Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

nghiên cứu vai trò và sự ảnh hưởng của chủ đầu tư trong vấn đề an toàn xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 138 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lê Hoài Long </b>

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. Phạm Vũ Hồng Sơn

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Nguyễn Thanh Việt

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 18 tháng 01 năm 2024.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. Chủ tịch hội đồng : PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ 2. Thư ký hội đồng : TS. Nguyễn Anh Thư

3. Ủy viên phản biện 1 : PGS.TS. Phạm Vũ Hồng Sơn 4. Ủy viên phản biện 2 : TS. Nguyễn Thanh Việt

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

<b> PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ PGS.TS. Lê Anh Tuấn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

Ngày, tháng, năm sinh: 18/09/1996 Nơi sinh: Bình Dương

<b>II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: </b>

❖ Xác định các yếu tố tác động đến vai trò của chủ đầu tư trong vấn đề an toàn xây dựng của các dự án ở Việt Nam.

❖ Xác định mức độ tương quan giữa vai trò và ảnh hưởng của chủ đầu tư trong an toàn xây dựng của các dự án ở Việt Nam.

❖ Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phân tích nghiên cứu vai trị và sự ảnh hưởng của chủ đầu tư trong vấn đề an toàn xây dựng.

❖ Đánh giá kết quả, xếp hạng mức độ các yếu tố tác động đã xác định được. ❖ Vận dụng mô hình định lượng phù hơp.

<b>V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ HOÀI LONG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Luận văn là kết quả đánh giá rất quan trọng trong suốt quá trình học tập. Để hoàn thành luận văn này ngoài nỗ lực của bản thân tôi không quên gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trong Bộ môn Thi Công và Quản Lý Xây Dựng, đặc biệt là Thầy hướng dẫn, gia đình, đồng nghiệp, và bạn bè,…

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trong Bộ môn Thi Công và Quản Lý Xây Dựng đã truyền đạt cho tơi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập. Những kiến thức quý giá này sẽ là hành trang quý báu cho tôi khi làm việc và nghiên cứu sau này.

Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hồi Long. Thầy đã quan tâm, hướng dẫn, động viên, và giúp đỡ tơi rất nhiều để hồn thành luận văn này. Thầy đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình làm luận văn. Sự quan tâm rất tận tâm của Thầy đã khiến tôi luôn phải cố gắng hết 100% khả năng của mình để có thể hồn thành luận văn tốt nhất như có thể. Xin chân thành cảm ơn các chú, các anh và các chị đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng đã cung cấp cho tôi những thông tin và dữ liệu quý giá về đề tài để tơi có thể hồn thành tốt luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tri ân đến những người thân trong gia đình, bạn bè, và các anh, chị và các bạn cùng Khóa 2019 đã ln bên tơi, quan tâm, động viên, chia sẻ, và giúp đỡ tơi về tinh thần. Nhờ vậy mà tơi có thể vượt qua những khó khăn và trở ngại nhất định để hoàn thành luận văn.

Tp. HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TÓM TẮT </b>

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ tương quan giữa vai trị của chủ đầu tư trong an tồn xây dựng, ảnh hưởng của chủ đầu tư trong an tồn xây dựng, phát triển một mơ hình cấu trúc tuyến tính để kiểm tra mức độ tương quan và mức độ tác động giữa vai trò và ảnh hưởng của chủ đầu tư trong vấn đề an toàn xây dựng. 5 yếu tố tác động đến vai trò của chủ đầu tư trong an toàn xây dựng với 21 thuộc tính được xác định thơng qua đánh giá tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia cho phù hợp với môi trường xây dựng Việt Nam. Một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin về các yếu tố tác động đến vai trò của chủ đầu tư trong an toàn xây dựng. Dữ liệu thu thập từ 306 câu trả lời hợp lệ sau đó được xử lý thơng qua kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả xác định được 5 yếu tố tác động vào vai trò của chủ đầu tư trong an toàn xây dựng : (1) đặc điểm dự án; (2) lựa chọn nhà thầu an tồn; (3) xem xét phân tích dữ liệu an tồn; (4) thực hiện kiểm tra thường xuyên dự án / thiết bị; (5) yêu cầu an toàn theo hợp đồng.

Dữ liệu về 5 yếu tố tác động đến vai trị của chủ đầu tư trong an tồn xây dựng sẽ được sử dụng để phát triển mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM để phân tích mức độ tác động của các yếu tố và đánh giá sự tương quan giữa vai trò và ảnh hưởng của chủ đầu tư trong an toàn xây dựng. Kết quả xác định được 4 yếu tố sau 5 yếu tố ban đầu : (1) đặc điểm dự án; (2) xem xét phân tích dữ liệu an tồn; (3) thực hiện kiểm tra thường xuyên dự án / thiết bị; (4) yêu cầu an toàn theo hợp đồng. Đồng thời kết quả cũng chỉ ra mối tương quan giữa vai trò và ảnh hưởng của chủ đầu tư trong an toàn xây dựng cũng được thể hiện rõ với hệ số 0,580.

Nghiên cứu góp phần giúp cho chủ đầu tư có được tư liệu giúp nhận thức vai trò và ảnh hưởng của chủ đầu tư một cách rõ ràng hơn. Giúp các chủ đầu tư thấy được các yếu tố cần thiết cho thành cơng của dự án, lợi ích từ việc đảm bảo an toàn xây dựng của dự án. Qua đó, họ có thể đề ra một số chiến lược hiệu quả hơn để nâng cao công tác quản lý an toàn xây dựng ở các dự án tốt hơn. Giúp góp phần tạo nên mơi trường xây dựng an tồn bền vững, giúp chủ đầu tư có tư liệu để cải thiện hiệu suất chất lượng dự án, đồng thời gián tiếp bảo vệ sức khỏe người lao động và các nhân viên của tất cả các bên tham gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>ABSTRACT </b>

The research examines the correlation between the owner's role in construction safety and the owner's influence in construction safety, developing a linear structural model to test the degree of correlation. and the level of impact between the role and influence of the owner in construction safety issues. 5 factors affecting the owner's role in construction safety with 21 attributes identified through document review and expert consultation to suit Vietnam's construction environment. A questionnaire survey aimed to collect information about factors affecting the owner's role in construction safety. Data collected from 306 valid responses were then processed through Cronbach's alpha test, EFA exploratory factor analysis and CFA confirmatory factor analysis. The results identified 5 factors that impact the owner's role in construction safety: (1) project characteristics; (2) select a safe contractor; (3) review safety data analysis; (4) perform regular project/equipment inspections; (5) contractual safety requirements.

Data on 5 factors affecting the role of owners in construction safety will be used to develop a linear structural model SEM to analyze the impact level of factors and evaluate the correlation. relationship between the role and influence of the owner in construction safety. The results identified 4 factors after the initial 5 factors: (1) project characteristics; (2) review safety data analysis; (3) perform regular inspections of the project/equipment; (4) contractual safety

requirements. At the same time, the results also show that the correlation between the role and influence of the owner in construction safety is also

clearly shown with a coefficient of 0.580, which shows that if the role increases by one unit, the influence will increase. of owners in construction safety will increase to 0.580. The coefficient of 0.580 shows that the owner's role will impact 58.0% of the owner's influence in construction safety.

Research contributes to helping owners obtain documents to help them

understand the role and influence of owners more clearly. Help owners see the necessary elements for project success and benefits from ensuring project construction safety. Thereby, they can propose some more effective strategies to improve construction safety management in better projects. Helps contribute to creating a safe and sustainable construction environment, helps owners have documents to improve project quality performance, and indirectly protects the health of workers and employees of all construction sites stakeholders.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi, Nguyễn Quang Thành, xin cam đoan rằng quá trình thực hiện luận văn “NGHIÊN CỨU VAI TRÒ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ TRONG VẤN ĐỀ AN TOÀN XÂY DỰNG”, các dữ liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được thể hiện hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về nghiên cứu của mình.

<i>Tp. HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2023 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……….…x </b>

<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ……….…...xi </b>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……….xii </b>

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ... 1</b>

2.2.4. Vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng ... 10

2.2.5. Ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng ... 12

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài ... 13

2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ... 13

2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ... 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

2.4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng

... 20

2.5. Kết luận ... 21

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22</b>

3.1. Tóm tắt chương ... 22

3.2. Mơ Hình Nghiên Cứu ... 22

3.3. Quy trình nghiên cứu ... 24

3.4. Các lý thuyết và mơ hình ... 27

3.4.1. Giới thiệu bảng câu hỏi ... 27

3.4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo ... 28

3.4.3. Giới thiệu phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) ... 28

3.4.4. Giới thiệu phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ... 30

3.4.5. Giới thiệu mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ... 33

3.4.6. Phương pháp thử nghiệm Bootstrap ... 34

3.6.2. Nghiên cứu định lượng ... 36

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 45</b>

4.1. Tóm tắt chương ... 45

4.2. Kết quả đo lường bảng khảo sát dự thảo ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ... 49

4.2.4. Kết luận ... 52

4.3. Kết quả đo lường bảng khảo sát chính thức ... 53

4.3.1. Kết quả phân tích nhân khẩu học ... 55

4.3.2. Kết quả đo lường thang đo ... 56

4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ... 57

4.3.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ... 59

4.3.5. Kết quả kiểm định bằng Mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ... 62

4.3.6. Kết quả thử nghiệm bằng phương pháp Bootstrap ... 65

5.3.1. Đẩy mạnh truyền thơng về an tồn xây dựng ... 70

5.3.2. Thực hiện chương trình an tồn xây dựng ... 70

5.3.3. Tích cực kiểm tra thực tế dự án... 70

5.3.4. Đánh giá an toàn / khả năng thi công của thiết kế ... 71

5.3.5. Nâng cao văn hóa an tồn ... 71

5.4. Hướng phát triển đề tài. ... 71

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 72</b>

<b>PHỤ LỤC ... 76 </b>

Phụ lục 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây ... 76

Phụ lục 2a: Danh sách chuyên gia phỏng vấn ... 80

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Phụ lục 2b: Nội dung phỏng vấn chuyên sâu ... 80

Phụ lục 2c: Bảng tổng hợp các nhân tố phỏng vấn chuyên gia ... 81

Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát thử nghiệm ... 84

Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ... 90

Phụ lục 5a: Thành phần tham gia khảo sát (giới tính) ... 95

Phụ lục 5b: Thành phần tham gia khảo sát (độ tuổi) ... 95

Phụ lục 5c: Thành phần tham gia khảo sát (vai trò)... 95

Phụ lục 5d: Thành phần tham gia khảo sát (Chức vụ) ... 96

Phụ lục 5e: Thành phần tham gia khảo sát (Loại hình cơng ty) ... 96

Phụ lục 6a: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố Đặc điểm dự án ... 97

Phụ lục 6b: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố Lựa chọn nhà thầu an toàn ... 97

Phụ lục 6c: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố Xem xét phân tích ... 98

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Phụ lục 10: Kết quả thử nghiệm bằng phương pháp Bootstrap ... 121

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 3.1: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu... 24

Bảng 3.2: Bảng giá trị factor loading theo kích thước mẫu ... 30

Bảng 3.3: Thang đo dự thảo “Đặc điểm dự án” ... 37

Bảng 3.4: Thang đo dự thảo “Lựa chọn nhà thầu an toàn” ... 38

Bảng 3.5: Thang đo dự thảo “Xem xét và phân tích dữ liệu an toàn” ... 38

Bảng 3.6: Thang đo “Thực hiện kiểm tra thường xuyên dự án/ thiết bị” ... 39

Bảng 3.7: Thang đo dự thảo “Yêu cầu an toàn theo hợp đồng” ... 40

Bảng 3.8: Thang đo dự thảo “Vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng” ... 41

Bảng 3.9 Thang đo dự thảo “Ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng” ... 42

Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát ... 46

Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả đo lường thang đo ... 47

Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần đầu tiên... 49

Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ hai ... 51

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các biến quan sát cho bảng khảo sát chính thức ... 53

Bảng 4.6: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát chính thức .... 55

Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả đo lường thang đo chính thức ... 56

Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần đầu tiên... 57

Bảng 4.9: Tương quan giữa các biến quan sát với toàn thang đo ... 60

Bảng 4.10: Tương quan giữa các biến quan sát ... 61

Bảng 4.11: Các hệ số chưa chuẩn hóa của mơ hình SEM ... 63

Bảng 4.12: Các hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình SEM ... 64

Bảng 4.13: Kết quả ước tính với cỡ mẫu 500 ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ </b>

Hình 1.1: Lược đồ cấu trúc của chương 1 ... 1

Hình 1.2: Số liệu tai nạn lao động 2018 – nửa đầu năm 2022 ... 3

Hình 1.3: Thống kê tỷ lệ tai nạn lao động theo từng ngành nghề năm 2018 ... 4

Hình 1.4: Cấu trúc của luận văn ... 7

Hình 2.1: Lược đồ cấu trúc của chương 2 ... 8

Hình 3.1: Lược đồ cấu trúc của chương 3 ... 22

Biểu đồ 3.2. Mơ hình nghiên cứu của luận văn ... 23

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của luận văn ... 26

Hình 3.3: Ví dụ minh hịa mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ... 33

Hình 3.4: Quy trình nghiên cứu định tính ... 36

Hình 4.1: Lược đồ cấu trúc chương 4 ... 45

Hình 4.2: Kết quả phân tích CFA... 59

Hình 4.3: Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ... 62

Hình 5.1: Lược đồ cấu trúc chương 5 ... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

<b>7 </b> SPSS Statistical Package for the Social Sciences

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tóm tắt chương </b>

Hình 1.1: Lược đồ cấu trúc của chương 1

<b>1.2. Giới thiệu chung </b>

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây, ngành xây dựng vẫn tiếp tục là một trong những ngành có hồ sơ an tồn kém nhất. Trong khi các nghiên cứu về an toàn trước đây đã điều tra vai trò của nhà thầu, nhà thầu phụ và nhà thiết kế, thì tác động của chủ sở hữu đối với an toàn xây dựng chưa được điều tra nhiều ở trước đây.

Bài viết này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về vai trò của Chủ đầu tư (CĐT) đối với an toàn xây dựng. Dữ liệu được thu thập bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn về các dự án xây dựng ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa hiệu suất an toàn của dự án và ảnh hưởng của CĐT, đặc biệt tập trung vào đặc điểm của dự án, lựa chọn nhà thầu an toàn, yêu cầu an

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

toàn theo hợp đồng và sự tham gia của CĐT trong quản lý an toàn trong quá trình thực hiện dự án.

<b>1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu. </b>

“CĐT của các dự án là người tiêu dùng chính của dịch vụ xây dựng, nguồn tài chính của dự án và trong nhiều trường hợp là người sử dụng cuối cùng của cơ sở vật chất [1]”. Tác động của họ đối với an toàn xây dựng dự án là rất lớn. “Ví dụ, trong nghiên cứu được thực hiện bởi Liska et al năm 1993, người ta nhận thấy rằng điều kiện tiên quyết quan trọng để đạt được hiệu suất an toàn xuất sắc là sự tham gia của CĐT không chỉ trong việc lập kế hoạch tiền dự án, bao gồm hỗ trợ tài chính cho chương trình an tồn của nhà thầu, mà cịn trong các hoạt động an tồn hàng ngày của dự án [2]”. Trong mơ hình ngun nhân tai nạn xây dựng được phát triển bởi Suraji et al, “tai nạn xây dựng là do phản ứng không phù hợp với những hạn chế nhất định và môi trường. Trong mơ hình, phản ứng của CĐT là các hành động hoặc không hành động của CĐT để đáp lại các ràng buộc xuất hiện trong quá trình phát triển phạm vi dự án. Chúng bao gồm, ví dụ, giảm ngân sách dự án, thêm tiêu chí dự án mới, thay đổi mục tiêu dự án, và đẩy nhanh các nỗ lực thiết kế hoặc xây dựng của dự án. Tất cả những yếu tố này có thể đóng vai trị góp phần giảm thiểu gây ra tai nạn [3]”.

“Trước đây, các CĐT thường miễn cưỡng tham gia vào các vấn đề liên quan đến an toàn xây dựng vì sợ phải chịu thêm trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, nhiều CĐT hơn, đặc biệt là những CĐT có ngân sách xây dựng lớn, đã tự nguyện mở rộng vai trị của mình để chủ động thúc đẩy an toàn cho người lao động [4]”. “Tuy nhiên, những người thực hiện dự án ở Việt Nam vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý an toàn xây dựng. Bằng chứng là ở 6 tháng đầu năm 2022 xây dựng là lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người nhất, chiếm 14,73% tổng số vụ tai nạn lao động và 15,26% tổng số người chết [5]”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hình 1.2: Số liệu tai nạn lao động 2018 – nửa đầu năm 2022 Nguồn: “Bộ lao động – thương binh và xã hội”

Theo hình 1.2 ta có thể thấy ngành xây dựng ở Việt Nam vẫn còn rất cao với gần 2000 ca tai nạn hằng năm từ giai đoạn 2018 đến 2020. Ở năm 2021 tai nạn lao động giảm xuống thấp đáng kể do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dẫn đến việc làm xây dựng ở năm 2021 giảm đáng kể dẫn đến tai nạn lao động cũng ít đi. Tuy nhiên ở năm 2022 ở nước ta đã vượt qua đại dịch và tại nạn lao động lại có chiều hướng tang cao trở lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hơn nữa, các dự án xây dựng thường chịu sự ảnh hưởng rất lớn của điều kiện/môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị-xã hội, truyền thống văn hóa, và đặc biệt là yếu tố con người

Theo thống kê năm 2018 từ bộ lao động thương binh và xã hội có thể thấy ngành xây dựng vẫn là ngành có tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất cả nước chiếm tỉ lệ 15%, do các yếu tố đặc thù nguy hiểm của ngành xây dựng.

Hình 1.3: Thống kê tỷ lệ tai nạn lao động theo từng ngành nghề năm 2018 Nguồn: “Bộ lao động – thương binh và xã hội”

Ở mỗi nước khác nhau các CĐT quản lý an toàn xây dựng thường khơng giống nhau. Cho nên thật khó để quản lý tốt các dự án xây dựng ở Việt Nam, đặc biệt là quản lý an toàn xây dựng, khi chỉ đơn thuần áp dụng các chiến lược quản lý dự án từ những nước khác vào Việt Nam. Vì vậy, một nghiên cứu được thực hiện phù hợp với các đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.4. Mục tiêu nghiên cứu </b>

– Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của CĐT trong quản lý an tồn xây dựng các dự án ở Việt Nam.

– Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng đã xác định được.

– Rút ra một số nhận xét hữu ích về các yếu tố tác động đến vai trò của CĐT trong vấn đề an toàn xây dựng.

– Xác định mức độ tương quan giữa vai trò và sự ảnh hưởng của CĐT trong an tồn dựng với các vai trị đã xác định được.

– Đề ra một số chiến lược nhằm quản lý và nâng cao an toàn xây dựng ở các dự án tốt hơn.

<b>1.5. Phạm vi nghiên cứu. </b>

Nghiên cứu dừng lại ở một số giới hạn sau

– Góc độ phân tích: Nghiên cứu dựa trên quan điểm đánh giá của chủ đầu

tư/đại diện CĐT, tư vấn giám sát và nhà thầu tham gia thực hiện các dự án nhằm đề ra một số biện pháp để thực hiện tốt hơn các dự án trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.

– Không gian nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, việc khảo sát chỉ được thực

hiện đối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số Tỉnh lân cận thuộc khu vực phía Nam như Bình Dương, Long An.

– Đối tượng khảo sát: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thơng qua việc khảo sát những người có kinh nghiệm với vai trò CĐT/ kĩ sư/ tư vấn giám sát/ các đối tượng khác đang làm việc trong ngành xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.6. Đóng góp của nghiên cứu 1.6.1. Về mặt học thuật. </b>

– Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố tác động đến vai trò của các CĐT trong quản lý an toàn xây dựng ở Việt Nam.

– Đã đánh giá xếp hạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của CĐT trong an toàn xây dựng.

– Đã xác định được sự tương quan giữa vai trò và ảnh hưởng CĐT trong quản lý an toàn xây dựng ở Việt Nam

– Giúp góp phần tạo nên mơi trường xây dựng an tồn bền vững, giúp CĐT có tư liệu để cải thiện hiệu suất chất lượng dự án, đồng thời gián tiếp bảo vệ sức khỏe người lao động và các nhân viên của tất cả các bên tham gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.7. Cấu trúc của luận văn. </b>

Hình 1.4: Cấu trúc của luận văn

<b>Chương 1: Giới thiệu đề tài</b>

- Giới thiệu chung

- Xác định vấn đề nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu- Đóng góp của nghiên cứu - Cấu trúc của Luận Văn

<b>Chương 2: Tổng quan</b>

- Định nghĩa một số thuật ngữ trong nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của CĐT trong an toàn xây dựng

- Kết luận

<b>Chương 3: Phương pháp nghiên cứu</b>

- Mơ hình nghiên cứu- Quy trình nghiên cứu- Các lý thuyết và mơ hình- Nguồn dữ liệu

- Phương pháp nghiên cứu

<b>Chương 4: Kết quả nghiên cứu</b>

-Kết quả phân tích nhân khẩu học- Kết quả đo lường thang đo

- Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)- Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

- Kết quả kiểm định bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)- Kết quả thử nghiệm bằng phương pháp Bootstrap

<b>Chương 5: Kết luận và kiến nghị</b>

-Kết luận- Kiến nghị

- Hướng phát triển đề tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Tóm tắt chương </b>

Hình 2.1: Lược đồ cấu trúc của chương 2

<b>2.2. Định nghĩa một số thuật ngữ trong nghiên cứu 2.2.1. An toàn xây dựng </b>

An toàn xây dựng là nguyên tắc được các nhà quản lý an toàn xây dựng tuân thủ và thực thi. Đó là kết quả của việc sử dụng thiết bị an toàn, bảo vệ người lao động khỏi các mối nguy hiểm, kiểm tra hiện trường thường xuyên và đánh giá rủi ro. Một thành phần quan trọng của an toàn xây dựng là tuân thủ các quy định về an

toàn xây dựng

Kết luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

“An toàn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình là giải pháp phịng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm khơng làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình.

Quản lý an tồn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Thông tư này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo các yêu cầu về an tồn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình [6]”.

“Căn cứ quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP: An tồn trong thi cơng xây dựng cơng trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo khơng gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an tồn lao động trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình [7]”.

“Trước khi khởi cơng xây dựng cơng trình, nhà thầu tổ chức lập, trình CĐT chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường [6]”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>2.2.2. Ngành an toàn xây dựng (HSE) </b>

“Là ngành hoạt động vì sức khỏe và sự an tồn của người lao động, của cộng đồng, sự phát triển bền vững của môi trường, đảm bảo hoạt động đúng pháp luật cũng như bảo vệ danh tiếng của cơng ty. Phịng HSE của một số công ty chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an tồn lao động. Ngành HSE thơng thường có hai mục tiêu, đó là phịng ngừa sự cố hoặc tai nạn lao động và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra trong điều kiện hoạt động bình thường [8]”.

“Đánh giá tác động mơi trường và đưa ra phương án, đề xuất:

Chữ E trong HSE chính là Environment – Mơi trường. Do đó, quan tâm đến các yếu tố về môi trường sẽ là một trong những công việc quan trọng nhất của một nhân viên HSE [43]”.

<b>2.2.3. Chủ đầu tư </b>

Đây là người hoặc tổ chức có trách nhiệm tài chính và quản lý dự án xây dựng. CĐT có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an toàn xây dựng bằng cách lập kế hoạch, tổ chức và quản lý quá trình xây dựng.

“ Theo Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ trong Tuyên bố Chính sách 350 về An tồn tại Cơng trường Xây dựng nêu rõ rằng chủ đầu tư có trách nhiệm về:

• Phân cơng trách nhiệm và quyền hạn về an tồn chung của dự án cho một tổ chức hoặc cá nhân cụ thể, (hoặc cụ thể là giữ lại trách nhiệm).

• Chỉ định một cá nhân hoặc tổ chức xây dựng kế hoạch an toàn dự án phối hợp và giám sát việc thực hiện an tồn trong q trình thi cơng.

• Chỉ định trách nhiệm phê duyệt cuối cùng các bản vẽ thi công và các chi tiết thơng qua các tài liệu hợp đồng.

• Đưa kết quả thực hiện an tồn trước đó làm tiêu chí cho nhà thầu lựa chọn [9]”.

<b>2.2.4. Vai trò của CĐT trong an toàn xây dựng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

ngành khác lý do chính là vì sự an tồn. Tuy nhiên toàn bộ nguyên nhân của sự cố đều có thể đến từ mọi chủ thể của cơng trình vì vậy với vai trị là gốc rễ của dự án, CĐT cũng cần phải có trách nhiệm với việc đảm bảo an toàn của dự án [10]”.

“Đảm bảo an tồn vệ sinh lao động tại cơng trình xây dựng là trách nhiệm của doanh nghiệp là nhà thầu thi cơng và CĐT [11]”.

“CĐT có nghĩa vụ chấp hành pháp luật về xây dựng, trong đó có vai trị quản lý an tồn, mơi trường trong đầu tư xây dựng cơng trình [12]”.

“CĐT có trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong việc cảnh báo các nhà thầu về bất kỳ mối nguy hiểm không rõ ràng nào hiện diện trên công trường và để đảm bảo các nhà thầu công nhận và đáp ứng trách nhiệm hợp đồng của họ để làm việc một cách lành mạnh và an toàn [13]”.

“Trách nhiệm quản lý an tồn xây dựng của CĐT đó là:

- Chấp thuận kế hoạch theo hồ sơ an tồn trong thi cơng xây dựng do nhà thầu lập

- Tổ chức kiểm tra, giám sát các cơng tác an tồn trong xây dựng do nhà thầu thi công thực hiện.

- Phân cơng, thơng báo nhiệm vụ của người có năng lực theo dõi, giám sát thực hiện các quy định, biện pháp an toàn xây dựng của nhà thầu. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi cơng khi phát hiện có sự cố có thể ảnh hưởng, gây mất an tồn, vi phạm quy định an toàn lao động trong xây dựng.

- Phối hợp với nhà thầu thực hiện các biện pháp an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư.

- CĐT có thể chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm bằng hợp đồng nếu thuê nhà thầu tư vấn quản lý, nhà thầu giám sát thi cơng.

CĐT có thể chuyển giao một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động khi xây dựng trong các trường hợp sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Nếu CĐT và nhà thầu ký hợp đồng tổng thầu (thiết kế, cung cấp thiết bị, thi cơng hoặc dạng hợp đồng chìa khóa trao tay thì trách nhiệm quản lý an toàn lao động sẽ thực hiện:

- CĐT: Được phép giao quyền cho tổng thầu một hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong cơng trường xây dựng. CĐT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và thực hiện công tác quản lý an tồn lao động. Tổng thầu: thực hiện quản lý cơng tác an toàn lao động theo thỏa thuận với CĐT [6]”.

<b>2.2.5. Ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng </b>

“Kể từ những năm 1980, CĐT đã mở rộng đáng kể sự tham gia của họ vào an toàn cơng trường xây dựng. CĐT đóng vai trị chủ động trong an tồn có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm an toàn trong một dự án xây dựng. Tầm quan trọng của sự tham gia của CĐT trong việc đảm bảo an toàn được phản ánh trong Tuyên bố chính sách ASCE 350 gần đây, trong đó nêu rõ rằng "an tồn cơng trường xây dựng địi hỏi sự chú ý và cam kết từ tất cả các bên liên quan" và "CĐT nên đóng vai trị tích cực trong an tồn". Ngồi ra, chi phí chăm sóc sức khỏe và bồi thường cho người lao động tăng cao, cũng như sự leo thang kiện tụng liên quan đến bên thứ ba, không bị CĐT bỏ qua. CĐT nhận ra rằng chi phí thương tích cuối cùng được phản ánh trong chi phí xây dựng. Vai trị của CĐT trong an tồn cơng trường xây dựng đã được nghiên cứu gần đây. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng CĐT có thể tăng cường an tồn dự án một cách hiệu quả bằng cách thực hiện các hành động như yêu cầu nhà thiết kế giải quyết vấn đề an tồn trong q trình lập kế hoạch và thiết kế dự án, sơ tuyển các nhà xây dựng dựa trên an toàn, giải quyết vấn đề an toàn trong hợp đồng và nâng cao nhận thức về an toàn thơng qua nhóm dự án. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan và đánh giá về các hành động mà CĐT có thể thực hiện để đảm bảo an tồn trên các cơng trường xây dựng [14]”.

“Mặc dù sự tham gia của khách hàng vào sức khỏe và an toàn là nghĩa vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới </b>

<b>2.3.1.1. Owner’s Role in Construction Safety – Vai trò của chủ đầu tư trong an toàn xây dựng [15]. </b>

Một nghiên cứu thực hiện về vai trò của CĐT trong an toàn xây dựng.

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả an toàn của dự án và ảnh hưởng của CĐT, đặc biệt tập trung vào đặc điểm của dự án, việc lựa chọn nhà thầu an toàn, các yêu cầu về an toàn trong hợp đồng và sự tham gia của CĐT vào việc quản lý an tồn trong q trình thực hiện dự án. Bằng cách xác định các biện pháp của CĐT có liên quan đến việc thực hiện tốt vấn đề an toàn dự án, và cung cấp hướng dẫn về cách CĐT tác động trực tiếp đến hiệu quả an toàn.

<b>2.3.1.2. Client Safety Roles in Small and Medium Construction Projects in Australia - Vai trị an tồn của khách hàng trong các dự án xây dựng vừa và nhỏ ở Úc [16]. </b>

Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát từ các nhân viên làm việc trong các dự án xây dựng vừa và nhỏ ở Úc. Những phát hiện của nghiên cứu không chỉ khẳng định tầm quan trọng của khách hàng trong việc thực hiện an tồn mà cịn xác định vai trị cụ thể của khách hàng có ảnh hưởng đến sự phát triển mơi trường an tồn trong các dự án xây dựng. Khách hàng nên tập trung vào sáu vai trị an tồn sau: tham gia chương trình an tồn tại cơ sở; xem xét và phân tích dữ liệu an toàn; chỉ định đội an toàn; lựa chọn nhà thầu an toàn; xác định cách giải quyết vấn đề an toàn trong đấu thầu; và thực hiện kiểm tra thường xuyên nhà máy/thiết bị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>2.3.1.3. The Impact of a Client Contractor Health and Safety (H&S) Programme on Contractor H&S Performance- Tác động của chương trình an tồn và sức khỏe (H&S) của khách hàng đối với hiệu suất H&S của nhà thầu [17]. </b>

Mục đích của nghiên cứu được báo cáo là xác định tác động của chương trình quản lý H&S của nhà thầu do một nhà tư vấn H&S độc lập quản lý đối với hoạt động H&S của nhà thầu tự tổ chức, bao gồm cả nhận thức của các nhà thầu liên quan. Các phát hiện nổi bật bao gồm: chất lượng là quan trọng nhất đối với cả khách hàng và nhà thầu, tiếp theo là H&S đối với nhà thầu và thời gian đối với khách hàng; sự hài lòng của khách hàng tăng lên, tác động ít hơn đến mơi trường và sự hài lịng của người lao động tăng lên chiếm ưu thế về cải thiện hiệu suất và nhận thức về H&S của nhà thầu.

<b>2.3.1.4. Analysis on Construction Clients' Role for Safety and Health Management in Plan, Design, and Construction Stage - Phân tích về vai trị của khách hàng xây dựng đối với việc quản lý an toàn và sức khỏe trong giai đoạn lập quy hoạch, thiết kế và xây dựng [18]. </b>

Mục đích của bài viết này là giới thiệu kết quả phân tích vai trị của khách hàng xây dựng trong dự án xây dựng được tác giả thực hiện trong những năm gần đây nhằm áp đặt nghĩa vụ đối với khách hàng xây dựng và đề xuất vai trò của họ theo giai đoạn lập quy hoạch, thiết kế và giai đoạn xây dựng.

<b>2.3.1.5. A Strategic Construction Safety Program – Benefits and </b>

<b>Guidelines for Imlementation- Chương trình an tồn xây dựng chiến lược – lợi ích và hướng dẫn thực hiện [19]. </b>

Bài viết xem xét các lợi ích tiềm năng và sau đó đề xuất các hướng dẫn thực hiện chương trình an tồn. Các khuyến nghị chính được đề xuất để thực hiện thành cơng các chương trình an tồn chiến lược là: hợp tác và làm việc theo nhóm từ tất cả các cấp quản lý và nhân viên để áp dụng các sáng kiến an toàn toàn diện vào hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nhau. Nhìn chung, việc thực hiện những sáng kiến như vậy sẽ củng cố danh tiếng của công ty xây dựng; tăng lợi nhuận; và tạo điều kiện cho sự thành công lâu dài.

<b>2.3.1.6. Implementation of safety management system in managing constructionprojects: Benefits and obstacles- Triển khai hệ thống quản lý an toàn trong quản lý dự án xây dựng: Lợi ích và trở ngại [20]. </b>

Hệ thống quản lý an toàn (SMS) được giới thiệu vào những năm 1980 nhằm giảm nguy cơ thương tích và tử vong cũng như giảm thiểu lãng phí vật liệu trong ngành xây dựng. Trong nghiên cứu này, các thực tiễn hiện tại của ngành đã được xem xét để xác định những lợi ích và trở ngại của việc triển khai SMS. Nghiên cứu này đóng góp vào kiến thức hiện tại về nghiên cứu an tồn bằng cách xem xét những lợi ích và trở ngại trong việc triển khai SMS trong ngành xây dựng. Những phát hiện từ nghiên cứu này cũng có lợi cho ngành vì chúng có thể nâng cao hiểu biết của những người thực hiện trong ngành về SMS và giúp họ cải thiện việc triển khai SMS tại nơi làm việc.

<b>2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam </b>

<b>2.3.2.1. Xây dựng khung đánh giá sự quản lý an tồn lao động trên các cơng trường xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh [21]. </b>

Nghiên cứu này xây dựng khung đánh giá sự quản lý an toàn lao động (ATLĐ) trên các công trường xây dựng tại thành phồ Hồ Chí Minh. Từ tổng quan nghiên cứu trước đây và ý kiến chuyên gia, nghiên cứu xác định được 16 yếu tố ảnh hưởng đến sự quản lý ATLĐ trên các công trường xây dựng. Từ kết quả thu được, một khung đánh giá sự quản lý ATLĐ được hoàn thiện bao gồm 14 yếu tố và 4 nhóm nhân tố chính là (1) các quy định và chính sách về ATLĐ, (2) kiến thức và thái độ đối với ATLĐ, (3) lập kế hoạch thực hiện ATLĐ, (4) kiểm tra, giám sát thực hiện ATLĐ trên công trường.

<b>2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thi cơng đến an tồn xây dựng tại Việt Nam [22]. </b>

Bài báo nhằm làm rõ mức độ ảnh hưởng các nhóm nhân tố liên quan đến q trình tổ chức thi cơng của nhà thầu đến an tồn xây dựng ở các dự án xây dựng tại Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Nam. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp các nhóm nhân tố chủ yếu và chỉ ra các nhóm nhân tố liên quan đến đào tạo và huấn luyện về an toàn, năng lực đảm bảo an tồn của nhà thầu và năng lực các vị trí lãnh đạo dự án cho thấy sự ảnh hưởng rất có ý nghĩa thống kê đến an tồn xây dựng. Kết quả nghiên cứu đóng góp các thơng tin khoa học cho công tác quản lý dự án trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các vấn đề mất an tồn trong xây dựng.

<b>2.3.2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng [23]. </b>

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động từ các đặc điểm của công nhân và phương thức trong quản lý đến việc thực hiện an toàn của người lao động. Với phương pháp phân tích hồi qui đa bội và các phép kiểm nghiệm trị số thống kê, nghiên cứu đã chỉ ra 9 đặc điểm nhân thân của công nhân và 8 nhân tố liên quan đến cách thức quản lý mà chúng ảnh hưởng đến việc thực hiện an tồn lao động của người cơng nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trước đây Yếu tố ảnh hưởng đến vai trò và sự ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng

Xinyu Huang and Jimmie Hinze (2006)

- Đặc điểm dự án

- Lựa chọn nhà thầu an toàn

- Yêu cầu về an toàn trong hợp đồng

- Sự tham gia tích cực của CĐT vào cơng tác an tồn trong q trình thực hiện dự án - Số giờ công nhân thi công trong dự án - Số ca làm việc của công nhân thi công

- Lựa chọn nhà thầu an toàn

- Thực hiện kiểm tra thường xuyên nhà máy/thiết bị

- Đặt mục tiêu an toàn cho dự án - Bổ nhiệm đội an toàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

J.J.Smallwood (2004) - Sơ tuyển nhà thầu chất lượng

- Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật và lập kế hoạch cụ thể cho dự án về an toàn

- Yêu cầu nhà thầu đào tạo chuyên môn liên tục liên quan đến an toàn

L. Sejong, J. Seongchoon and N. Yeji (2020)

- Lựa chọn nhà thầu có năng lực về an toàn xây dựng

- Cung cấp hướng dẫn an tồn thi cơng cho nhà thầu

- Phản ảnh hạng mục an toàn trong việc đánh giá nhà thầu

- Cung cấp thông tin cho nhà thầu sử dụng để lập kế hoạch an toàn và giảm thiểu nguy hiểm

- Xem xét thông báo kế hoạch giảm thiểu nguy cơ

- Xem xét thông báo kế hoạch an toàn

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch an toàn

- Xem xét sự phù hợp về sự thay đổi của kế hoạch an toàn và phản ánh kết quả.

- Điều chỉnh công việc của nhà thầu để thực hiện kế hoạch an toàn đã thay đổi

- Đưa ra lời khuyên cho các nhà thầu trong việc thực hiện kế hoạch

- Giảm chi phí đào tạo nhân viên mới - Cập nhật thiết bị an toàn

- Tăng doanh thu

- Xây dựng dự án bền vững - Nâng cao cải thiện môi trường N.S.N. Yiu, D.W.M. Chan,

M. Shan, N.N. Sze (2019)

- Tỷ lệ tai nạn thấp hơn

- Ít tai nạn nguy hiểm được báo cáo hơn - Điều kiện làm việc an toàn hơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Cải thiện khả năng chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp

- Doanh nghiệp đáp ứng mong muốn cộng đồng về ATLĐ

- Nâng cao nhận thức về ATLĐ cộng đồng - Nâng cao năng suất

- Cải thiện khả năng cạnh tranh của tổ chức - Cải thiện phân bổ chi phí

- Quản lý dự án tốt hơn - Giảm thiệt hại vật chất - Giảm chi phí tai nạn

- Cải thiện lợi nhuận hoặc hiệu quả tài chính - Hình ảnh và danh tiếng của công ty được

cải thiện

- Danh tiếng của cá nhân nhân viên tốt hơn - Cải thiện chế độ đãi ngộ của người lao động - Cơ hội việc làm tốt hơn cho cá nhân

N.T. Việt, H.N. Việt (2021) - Kiểm tra, giám sát ATLĐ trên công trường - Kiểm tra định kỳ, duy tu, bảo dưỡng máy

móc thiết bị

- Cuộc họp về ATLĐ

- Đào tạo và huấn luyện về ATLĐ

- Kiến thức ATLĐ của đội ngũ cán bộ và công nhân

- Thái độ ATLĐ của đội ngũ cán bộ và công nhân

N.L.Hải (2019) - Áp lực nhiều ca làm việc

- Nguồn lực thi công yêu cầu tập trung với cường độ cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

- Tổ chức thực hiện hệ thống giấy phép đảm bảo an toàn lao động

- Yêu cầu đào tạo và huấn luyện về ATLĐ T.H. Tuấn (2009) - Cán bộ đội ngũ nhân viên có tinh thần trách

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>2.5. Kết luận </b>

An toàn lao động trong tất cả các ngành nghề cũng như trong xây dựng nói riêng vẫn là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu từ trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề an toàn xây dựng, tuy nhiên ở Việt Nam hầu hết các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn và các nguyên nhân gây ra tai nạn. Tuy nhiên CĐT là gốc rễ của dự án có vai trị và ảnh hưởng lớn đến vấn đề an toàn xây dựng. Nghiên cứu này nhằm làm rõ các nhân tố có ảnh hưởng đến vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng. Ngồi ra vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng sẽ được thể hiện qua ảnh hưởng của CĐT trong vấn đề an toàn xây dựng của dự án. Ở nghiên cứu này ta sẽ xác định mức độ tương quan giữa vai trò và ảnh hưởng của CĐT, để xem xét rằng nếu như thực hiện tốt vai trị trong an tồn xây dựng sẽ có mức tác động như thế nào đến ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tóm tắt chương </b>

Hình 3.1: Lược đồ cấu trúc của chương 3

<b>3.2. Mô Hình Nghiên Cứu </b>

Mục đích của nghiên cứu này là xác định vai trò và sự ảnh hưởng của các CĐT trong an toàn xây dựng.

Ở nghiên cứu này ta có 2 biến phụ thuộc là “vai trị” và “sự ảnh hưởng” của CĐT trong an toàn xây dựng. Ta sử dụng mơ hình nghiên cứu mơ hình đo lường nguyên nhân formative.

Theo nghiên cứu có tổng cộng 5 yếu tố chính cấu thành nên vai trò của CĐT là: đặc điểm của dự án, lựa chọn nhà thầu an tồn, xem xét phân tích dữ liệu an toàn, thực hiện kiểm tra thường xuyên dự án/ thiết bị, yêu cầu an toàn theo hợp đồng và sự tham gia của CĐT trong quản lý an tồn trong q trình thực hiện dự án. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết của luận văn sẽ như sau:

Quy trình nghiên cứu

Các lý thuyết và mơ hình

Nguồn dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Biểu đồ 3.2. Mơ hình nghiên cứu của luận văn Giải thích các biến:

(1) Đặc điểm của dự án: (2) Lựa chọn nhà thầu an toàn

(3) Xem xét phân tích dữ liệu an tồn

(4) Thực hiện kiểm tra thường xuyên dự án/ thiết bị (5) Yêu cầu an tồn theo hợp đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Từ mơ hình trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: Bảng 3.1: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Nội dung

H1 Yếu tố “Đặc điểm dự án” tác động tích cực đến vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng ở Việt Nam.

H2 Yếu tố “Lựa chọn nhà thầu an tồn” tác động tích cực đến vai trị của CĐT trong an toàn xây dựng ở Việt Nam.

H3 Yếu tố “Xem xét phân tích dữ liệu an tồn” tác động tích cực đến vai trị của CĐT trong an toàn xây dựng ở Việt Nam.

H4 Yếu tố “Thực hiện kiểm tra thường xuyên dự án/ thiết bị” tác động tích cực đến vai trị của CĐT trong an toàn xây dựng ở Việt Nam. H5 Yếu tố “Yêu cầu an toàn theo hợp đồng” tác động tích cực đến vai

trị của CĐT trong an toàn xây dựng ở Việt Nam.

H6 “Vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng” có tác động tích cực đến ảnh hưởng của CĐT trong an tồn xây dựng ở Việt Nam.

<b>3.3. Quy trình nghiên cứu </b>

Nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước sau

Bước 1: Khẳng định mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chính của mơ hình là đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng.

Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết về vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng đã được thiết kế dựa trên mơ hình đo lường nguyên nhân formative gồm 6 yếu tố “đặc điểm của dự án”, “lựa chọn nhà thầu an toàn”, “xem xét phân tích dữ liệu an tồn”, “thực hiện kiểm tra thường xuyên dự án/ thiết bị”, “yêu cầu an toàn theo hợp đồng” và biến phụ thuộc đầu tiên của mơ hình là “vai trị của CĐT trong an tồn xây dựng”. Đồng thời, khung lý thuyết về mối quan hệ giữa vai trò và ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng quyết định yếu tố phụ thuộc thứ hai, biến phụ thuộc của mơ hình là “ảnh hưởng của CĐT trong an toàn xây dựng”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Bước 3: Thiết kế bảng câu hỏi: tiến hành tư vấn và hiệu chỉnh thang đo thảo luận với các chuyên gia. Cuộc thảo luận này sẽ hỗ trợ trong việc thiết kế các câu hỏi và điều chỉnh chúng cho phù hợp để đạt được kết quả nhất quán về các câu hỏi trong thang đo. Khi kết thúc nghiên cứu định tính ở bước ba, bảng câu hỏi được sử dụng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ đã được hoàn tất.

Bước 4: Khảo sát thử nghiệm với mẫu nhỏ: dự kiến khảo sát thử với 50 người với hệ số Cronbach's Alpha và Phân tích khám phá nhân tố (EFA) để sàng lọc nội dung bị che khuất, chồng chéo hoặc không đáng tin cậy.

Bước 5: Hoàn thiện thang đo trước và tiến hành khảo sát chính thức. Bởi vì nghiên cứu sử dụng Mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mơ hình, cỡ mẫu đủ lớn (n ≥300).

Bước 6: Phân tích và xử lý dữ liệu: kiểm chứng thang đo và các giả thuyết của nghiên cứu bằng phương pháp khẳng định Phân tích nhân tố (CFA) để đánh giá tính phù hợp, tính duy nhất, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ. Mơ hình nghiên cứu sẽ được kiểm chứng bằng công cụ SEM để đánh giá dữ liệu sự phù hợp với mơ hình và đánh giá độ tin cậy của mơ hình bằng phương pháp Bootstrap.

Bước 7: Dựa trên mức độ tác động của các biến nghiên cứu trong mơ hình, trình bày luận điểm của ý nghĩa nghiên cứu của 6 giả thuyết, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trị và ảnh hưởng của CĐT trong an tồn xây dựng.

</div>

×