Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 146 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ</b>

<b>QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG </b>

<b>KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH </b>

<b>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02/2024</b>

<b> LUẬN VĂN THẠC SĨTRẦN THỊ HUY HOÀNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN THỊ HUY HOÀNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN THỊ HUY HOÀNG </b>

<b>QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC </b>

<b>VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH </b>

<b> NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110 </b>

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ VĂN BẢY

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Tơi chịu hồn tồn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong Luận văn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh khơng liên đới trách nhiệm.

Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<i>Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2024</i>

Học viên

<b>Trần Thị Huy Hoàng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm và hỗ trợ tơi trong suốt q trình nghiên cứu Luận văn này.

Đặc biệt, tôi trân trọng biết ơn Thầy Tiến sĩ Lê Văn Bảy đã tận tâm hướng dẫn phương pháp và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn.

Tôi cũng chân thành cám ơn những đồng nghiệp, người thân và bạn bè đã hỗ trợ cung cấp tài liệu, thông tin, số liệu, văn bản cần thiết để tơi nghiên cứu, hồn thành Luận

<i><b>văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện </b></i>

<i><b>trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. </b></i>

<i>Tây Ninh, ngày 22 tháng 02 năm 2024 </i>

Học viên

<b> Trần Thị Huy Hồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>TĨM TẮT LUẬN VĂN </b>

Loại hình hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, nhất là các hoạt động dịch vụ văn hóa tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Tây Ninh nói riêng trong thời gian qua được quan tâm khuyến khích đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

Bên cạnh mặt tích cực, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cịn phát sinh, tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa; nhất là đối với một số loại hình kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn xã hội, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự xã hội như tổ chức biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ karaoke, trị chơi điện tử khơng kết nối mạng.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên và từ thực tiễn công tác của bản thân, tác

<i><b>giả quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các </b></i>

<i><b>ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” làm luận </b></i>

văn tốt nghiệp khóa Cao học Quản lý kinh tế. Tác giả đã sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá một cách khách quan, phù hợp và toàn diện đối với vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa và cơng tác QLNN đối với lĩnh vực này. Qua Luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp một số giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời, góp phần định hướng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh các ngành, nghề này hoạt động đảm bảo đúng quy định pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>THESIS SUMMARY </b>

Types of business activities in conditional industries and occupations in the cultural field, especially cultural service activities in Vietnam in general and in Tay Ninh province in particular, have recently received attention and encouraged investment. develop and create favorable conditions to meet the people's needs for living and cultural enjoyment and contribute to the local economic - cultural - social development.

Besides the positive aspects, recently in Tay Ninh province, some difficulties and obstacles have arisen in the process of state management of conditional business activities in the field. culture; Especially for some types of business sectors and professions with conditions that easily give rise to social evils, which can negatively affect security and social order such as organizing art performances and karaoke services. , an offline video game.

Stemming from the above reasons and from his own work practice, the author decided to choose the topic "State management of business activities of conditional industries and occupations in the field of local culture." Tay Ninh province" as a graduation thesis for the Master of Economic Management course. The author used a combination of several research methods to analyze and evaluate objectively, appropriately and comprehensively the research problem. On that basis, clarify the theoretical basis and analyze the current status of business activities in conditional industries and occupations in the field of culture and state management work in this field. Through this thesis, the author wishes to contribute some solutions to improve state management for business activities of conditional industries in the cultural field in Tay Ninh province; At the same time, it contributes to orienting organizations and individuals doing business in these industries and professions to ensure compliance with legal regulations.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>MỤC LỤC </b>

Trang tựa

Quyết định giao đề tài ... iii

Lý lịch khoa học ... x

Lời cam đoan ... xiii

Lời cảm ơn ... xiv

2 Các nghiên cứu trước liên quan ... 2

3 Mục tiêu nghiên cứu ... 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 6

5 Phương pháp nghiên cứu ... 6

6 Những đóng góp của Luận văn ... 7

7 Kết cấu của Luận văn ... 7

<b>PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA ... 8 </b>

1.1 Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu ... 8

1.1.1 Kinh doanh ... 8

1.1.2 Đầu tư kinh doanh ... 8

1.1.3 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ... 8

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

1.1.4 Tiêu chuẩn, quy chuẩn và điều kiện kinh doanh ... 9

1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 10

1.2.1 Đặc điểm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ... 10

1.2.2 Hình thức ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ... 10

1.2.3. Phân loại ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ... 11

1.2.4. Khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa ... 12

1.2.5 Phân loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 12

1.3 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 13

1.3.1. Đặc điểm QLNN đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 14

1.3.2. Vai trò QLNN đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 14

1.3.3. Phương pháp QLNN đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 15

1.3.4. Điều kiện kinh doanh là công cụ QLNN về kinh tế đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 16

1.3.5. Nội dung QLNN đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 16

1.4 Các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước ... 22

1.4.1 Nhân tố khách quan ... 22

1.4.2 Nhân tố chủ quan ... 23

1.5 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ... 24

1.5.1 Nghiên cứu kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh ... 24

1.5.2 Nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Tiền Giang ... 27

1.5.3 Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Tây Ninh ... 28

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC NGÀNH, NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH </b>

2.1 Khái quát tổng quan về địa bàn nghiên cứu ... 31

2.1.1 Khái quát về tỉnh Tây Ninh ... 31

2.1.2 Khái quát về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ... 33

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh ... 33

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh ... 37

2.3.1 Ban hành, tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật ... 38

2.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ... 46

2.3.3 Quản lý điều kiện kinh doanh ... 48

2.5.3 Nguyên nhân những vấn đề tồn tại ... 79

<b>Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH </b>3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ... 83

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội liên quan ... 83

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng QLNN ... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

3.2 Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN nước đối với hoạt động kinh doanh

các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ... 88

3.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách, pháp luật ... 88

3.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN ... 89

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điều kiện kinh doanh ... 90

3.2.4 Giải pháp về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm ... 91

3.3 Kiến nghị ... 92

3.3.1 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... 92

3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ... 93

<b>KẾT LUẬN ... 95 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 97 </b>

<b>PHỤ LỤC ... 103 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b> DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>DANH SÁCH CÁC HÌNH </b>

Hình 2.3: Kiểm tra điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke năm 2019 trên địa bàn huyện Tân Biên

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố văn hóa ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế, tác động tích cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa được triển khai rộng rãi, việc kinh doanh các ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa thuộc nhóm dịch vụ văn hóa (DVVH) được khuyến khích đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần vào cơng cuộc xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Tỉnh Tây Ninh ở vị trí cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Pênh của Vương quốc Campuchia và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với điều kiện đặc thù về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, thời gian gần đây, Tây Ninh được biết đến là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách với sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc gắn với Khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Bà Đen và Tòa Thánh Cao đài Tây Ninh.

Trong thời gian gần đây, ngành du lịch Tây Ninh đã bứt phá gặt hái được nhiều kết quả khả quan như: Năm 2022, khách tham quan du lịch đạt 4,5 triệu lượt, tăng 207% so với năm 2021; doanh thu du lịch đạt 1.465 tỷ đồng tăng 140,7% so với năm 2021; đặc biệt vào dịp Tết Nhâm Dần 2022, có những thời điểm, tỉnh Tây Ninh dẫn đầu du lịch cả nước về lượng khách đến du xuân.

Với mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2023 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Tây Ninh đã xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện nhiều giải pháp phát triển du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm du lịch và phát triển các dịch vụ phụ trợ hoạt động du lịch, trong đó có các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Tuy nhiên, với mặt trái của vấn đề hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc tác động mạnh đến việc xây dựng mơi trường văn hố, một số giá trị văn hóa truyền thống gia đình và xã hội bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, hướng ngoại làm cho các giá trị văn hóa bị xuống cấp; phát sinh hiện tượng sinh hoạt văn hoá thiếu lành mạnh, không phù hợp thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc; gây gia tăng các tệ nạn xã hội, mất an ninh, trật tự trên trên địa bàn tỉnh.

Trên thực tế, công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua có lúc, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu; cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơng tác QLNN, địi hỏi phải có những giải pháp quản lý hiệu quả hơn đối với các hoạt động kinh doanh này, nhất là một số loại hình kinh doanh ngành, nghề có điều kiện có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội như tổ chức biểu diễn nghệ thuật (BDNT), dịch vụ karaoke, trò chơi điện tử không kết nối mạng.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, từ thực tiễn công tác của bản thân trong

<i><b>ngành văn hóa, thể thao và du lịch, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước </b></i>

<i><b>đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế với </b></i>

mong muốn đóng góp các giải pháp QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ở địa phương; đồng thời, góp phần định hướng cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh các ngành nghề này phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, tuân thủ đúng quy định pháp luật; từng bước xây dựng nền văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần và động lực phát triển KTXH.

<b>2. Các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước </b>

Nghiên cứu của Divakara K. Varma (n.d) cho rằng điều kiện kinh doanh được xác định bởi một số yếu tố như chính trị, quy tắc, kinh tế và môi trường tự nhiên. Những điều kiện này được đánh giá trong bối cảnh của một quốc gia, khu vực hoặc tỉnh, thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

các yếu tố này. Các chính sách, luật và quy định của chính phủ ở cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Các loại thuế như thuế bất động sản, thuế thu nhập… và các loại phí cấp giấy phép, tất cả đều làm tăng thêm chi phí kinh doanh. Các yếu tố kinh tế và thị trường như: nhân khẩu học, lao động phù hợp, mức lương, sự sẵn có của vốn và nguyên vật liệu, giao thông vận tải, phương tiện truyền thông, nguồn năng lượng, và sự hiện diện hay vắng mặt của đối thủ cạnh tranh - ảnh hưởng đến sự thành công của một doanh nghiệp. Nói chung, các điều kiện kinh doanh thường liên quan đến địa điểm và lĩnh vực của doanh nghiệp đó hoạt động.

Nghiên cứu của Aruoba, Diebold & Scotti (2008) lại cho rằng các điều kiện kinh doanh tổng hợp có tầm quan trọng trong cộng đồng kinh doanh, tài chính và chính sách trên tồn thế giới và các nguồn lực khổng lồ được dành cho việc đánh giá tình trạng phát triển liên tục của nền kinh tế thực. Thông qua kết quả đánh giá, đo lường và dự đốn điều kiện kinh doanh khơng ngừng thay đổi của hàng nghìn tờ báo, bản tin, chương trình truyền hình và blog, chưa kể đội ngũ nhân viên trong các ngành sản xuất và dịch vụ.

Nghiên cứu của Stylianou (2016) cho rằng các nỗ lực quản lý văn hoá tức là sự chuyển đổi thành một tổ chức tri thức, phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng. Một trong số này là yếu tố thúc đẩy văn hóa tổ chức; nghiên cứu các yếu tố tổng hợp làm thế

<b>nào văn hóa được định hình trong mơi trường giáo dục. </b>

Trang SBA của Hoa Kỳ (2023) cho biết: hầu hết các doanh nghiệp nhỏ cần đề nghị cấp giấy phép hoạt động ở cả cấp trung ương và và cấp tỉnh. Các yêu cầu, lệ phí thay đổi tùy theo hoạt động kinh doanh, địa điểm và quy định của nhà nước. Doanh nghiệp cần phải có giấy phép của cấp trung ương nếu hoạt động kinh doanh thuộc danh sách lĩnh vực hoạt động kinh doanh được quản lý bởi cơ quan trung ương. Giấy phép do cấp tỉnh cấp phụ thuộc loại hình hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh doanh. Các tỉnh có xu hướng điều chỉnh phạm vi hoạt động rộng hơn so với cấp trung ương. Các quy định và yêu cầu của ngành thường khác nhau tùy theo của mỗi tỉnh, thành phố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>2.2. Các nghiên cứu trong nước </b>

Trong những năm gần đây, đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện nói chung và cơng tác QLNN đối với LVVH nói riêng đã có sự quan tâm của các nhà khoa học, những người làm công tác nghiên cứu lý luận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, đơn cử:

Nguyễn Thị Phương Quỳnh (2015) thông qua nghiên cứu thực trạng các dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Cửa Lò - Nghệ An đã cho rằng hệ thống pháp luật là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu đối với công tác quản lý các hoạt động kinh doanh các dịch vụ văn hóa nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý các dịch vụ văn hóa.

Đậu Anh Tuấn và các cộng sự (2017) thơng qua nghiên cứu, rà sốt, đánh giá về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (KDCĐK) nói chung và các ngành nghề KDCĐK thuộc lĩnh vực của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra một số kiến nghị về việc bãi bỏ hoặc sửa đổi một số điều kiện kinh doanh chưa phù hợp với thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu của Đặng Sỹ Phước (2018) về lĩnh vực kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự qua thực tiễn tại Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến năm 2018 đã cho thấy các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT hiện nay vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải có những giải pháp để hồn thiện pháp luật về ANTT, góp phần thúc đẩy đầu tư kinh doanh.

Nguyễn Minh Mẫn (2018) đã đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với loại hình hoạt động này tại địa phương trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa và cơng tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2023 đến 2017.

Nghiên cứu của Nguyễn Linh Chi (2021) đã đánh giá thực tiễn và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý ngành nghề đầu tư KDCĐK tại Việt Nam theo Luật Đầu tư (2020) và Luật Doanh nghiệp (2020).

Nghiên cứu của Thảo Nguyên (2023) cho rằng tại Việt Nam đang tồn tại nhiều điều kiện kinh doanh chung chung, thiếu rõ ràng gây khó cho cả cơ quan thực thi và

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

doanh nghiệp, nhà nước cần phải tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) cho doanh nghiệp.

Phạm Thanh Tùng (2022) đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN và tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh các ngành nghề này tại Thành phố Đà Nẵng được thuận lợi.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu nêu trên đã đánh giá tổng thể về công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành nghề KDCĐK; phạm vi nghiên cứu được tiếp cận từ nhiều góc độ, đề cập đến các khía cạnh khác nhau, đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành nghề KDCĐK tại một số địa phương trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay tác giả chưa thấy có cơng trình nghiên cứu nào về nội dung cơng tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Do đó, tác giả cho rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn, có thể vận dụng vào thực tế để góp phần hồn thiện hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời mang tính định hướng phát triển đối với loại hình kinh doanh dịch vụ này trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát </b>

Đánh giá, phân tích thực trạng QLNN là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

<b>3.2. Mục tiêu cụ thể </b>

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa.

- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành,

<b>nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh

- Về không gian: Địa bàn tỉnh Tây Ninh.

<b> - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu chủ yếu thu thập từ năm 2018 đến năm 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp luận: Tác giả sử dụng phương pháp logic để nghiên cứu, thu thập tài liệu qua đó hệ thống hóa những thơng tin liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên cơ sở các bài giảng, nghiên cứu khoa học, sách báo, tài liệu, internet, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) chuyên ngành có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa được trình bày tại Chương 1 của Luận văn.

- Phương pháp khảo sát, thu thập, thống kê, xử lý dữ liệu: tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, tập hợp các số liệu thứ cấp có liên quan để tìm ra bản chất, quy luật vận động khách quan vốn có của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn giải, phỏng vấn chuyên gia, phân tích, tổng hợp… nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Phương pháp đánh giá, phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thực hiện phương pháp phân tích vấn đề, sau đó tác giả đã tiến hành tổng hợp lại những điểm chung để đưa ra kết luận, đề xuất giải pháp QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tại Chương 3 của Luận văn.

Nhìn chung, tác giả đã sử dụng phối hợp chủ yếu là các phương pháp định tính để phân tích, đánh giá một cách khách quan, phù hợp và toàn diện đối với vấn đề nghiên cứu nhằm đáp ứng được các mục tiêu đề tài đã đặt ra.

<b>6. Những đóng góp của Luận văn </b>

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:

- Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ, phát triển lý thuyết về công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa.

- Về mặt thực tiễn: Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Qua đó, xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các nhóm giải pháp khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh và góp phần định hướng phát triển loại hình hoạt động kinh doanh này tuân thủ đúng quy định pháp luật.

<b>7. Kết cấu của Luận văn </b>

Ngoài phần mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu theo dạng 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa.

- Chương 2: Thực trạng QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Chương 1 </b>

<b> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN </b>

<b>TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA </b>

<b>1.1. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Kinh doanh </b>

<i>Theo Luật Doanh nghiệp (2020): “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. </i>

Như vậy, mục tiêu chính của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận được tạo ra khi số tiền nhận được (doanh thu) lớn hơn số tiền phải bỏ ra (chi phí) trong kinh doanh.

<b>1.1.2. Đầu tư kinh doanh </b>

<i>Theo Luật Đầu tư (2020): “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn nhất định trong hiện tại để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm kỳ vọng thu lại được một số tiền lớn hơn trong tương lai”. </i>

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển kinh doanh, Nhà đầu tư phải tuân

<i>thủ quy định pháp luật về chính sách đầu tư. Theo Luật Đầu tư (2020): “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.” </i>

<b>1.1.3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện </b>

Theo pháp luật Việt Nam, các ngành, nghề đầu tư kinh doanh về cơ bản được chia thành ba nhóm gồm: ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo Luật Đầu tư (2020):

<i>“Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. </i>

Như vậy, không phải tất cả ngành, nghề đầu tư kinh doanh đều phải có điều kiện; điều kiện đầu tư kinh doanh chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định; bảo đảm phù hợp với mục tiêu đáp ứng điều kiện theo luật định và phải bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

<i><b> 1.1.4. Tiêu chuẩn, quy chuẩn và điều kiện kinh doanh </b></i>

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2018) thì tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, được sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức (các tổ chức kinh tế hoặc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp) công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Trong đó, quy chuẩn quốc gia do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, có hiệu lực trong phạm vi cả nước; quy chuẩn địa phương do UBND cấp tỉnh ban hành, có hiệu lực trong phạm vi địa phương. Ví dụ, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2015/BGTVT) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành để quy định về các yêu cầu để kiểm tra chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường đối với xe ô tô.

Như vậy, một số điểm khác biệt lớn nhất giữa tiêu chuẩn, quy chuẩn và điều kiện kinh doanh chính là:

Tiêu chuẩn và quy chuẩn đều quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… Tuy nhiên, tiêu chuẩn do một tổ chức cơng bố, thực chất chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng; còn quy chuẩn được cơ quan nhà nước cấp Bộ hoặc UBND cấp tỉnh ban hành, đó là những quy định về

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng phải tuân thủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cơ quan có thẩm quyền quy định điều kiện kinh doanh được giới hạn trong phạm vi nhất định, chủ yếu do Quốc hội và Chính phủ quy định tại các văn bản Luật và nghị định; điều kiện kinh doanh là những điều kiện mà Nhà nước bắt buộc chủ thể đầu tư, kinh doanh một số ngành, nghề phải đáp ứng mới được phép tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

<b>1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

<b>1.2.1. Đặc điểm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện </b>

Điều kiện đầu tư kinh doanh chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc chủ thể kinh doanh phải đáp ứng thì mới được phép tiến hành hoạt động kinh doanh.

<i>Theo Luật Đầu tư (2020): “Điều kiện kinh doanh là điều kiện tổ chức, cá nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”. </i>

Theo Luật Đầu tư (2020), điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định tại các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND các cấp không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Điều kiện đầu tư kinh doanh về cơ bản gồm 6 quy định: về đối tượng và phạm vi; về hình thức; về nội dung; về hồ sơ, trình tự TTHC cần thực hiện (nếu có); về cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC; về thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận hoặc các loại văn bản chấp nhận khác (nếu có).

<b>1.2.2. Hình thức ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện </b>

Theo Luật Đầu tư (2020), điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo 5 hình thức như sau:

<i>Thứ nhất, điều kiện về giấy phép kinh doanh, đây là loại giấy tờ cơ quan nhà nước </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

kinh doanh trong một số lĩnh vực; cụ thể như giấy phép kinh doanh karoke, giấy phép kinh doanh vũ trường, giấy phép tổ chức BDNT.

<i>Thứ hai, điều kiện về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đây là điều kiện </i>

liên quan đến cơ sở vật chất, khi cơ sở kinh doanh đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật thì sẽ được cơ qua nhà nước có thẩm quyền cấp những loại giấy chứng nhận, có thể kể như giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an tồn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy (PCCC), giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT,…

<i>Thứ ba, điều kiện về chứng chỉ hành nghề, đây là điều kiện liên quan đến cá nhân </i>

con người. Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chun mơn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.

<i>Thứ tư, điều kiện về văn bản xác nhận như văn bản xác nhận vốn pháp định và </i>

văn bản chấp thuận khác (nếu có).

<i> Thứ năm, các yêu cầu khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tự đáp ứng để </i>

thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần thiết phải được cơ quan QLNN có thẩm quyền xác nhận.

<b>1.2.3. Phân loại ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện </b>

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thường được phân loại theo lĩnh vực. Theo Luật Đầu tư (2014) quy định danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm có 243 ngành, nghề thuộc 15 lĩnh vực: an ninh, quốc phòng; tài chính; lao động, thương binh và xã hội; xây dựng; giáo dục và đào tạo; y tế; VHTTDL; ngân hàng; tư pháp; công thương; giao thông vận tải; thông tin và truyền thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; khoa học và công nghệ; tài nguyên và môi trường.

Luật Đầu tư (2020) đã bãi bỏ nhiều ngành, nghề không cần thiết phải quy định điều kiện đầu tư kinh doanh; đồng thời bổ sung thêm một số ngành, nghề mới nhằm thực hiện nhất quán quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong những ngành, nghề mà pháp luật khơng cấm. Theo đó, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hiện nay gồm có 227 ngành, nghề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cịn có thể được phân loại căn cứ theo mức độ can thiệp của Nhà nước đến các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng mới được phép đầu tư kinh doanh, bao gồm:

<i>Thứ nhất, nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cần phải được sự </i>

chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được thể hiện qua các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, văn bản xác nhận hoặc các văn bản chấp thuận khác theo quy định.

<i>Thứ hai, nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khơng cần phải được </i>

sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tự đáp ứng và duy trì các điều kiện đầu tư kinh doanh; cơ quan QLNN sẽ kiểm tra, kiểm sốt điều kiện kinh doanh thơng qua hình thức hậu kiểm trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

<b>1.2.4. Loại hình hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa </b>

Kinh doanh dịch vụ văn hóa là những hoạt động cung cấp các dịch vụ văn hóa bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống văn hóa của dân cư.

Theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa công cộng bao gồm: lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; triển lãm văn hóa, nghệ thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu; hoạt động vũ trường, karaoke, trị chơi điện tử, các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và các hình

<i>thức vui chơi giải trí khác (Chính phủ, 2009). </i>

<b>1.2.5. Phân loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

Việc loại hình nào được xếp vào nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa được Nhà nước quy định hoặc điều chỉnh bổ sung tăng hay giảm phù hợp theo yêu cầu phát triển của xã hội theo từng giai đoạn nhằm vừa đảm bảo mục tiêu đáp ứng các điều kiện cần thiết vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

<b>1.2.5.1. Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Luật Đầu tư (2014) quy định có 14 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa.

Theo Luật Đầu tư (2020), số lượng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa được điều chỉnh hoặc cắt giảm 03 ngành, nghề; hiện còn 11 ngành, nghề thuộc các lĩnh vực điện ảnh, di sản văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, nghệ thuật biểu diễn, văn hóa cơ sở.

<b>1.2.4.2. Phân loại theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào việc đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh </b>

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa chủ yếu là các ngành, nghề liên quan hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa cơng cộng. Trong đó, loại hình DVVH công cộng theo phạm vi nghiên cứu của Luận văn này được xếp vào nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm: tổ chức BDNT; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; trò chơi điện tử không kết nối mạng. Các ngành, nghề này được phân loại theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào việc đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh như sau:

<i>Thứ nhất, nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cần phải được sự </i>

chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm có:

Ngành, nghề tổ chức BDNT: loại hình này cần đáp ứng các điều kiện về tổ chức BDNT; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thể hiện qua Giấy phép hoặc văn bản chấp thuận tổ chức.

Ngành, nghề kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường: loại hình này cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thể hiện qua Giấy phép Giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc vũ trường.

<i>Thứ hai, nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khơng cần phải được </i>

sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có thể kể đó là loại hình kinh doanh trị chơi điện tử khơng kết nối mạng. Đối với loại hình kinh doanh này, nhà đầu tư, kinh doanh phải tự đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh, công tác QLNN được thực hiện chủ yếu thơng qua hình thức hậu kiểm.

<b>1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>Theo Phan Huy Đường và Phan Anh (2017): “Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý do Nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối... để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.” </i>

Như vậy, có thể hiểu QLNN đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa là sự quản lý bằng quyền lực nhà nước theo ý chí nhà nước để định hướng điều hành, chi phối hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành, nghề này để đạt được mục tiêu phát triển KTXH và văn hóa trong những giai đoạn nhất định.

<b>1.3.1. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của loại hình hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện địi hỏi QLNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước để tổ chức và điều hành các hoạt động của chủ thể kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa ln diễn ra phức tạp và đa dạng địi hỏi nhà nước phải quản lý bằng pháp luật đối với từng ngành, nghề cụ thể thông qua hệ thống VBQPPL. Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, không thể thiếu để nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện nói chung và trong lĩnh vực văn hóa nói riêng.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa được pháp luật quy định tại Luật Đầu tư. Điều kiện đầu tư kinh doanh cụ thể đối với từng ngành, nghề được quy định tại các Nghị định do Chính phủ ban hành.

Xuất phát từ tính đa dạng, phức tạp của hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa địi hỏi Nhà nước phải có một bộ máy quản lý tinh gọn, khoa học, hiệu quả và một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh để tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với loại hình hoạt động này.

<b>1.3.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư và phát triển kinh doanh; định hướng, hướng dẫn sự vận động, phát triển của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển KTXH được nhà nước đề ra cho mỗi giai đoạn cụ thể.

Kiểm tra, kiểm sốt và xử lý các vi phạm trong q trình hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, bảo vệ ANTT, an toàn xã hội và lợi ích của nhân dân.

<b> Như vậy, QLNN đối với hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có </b>

điều kiện có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa có vai trị định hướng, hỗ trợ và điều tiết hoạt động cho sự phát triển của các ngành, nghề này, được thực hiện gián tiếp qua các cơng cụ chính sách kinh tế vĩ mơ, cơng cụ pháp luật; hình thành mơi trường hoạt động cho chủ thể kinh doanh mà chủ yếu là về môi trường pháp lý; kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN.

<b>1.3.3. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

<i>Theo Phan Huy Đường và Phan Anh (2017): “Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là là tổng thể những cách thức tác động đến quá trình kinh tế - xã hội nhằm đạt được các mục tiêu do Nhà nước đặt ra.” </i>

Theo đó, hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa nói riêng chịu sự tác động mang tính quyền lực của Nhà nước theo các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, cụ thể:

Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định dứt khốt có tính bắt buộc lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của quản lý kinh tế trong những tình huống nhất định. Phương pháp này được thực hiện chủ yếu qua hệ thống công cụ pháp luật, chính sách của Nhà nước; địi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn, khuyến khích đến đối tượng quản lý để họ tự giác, chủ động thực hiện theo mục tiêu của Nhà nước; bao gồm các phương pháp như miễn, giảm thuế để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích như y tế, giáo dục, thể thao và ngược lại; về tài chính, tín dụng như hỗ trợ vay vốn hoặc giảm lãi suất ngân hàng…

Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người thuộc đối tượng quản lý nhằm hướng tới việc nâng cao tính tự giác, tự nguyện chấp hành của họ; được Nhà nước sử dụng chủ yếu qua nội dung thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật.

<b>1.3.4. Điều kiện kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

<i>Theo Phan Huy Đường và Phan Anh (2017) cho rằng: “Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu là toàn bộ các phương tiện mà nhà nước sử dụng theo những phương thức nhất định nhằm định hướng, khuyến khích và phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới các mục tiêu đã đề ra.” </i>

Để quản lý nền kinh tế, Nhà nước cần sử dụng một hệ thống công cụ chủ yếu như: đường lối, chiến lược phát triển kinh tế; hệ thống pháp luật; kế hoạch hóa; các chính sách kinh tế và nhóm các công cụ vật chất như tiền lương, tiền thưởng, giá cả, trợ giá...

Như vậy, điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa chính là một trong những cơng cụ QLNN mang tính chất bắt buộc thuộc nhóm hệ thống pháp luật nhằm xác lập trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực này nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

<b>1.3.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa </b>

<b>1.3.5.1. Xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật </b>

Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện VBQPPL là nội dung quan trọng nhất trong hoạt động QLNN đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

</div>

×