Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN Y BAN NĂM 2014 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.99 KB, 54 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>1 </small>

UBND TỈNH QUẢNG NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI </b>

<b>------KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<i><b>Đề tài: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ </b></i>

<b>TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN Y BAN NĂM 2014 -2015 </b>

Sinh viên thực hiện

<i>Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>2 </small>

<b>LỜI CÁM ƠN </b>

Với lòng biết ơn chân thành thành nhất, em xin được gửi lời cảm ơn đến cô giáo ThS. Huỳnh Thị Ánh Hồng đã rất tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận này. Những kinh nghiệm quý báu được cô truyền đạt đã giúp em thêm vững vàng về chuyên môn và phương pháp trong q trình thực hiện đề tài khóa luận này.

Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và các thầy cơ trong khoa Ngữ văn – CTXH đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô trong khoa Ngữ văn – CTXH luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn nhiệt huyết với nghề để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả là truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ mai sau.

Trân trọng.

Sinh viên thực hiện

<b>Phạm Đình </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>3 </small>

<b>Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

<i> Có ai đó đã nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa của thế giới”. Và </i>

quả thật, họ đã đi vào những trang văn xuyên suốt dòng chảy văn học từ xưa đến nay, để rồi không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn vẻ đẹp trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và mai sau.

Văn học Việt Nam sau đổi mới vẫn không ngừng khám phá thể hiện

<i>người phụ nữ. Nếu coi “văn chương là tiếng nói của tâm hồn” thì hơn bao </i>

giờ hết thời đại tự do, bình đẳng đã cho phép người phụ nữ nói lên những cung bậc của lịng mình. Họ hiện lên trong văn xuôi như những con người giữa đời thường tâm sự với ta về cuộc đời, tình yêu và sự sống. Hình tượng người phụ nữ trong các tiểu thuyết Việt Nam đương đại luôn khát khao hạnh phúc, sống đúng với xúc cảm và bản năng yêu đương của mình. Và đặc biệt, chưa bao giờ chúng ta thấy nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu tự do đến tột độ như tình yêu lại hiện rõ nét như trong thời kì này khi đến với tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lý Lan … Nổi bật lên là Y Ban với những cảm nhận, những trải nghiệm táo bạo về người phụ nữ trong những tác phẩm của mình.

Những nhân vật nữ trong tác phẩm của Y Ban luôn ám ảnh người đọc. Đó là những cơ gái lỡ dại, những người đàn bà với vẻ bề ngoài gai góc nhưng ẩn sau đó là những tâm hồn khao khát sự diệu dàng, thèm muốn được nâng niu, chiều chuộng. Hầu như các nhân vật nữ của Y Ban là những người phụ nữ không đẹp nhưng có sức hấp dẫn khó cưỡng. Và được nhà văn khai thác ở con người bản năng và vẻ đẹp tâm hồn.

Là một sinh viên đang học ngành Ngữ văn, tôi dành rất nhiều đam mê cho văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, bản thân rất có sự đồng cảm với những trang văn của Y Ban về người phụ nữ. Với mong muốn nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật nữ trong một số truyện </i>

<i>ngắn Y Ban năm 2014-2015” với mục đích phân tích và làm nổi bật các </i>

kiểu con người bản năng và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong truyện ngắn Y Ban. Đồng thời chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật được vận dụng trong truyện ngắn của Y Ban.

<b>3. Đối tượng nghiên cứu </b>

Với đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu đối tượng là hình tượng nhân vật nữ trong một số truyện ngắn của Y Ban năm 2014 – 2015 cùng với những biểu hiện cụ thể trong việc khắc họa, xây dựng bức chân dung người phụ nữ thời hiện đại trong truyện ngắn của Y Ban.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu </b>

Ở đề tài này, người viết khảo sát các đối tượng nghiên cứu trong

<i>phạm vi ba tập truyện ngắn sau của Y Ban: “Cuối cùng thì đàn bà muốn </i>

<i>gì” (2015), “Người đàn bà và những giấc mơ” (2014), “Sống ở đời biết khi nào ta khơ” (2014) cùng với những vấn đề có liên quan sau: </i>

- Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban.

- Đặc điểm nghệ thuật biểu hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban.

<b>5. Lịch sử nghiên cứu </b>

<i>Y Ban được bạn đọc biết đến với “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” đã đạt giải </i>

nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989-1990).

<i>Trong lời đề tựa tập truyện ngắn “Cuối cùng thì đàn bà muốn gì”,nhà văn Tạ Duy Anh đã nhận xét: “Nói Y Ban sống thế nào , viết thế ấy, là mới chỉ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>5 </small>

<i>hiểu bà nhà văn này ở cái vỏ ngơn ngữ bề ngồi. Ẩn sâu sau những xù xì, thơ ráp, dữ tợn, ngoa ngoắt, có phần bừa bộn … là một tâm hồn ln thèm khát sự thanh sạch và một đời sống đúng như vẻ tươi tắn, thân thiện, hấp dẫn của nó mà vì điều đó mọi vật mới thèm muốn được ra đời, khao khát sinh trưởng và luôn mơ tới sự tươi tốt”. Trong bài “Một giọng nữ trầm trong văn chương”, nhà nghiên cứu phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: </i>

<i>“Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển </i>

<i>hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu. Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng truyện tâm tình – khơng đặc sắc về cốt truyện và tình tiết nhưng lại có khả năng lắng đọng trong người đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách da diết của tình đời, tình người”(báo Văn nghệ số 43 năm 1993). Trong bài viết “Y Ban và những thân phận đàn bà”, Xuân Cang </i>

<i>đã đưa ra nhận xét: “Y Ban là một người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm và </i>

<i>chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người” (báo </i>

<i>Văn nghệ số 25 năm 2003). Tại hội thảo khoa học “Mười truyện ngắn hay </i>

<i>năm 1998”do Đại học Hồng Đức tổ chức, giảng viên Vũ Thị Oanh đã đưa </i>

<i>ra nhận định: “Sáng tác của Y Ban không đặt ra những vấn đề to tác, mà </i>

<i>thường chỉ ra những điều mắt nhìn và trái tim suy nghĩ nhưng thường để lại những ám ảnh có lúc xót xa như những dao cứa, có lúc bồi hồi dịu ngọt”. Đã gặp một lần – những người có trái tim nhạy cảm khơng thể qn. </i>

Có thể thấy những bài viết về Y Ban trên các báo và tạp chí khơng nhiều nhưng đã mở ra một khơng khí bàn luận trao đổi các tác phẩm của Y Ban một cách sôi nổi, tự do.

Các bài viết về tác phẩm của Y Ban trên mạng internet cũng rất phong phú thể hiện được quan điểm và cảm nhận độc giả nhiều thế hệ,

<i>nhiều tầng lớp. Chẳng hạn, bài viết “Đọc sách I am đàn bà” của Phạm Hồ Thu có đoạn: “Mỗi truyện là một câu chuyện thú vị hoặc là nói về vẻ đẹp </i>

<i>đàn bà, hoặc là nói về nỗi đau đàn bà … Đó là bài ca bi lụy và ngạo nghễ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>6 </small>

<i>về thế giới đàn bà trong nỗi khát vọng đi tìm một xã hội hồn hỏa hơn để mỗi người đàn bà đều xứng đáng là người của phái đẹp”. Trên diễn đàn </i>

văn học trẻ đa số các ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm có chứa yếu tố tính

<i>dục của Y Ban. Ngọc Diệp cho rằng: “Nhân vật của Y Ban, văn của Y Ban </i>

<i>vẫn rất nữ tính và đằng sau đó là lịng u thương con người, ao ước vươn tới những cảm xúc xứng đáng với con người”. Độc giả Mỹ Linh lại cho </i>

<i>rằng: “Yếu tố tình dục, những câu chuyện tình dục như Y Ban miêu tả cũng </i>

<i>có thể hiện hữu trong mỗi người, chỉ có điều lâu nay chúng ta phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc khơng quen nói ra”. Từ các </i>

nhận định trên có thể thấy tác phẩm của Y Ban nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía độc giả.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận văn nghiên cứu chuyên sâu truyện

<i>ngắn của Y Ban, chẳng hạn luận văn “Thế giới nghệ thuật trong truyện </i>

<i>ngắn Y Ban” của tác giả Đào Thu Trang; luận văn “Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang; luận văn “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Y Ban” của tác giả Nguyễn Thị Huyền. Có thể </i>

thấy các luận văn trên cũng nghiên cứu về người phụ nữ trong truyện ngắn của Y Ban nhưng chỉ mới đề cập đến một khía cạnh nội dung hoặc các thủ pháp nghệ thuật chứ chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu về những nét đặc sắc trên phương diện con người bản năng và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong truyện ngắn Y Ban. Vì vậy, vấn đề mà người viết đề cập đến trong khóa luận này – những nét đặc sắc trong truyện ngắn Y Ban là khá mới mẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>7 </small>

<b>6. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong q trình thực hiện khóa luận này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tổng hợp: Vận dụng phương pháp này để tập hợp các tài liệu, các bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của người viết.

- Phương pháp phân tích: Vận dụng phương pháp này để phân tích, lí giải các nội dung được nghiên cứu.

- Phương pháp hệ thống: Vận dụng phương pháp này để sắp xếp hệ thống hóa các nội dung được nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Vận dụng phương pháp này để đối chiếu các tác phẩm khác nhau của Y Ban để đưa ra những nhận định chính xác và có căn cứ.

- Phương pháp thi pháp học: Vận dụng các kiến thức lí luận để đưa ra những nhận định chuẩn xác về con người bản năng trong truyện ngắn Y Ban.

<b>7. Đóng góp của đề tài </b>

Đề tài nhằm đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc về tác phẩm truyện ngắn của Y Ban; đồng thời khẳng định những sáng tạo, tìm tịi, đổi mới và đóng góp của Y Ban đối với thể loại truyện ngắn ở Việt Nam cũng như khẳng định dịng chảy mạnh mẽ của văn xi nữ trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

<b>8. Ghi chú </b>

[Số tài liệu; số trang]

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Đặc biệt, văn học thời kì này nổi bật với một khối lượng đồ sộ những tác phẩm truyện ngắn của nhiều cây bút trẻ và tài năng. Nếu Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đường tinh anh và tài năng của công cuộc đổi

<i>mới văn học (Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài khơi) </i>

thì Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… cũng có những đóng góp đáng kể cho truyện ngắn thời kì đổi mới. Đáng chú ý là sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ đã đem lại những sắc điệu mới cho văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>9 </small>

<i>xuôi Việt Nam, tiêu biểu như Võ Thị Hảo (Biển cứu rỗi), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường), Phan Thị Vàng Anh (Khi người ta trẻ), Y Ban (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ) và sau này nổi bật lên là Nguyễn Ngọc Tư (Ngọn </i>

<i>đèn không tắt)… thực sự đã mang đến một nguồn sinh lực tràn trề cho </i>

truyện ngắn Việt Nam. Cùng với sự gia tăng những tên tuổi mới và số lượng tác phẩm, truyện ngắn thời kì này đã mở ra nhiều hướng tìm tịi cả trong tiếp nhận hiện thực lẫn thi pháp thể loại. Đó là chiều sâu triết lí và những cảm nhận về nỗi cô đơn của thân phận con người, là sự đan cài giữa cái ảo và cái thực, giữa chất thơ và văn xuôi… những bước cách tân ấy đã tạo nên sắc diện mới và sự lôi cuốn cho thể loại. Những cuộc thi truyện ngắn liên lục, đều đặn của tạp chí Văn nghệ quân đội, báo Văn nghệ đã phát hiện nhiều tài năng mới. Có thể nói rằng, trong văn xi, truyện ngắn là thể loại đã khẳng định được vị trí của mình và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất đối với đời sống văn học thời kì đổi mới.

Văn xi giai đoạn 1986 đến nay đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội khi hướng tới những vấn đề thời sự nóng bỏng, chạm đến khát vọng đổi mới của lịng người. Khẳng định vai trò chuyển tiếp của văn học sau đổi mới, nhấn mạnh những dấu hiệu có tính dự báo là cách để lí giải văn học trong q trình vận động với chuyển biến nội tại. Có thể nói văn học sau đổi mới đã ứng xử và tự thích ứng trước những tình thế thời đại có tính chất bước ngoặc và các nhà văn đã nổ lực tìm kiếm cách viết cách, nhìn mới trong cái thế chủ động xơng xáo đào xới hiện thực với cái nhìn đa chiều, đa sắc, đa thanh.

<b>1.1.2. Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam đương đại </b>

Đến thời kì đổi mới, sự “trỗi dậy” của giới nữ trong văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đồng nghĩa với việc xác lập một bản sắc riêng trong tiếng nói nghệ thuật: đó là một “chất nữ” đậm nét- cái viết của

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>10 </small>

họ là dưới cách nhìn của phụ nữ và theo cách thể hiện phụ nữ. Dấn thân vào mọi đề tài của văn xuôi đương đại, với những ưu thế riêng của giới mình, các nhà văn nữ đã góp một cách nhìn rất sâu sắc, rất “phụ nữ” về một hiện thực trong tính tồn vẹn của nó. Cùng với nội dung, hình thức nghệ thuật cũng in đậm dấu ấn của giới tính trong sáng tạo nghệ thuật.

Các nhà văn nữ đã coi văn chương là một người bạn tâm tình, gần gũi, tri kỉ. Chất liệu tạo nên ý tưởng sáng tác của các nhà văn nữ là sự hòa trộn hài hòa của hai yếu tố: sự trải nghiệm và hư cấu tưởng tượng. Khơng có tham vọng khái qt hiện thực xã hội rộng lớn, điều chuyên tâm của các cây bút truyện ngắn nữ là đi sâu khám phá thế giới nội tâm con người. Đặc biệt, sáng tác của các nhà văn nữ ln muốn vươn tới tính nhân văn cao cả- đó là mục đích cao nhất của giới nữ khi cầm bút.

Truyện ngắn nữ làm “dậy sóng” đời sống văn học Việt Nam đương đại cịn bởi những “hiện tượng” tạo ra những hiệu ứng tiếp nhận trái chiều. Có thể nhắc đến những cái tên tiêu biểu: Phạm Thị Hoài với hai tập truyện

<i>ngắn tiêu biểu Mê Lộ (1989) và Man Nương (1995), Nguyễn Ngọc Tư với tác phẩm Cánh đồng bất tận (2005), Đỗ Hồng Diệu với tác phẩm Bóng đè (2005) và Y Ban tập truyện I am đàn bà (2006), đặc biệt là hai truyện ngắn trong đó I am đàn bà và Tự. </i>

Y Ban tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh năm 1961 ở Nam Định. Bà đã hoàn toàn tập trung vào sự nghiệp sáng tác văn học sau khi đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn và thơ của tạp chí Văn nghệ quân đội với chùm

<i>truyện ngắn “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” và “Người đàn bà có ma lực”. Có thể nói Y Ban là nhà văn của phụ nữ, đúng như nhà văn đã từng tâm sự: “Tôi </i>

<i>là một người phụ nữ và điểm mạnh của tôi là viết về thân phận người phụ nữ”. Và trong những hình tượng người phụ nữ của Y Ban, người ta thấy </i>

thấp thống hình bóng của chính bà. Với nhiều nhà văn nữ, sáng tác đồng nghĩa với việc kiếm tìm: Đi tìm bản thể của mình, kể những câu chuyện về

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>11 </small>

giới mình, cất lên tiếng nói về mình. Y Ban cũng vậy. Trong cuộc đi tìm những khả tính của giới mình, Y Ban đã bám vào những căn cốt tự nhiên nhất của người phụ nữ. Hay nói một cách khác Y Ban đi vào nghiên cứu sâu bản năng của người phụ nữ. Bên cạnh đó, tác phẩm của Y Ban cũng mở ra nhiều cánh cửa đi vào nội tâm và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ mang đậm nét truyền thống Á Đông. Xác lập các giá trị nữ giới, tuân theo tính cách phụ nữ, Y Ban đã giải phóng người phụ nữ trong các tác phẩm của mình khỏi ý thức muốn chối bỏ thiên tính nữ, để họ thực sự là một người phụ nữ.

<b>1.2. Con người bản năng trong truyện ngắn Y Ban </b>

Bản năng là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều kiện cụ thể. Bản năng thường là những mẫu thừa hưởng của những phản đáp lại một sự kích thích. Đối với con người, bản năng dễ thấy nhất khi quan sát những hành vi thân thể, xúc cảm hoặc giới tính,bởi chúng đã được xác định rõ ràng về mặt sinh học. Bản năng tạo ra phản ứng tới một kích thích ngồi làm khuynh hướng đó chuyển thành hành động, trừ khi chịu tác động của trí tuệ sẽ trở nên sáng tạo và linh hoạt hơn.

<b>1.2.1. Con người bản năng gắn với yếu tố tính dục </b>

Tính dục cũng được xem là một yếu tố của bản năng con người. Tính dục và xác thịt khơng xấu xa, không đáng bị khinh bỉ như mọi người vẫn hay nghĩ, nếu tính dục mang giá trị mĩ học và nhân văn thì nó cũng nhằm tơn vinh con người, khai phóng năng lực tiềm ẩn của con người, giúp họ nhận thức giá trị đầy đủ của mình, tận hiến và tận hưởng cuộc sống trong sự bao bọc của cảm xúc thiên liêng. Vì vậy, khi nghiên cứu về con người bản năng trong truyện ngắn Y Ban không thể không xét đến yếu tố tính dục.

Khi nghiên cứu về yếu tố tính dục các nhà văn nữ trước Y Ban cũng đã đề cập đến. Nếu Nguyễn Thị Thu Huệ mang đến cho người đọc cảm xúc

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>12 </small>

nồng ấm khi thể hiện yếu tố tính dục hay Võ Thị Hảo chỉ viết về tính dục một cách gián tiếp thì Y Ban lại có những trang viết rất táo bạo về bản tính thuần năng đó của người phụ nữ. Các nhân vật nữ của Y Ban xem yếu tố

<i>tính dục hay việc “ăn nằm” với người khác giới là điều tất yếu trong cuộc sống của họ “Cánh cửa vừa hé ra nàng đã lọt ngay vào cánh cửa khác. </i>

<i>Những cái hôn xoắn lấy môi nàng. Ban đầu người nàng đông cứng lại. Nàng khơng có cảm giác. Mấy phút sau cơ thể nàng bắt nhịp được với những nụ hôn. Nàng rụt rè đưa lưỡi ra. Rồi nàng bỗng nhớ. Đã hai lần nàng nhìn mê đắm vào cặp môi đẹp của N.Nga. Với cái môi hơi trễ ra nàng đã tự hỏi, có bao nhiêu người đàn bà hôn cái môi dưới trễ tràng đấy? Nàng bèn dùng đơi mơi của mình ơm chặp lấy cái mơi dưới trễ tràng kia. N.Nga đã đón nhận được sự đam mê của nàng bèn dìu nàng đến giường.”[1;139]. </i>

<i>Tuy nhiên, yếu tố tính dục trong truyện ngắn Y Ban không phải là “dâm </i>

<i>thư”như nhiều người vẫn đánh giá mà ở đây Y Ban đã quay về bản tính </i>

thuần năng của con người. Với một đất nước giàu những giá trị truyền thống như Việt Nam, người phụ dù ở thời phong kiến hay hiện đại đều phải chịu sự chi phối của những chuẩn mực xã hội, họ không thể bộc lộ những khát vọng bản năng của mình. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại các nhà văn nữ đã khai phá tính bản năng ở người phụ nữ dưới góc nhìn rất nhân văn. Đó là lí do vì sao Y Ban đã miêu tả cảnh ái ân trong các tác

<i>phẩm của mình rất chi tiết chân thực “Rất lâu N.Nga vẫn ôm chặt nàng. </i>

<i>Nàng cảm nhận được sự hưng phấn của cơ thể nên có một sự âm ấm khác thường đang từ trong cơ thể chảy ra… Nàng cũng ôm chặt N.Nga. Nàng muốn nói với N.Nga một câu gì đó. Nhưng chẳng lẽ lại nói tiếng của nàng. N.Nga hơn nàng thêm nhiều lần nữa rồi mới nới dần vòng tay.”[1;139]. Bởi </i>

vì, khi nhìn nhận một con người chúng ta cần nhìn họ ở hai mặt bản năng và lí tính. Trong các tác phẩm của mình, Y Ban đã làm được điều đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>13 </small>

Tuy nhiên, nhân vật nữ của Y Ban không phải là những con người chỉ biết xoa đọa vào đời sống tình dục. Mà họ biết dung hịa giữa đời sống tình dục và tinh thần. Họ quan niệm rằng, chuyện chung đụng thể xác là một điều bình thường, là bản tính thuần năng của con người nhưng khơng phải họ dễ dãi lên giường với bất cứ người đàn ơng nào. Thậm chí họ khinh thường những gã đàn ơng chỉ biết ve vãng, gợi tình mà khơng quan tâm đến

<i>vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn họ “Anh đã ôm bờ vai em và bảo: Anh muốn </i>

<i>ngủ với em. Em khơng hề có một cảm xúc nào khi nghe anh nói vậy, kể cả cảm xúc để cười nhạo báng hoặc chỉ là vờ tức giận. Khi anh nói với em điều ấy em khơng hề biết anh là ai, anh cũng không hề biết em là ai. Em khơng có chút cảm xúc nào là vì em coi lời nói của anh là vơ khơng khi bản thể anh khơng là gì.”[1;79] Hay “Anh gọi điện cho em và nói rằng anh muốn ngủ với em. Anh cịn nói rằng anh chỉ muốn ngủ với em thôi, chứ không phải là làm tình với em đâu. Em đã có cảm xúc để cười. Mang bức tranh về nhà em cũng chẳng muốn tìm hiểu kĩ về anh, ngồi những bài báo viết về cuộc triển lãm của anh. Rồi em bắt đầu nghĩ. Em là một người đàn bà tự do và cá tính. Em đã có trong tay những thứ mình cần. Em đã khơng sống lụy vào ai. Chỉ mình em với những thứ em muốn và em cần trong cuộc sống.”[1;79]. Chính vì thế, truyện ngắn của Y Ban được coi là đại </i>

diện cho tiếng nói người phụ nữ hiện đại. Ở khía cạnh nào đó Y Ban đã khai thác được tính thuần năng tiềm tàng bên trong người phụ nữ.

Nỗi cô đơn là bản chất muôn thuở của con người. Đôi lúc con người cần phải chiêm nghiệm nỗi cô đơn để trưởng thành và biết trân quý những mối quan hệ xung quanh mình. Tuy nhiên, nếu con người chìm ngập trong nỗi cơ đơn quá lâu thì họ sẽ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, u uất. Văn học hiện đại thường đi vào khai thác cái tôi cá nhân mà cái tơi cá nhân thì thường gắn liền với cảm hứng cô đơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>14 </small>

Khi viết về hình tượng người phụ nữ gắn liền với yếu tố dục tính, Y Ban đã nhận khơng ít ý kiến phê bình gay gắt của các nhà phê bình Việt Nam cho rằng tác phẩm của bà trái với luân thường đạo lý của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề này dưới góc nhìn của phân tâm học thì có thể thấy được nhà văn đang cố gắng truy tìm bản thể sâu xa và đích thực của người phụ nữ mà nó đã vơ hình chung bị vùi lấp bởi những lễ giáo, những định kiến khắt khe của truyền thống Á Đông. Con người cô đơn đã xuất hiện từ rất sớm trong văn học phương Tây còn ở Việt Nam phải đến thế kỉ XIX, cái “tôi” cá nhân mới được đề cao và con người cô đơn mới manh nha xuất hiện.

Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban thường là những người đàn bà cơ đơn, họ có thể là những người mẹ đơn thân mang nhiều vết thương lòng do người đàn ơng để lại, thậm chí họ cơ đơn ngay trong cả mối quan hệ vợ

<i>chồng của mình “Sống với nhau đã khơng tình u lại cịn khác đẳng cấp. </i>

<i>Cái đẳng cấp này tự hai vợ chồng sắp đặt ra. Nàng thì coi thường chồng ít học. Chồng thì coi thường nàng con nhà q, nghèo khó. Năm ngày ba trận cãi vã, rồi thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Thậm chí có hơm nàng bị chồng vả cho vì “cái mắt mày nó cứ mơ mơ màng màng thế kia.””[1;143]. Y Ban </i>

đã thể hiện sự thông cảm đối với những người phụ nữ ngoại tình hay nói đúng hơn họ tìm về tính dục như một phương thức để giải phóng nỗi cơ đơn trong tâm hồn. Người phụ nữ trong truyện ngắn Y Ban thường bị vây bủa trong nỗi cô đơn dằng dặc. Nếu khơng có một phương thức nào xuất hiện để giải tỏa họ khỏi nỗi cơ đơn thì những người phụ nữ ấy sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm hay thậm chí là phát điên. Và tính dục được xem như phương thuốc hữu hiệu có thể tạm thời giải tỏa nỗi cô đơn của họ.

Thế nhưng, sau những phút giây thăng hoa cùng với tình nhân người phụ

<i>nữ không khỏi cảm thấy bẽ bàng, xấu hổ với việc làm của mình “Em thảng </i>

<i>thốt và em ê chề. Em che mặt mình bằng một chiếc gối ngủ. Em thấy da </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>15 </small>

<i>mặt đau đớn như bị ngàn con kiến lửa đốt.”[1;80]. Điều này cho thấy, Y </i>

Ban đã có cái nhìn rất thấu suốt về bản chất của con người bản năng gắn với yếu tố tính dục: tính dục là một phần của con người bản năng nhưng không thể lạm dụng yếu tố này để phó thác nỗi cơ đơn của mình vào đó.

<b>1.2.2. Con người bản năng trong truyện ngắn Y Ban gắn với yếu tố vô thức </b>

<i>Theo quan điểm của Freud “Vô thức là tất cả những nội dung bị loại </i>

<i>khỏi ý thức bởi q trình mà ơng gọi là sự dồn nén. Đó có thể coi như là các kí ức đang bị kìm giữ tích cực ngồi ý thức và chỉ trở thành ý thức với rất nhiều cố gắng của chủ thể”. Khi nhắc đến con người bản năng trong </i>

văn học thì khơng thể khơng nhắc đến yếu tố vô thức. Đặc biệt, trong văn học hiện đại Việt Nam, dù là trong văn xuôi hay trong thơ ca, các nhà văn, nhà thơ thường rất đề cao cái “tôi” cá nhân trong yếu tố vô thức, tâm linh. Xi theo dịng chảy của văn học Việt Nam thời hiện đại, truyện ngắn của Y Ban cũng xuất hiện trở đi trở lại yếu tố vô thức khi bà miêu tả con người bản năng của người phụ nữ. Khi nghiên cứu về con người bản năng trong truyện ngắn Y Ban, chúng tôi cũng đã cố gắng phân tích yếu tố vơ thức này, mặc dù đây là khái niệm, là phạm trù khá mơ hồ, trừu tượng.

Nếu nhìn dưới góc độ phân tâm học thì trong bản năng con người ngồi yếu tố dục tính cịn có cả nỗi mặc cảm sâu xa trong bản thể. Nỗi mặc cảm này nó khơng lồ lộ ra bên ngồi trong cuộc sống đời thường mà nó ẩn

<i>sâu trong bản thể con người mà Freud đã gọi đó là “sự dồn nén” trong vô </i>

thức cá nhân. Trong truyện ngắn của mình,Y Ban cũng đã linh hoạt miêu tả nhân vật nữ ở khía cạnh này.

Điều thú vị nhất là nỗi mặc cảm khi được nhìn nhận dưới góc độ vơ thức thì nó đã trở thành một nỗi niềm chung của chị em phụ nữ. Nghĩa là mặc dù mỗi người phụ nữ sẽ có hồn cảnh, địa vị xã hội khác nhau nhưng ở bên trong bản thể của họ vẫn có một nỗi mặc cảm chất chứa trong đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>16 </small>

những uẩn khúc, nội tình sâu xa. Với truyện ngắn Y Ban, nỗi mặc cảm này đã được nhà văn vận dụng để phân tích bản năng của người phụ nữ một cách triệt để, ngay cả với người phụ nữ có cuộc sống tưởng như là hoàn

<i>hảo, êm đềm như người đàn bà trong “Gái góa là gái góa ơi”, người phụ </i>

nữ đó có một gia đình nhỏ khá trọn vẹn, vợ chồng có vẻ rất hịa hợp với nhau, con cái biết nghe lời, chăm ngoan, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng khơng có gì trúc trắc, đấy là người ngồi nhìn vào. Thế dưng, khác với vẻ ngồi nhẫn nhục, cam chịu, hiền thảo đó, sâu thẳm bên trong người phụ nữ này vẫn có những dồn nén tích tụ mà đơi khi vơ thức nó bộc lộ ra

<i>bên ngồi, đó có thể là những xung đột với người mẹ chồng “Nghe giọng </i>

<i>mẹ chồng chì chiết tơi tức lộn ruột. Từ lâu rồi mẹ chồng khơng cịn q tơi nữa” [1;19]. Hay đó cũng có thể là nỗi mặc cảm khi không được người </i>

<i>chồng tơn trọng trong quan hệ tình dục “Đàn bà đến lạ. Cái đau cũng biết </i>

<i>xấu hổ” [1;19]. </i>

Bên cạnh đó, Y Ban cũng rất tài tình khi nhìn nhận nỗi mặc cảm trong vô thức gắn với đạo đức con người. Đó là nỗi mặc cảm của người

<i>phụ nữ trong “Con đường qua bảy ngã tư”, hằng ngày chị đều chạy qua </i>

những cung đường quen thuộc với dòng xe cộ tấp nập, hối hả, bon chen để

<i>đi đến chỗ làm “Từ nhà đến nhiệm sở tôi qua bảy ngã tư. Vào giờ giao </i>

<i>thông cao điểm, dòng người xe cộ như ken nhau. Giao thơng ở đây phải nói là rất tệ. Những người tham gia giao thông mạnh ai nấy đi như đàn kiến vỡ tổ, không hàng không lối, tiến lên, ken dày, kẹt cứng, những cái đầu nóng bừng, tức tối, phun phì phì ra những hơi thở nóng hổi” [1;56]. Và rồi tình </i>

cờ chị nhìn thấy một đồng chí công an giao thông lặng lẽ đứng trên bục cao

<i>chỉ huy dòng xe cộ đang ùn tắc đi vào đúng làn đường “Có rất nhiều </i>

<i>những lời chỉ trích, khơng có lời khen và chỉ vài lời cảm thơng” [1;56]. Có </i>

lẽ anh cơng an giao thơng đó ngày nào cũng đứng chỉ huy xe cộ ở ngã tư đường nhưng hôm nay chị mới dõi theo anh và trong vô thức chị bỗng thấy

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>17 </small>

xúc động vì nghĩa cử, việc làm cao quý của anh nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông cho mọi người trên đường. Cùng với niềm xúc động là xen lẫn niềm xấu hổ khi chị nhìn thấy những người xung quanh bng lời chỉ trích,

<i>thóa mạ anh cơng an “Tơi đã xúc động trước những cử chỉ đẹp của người </i>

<i>công an … Tôi đã nghe quá nhiều những lời chỉ trích. Dường như họ cho rằng hết thảy mọi sự cố trên đường đều do người đàn ông đứng trên bục chỉ huy giao thơng đó gây ra. Tơi những muốn phản kháng lại những lời chỉ trích đó” [1;57]. Và sau đó chị nảy ra ý định tặng cho người công an </i>

một chiếc áo mưa khi chứng kiến anh phải đứng dưới những cơn mưa tầm tã của mùa hè để chỉ huy dòng xe cộ. Thế nhưng, cuối cùng chị đã không tặng cho người đàn ông chiếc áo mưa. Y Ban đã thâm nhập, thăm dò vào những tầng sâu vơ thức nhất của con người để lí giải cho cái bản năng tiềm ẩn ở mỗi con người. Như người phụ nữ trong câu chuyện trên, rõ ràng lí trí thúc đẩy chị phải có hành động cụ thể là tặng chiếc áo mưa cho người công

<i>an nhưng trong bản năng vô thức của chị lại e sợ, do dự “Đó là một cử chỉ </i>

<i>đẹp chứ có phải xấu xa gì đâu? Vậy mà sao tơi lại khơng làm được. Có lẽ vì đã lâu q rồi tôi đã không thực hiện những hành vi và cử chỉ đẹp?” </i>

[1;59]. Cuối cùng, khi nghe tin người công an bị tai nạn và qua đời đã dấy lên trong chị nỗi hối tiếc và niềm mặc cảm lúc này đã chuyển từ vơ thức sang có ý thức. Qua truyện ngắn này, Y Ban đã phần nào đặt ra câu hỏi về đạo đức của con người trong xã hội ngày nay.

Có thể thấy rằng, đối tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban khá đa dạng về xuất thân, ngành nghề, vị thế xã hội,… Y Ban cũng dành khá nhiều trang văn viết về những người phụ nữ bán hoa, mà người đời vẫn

<i>khinh miệt gọi là “đĩ”. Dưới ngòi bút của Y Ban, những người phụ nữ này vẫn thản nhiên chấp nhận và “sống” với nghề nghiệp của mình. Thậm chí, </i>

họ mỉm cười cao ngạo trước ánh mắt khinh bỉ, miệng lưỡi đàm tiếu của người đời, tiêu biểu như cách sống chấp nhận và phóng túng của người phụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>18 </small>

<i>nữ trong truyện ngắn “Nhân tình”: “Quả là cuộc sống mới thật dễ chịu. </i>

<i>Bây giờ nàng có thể thoải mái đi sớm về muộn mà khơng sợ ai cằn nhằn” </i>

[2;114]. Thế nhưng, đó mới chỉ là vẻ bề ngoài được điều khiển bằng ý thức, lí trí lạnh lùng, có phần bất cần của những người phụ nữ đó mà thơi. Cái hay của truyện ngắn Y Ban là nhà văn đã khơi gợi, tìm tòi, đào sâu cái nỗi mặc cảm trong bản năng vô thức của con người. Trong vô thức, người phụ nữ trong truyện ngắn này vẫn mang nỗi mặc cảm của bản thể sâu sắc, đó là nỗi mặc cảm mang hơi hướng tội lỗi vì mình là kẻ thứ ba xen vào gia đình và chia rẽ tình yêu, trách nhiệm với một người đàn ông của người phụ nữ khác. Nó chất chứa cả nỗi sợ hãi rằng mình sẽ bị người đàn ơng đã có gia đình đó bỏ rơi bất cứ lúc nào. Nó cịn là nỗi mặc cảm, hoang mang trong những lúc ốm đau, bệnh tật phải thui thủi một mình vì nhân tình khơng thể

<i>đến bên cạnh “Nàng rất ít ốm nên nàng thực sự hoảng hốt. Nàng muốn có </i>

<i>một người bên cạnh nàng lúc này. Nàng nhấc máy bấm số nhà anh. Nàng nói vắn tắt tình trạng của nàng. Giọng anh lạnh tanh: “Chuyện cơng việc thì mai cơ gọi đến cơ quan nhé, ta bàn sau”. Rồi anh bỏ máy” [2;116]. Y </i>

Ban đã khiến người đọc không khỏi thương xót, đồng cảm với người phụ nữ này khi để kết thúc câu chuyện là hình ảnh người phụ nữ chập chờn, mê

<i>man với nỗi mặc cảm trong bản năng vô thức “Sự khao khát làm nàng rơi </i>

<i>vào ảo giác. Kìa, anh đang đẩy cửa bước vào. Bóng anh làm ánh sáng chiều chạng vạng tối hẳn. Anh chầm chậm đến bên nàng. Anh ngồi xuống bên nàng, cúi xuống ôm lấy nàng. Nàng giơ tay về phía anh…Tay nàng rơi thõng xuống giường” [2;120]. </i>

Trong các tác phẩm của mình, bên cạnh việc khai thác bản năng vô thức gắn với nỗi mặc cảm trong bản thể người phụ nữ, Y Ban cịn phân tích, soi chiếu khía cạnh này là một cách thức để giải phóng những ẩn ức của người phụ nữ. Là một nhà văn nữ viết những trang văn về người phụ nữ, Y Ban đã trải nghiệm, đã tự vấn chính bản thể nữ tính của mình. Và

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>19 </small>

hơn ai hết, Y Ban khám phá ra rằng mỗi người phụ nữ ln có những dồn nén, những ẩn ức khơng thể bộc lộ ra bên ngồi. Việc của nhà văn là khai

<i>phá, “lôi tuột” cái nội tâm sâu xa đó ra bên ngồi để xem cái gì, điều gì, </i>

bản chất gì đang ẩn náu đằng sau bộ mặt tĩnh lặng, điềm đạm của người phụ nữ kia.

<i>Theo Freud, “giấc mơ chính là một sản phẩm tiêu biểu nhất của vô </i>

<i>thức, hay như ông gọi, giấc mơ chính là “con đường hồng kim” để tìm hiểu vơ thức”. Ngun lí này đã được các nhà văn hiện đại vận dụng để </i>

phân tích tâm lí nhân vật mà chúng ta vẫn quen thuộc gọi là thủ pháp giấc mơ. Trong truyện ngắn Y Ban, thủ pháp giấc mơ cũng được nhà văn sử dụng nhằm thăm dò những tầng sâu vơ thức của nhân vật, qua đó bà kịp thời nắm bắt nhu cầu giải phóng những ẩn ức trong người phụ nữ. Chẳng

<i>hạn, trong truyện ngắn “Người đàn bà và những giấc mơ”, câu chuyện kể </i>

về một người đàn bà đẹp, đoan trang, mỗi ngày người phụ nữ này lại tất bật

<i>với những công việc quen thuộc “Công việc một ngày của nàng như sau: </i>

<i>sáng gửi những đứa con đi học rồi đến cơng sở. Chiều đón con rồi đi chợ. Về nhà dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn ngon đợi chồng về. Chồng nàng không hay về đúng giờ. Nàng cho con ăn trước. Nếu chồng nàng có lỡ về khuya lắm thì nàng cũng trở dậy, bưng các món ăn đến cho chồng … Rồi anh đi ngủ. Nàng ngồi bên cạnh, dang tay ra che chở và xoa đầu cho anh ngủ. Anh đã ngủ ngon, nàng nở nụ cười dịu dàng và trở lại giường với các con” [2;50]. Nếu chỉ nhìn thống qua, đây là một cuộc sống đáng mơ </i>

ước với nhiều người phụ nữ. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau lớp vỏ bọc hoàn hảo, ngọt ngào ấy là một tâm hồn đầy xáo trộn và đầy ẩn ức. Y Ban đã để nhân vật của mình mơ rất nhiều giấc mơ và sau mỗi giấc mơ khác nhau là sự giải phóng những ẩn ức bị đè nén hay bị vùi lấp ở cuộc sống đời

<i>thường “Lần đầu tiên nàng mơ là sau khi xem xong một bộ phim. Nhân vật </i>

<i>chính trong phim là một người đàn ơng rất đẹp trai… Nàng đánh giá người </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>không cho phép họ bộc lộ bản năng này “Người đàn ông ấy sẽ hôn nàng, </i>

<i>dịu dàng biết bao, ánh mắt người đàn ơng ấy nhìn nàng đắm đuối. Nàng sẽ tan biến đi. Bàn tay người đàn ông ấy vừa cứng cáp vừa dịu dàng ôm nàng và nàng tan biến vào người đàn ơng đó” [2;52]. Y Ban đã miêu tả cuộc </i>

sống người phụ nữ trong câu chuyện này với hai mảng hoàn toàn đối lập nhau. Người đàn bà trong cuộc sống thường nhật và người đàn bà trong những giấc mơ tựa như là hai linh hồn khác nhau cùng sống chung trong một thân xác. Sau giấc mơ đầu tiên, mặc dù chỉ là mơ thôi nhưng người phụ nữ vẫn cảm thấy day dứt, có lỗi với chồng mình. Bởi lẽ, nàng là người phụ nữ đoan trang, đức hạnh trong cuộc sống đời thường. Tuy cuộc sống

<i>thường nhật vẫn tiếp diễn “Cuộc sống của gia đình nàng trơi qua êm đềm, </i>

<i>bằng lịng, ít trăn trở. Những đứa con của nàng lớn dần lên, ngoan ngoãn. Chồng nàng vẫn rất mực tài hoa” [2;53] nhưng trong lịng nàng lại càng </i>

gợn sóng dữ dội, nó địi hỏi nàng phải giải phóng những ẩn ức trong bản

<i>năng của mình. Và nàng lại mơ “Người đàn ơng ấy nhiều tuổi hơn chồng </i>

<i>nàng, có chức vị và sự thành đạt. Nhà cao cửa rộng với đầy đủ tiện nghi. Người đàn ông ấy không nhiều lời. Mỗi lần nói là đủ uy quyền trong ấy làm nàng không thể nào cãi lại được. Nàng cảm thấy được che chở, không bao giờ phải xù cánh ra. Khi ngủ, nàng sẽ luôn rúc vào nách chồng, nồng nàn, mạnh mẽ”[2;54]. Tại sao Y Ban lại để cho một người phụ nữ đã có chồng </i>

con và thậm chí là có một cuộc sống nhiều người mơ ước như vậy lại liên tục mơ về hình ảnh một người đàn ông khác? Có lẽ Y Ban đã thấu hiểu được tâm tư người phụ nữ, dẫu là trong vô thức không bộc lộ ra ngoài rằng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>21 </small>

đã là người phụ nữ thì ln ln mơ về một mẫu đàn ông lí tưởng. Tự trong vô thức người phụ nữ không bao giờ thỏa mãn với cuộc sống của mình. Chính vì thế, người phụ nữ trong câu chuyện này mới mơ trong vô thức rồi day dứt trong ý thức. Mà đây lại là hình mẫu người phụ nữ truyền thống, đoan trang thì nàng lại càng đau khổ, dằn vặt. Qua đó, Y Ban muốn nói với người đọc rằng, người phụ nữ ở hồn cảnh, địa vị nào cũng đều có nhu cầu giải phóng những ẩn ức của bản thể, đó là bản năng vô thức mà không một quan niệm, lễ giáo khắt khe nào có thể kìm hãm được.

<i>Hay trong truyện ngắn “Kẻ cắp gặp bà già”, nhân vật chính trong câu chuyện giống như nhan đề của nó là một bà già “Bà già đã già, bà </i>

<i>khơng cịn thừa năng lượng để nhảy múa hát ca, mặc dù bà vẫn còn năng lượng để đến bên cửa sổ, hít căng lồng ngực khí giời đất. Tim bà già nấc khan, lỗi một nhịp, đẩy mạnh dòng hồng cầu chứa adrenalin đến các tế bào” [1;107]. Thế nhưng, Y Ban đã xây dựng hình ảnh một bà già rất năng </i>

động, hiện đại, bà cũng biết cập nhật các trang mạng xã hội, biết lập một

<i>nick trên facebook để kết bạn bốn phương “Bà già lập một trang facebook </i>

<i>với nick: Kẻ cắp gặp bà già. Thì bà cũng phải tìm cách tiêu thời gian rỗi của mình” [1;108]. Bằng văn phong đậm chất hài hước, dí dỏm, Y Ban đã </i>

khiến người đọc không khỏi bật cười khi dõi theo câu chuyện bà già và

<i>hành trình kết bạn, tìm bạn tâm giao trên mạng xã hội “Bà học cách bọn trẻ </i>

<i>câu khách viếng thăm và bình luận bằng hình ảnh. Chơi facebook mà cứ tải chữ thì có ma đọc. Bà già treo trên tường hẳn năm mươi cái ảnh. Sau đó bà mới tìm kiếm bạn bè. Bà già tích vào chỗ mời kết bạn một mớ, bất kể nam phụ lão ấu, bà tích hết” [1;108]. Qua câu chuyện này, bên cạnh việc </i>

miêu tả sự phổ biến của mạng xã hội đối với mọi người khơng phân biệt giới tính, tuổi tác thì Y Ban đã đặt ra cho chúng ta nhìn thấy một mặt khác về người phụ nữ. Tại sao một bà già lại thích lên mạng xã hội, chat chit? Đó là do bà cơ đơn, buồn chán hay đúng hơn là từ trong bản năng vô thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>22 </small>

bà vẫn khao khát được mọi người để ý, quan tâm đến mình như thời cịn trẻ

<i>“Bà già treo trên tường facebook những bức ảnh của cái thời bà chưa già hẳn. Cái thời má cịn thắm mơi cịn hường” [1;108]. Có thể thấy, ngay </i>

trong tâm hồn của người đàn bà đã già nua tuổi xế chiều này vẫn còn ẩn chứa rất nhiều ẩn ức và để giải phóng những đè nén đó bà già mới tìm đến mạng xã hội. Bên cạnh nỗi mong ước được trẻ lại như thuở cịn đơi mươi thì bà già còn khao khát được yêu thương. Dẫu bà già ý thức được rằng những người đàn ông chat chit với bà, tán dương bà trên mạng xã hội ảo kia khơng bao giờ thật lịng với bà. Nhưng theo bản năng rất thuần tính của người phụ nữ là khát khao yêu và được yêu, bà vẫn mong chờ những bức thư được gửi qua mạng của người đàn ông xa lạ. Để rồi sau những mơ mộng, chờ mong, sống trong sự dẫn lối của bản năng vơ thức thì bà già lại đau đớn khi trở về với thực tại, bà đã phát hiện gã đàn ông trên mạng xã

<i>hội kia chỉ là một kẻ lừa đảo “Ôi bà già, chút hi vọng leo lét của bà là gì </i>

<i>vậy? Phải chăng bà vẫn tưởng rằng đó là ông tướng đã viết thư cho bà? Cái việc một ông tướng hay một người lính viết thư cho bà là như nhau, đây chỉ là vấn đề lừa đảo, phải khơng bà già. Trái tim của bà khơng cịn đủ sức để chịu đựng” [1;127]. </i>

Trên đây, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích con người bản năng trong truyện ngắn của Y Ban ở hai khía cạnh là con người bản năng gắn với yếu tố tính dục và con người bản năng gắn với yếu tố vô thức. Qua đó, chúng tơi nhận thấy rằng, mỗi trang văn của Y Ban là một sự khám phá gai góc, sâu sắc về bản thể, bản năng của người phụ nữ đầy đau đáu, đa đoan. Có thể thấy, khi viết về con người bản năng của nhân vật nữ trong các sáng tác của mình, Y Ban đã vấp phải rất nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận nhưng nếu đặt chúng trong chỉnh thể của tiến trình phát triển của văn học hiện đại thì hoàn toàn chấp nhận được. Văn học phải khai phá mọi góc cạnh của đời sống và con người. Chính vì thế, chúng tôi thiết nghĩ con

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>23 </small>

người bản năng cũng là một mặt tồn tại bên trong mỗi con người và cần được các nhà văn khai thác, lí giải một cách nhân văn, đồng cảm.

<b>1.3. Con người lí trí trong truyện ngắn Y Ban </b>

Có thể thấy rằng, mỗi một con người luôn tồn tại cả hai mặt bản năng và lí tính. Chúng bổ sung, tương hỗ và kìm hãm nhau. Vì vậy, nhân vật nữ trong sáng tác của Y Ban cũng được nhà văn khai thác ở cả hai khía cạnh bản năng và lí trí. Ở phần trên, chúng tơi đã phân tích con người bản năng trong truyện ngắn Y Ban, dưới đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích con người lí trí, cụ thể là làm rõ người phụ nữ lí trí trong tình yêu và mang dấu ấn nữ quyền. Qua đó, chúng tơi sẽ đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban.

<b>1.3.1. Con người lí trí trong tình u </b>

<i>“Tình u giống như một dây leo, nó sẽ khơ héo và chết đi nếu khơng có cái gì để quấn qt”. Chính vì thế, con người ln khao khát yêu </i>

thương và tình yêu làm con người và cuộc sống trở nên đẹp hơn. Trong truyện ngắn của Y Ban, người phụ nữ hiện lên là những con người lí trí trong tình u. Có nghĩa là họ là những người phụ nữ mang khát vọng yêu thương nồng nàn, say đắm và họ biết chủ động trong cơng cuộc tìm kiếm tình u đích thực và giành lấy hạnh phúc về cho chính mình.

<b>1.3.1.1. Người phụ nữ với khát vọng yêu thương mãnh liệt </b>

Có thể nói, nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban là những người phụ nữ có trái tim nồng ấm yêu thương. Họ khao khát yêu và được yêu. Họ kì vọng lớn lao về những mối tình đam mê, mãnh liệt. Trong truyện ngắn

<i>“Em vẫn gọi tên anh nước Nga”, Y Ban đã viết về mối tình vụng trộm </i>

nhưng nồng nàn, say đắm giữa một người phụ nữ đã có chồng và một chàng trai người Nga. Nàng đang cảm thấy bế tắc, tù túng trong cuộc hôn nhân của mình và nàng tình cờ gặp chàng, họ nhanh chóng bị thu hút lẫn nhau. Họ đến bên nhau, an ủi, sẻ chia và xoa dịu những vết thương lòng

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>24 </small>

của nhau. Họ liên tục trao đổi thư từ và hứa hẹn về một ngày được nắm tay

<i>nhau đi trên những con đường đầy tuyết rơi của nước Nga “Nàng và người </i>

<i>đàn ông đó đã trao đổi thư từ với nhau hơn một năm. Đã có thể nói với nhau những điều thầm kín nhất. Sau một năm người đàn ơng đó đã quay lại tìm nàng và nói rằng u nàng tha thiết. Nàng cũng u người đàn ơng đó. Và nàng cảm thấy tình u đó thật lớn lao” [1;146]. Nước Nga giống như </i>

<i>một vùng đất hứa cho câu chuyện tình u đẹp tựa cổ tích của họ “Khơng </i>

<i>có hạnh phúc nào mà ở nước Nga khơng đơm hoa” [1;147]. Tình yêu làm </i>

con người trẻ lại và yêu đời hơn. Nàng bắt đầu viết nhật kí và chép những

<i>bài thơ tình vào quyển sổ nhỏ của mình “Nàng cũng có phịng riêng của </i>

<i>mình để làm việc và đọc sách và cất giữ những sự lãng mạn. Những quyển sổ chép kín những bài thơ. Những bài thơ ngân lên các giai điệu và không có hình ảnh nào. Ơi cái thời u đương chay tịnh. Nàng bật cười vì ý nghĩ của mình” [1;147]. Họ đã có những phút giây thăng hoa trong ngọn lửa </i>

tình yêu đam mê ngút ngàn. Tuy nhiên, khi chàng đề nghị nàng cùng chàng sang nước Nga, thay vì vui vẻ chấp nhận đề nghị của chàng, nàng lại trở

<i>nên do dự, suy tư “Người đàn ông đến từ nước Nga với cặp môi trễ tràng </i>

<i>mà nàng mê đắm. Nàng có thật hiểu người đàn ơng đó? Những mối tình xun biên giới có thật hạnh phúc không? Khi mà sự đam mê được kết nên bằng chính cả sự tị mị? Và nước Nga có cịn ngun vẹn trong nàng như cái thuở ban đầu khi những vần thơ ngân vọng trong tim, khi những bài ca âm vang trong lồng ngực và những đêm thức trắng để xem Olympic Matxcơva 1980. Nước Nga đã sang trang từ lâu” [1;148]. Y Ban đã xây </i>

dựng hình tượng người phụ nữ đầy khát vọng, đam mê trong tình yêu nhưng cũng đầy lí trí, tỉnh táo để khơng mù quáng trong tình yêu. Người phụ nữ trong câu chuyện trên mặc dù biết rằng không thể hạnh phúc bên người chồng phế nhân, vũ phu nhưng cô vẫn chọn lựa ở lại bên người chồng ấy. Đó là cách để cơ giữ gìn mối tình đẹp với chàng người Nga để

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>25 </small>

<i>tình yêu của họ trở nên đẹp đẽ, vĩnh cửu “Một tình yêu đẹp đẽ như vậy </i>

<i>nàng khơng thể mượn danh nó để làm đường thốt cho mình. Nàng muốn nó trọn vẹn là nó, đẹp đẽ và cao thượng…Em vẫn gọi tên anh là nước Nga” [1;148]. </i>

Người phụ nữ trong truyện ngắn Y Ban là những người phụ nữ đặt kì vọng rất cao trong tình yêu. Họ mơ về những mẫu đàn ơng lí tưởng và khơng ngừng tìm kiếm, địi hỏi sự hồn hảo trong tình yêu. Họ mong muốn những người đàn ông họ yêu thương phải đáp ứng những kì vọng của họ

<i>“Nàng bỗng nghĩ ra rằng trong những giấc mơ của nàng sẽ có một người đàn ơng nào đó thật hồn hảo về quần áo, giày tất, mặt mũi phương phi, mắt khơng có nhử, mặt khơng phải mặt huyết áp cao nhưng thành đạt về sự nghiệp do thật sự tài hoa. Người đàn ông ấy sẽ đối xử với nàng một cách lí tưởng, khơng bao giờ làm nàng đau cả về thể xác lẫn linh hồn. Người đàn ông ấy sẽ rất yêu nàng” [2;59]. Y Ban đã viết về những người phụ nữ giàu </i>

khát vọng yêu thương và vì họ đã u, đã trao gửi tồn bộ con tim và tâm hồn của mình cho người mình u. Chính vì thế, họ địi hỏi cao về người mình u là một điều hồn tồn chấp nhận được.

<b>1.3.1.2. Người phụ nữ vươn lên giành lấy hạnh phúc </b>

Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban được nhà văn xây dựng là những người phụ nữ đầy chủ động, họ khơng cịn là những người phụ nữ thụ động, cam chịu như trong thời xã hội phong kiến. Trái lại, họ mạnh mẽ và biết vươn lên để giành lấy hạnh phúc cho bản thân. Họ là những người phụ nữ sẵn sàng dâng hiến hết mình cho tình u nhưng họ khơng quỵ lụy, mù quáng trong tình yêu. Sau những nỗi thất vọng, mất mát trong tình u,

<i>họ vẫn khơng ngừng hi vọng về một tình yêu mới sẽ đến với mình “Ta là </i>

<i>một người đàn bà khơn ngoan. Ta ln tìm ra lối để thốt” [1;172]. Họ sẵn </i>

sàng dấn thân, trải nghiệm để tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho bản thân

<i>“Ta mãn nguyện về vị thế của người đàn bà đang được yêu. Ta cũng không </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>26 </small>

<i>biết chắc đó có phải là tình u hay khơng? Có thể đó khơng phải là tình u nhưng tự đáy lịng ta biết ơn ông ấy vì sự từng trải đến lão luyện khi dành cho ta những nụ hôn chết người. Ta đang sống gấp ư? Ta đang sống bất chấp ư? Không, ta khơng có ý nghĩ đó. Ta chỉ mơ hồ rằng ta đang sống lần cuối cùng với một bản tổng phổ chỉ phải sửa chữa vài nốt nhạc quá phô. Những kinh nghiệm đã chẳng chỉ ra rằng ta đã từng kiêu hãnh vật vã với một thành lũy đạo đức. Để rồi như một kẻ khát cháy trên sa mạc với đôi môi bỏng rộp vẫn mấp máy những lời bao biện” [1;170]. Họ chấp nhận </i>

những rủi ro, đau đớn có thể xảy đến trên con đường tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc của bản thân.

Y Ban đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất sâu xa của người phụ nữ, đúng như nhà văn đã từng chia sẻ bà muốn người đàn bà trở về với

<i>những “thuần tính” của đàn bà. Người phụ nữ trong truyện ngắn Y Ban đã </i>

thể hiện điều đó trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình, họ biết bản thân muốn gì và phải làm gì để bản thân được yêu thương và hạnh phúc. Dưới ngịi bút của Y Ban, người phụ nữ đã khơng cịn là điều bí ẩn

<i>mà họ đã bộc lộ những nét thuần năng nhất “Ta biết có những người đàn </i>

<i>bà đã tìm ra điểm G cho chính mình, cái mà khoa học cịn đang bó tay. Đấy đàn bà bí ẩn chính là ở chỗ đó” [1;166]. </i>

Tình yêu, khát vọng hạnh phúc được người phụ nữ xem như là

<i>nguồn năng lượng, là ngọn nguồn trong sự sống của họ “Ta nằm trên </i>

<i>giường vật vã với sự đau đớn không thể xoa xuýt. Từng nơi trên cơ thể đã từng được nụ hôn đặt vào như đang cháy lên, phồng rộp. Ta đưa những ngón tay đặt lên mơi. Một đôi môi lạnh giá. Ta để tay lên trái tim, trái tim đập những nhịp rời rạc. Vậy năng lượng nào đã đốt cháy từng nơi trên cơ thể. Đó có phải là năng lượng của mặt trời, thứ mà từ khi con người được sinh đã thụ hưởng nó. Cịn một thứ năng lượng nữa, đó là năng lượng của nỗi nhớ. Thứ năng lượng này sẽ vực các ngươi sống dậy” [1;167]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>27 </small>

<b>1.3.2. Con người lí trí mang dấu ấn nữ quyền </b>

Người phụ nữ trong lịch sử từ trước đến nay đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi, xã hội đã gị ép họ trong khn khổ, đã đến lúc người phụ nữ cần được hưởng quyền bình đẳng về giới nhưng điều đó cũng khơng có nghĩa là hạ thấp đàn ơng và phụ nữ là người thâu tóm mọi quyền lực. Bình đẳng ở đây là sự tự do thể hiện bản thân của mình. Trong truyện ngắn của Y Ban, dấu ấn ý thức nữ quyền thấy rõ trong thái độ chủ động trong hiện tại và tương lai cũng như quyết liệt đấu tranh để gìn giữ hạnh phúc gia đình và khẳng định vị thế của mình trong xã hội.

<b>1.3.2.1. Người phụ nữ ý thức về vai trò trong xã hội </b>

Trong xã hội hiện đại ngày nay, người phụ nữ ngày càng có cơ hội khẳng định bản thân trong xã hội. Họ khơng cịn chỉ biết ở trong nhà lo lắng chuyện nội trợ như người phụ nữ thời xưa. Họ mạnh mẽ, tự tin, năng động đảm nhiệm các công việc xã hội khơng thua kém gì cánh nam giới.

Nền văn học hiện đại Việt Nam từ năm 1986 đến nay cũng đã xây dựng hình tượng nhân vật nữ mang dấu ấn nữ quyền. Đặc biệt là trong sáng tác của các nhà văn nữ đã viết về những người phụ nữ với ý thức chủ động trong cuộc sống, tiêu biểu như trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo,... Và nhân vật nữ trong sáng tác của Y Ban cũng là những người phụ nữ đầy cá tính, chủ động. Họ sống độc lập và không phụ thuộc, dựa dẫm vào đàn ơng. Đa phần hình tượng nữ trong sáng tác của Y Ban là những người thuộc tầng lớp trí thức. Chính vì thế, họ ln ý thức khẳng định vai trị của mình trong xã hội:

<i>“Giám đốc mới về nhậm chức, gọi nữ phó giám đốc lên để giao việc: - Em phụ trách phòng kinh doanh và phòng tài vụ cho anh. </i>

<i>- Vâng! Vậy hằng tháng hay hằng tuần họ phải báo cáo công việc cho em. Em sẽ trực tiếp xuống kiểm tra. Em sẽ hồn thành tốt cơng việc” </i>

[3;71].

</div>

×