Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

tiểu luận truyền thông giáo dục sức khỏe và y đức lập bản kế hoạch truyền thông gdsk về bảo vệ chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ em trên địa bàn quận đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 30 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MÔN HỌC : TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ Y ĐỨC </b>

Đề tài: Lập bản kế hoạch truyền thơng GDSK về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng

<b>ở trẻ em trên địa bàn quận Đống Đa. </b>

<i> Giáo viên hướng dẫn: Mạc Đăng Tuấn </i>

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diệu Anh – MSV: 22100337 Bùi Đào Minh Tú – MSV: 22100376 Phạm Linh Chi – MSV :22100340 Lê Hoàng Thùy Dung MSV: 22100341 – Lưu Ngọc Huyền – MSV: 22100356

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... </b><small>3</small>

<b>CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN TRUYỀN THÔNG ... </b><small>5</small>

<b>CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẦN TRUYỀN THÔNG ... </b><small>6</small>

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CHO CHƯƠNG <b>TRÌNH TRUYỀN THƠNG ... </b><small>8</small>

1. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH ... <small>8</small>

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ... <small>8</small>

2.1. Khái niệm mục tiêu TT – GDSK ... <small>8</small>

2.2. Xác định mục tiêu ... <small>9</small>

2.3. Tầm quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu. ... <small>11</small>

<b>CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG CẦN TT- GDSK ... </b><small>12</small>

3.2. Yếu tố nội sinh ... <small>13</small>

3.3. Yếu tố ngoại sinh ... <small>14</small>

2.2. Phương pháp gián tiếp ...<small>18</small>

2. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ... <small>18</small>

<b>CHƯƠNG 6: THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN, TÀI LIỆU TT- GDSK ... </b><small>20</small>

1. MỤC ĐÍCH THỬ NGHIỆM ... <small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2. TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM ... <small>20</small>

2.1. Nguyên tắc tiến hành thử nghiệm ... <small>20</small>

2.2. Các bước tiến hành thử nghiệm ... <small>21</small>

CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ KẾ HOẠCH CHƯƠNG <b>- TRÌNH TUYÊN TRUYỀN VỀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG ... </b><small>23</small>

3.3. Kế hoạch chi tiết ... <small>24</small>

<b>CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE . </b><small>28</small>1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ... <small>29</small>

<b>PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ... </b><small>35</small>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... </b><small>36</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Y Dược, ĐHQGHN đã đưa bộ môn Truyền thông giáo dục sức khỏe và Y đức vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo giảng viên bộ môn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua. Với chúng em, đây là mơn học có tính thực tế cao, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Trong thời gian học tập, chúng em đã học được rất nhiều, đó khơng chỉ dừng lại ở kiến thức chun mơn mà cịn là những bài học kinh nghiệm quý giá từ những thầy cô giảng dạy bộ mơn. Đó chắc chắn sẽ là những hành trang vững chắc cho chúng em sau này. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em khơng tránh được những thiếu sót. Chúng em mong các thầy cơ có thể xem xét và góp ý để nhóm chúng em có thể hồn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

CTV/TNV Cộng tác viên/ Tình nguyện viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN TRUYỀN THÔNG </b>

Thực trạng sâu răng sớm trên thế giới và tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Mahajabeen R (2006) cho kết quả trẻ 3 tuổi bị sâu răng sữa là 42,6% DMFT là 2,31; trẻ 4 tuổi có tỷ lệ sâu - răng là 50,7% - DMFT là 2,56; trẻ 5 tuổi có tỷ lệ sâu răng là 60,9% DMFT là 2,69. Ở Việt - Nam, Trương Mạnh Dũng (2010) cho tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 4 – 8 tuổi là 81,6% - DMFT là 4,7. Vũ Mạnh Tuấn (2014) cho tỷ lệ sâu răng sữa sớm ở trẻ 3 tuổi là 79,7% - DMFT là 7,06. Kết quả này cho thấy do chưa đủ nhận thức về tầm quan trọng của răng miệng nên trẻ em chưa biết chăm sóc đúng cách, thậm chí có những trẻ khơng thực hiện chăm sóc răng miệng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là do các bậc phụ huynh vẫn còn xem nhẹ việc vệ sinh răng miệng từ nhỏ dẫn tới thường không hướng dẫn trẻ bảo vệ răng miệng đúng cách. Với các bậc làm cha mẹ, nụ cười của con luôn là niềm hạnh phúc quý giá nhất. Thế nhưng, chính họ lại quan tâm chưa đúng đến sức khỏe răng miệng của con trẻ, hoặc có nhiều quan điểm sai lệch dẫn đến những hậu quả khơn lường. Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát triển lệch lạc các cấu trúc của răng hàm, sự định hình về khớp cắn, cũng như sự phát triển của bộ răng vĩnh viễn sau này, việc điều trị sâu răng trên lâm sàng cho trẻ em ở độ tuổi này rất khó khăn và tốn kém. Tình trạng răng miệng ở trẻ nhỏ đã trở thành nỗi lo chung của xã hội, của các chuyên gia nha khoa đầu ngành – những người hiểu biết rõ nhất về vấn đề răng miệng cũng như tầm quan trọng của răng hàm mặt đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Theo như khảo sát nguồn lực làm công tác truyền thơng của quận Đống Đa, Hà Nội thì nơi đây có đủ về nhân lực, tài chính và trang thiết bị,.. Vì vậy nhóm chúng em đã lựa chọn đây là địa điểm để tiến hành truyền thông về việc bảo vệ và chăm sóc răng miệng ở trẻ em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẦN TRUYỀN THÔNG </b>

Với nguồn lực chủ yếu là các giảng viên, sinh viên, tình nguyện viên thuộc chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt, nên chúng ta sẽ tập trung vào các vấn đề răng miệng để đảm bảo tính chun mơn cho hoạt động truyền thơng. Bên cạnh đó, có rất nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng cần được TT – GDSK cho cộng đồng và phổ biến nhất hiện nay trên cả quận là: bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ; bệnh nha chu; viêm tủy răng; răng mọc lệch;....

Chính vì tồn tại nhiều vấn đề cùng một lúc nên chúng ta cần chọn ra một vấn đề thiết yếu và quan trọng nhất dựa vào một số tiêu chuẩn xem xét thực tế để cho điểm từng tiêu chuẩn. Từ cơ sở đã nêu trên chúng ta có bảng dựa trên sự đánh giá của người dân cả quận để nhận xét mức độ cấp thiết của từng vấn đề với thang điểm từ 0 – 3 như sau:

Các tiêu chuẩn để xét ưu tiên

Chọn các vấn đề về sức khỏe Bệnh răng

miệng ở trẻ em

Bệnh viêm nha chu

Viêm tủy răng

Răng mọc lệch 1. Mức độ phổ biến

của vấn đề

2. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề

3. Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày

4. Đã có kỹ thuật, phương tiện giải quyết

5. Được cộng đồng quan tâm đặc biệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

6. Kinh phí chấp nhận được

<i>Bảng 2.1: Đánh giá các vấn đề về sức khỏe răng miệng </i>

<i> Chú ý: Từ tiêu chuẩn 1 đến 3, vấn đề nào diễn biến xấu thì điểm càng cao và ngược lại. Các tiêu chuẩn cịn lại, diễn biến càng tốt thì điểm càng cai và ngược lại. </i>

Sau khi thực hiện bảng đánh giá trên, dựa vào tổng điểm từng vấn đề thì có thể thấy bệnh răng miệng ở trẻ em đang được quan tâm và có mức độ cấp thiết lớn nhất. Vì vậy, đây là vấn đề cần được ưu tiên TT – GDSK.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CHO

<b>CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THƠNG </b>

<b>1. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH </b>

Ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi (lứa tuổi học sinh tiểu học) bắt đầu diễn ra sự thay thế dần bộ răng sữa và răng vĩnh viễn. Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước thì đây là giai đoạn mà trẻ rất nhạy cảm với sâu răng. Chính vì lý do đó mà ở độ tuổi này nếu khơng được chăm sóc răng đúng cách thì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến răng vĩnh viễn là điều khó tránh khỏi. Như vậy, sâu răng ở trẻ em đặc biệt là lứa tuổi tiểu học là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Đây là lứa tuổi cần được trang bị những kiến thức về sức khỏe răng miệng từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Việc này sẽ giúp hạn chế bệnh sâu răng ở trẻ nói riêng và góp phần trong phịng bệnh sâu răng ở cộng đồng nói chung.

Khác với người lớn, trẻ em nhất là lứa tuổi học sinh tiểu học thường chỉ tư duy bằng những hình ảnh cụ thể. Do đó, GDSK cho trẻ em nên thiên về cụ thể hơn trừu tượng và thiên về hoạt động hơn lý thuyết. Đồng thời, đây là lứa tuổi thích được vui chơi, hoạt động vì thế trong hoạt động GDSK cho trẻ em, trị chơi đóng vai trị rất quan trọng.

Như vậy, những học sinh tiểu học chính là đối tượng cần được ưu tiên trong hoạt động truyền thông này.

Không chỉ vậy, cha mẹ và thầy cô cũng là những người giám sát hằng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng. Cùng với đó việc đã trưởng thành và có nhận thức tốt nên việc truyền thơng đến đối tượng này cũng dễ dàng hơn, có thể thơng qua những bài báo, tin tức và những phương pháp dạy con đúng cách.

<b>2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU </b>

<b>2.1. Khái niệm mục tiêu TT – GDSK </b>

Mục tiêu giáo dục sức khỏe là những mong đợi về thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe cụ thể ở đối tượng được giáo dục sức khỏe (đối tượng đích) trong một giai đoạn thời gian nhất định, trong đó mục tiêu thay đổi hành vi là quan trọng nhất. Những thay đổi hành vi sẽ dẫn đến những thay đổi về tình hình sức khỏe và bệnh tật của đối tượng được giáo dục sức khỏe.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>2.2. Xác định mục tiêu </b>

<i>2.2.1. Mục tiêu chung </i>

Các cụ đã có câu “Cái răng cái tóc là vóc con người” và đúng như vậy bộ răng và khoang miệng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn cũng như sức khỏe , đồng thời nó cũng liên quan đến vẻ đẹp của con người. Đặc biệt, với trẻ trong độ tuổi 6 – 12, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng lại càng phải được quan tâm. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe vệ sinh răng miệng cho các em học sinh ở độ tuổi này cần xác định rõ mục tiêu và vai trò trong việc phòng chống các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ.

Về cơ bản, hàm răng có một số chức năng chính như sau: tiêu hóa, phát âm, thẩm mỹ, kích thích sự phát triển, duy trì cấu trúc của xương hàm. Hàm răng chịu trách nhiệm duy trì chức năng cắn, xé, nhai nghiền thức ăn trong suốt quãng thời gian nó xuất hiện trong khoang miệng. Răng giữ cho vị trí môi và má được đúng chỗ, giữ cho nụ cười sáng, phát âm rõ ràng. Vì vậy, nếu hư hỏng, mất một hoặc nhiều răng thì chức năng nhai, phát âm rõ ràng và tính thẩm mỹ cũng bị suy giảm tương ứng.

Từ 6 – 12 tuổi là giai đoạn trẻ em dâng hoàn thiện bộ răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc dâng thay thế răng sữa cho trẻ được 6 tuổi và kết thúc với răng số 7 mọc lúc 12 tuổi. Do sự tồn tại song song giữa các răng sữa và răng vĩnh viễn nên việc chăm sóc răng miệng vơ cùng cần thiết. Khi trẻ ăn dễ bị dắt thức ăn vào răng làm răng dễ bị sâu và viêm quanh răng về sau. Một số bệnh thường gặp ở trẻ em như: sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu,... Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cho trẻ tránh viêm nhiễm khi rụng răng sữa. Đồng thời, thói quen này góp phần hạn chế các bệnh răng miệng ngay từ đầu cũng như giữ cho bộ răng vĩnh viễn được khỏe mạnh về lâu dài.

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học sẽ giúp các em nhận biết và phòng tránh các bệnh răng miệng thường gặp, đặc biệt là sâu răng. Từ đó, hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để giữ gìn sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung.

<i>2.2.2. Mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu </i>

Mục tiêu 1: Phổ cập những kiến thức cơ bản về bệnh sâu răng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

● 100% học sinh thực hành đánh răng tại trường trong buổi TT – GDSK.

● 80 – 100% các em học sinh có thể tuyên truyền, giúp đỡ những người xung quanh về việc giữ gìn răng miệng.

Mục tiêu 4: Tăng cường xã hội hóa các hoạt động TT – GDSK răng miệng và sự tham gia của cộng đồng.

Mục tiêu 5: Nâng cao độ nhận diện của các sản phẩm và quảng bá thương hiệu nhà tài trợ. - Chỉ tiêu:

● Chương trình hỗ trợ tăng độ nhận diện của sản phẩm, quảng bá thương hiệu của các nhãn hàng, công ty, nhà tài trợ thông qua hoạt động tặng quà.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

quyết vấn đề sức khỏe trọng của cá nhân và cộng đồng. Hiện nay có rất nhiều phương tiện truyền thơng hữu hiệu, giúp các cá nhân có thể nhanh chóng tiếp cận được và tự châu rồi cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực sức khỏe, tiêu biểu là các loại phương tiện sau

1) Phương tiện bằng lời nói: Lời nói trực tiếp, loa đài, tivi,... Là công cụ được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong TT – GDSK, có thể truyền tải nội dung GDSK một cách linh hoạt, phù hợp ở mọi chỗ và với mọi đối tượng.

2) Phương tiện bằng chữ viết: Báo chí, sách chuyên đề, sách giáo khoa, tờ rơi, tạp chí, khẩu hiệu, biểu ngữ,... Có thể truyền tải thơng tin rộng rãi cho nhiều người, được sử dụng lại nhiều lần và có thể chuyển từ người này qua người khác và phụ thuộc vào trình độ văn hóa của đối tượng.

3) Phương tiện tác động thông qua thị giác: Các tranh ảnh, pano, áp phích, bảng quảng cáo, mơ hình, triển lãm, tiêu bản,... Là cơng cụ minh họa các nội dung TT – GDSK giúp đối tượng dễ cảm nhận, nhớ lâu và hình dung vấn đề một cách dễ dàng.

4) Phương tiện nghe nhìn: Phim ảnh, vơ tuyến truyền hình, video, kịch, múa rối,..Là phương tiện phối hợp các phương tiện bên trên, tác động đến cả thị giác và thính giác, gây hứng thú sâu sắc và sự tham gia của nhiều người. Tuy nhiên, chúng gây tốn nhiều kinh phí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 6: THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN, TÀI LIỆU TT- GDSK </b>

<b>1. MỤC ĐÍCH THỬ NGHIỆM </b>

Thử nghiệm các phương pháp, phương tiện là một bước quan trọng không thể thiếu trong việc lập kế hoạch và quản lý truyền thông và giáo dục sức khỏe. Đây là bước cần thiết để quyết định trước khi sản xuất hàng loạt các phương tiện, tài liệu để đưa vào sử dụng trong các chương trình TT GDSK nhằm mục đích: -

- Giúp điều chỉnh các thông điệp được chuyển tới đối tượng một cách phù hợp: thử nghiệm trước nhằm xác định phản ứng của đối tượng với tài liệu, phương tiện TT GDSK về cả -hình thức, nội dung và phương pháp truyền thơng trên thực tế. Trong quá trình thử nghiệm sẽ phát hiện ra những khác biệt giữa ý tưởng mong muốn về thông điệp giáo dục sức khỏe mà cán bộ sản xuất, sử dụng các phương tiện tài liệu giáo dục sức khỏe mong muốn chuyển đến đối tượng và thông điệp thực sự mà đối tượng đã tiếp nhận. Căn cứ vào đó hồn chỉnh tài liệu, phương pháp trước khi xuất bản và áp dụng.

- Nhằm đảm bảo chất lượng các tài liệu, phương tiện TT-GDSK. Nhờ thử nghiệm, ta có thể xác định được các các tài liệu phương pháp có đáp ứng được những tiêu chuẩn của một phương tiện truyền thông tốt hay không? Phương tiện chỉ được áp dụng khi đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn đồng thời có hiệu quả đối với đối tượng cần truyền thông.

- Mang lại hiệu quả kinh tế: khi in ấn và phân phối các tài liệu mà khơng có hiệu quả dẫn tới việc lãng phí thời gian, nguồn nhân lực và vật lực.

Có thể thấy thử nghiệm trước các tài liệu, phương tiện TT GDSK có ảnh hưởng lớn tới các bước tiếp theo và hiệu quả của toàn bộ kế hoạch, chương trình truyền thơng. Do đó, việc thử nghiệm này cần được thực hiện một cách bài bản và nghiêm túc.

<b>-2. TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM 2.1. Nguyên tắc tiến hành thử nghiệm </b>

Để đạt được hiệu quả truyền thông, mọi tài liệu, phương tiện TT GDSK đều cần phải được thử nghiệm, từ đó, xác định rõ thơng điệp cần truyền tải, đối tượng đích là ai, ở đâu. Các tài liệu, phương pháp được sử dụng cần thử nghiệm lý và sửa đổi để phù hợp với các nhóm đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

-tượng khác nhau. Đồng thời, cũng cần giải thích rõ mục tiêu thử nghiệm để đạt được sự cộng tác và ủng hộ từ các đối tượng để giảm bớt sự sai lệch thông tin.

Các câu hỏi đặt ra trong quá trình thử nghiệm phải bao quát được các khía cạnh của tài liệu, phương tiện giáo dục sức khỏe để thu thập được các thơng tin nhận xét tồn diện. Người TT-GDSK cần đặt ra các câu hỏi mở cũng như cần lấy được lý do của câu trả lời từ người được phỏng vấn.

<b>2.2. Các bước tiến hành thử nghiệm </b>

Bước 1: Chọn lựa đối tượng thử nghiệm đại diện cho đối tượng đích (cụ thể: mỗi lớp cử ra 5 học sinh đại diện, giáo viên chủ nhiệm các lớp và ban giám hiệu nhà trường)

Bước 2: Phát tài liệu nội dung buổi tuyên truyền, đồng thời chạy thử một lượt chương trình đến các đối tượng thử nghiệm.

Bước 3: Sau khi kết thúc buổi thử nghiệm phát phiếu khảo sát đến cho các đối tượng, nhờ họ trả lời một số câu hỏi liên quan đến buổi truyền thông giáo dục sức khỏe như:-

+ Tài liệu có dễ hiểu khơng?

+ Có đầy đủ thơng tin cần thiết đã được nói đến trong buổi truyền thơng hay khơng? + Tài liệu có gây được lịng tin và mang lại cảm giác cần thiết cho đối tượng đích hay khơng?

+ Những poster, áp phích, tranh ảnh có hấp dẫn khơng? Có dễ hiểu khơng?

+ Bạn có học/tiếp thu được điều gì qua các poster, áp phích, tranh ảnh khơng? Nếu có thì đó là gì?

Bước 4: Phân tích kết quả

Ban tổ chức sau khi tiến hành thực nghiệm cần họp lại với nhau cùng đặt ra và trả lời cho các câu hỏi sau để đánh giá phân tích kết quả:

+ Đối tượng có hiểu được tài liệu khơng? Nếu đối tượng trả lời là họ hiểu được tài liệu tức là các thông tin, thông điệp phù hợp với khả năng nhận thức của các em học sinh Tiểu học. + Mục tiêu của sử dụng tài liệu có đạt được khơng?

+ Các em học sinh có cho là tài liệu có ích và cần thiết trong q trình chăm sóc sức khỏe

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

răng miệng của bản thân và mọi người xung quanh khơng?

+ Tài liệu, phương tiện có hấp dẫn các em học sinh khơng? Học sinh có thích tài liệu khơng? Vì sao thích?

+ Có những nội dung, hình thức nào làm các em khơng thích hoặc gây phản cảm, khó chịu với các em học sinh?

+ Các thầy/cơ giáo có những nhận xét đóng góp gì về các tài liệu, phương tiện được sử dụng?

Bước 5: Đưa ra kết luận

Sau khi trả lời các câu hỏi thì tiến hành phân tích đánh giá kết quả của mọi người: + Nếu cho kết quả tập trung nghĩa là thử nghiệm đã thu được kết quả tốt. Căn cứ vào cơ sở đó mà có thể tiến hành in ấn, sản xuất hàng loạt tài liệu. Tuy nhiên, nếu có góp ý về các nhược điểm cần chỉnh sửa thì cần phải tiến hành sửa chữa, bổ sung sao cho đạt hiệu quả cao nhất

+ Nếu cho kết quả phân tán, đặc biệt về phần nội dung tài liệu thì phải ngay lập tức xem xét lại vì điều đó có nghĩa tài liệu chưa đạt được mục đích sử dụng, phải xem xét một cách cẩn trọng, nghiêm túc tiến hành sửa đổi và sau khi sửa đổi cần phải tiến hành thử nghiệm thêm lần nữa một cách chặt chẽ hơn. Nếu sau khi sửa đổi mà đối tượng thử nghiệm vẫn hiểu chưa rõ ràng, khơng thích, thì phải xem xét tính đến phải thay đổi tồn bộ, biên soạn lại bộ tài liệu khác sao cho thích hợp hơn.

</div>

×