Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

MỨC ĐỘ BỎNG DO NHIỆT CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.71 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỨC ĐỘ BỎNG DO NHIỆT CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>

<b>Trần Thị Thùy Dung<small>1</small>, Phạm Lê An<small>1</small>, Nguyễn Thị Phương Lan<small>1</small>, Diane Ernst<small>2</small></b>

<b>TÓM TẮT<small>18</small></b>

<small>Bỏng nhiệt ở trẻ em là một vấn đề dịch tễ lớn trên toàn cầu dẫn đến bệnh tật và tử vong đáng kể cho trẻ. Ngoài ra, bỏng nhiệt ở trẻ em còn gây ra đau đớn, các biến chứng lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Hiện tại, các nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh về bỏng nhiệt ở trẻ em cịn hạn chế, do đó, việc quan tâm đến bỏng nhiệt ở trẻ em là một vấn đề cấp thiết và mang tính cộng đồng. </small>

<b><small>Mục tiêu. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác </small></b>

<small>định mức độ bỏng của trẻ bỏng do nhiệt và các yếu tố liên quan. </small>

<b><small>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. </small></b>

<small>Một nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được thực hiện trên 130 người chăm sóc trẻ em bị bỏng nhiệt tại hai bệnh viện Nhi đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.Các biến nhân khẩu học phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả. Kiểm định Chi bình phương, Logistic đơn biến, đa biến được thực hiện cho các thống kê phân tích. </small>

<b><small>Kết quả. Trong 130 trường hợp trẻ bị bỏng </small></b>

<small>được khảo sát, bé trai chiếm 59,2%. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi chiếm đa số (61,5%). Tác nhân gây bỏng chủ yếu là nước sôi 73,8%. Trẻ bị bỏng ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm 87,7%, </small>

<i><small>1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam </small></i>

<i><small>Faculty Emeritiv, Đại học Regis, Mỹ. </small></i>

<small>Chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Thùy Dung Email: </small>

<small>Ngày nhận bài: 7.5.2022 </small>

<small>Ngày phản biện khoa học: 7.6.2022 </small>

<small>mức độ nặng 12,3%. Ngoài ra, mối liên hệ độc lập có ý nghĩa thống kê giữa tác nhân gây bỏng, nơi cư trú và tình trạng cơng việc hiện tại của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ với mức độ bỏng của trẻ cũng được tìm thấy (p < 0,05). </small>

<b><small>Kết luận. Bỏng ở trẻ gây ra những ảnh </small></b>

<small>hưởng, biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Nguyên nhân gây bỏng nhiệt hàng đầu cho trẻ là nước sôi. Cần phát triển hơn nữa các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng về tác nhân gây bỏng, các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bỏng cho trẻ cho người chăm sóc trẻ để hạn chế các tổn thương nặng nề cho trẻ. </small>

<i><b><small>Từ khóa. Bỏng nhiệt ở trẻ em, mức độ bỏng </small></b></i>

<b><small>nhiệt của trẻ. </small></b>

<b>SUMMARY </b>

<b>THERMAL BURN SEVERITY AMONG CHILDREN IN HO CHI MINH CITY </b>

<b>AND RELATED FACTORS </b>

<small>Thermal burns in children are a major global epidemiological issue resulting in significant morbidity and mortality. In addition, children who sustain thermal burns experience pain, long-term complications, and severe psychological effects. Current research on thermal burns in children in Ho Chi Minh City is limited; therefore, heat burns in children are an urgent and public concern. </small>

<b><small>Objective. Determine the severity burn and </small></b>

<small>related factors in thermal burn children. </small>

<b><small>Methods. A descriptive cross-sectional study </small></b>

<small>was conducted from November 2020 to August 2021 on 130 caregivers of children with thermal </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>burns at two Children's hospitals in Ho Chi Minh City. Descriptive statistics were undertaken to summarise the demographic and outcome measures. Bivariate statistical testing (i.e. T-test or Chi-square) and a logistic regression model </small>

<b><small>were applied for analytical procedures. </small></b>

<b><small>Results. In a survey of 130 cases of children </small></b>

<small>with burns, boys accounted for 59.2%. Children aged 12 months to 5 years constituted the majority of the 65 percent population. The majority of burns are caused by boiling water (73.8%). Children with mild and moderate burns accounted for 87.7 percent, while those with severe burns accounted for 12.3 per cent. In addition, a statistically significant independent association was found between the cause of the burn, the place of residence, and the current employment status of the child's primary caregiver and first aid provider and the severity </small>

<b><small>of the burn (p <0.05). </small></b>

<b><small>Conclusion. Burns in children have serious </small></b>

<small>consequences and complications. Boiling water is the leading cause of thermal burns in children. More public health education programs should be developed on the causative agents of burns and the risk factors that can lead to burns in children </small>

<b><small>in order to protect children from severe harm. </small></b>

<i><b><small>Keywords. Thermal burns in children, the </small></b></i>

<b><small>severity burn in children. </small></b>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Bỏng là một loại tai nạn nghiêm trọng gây ra những hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân. Bỏng nhiệt ở trẻ em, đặc biệt là bỏng do nước sôi ngày càng phổ biến và bỏng nhiệt là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong cho trẻ<sup>(1,2)</sup>. Bỏng ở trẻ em được ghi nhận trên toàn cầu, kể cả những nước phát triển. Thống kê cho thấy trẻ bị bỏng dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ 50%<sup>(3)</sup>. Hầu hết trẻ bị bỏng tại nhà do thiếu sự giám sát của người lớn.

Trên thế giới, tỷ lệ trẻ bị bỏng tử vong do bỏng năm 2017 ở 103 quốc gia là 2,5/100,000 trẻ<sup>(4)</sup>. Tại Việt Nam, thống kê của Viện Bỏng quốc gia cho thấy, trong 100 nạn nhân bị bỏng phải nhập viện thì có khoảng 2/3 là trẻ em, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 72,13%<sup>(5)</sup>. Theo tác giả Nguyễn Văn Hùng (2015)<small>(6)</small> bỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu, thường gặp ở trẻ em < 5 tuổi (65,7%), xuất hiện vào mùa hè (tháng 6- 8). Nguyên nhân gây bỏng bao gồm: nhiệt ướt (83%); điện (8,7%); nhiệt khơ (6,1%) và hóa chất (2,2%). Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Tú (2019)<sup>(7)</sup>cho thấy tỷ lệ trẻ bỏng nặng 29,5%, bỏng trung bình 29,5% và bỏng nhẹ 16,4%. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Tâm (2018)<sup>(8)</sup> tỷ lệ trẻ bỏng độ II là 81,7%, bỏng độ IV 0,6%. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ bị bỏng nhiệt ở mức độ trung bình và nặng chiếm tỷ lệ khá cao và bỏng độ II chiếm đa số.

Một số yếu tố liên quan đến bỏng ở trẻ em đã được các nghiên cứu chỉ ra như: điều kiện kinh tế, kiến thức của người chăm sóc trẻ, nơi cư trú, tình trạng hơn nhân của người chăm sóc trẻ (bố mẹ)<small>(3,6)</small>. Trong đó, trẻ có người chăm sóc có kinh tế khơng đủ chi tiêu, người chăm sóc hạn chế kiến thức về sơ cứu bỏng nhiệt, chỉ có ba hoặc mẹ chăm sóc, cư trú ở các tỉnh khác có nguy cơ bỏng cao hơn so với trẻ có người chăm sóc có kinh tế đủ chi tiêu, có kiến thức sơ cứu bỏng, có cả ba và mẹ chăm sóc, nhiệt và sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cũng chỉ ra tính cấp thiết trong việc sơ cứu, phòng ngừa tai nạn bỏng nhiệt ở trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá mức độ bỏng do nhiệt của trẻ và các yếu tố liên quan đến bỏng nhiệt trẻ em gần đây tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là tại Tp.Hồ Chí Minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i>- Khảo sát mức độ bỏng do nhiệt của trẻ. - Xác định các yếu tố liên quan đến mức độ bỏng nhiệt của trẻ. </i>

<b>II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>

Khảo sát người chăm sóc và sơ cứu trẻ bị bỏng nhiệt được thực hiện tại Khoa Bỏng của hai bệnh viện Nhi đồng TP.HCM từ tháng 11

<b>năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. </b>

<b>Thiết kế nghiên cứu </b>

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

<b>Cỡ mẫu nghiên cứu </b>

Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính theo cơng thức tỷ lệ, dựa trên các thông số sau: mức ý nghĩa 95%, tỷ lệ ước tính (p = 0,32), độ chính xác mong muốn (d = 8%). Theo công thức, cỡ mẫu của nghiên cứu là 130.

<b>Đối tượng nghiên cứu: 130 trẻ bị bỏng </b>

do nhiệt và người chăm sóc sơ cứu ban đầu cho trẻ.

<i><b>Tiêu chí chọn vào </b></i>

Đối với trẻ bị bỏng: các trẻ bị bỏng do tác nhân là nhiệt được chọn vào nghiên cứu.

Đối với người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ: vừa là người chăm sóc, vừa là người sơ cứu khi trẻ bị bỏng nhiệt. Hiểu và trả lời các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Việt. Đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được

giải thích mục đích của nghiên cứu. Tuổi từ 18 tuổi trở lên.

<i><b>Tiêu chí loại ra </b></i>

Đối với trẻ bị bỏng: trẻ bị bỏng do các nguyên nhân khác, không phải do nhiệt, như bỏng do điện, bỏng do hóa chất, bỏng do tia lửa điện…

Đối với người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ: có vấn đề tâm thần.

<b> Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu </b>

thuận tiện

<b>Công cụ thu thập dữ liệu </b>

Bộ công cụ sử dụng cho nghiên cứu được xây dựng dựa trên Hướng dẫn thực hành sơ cứu lâm sàng của Hiệp hội bỏng Anh (2018)<sup>(9)</sup>, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Tú (2019)<small>(7)</small> và nghiên cứu của tác giả Hoàng Kim Yến Thi (2015)<sup>(10)</sup>. Bộ công cụ gồm 89 câu, chia thành 4 phần.

Phần A (15 câu) là thông tin của trẻ bị bỏng do nhiệt bao gồm: giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, nguyên nhân gây ra bỏng, hoàn cảnh trẻ bị bỏng, nơi trẻ bị bỏng, diện tích, phân độ bỏng, thời gian từ lúc trẻ bị bỏng đến khi trẻ nhập viện.Trong đó, mức độ bỏng được ghi nhận bởi bác sĩ điều trị/ dựa vào thông tin hồ sơ tại thời điểm nhập viện của trẻ. Mức độ bỏng được xác định theo hướng dẫn của Hiệp hội chăm sóc vết thương Canada (2018)<small>(11)</small>, dựa trên độ bỏng và diện tích bỏng với 3 mức độ

Mức độ trung bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Phần B (17 câu) là thông tin của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu gồm: các đặc điểm về nhân chủng học, xã hội, các quyết định liên quan đến việc sơ cứu cho trẻ, nguồn thông tin mà họ tìm hiểu về cách sơ cứu trẻ bị bỏng.

Phần C (21 câu) gồm các câu hỏi liên quan thực hành sơ cứu ban đầu cho trẻ bỏng nhiệt của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu. Mỗi câu hỏi có 2 lựa chọn là “Có” và “ Khơng”. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai tính 0 điểm, tổng điểm dao động từ 0 điểm đến 21 điểm. Điểm càng cao mức độ thực hành sơ cứu bỏng của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu càng tốt.

Phần D (36 câu) gồm các câu hỏi liên quan kiến thức sơ cứu ban đầu cho trẻ bỏng nhiệt của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu. Mỗi câu hỏi có 3 lựa chọn là “Đồng ý”, “Không đồng ý”, và “ Không biết”. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai tính 0 điểm, tổng điểm dao động từ 0 điểm đến 36 điểm. Điểm càng cao mức độ kiến thức sơ cứu bỏng của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu càng tốt.

Bộ công cụ trước khi đưa vào thực hiện nghiên cứu chính, đã được 11 chuyên gia gồm các bác sĩ và điều dưỡng làm việc tại các khoa Bỏng- Tạo hình Nhi, Hồi sức cấp cứu Nhi có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm đánh giá tính giá trị về mặt nội dung. Các câu hỏi phần kiến thức và phần thực hành có giá trị về mặt nội dung nằm trong khoảng từ 0,93- 0,95. Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trên 30 đối tượng tham gia nghiên cứu cho thấy bộ câu hỏi có tính thống nhất cao (Cronbach alpha 0,729- 0,892) và tương quan biến tổng của các biến

từ 0,3 trở lên. Kết quả trên cho thấy các bộ câu hỏi có độ tin cậy nội bộ cao, phù hợp để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

<b>Phương pháp phân tích dữ liệu Các biến số chính </b>

Các biến về thông tin nền của trẻ bị bỏng do nhiệt: tuổi, giới, dân tộc, nơi cư trú, trẻ đang sống với ai, hoàn cảnh xảy ra bỏng, nơi bị bỏng, nguyên nhân bỏng, tình trạng vết bỏng khi nhập viện, diện tích bỏng, độ bỏng, vị trí bỏng, thời gian từ lúc bỏng đến khi nhập viện.

Các biến về thông tin nền của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu (NCSVSCBĐ) cho trẻ bị bỏng do nhiệt: tuổi, giới, tơn giáo, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, tình trạng cơng việc hiện tại, điều kiện kinh tế, mối quan hệ với trẻ bị bỏng, đưa ra quyết định sơ cứu, thời gian từ lúc bỏng đến khi sơ cứu, cơ sở y tế tiếp nhận đầu tiên, đã từng sơ cứu bỏng trước đó hay khơng, tìm hiểu kiến thức sơ cứu bỏng, nguồn tìm hiểu kiến thức.

Mức độ bỏng của trẻ: là biến danh định, gồm 3 giá trị: nhẹ, trung bình, nặng. Mức độ bỏng được xác định dựa trên độ bỏng và diện tích bỏng.

Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả: tần số, phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn để mô tả các đặc điểm của trẻ bị bỏng, người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ, thực hành sơ cứu bỏng nhiệt và kiến thức sơ cứu bỏng nhiệt của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ. Thống kê phân tích: phép kiểm Chi- bình phương hoặc phép kiểm Fisher exact để xác định 2 tỷ lệ. Phép kiểm hồi quy logistic đơn biến hoặc đa biến để xác định mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

xã hội của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ với kiến thức và thực hành của người chăm sóc sơ cứu ban đầu cho trẻ bị bỏng

<b>nhiệt. Tính tỉ số chênh (OR) với khoảng tin </b>

cậy 95% (KTC 95%). Giá trị p < 0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê.

<b>Đạo đức nghiên cứu </b>

Nghiên cứu được sự chấp thuận về mặt đạo đức của Hội đồng Đạo đức Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phê duyệt đạo đức số: 769 / HĐĐĐ-ĐHYD), Hội đồng Đạo đức Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Bản phê duyệt đạo đức số: 239 / GCN- BVNĐ1) và Hội đồng Đạo đức Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Bản phê duyệt đạo đức số: 1520 / BVNĐ2-

<b>CĐT). </b>

<b>III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

Tổng cộng 130 trẻ bỏng do nhiệt và người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ đã tham gia nghiên cứu.

<b>Đặc điểm nhân khẩu học của trẻ bị bỏng do nhiệt </b>

Trong 130 trẻ bị bỏng do nhiệt được khảo sát, có 61,5% trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi, 59,2% là bé trai. Đa số tai nạn bỏng xảy ra tại nhà 90%, khi trẻ đang chơi (80,8%), với nguyên nhân chủ yếu là do bỏng nước sôi (73,8%). Đa số trẻ có mức độ bỏng từ nhẹ đến trung bình (87,7%), diện tích bỏng dưới 10% chiếm 56,9%, tỷ lệ bỏng độ II là 80%. Có 90% trẻ được đưa đến cơ sở y tế trong vòng 6 giờ sau tai nạn bỏng. Các vị trí bỏng thường gặp là: ngực (44,6%), bụng (37,7%), tay (43,8%), chân (41,5%) (Bảng 1)

<i><b>Bảng 1. Đặc điểm của trẻ bị bỏng do nhiệt (n= 130) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Mức độ bỏng của trẻ bỏng do nhiệt và các yếu tố liên quan </b>

Dựa theo tiêu chí phân loại mức độ bỏng của Hiệp hội quản lý vết thương Canada <sup>(11)</sup>, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ trẻ bị bỏng nhiệt nhẹ - trung bình là 87,7%, bỏng nặng 12,3%. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố được xác

định là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa nhóm có mức độ bỏng nhẹ đến trung bình, và nhóm có mức độ bỏng nặng bao gồm: nguyên nhân gây ra bỏng, tình trạng vết bỏng khi nhập viện, nơi cư trú, tình trạng cơng việc hiện tại, mối quan hệ của người chăm sóc với trẻ bị bỏng và tìm hiểu kiến thức sơ cứu bỏng trước đó (Bảng 2).

<i><b>Bảng 2- Kết quả phân tích đơn biến </b></i>

<b>Nhẹ-Trung bình N(%) </b>

<b>Nặng N(%) </b>

(8,3) <sub>0,032 </sub><small>a</small>

Tình trạng vết bỏng khi nhập viện

Tình trạng cơng việc hiện tại

Các yếu tố này này được đưa vào phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định mối liên quan với mức độ bỏng của trẻ. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy nguyên nhân bỏng, nơi cư trú, tình trạng cơng việc hiện tại có ý nghĩa thống kê độc lập với mức độ bỏng của trẻ em (Bảng 3)

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>Bảng 3- Mức độ bỏng của trẻ bỏng do nhiệt và các yếu tố liên quan </b></i>

<b>Nhẹ-Trung bình N(%) </b>

<b>Nặng N(%) </b>

việc hiện tại

môi trường xung quanh<small>(16)</small>. So với bé gái, các bé trai hiếu động hơn, nghịch ngợm hơn nên sẽ có nguy cơ bị bỏng cao hơn so với bé gái. Chính vì vậy, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn bỏng ở trẻ hay gặp ở trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, các phản ứng an tồn ít được phối hợp hơn, vì vậy người chăm sóc trẻ của chúng cần có kiến thức can thiệp để giảm nguy cơ bỏng cho trẻ.

Nhóm các trẻ bị bỏng do nhiệt ở tỉnh thành phố khác chiếm tỉ lệ cao 56,9% so với thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 43,1%. Tai nạn bỏng nhiệt ở trẻ xảy ra ở các tỉnh, thành phố khác chiếm tỉ lệ cao có thể do sự đơ thị hố ngày càng tăng, các tiện nghi hiện đại xuất hiện nhiều như bếp gas, ấm đun nước siêu tốc, bình thủy điện, nồi nấu lẩu…. nhưng người dân thì vẫn chưa có đầy đủ kỹ năng để xử trí sơ cứu ban đầu và phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ. Đa số trẻ bị bỏng tại nhà 90% và trẻ bị bỏng khi đang chơi 80,8%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Công Tâm (2018)<sup>(8)</sup>, Nguyễn Thị Như Tú (2019)<small>(7)</small>, Min Park

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

(2018)<sup>(15)</sup>, Fatima Naumeri (2019)<sup>(17)</sup>, Joon. Điều này cho thấy nguy cơ trẻ bị bỏng tại nhà là rất cao, sự quan tâm của người chăm sóc trẻ đóng vai trị quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ gây ra tai nạn bỏng cho trẻ.

Tác nhân gây bỏng chính cho trẻ em trong nghiên cứu này là nước sôi 73,8%, tiếp theo là do thức ăn nóng (cháo, soup…) 11,5%. Gộp chung 2 tỷ lệ này cho thấy tỷ lệ bỏng nhiệt ướt ở trẻ là 85,3%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Tâm (2018)<sup>(8)</sup> (79, 4%). Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tú Như (2019)<sup>(7)</sup> có tỷ lệ tác nhân gây bỏng là nhiệt ướt (85,2%) tương đương với tỷ lệ trong nghiên cứu. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ bị bỏng do nhiệt ướt (nước sơi và thức ăn nóng) tăng dần từ 2018 đến 2019 và 2021. So với nghiên cứu của tác giả Mehdi Ebrahimi (2016)<sup>(13)</sup> có 56, 9% tác nhân gây bỏng là do nhiệt ướt, thấp hơn tỷ lệ trong nghiên cứu. Sự khác biệt đó có thể là do tại Việt Nam, người dân vẫn chưa thực hiện việc phòng tránh tai nạn bỏng nhiệt cho trẻ hiệu quả và người chăm sóc trẻ chưa quản lý tốt các tác nhân gây bỏng nhiệt tại nhà. Ở Việt Nam, các gia đình vẫn thường chứa nước sơi trong phích, bình thủy hoặc ấm trà. Các dụng cụ này thường có thiết kế phần đế không vững, dễ bị đổ, do vậy có nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn người dân về cách phòng tránh bỏng nhiệt cho trẻ.

<b>Mức độ bỏng của trẻ </b>

So với các vùng trên cơ thể, vùng ngực của trẻ dễ bị bỏng nhất, tỷ lệ 44,6%, kế đến là vùng chi trên 43,8%, chi dưới 41,5%, kế đến là vùng bụng 37,7%. Tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thống (2015)<sup>(2)</sup>, Nguyễn Công Tâm (2018)<sup>(8)</sup>. Vị trí bỏng này cũng phù hợp với

tác nhân gây bỏng là nhiệt ướt trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao (85,3%). Khi trẻ bị tai nạn bỏng do tiếp xúc với nguồn nhiệt ướt, nguồn nhiệt này sẽ theo dòng chảy và tác động đến các vị trí bỏng trên cơ thể trẻ, nhiều nhất là vùng ngực, bụng, chi trên,

<b>chi dưới. </b>

<b> Tỷ lệ trẻ bị bỏng nhiệt độ II chiếm đa số </b>

là 80%, trẻ bị bỏng độ IV có tỷ lệ thấp nhất là 1,5%. Tỷ lệ này thấp hơn với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tú Như (2019)<sup>(7)</sup> tỷ lệ trẻ bị bỏng độ II là 96,7% và tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Tâm (2018)<sup>(8)</sup> tỷ lệ trẻ bị bỏng độ II là 81.7%, bỏng độ IV là 0,6%. sự khác biệt kết quả này có thể là do cỡ mẫu thu thập cho nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn phù hợp vì bỏng độ II chiếm tỷ lệ cao nhất, bỏng độ IV chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nghiên cứu của tác giả Mehdi Ebrahimi (2016)<sup>(13)</sup> cũng có kết quả bỏng độ 2 chiếm đa số (48,2%) thấp hơn so với tỷ lệ của nghiên cứu là 93,1%, điều này cho thấy tại Việt Nam, người chăm sóc cho trẻ chưa dự phòng bỏng nhiệt cho trẻ hiệu quả, các chương trình giáo dục sức khỏe cho người dân về sơ cứu, dự phịng bỏng có thể chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi. Diện tích bỏng cao nhất là 45%, thấp nhất là 0,5%, tỷ lệ trẻ có diện tích bỏng ≥ 10% có tỷ lệ là 43,1%, tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả Cox (2015)<sup>(18)</sup>là 43% trẻ có diện tích bỏng > 10%. Mức độ bỏng nhẹ là 50,8%, bỏng trung bình 36,9%, bỏng nặng 12,3%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của tác giả ShujunWang (2016)<sup>(19)</sup> có tỷ lệ bỏng nhẹ là 47%, 35% là bỏng trung bình. Mức độ bỏng được phân loại dựa vào độ sâu và diện tích bề mặt của tổn thương bỏng (Theo hướng dẫn của Hiệp hội chăm sóc vết thương Canada (2018)<sup>(11)</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Các yếu tố liên quan đến mức độ bỏng nhiệt của trẻ </b>

Nhóm trẻ bị bỏng do nguyên nhân khác có nguy cơ cao gấp 4,2 lần nhóm trẻ bị bỏng do nguyên nhân do nước sôi. Nguyên nhân gây bỏng là do nước sôi trong nghiên cứu này 73,8%. Bỏng do nhiệt ướt (nước sơi và thức ăn nóng) chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu (85,3%). So với bỏng nhiệt do nhiệt khơ, bỏng do nhiệt ướt có nhiệt độ thấp hơn nên bỏng nhiệt khô thường nặng và nặng hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt 44ºC không gây bỏng trừ khi thời gian tiếp xúc vượt quá 6 giờ. Ở nhiệt độ trên 44ºC đến 51ºC, tỷ lệ hoại tử biểu bì tăng gấp đơi khi nhiệt độ tăng lên. Ở 70ºC trở lên, hoại tử biểu bì xảy ra khi thời gian tiếp xúc dưới 1 giây<sup>(20)</sup>. Các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Công Tâm (2018)<sup>(8)</sup>, tác giả Nguyễn Thị Như Tú (2019)<sup>(7)</sup>, tác giả Mehdi Ebrahimi (2016)<sup>(13)</sup> đều cho thấy bỏng do nước sôi chiếm tỷ lệ cao nhất so với bỏng do các tác nhân nhiệt khác. Sinh lý bệnh của bỏng do nhiệt liên quan đến sự phân bố nhiệt trong da của nạn nhân, mức độ nghiêm trọng của vết bỏng phụ thuộc vào tác nhân gây bỏng và thơi gian tiếp xúc với tác nhân đó<sup>(21)</sup>. Một nghiên cứu của tác giả Shuxing Wang (2011)<sup>(14)</sup> thực hiện trên chuột nhỏ cho thấy khi nhúng bề mặt lưng của chân chuột vào nước nóng 85ºC trong 12 giây thì tạo ra một vết bỏng độ 3. Điều này cho thấy bỏng nước sơi có nguy cơ gây ra độ bỏng nặng cho trẻ.

Trẻ em sống ở các tỉnh khác có nguy cơ bỏng nặng gấp 4,6 lần so với trẻ em sống ở TP.HCM. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ em bị bỏng chủ yếu do nước sôi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Behzad Karami Matin (2018)<sup>(22)</sup> cho thấy mối liên quan giữa nơi cư trú và diện tích bỏng của trẻ. Điều này được lý giải nguyên

nhân có thể là do tại các tỉnh ngồi Tp.Hồ Chí Minh, người dân còn sử dụng các vật dụng không đảm bảo để chứa các tác nhân gây bỏng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tác nhân gây bỏng chủ yếu cho trẻ là nước sơi, vì vậy, có thể tại các khu vực khác, người dân sử dụng các loại phích, ấm, bình thủy khơng an tồn để chứa nước sôi. Do vậy, khi trẻ bị bỏng nước sơi, sẽ có nguy cơ một lượng nước sôi lớn đổ vào người của trẻ, gây nên diện tích bỏng lớn hơn. Ngồi ra, cũng có thể do khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến tỷ lệ này nên đối với trẻ bị bỏng diện rộng, người chăm sóc sơ cứu ban đầu hầu hết sẽ đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất, sau đó tùy theo tình trạng của trẻ mà đến cơ sở y tế. sẽ quyết định chuyển các cháu đến hai bệnh viện Nhi đồng ở Tp.HCM. Còn đối với trẻ em ở Tp.HCM, khi bị bỏng, dù bỏng nhẹ hay bỏng nặng, người chăm sóc sơ cứu ban đầu thường đưa ngay đến hai bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM. Tại các cơ sở y tế, sau khi trẻ được cấp cứu ban đầu, trẻ sẽ được đưa lên tuyến trên. Trường hợp người chăm sóc sơ cứu ban đầu không đến cơ sở y tế gần nhất mà đưa lên hai bệnh viện Nhi đồng TP.HCM thì sẽ gây bỏng mức độ nặng<sup>(11)</sup>.

Trẻ có người chăm sóc và sơ cứu ban đầu có việc làm có nguy cơ bị bỏng nặng thấp hơn 4,08 lần so với trẻ có người chăm sóc và sơ cứu ban đầu khơng có cơng việc (thất nghiệp). Nghiên cứu của tác giả Khalid Alnababtah (2016)<sup>(23)</sup> đều cho thấy kết quả có mối liên quan giữa tình trạng cơng việc của người chăm sóc với tình trạng bỏng của trẻ. Những trẻ có cha mẹ thất nghiệp có nguy cơ bị bỏng nặng cao hơn so với trẻ có cha mẹ có cơng việc. Điều này có thể liên quan đến việc cha mẹ thất nghiệp sẽ không đủ điều kiện kinh tế để cung cấp một môi trường chăm sóc an tồn cho trẻ<small>(23)</small>. Ngồi ra, những

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ có việc làm sẽ có thể biết các thông tin về cách sơ cứu bỏng nhiệt cho trẻ tại nơi làm việc hoặc từ những người đồng nghiệp. Khi trẻ bị bỏng, người chăm sóc và sơ cứu ban đầu sẽ thực hiện sơ cứu bỏng dựa trên kiến thức họ đã có khi đi làm, từ đó hạn chế nguy cơ làm vết bỏng nặng thêm.

<b>V. KẾT LUẬN </b>

Trẻ bị bỏng nhiệt mức độ nhẹ- trung bình chiếm 87,7%, mức độ nặng chiếm tỷ lệ 12,3%. Có mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê giữa nguyên nhân gây bỏng, nơi cư trú, tình trạng cơng việc hiện tại của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu với mức độ bỏng của trẻ với p < 0,05, khoảng tin cậy 95%.

<b>KIẾN NGHỊ </b>

Dựa vào kết quả của nghiên cứu ghi nhận được, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau

Cỡ mẫu trong nghiên cứu chưa đủ lớn và thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, cần thực hiện khảo sát trên cỡ mẫu lớn hơn nữa ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và trên đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số để đánh giá cụ thể hơn về kiến thức và thực hành sơ cứu bỏng của người dân.

Đây là nghiên cứu khảo sát tại cắt ngang mô tả tại 1 thời điểm, vì vậy khơng thể đưa ra kết luận nguyên nhân kết quả.Do đó, cần thực hiện thêm nghiên cứu can thiệp để nâng cao kiến thức thực hành sơ cứu ban đầu của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu (NCSVSCBĐ) cho trẻ.

Phần lớn các trẻ bị bỏng trong nghiên cứu của chúng tôi cư trú tại các tỉnh/thành khác, vì vậy, để nâng cao kiến thức dự phòng, thực

hành sơ cứu bỏng cho trẻ bỏng nhiệt cần phải có những chương trình giáo dục sức khỏe tại cộng đồng như: sử dụng các tờ rơi, banner để tăng cường tuyên truyền hướng dẫn phòng tránh và sơ cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ. Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn kiến thức và thực hành sơ cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ. Ngồi ra, tại bệnh viện cũng cần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các buổi giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc trẻ tại các khoa bệnh của bệnh viện để phòng tránh tai nạn bỏng xảy ra với trẻ lần tiếp theo. Bên cạnh đó, cần phát triển hơn nữa hệ thống y tế ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, để người dân ở đó được tiếp cận với dịch vụ y tế nhanh nhất khi tan nạn thương tích ở trẻ xảy ra, từ đó hạn chế các tổn thương, biến chứng do tai nạn bỏng gây ra.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b><small>1. Mathias E, Srinivas Murthy M (2017). </small></b>

<small>Pediatric Thermal Burns and Treatment: A Review of Progress and Future Prospects. 4(4):91. </small>

<b><small>2. Nguyễn Thống, Nguyễn Nam Giang, et al. (2015). Đánh giá thực trạng tai nạn bỏng trẻ </small></b>

<small>em tại khoa bỏng Bệnh viện Saint Paul Hà Nội trong 5 năm (2010-2014). Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng, 1(2018):33:8. </small>

<b><small>3. Fayaz RU, Muhammad U, et al. (2018). Are </small></b>

<small>burn common in children? A scrutiny of burn admission in paediatric surgery unit of a teaching hospital. J Med Sci, 26(4):301-4. </small>

<b><small>4. Sengoelge M, El-Khatib Z, et al. (2017). The </small></b>

<small>global burden of child burn injuries in light of country level economic development and income inequality. Prev Med Rep, 6:115-20. </small>

<b><small>5. Viện Bỏng Quốc Gia (2013). Tai nạn bỏng </small></b>

<small>trẻ em có thể phịng tránh được [ truy cập ngày 20/5/2020 </small>

</div>

×