Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.12 KB, 28 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Sinh viên thực hiện: Hồng Anh Thy MSSV: K205020789 </b>
<i>Mơn học: Tư pháp quốc tế Mã học phần: 221TP0112 GVHD: Th.S Ngơ Minh Phương Thảo </i>
<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 1 năm 2023 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC: </b>
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT: ... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ... 5
1. Lý do chọn đề tài ... 5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 5
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ... 6
4.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 6
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ... 6
7. Bố cục của BCTT: ... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ KẾT HƠN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC... 8
1.1 Tổng quan về xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi ... 8
<i>1.1.1 Khái niệm về xung đột pháp luật ... 8 </i>
<i>1.1.2 Các quy định xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngoài ... 10 </i>
1.2 Những vấn đề lý luận chung về xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi ... 11
<i>1.2.1 Ngun tắc giải quyết xung đột pháp luật ... 11 </i>
<i>1.2.2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật ... 12 </i>
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI ... 17
2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngồi theo pháp luật các nước: ... 17
<i>2.1.1 Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn ... 17 </i>
<i>2.1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn ... 20 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">2.2 Giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt
Nam ... 21
<i>2.2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, cấm kết hôn ... 21 </i>
<i>2.2.2 Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn ... 23 </i>
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 25
KẾT LUẬN ... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 27
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT: </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các quan hệ quốc tế càng trở nên phổ biến và mở rộng. Bên cạnh các quan hệ mua bán, kinh doanh thương mại, các mối quan hệ dân sự cũng trở thành một trong những vấn đề quốc tế. Trong đó, mối quan hệ hơn nhân giữa con người và con người cũng được chú trọng, bởi nó khơng những liên quan đến quyền tự do con người, mà còn liên quan đến các vấn đề về hạnh phúc, gia đình, thừa kế mang yếu tố nước ngồi. Các quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng, do đó khơng thể tránh khỏi sự xung đột pháp luật giữa những quy định về kết hôn mang tính quốc tế. Để đáp ứng cho nhu cầu con người và để bảo vệ quyền công dân của mỗi quốc gia, các phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật về vấn đề này đóng vai trị rất quan trọng. Đó là lí do tơi chọn đề tài này
<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>
Đây là một vấn đề đang được chú trọng trong tư pháp quốc tế, do đó có nhiều tài liệu, sách, báo ra đời để nghiên cứu và phân tích vấn đề này. Đầu tiên không thể kể đến cuốn Giáo trình tư pháp quốc tế của PGS.TS Lê Thị Nam Giang của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tiếp đến là Giáo trình tư pháp quốc tế của TS. Bành Quốc Tuấn của Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có các tài liệu nghiên cứu điện tử như: Thư viện pháp luật, Tạp chí Cơng thương,…
<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu </b>
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu các lý luận chung về xung đột pháp luật trong vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi, từ đó phân tích thực trạng về các quy định được áp dụng để giải quyết các xung đột pháp luật về vấn đề này.
<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b>
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về các quy định trong tư pháp quốc tế ở Việt Nam và các nước Châu Âu như Pháp, Đức,… để thấy rõ sự khác nhau trong quy định
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">về giải quyết các xung đột phát luật của hệ thống pháp luật các quốc gia khác so với Việt Nam.
<b>4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu về quy định giải quyết các xung đột pháp luật về vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi trong tư pháp quốc tế các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó dễ dàng thấy được thực trạng các quy định về xung đột pháp luật trong quan hệ hơn nhân mang tính quốc tế.
<b>4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>
Để đạt được mục tiêu phía trên bài tiểu luận cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận trong quy định pháp luật về giải quyết xung đột pháp luật. Từ đó mới phân tích và so sánh các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngồi.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, Phương pháp so sánh, Phương pháp bình luận.
<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài </b>
Hiện nay, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, các vấn đề liên quan đến kết hơn có yếu tố nước ngồi ngày càng phát triển. Do đó, việc ban hành và xây dựng các quy phạm điều chỉnh sự xung đột pháp luật về vấn đề này đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cơng dân trên quốc tế. Bài tiểu luận có thể sẽ giúp đóng góp một phần về lý thuyết về xung đột pháp luật cũng như các quy định giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi trong tương lại.
<b>7. Bố cục của BCTT: </b>
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung của bài tiểu luận bao gồm hai chương:
<b>Chương 1: Cơ sở lý luận chung về giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố </b>
nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>Chương 2: Thực trạng về giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi </b>
theo tư pháp quốc tế việt nam và nước ngoài.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ KẾT HƠN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP </b>
<b>QUỐC TẾ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC </b>
<b>1.1 Tổng quan về xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi </b>
<i><b>1.1.1 Khái niệm về xung đột pháp luật </b></i>
Về nguyên tắc, trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nước và có quyền bình đẳng áp dụng luật quốc gia để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có YTNN. Tuy nhiên vì có sự khác nhau về chế độ chính trị, lịch sử, địa lý, trình độ phát triển, các phong tục tập quán,... và xuất phát từ vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia nên hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng khác nhau<small>1</small>. Từ đó sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia khi giải quyết các vụ việc có YTNN. Đây được xem là khái niệm của “xung đột pháp luật”.
Tuy nhiên, trong tư pháp quốc tế, khái niệm về XĐPL được hiểu theo một cách khác. Từ điển Black’s Law định nghĩa XĐPL (Conflict of laws) là (1) sự khác biệt giữa luật pháp của các tiểu bang hoặc quốc gia khác nhau trong trường hợp mà một giao dịch hoặc sự kiện trọng tâm của vụ việc có liên quan đến hai hoặc nhiều khu vực tài phán; và (2) các cơ quan tư pháp thực hiện hịa giải sự khác nhau đó hoặc quyết định luật nào được áp dụng trong tình huống này; nguyên tắc lựa chọn pháp luật - thường được rút ngắn thành xung đột<small>2</small>. Theo định nghĩa của Giáo trình Tư pháp quốc tế của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thì: “Hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật”<small>3</small>. Như vậy có thể hiểu, XĐPL là hiện tượng pháp lý mà khi giải quyết một vụ việc dân sự có YTNN thì có thể áp dụng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, khi đó cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia nơi tiếp nhận xử
<small>1 Bành Quốc Tuấn, Giáo trình Tư pháp quốc tế - tái bản có sửa chữa, bổ sung, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, tr. 223. </small>
<small>2</small><i><small> Brian A. Garner, Black's Law Dictionary, 10th ed, (West, 2014), tr. 363. </small></i>
<small>3 Lê Thị Nam Giang, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học quốc gia, TP.HCM, 2016, tr.151. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">lý vụ việc dân sự có YTNN phải đưa ra quyết định sẽ áp dụng hệ thống pháp luật nào để điều chỉnh theo nguyên tắc lựa chọn pháp luật được quy định ở quốc gia đó.
XĐPL khác với xung đột thẩm quyền trong xét xử vụ việc dân sự có YTNN. “Chỉ sau khi đã khẳng định được thẩm quyền của mình đối với vụ việc, Tịa án mới tiến hành xác định luật áp dụng để giải quyết vụ việc đó”<small>4</small>. Việc xác định thẩm quyền xét xử hồn tồn khác với việc xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh, chỉ khi nào Tòa án xác định được thẩm quyền của mình trong thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN thì sau đó mới có quyền áp dụng nguyên tắc lựa chọn để giải quyết XĐPL.
XĐPL xuất hiện khi có hai điều kiện:(i) Vụ việc dân sự có YTNN đã xảy ra trên thực tế; và (ii) có thể áp dụng ít nhất hai hệ thống pháp luật có quy định khác nhau để giải quyết thực chất vụ việc<small>5</small>. Khi xảy ra XĐPL, Tịa án có thẩm quyền bắt buộc phải quyết định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng dựa trên nguyên tắc lựa chọn được quy định tại các văn bản pháp luật nơi Tòa án thụ lý giải quyết quy định. Chính vì vậy, cách tiếp cận và giải quyết một vụ việc hay một quan hệ dân sự có YTNN rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào toà án hoặc cơ quan tư pháp của nước nới có thẩm quyền giải quyết quan hệ pháp luật đó<small>6</small>. Việc kết hơn có YTNN cũng giống như vậy. Chẳng hạn như, để giải quyết thủ tục kết hơn có YTNN<small>7</small> giữa cơng dân Việt Nam và cơng dân Pháp tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ áp dụng tư pháp quốc tế Việt Nam để điều chỉnh, tuy nhiên, nếu mối quan hệ dân sự trên diễn ra tại Pháp, thì cơ quan có thẩm quyền tại Pháp sẽ áp dụng tư pháp quốc tế của Pháp để điều chỉnh.
<small>4 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội: Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr.338. </small>
<small>5 Bành Quốc Tuấn, Giáo trình Tư pháp quốc tế - tái bản có sửa chữa, bổ sung, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, </small>
<i><small>2017, tr. 225. </small></i>
<small>6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Cơng an Nhân dân, 2012, tr. 29. </small>
<small>7 Căn cứ vào khái niệm về quan hệ hơn nhân có YTNN được quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, việc kết hơn có yếu tố nước ngồi được hiểu là việc kết hôn: Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; Giữa người nước ngoài với nhau nhưng thường trú tại Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngồi; Giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i><b>1.1.2 Các quy định xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi </b></i>
<i>Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn, ở Việt Nam quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ </i>
từ đủ 18 tuổi trở lên được quyền đăng ký kết hôn<small>8</small>, tuy nhiên ở Tây Ban Nha, Chile, một số bang của Mỹ quy định nam là 14 tuổi và nữ là 12 tuổi<small>9</small>. Nhật Bản quy định Nam đủ 18 tuổi, nữ đủ 16 tuổi mới được kết hôn<i><small>10</small> trong khi ở Trung Quốc để kết hôn nam phải </i>
22 tuổi, nữ phải đủ 20 tuổi<small>11</small>. Pháp luật các nước quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như xã hội, truyền thống văn hóa,... mà độ tuổi được kết hôn
<i><b>của mỗi quốc gia sẽ có sự chênh lệch. </b></i>
<i>Thứ hai, về trường hợp cấm kết hơn, ngồi quy định chung về cấm kết hôn khi </i>
chưa đủ tuổi theo luật định, pháp luật các nước cũng có những quy định khác nhau về các trường hợp cấm kết hôn. Chẳng hạn như về vấn đề kết hôn cận huyết, cụ thể pháp luật Việt Nam<small>12</small>, Trung Quốc<small>13</small> quy định cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, nhưng ở Bulgari lại có quy định cấm kết hôn trong phạm vi bốn đời<small>14</small>.
<i>Thứ ba, về nghi thức kết hôn, giống với các quy định về độ tuổi kết hôn, tùy vào </i>
phong tục tập quán, văn hóa và bản chất giai cấp của nhà nước mà các quốc gia có những quy định về nghi thức kết hơn khác nhau. Ví dụ như có các nước quy định nghi thức kết hơn là nghi thức kết hơn dân sự; có nước theo nghi thức tôn giáo như các nước theo Thiên chúa Giáo, Hồi giáo như Israen, Irac, Hy Lạp và một số bang của Hoa Kỳ; trong khi Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đan Mạch,... là các nước kết hợp cả hai nghi thức dân sự và tôn giáo.<small>15</small> Ở Việt Nam khơng có những quy phạm xung đột lựa chọn luật áp dụng đối với hình thức kết hơn, thay vào đó là có những văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, như: Luật hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan
<small>8 Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014. </small>
<small>9 Bành Quốc Tuấn, sđd, tr. 401. </small>
<small>10 Điều 731 BLDS Nhật Bản. </small>
<small>11 Điều 1047 BLDS Trung Quốc. </small>
<small>12 Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014. </small>
<small>13 Điều 1048 BLDS Trung Quốc. </small>
<small>14 Điều 10 Bộ luật gia đình Bulgaria. </small>
<small>15 Lê Thị Nam Giang, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học quốc gia, TP.HCM, 2016, tr. 419. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Các văn bản này quy định cụ thể việc đăng ký kết hơn có YTNN phải trải qua những thủ tục như thế nào.<small>16</small>
<b>1.2 Những vấn đề lý luận chung về xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngoài </b>
<i><b>1.2.1 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật </b></i>
Tùy vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà có nước áp dụng Luật nhân thân (Lex personalis), hoặc Luật quốc tịch (Lex patriae), hoặc Luật nơi cư trú (Lex domiccili) của các bên để giải quyết XĐPL về điều kiện kết hôn. Chẳng hạn như Điều 170 BLDS Pháp sửa đổi, bổ sung quy định: Việc kết hơn được đăng ký ở nước ngồi giữa hai người Pháp hoặc giữa một người Pháp và một người nước ngồi là hợp lệ nếu kết hơn được đăng ký theo các hình thức thơng thường tại đất nước đăng ký và với điều kiện người Pháp công bố việc đăng ký kết hôn theo các quy định tại Điều 63, Thiên “Chứng thư hộ tịch” và không vi phạm các quy định được nêu ở chương I Thiên này<small>17</small>. Tức là điều kiện kết hôn của công dân Pháp sẽ do pháp luật Pháp điều chỉnh, bất kể nơi tiến hành đăng ký kết hôn, Pháp chỉ công nhận việc đăng ký kết hôn của công dân Pháp ở nước ngồi khi người đó khơng vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn do Pháp quy định, bao gồm: độ tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với người kết hơn chưa thành niên… Ở Đức thì điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch điều chỉnh, đồng thời chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến nước thứ ba; còn ở Mỹ áp dụng pháp luật nơi tiến hành kết hôn bất kể quốc tịch và nơi cư trú của các bên đương sự.<small>18</small>
Để giải quyết XĐPL về nghi thức kết hôn, đa số các nước áp dụng Luật nơi tiến hành kết hơn (Lex loci celebrationis), có một số nước cịn kết hợp thêm các quy tắc khác. Ví dụ như ngồi quy định nghi thức kết hơn do pháp luật nơi tiến hành kết hôn
<small>16 Thư viện pháp luật, “Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam”, </small>
<small>ngoai-tai-viet-nam-4716 , truy cập ngày 25/12/2022. </small>
<small> Art. 170: “A marriage contracted in a foreign country between French persons and between a French person </small>
<i><small>and an alien is valid where it í celebrated in the forms in use in that country, provided it was preceded by the public notice prescribed by Article 63, in the Tiltle Off Records of Civil Status, and the French person did not commit a breach of the provisions contained in the preceding Chapter. </small></i><small>” </small>
<small>18 Luật dương gia, “Giải quyết xung đột về kết hơn, ly hơn có yếu tố nước ngồi”, quyet-xung-dot-phap-luat-ve-viec-ket-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai/, truy cập ngày 25/12/2022. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">định thì Đức cịn quy định nếu nghi thức kết hơn không phù hợp với quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nơi đương sự mang quốc tịch thì cuộc hơn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý.<small>19</small>Ở Việt Nam khơng có các quy phạm điều chỉnh về XĐPL về nghi thức kết hôn, tuy nhiên theo Điều 126 Luật HN&GĐ, có thể thấy Việt Nam theo nguyên tắc áp dụng Lex loci celebrationis, tức là Luật nơi tiến hành kết hôn, việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức (trình tự, thủ tục).
<i><b>1.2.2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật </b></i>
Theo TS. Bành Quốc Tuấn, bất kỳ XĐPL nào xảy ra cũng phải được giải quyết một cách triệt để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Hai phương pháp thực chất và phương pháp xung đột được áp dụng để giải quyết XĐPL. Phương pháp thực chất là phương pháp sử dụng hệ thống chứa đựng các quy phạm thực chất, điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có YTNN, chủ yếu trong các Điều ước quốc tế (ví dụ như Công ước viên 1980) và pháp luật quốc gia. Khi giải quyết một vụ việc dân sự có YTNN xuất hiện XĐPL, cơ quan có thẩm quyền xét xử có thể lấy các nội dung quy phạm thực chất đó để làm căn cứ giải quyết một cách trực tiếp mà không cần phải lựa chọn pháp luật để áp dụng. Phương pháp này rút ngắn thời gian và đơn giản hóa cách thức áp dụng luật khi giải quyết XĐPL, do đó các quốc gia hiện nay có xu hương muốn ký kết nhiều các Điều ước quốc tế liên quan đến giải quyết XĐPL. Phương pháp xung đột cũng sử dụng hệ thống các quy phạm xung đột chủ yếu được chứa đựng trong các Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. Tuy nhiên các Điều ước quốc tế ở đây là các Hiệp định tương trợ tư pháp; quy phạm xung đột được áp dụng khi khơng có các quy phạm thực chất điều chỉnh mối quan hệ dân sự có YTNN. Các quốc gia xây dựng quy phạm xung đột để hướng dẫn lựa chọn hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh vụ việc dân sự có YTNN. Do đó, phương pháp xung đột là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn phương pháp thực chất. Vấn đề kết hơn có YTNN cũng được áp dụng hai phương pháp trên để điều chỉnh, cụ thể:
<small>19 Lê Thị Nam Giang, sđd, tr. 419. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>Thứ nhất, phương pháp thực chất trong quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi </i>
được hiểu là phương pháp cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng quy phạm thực chất để trực tiếp giải quyết XĐPL về quan hệ phát sinh từ việc kết hơn có YTNN. Ví dụ, theo Khoản 1 Điều 124 của Văn bản số 386 sửa đổi Bộ luật Dân sự Phillipines có quy định về việc kết hôn giữa người chồng là người Phillipines và người vợ là người nước ngoài, bất kể là kết hôn ở Phillipines hay ở đâu, luật dân sự Phillipines vẫn phải được áp dụng<small>20</small>. Trong quan hệ kết hơn có YTNN này, Phillipines đã quy định rõ sẽ áp dụng trực tiếp pháp luật quốc gia để điều chỉnh. Ngoài ra, ở Trung Quốc quy định cả nam và nữ khi đăng ký kết hơn có YTNN bắt buộc phải tuân theo Luật Hôn nhân của nước này và các điều khoản phù hợp của Luật này<small>21</small>. Vì thế, bất kể vợ hay chồng có phải là người nước ngồi hay khơng thì khi thực hiện đăng ký kết hôn ở Trung Quốc đều cần phải tuân theo pháp luật quốc gia của nước này về hôn nhân, bao gồm các điều kiện kết hôn ( được quy định tại Điều 5,6,7 Luật Hôn nhân Trung Quốc 1980) và các giấy tờ cần thiết để hợp pháp hóa quan hệ hơn nhân của cả 2 tại Trung Quốc<b><small>22</small>. </b>
Phương pháp thực chất nhìn chung được xem là một phương tiện nhanh chóng để giải quyết các XĐPL khi các cơ quan có thẩm quyền chỉ cần áp dụng trực tiếp các quy phạm thực chất hoặc pháp luật quốc gia. Tuy nhiên phương pháp này chưa thật sự “tiện lợi” cho các chủ thể trong quan hệ hơn nhân có YTNN. Việc áp dụng trực tiếp pháp luật quốc gia để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố quốc tế mang tính khách quan và áp đặt. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật khác nhau, văn hóa và truyền thống, xã hội khác nhau dẫn đến các quy định về điều kiện hôn nhân không giống nhau. Chẳng hạn như đối với các nước kết hơn theo hình thức tơn giáo, Indonesia quy định việc kết hôn chỉ hợp pháp khi cả nam và nữ có cùng tơn giáo và niềm tin<small>23</small>,trong khi Việt Nam, Úc, Canada, và hầu hết quốc gia trên thế giới thừa nhận việc kết hơn có YTNN mà
<small>20 Lê Hồ Trung Hiếu - Đinh Lê Oanh, “Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước </small>
<i><small>ngồi theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia”, Tạp chí cơng thương, 13/10/2022, </small></i>
<small>nuoc-ngoai-theo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-quoc-gia-99001.htm, truy cập ngày 26/12/2022. </small>
<small> Văn bản hướng dẫn Luật Hơn nhân của Trung Quốc về vấn đề đăng kí kết hơn, được thơng qua bởi Chính phủ ngày 17/8/1983. </small>
<small>22 Luật Hôn nhân Trung Quốc năm 1980. </small>
<small>23 Khoản 2 Điều 1 Luật Hôn nhân Indonesia 1974. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">14
khơng cần theo hình thức này. Do đó, sẽ khó khăn cho một người nước ngồi muốn đăng ký kết hôn cùng với công dân Indonesia và được pháp luật nước này thừa nhận. Nhìn chung, mặc dù các quy phạm thực chất được quy địng trong cả Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia nhưng đối với quan hệ hơn nhân có YTNN thì các quy phạm thực chất thông thường được quy định trong pháp luật quốc gia lại được áp dụng nhiều hơn cả. Điều này khiến phạm vi điều chỉnh và kết quả giải quyết các vụ việc về kết hôn có YTNN cịn hạn chế vì phương pháp này khơng tính khách quan và khơng đủ các quy định để điều chỉnh hết các vấn đề phát sinh từ quan hệ dân sự này.
<i>Thứ hai, bên cạnh phương pháp thực chất, phương pháp xung đột được các quốc </i>
gia ưu tiên áp dụng và chọn làm căn cứ để giải quyết các XĐPL. Các quy phạm xung đột được chứa đựng trong các Hiệp định tư pháp quốc tế và cả pháp luật quốc gia nên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào mối quan hệ dân sự và còn xuất phát từ ý chí tự nguyện, bảo vệ chủ quyền quốc gia của các bên tham gia ký kết. Phương pháp xung đột không giải quyết trực tiếp XĐPL mà gián tiếp giải quyết bằng cách quy định các bên sẽ lựa chọn luật nào để áp dụng thông qua các quy phạm xung đột. Do đó, các quy phạm pháp luật không trực tiếp quy định ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên mà sẽ dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng. Ví dụ, Luật Hôn nhân của Úc 1961 quy định các điều kiện và cách đăng ký kết hôn giữa công dân Úc với người nước ngồi thì sẽ phụ thuộc vào nơi tiến hành kết hôn, nếu tiến hành ở Úc thì luật của Úc sẽ được áp dụng<small>24</small>.
Vì quy phạm xung đột quy định chọn luật nào sẽ áp dụng để ràng buộc các bên bằng cách dẫn chiếu đến pháp luật các nước, có hai trường hợp dẫn chiếu có thể xảy ra: dẫn chiếu đến nước thứ ba và dẫn chiếu ngược. Đối với tường hợp thứ nhất, đây là hiện tượng mà quy phạm xung đột của nước có cơ quan giải quyết tranh chấp đã dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ hai nhưng trong pháp luật nước đó có quy phạm xung đột quy định, cần phải áp dụng pháp luật của một nước thứ ba.
<small>24 Lê Hồ Trung Hiếu - Đinh Lê Oanh, “Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nước </small>
<i><small>ngoài theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia”, Tạp chí cơng thương, 13/10/2022, </small></i>
<small>nuoc-ngoai-theo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-quoc-gia-99001.htm, truy cập ngày 26/12/2022. </small>
</div>