Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.04 MB, 78 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NÔNG THANH XUYÊN

VÀ THỜI HIỆU YÊU CÂU GIẢI QUYET VIỆC DAN SỰ

CHUYEN NGANH: LUẬT DAN SỰ

MA SO: 60 38 30

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS. BUI THI HUYEN

HA NOI - 2010

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>B - NỘI DUNG 0.00... ccc ecceccccceceeceeceuceuccuceuceeceuceuceecensenceneens 6</small>

CHƯƠNG I: MOT SO VAN DE LY LUẬN VE THỜI HIEU KHOIKIEN VU AN DAN SU VA THOI HIEU YEU CAU GIAI QUYETVIỆC DAN SỰ... c0 0002000002012 1111 nh nh rà 6

<small>1.1. Khái niệm thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu câu</small>giải quyết việc dân sự _... c2 nhớ 6

<small>1.1.1. Khái niệm vụ việc dân sự, vụ án dân sự, việc dân sự ... 6</small>1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự,

thời hiệu yêu cau giải quyết việc dân sự...--.---c<-¿ 81.2. Ý nghĩa của việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầuvà hậu quả của việc hết thời hiệu...-¿-c 2c c2 14

1.2.1.Y nghĩa của việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu 14

1.2.2 Hậu quả của việc hết thời hiệu. ...--.---. l6<small>1.3. Cơ sở của việc xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời</small>hiệu yêu cau giải quyết việc dân sự ...ccccSà: 17

<small>1.3.1 Cơ sở lý luận...c c2 1122111111111 x11 se 17</small>

1.3.2. Cơ sở thực tiễn ...-. c1 2n 22h. 18

1.4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật để xác định thời hiệu khởi kiện,thời hiệu yêu cầu và cách tính thời hiệu...-.---:<-- 19

1.4.1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật để xác định thời hiệu khởi kiện,

thời hiệu yêu câu...--.-cc c1 1121112211112 1 11111 se 19<small>1.4.2. Cách tính thời hiệu... -¿---- c2 2111122122 se 22</small>1.5. Bắt đầu lai thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu _... 25CHƯƠNG 2: THOI HIỆU KHOI KIỆN, THỜI HIỆU YÊU CÂUĐÓI VỚI MỘT SỐ VỤ VIỆC DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM HIỆN HÀNH... -- ¿c2 cà: 262.1. Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về dân su ... 262.1.1. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng dân su ... 262.1.2. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp bồi thường thiệt hại ngồi hợp 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>VƠ hiỆU_... C00020 SE nh sg</small>

2.2. Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về lao động...

2.3. Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về kinh doanh,<small>(Ñ310/9/51980101:LIPPPTETTT717111010 1701111011010 00000 BH al BN a 8</small>2.4. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đối với những loại vụ việc<small>khác _...----ccQQQQ Q0 QĐ Đ eee ng HH nh nên</small>2.4.1. Thời hiệu khởi kiện, yêu cầu về bảo hiểm ...

2.4.2. Thời hiệu khởi kiện về hàng hải...-.--‹-- << 2s2.5. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cau giải quyết<small>việc dân sự với những vụ việc pháp luật nội dung khơng có quy định2.5.1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự với những trường hợp pháp</small>luật nội dung khơng có quy định cụ thé ...--...-

2.5.2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự trong nhữngtrường hợp pháp luật nội dung khơng có quy định cụ thé ...

CHƯƠNG III: THUC TIEN ÁP DUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNGHOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VE THỜIHIỆU KHOI KIEN VỤ AN DAN SỰ VÀ THỜI HIỆU YÊU CÂUGIẢI QUYET VIỆC DAN SỰ...c c2 se.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởikiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự ...

3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sựvà thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dan sự ...-...

3.2.1. Dap ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. ...

3.2.2. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường... ..

3.2.3. Khắc phục bat cập của pháp luật hiện hành ...

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dânsự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự ...

3.3.1. Kiến nghị sửa đôi một số quy định của Bộ luật dân sự 2005

<small>474749</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, phong phú của các quanhệ dân sự thì các tranh chấp, yêu cầu về dân sự phát sinh tại Tòa án ngàycàng nhiều và đa dạng. Điều này địi hỏi cần có một hệ thống pháp luật đầy

đủ và hoàn thiện hơn để điều chỉnh các quan hệ dân sự mới phát sinh và giảiquyết các tranh chấp, yêu cầu của các chủ thé. Dé đáp ứng nhu cau này, hệ

thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật tố tụng dân sự nói riêng đang<small>ngày càng được chú trọng xây dựng.</small>

Sự ra đời của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đánh dấu một bước pháttriển mới của pháp luật Tổ tụng dân sự Việt Nam. Đây là văn bản pháp luậtquy định đầy đủ và có hệ thống các vấn đề về tố tụng dân sự như: các

nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, trình tự, thủ tục giải quyết các vu VIỆC

<small>dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Bộ luật</small>cũng quy định khá day đủ về cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cácchủ thé. Khi quyên dân sự bị xâm hại, người có quyền, lợi ích hợp pháp bịxâm hại có quyền yêu cầu cơ quan có thấm quyên bảo vệ quyên, lợi ích hợp

pháp của mình. Tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ xâm phạm quyên, lợi íchhợp pháp mà các chủ thé có thé khởi kiện hoặc yêu cau toa án giải quyết. Dé

các chủ thé có thé thực hiện được quyền này cần có những điều kiện nhấtđịnh, trong đó u cau, khởi kiện phải cịn thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêucầu.

Việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu là một vấn đề rấtquan trọng. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Dân sự năm 2005đã có những quy định khá day đủ về van đề này. Song, dé có được cách hiểu

thống nhất và áp dụng được một cách hiệu quả nhất những quy định này đòihỏi sự nỗ lực, phối kết hợp của các cơ quan lập pháp và tư pháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

lý như quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế; quy định của pháp luật về

van đề thời hiệu còn thiếu hướng dẫn cụ thể như vấn đề thời hiệu yêu cầu...Bởi vậy, tác giả đã chọn vấn đề: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự vàthời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của

mình với mong muốn có thé đóng góp một phan vào q trình nghiên cứu va

hồn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu khởi kiện vụ ándân sự và thời hiệu yêu cau giải quyết việc dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải

quyết việc dân sự là một vẫn đề khá mới mẻ và phức tạp. Bởi vậy, sỐ lượngcác bài viết, cơng trình nghiên cứu về van dé này cịn rất hạn chế. Có thé kểđến một số bài viết về van dé này như: “Những vướng mắc về việc không áp

dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế” của Nguyễn Cơng Lực đăng trêntạp chí Toà án nhân dân số 19 tháng 10/2006 bàn về thời hiệu khởi kiện vềthừa kế; “Bàn về thời hiệu đối với tranh chấp thừa kế quyên sử dung đất khiphải qua hoà giải” của Nguyễn Thanh Hải đăng trên tạp chí Tồ án nhândân số 21 ky I tháng 11/2008; “Vé thu tục giải quyết việc dân sự trong Bộ

luật Tổ tung dân sự ” của Tông Công Cường đăng trên tap chí Nha nước va

pháp luật số 11/2007; “Một số van dé về thủ tục giải quyết việc dân sự theo

Bộ luật Tổ tụng dan sự 2004” của Vũ Thị Hong Van dang trén tap chi Toaán nhân dân số 9 tháng 5/2006; “Thời hiệu khởi kiện các vu án kinh tế theoBộ luật Tổ tụng dán sự 2004 ” của Đồn Đức Lương đăng trên tạp chí Nhànước và pháp luật số 10/2005; “Vé thoi hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầutrong Bộ luật TỔ tụng dân sự” của Nguyễn Minh Hằng - giảng viên Học

viện Tư pháp - tuyến tập bài viết hội thảo khoa học cấp trường về việc thihành Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 ngày 30/12/2005...

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

khởi kiện và thời hiệu yêu cầu nói chung.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về thời

hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, pháp

luật của Việt Nam và một số nước trên thế gidl về thời hiệu khởi kiện vu án

dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự; thực tiễn áp dụng các quyđịnh của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giảiquyết việc dân sự.

Về đề tài “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu caugiải quyết việc dân sự” có rất nhiều van đề cần bàn luận, tuy nhiên, trong

phạm vi khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu

một số vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu như: khái

niệm thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, các quy định của pháp luật hiệnhành về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu và những bat cập của nó, từđó đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện,thời hiệu yêu câu.

<small>4. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện</small>chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa họckhác như: phân tích, tong hợp, so sánh, diễn giải ...

5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về thờihiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, nộidung các quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu khởi kiện, thời hiệuyêu cau và thực tiễn áp dụng chúng, từ đó thay được những vướng mắc, bat

<small>cập và đê xuât một sô giải pháp nhăm góp phân bảo vệ quyên khởi kiện,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>như sau:</small>

- Làm rõ một số vẫn đề lý luận về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự,thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sư như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa

của thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu; sự phát triển của pháp luật Tố

tụng dân sự Việt Nam về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu.

- Phân tích, đánh giá những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm2004 và Bộ luật Dân sự năm 2005 về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu.

- Tìm hiểu quy định của pháp luật một số nước trên thế giới đại diệncho hai truyền thống tố tụng điển hình là Tổ tụng tranh tụng và Tổ tụng xéthỏi như: Nga, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Mỹ về thời hiệu khởi kiện,thời hiệu yêu cầu nhằm so sánh và tham khảo.

- Nêu lên thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu

khởi kiện, thời hiệu yêu câu, phân tích, đánh giá để từ đó thấy được những

bất cập, vướng mac, nguyên nhân của thực trang và đưa ra một số kiến nghị

nhăm hoàn thiện pháp luật Tố tung dân sự Việt Nam về thời hiệu khởi kiện,thời hiệu yêu câu.

6. Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu chun khảo đầu tiên có tính hệ

thống và toàn diện về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầugiải quyết việc dân sự. Luận văn có những điểm mới sau đây:

<small>- Phân tích, làm sáng tỏ khái niệm thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự,</small>thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.

<small>- Làm rõ được cơ sở của việc quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân</small>sự, thời hiệu u cầu giải quuyết việc dân sự.

- Phân tích có hệ thông các quy định của pháp luật liên quan đến thời<small>hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu câu giải quyết việc dân sự.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Luận văn được kết cau thành 3 phan: Lời mở dau, nội dung và kết<small>luận.</small>

Phần nội dung gồm 3 chương:

- _ Chương I: Một số van đề lý luận về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sựvà thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

- Chương II: Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đối với một SỐ vuviệc dân sự cụ thể theo pháp luật Việt Nam hiện hành

- Chương III: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện các

quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêucầu giải quyết việc dân sự

Kết luận

<small>Danh mục tài liệu tham khảo</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

QUYET VIEC DAN SU

1.1. Khái niệm thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầugiải quyết việc dân sự

<small>1.1.1 Khái niệm vụ việc dân su, vu an dân sự, việc dân sự</small>

Trong lĩnh vực dân sự, lợi ích của các bên được xem như là tiên dé dẫn

đến tranh chấp, yêu cầu về dân sự. Tranh chấp pháp lý sẽ khơng thể xuất hiện,nếu khơng có u cau, khởi kiện của các bên. Khởi kiện là hành vi đầu tiêncủa các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dânsự, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Khởikiện, yêu cầu trước hết là quyền dân sự của các chủ thể, là phương thức màcác chủ thê yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền dân sự cho mình, cho nhà nước hoặcngười khác. Tuy nhiên, quyền khởi kiện của các chủ thể chỉ làm phát sinh<small>nghĩa vụ thụ lý vụ việc của Tòa án khi việc khởi kiện tuân thủ đúng và đủ các</small>điều kiện khởi kiện về nội dung, về hình thức khởi kiện và tạm ứng án phí.Việc xem xét, thụ lý yêu cầu, khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tơ chứcchính là sự bảo đảm của nhà nước đối với việc thực hiện các quyền dân sự

của các chủ thê đã được pháp luật ghi nhận va làm phát sinh tại Tòa án các vụ<small>việc dân sự.</small>

Pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều quan niệm vu việc dansự là các tranh chấp, yêu câu phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự theonghĩa rộng được Tòa án thụ lý giải quyết (bao gồm: Dân sự, hơn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại và lao động). Do đó, theo pháp luật của nhiềunước trên thế giới khơng có sự tách biệt giữa khái niệm vụ án dân sự và việc<small>dân sự như pháp luật Việt Nam hiện hành mà chỉ có khái niệm vụ việc dânsự.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

dân sự, vụ án kinh tế, vụ án lao động. Theo đó, vụ án kinh tế bao gồm cáctranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa cá nhâncó đăng ký kinh doanh với pháp nhân, các tranh chấp giữa công ty với cácthành viên của công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đếnviệc thành lập, hoạt động, giải thê công ty, tranh chấp liên quan đến việcmua bán cổ phiếu, trái phiếu và các tranh chấp kinh tế khác theo quy định

của pháp luật. Vụ án lao động bao gồm các tranh chấp lao động cá nhân giữa

người lao động và người sử dụng lao động về quyên và lợi ích liên quan đếnviệc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiệnhợp đồng lao động va trong quá trình học nghé, tranh chap lao động tập thégiữa tập thê người lao động với người sử dụng lao động về thực hiện thỏaước lao động tập thẻ, về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn. Vụ

án dân sự bao gồm những tranh chấp và những việc khơng có tranh chấp vềdân sự và hơn nhân gia đình như: tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác ... Như vậy,

trong các Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh Thủ tục

giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án lao động<small>khơng có khái niệm vụ việc dân sự mà chỉ có các khái niệm vụ án dân sự, vụ</small>án kinh tế, vụ án lao động trong đó bao gồm cả những việc có tranh chấp và

những việc khơng có tranh chấp.

Trên cơ sở đường lỗi đổi mới của Đảng về xây dựng nhà nước phápquyên, về cải cách tư pháp, tại kỳ họp thứ 5, từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 15

tháng 6 năm 2004, Quốc hội khóa XI nước Cộng hịa XHCN Việt Nam đã

thơng qua Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) (có hiệu lực từ ngày 01/01/2005).BLTTDS là kết quả của sự pháp điển hóa quan trọng và khắc phục đượcnhiều điểm bất cập, chưa khả thi của các Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ

án dân sự (PLTTGQCVADS), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế(PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

khơng có tranh chấp mà chỉ có u cầu Tịa án cơng nhận một sự kiện pháplý hoặc một quyền dân sự (thủ tục tố tụng đặc biệt). Do đó, theo các quyđịnh của BLTTDS thì vụ án dân sự là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ<small>phát sinh từ các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương</small>mại, lao động giữa các bên đương sự được Tòa án thụ lý giải quyết. Cụ théhơn, vụ án dân sự là các tranh chấp quy định tại các điều 25, 27, 29 va 31

BLTTDS mà được Tòa án thụ lý giải quyết theo yêu cầu của các cá nhân, cơquan, tổ chức.

Việc dân sự là các yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tơ chức u cầu<small>Tịa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm</small>phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thươngmại, lao động của mình hoặc của các cá nhân, cơ quan, tơ chức khác, u

cầu Tịa án cơng nhận cho mình qun về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh

doanh, thương mại, lao động được Tòa án thụ lý giải quyết. Cụ thê hơn, việc

dân sự là các yêu cầu quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS màđược Tòa án thu lý giải quyết theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ

chức. Việc dân sự là trường hợp khơng có tranh chấp giữa các bên đương sự.

Vì vậy, vụ việc dân sự bao gồm vụ an dân sự và việc dân sự.

<small>Chính vì có sự phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự nên có sự</small>phân biệt giữa thời hạn dé các cá nhân, cơ quan, tơ chức u cầu Tịa án giảiquyết vụ án dân sự và thời hạn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Từ đó<small>hình thành nên hai khái niệm thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu</small>yêu cầu giải quyết việc dân sự.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thờihiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Trong giao lưu dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ được hưởngquyền và phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự, việc không thực hiện hoặc thựchiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của bên này sẽ xâm phạm tới lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thời hạn nhất định cho sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quyền, nghĩa vu

dân sự, các biện pháp bảo vệ quyên, lợi ích. Thời hạn này được gọi là thời

“ Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thờihạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc

mat quyên khởi kiện vụ án dân sự, yêu cẩu giải quyết việc dén sự ”.

Có thê thấy thời hiệu trước tiên là một khoảng thời gian do pháp luậtquy định, nó có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Tùy thuộc vào tính chất củatừng quan hệ cụ thé mà khoảng thời gian này có thé dài hay ngắn, cũng có

những trường hợp khơng áp dụng thời hiệu như: u cầu hồn trả tài sản

thuộc hình thức sở hữu Nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân ... Theo<small>quy định của pháp luật dân sự, có các loại thời hiệu như: Thời hiệu hưởng</small>quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện vụ ándân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Đối với các nước khơng cósự phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự thì thời hạn dé các cá nhân, cơ

quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự được gọi là<small>thời hiệu khởi kiện.</small>

Theo pháp luật t6 tụng dân sự Việt Nam thi thời han để các cá nhân,cơ quan, tơ chức có quyền u cầu Tịa án giải quyết vụ án dân sự được gọilà thời hiệu khởi kiện. Thời hạn để các cá nhân, cơ quan, tơ chức có quyềnu cầu Tịa án giải quyết việc dân sự được gọi là thời hiệu yêu cầu. Tuynhiên, dù là thời hiệu khởi kiện hay thời hiệu u cầu thì đều có những đặcđiểm sau:

1.1.2.1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cẩu do pháp luật quy định

Khi các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và thực hiệnquyền khởi kiện, quyền yêu cầu của mình thi họ phải tuân thủ các quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, yêu cầu. Họ chỉ có thé thực hiện đượcquyền khởi kiện, quyền u cầu của mình khi cịn thời hiệu. Thời hiệu khởi

kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định trong các văn bản pháp luật một cách

cụ thé, trước khi các tranh chấp giữa các chủ thé xảy ra, các chủ thé khôngthể thỏa thuận về thời hiệu khởi kiện hay thời hiệu yêu cầu. Sự tồn tại củathời hiệu khởi kiện hay thời hiệu yêu cầu khơng phụ thuộc vào ý chí chủquan của các chủ thé có quyền, lợi ích liên quan. Thời hiệu khởi kiện, yêu

cầu giải quyết vụ việc dân sự không chỉ được quy định tai BLTTDS ma con

<small>được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Như vậy,</small>

thời hiệu khởi kiện, yêu cầu không chỉ liên quan đến chủ thê khởi kiện, yêu

cầu và các chủ thé tham gia vào vụ việc dân sự mà còn ảnh hưởng đến hoạtđộng của Tịa án bởi vậy nó khơng thé do các chủ thể tự thỏa thuận, quyết<small>định.</small>

Thật vậy, thời hiệu khởi kiện được pháp luật của nhiều nước trên thếgiới ghi nhận. Chang hạn, quy định về thời hiệu trong BLDS Thái Lan cónhững điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam, cụ thé: cũng có quy định vềbắt dau thời hiệu (Điều 169), quy định về bắt đầu lại thời hiệu (Điều 181),quy định về tính pháp định của thời hiệu (Điều 191) ... Trong BLDS NhậtBản, BLDS Pháp cũng có những nét tương đồng với BLDS Việt Nam về vấn

đề thời hiệu.

Ở Việt Nam, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm

1989; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnhthủ tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996, vấn dé thời hiệu khởi kiện

đối với vụ án kinh tế, vụ án lao động và vụ án dân sự cũng đã được đề cập

đến. Cụ thể: Tại Điều 36 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sựquy định các trường hợp trả lại đơn khởi kiện trong đó có trường hợp hếtthời hiệu khởi kiện; tại Điều 32 — Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án laođộng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án lao động; tại Điều 31 — Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định về thời hiệu khởi kiện vụán kinh tế, tại Điều 32 quy định về các trường hợp trả lại đơn khởi kiện trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đó có trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết. Hiện nay, cả trong BLDS vàBLTTDS đều có quy định cụ thé về thời hiệu khởi kiện vu án dan sự, thờihiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải

quyết việc dân sự là do pháp luật quy định. Tùy theo pháp luật của mỗi nước<small>mà chúng được quy định trong các văn bản pháp luật nội dung hoặc pháp</small>luật tố tụng dân sự.

1.1.2.2. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cấu là cơ sở thực hiện quyên khởikiện, quyền yêu cẩu của các chủ thé và là diéu kiện đề Tòa án thụ ly vụ việc<small>dân sự</small>

Một trong những điều kiện dé chủ thể thực hiện quyền khởi kiện, yêu

cầu của mình là cịn thời hiệu khởi kiện, u cầu. Có thể nói việc còn thời

hiệu là điều kiện cần dé chủ thé thực hiện được quyền khởi kiện, yêu cầu củamình. Khi khơng cịn thời hiệu thì dù thực tế chủ thể đó có qun, lợi ích

hợp pháp cần bảo vệ, chủ thé cung cấp được các tài liệu chứng minh cho u

cầu của mình là đúng thì Tịa án cũng khơng có cơ sở pháp lý dé giải quyết

yêu cầu của chủ thể đó. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cácchủ thé, van dé đầu tiên mà Tòa án quan tâm xét đến là còn thời hiệu khởi

kiện, thời hiệu u cầu hay khơng. Chỉ khi cịn thời hiệu khởi kiện, thời hiệu

yêu câu thì đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của chủ thé mới được chấp nhận, nhờ

đó quyền, lợi ích của các chủ thể được bảo vệ.

1.1.2.3. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu mang tính định lượng và tính<small>liên tục, trừ các trường hợp do pháp luật quy định</small>

Thời hiệu khởi kiện, yêu cầu trước tiên là thời hạn, khi nói tới thời hạn

tức là nói tới một khoảng thời gian xác định, nó có điểm bắt đầu và điểm kếtthúc. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu u cầu thơng thường được

tính bằng một đơn vị cụ thé như ngày, tháng, năm và được định lượngbang con số cụ thé như: thời hiệu khởi kiện là hai năm, thời hiệu yêu cầu là 1

Thông thường thời hiệu khởi kiện, yêu cầu là khoảng thời gian có tínhliên tục từ khi bắt đầu tới khi kết thúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nếu có các sự kiện sau thì khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó khơngđược tính vào thời hiệu: sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, yêu cầu

chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi

dân sự; chưa có người đại diện thay thế. Ngoài ra, trong trường hợp trongkhoảng thời hạn của thời hiệu nhưng bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phầnhoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện hoặc bên có nghĩa

vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện hoặc

các bên đã tự hòa giải với nhau thì thời hiệu phải được tính lại kế từ ngày

tiếp theo sau ngày xảy ra các sự kiện trên.

1.1.2.4. Thời hiệu khởi kiện vụ án dan sự, thời hiệu yêu cẩu giải quyết việc

dân sự phụ thuộc vào tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Mỗi loại quan hệ có những đặc trưng riêng, vì vậy các tranh chấp diễnra trong quan hệ ấy cũng có những đặc thù nhất định. Với những quan hệmang tính chất phức tạp (ví dụ quan hệ thừa kế) thì các tranh chấp xảy ra

trong các quan hệ ấy cũng thường khó giải quyết hơn bởi vậy khoảng thời

gian dé các chủ thé tự giải quyết trước khi đưa tranh chấp tới Tòa án cũngcần dài hơn so với các tranh chấp khác. Do đó, thời hiệu khởi kiện đối vớitranh chấp thừa kế thường được quy định dài hơn so với các loại việc khác.

Đối với các việc dân sự, do các bên không tranh chấp về quyên và

nghĩa vụ dân sự mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ yêu cầu Tịa án cơng<small>nhận hoặc khơng cơng nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh</small>

quyên, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao

động của mình hoặc của các cá nhân, cơ quan, tơ chức khác, u cầu Tịa áncơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động nên tính chất của việc dân sự thường đơn giản hơn so

với vu án dân sự, Do đó, thời hiệu yêu cầu thường ngăn hon thời hiệu khởikiện. Hay có thể nói, mức độ phức tạp của tranh chấp tỷ lệ thuận với mức độ<small>phức tạp của quan hệ pháp luật đó. Bên cạnh đó, thời hiệu khởi kiện, thời</small>hiệu yêu cầu còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của việc giải quyết nhanh

<small>chóng loại việc đó với các chủ thê liên quan nói riêng và xã hội nói chung.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Chăng hạn, do tính chất của quan hệ kinh doanh thương mại và lao động nênthời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp này thường ngắn hơn so với thời

hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp dân sự.

1.1.2.5. Thời hiệu khởi kiện vụ an dan sự, thời hiệu yêu cẩu giải quyết việcdan sự phụ thuộc vào pháp luật cua mỗi nước, cụ thể là phụ thuộc vào điễukiện kinh tế xã hội của nước đó.

Pháp luật là van đề thuộc về kiến trúc thượng tầng còn kinh tế xã hội

là vấn đề thuộc về cơ sở hạ tầng. Theo triết học Mác — Lénin thì kiến trúc

thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn

nhau, để những tác động đó trở thành tác động tích cực thì cần có sự phùhợp giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Hay nói cách khác là phápluật phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu

yêu cầu là một bộ phận của hệ thống pháp luật do vậy nó cũng phải phù hợp

với điều kiện kinh tế xã hội. Ví dụ: Ở Pháp, do điều kiện kinh tế xã hội phát

triển, việc sử dụng pháp luật trong đời sống đã trở thành thói quen của người

dân nên hau hết các quan hệ đã được xác lập nêu có tranh chấp xảy ra đều có<small>cơ sở chứng minh và căn cứ xét xử. Do đó, thời hiệu khởi kiện theo pháp</small>luật Pháp là rất dài: 30 năm (Điều 2262 BLDS Pháp). Ở Việt Nam, do điềukiện kinh tế xã hội cịn khó khăn và ý thức pháp luật của người dân chưa caonên sau khi sự việc xảy ra một thời gian dài thì việc xác minh trở nên rất khókhăn. Do đó, thời hiệu khởi kiện theo pháp luật Việt Nam là rất ngắn,<small>thường là hai năm.</small>

1.1.2.6. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cẩu thường được bắt đâu khi cótranh chấp hoặc vi phạm hoặc xuất hiện một sự kiện pháp ly

Khi một bên chủ thé trong quan hệ pháp luật dân sự có sự vi phạmnghĩa vụ của mình thì chủ thể phía bên kia có quyền khởi kiện mà chưa cần

biết sự vi phạm đó đã gây ra thiệt hại cho mình hay chưa (ví dụ: thời hiệukhởi kiện về hợp đồng dân sự - Điều 427 BLDS). Có trường hợp ngay khixảy ra một sự kiện pháp lý, các chủ thé có qun, lợi ích liên quan đã có thé

thực hiện quyền khởi kiện của mình và thời hiệu khởi kiện được tính từ thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

điểm sự kiện đó xảy ra (ví dụ: thời hiệu khởi kiện về thừa kế - Điều 645<small>BLDS).</small>

<small>Như vậy, do có sự phân biệt giữa vu án dân sự va việc dan sự nên theo</small>

pháp luật t6 tung dân sự Việt Nam co sự phân biệt giữa thời hiệu khởi kiệnvà thời hiệu yêu cầu nhưng về bản chất thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêucầu đều là khoảng thời gian mà các cá nhân, cơ quan, t6 chức có quyền ucầu Tịa án bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc<small>lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Từ</small>các phân tích trên có thé đưa ra khái niệm thời hiệu khởi kiện va thời hiệu

yêu câu như sau:

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn do pháp luật quy định mà chủ thểđược quyên khởi kiện để yêu cầu Tòa an giải quyết vụ án dân sự bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó hết thì matqun khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu yêu cầu là thời hạn do pháp luật quy định mà chủ thểđược quyền yêu cầu Tóa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ, cơng nhậnqun và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tƠ chức, lợi ích cơngcộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mat quyên yêucâu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

1.2. Ý nghĩa của việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu và

hậu quả của việc hết thời hiệu

1.2.1. nghĩa của việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cau

Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật

Tố tụng dân sự nói riêng, các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện,thời hiệu yêu cầu ngày càng được chú trọng và quy định day du, chi tiết hơn.

Việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu có ý nghĩa rất lớn cả về

mặt khoa học pháp lý và thực tiễn, nó có tác động khơng nhỏ đến hoạt độngtố tung. Có thê thay được ý nghĩa của việc quy định thời hiệu khởi kiện, thờihiệu yêu cầu dưới các khía cạnh sau:

<small>* Đôi với việc giải quyết vụ việc dán sự:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nếu pháp luật khơng có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêucầu thì số lượng đơn khởi kiện, yêu cầu được gửi đến Tòa án sẽ rất lớn. Khiđó Tịa án sẽ rơi vào tình trạng quá tải, không thê giải quyết được khối lượng

công việc khơng lồ, những vụ việc Tịa án tiếp nhận và bắt tay vào giải quyết

cũng có thê dẫn đến bế tắc do không thu thập được chứng cứ, không có điềukiện xác minh được những lý lẽ, bằng chứng do các bên cung cấp. Nếu vụviệc được đưa tới Tòa án, Tòa án tiếp nhận và giải quyết nhưng lại khơng thé

giải quyết thì sẽ gây ảnh hưởng đến uy tin của Tòa án, làm mat niềm tin của

người dân đối với cơ quan công quyên.

Quy định của pháp luật về thời hiệu sẽ giúp giảm tải được cho Tịa án<small>những vụ việc đã xảy ra trước đó một khoảng thời gian dài và khơng cịn ảnh</small>hưởng nhiều đến các chủ thể tham gia. Lúc này Tòa án sẽ có thời gian tậptrung giải quyết những vụ việc mới xảy ra, kịp thời bảo vệ quyên, lợi ích hợppháp của các chủ thể.

Có thể nói, với cơng tác giải quyết vụ việc dân sự thì việc quy định

thời hiệu có ý nghĩa hết sức lớn lao. Nếu hệ thống cơ quan tư pháp của ViệtNam như một chiếc cổ chai — nó có thé tắc nghẽn khi dồn vào đó q nhiềumột lúc thì quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu như một chiếc

lưới chan dé trước cơ chai đó. Nó sẽ giúp sàng lọc bớt những vụ việc xảy ra

trước đó một khoảng thời gian dai và khơng cịn nhiều ý nghĩa đối với các

bên, giúp cho số lượng vụ việc đi qua cô chai vừa phải, đúng mực và trôi<small>chảy.</small>

* Đối với kinh tế xã hội:

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội ngàycàng diễn ra đa dạng, giao lưu dân sự ngày càng được đây mạnh. Tỷ lệ thuậnvới nó là các tranh chấp dân sự khơng ngừng tăng lên. Khi có tranh chấp,

van dé đặt ra là phải giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng dé kịp thời

bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của các bên và thúc đây giao lưu dân sự tiếp

tục phát triển. Việc quy định thời hiệu khởi kiện sẽ là động lực thôi thúc các

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

chủ thé đây nhanh tiễn độ giải quyết vụ việc, tích cực trong việc thu thập vàcung cấp chứng cứ chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của minh.

Mặt khác, nếu các mâu thuẫn luôn thường trực nhưng lại khơng có cơchế đảm bảo quyền lợi thì sẽ khiến các chủ thể dè đặt hơn trong việc thamgia các quan hệ. Đề các quan hệ dân sự ngày càng gia tăng thì cần tạo cho nómột mơi trường lành mạnh, ít tranh chấp và tranh chấp được giải quyết minh

bạch, rõ rang, công bang và triệt dé. Việc giải quyết triệt để, nhanh chóngcác vụ việc sẽ là chất xúc tác kích thích giao lưu dân sự diễn ra mạnh mẽ.

Thêm vào đó, mơi trường cạnh tranh lành mạnh, ít tranh chấp sẽ là yếu tốhấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tăng cường đầu tư vàoViệt Nam, giúp cho nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Việc quy định

thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu nhằm đảm bảo tính ổn định của giaolưu dân sự. Có nghĩa là khi thời hiệu khởi kiện hết thì các chủ thé mat quyềnkhởi kiện, giao dịch dân sự trong đa số các trường hợp là có hiệu lực pháp<small>luật.</small>

* Đối với các chủ thé tham gia quan hệ dân sự:

<small>Việc quy định thời hiệu sẽ giúp các bên chủ động hơn, yên tâm hơn</small>

trong việc thực hiện các biện pháp nhăm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của<small>minh. Mặt khác, việc quy định thời hiệu cũng g1úp nâng cao trách nhiệm cua</small>chủ thể có quyên. Họ phải cố gắng dé thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêucầu của minh trong một khoảng thời gian nhất định nếu không muốn matquyền khởi kiện, quyền yêu cầu. Đối với chủ thê bị kiện (bị đơn), việc quy<small>định thời hiệu khởi kiện cũng tạo cho họ những thuận lợi trong việc đưa ra</small>chứng cứ phản bác lại yêu cầu của người khởi kiện (nguyên đơn).

1.2.2 Hậu quả của việc hết thời hiệu

Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu vừa có tác dụng làm phát sinh,

vừa có tác dụng làm cham dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể. Nếu

cịn thời hiệu thì chủ thé có qun, lợi ích bị xâm phạm có qun khởi kiện,

<small>u câu Tịa án bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của mình. Ngược lại, nêu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thời hiệu đã hết thì đương nhiên các chủ thể sẽ mất quyền khởi kiện. Hậuquả này đã được thé hiện ngay ở khái niệm thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêucầu. Có thé nói hậu qua của việc hết thời hiệu khởi kiện, thời hiệu u cầu

<small>có tính hai mat.</small>

Vé mặt tích cực: các chủ thé mất quyền khởi kiện nên Tịa án sẽ khơngphải tiếp nhận và xử lý những vụ việc xảy ra trước đó một khoảng thời giandài, giảm tải được một khối lượng công việc lớn cho Tòa án đồng thời giúp

cho giao lưu dân sự nhanh chóng trở lại quỹ đạo và diễn ra thuận lợi.

Về mặt tiêu cực: Nêu vẫn đề thời hiệu không được quy định một cáchchặt chẽ, hợp lý và khơng được tun truyền tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnquyền lợi của các chủ thể, không đảm bảo được quyên khởi kiện của các chủthể.

Thực tế áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về

thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cau sẽ khiến nhiều chủ thé mat quyền khởi

kiện, quyền yêu cầu nhưng cần có hướng giải quyết quyền lợi cho ho một<small>cách thỏa đáng.</small>

<small>1.3. Cơ sở của việc xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu</small>

yêu cầu giải quyết việc dân sự<small>1.3.1 Cơ sở lý luận</small>

Pháp luật của mỗi nước đều có những quy định về quyền, nghĩa vụcủa các chủ thé khi tham gia vào một quan hệ pháp luật, quy định về điềukiện được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Do đó, pháp luật cầnthiết phải quy định cơ chế dé đảm bao cho các quyên, nghĩa vụ ấy được thựchiện, được bảo vệ. Quy định về thời hiệu khởi kiện là khâu đầu tiên trongquy trình thực hiện cơ chế ấy. Quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêucầu góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính hợp lý và logic.<small>Hơn nữa, trong quan hệ pháp luật dân sự không phải lúc nào các bên cũng</small>thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ký kết. Bởi vậy giữa các bên xảy

ra tranh chấp về qun, lợi ích. Nếu khơng thé tự giải quyết thì họ cần đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thâm quyền và một trong số các cơ

<small>quan nhà nước đó là Tịa án. Lúc này đòi hỏi pháp luật phải giới hạn khoảng</small>

thời gian họ được quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp<small>của mình — chính là thời hiệu khởi kiện. Hơn nữa, trong các quy định của</small>pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn diễn ra song song vớinhau, trong thực hiện quyền có nghĩa vụ và trong thực hiện nghĩa vụ cóquyền. Quyên khởi kiện cũng không phải là một ngoại lệ. Pháp luật quy định

cho các chủ thê quyên khởi kiện, nhưng cũng buộc chủ thé thực hiện quyền

đó trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không tuân theo, chủ thể sẽmat quyền khởi kiện

1.3.2. Cơ sở thực tiễn

Thực tế giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án gặp phải nhiều khókhăn, trong đó có việc các chủ thê khởi kiện một cách tùy tiện gây mất thời

gian cho Tòa án trong việc tiếp nhận đơn và thụ lý giải quyết các vụ việc dan

sự. Nếu không đặt ra giới hạn về thời gian mà các chủ thé có quyền khởikiện, yêu cau sẽ dẫn đến việc đặt Tòa án vào tình trạng quá tải, việc thu thậpchứng cứ và đánh giá chứng cứ của Tịa án gặp khó khăn, phức tạp. Dé giảiquyết tình trạng này cần phải có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệuyêu cầu qua đó có thé khoanh vùng được các vụ việc Tịa án có thể giải

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu thế tồn cầu hóa phát triển

mạnh mẽ, sự giao lưu giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế sẽ ngày cànggia tăng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, luật Tó tụng dân sự<small>nói riêng sẽ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta phải thực hiện.</small>Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hiệu quả sẽ là tiêu chí hấp dẫn thu hútcác nhà đầu tư vào Việt Nam đồng thời sẽ tạo cho các nhà đầu tư tâm lý yên

tâm, tin tưởng vào pháp luật từ đó tập trung dau tư nhiều hơn nữa, thúc daykinh tế xã hội phát trién.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Tồn cầu hóa kéo các nước xích lại gần nhau hơn, các ranh giới dầndần bị xóa nhòa, giao lưu dân sự sẽ ngày càng tăng lên, đồng thời với nó làsự mâu thuẫn, tranh chấp về quyền, lợi ích. Lúc này quy định về thời hiệu

khởi kiện, thời hiệu yêu cầu sẽ phát huy được tôi đa ý nghĩa của nó.

1.4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật để xác định thời hiệu khởi kiện, thờihiệu yêu cầu và cách tính thời hiệu

1.4.1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật để xác định thời hiệu khởi kiện, thờihiệu yêu cầu

Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu là những vấn đề có ý nghĩa

quyết định đối với việc thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của các

chủ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các chủ thể. Bởi vậy, nócần được xác định một cách chính xác, theo trình tự các bước sau đây:

<small>- Bước 1: Xác định xem loại vụ việc đó có ap dung thời hiệu hay</small>không: Hau hết các loại vụ việc dân sự đều áp dụng thời hiệu, trừ những<small>trường hợp khơng ap dụng thời hiệu</small>

Khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì các chủ thé có

quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ, trong đó khởi kiện là một biện

pháp được pháp luật cơng nhận. Để đảm bảo hoạt động khởi kiện thực sự

đem lại quyền lợi cho chủ thé có quyên khởi kiện, không làm ảnh hưởng đến

hoạt động của các chủ thê khác và thuận lợi cho việc giải quyết của cơ quan

có thầm quyền, pháp luật giới han một khoảng thời gian dé các chủ thé thựchiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của mình hay pháp luật quy định thờihiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợpquyên, lợi ích bị xâm phạm các chủ thé chi có quyền khởi kiện trong mộtkhoảng thời gian nhất định mà vẫn có những ngoại lệ. Những ngoại lệ nàythơng thường bao gồm:

- u cầu hồn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

<small>Yéu câu bảo vệ quyên nhân thân bị xâm phạm.- Cac truong hop khac do phap luat quy dinh.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về các trường hợp không áp

dụng thời hiệu khởi kiện giống như trên. Sở dĩ pháp luật không giới hạn thờigian thực hiện quyền khởi kiện đối với các trường hợp này vì:

Thứ nhất: Với u cau hồn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà<small>nước</small>

Nhà nước Việt Nam là chủ thể đặc biệt, là chủ thể đại diện cho nhândân, thay mặt nhân dân quản lý xã hội, quản lý các tài sản quốc gia (bao gồm<small>cả tài sản hữu hình và tài sản vơ hình). Bởi vậy, tài sản thuộc sở hữu Nhà</small>nước chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân làm ra dé phục vụ cho lợi

ích của nhân dân, không chủ thể nào được quyền chiếm hữu, sử dụng khơng

nhằm mục đích phục vụ nhân dân, trừ trường hợp được Nhà nước đồng ý.

Bat kỳ chủ thể nào có hành vi xâm phạm tới tài sản của Nhà nước thì cho dùsự việc đã xảy ra bao lâu, các cơ quan, tô được Nhà nước giao nhiệm vụ phụtrách lĩnh vực đó cũng có quyền khởi kiện u cầu chủ thé đó hồn trả. Vềvấn đề này, trong pháp luật thế giới nổi lên hai quan điểm khác nhau của haikiểu nhà nước. “Da số các nước tư bản áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với

u cau hồn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước ví dụ: Pháp, Anh,

My ... ngược lại, đa số các nước xã hội chủ nghĩa lại không áp dụng thời

hiệu khởi kiện đối với yêu cầu hoan trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà

<small>nước ví dụ: Việt Nam, Lào ...” [29, tr.34].</small>

Thứ hai: Với yêu cau bảo vệ quyên nhân thân bị xâm phạm

Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, nó được phápluật thừa nhận và bảo vệ. Quyền nhân thân là quyền rất quan trọng nó gắnliền với các chủ thé từ khi ra đời đến khi chấm dứt sự tồn tại (chết), nó được

các chủ thể khác trong xã hội và nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Bởi vậy, bất kỳ

chủ thể nào có hành vi xâm phạm bất hợp pháp quyền nhân thân của người

khác thì người đó có quyền khởi kiện u cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi củamình mà khơng bị giới hạn về thời gian. Tuy nhiên, không phải trong mọi

trường hợp quyền khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân đều không bị

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

giới hạn về thời gian mà vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Quy định

về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe,

danh dự bị xâm hại tại Điều 607 BLDS 2005.

Đa số các nước trên thế giới cũng không quy định thời hiệu khởi kiệnvề quyền nhân thân như: Thái Lan (Diéi 189 BLDS Thái Lan năm 1925),Nhật Bản (Điều 141 BLDS Nhật Bản)...nhưng cũng có nước thời hiệu khởikiện về quyền nhân thân vẫn bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất

định, ví dụ: trong pháp luật của Pháp thời hiệu khởi kiện về quyền nhân thân

được quy định là 30 năm (Điều 2262 BLDS Pháp - trang 1161).

- Bước 2: Nếu loại vụ việc đó áp dụng thời hiệu thì căn cứ vào<small>quy định của pháp luật nội dung.</small>

- Về nguyên tắc, khi luật nội dung va luật tố tụng đều có quy

định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì cho dù luật tố tụng có quyđịnh đồng nhất hay khơng đồng nhất với luật nội dung thì vẫn lựa chọn luật

nội dung để áp dụng. Tức là khi luật nội dung có quy định về thời hiệu khởi

kiện, thời hiệu yêu câu thì nhất thiết phải áp dụng quy định của pháp luật nộidung. Pháp luật Việt Nam và pháp luật của đa số các nước trên thế giới như:Pháp (Điều 2264 BLDS Pháp), Thái Lan (Điều 164 BLDS Thái Lan), NhậtBản (Điều 142 BLDS Nhật Bản)...đều thừa nhận và áp dụng nguyên tắc<small>này.</small>

- Bước 3: Nếu trong trường hợp pháp luật nội dung khơng có quyđịnh thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật tô tụng dân sự

.Các quy định cụ thê của pháp luật nội dung về vấn đề thời hiệu khởi

kiện, thời hiệu yêu cầu chỉ áp dụng đối với một loại tranh chấp, yêu cầu nhất

định nên có thé nói các quy định này là cái riêng. Các quy định về thời hiệutrong BLTTDS có thé áp dung chung cho tất cả các loại tranh chấp, u cầu

mà pháp luật nội dung khơng có quy định về thời hiệu nên có thể nói là cáichung. Về mặt lý luận, khi khơng có cái riêng để áp dụng thì đương nhiên sẽ

áp dụng theo cái chung dé giải quyết van dé. Bởi vậy, khi pháp luật nội dung

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

khơng có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đối với loại vụviệc đó nhưng BLTTDS lại có quy định về thời hiệu có thể áp dụng chung

cho tất cả các loại vụ việc thì đây sẽ là cơ sở pháp lý được Tòa án sử dụngđể giải quyết vụ việc.

Như vậy, dé giải quyết các vụ việc một cách chính xác và bảo đảmđược quyền lợi của các chủ thê đòi hỏi Tòa án phải nắm rõ, tuân thủ và thựchiện các bước trong nguyên tắc xác định thời hiệu. Có những trường hợp

Tịa án chỉ cần thực hiện bước đầu tiên trong ba bước nói trên, cũng cótrường hợp Tòa án phải thực hiện cả ba bước mới có thể xác định được luật

áp dụng dé tính thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu.

<small>1.4.2. Cách tính thời hiệu</small>

Khi xem xét một thời hạn ta cần quan tâm tới các yếu t6 của thời hạn

đó là điểm bắt đầu, điểm kết thúc và độ dài của thời hạn. Thời hiệu khởi

kiện, thời hiệu yêu cầu là một loại thời hạn bởi vậy nó cũng chứa đựng các

yếu tố trên của thời hạn.

1.4.2.1. Bắt dau thời hiệu

Mục đích của việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu làđể việc khởi kiện, yêu cầu được thực hiện một cách dễ dàng, chủ động vàbảo vệ được quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé. Bởi vậy, về nguyên

tắc, ngay khi quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì các chủ thể có qun,lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đã có quyền khởi kiện, yêu cầu. Thời điểm

quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đối với mỗi loại vụ việc dân sự là khác

nhau ví dụ đối với thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng dân sự là khi<small>có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên ...</small>

Xoay quanh van dé xác định ngày “qun, lợi ích hợp pháp bị xâmphạm” cịn nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: phải xác định thời hiệu khởi kiện tức

xác định ngày “quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm” bắt đầu từ khi các bên

<small>có tranh chap, tức là kê cả có sự vi phạm vê nghĩa vụ nhưng giữa các bên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

khơng xảy ra tranh chấp thì cũng chưa bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện. [31,<small>tr.38]</small>

Quan diém thir hai cho rang: phai xac dinh ngay “quyén, loi ich hop<small>pháp bi xâm phạm” — thoi hiệu khởi kiện ngay từ khi một bên có hành vi vi</small>phạm nghĩa vụ mà khơng nhất thiết phải có tranh chấp giữa các bên. [34]

Theo chúng tơi thì quan điểm thứ nhất có phần bắt hợp lý bởi lẽ: cóthể sẽ có những vụ việc có sự vi phạm nghĩa vụ từ rất lâu nhưng các bên

khơng hề có tranh chấp mà một thời gian dài sau đó do có mâu thuẫn nên

mới tranh chấp, nếu lúc này mới bắt đầu tính thời hiệu sẽ gây ra những khó

khăn cho Tịa án trong việc giải quyết vụ việc. Hơn nữa, lúc này ý nghĩa củaviệc quy định thời hiệu khởi kiện sẽ khơng cịn nữa. Mặt khác, nếu tính từ

thời điểm các bên có tranh chấp thì sẽ căn cứ vào đâu, dựa trên cơ sở nào déxác định thời điểm có tranh chấp? trong trường hợp các bên chủ thể khôngthống nhất với nhau về thời gian xảy ra tranh chấp thì sẽ chứng minh sự kiệnxảy ra tranh chấp bằng cách nào? Chúng tơi đồng tình với quan điểm thứ hai

bởi lẽ xác định ngày quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm từ khi một bên cóhành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bên kia là hợp và có cơ sở

khoa học. Ở Việt Nam và đa số các nước trên thế giới thời hiệu khởi kiện,thời hiệu yêu cầu cũng được bắt đầu từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm

phạm. Việc xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định thời điểm kết thúc thời hiệu. Nó ảnhhưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu của các chủ thé.Với những cách xác định bắt đầu thời hiệu khác nhau sẽ có kết thúc thờihiệu khác nhau do đó sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau.

1.4.2.2. Kết thúc thời hiệu

Trong các yếu tô cấu thành thời hiệu thì giữa bắt đầu thời hiệu và kết

thúc thời hiệu có sự tác động và ảnh hưởng mang tính chất quyết định. Tuynhiên, sự tác động này dường như chỉ mang tính chất một chiều, bắt đầu thờihiệu có ý nghĩa quyết định đối với kết thúc thời hiệu. Sẽ khơng thé có kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thúc thời hiệu nêu khơng có bắt đầu thời hiệu, xác định kết thúc thời hiệu có

chính xác hay khơng là phụ thuộc vào việc xác định bắt đầu thời hiệu.

Nhưng như thế khơng có nghĩa là kết thúc thời hiệu khơng có ý nghĩa quan

trong. Tuy khơng có tính độc lập nhưng kết thúc thời hiệu lại là căn cứ dé

xác định các chủ thé cịn hay khơng cịn quyền khởi kiện, yêu cầu, là mốcđánh dấu ranh giới giữa cịn và khơng cịn quyền khởi kiện, u cầu. Trongpháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới, ý nghĩa này của kết thúc

thời hiệu vẫn luôn ln được thừa nhận.

<small>1.4.2.3. Khoảng thời gian khơng tính vào thời hiệu</small>

Trong thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, các chủ thé có qun, lợiích hợp pháp bị xâm phạm có quyên thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu.Tuy nhiên, những biến đổi và tác động của điều kiện kinh tế xã hội, điềukiện tự nhiên có thể làm cho việc thực hiện các quyền đó gặp phải nhữngkhó khăn, thậm chí là khơng thể thực hiện được. Dé đảm bảo sự công bằng

và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thé, cần quy định thời gian không tính<small>vào thời hiệu. Khoảng thời gian này phải là khoảng thời gian xảy ra các sự</small>kiện khách quan chứ không thể là khoảng thời gian xảy ra các sự kiện theo

sự sắp xếp, tính tốn của các chu thé, nó có thé là thời gian xảy ra thiên tai,lũ lụt, hỏa hoạn ... hoặc cũng có thé là thời gian chủ thé có quyền khởi kiện,

u cầu lâm vào tình trạng khơng nhận thức, kiểm sốt được hành vi nhưng

lại khơng có người thay họ thực hiện các qun, nghĩa vụ dân sự ... Do các

sự kiện trên là khách quan, nó khơng phụ thuộc vào ý chí và nam ngồi tamkiểm sốt của chủ thể có quyền nên cho dù khoảng thời gian đó là bao lâuthì nó cũng khơng thê được tính vào thời hiệu, trừ trường hợp có chứng cứchứng minh chủ thé có quyền cé tính kéo dài thời gian xảy ra sự kiện. Thờigian gián đoạn thời hiệu sẽ được tính bắt đầu từ ngày xảy ra một trong các

sự kiện trên và kết thúc vào ngày các sự kiện đó chấm dứt. Về vấn đề giánđoạn thời hiệu, trong pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định rat cụ thé tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Khoản 2 Điều 158 BLDS 2005. Pháp luật của các nước trên thé giới như:Nhật Bản (Điều 147 BLDS), Pháp, Nga ... cũng có quy định về van đề này.1.5. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

Theo quan điểm triết học Mac — Lénin, các sự vật, hiện tượng ton tạitrong thế giới vật chất không phải là bất di bất dịch mà đều luôn luôn vậnđộng, biến đổi. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tồn tại trong thế giớivật chất, bởi vậy nó cũng ln biến đối. Với những đặc thù của mình, thời

hiệu khởi kiện, thời hiệu u cầu có những cách thức biến đổi rất riêng vàmột trong các cách thức ấy là bắt đầu lại. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là

vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên chủ thê trong quan hệ.Bởi vậy, về nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện chỉ có thé được bat đầu lại khi cósự thỏa thuận của các bên chủ thể. Sự thỏa thuận này có thé được thé hiệndưới các dạng: sự thừa nhận nghĩa vụ, thực hiện một phần nghĩa vụ của bênchủ thể có nghĩa vụ hoặc có sự hịa giải của các bên. Như vậy, bắt đầu lại

thời hiệu chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất hai bên chủ thể tham gia vào quanhệ cùng chủ động thực hiện một trong các hành vi trên. Điều này đồng nghĩa

với việc thời hiệu yêu cầu không thé được bat đầu lại bởi lẽ trong việc dansự thông thường chỉ xác định được một bên chủ thê là người yêu cầu.

<small>Khi xảy ra các hành vi thừa nhận nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ hay</small>hòa giải của các bên, thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại vì các hành vi đócó thê coi là hành vi tiếp theo, hành vi làm mới quan hệ dân sự đã được các<small>bên xác lập trước đó. Tức là khoảng thời gian có sự vi phạm nghĩa vụ, xâm</small>phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bên có quyền đã được bỏ qua, các bên đã<small>xác lập với nhau một thỏa thuận mới. Trong giao lưu dân sự, sự thỏa thuậnkhông trái pháp luật, đạo đức xã hội của các bên được tơn trọng và có hiệu</small>lực. Bởi vậy, khi các bên đã xác lập một giao dịch mới nhằm thay thế chogiao dịch cũ thì đương nhiên giao dịch cũ sẽ chấm dứt hiệu lực.

Về vấn đề bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, một số nước khơng có quy

định tức là thời hiệu khơng thể được bắt đầu lại mà chỉ có thể được tiếp tục

nếu có các sự kiện gây ra gián đoạn về thời hiệu ví dụ: pháp luật Nhật Bản

(tại Điều 147 và 157 BLDS) ...

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

CHƯƠNG 2: THỜI HIỆU KHỞI KIỆN, THỜI HIỆU YÊU CÂUDOI VỚI MOT SO VỤ VIỆC DAN SỰ THEO PHAP LUAT

VIET NAM HIEN HANH2.1. Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về dân sự2.1.1. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay

đổi hoặc cham dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong giao lưu dân sự, hợp đồngdân sự là hình thức thể hiện rõ nét nhất quyên, nghĩa vụ của các bên chủ thé.

Song, hợp đồng dân sự lại là hình thức giao dịch dân sự phơ biến nhất vì thế

tranh chấp hợp đồng dân sự chiếm tỷ lệ lớn trong số các tranh chấp dân sự.

Xuất phát từ thực tế này, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định cụ

thé về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự trong BLDS 2005.

Theo quy định tại Điều 427 BLDS 2005 thì: “Thoi hiệu khởi kiện để

yêu cau Tòa án giải quyết tranh chấp hop đồng dân sự là hai năm kểtừ ngày quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể<small>khác bị xâm phạm ”.</small>

Như vậy, thời hiệu khởi kiện đối với vụ án về hợp đồng dân sự đượcbắt đầu từ “ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Tuy nhiên, đây là

một khái niệm mang tính chất chung chung, đối với mỗi loại vụ việc khác

nhau sẽ có ngày qun, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm khác nhau. Bởi vậy,

dé dé dang hon trong việc áp dụng pháp luật xác định ngày bắt đầu thời hiệu,Tòa án nhân dân Tối cao đã ra Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày31/03/2005 hướng dẫn thi hành phần chung của BLTTDS 2004 trong đó cóhướng dẫn cụ thé về cách xác định “ngày quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm

phạm”. Tại tiết a.4, điểm 2.2, tiêu mục 2, mục IV của Nghị quyết có quy

“Trong q trình thực hiện hợp dong mà có vi phạm nghĩa vu tronghợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

các bên có thỏa thuận khác. Nếu một bên don phương đình chỉ hợp dong thìngày don phương đình chỉ hợp dong là ngày vi phạm ”.

Theo hướng dẫn này, ngay khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mộtbên thì thời hiệu khởi kiện đã bắt đầu được tính mà khơng cần quan tâm đến

việc bên có quyền có biết về sự vi phạm đó hay khơng, sự vi phạm đó đã gâyra hậu quả cho bên có quyền hay chưa, giữa bên có quyền và bên vi phạm

nghĩa vụ đã xảy ra tranh chấp hay chưa. Việc vi phạm nghĩa vụ trong hợpđồng dân sự có thể là vi phạm về thời hạn hợp đồng, cách thức thực hiện hợp

đồng hoặc phương thức thanh toán ... Trong hợp đồng dân sự, các bên thamgia có quyền thỏa thuận về các điều kiện đơn phương đình chỉ hợp đồng,cách thức thực hiện việc đơn phương đình chỉ hợp đồng. Nếu một bên đơn

phương đình chỉ mà khơng tn thủ theo các điều kiện và cách thức thực

<small>hiện việc đơn phương thì cũng được coi là vi phạm nghĩa vụ, trong trường</small>

<small>hợp này, ngày vi phạm nghĩa vụ sẽ là ngày đơn phương đình chỉ.</small>

Vấn đề xác định ngày bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án về hợp đồng

dân sự hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả Lưu Việt Phượngcho rằng “nên xác định ngày bắt dau thời hiệu là ngày bên có quyền phát

hiện ra hành vi vi phạm nghĩa vụ” [36, tr.26]. Theo chúng tôi, nếu xác định

ngày bắt đầu thời hiệu theo quan điểm này thì thời hiệu sẽ phụ thuộc rất lớn

vào ý chí chủ quan của chủ thé có qun, thiệt thoi cho chủ thé có nghĩa vụđồng thời cũng gây khó khăn cho Tịa án trong việc xác định thời hiệu, hơn<small>nữa ý nghĩa của việc quy định thời hiệu cũng sẽ khơng cịn. Tác giả Đồn</small>Hữu Chiến lại cho rằng: “nên xác định bắt đầu thời ké từ ngày các bên chủthể có tranh chấp” [29, tr.34]. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bat hợp lý vàkhơng có cơ sở. Bởi lẽ, rất khó dé có chứng cứ chứng minh thời điểm xảy ratranh chấp. Hơn nữa, ý kiến của các bên chủ thể về ngày xảy ra tranh chấpcũng sẽ khác nhau. Có lẽ xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu là từ ngày có<small>sự vi phạm nghĩa vụ là hợp lý và có cơ sở xác đáng hơn cả.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Vấn đề kết thúc thời hiệu khởi kiện vụ án về hợp đồng dân sự cũng sẽđược áp dụng theo quy định chung về cách tính kết thúc thời hiệu — là thờiđiểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Theo đó đối với tranh chấp vềhợp đồng dân sự thời điểm kết thúc thời hiệu sẽ là thời điểm kết thúc 2 nămké từ ngày xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc thời điểm kết thúc 2 nămké từ ngày một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng. Thời hiệu khởi kiện kết

thúc vào thời điểm nảo trong hai thời điểm trên là phụ thuộc vào thời điểmbắt dau thời hiệu, bat đầu thời hiệu có tính chất quyết định đối với kết thúcthời hiệu, chỉ có thé xác định kết thúc thời hiệu một cách chính xác khi xácđịnh chính xác bắt đầu thời hiệu. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy hầu

như toàn bộ các trường hợp xác định sai về việc còn hay hết thời hiệu đều làdo xác định sai thời điểm bắt đầu thời hiệu.

Hợp đồng dân sự là loại giao dich dan sự có những đặc thù riêng biệt,nó là sự thỏa thuận giữa các chủ thé, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cácchủ thé nên các thỏa thuận nay có thé dé dàng bị thay đổi, việc các chủ thể

gia hạn hợp đồng, thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ trong hợp

đồng là điều thường xuyên xảy ra. Khi có những sự thay đổi ấy thì thời hiệu

khởi kiện cũng sẽ bị thay đối theo chiều hướng là được bat dau lại. Do đó, cóthé nói thời hiệu khởi kiện vụ án về hợp đồng dân sự là loại thời hiệu khởikiện thường hay được bắt dau lại.

Ví dụ: Ngày 24/4/2006 anh Nguyễn Hữu Việt và anh Nguyễn Hữu

Minh ký với nhau một hợp đồng vay tiền. Theo đó anh Việt vay của anh

Minh một khoản tiền là 200.000.000 đồng, thời hạn trả nợ theo hợp đồng là

ngày 24/4/2007. Ngày 28/04/2007 anh Minh đến nhà anh Việt để địi số tiềntrên nhưng anh Việt chưa có nên hai bên đã thống nhất anh Việt sẽ trả choanh Minh số tiền trên vào ngày 10/05/2007. Đến ngày 10/05/2007 anh Việt

vẫn khơng có tiền trả anh Minh, giữa hai bên có xảy ra xơ xát. Ngày

05/01/2008 anh Nguyễn Hữu Minh gửi đơn khởi kiện đến TAND Huyện

Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu giải quyết tranh chấp [20].

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Trong ví dụ nêu trên, thời hiệu khởi kiện được bắt đầu từ ngày25/04/2007 khi anh Nguyễn Hữu Việt không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho

anh Nguyễn Hữu Minh theo hợp đồng vay giữa hai bên. Tuy nhiên, hai bên

lại có một thỏa thuận mới, kéo dài thời hạn của hợp đồng đến ngày

10/05/2007. Do vậy, thời hiệu khởi kiện sẽ được bắt đầu lại và trong trường<small>hợp này được tính từ ngày 11/05/2007.</small>

Ngồi trường hợp trên, thời hiệu khởi kiện đối với vụ án về hợp đồngdân sự cịn có thể được bắt đầu lại khi bên có nghĩa vụ thực hiện một phầnnghĩa vụ với bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ của

mình với bên có quyền. Nhìn chung các quy định của pháp luật Việt Nam vềthời hiệu khởi kiện vụ án về hợp đồng dân sự là khá đầy đủ và rõ ràng, điều

này tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc thực hiện quyền khởi kiện củacác chủ thé có quyên đồng thời tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ quyền, lợiich hợp pháp của các chủ thé của Tòa án. Tuy nhiên, thực tế áp dụng thì với

một số loại hợp đồng đặc thù lại gặp phải những khó khăn, bắt cập.

<small>Vi dụ: Ngày 10/02/2006 Bà Doan Thị Vang cho ông Vương Văn</small>Dũng vay số tiền 50.000.000 đồng, theo hợp đồng vay không thời hạn và

khơng có lãi, thời hạn trả nợ là 3 tháng tức ngày 10/05/2006. Hết thời hạn,ơng Dũng chưa có tiền trả cho bà Vang, bà Vang cũng khơng địi khoản tiềntrên, hai bên khơng có tranh chấp cũng khơng có thỏa thuận gì thêm. Đếntháng 08/2007 do hai bên có mâu thuẫn nên ngày 26/08/2007 bà Vang u

cầu ơng Dũng thanh tốn khoản nợ trên. Ơng Dũng cho rằng mình chỉ cịnnợ bà Vang 10.000.000 đồng vì 40.000.000 đồng đã được ông trả choNguyễn Hữu Phần là chồng bà Vang. Ngày 10/09/2008 bà Vang khởi kiện raTòa, yêu cầu ông Dũng thanh toán cho bà khoản nợ 50.000.000 đồng trên.<small>Tòa án nhân dân Huyện Lý Nhân, tỉnh X đã xác định thời hiệu khởi kiện đã</small>hết [21]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trong trườnghợp nay, cho dù ba Vang có xuất trình được hợp đồng vay giữa hai bên va

<small>các băng chứng khác chứng minh vê nghĩa vụ của ông Dũng đôi với bà thì</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

cũng khơng thé khởi kiện u cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi của mình. Điều

này là hồn tồn vơ lý và gây thiệt hại cho người có qun, lợi ích hợp phápbị xâm phạm. Vấn dé đặt ra là cần có sự điều chỉnh như thé nào dé đảm baođược quyền lợi của các bên. Theo chúng tơi, nên có quy định riêng về thờihiệu khởi kiện với tranh chấp về hợp đồng vay.

2.1.2. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là vẫn đề khá phức tạp bởi lẽ nó

thường là mối quan hệ giữa những người mà trước đó họ chưa từng xác lập

quan hệ dân sự với nhau, sự việc xảy ra bất ngờ và không chỉ gây thiệt hại

về tài sản mà cịn có thê là về sức khỏe, tính mạng. Do những đặc thù đó nênviệc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường

gặp phải nhiều khó khăn và phức tạp. Để góp phần giảm bớt tính phức tạp,

tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụviệc đồng thời bảo vệ quyên lợi của các chủ thé kịp thời, đúng lúc, pháp luật

đã quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thời hiệu khởikiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 607 BLDS năm2005 la: “ hai năm kế từ ngày quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phápnhân, chủ thể khác bị xâm phạm ”.

Theo quy định này thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệthại được tinh từ ngày “quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Việc xác định

ngày quyền, lợi ích bị xâm phạm đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại đã

được hướng dẫn tại tiết a.5, điểm 2.2, tiêu mục 2, mục IV Nghị quyết SỐ

<small>01/2005/NQ-HDTP ngày 31/03/2005 như sau:</small>

“Đối với trường hợp địi bơi thường thiệt hại do hành vi xâm<small>phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng ..., thì ngày xảy ra hành vi xâm</small>

<small>phạm tài sản, sức khỏe, tính mang ... là ngày vi phạm ”.</small>

Như vậy, thời hiệu khởi kiện sẽ được tính kê từ ngày có hành vi xâmphạm mà khơng quan tâm có thiệt hại xảy ra hay khơng, có tranh chấp giữa

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>các bên hay không. Quy định này của pháp luật Việt Nam là hoàn toàn hợp</small>

lý bởi lẽ: khi một chủ thé nào đó có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe,tính mạng của mình hoặc của người mà mình đại diện thì người đó có quyền

u cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi. Hơn nữa, khi có sự can thiệp của cơ quancó thâm quyền thì thiệt hại mới có thể được xác định một cách rõ ràng, cụthé, mới có thé khang định lỗi thuộc về bên nào, từ đó đưa ra phán quyết cósự bồi thường hay khơng. Về vấn đề xác định bắt đầu thời hiệu khởi kiện

yêu cầu bồi thường thiệt hại vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Tác giả

Đoàn Mạnh Hải cho rằng: “thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

phải được xác định ké từ ngày phát hiện thiệt hại” [30, tr.27]. Tác giả

Nguyễn Kim Oanh lại cho rằng: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường

thiệt hại phải được bắt đầu ké từ ngày có thiệt hại xảy ra” [35, tr.25]. Có

nghĩa là nếu thiệt hại xảy ra sau khi có hành vi xâm phạm một thời gian nhất<small>định thì thời hiệu phải được tính từ ngày xảy ra thiệt hại chứ khơng phải</small>ngày có hành vi xâm phạm. Cách hiểu này vơ tình đã làm cho việc xác địnhthời hiệu khởi kiện yêu cầu bôi thường thiệt hại vốn đã phức tạp cảng trở

nên phức tạp hơn và khơng có căn cứ để xác định. Chúng tơi ủng hộ và nhất

trí với cách xác định bắt đầu thời hiệu trong hướng dẫn của Nghị quyết01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/03/2005 bởi lẽ về nguyên tắc ngay khi có tàisản, sức khỏe của minh bị xâm phạm thì chủ thé đó đã có qun u cầu Tịa

án bảo vệ qun lợi chứ khơng nhất thiết là phải khi có thiệt hại xảy ra. Hơn

nữa, thiệt hại xảy ra là hệ quả của hành vi xâm phạm cua chu thé, người bi

xâm phạm quyên lợi trong trường hop này khởi kiện là khởi kiện hành vi

gây thiệt hại chứ không phải khởi kiện hệ quả thiệt hại. Do đó, xác định bắt

đầu thời hiệu là từ ngày có hành vi xâm phạm là hợp lý và có cơ sở khoahọc. Nhưng thực tế áp dụng quy định của pháp luật dé xác định ngày bat đầu<small>thời hiệu lại gặp phải khó khăn. Ví dụ: Ngày 20/08/2006 gia đình bà Đồn</small>Thị Bé khởi cơng xây dựng nhà 5 tầng (cơng trình đã có giấy phép xây

dựng), đến ngày 27/08/2006 gia đình bà Cao Thị Mén — hàng xóm nhà bà Bé

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

phát hiện tường nhà mình bị nứt, giữa hai bên đã xảy ra tranh chấp. Ngày

10/09/2006 UBND phường X đã tiến hành lập biên bản về sự việc và hịagiải nhưng khơng thành. Ngày 27/09/2006 bà Mến khởi kiện tại TAND

Quận Hải An, TP Hải Phòng [22]. Trong vụ việc này, về mặt lý thuyết thời

hiệu phải được xác định bắt đầu từ ngày có hành vi vi phạm là ngày20/08/2006 nhưng chứng cứ trên hồ sơ lại là ngày 10/09/2006. Vậy thời hiệukhởi kiện phải được tính bắt đầu từ ngày nào? Theo chúng tôi, thời hiệu khởi

kiện trong trường hợp này vẫn nên được xác định theo nguyên tắc xác định

thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại — tức là ngày 20/08/2006.

Ngày xảy ra hành vi xâm phạm mới chỉ là một căn cứ để xác định bắt đầu

thời hiệu. Thời hiệu cịn có thé được bắt đầu từ những mốc thời gian kháctùy theo từng trường hợp. Sở di có điều này vì trước khi BLDS 2005 ra đời,

trong BLDS 1995 khơng có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồithường thiệt hại nhưng trong BLTTDS 2004 lại có quy định về thời hiệu<small>khởi kiện với những trường hợp pháp luật nội dung khơng có quy định. Bởi</small>vậy đặt ra van dé là với những trường hợp thiệt hại xảy ra trước khiBLTTDS có hiệu lực thì có áp dụng thời hiệu khơng? Nếu áp dụng thì thời

hiệu sẽ được bắt đầu từ thời điểm nào? Giải quyết van đề nay, Hội đồng

Thâm phán TAND Tối cao đã ra Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày08/7/2006 trong đó có hướng dẫn xác định thời hiệu khởi kiện đối với những<small>thiệt hại xảy ra trước ngày 01/01/2005 (ngày BLTTDS có hiệu lực thi hành)</small>cụ thé như sau:

Đối với những trường hợp bôi thường thiệt hại phát sinh kể từngày 01/01/05 (ngày BLTTDS có hiệu lực) thì thời hiệu khỏi kiện yêu cẩubôi thường thiệt hại là hai năm kế từ ngày quyên và lợi ích hợp pháp của cánhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Đối với những trường hợp bồi

<small>thường thiệt hại phát sinh trước ngày 01/01/2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu</small>

câu bồi thường thiệt hại ngoài hop dong là hai năm kể từ ngày 01/01/2005.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Như vậy, theo hướng dẫn này thì thời hiệu bắt đầu được tính từ mốcthời gian nào còn phụ thuộc vào việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi

hợp đồng phat sinh vào thời gian nao.

Ví dụ : Ngày 20/08/2004 anh Đỗ Quang Khải điều khiển xe máy gâytai nạn đâm phải anh Đinh Văn Hoàng, sau khi bị ngã kiểm tra băng mắtkhơng thấy có thương tích gì nặng nên anh Hồng đã để anh Khải đi. Mộttuần sau va chạm (27/08/2004), anh Hoàng thấy đau đầu và nhức mỏi người

nên đã tới bệnh viện kiểm tra. Sau khi kiểm tra bác sỹ kết luận do bị va

chạm mạnh nên anh Hoang bị ton thương phan đầu và phải nhập viện đểđiều trị. Ngày 28/08/2004 gia đình anh Hồng đã đến tìm anh Khải và yêucầu anh Khải bồi thường thiệt hại gây ra cho anh Hoàng nhưng anh Khải chorằng việc anh Hoàng bị chắn thương là do nguyên nhân khác chứ không phảido va chạm với mình nên khơng bồi thường. Anh Dinh Văn Hoang đã khởikiện ra Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, thời hiệu

khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được Tòa án xác định là bắt đầu từ

<small>ngày 01/01/2005— ngày BLTTDS 2004 có hiệu lực mà không phải ngày xảy</small>

<small>ra va chạm — ngày 20/08/2004, cũng không phải ngày phát hiện ra thiệt hạilà ngày 27/08/2004.</small>

<small>Như vậy, với những trường hợp sự việc gây thiệt hại xảy ra trước khi</small>

BLTTDS 2004 có hiệu lực pháp luật thì sẽ khơng xác định bắt đầu thời hiệu

theo nguyên tắc chung là lấy ngày quyên, lợi ích bị xâm phạm mà lấy mốc<small>thời gian chung là ngày BLTTDS có hiệu lực — ngày 01/01/2005.</small>

Về vấn đề kết thúc thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:cũng giống như kết thúc thời hiệu khởi kiện của các vụ án dân sự khác, nóphụ thuộc vào cách xác định bắt đầu thời hiệu. Tuy nhiên, kết thúc thời hiệukhởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng mang những nét đặc thù. Do tínhchất của quan hệ là có sự thiệt hại về sức khỏe, tính mạng xảy ra nên dễ có

khoảng thời gian khơng tính vào thời hiệu đó là khoảng thời gian chủ thé cóquyền không thé thực hiện quyền khởi kiện do sức khỏe bị xâm phạm. Nên

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

thời hiệu khởi kiện thường kết thúc muộn hơn dự kiến. Hiện nay, pháp luật

Việt Nam chưa có quy định về mức tối đa đối với khoảng thời gian khơngtính vào thời hiệu vì vậy có thé hiểu bất ké sự việc gây ra gián đoạn xảy ratrong thời gian bao lâu thì chỉ cần chủ thể có quyền khởi kiện chứng minhđược về khoảng thời gian xảy ra các sự kiện ấy là được. Theo chúng tơi, nêncó quy định về mức tối đa của khoảng thời gian khơng tính vào thời hiệu,điều này sẽ là động lực thúc đây chủ thể có qun tích cực hơn trong việc

thực hiện quyền khởi kiện của mình từ đó tạo thuận lợi cho cơng tác giảiquyết tranh chấp của Tòa án, đồng thời đảm bảo được ý nghĩa của việc bồithường thiệt hại đó là kịp thời bù đắp những mắt mát, tôn thất của chủ thể có

qun, lợi ích bị xâm phạm.

2.1.3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế

Quan hệ pháp luật về thừa kế là loại quan hệ pháp luật dân sự rất đặcthù vì nó liên quan đến tài sản của chủ thê khơng cịn ton tại. Pháp luật ViệtNam về thừa kế chia thừa kế thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di

chúc, với mỗi loại có những khó khăn, phức tạp khác nhau khi phân chia di<small>sản.</small>

Điều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế như

“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cẩu chia di sản, xác nhậnquyên thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyên thừa kế của người khác là 10năm kề từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện dé yêu cầu người thừakế thực hiện nghĩa vu vỀ tài sản của người chết dé lại là 3 năm kể từ thờiđiểm mở thừa kế `.

Nhu vậy, liên quan đến van dé thừa kế có hai loại thời hiệu cần phảiphân biệt rõ là thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền thừa kế (người thừakế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyềnthừa kế của người khác) và thời hiệu tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ tài sảndo người chết để lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Theo quy định tại Điều 645 BLDS thì thời điểm bắt đầu thời hiệukhởi kiện là “thời điểm mở thừa kế”. Tại khoản 1 Điều 633 BLDS ghi nhận:Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Như vậy, việc một

người chết sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật về thừa kế. Về mặt lý thuyết,pháp luật quy định thời hiệu này bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế tức thờiđiểm người có nghĩa vụ chết, tuy nhiên trên thực tế thường ít có trường hợpngười có quyền thực hiện ngay quyền khởi kiện của mình mà thường dành

cho những người thừa kế một khoảng thời gian để họ trấn tĩnh lại và sắp xếp,

giải quyết các công việc.

<small>Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc một người</small>chết ngồi trường hợp chết trong thực tế về mặt sinh học cịn có trường hợpchết về mặt pháp lý, tức là bị tuyên bố là đã chết bằng quyết định của Tịa ántheo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Trong hai trường hợpnày thì ngày một người được xác định là đã chết có sự khác biệt do đó thờiđiểm bắt đầu thời hiệu cũng khác nhau.

Với trường hợp một người chết trong thực tế thì thời điểm mở thừa kếhay thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về thừa kế là khi người đó chết về

mặt sinh học. Với trường hợp một người được xác định là đã chết bằngquyết định của Tịa án thì thời điểm mở thừa kế được Tòa án xác định cụ thể

trong quyết định tuyên bố một người là đã chết. Dé xác định ngày người đó

chết, Tịa án căn cứ vào các thời điểm được quy định tại Khoản 1 Điều 81<small>BLDS:</small>

- Sau 3 năm kế từ ngày quyết định tun bố mat tích của Tịa áncó hiệu lực pháp luật mà vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống.

- Biệt tích trong chiến tranh 5 năm ké từ ngày chiến tranh kếtthúc mà vẫn khơng có tin tức xác thực là còn sống:

- Bi tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từngày tai nạn, thảm họa, thiên tai đó cham dứt mà van khơng có tin tứcxác thực là cịn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

</div>

×