Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

phân tích sự tham gia của các chủ thể tham gia vào quá trình ban hành và thực hiện chính sách ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số nghị định 57 2017 nđ cp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN</b>

<b>MƠN CHÍNH SÁCH CƠNG</b>

<b> Chủ đề: Phân tích sự tham gia của các chủ thể tham giavào quá trình ban hành và thực hiện chính sách ưu tiêncho học sinh dân tộc thiểu số: Nghị định 57/2017/NĐ-CP</b>

<b> </b>

<b>Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8Họ và tên sinh viênMã sinh viên</b>

<b>1. Sự tham gia của các chủ thể vào quá trình ban hành1.1. Xác định chủ thể ban hành chính sách cơng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Ban hành chính sách cơng là tồn bộ q trình hiện thực hóa nội dung chínhsách dưới hình thức văn bản quản lý nhà nước theo một trình tự, thủ tục do luậtpháp định. Việc quyết định ban hành chính sách cơng phải được thực hiện bởicác chủ thể đại diện cho lực lượng chính trị nịng cốt. Do thiết chế chính trị ởcác quốc gia khác nhau, nên chủ thể ban hành chính sách cơng cũng khơnggiống nhau. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hộithực hiện các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động xâydựng và thực hiện chính sách cơng. Chủ thể ban hành chính sách cơng đượcgiao cho Quốc hội và Chính phủ đảm nhận theo quy định của pháp luật. Thamgia vào hoạt động này cịn có đại diện của các bộ phận dân cư là tổ chức chínhtrị - xã hội. Nội dung, hình thức và phương pháp ban hành chính sách cơngđược thực hiện theo luật định.

Cụ thể trong chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫugiáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ban hành tại nghịđịnh Số: 57/2017/NĐ-CP, dưới đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;Chính phủ, đóng vai trị là chủ thể ban hành Nghị định quy định chính sách.Chính phủ có chức năng cơ bản là thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch địnhvà điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lývà phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia. Là cơ quan có trách nhiệm tổchức thực hiện pháp luật, Chính phủ bảo đảm quản lý thị trường, quản lý xã hội,bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền cơng dân; duy trì và bảođảm trật tự cộng cộng.

<b>1.2. Sự tham gia của các chủ thể vào q trình ban hành chính sách1.2.1. Lập chương trình chính sách</b>

Để thực hiện chức năng, quyền hạn của mình trong ban hành chính sách, cácchủ thể, cơ quan có thẩm quyền tiến hành triển khai những cơng việc có liênquan đến việc xây dựng dự thảo chính sách cơng. Q trình này được thực hiệnmột cách nghiêm túc, chặt chẽ và khách quan theo quy định. Từ đó sản phẩmcủa bước này là dự thảo chính sách cơng có đầy đủ nội dung theo cấu trúc đượctrình bày đúng thể thức của một văn bản chính sách. Sau khi thực hiện có kếtquả các bước theo quy trình từ nêu lý do hoạch định đến thẩm định phương ánchính sách, cơ quan ban hành chính sách cơng đã có đầy đủ cơ sở để kết luận vềtính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của dự thảo chính sách cơng. Từ đó cơ quan banhành xác định ý chí chính trị xem có đưa chính sách vào thực thi trong đời sốnghay không dựa vào những kết luận mang tính khoa học. Hoặc nếu được chấpnhận, phương án dự thảo chính sách tiếp tục được hồn chỉnh sau khi thẩm định

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

sẽ phải thực hiện một loạt thủ tục pháp lý hoá cho văn bản chính sách. Quyếtnghị chính sách là hình thức pháp lý hố sau cùng về nội dung chính sách trướckhi đưa vào thực hiện để chính sách có được hiệu lực thực hiện bằng nhà nước,có sức mạnh cộng đồng nhằm thu hút rộng rãi sự tham gia của các cơ quan, tổchức trong hệ thống chính trị, các tổ chức và người dân trong xã hội.

<b>1.2.2. Lấy ý kiến góp ý về chính sách cơng</b>

Để được thơng qua tại phiên họp chính thức của cơ quan có thẩm quyềnquyết định chính sách, bản dự thảo sau khi làm các thủ tục pháp lý sẽ được côngbố rộng rãi đến các chủ thể trong xã hội, để các cá nhân, các tổ chức nắm đượcđịnh hướng chính trị của nhà nước về định hướng giải quyết những vấn đề côngthông qua nội dung chính sách. Lấy ý kiến chính sách cơng được thực hiện dướinhiều hình thức khác nhau như thông qua các phương tiện thông tin đại chúngđể người dân tiếp nhận nội dung chính sách một cách dễ dàng, thuận lợi. Kếtquả lấy ý kiến chính sách được đo lường bằng sự thống nhất về nhận thức,mong muốn giữa các đối tượng tác động, các chủ thể thực hiện với nhà nướctheo những mục tiêu và giải pháp thực hiện. Đồng thời, kết quả này còn thể hiệnbằng số lượng và chất lượng thông tin phản hồi từ các chủ thể khác nhau đối vớicơ quan hoạch định về nội dung chính sách. Tham gia tích cực vào hoạt độnglấy ý kiến chính sách cơng, ngồi cơ quan nhà nước sẽ cịn các tổ chức chính trị- xã hội, các đối tượng thụ hưởng chính sách, các chủ thể tham gia thực hiệnchính sách sau này. Việc lấy ý kiến chính sách cơng cũng phải được thực hiệnchuẩn mực theo một quy trình thống nhất. Chất lượng của bước này tùy thuộcrất lớn vào cách thức thực hiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tinhthần trách nhiệm của cán bộ, công chức được đảm trách. Ở Việt Nam, hoạt độnglấy ý kiến chính sách cịn khá mới mẻ, chưa trở thành thơng lệ, vì thế phần nàolàm hạn chế nhận thức của người dân về chính sách cơng, thậm chí cịn làmgiảm lịng tin của họ trong q trình thực thi chính xác.

<b>1.2.3. Quyết định chính sách cơng</b>

Việc đưa ra các quyết định chính sách công thường diễn ra tại các kỳ họpQuốc hội hay phiên họp Chính phủ. Dự thảo chính sách cơng được các đại biểuQuốc hội hay thành viên Chính phủ thảo luận và biểu quyết theo quy định củaLuật tổ chức Quốc hội hay Luật tổ chức Chính phủ. Sau khi quyết định, chínhsách cơng sẽ được ban hành dưới thể thức văn bản pháp lý bằng Nghị quyết củaQuốc hội hay Nghị quyết của Chính phủ. Do được tiến hành theo một trình tự,thủ tục chặt chẽ và được quyết nghị bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nênchính sách cơng sau khi được ban hành sẽ có giá trị pháp lý, được bảo đảm thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hiện bằng Nhà nước và được các tổ chức, công dân tự giác chấp hành. Sau khiquyết định, văn bản chính sách cơng sẽ được thực hiện đầy đủ các quy định vềban hành văn bản quản lý nhà nước và cơng bố chính thức trên các phương tiệnthơng tin đại chúng. Tinh thần đón nhận chính sách cơng sau khi được quyếtđịnh cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá quy trình hoạch định và banhành chính sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dựa trên căn cứ Luật tổ chức Chính Phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luậtgiáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luậtgiáo dục ngày 25 tháng 2 năm 2009; theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ giáo dục vàĐào tạo; Nghị định 57/2017/NĐ-CP được ban hành vào ngày 09/05/2017 baogồm chính sách ưu tiên tuyển sinh và chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫugiáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người. Theo đó, hỗ trợ học tậpđối với trẻ em, học sinh, sinh viên 16 DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000người) học tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở,trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dântộc nội trú, tùy từng đối tượng, được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập hằngtháng từ 30% đến 100% mức lương tối thiểu chung.

<b>1.3.Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc ban hành chính sáchcơng</b>

<b>1.3.1. Các yếu tố chủ quan</b>

- Chủ thể ban hành chính sách hỗ trợ trong giáo dục đối với học sinh dântộc thiểu số. Việc ban hành các chính sách cần có tầm nhìn, tính thực tiễn, tínhhiệu quả đáp ứng được mục tiêu đề ra đó là sự thay đổi chất lượng giáo dục, hệthống cơ sở vật chất ngày càng tăng cường. Điều này chứng tỏ các chủ thể banhành chính sách đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Ngược lại, các chủ thểgiáo dục thiếu thông tin hoặc khơng có tầm nhìn dẫn đến thiếu khả năng dựđốn, khơng có khả năng nắm bắt thực tiễn dẫn đến việc ban hành chính sách cótính ngắn hạn, các mục tiêu đề ra đều không đạt được. Đối với đồng bào dân tộcthiểu số ngồi những chính sách chung, cần có những chính sách đặc thù để phùhợp với điều kiện thực tiễn như trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế,cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chất lượng giáo dục tuy có được cải thiện trongnhững năm qua song còn chậm, thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với sựnghiệp giáo dục ở các vùng này. Với những khó khăn, hạn chế như trên thì bảnthân các chủ thể ban hành chính sách cần có những nghiên cứu, đánh giá sát vớithực tiễn, tránh ban hành chính sách giáo dục mà khơng tính đến các điều kiệnđặc thù trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Các chủ thể quản lí chính sách hỗ trợ trong giáo dục đối với học sinh dântộc thiểu số. Trong q trình thực thi chính sách, cơ quan quản lí thực hiện đúngtiến độ hoặc chậm hơn phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thựcthi chính sách của người đứng đầu và cán bộ công chức trực tiếp thực hiện, đâylà yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi chính sách hỗ trợ trong giáo dụcphổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số. Cơ quan quản lí chính sách vàngười đứng đầu phải có khả năng lập kế hoạch, thiết kế cơng việc, bố trí nhânsự, phân cơng, trao quyền đối với từng vị trí cơng việc, thiết lập các hệ thống,quy trình quản lí, giám sát, đánh giá việc thực thi chính sách. Ngồi ra, cơ quanquản lí cần chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính để thực thichính sách, điều phối, gắn kết các cá nhân, đơn vị trong một tổng thể thống nhấtcủa tổ chức, khuyến khích, tạo động lực làm việc tạo dựng lịng tin vào uy tín,năng lực của nhà lãnh đạo quản lí để thu hút, quy tụ các lực lượng, các tài năngđóng góp cho cơ quan tổ chức hướng tới thực thi có hiệu quả chính sách hỗ trợtrong giáo dục phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số.

- Sự tham gia của các cấp chính quyền trên địa bàn: Sự tham gia chínhquyền vào việc thực thi chính sách chủ yếu mới dừng lại ở công tác tuyêntruyền. Hàng năm Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo,cận nghèo làm căn cứ để các hộ có con em đi học nhận được hỗ trợ của chínhsách. Uỷ ban nhân dân xã tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách tới ngườidân thơng qua các cuộc hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật, họp thơn xóm,qua các tổ chức đồn thể và đơn đốc người dân thực hiện. Hiệu quả của việcthực thi chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số phụ thuộc chủ yếu vàosự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị trường học, phòng Giáo dục và Đào tạo. Ởmột số địa phương chưa chủ động trong việc tun truyền triển khai chính sách,cơng tác chỉ đạo của chính quyền cấp xã trong tổ chức thực thi chính sách chưakịp thời, có nơi chưa đúng đối tượng đặc biệt là xác định hộ nghèo, cận nghèolàm cơ sở cho học sinh được hưởng chế độ miễn giảm học phí chưa thực sựchính xác gây ra những thiệt thịi cho học sinh.

<b>1.3.2. Các yếu tố khách quan </b>

<b>a) Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội</b>

Tác động của sự phát triển không đồng đều

Sự kém phát triển về nhiều mặt và tỷ lệ đói nghèo cao của đồng bào các dântộc thiểu số (DTTS) so với mức phát triển trung bình nói chung và so với ngườiKinh nói riêng cho thấy cần có chính sách kinh tế, xã hội hợp lý để nhanh chóngrút ngắn khoảng cách đó. Khi hoạch định chính sách, bên cạnh việc quan tâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

đến mức độ phát triển chậm của các DTTS nói chung, cịn phải chú ý đến sựphát triển không đồng đều giữa các dân tộc. Do đó, cần có những quy địnhmang tính ưu tiên đối với DTTS nói chung và các ưu tiên cụ thể, phù hợp vớitrình độ phát triển của các nhóm DTTS khác nhau. Bên cạnh các quy định củapháp luật, cần phải xây dựng các chương trình, đề án đặc biệt, hướng đến việctạo điều kiện cho sự phát triển của các nhóm DTTS.

Nhận định cụ thể về địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số chủyếu ở các khu vực khó khăn của huyện, ở những xã vùng sâu vùng xa đườnggiao thông đi lại khó khăn, đất đai canh tác bạc màu, trình độ sản xuất lạc hậu.Dù đã được đầu tư bằng các dự án phát triển bền vững đối với vùng đặc biệt khókhăn nhưng đời sống KT-XH vẫn cịn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, vẫn cịn tìnhtrạng con em đồng bào đến tuổi đi học nhưng không đến lớp do trường lớp ởquá xa bản làng. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc thực thi các chính sáchtrong đó có chính sách hỗ trợ cho học sinh người dân tộc thiểu số. Nhiều giađình chưa nhận thức đúng về việc học của con em, chưa tạo điều kiện về thờigian, vật chất cho con đến lớp. Số học sinh bỏ học hầu hết thường rơi vàonhững hộ gia đình đồng bào dân tộc có hồn cảnh kinh tế khó khăn, bản thâncác em chưa ý thức được ý nghĩa của việc học; nhiều học sinh được bố mẹ đồngý, ủng hộ việc nghỉ học để đi làm. Vì vậy, nhà trường phải phối hợp với chínhquyền địa phương và các đoàn thể của xã như: hội phụ nữ, văn hóa xã, đồnthanh niên phối hợp vận động phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp thôn,họp chi bộ, họp hội phụ nữ để nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đi học đầy đủ.

Tác động từ các yếu tố xã hội

Để chính sách ban hành đạt hiệu quả, cần phân tích kỹ, đầy đủ các nguyênnhân cơ bản dẫn đến sự chậm phát triển và tỷ lệ đói nghèo cao. Mặt khác, cầnhướng đến việc tạo ra cơ chế, điều kiện để khắc phục các nguyên nhân cơ bảnđối với sự chậm phát triển và tỷ lệ đói nghèo cao đó.

Và một trong những nguyên nhân nổi bật của tình trạng đói nghèo cao là dotrình độ và kỹ năng lao động của nguồn nhân lực là người thiểu số quá thấp.Tình trạng mù chữ ở người trưởng thành đang là thách thức lớn với các DTTS.Lực lượng lao động đã qua đào tạo có tỷ lệ rất thấp và có sự phân hóa cao giữacác DTTS khác nhau. Trung bình chỉ có 6,2% tỷ lệ lực lượng lao động đã quađào tạo, bằng 1/3 so với tỷ lệ trung bình của lực lượng lao động cả nước. Nhómthấp nhất có tỷ lệ trung bình dưới 2%, trong khi chỉ số này ở nhóm cao nhất đạttỷ lệ trên 7%. Có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về trình độ học vấn và việclàm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu vẫn là tư tưởng trọng nam khinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nữ, vấn nạn tảo hôn, các quan niệm cổ hủ, lạc hậu về việc phụ nữ phải làm việcnhà, chăm lo cho gia đình khơng nên học nhiều. Ngồi ra, nhiều phụ nữ DTTSphải đảm đương các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, không có điều kiện đihọc.

Trình độ dân trí của các DTTS nhìn chung cịn thấp so với mức trung bìnhcủa cả nước đã có những tác động khơng nhỏ vào q trình xây dựng chính sáchvà văn bản pháp luật phát triển đối với DTTS. Để các chính sách, pháp luật đivào cuộc sống thì bên cạnh các chính sách chung cần phải có các chính sáchphục vụ cho việc tun truyền, phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp với trìnhđộ dân trí của cộng đồng các DTTS. Trong đó, cần phải quan tâm phát huy vaitrị của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng. Cơngtác tun truyền, phổ biến các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cộngđồng các DTTS cần phải có cách tiếp cận riêng với từng nhóm cộng đồng dântộc do họ có trình độ dân trí khác nhau. Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày13/01/2017 về kế hoạch hành động thực hiện quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày10/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện cácmục tiêu phát triển thiên niên kỉ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mụctiêu phát triển bền vững sau năm 2025 về lĩnh vực giáo dục dân tộc; Kế hoạchsố 88/KH-UBND ngày 08/05/2017 thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày15/06/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộcthiểu số đến năm 2020 (trong đó có một số chỉ tiêu như: có ít nhất 25% trẻ emngười dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non và 75% trong độ tuổi mẫu giáođược chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỉ lệ học sinh dân tộcthiểu số đi học đúng tuổi cấp tiểu học là 99,98%, trung học cơ sở là 93%, trunghọc phổ thông là 95%, 50% người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung họcphổ thơng và tương đương, phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ học sinh người dân tộcthiểu số đi học đúng tuổi gần với mức bình quân của cả nước ở tất cả các cấphọc. Trên thực tế, số học sinh trong độ tuổi tiểu học đi học ổn định 100%, sốhọc sinh trung học cơ sở đạt mức gần 100%).

Những chính sách, kế hoạch trên có tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩycác cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ học sinh các độ tuổi đến trường, đến lớp.Việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ sở vật chất phục vụ dạyhọc cũng như trường lớp ở các cấp học, nhất là mầm non, tiểu học ngày càngđược kiên cố hóa đến từng điểm trường, ở các thơn bản giúp cho nhân dân hiểuvà tin tưởng vào các quyết sách hỗ trợ để học sinh đi học. Mặt khác, các vănbản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thể hiện sự thống nhất trong thực thichính sách giáo dục nói chung và thực thi chính sách hỗ trợ trong giáo dục đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

với học sinh dân tộc thiểu số nói riêng nhằm đạt được các chỉ tiêu phát triển bềnvững trong lĩnh vực giáo dục dân tộc như kế hoạch đã đề ra.

<b>b)Tác động của các yếu tố văn hóa</b>

Tác động của yếu tố phong tục, tập quán, luật tục

Các đặc điểm xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán cũng như các yếu tố đặcđiểm tự nhiên, lịch sử và kinh tế từng vùng, từng dân tộc có tác động lớn trongviệc xây dựng chính sách. Để các chính sách có thể đi vào đời sống thực tế thìviệc xây dựng chính sách dân tộc và các chương trình dự án phát triển vùngDTTS cần phải được xem xét, tính tới các yếu tố, đặc điểm văn hóa như mộtđiều kiện để bảo đảm cho tính phù hợp của chính sách.

Trong một cộng đồng xã hội mà cấp độ và quy mô hẹp như ở các vùngDTTS miền núi nước ta, với nhiều yếu tố biệt lập thì tính liên kết nội tại và sựkhác biệt với cái chung của xã hội càng lớn. Vì vậy, mỗi chính sách can thiệpphải phù hợp với thực tiễn đời sống và tình cảm, tâm lý người dân và cộngđồng, định hướng và chuyển hóa từng bước những yếu tố văn hóa đó trong từngbối cảnh cụ thể. Tính phù hợp thể hiện ở việc phát huy được những tinh hoa vănhóa truyền thống, vượt qua được rào cản của các hủ tục, hướng đến cuộc sốngmới văn minh, hiện đại, phát triển nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dântộc mình.

Sự thay đổi và tiếp biến văn hóa

Hiện nay, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ cùngnhững biến động về môi trường, dịch bệnh đã tạo ra sự thay đổi hết sức quantrọng trong đời sống của các quốc gia, trong đó có các DTTS. Q trình tồncầu hóa làm thay đổi quan niệm, ý thức của người dân. Nguy cơ bị mai một cácgiá trị văn hóa quan trọng trong bản sắc văn hóa và di sản văn hóa có thể diễnra. Đồng thời, q trình chuyển dịch dân cư, cư trú đan xen ngày càng trở nênphổ biến làm hình thành các cộng đồng dân cư hỗn hợp nhiều dân tộc. Nhữngbiến đổi về môi trường và dịch bệnh cũng dẫn đến những phương thức sống vàquan hệ xã hội mới. Thực tế này dẫn đến q trình hịa trộn, đan xen giữa các xuhướng trong giao thoa văn hóa, tiếp biến văn hóa, điều chỉnh và bảo lưu văn hóagiữa các tộc người. Bởi vì, một cộng đồng có số dân đơng hơn và kinh tế pháttriển hơn sẽ chiếm ưu thế trội, ảnh hưởng đến văn hóa các cộng đồng cịn lại. Sựhịa trộn đó tạo nên một bức tranh đa sắc màu. Chính sách dân tộc phải được xửlý làm sao để không làm mất đi những yếu tố chủ đạo đó là tính “thống nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

trong đa dạng”, được quy định bởi mối quan hệ giữa các dân tộc dựa trênngun tắc bình đẳng.

Bên cạnh đó, chính sách dân tộc phải củng cố được ý thức tự tin và tự tôndân tộc, mong muốn được bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa của dântộc mình. Vì vậy, chính sách phát triển các DTTS cần phải tạo điều kiện pháttriển đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa nói chungvà các di sản văn hóa tạo nên bản sắc của các DTTS nói riêng.

<b>1.4.Kết quả đạt được mà chính sách cơng đem lại</b>

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các vùng dân tộcthiểu số cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thơng quacác chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh yên tâmhọc tập. Bộ GD&ĐT đã tích cực sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy định chínhsách ưu tiên trong tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh,sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người đang học tập tại các cơ sở giáo dục. Mộtsố kết quả mà chính sách đem lại:

- Bộ GD&ĐT và UBND các tỉnh/thành phố thực hiện minh bạch, công khai, công bằng trong tuyển sinh hệ đại học, dự bị đại học, sau đại học hệ chính quy. Các cơ sở giáo dục đại học triển khai thực hiện nghiêm túc theo các quy định hiện hành về chính sách ưu tiên.

- Ở các địa phương, chính sách hỗ trợ đào tạo đã được quan tâm nhằm thúcđẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ. Một số bộ, ngành và địa phương đã xây dựng những tiêu chí tuyển dụng cán bộ cơng chức, viên chức hướng tới sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá giỏi người dân tộc thiểu số.

- Cùng với chính sách của bộ GD&ĐT và nỗ lực của địa phương, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú đã được quy hoạch, củng cố và phát triển. Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường thuận lợi. Cả nước hiện giờ đã có 315 trường dân tộc nội trú với tổng số 109.245 học sinh.

- Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hằng năm tăng rõ rệt.

<b>1.5. Đề xuất phương hướng, giải pháp</b>

Để chính sách đạt được hiệu quả cao, đồng thời khắc phục được những mặthạn chế cịn tồn tại thì cần đề xuất một số giải pháp để có thể phát triển tồndiện:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Tiếp tục củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dântộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời đầu tư bổ sung, nângcấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việctổ chức dạy và học.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường dân tộcnội trú, bán trú. Đảm bảo về đủ số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lí về cơcấu.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giữ vững thành quả phổ cậpgiáo dục tiểu học, xóa mù chữ, phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.

- Tăng cường quản lý và điều tra, tiếp tục rà sốt những khó khăn, vướngmắc để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời; vừa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện tại các địa phương; vừa nỗ lực đẩy mạnhcông tác thông tin, tuyên truyền và báo cáo nghiêm túc theo quy định.

- Thực hiện rà sốt các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo vùng dântộc thiểu số. Từ đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chínhsách nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

<b>2. Sự tham gia của các chủ thể vào quá trình thực hiện </b>

<b>2.1. Xác định chủ thể tham gia vào q trình chính sách cơng:</b>

- Các sở ban ngành, Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo- Địa phương, phường xã, tỉnh, thành phố ủng hộ qun góp lên vùng xa- Cơng dân

- Khảo sát, trợ cấp kinh phí xây dựng lại cơ sở vật chất cho các học sinh ởvùng dân tộc thiểu số.

- Kêu gọi các đội giáo viên đi tình nguyện cơng tác trên vùng dân tộc thiểusố

</div>

×