Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn “giăng sáng” của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.95 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i>Nguyễn Tuân có nói: “Mỗi nhà văn là một anh phu chữ”, để đáp lại Nam Cao đã có quanđiểm “Sống đã rồi hãy viết”. </i>Chung quy lại, nhà văn là một người nghệ sĩ lao động hếtsức công phu, ngôn từ của tác phẩm cũng lấy từ đời sống nhưng đã được nâng cấp lêntrình độ nghệ thuật. Chính vì thế người ta gọi ngơn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn

<i>từ nghệ thuật, điều này được chứng minh rất rõ ràng trong truyện ngắn “Giăng sáng” của</i>

nhà văn Nam Cao.

Ngôn từ trong một tác phẩm trước hết phải có tính hình tượng, ngơn ngữ phải cókhả năng tái hiện lại những hiện tượng của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động thôngqua những từ ngữ gợi cảm, gợi hình, gợi thanh. Ngơn từ có tính hình tượng chính là ngơntừ giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc đến âm thanh và cả nhạc điệu… gây ấn tượng mạnhmẽ, tác động sâu sắc đến tâm trí, suy nghĩ của người đọc. Người đọc dễ dàng tưởng

<i>tượng hình ảnh bốn cái ghế mây của Điền chỉ qua các câu văn: “cái thì xộc xệch, cái thìbốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn khơng tróc ra cả như da thằng hủi”.</i>

Ngồi ra, bên cạnh việc tưởng tượng những sự vật qua lời miêu tả của tác giả, ta cịn cóthể cảm nhận được khung cảnh chật chội, thậm chí là hình dung được cái mùi ám ảnh

<i>trên chiếc xe lửa: “… tránh được cái nạn ngồi lên đùi người khác và để người khác ngồilên đùi mình. Và ngửi mùi mồ hôi với mùi phân lợn của những toa tàu hạng tư…Nhưng…”, ngay chính cách miêu tả đầy chân thật đó, những người chưa từng đi xe lửa</i>

vào thời điểm đó cũng có thể biết được cảm giác trên xe, thậm chí những người đã từngtrải qua sẽ cảm thấy như chính mình một lần nữa đang trực tiếp trải nghiệm cảm giáckinh khủng đó. Hay cả đó là hình ảnh những người nơng dân thơ lỗ ngồi trên cái ghế mây

<i>của nhà Điền: “đặt cái mơng đít to bành bạch như cái vại lên mặt ghế khiến mấy sợi mâylún xuống, rồi co cả hai chân bẩn thỉu lên, ngả cái lưng to như lưng trâu tựa vào vànhghế, khiến cái vành ghế phai oải hẳn về đằng sau”, rõ ràng tư thế của những người khách</i>

và sự biến dạng của chiếc ghế mây đã hiện rõ trong đầu người đọc lúc bấy giờ. Nhìnchung, ngơn ngữ có tính hình tượng phải hợp lý, tránh gị bó, ép đặt, nó là kết quả của sựquan sát tinh tế, nhạy bén bằng vốn sống phong phú cùng trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

luyện của nhà văn. Nam Cao đã sử dụng rất chính xác ngơn từ trong từng câu văn để gởilên hình ảnh chiếc ghế mây với hiện trạng chẳng mấy đẹp đẽ, hình ảnh chuyến xe lửađơng đúc người chen nhau chiếm những chỗ ngồi hay lúc gợi lên cái mùi kinh sợ gây ámảnh trên xe lửa với nào là mùi mồ hôi rồi thêm cả phân lợn. Tất cả rất thật, rất gần gũi vớicuộc sống người dân giai đoạn đó.

Ngơn ngữ trong tác phẩm cũng khơng thể nào thiếu được tính biểu cảm bởi vănhọc có chức năng giáo dục, tác động đến cuộc sống con người bằng con đường tình cảm,thơng qua việc tác động tình cảm mà văn học hướng dẫn nhận thức rồi thôi thúc tới hành

<i>động con người. Ở chi tiết miêu tả vẻ đẹp của trăng vào đêm đó: “Giăng là cái liềm vànggiữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuốngtrần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn”<small>, </small></i>qua nhiều câu miêu tảđầy xúc cảm như vậy có thể chỉ để cho người đọc hình dung được vẻ đẹp của ánh trăng

<i>đêm đó, nhưng qua mỗi từ biểu cảm: “trăng, ơi trăng!” người đọc liền có thể thấu được</i>

tâm trạng phấn khích của Điền trong đêm trăng đó. Trong truyện, lúc đứa con gái của

<i>Điền vừa khóc vừa xin mẹ: “Con lạy bu! Con cay lắm! Con lạy bu! Cay mồm…” thì đó</i>

khơng chỉ là nỗi đau mà một đứa trẻ đang bị bệnh phải chịu vì phải uống thứ thuốc báchbệnh của con nhà nghèo, hay đó khơng phải chỉ là nỗi đau bởi tiếng phét đen đét vào lưngcon bé mà trong lời nói đó cịn chứa biết bao sự cảm thơng, thương xót của nhà văn vàthậm chí là của người đọc. Tính biểu cảm của ngôn ngữ là khả năng thể hiện cảm xúc củađối tượng được miêu tả, nó tác động tới cảm xúc của người đọc, làm cho người đọc phảinảy sinh thái độ, tâm trạng như chính tác giả đã cảm nhận. Từ chính tính biểu cảm củangơn từ trong tác phẩm văn học có thể khẳng định nhà văn và độc giả là những đồng sángtạo nên tác phẩm.

<i>Ngôn ngữ trong “Giăng sáng” cùng với sự tồn tại của ngơn ngữ nhân vật cịn có</i>

ngơn ngữ của người kể chuyện. Cả hai đóng vai trị tổ chức, chỉ đạo tồn bộ ngơn ngữtồn truyện ngắn, là phương tiện để bộc lộ chủ đề và tư tưởng truyện, đồng thời nó cịntác động đến thái độ của người đọc hay đó cịn là sự tác động đến đối tượng đang đượcmiêu tả trong tác phẩm. Cùng với ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của người kể chuyệncả hai đã dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện. Ấy là lúc Điền đang mãi say sưanghĩ đến hình ảnh những cơ gái non mới có nhân tình sẽ đọc văn của Điền, sẽ yêu Điền,gửi cho Điền những bức thư, nhưng rồi xen vào trong lời nói của người kể ấy chính là lờicủa vợ Điền và đứa con của anh. Từ lời đối thoại giữa hai người trong việc đứa con gáilớn bị đau bụng đã kéo Điền về với thực tại, chấp nhận cảnh sống hiện thực. Dù là ngônngữ nhân vật hay ngôn ngữ người kể chuyện thì đều thực hiện nhiệm vụ kết cấu tácphẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tác phẩm trước hết là nghệ thuật sử dụng từ ngữ.Đó có thể là thực từ có ý nghĩa cụ thể, chỉ sự vật, trạng thái, tính chất của hiện thực bao

<i>gồm các danh từ, động từ, tính từ, trạng từ đến cả số từ, đại từ như: “trăng, huyền ảo, áolụa, xanh, yêu kiều, đàn bà,…” Hoặc đó là những hư từ có ý nghĩa ngữ pháp, để liên kếtcác bộ phận trong câu như: “và, những, nếu, chỉ gồm, có thể, của,…” “Giăng sáng” của</i>

Nam Cao sẽ không làm sống dậy một cuộc sống nơi thôn quê, giản dị nhưng túng quẩn

<i>của tầng lớp bình dân nếu không dùng những từ ngữ địa phương như: “gạn, bu, mồm,quăng, thúng,…”. Nhà văn Tơ Hồi đã nhận xét: “Mỗi chữ đều soi bóng hồn cảnh, tìnhhình xã hội lúc chữ ấy ra đời. Người viết văn không thể ngồi bóp óc suy nghĩ cách traudồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho ngòi bút”.</i>

<i>Vốn từ ngữ trong “Giăng sáng” cũng được Nam cao làm giàu có thêm nhờ các</i>

biện pháp khai thác ngữ nghĩa. Đó là cách sử dụng phương thức chuyển nghĩa để dùng sựvật, hiện tượng này để chỉ sự vật, hiện tượng khác có mỗi quan hệ ý nghĩa tương tự nhauhay đối lập nhau. So sánh là hình thức miêu tả làm tăng sự tương đồng của hai hiện tượng

<i>khác biệt nhờ hiện tượng này sẽ hình dung được hiện tượng kia, chẳng hạn như “Giănglà cái liềm vàng giữa đồng sao. Giăng là đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời” hay“Trên kia, giăng nhởn nhơ như một cơ gái vừa mới có nhân hình...” Ẩn dụ cũng là so</i>

sánh, nhưng sự so sánh này là so sánh ngầm bên trong bởi nó chỉ tồn tại một vế bị so

<i>sánh, còn người đọc tự nhận ra vế so sánh. “Giá ông xoay được, thì ơng trả phắt Điềnchục bạc, cho đẹp mặt cả đôi bên. Nhưng ông không xoay được”, rõ ràng trong câu trêntừ “xoay” được nhà văn dùng theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ,“xoay” khơng cịn là một hành động di chuyển vòng vòng của con người mà nó được</i>

dùng với nghĩa chỉ việc trang trải kiếm tiền trả cho Điền. Khác với ẩn dụ, hoán dụ lấy sựvật này thay thế bằng một cái khác có sự gần gũi về mặt quan hệ nhầm nhấn mạnh ý cầnthể hiện hoặc lấy cái bộ phận thay thế cho tồn<i> thể: “Gió nhẹ nhàng đặt trên lá nhữngbước chân vũ nữ”, “Có lẽ Điền ước ao có một mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn,một bàn tay ve vuốt”. Đấy là lúc Nam Cao sử dụng phương thức hốn dụ nhầm nhấn</i>

mạnh hình ảnh người con gái mà Điền ao ước lúc nhận ra cái đời tình cảm thiếu thốn củamình.

Phương thức thêm nghĩa cũng có thể đề cập đến như điệp ngữ, điệp cấu trúc. Điệpngữ là sự lặp lại liên tục những từ ngữ giống nhau và điệp cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh

<i>ý cần biểu thị như: “Thị nhịn ăn để chồng ăn. Thị nhịn mặt để chồng mặc” hay “Vợ Điềnkhổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ, chính Điền cũng khổ”. Bên cạnh đó, Nam Cao cịnkhéo léo sử dụng phản ngữ, tức là cách vận dụng các từ đối lập về ý nghĩa nhằm nêu bậcnên nội dung nhiều mặt của đối tượng: “Cái học thức của Điền tuy chẳng giúp Điền kiếm</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Điền nhiều lắm” đây có thể là cách nói ngược ý</i>

trong lịng và ý ngoài lời mỉa mai.

Sự song hành của số lượng âm tiết tạo nên trong từng câu, làm câu văn trở nên

<i>nhịp nhàng, giàu cảm xúc như: “Thị đánh con lớn, chửi con nhỏ, quăng cái chổi, đá cáithúng và cào nhào trống không”. Việc sử dụng thanh điệu như thanh trắc trong việc miêutả: “Điền rất yêu giăng”. Thanh trắc trong từ “rất” diễn tả thái độ dứt khốt, nhanh,mạnh của Điền với tình u trăng. Ngồi ra trong “Giăng sáng” ta còn bắt gặp hiệntượng đối thanh: “Lời phải đẹp. Ý phải thanh cao”. Dựa vào âm sắc của phụ âm vànguyên âm để tạo ra từ láy giàu giá trị biểu hiện, chẳng hạn lúc miêu tả giăng: “giăng</i>

<i><b>nhởn nhơ như một cơ gái non vừa mới có nhân tình”, hay lúc miêu tả đam mê của Điềnnhư “Điền nao nức muốn trở nên một văn sĩ. Điền nguyện sẽ cam chịu tất cả nhữngthiếu thốn, đọa đày mà văn nhân nước mình phải cam chịu”.</b></i>

Có hai kiểu câu chính mà Nam Cao sử dụng trong truyện làm cho ngôn từ giàu sắcthái biểu cảm và miêu tả chính xác đối tượng. Câu đơn được biến hóa thành câu ngắn như

<i>câu thiếu chủ ngữ: “Tối nay lại có giăng”, “Ra sự rằng mình dỗi”. Cịn câu phức thườngcó nhiều mệnh đề như “Những đứa con lớn, đứa đi ở bế em, đứa đi ở chăn trâu, đứa đixin những cái hoa chuối, những nắm khoai đem đi những chợ xa bán để kiếm vài xu ăncho khỏi chết” đây cũng là những câu không dùng từ nối, phù hợp với phong cách khẩu</i>

ngữ. Đó cịn là những câu sóng đơi có các mệnh đề tồn tại song song với số lượng âm tiết

<i>bằng nhau và có ý nghĩa bổ sung cho nhau: “Thị đánh con lớn, chửi con nhỏ, quăng cáichổi, đá cái thung, càu nhàu trống không” hay “Thị nhịn ăn để chồng ăn. Thị nhịn mặccho chồng mặc”.</i>

<i>Một điều đặc biệt xuyên suốt trong truyện ngắn “Giăng sáng” của Nam Cao đó là</i>

sự hiện hữu của không gian và thời gian. Ngay từ nhan để tác phẩm nó đã gợi ra thời gianvật lí là ban đêm khơng gian thì thống đãn được ánh trăng chiếu sáng. Nhưng đã là mộttác phẩm văn học nghệ thuật thi nhan đề nó khơng thể đơn giản chỉ gợi ra không gian vàthời gian như thế. Đi sâu vào tác phẩm ta mới thấy, thời gian chính xác mà gợi ra là thờigian tâm lý, thời gian tư duy của nhân vật Điền. Bởi lẽ, Điền là một người tri thức đượcba mẹ cho ăn học nên anh cũng có những suy tư về cuộc đời, sự nghiệp văn chương củamình.

Bắt đầu câu chuyện là thời gian Điền nhớ về lúc xuất hiện bốn cái ghế mây, tiếptheo là khoảng thời gian Điền ở quê trong dòng hồi ức nhớ về quá khứ cha mẹ anh bán cảruộng vườn cho anh đi học. Rồi Điền lại có suy nghĩ đến cái mộng văn chương, đếnnhững cô gái sẽ làm vui lịng anh. Trong lúc đang đắm chìm trong mộng tưởng, anh bị

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đánh thức về thực bằng chính người vợ và đứa con của mình để rồi phải nhìn nhận vàchấp nhận hiện thực cuộc sống. Trong toàn bộ câu chuyện diễn biến thời gian điều là thờigian tư duy trong suy nghĩ của Điền, nó xuất hiện khơng đồng nhất mà nó hiện lên theomạch cảm xúc của nhân vật. Điền tư duy về con đường văn chương phải là tình cảm đầythơ mộng, nghệ thuật là ánh trăng xanh huyền ảo. Nhưng anh lại chọn cách nhìn nhận lạithực tại, nghệ thuật khơng nên nhìn ánh trăng lừa dối.

Khơng gian trong tác phẩm cũng khơng phải một khơng gian thống rộng nhưnhan đề mang đến, đến khi kết thúc truyện ta chợt nhận ra rằng, chính cái sự sáng củatrăng đã làm cho biết bao nhiêu người quằn quại, nứt nở, gây đau thương cho bao kiếpngười. Trăng càng sáng thì phơi bày bao nhiêu mặt tối tồn tại trong không gian, trong xãhội ấy. Điền đã khơng cịn mơ mộng bởi cái đẹp của không gian, không bao giờ sungsướng được khi trong đêm trăng tối ấy, đứa con của anh đang đau khổ, khóc thương, giađình anh vẫn cịn đói nghèo. Chính không gian ấy đã giết chết ước mơ lãng mạn trong óc

<i>Điền, “cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi”.</i>

Từ chính thời gian tư duy và khơng gian ấy đã làm cho chúng ta nhìn nhận sự thật,khơng thể cứ mãi trốn tránh. Nhà văn muốn khẳng định nghệ thuật khơng cần phải là ánhtrăng lừa dối, nó là những tiếng đau khổ thoát ra từ những số phận lầm than, nó khơng thểthốt li khỏi thực tại vì nó phải xuất phát từ thực tế và quay trở lại phục vụ thực tế đờisống con người. Nên Nam Cao đã để cho Điền ngồi viết trong những tiếng con khóc,tiếng vợ gắt gỏng và tiếng những người hàng xóm xung quanh.

<i>Ngơn từ trong “Giăng sáng” của Nam Cao đã gợi lên những hình dung về thế giới</i>

hữu hình lẫn vơ hình, vừa trừu tượng vừa cụ thể trong lịng người đọc. Chính ngơn từnghệ thuật dẫn dắt người đọc nhập tâm vào thế giới của Điền đang sống, mang đến cho tasự trải nghiệm, sự thương xót, đồng cảm và nhận thức được quan điểm, tưởng tượng của

<i>tác giả. Qua đó khẳng định ngơn từ của một tác phẩm “từ ngữ là hiệp sĩ trong đạo quânkhông thể thay thế được” (K.Varnalix) và “mỗi từ đều có khả năng phát động mộttrường liên tưởng rộng lớn” (V.V.Vinôgrađốp).</i>

</div>

×