Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật nguyên nhân và kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆPKHOA ĐIỆN

BỘ MÔN : Triết học Mác-LêninBài tập Nhóm 5A

4. Tơ Tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Nội dung đề tài

1.Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả2.Tính chất của mối quan hệ nguyên nhân, kết quả

2.1. Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ ngun nhân-kết quảcó 3 tính chất:

+ Tính khách quan + Tính phổ biến + Tính tất yếu 2.2. Phân loại nguyên nhân

2.2.1.Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu 2.2.2.Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài 2.2.3.Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan3.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

3.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện 3.2. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

3.3. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể được sinh ra từ nhiều nguyên nhân

3.4. Trong những mối quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra,nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. 3.5. Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân

4.Ý nghĩa phương pháp luận

5.Ứng dụng của cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả trong thực tiễn6.Kết luận và bài học kinh nghiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Phạm trù nguyên nhân, kết quả

1. Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sựvật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Lưu ý: Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, nguyên nhân với điều kiện:

Ngun cớ là yếu tố bên ngồi khơng trực tiếp sinh ra kết qủa, có ảnh hưởng ngẫu nhiên đến kết quả, từ đó có thể xúc tiến kết quả xảy ra nhanh hơn.

Điều kiện là những yếu tố gắn liền với nguyên nhân, liên hệ với nguyên nhân trong cùng một không gian và thời gian, tác động vào nguyên nhân làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Nhưng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả.

Nguyên cớ và kiều kiện không sinh ra kết quả mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

2. Tính chất của mối quan hệ nguyên nhân, kết quả:

2.1. Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nguyên nhân-kết quả có 3 tính chất:+ Tính khách quan: Mối quan hệ nhân quả vốn có trong bản thân sự vật và khơng liên quan gì đến ý thức con người. Dù con người có nhận ra hay khơng thì mọi việc vẫn tác động lẫn nhau và sự ảnh hưởng này tất yếu sẽ gây ra những thay đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh kết quả và sự thay đổi trong tâm trí mình, tức là những mối quan hệ nhân quả thực tế chứ không tạo ra những mối quan hệ nhân quả thực tế trong tâm trí mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối quan hệ nhân quả khách quan giữa bản thân sự vật. Họ tin rằng nhân quả là do Thượng đế tạo ra hoặc do cảm xúc của con người quyết định.

Ví dụ: Trời mưa thì con người sẽ bị ướt hoặc cảm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có một ngun nhân nhất định gây ra. Khơng có hiện tượng nào là khơng có ngun nhân, quan trọng là con người đã nhận thức được nguyên nhân đó hay chưa thôi. Không nên đồng nhất là việc nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với sự tồn tại của nó trong thực tế.

Ví dụ: Nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải của nhà máy cơng nghiệp chưa qua xử lí.

+ Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân, trong những điều kiện giống nhau thì cho ra các kết quả giống nhau.Tuy nhiên trong thực tế, các sự vật không thể tồn tại trong những hồn cảnh, điều kiện giống nhau. Vậy nên tính tất yếu trong thực tế được hiểu là: Nguyên nhân tác động đến hồn cảnh, điều kiện càng ít thì kết quả chúng gây ra càng giống nhau.

Ví dụ: Sự tác động của dòng điện lên hai dây dẫn bằng đồng và bạc làm cho hai dây dẫn nóng lên nhưng dây đồng sẽ nóng hơn dây bạc.

2.2 . Phân loại ngun nhân

Căn cứ vào tính chất, vai trị của mối liên hệ giữa nguyên nhân, kết quả ta có thể phân loại được nguyên nhân.

2.2.1 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu

- Nguyên nhân chủ yếu: là các nguyên nhân quyết định sự xuất hiện của kết quả. Nếu ngun nhân chủ yếu khơng xuất hiện thì kết quả không xảy ra.

- Nguyên nhân thứ yếu: là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định nhữngđặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng.

Ví dụ: Ơ nhiễm khơng khí

+ Ngun nhân chủ yếu: do hoạt động sản xuất của con người, khí thải của các phương tiện giao thơng và các nhà máy công nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Nguyên nhân thứ yếu: do núi lửa phun trào, bão, lốc xoáy, cháy rừng.

2.2.2 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài

- Nguyên nhân bên trong: là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng 1 kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định.

- Nguyên nhân bên ngoài: là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy.

Ví dụ: Người Châu Âu có thể trạng to lớn hơn so với người Châu Á

+ Nguyên nhân bên trong: Do người Châu Âu có gen di truyền cao lớn của chủng tộc.+ Nguyên nhân bên ngoài: Do nền y học hiện đại, mức sống cao, chế độ dinh dưỡng hợp lý của họ.

2.2.3 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân khách quan: là những nguyên nhân xuất phát từ những những yếu tố bên ngoài.

- Nguyên nhân chủ quan: là bao gồm tất cả những gì cấu thành và phản ánh trình độ phát triển phẩm chất và năng lực của một chủ thể. Phải kể đến phẩm chất về tư duy, trình độ hiểu biết, đến tình cảm, ý chí, nguyện vọng và thể chất của chủ thể.

Ví dụ: Thắng lợi của trận Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

+ Nguyên nhân khách quan: là Quân Nam Hán chủ quan, kiêu ngạo, coi thường sức mạnh quân đội Việt Nam ta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Nguyên nhân chủ quan: do sự lãnh đạo tài tình của Ngơ Quyền với kế sách đánh giặc sáng tạo, chủ động và tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

3.1 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện

Điều nay có nghĩa là nguyên nhân là cái có trước để sinh ra kết quả. Khơng có ngun nhân nào khơng dẫn đến kết quả và ngược lại khơng có kết quả nào mà khơng có ngun nhân.Lưu ý: khơng phải sự nối tiếp nào trong thế giới của các sự vật hiện tượng cũng đều biểu hiệnmối quan hệ nhân quả

Ví dụ: Các mùa trong năm, Ngày và đêm,….

Để phân biệt được quan hệ nhân quả và quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian là ở trong quan hệ nhân quả thì ngun nhân ln xuất hiện trước và sản sinh ra kết quả.3.2 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

Mọi sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng chính nó là kết quả của một mối quan hệ nhân quả trước đó. Ngược lại, kết quả với tư cách là kết quả được sinh ra từ một ngun nhân nhưng bản thân nó khơng dừng lại. Nó tiếp tục tác động và sự tác động của nó lại gây ra các kết quả khác. Chính điều đó đã tạo nên một chuỗi nhân-quả.Ví dụ: Học giỏi do ta chăm chỉ, thông minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Học giỏi là nguyên nhân cho tương lai giàu có

3.3 Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể được sinh ra từ nhiều nguyên nhân

Ví dụ: Khi độ thị hóa sẽ sinh ra nhiều kết quả khác nhau. Thứ nhất, đơ thị hóa làm gia tăng ơ nhiễm khơng khí do khí thải của phương tiện giao thơng, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thứ hai, nó làm bùng nổ chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp gây nên ô nhiễm nguồn nước, lan truyền dịch bệnh. Thứ ba, nó làm diện tích rừng, cây xanh bị thu hẹp góp phần cho sự nóng lên của Trái Đất.

Một kết quả cũng có nhiều nguyên nhân. Ví dụ hạn hán do các yếu tố như chặt phá rừng, khí hậu bất thường, thiếu nguồn nước.

3.4 Trong những mối quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân

Sự ảnh hưởng này có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân (tích cực)hoặc cản trỏ hoạt động của nguyên nhân (tiêu cực).

Ví dụ: Nền kinh tế kém phát triển là do dân trí thấp. Nếu mà khơng có các biện pháp nâng cao dân trí, chú trọng nền giáo dục thì hậu quả sẽ quay trở lại tác động nên nền kinh tế đang phát triển đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Vấn đề tác động trở lại của hậu quả đối với nguyên nhân có một nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Nó giúp ta dự kiến rất nhiều hậu quả của một nguyên nhân và tìm được các biện pháp khắc phục

3.5 Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân

Dựa vào định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng thì Hê-ghen đã phát hiện ra kết quả không bao giờ lớn hơn nguyên nhân. Một kết quả được sinh ra bởi ngun nhân nên nó khơng thể lớn hơn ngun nhân được.

Ví dụ: Với một lượng củi khoảng 3000 calo có thể đun sơi nước nhưng khi đặt ngồi nắng thì chỉcần 2800 calo

Vì vậy, khi thấy kết quả to hơn nguyên nhân thì ta phải tìm các nguyên nhân khác bổ sung để làm nên kết quả chúng có được.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

+ Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong nên trong hoạt động thực tiễn muốn loại bỏ hoặc tạo ra một hiện tượng nào đó phải hiểu nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong của nó

+ Mọi sự vật, hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra, những nguyên nhân này có vị trí rất khác nhau trong việc hình thành kết quả, vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân biệt các loại nguyên nhân, xem đâu là nguyên nhân bên trong đâu là nguyên nhân bên ngoài, đâu là nguyên nhân chủ yếu- đâu là nguyên nhân thứ yếu… đồng thời phải nắm được những nguyên nhân tác động cùng chiều và khác chiều để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hạn chế được các nguyên nhân nghịch chiều.

+ Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không thụ động mà tác động trở lại nguyên nhân vì vậy phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển.

5. Ứng dụng của cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả trong thực tiễn 5.1. Trong tự nhiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đối với những mối liên hệ nhân – quả ở trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được càng nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng lớn để đạt được những thành tựu to lớn và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người.

Ví dụ biết được về hiện tượng của thủy triều là do sức hút của mặt trăng tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.

Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân – quả của các hiện tượng tự nhiên để thấy được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra.

Ví dụ, lợi nhuận bn ma túy là rất cao, cho nên bọn buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại, hành động có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác động đó người ta khơng thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân – quả.

Do đó nghiên cứu mối quan hệ nhân-quả ở trong đời sống xã hội cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ tác động về mặt lợi ích. Những lợi ích nào được sinh ra từ những tác động nào, nó đưa lại những hậu quả nào, đó chính là mục tiêu đề nghiên cứu mối quan hệ nhân – quả trong đời sống cộng đồng.

5.3. Trong lĩnh vực chính trị

Trong lĩnh vực chính trị, cặp phạm trù ngun nhân-kết quả đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức và vận dụng. Ví dụ như các nhà lãnh đạo chính trị phải nắm được và vận dụng nó để giải quyết các vấn đề, thử thách trong các chính sách mà mình đưa ra. Họ phải nhìn nhận một cách khách quan về các nguyên nhân, hậu quả tiểm ẩn để xây dựng đường lối đúng đắn, thuận lợicho mình. Từ đó, nó góp phần làm tăng vị thế của nhà lãnh đạo chính trị đó giúp cho đất nước ngày càng phát triển nhanh chóng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tóm lại, mối quan hệ nhân – quả được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Nhưng dù ở lĩnh vực nào thìcon người cũng phải ln ln tìm hiểu, nghiên cứu để khắc phục, tránh những hậu quả xấu do các tác động gây ra. Ngược lại, chúng ta cũng có thể lợi dụng mối quan hệ nhân – quả này để phục vụ cho cuộc sống của mình.

6. Kết luận và bài học kinh nghiệm

Tất cả các mối quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát những đặc trưng của những mối quan hệ cụ thể, ở trong những lĩnh vực cụ thể của thế giới vật chất. Quan hệ nhân quảđược khái quát từ việc một hiện tượng từ một tác động này suy ra kết quả khác trong nhiều lĩnh vực: tự nhiên, đời sống xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế,…Quan hệ nhân quả đóng vai trị quan trọng đối với nhận thức con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Việc vận dụng cặp phạm trù này trong nghiên cứu, sáng tạo giúp con người biết thêm nhiều kiến thức, nâng cao đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần. Ta thấy được quan hệ nhân quả là một trong những quan hệcó tính phổ biến nhất trong thực tiễn.

Tóm lại, mối quan hệ biện chứng nguyên nhân-kết quả là những cơ sở lý luận rất quan trọng giúpcho chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Những hoạt động thựctiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối quan hệ nhân-quả và những đặc trưng này với tư cách là thành quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ dẫn cho con người trong hoạt động thực tiễn để đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa.

</div>

×