Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nhân vật tôi trong một số truyện ngắn có tính chất hồi ký của Lỗ Tấn" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.47 KB, 8 trang )




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



81
Nhân vật tôi trong một số truyện ngắn
có tính chất hồi ký của Lỗ Tấn

Phan Thị Nga
(a)


Tóm tắt. Truyện ngắn của Lỗ Tấn, đặc biệt những truyện mang tính chất hồi ký thể
hiện sự cách tân lối văn xuôi tự sự so với văn xuôi truyền thống. Cấu trúc truyện nh là
một hình thức tự truyện, thuật lại các sự kiện xảy ra trong mối liên hệ với ngời trần
thuật xng tôi. Truyện từ đầu đến cuối đợc kể bằng nhân vật tôi, toát lên quyền lực của
nhà văn trong việc mê hoặc độc giả chấp nhận điều mình nói. Bài viết này ở một mức độ
nhất định làm sáng tỏ lối viết truyện độc đáo và sáng tạo đó.

1. Truyện ngắn của Lỗ Tấn thuộc
phạm trù thi pháp hiện đại của văn học
Trung Quốc. Từ những năm 20, 30 của
thế kỷ XX, các nhà bình luận văn học
Trung Quốc đã gọi truyện của Lỗ Tấn là
tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết Âu
dơng. Nhà văn Mao Thuẫn khẳng
định: Hơn 30 thiên truyện, mỗi thiên
một kiểu, không chỉ mới lạ ở ngôn từ


bạch thoại mà còn đem lại một sự đổi
mới về kết cấu, về cách dẫn truyện, về
phân tích tâm lí nhân vật [6,tr.52].
Những thiên truyện sáng tác thời kỳ
đầu của Lỗ Tấn đều đợc viết dới dạng
truyện ngắn nhng hình thức tổ chức
tác phẩm thì hết sức độc đáo và đa
dạng. Có truyện mang tính chất nhật
ký nh Nhật ký ngời điên. Có những
truyện mang tính chất hồi ký nh Mẩu
chuyện nhỏ, Cố hơng, Lễ cầu phúc,
Hát tuồng ngày rớc thần, Ngời cô độc.
Có truyện có hình thức giống tiểu
thuyết chơng hồi nh AQ chính
truyện. Lại có truyện giống một vở kịch
nh Kịch vui về đàn vịt, Thỏ và mèo.
Mỗi dạng thức truyện ngắn ấy đều giữ
một vai trò quan trọng trong việc thể
hiện t tởng tình cảm của tác giả, góp
phần cải tạo xã hội và chữa chạy căn
bệnh tinh thần cho quần chúng Trung
Hoa đang mê muội chìm đắm trong
bệnh tật. Hơn nữa, có thể khẳng định
các dạng thức truyện ngắn của Lỗ Tấn,
đặc biệt những chuyện mang tính chất
hồi ký thể hiện sự cách tân của lối văn
xuôi tự sự khác hẳn văn xuôi truyền
thống.
2. Khảo sát các truyện ngắn có tính
chất hồi ký của Lỗ Tấn đã nói trên,

chúng tôi nhận thấy các truyện này đều
thuộc phơng thức tự sự chủ quan, đều
có mặt của nhân vật tôi. Nhân vật tôi
đảm nhiệm hai vai trò: vai trò ngời kể
chuyện và vai trò một nhân vật trong
truyện. Với vai trò ngời kể chuyện, tôi
ở ngôi thứ nhất kể về câu chuyện bằng
cái nhìn mang tính chủ quan. Ngời kể
chuyện xng tôi bằng cách đa ra cái
nhìn hồi cố cuộc đời để tái hiện những
câu chuyện trong quá khứ: Tôi bỏ quê
nhà lên Bắc Kinh thấm thoát đã 6 năm
nhng có một việc tầm thờng đối với
tôi lại có ý nghĩa, khiến tôi phải bỏ tính
gàn dở đi và cho đến nay vẫn không hề
quên (Mẩu chuyện nhỏ) hoặc Tôi không
quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa
những hai nghìn dặm mà tôi đã từbiệt
hơn 20 năm nay (Cố hơng) hoặc
Những ngày cuối năm âm lịch quả thật
có vẻ đúng là cuối năm thỉnh thoảng
pháo tiễn đa ông Táo về chầu trời lại
lóe sáng, rồi nổ vang Tôi về đến Lỗ-
Trấn, quê nhà, đúng vào một đêm nh
thế.

Nhận bài ngày 01/11/2006. Sửa chữa xong 28/11/2006.




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



82
Với t cách ngời kể chuyện, nhân vật
tôi đã dẫn ra các câu chuyện cần kể. Do
vậy, chuyện kể ở ngôi thứ nhất nh là
một hình thức tự truyện tờng thuật lại
các sự kiện đã qua trong mối liên hệ với
ngời trần thuật xng tôi. ở Cố hơng
là nhân vật tôi với câu chuyện về những
con ngời ở quê cũ. ở Hát tuồng ngày
rớc thần là hồi ức về một buổi xem hát
tuồng tại quê ngoại thuở ấu thơ. ở Lễ
cầu phúc, ngời kể chuyện nh một
nhân chứng, nh một ngời thuyết
minh câu chuyện về số phận bi đát của
thím Tờng Lâm - một ngời đầy tớ gái.
Tôi không chỉ xuất hiện trong những
truyện ngắn có tính chất hồi ký, ở nhiều
truyện ngắn khác nh Nhật ký ngời
điên, Khổng ất Kỷ, Tiếc thơng những
ngày đã mất, nhân vật tôi cũng có mặt
trong vai ngời kể chuyện. Đây là một
cách tân nghệ thuật viết truyện của Lỗ
Tấn so với tiểu thuyết Minh Thanh.
Ngời kể chuyện trong tiểu thuyết
Minh Thanh là ngời kể chuyện hàm
ẩn đứng ở ngôi thứ ba, họ không trực

tiếp xuất hiện trong tác phẩm để kể về
câu chuyện mà chỉ có hành động, ngôn
ngữ của nhân vật mới làm nên cốt
truyện. Hình thức kể chuyện với ngời
kể chuyện ở ngôi thứ nhất xng tôi mới
xuất hiện trong một vài tác phẩm văn
học Trung Quốc thuộc dòng tiểu thuyết
khiển trách thời cận đại. Đến Lỗ Tấn,
hình thức này đã đạt đến một trình độ
thuần thục, đem lại sự đổi mới cho tiểu
thuyết Trung Quốc nói riêng, văn học
Trung Quốc nói chung. Ngời kể ở ngôi
thứ nhất xng tôi là ngời biết tất cả, có
mặt lúc này, lúc khác nh là một nhân
vật trung tâm theo dõi, lắp ghép, ráp
nối các sự kiện giao nhau theo luật
tơng tác để chuyện thành chuyện. Với
vai trò ngời kể chuyện, tôi có chức
năng dẫn dắt, miêu tả các biến cố, sự
kiện làm nên cốt truyện. Câu chuyện
đợc kể bởi tôi mang tính chất hồi ức
bởi vì các sự kiện, tình tiết trong câu
chuyện do tôi dẫn dắt đã từng xảy ra
cách thời điểm hiện tại một khoảng thời
gian thuộc về quá khứ. Câu chuyện do
tôi kể ở Mẩu chuyện nhỏ đã xảy ra cách
hiện tại ba năm trời (Dựa vào thời điểm
đăng Mẩu chuyện nhỏ tháng 7/1920):
Mùa đông năm Dân quốc thứ 6. ở Hát
tuồng ngày rớc thần cách thời điểm

hiện tại khoảng 20 năm. ở Cố hơng 30
năm. ở Ngời cô độc thời gian không
đợc xác định một cách cụ thể nh các
truyện trên nhng cũng thuộc thời quá
khứ, thể hiện qua các chỉ dẫn Mùa thu
năm nọ, Mùa đông năm nọ rồi Mùa hè
năm sau đó. Toàn bộ các sự kiện làm
nên nội dung câu chuyện đợc tái hiện
một cách chặt chẽ, mạch lạc nhờ vai trò
của ngời kể chuyện. Ngời kể chuyện
tôi chính là ngời đã chuyển tải t
tởng, quan điểm về cuộc sống, về con
ngời của tác giả đến với độc giả. Tôi là
đầu mối để câu chuyện đợc kể ra, là
tấm gơng soi chiếu các nhân vật. Câu
chuyện đợc kể bởi nhân vật tôi không
diễn ra theo một trình tự trớc sau của
sự kiện, tình tiết nh trong tiểu thuyết
cổ điển mà các sự kiện, tình tiết đợc
nối kết trong một cấu trúc mới, trật tự
mới bằng lối đảo ngợc, ráp nối từ một
điểm mốc thời gian nhất định: thời hiện
tại. Có những sự việc xảy ra trớc lại
đợc đa ra sau, sự việc xảy ra sau lại
đợc kể trớc. Câu chuyện vốn có trong
hiện thực ở Cố hơng đợc xảy ra theo
trình tự sau:
(1) Ba mơi năm trớc: Nhuận Thổ
là một chú bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn,
quen rồi trở thành thân thiết với tôi vào

dịp nhà tôi có công việc.



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



83
(2) Ba mơi năm sau: tôi về cố
hơng chuyển đại gia đình lên thành
phố. Những ngày ở cố hơng, tôi lại
đợc gặp Nhuận Thổ, bấy giờ đã thành
một ngời nông dân thô kệch, mụ mẫm;
quan hệ giữa tôi và Nhuận Thổ đã hoàn
toàn khác trớc.
(3) Trên chặng hành trình từ cố
hơng về thành phố, cháu Hoàng, cháu
tôi nhắc về quan hệ giữa Hoàng với
Thủy Sinh, con Nhuận Thổ, khiến tôi
day dứt khi nghĩ đến quan hệ giữa tôi
với Nhuận Thổ, giữa Hoàng với Thủy
Sinh.
(4) Tôi ôm ấp một niềm hy vọng về
tơng lai tơi sáng.
Câu chuyện này dới sự dẫn dắt của
ngời kể ngôi thứ nhất tôi đã không
đợc kể lại theo trình tự trên mà đợc
bắt đầu từ thời điểm và các sự kiện đã
xảy ra ở thực tại (2) sau đó mới theo

dòng hồi ức của tôi trở về với quá khứ
30 năm trớc (1), rồi câu chuyện lại tiếp
tục triển khai theo trật tự trớc sau từ
(3) đến (4).
ở Lễ cầu phúc tình hình cũng tơng
tự. Câu chuyện trong Lễ cầu phúc vốn
đợc xảy ra theo trật tự:
(1) Thím Tờng Lâm vì chồng chết,
không chịu đợc sự cay nghiệt của gia
đình chồng, trốn đến làm thuê cho nhà
địa chủ T.
(2) Thím Tờng Lâm an phận với
kiếp nô lệ tại nhà địa chủ T nhng lại
bị mẹ chồng lừa bắt về.
(3) Tờng Lâm bị mẹ chồng bán cho
một ngời đàn ông vùng núi để lấy tiền.
Thím phản kháng nhng vẫn không
thay đổi đợc tình hình, cuối cùng đành
chấp nhận lấy ngời đàn ông này làm
chồng, sinh đợc một đứa con trai.
(4) Chồng thứ hai của Tờng Lâm
ốm chết, con trai bị sói ăn thịt. Tờng
Lâm bị gia đình chồng đuổi khỏi nhà,
phải đi ở lần thứ hai.
(5) Lo sợ vì bị trừng phạt về tội lấy
hai đời chồng và đau đớn vì những bất
hạnh dồn dập, Tờng Lâm mất dần khả
năng lao động, bị địa chủ T đuổi khỏi
nhà, phải đi ăn xin.
(6) Dịp lễ cầu phúc, tôi về quê chơi,

tình cờ gặp Tờng Lâm và phải trả lời
mấy câu hỏi của thím. tôi ngắc ngứ.
Hôm sau, Tờng Lâm qua đời giữa lúc
mọi ngời đang tng bừng làm lễ cầu
phúc.
(7) Những suy nghĩ của tôi trớc cái
chết của Tờng Lâm.
Đợc dẫn dắt, kể lại bởi tôi, các sự
kiện đợc tổ chức sắp xếp theo một trật
tự khác hẳn. Từ (6) trở về (1) (2) (3) (4)
(5)và đến (7).
Việc ráp nối các sự kiện theo một
trật tự mới kéo theo sự xuất hiện của
nhân vật tôi từ đầu chí cuối tác phẩm.
Tôi chứng kiến, hiểu biết, và kể cho độc
giả nghe một cách tờng tận, nhờ vậy
mà những gì ám ảnh nhất đối với tôi
đợc chuyển tải, t tởng quan điểm
của tôi đợc bộc lộ một cách rõ rệt, chân
thực. Trong các truyện ngắn này, yếu tố
thời gian không đảm nhiệm vai trò là
trục chính, xâu chuỗi, dẫn dắt sự kiện,
tình tiết phát triển nh trong văn xuôi
truyền thống. Đảm nhiệm việc dẫn dắt
các tình tiết cốt truyện là diễn biến tâm
lí, là thế giới nội tâm của ngời kể
chuyện ngôi thứ nhất xng tôi. Điều đó
có nghĩa là thời gian trong truyện của
Lỗ Tấn đã có những cấp độ khác nhau:
thời gian của hiện thực, thời gian của

chuyện kể tức là thời gian của hiện thực
đợc sắp xếp theo một trình tự mới và
thời gian của ngời kể chuyện (nhân
vật tôi).



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



84
Vì mạch cảm xúc của nhân vật tôi
giữ vai trò dẫn dắt cốt truyện nên thời
gian trong các truyện ngắn có tính chất
hồi ký của Lỗ Tấn cũng hoàn toàn khác
với thời gian trong tiểu thuyết Minh
Thanh. ở Cố hơng và Lễ cầu phúc thời
gian đồng hiện. Hiện tại và quá khứ
luôn song hành cùng nhau. Trong Cố
hơng, hình ảnh cố hơng hai mơi
năm trớc đợc miêu tả trong sự đối lập
với cố hơng thời hiện tại; cậu bé
Nhuận Thổ ba mơi năm trớc đối lập
với anh nông dân Nhuận Thổ ba mơi
năm sau; Hai Dơng Tây Thi đậu phụ
với chiếc compa Hai Dơng; tình bạn
giữa tôi và Nhuận Thổ ba mơi năm
trớc với ba mơi năm sau. Trong Lễ
cầu phúc, mụ ăn mày Tờng Lâm đợc

miêu tả trong sự đối lập với thím Tờng
Lâm năm năm trớc.
Thủ pháp đồng hiện về thời gian ở
hai truyện ngắn này đã rút ngắn đợc
khoảng cách về thời gian để làm nổi bật
sự tàn tạ về thể xác và sự tha hóa về
tinh thần một cách nhanh chóng của
con ngời và cố hơng cũng nh sự tàn
tạ về thể xác của thím Tờng Lâm.
Thời gian trong Hát tuồng ngày rớc
thần và Ngời cô độc có khác với thời
gian trong các truyện ngắn trên, đợc
bắt đầu từ thời hiện tại, sau đó quay trở
về quá khứ và cuối cùng lại trở về với
thực tại.
Sự phong phú của các dạng thức thời
gian giúp cho tâm trạng của nhân vật
trữ tình đợc bộc lộ một cách chân thực,
có chiều sâu, đáp ứng đợc khát vọng
giãi bày t tởng, quan điểm của tác
giả.
3. Không chỉ giữ vai trò ngời kể
chuyện ở ngôi thứ nhất, tôi trong các
truyện ngắn trên còn đóng vai một
nhân vật trong truyện chứng kiến các
biến cố, sự kiện có liên quan đến nhân
vật chính, hoặc trực tiếp tham gia vào
các sự kiện, biến cố. Tôi là ngời chứng
kiến toàn bộ các sự kiện có liên quan
đến các chặng đờng đời của nhân vật

chính Tờng Lâm trong Lễ cầu phúc.
Tôi là một phần của câu chuyện, vừa
chứng kiến lại vừa tham gia vào các sự
kiện trong Cố hơng, Ngời cô độc. ở
đây tôi cùng với nhân vật chính song
hành tồn tại, tôi nh chỉ cho ngời đọc
thấy rõ nguyên nhân, lí giải lí do của
từng sự kiện cũng nh số phận của
nhân vật chính. Và tôi còn là nhân vật
chính trong truyện, kể lại câu chuyện
của chính mình nh trong Mẩu chuyện
nhỏ, Hát tuồng ngày rớc thần. Câu
chuyện đợc kể lại bởi tôi là những hồi
ức về một quãng đời, một sự kiện đã xảy
ra với tôi, để lại một ấn tợng sâu sắc,
ám ảnh ngời đọc. Tôi, ngời kể
chuyện, nhân vật Tấn là một, không có
khoảng cách giữa ngời kể chuyện tôi
và nhân vật tôi trong truyện. Tôi cũng
là một nhân vật nh mọi nhân vật
khác. Có khi tôi đợc gọi bằng một cái
tên cụ thể, cũng có khi chỉ là một nhân
vật không tên. ở Hát tuồng ngày rớc
thần và Cố hơng, tôi chính là nhân vật
Tấn, một nhân vật có mặt trong câu
chuyện đợc kể. Tấn đã cùng các bạn bè
niên thiếu Song Hỉ, Phát cùng câu tôm,
xem hát tuồng, hái trộm đậu. Tấn đã
từng có một tình bạn sáng trong, đẹp đẽ
với Nhuận Thổ lúc ấu thơ, Tấn cũng

từng ngạc nhiên xót xa vì sự cách bức
trong tình bạn, vì sự đổi thay quá lớn ở
Nhuận Thổ, Hai Dơng sau quãng thời
gian xa cách 30 năm. ở Ngời cô độc,
tôi mang tên Thân Phi, Thân Phi có
mặt cùng với Ngụy Liên Thù trong các
lần gặp gỡ, từ lúc Ngụy Liên Thù là một
ngời cô độc phản kháng xã hội đến lúc



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



85
dao động, quay lại hợp tác với các thế
lực đã chống đối trớc đây. ở Mẩu
chuyện nhỏ, tôi trong vai một trí thức,
nhân vật ngồi trên xe kéo. ở Lễ cầu
phúc là ngời khách về quê vào dịp tết
đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện có
liên quan đến nhân vật chính Tờng
Lâm. Trong t cách một nhân vật có
mặt trong câu chuyện đợc kể lại, cùng
tham gia vào các sự kiện biến cố với
nhân vật chính nên tôi vừa có chức
năng khám phá, phát hiện ra thế giới
bên trong của ngời kể chuyện, vừa
phải bộc lộ thái độ, ngôn ngữ, và giọng

điệu của một nhân vật trong truyện.
Nh vậy, cái tôi tự thuật với phơng
thức trần thuật chủ quan có khả năng
nhìn thấy đợc mọi biến cố của câu
chuyện, có khả năng đi sâu khám phá
thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng
phơng thức này, nhân vật tôi có điều
kiện để phô diễn tất cả biểu hiện sâu
thẳm trong tâm hồn. Cái tôi kí ức có thể
khám phá sự đa dạng, sự phức tạp
trong đời sống nội tâm của chính mình,
nói lên đợc những ớc mơ thầm kín,
những nỗi đau riêng t, những ám ảnh
vô thức. Đúng nh lời nhận xét của
MauGam: Mục đích của thủ pháp này
là giúp chúng ta có thể đạt tới sự thật
một cách đầy đặn nhất: nếu có ai nói với
bạn một điều gì xảy ra đối với chính họ,
bạn thật dễ tin, hơn là họ kể về một
chuyện xảy ra với những ngời khác
/Dẫn theo 5, tr.404/. Trong các truyện
ngắn có tính chất hồi ký của Lỗ Tấn, tôi
và tác giả đứng cùng một bình diện.
Tuy nhiên, tôi và Lỗ Tấn không phải là
một dù có một số truyện tôi mang tên
Tấn. Giữa tôi với tác giả có sự thống
nhất cao độ về quan điểm t tởng. Tôi
trong Cố hơng, Lễ cầu phúc vừa xót
thơng, cảm thông với những số kiếp
bất hạnh, cực nhọc của Tờng Lâm,

Nhuận Thổ, Hai Dơng đồng thời vừa
châm biếm, chỉ trích những khuyết tật
của họ. ở Hát tuồng ngày rớc thần tôi
trân trọng nâng niu tình cảm trong
sáng, ân tình của đám bạn bè quê
ngoại. Trong Mẩu chuyện nhỏ, tôi cảm
phục, kính trọng cách c xử đàng hoàng
cao cả của anh phu xe. Trong Ngời cô
độc, tôi lại ngậm ngùi xót xa cho sự
thay đổi quan niệm sống, cho khí phách
của một con ngời.
Đặt trong tơng quan với những
truyện cùng đợc kể bởi tôi nhng
không mang tính chất hồi ký chúng ta
sẽ thấy sự khác biệt về phơng diện t
tởng tình cảm giữa chúng. Tuy cũng
đợc kể bởi tôi nhng trong những
truyện không phải là hồi ký thì không
có sự thống nhất cao độ, hòa làm một
giữa tôi với tác giả. Tôi trong Nhật ký
ngời điên cũng căm thù những kẻ ăn
thịt ngời, ớc mong cứu lấy trẻ em
nhng nhận thức của tác giả về bản
chất xã hội phong kiến tỉnh táo sâu sắc
và mang tính chất khái quát hơn. Cũng
vậy, ở Khổng ất Kỷ, tôi cũng có sự đồng
tình với Khổng ất Kỷ nhng thái độ
lạnh lùng, khinh rẻ của tôi - chú bé bán
rợu, không phải là thái độ của tác giả.
4. Vai trò của ngời kể chuyện tôi

còn đem lại cho những truyện ngắn có
tính chất hồi ký của Lỗ Tấn kiểu kết
cấu không giống với kết cấu trong văn
xuôi tự sự trớc đó. Làm nên kết cấu
của truyện Lỗ Tấn là mạch tâm lí, dòng
chảy cảm xúc của nhân vật tôi chứ
không phải là yếu tố thời gian. Sự tác
động của ngoại giới và quan hệ với các
nhân vật khác đã tạo nên cảm xúc và
quá trình tâm lí của nhân vật, dẫn dắt
mạch truyện phát triển, phá vỡ lối kết
cấu truyền thống theo trật tự thời



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



86
gian.Thời gian trong các truyện ngắn kể
trên không tuân theo trật tự tuyến tính,
vận động từ quá khứ đến hiện tại rồi
tơng lai mà hoàn toàn phụ thuộc vào
mạch cảm xúc của ngời kể xng tôi.
Trong các truyện ngắn này có sự kết
hợp giữa sự kiện và tâm t của tôi một
cách chặt chẽ. Những sự kiện tâm lí
nh hồi tởng ký ức, phán xét dính chặt
với sự kiện cuộc sống khó mà tách ra

đợc. ở Cố hơng tình cảm da diết,
niềm thơng nhớ cố hơng của tôi gắn
chặt với các sự kiện từ việc chứng kiến
cảnh tiêu điều, thê lơng của cố hơng
trong thực tại, từ cuộc tái ngộ với
Nhuận Thổ, ngời bạn thuở thiếu thời,
với Hai Dơng ngời láng giềng cũ.
Tình cảm ấy đã kết tinh thành nỗi niềm
day dứt trong tôi khi nghe câu hỏi của
cháu Hoàng vào thời điểm gia đình tôi
rời xa quê hơng. Trong Lễ cầu phúc,
những câu hỏi của Tờng Lâm với tôi
lúc sang xóm Đông thăm ngời bạn, cái
chết của thím, thái độ của mọi ngời Lỗ
Trấn trớc cái chết ấy đã gây xáo động
trong tâm hồn tôi, khiến mối đồng cảm
sâu sắc với Tờng Lâm ở tôi ngày càng
lớn. Mạch tâm trạng của tôi, nhân vật
trung tâm, chủ thể trữ tình trong các
truyện ngắn này đã dẫn dắt câu chuyện
phát triển. Cảm xúc của tôi trong các
truyện này đợc hiện ra ở nhiều sắc
thái, bằng nhiều cách thức khác nhau
nh hành động, các trạng thái cảm xúc,
suy nghĩ của nhân vật tôi giống nh
sợi chỉ đỏ xuyên suốt các truyện ngắn.
Mạch cảm xúc của tôi ở Cố hơng đợc
bộc lộ qua hành động tôi không quản sự
khắc nghiệt của thời tiết, vợt qua cách
trở của không gian và thời gian trở về

quê cũ, qua nhiều trạng thái cảm xúc
lòng tôi se lại, ký ức tôi bỗng dng nh
bừng sáng lên trong chốc lát, tôi nh
điếng ngời đi không nói nên lời, mẹ
tôi và tôi đều than thở, buồn cho cảnh
nhà anh, tôi và mẹ tôi cũng đều có ý
buồn, lòng tôi không chút lu luyến, tôi
vô cùng lẻ loi, sầu muộn, càng thêm ảo
não Có mặt nhiều nhất trong mạch
cảm xúc của nhân vật tôi là suy nghĩ
của tôi: tôi nghĩ bụng (3 lần) tôi nghĩ (1
lần) tôi mong ớc (4 lần). Khảo sát Lễ
cầu phúc, tình hình cũng tơng tự.
Mạch cảm xúc trong Lễ câu phúc là
lòng cảm thơng, nỗi trăn trở cho thân
phận, cho cuộc đời cay đắng, bất hạnh
của một con ngời. Các cảm giác khó
chịu trong ngời, ngạc nhiên hết sức,
rợn cả ngời, cảm giác nh gai đâm vào
lng, trong lòng cảm thấy bứt rứt quá,
vẫn không yên tâm, lòng tôi lại thêm
day dứt, tim tôi bỗng thắt lại, rồi đập
dữ dội, kinh hoàng đợc phối hợp với
ngôn ngữ đối thoại của tôi đã làm nên
cảm xúc chủ đạo của truyện. Ngôn ngữ
đối thoại của tôi ấp úng, mắc mớ khi trả
lời các câu hỏi của Tờng Lâm:
- Tôi nghĩ có thể có đấy
- Địa ngục à, lí ra thì phải có đấy.
Mà cũng vị tất

Hừ! Có thể gặp mặt nhau nữa hay
không à? Cái đó thực tình tôi cũng
không đợc rõ Thú thực, chết rồi còn
linh hồn nữa hay không tôi cũng không
đợc rõ.
Và những câu hỏi của tôi dồn dập,
hối hả khi đợc tin Tờng Lâm qua đời:
- Thím Tờng Lâm à? Sao thế?
- Chết rồi à?
- Chết lúc nào?
- Làm sao mà chết hở?
Tâm trạng tôi đặc biệt rõ ở lời độc
thoại nội tâm, cũng chính là sự tự khám
phá, mổ xẻ bản thân trớc một sự việc,
một số phận con ngời. Chẳng hạn, tôi
đã day dứt, xấu hổ trớc hành vi cao



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



87
thợng của anh phu xe, một ngời ít
học vấn hơn so với tôi, đến nỗi tự xỉ vả
mình, tự nhận thấy mình chỉ là một
thằng tôi nhỏ nhen, còn anh phu xe là
một ngời khổng lồ để rồi tự chất vấn
dằn vặt bằng hàng loạt câu hỏi trong

suy nghĩ:
Thôi thì hẵng tạm không nói đến
việc xảy ra vừa rồi, nhng cái nắm xu
kia là có ý nghĩa gì? Thởng cho anh ta
phải không? Tôi mà còn xứng đáng để
thởng cho một ngời nh anh xe kia ?
Tôi không thể tự trả lời đợc.
ở Lễ cầu phúc, lời độc thoại nội tâm
chính là những dằn vặt của tôi sau
những câu trả lời thiếu trách nhiệm với
Tờng Lâm và khi đợc tin Tờng Lâm
qua đời. Tôi đã bốn lần nghĩ bụng để
kiểm điểm bản thân, để tự bênh vực cho
mình, để day dứt mãi về một kiếp ngời
đầy bất hạnh, khổ đau.
ở Cố hơng, lời độc thoại nội tâm là
những trăn trở của tôi về Nhuận Thổ,
về mối quan hệ giữa tôi với Nhuận Thổ,
giữa Hoàng với Thủy Sinh, đợc tập
trung cao nhất ở niềm mong ớc của
nhân vật tôi. Còn nữa, đoạn kết của các
truyện ngắn, nhân vật tôi bộc lộ rõ nhất
quan điểm t tởng và thái độ đối với
cuộc sống. Dù hiện thực đợc phản ánh
trong các truyện này bi thảm, đau
thơng (Cố hơng, Lễ cầu phúc) nhng
không vì thế mà hy vọng về một tơng
lai tơi sáng ở tôi bị thui chột. Cảnh
tợng một vầng trăng tròn vàng thắm
treo lơ lửng trên bầu trời và hình ảnh

những con đờng trên mặt đất (Cố
hơng) là niềm hy vọng của tôi về mối
quan hệ tốt đẹp cho thế hệ trẻ, cảm
tởng "nh nhìn thấy trời đất quỷ thần
sau khi về hâm hởng rợu thịt, hơng
hoa, đều say mềm, bây giờ đang bớc đi
chuếnh choáng giữa không trung" (Lễ
cầu phúc) là thái độ xót xa cho kiếp
sống bất hạnh của Tờng Lâm, là sự
mỉa mai vào không khí tng bừng của
buổi lễ cầu phúc nhằm tô đậm thói sống
vô tâm, ích kỷ của ngời đời.
Tóm lại, với ngời kể chuyện ngôi
thứ nhất truyện ngắn có tính chất hồi
ký của Lỗ Tấn đã xuất hiện dạng thức
truyện trong truyện nghĩa là nhân vật
ngời kể chuyện đồng thời cũng là nhân
vật chính của truyện. Dùng hình thức
trần thuật chủ yếu ở ngôi thứ nhất,
truyện ngắn của Lỗ Tấn đã tạo đợc
một bớc tiến quan trọng trong việc tái
tạo và phản ánh hiện thực. Ngôi thứ
nhất trong hình thức trần thuật tạo nên
một nhân vật tôi mang tính chất xã hội
tràn đầy sức mạnh phản kháng và khát
vọng làm chủ xã hội.
5. Tìm hiểu nhân vật tôi ở các
truyện ngắn có tính chất hồi ký của Lỗ
Tấn sẽ có đợc cái nhìn trọn vẹn về
hình tợng tôi. Đấy chính là một nhân

vật chính diện, tích cực, luôn quan tâm
đến vận mệnh quần chúng Trung Hoa,
đến việc cải tạo xã hội Trung Hoa. Đó là
nhân vật chúng ta có thể hình dung
đợc dáng dấp nhân vật này. Đó là một
ngời trí thức yêu nớc, có lòng u ái
sâu xa đối với vận mệnh của Tổ quốc và
của nhân dân, đang nghiêm khắc phấn
đấu cải tạo mình theo phơng hớng
đạo đức của ngời lao động. Bức ảnh
mà có ngời tởng tợng ra đợc sau
khi đọc Gào thét, Bàng hoàng chính là
chân dung của nhân vật này. Nó mang
nhũng nét cơ bản của chân dung tác giả
Lỗ Tấn trong thời gian viết Gào thét,
Bàng hoàng [6, tr.63].




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007



88

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Bích Hải, Văn học Châu á trong trờng phổ thông, NXB Giáo
dục, 2002.

[2] Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, 2000.
[3] Phơng Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2003.
[4] Lỗ Tấn, Truyện ngắn, Trơng Chính dịch, NXB Văn hoá, 2004.
[5] Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
[6] Lơng Duy Thứ, Lỗ Tấn phân tích tác phẩm, NXB Giáo dục, 2004.
[7] Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học, NXB Đại học s phạm, 2004.


SUMMARY

The character named I in some Lo Tans
reminiscenes short stories

Lo Tans short stories, especially the reminiscences ones, display the
renovation of the reporting prose compared with the traditional prose. Its
structure is the same as the autobiographical way, telling the events happening
in the link with the teller addressed I. From the beginning to the end, Lo Tans
short stories are told by the character named I revealing the authority of the
writer in misleading the readers to admit what he says. This article, to some
extent, makes clear that creative and unique way of writing.

(a)
Khoa Ngữ Văn, Trờng Đại học Vinh

×