gốc của quyền lực nhà nước xuất phát từ quyền lực chính trị bao
<i>gồm: Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị xã hội (mang tính quyết định) và quyền lực chính trị của các giai cấp, tầng lớp khác (mức độ thực hiện quyền lực chính trị của các giai cấp, tầng lớp phụ thuộc vào tương quan lực lượng của giai cấp, tầng lớp đó trong xã hội). Đồng thời, quyền lực nhà nước </i>
cịn xuất phát từ các “nhóm” người trong xã hội với tư cách nhà nước là thiết chế công quyền, nơi phải thực thi quyền lực công.
<b>CHƯƠNG II: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CĂN BẢN NHẤT </b>
Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị. Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước. So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức biểu hiện.
Quyền lực nhà nước là trung tâm, một bộ phận và là quyền lực chính trị căn bản nhất. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng nhà nước.
<b>1. Nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">7
Nhà nước bao giờ cũng đứng trung tâm đời sống chính trị của mọi quốc gia; là sự biểu hiện tập trung của các quan hệ chính trị trong các điều kiện lịch sử cụ thể.
<b>2. Nhà nước là cơng cụ thực hiện quyền lực chính trị </b>
- Nhà nước là công cụ đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện sự
<b>thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng của Giai cấp thống trị… </b>
- Quyền lực chính trị thơng qua bộ máy nhà nước để thực hiện, để bắt phải phục tùng ý chí của nhà nước, của Giai cấp trung tâm.( thể hiện chức
<b>năng trấn áp, bạo lực). </b>
- Nhờ có nhà nước, giai cấp trung tâm về kinh tế trở thành thống trị về
<b>chính trị. </b>
<b>3. Quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng </b>
- Quyền lực nhà nước thể hiện sức mạnh của ý chí chung của cả cộng đồng dân cư sống trên cùng lãnh thổ.
- Quyền lực nhà nước là quyền lực của một giai cấp, một liên minh giai cấp hay quyền lực của nhân dân lao động. Nên giai cấp thống trị cũng phải nhân danh xã hội…Nên Quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng.
<b>4. Quyền lực nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị về kinh tế </b>
Nhà nước ra đời từ trong cuộc xung đột các giai cấp, nên về bản chất, nó là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, giai cấp thống trị về kinh tế. Giai cấp này thông qua nhà nước, sử dụng Quyền lực nhà nước thực hiện sự thống trị về chính trị đối với tồn xã hội…
<b>5. Quyền lực nhà nước hướng tới việc thực hiện các chức năng cơ bản ( Chức năng thống trị giai cấp, và chức năng công quyền) </b>
- Về chức năng giai cấp, nhà nước bao giờ cũng là cơng cụ chun chính của một giai cấp, đảm bảo sự thống trị của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">8
- Về chức năng công quyền, Quyền lực nhà nước thông qua hệ thống thiết chế tổ chức, bộ máy, pháp luật thực hiện việc quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực, nhằm làm cho xã hội tồn tại, phát triển…
- Nhà nước là sự biểu hiện tập trung của các quan hệ chính trị, là nơi đưa ra các đường lối, chủ trương, chính sách dưới dạng pháp luật…ban hành và thực hiện các đường lối chính sách đó…
- Nhà nước là nhân tố đảm bảo sự ổn định chính trị – xã hội: xây dựng chế độ dân chủ, đoàn kết dân tộc, quốc tế, hợp tác các tổ chức chính trị- xã hội…
- Vai trò, trách nhiệm lớn trong phát triển kinh tế : mục tiêu, cách thức, giải pháp thực hiện phát triển kinh tế; xây dựng các mối quan hệ kinh tế(Đường lối kinh tế, các thành phần kinh tế, quan hệ các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế…
Tóm lại, quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng, căn bản nhất của quyền lực chính trị (xuất phát từ quyền lực chính trị). Sử dụng một loạt các biện pháp cưỡng chế để thực thi quyền lực trên quy mơ tồn xã hội. Có 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Việc nhận diện chính xác về quyền lực, quyền lực nhà nước có ý nghĩa to lớn trong việc xác định bản chất của nhà nước ta, nguồn gốc thật sự của quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa là từ Nhân dân, thống nhất từ Nhân dân. Nhân dân thật sự với nghĩa là tuyệt đại đa số trong xã hội. Qua đó, xác định chính xác nguyên tắc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đồng thời, xác định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp để tiến hành thực thi nguyên tắc thực hiện quyền lực một cách hiệu quả nhất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">9
<b>Tài liệu tham khảo </b>
1. PGS, TS. Trần Đình Thảo, Giáo trình Chính trị học, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật.
2. GS, TS Nguyễn Đăng Dung, Giáo trình chính trị học (2020), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
</div>