Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đề tài công tác cứu sinh trên biển potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 118 trang )









ĐỀ TÀI

“CÔNG TÁC CỨU SINH
TRÊN BIỂN”





TP.HCM ngày tháng năm



LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử phát triển của ngành Hàng hải đã có từ rất lâu đời . Đến nay , do sự phát
triển của khoa học kỹ thuật . Ngành Hàng hải thế giới ngày càng được hiện đại hóa
hơn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận chuyển bằng đường biển . Và mục đích là khai
thác kinh tế có hiệu quả và an toàn .
Mỗi chuyến hải hành trên biển có thể coi là những chuyến phiêu trình vì rất dễ
xảy ra những tai nạn , những hiểm họa trên biển mà ta không thể biết được . Nguyên
nhân là do những sơ sót của bản thân đội ngũ thuyền viên , những hư hỏng bất thường
của những trang thiết bị hàng hải hay do những chuyển biến xấu của điều kiện thời tiết
, khí tượng , thủy văn , mật độ tàu thuyền đông đúc … Khi rủi ro có tai nạn xảy ra thì


rất khó hạn chế hay khắc phục hậu quả do khó có thể có sự trợ giúp từ bên ngoài trong
thời gian khẩn cấp cần thiết , nên công việc cứu sinh rất quan trọng trong việc bảo vệ
sinh mạng con người trên biển .
An toàn sinh mạng con người là yêu cầu bắt buộc và được đặt lên hàng đầu trong
ngành vận tải biển . Vì vậy , bên cạnh việc trang bị các nghiệp vụ chuyên môn ta còn
phải trang bị cho thuyền viên các kiến thức về CÔNG TÁC CỨU SINH TRÊN BIỂN ,
đây là kiến thức quan trọng bắt buộc bất cứ thuyền viên nào cũng phải nắm vững nhằm
giảm thiểu mọi tai nạn xảy ra trên biển . Nhưng chương trình vẫn còn thiếu sót rất
nhiều ; thêm nữa , hàng năm các tổ chức quốc tế thường xuyên sửa đổi , bổ sung thêm
những qui định , điều luật có tính chất bắt buộc trên phạm vi cộng đồng các quốc gia
có tàu thuyền , có ngành Hàng hải dù phát triển hay không phát triển .
Sau đây , em xin trình bày hệ thống cứu sinh qua các bước tiếp nhận , khảo sát ,
nghiên cứu những nguyên tắc , những cơ sở lý thuyết , các hệ thống từ cấu tạo , bố trí
cho đến vận hành sử dụng khi gặp sự cố trên tàu VP FORTUNE .




Tp Hồ Chí Minh , ngày 30 tháng 5 năm 2011






GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: …………………………………………………………
Nội dung hướng dẫn : …………………………………………………………






Nội dung và các yêu cầu cần phải giải quyết trong nhiệm vụ thực hiện luận văn tốt
nghiệp (về lý luận, thực tiễn, tiến trình cần tính toán và hình vẽ)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………

Các số liệu cần thiết để thực hiện:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………






Nhiêm vụ thực hiện luận văn tốt nghiệp được giao ngày …… tháng …….năm 2011
Hoàn thành xong trước ngày ………tháng ………năm 2011







Sinh viên thực hiện luận văn tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn








TP. Hồ Chí Minh, ngày ……tháng ……năm 2011










PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Tinh thần, thái độ, sự cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của sinh
viên.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

2. Đánh giá về chất lượng của công trình luận văn tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu đã
đề ra trên các mặt : lý luận, thực tiễn, tính toán giá trị sử dụng, chất lượng các bản
vẽ…)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………

3. Cho điểm của giáo viên hướng dẫn:
(điểm ghi số và chữ)




TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2011

Giáo viên hướng dẫn
(Họ tên và chữ ký)









PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
1. Tinh thần, thái độ, sự cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của sinh
viên.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

2. Đánh giá về chất lượng của công trình luận văn tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu đã
đề ra trên các mặt : lý luận, thực tiễn, tính toán giá trị sử dụng, chất lượng các bản
vẽ…)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………

3. Cho điểm của giáo viên phản biện:
(điểm ghi số và chữ)




TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2011
Giáo viên phản biện
(Họ tên và chữ ký)







MỤC LỤC

PHẦN 1 : TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH TRÊN TÀU VP FORTUNE 1
I. Qui định SOLAS đối với tàu hàng 1
1. Phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu 1
2. Trang bị cứu sinh cá nhân 1
3. Thông tin liên lạc 2
4. Các trạm hạ 3
5. Cất giữ các phương tiện cứu sinh 3

6. Cất giữ xuồng cấp cứu 4
II. Bộ luật LSA Code đối với trang thiết bị cứu sinh 4
1. Phao tròn 4
2. Phao áo 5
3. Bộ quần áo bảo vệ kín 6
4. Dụng cụ chống mất nhiệt 7
5. Pháo hiệu dù 8
6. Đuốc cầm tay 8
7. Tín hiệu khói nổi 9
8. Bè cứu sinh 9
9. Bè cứu sinh bơm hơi 12
10. Xuồng cứu sinh 14
11. Xuồng cứu sinh có mái che toàn phần 19
13. Xuồng cứu sinh chịu lửa 21
14. Xuồng cấp cứu 22
15. Thiết bị phóng dây 23
16. Hệ thống báo động sự cố chung và hệ thống truyền thanh công cộng 24
III. Các trang thiết bị cứu sinh trên tàu VP Fortune 24
1. Bố trí 24
2. Danh mục thiết bị có thể thay thế - List of Replaceable Parts 28
3. Trang thiết bị cứu sinh trong kho 28
4. Giấy chứng nhận về trang thiết bị 28



PHẦN 2 : CÔNG TÁC KIỂM TRA BẢO DƯỠNG TRANG BỊ CỨU SINH TRÊN
TÀU VP FORTUNE 36
I. Qui định của SOLAS về kiểm tra , bảo dưỡng 36
1. Sẵn sàng hoạt động 36
2. Bảo dưỡng 36

3. Bảo dưỡng các dây hạ 37
4. Phụ tùng dự trữ và thiết bị sửa chữa 37
5. Kiểm tra hàng tuần 37
6. Kiểm tra hàng tháng 37
7. Bảo dưỡng các phao bè bơm hơi , các phao áo bơm hơi , các hệ thống sơ
tán hàng hải và các xuồng cấp cứu đã bơm hơi 37
8. Bảo dưỡng chu kỳ các bộ nhã thủy tĩnh 38
9. Đánh dấu các vị trí cất giữ 38
10. Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị hạ và cơ cấu nhả có tải 39
II. Danh mục kiểm tra trang thiết bị cứu sinh 39
1. Kiểm tra hàng tuần 39
2. Kiểm tra hàng tháng 40
III. Danh mục bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh 43
1. Hàng tuần 43
2. Hàng tháng 45
3. Hàng quý 49
4. Hàng năm 51
IV. Nhật ký bảo dưỡng – Danh sách các nhà cung cấp – Các điểm bôi trơn . 52
1. Nhật ký bảo dưỡng 52
Khi kiểm tra hàng tuần, tháng, quý, năm… phải ghi lai trong phần này . 52
2. Danh sách các nhà cung cấp 53
3. Sơ đồ các điểm cần bôi trơn 53
V. Kiểm tra thực tế trên tàu 54
1. Hạng mục phát hiện sai 54
2. Yêu cầu cấp vật tư thay thế 55
PHẦN 3 : CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN TRÊN TÀU VP FORTUNE 56



I. Qui định của SOLAS về : Huấn luyện và thực tập sự cố 56

1. Huấn luyện và hướng dẫn trên tàu 58
2. Ghi nhật ký 58
II. Huấn luyện và thực tập trên tàu VP FORTUNE 58
1. Thực tập và huấn luyện 58
2. Nội dung thực tập : 59
3. Kế hoạch huấn luyện / Thực tập sự cố khẩn cấp trên tàu 60
4. Lịch diễn tập 60
5. Biên bản thực tập , huấn luyện 61
I. Bảng phân công nhiệm vụ :. 62
1. Bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp : 62
2. Bảng phân công nhiệm vụ trên tàu VP FORTUNE 62
II. Tín hiệu báo động trên tàu VP FORTUNE 65
V. Sử dụng trang thiết bị cứu sinh 65
1. Trang thiết bị cứu sinh cá nhân 65
2. Trang thiết bị cứu sinh tập thể 67
3. Sử dụng trang thiết bị bên trong xuồng cứu sinh 68
4. Sử dụng trang thiết bị trong bè cứu sinh 72
5. Thiết bị bắn dây 73
6. Trang thiết bị vô tuyến 74
VI. Thực tập hạ bè cứu sinh , xuồng cứu sinh 76
1. Thực tập hạ xuồng cứu sinh 76
2. Thực tập hạ phao bè 77
3. Thực tập hạ xuồng cấp cứu 78
4. Đánh giá thực tập 79
IV. Qui trình thực tập hạ xuồng cứu sinh 79
VII. Tín hiệu liên lạc trong quá trình trôi dạt 89
1. Các tín hiệu cấp cứu do người bị nạn phát đi : 89
2. Tín hiệu trả lời từ các trạm cấp cứu : 89
PHẦN 4 : ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 91
I. Nội dung đăng kiểm thường kiểm tra 91




1. Lifeboats- Xuồng cứu sinh và các trang bị trên xuồng. 91
2. Life raft- Phao bè 91
3. Lifebuoys- Phao tròn 91
4. Lifejackets- Phao áo cá nhân 91
5. Immersion suits- Áo chống thấm 92
6. Rocket Parachute flares- Pháo hiệu cấp cứu 92
7. Line Thowing Appliance- Súng bắn dây 92
8. Two-way radio- Thiết bị thông tin liên lạc xách tay 2 chiều 92
9. Radar Transponder- Thiết bị phát đáp ra-da 92
10. EPIRB- Thiết bị báo vị trí tàu khẩn cấp 92
11. Communication & Navgation equipments-Hệ thống thông tin, liên lạc và
máy móc hàng hải 92
II. Nội dung PSC thường kiểm tra 93
III. Bộ câu hỏi Vetting tàu khi vào cảng nhận hàng 93
1. Thực tập, huấn luyện và làm quen 94
2. Trang thiết bị cứu sinh 95
IV. Danh mục đánh giá nội bộ trên tàu 97
V. Văn bản Đăng kiểm VR và OCIMF áp dụng cho tàu 98
1. Văn bản 007KT_2006 về Thu và bảo dưỡng EPIRB 98
2. Thông báo kỹ thuật dành cho hạ xuồng cứu sinh 98
3. Qui định mới của SOLAS 74 , Bộ luật LSA áp dụng từ 1/7/2008 100
4. Văn bản 028KT_2009 về việc kiểm tra bố trí hạ xuồng cứu sinh 101
5. Văn bản 035KT_2009 về bảo dưỡng phao bè tự bơm hơi 101
6. VP Fortune theo Sire – OCIMF : 101
VI. Lưu ý với tàu VP Fortune 102
1. Các lỗi trang thiết bị cứu sinh trên tàu có thể mắc phải 102
2. Giấy chứng nhận sắp hết hạn , dụng cụ cần thay thế 104

3. Nhận xét công tác bảo dưỡng , huấn luyện của tàu 105
LỜI KẾT 106



































Ngày đặt ki tàu : 30/08/2007
Ngày hạ thủy : 03/08/2008
Chiều dài toàn bộ : 118 M
Chiều dài hai trụ : 100 M
Chiều rộng : 17,6 M
Chiều chìm lý thuyết : 9,0 M
Dung tích đăng kiểm : 2272 MT
Tải trọng : 5036 MT
Mạn khô mùa hè : 2,412 M
Mớn nước mùa hè : 6,588 M
Trọng tải mùa hè : 7130,3 MT
Lượng chiếm nước : 9943,7 MT
Light ship / light draft : 2813,4 T/2,14 M
Ballast condition draft : 3,8 M / 5,5 M
FWA : 197 MM
TPC : 17,5 T
Tốc độ chạy biển : 11,5 Knts




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 1


PHẦN 1 : TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH TRÊN TÀU VP FORTUNE
I. Qui định SOLAS đối với tàu hàng
1. Phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu
a. Phương tiện cứu sinh
Các tàu hàng phải trang bị :
 Một hoặc nhiều xuồng cứu sinh có mái che toàn phần có tổng sức chức ở mỗi
mạn tàu đủ để chở toàn bộ số người trên tàu ;
 Đồng thời , một hoặc nhiều bè cứu sinh bơm hơi hoặc bè cứng thỏa mãn các
yêu cầu sao cho tổng sức chở sẵn có ở mỗi mạn phải đủ chở toàn bộ số người trên tàu
(hoặc được di chuyển từ mạn này sang mạn khác ) .
i. Phải có khả năng hạ được với đầy đủ số người và trang thiết bị trong khoảng 10
phút tính từ thời điểm phát lệnh rời tàu .
ii. Các tàu chở hóa chất và chở khí , chở các loại hàng tỏa ra hơi hoặc khí độc thì
phải trang bị một hệ thống cung cấp không khí riêng ở trong xuồng thỏa mãn các yêu
cầu .
iii. Các tàu dầu , tàu chở hóa chất và tàu chở khí chở các hàng có điểm bắt cháy
không quá 60
0
C ( thử cốc kín ) phải trang bị các xuồng cứu sinh chịu lửa thỏa mãn .
b. Xuồng cấp cứu
Các tàu hàng phải có ít nhất một xuồng cấp cứu thỏa mãn . Một xuồng cứu sinh
có thể được chấp nhận là một xuồng cấp cứu với điều kiện là nó cũng thỏa mãn các
yêu cầu đối với một xuồng cấp cứu .

2. Trang bị cứu sinh cá nhân
a. Phao tròn
 Các tàu hàng phải trang bị số lượng phao tròn thỏa mãn các yêu cầu và không ít
hơn số lượng nêu ở bảng dưới đây :
Chiều dài tàu ( mét ) Số lượng tối thiểu các phao tròn

Dưới 100 m
100 đến dưới 150 m
150 đến dưới 200 m
Từ 200 m trở lên
08
10
12
14

 Đèn tự sáng của phao tròn trang bị cho các tàu dầu phải là kiểu pin điện .
Không dưới ½ số phao phải có đèn , không dưới 2 chiếc phải có thiết bị tạo khói .
 Phải có ít nhất 1 phao tròn có dây an toàn ở mỗi mạn ( dây dài tối thiểu 30 m ).
 Các phao tròn thỏa mãn bộ luật LSA phải :
i. Tối thiểu phải bố trí 1 chiếc ở gần đuôi tàu ;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 2

ii. Được cất giữ sao cho có thể lấy ra được nhanh chóng và không được cố định
thường xuyên bằng bất kỳ cách nào ;
 Mỗi phao tròn phải được kẻ tên tàu và cảng đăng ký của tàu bằng chữ La-tinh
in hoa .
b. Phao áo cứu sinh
 Mỗi người trên tàu phải được trang bị 1 phao áo cứu sinh thỏa mãn yêu cầu của
Bộ luật LSA , đồng thời : Tàu phải có đủ phao áo cứu sinh cho những người trực ca
(được cất giữ tại buồng lái , buồng điều khiển máy và bất kỳ trạm nào có người trực
ca) và để sử dụng ở các trạm bố trí phương tiện cứu sinh ở xa .
 Các phao áo được bố trí tại những vị trí dễ dàng tới gần được và vị trí cất giữ
chúng phải được chỉ rõ ràng .
 Phao áo cứu sinh sử dụng cho các xuồng cứu sinh có mái che toàn phần , phải

không làm cản trở việc vào xuồng hoặc chỗ ngồi , kể cả việc sử dụng các thắt lưng an
toàn trong xuồng cứu sinh .
c. Bộ quần áo bơi và dụng cụ chống mất nhiệt
 Các tàu hàng phải trang bị cho mỗi xuồng cứu sinh của tàu tối thiểu 3 bộ quần
áo bơi thỏa mãn ; Phải trang bị bổ sung các dụng cụ chống mất nhiệt thỏa mãn cho
những người trên tàu mà chưa được trang bị bộ quần áo bơi . Các bộ quần áo bơi và
dụng cụ chống mất nhiệt này không cần thiết phải trang bị nếu tàu :
i. Có các xuồng cứu sinh có mái che toàn phần ở mỗi mạn tàu có tổng sức chở đủ
để chở toàn bộ số người trên tàu ;
ii. Thường xuyên thực hiện các chuyến đi trong các vùng khí hậu ấm nơi mà theo
quan điểm của Chính quyền hành chính các bộ quần áo bơi là không cần thiết .
 Các tàu hàng thỏa mãn các yêu cầu phải trang bị các bộ quần áo bơi thỏa mãn
yêu cầu cho mỗi người trên tàu , trừ khi tàu :
i. Có các bè cứu sinh được hạ bằng cần hoặc tương đương có khả năng sử dụng
được ở cả 2 mạn tàu và không yêu cầu người phải xuống nước để lên bè .
ii. Dự định thường xuyên thực hiện những chuyến đi trong các vùng khí hậu ấm ,
nơi mà theo quan điểm của Chính quyền hành chính các bộ quần áo bơi là không cần
thiết .
3. Thông tin liên lạc
a. Thông tin liên lạc : thiết bị vô tuyến điện cứu sinh áp dụng cho tất cả
các tàu hàng có tổng dung tích từ 300 trở lên .
b. Thiết bị vô tuyến điện cứu sinh
 Thiết bị vô tuyến điện thoại 2 chiều VHF : Ít nhất phải trang bị 3 thiết bị vô
tuyến điện thoại 2 chiều cho tất cả các tàu hàng từ 500 trở lên .
 Thiết bị phát báo radar : Tối thiểu phải trang bị 1 thiết bị phát báo radar ở mỗi
mạn trên tất cả tàu hàng có tổng dung tích từ 500 trở lên . Có tiêu chuẩn kỹ thuật
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 3


không thấp hơn các tiêu chuẩn đã được Tổ chức thông qua ở “Nghị quyết A.802(19) ,
cũng như các sửa đổi có thể ”
 Pháo hiệu cấp cứu : Phải trang bị và cất giữ tại buồng lái hoặc gần đó không ít
hơn 12 pháo hiệu dù .
 Các hệ thống thông tin liên lạc và báo động trên tàu
i. Phải trang bị 1 phương tiện thông tin sự cố gồm thiết bị cố định hoặc xách tay
hoặc cả 2 để liên lạc 2 chiều giữa các trạm kiểm soát sự cố , các trạm tập trung và đưa
người lên phương tiện cứu sinh và các vị trí chỉ huy trên tàu .
ii. Phải trang bị 1 hệ thống báo động sự cố chung để triệu tập thuyền viên đến các
trạm tập trung và để tiến hành các công việc qui định trong bảng phân công trách
nhiệm . Hệ thống này được bổ sung một hệ thống truyền thanh công cộng hoặc
phương tiện thông tin liên lạc phù hợp khác . Các hệ thống âm thanh giải trí phải tự
động ngắt khi hệ thống báo động sự cố chung hoạt động .
iii. Trên các tàu có trang bị 1 hệ thống sơ tán hàng hải , việc thông tin liên lạc giữa
các trạm đưa người lên phương tiện cứu sinh và sàn của hệ thống sơ tán hàng hải hoặc
phương tiện cứu sinh phải đảm bảo .

4. Các trạm hạ
 Các trạm hạ phải được bố trí ở các vị trí sao cho đảm bảo hạ an toàn , phương
tiện cứu sinh có thể hạ xuống nước ở vùng mạn thẳng của tàu .

5. Cất giữ các phương tiện cứu sinh
 Mỗi phương tiện cứu sinh phải được cất giữ :
i. Sao cho phương tiện cứu sinh cũng như các thiết bị cất giữ nó không làm ảnh
hưởng đến hoạt động của bất kỳ một phương tiện cứu sinh khác hoặc xuồng cấp cứu
tại trạm hạ phương tiện cứu sinh bất kỳ khác ;
ii. Càng gần mặt nước đến mức độ còn đảm bảo an toàn và có thể thực hiện và
trong trường hợp phương tiện cứu sinh không phải là bè cứu sinh dự định hạ theo
phương pháp quăng qua mạn tàu thì phải ở vị trí sao cho khi phương tiện cứu sinh
đang ở vị trí cho người lên thì khoảng cách tới mặt nước không được nhỏ hơn 2 m khi

tàu ở trạng thái toàn tải và ở điều kiện bất lợi , chúi đến 10
0
và nghiêng đến 20
0
về bất
kỳ phía nào hoặc đến một góc mà mép boong thời tiết bắt đầu ngập nước , lấy giá trị
góc nhỏ hơn ;
iii. Ở trạng thái luôn sẵn sàng sao cho 2 thuyền viên có thể thực hiện các công việc
chuẩn bị để đưa người lên và hạ phương tiện trong vòng không quá 5 phút ;
iv. Theo mức độ thực tế có thể thực hiện được cất , phải ở một vị trí an toàn và có
che chắn và được bảo vệ tránh hư hỏng do cháy và nổ . Đặc biệt phương tiện cứu sinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 4

trên các tàu dầu không phải là các bè phải được cất giữ ở trên hoặc phía trên một két
hàng , két lắng hoặc các két có chứa hàng dễ nổ hoặc nguy hiểm khác .
 Các xuồng cứu sinh được hạ ở mạn tàu phải được cất giữ càng xa về phía trước
chân vịt theo mức độ thực tế có thể thực hiện được . Ở các tàu hàng có chiều dài 80 m
đến nhỏ hơn 120 m , mỗi xuồng cứu sinh phải được cất giữ sao cho khoảng cách
ngang từ điểm mút đuôi xuồng đến chân vịt tàu không nhỏ hơn chiều dài của xuồng đó
. Nếu có thể , tàu phải được thiết kế sao cho các xuồng cứu sinh tại các vị trí cất giữ
được bảo vệ chống hư hỏng do sóng lớn .
 Các xuồng cứu sinh phải được cất giữ ở trạng thái gắn vào các thiết bị hạ ;
 Bè cứu sinh :
i. Các bè cứu sinh phải được cất giữ với dây giữ của nó được gắn thường xuyên
vào tàu ;
ii. Mỗi bè cứu sinh hoặc từng nhóm bè cứu sinh phải được cất giữ với một hệ
thống nổi sao cho mỗi bè được nổi tự do và nếu là loại bơm hơi thì phải tự động bơm
hơi khi tàu chìm ;

iii. Các bè cứu sinh phải được cất giữ sao cho có thể giải phóng được bằng tay
riêng từng bè hoặc vỏ chứa khỏi các cơ cấu giữ chúng ;
 Các bè cứu sinh được hạ bằng phương pháp quăng qua mạn phải được cất giữ
sao cho có thể di chuyển được dễ dàng tới cả hai mạn tàu để hạ .

6. Cất giữ xuồng cấp cứu
 Các xuồng cấp cứu phải được cất giữ :
i. Ở trạng thái luôn sẵn sàng để hạ xuống nước trong không quá 5 phút ;
ii. Ở vị trí thích hợp để hạ và thu hồi ;
iii. sao cho xuồng cũng như các thiết bị để cất giữ xuồng không làm cản trở để hoạt
động của bất kỳ phương tiện cứu sinh tại trạm hạ xuồng bất kỳ khác ;

II. Bộ luật LSA Code đối với trang thiết bị cứu sinh
1. Phao tròn
a. Đặc tính kỹ thuật của phao tròn
 Tất cả các phao tròn phải :
i. Có đường kính ngoài không lớn hơn 800 mm và đường kính trong không nhỏ
hơn 400 mm ;
ii. Được chế tạo bằng vật liệu sẵn có tính nổi , nó không phải là sản phẩm từ hạt
xốp hoặc các dạng túi khí bất kỳ phải bơm hơi để có tính nổi ;
iii. Phải có khả năng được tối thiểu 14,5 kg sắt trong nước ngọt liên tục trong 24
giờ ;
iv. Có khối lượng không nhỏ hơn 2,5 kg ;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 5

v. Không cháy hoặc tiếp tục nhão chảy sau khi bị lửa bao trùm hoàn toàn trong 2
giây ;
vi. Được kết cấu sao cho chịu được thả rơi xuống nước từ độ cao được cất giữ bên

trên đường nước ở trạng thái tải nhẹ nhất hoặc 30 m , lấy giá trị nào lớn hơn , mà
không ảnh hưởng tới tính năng sử dụng của nó hoặc của các thành phần gắn với nó ;
vii. Được gắn một dây bám có đường kính không nhỏ hơn 9,5 mm và có chiều dài
không nhỏ hơn bốn lần đường kính ngoài của thân phao . Dây nắm phải được gắn cố
định tại bốn điểm cách đều nhau xung quanh chu vi của phao để tạo thành bốn vòng
đai đều nhau ;
b. Đèn tự sáng của phao tròn
 Các đèn tự sáng yêu cầu bởi qui định III/7.1.3 phải :
i. Là kiểu sao cho không bị nước dập tắt ;
ii. Là màu trắng và có khả năng sáng liên tục với cường độ sáng không nhỏ hơn 2
cd theo tất cả các hướng bán cầu trên hoặc chớp ( phóng chớp ) ở tốc độ không nhỏ
hơn 50 lần chớp và không lớn hơn 70 lần chớp trong 1 phút với tối thiểu cường độ
sáng hiệu dụng tương đương ;
iii. Được trang bị 1 nguồn năng lượng cung cấp trong khoảng thời gian ít nhất 2
giờ ;
c. Tín hiệu khói tự hoạt động của phao tròn
 Tín hiệu khói tự hoạt động yêu cầu bởi qui định III/7.1.3 phải :
i. Tỏa ra khói có màu dễ nhận biết với tốc độ đều trong khoảng thời gian tối thiểu
là 15 phút khi nổi trên mặt nước lặng ;
ii. Không phát nổ hoặc phát ra ngọn lửa trong suốt thời gian tỏa khói tín hiệu ;
iii. Không bị ngập chìm trong nước biển ;
iv. Tiếp tục tỏa khói khi bị ngập hoàn toàn trong nước trong khoảng ít nhất là 10
giây ;
d. Dây cứu sinh nổi
 Các dây cứu sinh nổi yêu cầu bởi qui định III/7.1.2 phải :
i. Không bị xoắn ;
ii. Đường kính không nhỏ hơn 8 mm ;
iii. Sức bền đứt không nhỏ hơn 5 kN ;
2. Phao áo
a. Yêu cầu chung đối với phao áo

 Phao áo không được cháy hoặc tiếp tục nhão chảy sau khi bị ngọn lửa bao trùm
hoàn toàn trong 2 giây .
 Phao áo phải có kết cấu sao cho :
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 6

i. Tối thiểu 75 % số người , hoàn toàn chưa được làm quen với phao áo , có thể
mặc nó đúng cách trong vòng 1 phút mà không cần sự giúp đỡ , hướng dẫn hoặc làm
mẫu trước ;
ii. Chỉ rõ ràng là chỉ có thể được mặc theo đúng một cách duy nhất , hoặc theo
thực tế thì không thể mặc sai cách được ;
iii. Mặc tiện lợi ;
iv. Cho phép người mặc áo phao nhảy từ độ cao ít nhất là 4,5 m xuống nước mà
không bị tổn thương và cũng không bị tuột ra hoặc hư hỏng phao áo .
 Phao áo người lớn phải có đủ sức nổi và tính ổn định trong nước ngọt lặng để :
i. Nâng miệng của người đã kiệt sức hoặc bất tỉnh lên cách mặt nước tối thiểu là
120 mm , còn thân người đó ngả về phía sau một góc không nhỏ hơn 20
0
so với
phương thẳng đứng ;
ii. Lật thân người đã bất tỉnh trong nước từ tư thế bất kỳ về tư thế mà miệng người
đó cao hơn mặt nước , trong không quá 5 giây ;
iii. Phao áo người lớn phải cho phép người mặc bơi được một khoảng ngắn và lên
được phương tiện cứu sinh .
iv. Sức nổi của phao áo phải không bị giảm quá 5% sau 24 giờ ngâm trong nước
ngọt .
v. Mỗi phao áo phải có một chiếc còi được buộc chắc với phao bằng một sợi dây .
b. Đèn của phao áo
 Mỗi đèn của phao áo phải :

i. Có cường độ sáng không nhỏ hơn 0,75 cd theo mọi hướng bán cầu trên ;
ii. Có một nguồn năng lượng cung cấp trong ít nhất 8 giờ ;
iii. Nhìn thấy được trên một phần càng lớn càng tốt ở bán cầu trên khi nó được gắn
vào phao áo ;
iv. Là màu trắng ;
 Nếu là đèn chớp , thì phải yêu cầu bổ sung :
i. Được trang bị một công tác hoạt động bằng tay ;
ii. Chớp với tốc độ không nhỏ hơn 50 lần chớp và không lớn hơn 70 lần chớp
trong 1 phút với cường độ sáng hiệu dụng tối thiểu 0,75 cd .

3. Bộ quần áo bảo vệ kín
a. Yêu cầu chung đối với bộ quần áo bảo vệ kín
 Bộ quần áo bảo vệ kín phải được chế tạo bằng những vật liệu không thấm nước
sao cho nó :
i. Sẵn có tính nổi tối thiểu 70 N ;
ii. Được làm bằng vật liệu làm giảm nguy cơ ứng suất nhiệt trong thời gian hoạt
động cấp cứu và sơ tán ;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 7

iii. Bao bọc toàn bộ cơ thể trừ đầu và hai tay ( cả chân ) ; phải trang bị các găng tay
và một mũ chùm đầu theo cách sao cho sẵn sàng sử dụng cùng với các bộ quần áo bảo
vệ kín ;
iv. Có thể cởi ra và mặc vào không cần sự trợ giúp trong 2 phút ;
v. Không bị cháy hoặc tiếp tục nhão chảy sau khi bị lửa bao trùm hoàn toàn trong
2 giây ;
vi. Có túi để đựng được một thiết bị vô tuyến điện thoại VHF cầm tay ;
vii. Có thị trường quan sát một bên ít nhất 120
0

;
 Bộ quần áo bảo vệ kín nếu cũng thỏa mãn các yêu cầu ở phần phao áo cũng có
thể xem là một phao áo .
 Bộ quần áo bảo vệ kín phải cho phép người mặc nó :
i. Leo lên và tụt xuống thang dây thẳng đứng có chiều dài ít nhất 5 m ;
ii. Nhảy từ độ cao tối thiểu 4,5 m xuống nước mà không làm hư hỏng hoặc làm
tuột bộ quần áo hoặc bị tổn thương ;
iii. Bơi trong nước được ít nhất là 25 m và trèo lên một phương tiện cứu sinh
iv. Mặc phao áo không cần sự trợ giúp ;
v. Thực hiện được tất cả những nhiệm vụ liên quan tới việc rời tàu , trợ giúp
những người khác và vận hành xuồng cấp cứu .
 Bộ quần áo bảo vệ kín phải được gắn một đèn và một còi thỏa mãn yêu cầu của
phao áo đối với còi và đèn .
b. Yêu cầu về nhiệt tính của bộ quần áo bảo vệ kín
 Bộ quần áo bảo vệ kín phải :
i. Nếu được làm bằng vật liệu không cách nhiệt , phải được ghi rõ những chỉ dẫn
rằng nó phải được mặc cùng với quần áo ấm ;
ii. Bộ quần áo tiếp tục đảm bảo giữ nhiệt sau khi người mặc nó nhảy xuống nước
mà bị ngập hoàn toàn và phải đảm bảo khi mặc nó trong nước lạnh luân chuyển ở nhiệt
độ 5
0
C , thân nhiệt của người mặc không giảm quá 1,5
0
C/giờ , sau nửa giờ đầu tiên .
c. Yêu cầu về tính ổn định
 Người mặc bộ quần áo bảo vệ kín thỏa mãn các yêu cầu của phần này , trong
nước ngọt phải có thể lật từ tư thế úp mặt sang tư thế ngửa mặt trong thời gian không 5
giây và phải ổn định ở tư thế ngửa mặt . Bộ quần áo phải không có xu hướng lật xấp
người mặc ở điều kiện biển trung bình .


4. Dụng cụ chống mất nhiệt
 Dụng cụ chống mất nhiệt phải được chế tạo bằng vật liệu không thấm nước có
nhiệt dẫn không lớn hơn 7800 W/m
2
K và phải kết cấu sao cho khi sử dụng để bao kín
người , nó giảm được sự mất nhiệt của cơ thể người mặc do trao đổi nhiệt và mất nhiệt
 Dụng cụ chống mất nhiệt phải :
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 8

i. Bao bọc toàn bộ cơ thể người với mọi cỡ khi mặc phao áo , trừ mặt . Hai tay
cũng phải được bao bọc , trừ khi có các găng tay gắn cố định ;
ii. Có khả năng cởi ra và mặc vào dễ dàng không cần sự trợ giúp trong một
phương tiện cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu ;
iii. Cho phép người mặc cởi nó ra trong nước không quá hai phút nếu nó cản trở
đến khả năng bơi của người mặc .
 Dụng cụ chống mất nhiệt phải đảm bảo tốt chức năng trong toàn bộ dải nhiệt độ
từ -30
0
C đến +20
0
C .

5. Pháo hiệu dù
 Pháo hiệu dù phải :
i. Được cất giữ trong một vỏ kín nước ;
ii. Có chỉ dẫn ngắn gọn hoặc hình vẽ minh họa rõ ràng cách sử dụng pháo hiệu dù
được in trên vỏ ;
iii. Có sẵn phương tiện mồi nổ ;

iv. Được thiết kế sao cho không gây trở ngại cho người cầm vỏ khi sử dụng nó
theo các chỉ dẫn thao tác của nhà chế tạo .
 Khi bắn thẳng đứng lên trời , pháo hiệu phải đạt được độ cao không nhỏ hơn
300 m . Tại đỉnh hoặc gần đỉnh quĩ đạo của nó , pháo hiệu phải phát ra một tín hiệu có
dù , tín hiệu này phải :
i. Cháy sáng màu đỏ tươi ;
ii. Cháy đều với cường độ chiếu sáng trung bình không nhỏ hơn 30.000 cd ;
iii. Có thời gian cháy không nhỏ hơn 40 giây ;
iv. Có tốc độ rơi không lớn hơn 5 m/s ;
v. Không làm hư hỏng dù hoặc các thành phần kèm theo trong quá trình cháy .

6. Đuốc cầm tay
 Đuốc cầm tay phải :
i. Được cất trong một vỏ kín nước ;
ii. Có những chỉ dẫn ngắn gọn hoặc hình vẽ minh họa rõ ràng cách sử dụng đuốc
cầm tay được in trên vỏ ;
iii. Có sẵn phương tiện mồi cháy ;
iv. Được thiết kế sao cho để không gây trở ngại cho người cầm vỏ và không gây
nguy hiểm cho phương tiện cứu sinh do tàn còn đang cháy hoặc rực hồng khi sử dụng
 Đuốc cầm tay phải :
i. Cháy sáng với màu đỏ tươi ;
ii. Cháy đều với cường độ chiếu sáng trung bình không nhỏ hơn 15.000 cd ;
iii. Có thời gian cháy không nhỏ hơn 1 phút ;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 9

iv. Tiếp tục cháy sau khi bị nhúng ngập trong nước ở độ sâu 100 mm trong 10 giây

7. Tín hiệu khói nổi

 Tín hiệu khói nổi phải :
i. Được cất trong vỏ kín nước ;
ii. Không gây nổ khi sử dụng theo các chỉ dẫn thao tác của nhà chế tạo ;
iii. Có chỉ dẫn ngắn gọn hoặc hình vẽ minh họa rõ ràng cách sử dụng tín hiệu khói
nổi được in trên vỏ ;
 Tín hiệu khói nổi phải :
i. Tỏa ra khói có màu dễ nhận biết với tốc độ tỏa khói đều trong không ít hơn 3
phút khi nổi trên mặt nước lặng ;
ii. Không được phát ra lửa trong suốt thời gian tỏa khói ;
iii. Không được chìm ngập trong nước biển ;
iv. Tiếp tục tỏa khói khi bị chìm trong nước 10 giây ở độ sâu 100 mm ;

8. Bè cứu sinh
a. Yêu cầu chung đối với bè cứu sinh
 Kết cấu của bè cứu sinh
i. Mỗi bè cứu sinh phải kết cấu sao cho nổi được tối thiểu 30 ngày trôi nổi trong
mọi điều kiện sóng gió trên biển .
ii. Bè cứu sinh phải được kết cấu sao cho khi thả rơi xuống nước từ độ cao 18 m ,
bè và trang thiết bị của nó vẫn hoạt động tốt .
iii. Có thể chèo được bè với tốc độ 3 hải lý / giờ trong nước lặng khi nó chở đủ số
người và trang thiết bị và một trong số các neo nổi của nó buông lửng trong nước .
iv. Bè cứu sinh phải có mái che bảo vệ người trên bè tránh tiếp xúc với môi trường
bên ngoài , phải tự động dựng lên khi bè được hạ xuống và nổi trên mặt nước . Mui
che phải thỏa mãn các điều kiện sau đây :
• Nó phải có lớp cách nhiệt chống nóng và lạnh bằng 2 lớp vật liệu cách nhau bởi
một khe không khí hoặc bằng phương pháp khác có hiệu quả tương đương khác . Phải
có biện pháp ngăn ngừa sự tích tụ nước trong khe không khí đó ;
• Mặt trong của bè phải có màu sắc không gây khó chịu cho người trên bè ;
• Các bè cứu sinh chứa nhiều hơn 8 người phải có ít nhất hai lối ra vào đối diện
qua đường kính ;

• Phải có đủ không khí cho những người trong bè ở mọi thời điểm , ngay cả khi
các lối ra vào đã được đóng lại ;
• Phải có ít nhất một cửa sổ để quan sát ;
• Phải trang bị các phương tiện để thu gom nước mưa ;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 10

• Phải trang bị phương tiện để lắp giữ được một thiết bị phát báo radar ở độ cao
tối thiểu 1 m tính từ mặt biển ;
• Dưới mọi phần của mui che phải có đủ không gian phía trên đầu cho những
người ngồi trong bè .
 Sức chở tối thiểu và khối lượng của bè cứu sinh : Không ít hơn 6 người . Khối
lượng tổng cộng không được lớn hơn 185 kg .
 Phụ tùng của bè cứu sinh :
i. Xung quanh có dây cứu sinh gắn chắc chắn ở phía trong và ngoài .
ii. Bè cứu sinh phải được gắn một sợi dây giữ có chiều dài không nhỏ hơn 10 m
cộng với khoảng cách từ vị trí cất giữ tới đường nước ở trạng thái tải nhẹ nhất hoặc 15
m , lấy giá trị nào lớn hơn . Sức bền kéo đứt của hệ thống dây giữ không nhỏ hơn 10,0
kN đối với các bè cứu sinh được phép chở 9-25 người và không nhỏ hơn 7,5 kN đối
với bè cứu sinh bất kỳ khác .
iii. Một đèn điều khiển bằng tay phải được gắn trên đỉnh mui che của bè . Đèn phải
là màu trắng , cường độ chiếu sáng không nhỏ hơn 4,3 cd và có khả năng hoạt động
liên tục trong ít nhất 12 giờ . Tuy nhiên , nếu đèn là loại đèn chớp thì trong 1 phút
chớp từ 50 tới 70 lần . Đèn phải tự động sáng khi mui che của bè được dựng lên . Các
bộ pin phải là kiểu không bị hư hỏng do ẩm ướt hoặc hơi ẩm khi cất giữ trong bè .
iv. Một đèn điều khiển bằng tay phải được lắp phía trong bè , có khả năng hoạt
động liên tục trong ít nhất 12 giờ . Đèn phải tự động sáng khi mui che của bè được
dựng lên và phải đủ ánh sáng cho phép đọc được những chỉ dẫn về cứu sinh và hoạt
động các thiết bị .

b. Thiết bị trên bè
 Thiết bị thông thường của mỗi bè cứu sinh phải gồm :
i. Một vòng cứu sinh buộc vào một sợi dây có chiều dài lớn hơn 30 m ;
ii. Một con dao kiểu không gập được có cán nổi , với bè cứu sinh được phép chở
từ 13 người trở lên phải trang bị thêm con dao thứ hai ;
iii. Đối với bè cứu sinh được phép chở không quá 12 người , trang bị một gầu múc
nước nổi được . Nếu chở từ 13 người trở lên , hai gầu múc nước nổi được ;
iv. Hai miếng bọt biển ;
v. Hai neo nổi , trong đó có một chiếc là dự trữ ;
vi. Hai bơi chèo nổi được ;
vii. Ba dụng cụ mở đồ hộp và một chiếc kéo . Các dao an toàn có các lưỡi mở đồ
hộp đặc biệt cũng có thể thỏa mãn yêu cầu này ;
viii. Một bộ dụng cụ sơ cứu đựng trong hộp kín nước;
ix. Một còi thổi hoặc tín hiệu phát âm thanh tương đương ;
x. Bốn pháo hiệu dù ;
xi. Sáu đuốc cầm tay ;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 11

xii. Hai tín hiệu khói nổi ;
xiii. Một đèn pin kín nước thích hợp để đánh tín hiệu Morse có kèm một bộ pin dự
trữ và một bóng đèn dự trữ trong hộp kín nước ;
xiv. Một thiết bị phản xạ radar hiệu quả , trừ khi có một thiết bị phát báo radar dùng
cho phương tiện cứu sinh được cất giữ trên bè đó ;
xv. Một gương để đánh tín hiệu ban ngày có chỉ dẫn sử dụng để đánh tín hiệu cho
tàu và máy bay ;
xvi. Một bản sao các tín hiệu cứu sinh nêu trong qui định V/16 in trên tấm bìa không
thấm nước hoặc trong vỏ chứa kín nước ;
xvii. Một bộ đồ câu cá ;

xviii. Khẩu phần ăn với tổng cộng không ít hơn 10.000 kJ cho mỗi người mà bè được
phép chở . Các khẩu phần ăn này phải được đựng trong các gói kín khí và được cất giữ
trong thùng kín nước ;
xix. Các bình kín nước , chứa 1,5 lít nước ngọt cho mỗi người mà bè được phép chở
xx. Một ca uống nước có thang chia làm bằng vật liệu không gỉ ;
xxi. Liều thuốc chống say sóng có tác dụng đủ trong ít nhất 48 giờ và một túi nôn
cho mỗi người trên bè được phép chở ;
xxii. Hướng dẫn sinh tồn trên biển (Nghị quyết A.657(16) ) ;
xxiii. Hướng dẫn về công việc cần làm ngay lập tức ;
xxiv. Dụng cụ chống mất nhiệt đủ cho 10 % số người bè được phép chở hoặc hai , lấy
giá trị lớn hơn .
 Việc ghi chú trên các bè cứu sinh trang bị thỏa mãn phải là “SOLAS A PACK”
bằng chữ la-tinh in hoa .
 Nếu có trang bị , các thiết bị phải đặt trong vỏ chứa , nếu nó không phải là phần
liền hoặc được cố định thường xuyên vào bè cứu sinh thì nó phải được cất giữ và cố
định bên trong bè và phải có khả năng nổi trong nước ít nhất 30 phút mà không làm
hỏng những thứ chứa bên trong .

c. Các cơ cấu để nổi tự do của bè cứu sinh
 Hệ thống dây giữ : hệ thống dây giữ bè phải đảm bảo nối được từ tàu với bè và
phải thiết kế sao cho đảm bảo phao bè khi được nhả , và nếu là bè cứu sinh bơm hơi thì
thổi căng , mà không bị tàu đang chìm kéo chìm theo .
 Mắt nối yếu : Nếu một mắt nối yếu được sử dụng trong cơ cấu để bè cứu sinh
nổi tự do , nó phải :
i. Không bị đứt bởi lực cần để kéo dây giữ ra khỏi vỏ chứa bè cứu sinh ;
ii. Nếu áp dụng , phải có đủ độ bền để cho phép thổi căng được bè cứu sinh;
iii. Gẫy khi có lực kéo bằng 2,2േ0,4 kN .
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 12


 Thiết bị nhả thũy tỉnh : Nếu thiết bị nhả thũy tỉnh được sử dụng trong các cơ
cấu để bè cứu sinh nổi tự do , thì nó phải :
i. Chế tạo bằng vật liệu thích hợp để ngăn ngừa thiết bị làm việc sai . Không chấp
nhận việc mạ kẽm hoặc các dạng phủ kim loại khác lên các chi tiết của thiết bị nhả
thủy tĩnh;
ii. Tự động giải phóng bè cứu sinh ở độ sâu không quá 4 m ;
iii. Có biện pháp thoát nước để tránh nước đọng trong bầu thủy tĩnh khi thiết bị
nằm ở vị trí bình thường của nó ;
iv. Có kết cấu sao cho tránh nhả bè khi sóng biển trùm lên thiết bị ;
v. Được ghi chú thường xuyên kiểu và số seri lên mặt ngoài của nó ;
vi. Được ghi chú thường xuyên trên thiết bị hoặc biển nhận biết gắn chắc chắn trên
thiết bị nêu rõ ngày chế tạo , kiểu và số seri ;
vii. Sao cho mỗi chi tiết nối đến hệ thống dây giữ có độ bền không nhỏ hơn độ bền
đã qui định cho dây giữ ;

9. Bè cứu sinh bơm hơi
Các bè cứu sinh bơm hơi phải thỏa mãn các yêu cầu chung của bè cứu sinh đã
nêu và đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu sau .
a. Kết cấu của bè cứu sinh bơm hơi
 Khoang tạo sức nổi chính phải chia thành ít nhất hai ngăn riêng biệt ., một ngăn
bất kỳ bị hư hỏng hoặc không thể bơm hơi được khi các ngăn không bị hư hỏng vẫn có
khả năng nâng được số người mà bè cứu sinh đó được phép chở , mỗi người nặng 75
kg và ngồi ở các vị trí bình thường của họ với mạn khô dương trên toàn bộ chu vi bè .
 Sàn của bè cứu sinh phải không thấm nước và phải có khả năng cách nhiệt đủ
để chống lạnh .
 Bè cứu sinh phải có khả năng bơm căng được bằng một người . Bè cứu sinh
phải được bơm bằng loại khí không độc . Việc bơm hơi bè phải được hoàn thành trong
một phút ở nhiệt độ môi trường xung quanh khoảng 18 đến 20
0

C và trong ba phút khi
nhiệt độ môi trường xung quanh -30
0
C . Sau khi thổi căng bè cứu sinh phải giữ được
hình dáng của nó khi chờ đủ số người và trang bị của nó .
 Mỗi ngăn bơm hơi phải có khả năng chịu được áp lực bằng ít nhất ba lần áp lực
làm việc và phải tránh không đạt tới áp lực lớn hơn hai lần áp lực làm việc hoặc bằng
van an toàn hoặc bằng việc cấp khí hạn chế . Phải có phương tiện để lắp đặt bơm hơi
hoặc thiết bị thổi hơi để có thể duy trì được áp lực làm việc .
b. Lối vào bè cứu sinh bơm hơi
 Tối thiểu một cửa vào phải được trang bị cầu mềm lên bè có khả năng mang
được người nặng 100 kg để mọi người có thể từ biển lên được bè cứu sinh .
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:T.Tr ThS ĐẶNG THANH NAM

SVTH: Vũ Thành Trung Trang : 13

 Các cửa vào không được trang bị cầu lên bè thì phải có thang dây , bậc thấp
nhất của thang dây phải được bố trí thấp hơn đường nước không tải của bè cứu sinh
một khoảng không nhỏ hơn 0,4 m .
 Bên trong bè cứu sinh phải có phương tiện để giúp cho những người lên bè tự
kéo mình từ thang dây vào bè .
c. Tính ổn định của bè cứu sinh bơm hơi
 Mỗi bè cứu sinh bơm hơi phải có kết cấu sao cho khi được thổi căng và nổi với
mái che ở phía trên , nó ổn định trên mặt biển .
 Tính ổn định của bè cứu sinh ở tư thế bị lật úp phải sao cho một người có thể lật
được bè lại khi ở trên biển và trong nước lặng .
 Tính ổn định của bè cứu sinh khi đầy đủ trang thiết bị và người phải sao cho có
thể kéo được nó với tốc độ đến 3 hải lý / giờ trong nước lặng .
 Bè cứu sinh phải được lắp đặt các túi nước thỏa mãn các yêu cầu dưới đây :
i. Các túi nước phải có màu sắc dễ nhận biết ;

ii. Thiết kế sao cho các túi đầy nước được ít nhất 60 % dung tích của chúng trong
vòng 25 giây triển khai thực hiện chức năng ổn định của chúng ;
iii. Các túi phải có tổng dung tích tối thiểu 220 lít đối với các bè cứu sinh có sức
chở tới 10 người ;
iv. Các túi của bè chứng nhận chở được nhiều hơn 10 người phải có tổng dung tích
không nhỏ hơn 20N lít , trong đó N = số người bè chứng nhận chở được ;
v. Các túi phải được bố trí đối xứng nhau xung quanh chu vi của bè cứu sinh .
Phải có phương tiện để đảm bảo khí dễ dàng thoát ra khỏi phần phía dưới của bè .
d. Vỏ chứa bè cứu sinh bơm hơi
 Bè cứu sinh bơm hơi phải được đóng gói trong một vỏ chứa , vỏ này phải :
i. Được kết cấu sao cho chịu được sự ăn mòn mạnh trong các điều kiện có thể gặp
trên biển ;
ii. Có đủ tính nổi bản thân , khi chứa bè và thiết bị bên trong , để kéo dây giữ từ
phía trong và tác động lên cơ cấu bơm bè nếu tàu bị chìm ;
iii. Kín nước đến mức có thể được thực hiện được , trừ đối với các lỗ thoát nước ở
đáy vỏ .
 Bè phải đóng gói trong vỏ chứa sao cho đảm bảo , đến mức có thể thực hiện
được , bè cứu sinh bơm căng lên ở trên mặt nước theo tư thế thẳng khi tự văng ra khỏi
vỏ chứa .
 Vỏ chứa phải được ghi :
i. Tên nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu
thương mại ;
ii. Số Seri ;
iii. Tên của cơ quan xét duyệt và số người
mà bè được phép chở ;
iv. SOLAS ;
v. Kiểu đóng gói sự cố bên trong ;

×