Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

phân tích những thách thức và rào cản của sự phát triển các dự án xây dựng bằng công nghệ in 3d tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 114 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

BÙI XUÂN VINH

<b>PHÂN TÍCH NHỮNG THÁCH THỨC VÀ RÀO CẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG BẰNG CÔNG NGHỆ </b>

<b>IN 3D TẠI VIỆT NAM </b>

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

i

<b>CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM </b>

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1 : TS. Bùi Phương Trinh

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2 : PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Lê Hoài Long

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Chu Việt Cường

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 24 tháng 01 năm 2024.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. Chủ tịch hội đồng : PGS.TS. Lương Đức Long 2. Thư ký hội đồng : TS. Huỳnh Nhật Minh 3. Ủy viên phản biện 1 : TS. Lê Hoài Long 4. Ủy viên phản biện 2 : TS. Chu Việt Cường

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

<b>KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

<b>II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: </b>

 Xác định các nhân tố thách thức, rào cản đến sự phát triển của công nghệ in 3D trong xây dựng.

 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thách thức, rào cản đến sự phát triển của công nghệ in 3D trong xây dựng.

 Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục và loại bỏ các thách thức, rào cản phát triển của công nghệ in 3D trong xây dựng

<b>III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 09/2023 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 01/2024 </b>

<b>V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 : TS. BÙI PHƯƠNG TRINH VI. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 : PGS.TS. ĐỖ TIẾN SỸ </b>

<i>Tp. HCM, ngày 24 tháng 01. năm 2024.</i>

<b>TRƯỞNG BỘ MÔN ĐÀO TẠO TRƯỞNG KHOA </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

iii

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Luận văn thạc sĩ là một cơng trình quan trọng để đánh giá kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của học viên. Trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng của bản thân tơi cịn nhận rất nhiều sự động viên hỗ trợ rất tận tình, quý báu của gia đình, thầy cơ, bạn bè.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tơi về các mơn chun ngành trong suốt thời gian qua, nhờ đó tơi có nền tảng kiến thức vững chắc để vận dụng vào việc làm luận văn tốt nghiệp, những kiến thức thầy cơ tuyền đạt khơng những giúp ích cho tơi trong đề tài này, mà cịn giúp cho tơi làm tốt công việc sau này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô TS. Bùi Phương Trinh và thầy PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ, đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình làm luận văn, cảm ơn các cô đã chia sẻ những kinh nghiệm, những nguồn tài liệu bổ ích để tơi có thể tham khảo và vận dụng.

Xin chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, tơi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và trong quá trình luận văn tốt nghiệp để tơi có thể hồn thành một cách tốt nhất có thể.

Trong quá trình thực hiện đề tài, rất khó tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cơ để hồn thiện tốt hơn.

Kính chúc quý thầy cô ngày càng thành đạt, nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2024 Bùi Xuân Vinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>

Khoa học kỹ thuật hiện nay phát triển nhanh chóng, trong đó cơng nghệ in 3D có tốc độ phát triển rất nhanh và có thề ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ hàng không vũ trụ, y khoa, sản xuất công nghiệp và trong cả lĩnh vực xây dựng. Đã có nhiều nghiên cứu và cơng trình thực tế trên thé giới đã áp dụng thành công công nghệ in 3D dể tạo ra các cấu kiện lắp ghép cho đến các công trình xây dựng nguyên khối. Tuy nhiên, tại Việt Nam các cơng trình xây dựng ứng dụng cơng nghệ in 3D còn hạn chế rất nhiều và chỉ ở qui mơ phịng thí nghiệm và sản xuất mẫu thử nghiệm chưa được ứng dụng rộng rãi vào thực tế. Do vậy, luận văn nêu ra các nhân tố được xem là những thách thức và rào cản ảnh hưởng tới sự phát triển dự án xây dựng bằng công nghệ in 3D tại Việt Nam. Sau khi nghiên cứu tổng quan và khảo sát nhằm thu thập ý kiến chuyên gia ngành xây dựng, đề xuất sáu nhóm nhân tố ảnh hường đến ứng dụng công nghệ in 3D vào cơng trình xây dựng gồm: Nhóm nhân tố liên quan tới thiết kế (TK), Cơng nghệ (CN), Chi phí (CP), Quản lý (QL), Thi công (TC), Xã hội (XH). Sau đó, Nghiên cứu tiến hành khảo sát đại trà và phân tích thống kê số liệu khảo sát. Mục đích nghiên cứu là xác định, mức độ các nhóm nhân tố gây ảnh hưởng và nghiên cứu đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động của các nhân tố đến việc ứng dụng công nghệ in 3D cho các dự án xây dựng tại Việt Nam.

Từ khóa: công nghệ in 3D trong xây dựng, Công nghệ in 3D, Bê tông in 3D, Dự án

<b>in 3D, Mô hình hồi quy đa biến. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

v

<b>ABSTRACT </b>

Science and technology are developing rapidly today, among which 3D printing technology is growing very fast and can be applied in many fields from aerospace, medicine, industrial production, and even in the construction field. There have been many studies and practical projects around the world that have successfully applied 3D printing technology to create everything from assembly structures to monolithic construction projects. However, in Vietnam, the construction projects applying 3D printing technology are still very limited and are only at the laboratory scale and experimental model production, not yet widely applied in practice. Therefore, the thesis points out the factors considered as challenges and barriers affecting the development of construction projects using 3D printing technology in Vietnam. After an overview study and survey to collect expert opinions in the construction industry, six groups of factors affecting the application of 3D printing technology to construction projects are proposed: Design-related factors (TK), Technology (CN), Cost (CP), Management (QL), Construction (TC), Society (XH). Then, the study conducts a large-scale survey and statistical analysis of the survey data. The purpose of the study is to identify the degree of influence of the groups of factors and propose solutions to minimize the impact of these factors on the application of 3D printing technology to construction projects in Vietnam.

Keywords: 3D printing technology in construction, 3D printing technology, 3D printed concrete, 3D printing project, Multivariate regression model.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này hồn tồn do tơi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Phương Trinh và PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ. Tôi xin cam đoan các thơng tin trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực khơng sao chép. Nếu có gì sai sót tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2024 Học Viên

BÙI XUÂN VINH

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vii MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ... IILỜI CẢM ƠN ... IIITÓM TẮT LUẬN VĂN ... IVABSTRACT ... VLỜI CAM ĐOAN ... VI

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG ... 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: ... 1

1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 2

1.2.1. Lý do chọn đề tài... 2

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu: ... 2

1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ... 3

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN ... 4

2.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM: ... 4

2.1.1. Công nghệ in 3D cho kết cấu bê tông ... 4

2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: ... 4

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 11

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: ... 11

3.2. THU THẬP DỮ LIỆU: ... 14

3.3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU: ... 15

3.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ... 16

3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA: ... 16

3.3.3. Mơ hình hồi quy đa biến ... 17

3.3.4. Phân tích dữ liệu: ... 18

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ... 20

4.1. XỬ LÝ SỐ LIỆU ... 20

4.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ... 21

4.2.1. Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng ... 21

4.2.2. Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát ... 21

4.2.3. Đơn vị công tác hiện tại của đối tượng khảo sát ... 22

4.2.4. Vai trò của người được khảo sát khi tham gia dự án ... 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4.2.5. Loại hình dự án đã tham gia ... 23

4.2.6. Nguồn vốn thực hiện dự án ... 23

4.2.7. Quy mô dự án đối tượng khảo sát tham gia ... 24

4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ... 24

4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM KHẢO SÁT ... 26

4.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm tham gia khảo sát ... 26

4.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng có vai trị khác nhau khi tham gia dự án ... 40

4.5. XẾP HẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ... 46

4.6. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ... 50

4.7. PHÂN TÍCH NHĨM CÁC NHÂN TỐ ... 54

4.7.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng về thiết kế ... 54

4.7.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng về chi phí ... 55

4.7.3. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng về quá trình quản lý ... 56

4.7.4. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng về quá trình thi cơng ... 57

4.7.5. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng về cơng nghệ ... 57

4.7.6. Nhóm nhóm các nhân tố ảnh hưởng về xã hội ... 58

CHƯƠNG 5 : MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ IN 3D TRONG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM ... 60

5.1. XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ IN 3D Ở VIỆT NAM ... 60

5.1.1. Xây dựng mơ hình ... 60

5.1.2. Mơ hình hồi quy: ... 62

5.1.3. Đánh giá mơ hình ... 66

5.2. KẾT LUẬN MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 68

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 69

6.1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 69

6.1.1. Kết luận ... 69

6.1.2. Kiến nghị ... 70

6.2. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU... 71

6.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO. ... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH SÁCH BẢNG TRONG LUẬN VĂN </b>

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp nhân tố rào cản và thách thức ảnh hưởng đến việc phát triển

công nghệ in 3d trong xây dựng ... 15

Bảng 3.2. Bảng liệt kê phương pháp và cơng cụ phân tích ... 18

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các giá trị tiêu chuẩn của các phương pháp phân tích [19] ... 19

Bảng 4.1. Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng ... 21

Bảng 4.2. Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát ... 21

Bảng 4.3. Đơn vị công tác hiện tại ... 22

Bảng 4.4. Vai trò khi tham gia dự án ... 22

Bảng 4.5. Loại hình dự án đã tham gia ... 23

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

xi

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: </b>

Công nghệ in 3D đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và công nghệ bê tông in 3D là một trong những lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng[1], [2], [3]. Bằng cách sử dụng các máy in 3D, nó cho phép các nhà xây dựng tạo ra các bức tường, móng cọc và cấu trúc bê tông khác theo những thiết kế chính xác.

Việc sử dụng cơng nghệ bê tơng in 3D đã cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện quy trình xây dựng và giảm thiểu tác động của ngành xây dựng đối với môi trường. Để đạt được sự phát triển tiếp theo, các nhà sản xuất sẽ cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển vật liệu mới và nâng cao tính ổn định của máy in để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và người sử dụng.

Song song với các vấn đề nghiên cứu công nghệ, cải tiến vật liệu, và phát triển tiền năng ở mọi mặt, cùng với sự phát triển nhanh chống, đã có một số đánh giá trước đây về hệ thống in 3D cho xây dựng đã đề cập đến việc xem xét công nghệ chung, tiềm năng và phát triển vật liệu[4], [5], [6], vật liệu mà công nghệ in 3D có thể dùng vơ cùng đa dạng như các loại nhựa dẻo, nhựa tái chế, nhựa gốm, nhựa pha bột gỗ, bột kim loại (thép, titan, nhôm, chrome,…). Trong xây dựng, vật liệu không chỉ giới hạn bởi chất kết dính là xi măng, mà có thể dùng chất sét, và các loại chất kết dính tổng hợp khác. Ngồi tiềm năng về vật liệu ra, thì tiềm năng về sự biến đổi trong xây dựng vô cùng lớn với các dự án có kết cấu khổng lồ khó liên kết và vận chuyển, hay các cơng trình có môi trường vô cùng khắc nghiệt như dưới biển sâu và ngồi khơng gian vũ trụ[7]. Ngồi ra, tiềm năng tạo nên cách mạng công nghiệp xây dựng khi kết hợp cơng nghệ in 3D và cơng nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)[8].

Tuy nhiên, cũng rất quan trọng để đánh giá tính bền vững của cơng nghệ, mức độ tác động môi trường và xác định các cơ hội tiềm năng để giảm thiểu các thách thức trong tương lai. Vì thế, mục đích chính của nghiên cứu này phân tích những thách thức và rào cản của sự phát triển các dự án xây dựng bằng công nghệ in 3d tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Lý do chọn đề tài </b>

Công nghệ in 3D đã và đang thể hiện được tiềm năng to lớn, và khả năng đa nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực xây dựng, công nghệ in 3D đã phát triển nhanh chống từ các sản phẩm cấu kiện, chi tiết dành cho trang trí, cho đến thực hiện các tấm vách ngăn hay sản xuất khuôn mẫu cho các cấu kiện đúc sẵn và thực hiện các cấu trúc cấu tạo riêng biệt và độc đáo, hình thành phương thức xây các cơng trình dựng mang đặc tính, kết cấu và kiến trúc riêng biệt so với xây dựng truyền thống.[9] Nhiều cơng trình đã và đang được xây dựng bằng công nghệ in 3D trên thế giới. Tuy nhiên Việc ứng dụng cơng nghệ in 3D cho các cơng trình xây dựng tại Việt Nam còn khá hạn chế và chỉ ở quy mơ thử nghiệm vì gặp phải những rào cản và thách thức từ nhiều yếu tố khác nhau.

Những rào cản và thách thức này hình thành từ các nhân tố ảnh hưởng liên quan đến q trình tình hiểu và nắm rõ về cơng nghệ in 3D trong lĩnh vực xây đựng, quản lý vận hành dự án ứng dụng công nghệ in 3D, cấu trúc và thiết kế dự án, chi phí về đầu tư và vận hành công nghệ in 3D, phương thức thi cơng cơng trình và tác động đến con người – môi trường- xã hội. Các nhân tố này tạo ra những sự thay đổi hình thành rào cản trong q trình thi cơng và vận hành, ngồi ra cịn tạo ra và đem đến nhiều sự đổi mới hình thành những thách thức trong tư duy phát triển và tồn bộ q trình triển khai dự án. Vì thế, việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự ứng dụng công nghệ in 3D cho các dự án xây dựng để làm rõ những thách thức và rào cản của các dự án xây dựng ứng dụng công nghệ này, đồng thời khắc phục những yếu tố này và nâng cao hiệu quả trong việc phát triển các dự án xây dựng, học viên đề xuất thực hiện đề tài: “Phân tích những thách thức và rào cản của sự phát triển các dự án xây dựng bằng công nghệ in 3D tại Việt Nam”

<b>1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu: </b>

<b>- Xác định các nhân tố rào cản đến sự phát triển các dự án xây dựng bằng </b>

công nghệ in 3d tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rào cản đến sự phát triển của </b>

công nghệ in 3D trong xây dựng.

<b>- Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục và loại bỏ các thách thức, rào cản </b>

phát triển của công nghệ in 3D trong xây dựng.

<b>1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: </b>

<i>Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dự án xây </i>

dựng bằng công nghệ in 3d tại Việt Nam

<i>Đối tượng khảo sát: những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi </i>

công, ban quản lý dự án, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu chính, nhà thầu phụ và đơn vị cung cấp.

<i>Phạm vi nghiên cứu: Các dự án, sản phẩm bằng công nghệ in 3d tại Việt </i>

Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 2.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM: </b>

<b>2.1.1. Công nghệ in 3D cho kết cấu bê tông </b>

Công nghệ in 3D bê tông là một phương pháp sản xuất cấu trúc bê tông bằng cách sử dụng máy in 3D để tạo ra các lớp bê tơng chồng lên nhau theo một thiết kế chính xác. Các máy in 3D được lập trình để phun ra các lớp bê tơng đến vị trí cần thiết, tạo thành các khối cốt liệu và hình dạng cần thiết cho cơng trình.

Q trình in cấu trúc bê tơng 3D yêu cầu sự kết hợp giữa các thuật toán điều khiển máy in và phân tích thiết kế kỹ thuật số. Các kỹ sư và nhà thiết kế có thể sử dụng phần mềm CAD (Computer-Aided Design) để tạo ra mơ hình thiết kế 3D của cơng trình, sau đó đưa vào phần mềm in 3D để sản phẩm được cắt từng lớp có độ cao khác nhau, đường dẫn in cho các lớp được chuyển đổi thành tệp mã G.

Máy in được sử dụng trong công nghệ in 3D bê tông là thiết bị trên giàn hoặc dựa trên robot. Trong một hệ thống dựa trên robot, đầu máy in được kết nối với robot và hai máy bơm. Bơm đầu tiên được sử dụng để cung cấp vật liệu bê tông và bơm thứ hai để cung cấp máy gia tốc. Cả ba thành phần, đầu máy in và hai máy bơm, đều được điều khiển bằng bộ điều khiển vi mô. Trong máy in dựa trên giàn, một ống từ máy trộn được kết nối với đầu máy in. Một hệ thống bốn bậc tự do được sử dụng để quản lý đầu máy in được kết nối với cánh tay dọc. Một đầu phun, thường được làm bằng thép, được gắn vào đầu máy in. Kích thước và hình dạng của vịi phun khác nhau tùy thuộc vào phương pháp đã chọn. Máy xoa nền đã được thêm vào trong quá trình tạo đường viền để đạt được độ nhẵn cao cấp[10].

<b>2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: </b>

<i>Tổng quan quá trình phát triển công nghệ in 3D trên thế giới và Việt Nam </i>

Trên thế giới, Charles Hull, người đầu tiên phát minh ra Stereolithography, một phương pháp đột phá tạo ra một đối tượng 3d hữu tình từ những dữ liệu kỹ thuật số. Công nghệ này được sử dụng để chế tạo ra các vật phẩm 3d chỉ từ những hình ảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trên máy tính và công nghệ này cho phép người dụng kiểm tra các mẫu thiết kế một cách nhanh chóng, chính xác trước khi quyết định đầu tư sản xuất hàng loạt.

2008 – Objet Geometries Ltd. đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành tạo mẫu nhanh khi giới thiệu Connex500™. Đây là chiếc máy đầu tiên trên thế giới có thể tạo ra sản phẩm 3d với nhiều loại vật liệu khác nhau trong cùng 1 thời điểm.

11/2010 – Urbee chiếc xe nguyên mẫu đầu tiên được giới thiệu. Đây là chiếc xe đầu tiên trên thế giới mà toàn bộ phần vỏ body được in ra từ máy in 3d. Tất cả các bộ phận bên ngồi, kể cả kính chắn gió đều được tạo ra từ máy in 3d Fortus khổ lớn của Stratasys[11].

8/2011 – Chiếc máy bay được in 3d đầu tiên bởi các kỹ sư thuộc trường ĐH Southampton[12].

5/2016 – Cơng trình hồn thiện đầu tiên bằng công nghệ in 3D tại Dubai mở cửa hoạt động[13]

5/2021 – Tecla tòa nhà xây dựng bằng cơng nghệ in 3d hồn thành với vậy liệu là đất sét tại Massa Lombarda, Italy.[13]

9/2023 - Dự án Wolf Ranch tại Austin, Texas, Mỹ với 100 ngôi nhà in 3D, được xây dựng bởi công ty Lennar và Icon, hợp tác với công ty kiến trúc nổi tiếng Bjarke Ingels Group (BIG) là khu nhà in 3D có quy mơ lớn nhất thế giới đưa vào hoạt động Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước chưa có nhiều về ứng cơng nghệ in 3D trong xây dựng. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra các lợi ích, tính bền vững và tiềm năng lớn và thách thức của công nghệ in 3D trong xây dựng.

<i>Nghiên cứu trong nước </i>

Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong công nghệ in 3D bê tơng, đó là tính chất vật liệu in và sự liên kết của nó. Trần Văn Miền cùng các cộng sự đã thực nghiệm để phân tích ảnh hưởng của độ dẻo hỗn hợp bê tông đến khả năng in 3D, cho thấy rào cản trong vật liệu so với xây dựng thuần t[14], ngồi ra cịn nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

qua việc quét lớp hồ xi măng lên bề mặt lớp bê tông đã in để tăng cường khả năng liên kết giữa 2 lớp bê tơng khi in 3D và giảm thiểu bọt khí, thể hiện tính thử thách lớn trong q trình cải thiện độ hồn thiện cửa kỹ thuật in 3D bê tơng[15]. Vũ Văn Linh và cộng sự đã công bố một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về bê tông in 3D, kết quả của nghiên cứu là tạo ra cấp phối bê tơng phù hợp, và có thể chế tạo từ các vật liệu có sẵn tại Việt Nam, mở ra tiềm năng lớn để đưa kết quả từ phịng thí nghiệm ra cơng trình thực tế[15].

<i>Nghiên cứu nước ngồi </i>

Có nhiều nghiên cứu về cơng nghệ in 3D bê tông này, về cấu kiện và kết cấu bê tông in 3d [16], hay thiết kế vật liệu xi măng bậc 4 hướng tới phát triển bền vững[17], hay tường in 3d kết hợp polyme và bê tông[18], thể hiện sự phát triển đa hướng đa chiều về vật liệu, phương thức thi cơng, tuy nhiên các thí nghiệm hiện tại vẫn áp dụng quy cách đánh giá của bê tông thuần túy, không thể hiện được hết tiềm năng trong kiến trúc[9], và chưa có một cơng cụ đánh giá tính bền vững nào về các khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội dành cho công nghiện in 3D bê tông này[9], [10].

Việc lựa chọn tài liệu tham khảo dựa trên sự tư vấn của chuyên gia và mức độ liên quan của tài liệu tham khảo đối với đề tài. Tập trung vào các đề tài khái quát về tổng quan đánh giá, đề tài so sánh giữa công nghệ in 3D và cơng trình in 3D với xây dựng truyền thống. quy trình quản lý vận hành cơng nghệ, các nghiêm cứu phát triển và ứng dụng công nghệ in 3D và vật liệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Bảng 2.1.Một số nghiên cứu liên quan </i>

<b>nghiên cứu </b>

<b>Phương pháp </b>

1 Vũ Văn Linh, Lê Việt Hùng, Lê Trung Thành , Nguyễn Công Hậu, Tạ Minh

Phương Bảo, Nguyễn Văn Tuấn (2021)[19]

Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về bê tông in 3D

Thiết kế cấp phối từ xi măng, silicafume, tro bay, nước và phụ gia siêu dẻo

Phương pháp thực nghiệm dựa trên các phép đo.

Bê tơng in 3D có thể chế tạo từ các nguyên liệu có sẵn tại Việt Nam. thiết kế cấp phối có thể ứng dụng trong điều kiện cụ thể.

2 Trần Văn Miền , Nguyễn Hoàng Phước , Nguyễn Thành Thái , Nguyễn Tiến

Dũng(2021)[14]

Ảnh hưởng của độ dẻo hỗn hợp bê tơng đến khả năng in 3D

kiểm sốt ban đầu khả năng in của hỗn hợp bê tông như độ lưu biến, khả năng bền ướt và thời gian đông kết được đề xuất.

Phương pháp thực nghiệm dựa trên các phép đo

Tìm ra tỷ lệ cần cho bê tơng in 3D có được các tính chất tốt nhất và sử dụng sợ PP giúp tăng cường sợ liên kết của hỗn hợp

3 Trần Văn Miền, Huỳnh Cơng Tâm, Lê Hồng Giang, Nguyễn Quốc Cường(2021) [15]

Cải thiện bám dính giữa các lớp in 3D bên tơng bằng hồ xi măng biến tính

Cải thiện sự thiếu liên kết giữa các lớp bê tông in 3d

Phương pháp thực nghiệm dựa trên các phép đo

Độ bám dính được cải thiện khi có lớp hồ dầu liên kết, ngồi ra, độ ẩm của bề mặt, các yếu tốt hấp thụ nước, quá trình hydrat hóa và phụ gia sử dụng cho vữa cũng gây ảnh hưởng

4 Lưu Văn Thực , Trần Quang Dũng, Nguyễn Thị Diệu Thùy(2018)[20]

Công nghệ in bê tông 3d - định hướng phát triển và áp dụng ở Việt Nam

Mục đích giới thiệu cơng nghệ, chỉ ra tiềm năng, thách thức và phân tích những điểm nổi bật

Tổng hợp các tài liệu tham khảo có hệ thống để phân tích

Chỉ ra các khó khăn về nguyên liệu, quản lý nhà nước, phương pháp thi công, ...tiềm năng lớn trong việc thay đổi xây dựng truyền thống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Stt Tác giả Tên đề tài <sup>Mục tiêu </sup>nghiên cứu </b>

<b>Phương pháp </b>

5 Rawan Allouzi, Wael Azhari, and Rabab Allouzi (2020)[21]

Al-Xây dựng thông thường và in 3D: Nghiên cứu so sánh về chi phí vật liệu ở Jordan

So sánh dữ liệu xây dựng thông thường của Hội trường đa năng Ras Alain ở Jordan và dữ liệu dự kiến nếu tòa nhà tương tự được xây dựng bằng in 3D

Xây dựng thực tế cơng trình tại Jordan, cùng dự án nhưng sử dụng 2 phương án: xây dựng truyền thống và xây dựng bằng cơng nghệ in 3D hồn toàn

in 3D giảm 65% chi phí vật liệu xây dựng

thơng thường nếu nó được áp dụng ở Jordan, bài báo còn hạn chế trong việc so sánh thời gian thi công làm việc do phụ thuộc loại máy móc thiết bị sử dụng

6 Benoit Furet, Philippe Poullain, Sébastien Garnier

(2021)[16]

Cấu kiện và kết cấu bê tông in 3D: tổng quan

Nghiêm cứu các cấu trúc in 3d phù hợp với bê tông trong xây dựng, các trường hợp thành công và hạn chế, giải pháp dể ứng dụng 3d vào dự án thực tế. Gia cố bê tông bằng các phương pháp khác nhau. So sánh lợi ích kinh tế và mơi trường giữa công nghệ in bê tông 3D và phương pháp xây dựng truyền thống

Tổng hợp các tài liệu

tham khảo có hệ thống để phân tích..

Chỉ rõ các hạn chế trong cấu trúc, kết cấu, nguyên vật liệu, Các phương pháp khả thi, thuận lợi và hạn chế khi sử dụng công nghệ in 3d trong xây dựng

Những lợi ích về kiến trúc và mỹ quan của in 3d, có tiềm năng bảo vệ môi trường tốt hơn, kinh tế hơn tuy nhiên hiện tại vẫn bị hạn chế bởi công nghệ, thiếu các nghiêm cứu về khả năng chịu lực và độ hư hỏng, cũng như thiếu các thiết kế dặt thù cho bê tông in 3d, áp dụng mạnh các vật liệu bền vững

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Stt Tác giả Tên đề tài <sub>nghiên cứu </sub><sup>Mục tiêu </sup><sup>Phương pháp </sup><sub>nghiên cứu </sub>Kết quả </b>

7 Maryam Hojati , Zhanzhao Li , Ali M. Memari , Keunhyoung Park, Mehrzad

Zahabi(2022)[17]

Vật liệu xi măng bậc bốn in 3D hướng tới phát triển bền vững: Thiết kế hỗn hợp và tính chất cơ học

thiết kế một hỗn hợp bền vững và có thể in được, điều tra ảnh hưởng của SCM đối với in 3D và khám phá thêm mức độ thay thế xi măng trong các hệ thống pha trộn nhị phân, bậc ba và bậc bốn

Giai đoạn 1 Tạo ra 12 hỗn hợp in 3d, đánh giá tác động của các phụ gia khác nhau và sự kết hợp của chúng. giai đoạn 2 kiểm tra đánh giá cường độ nén và mô đun đàn hồi theo 2 trục so với phương in

thiết kế cấp phối bê tông thỏa mãn kết quả in ấn 3d trong phạm vi phịng thí nghiệm. Kết quả đánh giá về các cường độ và modun đàn hồi so với mẫu thơng thường có sự chênh lệch, ngồi ra cịn hạn chế bởi qui mô, công nghệ và vật liệu ứng dụng

8 Benoit Furet, Philippe Poullain, Sébastien Garnier(2019)[18]

In 3d trong xây dựng dựa vào tường có cấu trúc phức hợp từ polymer-form và bê tông

Công nghệ Batiprint 3dTM: tạo ra một bức tường phức hợp bằng vật liệu in 3D bằng cách sử dụng robot di động và nhiều khớp nối: hai bức tường in bằng bọt polyme được sử dụng để bao bọc bức tường thứ ba tiếp theo làm bằng bê tông

Sử dụng bọt polyme

polyurethane, bê tông tự lèn chảy sụt SF=600mm, một robot đa khớp in các bức tường và dùng cảm biến để đánh giá mức độ giản nỡ.

xử lý Biến dạng FW nhỏ hơn 5cm ( từ 25cm) khi đổ dầy nước tới mực 100cm bằng cách các miếng đệm, giúp duy trì khoảng cách giữa hai bức tường của FW Chiều cao khi đổ bê tông là dưới 50cm dể đạt dc kết quả tốt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Stt Tác giả Tên đề tài <sub>nghiên cứu </sub><sup>Mục tiêu </sup><sup>Phương pháp </sup><sub>nghiên cứu </sub>Kết quả </b>

9 Shoukat Alim Khan, Muammer Koỗ, Sami G. Al-Ghamdi(2021)[10]

ỏnh giỏ tớnh bn vững, tiềm năng và thách thức của kết cấu bê tông in 3D: Đánh giá có hệ thống cho việc ứng dụng trong môi trường xây dựng

đánh giá có hệ thống về tiềm năng bền vững, đánh giá và thách thức của bê tông 3DP đối với các ứng dụng môi trường xây dựng. Một đánh giá toàn diện và so sánh các tài liệu liên quan

được thực hiện để xác định các xu hướng hiện tại và lỗ hổng nghiên cứu và khuyến nghị giảm hoặc loại bỏ các hậu quả năng lượng và môi trường cũng như tác động kinh tế xã hội

Tổng hợp các tài liệu tham khảo có hệ thống để phân tích.

Lợi ích tiềm năng về môi trường cao, tuy nhiên mức độ chi phí hiện tại cao hơn so với xây dựng truyền thống.

Chưa có một công cụ đánh giá nào được xây dựng có hệ thống dể đánh giá cụ thể chi tiết và khách quan về vịng đời, lợi ích kinh tế xã hội.

Cơng nghệ in 3d sẽ có tách động mạnh mẻ đến xã hội: nhân lực, phương thức, cách thức thực hiện,...

.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: </b>

Từ mục tiêu nghiên cứu, bổ sung kiến thức và tham khảo cá nguồn tin cậy và ý kiến người có kinh nghiệm và chun mơn trong lĩnh vực về các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nói chung và cơng nghệ in 3D trong xây dựng nói riêng. Sau đó, tiến hành thiết kế câu hỏi, khảo sát thử với mục đích hồn thành bảng câu hỏi, từ đó thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu đã có. Tiến hành các bước kiểm định mơ hình và xây dựng mơ hình, cuối cũng đưa ra kết luận và kiến nghị.

Trình tự thực hiện nghiên cứu chung các bước được thể hiện ở Hình 3-1, cụ thể:

<b>- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu </b>

Bám sát với mục tiêu nghiên cứu VLT ảnh hưởng đến dự án xây dựng.

<b>- Bước 2: Xác định các nguyên nhân </b>

Thấy rằng việc quản lý VLT hiện tại chưa được hiệu quả thông qua xác định các nguyên nhân của các nghiên cứu trước đây. Tổng hợp các nguyên nhân từ nghiên cứu trước.

<b>- Bước 3: Thiết kế câu hỏi bảng khảo sát </b>

Từ kinh nghiệm bản thân kết hợp với ý kiến người có kinh nghiệm trong lĩnh vực, lựa chọn các yếu tố phù phợp về nội dung để khảo sát.

<b>- Bước 4: Tiến hành khảo sát thử </b>

Tiến hành khảo sát thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực.

<b>- Bước 5: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát </b>

Tiếp thu ý kiến từ chuyên gia chỉnh sửa bảng câu hỏi khảo sát cho hoàn chỉnh.

<b>- Bước 6: Khảo sát thu thập sô liệu </b>

Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu từ người có kinh nghiệm trong lĩnh vực.

<b>- Bước 7: Phân tích dữ liệu </b>

Các dữ liệu thu thập được nhập vào phần mềm SPSS (Statistical Product and Services Solutions) để thống kê và kiểm định độ tin cậy. Sau khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu, tiến hành xác định lại mơ hình nghiên cứu, phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến để loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi mô hình nghiên cứu..

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>- Bước 8: Xây dựng mơ hình </b>

Kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính để phân tích mối tương quan giữa các nhóm yếu tố và quản lý cơng nghệ in 3D trong xây dựng. Từ đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghệ in 3D trong xây dựng và yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong nhóm yếu tố.

<b>- Bước 10: Kết luận và kiến nghị </b>

Trình bày kết luận và đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục và loại bỏ các thách thức, rào cản phát triển của công nghệ in 3D trong xây dựng. Song song đó, tác giả cũng đưa ra các mặt hạn chế của nghiên cứu và đề xuất kiến nghị phù hợp cho việc triển khai và phát triển công nghệ in 3D trong xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Hình 3-1 sơ đồ thực hiện nghiên cứu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>3.2. THU THẬP DỮ LIỆU: </b>

Học viên thu thập dữ liệu bằng cách lập bảng câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố học viện sử dụng dạng thang đo Rennis Likert, một trong những hình thức đo lường các khái niệm trừu tượng được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội.

Để hoàn chỉnh bảng câu hỏi học việc thực hiện qua 4 bước:

 Bước 1: Thống kê các hoạt động phố biến có khả năng số hóa trong dự án xây dựng từ các tài liệu tham khảo.

 Bước 2: Ra bảng câu hỏi khảo nghiệm

 Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia (nhiều hơn 5 năm) để bổ sung và lọc các nhân tố thích hợp với mơi trường ở Việt Nam.

 Bước 4: Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát đại trà

Bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp và bằng đường email đến các đối tượng khảo sát bao gồm 2 phần:

 Phần A: Gồm các thông tin chung về kinh nghiệm làm việc, vị trí, chức vụ, quy mô dự án đã tham gia, …của các cá nhân tham gia phỏng vấn.

 Phần B: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc phát triển công nghệ in 3D tại Việt Nam với mức thang đo (1). Không ảnh hưởng, (2). Ảnh hưởng ít, (3) Ảnh hưởng trung bình, (4) Ảnh hưởng lớn, (5) Ảnh hưởng rất lớn

Sau khi nghiên cứu tài liệu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã hiệu chỉnh, bổ sung các hoạt động cho phù hợp với môi trường ở Việt Nam và hoàn thành bảng khảo sát đại trà với những hoạt động có khả năng số hóa trong các dự án xây dựng ở Việt Nam được trình bày ở bảng sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>Bảng 3.1 Bảng tổng hợp nhân tố rào cản và thách thức ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ in 3d trong xây dựng </i>

STT

Rào cản và thách thức ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ in 3d trong xây dựng

Nguồn tham khảo

D17 Vật liệu mang tính đặc trưng riêng [24]

D19 Thiếu thông tin, tiêu chuẩn, qui định thiết kế [16] D20 Chi phí thiết kế dành riêng cho dự án dùng cơng nghệ in

3D

[21] D21 Phương thức thiết kế dự án áp dụng công nghệ in 3D [26] D22 Thay đổi số lượng và chất lượng nhân lực [27]

D25 Cảnh quan kiến trúc công trình xây dựng [16] D26 Các phương pháp và quy định trong việc sử dụng vật liệu [16]

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>3.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo </b>

Kiểm định thang đo là kiểm tra xem các mục hỏi nào đã đóng góp vào việc đo lường một khái niệm lý thuyết mà luận văn đang đề cập và những mục hỏi nào không. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Thang đo lường tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha α ≥ 0.8, giá trị nhỏ nhất chấp nhận được là 0.7 [19].

<b>3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA: </b>

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) hướng đến việc khám phá ra cấu trúc cơ bản của một tập hợp các biến có liên quan với nhau. Mục đích của việc phân tích nhân tố khám phá EFA là để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố có ý nghĩa hơn, chứa đựng hầu hết các nội dung và thông tin của biến ban đầu.

Các tham số quan trọng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA[28] :

<b>- Hệ số KMO: xem xét dữ liệu có phù hợp cho phân tích nhân tố. Hệ số </b>

KMO lớn hơn 0.5 thì dữ liệu thu thập phân tích nhân tố là thích hợp.

<b>- Kiểm định Bartlelt: là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các </b>

biến có tương quan trong tổng thể. Hệ số Sig < 0.05 có nghĩa là phân tích nhân tố EFA thích hợp.

<b>- Hệ số tải nhân tố: là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Hệ số </b>

này nên lớn hơn hoặc bằng 0.5.

<b>- Hệ số Communaltly (> 0.5): là lượng biến thiên của một biến giải thích </b>

chung với các biến khác được xem xét trong phân tích.

<b>- Hệ số Initial Eingenvalue (> 1): phần biến thiên được giải thích bởi mỗi </b>

nhân tố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>3.3.3. Mơ hình hồi quy đa biến </b>

Hồi quy đa biến là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào. Mơ hình hồi qui tuyến tính đa biến có dạng:

Y= <small>0</small> + <small>1</small>X<small>1i</small>+ <small>2</small>X<small>2i</small> +<small>3</small>X<small>3i</small> + ...+ <small>n</small>X<small>ni</small> + Trong đó:

<small>0</small>: là giá trị ước lượng của biến Y khi n biến X có giá trị bằng 0.

<small>i</small> (i=1:n): là các tham số chưa biết, gọi là các hệ số hồi quy, thể hiện mức thay đổi của biến Y khi biến Xi thay đổi một đơn vị

: sai số

Ý nghĩa chỉ số trong hồi quy đa biến

<small></small> Giá trị Adjusted R<small>2</small> (R bình phương hiệu chỉnh) và R<small>2</small> (R Square) phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mức biến thiên của 2 giá trị này là từ 0 - 1. Nếu càng tiến về 1 thì mơ hình càng có ý nghĩa. Ngược lại, càng tiến về 0 tức là ý nghĩa mơ hình càng yếu. Cụ thể hơn, nếu nằm trong khoảng từ 0.5 - 1 thì là mơ hình tốt, < 0.5 là mơ hình chưa tốt[29].

<small></small> Trị số Durbin – Watson (DW): Có chức năng kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị của DW biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu tương quan của các sai số kề nhau không xảy ra thì giá trị sẽ gần bằng 2. Nếu giá trị gần về 4 tức là các phần sai số có tương quan nghịch, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận. Trong trường hợp DW < 1 và DW > 3 thì khả năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất [29].

<small></small> Giá trị Sig. của kiểm định F có tác dụng kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy. Ở bảng ANOVA, nếu giá trị Sig. < 0.05 => Mơ hình hồi quy tuyến tính bội và tập dữ liệu phù hợp (và ngược lại).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small></small> Giá trị Sig. của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu Sig. <0.05 => Biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc.

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế thực hành, so sánh giá trị VIF từ 3-5[28]. Nếu VIF < 3 khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (và ngược lại).

<b>3.3.4. Phân tích dữ liệu: </b>

<i>Bảng 3.2. Bảng liệt kê phương pháp và cơng cụ phân tích </i>

2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo Hệ số Cronbach Alpha 3 Xếp hạng các hoạt động Trị trung bình

4 Phân nhóm các nhân tố. Phân tích nhân tố EFA 7 Kiểm định giả thiết tương quan giữa các

nhóm nhân tố với sự sẵn lòng áp dụng công nghệ 3D trong xây dựng

Hồi quy đa biến

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các giá trị tiêu chuẩn của các phương pháp phân tích [19] </i>

1

Hệ số Cronbach Alpha

Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.

Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. [12]

2 <sup>Phân tích nhân tố </sup>khám phá EFA

Hệ số KMO > 0.5 [28] Sig < 0.05

Hệ số tải nhân tố ≥ 0.5 [28] Hệ số Communaltly > 0.5 [28] Hệ số Initial Eingenvalue > 1 [28]

3 <sup>Phân tích mơ hình </sup>hồi quy đa biến

0.5 ≤ R<small>2</small> ≤ 1, Sig.<0.05 [29] DW ≤ 2 [29]

VIF ≤ 3 [28]

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1. XỬ LÝ SỐ LIỆU </b>

Kinh nghiệm xác định cỡ mẫu phân tích EFA tối thiểu bằng 4-5 lần số biến trong nhân tố. Trong nghiên cứu này, có 28 nhân tố thì cần tối thiểu 112 mẫu[29].

Để thu thập dữ liệu, bảng câu hỏi được chuyển đến 200 người khảo sát, theo hai cách: khảo sát trực tiếp và khảo sát online, trong đó các nhóm đối tượng được hướng đến trong nghiên cứu là những người đang tham gia trong xây dựng. Kết quả thu được 173 phản hồi.

Kiểm tra những bảng câu hỏi được nhận thấy có khả năng gây sai lệch dữ liệu phân tích như sau:

<b>- Các bảng câu hỏi được thu về có khuyết câu trả lời. </b>

<b>- Các bảng câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng được lựa chọn ở cùng một </b>

mức độ.

<b>- Các bảng câu hỏi khơng có sự ngẫu nhiên. </b>

Qua kết quả kiểm duyệt lại các bảng câu hỏi, thu được 153 bảng khảo sát được xem là hợp lệ và sử dụng để tiến hành phân tích.

Sau khi khảo sát sơ bộ và đồng thời khảo sát các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng nghệ in 3D trong xây dựng (Phụ lục 2), nghiên cứu đã loại bỏ các nhân tố sau:

<b>- </b> Vật liệu mang tính đặc trưng riêng

<b>- </b> Phối hợp thi cơng giữa các bên

<b>- </b> Năng lực của công nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>4.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 4.2.1. Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng </b>

<i>Bảng 4.1. Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng </i>

Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)

<b>4.2.2. Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát </b>

<i>Bảng 4.2. Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

(32.7%), những đối tượng hiểu rõ được quy trình dự án và thiết kế, làm tăng độ chính xác cho nghiên cứu.

<b>4.2.3. Đơn vị công tác hiện tại của đối tượng khảo sát </b>

<i>Bảng 4.3. Đơn vị công tác hiện tại </i>

Đặc điểm

Số người

Phần

trăm Tổng Chủ đầu tư, ban QLDA 22 14.4 14.4

Đơn vị tư vấn thiết kế 39 25.5 96.1

Theo kết quả khảo sát đa phần các đối tượng khảo thuộc các đơn vị nhà thầu thi công (52.3%), đơn vị tư vấn thiết kế (25.5%), điều này phù hợp với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài mà học viên đã đề xuất.

<b>4.2.4. Vai trò của người được khảo sát khi tham gia dự án </b>

<i>Bảng 4.4. Vai trò khi tham gia dự án </i>

Đặc điểm Số người Phần trăm Tổng

Đơn vị tư vấn thiết kế 47 30.7 98.0

Theo kết quả khảo sát đa phần các đối tượng khảo sát khi tham gia dự án thuộc các đơn vị nhà thầu thi công (49%), đơn vị tư vấn thiết kế (30.7%), điều này phù hợp với đối tượng nghiên cứu mà học viên đã đề xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>4.2.5. Loại hình dự án đã tham gia </b>

<i>Bảng 4.5. Loại hình dự án đã tham gia </i>

Đặc điểm

Phản hồi N Phần trăm Loại dự án mà

anh/chị đã tham gia

Cơng trình dân dụng và cơng nghiệp

<b>4.2.6. Nguồn vốn thực hiện dự án </b>

<i>Bảng 4.6. Nguồn vốn thực hiện dự án </i>

Đặc điểm

Phản hồi N Phần trăm Nguồn vốn thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>4.2.7. Quy mô dự án đối tượng khảo sát tham gia </b>

<b>4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO </b>

<i>Bảng 4.8. Hệ số Cronbanch’s Alpha khả năng số hóa </i>

Hệ số Cronbach's Alpha

Số lượng biến

 Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

 Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.  Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Vậy thang đo lường của nghiên cứu đủ điều kiện cho các phân tích tiếp theo.

<i>Bảng 4.9. Hệ số Cronbanch’s Alpha</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Mã Các nhân tố ảnh hưởng <sup>Hệ số </sup><sub>tương quan </sub>

Hệ số

Cronbanch’s Alpha

D1 Phương thức thiết kế dự án áp dụng công

D2 Kinh nghiệm của người thiết kế .314 .711 D3 Quản lý và giám sát trong thi công .279 .713 D4 Kiến thức vận hành thiết bị và xử lý sự cố .296 .712 D5 Các phương pháp và quy định trong việc sử

D16 Phương thức vận hành công nghệ in 3D .209 .718

D18 Chi phí máu móc thiết bị vận hành .351 .708

D20 Chi phí nâng cấp thay đổi thiết bị cho phù

D22 Cảnh quan kiến trúc cơng trình xây dựng .089 .727 D23 Thay đổi thiết kế thường xuyên .341 .708 D24 Thay thế công nghệ xây dựng truyền thống .220 .717 D25 Thiếu thông tin, tiêu chuẩn, qui định thiết kế .362 .707

Từ bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng, các yếu tố hoạt động có hệ số Cronbach ‘s Alpha đều nhỏ hơn 0.722, khi loại bỏ bất kỳ một hoạt động nào cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

không làm giảm hệ số cho thang đo. Do đó các hoạt động trên phù hợp cho các nghiên cứu phần sau.

<b>4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM KHẢO SÁT </b>

Để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm của các đối tượng tham gia khảo sát, học viên sử dụng kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 0.05 (5%) cho 25 yếu tố, được chia làm 2 trường hợp.

Trường hợp 1: Các biến có hệ số Sig lớn hơn độ tin cậy 0.05 kết luận khơng có sự khác biệt giữa các nhóm.

Trường hợp 2: Các biến có hệ Sig nhỏ hơn 0.05 kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm. Tiến hành kiểm định sâu để tìm ra cặp có sự khác biệt.

<b>4.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm tham gia khảo sát </b>

<i>Bảng 4.10. Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai </i>

Levene

Statistic <sup>df1 </sup> <sup>df2 </sup> <sup>Sig. </sup>D1. Phương thức

thiết kế dự án áp dụng công nghệ in 3D

Based on Median 2.470 3 149 .064 Based on Median

and with adjusted df <sup>2.470 </sup> <sup>3 </sup> <sup>139.029 .064 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Based on trimmed

D3. Quản lý và giám sát trong thi công

Based on Median 1.204 3 149 .311 Based on Median

and with adjusted df <sup>1.204 </sup> <sup>3 </sup> <sup>141.336 .311 </sup>Based on trimmed

D4. Kiến thức vận hành thiết bị và xử lý sự cố

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

D7. Chi phí thiết kế dành riêng cho dự án dùng công nghệ in 3D

Based on Median 1.031 3 149 .381 Based on Median

and with adjusted df <sup>1.031 </sup> <sup>3 </sup> <sup>144.269 .381 </sup>Based on trimmed

D9. Thay đổi số lượng và chất lượng nhân lực

Based on Median 2.094 3 149 .103 Based on Median

and with adjusted df <sup>2.094 </sup> <sup>3 </sup> <sup>144.310 .104 </sup>Based on trimmed

D10. Chi phí vật liệu xây dựng so với xây dựng truyền thống

Based on Median 2.553 3 149 .058 Based on Median

and with adjusted df <sup>2.553 </sup> <sup>3 </sup> <sup>136.920 .058 </sup>Based on trimmed

D11. Trình độ và kinh nghiệm cho việc ứng dụng và vận hành

Based on Median 2.272 3 149 .083 Based on Median

and with adjusted df <sup>2.272 </sup> <sup>3 </sup> <sup>147.033 .083 </sup>Based on trimmed

</div>

×