Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân nam trung bộ nghiên cứu trường hợp xã phước nam huyện thuận nam tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.47 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>1 </small>11

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<small>_______________________ </small>

<b>ĐẶNG THANH NHÀN </b>

<b>Tên đề tài luận án </b>

<b>KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA NÔNG DÂN NAM TRUNG BỘ </b>

<b>(Nghiên cứu trường hợp xã Phước Nam, huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận) </b>

<b>Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Thi </b>

<b>HÀ NỘI - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.

<b>Nghiên cứu sinh </b>

<b>Đặng Thanh Nhàn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến PGS.TS Vũ Mạnh Lợi và PGS.TS Trần Thị Minh Thi là người đã hướng dẫn, chỉ bảo và ln động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.

Tiếp đến, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hôi học, Học viện Khoa học xã hội cùng Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và các anh chị em đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứiu cũng như đã hỗ trợ về các thủ tục hành chính để tơi có thể hồn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân, những người luôn tạo điều kiện về thời gian và là chỗ dựa về tinh thần vững chắc cho việc học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin cảm ơn những người bạn đã ln giúp đỡ, khích lệ, cổ vũ tơi để tơi có động lực hồn thành được luận án cho đến ngày hôm nay.

Một lần nữa tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lịng biết ơn chân thành đến tất cả những tình cảm, sự giúp đỡ, động viên, khích lệ mà tơi đã nhận được trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án này.

<b>Tác giả luận án </b>

<b>Đặng Thanh Nhàn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>Contents </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 2

3. Đối tượng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ... 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu ... 3

3.2 Khách thể nghiên cứu ... 3

3.3 Phạm vi nghiên cứu ... 3

3.4. Câu hỏi nghiên cứu ... 4

3.5. Giả thuyết nghiên cứu ... 4

<b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... 7</b>

1.1. Chiều cạnh giới trong tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp ... 7

1.2. Giới trong ứng phó với thiên tai ... 10

1.2.1. Các biện pháp thích nghi tại chỗ... 11

1.2.2. Di cư để ứng phó với thiên tai ... 15

1.3. Các yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai ... 22

1.4. Giới trong các chính sách liên quan đến ứng phó với thiên tai ... 31

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 38</b>

2.1. Khái niệm cơ bản ... 38

2.1.1. Khái niệm Giới ... 38

2.1.2. Khái niệm khác biệt giới ... 40

2.1.3. Khái niệm thiên tai ... 41

2.1.4. Khái niệm ứng phó với thiên tai ... 41

2.1.5. Khái niệm nông dân ... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1.6. Khái niệm nông nghiệp ... 43

2.2. Một số cách tiếp cận lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ... 44

2.2.1. Cách tiếp cận giới ... 44

2.2.2. Cách tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực ... 50

2.2.3. Cách tiếp cận văn hóa ... 53

2.2.4. Khung phân tích ... 55

2.2.5. Hệ biến số ... 55

2.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ... 56

2.4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ... 61

2.6. Kỹ thuật xử lý và phân tích thơng tin ... 66

3.1.2. Tác động của thiên tai đến chăn nuôi ... 78

3.2. Thực trạng ứng phó và khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai trong sản xuất nơng nghiệp của nơng dân xã Phước Nam ... 85

3.2.1. Ứng phó trước thiên tai ... 85

3.2.2. Ứng phó trong giai đoạn xảy ra thiên tai ... 92

3.2.3. Phục hồi sau thiên tai ... 118

4.1.1. Đối với hoạt động trồng trọt ... 127

4.1.2. Đối với hoạt động chăn nuôi ... 136

<b>4.2. Một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó Ở GIAI ĐOẠN XẢY RA THIÊN TAI trong sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam ... 139</b>

4.2.1. Đối với hoạt động trồng trọt ... 139

4.2.2. Đối với hoạt động chăn nuôi ... 144

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.3. Một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó Ở GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI

SAU THIÊN TAI trong sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam ... 149

Tiểu kết chương 4 ... 156

<b>KẾT LUẬN ... 158</b>

<b>KHUYẾN NGHỊ ... 160</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 162</b>

<b>DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ... 179</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT </b>

GN RRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

PCTT và TKCN Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<i><b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b></i>

Thiên tai và BĐKH đang diễn ra ngày càng phức tạp và luôn được xem là những vấn đề phức tạp, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính lâu dài, tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội trên phạm vi tồn cầu và tới tiến trình phát triển bền vững của các quốc gia<sup>1</sup>. Theo Báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai của Tổ chức Khí tượng Thế giới, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên thế giới trung bình trong 50 năm qua khoảng 202 triệu đô la/ngày, làm 115 người chết và mất tích/ngày [190]. Đối với nhiệt độ tồn cầu, từ năm 2015-2022 là tám năm nóng nhất đã được ghi nhận và tan chảy của các sông băng và mực nước biển dâng - một lần nữa đạt mức kỷ lục vào năm 2022 khiến dân số trên tồn thế giới trong đó có Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai [125, 195].

Việt Nam là một trong số những quốc gia rất dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai với xếp hạng 127/182 theo Sáng kiến Thích ứng Tồn cầu Notre Dame (ND-GAIN) và đứng thứ 13/180 quốc gia theo xếp loại Chỉ số Rủi ro Khí hậu Tồn cầu của tổ chức Germanwatch trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019 [192, 2]. Dân số Việt Nam với hơn 100 triệu người nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của thiên tai, cụ thể là đối mặt với những hiểm họa đặc biệt do mực nước biển dâng cao, bão và lũ lụt, hạn hán...Thiên tai tác động đến mọi mặt của đời sống con người như sức khỏe; môi trường sống; hoạt động sản xuất, trong đó, nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số, những người có thu nhập thấp, phụ thuộc vào khí hậu, người già, phụ nữ, trẻ em, người bị bệnh tật chịu sự ảnh hưởng cao nhất do thiên tai.

Thiên tai đặt ra thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp bởi khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng, gây ra ngập lụt và hạn hán kéo dài, làm thu hẹp diện tích, giảm chất lượng đất, nước canh tác nông nghiệp và làm gia tăng dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi và đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của nông dân [2, 192, 83].

Một số các nghiên cứu đã cho thấy, những tác động của thiên tai đối với nông dân có sự khác biệt theo giới trong đó nữ nơng dân là đối tượng chịu tác động nhiều hơn bởi thiên tai do vai trò giới và những định kiến giới vẫn còn tồn tại trong xã hội [154, 1, 78, 20, 11]. Vì vậy, nghiên cứu giới trong ứng phó với thiên tai cần ln song hành bởi giới luôn hiện hữu trong những tác động của thiên tai và ảnh hưởng đến

ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hiệu quả của các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ứng phó với thiên tai chỉ có thể đạt hiệu quả, bền vững nếu có tính đến yếu tố giới [78, 1].

Ninh Thuận là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên đất, nước, khí hậu. Trong những năm gần đây tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận xảy ra hết sức khốc liệt, nắng nóng, hạn hạn, bão, lũ ngày càng gia tăng về cường độ cũng như về số lượng [83]. Ninh Thuận được biết đến là miền đất khô hạn bậc nhất của cả nước và từng được mệnh danh

<i>là chảo lửa bởi luôn “thiếu mưa và thừa nắng”. Hạn hán và ngập lụt là hai hoại hình </i>

thiên tai gây thiệt hại nhiều nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận. Mùa khơ nơi đây có thể kéo dài đến 8-9 tháng/năm. Kéo theo sau mỗi đợt nắng hạn gay gắt, dài ngày là những trận mưa lớn với lượng mưa dồn dập trong khoảng thời gian ngắn khiến cho hệ thống kênh mương, sơng ngịi ao hồ khơng thể điều tiết kịp, gây ngập lụt cục bộ tạo thành thảm họa kép (cả hạn hán và ngập lụt) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sinh kế của người dân, đặc biệt là sinh kế nông nghiệp.

<i>Trong cuộc mưu sinh trên miền đất khô cằn được mệnh danh là “vùng đất điển </i>

chăm chỉ đã từng bước thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển một cách kiên cường, bền bỉ. Các nghiên cứu về thiên tai và BĐKH được tiến hành ở khu vực này phần lớn mới được xem xét dưới góc độ của khoa học tự nhiên, khoa học cơng nghệ, các kịch bản PCTT và thích ứng với BĐKH, trong khi đó các nghiên cứu được đề cập ở chiều cạnh giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân vẫn hầu như cịn vắng bóng. Trong bối cảnh này, luận án hướng đến tìm hiểu về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai trong khoảng 5 năm gần đây), nhằm nhận diện một cách khách quan, khoa học về cách thức nam và nữ nơng dân ứng phó với hạn hán và ngập lụt cũng như những nguồn lực ảnh hưởng đến khác biệt giới trong cách thức ứng phó của họ. Qua đó, luận án cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở để thúc đẩy hơn nữa việc lồng ghép giới trong công tác ứng phó với thiên tai để đảm bảo bình đẳng thực chất cho cả nam và nữ trong tham gia, đóng góp và hưởng thụ cơng bằng. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm cơ sở khoa học để đề xuất những chính sách nhằm nâng cao nhận thức, vai trị và hiệu quả ứng phó của cả hai giới trong cơng tác phịng chống thiên tai nói riêng và phát triển xã hội bền vững nói chung trong bối cảnh hiện nay.

<i><b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Luận án nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy năng lực ứng phó của nam và nữ nơng dân trong công tác giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

Trên cơ sở nguồn số liệu và thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra, khảo

<i>sát, nhiệm vụ của luận án là: </i>

(1). Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai (2). Tìm hiểu về tình hình thiên tai và những tác động của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

(3). Tìm hiểu thực trạng ứng phó với thiên tai của nam và nữ nông dân ở xã Phước Nam trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp

(4). Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân ở xã Phước Nam trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

(5). Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai của nam và nữ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững.

<i><b>3. Đối tượng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu </b></i>

<i><b>3.1 Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khác biệt giới và các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân.

Khách thể tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ gia đình, trực tiếp tham gia sản xuất hoặc đảm nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp của hộ gia đình, cụ thể là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi và các cán bộ đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ban Phịng chống thiên tai và TKCN; cán bộ Hội nông dân, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ của xã

<i><b>3.3 Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Phạm vi về nội dung </i>

<i>Luận án tìm hiểu khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân trong </i>

sản xuất nông nghiệp ở xã Phước Nam (cụ thể là ứng phó của nông dân trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi đối với hai loại hình thiên tai chủ yếu ở địa phương là hạn hán và ngập lụt).

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Phạm vi về không gian </i>

Nghiên cứu này thu thập thông tin tại một xã vùng Nam Trung Bộ - xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là một xã thuần nông (đời sống người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi). Trong khoảng 10 năm tính đến thời điểm khảo sát, Phước Nam là một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai mà đặc biệt là hạn hán và ngập lụt. Các nhận định, kết luận trong nghiên cứu này là cho trường hợp của địa bàn thực hiện khảo sát, khơng hàm ý mang tính đại diện cho địa bàn khác.

<i>Phạm vi về thời gian </i>

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019

<i><b>3.4. Câu hỏi nghiên cứu </b></i>

Thiên tai có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam?

Thực trạng ứng phó với thiên tai và khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam như thế nào?

Những yếu tố nào tác động đến sự khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân xã Phước Nam?

<i><b>3.5. Giả thuyết nghiên cứu </b></i>

Luận án được thực hiện nhằm kiểm chứng các giả thuyết đặt ra là:

Thiên tai, cụ thể là hạn hán và ngập lụt có tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế trong nông nghiệp của nông dân, làm giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) và làm tăng gánh nặng công việc cho cả nam và nữ.

Nam và nữ nông dân tham gia nhiều hoạt động ứng phó với thiên tai trong đó nữ tham gia nhiều hoạt động cũng như dành nhiều thời gian hơn trong các hoạt động ứng phó với thiên tai trong đời sống và sản xuất nơng nghiệp.

Có nhiều yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân xã Phước Nam, trong đó một số yếu tố có tác động đáng kể như sau: các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân (độ tuổi, học vấn); các yếu tố liên quan đến đặc điểm hộ gia đình (chủ hộ; số thế hệ; số năm kết hôn; mức sống và các yếu tố cộng đồng: dân tộc; khn mẫu giới, chính sách và truyền thơng về ứng phó với thiên tai và bình đẳng giới ở địa phương.

<b>4. Đóng góp của luận án </b>

Nghiên cức về ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đến từ các lĩnh vực khác nhau như xã hội học, môi trường, phát triển bền vững....Tuy nhiên, nghiên cứu khác biệt giới trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

ứng phó với thiên tai lại là một chiều cạnh nghiên cứu chuyên sâu còn thiếu vắng các dữ liệu thực nghiệm. Mặc dù luận án vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định và các phân tích vẫn cịn mang tính mơ tả nhưng về cơ bản, luận án đã cung cấp những tri thức khoa học đáng tin cậy về chủ đề giới trong ứng phó với thiên tai.

Thứ nhất, luận án áp dụng cách tiếp cận giới để tìm hiểu, phân tích thực trạng ứng phó của nông dân với thiên tai thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, từ việc tiếp cận giới, tiếp cận nguồn lực và văn hóa, luận án chỉ ra một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân.

Thứ ba, luận án cung cấp các luận cứ khoa học để đưa ra một số khuyến nghị, gợi ý về mặt chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới và nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai của nam, nữ nông dân.

<b>5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án </b>

<i><b>5.1. Ý nghĩa khoa học </b></i>

Nghiên cứu vận dụng các quan điểm tiếp cận giới, tiếp cận nguồn lực và văn hóa trong việc luận giải những khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai ở lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần kiểm chứng sự phù hợp của các lý thuyết nghiên cứu khi vận dụng phân tích các yếu tố về nguồn lực, cụ thể là các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân, đặc điểm gia đình và khn mẫu giới, chính sách của địa phương có ảnh hưởng đến khác biệt giữa nam và nữ nơng dân trong ứng phó với thiên tai. Qua đó, luận án làm phong phú và hoàn thiện thêm tri thức khoa học trong nghiên cứu giới và ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về cùng chủ đề.

<i><b>5.2. Ý nghĩa thực tiễn </b></i>

Luận án đóng góp tri thức về thực trạng và những yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh vực nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai, qua đó giúp đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững.

Nghiên cứu được thực hiện ở địa bàn xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, vì vậy kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các cơ quan, ban ngành của địa phương. Ngoài ra, luận án cũng có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho quá trình tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong bộ môn xã hội học về giới, xã hội học môi trường, quản lý rủi ro thiên tai.

</div>

×