Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.03 MB, 81 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>CHUYEN NGANH: LY LUAN VA LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT</small>MA SO: 60 38 01
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
NGUOI HUONG DAN:
<small>PGS.TS NGUYEN MINH DOAN</small>
<small>Hà Nội 2011</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan. Những kết quả và số liệu trongluận văn chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
<small>Đà Lạt, ngày 06 tháng 04 năm 2011Tác giả</small>
Nguyễn Thị Lê Dung
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dan, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quỷ thầy cô trường Đại học
<small>Luật Hà Nội và trường Đại học Đà Lạt.</small>
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thay cô trường Dai học Luật HàNội, đặc biệt là những thay cơ đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức q báucho chúng tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm on Phó giáo sư — Tién sĩ Nguyễn Minh Đoan,
người đã dành rất nhiễu thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp
<small>tôi hồn thành luận van.</small>
<small>Nhân day, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giảm hiệu trường Đại học Đà</small>Lạt cùng quỷ thay cô trong trường đã tạo điều kiện dé tập thể lóp chúng tơi học
tập và hồn thành tốt khóa học.
Dong thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Tu pháp
Lâm Đồng, lãnh đạo phịng Cơng chứng số 1 và các anh chị em trong phòng,trong Sở đã tạo diéu kiện và giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và
<small>hồn thành luận văn.</small>
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên, khuyến khích tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
<small>Xin chân thành cam on.</small>
<small>Da Lạt, ngày 06 thang 4 năm 2011Tac gia</small>
Nguyễn Thi Lê Dung
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Chương 1: Những van đề lý luận về hoạt động công chứng... 10
<small>1.1. Khái niệm cơng chứng, chức năng và mục đích của cơng chứng. ... 10</small>
<small>1.1.1. Khái nệm công chứng ... -- -- c1 1S 1111111181111 11 11 re, 10</small>
<small>1.1.2. Chức năng của công chỨng...- - --- + + +1 sesrsrekeree 121.1.3. Mục đích công chứỨng...- .--- -- -c 12321312 1111111118111 1 re 211.1.4. Giá trị pháp lý của van bản công chứng ...- .--‹+++<<<<s++ 24</small>
1.2. Chủ thé và đối tượng công chứng...- --¿- 2s x+etxeE+Eerxexerxer 271.2.1. Chủ thé công chứng ...-¿- ¿2 2 +E+SE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErk 271.2.2. Đối tượng công chứng ...--- 2 2 +EeEEeEE2EE2EE2EErEerkerkersrred 291.3. Quản lý nhà nước về công chứng ...-- - + 2 +s++x+EeE+EeErkereei 31Chương 2: Thực trang hoạt động công chứng trên địa ban tỉnh Lam Dong
<small>tFonip GAT đoạn HIGH TAY oes cases cesses evens conse ceusescnsescvavessansseussacussssvasesursaacavsscuesas 37</small>
2.1. Khái quát về những nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động công chứng trênđịa bàn tỉnh Lâm Đồng...-.¿- - 2S kSE+E£EE*EEEEEEEEEEE121111111111 111111. 37
2.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động cơng chứng trên địa bàn tỉnhLâm Đng... - - «6k 1E EE111E1511118111111111111111111111111111111 11111111111 tk. 40
2.2.1. Về tổ chức hành nghề công chứng...-- - 2-5 + +x+EeE+EeErxexee, 402.2.2. Về chất lượng cơng chứng ...--- - 2 2 +s+E++E£EE+E£EEeE+EeExzrerkers 442.2.3. Về chính sách của chính quyền địa phương trong lĩnh vực cơng chứng
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><small>chứng, vừa không thuận lợi cho khách hàng ...- -- - ¿55-55 +++<s*++<sss2 49</small>
2.3.5. Thiếu sự đầu tư cho cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các hoạt
<small>ð[00151/91519s106;1 0111107 ... 50</small>
2.3.6. Chế độ đãi ngộ đối với người thực hiện công chứng chưa tương xứng<small>với cường độ làm việc và trách nhiệm ...- - - 55222255 ***+++£##++seeee+seesss 51</small>
2.3.7. Chưa có cơ chế kiểm tra, thanh tra có hiệu quả đối với các hoạt động
<small>KT PICT be sung ere saree wnnres evar. ommer arse sr. anak wise ane sma 061891 18908: 1 108286 eaten 2Ä 52</small>
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nang cao chất lượng hoạt động công
<small>chứng ở tỉnh Lâm Đông trong giai đoạn hiện nay ...----<«=5s s« 54</small>
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động công chứng ở tỉnh LâmĐồng trong giai đoạn hiện nay... ¿5-5 SE SE 1S EEEEEEEEE121E1111 111k te. 54
3.1.1. Mục tiêu tổng quat ...---¿- - + s2 EEE18112111111111111 1111. xe 573.1.2. Mục tiêu cụ thỂ... ¿22x22 2E 222.2. rrie 58
3.1.3. Dinh hướng phát triỀn...-- - ¿6 +ESk‡EEEE+EEEEEEEEEEEEEEErkerrrkrkee 593.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công chứng ở tỉnh Lâm Đồng
<small>trong giai Goan Wién NAY 0727077... ẳằẳ... 60</small>
3.2.1. Hồn thiện pháp luật về cơng chứng...--2- 2 2 s2 x2 z2 61
3.2.2. Phát triển cả về số lượng và chat lương đội ngũ công chứng viên trên<small>Gia ban tinh 0... 65</small>
3.2.3. Tang cường công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước về công chứng. 68
<small>3.2.4. Các giải pháp khác ... - .-- - - - c1 1121111111 11311 1 11 1 11118111 gu 70</small>
<small>Ket TUẬN... SG GG 5 G G G5 5 99... 0...0... 00... 0 0000 000004 00000004 0808 74</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Trong những năm qua, hoạt động cơng chứng đã thể hiện vai trị quan
trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thúc đây sự phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an toàn pháplý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong quá trình phát triển, cơngchứng nước ta cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cả về mặt tô chức và hoạtđộng làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao lưu dân sự, kinh tế của xã hội, hạn
chế sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như sự hội nhập của nền kinh tế
đó với thế giới, hạn chế hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Việc tăng cường cơng tác cơng chứng trong tình hình hiện nay là yêu cầu
bức xúc của quản lý kinh tế, quản lý xã hội, hình thành một bước quan trọng thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững 6n định chính trị vàtrật tự an tồn xã hội. Dé phát huy hiệu quả của hoạt động công chứng, tăng
cường quản lý xã hội băng pháp luật và giúp đỡ pháp lý cho công dân, cơ quan
nhà nước, tô chức xã hội, tổ chức kinh tế. Với một thời gian ngăn trong vòng 10
năm, Nhà nước ta đã ban hành 3 Nghị định về tô chức và hoạt động công chứng
<small>(Nghị định 45/HDBT ngày 27/2/1991, Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996; Nghị</small>
định 75/2000 ngày 8/12/2000), đến ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ hop thứ10, Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI đã thơng quaLuật cơng chứng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Điềuđó chứng tỏ tổ chức và hoạt động công chứng là một lĩnh vực không những được
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Thông qua hoạt động của minh các tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnhLâm Đồng những năm vừa qua trong chừng mực nào đó cũng đã đóng góp mộtphần tích cực vào việc lập lại trật tự trong lĩnh vực giao dịch dân sự, kinh tẾ,thương mại, đã đi vào cuộc sống và có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng yêu cầu củacông cuộc đổi mới đất nước cũng như của tỉnh nhà.
Việc góp phần tháo gỡ những vướng mắc và đưa ra một số giải pháphoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công chứng ở tỉnh Lâm Đồng
trong giai đoạn hiện nay là vần đề cấp thiết và khơng chỉ là nhiệm vụ của các cấpchính quyền địa phương mà mỗi cá nhân ở vị trí cơng tác của mình cũng cần có
những đóng góp nhất định. Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động công
chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt
<small>nghiệp cao học.</small>
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về tô chức và hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay làmột van dé đang được quan tâm. Trước đây đã có nhiều cơng trình khoa học
<small>nghiên cứu lĩnh vực này như:</small>
- “Co sở lý luận và thực tiễn xây dựng va hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng công chứng ở Việt Nam” — Đề tài cấp Bộ, mã số 92-98-224 năm 1993 của
<small>Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp. Đây là cơng trình nghiên cứu</small>
của các chun gia đầu ngành vẻ lĩnh vực công chứng, đã xây dựng nên một hệthống cơ sở lý luận về công chứng, gồm: khái niệm công chứng, ý nghĩa pháp lý<small>của văn ban công chứng, phạm vi công chứng và trách nhiệm của cơng chứng</small>
cũng như mơ hình tổ chức, quản lý cơng chứng trên thế giới đồng thời nghiên
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- “Những van dé lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội
<small>dung hành vi công chứng có giá trị pháp lý của văn bản cơng chứng ở nước ta</small>
hiện nay” — Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Văn Khanh. Trong luận án này, tác
giả đã đi sâu nghiên cứu về xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng vàgiá trị pháp lý của văn bản cơng chứng, đề ra giải pháp hồn thiện pháp luật côngchứng về các nội dung nêu trên.
<small>- “Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta trong giai đoạn</small>
hiện nay” Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Chí Thiện. Trong luận văn, tác
giả đã đề cập đến hiệu quả hoạt động công chứng, quá trình hình thành và phát
triển cơng chứng ở nước ta và những tôn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động
<small>cơng chứng. Ngồi ra tác giả cũng nêu ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt</small>
<small>động công chứng.</small>
<small>- “Xã hội hóa cơng chứng ở Việt Nam hiện nay” của tac gia Lê ThiPhương Hoa...</small>
Ở những cơng trình nghiên cứu nêu trên, vấn đề được tập trung nghiên cứu
là các quy định pháp luật cụ thể của công chứng cũng như hồn thiện tơ chức
hoạt động cơng chứng nói chung mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể
cho riêng địa phương Lâm Đồng.3. Pham vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn ở những vấn đề lý luận và thực tiễn
hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra
những phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
<small>Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng như</small>
<small>những phương pháp chủ đạo, đảm bảo tính khách quan và tính khoa học. Ngồi</small>ra, chúng tơi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thê khác:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu sự phát triển của khái
<small>niệm công chứng cũng như hoạt động công chứng ở Việt Nam nói chung và ở</small>
tỉnh Lâm Đồng nói riêng:
- Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ cụ thể từng vấn đề trong
<small>việc xây dựng cơ sở lý luận cũng như thực trạng hoạt động công chứng trên địa</small>
bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay;
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái qt hóa các vấn đề đãphân tích, khăng định lại các nội dung chính;
- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập, diễn giải và trình bàycác dir liệu nhằm cung cấp thông tin trung thực, khách quan và chính xác về các
số liệu mới nhất liên quan đến hoạt động công chứng tại địa phương Lâm Đồng:
- Phương pháp xã hội học được sử dụng dé xem xét, điều tra tình hình
thực tế, thực trạng của vấn dé nghiên cứu.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm của Đảng và của Nhà nước về
cải cách hành chính, cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy tư pháp. Mặt
khác, những nội dung đó cũng là sự kế thừa, phát triển những ý kiến của các nhàkhoa học nghiên cứu chuyên sâu về công chứng và những người làm công tác
chuyên môn trực tiếp thực hiện hoạt động công chứng ở nước ta.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">cao chất lượng hoạt động công chứng ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay.Nhiệm vụ của đề tài này tập trung nghiên cứu làm rõ các vần đề sau:
- Lam sang tỏ một số van đề lý luận về hoạt động cơng chứng: Kháiniệm, chức năng, mục đích, chủ thể, nội dung công chứng và quản lý nhà nướcvề công chứng cũng như giá trị pháp lý của văn bản công chứng.
<small>- — Nghiên cứu thực trạng hoạt động cơng chứng tại địa phương: Khai</small>
qt những nhân tơ có ảnh hưởng đến hoạt động công chứng, những kết qua đạt
được và những ton tại, hạn chế trong hoạt động công chứng ở tỉnh Lâm Đồng.
- — Đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhăm nâng cao chấtlượng hoạt động công chứng ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về những vấn đề lý luận
về hoạt động công chứng nói chung, thực trạng hoạt động cơng chứng ở tỉnh
Lâm Đồng nói riêng cũng như nêu ra phương hướng và giải pháp hoàn thiệnnhằm nâng cao chất lượng hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
<small>trong giai đoạn hiện nay.</small>
7. Cơ cau của luận văn
Luận văn gồm: phần Mở đầu; phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
<small>và 3 chương với 8 mục.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><small>CHƯƠNG I</small>
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOẠT ĐỘNG CÔNG CHUNG
<small>1.1 Khái niệm cơng chứng, chức năng và mục đích của công chứng.1.1.1 Khái niệm công chứng</small>
<small>Theo từ điên Tiêng Việt, công chứng là sự chứng thực của cơ quan nhànước có thâm quyên nhăm xác nhận vê mặt pháp lý các văn bản và bản sao từ</small>bản gốc. [18, tr. 207]
Theo ngôn ngữ của một số nước như Anh, Pháp, Nga, Đức thì thuật ngữcơng chứng có gốc Latine là Notarius nghĩa là viết, ghi chép, lập văn bản.
Ở Việt Nam, “cơng chứng” được chính thức sử dụng là thuật ngữ pháp lý
trong Nghị định ngày 01/10/1945 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc bổ nhiệm
một công chứng viên là người Việt Nam dau tiên thay thé cho cơng chứng viên
<small>người Pháp tại văn phịng cơng chứng ở Hà Nội. [26, tr. 8]</small>
Lần đầu tiên ké từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(1945), khái niệm công chứng nhà nước được đưa ra ở Việt Nam tại Thông tư số574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các côngviệc Công chứng nhà nước, đánh dấu sự đổi mới về tư duy pháp lý, bước đầu
đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế ở giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi. Do đâylà văn bản pháp ly đầu tiên về công chứng trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi
mới nên văn ban này không thể tránh hết được các hạn chế, đó là: chưa xác định
được chủ thể, đối tượng của hoạt động công chứng cũng như nội dung việc công
<small>chứng, chưa phân biệt rõ hoạt động công chứng với hoạt động của các cơ quannhà nước khác.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><small>Việc xác định khái niệm công chứng là vân dé mâu chôt của hoạt động côngchứng. Trong những năm qua, nhiệm vụ quản lý nhà nước có những cải cáchnhât định do vậy khái niệm công chứng được nêu trong các văn bản pháp luậtcủa nhà nước có sự khác nhau.</small>
Khái niệm công chứng đã được nêu từ Nghị định số 45/HĐBT ngày27/2/1991 về tô chức và hoạt động Công chứng nhà nước [4, tr.33], Nghị định số31/CP ngày 18/5/1996 về tổ chức và hoạt động Công chứng nha nước [4, tr.62]và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 về công chứng, chứng thực [4,
tr.100].Viéc thé hiện cu thé nội dung thuật ngữ nay trong 3 Nghị định có sự khác
nhau nhưng về cơ bản là giống nhau, thống nhất. Một cách chung nhất, công<small>chứng được quan niệm: “?à việc cơng chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính</small>hợp pháp của hop dong, giao dịch khác (sau đây gọi la hop dong, giao dich)bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tô
chức tự nguyện yêu cau công chứng ” (Diéu 2, Luật Công chứng) [4, tr.156]
Như vậy, trong khái niệm nêu trên về cơng chứng có thê thấy các nội dung
<small>quan trọng sau đây:</small>
Một là: công chứng là hành vi của công chứng viên. Điều này phân biệt với
chứng thực là hành vi của người đại diện của cơ quan hành chính cơng qun.
Hai là, tính xác thực của hợp đồng, giao dịch khác được cơng chứng viênxác nhận. Tính xác thực của các tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch khác
là vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm cho chúng có giá trị chứng cứ. Trong pháp
luật về tơ tụng, khi nói đến chứng cứ thì bao giờ cũng dé cao tính xác thực của
các sự kiện, tình tiết có thực, khách quan được coi là chứng cứ. Sở dĩ pháp luật<small>coi văn bản cơng chứng có giá tri chứng cứ cũng là do tính xác thực của các tinh</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">tiết, sự kiện có trong văn bản đó đã được cơng chứng viên xác nhận. Tính xácthực này được công chứng viên kiểm chứng và xác nhận ngay khi nó xảy ratrong thực tẾ, trong số đó có những tình tiết, sự kiện chỉ xảy ra một lần, không dé
lai hinh dang, dau vét vé sau (vi dụ: sự tự nguyện cua các bên khi ký kết hợp
đồng) và do đó, nếu khơng có cơng chứng viên xác nhận thì về sau rất dễ xảy ratranh chấp mà tồ án khơng thể xác minh được.
Ba là, tinh hợp pháp của hợp dong, giao dịch khác được công chứng viênxác nhận. Đây là điểm khác biệt giữa trường phái công chứng nội dung (công
<small>chứng hệ Latine) và trường phái cơng chứng hình thức (cơng chứng hệ</small>
Anglosason). Trong cơng chứng hệ Latine thì các hợp đồng, giao dịch hợp pháp
mới được công chứng viên xác nhận, những hợp đồng, giao dịch bất hợp pháp
thì bị từ chối cơng chứng. Đặc điểm này của công chứng hệ Latine quy định
chức năng phòng ngừa các tranh chấp trong hợp đồng, giao dịch khác của công<small>chứng.</small>
<small>1.1.2 Chức năng của công chứng</small>
Công chứng là hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước, ngăn ngừa vi phạm pháp luật va
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đảm đương vai trị này, cơng chứng có
một số chức năng cơ bản như sau:
© Chức năng hợp pháp hóa hợp đồng, giao dịch:
Như chúng ta đã biết, thông thường chỉ có các văn bản, quyết định do cơ
quan nhà nước hay những người có thâm quyền ban hành mới được nhà nước
đảm bảo thực hiện trong thực tẾ cuộc sống, do những văn bản đó có một giá trị
pháp lý nhất định. Tuy nhiên, đối với văn bản do các chủ thé nằm ngoài hệ thống
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">cơ quan nhà nước tạo lập, giao kết mà đặc biệt là những văn bản do công dân tựtạo lập thì van dé lại khơng đơn giản như vậy. Do những chủ thé này không phải
là cá nhân, tổ chức nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nên những văn bản do
họ tạo lập không được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của quyền<small>lực nhà nước. Do đó, giá trị pháp lý của những văn bản tự lập này, đặc biệt là</small>những văn bản được tạo lập, giao kết giữa các cá nhân với nhau, không có. Dokhơng có một sự ràng buộc được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực Nhà nướcnên các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch có thé thay đổi ý chí, thỏathuận của mình bat kỳ lúc nào và hậu quả tất yếu của điều này là quyền và lợi íchhợp pháp của các bên có thể bị xâm hại. Chính vì vậy, khi có tranh chấp xay Ta,để xác định chính xác ý chí của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng, giaodịch các cơ quan tài phán phải trải qua một quá trình xác minh, điều tra với
những trình tự, thủ tục rất phức tạp để làm sang tỏ sự thật. Đặc biệt, công việcnày tạo một áp lực rất lớn lên các cơ quan tài phán, do số lượng tranh chấp ngàycàng nhiều, tính chất của những tranh chấp này cũng ngày càng phức tạp. Nhằmngăn ngừa những vi phạm pháp luật hay những tranh chấp có thé xảy ra, pháp
luật về cơng chứng của một số quốc gia trong đó có Việt Nam chúng ta quy địnhchức năng hợp pháp hóa hợp đồng, giao dịch nhằm tạo ra cho những hop dong,
giao dịch này một giá trị pháp lý như văn bản do cơ quan cơng quyền ban hành.Điều này có nghĩa là những giao dịch, hợp đồng đã công chứng cũng sẽ được
đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước, giảm thiểu tranh
chấp giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Cụ thé, tại Thông tư số
574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp, văn bản quy phạm pháp luật đầutiên quy định về công chứng, đã khang định cơng chứng có chức năng “hợp<small>pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><small>thực hiện |4. tr.9]. Sau này, tuy không quy định chức năng hợp pháp hóa văn</small>
bản được xác lập giữa các cá nhân, tổ chức của công chứng, nhưng bằng việc
khăng định văn bản công chứng (tức là các hợp đồng, giao dịch đã được công
chứng viên chứng nhận) có giá trị thi hành, chúng ta đã gián tiếp công nhận chứcnăng này của công chứng. Khoản 3, điều 14, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quyđịnh “Hop đông đã được cơng chứng, chứng thực có giá trị thi hành đối với cácbên giao kết; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ củamình thì bên kia có quyền yêu câu cơ quan nhà nước có thẩm quyên giải quyết
theo quy định cua pháp luật” [4, tr.103] va cụ thê nội dung khoản 1, điều 6, Luật
Công chứng: “Văn bản cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên
<small>quan; trong trường họp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì</small>
bên kia có qun u câu Tịa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừtrường hợp các bên tham gia hop dong, giao dịch có thỏa thuận khác” [4,tr.157]. Căn cứ vào quy định này, văn bản công chứng khơng chỉ đơn thuần có
hiệu lực thi hành giữa các bên trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch mà
nó có giá trị thực hiện đối với các bên có liên quan, ngay cả khi đó là những cơ
quan nam trong hệ thong các cơ quan quan lý hành chính Nhà nước hay thậm chi
là chính những cơ quan tư pháp hoặc bé tro tư pháp. Điều này có nghĩa là nhữngvăn bản, hợp đồng đã được cơng chứng có giá trị pháp lý hơn hắn những hợpđồng, giao dịch cùng loại nhưng không được công chứng. Sở di như vậy là donhững văn bản, hợp đồng đó đã được một cá nhân được Nhà nước trao cho
quyền năng hợp pháp hóa, hợp thức hóa. Tính ưu việt của chức năng hợp pháp
hóa văn bản, hợp đồng, giao dịch chính là giá trị pháp lý nỗi trội của những vănbản công chứng so với những văn bản, hợp đồng cùng loại nhưng không được<small>công chứng.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><small>e Chic năng tạo lập và xác nhận chứng cứ:</small>
Có thể nói đây là một trong những chức năng cơ bản nhất và lâu đời nhất<small>của cơng chứng nói chung cũng như cơng chứng nội dung nói riêng. Chính vì</small>
<small>chức năng tạo lập chứng cứ là một trong những chức năng lâu đời của công</small>
chứng Việt Nam mà hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta, cũng như một sốquốc gia khác, đang xếp công chứng là một chế định bồ trợ tư pháp tức là công
chứng ra đời, tồn tại hướng đến phục vụ cho công tác tài phán mà trước hết và
chủ yếu là của cơ quan Tịa án. Ngay tại Thơng tư số 574/QLTPK, chức năng
này đã được khang định qua quy định mục đích của công chứng là “ngdn ngừa
vỉ phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi” [4.tr.9]. Đây là một trong những quy định thê hiện trực tiếp nhất, cụ thể nhất chức
<small>năng tạo lập chứng cứ của công chứng. Đặc biệt, chức năng tạo lập chứng cứ cịn</small>
được thể hiện thơng qua các quy định về giá trị chứng cứ của văn bản công
chứng, sản phẩm nghề nghiệp của công chứng viên. Điều 1, Nghị định số
45/HĐBT quy định: “Các hợp dong và giấy tờ đã được cơng chứng có gid trịchứng cứ” [4, tr.33] trong khi “Các hợp dong và giấy tờ đã được công chứng
Nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có
giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu ” đượcghi nhận tại điều 1, Nghị định 31/CP [4, tr62]. Đến khi nghị định số75/2000/NĐ-CP ra đời, giá trị chứng cứ của văn bản công chứng được day lênmột cấp độ cao hơn khi lần đầu tiên giá trị pháp lý trong đó có giá trị chứng cứcủa văn bản công chứng được quy định riêng tại một điều luật, cụ thé là: “Van<small>bản công chứng, văn ban chứng thực có gid trị chứng cứ, trừ trường hop được</small>thực hiện không đúng thẩm quyên hoặc không tuân theo quy định tại nghị địnhnày hoặc bị toa an tuyên bố là vô hiệu” (khoản 2, điều 14, Nghị định số
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">75/2000/ND-CP) [4, tr.103]. Khoan 2, diéu 6, Luat Công chứng đã nêu rõ: “Vanbản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản côngchứng không phải chứng minh, trừ trường hop bị Tịa án nhân dân tun bố làvơ hiệu ” [4, tr.157]. Nói cách khác, khi bị tịa án tuyên bố là vô hiệu, văn bảncông chứng sẽ khơng có giá trị thi hành nghĩa là sẽ bi mat giá trị mang tinh chat
quản lý hành chính nhưng trong trường hợp này nó vẫn có giá trị chứng cứ. Một
<small>văn bản công chứng được tạo lập theo một trình tự phức tạp do luật định, được</small>
xác lập dựa trên những giấy tờ, tài liệu đáng tin cậy... và đặc biệt là nó được tạo
lập trước khi xảy ra tranh chấp, nên rõ ràng đây là những chứng cứ có giá trị
pháp ly cao hơn han những nguồn chứng cứ khác hay cịn gọi là những chứng cứ
<small>khơng phải chứng minh.</small>
© Chức năng tư vấn cho người có u câu công chứng:
Mặc dù đến nay chức năng này vẫn chưa được chính thức thừa nhận. Trên
<small>các văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định cơng chứng viên có nhiệm vụ</small>
hướng dẫn trình tự, thủ tục cơng chứng, giải thích quyền và nghĩa vụ cho các
bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dich. Tuy nhiên cũng có một số văn bảnpháp luật công chứng đề cập đến vấn để này. Mục 2, phần I, Thông tư số858/QLTPK nêu rõ “Dé tranh trường hợp do không hiểu pháp luật, đương sự tựgây tốn hại đến quyên và lợi ích hợp pháp của mình, khi thực hiện các việc làmcơng chứng, cơng chứng viên phải giải thích cho đương sự hiểu quyên, nghĩa vụvà lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời phân tích cho họ hiểu hậu quả pháp lý củanhững việc làm cơng chứng khơng thích hợp đó” [4, tr.12] trong khi điểm 2, Chithị số 1106/CT-CC ngày 19/7/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp triển khai thựchiện Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">chính trong giải quyết công việc của công dân và tô chức trong lĩnh vực côngchứng quy định: “Những yêu cẩu công chứng của công dân và tổ chức mà thitục, giấy tờ cịn chưa day du hoặc cơng chứng viên và những người được giaothực hiện công chứng của Ủy ban nhân dân huyện từ chối khơng thực hiện cơngchứng, thì can được giải thích, hướng dân cụ thể và nói rõ lý do dé công dân vađại diện các tô chức không phải di lại nhiễu lan, làm mat thời gian cơng sức,tién bạc” [4, tr.55]. Sau đó những nội dung tương tự cũng xuất hiện trong cácvăn bản quy phạm pháp luật về công chứng tại nước ta như quy định tại khoản 5,điều 16, Nghị định số 45/HDBTP: “Trường hợp can thiết, giải thích cho ngườiu cau cơng chứng hiểu rõ quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩapháp ly của việc công chung” [4. tr.36]; khoản 1 và khoản 4, điều 21, Nghị địnhsố 31/CP cũng đã nêu: “Giải thích cho người yêu cau cơng chứng hiểu rõ quyển,
<small>nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa pháp ly của việc công chứng” [4,</small>
tr.66] và khoản 2, khoản 3, điều 37, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quy định:
“Tiến nhận, kiểm tra giấy tờ do người u câu cơng chứng, chứng thực xuất
trình, hướng dân thủ tục, trình tự thực hiện cơng chứng, chứng thực cho ngườiyêu cau công chứng, chứng thực, nếu can thiết”, “Giải thích cho người u cẩu
cơng chứng, chứng thực hiểu rõ quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý
<small>nghĩa và hậu quả pháp lý cua việc công chưng, chứng thực ” [4, tr.112]... Đứng</small>
trên phương diện ngữ nghĩa, việc thông báo hậu quả pháp lý, quyền và nghĩa
vụ... cho đương sự của công chứng viên không phải là hành vi tư vấn theo đúng
nghĩa của nó. Tuy nhiên, khi thực hiện việc “giải thích”, “hướng dẫn” về trình tự,
thủ tục cũng như quyền và nghĩa vụ cho đương sự khi tác nghiệp, có thê thấy<small>cơng chứng viên đã thực hiện công việc của một nhà tư vân thực thụ.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Từ đó chúng ta có thể nhìn nhận rằng mặc dù có những điểm khác biệtnhất định so với chế định công chứng của các quốc gia khác nhưng công chứng
viên hành nghề tại Việt Nam cũng có chức năng tư vấn cho người yêu cầu công
chứng. Tuy nhiên, từ những quy định thực định của pháp luật, chúng ta thấychứng năng tư vấn của công chứng viên hiện chưa được pháp luật quy định mộtcách cụ thê, chỉ tiết. Nếu có quy định thì cũng dừng ở mức độ giúp cho các bênđương sự hiểu rõ hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng, giao dịch; các điềukhoản và điều kiện của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật hiện hànhcũng như những chuân mực đạo đức xã hội... Trên thực tế, khi thực hiện nhiệm
<small>vụ theo quy định của Luật Công chứng, các công chứng viên cũng như các nhân</small>
viên tô chức hành nghề công chứng vẫn thực hiện chức năng tư van.
<small>© Chic năng lưu trữ và cung cáp chứng cứ:</small>
Có thé coi đây là chức năng quan trọng nhất, là yếu tố quyết định ban chất
bồ trợ tư pháp của công chứng được ghi nhận trong pháp luật về công chứng củarất nhiều quốc gia trên thế giới. Có thé khang định văn bản cơng chứng là những
chứng cứ chủ yếu được lưu giữ trong đó ghi nhận tồn vẹn và trung thực ý chí
của các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Chính vì vậy mà van đề lưu
trữ văn bản cơng chứng đã được pháp luật về công chứng của nước ta ghi nhậntừ rất sớm. Điểm 10, phan I, Thông tư số 858/QLTPK nêu rõ: “Các tai liệu côngchứng phải được bảo quản, lưu trữ tại cơ quan công chứng với day đủ hô sơ kèm
<small>theo. Việc lưu trữ, bảo vệ các tài liệu công chứng phải bao đảm không hu hỏng,</small>
mat mát và tiện sử dụng khi can thiết” [4, tr.13] trong khi khoản 4, điều 16, Nghị
định số 45/HĐBT quy định nhiệm vu của công chứng viên “Liu #rữ các văn bản
công chứng” [4, tr.35]; điểm 2, Chỉ thị số 1106/CT-CC ngày 19/7/1994 của Bộ
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">trưởng Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ vềcải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc của cơng dân và
tổ chức trong lĩnh vực công chứng cũng khang định: “Tat cả các loại hô sơ, văn
bản đã được công chứng và số công chứng phải được lưu trữ, bảo quản đây đủ,chặt chẽ, lâu dài tại phịng cơng chứng nhà nước, nơi đã giải quyết yêu cầu côngchứng đó ” [4, tr.55]. Nếu như tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, các nhà làm luậtchỉ đành một điều (điều 62) để quy định về chế độ lưu trữ văn bản cơng chứng(và văn bản chứng thực) thì tại Luật Cơng chứng, các nhà làm luật đã dành hắnmột chương (chương V), bao gồm 3 điều luật dé quy định về “lu rữ hô sơ công
<small>chứng ”.</small>
Căn cứ vào nội dung các quy định trên, có thê thấy việc lưu trữ văn bảncông chứng không chỉ là việc lưu trữ bản thân các văn bản đó mà bao gồm cảviệc lưu trữ hồ sơ kèm theo văn bản. Những hồ sơ này có thể là bản chính, bản
photocopy, bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, tài liệu
chứng minh tu cách pháp nhân của tổ chức cũng như chứng minh thâm quyềncủa người đại diện, các giấy tờ khác về chủ sở hữu đối với tài sản là đối tượng
của giao dịch, hợp dong... Tuy nhiên, trong một số trường hop cụ thé, hồ sơ
cơng chứng cịn bao gồm cả những văn bản ghi chép của công chứng viên hoặcngười u cầu cơng chứng trong q trình tạo lập văn bản cơng chứng (ví dụ như
q trình hoàn tất một bản chúc thư: băng ghi âm, ảnh chụp...) Nhìn chung, việc
lưu trữ được tiễn hành theo hai hệ thống là hệ thống hồ sơ và hệ thống dữ liệu
lưu trên máy vi tính. “Ngồi việc lưu trữ hồ sơ công chứng, hỗ sơ chứng thực,
cơ quan nhà nước có thẩm qun cơng chứng, chứng thực can nhập vào máy vitính các cơng việc cơng chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch” (khoản 1, điều62, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP) [4, tr.122]. Như vậy, nếu như hệ thống lưu trữ
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">hồ sơ bao gồm cả văn bản cơng chứng và các giấy tờ liên quan thì việc lưu trữ
<small>trên máy vi tính lại chỉ được quy định cho văn bản công chứng. Tuy nhiên, lưu</small>
trữ văn bản công chứng cũng như hồ sơ đi kèm không chi là việc bảo quản, giữgìn những văn bản, tài liệu này ở trong một trạng thái tốt nhất mà nó cịn baogồm cả việc tra cứu, sử dụng những thơng tin đang được lưu trữ ngày nay trongq trình tác nghiệp của công chứng viên. Đặc biệt pháp luật cũng quy định rấtchỉ tiết, cụ thé trình tự cũng như thâm quyền khai thác các thông tin, tài liệu liênquan đến công chứng của các cá nhân, t6 chức có nhu cầu. Ví dụ như khoản 3,
điều 54, Luật Công chứng quy định: “7zong trường hợp cơ quan nhà nước có
thấm quyển yêu cau bằng văn bản về việc cung cấp hô sơ công chứng phục vucho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, diéu tra, truy tô, xét xử, thi hành án liênquan đến việc đã công chứng thì tổ chức hành nghề cơng chứng có trách nhiệmcung cấp bản sao văn bản công chứng và các giấy tờ khác có liên quan. Việc đốichiếu bản sao văn bản cơng chứng với bản chính chỉ được thực hiện tại tổ chứchành nghề công chứng nơi dang lưu trữ ho sơ công chứng” [4. tr.174]. Như vậy,không phải bat kỳ ai cũng có quyên tiếp cận hoặc yêu cầu cung cấp thông tin liênquan đến văn bản công chứng và hỗ sơ đi kèm mà căn cứ vào quy định hiệnhành, chỉ có một số đối tượng nhất định với một trình tự, thủ tục nhất định mớiđược phép tiếp cận và yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng cung cấp bản sao<small>văn bản công chứng cũng như các thơng tin có liên quan.</small>
<small>1.1.3 Mục đích của cơng chứng</small>
Mục đích của cơng chứng là nhằm “tao ra những bảo đảm pháp ly để bảo
vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tô chức phù hop vớiHiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngănngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi,
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">góp phan tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” — theo Thong tu số574/QLTPK hay “nham bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quannhà nước, tô chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), gópphan phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ”-
theo quy định tại Nghị định 45/HĐBT và ghi nhận tại Nghị định số 31/CP, đến
Nghị định 75/2000/NĐ-CP là nhằm: “góp phan bảo đảm an toàn pháp lý trongquan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác, phòng ngừa viphạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”... Xuyên suốt các kháiniệm chúng ta có thé nhận ra mục đích cuối cùng của cơng chứng chính là nhằmbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, co quan nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Văn bản công chứng, sản phẩm của hoạt động công chứng, chứng nhận các
thỏa thuận tự nguyện giữa các bên; tại thời điểm công chứng các bên giao kết có
<small>năng lực hành vi dân sự, tư cách pháp nhân phù hợp theo quy định của pháp luật;</small>
các thỏa thuận không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội,
tức là hợp đồng, giao dịch cần thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự theo quy định ở Bộ Luật Dân sự. Chỉ cần hợp đồng, giao dịch khơng thỏa
mãn một trong các điều kiện có hiệu lực nêu trên thì hợp đồng, giao dịch đó là
<small>vơ hiệu.</small>
Như vậy khi thực hiện công chứng, công chứng viên phải kiểm tra năng lực
hành vi, xác định nhân thân của đương sự. Đề xác định chính xác nhân thân của
đương sự, công chứng viên được quyền yêu cầu đương sự xuất trình các loại
giấy tờ chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khâu... Công chứng viên khôngnhững phải xác định chính xác nhân thân của người u cầu cơng chứng thông
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">qua các giấy tờ tùy thân do họ xuất trình mà cịn phải khăng định những cá nhânnày có đủ độ tudi dé giao kết hợp đồng, giao dịch; có khả năng nhận thức hậuquả pháp lý do hành vi giao kết hợp đồng, giao dịch gây ra; không bị lừa dối khigiao kết hợp đồng, giao dich và có khả năng điều khiến hành vi đó tức là giao kết
hợp đồng, giao dịch trong trạng thái tinh thần tỉnh táo, không bị ép buộc. Đồng
thời phải khăng định chữ ký trên văn bản công chứng là của người yêu cầu côngchứng (hay người đại diện) ký trước mặt công chứng viên tại thời điểm côngchứng. Tất cả những hành động nêu trên của công chứng viên đều nhằm bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Ví dụ: Có trường hợpNguyễn Văn T mượn được giấy tờ nhà đất của người em là Nguyễn Văn A đemđến ngân hàng làm thủ tục xin vay 500 triệu. Khi mang hợp đồng thế chấp đến
<small>phịng Cơng chứng thì do ơng T và ông A là anh em ruột nên khi công chứng</small>
viên S nhận dạng ơng A bằng hình dán trên chứng minh nhân dân thấy cũnggiống nên vẫn cho ông ký hợp đồng thé chấp. Tuy nhiên dé đảm bảo người kýhợp đồng chính là ơng A, cơng chứng viên S đã yêu cầu ông T điểm chỉ, sau khi
so sánh dấu vân tay giữa chứng minh nhân dân và điểm chỉ của ông T thấykhông khớp. Công chứng viên S u cầu ơng A phải có mặt để ký hợp đồng thế
chấp nhưng ơng A khơng thé đến vì dang ở nước ngồi nên cơng chứng viên S từ
chối công chứng hồ sơ thé chấp của ông T. Việc công chứng viên S từ chối côngchứng hợp đồng thé chấp của ông T đã bảo vệ được quyén cũng như lợi ích củng A và ngân hàng. Ngồi ra, cơng chứng viên S cũng đã góp phần ngăn ngừa<small>được việc vi phạm pháp luật của ơng T.</small>
Có thé thấy, trong hoạt động công chứng văn bản công chứng là căn cứ dé
hai bên thực hiện. Công chứng viên tự chịu trách nhiệm về việc cơng chứng củamình nên ln ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">của pháp luật có liên quan. Qua đó, giáo dục mọi người nhất là các chủ thé liênquan hiểu biết và chấp hành đúng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củachính mình và của các chủ thể khác. Mặt khác, qua hoạt động cơng chứng, trongq trình tác nghiệp của mình công chứng viên kịp thời phát hiện những dấuhiệu vi phạm pháp luật. Ví dụ, đất đã có quyết định thu hồi, đất thuộc quy hoạchgiải tỏa nhưng vẫn cố tình mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các tô
chức hành nghề công chứng dé thực hiện công chứng tặng cho hoặc có trườnghợp nhận chuyền nhượng với giá 5 tỷ sau đó về cạo sửa giá chuyển nhượng trong
hợp đồng đã được công chứng thành 15 tỷ nhằm mục đích bé túc hồ sơ xin vayvốn của ngân hàng. Ngân hàng duyệt cho vay 10 tỷ và yêu cầu công chứng hợpđồng thé chấp. Như vậy người u cầu cơng chứng đã cố tình làm sai lệch hồ sơthế chấp nâng số tiền vay vượt quá giá trị tài sản. Bằng phương tiện (hệ thống
<small>lưu trữ của phịng) và nghiệp vụ của mình, cơng chứng viên đã ngăn chặn đượchành vi lừa dao của đương sự.</small>
Pháp luật với nhiều quy định điều chỉnh các quan hệ khác nhau. Các quy
định pháp luật chỉ phát huy tác dụng và hiệu quả nếu được thực thi nghiêm minhtrong cuộc sống. Hoạt động công chứng giúp mọi người nắm bắt và hành xử theo
<small>đúng pháp luật. Chính việc tuân thủ các quy định, thủ tục trong hoạt động công</small>
chứng là bảo chứng cho việc thực thi của các hợp đồng, giao dịch. Sự tác động
đó khơng nằm ngồi mục đích bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan nhà nước, tô chức kinh tế, tổ chức xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật,
nâng cao ý thức pháp luật và bảo đảm tăng cường pháp chế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><small>1.1.4 Giá trị pháp lý của văn bản công chứng</small>
Đây là van dé rat quan trọng, quyết định ly do tồn tại của thiết chế côngchứng trong đời sống xã hội.
Theo thơng lệ của các nước có hệ thống cơng chứng Latine, văn bản cơng<small>chứng có giá tri chứng cứ và giá tri thi hành. Giá tri thi hành va giá trị chứng cứ</small>
của văn bản công chứng thé hiện ở chỗ: các hợp đồng, giao dịch đã được cơngchứng thì có hiệu lực thi hành đối với các bên trong hợp đồng, giao dịch đó và có
hiệu lực với người thứ ba. Nếu vì một lý do nào đó mà một bên khơng thực hiệnnghĩa vụ của mình thì bên kia khơng cần phải kiện ra tịa án mà chỉ cần xuấttrình văn bản hợp đồng, giao dịch đã được cơng chứng đó cho cơ quan có thâm
quyên (ví dụ: thừa phát lại) dé cưỡng chế thi hành. Trong trường hợp muốn bác
<small>bỏ hiệu lực của văn bản cơng chứng đó thì phải kiện ra tịa án và khi đó thì các</small>
tình tiết, sự kiện đã ghi trong hợp đồng, giao dịch đó sẽ trở thành chứng cứ hiểnnhiên trước tịa, khơng cần phải xác minh, người muốn bác bỏ nó phải xuất trình
được chứng cứ ngược lại. Đặc điểm nêu trên của văn bản công chứng có ý nghĩarất lớn thé hiện vai trị phịng ngừa, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tronghợp đồng, giao dịch đồng thời hạn chế được rất nhiều các vụ kiện tụng ra tòa ángây tốn kém, lãng phí.
Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quy định: “Văn bản cơng chứng, văn bản
chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không đúng thẩmquyên hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định này hoặc bị toà án tuyên bốlà vô hiệu. Hợp dong đã được công chứng, chứng thực có giá trị thi hành đối vớicác bên giao kết; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ<small>của minh, thì bên kia có quyên yêu cau cơ quan nhà nước có thâm quyên giải</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">quyết theo quy định của pháp luật” [4, tr.103J. Tuy nhiên trên thực tế, quy địnhnày của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP chưa được các cơ quan, tổ chức và cá
nhân nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Mặt khác, quy định nói trên chỉ ở cấp Nghị
<small>định nên thường bị các văn bản quy phạm pháp luật khác có hiệu lực pháp lý cao</small>
hơn bỏ qua, do đó trong nhiều trường hợp gây thiệt hại cho các bên trong hợpđồng, giao dịch.
Khăng định giá trị pháp lý của văn bản cơng chứng có ý nghĩa quan trọngquyết định sự ton tại của thé chế công chứng trong đời sống xã hội.
Điều 6 của Luật Công chứng quy định:
“1. Văn bản cơng chứng có hiệu lực thi hành đổi với các bên liên quan;
<small>trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia</small>
có qun u cầu tồ án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợpcác bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.
2. Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong
van bản cơng chứng khơng phải chứng mình, trừ trường hop bị tồ án tun bố
<small>là vô hiệu. ” [4, tr.157]</small>
Như vậy, hợp đồng, giao dịch khác đã được cơng chứng sẽ có hai giá trị
<small>pháp lý cơ bản sau đây:</small>
Một là, có giá trị chứng cứ khơng phải chứng minh trước tồ án. Có ý kiếnphản đối quy định này của Luật với lập luận răng chỉ có tồ án mới có thâmquyền quyết định một tình tiết, một sự kiện nào đó là chứng cứ. Theo pháp luậttố tụng Việt Nam cũng như của các nước thì chứng cứ phải được thu thập theotrình tự luật định. Ngoài ra, ý kiến này cũng cho rang hành vi chứng nhận của
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Công chứng viên khơng thê biến một tình tiết, sự kiện nào đó trong nội dung của
hợp đồng thành chứng cứ hiên nhiên trước toà án được.
Thực ra vấn đề giá trị chứng cứ của văn bản công chứng không phảichứng minh đã được quy định tại Điều 80 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004của nước ta [4, tr.149]. Cơ sở của quy định nay là xuất phát từ việc thừa nhận
chức năng của công chứng viên về chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng,
giao dịch như đã nêu trên. Tính xác thực do cơng chứng viên chứng nhận biếncác tình tiết, sự kiện có trong hợp đồng, giao dịch trở thành chứng cứ hiển nhiên
<small>trước tồ. Bởi vì cơng chứng viên là một chức danh tư pháp được Nhà nước giao</small>
quyền làm việc đó và chỉ có cơng chứng viên mới được nhân danh Nhà nước dé
chứng nhận các hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên là người đứng giữa các
bên hợp đồng, là người bảo vệ quyên lợi của tat cả các bên hợp đồng, như vậy sứ
<small>mệnh của công chứng viên là tao lập ra văn bản cơng chứng có giá tri chứng cứtrước tồ án.</small>
Tại điều 6 của Luật Cơng chứng cũng đã khang định: “gid tri chứng cứ
<small>cua văn ban công chứng sẽ bị bác bỏ khi bị Toà an tuyên là vơ hiệu”. Nhưng như</small>
vậy cũng khơng có nghĩa là Tồ án có thé tun vơ hiệu một cách tùy tiện. Mộtngười muốn yêu cầu toà án tuyên bố một văn bản cơng chứng là vơ hiệu thì phải<small>chứng minh được văn bản cơng chứng đó đã được lập một cách trái pháp luật.</small>Nếu khơng chứng minh được điều đó thì văn bản cơng chứng sẽ được cơng nhậnlà chứng cứ hiển nhiên trước tồ án. Như vậy, vai trị phịng ngừa của cơng
chứng thể hiện ở chỗ: ngay khi lập hợp đồng, các bên hợp đồng đã củng cố
chứng cứ về việc ký kết hợp đồng đó, đề phịng các tranh chấp về sau. Trên tinh
thần đó, ở các nước theo hệ cơng chứng Latine, cơng chứng viên cịn được coi là"thấm phán phòng ngừa".
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><small>Hai là, giả trị thi hành của văn ban cơng chứng:</small>
<small>Nói van bản cơng chứng có giá tri thi hành có nghĩa là những gì đã thoả</small>
thuận trong văn bản cơng chứng thì có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên
hợp đồng, giao dịch đồng thời đối với cả bên thứ ba. Trước hết, xét trong mốiquan hệ giữa các bên hợp đồng thì hiển nhiên là những gì họ đã cam kết trong
hợp đồng, giao dịch thì họ có nghĩa vụ thực hiện, khơng được bội ước. Đó cũng
là ngun tắc của luật dân sự. Vì vậy, giá tri thi hành của văn bản cơng chứng(hay nói cách khác là hợp đồng, giao dịch đã được công chứng) thực ra khơng có
gì mới. Mặt khác, xét trong mối quan hệ với người thứ ba thì văn bản cơng
chứng cũng có hiệu lực bắt buộc người thứ ba phải tơn trọng và thi hành. Ví dụ:một hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất đã được các bên ký kết và đã<small>được cơng chứng thì các cơ quan và các cá nhân có liên quan cũng phải cơng</small>nhận và làm các thủ tục liên quan (trước bạ, sang tên). Điều này cũng là xuất
phát từ nguyên tắc tôn trọng quyên tự do giao kết hợp đồng của chủ thể.
1.2 Chủ thể và đối tượng công chứng1.2.1 Chủ thể công chứng
Qua các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực công chứng,
điều dé dàng nhận thấy là những thay đổi nhất định về chủ thé thực hiện công
chứng qua từng thời kỳ. Đầu tiên, tại Thông tư số 574/QLTPK cũng như tại Nghịđịnh 45/HĐBT, chúng ta không xác định rõ ràng chủ thé của hoạt động cơng
chứng nhưng chúng ta có thé khang định rằng đó chỉ có thé là phịng Cơngchứng nhà nước va Ủy ban nhân dân cấp có thắm quyền. Chỉ đến khi Nghị định75/2000/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định số 31/CP, lần đầu tiên chủ thể
thực hiện công chứng được xác định là Phịng cơng chứng trong khi chủ thể của
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">hành vi chứng thực là Ủy ban nhân dân có thâm quyền. Tuy vậy, việc tách biệtcông chứng và chứng thực chỉ đừng ở mức phân biệt chủ thể, giá trị giao dịch
hay loại hình tài sản... chứ khơng có gì khác biệt về bản chất pháp lý giữa hai
<small>loại hành vi này. Và theo khái niệm công chứng được nêu ra tại Luật Công</small>
chứng, chủ thể thực hiện công chứng mới được xác định lại một cách chính xáclà cơng chứng viên. Việc xác định chủ thể cơng chứng khơng những chỉ đóng
một vai trị lý luận quan trọng mà nó cịn thé hiện quan điểm của các nhà làm
luật về bản chất của công chứng, mơ hình tơ chức cơng chứng, địa vị pháp lý củacơng chứng viên, cơ cấu tổ chức của phịng công chứng... Rõ ràng, từ nhữngquy định đã được pháp luật ghi nhận, chúng ta thay có những thay đổi nhất địnhtrong quan điểm của những nhà làm luật tại nước ta về chủ thé của hoạt động bé
trợ tư pháp này. Từ đó có thể nhận thấy chủ thể cơng chứng có thể là cá nhân
cơng chứng viên hoặc đơn vị, tơ chức có thấm quyền cơng chứng. Đến lượt
minh, đơn vị, tổ chức có thâm qun cơng chứng có thé là đơn vị, tổ chức thực
<small>hiện cơng chứng một cách chun nghiệp như phịng cơng chứng, văn phịng</small>
cơng chứng hay cũng có thé là những don vị, tổ chức thực hiện cơng chứng (sau<small>này cịn được gọi dưới cái tên là chứng thực) một cách kiêm nhiệm như ủy ban</small>nhân dân cấp có thâm quyên. Tùy từng thời kỳ cũng như từng địa phương mà Ủy
ban nhân dân cấp có thâm quyền có thé là Uy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã hay Ủy bannhân dân cấp phường, xã, thị tran. Nhìn chung, chỉ có ủy ban nhân dân cấp quận,
huyện, thị xã và ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị tran là được coi là chủ thé
cơng chứng (hay cịn được gọi là chứng thực) trong một thời gian tương đối dài
ké từ khi Thông tư số 574/QLTPK ra đời cho đến khi Luật Cơng chứng có hiệulực. Quy định cho phép ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">“thực hiện các việc làm công chứng nhà nước ` chỉ ton tại duy nhất tại công vănsố 554/CV-CC ngày 10/7/1989 của Bộ Tư pháp về việc bổ sung một số điểm
trong việc triển khai thực hiện Thông tư 574/QLTPK [4, tr.25]. Sau này, ké từ
khi Nghị định số 45/HDBT được ban hành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương không trực tiếp thực hiện các việc làm cơng chứng nữa màchỉ cịn đóng vai trị là một trong những cơ quan tham gia quản lý nhà nước đốivới công chứng trên một số phương diện. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại ở đây làchủ thê được nêu ra tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên chỉ đơn thuần là
các chủ thể thực hiện công chứng (và chứng thực) ở trong nước. Tại điều 24,Pháp lệnh lãnh sự ngày 24/11/1990 của Hội đồng nhà nước quy định việc “thuc
<small>hiện cơng chứng” của cơ quan lãnh sự nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt</small>
Nam tại nước ngoài [4, tr.32] và các điều 19, Nghị định 45/HDBT [4, tr.36]; điều16, Nghị định số 31/CP [4, tr.65] và điều 25, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP [4,
tr.108] cũng quy định về chức trách thực hiện các yêu cầu công chứng của công
dân Việt Nam tại nước ngoài của hệ thống các cơ quan này. Như vậy cơ quan
<small>lãnh sự, mặc dù không phải là cơ quan chuyên trách nhưng những hoạt động của</small>
họ liên quan đến lĩnh vực này vẫn được gọi là “cơng chứng” thay vì dùng từ
<small>“chứng thực”.</small>
1.2.2 Đối tượng cơng chứng
Đối tượng công chứng là các loại hợp đồng hoặc các loại giao dịch băngvăn bản theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự<small>nguyện yêu câu công chứng.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Như vậy, có hai đối tượng cơng chứng, đó là hợp đồng, giao dịch phải côngchứng theo quy định của pháp luật và hop đồng, giao dịch do cá nhân, tô chức tự<small>nguyện yêu câu công chứng.</small>
- Với đối tượng thứ nhất, các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà pháp
<small>luật quy định rõ phải được công chứng hoặc chứng thực, trong đó xác định cụ</small>
thể những trường hợp chỉ được cơng chứng hoặc những trường hợp có thê lựa
<small>chọn giữa hình thức cơng chứng và hình thức chứng thực. Thơng thường với</small>
những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải được công chứng hoặc
chứng thực được coi là những hợp đồng, giao dịch quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến nhiều khía cạnh trật tự an tồn xã hội và xét dưới một giác độ nào đóbiện pháp quy định này mang nặng tính chất quản lý hành chính nhà nước. Ví dụnhư điều 18, nghị định số 31/CP, khi quy định nhiệm vụ cho phịng Cơng chứng
nhà nước đã liệt kê những đầu việc mà phịng cơng chứng nhà nước phải thực
hiện hay những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có cơng chứng(hoặc chứng thực) trong Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005 như hợp đồng thuê nhà
ở - trong trường hợp có thời gia từ 6 tháng trở lên (Điều 492), hợp đồng mua bánnhà ở (Điều 451)... thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; cho thuê, cho thuê lạiquyền sử dụng đất; chuyển đổi quyền sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sửdụng đất... được quy định tại các điều 126, 127, 128, 129... của luật Đất đai
ngày 26/11/2006 [4, tr.148]. Căn cứ vào những điều luật nay, chúng ta có thé
khang định đối với những loại hợp đồng, giao dịch nêu trên, việc tham gia của
công chứng viên là điều kiện bắt buộc dé những giao dịch, hop đồng đó có hiệu
Day là yêu tố thé hiện ý chí chủ quan của nhà nước trong việc quan lý các
hợp đồng, giao dịch quan trọng theo quan điểm quản lý của nhà nước, giảm thiểutranh chấp, phịng ngừa vi phạm pháp luật có thé xảy ra.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">- Ngoài những hợp đồng, giao dich do pháp luật quy định phải công chứnghoặc chứng thực như đã nêu cịn có các hợp đồng giao dịch không thuộc diện bắt<small>buộc phải được công chứng nhưng bản thân đương sự với nhận thức pháp luật đã</small>tự nguyện yêu cầu công chứng viên chứng nhận hợp đồng, giao dịch mà họ thamgia giao kết nhằm bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp của mình. Ví dụ như hợpđồng đặt cọc. Đối tượng này mang tính tự nguyện của người u cầu cơngchứng. Đây chính là yếu tố dé chúng ta khang định công chứng khơng phải là
một biện pháp quản lý hành chính nhà nước thuần túy mà ở một khía cạnh nào
đó, cơng chứng chính là một cơng cụ để những người u cầu cơng chứng tự bảo
vệ qun và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Đối tượng tự nguyện xuấthiện muộn hơn so với đôi tượng bắt buộc và mới ghi nhận tại Nghị định sỐ
<small>75/2000/NĐ-CP và Luật Công chứng.</small>1.3 Quản lý nhà nước về công chứng
Ý thức được tam quan trọng trong việc giám sát hoạt động bé trợ tư pháp
nói chung hay quản lý cơng chứng nói riêng, ngay từ những văn bản pháp lý đầu
tiên đặt nền móng cho chế định cơng chứng tại nước ta, các quy định về thâm
quyên, trách nhiệm giám sát, quan lý hoạt động bổ trợ tư pháp này luôn đượcpháp luật nước ta ghi nhận, cụ thé như sau:
Tại phần IV, Thông tư số 574/QLTPK, khi dé cập đến van dé quản lý
công chứng nha nước đã quy định Bộ tư pháp “quản lý thong nhất công tác côngchứng nhà nước trong cả nước theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyên đượcquy định trong Nghị định 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội dong Bộ trưởng”trong khi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương<small>“lãnh đạo chung công tác công chứng ở địa phương trong phạm vi nhiệm vụ và</small>thẩm quyên của mình”. Và dé cụ thé hố những quy định trên, Thơng tư số
<small>574/QLTPK cũng liệt kê các nhiệm vụ mà Sở Tư pháp, với tư cách là cơ quan</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">giúp việc cho Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực<small>thuộc trung ương phải thực hiện cơng tac quản ly cơng chứng [4, tr.11]. Vai trị</small>quản lý công chứng của Sở Tư pháp tiếp tục được khăng định trong Công văn số863/QLTPK ngày 17/10/1987 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện
Thông tư số 574/QLTPK [4, tr.23]. Như vậy, ngay từ những văn bản pháp ly đầu
tiên về cơng chứng, vai trị quan ly nhà nước đối với hoạt động bé trợ tư phápnày đã được giao cho các cơ quan thuộc hệ thông hành pháp (cơ quan hành chínhnhà nước) mà cụ thé là Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu
trực thuộc trung ương và Sở Tư pháp. Ngồi ra, chúng ta cịn có thê ké đến vai
trị của Bộ Tài chính trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp quy định về lệ phí cơng<small>chứng.</small>
Đến Nghị định số 45/HĐBT, cơ chế quản lý công chứng vẫn chủ yếu dựatrên hai cơ quan thuộc hệ thông hành pháp là Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh. Quy định “Bộ Tw pháp quản lý thống nhất về tổ chức và hoạt động
công chứng trong phạm vi cả nước” được ghi nhận tại Điều 9 và “Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh)có trách nhiệm quan bp công tác công chứng ở địa phương minh” và “Giám đốcSở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ nói trên” đượcquy định ở Điều 10 Nghị định số 45/HDBT. Như vậy tại Nghị định số 45/HĐBT,chức năng quản lý nhà nước đối với công chứng của Sở Tư pháp khơng cịn nữavà thay vào đó là quy định Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban
<small>nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý cơng chứng. Ngồi ra, Bộ Tư pháp</small>
cịn có quyền ban hành mẫu văn bản cơng chứng (Điều 7), cùng với Bộ Tài
chính quy định mức thu lệ phí cơng chứng (Điều 8) trong khi Chủ tịch Uy bannhân dan tỉnh có quyền ra quyết định thành lập phịng cơng chứng, bổ nhiệm và
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">miễn nhiệm công chứng viên...(sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
(Điều 12) [4, tr.34].
Phần III, Thông tư số 276/TT-CC ngày 20/4/1991 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn về tổ chức và quản lý công chứng nhà nước đã cụ thé hố chức năng quản lýcơng chứng của cơ quan hành chính có liên quan. Ngồi việc quy định thẩm
quyền của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh (mà Giám đốc Sở Tư pháp là
người có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh) trong việc thành lập Phịng
cơng chứng, bố nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên... nội dung đáng chú ý củaThơng tư này chính là danh sách liệt kê chi tiết những nhiệm vụ, quyền hạn củaBộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với công chứng. Cụ thé, Bộ Tư pháp có trách nhiệm “quản lý thong nhất vềtổ chức và hoạt động công chứng trong phạm vi cả nước” bao gồm việc hướng
dẫn, kiểm tra về tô chức và hoạt động công chứng, tổng kết, phổ biến kinh
nghiệm, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, phát hành mẫu văn bản công chứng, giải
quyến đơn thư khiếu nại tố cáo...trong khi Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm“quản lý tổ chức và hoạt động công chứng ở địa phương minh theo sự hướng
dân thống nhất của Bộ Tư pháp” bao gồm việc hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức
và hoạt động công chứng tại địa phương, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí chohoạt động cơng chứng, bảo đảm chế độ chính sách cho cơng chứng viên và cánbộ phịng cơng chứng, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vu, tong kết, phd biếnkinh nghiệm, giải quyết khiếu nại, t6 cdo...[4, tr.43] và đến Chỉ thị số 1106/CT-CC ngày 19/7/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết38/CP của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyếtcông việc của công dân và tổ chức trong lĩnh vực công chứng, tiếp tục xây dựngcơ chế quan lý cơng chứng theo mơ hình này [4, tr.54-55].
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">Tại Nghị định số 31/CP, quản lý công chứng được quy định tại chương II,bao gồm các Điều 9, Điều 10 và Điều 11. Căn cứ vào nội dung các điều luật này,cơ chế quản lý công chứng vẫn được xây dựng theo trục đọc như sau: Chính phủ— Bộ Tư pháp — Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương — Sở Tưpháp. Theo cơ chế này, công chứng vẫn tiếp tục được đặt dưới sự quản lý trựctiếp của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và Giám đốc Sở Tư pháp. Cũng theo các quy định tại Nghị định này, giámđốc Sở Tư pháp là một cấp quản lý độc lập, có những quyền hạn, nhiệm vụ riêngtrong cơ chế quản lý công chứng chứ không phải đơn thuần là người giúp việccho Uy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [4, tr.62-70].Tiếp đó, tại Thơng tư số 1411/TT.CC ngày 03/10/1996 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 31/CP một lần nữa ghi nhận chức năng quản lý nhà
nước đối với cơng chứng trên phạm vi tồn quốc của Bộ Tư pháp (Mục A, Phần
I), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Mục B,
Phan I) và Giám đốc Sở Tư pháp (Mục C, Phan I) [4, tr.76-78]. Một điểm đánglưu ý là lần đầu tiên, pháp luật về công chứng của nước ta chính thức ghi nhận
vai trị quan lý của Toa án đối với văn bản công chứng (Điều 1, Nghị định số
Sau này, khi Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị địnhsố 31/CP, các quy định về cơ chế quản lý cơng chứng có những thay đổi nhấtđịnh nhưng không đáng kể. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP cũng dành han mộtchương [4, tr.104-106] bao gồm 4 điều luật, từ điều 17 đến điều 20 để quy địnhvề cơ chế quản lý cơng chứng. Trong đó Điều 17 quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của Bộ Tư pháp; Điều 18 quy định nhiệm vu, quyền hạn của Bộ ngoại giao Điều19 quy định nhiệm vụ, quyền hạn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">nhà nước về công chứng. Như vậy căn cứ vào những quy định trên, Bộ Tư pháp,Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lànhững cơ quan có thâm quyền thực hiện chức năng quan lý cơng chứng, trong đóSở Tư pháp có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
<small>Trung ương thực hiện chức năng quản lý cơng chứng tại địa phương. Chúng ta</small>
chỉ có thể tìm thấy vai trị của Tồ án, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan tư pháp,trong công tác quản lý về văn bản công chứng “Van bản công chứng, văn bảnchứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không đúng thẩm
quyên hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định này hoặc bị Toà án tuyên bố
là vô hiệu ” được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 14, Nghị định 75/2000/NĐ-CP.
Ngồi ra, chúng ta có thể bắt gặp những quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước về công chứng tại một số văn bản khác. Thí dụ như cơng tác thanh tra,kiểm tra cơng chứng được quy định trong Nghị định số 74/2006/NĐ-CP củaChính phủ ngày 01/8/2006 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tưpháp. Nghiên cứu nội dung Khoản 2, Điều 7 và Khoản 2, Điều 10, Nghị định74/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/8/2006 quy định về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra tư pháp, có thể thấy rằng cả thanh tra Bộ Tư pháp và Thanh
tra Sở Tư pháp đều có nhiệm vu, quyền hạn thanh tra, kiểm tra cơng chứng.
“Nhìn một cách tổng thể, cơ chế quản lý công chứng được quy định tại
Luật công chứng cũng khơng có những thay đổi mang tinh chất đột phá”.[20]Pháp luật vẫn giao cho các cơ quan, cá nhân nằm trong hệ thống các cơ quan
hành chính đóng vai trị chủ đạo trong công tác quản lý công chứng. Về cơ bản
cơ chế quản ly công chứng vẫn được xây dựng theo trục dọc Chính phủ — Bộ Tu
pháp (Bộ Ngoại giao cũng như các bộ, cơ quan ngang Bộ) — Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy quy định mới nhất về cơ
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">chế quản lý công chứng trong đạo luật này, chính là quy định “Bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, qun hạn của mình có trách nhiệm phối hopvới Bộ Tu pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng” (Khoản 4,Điều 11 Luật công chứng) [4, tr.158]
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><small>CHƯƠNG 2</small>
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
TREN DIA BAN TINH LAM DONG TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY
2.1 Khái quát về những nhân to ảnh hưởng đến hoạt động công chứng trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích 9.764,8km2, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả
<small>nước, phía đơng giáp các tỉnh Khánh Hịa và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh</small>
Bình Phước, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía nam - đơng nam giáp tỉnh
Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lac [8].
Đường ranh giới tinh Lâm Đồng phía bắc là các sơng Da Dang, Krơng
<small>Kno; phía đơng đi ngang qua phía đơng núi Bi Đúp, núi Kanan, núi Yang Kuet;</small>
phía nam là núi Yam, núi Marơng, núi Đrơnăng: phía tây là sông Đồng Nai [8].Lâm Đồng năm trọn trong nội địa của nước Việt Nam, khơng có đường
biên giới quốc gia và bờ bién [8].
Lâm Đồng có 2 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện:
- Thành phố Da Lạt (tinh ly) gồm 12 phường và 4 xã
- Thành phố Bảo Lộc gồm 6 phường và 5 xã
«= Huyén Bảo Lâm gồm 1 thị tran và 13 xã, huyện ly là thị tran Lộc Thắng
- Huyện Cát Tiên gồml thị tran và 11 xã, huyện ly là thị tran Đồng Nai- Huyện Di Linh gồm | thị tran va 18 xã, huyện ly là thị tran Di Linh
- _ Huyện Dam Rông gồm 8 xã
= _ Huyện Da Huoai gom 2 thi tran va 8 xã, huyén ly 1a thi tran Da M'ri
= Huyện Da Teh gom 1 thi tran va 10 x4, huyện ly là thi tran Da Téh
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">- Huyén Don Dương gồm2 thị trấn và 8 xã, huyện ly là Thạnh Mỹ
- Huyện Lạc Dương gồm | thị tran và 5 xã, huyện ly là thị tran Lac Dương«= Huyện Lâm Hà gồm 2 thị trấn và 14 xã, huyện ly là thị trần Đinh Văn- Huyện Đức Trọng gồm | thi tran và 14 xã, huyện ly là thị tran Liên Nghĩa
Lâm Đồng có 148 đơn vị hành chính cấp xã gồm 118 xã, 18 phường và 12 thị
tran [8].
Theo số liệu tai Niên giám thong kê năm 2009 của Cục Thống kê Lam Đồng(nguồn: www.lamdong.gov.vn) dan số tỉnh Lâm Đồng là 1.189.327 người. Mậtđộ dân số: 122 người/km2, bao gồm:
«= Thành phố Da Lạt: 206.105 người — mật độ: 524 người/kmZ«= Thành phố Bảo Lộc: 148.362 người — mật độ: 639 người/km2
<small>= _ Huyện Lạc Dương: 19.350 người — mật độ: 15 người/kmZ</small>
<small>= _ Huyện Don Dương: 94.001 người — mật độ: 154 người/km?</small>
<small>«= Huyén Đức Trọng: 166.377 người — mật độ: 184 người/km?= Huyén Lâm Hà: 137.479 người — mật độ: 139 người/km?= Huyén Bao Lâm: 109.343 người — mật độ: 75 người/km2= _ Huyện Di Linh: 154.786 người — mat độ: 96 người/km?</small>
<small>= _ Huyện Da Huoai: 33.630 người — mật độ: 68 người/km?</small>
<small>= Huyén Da Teh: 44.105 người — mật độ: 84 người/km?= Huyén Cát Tiên: 37.087 người — mật độ: 87 người/km?= Huyén Dam Rong: 30.633 người — mật độ: 45 người/km?</small>
Với số liệu như trên, chúng ta có thé dé dàng nhận thấy Lam Đồng là một trongnhững tỉnh có địa bàn rộng với mật độ dân cư khơng đồng đều. Bình qn tỷ lệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><small>người dân và cơng chứng viên trên tồn tỉnh là khoảng 54.000 người dan/ một</small>
<small>công chứng viên.</small>
Lâm Đồng là một tỉnh đa dân tộc: Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, M Nông, Rắc
<small>Lay, Gié-Triéng, Xtiêng, Ta OI, Cho Ro, Xo Đăng, Hrê, Co, Cơ Tu, Chăm,</small>
Hoa, Tay, Nùng, Thái, Dao, H Mơng, San Chay, San Diu, Thỏ, Giay v.v... trong
đó dân tộc Kinh chiếm da số. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc
không đồng đều, ngơn ngữ, phong tục tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo và sắc thái
văn hoá cũng khác nhau và rất phong phú. Vì vậy trình độ dân trí cũng như hiểu
biết pháp luật của người dân ở tỉnh không đồng đều. Nhiều người dân các dântộc it người không hiểu biết về cơng chứng nên có nhiều hoạt động giao dịch
khi cần đến cơng chứng thì rất bỡ ngỡ, đơi khi họ bỏ qua thủ tục công chứng
dẫn đến những tranh chấp phức tạp, việc giải quyết hậu quả gặp rất nhiều khó
Ngồi ra cịn phải kế đến chính sách hồ trợ tạo điều kiện thuận lợi của các
cấp chính quyền cho hoạt động công chứng trong việc cho phép chuyên giao
thâm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về bat động sản cho các tổ chứchành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, yếu tố vị trí địa lý cũng phần nào ảnh hưởng đến số lượng
công việc của các tổ chức hành nghề công chứng. Những tổ chức có tru sở đóng
tại các dia bàn thành phó, thị tran có lượng việc nhiều hơn. Trong khi đó, các tơ
<small>chức có trụ sở tại các huyện vùng sâu, vùng xa thì có lượng việc ít hơn.</small>
Nhăm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức tốt hoạt động của cáctổ chức hành nghề công chứng, Sở Tư pháp đã tăng cường tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh cho phép thành lập các tổ chức hành nghề công chứng cân đối trên
</div>