ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MA THỊ HIỂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ỨNG DỤNG BIỆN
PHÁP SINH HỌC TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ
LĂNG CAN HUYỆN LÂM BÌNH TỈNH TUYÊN QUANG”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN CHÍ HIỂU
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
THÁI NGUYÊN - 2014
46
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
đến thầy giáo hướng dẫn tôi là TS. Nguyễn Chí Hiểu đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ tôi . Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân huyện Lâm
Bình, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Bình, Ủy ban nhân dân xã
Lăng Can đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, điều tra số liệu.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến người thân đã luôn chia sẻ, động
viên, giúp tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn
Ma Thị Hiển
47
MỤC LỤC
trang
Phần 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục đích của đề tài. 3
1.2.1. Mục đích 3
1.2.2. Mục tiêu. 3
1.3.Yêu cầu của đề tài. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài. 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. 4
Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở lý luận. 5
2.1.1. Khái niệm môi trường và chất thải. 5
2.1.2. Nguồn gốc chất thải. 7
2.1.3. Khái niệm biện pháp sinh học. 7
2.2 Giai đoạn hình thành và phát triển biện pháp sinh học. 8
2.3. Ứng dụng biện pháp sinh học trong xử lý môi trường tại Việt Nam 9
2.3.1. Biện pháp sinh học dùng cải tạo đất. 10
2.3.2 Trong xử lý các phế phẩm nông nghiệp: 11
2.3.3. Sử dụng biện pháp sinh học xử lý chất thải công nghiệp 13
Phần 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 16
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. 16
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 16
3.3. Nội dung nghiên cứu. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu. 16
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 16
48
3.4.2. Phương pháp tham khảo tài liệu. 17
3.4.3. Phương pháp điều tra quan sát thực tế. 17
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 17
Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Lăng Can huyện Lâm Bình tỉnh
Tuyên Quang. 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 18
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 22
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lăng Can. . 28
4.2. Tình hình áp dụng các biện pháp sinh học xử lý chất thải xã Lăng Can. 29
4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải. 29
4.2.2 Các biện pháp sinh học được ứng dụng trong xử lý chất thải tại xã Lăng
Căn. 31
4.3. Hiệu quả của việc ứng dụng các biện pháp sinh học để xử lý chất thải. 36
4.3.1. Hiệu quả trong xử lý chất thải trong trồng trọt. 36
4.3.2. Hiệu quả của các biện pháp trong xử lý chất thải chăn nuôi. 39
4.3.3. Thuận lợi. 40
4.3.4. Khó khăn. 40
4.4. Đề xuất giải pháp. 41
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
5.1. Kết luận 43
5.2. Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
49
DANH MỤC CÁC BẢNG
trang
Bảng 4.1 Tình hình biến động cơ cấu lao động của xã Lăng Can, huyện Lâm
Bình giai đoạn 2011 – 2013 23
Biểu 4.2 - Biểu tổng hợp đàn trâu, bò, lợn, dê, gia cầm của xã từ năm 2011 –
2013 25
Biểu 4.3 Biểu tổng hợp trồng rừng từ năm 2009 - 2011 trên địa bàn xã. 25
Bảng 4.4 Thống kê số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã 27
Bảng 4.5: Các nguồn thải chất thải rắn 29
Bảng 4.6: Các nguồn phát thải nước thải. 31
Bảng 4.7: Các biện pháp xử lý trong trồng trọt. 32
Bảng 4.8: Các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt. 37
Bảng 4.9: Hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi. 39
50
DANH MỤC CÁC BIỂU
trang
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc. 22
Biểu đồ 4.2: Lao động theo nghành 23
Biểu đồ 4.3: Nguồn phát sinh chất thải rắn. 30
Sơ đồ 4.1: Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng bằng chế phẩm vi sinh vật 32
Sơ đồ 4.2: Quy trình xử lý phế thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật. 35
1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con
người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự phát triển và tồn tại bền vững
của xã hội, bất kỳ hoat xử động nào cũng diễn ra trong môi trường và vì thế
nó có những tác động nhất định tới môi trường. Những tổn thất này đang đe
dọa tới nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu
hiện nay là những biện pháp để bảo vệ môi trường trái đất.
Hiện nay ô nhiễm môi trường, thiên tai, thảm họa của biến đổi khí hậu
đang bức thiết hơn lúc nào hết. Theo báo cáo Liên hợp Quốc 1955-2005 biến đổi
khí hậu đã gây ra sự gia tăng về tần suất và cường độ của các thiên tai ( bão, lũ,
hạn hán, động đất, sóng thần); dự báo đến năm 2070 nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2,5-
4,5oC, nước biển dâng cao 0,3-1m do băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực. Tầng
Ôzôn đã và đang bị phá hoại nghiêm trọng, lỗ hổng tầng ôzôn đã đạt mức 27-28
triệu km2 ( riêng ở Nam Cực), số lượng thiên tai gia tăng trong thế kỷ 20, thập
kỷ 20 có 50 thiên tai lớn, thập kỷ 70 có 47 thiên tai lớn, thập kỷ 90 có 89 thiên
tai lớn. Ngoài ra suy thoái nguồn nước, suy thoái đa dạng sinh học và đặc biệt
suy thoái đất ngày càng nghiêm trọng. Dân số gia tăng, ô nhiễm môi trường biến
đổi khí hậu sẽ làm mất đi 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới, sẽ có 2/3
dân số thế giới thiếu nước sử dụng trong 25 năm tới. Rừng, hệ sinh thái biển,
sinh cảnh tự nhiên bị phá hủy, mỗi năm có khoản 5% diện tích rừng nhiệt đới bị
mất đi. Gần 2 tỷ ha đất bị thoái hóa, trung bình có 25 tỷ tấn đất bị xói mòn, rửa
trôi mỗi năm. Gần 50% diện tích đất canh tác bị thoái hóa ( khô hsnj, xói mòn, ô
nhiễm) Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt trên thế giới bị bỏ hoang; suy thoái đất
nông nghiệp làm thiệt hại khoảng 42 tỷ USD/năm.
Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường.
Thông qua các hoạt động sống, sản xuất con người đã sinh ra chất thải gồm
nhiều loại, nhiều thành phần, nhiều đặc tính sinh hóa. Với tốc độ gia tăng dân
số và sự phát triển mạnh mẽ của các hoat động sản xuất hiện nay lượng chất
2
thải sinh ra ngày càng nhiều. Song song với sự gia tăng chất thải là sự suy
giảm chất lượng môi trường.
Vấn đề rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề cấp thiết bức xúc ở mọi
nơi. Việc thu gom, xử lý còn nhiều khó khăn do điều kiện hoàn cảnh, vốn đầu
tư, công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Trong thời gian qua Nhà Nước đã tập trung nguồn lực vào thực hiện
chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông
thôn mới. Nông nghiệp càng ngày càng phát triển, song song với nó là phế rác
thải nông nghiệp ngày càng nhiều.
Đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong cả nước sẽ lên
tới 44 triệu tấn. Đây là con số Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra trong báo
cáo về các nội dung chuẩn bị cho "Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc
phục và cải thiện ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015."
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng các hình xử lý phế rác thải là
vấn đề đáng quan tâm hiện nay ở các vùng sản xuất nông nghiệp nông thôn.
Tại xã Lăng Can, vấn đề môi trường hiện nay chưa thực sự được quan
tâm, lượng rác phế thải phát sinh trong xã liên tục tăng, môi trường đang dần
bị ô nhiễm. Có nhiều quan điểm cho rằng chỉ có thành phố mới bị ô nhiễm
môi trường, thực chất ra ở các vùng nông thôn hiện nay môi trường cũng đang
dần bị ô nhiễm bởi các hoạt động nông nghiệp, sản xuất, sinh hoạt của người
dân. Một phần dân cư tại vùng nông thôn thường có những thói quen, tập
quán sinh hoạt, sản xuất bất lợi cho thiên nhiên như đốt nương làm rẫy, vứt
rác thải trực tiếp ra môi trường, du canh du cư thậm chí là không có nhà vệ
sinh hợp vệ sinh. Cũng có một phần dân cư hiểu biết, được tập huấn nâng cao
nhận thức đã bắt đầu thay đổi thói quen tập tục gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường, bắt đầu ứng dụng sản phẩm của thành tựu khoa học vào trong sản xuất,
đời sống nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tận dụng nguồn tài nguyên
vốn có để sử dụng một cách có ích. Đề tài: “ Đánh giá hiệu quả công tác
ứng dụng biện pháp sinh học trong xử lý môi trường tại xã Lăng Can
huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang” góp phần phản ánh công tác ứng dụng
biện pháp sinh học để xử lý rác thải, chất thải tại xã Lăng Can.
3
1.2. Mục đích của đề tài
1.2.1. Mục đích
-Điều tra, đánh giá hiện trạng, hiệu quả của việc ứng dụng các biện
pháp sinh học trong xử lý chất thải tại địa bàn xã.
-Đề ra mô hình xử lý khả thi, giải quyết khó khăn trong việc áp dụng
các mô hình xử lý trên.
1.2.2. Mục tiêu
- Các biện pháp đã được áp dụng: Các biện pháp đã đang được áp dụng
để xử lý chất thải tại địa phương.
- Hiệu quả: Chúng ta có thể tìm hiểu hiệu quả về môi trường, hiệu quả
về kinh tế của việc áp dụng các biện pháp sinh học để xử lý môi trường tại địa
phương nghiên cứu.
-Thuận lợi: Những điểm thuận lợi góp phần đưa việc ứng dụng biện
pháp sinh học trong xử lý chất thải tại địa phương phát triển hơn, rộng rãi hơn
đến người dân.
- Khó khăn: Những điểm hạn chế trong công tác ứng dụng cũng như
những khó khăn, cản trở do các yếu tố bên ngoài đến công tác ứng dụng biên
pháp sinh học trong xử lý chất thải.
1.3.Yêu cầu của đề tài
- Nắm chắc những kiến thức về ứng dụng các biện pháp sinh học trong
xử lý chất thải tại địa phương.
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
- Điều tra, thu thập, phân tích thông tin về việc ứng dụng biện pháp
sinh học trong xử lý chất thải.
-Đề ra các mô hình xử lý ứng dụng biện pháp sinh học mới khả thi
hiệu quả hơn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Đề tài giúp sinh viên củng cố hoàn thiện kiến thức về xử lý chất thải.
Củng cố kiến thức thực tế về ứng dụng các biện pháp sinh học trong xử lý
4
chất thải, thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng biện pháp sinh học trong
xử lý chất thải tại địa phương.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Từ quá trình nghiên cứu đề tài, có thể nắm được thuận lợi về khó
khăn trong việc áp dụng các biện pháp sinh học xử lý từ đó đề ra các giải
pháp khắc phục cũng như đề ra mô hình mới xử lý hiệu quả hơn.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào việc xử lý rác thải nông nghiệp
tại địa phương.
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm môi trường và chất thải
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.”
[7]
(Theo Điều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã,
họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
6
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo,
bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,
tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm
với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công
nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định,
thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải.
Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng
và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với
người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải
được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất
độc được xuất ra từ chúng.
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt
động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay
ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triễn kinh tế, đẩy mạnh
sản xuất, gia tăng.
Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ
hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến
những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò
giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính
mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn
trong chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất khí
hoặc chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và lĩnh
vực chuyên môn khác nhau.
Cách quản lý chất thải có phần khác nhau tại những quốc gia phát triển
và đang phát triển, tại khu vực đô thị và nông thôn, và tùy vào loại hình sản
xuất dân dụng hay công nghiệp. Quản lý chất thải vô hại từ đối tượng hành
7
chính và dân dụng ở các vùng đô thị thường là trách nhiệm của cơ quan chính
quyền địa phương, trong khi quản lý chất thải vô hại từ đối tượng thương mại
và công nghiệp thường là trách nhiệm của nhà sản xuất.
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, phòng ngừa. hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, ứng
phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện
môi trường khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ đa dạng sinh học.”
[7]
( Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005).
2.1.2. Nguồn gốc chất thải
Chất thải có nhiều nguồn gốc khác nhau:
Chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt ( chất thải phát
sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình nơi công cộng)
Chất thải rắn y tế là chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế từ các hoạt động
khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo.
Chất thải từ các nhà máy công nghiệp như: Nhà máy giấy, nhà máy bia,
nước giải khát, các lò giết mổ, các nhà mấy xí nghiệp chế biến râu quả đồ hộp
Chất thải do quá trình sản xuất nông nghiệp: chất thải sau thu hoạch tàn
dư thực vật, rơm rạ, bã mía, vỏ, thân xác các loại cây trông
Chất thải trong quấ trình chăn nuôi: Phân thải, nước tiểu của các loại
gia súc, gia cầm như gà, vịt, lợn, trâu, bò,
2.1.3. Khái niệm biện pháp sinh học
“Công nghệ sinh học là các quá trình sản xuất ở quy mô công nghiệp có
sự tham gia của các tác hân sinh học ( ở mức độc ơ thể, tế bào hoặc dưới tế
bào) dựa trên thành tựu tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học, phục vụ cho
việc tăng của cải vật chất cho xã hội, bảo vệ lợi ích của con người và bảo vệ
môi trường bên vững.”
[3]
“Công nghệ sinh học vi sinh vật là công nghệ khai thác tốt nhất khả
năng kỳ diệu của cơ thể vi sinh vật. Nhiệm vụ của công nghệ vi sinh vật là tạo
ra được điều kiện thuận lợi cho việc tăng của cải vật chất của xã hội, đáp ứng
nhu cầu cuộc sống của con người và cân bằng sinh thái môi trường.”
[3]
8
Công nghệ môi trường là sự kết hợp về mặt nguyên lý của nhiều
nghành kỹ thuật để sử dụng những khả năng sinh hóa to lớn của các vi sinh
vật, thực vật hay một phần cơ thể của chúng để phục hồi, bảo vệ môi trường
và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Biện pháp sinh học là để chỉ tất cả các biện pháp sử dụng sinh vật (vi
sinh vật, thực vật, động vật) để phục vụ cho các hoạt động sản xuất đời sống
của con người.
Đa số biệp pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, biện pháp sinh học có thể nói đơn giản là dùng các
sinh vật để không chế sinh vật hại và rộng hơn là dùng các sinh vật và sản
phẩm của chúng để kìm hãm sinh vật hại, làm cho chúng giảm số lượng hoặc
độc tính đối với sinh vật mục tiêu.
Trong xử lý môi trường, biện pháp sinh học có thể được hiểu là dùng
các sinh vật để xử lý. chuyển hóa các chất độc hại thành các chất có ích hoặc
ít độc hại với con người, sinh vật và môi trường.
2.2 Giai đoạn hình thành và phát triển biện pháp sinh học
- Cách mạng sinh học lần thứ nhất ( đầu thế kỷ XX): Sử dụng quá trình
lên men để sản xuất các sản phẩm như acetone, glycerine, citric acid,
riboflavin……
- Cách mạng sinh học lần thứ hai ( sau thế chiến thứ 2) Sản xuất kháng
sinh, các sản phẩm lên men công nghiệp như glutamic axit, các polisaccharide.
Trong đó các thành tựu về đột biến, tạo các chủng vi sinh vật cho năng suất và
hiệu quả cao, phát triển các quá trình lên men liên tục và thực hiện phương
pháp mới về bất động enzym để sử dụng nhiều lần.
- Cách mạng sinh học lần thứ ba ( bắ đầu từ giữ thập niên 70) Với các
phát hiện quan trọng về enzym cắt hạn chế, enzym gắn, sử dụng plasmid làm
vecto tạo giống, đặt nền móng cho một công nghệ sinh học hoàn toàn mới đó
là công nghệ AND tái tổ hợp.
9
2.3. Ứng dụng biện pháp sinh học trong xử lý môi trường tại Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật từ những năm đầu của
thập kỷ 60, đặc biệt những năm 80 được nhà nước cho vào chương trình
“ sinh học phục vụ nông nghiệp”.
Công nghệ sinh học được sử dụng để sản xuất năng lượng sạch ( sản
xuất cồn, tạo khí biogas), ứng dụng trong nông nghiệp để cải tại giống cây
trồng, sản xuất các chế phẩm ( phân bón) sản xuất các chất kích thích sinh
trưởng, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Đặc biệt công nghệ sinh học được ứng dụng trong bảo vệ môi trường.
Công nghệ sinh học tham gia tích cực trong vấn đề cảnh báo các tác động xấu
của biến đổi khí hậu, chỉ thị môi trường, quản lý khai thác các nguồn tài
nguyên, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý phế thải công nông nghiệp, rác thải
sinh hoạt, nước thải làm sạch môi trường bằng công nghệ sinh học hảo khí,
bán hảo khí và yếm khí. Đây là vấn đề nóng hổi, câp thiết hiện nay.
Biện pháp sinh học có nhiều ưu điểm hơn so với các biện pháp khác
nên nó được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam như sử dụng biện pháp sinh
học để bảo vệ thực vật, chống côn trùng, ứng dụng biện pháp sinh học trong
lĩnh vực trồng trọt và ứng dụng biện pháp sinh học trong xử lý môi trường.
Trong lĩnh vực trồng trọt có những chương trình ứng dụng như: “Công
nghệ sinh học và ứng dụng trong nông nghiệp” của GS.TS Nguyễn Thị Lang
(Viện Lúa ĐBSCL); “Quản lý dịch hại trên cây trồng thân thiện với môi
trường” của PGS.TS Trần Thị Thu Thủy (Trường Đại học Cần Thơ); “Quy
trình nhân nuôi nấm xanh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu tại
ĐBSCL” của PGS.TS Trần Văn Hai (Trường Đại học Cần Thơ); “Kết quả
nghiên cứu, ứng dụng biện pháp sinh học trong sản xuất rau an toàn và giải
pháp thực hiện” của TS Trần Thị Ba (Trường Đại học Cần Thơ); “Ứng dụng
chế phẩm sinh học để sản xuất phân rơm rạ hữu cơ tại chỗ và cải thiện độ phì
đất canh tác lúa” của TS Lưu Hồng Mẫn (Viện Lúa ĐBSCL); “Mô hình cộng
đồng quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn trên lúa bằng cách trồng hoa trên bờ
ruộng để thu hút thiên địch” của PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh (Trường Đại
học Cần Thơ); “Vai trò của nấm Trichoderma trong việc phòng trị bệnh cây”
10
của ThS Dương Minh (Trường Đại học Cần Thơ); “Phân lập và tuyển chọn vi
khuẩn cố định đạm sống tự do ở đất vùng rễ lúa” của ThS Ngô Thanh Phong
(Trường Đại học Cần Thơ).
2.3.1. Biện pháp sinh học dùng cải tạo đất
Trong các chế phẩm cải tạo đất, nhóm vi sinh vật cũng được ứng dụng
cải tạo đất bị ô nhiễm do kim lọai nặng và các thúôc hóa học bảo vệ thực vật
hữu cơ. Các vi sinh vật này sống ở vùng rễ cây có khả năng sản sinh ra các
axit hữu cơ và tạo phức với kim lọai nặng hoặc kim lọai độc hại với cây trồng
( nhôm, sắt … ), một số vi sinh vật khác có khả năng phân hủy hợp chất hóa
học có nguồn gốc hữu cơ. Các vi sinh vật có khả năng phân giải hoặc chuyển
hóa các chất gây ô nhiễm trong đất, qua đó tạo lại cho đất sức sống mới.
Ngòai ra, các vi sinh vật sử dụng còn có khả năng phân hủy các chất phế thải
hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời giúp cây tăng khả năng
kháng bệnh do các tác nhân trong đất gây ra.
- Các vi sinh vật thường được sử dụng trong cải tạo đất thoái hóa, đất
có vấn đề do ô nhiễm được ứng dụng nhiều như nấm rễ nội cộng sinh ( VAM
– Vacular Abuscular Mycorhiza ) và vi khuẩn Pseudomonas.
Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã
nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học giữ ẩm cho đất có tên
là Lipomycin-M. Thành phần chính là của Lipomycin-M là chủng nấm men
Lipomyces PT7.1 có khả năng tạo màng nhầy trong điều kiện đất khô hạn,
giúp giảm thoát nước, duy trì độ ẩm cho đất trong điều kiện địa hình không có
nước tưới thời gian dài, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của cây trồng, hỗ trợ tốt
cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Đây được xem là một giải pháp cải tạo
đất bền vững cho môi trường sinh thái.
Hiện nay, trên thị trường đang lưu thông chế phẩm Agrispon là chế
phẩm sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng làm tăng trưởng cây
trồng và gia tăng độ màu mỡ cho đất. Chế phẩm Agrispon được điều chế bằng
cách chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên và từ khoáng chất. Bón Agrispon vào đất
sẽ tạo nên các phản ứng chuyển hoá cho việc sản xuất một số lượng rất lớn
11
enzym trong đất. Chính những enzym này là chất xúc tác sinh học, giúp tế
bào của cây tăng trưởng và phân hoá.
2.3.2 Trong xử lý các phế phẩm nông nghiệp
Chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma ngòai tác dụng sản
xuất pâhn bón hũu cơ sinh học, hay sử dụng như một lọai thuốc BVTV thì
còn có tác dụng để xử lý ủ phân chuồng, phân gia súc, vỏ cà phê, chất thải
hũu cơ như rơm, rạ, rác thải hữu cơ rất hiệu quả. Chế phẩm sinh học BIMA
(có chứa Trichoderma) của Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh,
chế phẩm Vi-ĐK của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam … đang được nông
dân TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu long, Đông nam bộ
sử dụng rộng rãi trong việc ủ phân chuồng bón cho cây trồng. Việc sử dụng
chế phẩm này đã đẩy nhanh tốc độ ủ hoai phân chuồng từ 2 – 3 lần so với
phương pháp thông thường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối
của phân chuồng. Người nông dân lại tận dụng được nguồn phân tại chỗ, vừa
đáp ứng được nhu cầu ứng dụng tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng do
tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma có chứa trong trong phân.
Các chế phẩm của Viện Sinh học nhiêt đới như BIO-F, chế phẩm chứa
các vi sinh vật do nhóm phân lập và tuyển chọn: xạ khuẩn Streptomyces sp.,
nấm mốc Trichoderma sp. và vi khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có
tác dụng phân huỷ nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò
(protein và cellulose), gây mất mùi hôi. Trước đó, chế phẩm BIO-F đã được
sử dụng để sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao, vỏ cà
phê và xử lý rác thải sinh hoạt.
a. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau ngổ và cây lục bình
Nghiên cứu mới đây của Trương Thị Nga và Võ Thị Kim Hằng (Đại
học Cần Thơ) còn tìm thêm được hai loài là lục bình và rau ngổ.Nghiên cứu
được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang, trong thời gian 9 tháng, nhằm khảo sát
diễn biến độ đục, hàm lượng COD, tổng nitơ, phosphat tổng trong nước thải
chăn nuôi và đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của rau ngổ và lục bình thông
qua sự tăng trưởng cũng như khả năng hấp thu đạm, lân, kim loại nặng của
hai loại rau này trong môi trường nước thải.
12
Kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý nước thải của rau ngổ đối với độ đục
là 96,94%; COD là 44,97%; Nitơ tổng là 53,60%, phosphat tổng là 33,56%.
Hiệu suất xử lý nước thải của lục bình đối với độ đục là 97,79%; COD là
66,10%; Nitơ tổng là 64,36%, phosphat tổng là 42,54%. Kết quả về đặc điểm
sinh học cho thấy, rau ngổ và lục bình có khả năng thích nghi và phát triển tốt
trong môi trường nước thải. Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong rau ngổ,
lục bình, nước ao thí nghiệm và bùn, kết quả cho thấy Cu, Zn, Cd, Cr trong
nước thải xả ra môi trường đạt loại A so TCVN 5942 – 1995. Đối với rau ngổ,
các kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong rễ nhiều hơn trong thân lá. Lục
bình thì ngược lại, hấp thu và tích lũy trong thân lá lại cao hơn trong rễ.
Nghiên cứu khẳng định, hệ thống ao xử lý có trồng rau ngổ và lục bình
có thể được thiết kế phù hợp với mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình hay trang
trại nhỏ với quy trình khép kín: chăn nuôi gia súc – nuôi cá – trồng cây. Theo
đó, chủ hộ có thể tận dụng nguồn nước xả từ hệ thống để tưới cây, vệ sinh
chuồng và nuôi cá.
b. xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ bằng bèo tây
Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa Học, Viện Công nghệ Sinh học
thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu phương
pháp dùng bèo tây để xử lý nước rò từ bãi rác cua rkhu chứa rác thải Nam Sơn
của thành phố Hà Nội.
Bèo tây là loài thực vật thủy sinh thường phát triển tốt ở những vùng nước
bị ô nhiễm, có khả năng hấp thụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ.
Qua phân tích người ta thấy rằng, nước rò từ bãi rác có các thành phần
ô nhiễm chủ yếu là amôni tổng lượng N, COD và BOD với hàm lượng rất cao.
Trong thí nghiệm, dịch rò từ bãi rác được pha loãng để có hàm lượng
NH4+ từ 400 mg/lít xuống còn khoảng trên dưới 100 mg/lít, là giới hạn nồng
độ mà cây có thể chịu đựng được. Bèo tây thí nghiệm nuôi trồng ở đó đều
phát triển, thể hiện qua sự tăng trọng lượng tươi tương đối nhanh.
Hàm lượng NH4+ sau khoảng thời gian một vài ngày đầu thí nghiệm đã
giảm nhanh từ 100,383 mg/lít xuống còn 6,560 mg/lít.
13
Nhu cu oxy húa hc (COD) ó gim khỏ nhanh, khong t 60 n
70% sau 25 ngy, cũn hm lng BOD ó gim gn 9 ln.
Nu kt hp vi quỏ trỡnh tin x lý húa hc n gin nh keo t, trn
vụi v sc CO2 hoc sau giai on t phõn hy hiu khớ, nc rũ t bói rỏc
c pha loóng gim hm lng NH4+ xung cũn khong 100 mg/lớt thỡ
kh nng s dng bốo tõy x lý cht lng nc thi nhm t tiờu chun
cho phộp l hon ton kh thi.
c. Li ớch ca vic s dng hm biogas trong x lý ph thi chn nuụi
Khớ sinh hc sn xut t hm biogas bao gm 2/3 khớ mờtan (CH4), 1/3
khớ cacbonic (CO2) v nng lng khong 4.500-6.000 calo/m3. Mt một
khi (1m3) hn hp khớ vi mc 6.000 calo cú th tng ng vi 1 lớt cn,
0,8 lớt xng, 0,6 lớt du thụ, 1,4 kg than hay 1,2 kWh in nng, cú th s
dng chy ng c 2KVA trong 2 gi, s dng cho búng ốn thp sỏng
trong 6 gi, s dng cho t lnh 1m3 khớ biogas trong 1 gi hoc s dng nu
n cho gia ỡnh 5 ngi trong 1 ngy. Trong tng lai cụng ngh biogas s l
ngun cung cp nng lng chớnh nhm gii quyt cht t sinh hot cho
vựng nụng thụn, thay th cỏc loai nhiờn liu khỏc nh ci, tru, than, ngoi
ra cũn cú th s dng khớ sinh hc cho cỏc mc ớch khỏc nh: phỏt in, lũ
sy, ốn thp sỏng, h thng nc núng, cỏc t lnh chy bng gas,
i vi loi hỡnh chn nuụi nụng h, hin cú trờn 500 cụng trỡnh hm
biogas vi th tớch t vi khi n vi chc khi do ngi chn nuụi trc tip
u t hoc c h tr thụng qua cỏc chng trỡnh d ỏn, cỏc hm c
thit k thi cụng vi nhiu loi nguyờn vt liu khỏc nhau nh hm bờtụng, tỳi
PE, vt liu mi HDPE.
Vic ng dng cụng ngh hm biogas s gii quyt vn ụ nhim
mụi t, nc, khụng khớ gim thiu cỏc cht khớ gõy hiu ng nh kớnh phỏt
sinh t quỏ trỡnh sn xut, chn nuụi hn ch dch bnh bo v sc khe cng.
2.3.3. S dng bin phỏp sinh hc x lý cht thi cụng nghip
a. ng dng ch phm sinh hc x lý ph thi nghnh mớa ng
Vũ Hữu Yêm, Trần Công Hạnh (1995 - 1997) đ nghiên cứu hiệu quả
kinh tế của việc vùi lá, ngọn mía kết hợp NPK. Kết quả cho thấy: Mía nẩy
14
mầm đẻ nhánh sớm hơn, tỷ lệ nẩy mầm cho cao hơn so với ở công thức bón
NPK. Tiết kiệm đợc 876.000đ/ha, điều quan trọng là thay thế đợc lợng
phân chuồng thiếu hụt hiện nay cho cây mía. Mặc dù có u điểm nh trên,
nhng quá trình phân huỷ các chất xơ sợi trong lá, ngọn mía rất chậm. Để
khắc phục vấn đề này, Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Đình Mạnh (2001)
đ xử lý lá, ngọn mía đợc thu gom tại đồng ruộngbằng chế phẩm vi sinh vật,
sau khi xử lý đ đợc đánh thành đống ủ trên đồng ruộng với thời gian 45 - 60
ngày, sau đó đem bón lót cho mía. Đây là phơng pháp xử lý rất tiện lợi, cho
hiệu quả kinh tế cao, đợc ngời trồng mía tán đồng.
+ Xử lý b mía - phế thải thô của nhà máy đờng
B mía đợc thải ra trong khâu ép thô là chất thải chứa nhiều chất xơ rất
khó phân giải, khối lợng thải lớn nhất của công đoạn làm đờng. Ngời ta
thờng dùng b mía này làm chất đốt phục vụ cho khâu trng cất đờng,
nhng do khối lợng quá lớn sử dụng làm chất đốt không hết phải thải ra môi
trờng. Vài năm gần đây ngời ta đ sử dụng nguồn phế thải này để làm giá
thể nuôi nấm ăn bằng cách trộn 1/2 - 1/3 b mía với các hợp chất giàu hữu cơ.
Một số cơ sở sản xuất trộn b mía với đất có bổ sung các chất dinh dỡng để
làm bầu ơm cây giống.
Trờng Đại học Nông nghiệp (1999 - 2001) đ giúp một số nhà máy
đờng xử lý b mía bằng công nghệ vi sinh vật theo phơng pháp ủ bán hảo
khí. Sau 2 tháng đem tái chế thành phân hữu cơ bón cho cây mía.
+ Bùn mía: Đây là phế thải cuối cùng của khâu lọc nớc mía, khối
lợng phế thải này không nhỏ. Một số năm gần đây ngời ta dùng men vi sinh
vật để phân huỷ những chất còn lại trong bùn mía và dùng những chủng vi
sinh vật hữu ích có bổ sung lợng NPK làm phân hữu cơ vi sinh vật bón cho
cây trồng. Phơng pháp này đợc ngời nông dân chấp nhận vì giá thành rẻ và
cho hiệu quả khá cao trên đồng ruộng.
b. X lý nc thi trong cụng nghip
X lý nc thi cụng nghip bng cỏc bin phỏp cú s kt hp ca cỏc
bin phỏp sinh hc. X lý nc thi bng phng phỏp sinh hc da trờn
hot ng sng ca vi sinh vt, ch yu l vi khun d dng hoi sinh cú
trong nc thi.
15
- Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc
Trong nước thải sinh hoạt chứa một hàm lượng N, P, K khá đáng kể.
Như vậy, nước thải là một nguồn phân bón tốt có lượng N thích hợp
với sự phát triển của thực vật.
Tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải thường là 5:1:2 = N:P:K.
Nước thải CN cũng có thể sử dụng nếu chúng ta loại bỏ các chất độc hại.
Để sử dụng nước thải làm phân bón, đồng thời giải quyết xử lý nước thải
theo điều kiện tự nhiên người ta dùng cánh đồng tưới công cộng và cánh đồng lọc.
Nguyên tắc hoạt động : Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới, cánh
đồng lọc dựa trên khả năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua
đất như đi qua lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hỏng và mao quản của lớp đất mặt,
các VSV hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu
xuống, lượng oxy càng ít và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ càng giảm
xuống dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ xảy ra quá trình khử nitrat. Đã xác
định được quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp đất mặt sâu tới 1.5m.
Vì vậy các cánh đồng tưới và bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi có
mực nước nguồn thấp hơn 1.5m so với mặt đất.
Nguyên tắc xây dựng: Cánh đồng tưới và bãi lọc là những mảnh đất được
san phẳng hoặc tạo dốc không đáng kể và được ngăn cách tạo thành các ô bằng các
bờ đất. Nước thải phân bố vào các ô bằng hệ thống mạng lưới phân phối gồm :
mương chính, máng phân phối và hệ thống tưới trong các ô. Nếu khu đất chỉ dùng
xử lý nước thải, hoặc chứa nước thải khi cần thiết gọi là bãi lọc.
Cánh đồng tưới, bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi có độ dốc
tự nhiên, cách xa khu dân cư về cuối hướng gió. Xây dựng ở những nơi đất
cát, á cát, cũng có thể ở nơi đất á sét, nhưng với tiêu chuẩn tưới không cao và
đảm bảo đất có thể thấm kịp.
Diện tích mỗi ô không nhỏ hơn 3 ha, đối với những cánh đồng công
cộng diện tích trung bình các ô lấy từ 5 đến 8 ha, chiều dài của ô nên lấy
khoảng 300-1500 m, chiều rộng lấy căn cứ vào địa hình. Mực nước ngầm và
các biện pháp tưới không vượt quá 10 -200 m.
- Hồ kỵ khí, hồ hiếu khí.
16
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp sinh học xử lý chất thải đã được áp dụng tại xã Lăng
Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hộ gia đình tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu tại các hộ gia đình trên địa bàn xã , huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Lăng Can.
- Điều tra tình hình áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải
tại xã Lăng Can.
- Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp sinh học trong xử lý chất thải.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải trên địa bàn xã
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Tài liệu thứ cấp:
- Sách, báo, các văn kiện, Luật, nghị quyết, …
- Tài liệu, số liệu đã được công bố tại Sở Tài Nguyên & Môi Trường
tỉnh Tuyên Quang; Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Lâm Bình;
UBND xã Lăng Can và một số ban ngành khác có liên quan.
* Tài liệu sơ cấp:
- Điều tra phỏng vấn người dân, hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra.
Tiến hành chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình trên địa bàn xã để điều
tra, phỏng vấn.
17
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lí đất đai xã. Hỏi trực tiếp
cán bộ xã về các hoạt động của chính quyền cũng như người dân trong xã liên
quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.
- Điều tra thực tế. Tiến hành quan sát thực tế vài thôn điểm trên địa bàn xã
không có ghi chép để đối chiếu với tài liệu mà cán bộ xã đã cung cấp. Những thôn
chọn ra để quan sát là thôn được cho là áp dụng có hiệu quả công tác ứng dụng có
hiệu quả cao nhất, thấp nhât và trong khoảng đạt hiệu quả trung bình.
3.4.2. Phương pháp tham khảo tài liệu
Tham khảo các loại tài liệu có liên quan đến các biện pháp sinh học,
việc ứng dụng các biện pháp sinh học để xử lý môi trường trong sách báo, tạp
trí, internet.
3.4.3. Phương pháp điều tra quan sát thực tế
Tiến hành điều tra thực tế, trực tiếp quan sát thực tế để đưa ra kết luận chính
xác nhất về hiệu quả của công tác ứng dụng biện pháp sinh học để xử lý môi trường.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu điều tra thu thập được trong phiếu điều tra, bảng hỏi được tổng
hợp theo nội dung cụ thể. Số liệu điều tra được nhập exel và xử lý bằng các
thuật toán để cho ra các kết quả mong muốn.
- Tất cả các số liệu, thông tin thu thập được sẽ được tổng hợp trong các
bảng kết quả điều tra.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: sử dụng word, excel,…
18
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Lăng Can huyện Lâm Bình
tỉnh Tuyên Quang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lăng Can là một xã miền núi vùng cao của huyện Na Hang tỉnh Tuyên
Quang trước đây. Theo Nghị Quyết số 07/NĐ – CP của thủ tướng chính phủ
về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa huyện Na Hang và Huyện Chiêm
Hóa để thành lập huyện mới Lâm Bình.
Xã Lăng Can được chia thành 12 xóm, đang trong quá trình nghiên cứu
đầu tư phát triển mạnh. Cơ sở của xã đã và đang được đầu tư nâng cấp. Cùng
với Tuyến đường Thượng Lâm - Xuân Lập đang được đầu tư và nâng cấp là
huyết mạch lưu thông với các xã lân cận đã tạo điều kiện cho phát triển kinh
tế xã hội, mở rộng thương mại.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Lăng Can có Địa hình đa dạng và phức tạp, có độ dốc lớn trong khoảng
12 – 250C thấp dần từ phía Bắc về trung tâm xã và từ phía Nam về trung tâm
xã tạo thành lòng máng.
- Đỉnh núi cao nhất nhất là đỉnh núi Khau Ung cao 1.900m so với mực
nước biển
- Độ cao trung bình 210 – 1.800m so với mực nước biển
- Nơi thấp nhất chạy dọc theo con suối Nặm Luông thuộc thôn Phai tre
A, thôn Phai Tre B, thôn Nà Mèn và thôn Bản Khiển.
Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các kiểu địa hình khác nhau, diện
tích đất có độ dốc nhỏ ít và phân bố rải rác thành các dải nhỏ giữa các đồi, núi.
Do đặc điểm địa hình phức tạp nên việc bố trí sản xuất của xã gặp nhiều khó
khăn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 701-1700 m) chiếm khoảng
15% diện tích tự nhiên của xã, độ cao trung bình từ 710-800 m độ dốc trung
bình 25-32o, phân bố ở khu vực thôn Phai Tre, thôn Nặm Đíp, thôn Nặm Chá,
19
đất đai phần lớn là đất lâm nghiệp xen kẽ các thung lũng hẹp rất thuận lợi cho
việc phát triển Nông - lâm nghiệp của địa phương.
Kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 301-700 m) chiếm khoảng 35% diện
tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 400-500 m, độ dốc trung bình từ 25-35o,
phân bố ở khu vực phía Đông và phía Tây của xã, vùng này xen kẽ có các
thung lũng hẹp rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nông-lâm
nghiệp và canh tác lúa nước.
Kiểu địa hình đồi (độ cao từ 100-300 m) chiếm khoảng 40% diện tích
tự nhiên, độ dốc trung bình 200 m, độ dốc trung bình từ 15-25o phân bố dọc
theo suối Nặm Luông từ phía Đông sang Tây của xã, vùng này xen kẽ có các
thung lũng hẹp rất thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp
và canh tác lúa nước.
Kiểu địa hình thung lũng ven suối lớn chiếm 10% diện tích đất tự nhiên
phân bố dọc theo các con suối lớn có các thung lũng, bãi bồi không liên tục
xen kẽ với sườn núi, đất đai khá màu mỡ rất thuận lợi cho việc trồng cây hàng
năm, song nhiều khu vực thường bị ngập nước và lũ vào mùa mưa.
4.1.1.3 Khí hậu
Xã Lăng Can nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa vùng núi cao phía Bắc
và được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa từ tháng
4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả năm thường tập
trung vào mùa này. Mùa khô khí hậu khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến tháng
3 năm sau, lượng mưa thấp.
Nhiệt độ: Trung bình năm dao động từ 20-220C nhiệt độ tối cao 300C,
tối thấp 40C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 110C và mùa hè là 210C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.654-1.928,6 mm, lượng
mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 có lượng mưa lớn nhất đạt là
320mm/tháng, mùa khô lượng mưa trung bình không vượt quá 60mm/tháng.
Do mưa nhiều, lượng mưa lớn tập trung ở một số nơi đã xảy ra lũ quét, sạt lở
đất, lũ bùn đá, hàng năm còn có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như giông,
mưa đá, lũ lụt, sương muối đã gây ra thiệt hại đáng kể cho đời sông nhân
dân và ảnh hưởng đến hoa màu, sản xuất nông nghiệp của nhân dân.