Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

đánh giá kết quả mô phỏng ứng dụng giải pháp tự nhiên đến chất lượng nước mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Phước Dân

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Đào Nguyên Khôi

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 30 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

1. Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Lê Văn Khoa 2. Thư ký Hội đồng: TS. Ngô Thị Ngọc Lan Thảo 3. Giảng viên phản biện 1: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm 4. Giảng viên phản biện 2: PGS.TS. Đào Nguyên Khôi 5. Ủy viên Hội đồng: TS. Lâm Văn Giang

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

<b>CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA </b>

<b>MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b> </b>

<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

Họ tên học viên: THƯƠNG QUỐC THỊNH ... MSHV: 2070585

Ngày, tháng, năm sinh: 22/02/1998 ... Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường ... Mã số: 8850101

<b>II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: </b>

- Tổng quan hiện trạng hệ thống thốt nước Thành phố Hồ Chí Minh - Tổng quan các giải pháp tự nhiên

- Giới thiệu mô hình F28

- Xác định các hệ số chuyển hóa hoặc phân hủy của các thông số chất lượng nước - Mô phỏng sự lan truyền chất ô nhiễm tại thời có và khơng có mưa trong ngày

- Mơ phỏng sự lan truyền chất ô nhiễm khi ứng dụng giải pháp tự nhiên là mái nhà xanh

<b>III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2023 </b>

<b>IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/12/2023 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : GS.TS. Nguyễn Phước Dân</b>

<i>Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2024 </i>

<b>CÁN BỘ HƯỚNG DẪN </b>

(Họ tên và chữ ký) <b><sup>CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO </sup></b>(Họ tên và chữ ký)

<b>TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN </b>

(Họ tên và chữ ký)

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tôi cũng đã hồn thành luận văn “Đánh giá kết quả mơ phỏng ứng dụng giải pháp tự nhiên đến chất lượng nước mặt”. Luận văn được hồn thành khơng chỉ nhờ vào sự nổ lực của bản thân mà cịn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy – GS. TS. Nguyễn Phước Dân, người trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi. Thầy đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức, cho tôi nhiều ý kiến, giúp luận văn của tơi được hồn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Có những lúc tưởng chừng như không tiếp tục với đề tài, thầy đã động viên, nhắc nhở kịp thời để tơi có thể hồn thành luận văn đúng tiến độ.

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy - PGS.TS. Lê Song Giang, anh – TS. Trần Thành Long đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, ln động viên và chỉ bảo tận tình, ln khích lệ tạo động lực nhắc nhở tơi có trách nhiệm với đề tài của mình, giúp tơi hồn chỉnh luận văn tốt hơn.

Tôi xin cám ơn đến thầy – TS. Hồ Tuấn Đức, thầy - PGS.TS. Bùi Xuân Thành, tập thể các anh chị, sinh viên tại CARE và Phịng thí nghiệm Phân tích Mơi trường đã tạo điều kiện cho tơi có mơi trường tốt để thực hiện các thí nghiệm cần thiết cho đề tài này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Môi trường và Tài Nguyên và Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi được học tập trong môi trường tốt nhất.

Chân thành cám ơn. Trân trọng,

<b>Thương Quốc Thịnh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

Mơ hình xử lý nước thải tập trung ở Thành phố hiện nay chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân khi khả năng xử lý của các nhà máy chỉ khoảng 10-20%. Do đó, phần cịn lại nước thải được dẫn ra hệ thống sông, kênh rạch gây ô nhiễm môi. Bên cạnh đó, hệ thống thốt nước chưa được hồn thiện làm xuất hiện nhiều điểm ngập cố định. Các giải pháp tự nhiên được xem là các giải pháp bền vững giúp điều hịa quản lý nước đơ thị và giảm áp lực lên hệ thống thoát nước vốn đã không đáp ứng nhu cầu của người dân. Cụ thể, trong các giải pháp tự nhiên, mái nhà xanh đang được đánh giá cao trong việc giảm thiểu lượng nước mưa chảy tràn và xử lý một phần nước thải sinh hoạt.

Vì những lý do trên, luận văn đã tập trung mô phỏng khả năng lan truyền các chất ô nhiễm (BOD, N-NH<small>3,</small> N-NO<small>3</small><sup>-</sup>, N-NO<small>2</small><sup>-</sup>) từ hệ thống cống thoát nước đến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu trong thành phố Thủ Đức. Đề tài sử dụng phần mềm F28 để thực hiện chạy mô hình với ba kịch bản: thời tiết khơng mưa, có mưa và có ứng dụng mái nhà xanh khi có mưa. Bên cạnh đó, các thí nghiệm phân tích chất lượng nước cũng được thực hiện nhằm xác định hệ số phân hủy của các chất BOD, N-NH<small>3,</small> N-NO<small>3</small><sup>-</sup>, N-NO<small>2</small><sup>-</sup> lần lượt là: k<small>1</small> = 0.258 ± 0.015 ngày<small>-1</small>, β<small>1 </small>= 0.036 ± 0.003 ngày<small>-1</small>,β<small>2 </small>= 0.226 ± 0.0975 ngày<sup>-1</sup>, β<small>3</small> = 0.016 ± 0.0035 ngày<sup>-1</sup>.

Kết quả cho thấy việc ứng dụng mái nhà xanh giúp giảm thảm thiểu lượng nước mưa chảy tràn, qua đó hạn chế việc lan truyền chất ô nhiễm đến chất lượng nước mặt. Tại các điểm như rạch Gò Dưa, rạch Nhỏ, suối Cái, kết quả chạy mơ hình lúc 18 giờ cho thấy nồng độ các chất đã giảm: BOD<small>5</small> là 84 mg/L, N-NH<small>3</small> là 2.46 mg/L<small>,</small> N-NO<small>3</small><sup>- </sup>là 0.01 mg/L, N-NO<small>2</small><sup>- </sup>là0.002 mg/L tương đương với phần xử lý lần lượt là 49%, 89%, 80%, 96%. Trên cơ sở đó, việc ứng dụng mái nhà xanh để điều hòa quản lý nước đơ thị là hồn tồn khả thi và mang lại hiệu quả trong giảm thiểu hiện tượng ngập úng và ô nhiễm chất lượng nước mặt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>ABSTRACT </b>

The current centralized wastewater treatment model in Ho Chi Minh City only meets part of people's needs when the capacity of the wastewater treatment plants is only about 10-20%. Therefore, the remaining wastewater is directed into the river and canal system, causing environmental pollution. In addition, the drainage system has not been completed, causing many permanent flooding points to appear. Nature-based Solutions are considered sustainable solutions that help regulate urban water management and reduce pressure on drainage systems that cannot meet people's needs. Specifically, among natural solutions, green roofs are highly appreciated for minimizing rainwater runoff and treating a portion of domestic wastewater.

For the above reasons, the thesis focused on simulating the ability to spread pollutants (BOD, N-NH3, N-NO3-, N-NO2-) from the sewer system to surface water quality in the study area in Thu Duc city. The project uses F28 software to run the model with three scenarios: weather without rain, with rain and with green roof application when it rains. In addition, water quality analysis experiments were also performed to

determine the decomposition coefficient of contaminants BOD, N-NH3, N-NO3-, N-NO2- are: k1 = 0.258 ± 0.015 day<sup>-1</sup>, β1 = 0.036 ± 0.003 day<small>-1</small>, β2 = 0.226 ± 0.0975

day<small>-1</small>, β3 = 0.016 ± 0.0035 day<small>-1</small>.

The results show that the application of green roofs helps reduce the amount of rainwater runoff, thereby limiting the spread of pollutants to surface water quality. At points such as Go Dua canal, Nho canal, and Cai stream, the results of running the model at 6:00 p.m. show that the concentration of substances has decreased: BOD<small>5</small> to 84 mg/L, N-NH<small>3</small> to 2.46 mg/L, N-NO<small>3</small><sup>-</sup> to 0.01 mg/L, N-NO<small>2</small><sup>-</sup> to 0.002 mg/L that are equivalent to 49%, 89%, 80%, 96%, respectively. On that basis, the application of green roofs to

<b>regulate urban water management is completely. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi, Thương Quốc Thịnh, mã học viên: 2070585, cam đoan rằng luận văn thạc sĩ này được viết dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Phước Dân và hoàn toàn phản ánh cơng trình nghiên cứu và quan điểm cá nhân của tôi. Tất cả thông tin và nguồn tài liệu từ nguồn khác đều đã được dẫn chính xác và đầy đủ theo quy tắc trích dẫn và tham chiếu. Tôi cam đoan rằng tôi đã tuân thủ mọi quy định và hướng dẫn về việc viết luận văn của khoa Khoa Tài nguyên và Môi trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nghiên cứu và viết luận văn này. Tơi đảm bảo rằng khơng có sự gian lận, vi phạm, hoặc sử dụng thông tin từ nguồn khác mà không được nêu rõ trong luận văn.

Tôi hiểu rằng bất kỳ vi phạm nào của tôi đối với các quy tắc và quy định của trường đại học hoặc tổ chức sẽ bị xem xét một cách nghiêm túc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.4. Nội dung nghiên cứu ... 2

1.5. Phương pháp nghiên cứu ... 3

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ... 3

2.2.3. Thu gom nước mưa ... 15

2.2.4. Lựa chọn giải pháp tự nhiên ... 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CHƯƠNG 4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 34

4.1. Xác định hệ số chuyển hóa hoặc phân hủy của các chất ơ nhiễm ... 34

4.1.1. Tốc độ phân hủy BOD (k<small>1</small>) ... 35

4.1.2. Tốc độ Oxy hoá của Ni-tơ amonia (<small>1</small>) ... 35

4.1.3. Tốc độ Oxy hoá của Ni-tơ nitrite (<small>2</small>) ... 35

4.1.4. Tốc độ thủy phân của Ni-tơ hữu cơ (<small>3</small>) ... 36

4.2. Mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm không ứng dụng giải pháp mái nhà xanh .... 38

4.2.1. Kịch bản 1: Kết quả lan truyền chất ô nhiễm khi không có mưa ... 38

4.2.2. Kịch bản 2: Kết quả lan truyền chất ơ nhiễm tại thời điểm có mưa ... 43

4.3. Mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm ứng dụng giải pháp tự nhiên (kịch bản 3) ... 47

CHƯƠNG 5 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 52

5.1. Kết luận ... 52

5.2. Kiến nghị ... 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 53

PHỤ LỤC ... 58

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>

TP.HCM GPTN ĐNN MNX BOD TKN NH<small>3 </small>

-NO<small>2</small><sup>- </sup>

1D 2D

Thành phố Hồ Chí Minh Giải pháp tự nhiên Đất ngập nước Mái nhà xanh

Nhu cầu oxy sinh hóa Tổng nitơ Kendal Amoni

Nitrat Nitrit Một chiều Hai chiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 2.6. Ứng dụng thu gom nước tại nhà... 15

Hình 2.7. Mơ tả phương trình vi phân đạo hàm riêng ở dạng bảo tồn trong miền Ω .. 16

Hình 2.8. Sơ đồ mạng sơng 1D ... 18

Hình 2.9. Sơ đồ nút 1D ... 19

Hình 2.10. Ba trạng thái chảy trong hệ thống cống – đường phố ... 23

Hình 2.11. Hệ thống cống và mặt đường ... 24

Hình 3.1. Khung nghiên cứu ... 26

Hình 3.2. Thiết lập mơ hình 1D cho dịng chảy trên sơng ... 28

Hình 3.3. Thiết lập dịng chảy trong hệ thống thốt nước thải và trên đường phố ... 28

Hình 3.4. Thiết lập mơ hình 2D ... 29

Hình 3.5. Thiết lập lưu vực ... 29

Hình 3.6. Sơ đồ thực hiện mơ phỏng bằng phần mềm F28 ... 30

Hình 4.1. Tốc độ phân hủy của BOD trong 2 lần phân tích... 35

Hình 4.2. Tốc độ oxy hóa của Amoni trong 2 lần phân tích ... 35

Hình 4.3. Tốc độ tăng của nồng độ nitrat trong 2 lần phân tích ... 36

Hình 4.4. Tốc độ chuyển hóa thành amonia trong 2 lần phân tích ... 36

Hình 4.5. Dịng chảy nước thải sinh hoạt trong hệ thống cống thốt nước ... 38

Hình 4.6. Quá trình lan truyền của BOD tại các thời điểm trong ngày 06/8/2020 ... 39

Hình 4.7. Quá trình lan truyền của ammoni tại các thời điểm trong ngày 06/8/2020 ... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hình 4.8. Quá trình lan truyền của nitrat tại các thời điểm trong ngày 06/8/2020 ... 41

Hình 4.9. Quá trình lan truyền của nitrit tại các thời điểm trong ngày 06/8/2020 ... 42

Hình 4.10. Các điểm ngập úng tại khu vực vào lúc trời đang mưa (18 giờ) và sau cơn mưa (22 giờ) ngày 06/8/2020 ... 44

Hình 4.11. Lan truyền BOD trong điều kiện thời tiết khơng có mưa và có mưa ... 45

Hình 4.12. Lan truyền amoni trong điều kiện thời tiết khơng có mưa và có mưa ... 45

Hình 4.13. Lan truyền nitrat trong điều kiện thời tiết khơng có mưa và có mưa ... 46

Hình 4.14. Lan truyền nitrit trong điều kiện thời tiết khơng có mưa và có mưa ... 46

Hình 4.15. Các điểm ngập úng tại khu vực vào lúc trời đang mưa (18 giờ) và sau cơn mưa (22 giờ) ngày 06/8/2020 ... 47

Hình 4.16. Độ sâu tại các điểm ngập úng tại thời điểm có mưa khi khơng ứng dụng MNX (A) và khi ứng dụng MNX (B) ... 48

Hình 4.17. Nồng độ BOD tại thời điểm mưa khi không ứng dụng MNX (A) và khi ứng dụng MNX (B) ... 48

Hình 4.18. Nồng độ amonium tại thời điểm mưa khi không ứng dụng MNX (A) và khi ứng dụng MNX (B) ... 49

Hình 4.19. Nồng độ nitrat tại thời điểm mưa khi không ứng dụng MNX (A) và khi ứng dụng MNX (B) ... 50

Hình 4.20. Nồng độ nitrit tại thời điểm mưa khi không ứng dụng MNX (A) và khi ứng dụng MNX (B) ... 50

Hình PL.1. Biểu đồ lượng mưa vào ngày 06/8/2020 ... 61

Hình PL2. Hình ảnh lấy mẫu và dự trữ mẫu nước thải sinh hoạt ... 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH SÁCH BẢNG BIỂU </b>

Bảng 3.1. Dữ liệu đầu vào ... 26

Bảng 3.2. Công thức xác định số hạng nguồn ... 30

Bảng 3.3. Công thức xác định số hạng nguồn sau khi đã rút gọn ... 31

Bảng 3.4. Phương pháp thí nghiệm phân tích các thơng số chất lượng nước ... 33

Bảng 4.1. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trong 20 ngày ... 34

Bảng 4.2. Kết quả phân tích hệ số phân hủy các chất ... 37

Bảng 4.3. Kết quả chất lượng nước thải sinh hoạt ... 38

Bảng 4.4. Sự thay đổi các thông số chất lượng nước trong ngày (đơn vị: mg/L) ... 43

Bảng 4.5. Sự thay đổi các thông số chất lượng nước tại điểm ngập đường Tam Bình (đơn vị mg/L) ... 46

Bảng 4.6. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của mái nhà xanh ... 51

Bảng PL1. Mực nước tại các trạm thủy văn trong ngày 06/8/2024 ... 58

Bảng PL2. Kết quả thí nghiệm các thông số chất lượng nước trong 20 ngày sau khi lấy log các giá trị thực nghiệm ... 59

Bảng PL3. Kết quả thí nghiệm các thơng số chất lượng nước dùng cho đầu vào ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài </b>

Ngập úng đô thị từ lâu đã được cho là kết quả của các hiện tượng tự nhiên bao gồm mưa lớn, triều cường, sụt lún đất và sự kết hợp của những yếu tố này. Bên cạnh đó, các tác động nhân tạo cũng đóng góp đáng kể như phát triển đô thị không theo quy hoạch và bê tơng hóa các khơng gian giữ và thấm nước tự nhiên (Loc và cộng sự, 2017). Để khắc phục những hiện tượng này, các biện pháp cơng trình kiểm soát lũ lụt, ngập úng đã được xây dựng để bảo vệ cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các cơng trình này chỉ đáp ứng những hiện tượng thời tiết thơng thường, do đó các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt không những không giảm thiểu mà cịn có xu hướng ngày càng phổ biến và tác động đến đời sống con người nhiều hơn (Hoyer và cộng sự, 2011).

Tại thành phố Thủ Đức, hệ thống thốt nước chưa được đầu tư hồn chỉnh nên thường xuyên dẫn tới ngập vào mùa mưa cụ thể ở một số đoạn đường như đường Kha Vạn Cân, tỉnh lộ 43, đường Gò Dưa,… Hiện tượng ngập úng khơng những cản trở giao thơng mà cịn làm lan truyền các chất ơ nhiễm từ cống thốt nước hoặc từ các vùng ô nhiễm và cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Với mục đích thành phố có thể phát triển bền vững, mái nhà xanh được xem là giải pháp tự nhiên phù hợp có thể ứng dụng trong khu vực đô thị để hạn chế lượng nước mưa chảy tràn, giảm thiểu ô nhiễm nước mặt, đáp ứng các thách thức về sức khỏe môi trường mà vẫn đảm bảo việc phát triển đô thị, kinh tế xã hội. Và cơng cụ mơ hình là phương pháp phù hợp để đánh giá hiệu quả của mái nhà xanh. Do đó, luận văn tập trung đánh giá hiệu quả của mái nhà xanh đến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu nằm trong thành phố Thủ Đức theo các kịch bản khác nhau và công cụ dùng để mô phỏng là phần mềm F28. Kết quả của luận văn được xem là cơ sở để đánh giá tính khả thi và hiệu quả việc ứng dụng mái nhà xanh trong quản lý nước đô thị hay giảm thiểu ô nhiễm nước mặt trong tương lai.

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu </b>

Đánh giá kết quả mô phỏng ứng dụng giải pháp tự nhiên đến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu trong thành phố Thủ Đức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.3. Phạm vi nghiên cứu </b>

- Mô phỏng hiệu quả của giải pháp mái nhà xanh đến chất lượng nước mặt của hệ thống kênh rạch tại khu vực nghiên cứu nằm trong Thành phố Thủ Đức tại thời điểm ngày 06/8/2020:

+ Khu vực thoát nước gồm 12 phường của thành phố Thủ Đức: Bình Chiểu, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đơng, Linh Tây, Linh Xuân, Linh Trung, Linh Chiểu, Bình Thọ, Trường Thọ.

+ Hệ thống kênh rạch gồm kênh Ba Bò, rạch Gò Dưa, rạch Dừa, rạch Thủ Đức, suối Cái.

- Tập trung thể hiện hiệu quả của mái nhà xanh đến chất lượng nước mặt qua hai tác động chính của mái nhà xanh là giúp giảm lượng nước mưa chảy tràn và giảm thiểu được các chất ô nhiễm (như nhu cầu oxy sinh hóa, amoni, nitrat, nitrit) của một phần nước thải sinh hoạt trong khu vực nghiên cứu. Do đó, các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt như chất lượng nước mưa chảy tràn và chất lượng nước mặt tại hệ thống sơng ngồi khu vực nghiên cứu sẽ không được đề cập trong đề tài này.

<b>1.4. Nội dung nghiên cứu </b>

Nghiên cứu được thực hiện qua các nội dung sau:

- Xác định các hệ số chuyển hóa hoặc phân hủy của các thông số chất lượng nước thải sinh hoạt.

- Mô phỏng sự lan truyền chất ô nhiễm tại thời có và khơng có mưa trong ngày - Mơ phỏng sự lan truyền của chất ô nhiễm khi ứng dụng giải pháp tự nhiên là mái nhà xanh

Để thực hiện ba nội dung nghiên cứu này, các nhiệm vụ đề tài này bao gồm: - Tổng quan hiện trạng hệ thống thốt nước Thành phố Hồ Chí Minh

- Tổng quan các giải pháp tự nhiên

- Thu thập các số liệu dân số, diện tích khu vực, lượng mưa, mực nước tại các trạm quan trắc, mực nước triều, mạng lưới thoát nước khu vực nghiên cứu, kích thước cống thốt nước.

- Tiến hành thí nghiệm phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt để xác định chất lượng nước đầu vào cho mơ hình và các hệ số chuyển chuyển hóa hoặc phân hủy của các thông số chất lượng nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài là:

- Phương pháp tổng quan tài liệu: việc tổng quan tài liệu khơng chỉ giúp nắm bắt được tình hình hiện tại về ơ nhiễm và ngập úng mà cịn giúp nhận biết các giải pháp đã được triển khai và đề xuất trong tương lai. Đồng thời, có thể nhận thấy rằng một số giải pháp đã được áp dụng nhưng vẫn chưa đủ hiệu quả và việc ứng dụng giải pháp tự nhiên là cần thiết. Việc tóm tắt tình hình nghiên cứu sẽ làm rõ những khoảng trống nghiên cứu hiện nay, từ đó sự cần thiết của đề tài sẽ được thể hiện rõ hơn.

- Phương pháp thu thập số liệu: phần lớn các số liệu trong đề tài (như lượng mưa, mực nước, bản đồ độ cao, kích thước hệ thống thoát nước,... được thu thập để phục vụ trong việc chạy mơ hình. Các số liệu chủ yếu thu thập từ các cơ quan như Trạm khí tượng miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam,…

- Phương pháp thí nghiệm: dữ liệu về chất lượng nước đầu vào, hệ số phân hủy các chất ô nhiễm sẽ được xác định bằng thực hiện thí nghiệm phân tích định lượng. Việc phân tích trực tiếp chất lượng và các thông số về nước này sẽ cho kết quả phù hợp với khu vực nghiên cứu thay vì thu thập từ các nguồn khác.

- Phương pháp mơ hình hóa: phần mềm F28 sẽ được sử dụng để chạy với 03 kịch bản nhằm mục tiêu cuối cùng là trực quan hóa hiệu quả của giải pháp mái nhà xanh đến chất lượng nước mặt của hệ thống kênh rạch tại khu vực nghiên cứu.

<b>1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn </b>

Về mặt khoa học, kết quả về các hệ số phân hủy của các chất ô nhiễm có giá trị trong việc tham khảo và đánh giá trong các nghiên cứu sau này. Việc sử dụng phần mềm F28 để chạy các kịch bản giúp trực quan hóa hiệu quả của mái nhà xanh đến chất lượng nước mặt cho thấy phần mềm F28 được xem là cơng cụ có thể mơ phỏng hiệu quả.

Về mặt thực tiễn, kết quả từ đề tài có thể hỗ trợ quyết định chính sách về quản lý tài nguyên nước và môi trường, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong việc nhận định sơ bộ hiệu quả của việc ứng dụng mái nhà xanh trong giảm thiểu ngập úng đô thị và ô nhiễm nước mặt trong điều kiện trời mưa. Ngoài ra, luận văn có thể được xem là tài liệu tham khảo trong việc thực hiện các giải pháp tự nhiên nhằm giải quyết các vấn đề quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 2 . TỔNG QUAN 2.1. Khu vực nghiên cứu </b>

<b>2.1.1. Đặc diểm tự nhiên </b>

<i>Hình 2.1.Khu vực nghiên cứu </i>

Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực có tên gọi theo đơn vị hành chính trước tháng 12 năm 2020 là quận Thủ Đức, là cửa ngõ trọng điểm phía Đơng Bắc của TP.HCM. Khu vực nghiên cứu có diện tích 48 km<small>2</small> với dân số khoảng 530,000 người. Sở hữu lợi thế phát triển giao thông hạ tầng kỹ thuật, khu vực đã và đang sở hữu các dự án trọng điểm, quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Ngày 09 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị Quyết có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022). Theo đó, sáp nhập tồn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM – thành phố đầu tiên và duy nhất thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Thành phố Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Đơng của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: phía Đơng giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sơng Đồng Nai; phía Tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sơng Sài Gịn; phía Nam giáp Quận 2, Quận 9 và phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương. Các chức năng sử dụng đất của thành phố Thủ Đức đang chuyển dịch dần từ nông nghiệp và công nghiệp sang công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ, với các chức năng dịch vụ tập trung nhiều hơn tại Quận 2 và Quận Thủ Đức cũ. Thủ Đức có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển. Nơi đây có một số khu vực gị đồi thấp, như khu vực Linh Đơng, Linh Tây, và một số khu vực trũng thấp ven sông Sài Gịn và sơng Đồng Nai. Thủ Đức có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khơ rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, với lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, với lượng mưa trung bình khoảng 500 mm.

Hàng tháng, triều xuất hiện 2 lần nuớc cao (triều cuờng) và 2 lần nuớc thấp (triều kém) theo chu kỳ trang. Dạng triều lúc cuờng và lúc kém cung khác nhau, và trị số trung bình của các chu kỳ ngày cũng tạo thành một sóng có chu kỳ 14,5 ngày với biên dộ 0,30-0,40 m. Trong năm, đỉnh triều có xu thế cao hơn trong thời gian từ tháng XII-I và chân triều có xu thế thấp hơn trong khoảng từ tháng VII-VIII. Ðuờng trung bình của các chu kỳ nửa tháng cũng là một sóng có trị số thấp nhất vào tháng VII-VIII và cao nhất vào tháng XII-I.

Đặc điểm tự nhiên của Thủ Đức có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Thủ Đức phát triển giao thông vận tải, thu hút đầu tư và du lịch. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển cơng nghiệp và đơ thị. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho canh tác nơng nghiệp và phát triển các ngành nghề kinh tế khác. Hệ thống sông ngịi dày đặc giúp điều hịa khí hậu, cung cấp nước sinh hoạt và phát triển giao thông thủy. Tài nguyên thiên nhiên phong phú là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và là tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, Thủ Đức cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề môi trường, đặc biệt là ngập úng đô thị và ô nhiễm nước mặt là hai vấn đề quan trọng thành phố Thủ Đức cần giải quyết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>2.1.2. Hiện trạng ngập úng đô thị và ô nhiễm nước mặt </b>

Trong những năm gần đây, tình trạng ngập úng đơ thị tại Thủ Đức đã trở nên nghiêm trọng hơn do nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển nhanh chóng của các khu đơ thị, hệ thống cống thốt nước khơng đủ, và tác động của biến đổi khí hậu. Mưa lớn và cơn bão thường xuyên gây ra ngập úng, đặc biệt là trong mùa mưa, khiến cho nhiều khu vực dân cư xảy ra tình trạng ngập úng. Ngồi ra, ơ nhiễm nước mặt cũng là một vấn đề đáng lo ngại tại thành phố Thủ Đức. Sự phát triển nhanh chóng của các khu đơ thị chưa có quy hoạch, và việc xả thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt là những ngun nhân chính dẫn đến ơ nhiễm nước mặt tại khu vực này.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, Thủ Đức là một trong những khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng do mưa lớn và triều cường. Một số khu vực trũng thấp như Linh Trung, Linh Đơng, Tam Bình, Hiệp Bình Phước thường xun bị ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và giao thông của người dân. Theo báo cáo của Trung tâm Chống ngập TP.HCM, trong năm 2022, đã có 129 điểm ngập trên địa bàn thành phố, với thời gian ngập trung bình từ 30 phút đến 2 tiếng.

Hiện tại, hệ thống thoát nước tại khu vực nghiên cứu chỉ mới được lắp đặt chủ yếu ở các đường lớn; tại các hẻm, phần lớn cống thoát nước chưa được lắp đặt, vẫn đang trong quá trình triển khai. Do đó, nhiều đoạn cống chưa được kết nối với nhà máy xử lý nước thải và do hệ thống thốt nước chưa được đầu tư hồn chỉnh nên thường xuyên dẫn tới ngập, một số đoạn đường thường xuyên ngập vào mùa mưa như đường Kha Vạn Cân, tỉnh lộ 43, đường Gò Dưa,…Việc ngập nước ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân: nước ngập cả vào nhà kéo theo rác thải và côn trùng. Khi rút, bùn đất bám dày nền gạch, trơn nhẹp, bốc mùi hơi. Hiện tại, cơ quan chính quyền đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống thốt nước để giảm tình trạng ngập. Bên cạnh đó, giải pháp về quy hoạch phát triển đô thị hợp lý như sử dụng không gian chưa bị đơ thị hóa để xây dựng các cơng viên có khả năng chứa nước; giải tỏa các vị trí lấn chiếm kênh rạch nhằm gia tăng diện tích bề mặt tự nhiên; xây dựng các điểm trữ nước tạm thời khi có mưa lớn... cũng sẽ góp phần giải quyết tình trạng ngập úng cho khu vực này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Về hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Hồ Chí Minh , Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trung tâm đơ thị của miền Nam Việt Nam, là một trong những Thành phố phát triển năng động nhất ở Châu Á. Thành phố nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai với diện tích 2095,4 km<small>2</small>, dân số khoảng 9,2 triệu người (Niên giám thống kê 2021). Trung tâm Thành phố nằm cách biển Đơng gần 50 km. Địa hình khu vực này có độ cao cao dần về phía bắc và đơng bắc. TP.HCM thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 trong khi mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Thành phố có lượng mưa trung bình hàng năm cao, từ 1200 mm đến 1900 mm và 90% lượng mưa hàng năm này xảy ra vào mùa mưa (Phạm và cộng sự, 2021). Bên cạnh đó, TP.HCM cịn chịu ảnh hưởng của bán nhật triều biển Đơng, với mực nước cao nhất trung bình +1,4m tại trạm Phú An (10<small>o</small>46'N –106<sup>o</sup>42'E, thuộc địa bàn Quận 2, trung tâm TP.HCM).

Do đó, việc phải chịu ảnh hưởng từ tác động kết hợp của mưa lớn trong mùa mưa và mực nước triều cường làm nhiều địa điểm trong thành phố thường xuyên xảy hiện tượng ngập úng đô thị vào mùa mưa. Theo báo cáo Sở Xây dựng, tình hình mưa, ngập nước năm 2021-2022 cho thấy TP.HCM xảy ra ngập ở 39 tuyến đường. Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế và dân số cùng với việc thiếu đầu tư vào hệ thống quản lý nước ở các siêu đô thị đe dọa đến sự an toàn của nguồn nước (Kumar, 2019). Riêng 3 nhà máy xử lý nước thải đang vận hành là Bình Hưng Hịa, Bình Hưng và Tham Lương – Bến Cát với tổng công suất gần 200.000 m<small>3</small>/ngày, bằng khoảng 10-20% so với lượng nước thải sinh hoạt của người dân TP.HCM. Do đó, phần nước thải cịn lại chưa qua xử lý sẽ đổ ra hệ thốngkênh rạch, không những làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch khi sông Sài Gịn và sơng Đồng Nai là hai nguồn nước chính để sản xuất nước sạch của TP.HCM.

Để giải quyết những vấn đề trên, TP.HCM đã đề xuất và triển khai các dự án để giảm thiểu những tác động đó. Đối với vấn đề ngập úng, dự án chống triều cường 10 nghìn tỷ đồng đã được triển khai để kiểm soát ngập triều, xây dựng và nâng cấp hệ thống thốt nước, mục tiêu hồn thành vào năm 2021. Về vấn đề nước thải, Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 về phê

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 với mục tiêu xây dựng tổng cộng 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung cho lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ (nâng công suất lên 512.000 m<small>3</small>/ngày vào năm 2025), lưu vực Tây Sài Gịn (cơng suất 120.000 m<sup>3</sup>/ngày), Tân Hóa – Lị Gốm (công suất 300.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực Nam Sài Gịn (cơng suất 170.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực Đơng Sài Gịn (cơng suất 350.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực Bắc Sài Gịn I (cơng suất 170.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực Bắc Sài Gịn II (cơng suất 130.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực Tham Lương – Bến Cát (công suất 250.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (công suất 500.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực Bình Tân (cơng suất 180.000 m<small>3</small>/ngày), lưu vực rạch Cầu Dừa (công suất 100.000 m<small>3</small>/ngày) và lưu vực Tây – Bắc thành phố (công suất 130.000 m<small>3</small>/ngày). Tuy nhiên, tổng công suất của 12 nhà máy xử lý nước thải chỉ chiếm 80% lượng nước thải sinh hoạt hiện nay và sẽ còn giảm theo thời gian do dân số trong tương lai sẽ ngày càng tăng (Nguyen, 2021). Do đó, các giải pháp tự nhiên được xem như là phương án có thể hỗ trợ trong việc quản lý nước đơ thị, giảm áp lực lên hệ thống thoát nước và tạo ra những đô thị bền vững hơn về môi trường. Việc tích hợp các giải pháp này khơng chỉ giúp đối phó với vấn đề ngập lụt, mà cịn cải thiện chất lượng nước và tạo ra không gian sống thoải mái, xanh mát cho cư dân đô thị. Các giải pháp này khơng chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà cịn góp phần vào sự bền vững và tính chất thân thiện với mơi trường của đô thị trong dài hạn, được đề cập cụ thể tại phần sau.

<b>2.2. Các giải pháp tự nhiên </b>

Các giải pháp dựa vào tự nhiên (GPTN) tiếng anh là nature-based solution được IUCN định nghĩa là “Các hành động nhằm bảo vệ, quản lý bền vững và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên nhằm giải quyết các thách thức xã hội một cách hiệu quả và thích ứng, đồng thời mang lại lợi ích cho con người và đa dạng sinh học”(Cohen-Shacham và cộng sự, 2016). Đối với mục tiêu tổng quát, GPTN được thiết kế để giải quyết các thách thức lớn của xã hội, bao gồm an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, sức khỏe con người, rủi ro thiên tai, phát triển kinh tế và xã hội. Hình 2.1 cho thấy GPTN được phân loại thành ba loại chính bao gồm (i) các giải pháp dựa trên các hệ sinh thái tự nhiên hoặc được bảo vệ hiện có, (ii) các giải pháp dựa trên việc phát triển các giao thức và quy trình quản lý bền vững cho các hệ sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

thái được quản lý hoặc phục hồi và (iii) các giải pháp liên quan đến việc tạo ra các hệ sinh thái mới.

<i>Hình 2.2. Các loại hình GPTN (Eggermont và cộng sự, 2015) </i>

GPTN ngày càng phổ biến như một khái niệm chung cho các phương pháp tiếp cận dựa trên hệ sinh thái nhằm giải quyết các thách thức xã hội về biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh lương thực và nước, sức khỏe và hạnh phúc của con người cũng như phát triển kinh tế và xã hội (Bush và Doyon, 2019). Trong nghiên cứu này, GPTN được ứng dụng để giảm thiểu hiện tượng quá tải của hệ thống thoát nước đơ thị. Hình 2.2 minh họa sơ đồ quản lý nước đô thị bền bền vững với việc áp dụng GPTN so với mơ hình quản lý truyền thống như hiện tại. Trong quản lý nước đô thị bền bền vững, GPTN có thể mang lại những lợi thế thơng qua khơng gian mở (ví dụ: cơng viên đơ thị), cơ sở hạ tầng xanh (ví dụ: vùng đất ngập nước, công viên ven sông, vườn mưa) và các yếu tố được xây dựng tại các tòa nhà như MNX hoặc tường xanh (Ramírez-Agudelo và cộng sự, 2020). Các giải pháp tự nhiên có thể được tích hợp vào thiết kế và quản lý của các tòa nhà để giảm áp lực lên hệ thống thốt nước. Điều này khơng chỉ giúp kiểm soát lượng nước mưa và ngăn chặn lụt lội mà còn giúp cải thiện chất lượng nước, tạo ra mơi trường sống tốt hơn. Mặc dù có thể xem xét nhiều loại hình GPTN, nhưng chỉ có các cơng trình đất ngập nước và MNX được xây dựng có tính khả thi cao để được tích hợp trong khu vực đơ thị do diện tích xây dựng và hiệu quả của chúng sẽ được đề cập trong phần tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>Hình 2.3. Mơ hình quản lý nước đơ thị cổ điển và quản lý nước đô thị bền vững với những GPTN (Masi và cộng sự, 2018) </i>

<b>2.2.1. Đất ngập nước </b>

Đất ngập nước (ĐNN) là những khu vực được bao phủ bởi nước hoặc đất ngập nước trong một phần đáng kể của thời kỳ sinh trưởng của thảm thực vật. Chúng là vùng đất chuyển tiếp giữa hệ thống trên cạn và dưới nước và có đặc điểm là mực nước ngầm thường ở hoặc gần đất liền, hoặc bởi vùng đất bị nước nông bao phủ. ĐNN được thực hiện để xử lý sơ cấp và thứ cấp nhằm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp, nước thải thoát than, nước thải nhà máy lọc dầu, nước rỉ rác từ bãi rác và phân hữu cơ, nước thải ao cá, nước thải công nghiệp từ nhà máy giấy và bột giấy, nhà máy dệt, hải sản xử lý, v.v. ĐNN là hệ thống xử lý có chi phí thấp và hiệu quả nếu được thiết kế, vận hành và bảo trì cẩn thận (Parde và cộng sự, 2021). Đất ngập nước được phân loại thành đất ngập nước tự nhiên và đất ngập nước nhân tạo. Đất ngập nước tự nhiên là hệ sinh thái có sẵn trong mơi trường, có chức năng lọc và cải thiện chất lượng nước đi qua hệ thống. Trong khi đó, các vùng ĐNN nhân tạo được thiết kế và xây dựng để tối ưu hóa q trình tự nhiên nhằm cải thiện khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong mơi trường được kiểm sốt. Do đó, mặc dù cả hai loại đất ngập nước này đều có thể được coi là giải pháp tự nhiên cho hệ thống xử lý nước thải thông thường nhưng vùng ĐNN tự nhiên có hiệu quả loại bỏ thấp hơn ĐNN nhân tạo do mạch nước ngắn và thời gian lưu giữ ít sau đó.

So với các nhà máy xử lý nước thải thông thường, ĐNN yêu cầu không gian lớn hơn, do đó tiết kiệm hơn so với các phương án khác nhưng chỉ với những nơi có đất trống dành cho phương pháp này. Do đó, ở các khu vực nơng thơn cịn hạn chế trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

việc tiếp cận các hệ thống nước thải, ĐNN phù hợp để xử lý nước thải phi tập trung. ĐNN đang được phổ biến rộng rãi do những lợi ích của giải pháp này liên quan đến bảo tồn chất lượng môi trường, bảo tồn cảnh quan. Ngày nay, ĐNN cần đáp ứng các mục tiêu mới như tái sử dụng nước, phục hồi chất dinh dưỡng, sản xuất năng lượng và các dịch vụ hệ sinh thái (Ingrao và cộng sự 2020).

Về cơ chế xử lý nước thải, các quá trình ảnh hưởng đến việc loại bỏ và lưu giữ nitơ trong quá trình xử lý nước thải ở ĐNN rất đa dạng và bao gồm bay hơi amoniac, nitrat hóa, khử nitrat, cố định nitơ, hấp thu thực vật và vi sinh vật, khống hóa, khử nitrat thành amoni (nitrat-ammon hóa), oxy hóa amoniac kỵ khí, phân mảnh, hấp phụ, giải hấp, chôn lấp và lọc. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có một số quy trình loại bỏ tổng nitơ khỏi nước thải trong khi hầu hết các quy trình chỉ chuyển đổi nitơ thành các dạng khác nhau. Do đó, các loại ĐNN khác nhau có thể được kết hợp với nhau để khai thác những lợi thế cụ thể của từng hệ (Taylor và cộng sự, 2005).

Sự biến đổi phốtpho trong quá trình xử lý nước thải trong ĐNN bao gồm hấp phụ, giải hấp, kết tủa, hòa tan, hấp thu thực vật và vi sinh vật, phân mảnh, lọc, khống hóa, lắng đọng (bồi tụ than bùn) và chôn lấp. Các quá trình loại bỏ phốtpho chủ yếu là hấp thụ, kết tủa, hấp thụ thực vật (với vụ thu hoạch tiếp theo) và bồi tụ than bùn/đất. Tuy nhiên, ba quá trình đầu tiên có tính bão hịa và q trình bồi tụ đất chỉ xảy ra ở các ĐNN mặt nước tự do có cây mới nổi. Khả năng loại bỏ phốtpho ở tất cả các loại đất ngập nước được xây dựng là thấp trừ khi sử dụng chất nền đặc biệt có khả năng hấp phụ cao. Ngồi ra, hiệu suất của ĐNN phụ thuộc vào nồng độ chất gây ô nhiễm đầu vào, tải trọng thủy lực, pH, điều kiện oxy hóa khử, nhiệt độ và sự có mặt của các lồi thực vật, vi khuẩn liên hợp; Tải trọng thủy lực (lượng nước chảy qua hệ thống) cũng đóng vai trị quan trọng. Nếu lượng nước vượt quá khả năng xử lý của ĐNN, có thể dẫn đến hiện tượng quá tải, làm giảm hiệu suất xử lý của hệ thống (Vergeles và cộng sự, 2015).

Mặc dù ĐNN được biết đến với chức năng như một hệ thống xử lý nước thải, nhưng chúng có thể đóng góp vào việc quản lý nước mưa. Đặc biệt, việc quản lý nước mưa có thể được thực hiện bằng cách thiết lập các công viên nước với các lưu vực mở rộng để giữ nước mưa khi mưa lớn như minh họa trong trường hợp cụ thể của Gorla Maggiore ở miền bắc nước Ý (Hình 2.4). Tập hợp các vùng đất ngập nước tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

khu vực này có nhiều vai trị như lưu giữ ô nhiễm, khu vực đệm cho các sự kiện lũ lụt, duy trì đa dạng sinh học và khu vực giải trí.

<i>Hình 2.4. Ứng dụng ĐNN cơng viên Gorla Maggiore, Ý (Reynaud và cộng sự, 2017) </i>

<b>2.2.2. Mái nhà xanh </b>

Theo định nghĩa, mái nhà xanh (MNX) được coi là mái nhà thực vật, mái nhà sinh thái, vườn trên mái hoặc mái nhà sinh hoạt. Mặt khác, MNX là những mái nhà được trồng nhiều loại thực vật trên đỉnh giá thể. MNX được xây dựng trên các mái nhà để cách nhiệt và giảm các ảnh hưởng bất lợi của q trình đơ thị hóa.

MNX hiện đại bắt đầu xuất hiện ở Đức vào đầu những năm 1960 khi xảy ra khủng hoảng năng lượng. Người Đức bắt đầu xây dựng MNX để giảm tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà. Trong lĩnh vực MNX hiện đại, Đức được biết đến là quốc gia dẫn đầu thế giới về MNX dựa trên quy mô lớn đang được phát triển, thiết kế và triển khai (X. Zhang và cộng sự, 2011). Ngày nay, các nước như Mỹ, Canada, Singapore, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc đang có sáng kiến mạnh mẽ để áp dụng MNX tại các tòa nhà mới cũng như hiện có để đạt được nhiều lợi ích.

MNX được cấu tạo từ nhiều thành phần như thảm thực vật, giá thể, lớp lọc, vật liệu thoát nước, vật liệu cách nhiệt, lớp màng ngăn rễ và màng chống thấm. Mỗi thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

phần đóng vai trò quan trọng như nhau để MNX hoạt động tốt hơn. MNX thường được phân thành bốn loại gồm MNX sâu, bán chuyên sâu, rộng đơn mức và rộng đa mức. MNX sâu được phân loại dựa trên độ dày nền (> 12 inch), nhiều loại cây, thực vật tương tự cảnh quan trên mặt đất, khả năng giữ nước cao, chi phí vốn và bảo trì cao cũng như trọng lượng lớn hơn. Do độ sâu của đất lớn nên nó có khả năng giữ nước nhiều hơn và việc lựa chọn thực vật có thể đa dạng hơn như cây nhỏ và cây bụi. Điều này cũng đòi hỏi phải xem xét nhiều hơn về khả năng chịu tải trọng lớn của kết cấu cơng trình (Shafique và cộng sự, 2018). Vì vậy, loại mái này địi hỏi phải bảo dưỡng cao bằng hình thức tưới tiêu, làm cỏ và bón phân. MNX có độ dày lớp nền từ 6–12 inch, được gọi là MNX bán sâu. MNX bán sâu có độ dày lớp nền vừa phải và thường chứa các loại cây nhỏ, cây bụi nhỏ và cỏ. Những mái nhà này yêu cầu bảo trì thường xun và chi phí vốn cao để có hiệu suất tốt hơn. Mặt khác, MNX rộng một lớp là mái có độ dày lớp nền từ 3–4 inch. Trong mái rộng một lớp, chủ yếu sử dụng trầm tích làm lớp thực vật và thường khơng cần tưới nước. Nó địi hỏi ít vốn và chi phí bảo trì so với tất cả các mái nhà khác. Những mái nhà này thường có trọng lượng rất nhẹ và rất hữu ích ở những nơi hạn chế về trọng lượng của tòa nhà. Trong khi MNX rộng đa mức có độ dày lớp nền từ 4–6 inch. Loại mái này thường có trọng lượng nhẹ và chủ yếu được sử dụng ở Mỹ. Trong số bốn loại, mái rộng đơn mức và đa mức phổ biến nhất trên thế giới do trọng lượng nhẹ hơn, khơng địi hỏi tưới tiêu ít vốn và chi phí bảo trì.

MNX có thể mang lại nhiều lợi ích như giữ nước mưa, nâng cao chất lượng nước, giảm chi phí năng lượng, làm sạch khơng khí, giảm tiếng ồn và các lợi ích khác. Trong số đó, khả năng giữ nước mưa dường như là thế mạnh tốt nhất của MNX khi thực vật và các lớp giá thể có thể trữ một lượng nước lớn. Zhang và cộng sự (2015) xem xét 19 cơn mưa; kết quả chỉ ra rằng MNX giữ lại dòng chảy với tỷ lệ trung bình là 77,2%. Hơn nữa, một nghiên cứu ở Manchester, Vương quốc Anh đã đưa ra kết quả tương tự từ 69 trận mưa mà MNX giữ lại dòng chảy 65,7% (Speak và cộng sự, 2013). Do mang lại nhiều lợi ích, MNX đang được triển khai ở nhiều nước. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành thực hiện xây dựng hệ thống và hiệu quả của MNX ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Bên cạnh đó, các nước cũng xem trọng các

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cơng trình MNX khi có Giải thưởng Cơng trình xuất sắc năm cho loại cơng trình này (Hình 2.5).

So với ĐNN, MNX có thể được ưu tiên trong quản lý nước đô thị và khi hệ thống thoát nước quả tải, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thứ nhất, đơ thị hóa sẽ cản trở ĐNN địi hỏi diện tích xây dựng lớn khi kinh tế dường như là ưu tiên hàng đầu ở các siêu đơ thị. Do đó, MNX vượt trội so với ĐNN khi chúng có thể được thi cơng trên mái nhà của tất cả các tịa nhà trong khu đô thị. Thứ hai, từ bài học kinh nghiệm của các nước phát triển, Chính phủ các nước này đã đưa ra các chính sách khuyến khích xây dựng MNX. Cụ thể, ở Tokyo, Nhật Bản, MNX được u cầu ở cả cơng trình tư nhân và cơng cộng nếu diện tích xây dựng lớn hơn 1000m<small>2</small> (tịa nhà tư nhân) và 250 m<small>2</small> (tịa nhà cơng cộng). Bên cạnh đó, tại các thành phố ở Áo và Thụy Sĩ, phí nước mưa sẽ được giảm cho chủ sở hữu tòa nhà sau khi áp dụng MNX hoặc chủ sở hữu có thể được hồn trả 20% tổng chi phí MNX (Brenneisen, 2004).

<i>Hình 2.5. MNX được chọn cho Giải thưởng Cơng trình xuất sắc năm 2016: MNX cho các tòa nhà dân cư (1,2); tòa nhà thể chế (3,4); tòa nhà thương mại (5,6) </i>

<i>(Nguồn: greenroofs.org) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>2.2.3. Thu gom nước mưa </b>

Việc xây dựng các cơng trình thu gom nước mưa cũng là một phương án vì khơng những tăng cường chống ngập cho khu vực mà cịn có thể bảo tồn một lượng nước lớn cho nhiều mục đích trong tương lai. Ngoài ra, việc thu gom nước mưa là rất phù hợp với khí hậu Việt Nam do nằm trong mơi trường nhiệt đới gió mùa, độ ẩm và lượng mưa cao.

Đến năm 2025, khoảng 70% dân số thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước (Li và cộng sự, 2013). Việc thu gom nước mưa ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc tích trữ và cung cấp nước sử dụng trong mùa khô. Nước mưa cũng gây nguy cơ ô nhiễm đáng kể khi nước mưa chảy qua các bề mặt đất hoặc đường giao thông và tập hợp các chất gây ô nhiễm như phù sa, phân bón, vi sinh vật từ chất thải của động vật và con người, và các sản phẩm phụ của dầu mỏ (rò rỉ dầu). Do đó, việc thu gom nước mưa cũng góp phần hạn chế ô nhiễm nước nguồn nước và nguồn nước thu gom có thể được sử dụng để tưới tiêu, làm sạch đường phố và thay nước xả nhà vệ sinh (Ogale, 2020).

<i>Hình 2.6. Ứng dụng thu gom nước tại nhà </i>

<b>2.2.4. Lựa chọn giải pháp tự nhiên </b>

Để đạt được mục đích nghiên cứu là đánh giá kết quả mô phỏng ứng dụng giải pháp tự nhiên đến chất lượng nước mặt, một trong những giải pháp tự nhiên sẽ được

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chọn để thực hiện việc mô phỏng. Trên cơ sở những dẫn chứng trên, lựa chọn MNX không chỉ là một giải pháp hiệu quả mà còn là quyết định đúng đắn và bền vững. Trong khi đất ngập nước và các giải pháp truyền thống có thể đặt ra những thách thức về khơng gian và chi phí, MNX khơng chỉ giảm áp lực lên hệ thống thốt nước mà cịn đáp ứng một cách linh hoạt và hiệu quả với các đặc điểm cụ thể của từng tịa nhà và đơ thị. Điều này khơng chỉ tối ưu hóa sự sử dụng khơng gian mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác giữa con người và môi trường.

<b>2.3. Phần mềm F28 </b>

Phần mềm F28 được phát triển bởi PGS.TS.Lê Song Giang, dùng để ứng dụng giải các bài tốn về thủy lực, mơ tả dịng chảy và q trình lan truyền các chất bởi dịng chảy(Giang & Phương, 2009) (Hồng & Giang, 2014).

Mơ hình F28 được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá mức độ hiệu quả của GPTN thơng qua hai tiêu chí gồm mức độ hạn chế hiện tượng ngập úng và lan truyền chất ô nhiễm. Phương pháp số ứng dụng trong mơ hình này phương pháp thể tích hữu hạn (lời giải giữ lại được bản chất bảo toàn của phương trình vi phân nên phù hợp nhất cho tính tốn thủy lực). Phương pháp thể tích hữu hạn được tóm lược như sau:

Xét phương trình vi phân đạo hàm riêng dưới dạng bảo toàn trong miền Ω (Hình 2.7). Phương trình này được viết:

( )<i>fSt</i>

<i>Hình 2.7. Mơ tả phương trình vi phân đạo hàm riêng ở dạng bảo toàn trong miền Ω </i>

<b>Với f là hàm ẩn, F là vector thông lương của f,  là toán tử vi phân và S là số </b>

hạng nguồn. Miền Ω được chia thành các phần tử nằm liền kề nhau nhưng không chồng lên nhau. Các phần tử có thể có hình dạng khá tự do và khơng nhất thiết phải

<b><small>P </small></b>

<b><small>Ω </small></b>

<small>Ω</small><b><small>i </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

cùng một kiểu. Các phần tử này được gọi là các thể tích kiểm sốt. Trên mỗi thể tích

<i>kiểm soát ta chọn một điểm đại diện, nơi sẽ xác định giá trị của hàm f. Thông thường </i>

điểm đại diện sẽ được chọn tại tâm của thể tích kiểm sốt nhưng khơng bắt buộc.

<i>Xét thể tích kiểm sốt Ω<small>i</small> với điểm đại diện P. Tích phân (2.1) trên Ω<small>i</small></i> và sử dụng cơng thức Green cho tích phân thứ 2, được:

( )

<i><small>P</small></i>

<i>FfSt</i>

Để tính mức độ hiệu quả GPTN, mơ hình được xây dựng theo các module sau:

<b>❖ Dòng chảy 1 chiều trong kênh, sơng </b>

Dịng chảy trong kênh, sơng được coi là 1 chiều và được mơ tả bởi phương trình Saint – Venant (Cunge và cộng sự, 1980):

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<sub>2</sub>

0

Trong đó:  – mực nước; Q – lưu lượng;

<i>q<small>l</small></i> – lưu lượng nhập lưu trên 1 đơn vị chiều dài.

K – module lưu lượng;

<i>V<small>a</small> – thành phần vận tốc dọc trục của q<small>l </small></i>

<i>A – diện tích mặt cắt ướt (A = f(</i><i>)); </i>

Module lưu lượng được tính theo cơng tức:

<i>RACK =</i>

Với R – bán kính thủy lực; C – số Chezy và được tính theo cơng thức Manning:

Hình 2.8. Sơ đồ mạng sơng 1D

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>Hình 2.9. Sơ đồ nút 1D </i>

<b>❖ Dòng chảy 2 chiều </b>

Dòng chảy trong các vùng biển, trong các hồ, ao, ô trũng, thảm thực vật… hoặc ngay cả trong các sông rộng khi thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng là vô cùng nhỏ và có thể bỏ qua thì có thể được mơ tả bởi phương trình Saint – Venant (Cunge và cộng sự, 1980):

( ) ( )<b>qbqF</b>

+

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>F(q) –vector thông lượng của q với 2 thành phần trên các phương x và y như </b>

sau:

<i>A<small>H</small> - hệ số nhớt rối. Theo công thức Elder, A<small>H</small></i> được tính :

<i>Du6A</i>

<i><sub>H</sub></i>

=

<i><sub>*</sub></i>

Với u<small>*</small> - vận tốc ma sát (

<i>u =</i>

<sub>*</sub><sup>2</sup>

<i><sub>b</sub></i>

<sub>). </sub>

<b>b(q) – vector nguồn: </b>

<b>τ<sub>b</sub></b> <sub>2</sub><sub>,</sub><sub>333</sub> <sup>2</sup> <sup>2</sup>.<b>q</b>

= 

với: n – hệ số nhám Manning.

<b>❖ Dòng chảy động học 2 chiều (dòng chảy tụ) </b>

Dòng chảy tụ chảy tràn trên mặt đất có thể được tính bằng các mơ hình thủy văn và cũng có thể được tính bằng cách giải phương trình Saint – Venant hai chiều đơn giản hóa. Thay cho 2 phương trình động lượng, người ta dùng các cơng thức Manning. Phương trình này viết như sau:



</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>=2/3</small>  

<small>=2/3</small>  

Trong đó :

<b>U</b> – vector vận tốc trung bình chiều sâu;

<i> D – độ sâu; </i>

<i>RF, IN và ET – cường độ mưa, thấm và bốc hơi ; </i>

q<small>v</small> - lưu lượng bổ sung trên 1 đơn vị diện tích bề mặt; n – hệ số nhám Manning ;

<i>S<small>s</small></i> – độ đốc mặt nước, tính bằng

<i>S</i>

<i><sub>s</sub></i>

=+

Thay (2) và (3) vào (1), được phương trình cho dịng tràn trên mặt đất :

Với :

<b>❖ Dòng chảy trong cống và trên đường phố </b>

Dòng chảy trong cống cũng là 1 chiều. Tuy nhiên, khác với kênh hở, trạng thái chảy trong kênh có thể thay đổi. Có lúc là khơng áp nhưng cũng có thời gian lại ở

khi <i>S<sub>s</sub></i>  <i> và D > D<small>min</small></i> (2.9)

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

trạng thái có áp. Dòng chảy trên đường (khi bị ngập) tùy yêu cầu tính tốn mà có thể xem là dịng chảy 1 chiều hoặc 2 chiều. Do dòng chảy trên đường và dịng chảy trong cống ln đi một cặp và có tương tác chặt chẽ với nhau nên hai dòng chảy này được tính bằng một sơ đồ riêng. Trong tính toán, ta phân biệt 3 trạng thái chảy khác nhau trong hệ thống cống và đường phố và sơ đồ của 3 trạng thái chảy này được trình bày trên hình 2.11.

Thực tế hố ga có nắp, nhưng để đơn giản cho tính tốn, ta xem là hố ga hở và có chiều cao khơng giới hạn. Ngồi ra, để đơn giản trong tính tốn, khi dùng mơ hình 1 chiều cho dịng chảy trên đường ta xem mặt đường là phẳng.

Dòng chảy trong cống sẽ được giải từ phương trình Saint – Venant:

Dịng chảy trên đường, nếu xem là 1 chiều, cũng sẽ được giải từ phương trình Saint – Venant. Nếu xem dịng chảy trên đường là 2 chiều, dòng chảy này sẽ được giải từ phương trình nước nơng:

2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><small>ci</small></i> – mực nước trong hố ga thứ i

<i><small>di</small></i> – mực nước trên mặt đường tại hố ga thứ i

<i>z<small>hi</small></i> – cao trình ngưỡng miệng hố ga; Và <i>z</i> =

<i><sub>d</sub><sub>i</sub></i> −

<i><sub>c</sub><sub>i</sub></i>

<i>Hình 2.10. Ba trạng thái chảy trong hệ thống cống – đường phố </i>

<b>❖ Vận tải chất 1 chiều </b>

Q trình vận tải một chất hịa tan hoặc lơ lửng bất kỳ trong sơng, nếu được mơ hình hố thành bài 1 chiều, được mơ tả bởi phương trình phương trình vận tải chất (Brown và Barnwell, 1987):

b) Cống chảy có áp, chưa ngập miệng hố ga

<small>Lòng cống Mặt đường </small>

<small>Qci+1/2 </small>

<small>Qdi+1/2 </small>

<small>i</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

( )<i>ASq</i>(<i>CC</i>)

<i>q<small>l0</small>, λq<small>l0</small>, C<small>ql</small></i> – lưu lượng nhập lưu trên 1 đơn vị chiều dài, lưu lượng lấy lên từ

<i>kênh và nồng độ chất tải trong nước nhập lưu; (λ – hệ số; λq<small>l0</small></i> ≥ 0; nếu so với (II.1)

<i>j+1 j-1 </i>

<i>Q</i>

<i><sub>cj+1/2</sub></i>

</div>

×