Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 63 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC </b>
<b>BÙI XUÂN HỒNG </b>
<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC </b>
<b>THANH HÓA, 2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC </b>
<b>BÙI XUÂN HỒNG </b>
<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC </b>
<b>Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 8.42.01.11 </b>
<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trọng </b>
<b>THANH HÓA, NĂM 2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i>Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học theo Quyết định số…… </i>
<i>ngày .. tháng .. năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức: </i>
<b>Học hàm, học vị, Họ và tên Cơ quan Công tác Chức danh trong Hội đồng </b>
TS. Lê Đình Chắc Trường ĐH Hồng Đức Chủ tịch PGS.TS. Lê Thị Hương Trường ĐH Vinh Phản biện 1
PGS.TS. Nguyễn Bá Thông
Trung tâm TV chuyển giao KHCNNN và PTNT Thanh Hóa
Phản biện 2
TS. Lê Thị Phượng Trường ĐH Hồng Đức Ủy viên
Xác nhận của Người hướng dẫn
<i>Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Ngày tháng năm 2023 </i>
<i>(Ký và ghi rõ họ tên) </i>
<b>TS. Lê Văn Trọng </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
<i><b> Người cam đoan </b></i>
<b> Bùi Xuân Hồng </b>
<b> </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Để hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lê Văn Trọng, Trường Đại học Hồng Đức đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các thầy cô, cán bộ Khoa Khoa học tự nhiên, phòng phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Hồng Đức. Cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và người thân đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
<i> Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2023 </i>
<b> Tác giả </b>
<b> Bùi Xuân Hồng </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>MỤC LỤC </b>
MỞ ĐẦU ... 1
1. Lý do chọn đề tài ... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2
3. Nội dung luận văn ... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3
1.1. Tổng quan về cây táo ta ... 3
<i>1.1.1. Nguồn gốc, phân loại ... 3 </i>
<i>1.1.2. Đặc điểm sinh học ... 4 </i>
<i>1.1.3. Đặc điểm sinh thái ... 8 </i>
1.2. Giá trị của quả táo ta ... 10
<i>1.2.1. Giá trị kinh tế ... 10 </i>
<i>1.2.2. Giá trị dinh dưỡng ... 10 </i>
<i>1.2.3. Giá trị dược liệu ... 11 </i>
1.3. Một số loại giống táo ta phổ biến ở Việt Nam ... 12
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo trên thế giới và ở Việt Nam ... 16
<i>1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo trên thế giới ... 16 </i>
<i>1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo tại Việt Nam ... 17 </i>
1.5. Tình hình nghiên cứu táo trên thế giới và ở Việt Nam ... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 22
<i>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu... 22 </i>
<i>2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 22 </i>
2.2. Nội dung nghiên cứu ... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 22
<i>2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các thời điểm phát triển của hoa ... 22 </i>
<i>2.3.2. Phương pháp phân tích quả ... 23 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i>2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu...27 </i>
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 28
3.1. Sự biến đổi một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng theo tuổi phát triển của quả táo ta ... 28
<i>3.1.1. Thời điểm ra hoa và hình thành quả ... 28 </i>
<i>3.1.2. Sự biến đổi kích thước của quả theo tuổi phát triển ... 29 </i>
<i>3.1.3. Sự biến đổi khối lượng tươi của quả táo ta theo tuổi phát triển ... 32 </i>
<i>3.1.5. Sự biến đổi thể tích của quả táo ta theo tuổi phát triển ... 33 </i>
<i>3.1.4. Sự biến đổi tỉ lệ thịt quả, vỏ và hạt theo tuổi phát triển ... 34 </i>
3.2. Sự biến đổi một số đặc điểm sinh lý theo tuổi phát triển của quả ... 36
<i>3.2.1. Sự biến đổi hàm lượng nước trong quả ... 36 </i>
<i>3.2.1. Sự biến đổi hàm lượng chất khô của quả ... 37 </i>
<i>3.2.2. Sự biến đổi của hệ sắc tố vỏ quả ... 38 </i>
3.3. Sự biến đổi một số đặc điểm hóa sinh theo tuổi phát triển của quả ... 41
<i>3.3.1. Sự biến đổi hàm lượng đường khử theo tuổi phát triển của quả ... 41 </i>
<i>3.3.2. Sự biến đổi hàm lượng tinh bột theo tuổi phát triển của quả ... 42 </i>
<i>3.3.3. Sự biến đổi lượng axit hữu cơ tổng số theo tuổi phát triển của quả .... 43 </i>
3.4. Một số đặc điểm hình thái của quả táo ta ở thời điểm chín sinh lý ... 45
3.5. Một số thành phần dinh dưỡng của quả táo ta ở thời điểm chín sinh lý .. 46
KẾT LUẬN ... 47
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN . 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 49 PHỤ LỤC ... P1
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>DANH MỤC BẢNG HIỂU </b>
Bảng 3.1. Thời gian ra hoa và hình thành quả táo trong điều kiện thí nghiệm
tại Thanh Hoá ... 28
Bảng 3.2. Sự biến đổi chiều dài của quả táo ta theo tuổi phát triển ... 30
Bảng 3.3. Sự biến đổi đường kính của quả táo ta theo tuổi phát triển ... 30
Bảng 3.4. Sự biến đổi khối lượng tươi của quả táo ta theo tuổi phát triển ... 33
Bảng 3.5. Sự biến đổi thể tích của quả táo ta theo tuổi phát triển ... 34
Bảng 3.6. Sự biến đổi tỉ lệ khối lượng hạt của quả táo ta ... 35
Bảng 3.7. Sự biến đổi tỉ lệ khối lượng vỏ của quả táo ta ... 35
Bảng 3.8. Sự biến đổi tỉ lệ thịt quả quả táo ta ... 35
Bảng 3.9. Sự biến đổi hàm lượng nước trong quả táo ta ... 37
Bảng 3.10. Sự biến đổi hàm lượng chất khô của quả táo ta ... 37
Bảng 3.11. Sự biến đổi hệ sắc tố vỏ quả táo ta theo tuổi phát triển ... 39
Bảng 3.12. Sự biến đổi hàm lượng đường khử trong quả táo ta ... 41
Bảng 3.13. Sự biến đổi hàm lượng tinh bột trong quả táo ta ... 42
Bảng 3.14. Sự biến đổi hàm lượng axit hữu cơ tổng số trong quả táo ta... 44
Bảng 3.15. Một số đặc điểm hình thái, giải phẫu của quả táo ta ở thời điểm chín sinh lý (12 tuần) ... 45
Bảng 3.16. Một số thành phần dinh dưỡng trong quả táo ta ở thời điểm chín sinh lý (12 tuần) ... 46
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>
Hình 3.1. Táo thời điểm ra hoa ... 29
Hình 3.2. Quả táo ta (cây 3 năm tuổi) ... 31
Hình 3.3. Quả táo ta (cây 5 năm tuổi) ... 32
Hình 3.4. Sự biến đổi hệ sắc tố vỏ quả táo ta (Cây 3 năm tuổi) ... 40
Hình 3.5. Sự biến đổi hệ sắc tố vỏ quả táo ta (Cây 5 năm tuổi) ... 40
Hình 3.6. Quả táo ta ở thời điểm chín sinh lý (12 tuần tuổi) ... 45
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>
<i>Táo ta hay táo chua (danh pháp hai phần: Ziziphus mauritiana) là loại </i>
cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi [11].
Quả táo là loại quả hạch, khi chín nó mềm, chứa nhiều nước, có vị ngọt. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu, làm thuốc hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng, chất khoáng như canxi, sắt và chứa nhiều vitamin A và C. Thịt quả táo trắng, giịn, có vị ngọt pha chua, mùi thơm [3].
Với nhiều tác dụng quan trọng nên quả táo được tiêu thụ và sử dụng tương đối rộng rãi trên thị trường, nhưng trong thực tế việc thu hái và bảo quản quả táo chưa thực sự có cơ sở khoa học mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhà làm vườn, thậm chí có nhiều nhà làm vườn chạy theo lợi nhuận, sử dụng các sản phẩm khơng rõ nguồn gốc để kích thích quả mau chín và kéo dài thời gian bảo quản. Điều này làm cho phần lớn quả táo ngoài thị trường chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì vậy việc nghiên cứu những biến đổi sinh lý hoá sinh để xác định thời điểm thu hái tốt nhất là rất cần thiết.
Trên thế giới và Việt Nam hiện nay cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về quả táo ta nhưng chưa có cơng trình về nghiên cứu về sự biến đổi sinh lý hoá sinh theo tuổi phát triển của quả táo ta, đặc biệt là quả táo ta trồng tại Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy chúng tơi đã lựa chọn và nghiên cứu đề
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i><b>tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát </b></i>
<i><b>triển của quả táo ta (Ziziphus mauritiana Lam.) trồng tại Thanh Hóa”. </b></i>
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Xác định được sự biến đổi một số đặc điểm hình thái (chiều dài, đường kính....), đặc điểm sinh lý (hàm lượng nước trong quả, hàm lượng sắc tố...) và sinh hoá (đường khử, tinh bột…) theo tuổi phát triển của quả táo ta, từ đó xác định thời điểm thu hái quả thích hợp, góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo phẩm chất của quả táo ta trồng tại Thanh Hóa.
<b>3. Cấu trúc của luận văn </b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả và thảo luận
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây táo ta </b>
<i><b>1.1.1. Nguồn gốc, phân loại * Nguồn gốc phân bố </b></i>
Theo De Candolle (1886) thì trung tâm nguồn gốc cây táo là từ vùng trung Á, bao gồm các vùng Tây Bắc Ấn Độ, Apganistan, Tatjikistan, Uzbêkistan và Trung Quốc. Ở Ấn Độ hầu như có đủ các dạng cây dại, bán hoang dại và cây trồng. Ở Trung Quốc táo được trồng rất sớm, cách đây 3.000 năm người ta đã mô tả 11 giống táo ở Trung Quốc [3].
<i>Trong chi Zizyphus thuộc họ Rhamnaceae (họ táo) có tới 40 lồi trồng ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới của Bắc bán cầu. Zizyphus/Jujube (táo Trung Quốc hay còn gọi táo tàu) và Zizyphus mauritiana (táo Ấn Độ) là 2 loài quan </i>
trọng nhất. Táo Trung Quốc trồng ở khí hậu ơn đới, cây nhỏ, mọc đứng cao 6 - 8 m, lá có màu xanh bóng và mặt lưng lá nhẵn. Cây rụng lá hàng năm, quả dài hay ơvan, khi chín có màu do.
Táo Ấn Độ, cây sinh trưởng khoẻ, nhỏ, tán xoè với nhiều cành rũ xuống. Lá có đặc điểm khác với táo Trung Quốc là ở mặt lưng lá có lớp lơng nâu dày, cây xanh quanh năm, quả trịn hay ơvan, khi chín thường màu vàng.
Các giống táo ta của Việt Nam thuộc nhóm giống táo Ấn Độ. Ở Trung Quốc người ta đánh giá rất cao cây táo vì có giá trị dinh dưỡng cao (đặc biệt hàm lượng vitamin C trong quả rất cao 380 - 600mg/100g, cao hơn cam, quýt 12 - 20 lần, so với táo tây cao gấp 76 - 120 lần), dùng làm thuốc và là cây xố đói giảm nghèo cho nông dân miền núi.
Vùng phân bố của táo ở Trung Quốc rất rộng, 76 124 kinh đơng và 23 - 42° vĩ bắc, có 19 tỉnh trồng táo nhiều nhất là Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm tây. Sản lượng táo của 5 tỉnh này chiếm từ 75 - 90% táo tàu toàn quốc.
Có hơn 125 giống táo được trồng ở các vùng của Ấn Độ từ Nam lên Bắc. Tùy theo điều kiện hí hậu đất đai tập quán của mỗi vùng mà người ta đã
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">chọn những giống trồng thích hợp bao gồm các giống chín sớm, chín vụ trung và chín muộn. Thời vụ thu hoạch táo ở Ấn độ tùy thuộc vào vùng trồng. Ở miền Nam Ấn Độ thu hoạch quả vào tháng 10 - 11, còn ở miền Bắc thì vào tháng 2 – 4 và tùy giống chín sớm hoặc muộn.
<i><b>* Phân loại </b></i>
<b>- Tên khác: Táo chua, toan táo nhân/ hắc táo nhân (hạt của quả táo ta) </b>
<i><b>- Tên khoa học: Ziziphus mauritiana </b></i>
<b>- Họ: Táo (danh pháp khoa học: Rhamnaceae) </b>
<i>Loài này được Carl Linnaeus đặt danh pháp Rhamnus jujuba năm 1753. Năm 1789 sách Encyclopedie Methodique. Botanique Jean-Baptiste Lamarck cung cấp mơ tả cho 12 lồi Ziziphus, trong đó viết về lồi số 7 mà </i>
ơng gọi là Jujubier de l’Isle de France (táo đảo Pháp, tên gọi khác của
<i>Mauritius thời thuộc Pháp từ 1715 tới 1810) với danh pháp Ziziphus </i>
<i>mauritania. </i>
<i>Như vậy, Linnaeus mô tả R. jujuba theo loại có lá và quả trịn (rotundo) của Jujuba Indica spinosa, trong khi Lamarck mô tả Z. mauritania theo loại có lá và quả dài hơn (longiori) của của Jujuba Indica spinosa trong </i>
<i>Almagestum botanicum nên về thực chất chúng là hai danh pháp cho cùng </i>
<i>một loài. Như vậy là có sự pha trộn mô tả của cả R. zizyphus (mô tả R. </i>
<i>zizyphus của Linnaeus) và R. jujuba của Linnaeus. Bên cạnh đó, danh </i>
<i>pháp Ziziphus jujuba đã được Philip Miller sử dụng từ năm 1768 khi chuyển R. zizyphus sang chi Ziziphus nên danh pháp Ziziphus jujuba của </i>
Lamarck không thể coi là hợp lệ. Vì thế, từ năm 1789 thì lồi này có danh
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Chúng có thể là loại cây bụi rậm rạp, cao từ 1,2-1,8 m hoặc cây thân gỗ cao từ 3 – 9 m hay thậm chí tới 12 m, mọc thẳng hoặc tỏa tán rộng. Ở nước ta thường đốn táo vào mùa xuân, gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tăng dần, mầm nảy lên rất khoẻ, cành vươn dài nhanh, trung bình một ngày đêm mỗi cành dài 2 3cm, thậm chí có những cành dài thêm 5 - 6cm. Thời kỳ này cây hoàn toàn sinh trưởng dinh dưỡng. Chúng có thể là loại cây thường xanh hoặc khơng có lá trong vài tuần trong mùa hè nóng bức [3].
Hình 1.1. Cây táo ta
<i>(Nguồn: Lê Văn Trọng - Bùi Xuân Hồng) - Lá cây táo ta: Lá so le, hình trứng hoặc elip thn dài, kích thước 2,5-</i>
6,25 cm (1- 2,5 in) chiều dài, 2–4 cm (0,75- 1,5 in) chiều rộng; dễ phân biệt
<i>với táo tàu (Ziziphus jujuba Mill.) bởi sự có mặt của các sợi lông tơ dày dặc, </i>
mềm như lụa, có màu nâu hay trắng ở mặt dưới cũng như cuống lá non thì ngắn và có lơng. Ở mặt trên, chúng có màu xanh lục thẫm, bóng mặt và với 3 gân lá theo chiều dọc, dễ thấy và bị nén xuống cũng như các răng cưa rất rõ nét ở mép lá [11].
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Hình 1.3. Hoa cây táo ta
<i>(Nguồn: Lê Văn Trọng – Bùi Xuân Hồng) </i>
Đến cuối tháng 5, đầu tháng 6, táo bắt đầu ra hoa, cây bước và thời kỳ vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực, cành ra đến đâu hoa ra đến đó. Thời kỳ này kéo dài từ 5 - 6 tháng, nhưng hoa nở rộ nhất và kết quả nhiều nhất là tháng 9. Nếu cắt cành ghép sớm . (vào cuối tháng 7, đầu tháng
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">8) thì sẽ có nhiều cành mới ra bổ sung và cây vẫn có khả năng ra hoa kết quả khá, làm cho sản lượng quả cây không giảm nhiều so với trường hợp không cắt cành ghép. Nếu cắt cành ghép muộn vào cuối tháng 9, tháng 10 sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản lượng sau này. Khi gặp điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, táo phân hố mầm hoa phát triển thành một chùm nụ (hình xim). Trên chùm nụ ấy, hoa nở tuần tự trong thời gian nhất định. Những chùm hoa nở sớm nhất thường không kết quả mà bị tàn lụi đi để lại vết cuống chùm hoa hình trịn ở nách lá. Những chùm hoa nở vào thời gian thích hợp (tháng 9) có thể đậu 1 3 quả, các chùm nở muộn hơn thì lượng đậu quả càng ít hơn. Do đặc điểm đó mà ta thấy trên cành táo mật độ quả dày đặc nhất là vị trí ngọn cành cấp 1, 2, cành cấp 3 và phần gốc cành cấp 4, cịn ở các vị trí khác quả thưa thớt.
<i>- Quả táo ta: Quả của loại mọc hoang có kích thước dài 1,25 - 2,5 cm </i>
(0,5 – 1 in). Các loại được ni trồng tốt có thể đạt kích thước dài tới 6,25 cm (2,5 in) và rộng tới 4,5 cm (1,75 in). Quả có thể có dạng hình trứng xi, hình trứng ngược, trịn hay thn dài; lớp vỏ trơn, bóng hay sần sùi, mỏng nhưng cứng, chuyển từ lục nhạt sang vàng, nếu để chín kỹ sẽ trở thành một trong các màu như cam cháy/nâu đỏ/đỏ một phần hay tồn bộ [11].
Hình 1.4. Quả táo ta
<i>(Nguồn: Lê Văn Trọng – Bùi Xuân Hồng) </i>
Khi chưa chín, lớp cùi thịt có màu trắng, giịn, nhiều nước, vị từ chua tới ngọt, có tính chất làm se nhẹ, tương tự như ở quả táo tây dại. Khi quả non hình thành và phát triển, cây cần nhiều nước để quả chóng phình to nên phải
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">tưới thường xuyên, cùng một số chất dinh dưỡng cần thiết như N, P, K v.v...Thời kỳ này tưới nước tiểu pha loãng 10 - 12% màu quả sẽ sáng và vị ngọt đậm, nhưng tưới phân đạm hóa học làm tăng sinh trưởng của cành lá non, chất dinh dưỡng bị phân tán làm quả chậm lớn, quả có màu xanh tối vị đắng và dễ bị bệnh thối quả. Quả đã chín ít giòn hơn và chuyển dần sang dạng bột; quả quá chín nhăn nhúm, lớp cùi thịt có màu vàng sẫm, mềm, xốp và có mùi thơm. Lúc đầu hương vị giống như quả táo tây và dễ chịu nhưng nó trở thành có mùi xạ kỳ lạ khi đã chín kỹ.
<i>- Hạt táo ta: Quả chứa một hạt cứng hình ơvan hay thn dài, cứng. </i>
Hạt hình elip, màu nâu, dài khoảng 6mm.
Hình 1.5. Hạt táo ta
<i>(Nguồn: Lê Văn Trọng - Bùi Xuân Hồng) </i>
<i><b>1.1.3. Đặc điểm sinh thái </b></i>
<b>Ánh sáng: Táo thuộc loại cây ưa sáng nên suốt cả quá trình nảy mầm </b>
đến quả chín đều đòi hỏi ánh sáng mạnh. Nếu thiếu ánh sáng, cành mảnh, lướt, mật độ cành thấp, lá vàng hoặc xanh tối, đặc biệt là hoa dễ bị rụng hoặc
<b>khó thụ phấn thụ tinh, làm cho quả ít, năng suất và phẩm chất đều kém [11]. Nhiệt độ: Do nguồn gốc cây táo từ vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới nên </b>
có yêu cầu nhiệt độ tương đối cao. Hạt muốn nảy mầm cần nhiệt độ trung bình trên 15<sup>o</sup>C, nảy mầm tốt nhất ở 20 - 25<sup>o</sup>C. Vì vậy, gieo hạt táo vào tháng 2 trở ra mới có khả năng nảy mầm nhanh và đều. Khi hạt đã nảy mầm thành
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">cây con nếu gặp nhiệt độ thấp thì dễ bị bệnh lở cổ rễ nhất là trong điều kiện ẩm độ khơng khí và ẩm độ đất đều cao (trên 85%) [3].
Đối với cây lớn, ở nhiệt độ dưới 15<small>o</small>C hầu như ngừng sinh trưởng, không ra cành mới hoặc cành lá non không lớn lên được, dễ bị bệnh phấn trắng. Khi nhiệt độ càng tăng táo sinh trưởng càng mạnh. Thậm chí nhiệt độ ngồi trời tăng trên 40°C người ta cũng khơng thấy hiện tượng táo bị hại. Táo phân hóa mầm hoa tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 25 - 30°C.
Thời kỳ táo kết quả địi hỏi nhiệt độ khơng khắt khe lắm.
<b>Đất đai và chất dinh dưỡng: Táo ta là loại cây dễ thích nghi với nhiều </b>
loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ cho năng suất cao nếu được trồng trên đất thịt pha cát, phù sa ven sơng, đủ ẩm và có độ pH từ 5 – 7. Bộ rễ táo phân bố khá rộng và sâu, có khi đậm sâu trên 1m và lan rộng tới 10m, trong đó rễ tơ (mang nhiều rễ hấp thu dinh dưỡng) tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt 20 - 40cm và ở phạm vi trong và ngoài tán cây. Mặt khác, hàng năm, mỗi cây táo 5 tuổi có thể sản sinh khoảng 100kg quả, 100 kg lá, 50kg cành tươi đòi hỏi một khối lượng chất dinh dưỡng khá lớn. Vì vậy, sự sinh trưởng phát triển của cây táo chịu ảnh hưởng nhiều ở tính chất và độ phì của đất. Nếu táo được trồng ở đất sét nặng, đất cát thiếu chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng rất chậm, trong hoàn cảnh này phải bổ sung một lượng lớn chất hữu cơ cho đất kết hợp với một tỷ lệ đạm, lân, kali, canxi thích đáng [3].
Táo còn ưa đất trung tính hay hơi kiềm, nên khi trồng táo trên đất chua cần phải bón vơi cải tạo đất. Phẩm chất quả bị giảm khi bón nhiều phân đạm hóa học là vì ngoài ảnh hưởng của lượng đạm khơng cân đối cịn chịu ảnh hưởng xấu bởi các gốc muối Cl<small>-</small> hoặc SO<small>4</small><sup>2-</sup> có tính axit.
<b>Nước: Táo rất cần nước vì có khối lượng lá, hoa quả nhiều, tổng diện </b>
tích thốt hơi nước rất lớn. Do đó táo ln luôn yêu cầu ẩm đất 70 - 75%, nếu thấp dưới 70% thì sinh trưởng chậm quả bé. Vì thế, trong thời kỳ gặp hạn phải chú ý tưới nước đầy đủ. Trong tuần đầu, mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Sau đó thì cách 2 – 3 ngày tưới 1 lần cho tới hết
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">tháng. Khi cây phát triển thì sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất ln ẩm. Tuy táo có khả năng chịu ẩm và chịu úng, nhưng bị úng kéo dài cũng không lợi, cây con dễ bị chết, cây lớn dễ bị vàng lá, rụng hoa, rụng quả non và thối quả nặng, đặc biệt khi ẩm độ không khí cao trên 85% [3].
<b>Bón phân: Khi trồng táo được khoảng 20 – 30 ngày, tiến hành bón lót </b>
đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bị, phân dê, phân trùn quế. Mỗi tuần bón 1 lần trong 1 – 2 tháng đầu. Sau đó, cứ khoảng 20 – 30 ngày bón 1 đợt. Hàng năm vào mùa mưa tiến hành vun xới và bồi gốc cây.
<b>1.2. Giá trị của quả táo ta </b>
Cây táo thích nghi rộng rãi với các vùng khí hậu khác nhau, tính chống chịu sâu bệnh khá, tuổi thọ dài, có nhiều cây sống trên 50 năm vẫn còn cho sản lượng cao.
Táo sinh trưởng phát triển nhanh, sau một năm đã bắt đầu cho thu hoạch quả. Vườn táo sau thu hoạch, đốn cành tạo tán có thể trồng xen rau, các loại đậu đổ để tăng thêm thu nhập. Phần cành lá đốn bỏ là nguồn củi gỗ dồi dào ở nông thôn hiện nay. Có thể nói vườn quả hiện nay táo là cây ăn quả ngắn ngày giúp người trồng thực hiện được phương châm " lấy ngắn nuôi dài".
<i><b>1.2.2. Giá trị dinh dưỡng </b></i>
Quả táo có thể ăn tươi, ướp đường, sấy khô, làm mứt, chế nước xirô, các loại rượu có tác dụng bồi dưỡng cơ thể vì chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cùi táo sấy khô và nhân hạt táo dùng làm thuốc bổ và an thần. Hoa táo có nhiều mật, chất lượng mật táo cũng cao, không kém mật vải, nhãn. Theo tài liệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">phân tích của Cục hoa học Oasinhtoi thì trong quả táo chứa 31,9% chất khơ, 0,73% tro. 0,29% axií hữu cơ, 1,44% protein, 21,66% đường tổng số, trong đó (trong đó 9,66% saccarose và 12% đường khử), 0.21% chất béo, 2,45 bột, 1,28% chất xơ. Theo tài liệu phân tích của Phạm Văn Côn (1978) và Phan Quỳnh Sơn (1992) thì các chất dinh dưỡng trong quả táo thay đổi tùy thuộc vào giống từ 8,40 - 14,18% chất khơ, 9,35 - 15,98% đường tổng số, trong đó 4,32 - 6,33% đường khử, 0,97 -1,03% axit tổng số, 8,35-42,10mg% vitamin C.
<i><b>1.2.3. Giá trị dược liệu </b></i>
<i>Giàu chất oxy hóa: Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 - 600 vitamin C, </i>
cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc. Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ơ xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da.
Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ.
<i>Chữa chứng suy giảm trí nhớ: một nắm quả táo đun trong 1/2 lít nước </i>
cho cạn còn khoảng 250ml, thêm ít mật ong hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
<i>Chữa trĩ: lấy khoảng vài cành lá tươi cây táo đặt trên một nồi nước sôi </i>
rồi đậy nắp để hấp cho lá táo chín, sau đó nghiền lá táo đã hấp chín trong một ít dầu thầu dầu hoặc dầu mè, lấy hỗn hợp này lúc còn ấm đắp lên búi trĩ. Mỗi ngày hai lần và liên tục trong một tuần sẽ thấy kết quả. Rối loạn đường tiêu hóa: vỏ cây táo có tác dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ và chứng đau bụng. Dịch chiết của vỏ cây cịn có tác dụng thơng tiện và chống đầy hơi.
<i>Chữa chứng thiếu máu: Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin </i>
và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngồi ra,
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">táo ta còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.
<i>Chữa cảm cúm: một muỗng dịch ép tươi của quả táo, thêm một nhúm </i>
nhỏ bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ ngăn ngừa được chứng cảm lạnh. Bệnh đường miệng: nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua. Chữa viêm kết mạc: dịch chiết của lá táo được dùng để rửa mắt trong trường hợp viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.
<i>Ni dưỡng tóc: Lấy bột lá táo trộn thành khối nhão rồi bôi lên da đầu </i>
mỗi ngày sẽ làm sạch da đầu, ngừa được gàu cũng như các bệnh nhiễm da đầu. Nó cịn có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh hơn và giữ tóc đen bóng. Chữa bệnh dạ dày: Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng khơng dùng thức ăn khác trong vịng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày. Ngăn ngừa chứng táo bón : Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung. Vì thế ăn táo còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.
<b>1.3. Một số loại giống táo ta phổ biến ở Việt Nam </b>
Việt Nam ta cũng có thể là một trong những nơi nguyên sản của táo, vì
<i>ở vùng đồi núi người ta phát hiện có lồi táo dại (Zizyphus oenoplia Mill) có </i>
đặc điểm cây nhỏ hay nhỡ, cành non có nhiều lơng, lơng tơ dày màu gỉ sắt, lúc già có màu nâu đen và có gai cong lớn. Lá mọc cách,hình bầu dục, màu xanh thẫm, có lơng mịn hay nhẵn ở mặt trên, có lơng dày ở mặt dưới, 3 gần gốc rõ. Hoa mọc thành xim ở nách lá tương tự táo ta. Hoa nở từ tháng 5 đến
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">tháng 9. Quả chín từ tháng 10 đến tháng 12. Quả hạch hạc, hình cầu hay hình trứng, màu đen nhạt, có đài và vịi cịn lại.
Vì lẽ trên giống táo ở ta rất phong phú, mỗi địa phương thường đều có một giống táo nhất định mà đến nay người ta chưa tìm hiểu hết được. Mặt khác, trong quá trình trồng trọt, con người luôn luôn di chuyển giống từ nơi này đến nơi khác và thường nhân giống bằng phương pháp hữu tính (gieo hạt) nên khả năng phân ly biến dị rất lớn làm cho cùng một giống có thể phân hố thành rất nhiều dạng khác nhau, nếu không nắm vững lý lịch và khảo sát kỹ có thể nhầm tưởng là nhiều giống khác nhau.
<b>* Táo Gia Lộc </b>
Là giống nhập nội, được canh tác giai đoạn đầu ở huyện Gia Lộc tỉnh Hải Hương. Phát triển và sinh trưởng khỏe, chịu đựng sâu hại tốt, năng suất tương đối cao. Tán cây có dạng hình dù tỏa ra, cành cây khơng đồng đều nên tán thường có tầng. lá lớn, màu lá xanh nhạt, bầu, đầu lá bằng hoặc nhọn, nách lá có gai nhỏ. Quả thường có dạng trái xoan, màu vàng da cam, ăn giòn, hơi chua, nặng trung bình khoảng 25-30gr. Cây 2-5 tuổi cho năng suất 120-180 kilogam quả. Bằng ảnh hưởng của những giải pháp kỹ thuật có thể cho hai vụ quả 1 năm [11].
- Vụ thứ nhất: ra bông vào tháng năm, hoa nở rộ và đậu trái vào tháng 6, có thể thu hoạch vào tháng 8.
- Vụ thứ hai: ra bông vào tháng 7, tháng 8, hoa nở rộ và đậu trái tháng 8, có thể thu hoạch rộ vào tháng 12.
<b>* Táo Thái Lan quả dài </b>
Giống được nhập nội từ Thái Lan vào nam bộ trước năm 1975/ Cây cao, cành lá vươn thẳng, lá dài. Quả dài, đỉnh quả nhọn như hình quả trám, quả rất lớn, trọng lượng trung bình 35-40gr/quả. Khi chín ăn dịn, ngọt, thơm nhẹ. Giống này đã được đưa ra trồng ở bắc bộ và trung bộ nhưng không phù hợp do chịu rét kém, sâu hại gây bệnh nhiều…
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><b>* Táo Thái Lan quả tròn </b>
Cũng được nhập nội từ Thái Lan vào nam bộ. Giống này có đặc tính là cành nhánh vươn thẳng, lá trịn. Quả trịn, khi chín ăn giịn ngọt, có vị chua. Năng suất tuy cao hơn giống quả dài nhưng ăn không ngon bằng. Mùa thu hoạch nối dài hơn so sánh với táo quả dài gần một tháng.
Hai giống táo này đa phần được canh tác ở Miền nam. 1 năm có thể đốn 2 lần để thu hai lứa quả. Lần đốn thứ nhất vào tháng 2, tháng 3, thu hoạch trái vào những tháng thứ 6 đến tháng 8. Đợt này tuy đạt năng suất cao nhưng chất lượng trung bình. Lần đốn thứ hai vào những tháng 9, 10, có thể thu hoạch trái vào tháng 12, tháng 1, tháng 2. Do được thu hoạch vào mùa khơ nóng nên chất lượng tương đối, tuy vậy năng suất của đợt này lại thấp hơn lần đốn thứ nhất.
<b>* Táo ngọt H12 </b>
Được chọn ra do đột biến mầm của giống táo Thái Lan quả tròn ghép lên gốc táo Thiện Phiến. Sinh trưởng khỏe, chịu đựng sâu hại gây bệnh và cho năng suất tương đối. Tán cây thấp, có dạng hình dù tỏa ra, chi chít rập rạp. Lá hình thoi, đầu lá nhọn, màu xanh đậm, nách lá thường có gai nhỏ. Hoa ra không tập trung từ tháng 5, nở rộ và đậu trái vào tháng 9, thu hoạch quả vào tháng 1, thu hoạch rộ vào tháng 2. Quả thường có hình cầu trịn, trái non có màu xanh đậm, khi chín có màu vàng nhạt, ăn giịn, vị ngọt đậm và thơm mùi lê. Trọng lượng quả 20-25gr, trung bình 40-50 quả/ kilogam. Một cây cây 4-5 tuổi có thể đạt được năng suất 80-150 kilogam quả.
<b>* Táo xuân 21 </b>
Là giống táo mới do Viện Sinh học, trường Đại học Nơng nghiệp I lựa chọn và thuần hóa từ giống thanh táo của Đài Loan nhập nội năm 1998/ Cây vươn dài, lóng dài, lá lớn, nách lá khơng có gai, thuận lợi cho việc thu hái, chăm sóc. Có rất nhiều điểm vượt trội so sánh với các giống táo cũ như tính thích ứng rộng, phát triển mạnh, cho năng suất cao, trái lớn (25-30 quả/
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">kilogam ), thịt quả dày, hạt nhỏ. Quả thường có dạng trái xoan, khi chín có màu trắng xanh, ăn giịn, ngọt nhẹ, có hương thơm ngon.
Có thể có thể thu hoạch hai vụ trong năm, vụ đầu chín vào tháng 9, tháng 10, vụ sau (vụ chính) chín vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 (vào đợt tết Nguyên đán, nên thường bán được giá đắt ). Do có rất nhiều điểm mạnh nên chỉ mới 2-3 sang năm khi tạo giống, giống xuân 21 đã được canh tác trên diện tích lớn ở nhiều vùng trong cả nước.
<b>* Táo Thiện phiến ngọt </b>
Có xuất xứ từ vùng Thiện Phiến thuộc tỉnh Hải Dương, được đưa về trồng và nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội từ trước năm 1960. Do có rất nhiều điểm mạnh nên từ sau năm 1973 giống này được nhân ra nhiều để trồng trên diện tích rộng. Cây phát triển sinh trưởng hài hòa, tán cây tương đối gọn, tính thích nghi rộng, tính chịu đựng sâu hại tương đối. Lá hình trứng rộng, màu xanh thẫm, mặt trên hơi nhẵn. Bước đầu ra hoa từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, nhưng chỉ đợt hoa nở cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 trở đi mới có thể kết quả và chín vào tháng 2 sang năm. Quả thường có hình trịn hơi dẹt, đường kính khoảng 3-4 cm, khi còn non màu vỏ của quả anh đậm hoặc xanh phớt tía, có vị chát, khi chín màu vàng trắng, vỏ hơi nứt thành vệt nhỏ li ti. Vị ngọt, hơi chua, cùi giòn.
<b>* Thiện phiến chua </b>
Được canh tác từ rất lâu đời ở vùng Thiện Phiến tỉnh Hải Dương. Tán cây lòa xòa, cành phát triển có xu hướng nằm ngang, khả năng thích nghi rộng, chịu đựng sâu hại tương đối. Lá hình trịn, màu xanh thẫm, mặt trên hơi bóng. Thơng thường thời gian ra bông kết quả muộn hơn giống Thiện Phiến ngọt. Quả thường có hình trịn dẹt dạng bánh xe, đường kính quả khoảng 2,5-3,5 centimét, trọng lượng quả trung bình khoảng 15-20gr, có rốn rõ ràng ở cuống, quả nhỏ hơn táo Thiện Phiến ngọt. Khi cịn non màu vỏ của quả xanh nhạt, có vị giơn giốt chua, khi chín màu quả vàng sáng đẹp, vị chua đậm, cùi giịn. Quả chín vào tháng 3, sau tết nguyên đán.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b>* Táo đại (đại táo) </b>
Giống táo Đại còn gọi là Đại táo được nhân giống vơ tính với đặc thù của cây giống ln mang tồn bộ những đặc điểm tối ưu nhất của cây mẹ, cây con với khả năng phát triển và sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao và ổn định, đạt chất lượng tốt, cây con khỏe, có thể chịu đựng sâu hại tốt, chịu úng chịu hạn cao. Cây táo Đại giống có chiều cao từ 20-35 centimét, giống Đại Táo có thể phát triển và sinh trưởng khỏe, phân cành trung bình, lá lớn hơi vặn, xanh vừa. Giống Đại táo thời gian cho thu hoạch quả từ tháng 10 – tháng 12/ Năng suất trái đạt 7-8 tấn/ hecta (tuổi1), 10-12 tấn/ hecta (tuổi 2), đặc biệt giống táo đại là giống quả rất lớn khi chín màu vàng sáng, ăn giịn, ngọt mát được thị sở thích tiêu sử dụng ưa thích.
<b>1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo trên thế giới và ở Việt Nam </b>
<i><b>1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo trên thế giới </b></i>
Theo số liệu thống kê thì Trung Quốc có 33,3 vạn ha với sản lượng 57,2 vạn tấn đứng vị trí thứ 7 sau táo tây, lê, cam, quýt, chuối, nho, hồng và chiếm 2,48% tổng sản lượng quả toàn quốc [11].
Ở Ấn Độ theo VP Fharma và V.N Kore (1990) có khoảng 12.000ha trồng nhiều ở vùng Đồng bằng các các bang bang Punjab, Haryana, Rajasthan và Uttar Pradesh. Ngoài ra cịn trồng ở các vùng khơ hạn ở Madhya Pradesh, Bihar, Maharashtra, Assam v.v... Về năng suất, theo Bakshi và Singh, cây 10 - 20 tuổi tùy giống có thể thu hoạch từ 80 - 200kg/cây; giống táo Kaithli cây 60 tuổi 120kg cây và giống táo chín vụ trung Mundia Murhara 125kg/cây (Godara và cs, 1980); Singh và cs (1983) ghi nhận giống táo chín muộn Umran đạt 142kg/cây [11].
Ở Thái Lan theo Anek Bangka và Sompol Nillavesana có 2.223 ha táo, là một trong 27 lồi quả có tính thương mại ở Thái Lan và có diện tích thấp nhất trong số đó. Năng suất bình qn đạt 15,3 tấn/ha và sản lượng đạt 31.573 tấn. Giá bán tại vườn 8,4bạt/kg.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Tuy không được trao đổi, buôn bán nhiều trên thị trường thế giới như nhiều loại cây ăn quả khác nhưng trong đời sống con người, táo chua vẫn là loại quả được nhiều người ưa chuộng và xuất khẩu trên thế giới.
<i><b>1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo tại Việt Nam </b></i>
Tại Việt Nam, cây táo được trồng tập trung tại nhiều tỉnh thành phía Bắc từ những năm 80 - 90 thế kỷ trước như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang…. Tuy nhiên, cây táo mới chỉ phát triển nhỏ lẻ quy mơ hộ gia đình, diện tích trồng manh mún, sản phẩm làm ra chủ yếu bán tại địa phương; các giống táo trải qua nhiều năm trồng đã bị thối hóa, quả nhỏ, sản lượng và chất lượng giảm. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo của người dân hầu hết là theo kinh nghiệm học được của nông dân các tỉnh miền xuôi nên cây táo sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp. Đặc biệt sâu, bệnh phá hoại chưa có biện pháp phịng trừ triệt để nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm; việc sản xuất giống táo chất lượng cao để cung ứng cho nông dân trồng chưa được thực hiện; đa số các giống táo được người dân mua từ các tỉnh miền xuôi, giá cao, không rõ nguồn, gây thiệt hại khơng ít cho sản xuất.
Tỉnh Sơn La đã phê duyệt đề tài “Trồng thử nghiệm một số giống táo mới có năng suất cao, chất lượng tốt tại Sơn La” do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chủ trì, Tiến sỹ Đồn Xn Cảnh làm chủ nhiệm, đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 7/2017 với mục tiêu lựa chọn được 1-2 giống táo mới có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La; xác định được vùng sinh thái thích hợp trồng táo cho hiệu quả kinh tế cao; hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống táo phù hợp với điều kiện tỉnh Sơn La”. Sau 3 năm triển khai thực hiện, đề tài đã trồng thử nghiệm 6 ha các giống Đại táo 15, Đài Loan và VC01 tại xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, xã Mường Bú, huyện Mường La và xã Hát Lót, huyện Mai Sơn; ghép cải tạo 850 cây táo già cỗi trong và ngồi mơ hình bằng giống Đại táo 15. Qua theo dõi, đánh giá cây táo sinh trưởng phát triển tốt, các giống táo trồng và ghép tại các địa phương đã cho thu hoạch với năng suất cao, chất
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">lượng quả tốt, sản phẩm táo được thị trường đánh giá cao. Đến nay, nhiều địa phương đã quan tâm, đưa cây táo vào trồng, toàn tỉnh Sơn La hiện có trên 165 ha trồng táo, sản lượng quả đạt trung bình trên 680 tấn/năm.
Kết quả của đề tài đã mang lại tín hiệu vui cho người dân, góp phần vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh. Để cây táo phát triển bền vững và trở thành một trong những loại cây trồng phổ biến, thời gian tới, các cấp, ngành cần đẩy mạnh việc triển khai áp dụng kết quả của đề tài vào thực tiễn, tạo vùng sản xuất táo tập trung, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm táo trở thành một loại nông sản đặc trưng của tỉnh Sơn La.
Để khắc phục tình trạng trên, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu, xây dựng mơ hình trồng giống táo mới, sử dụng bao lưới quanh vườn táo với mái che cơ động và giải pháp xử lý sâu bệnh, cỏ dại, kết hợp quy trình chăm sóc tối ưu để cây tăng năng suất, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Cùng với bao lưới, Viện kết hợp hai phương pháp phủ bạt và trồng cây đậu đen để ngăn cỏ dại; trong đó, biện pháp trồng xen cây đậu đen với cây táo ngay sau khi cắt cành mang lại nhiều tác dụng như cây đậu đen sẽ sinh trưởng nhanh và che phủ đất giành hết không gian làm cho cỏ không thể phát triển. Cây đậu giúp tăng khả năng giữ ẩm tiết kiệm được nước tưới rất phù hợp với điều kiện khí hậu khơ nóng.
Năm 2017, tỉnh Ninh Thuận có 1.008 ha trồng táo, trong đó diện tích táo thời kì kinh doanh chiếm 93,5% (890 ha) với sản lượng đạt 34.034 tấn quả [4].
Có thể nói, táo chua thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, sau một năm kể từ khi trồng có thể thu hoạch được. Ở nước ta, táo phù hợp trồng ở cả miền Bắc và miền Nam. Ở nơng thơn miền Bắc phần lớn các gia đình đều có cây táo, táo đã trở thành một loại quả dân gian. Một số vùng trồng táo
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">tập trung lâu đời như Thiện Phiến (Hưng Yên), Gia Lộc (Hải Dương). Ở miền Nam trồng nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu.
<b>1.5. Tình hình nghiên cứu táo trên thế giới và ở Việt Nam </b>
Surendra K Rathore và cộng sự (2012) cho thấy tầm quan trọng y học
<i>của Ziziphus mauritiana Lam. Các hợp chất từ quả thực vật được chiết xuất </i>
bằng ether dầu mỏ, chloroform, metanol, ethanol 95% và nước cất trong 48 giờ với sự trợ giúp của phương pháp thấm lạnh và tìm thấy các loại chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau như flavonoid, glycoside, saponin, phenol, lignin, sterol và tannin đã được trình bày [23].
<i>Theo các cơng trình nghiên cứu về Ziziphus mauritiana Lam. trái cây, </i>
tôi đã kết luận rằng các loại chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau có chức năng hiệu quả đối với các loại bệnh khác nhau. Nó cho thấy chức năng rất hiệu quả chống lại mầm bệnh. Do đó, quả của nó có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh về gan tùy theo chức năng của chúng và cũng được sử dụng trong điều trị ung thư. Các loại trái cây nên được sử dụng trong việc điều chế thuốc để điều trị các loại ung thư khác nhau, hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm [14, 15].
<i>Saidatul và cộng sự (2017) [21] đã nghiên cứu quy trình chiết xuất Z. </i>
<i>mauritiana và cho biết nó được tiến hành bằng 3 dung mơi có độ phân cực </i>
khác nhau là hexan, chloroform và metanol bằng phương pháp chiết nguội. Tỷ lệ phần trăm hiệu suất cao nhất là dịch chiết lá chloroform là 3,71%.
<i>Nghiên cứu phân tích hóa thực vật cho thấy bên trong Z. mauritiana có nhiều </i>
chất chuyển hóa thứ cấp như alkaloid, flavonoid, glycoside, phenol, saponin, steroid, sterol, tanin và terpenoid nhưng chỉ phát hiện một phần không có saponin. Trong phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC), hỗn hợp hệ dung môi được sử dụng là hexan và cloroform với tỷ lệ 3:7 hoặc 1:9 để thu được các hợp chất phân tách tốt trong điều kiện ngắn (254 nm) và dài. Kết quả cũng cho thấy đèn UV bước sóng (366 nm). Hoạt tính kháng khuẩn được kiểm tra
<i>bằng phương pháp khuếch tán đĩa đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i>aureus, Escherichia coli và Salmonella sp. tiến hành. Đường kính vùng ức </i>
chế tối đa cao nhất được ghi nhận của dịch chiết thô từ lá hexan lên vi khuẩn
<i>S. aureus là 15 mm. Ngồi ra, nghiên cứu chống oxy hóa đã phát hiện ra tỷ lệ </i>
phần trăm cao nhất được tìm thấy trong chiết xuất thô của metanol.
Ossama Dimassi et al. (2019) nghiên cứu xử lý tinh chất và đặc tính cảm quan của táo chua cho thấy xét về hương thơm, hình thức, kết cấu, vị, độ chua, ngọt, khả năng chấp nhận chung và điểm trung bình của các sản phẩm cơ đặc táo chua, ngoại trừ SACSaCA, đều đạt điểm cao hơn đáng kể so với PS và rượu nho [16].
Nguyễn Phú Son và Nguyễn Thị Thu An (2013) nghiên cứu khảo sát 126 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 3 huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị hiện tại có 2 kênh phân phối truyền thống đối với sản phẩm táo tươi và 1 kênh phân phối tiềm năng đối với sản phẩm táo sấy. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng khơng có lợi cho người trồng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm để cải thiện hiện trạng phân phối thu nhập này giữa các tác nhân theo hướng gia tăng phân phối thu nhập cho người trồng. Qua phân tích ma trận SWOT nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm chiến lược, bao gồm 8 nhóm hoạt động cần thực hiện để gia tăng lợi nhuận của toàn chuỗi nói chung và cho người trồng nói riêng [10].
Nguyễn Thị Phượng và cộng sự (2020) [9] đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tỉa thưa quả và vật liệu bao quả tới kích thước, chất lượng quả, tỷ lệ quả hỏng do sâu, bệnh hại giống táo 05. Hai thí nghiệm độc lập được tiến hành trên cây táo 3 năm tuổi và được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh có 04 cơng thức và 03 lần nhắc lại. Công thức tỉa quả gồm tỉa 10%, 20%, 30% số quả trên cây và không tỉa (đối chứng). Công thức bao quả gồm: túi nilon, túi xốp, giấy dầu và không bao (đối chứng). Kết
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">quả cho thấy, tỉa quả làm tăng kích thước, khối lượng quả và hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số (TSS) và giảm hàm lượng axit tổng số (TA). Tỉa 30% cho khối lượng quả lớn nhất (99,36 g), TSS cao nhất (17,2 o Brix), TA thấp nhất (0,180%), giảm năng suất (37,8 kg/cây) và tăng lãi thuần (772.000 đồng/cây). Bao quả bằng túi nilon và túi xốp làm tăng kích thước quả, với khối lượng đạt lần lượt 114,30 g và 107,30 g, tăng 25,3% và 17,7% so với đối chứng. Túi xốp cho năng suất và lãi thuần cao thứ hai, đạt 44,7 kg/cây và 1.001.000 đồng/cây và không ảnh hưởng tới TSS (17,02%). Túi nilon làm giảm TSS (15,69%) nhưng cho năng suất và lãi thuần cao nhất, đạt 47,8 kg/cây và 1.258.000 đồng/cây.Vì vậy, việc ứng dụng vật liệu bao quả vào sản xuất, túi nilon và túi xốp, có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế
Những kết quả nghiên cứu về cây táo trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, các hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giá trị dược liệu, y học của táo, việc chọn tạo giống táo năng suất cao, chống chịu tốt và nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất, phẩm chất, thành phần dinh dưỡng của quả táo. Tuy nhiên các hướng nghiên cứu trong quá trình sinh trưởng, phát triển của quả còn hạn chế, chưa có nhiều những cơng trình nghiên cứu đi sâu vào sự thay đổi sinh lý, hóa sinh diễn ra trong quá trình chín của quả.
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>
<i><b>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
<i>Giống táo chua Gia Lộc (Ziziphus mauritiana Lam.) trồng tại huyện </i>
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Cây trồng được 3 và 5 năm tuổi, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Cây cho nhiều quả, ruột đỏ tím, ăn ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng.
<i><b>2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b></i>
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 08/2022 đến 05/2023.
- Thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu được tiến hành tại bộ môn Bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Hồng Đức.
<b>2.2. Nội dung nghiên cứu </b>
Để nghiên cứu sự biến đổi sinh lý, hóa sinh theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả táo ta, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại các thời điểm sau:
+ Thời điểm ra hoa và kết trái + Thời điểm quả 2 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 4 tuần tuổi + Thời điểm quả 6 tuần tuổi + Thời điểm quả 8 tuần tuổi + Thời điểm quả 10 tuần tuổi + Thời điểm quả 11 tuần tuổi + Thời điểm quả 12 tuần tuổi + Thời điểm quả 13 tuần tuổi
Với mỗi thời điểm, chúng tôi nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh tương ứng để phát hiện sự biến đổi của quả.
<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>
<i><b>2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các thời điểm phát triển của hoa </b></i>
Chúng tôi theo dõi các thời điểm nhú mầm hoa, ra hoa, nở hoa để xác định tuổi quả. Quan sát hình thái của hoa.
</div>