Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 166 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRẦN QUANG HUY </b>

<b>PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ GÂY LÃNG PHÍ VỀ THỜI GIAN TRONG QUY TRÌNH KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG </b>

<b>THI CƠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG</b>

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng Mã số: 8580302

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Thanh Phong </b>

<b>Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Bùi Phương Trinh </b>

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b> </b>

<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

Họ tên học viên: TRẦN QUANG HUY MSHV: 1970709 Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1993 Nơi sinh: Bình Định Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số : 8580302

<b>I. TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ GÂY LÃNG PHÍ VỀ THỜI </b>

GIAN TRONG QUY TRÌNH KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG THI CƠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG

(ANALYSIS OF THE FACTORS CAUSING TIME WASTE IN THE CONSTRUCTION QUALITY CONTROL PROCESS OF CIVIL CONSTRUCTION PROJECTS)

- Xác định các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm sốt chất lượng thi công trong các dự án xây dựng dân dụng.

- Xác định mối quan hệ - ảnh hưởng giữa các nhân tố gây lãng phí.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu lãng phí bằng các công cụ Xây dựng tinh gọn.

<i> GVHD2: PGS.TS. BÙI PHƯƠNG TRINH Tp. HCM, ngày tháng năm 2023 </i>

TS. Lê Hoài Long

<b>TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG </b>

PGS.TS. Lê Anh Tuấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Cảm ơn gia đình đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.

Cảm ơn các bạn bè cùng lớp đã đồng hành và hỗ trợ trong quá trình học tại trường.

Cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp, học viên đã đóng góp ý kiến, dữ liệu để hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn và trân trọng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2023 Học viên

Trần Quang Huy

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TÓM TẮT </b>

Chất lượng là một trong ba mục tiêu chính cần đạt được trong trong dự án xây dựng. Việc không đảm bảo chất lượng (chất lượng công việc thấp; làm lại do lỗi; thiếu kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng; vật tư chất lượng thấp; không hiểu rõ yêu cầu của CĐT; …) sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt trong dự án xây dựng như tiến độ và chi phí. Chậm trễ trong xây dựng là một vấn đề mang tính tồn cầu. Có nhiều nhân tố gây ra sự chậm trễ, trong đó các nhân tố liên quan đến công tác quản lý chất lượng có ảnh hưởng lớn như “làm lại do lỗi xây dựng”, “chất lượng vật tư thấp”, “sự giám sát, kiểm tra kém”.

Việc mang lại một dự án chất lượng nhất trong khoảng thời gian tối ưu nhất là mục tiêu tiên quyết của các nhà đầu tư, nhà thầu trong bối cảnh ngành công nghiệp xây dựng ngày càng phát triển hiện nay. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào xác định các nhân tố chính gây ra lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm sốt chất lượng phần thơ của dự án xây dựng dân dụng. Ngồi ra, kỹ thuật Phịng thí nghiệm đánh giá và Thử nghiệm ra quyết định (DEMATEL) được áp dụng để chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố gây ra lãng phí. Từ đó, các nhóm nhân tố nguyên nhân và hệ quả được xác định. Cuối cùng, các công cụ xây dựng tinh gọn được xem xét và đề xuất áp dụng để giảm thiểu các lãng phí.

<b>Từ khóa: chất lượng; lãng phí; lãng phí dịng chảy; lãng phí thời gian; </b>

DEMATEL; DEMATEL xám; DEMATEL mờ; xây dựng tinh gọn; công cụ tinh gọn;…

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>ABSTRACT </b>

Quality is one of three main goals to be achieved in a construction project. Failure to ensure quality (low quality of work; rework due to errors; lack of quality control, quality assurance; low quality materials; not clearly understanding the investor's requirements; ...) will affect many aspects of construction projects such as schedule and cost. Construction delays are a global problem. There are many factors causing delays, in which factors related to quality management have a great impact such as "rework due to construction errors", "poor quality of materials", "poor supervision,inspection”.

Delivering the highest quality project in the most optimal time is the primary goal of investors and contractors in the context of today's increasingly developing construction industry. Therefore, this study focuses on identifying the main factors that cause time waste in the structural stage’s quality control process of civil construction projects. In addition, the Decision Making Trial and Evaluation Laboratory (DEMATEL) technique is applied to show the influence relationships between factors causing waste. From there, groups of cause and effect factors are identified. Finally, lean construction tools are reviewed and proposed to reduce waste.

Keywords: quality; waste; flow waste; waste time; DEMATEL; grey DEMATEL; fuzzy DEMATEL; lean construction; lean tools;…

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ này là sản phẩm của một công trình nghiên cứu độc lập và cẩn thận, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Phong và TS. Bùi Phương Trinh. Tôi xác nhận rằng mọi dữ liệu thu thập, kết quả nghiên cứu và thơng tin trình bày trong Luận văn này đều được thực hiện hồn tồn trung thực. Tơi xin hồn tồn chịu mọi trách nhiệm về nghiên cứu này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2023 Học viên

Trần Quang Huy

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

II. Mục đích nghiên cứu ... 2

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 2

IV. Đóng góp dự kiến của đề tài ... 2

2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng ... 4

3. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng ... 4

4. Trình tự thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng ... 5

5. Kiểm soát chất lượng ... 8

6. Phương án nghiệm thu và thử nghiệm ... 8

7. Quản lý chất lượng giai đoạn thi công của nhà thầu ... 9

III. Xây dựng tinh gọn ... 11

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1. Công cụ xây dựng tinh gọn ... 11

2. Lãng phí ... 14

IV. Tổng quan tài liệu ... 16

1. Nghiên cứu về xây dựng tinh gọn ... 16

2. Nghiên cứu về chất lượng ... 18

<b>CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21</b>

I. Phương pháp, Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ... 21

1. Phương pháp nghiên cứu ... 21

2. Quy trình quản lý chất lượng trên cơng trường ... 21

3. Phân tích thống kê các nhân tố gây lãng phí ... 22

4. Phân tích nhân tố bằng DEMATEL ... 25

5. Kỹ thuật thử nghiệm và đánh giá đưa ra quyết định (DEMATEL) ... 26

6. DEMATEL xám (Grey-Dematel) ... 31

7. DEMATEL mờ (Fuzzy DEMATEL) ... 33

8. So sánh DEMATEL và các phương pháp khác ... 36

<b>CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 38</b>

I. Quy trình quản lý, kiểm sốt chất lượng thi công phần thô ... 38

1. Định nghĩa thi công phần thô ... 38

2. Tổ chức nhân sự quản lý và đảm bảo chất lượng ... 38

3. Quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện sử dụng cho cơng trình ... 39

4. Kiểm sốt hồ sơ thi cơng ... 42

5. Kiểm sốt chất lượng các công tác thi công, lắp dựng ... 45

6. Kiểm sốt cơng tác sửa chữa khiếm khuyết xây dựng ... 52

7. Yêu cầu thông tin, yêu cầu chấp thuận ... 54

8. Công tác nghiệm thu công việc xây dựng ... 57

9. Quy trình quản lý, kiểm sốt chất lượng tổng thể trong giai đoạn thi công phần thô ... 59

II. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố lãng phí ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

1. Xử lý số liệu ... 60

2. Đặc điểm của dữ liệu ... 61

3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ... 64

4. Xếp hạng các nhân tố ... 65

5. Nhận xét dữ liệu ... 66

<b>CHƯƠNG 5:XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ LÃNG PHÍ THƠNG QUA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEMATEL ... 68</b>

III. Tính tốn theo DEMATEL xám (Grey DEMATEL) ... 75

1. Thiết lập dữ liệu đầu vào, tính tốn ma trận ảnh hưởng trực tiếp Z ... 75

2. Tính tốn ma trận tổng ảnh hưởng T ... 79

3. Bản đồ IRM ... 82

IV. Tính tốn theo DEMATEL mờ (Fuzzy DEMATEL) ... 84

1. Tính tốn ma trận ảnh hưởng trực tiếp Z ... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2. Đề xuất giải pháp giảm thiểu lãng phí ... 106

II. Các biện pháp giảm thiểu lãng phí và cải thiện quy trình ... 108

1. Phương pháp triển khai dự án thay thế ... 108

2. Phương pháp trực quan tăng cường ... 109

3. Hệ thống người lập kế hoạch cuối cùng ... 110

4. Tăng cường giao tiếp, phối hợp thơng tin trong nhóm dự án ... 111

5. Cơng cụ chuẩn hóa quy trình ... 112

5. Hướng nghiên cứu tiếp theo ... 116

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 117</b>

<b>PHỤ LỤC ... 124</b>

PHỤ LỤC 1 - Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Số 1 (Pilot Test) ... 124

PHỤ LỤC 2 - Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Số 1 (Đại Trà) ... 128

PHỤ LỤC 3 - Bảng Khảo Sát Số 2 ... 132

PHỤ LỤC 4 - Các Kết Quả Tính Tốn Theo Dematel ... 139

PHỤ LỤC 5 - Các Kết Quả Tính Tốn Theo Dematel Xám ... 143

PHỤ LỤC 6 - Các Kết Quả Tính Tốn Theo Dematel Mờ ... 146

<b>LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ... 150</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 2-1 Các nguyên tắc chủ đạo của TPS ...11

Bảng 2-2 Tổng hợp một số công cụ xây dựng tinh gọn ...13

Bảng 2-3 Mơ tả các loại lãng phí dòng chảy ...15

Bảng 2-4 Bảng tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước ...19

Bảng 3-1 Bảng tổng hợp các nhân tố ...23

Bảng 3-2 Bảng thang đo ngôn ngữ xám...32

Bảng 3-3 Bảng thang đo ngôn ngữ mờ ...36

Bảng 4-1. Bảng mơ tả quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện ...41

Bảng 4-2 Mô tả một số nội dung trong quy trình quản lý hồ sơ thi cơng ...44

Bảng 4-3 Mơ tả quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác cốp pha ...45

Bảng 4-4 Mơ tả quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác cốt thép ...47

Bảng 4-5 Mơ tả quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác bê tông ...49

Bảng 4-6 Mô tả trong quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác xây tường ...51

Bảng 4-7 Mơ tả quy trình kiểm sốt cơng tác sửa lỗi, khiếm khuyết ...53

Bảng 4-8 Diễn giải quy trình u cầu thơng tin ...54

Bảng 4-9 Diễn giải quy trình kiểm sốt u cầu chấp thuận ...56

Bảng 4-10 Diễn giải một số tác vụ trong quy trình nghiệm thu công việc xây dựng ...58

Bảng 4-11 Số năm công tác ...61

Bảng 4-12 Chuyên môn người được khảo sát ...61

Bảng 4-13 Vị trí cơng tác ...62

Bảng 4-14 Chức vụ hiện tại ...63

Bảng 4-15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...64

Bảng 4-16 Bảng xếp hạng mức độ tác động về thời gian của các nhân tố ...65

Bảng 5-1 Kết quả ma trận ảnh hưởng trực tiếp theo phản hồi của chuyên gia 1 ...69

Bảng 5-2 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình ...70

Bảng 5-3 Ma trận ảnh hưởng tổng thể T ...71

Bảng 5-4 Bảng kết quả ảnh hưởng tổng thể của các nhân tố ...72

Bảng 5-6 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám của chuyên gia thứ 1 ...76

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Bảng 5-7 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia 𝒁 ...77

Bảng 5-8 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia 𝒁 ...78

Bảng 5-9 Ma trận tổng ảnh hưởng 𝑻 ...79

Bảng 5-10 Ma trận tổng ảnh hưởng 𝑻 ...80

Bảng 5-11 Bảng tổng hợp các hệ số quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố...81

Bảng 5-12 Thang đo ngôn ngữ mờ ...84

Bảng 5-13 Ma trận quan hệ ảnh hưởng trực tiếp mờ theo đánh giá của chuyên gia thứ 1 ...85

Bảng 5-14 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình của các chuyên gia Z ...86

Bảng 5-15 Ma trận tổng ảnh hưởng T ...87

Bảng 5-16 Phân nhóm các nhân tố ...88

Bảng 5-17 So sánh xếp hạng theo trong số của các nhân tố theo 3 phương pháp tính tốn ...92

Bảng 6-1 Tác động của các nhân tố gây lãng phí ... 103

Bảng 6-2 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu lãng phí ... 106

Bảng 6-3 Tổng hợp các biện pháp đề xuất giảm thiểu lãng phí ... 114

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ </b>

Hình 2-1 Tam giác mục tiêu trong dự án xây dựng [10] ...6

Hình 2-2: Bốn giai đoạn của quản lý chất lượng [11] ...7

Hình 2-3. Ví dụ minh họa về ITP trong cơng việc lắp ghép cấu kiện BTCT của nhà thầu F. ...9

Hình 2-4 Trình tự quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình ...10

Hình 2-5: Quản lý chất lượng thi cơng của nhà thầu ...10

Hình 3-1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ...21

Hình 3-2 Quy trình thực hiện khảo sát giai đoạn I ...22

Hình 3-3 Quy trình thực hiện khảo sát giai đoạn II ...26

Hình 3-4 Mẫu ma trận đánh giá ảnh hưởng giữa các nhân tố ...26

Hình 3-5 Bốn góc phần tư IRM [51] ...30

Hình 3-6 Diễn giải trọng số của nhân tố ...30

Hình 3-7 Ví dụ về số mờ tam giác và hàm thành viên của nó ...34

Hình 3-8 Thang đo tam giác mờ ...36

Hình 4-1. Sơ đổ minh họa tổ chức cho một dự án xây dựng ...39

Hình 4-2. Quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện ...40

Hình 4-3. Lưu đồ quy trình kiểm sốt hồ sơ bản vẽ thi cơng, biện pháp thi cơng ....43

Hình 4-4. Lưu đồ quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác cốp pha ...45

Hình 4-5. Lưu đồ quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác cốp thép ...46

Hình 4-6. Lưu đồ quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác bê tơng ...48

Hình 4-7. Lưu đồ quy trình kiểm sốt chất lượng cơng tác xây tường ...50

Hình 4-8. Lưu đồ quy trình kiểm sốt cơng tác sửa chữa khiếm khuyết ...52

Hình 4-9. Lưu đồ quy trình kiểm sốt các u cầu thơng tin ...54

Hình 4-10. Lưu đồ quy trình kiểm sốt các u cầu chấp thuận...56

Hình 4-11. Lưu đồ quy trình nghiệm thu cơng việc xây dựng ...58

Hình 4-12. Lưu đồ quy trình quản lý, kiểm sốt chất lượng tổng thể trong giai đoạn thi cơng phần thơ ...60

Hình 4-13 Tỷ lệ về số năm kinh nghiệm ...61

Hình 4-14 Tỷ lệ về chun mơn ...62

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Hình 4-15 Tỷ lệ về vị trí cơng tác trong các mẫu khảo sát ...62

Hình 4-16 Tỷ lệ về chức vụ trong các mẫu khảo sát ...63

Hình 5-1 Ví dụ về bảng trả lời trong khảo sát theo phương pháp DEMATEL ...69

Hình 5-2 Đồ thị mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố (IRM) ...73

Hình 5-3 Bản đồ quan hệ ròng giữa các nhân tố với mức ngưỡng P ...75

Hình 5-4 Bản đồ IRM các nhân tố tính theo số xám...83

Hình 5-5 Bản đồ IRM cho các nhân tố tính tốn theo DEMATEL mờ ...90

Hình 5-6 Bản đồ quan hệ ròng giữa các nhân tố với mức ngưỡng P ...91

Hình 5-7 Mối quan hệ rịng giữa D4 và các nhân tố với ngưỡng P ...94

Hình 5-8 Mối quan hệ ròng giữa E1 và các nhân tố với ngưỡng P ...95

Hình 5-9 Mối quan hệ ròng giữa C2 và các nhân tố với ngưỡng P ...96

Hình 5-10 Mối quan hệ rịng giữa D2 và các nhân tố với ngưỡng P ...97

Hình 5-11 Mối quan hệ ròng giữa E4 và các nhân tố với ngưỡng P ...98

Hình 5-12 Mối quan hệ rịng giữa A1, B6 và các nhân tố với ngưỡng P ...99

Hình 5-13 Mối quan hệ rịng giữa A2 và các nhân tố với ngưỡng P ... 100

Hình 5-14 Mối quan hệ ròng giữa D1 và các nhân tố với ngưỡng P ... 101

Hình 6-1 Ví dụ về bảng kiểm đếm và bảng kiểm tra ... 109

Hình 6-2 Ý tưởng về LPS ... 110

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

CĐT Chủ đầu tư TVGS Tư vấn giám sát

NT Nhà thầu

GDP Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội NCR Non comformance report – Báo cáo không tuân thủ ĐTXD Đầu tư xây dựng

QLDA Quản lý dự án BTCT Bê tông cốt thép VPCT Văn phòng cho thuê TTTM Trung tâm thương mại

QA Quality Assurance – Đảm bảo chất lượng QC Quality Control – Kiểm soát chất lượng

ANSI American National Standards Institute – Viện tiêu chuẩn Hoa Kỳ ISO International Organization for Standardization – Hiệp hội tiêu

JIT Just In Time – Ngay đúng lúc

FRS First Run Studies – Nghiên cứu lần chạy đầu tiên DHM Daily Huddle Meeting – Cuộc họp ngắn hàng ngày

BIM Building Information Modelling – Mô hình thơng tin cơng trình DEMATEL Decision Making Trial and Evaluation Laboratory - Kỹ thuật thử

nghiệm và đánh giá đưa ra quyết định

IRM Influential relation map – Sơ đồ quan hệ ảnh hưởng

CFCS Converting Fuzzy data into Crisp Scores – chuyển đổi dữ liệu mờ thành điểm sắc nét

MCDM Multiple-criteria decision analysis – Phân tích ra quyết định đa nhân tố

RFI Request for Information – Yêu cầu thông tin

RFA Request for Approval – Yêu cầu chấp thuận/ phê duyệt BPTC Biện pháp thi công

SPSS Statistical Package for the Social Sciences

APD Alternate Project Delivery – phương pháp triển khai dự án thay thế PDCA Plan – Do – Check – Act

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

<b>I. Tóm tắt </b>

Ngành xây dựng là nhóm ngành chiếm tỉ trọng lớn trong ngành kinh tế, về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%. Về đóng góp vào tốc độ phát triển của nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80% vào GDP năm 2021. Ngành xây dựng tăng 0,63%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế [1].

Năm 2021 nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, thiết bị, máy thi công, nhân cơng xây dựng làm chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí thi cơng thực tế vượt xa hạn mức dự tính tại thời điểm đấu thầu và ký kết hợp đồng [2].

Hoàn thành dự án với các sản phẩm đạt chất lượng, hạn chế phát sinh chi phí, là gian, đảm bảo an tồn là các mục tiêu chính cần đạt được trong trong dự án xây dựng. Việc không đảm bảo chất lượng (chất lượng công việc thấp; làm lại do lỗi; thiếu kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng; vật tư chất lượng thấp; không hiểu rõ yêu cầu của CĐT; …) sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt trong dự án xây dựng như tiến độ và chi phí [3][4][5].

Các báo cáo chỉ ra rằng chi phí do lỗi chất lượng chiếm tới 20% của giá trị phát sinh hợp đồng của một dự án xây dựng [6]. Lỗi chất lượng được biểu thị dưới dạng các “báo cáo không tuân thủ” (NCRs), với những sản phẩm (xây dựng) không đầy đủ hoặc có sự sai khác so với các chỉ dẫn kỹ thuật hoặc yêu cầu đã được thống nhất [6].

Chậm trễ trong xây dựng là một vấn đề mang tính tồn cầu [7]. Có nhiều nhân tố gây ra sự chậm trễ, trong đó các nhân tố liên quan đến cơng tác quản lý chất lượng có ảnh hưởng lớn như “làm lại do lỗi xây dựng”, “chất lượng vật tư thấp”, “sự giám sát/ kiểm tra kém” [7].

Vì vậy, việc nghiên cứu các lãng phí về thời gian trong quản lý chất lượng trên công trường là cần thiết để xác định rõ các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quy trình quản lý chất lượng, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phù hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>II. Mục đích nghiên cứu </b>

Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu:

- Nhận dạng các lãng phí về thời gian trong vấn đề “kiểm sốt chất lượng” cho các cơng việc phần thơ trong dự án xây dựng dân dụng. - Phân tích các ảnh hưởng tương quan lẫn nhau giữa các nhân tố.

- Xét đến việc áp dụng các công cụ tinh gọn để cải tiến các nhân tố lãng phí về thời gian trong kiểm sốt chất lượng của dự án xây dựng. - Đưa ra một số giải pháp áp dụng tinh gọn trong cải tiến quy trình, giảm

lãng phí về thời gian trong kiểm sốt chất lượng phần thơ cho dự án xây dựng dân dụng.

<b>III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

<b>Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố gây lãng phí về thời gian có liên quan đến </b>

cơng tác kiểm sốt chất lượng phần thơ ở giai đoạn thi công trong các dự án xây dựng dân dụng.

<b>Đối tượng khảo sát, thu thập các dữ liệu: Các cá nhân đã và đang công tác </b>

tại các công ty ĐTXD. Các nhân sự chuyên gia hoặc các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chất lượng xây dựng, kiểm sốt chất lượng trên cơng trường. Bên cạnh đó cịn có cá nhân làm việc ở vị trí CĐT hoặc Ban QLDA có liên quan.

<b>Phạm vi nghiên cứu: Các dự án nhà dân dụng BTCT: Chung cư, VPCT - </b>

TTTM… tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, ….

<b>IV. Đóng góp dự kiến của đề tài 1. Về mặt học thuật </b>

- Nghiên cứu đưa ra các nguyên nhân chính và xếp hạng các nguyên nhân gây lãng phí về thời gian trong quy trình quản lý chất lượng phần thô của dự án xây dựng dân dụng.

- Bằng việc áp dụng phương pháp DEMATEL, mối quan hệ giữa các nguyên nhân được xác định rõ ràng bằng các đồ thị quan hệ IRM. Qua đó, các nguyên nhân cốt lõi, có tác động lớn được khoanh vùng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu phù hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Các lý thuyết xám và mờ được sử dụng kết hợp với phương pháp DEMATEL giúp mang đến hướng phân tích hợp lý hơn do đánh giá chủ quan từ các chuyên gia và người thực hiện khảo sát về vấn đề được nghiên cứu.

- Các kỹ thuật xây dựng tinh gọn được cân nhắc và phân tích để áp dụng trong việc hạn chế lãng phí cho từng loại nguyên nhân.

<b>2. Về mặt thực tiễn </b>

- Nghiên cứu góp phần xác định và phân tích các nguyên nhân chính gây lãng phí thời gian. Mặt khác, mối quan hệ giữa các nguyên nhân lãng phí này được thể hiện trực quan bằng đồ thị. Điều này giúp các doanh nghiệp, những người quản lý có được góc nhìn tổng thể cũng như sâu sắc về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng. Từ đó, việc đưa ra các quyết định, các chiến lược ứng phó, giảm thiểu được nhanh chóng và chính xác hơn.

- Các kỹ thuật tinh gọn được đề xuất trong nghiên cứu có thể được xem xét và áp dụng thực tế ở các doanh nghiệp cũng như các dự án xây dựng dân dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng </b>

Theo khoản 1, điều 49 Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng.

Theo phụ lục IX – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, dự án ĐTXD cơng trình dân dụng là dự án được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu về vật chất và tinh thần của đời sống nhân dân, bao gồm:

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở, gồm nhà ở chung cư, nhà ở tập thể, nhà ở riêng lẻ (trừ nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân).

2. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình cơng cộng:

a) Dự án đầu tư xây dựng cơng trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; b) Dự án đầu tư xây dựng cơng trình y tế;

c) Dự án đầu tư xây dựng cơng trình thể thao; d) Dự án đầu tư xây dựng cơng trình văn hóa;

đ) Dự án đầu tư xây dựng cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng; e) Dự án đầu tư xây dựng cơng trình thương mại, dịch vụ;

g) Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở, văn phịng làm việc; 3. Dự án đầu tư xây dựng phục vụ dân sinh khác.

<b>3. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng </b>

<i>Theo điều 4, nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về giai đoạn thực hiện dự án như sau: </i>

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); - Khảo sát xây dựng;

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

- Cấp giấy phép xây dựng (đối với cơng trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; - Thi cơng xây dựng cơng trình;

- Giám sát thi công xây dựng;

- Tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành; - Vận hành, chạy thử;

- Nghiệm thu hoàn thành cơng trình xây dựng;

- Bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng và các cơng việc cần thiết khác;

<b>4. Trình tự thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng </b>

Tùy theo đặc điểm và tính chất của từng gói thầu, từng dự án mà phạm vi cơng việc của nhà thầu là khác nhau. Trình tự thi cơng xây dựng cơng trình (dự án ĐTXD cơng trình dân dụng) gồm một số thành phần chính cơ bản như sau:

1. Công tác chuẩn bị: chuẩn bị mặt bằng công trường, khảo sát hiện trạng, xây dựng các cơng trình phụ trợ….

2. Thi cơng xây lắp phần ngầm: cọc, đài móng, móng, hầm, …

3. Thi công xây lắp phần thân: cột, dầm, sàn, kết cấu thép, cầu thang, mái, hệ thống kỹ thuật, …

4. Thi công xây lắp phần bao che: tường bao, tường ngăn, …

5. Thi cơng phần hồn thiện: trát, ốp, lát, sơn, lắp đặt hệ thống, máy móc, …

<b>II. Chất lượng </b>

<b>1. Khái niệm về chất lượng </b>

<i>Chất lượng trong dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa là “việc cung cấp </i>

các sản phẩm và dịch vụ theo cách đáp ứng các yêu cầu và mong đợi hợp lý của đầu tư, chuyên gia thiết kế và nhà thầu xây dựng, bao gồm cả việc tuân thủ các yêu cầu hợp đồng, tiêu chuẩn ngành hiện hành và các quy tắc, luật và yêu cầu cấp phép hiện hành” [9]. Các mục tiêu này cụ thể là [10]:

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>- Đáp ứng nhu cầu của CĐT/ khách hàng: đầy đủ chức năng, hoàn thành </i>

đúng hạn, ngân sách, và chi phí dịng đời.

<i>- Thiết kế chuyên nghiệp: xác định phạm vi (thiết kế) rõ ràng, nhân sự có </i>

chất lượng, đầy đủ thông tin cần thiết để thiết kế, quy định cho các quyết định của CĐT và chuyên gia thiết kế, hợp đồng thực hiện công việc.

<i>- Nhà thầu xây dựng: kế hoạch theo hợp đồng, đúng tiêu chí kỹ thuật, quyết </i>

định kịp thời, hợp đồng thực hiện công việc.

<i>- Đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý: an toàn và sức khỏe cộng đồng, </i>

cân nhắc tác động môi trường, bảo vệ các cơng trình cơng cộng, các luật lệ, quy tắc và quy định.

<b>Các đặc điểm của chất lượng [11]: </b>

- Bao gồm sự đạt được hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng.

- Áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ, con người, quy trình và mơi trường. - Là một trạng thái thay đổi liên tục.

<i>Hình 2-1 Tam giác mục tiêu trong dự án xây dựng [10] </i>

<b>2. Quản lý chất lượng </b>

<i>Theo BS EN ISO 8402, Quản lý chất lượng được định nghĩa là [11]. </i>

"Tất cả các hoạt động của chức năng quản lý tổng thể xác định chính sách chất lượng, mục tiêu và trách nhiệm, và thực hiện chúng bằng các phương tiện như:

(1) lập kế hoạch chất lượng, (2) kiểm soát chất lượng, (3) đảm bảo chất lượng

(4) cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>Hình 2-2: Bốn giai đoạn của quản lý chất lượng [11] </i>

<b>3. Kế hoạch chất lượng </b>

<i>Theo TCVNISO 10005:2007, Kế hoạch chất lượng là “tài liệu quy định các </i>

quá trình, thủ tục, quy trình và nguồn lực, kèm theo người chịu trách nhiệm và thời gian thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của một dự án, sản phẩm, quá trình hay hợp đồng cụ thể.”

Nội dung của kế hoạch chất lượng bao gồm [12]: - Các thông tin cơ bản về kế hoạch chất lượng. - Các dữ liệu đầu vào

- Các mục tiêu chất lượng - Trách nhiệm của lãnh đạo

- Các quy trình kiểm sốt, nguồn lực - Kiểm sốt sự khơng phù hợp - Theo dõi và đo lường

- Đánh giá và cải tiến, sửa đổi kế hoạch chất lượng.

<b>4. Đảm bảo chất lượng </b>

Đảm bảo chất lượng (QA) được định nghĩa là[13]: tất cả các hành động cần thiết có hệ thống và có kế hoạch để cung cấp sự đảm bảo cho một sản phẩm hay tiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

ích sẽ vận hành đúng như yêu cầu; hoặc đảm bảo sản phẩm được sản xuất đáp ứng chất lượng. QA tập trung vào thiết lập quy trình tổng thể để đạt được chất lượng cho dịch vụ, sản phẩm, tiện ích theo cách hiệu quả, kinh tế và thỏa đáng nhất có thể. Trong đó, QA bao gồm các thành phần như: kiểm soát chất lượng (QC), đảm bảo độc lập, phương pháp chấp thuận, giải quyết tranh chấp, chứng nhận nhân sự và phịng thí nghiệm.

Thông thường, QA nhấn mạnh vào các hoạt động ở cấp quản lý, cũng như là trách nhiệm của CĐT trong việc xác nhận các kết quả của việc kiểm soát chất lượng (QC) được thực hiện bởi nhà thầu.

<b>5. Kiểm soát chất lượng </b>

Kiểm soát chất lượng (QC) [11]: là các kỹ thuật vận hành và hoạt động để kiểm sốt và đo lường các đặc tính của vật liệu, cấu trúc, thành phần hoặc hệ thống đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. QC bao gồm các hoạt động được sử dụng để kiểm sốt chất lượng cơng việc bởi những người thực hiện cơng việc đó; QC nhấn mạnh vào các hoạt động đo lường, lấy mẫu, thí nghiệm, kiểm tra, nghiệm thu,… để đảm bảo một công việc hoặc sản phẩm đạt được các thông số kỹ thuật theo yêu cầu [13].

Một kế hoạch kiểm soát chất lượng bao gồm:

- Mục tiêu cần đạt được (đặt tính hoặc yêu cầu kỹ thuật, tính đồng đều); - Các bước trong quy trình;

- Phân chia trách nhiệm;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình và chỉ thị phù hợp cần được áp dụng;

1.1.1 - Các thí nghiệm, nghiệm thu, và chương trình kiểm nghiệm phù hợp tại từng giai đoạn cụ thể;

- Một quy trình bằng văn bản cho các thay đổi, chỉnh sửa cho kế hoạch chất lượng;

- Một phương pháp đo lường để đạt được các mục tiêu chất lượng của dự án; - Các hành đồng cần thiết khác để đạt được các mục tiêu.

<b>6. Phương án nghiệm thu và thử nghiệm </b>

<i>Phương án nghiệm thu và thử nghiệm là một loại biểu mẫu thuộc hồ sơ chất </i>

lượng của một công việc, được dùng để ghi nhận sự kiểm tra và thử nghiệm từng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

bước cho từng loại công việc trên công trường. ITP mô tả từng bước kiểm tra, nội dung cần kiểm tra, cách thức hoặc phương tiện dùng để kiểm tra,… để đảm bảo công việc được kiểm tra một cách đầy đủ, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp. ITP là một phần trong hồ sơ chất lượng của dự án, qua đó, CĐT chắc chắn cơng việc được thực hiện và kiểm tra một cách đầy đủ và chính xác.

<i>Hình 2-3. Ví dụ minh họa về ITP trong cơng việc lắp ghép cấu kiện BTCT của nhà thầu F. </i>

<b>7. Quản lý chất lượng giai đoạn thi công của nhà thầu </b>

Theo nghị định 46/2015/NĐ-CP [14], trình tự quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình gồm các thành phần như Hình 2-4.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>Hình 2-4 Trình tự quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình </i>

Quản lý chất lượng của nhà thầu được tóm tắt như Hình 2-5 [14].

<i>Hình 2-5: Quản lý chất lượng thi công của nhà thầu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Có thể tóm gọn các mục tiêu chính trong quản lý chất lượng của nhà thầu trong giai đoạn thi công là:

1. Tổ chức nhân sự quản lý và đảm bảo chất lượng

2. Quản lý chất lượng cho vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị. 3. Quản lý chất lượng thi công, công việc xây lắp.

4. Quản lý chất lượng tài liệu, hồ sơ thi công, nghiệm thu, hồn cơng 5. Nghiệm thu chuyển bước, nghiệm thu hồn thành cơng trình.

<b>III. Xây dựng tinh gọn </b>

<i>Định nghĩa đơn giản của “Xây dựng tinh gọn” là: Phương pháp thiết kế các hệ thống sản xuất để giảm thiểu sự lãng phí của vật liệu, thời gian, và nỗ lực để tạo ra khối lượng giá trị lớn nhất có thể [15]. </i>

<b>1. Công cụ xây dựng tinh gọn a. Các nguyên tắc tinh gọn: </b>

<i>Ballard (2000a) chia Hệ thống phân phối dự án tinh gọn thành 04 giai đoạn </i>

liên quan: định nghĩa dự án, thiết kế tinh gọn, cung cấp tinh gọn, và lắp dựng tinh gọn [16].

Các nguyên tắc “xây dựng tinh gọn” dựa trên các nền tảng của “sản xuất tinh

<i>gọn” với các đại diện chính là hệ thống sản xuất Toyota [15]. Các nguyên tắc chủ đạo </i>

của TPS được đưa ra trong bảng sau:

<i>Bảng 2-1 Các nguyên tắc chủ đạo của TPS </i>

<b><small>Nguyên tắc chủ đạo TPS </small></b>

<small>Tầm nhìn dài hạn </small>

<small>Tự làm và có trách nhiệm Tập trung vào khách hàng </small>

<small>liên tục </small>

<small>Sản phẩn đi qua các bước trong quy trình một cách liên tục với thời gian chờ và quãng đường ngắn nhất sẽ đạt hiệu quả cao nhất </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>P3. Hệ thống kéo Đưa ra một cơng việc với ngày hồn thành cụ thể. </small>

<small>P4. Heijunka – cân bằng khối lượng công việc </small>

<small>Cân bằng khối lượng sản phẩm, nhu cầu về con người, thiết bị, và nhà sản xuất </small>

<small>P5. Jidoka – xây dựng chất lượng trong sản phẩm </small>

<small>Ngừng quy trình ngay khi gặp lỗi, ngăn lỗi đi đến các bước kế tiếp. </small>

<small>công tác; thứ tự các bước trong q trình; chuẩn hóa các cơng tác trong q trình </small>

<small>bộ cơng ty, có hiểu biết về văn hóa và triết lý cơng ty. </small>

<small>thống và tổ chức. </small>

<small>với các đối tác, nhà cung cấp Liên tục giải quyết </small>

<small>các vấn đề gốc rễ </small>

<small>bằng cách quan sát trực tiếp vấn đề, xử lý dựa vào các thông tin đã được xác thực. </small>

<small>P13. Quyết định dựa trên sự đồng thuận; triển khai nhanh </small>

<small>Quyết định được đưa ra khi thông tin về vấn đề được thu thập và thảo luận đủ. </small>

<small>Giải quyết nguyên nhân; Triển khai chính sách; Liên tục cải tiến; </small>

<small>Phát triển văn hóa tổ chức học tập. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>b. Các nguyên tắc xây dựng tinh gọn </b>

Khái niệm quản lý xây dựng tinh gọn được đưa ra bởi Koskela vào năm 1991, các kỹ thuật của xây dựng tinh gọn được phát triển nhằm mục đích loại bỏ lãng phí,

<b>nâng cao năng suất và hiệu quả, và tối đa hóa giá trị [17]. Nó bao gồm các nguyên tắc sau: </b>

- Giảm sự chia sẻ của các hoạt động không gia tăng giá trị;

- Gia tăng giá trị đầu ra bằng việc cân nhắc có hệ thống các yêu cầu của khách hàng;

- Giảm sự thay đổi;

- Giảm thời gian quy trình;

- Đơn giản hóa bằng cách tối thiểu hóa các bước, phần, và liên kết; - Gia tăng sự linh hoạt của đầu ra;

- Tăng sự minh bạch của quy trình;

- Tập trung vào kiểm sốt sự hồn thành của quy trình; - Cân bằng cải tiến dịng chảy và cải tiến chuyển đổi; - Điểm chuẩn.

Theo đó, một số cơng cụ xây dựng tinh gọn được phát triển dựa trên các nguyên tắc sản xuất tinh gọn được tóm tắt trong Bảng 2-2 [18].

<i>Bảng 2-2 Tổng hợp một số công cụ xây dựng tinh gọn </i>

1 Last Planner System LPS (Ballard 1993)

2 Pull approach PULL (Ballard và Howell 1995)

4 Concurrent Engineering CE (Ballard và Koskela 1998)

6 Daily Huddle Meeting DHM (Ballard và Zabelle 2000) 7 Set Based Design SBD (Ballard và Zabelle 2000) 8 First Run Studies FRS (Muhammad và cộng sự 2013)

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

10 Line of Balance L of B (Kankainen và Seppanen 2003)

12 Prefabrication/Modular PF/MOD (Ballard và Arbulu 2004) 13 Fail-Safe for quality and safety FSQS (Diekmann và cộng sự 2004) 14 Integrated Project Delivery IPD (Matthews và Howell 2005) 15 Building Information

20 Standardized Process SP (Gallardo và cộng sự 2006)

22 Failure Mode and Effect Analysis

FMEA (Wehbe và Hamzeh 2013)

<b>2. Lãng phí </b>

“Lãng phí” là bất kỳ thứ gì tiêu tốn tài nguyên nhưng không tạo ra giá trị cho sản phẩm. Womack và Jones (1996), Ohno (1988), Liker (2004) đã xác định tám loại “lãng phí” cụ thể là [10]:

1. Sản xuất quá mức 2. Chờ đợi

3. Vận chuyển

4. Quy trình quá mức 5. Tồn kho

6. Sự di chuyển 7. Các sản phẩm lỗi

8. Lãng phí sự sáng tạo khơng được sử dụng của nhân viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Sasitharan và cộng sự (2012) [19] chia lãng phí trong xây dựng thành 2 loại </b>

là lãng phí vật chất và lãng phí phi vật chất.

<b>Lãng phí vật chất: là các loại lãng phí sinh ra trong các hoạt động xây dựng, </b>

cải tạo, đào lấp, hạ tầng, xây lắp, dọn dẹp mặt bằng, hay phá dỡ. Các lãng phí này gồm các chất thải như cát, gạch, khối, thép, bê tông thừa, gạch lát, nhựa, kính, gỗ, giấy, và các vật liệu hữu cơ khác.

<b>Lãng phí phi vật chất: thường xuất hiện trong q trình thi cơng, lãng phí phi </b>

vật chất thường là vượt thời gian, vượt chi phí. Các lãng phí này thường liên quan tới các hoạt động như sửa chữa, thời gian đợi, chậm trễ. Lãng phí trong xây dựng khơng chỉ tập trung vào khối lượng vật tư bị lãng phí trên cơng trường, mà cịn liên hệ đến

<i>một số hoạt động khơng tạo ra giá trị như: sản xuất quá mức; thời gian đợi; xử lý vật liệu; hoạt động gia công; tồn kho; di chuyển của công nhân[20]. </i>

Bølviken T. và cộng sự [21] đề xuất việc phân loại lãng phí theo góc nhìn dịng chảy (tiêu tốn thời gian) trong xây dựng bao gồm 07 loại, thuộc 02 phạm trù: dịng chảy của quy trình và dịng chảy của sản phẩm, được thể hiện trong Bảng 2-3.

<i>Bảng 2-3 Mô tả các loại lãng phí dịng chảy </i>

<b>dịng chảy </b>

<b>Loại lãng phí (Ohno, 1988) </b>

<b>Mơ tả </b>

1 Chuyển động không cần thiết (của người công nhân)

Chuyển động Sự chuyển động tổng thể: sự di chuyển của người công nhân trong công trường

2 Công tác không cần thiết

Quy trình q mức

Sự lãng phí trong việc phải hồn thành các cơng việc khơng cần thiết 3 Cơng tác khơng

hiệu quả

Quy trình quá mức

Sự lãng phí trong việc thực hiện các công việc cần thiế bằng một cách không hiệu quả

4 Chờ đợi Chờ đợi Sự chờ đợi trong lúc hồn thành cơng việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

5 Không gian không được tận dụng

Tồn kho Kho chứa không được sử dụng, hoặc khu vực làm việc khơng bố trí cơng nhân

6 Nguyên liệu không được xử lý

Tồn kho Sự lãng phí của khơng gian lưu trữ ngun liệu trên công trường 7 Sự vận chuyển

không cần thiết

Vận chuyển Sự vận chuyển nguyên vật liệu từ chỗ sản xuất đến vị trí được thi cơng

<b>IV. Tổng quan tài liệu </b>

<b>1. Nghiên cứu về xây dựng tinh gọn </b>

Sản xuất tinh gọn đã được nghiên cứu và áp dụng vào ngành công nghiệp sản xuất với nhiều lợi ích được mang lại như: giảm lượng tồn kho; giảm việc sản xuất quá mức; giảm việc vận chuyển dư thừa; giảm thời gian chời đợi; giảm lỗi và nâng cao chất lượng[22]… Với nhiều lợi ích, sản xuất tinh gọn cũng được nghiên cứu để

<i>áp dụng cho ngành công nghiệp xây dựng với nhiều kết quả tích cực: lợi ích về mặt kinh tế (chi phí, chất lượng, thời gian); lợi ích về mặt xã hội (các mối quan hệ và thỏa mãn con người); lợi ích về mặt mơi trường[23]. Nhiều loại lãng phí trong dự án xây dựng đã được xác định [24], một số lãng phí liên quan tới quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng của dự án như: sự phối hợp giữa các bên trong dự án; thiếu kiểm soát; kinh nghiệm của người kiểm tra/nghiệm thu; lỗi do hồ sơ công trường; lỗi do sai thông tin;… </i>

Từ nghiên cứu của Bossink B. và Brouwers H. (1996) [25], các loại lãng phí

<i>lớn trong dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp Hà Lan được xác định là: đá tấm; cọc; bê tông; cát; mái lợp, chiếm 67% tổng giá trị lãng phí </i>

Graham và Smithers (1996) chỉ ra rằng lãng phí trong xây dựng có thể xuất

<i>hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau: thiết kế (lỗi kế hoạch, lỗi chi tiết, thiết kế thay đổi); mua sắm (lỗi vận chuyển, lỗi đặt hàng); xử lý vật liệu (lưu trữ không đúng cách, hư hỏng, xử lý không đúng cách); vận hành (lỗi con người, nhân công, lỗi thiết bị, tai nạn, thời tiết); phần dư thừa (những vật dụng khơng tiêu hao cịn sót lại và khơng thể thu hồi được); khác (trộm cắp, phá hoại, các hành động của CĐT) [20]. Faniran O. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>và Caban G. (1998) cũng chỉ ra các nguồn lãng phí chính là: thay đổi thiết kế; phế liệu; lãng phí do đóng gói; khơng tận dụng; lỗi thiết kế; thời tiết[26]. </i>

Nghiên cứu của Alwi S. và cộng sự (2002) chỉ ra rằng các nhân tố gây ra lãng

<i>phí chính trong các hoạt động không tạo ra giá trị theo thứ tự là: chờ đợi chỉ thị; chất lượng hồ sơ thi công thấp; thời tiết; bản vẽ không rõ ràng; thiết kế kém; thay đổi thiết kế; chậm trễ trong việc chuẩn bị bản vẽ thi công; chỉ dẫn kỹ thuật không rõ ràng[20]. </i>

Luangcharoenrat C. và cộng sự (2019) [27] xác định các nhân tố tác động đến việc gây ra lãng phí trong các dự án xây dựng ở Thái Lan. Kết quả có 28 nhân tố được xác định, phân chia thành 04 nhóm chính và tầm ảnh hưởng của chúng theo thứ tự:

<i>hồ sơ và thiết kế; nguồn nhân lực; kế hoạch và biện pháp xây dựng; vật liệu và mua sắm. Nghiên cứu của Ikau R. và cộng sự (2016) [28] về các nhân tố gây tác động đến </i>

việc gây ra lãng phí trong ngành xây dựng ở Malaysia xác định được các nhân tố có

<i>ảnh hưởng chính là: thiếu hiểu biết trong quản lý lãng phí; mua sắm vật tư khơng đúng yêu cầu; lưu trữ không đúng cách gây hư hỏng; làm lại. </i>

Al-Aomar R. (2012) [29]nghiên cứu về ứng dụng của khung xây dựng tinh

<i>gọn với xếp hạng Six-sigma, nghiên cứu này chỉ ra rằng khiếm khuyết (lỗi và sửa lỗi) </i>

là loại lãng phí phổ biến nhất ở các công ty được khảo sát. Bằng phân tích nhân tố và các mơ hình trí tuệ nhân tạo, Học T. Đ. và cộng sự [17] đã chỉ ra 8.75% chi phí dự án tăng lên do những lãng phí trong xây dựng.

Jayanetti J. và cộng sự [30] đã thực hiện nghiên cứu tổng quan tài liệu về các

<i>Mô hình trưởng thành của Xây dựng tinh gọn, với 24 mơ hình trưởng thành đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước đó. Hầu hết các mô hình trưởng thành liên quan tới xây dựng tinh gọn đều áp dụng các nguyên tắc chính của Koskela, đặc biệt là các nguyên tắc phổ biến như: năng suất sản xuất; lãnh đạo tinh gọn; tập trung vào khách hàng; giảm lãng phí; nhân lực sẵn sàng; và chuẩn hóa. </i>

Các nghiên cứu về Xây dựng tinh gọn nhìn chung tập trung vào các vấn đề tìm hiểu hoặc hạn chế lãng phí vật chất, hoặc các tác động của lãng phí lên chi phí dự án, cũng như việc áp dụng các nguyên tắc tinh gọn vào quản lý xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>2. Nghiên cứu về chất lượng </b>

<b>Qua nghiên cứu về các tồn tại trong quản lý chất lượng xây dựng cơng </b>

<b>trình đường bộ khu vực phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020, kết quả của nghiên cứu </b>

chỉ ra 10 tồn tại phổ biến ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thơng khu vực phía Bắc đến từ: các công tác quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, máy móc, thiết bị; công tác quản lý chất lượng của nhà thầu, giám sát, CĐT, thiết kế; cơng tác thí nghiệm, nghiệm thu; cơng tác lưu trữ hồ sơ, hồn thành, bàn giao; công tác tổ chức quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, ... [31].

<b>Nghiên cứu của Xu D, Yang K, Shi Y [32] và Chen Y., Lin H. [33], chỉ ra </b>

mối quan hệ giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát đầu tư/ quá trình. Nghiên cứu

<i>cịn đưa ra 05 nhân tố chính tác động đến chất lượng của quá trình xây dựng là: vật liệu, máy móc, tài nguyên con người, biện pháp vận hành và môi trường xây dựng. </i>

<b>Nghiên cứu của Otoki B., Munala G., Meena V.[34] chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng </b>

<i>đến chất lượng của chất lượng cơng trình BTCT tại Tanzania do sự giám sát, cơng </i>

<i><b>nghệ xây dựng và sự phối hợp cũng như trình độ giữa các bên tham gia dự án. Faidhi </b></i>

<b>A-R. và cộng sự [35]đưa ra các yếu tố về kiểm sốt chất lượng ảnh hưởng đến các </b>

sai sót trong dự án xây dựng tại Jordan chia thành các nhóm nhân tố cấu thành nên cấu kiện, cơng trình.

Nghiên cứu của Love P. và cộng sự [6] kết luận rằng chi phí chất lượng, được biểu thị qua biểu mẫu NCR, chiếm 34% tổng chi phí phát sinh và chiếm 0.18% ngân sách ban đầu của dự án. Các lỗi liên quan tới chất lượng vật liệu trong công trình

<i>thường gặp như [36]: thấm, lỗi tơ trát, lỗi sơn nước, nứt. Các nhân tố hiệu suất chất lượng ảnh hưởng đến dự án xây dựng được xác định là [37]: thay đổi phạm vi công việc; thiếu vật liệu chất lượng; chỉnh sửa bản vẽ; chất lượng thiết bị thấp; thiếu kinh nghiệm làm việc; các điều kiện thời tiết không chắc chắc; thiếu công nhân có tay nghề. </i>

Nhìn chung, các nghiên cứu về chất lượng đã đưa ra được các định nghĩa chung về chất lượng trong xây dựng, nêu một số các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng,

<b>kiểm soát chất lượng trong các dự án xây dựng [32], [33], [34], [35]; có nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

còn đưa ra được các tồn tại trong cơng tác QLCL ở các cơng trình giao thơng tại khu vực phía bắc Việt Nam [31].

Mặt khác, các nghiên cứu kết hợp lý thuyết Lean trong ngành xây dựng đã cho thấy được khả năng kết hợp Lean và BIM trong công tác quản lý xây dựng tại Việt Nam [38] [39]; một số nghiên cứu thiên về xác định các nhân tố lãng phí có thể có trong các dự án xây dựng [24],[40]; một số khác nghiên cứu về các kỹ thuật và công cụ tinh gọn được sử dụng cho dự án xây dựng, và các rào cản khi áp dụng các công cụ này [16], [41], [35].

Qua tìm hiểu các tài liệu, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu liên quan đến xác định các nhân tố gây lãng phí trong quy trình quản lý chất lượng trên cơng trường. Như vậy, việc nhận định các nhân tố gây lãng phí và áp dụng các công cụ tinh gọn trong việc hạn chế các nhân tố gây lãng phí về thời gian, trong quá trình quản lý chất lượng cho các công tác thô là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng cơng trình trong dự án xây dựng, giảm tối đa các lãng phí khơng tạo ra giá trị trong quy trình, để tăng lợi ích cho dự án và tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xây dựng.

Các nhân tố gây lãng phí về thời gian được tổng hợp thông qua các nghiên cứu trước đây, gồm 31 nhân tố, được thể hiện trong Bảng 2-4, các nhân tố này được dùng

<i>để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, phân tích cho các chương tiếp theo. Bảng 2-4 Bảng tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước </i>

<b><small>Nhóm Ký hiệu </small></b>

<b><small>Tên nhân tố gây ra lãng phí về thời gian có liên quan đến cơng tác quản lý, kiểm sốt chất lượng </small></b>

<b><small>trên công trường </small></b>

<b><small>Nghiên cứu liên quan </small></b>

<small>A1 </small> <i><small>Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…) </small></i>

<small>x x x x x </small>

<small>A2 Thông tin khơng rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng. </small>

<small>B1 Thay đổi, sửa chữa vật liệu bị lỗi, hư hỏng, xuống cấp </small>

<small>x x x x x x x </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>và quy trình mua sắm </small>

<small>B2 Quy trình đặt hàng, mua sắm, chờ giao hàng, chờ huy động máy móc, thiết bị </small>

<small>x x x x x </small>

<small>B3 Xử lý vật liệu không đúng cách, sai biện pháp </small>

<small>C1 </small> <i><small>Vấn đề về phối hợp: xử lý các xung đột giữa các bộ môn, thời gian chuyển tiếp giữa các giai đoạn </small></i>

<i><small>điều kiện công trường kém, </small></i>

<small>Nguồn nhân lực/ con người </small>

<small>D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém </small>

<small>E1 Kế hoạch thi công kém x x x x E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu </small>

<small>quả, không sát sao </small>

<small>x x x x x </small>

<small>E3 Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>I. Phương pháp, Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu </b>

Quy trình nghiên cứu trong luận văn này được thể hiện trong Hình 3-1.

<i>Hình 3-1 Quy trình thực hiện nghiên cứu </i>

<b>2. Quy trình quản lý chất lượng trên cơng trường </b>

Theo Brandor M. (2007) [43], quy trình là một chuỗi các bước hay hoạt động được sắp xếp và thực hiện theo một trình tự nhất định để hướng tới một mục đích nào đó; q trình định nghĩa cách thực thi một công tác, thường chỉ áp dụng cho một công việc nhất định. Như vậy, quy trình kiểm sốt chất lượng là chuỗi các hoạt động được sắp xếp theo trình tự để đảm bảo cơng việc được hồn thành đúng chất lượng được u cầu. Q trình kiểm sốt chất lượng là sự triển khai các bước hay hoạt động trong quy trình. Quá trình gồm 3 yếu tố: đầu vào là những yếu tố xuất phát (như sản phẩm, hay công việc); xử lý là quá trình thực hiện kiểm tra (như quan sát, đo lường, thí

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nghiệm); đầu ra là kết quả của quá trình (kết luận về chất lượng của công việc, sản phẩm).

Các quy trình quản lý chất lượng được tác giả tổng hợp dựa vào Nghị định 46/2015/NĐ-CP, theo kinh nghiệm làm việc thực tiễn, qua tham khảo các “Kế hoạch chất lượng” của các nhà thầu lớn có nhiều kinh nghiệm thi cơng và uy tín để đưa về các sơ đồ - quy trình quản lý tổng quát.

<b>3. Phân tích thống kê các nhân tố gây lãng phí a. Xác định các nhân tố </b>

Các nhân tố gây lãng phí được tổng hợp thơng qua các nghiên cứu trước đây, được tổng hợp thành 31 nhân tố ở Bảng 2-4. Một bảng câu hỏi pilot (Phụ lục 1) được thành lập khảo sát 03 chuyên gia với kinh nghiệm trên 10 năm (01 TVGS, 01 trưởng nhóm QA/QC của nhà thầu; và 01 kỹ sư dự án của CĐT) về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây lãng phí. Sau khảo sát pilot, 01 nhân tố được thêm vào từ ý kiến chuyên gia là “Các yêu cầu quá mức về hồ sơ thi công từ CĐT”; và nhân tố 01 từ tác

<i>giả đề xuất là “Kế hoạch nghiệm thu không hợp lý: không phối hợp với kế hoạch thi công; thời gian nghiệm thu không phù hợp với điều kiện công trường, thời gian làm việc,…”. </i>

<i>Hình 3-2 Quy trình thực hiện khảo sát giai đoạn I</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Về việc thêm nhân tố “Kế hoạch nghiệm thu không hợp lý”: thông thường kế hoạch nghiệm thu sẽ được chuẩn bị bởi nhà thầu theo kế hoạch thi công và lập theo tuần, ngày. Các kế hoạch này được gửi qua các “thông báo nghiệm thu” hoặc “đề nghị nghiệm thu” cho TVGS, quản lý dự án của CĐT trước 24 giờ trước khi tiến hành nghiệm thu. Việc không phối hợp với kế hoạch thi công, hoặc không cập nhật theo các thay đổi của tiến độ thi công thực tế, có thể dẫn tới việc cơng việc nghiệm thu diễn ra vào thời gian quá trễ, hoặc nhân sự của các bên không đầy đủ, hoặc điều kiện công trường khơng đảm bảo cho việc nghiệm thu. Từ đó dẫn đến việc sai sót trong đánh giá nghiệm thu, hoặc đánh giá không đầy đủ,… dễ dẫn đến khiếm khuyết và lỗi do nhận định không đầy đủ, gây ra ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của công việc. Cuối cùng, bảng câu hỏi đại trà được thành lập với 33 nhân tố để xác định “mức độ ảnh hưởng” của nhân tố lên thời gian lãng phí trong quy trình quản lý chất lượng. Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày trong Phụ lục 2.

<i>Bảng 3-1 Bảng tổng hợp các nhân tố </i>

<b><small>Nhóm Ký hiệu </small></b>

<b><small>Tên nhân tố gây ra lãng phí về thời gian có liên quan đến cơng tác quản lý, kiểm sốt chất lượng trên cơng </small></b>

<small>A1 </small> <i><small>Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…) </small></i>

<small>x x x x x </small>

<small>A2 Thông tin khơng rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng. </small>

<small>B1 Thay đổi, sửa chữa vật liệu bị lỗi, hư hỏng, xuống cấp </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>Biện pháp thi công </small>

<small>C1 </small> <i><small>Vấn đề về phối hợp: xử lý các xung đột giữa các bộ môn, thời gian chuyển tiếp giữa các giai đoạn </small></i>

<i><small>kiện công trường kém, </small></i>

<small>Nguồn nhân lực/ con người </small>

<small>D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém x x x x x x x D2 </small> <i><small>Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, </small></i>

<i><small>công nhân, người quản lý,…) </small></i>

<small>E1 Kế hoạch thi công kém x x x x E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả, </small>

<small>không sát sao </small>

<small>x x x x x </small>

<small>E3 Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức </small>

<i><small>không phối hợp với kế hoạch thi công; thời gian nghiệm thu không phù hợp với điều kiện công trường, thời gian làm việc,… </small></i>

<small>Tác giả đề xuất </small>

<b>b. Thu thập dữ liệu </b>

Theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng[44], số lượng mẫu sơ bộ cần cho phân tích bằng 4 đến 5 lần số biến quan sát. Vì vậy, nghiên cứu cần: 33×4=132 mẫu.

Khảo sát được thực hiện bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp, bảng khảo sát được thành lập bằng google form và gửi qua email, các nhóm cơng việc, nhóm học tập, phát trực tiếp,… cho các đối tượng khảo sát là các kỹ sư, kiến trúc sư, học viên cao học, hiện đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng.

</div>

×