Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Tội kinh doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.07 MB, 204 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN MANH DAT

- TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP |

TRONG DIEU KIÊN KINH TẾ THỊ TRUONG 0 VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà2. TS. Lê Thị Sơn

Hà Nội - 2003

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

lôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu trongluận án là trung thực. Những kết luận khoa họccủa luận án chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trần Mạnh Đạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Mo đầu

Chương I1.1.1.1.1.

1 dd.1.13.1.14.1.15.LadsIds122

Chuong 2

Tinh hình, nguyên nhân, điều kiện của tội kinh doanh

trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

Tình hình tội kinh doanh trái phép

Khái quát đặc điển nên kinh tế thị trường từ năm 1991 đến

năm 2001 và khả nang tác động lên tình hình tội kinh doanh

trái phép

Thực trạng tội kinh doanh trái phép

Diễn biến (động thái) của tình hình tội kinh doanh trái phépCơ cấu và tính chất của tình hình tội kinh doanh trái phépNhân thân người phạm tội kinh doanh trái phép

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội kinh doanh trái

Nguyên nhân và điêu kiện liên quan đến công tác phát hiện,

xử lý vi phạm, tội phạm

Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác phổ biến,

tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam

Khái quát lịch sử các quy định về tội kinh doanh trái phéptrước khi có Bộ luật hình sự năm 1999

Quy định về tội kinh doanh trái phép trong thời kỳ phongkiến và Pháp thuộc

Quy định về tội kinh doanh trái phép trong thời kỳ thực hiện

nên kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp

Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội kinhdoanh trái phép

7986

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.2.3.Chương 3

3.1.1.Bld,Bide3.2.1.cÐY XÃ3.3.Bed ;3.3.2.3.3.3.3.3.4.3.3.2.

Kết luận

Khái niệm về tội kinh doanh trái phép

Các dấu hiệu pháp lý của tội kinh doanh trái phép

Các hình phạt đốt với tội kinh doanh trái phép

Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chốngtội kinh doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thịtrường ở Việt Nam hiện nay

Dự báo tình hình tội kinh doanh trái phép trong thời gian tới

Tác động của nền kinh tế thị trường và một số yếu tố khác

lên tình hình tội kinh doanh trái phép trong thời gian tớiDự báo tình hình tội kinh doanh trái phép

Những định hướng, quan điểm chủ yếu về đấu tranh phòng,chống tội kinh doanh trái phép.

Cơ sở cho việc xây dựng định hướng, quan điển nâng cao

hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội kinh doanh trái phép

Những định hướng, quan điểm chủ yếu về đấu tranh phòng,

chống tội kinh doanh trái pháp

Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội

kinh doanh trái phép.

Các giải pháp về kinh tế - xã hộiCác giải pháp về quản lý

Các giải pháp về chính sách, pháp luật

Các giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm

Các giải pháp về phổ biến, tun truyền, giáo dục pháp luật

Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã được công bốDanh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

182187188197

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

: Cộng hoa liên bang: Cộng hoà nhân dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng, với đườnglối kinh tế mới, nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN, dần dần thay thế nền kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp trước

đây. Các hoạt động kinh doanh như đầu tư, sản xuất, buôn bán và dịch vụ

được Đảng, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Đại hội đại biểutồn quốc lần thứ IX đã khẳng định, cần "khơi dậy nguồn lực to lớn trong

dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm giàu cho mình và

cho đất nước" [25, tr.166]. Cơng cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh

đạo đã và đang đưa lại những kết quả tích cực, từng bước nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần đối với các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực do đổi mới đem lại, nền kinh tế

thị trường cũng nảy sinh một số vấn đề tiếu cực, ảnh hưởng khơng nhỏ tới kết

quả của q trình cải cách, trong đó có tình hình tội kinh doanh trái phép. Tộiphạm này gây ra cho xã hội những hậu quả nghiêm trọng, như xâm phạm tới

quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức; góp phần làm giảm nguồn thu của

Nhà nước; làm xấu đi mơi trường kinh doanh, kìm hãm sự phát triển kinh tế;

gây khó khăn cho cơng tác quản lý, là mầm mống tạo ra sự khủng hoảng và

dẫn tới mất ổn định xã hội. Tình hình tội kinh doanh trái phép trở thành một

trong những nguy cơ, thách thức, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trươngphát triển kinh tế mà Đảng, Nhà nước đề ra, đặc biệt là chủ trương khuyếnkhích mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh làm giàu chính đáng.

Tình hình tội kinh doanh trái phép trong 11 năm qua (1991-2001) điễn rakhá phổ biến và phức tạp, tăng mạnh vào năm 1995, tới 1.250% về số vụ và1.533,3% về số bị cáo so với năm 1991, và giảm dần vào các năm gần đây,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ "tội phạm kinh tế... tuy có giảm nhưng chưa cơ

ban, vững chắc" [25, tr.256].

Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 thơngqua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2000, trên cơ sở sửa đổi,bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985, đặc biệt là Chương các

tội phạm về kinh tế, trong đó có tội kinh doanh trái phép. Việc tìm hiểu các

quy định đối với tội kinh doanh trái phép cũng như các quy định khác của Bộ

luật hình sự mới là vấn đề được xã hội quan tâm.

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội kinh doanh

trái phép, một mặt, góp phần nghiêm trị những hành vi xâm phạm tới trật tựquản lý của Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh, mặt khác, cũng thấy được

giới hạn cần trừng trị bằng biện pháp pháp luật hình sự đối với hành vi kinh

doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhằm tiếp tuc tạođiều kiện, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, để "huy động tối đa mọi nguồn

lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần

kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau" [25, tr.188].

Đảng và Nhà nước ta luôn luôn để ra và áp dụng nhiều biện pháp để

ngăn chặn tình hình tội kinh doanh trái phép cũng như đối với các tội

phạm khác. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã quy định "Mọi hoạt động

sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốcdân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củatập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật" (Điều

28). Do đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp góp phần xử lý nghiêm minh

hành vi kinh doanh trái phép, tội kinh doanh trái phép là địi hỏi khách

quan của tồn xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "tội kinh doanh trái phép trong điều kiện

kinh tế thị trường ở Việt Nam" mang tính cấp thiết khơng những về mặt lý

luận mà cịn là địi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh

phòng, chống đối với tội phạm này trong giai đoạn hiện nay cũng như trong

thời gian sắp tới.

1983. Ở đây, lần đầu tiên tội kinh doanh trái phép được nghiên cứu khá công

phu cùng với nhiều tội phạm kinh tế khác quy định trong Pháp lệnh này.

Sau Bộ luật hình sự năm 1985 ban hành, tội kinh doanh trái phép được

đề cập nhiều hơn trong các giáo trình của một số trường đại học, một số sách,

đề tài nghiên cứu và tạp chí chun ngành như Giáo trình luật hình sự ViệtNam (phần các tội phạm) năm 1997 của Trường Đại học Luật Hà Nội; cuốn

Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý,NXB Chính trị Quốc gia, năm 1987 (tái bản năm 1992, 1997); cuốn Luật hìnhsự Việt Nam - Những vấn dé lý luận và thực tiễn của Trường Dai học Luật Hà

Nội, NXB Công an nhân dân, năm 1997; đề tài khoa học cấp Bộ “Một số vấnđề lý luận, thực tiễn phục vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi)”, mã số 95-

98-107/ĐT do Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý chủ trì, nghiệm thu năm

1998; bài "Một số vấn đề bổ sung, sửa đổi Chương các tội phạm kinh tế của

Bộ luật hình su" của TS. Nguyễn Văn Hiện, Thông tin khoa học pháp lý, ViệnNghiên cứu khoa học pháp lý, năm 1998...

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

doanh trái phép theo Bộ luật hình sự năm 1985.

Sau Bộ luật hình sự năm 1999 ban hành, tội kinh doanh trái phép được

đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, năm 2000 của Trường Đại họcLuật Hà Nội; cuốn Bộ luật hình sự mới cua nước Cộng hồ XHCN Việt Nam,Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính, Bộ Tư pháp, NXB thành phố Hồ Chí

Minh, năm 2000; cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội

phạm) của TS. Phùng Thế Vac, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS. Pham ThanhBình, ThS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sỹ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ,

NXB Công an nhân dân, năm 2001... và một số bài viết của tác giả TrầnMạnh Đạt đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, TAND, Dan chủ và pháp

luật... như "Chủ thể tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam", "Phân biệt tội kinh

doanh trái phép với một số tội x4m phạm trật tự quản lý kinh tế khác theo Bộ

luật hình sự năm 1999", "Mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép trong

Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống về

tội kinh doanh trái phép, về tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội kinh

doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường để dé ra hệ thống các giải

pháp hữu hiệu.cho cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

* Nhiệm vụ

Dé đạt được mục đích trên, tác giả luận án dé ra các nhiệm vụ cần giải

quyết sau đây :

- Phân tích làm rõ tình hình, ngun nhân và điều kiện của tội kinh

doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

- Làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội kinh doanh trái phép

trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng luật liên quan đến tội

<small>phạm này.</small>

- Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội kinh doanh trái phép

ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và các năm tới.

* Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu tội kinh doanh trái phép, tình hình, nguyên nhân và

điều kiện cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong

điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.

* Pham vi nghiên cứu

Luận án làm sáng tỏ tội kinh doanh trái phép dưới hai góc độ : pháp lýhình sự và tội phạm học, trên phạm vi tồn quốc, trong thời gian 11 năm, từnăm 1991 đến năm 2001.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước và pháp luật, về

phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; những thành tựu của các

khoa học : triết học, tội phạm học, tâm lý học, luật hình sự... Luận án được dựatrên cơ sở nghiên cứu có hệ thống, tồn diện đường lối, chính sách của Đảng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

doanh trái phép.

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp lịch sử, hệ

thống, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, xã hội học, khoa học dự báo để

làm sáng to các nhiệm vụ mà luận án đặt ra.

5. Những đóng góp mới của luận án

Đây là cơng trình chun khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý hình sựcủa Việt Nam ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về tội kinhdoanh trái phép. Trên cơ sở đó, tác giả luận án kiến nghị các giải pháp hữuhiệu cho cuộc đấu tranh này. Trong luận án, lần đầu tiên :

1. Đánh giá cụ thể thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất... của tìnhhình tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường từ

năm 1991 đến năm 2001; làm rõ những nguyên nhân, điều kiện của tình hìnhtội phạm này trong thời gian qua ở Việt Nam.

2. Khái quát lịch sử các quy định về tội kinh doanh trái phép trong luậthình sự Việt Nam; làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội kinh

doanh trái phép theo Bộ luật hình sự năm 1999; đánh giá thực tiễn lập pháp và

áp dụng luật liên quan đến tội kinh doanh trái phép; so sánh với những tội

danh có dấu hiệu pháp lý gần giống tội phạm này trong luật hình sự một số

nước trên thế giới có q trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá, tập

trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường (như CHND Trung Hoa, Liên bangNga...) và một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển (như CHLB Đức,Nhật Ban, Hoa Kỳ...), đồng thời dé xuất vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm

lập pháp hình sự của các nước này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

3. Kiến nghị hệ thống các giải pháp nhằm phịng và chống có hiệu quả

đối với tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án là cơng trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ýnghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội kinh doanhtrái phép trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Những kếtluận và kiến nghị của luận án về hệ thống các giải pháp đấu tranh phịng,

chống tội kinh doanh trái phép có tác dụng góp phần làm đổi mới hoạt động

quản lý nhà nước theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt

động kinh doanh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

đồng thời bảo đảm các u cầu đấu tranh phịng, chống có hiệu quả đối với

tình hình vi phạm về kinh doanh, tình hình tội kinh doanh trái phép. Vì vậy,

luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa

học, đào tạo về khoa học pháp lý, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về chốnghành vi kinh doanh trái phép, về tội kinh doanh trái phép thuộc các cơ quan

quản lý thị trường, cơng an, kiéni sát, tồ án... Luận án cịn có thể được sử

dụng làm tài liệu tham khảo cho các lực lượng đấu tranh phòng chống tội

kinh doanh trái phép.

7. Bố cục của luận án

Luận án gồm 186 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục, luận án có 3 chương, 7 mục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

TRAI PHEP TRONG DIEU KIEN KINH TE THI TRUONG O VIET NAM1.1. TINH HINH TOI KINH DOANH TRAI PHEP

1.1.1. Khái quát đặc điểm nền kinh tế thị trường từ năm 1991 đến

năm 2001 và khả năng tác động lên tình hình tội kinh doanh trái phép.

Từ Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng đến nay, đất

nước ta đã giành được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, nền kinh tế thịtrường nảy sinh khơng ít những vấn đề tiêu cực, trong đó có tình hình tộiphạm nói chung, tình hình tội kinh doanh trái phép nói riêng, đã ảnh hưởng

khơng nhỏ tới kết quả của quá trình đổi mới.

- Nền kinh tế thị trường nước ta vừa có những đặc điểm chung của nềnkinh tế thị trường vừa có những đặc điểm riêng. Trong nền kinh tế thị trường

nói chung, thị trường đóng vai trị điều tiết mọi quan hệ kinh tế - xã hội từ sản

xuất, tới phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Nền kinh tế thị trường làm kinh tếtăng trưởng nhanh, khoa học và công nghệ được thúc đẩy mạnh, quản lý kinh

tế luôn luôn được cải tiến, đời sống chung của xã hội không ngừng được nângcao... Nền kinh tế thị trường cũng có mặt tiêu cực như sự phân hoá giầu

nghèo, lối sống chạy theo đồng tiền phát triển, đạo đức bị thoái hoá, bản sắc

văn hố dân tộc bị sói mịn, tình hình tội phạm gia tăng... Trong nền kinh tếthị trường, đánh giá về hành vi kinh doanh, về các vi phạm trên lĩnh vực kinh

doanh từng bước có những thay đổi so với thời kỳ kế hoạch hoá, tập trung,bao cấp trước đây. Đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường sẽ có những tác

động quan trọng tới kinh doanh, tới đường lối xử lý đối với các vi phạm và tộikinh doanh trái phép.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Khác với các nước tư bản, kinh tế thị trường nước ta có định hướng

XHCN. Day là đặc điểm thể hiện sự khác nhau co bản giữa nền kinh tế thị

trường nói chung và nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tính định hướng XHCN

sẽ phát huy được những ưu điểm của nền kinh tế thị trường, đồng thời sẽ hạn

chế tới mức thấp nhất mặt tiêu cực của nền kinh tế này. Kinh tế thị trường

nước ta cịn có đặc điểm như ra đời từ q trình xố bỏ cơ chế quản lý tập `

trung, quan liêu, bao cấp cao [78, tr. 9-10]. Do đó, khác với các nước, cơ chế

thị trường ở nước ta phải được Nhà nước chủ động tạo các điều kiện hình

thành. Cùng với việc xây dựng khung pháp lý cho cơ chế thị trường, Nhà nước

phải hình thành hệ thống các chủ thể kinh doanh và các thị trường để cho cơchế mới vận hành trong mơi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp tác [46, tr. 6]...

Các đặc điểm đó của nền kinh tế thị trường sẽ có những ảnh hưởng nhất định

tới tình hình tội kinh doanh trái phép nói riêng và tội phạm nói chung.

- Thời gian từ năm 1991 đến năm 2001 nền kinh tế thị trường nước ta lạicó những nét riêng. Nghiên cứu nền kinh tế thị trường trong thời gian này và

hiện nay (sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) tuy đều mangnhững đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng từng

giai đoạn lại có những nét đặc thù. Nền kinh tế thị trường trong thời gian từ

năm 1991 đến năm 2001 có thể rút ra một số nét riêng sau đây:

+ Nên kinh tế thị trường cịn mang nặng tính sơ khai. Đường lối đổi mớikinh tế đã được Dang dé ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

(12/1986) nhưng đường lối xây dựng nên kinh tế thị trường ở nước ta mới

chính thức được đưa ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VH (6/1991).

Đảng chấp nhận “cơ chế thị trường”, với đường lối xây dựng “nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước” [22, tr. 55]. Ở đây, tuy chưa có sự khẳng định rõ ràng về nền kinh

tế thị trường nhưng về lý luận cũng như về thực tế thì xây dựng “nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường” chính là xây

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

dựng “nền kinh tế thị trường”, bản chất của chúng là một [76, tr.63]. Trongthời gian này, hệ thống thị trường chưa được hình thành đầy đủ và đồng bộ,

chưa tạo được mơi trường cạnh tranh bình đẳng, tình trạng kinh doanh khơnglành mạnh cịn diễn ra khá phổ biến... Tuy nhiên, quá trình xây dựng nền kinh

tế thị trường đã làm cho kinh tế sống động, các hoạt động đầu tư, sản xuất,buôn bán và dịch vụ phát triển. Hàng hoá từ chỗ khan hiếm dần dần đã trở

nên phong phú, đa dạng. Quan hệ cung - cầu khơng bị bóp méo như trong nềnkinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp. Một số nhà kinh tế gọi đây là thời

kỳ “bung ra” của các hoạt động sản xuất, buôn bán và dịch vụ... Sự chuyển

biến này đều có những tác động, ảnh hưởng quan trọng tới tình hình tội kinh

doanh trái phép cũng như các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác.

+ Cơ chế quản lý đối với nền kinh tế thị trường bắt đầu được hình thành.

Cơng cụ quản lý trong nền kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp chủ yếu làmệnh lệnh hành chính được giảm dan. Cơng tác xây dựng pháp luật nói

chung, trên lĩnh vực kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh được chú trọng.

Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế

thị trường từng bước được thể chế hoá. Nhà nước chủ trương mở rộng quyền

tự do thành lập doanh nghiệp cho nhiều đối tượng có khả năng đầu tư khác

nhau trong xã hội... Tuy nhiên, do cơ chế quản lý mới bắt đầu hình thành nên

chưa đáp ứng kịp các yêu cầu do nền kinh tế đặt ra. Hệ thống pháp luật còn

thiếu và yếu, tổ chức thực hiện chưa nghiêm... Điều này sẽ có những ảnh

hưởng khơng nhỏ đến tình hình tội kinh doanh trái phép.

+ Thời gian thể hiện đậm nét quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế

hoạch, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự

chuyển đổi này được diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế

quản lý mới từng bước thay thế cho cơ chế quản ly cũ. Day là thời gian, trên

nhiều lĩnh vực còn thể hiện sự đan xen hình thức quản lý của hai cơ chế. Điều

này đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình xây dựng, giải thích và áp dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

pháp luật cũng như q trình đấu tranh phịng, chống đối với tình hình tội

phạm nói chung, với tội kinh doanh trái phép nói riêng.

Tình hình tội kinh doanh trái phép trong thời gian từ năm 1991 đến năm

2001 vừa chịu tác động bởi những đặc điểm của nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN vừa chịu tác động bởi những nét riêng của nền kinh tế thịtrường nước ta trong thời gian này. Sự tác động đó được thể hiện thơng qua

quá trình xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật về kinh doanh; về

đường lối xử lý đối với những vi phạm và tội kinh doanh trái phép. Sự tác

động này được thể hiện rõ rệt qua những đánh giá về hành vi kinh doanh vàhành vi kinh doanh bị coi là trái phép. Nhận thức về các hành vi này từng

bước có sự thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Theo quan điểm

của chủ nghĩa Mác - Lênin sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội

không phải được quy định bởi ý muốn chủ quan mà do những đòi hỏi khách

quan của các quan hệ sản xuất tương ứng thuộc cơ sở hạ tầng quyết định.

Ph.Anghen viết: "Sự phát triển vẻ mặt chính trị, pháp luật, triết học, tơn giáo,

văn hoá, nghệ thuật... là dựa vào sự phát triển kinh tế". Đặc điểm của nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn này đã quyết định cơchế điều chỉnh pháp luật, thơng qua đó Nhà nước thực hiện sự tác động đốivới các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự pháp luật nói chung, trong đó có

trật tự pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh.

Trên cơ sở các đặc điểm và những nét riêng của nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN từ năm 1991 đến năm 2001 tác giả luận án tập trung làmrõ tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội kinh doanh trái phép.

Nghiên cứu tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội kinh doanh tráiphép nói riêng, các tội phạm về kinh tế (theo Bộ luật hình sự năm 1985), các

tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (theo Bộ luật hình sự năm 1999) và tội

phạm nói chung trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, coi chúng là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

1.1.2. Thực trạng tội kinh doanh trái phép

Nghiên cứu về thực trạng nói riêng, về các nội dung khác của tình hình tội

kinh doanh trái phép nói chung sẽ được tập trung vào thời gian từ năm 1991

đến nay. Vì đây là thời gian thể hiện sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng, Nhànước ta về mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đổi mới nhận thức, chỉ đạo,

điều hành trong lĩnh vực kinh tế; lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI của Dang Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1991), trên diễn đàn cao nhất

này, đã đưa ra lý luận về "nền kinh tế thị trường mang ban sắc Việt Nam" [76,

tr. 63]. Mặt khác, năm 1991, cũng là năm quy định về tội kinh doanh trái phép

tại Bộ luật hình sự năm 1985 được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất. Đặc biệt, theođánh giá của một số nhà nghiên cứu, năm 1991 còn là năm bắt đầu của một

thời kỳ mới, thời ky tăng lên của tình hình tội phạm [85, tr.7 l ].

Nghiên cứu thực trạng, diễn biến, cơ cấu... của tình hình tội kinh doanhtrái phép chủ yếu được dựa trên các số liệu thống kê tư pháp. Thông qua các

số liệu này mới có thể đưa ra được những thơng tin tổng thể có tính khoa học

về tình hình vi phạm pháp luật, về cơ cấu, diễn biến (động thái), chiều hướngphát triển cũng như các nguyên nhân và điều kiện phát sinh của các vi phạm

và tội phạm [51, tr.46]. C.Mác đã nhận xét : “Tội phạm nhìn từ phạm vi lớn

cũng thể hiện quy luật của mình theo các con số và theo cách phân loại chúng

giống như quy luật của các hiện tượng tự nhién...”.

Nghiên cứu thực trạng cũng như các nội dung khác của tình hình tội kinh

doanh trái phép sẽ được đặt trong mối liên hệ, tác động qua lại với các tộiphạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) và tội phạm nói

chung; trong mối liên hệ biện chứng với các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

ở nước ta, như trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung,

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

bao cấp và thời kỳ thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN để

thấy được những điểm khác nhau và ngay trong từng thời kỳ này cũng cónhững biểu hiện khơng hồn tồn đồng nhất.

Theo lý luận chung về tội phạm học thì thực trạng của tình hình tội kinh

doanh trái phép chính là số lượng các tội kinh doanh trái phép đã được thực

hiện và những người thực hiện các tội phạm đó trên một địa bàn nhất định vàtrong một khoảng thời gian nhất định [79, tr.76 - 77]. Các tội phạm đã thực

hiện trên thực tế này có một phần được các cơ quan chức năng phát hiện, điều

tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê (phần tội phạm rõ) còn một phần, donhiều nguyên nhân, tuy đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa được các cơ quanchức năng phát hiện và xử lý hoặc đã được xử lý nhưng lại chưa đưa vào

thống kê hình sự (phần ẩn của tình hình tội phạm).

Để có điều kiện xem xét, đánh giá được đầy đủ, toàn diện, trước khi

nghiên cứu thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép cần khái quát

thực trạng của tình hình các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự

quản lý kinh tế) qua xét xử. Trên phạm vi toàn quốc, các tội phạm về kinh

tế (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) bị đưa ra xét xử sơ thẩm ở

TAND các cấp từ năm 1991 đến năm 2001 thường chiếm từ 2% đến 3% sovới các tội phạm nói chung, như năm 1991 chiếm 2,5% số vụ (với 511 vụ)và 2,8% số bị cáo (với 900 bị cáo); năm 1992 chiếm 2,6% số vụ (với 654vụ) và 3% số bị cáo (với 1.184 bị cáo); năm 1993 chiếm 2,9% số vụ (với869 vu) và 3,2% số bị cáo (với 1.515 bị cáo); năm 1994 chiếm 2,6% số vu

(với 797 vụ) và 3% số bị cáo (với 1.426 bị cáo); năm 1995 chiếm 2,7% sốvụ (với 909 vụ) và 3,1% số bị cáo (với 1.703 bị cáo); năm 1996 chiếm 2,7%số vụ (với 1.090 vụ) và 3% số bị cáo (với 1.875 bị cáo); năm 1997 chiếm

2,2% số vụ (với 948 vụ) và 2,6% số bị cáo (với 1.671 bị cáo); năm 1998chiếm 2% số vụ (với 990 vụ) và 2,4% số bị cáo (với 1.811 bị cáo); năm1999 chiếm 1,9% số vụ (với 943 vụ) và 2,2% số bị cáo (với 1.708 bị cáo);

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

năm 2000 chiếm 1,7% số vụ (với 854 vụ) và 3,1% số bị cáo (với 1.889 bị

cáo); năm 2001 chiếm 1,6% số vụ (với 662 vụ) và 2% số bi cáo (với 1.191bị cáo). Nếu so với các tội xâm phạm sở hữu (hang năm đưa ra xét xử

chiếm 40%-50% các tội phạm nói chung) thì tội phạm về kinh tế chiếm tỷlệ khiêm tốn. Nhưng nếu so với nhiều nhóm tội phạm khác như các tội xâmphạm tự do dân chủ của công dân, các tội phạm về chức vụ (hàng năm đưa

ra xét xử chiếm khoảng 0,2% các tội phạm nói chung) thì tội phạm về kinhtế lại có tỷ lệ cao hơn nhiều [72].

Nghiên cứu thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép chủ yếu

được dựa trên phần tội phạm rõ, tức là phần tội phạm đã được phát hiện, điềutra, truy tố, xét xử và được đưa vào thống kê.

Thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép, trước hết, được thểhiện rõ nét nhất thơng qua số liệu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm, trên

phạm vi toàn quốc của TAND các cấp, bao gồm toàn bộ số tội phạm và số bị

cáo đã có bản án kết tội của tồ án, là một phần của tình hình tội phạm xảy ra

trên thực tế được các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý và được đưa

vào thống kê. Do đó, các số liệu này có vị trí rất quan trọng, là số liệu cơ bảnđầu tiên của tình hình tội phạm. Thông qua các số liệu thống kê này có thể

đánh giá được thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép, mối tươngquan giữa tội này với các tội phạm về kinh tế (các tội x4m phạm trật tự quanlý kinh tế) và với tình hình tội phạm nói chung trong thời kỳ kế hoạch hố,tập trung, bao cấp và thời kỳ thực hiện nên kinh tế thị trường định hướng

Thực trang của tình hình tội kinh doanh trái phép trong thời kỳ thực hiện

nền kinh tế thị trường (cụ thể từ năm 1991 đến năm 2001) và thời kỳ thựchiện nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp trước đây (cụ thể từ năm

1986 đến năm 1990) có khác nhau. Điều này được thể hiện qua số vụ án và sốbị cáo như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Từ năm 1991 đến năm 2001, trên phạm vi toàn quốc, số lượng vụ án vềtội kinh doanh trái phép hàng năm chiếm tỷ lệ không lớn, trung bình là 4,2%

so với số vu án các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh

tế) bị đưa ra xét xử sơ thẩm ở TAND các cấp (xem Biểu đồ 1.1, tr. 16). Tỷ lệnày thấp hơn so với thời gian từ năm 1986 đến năm 1990 (Trong thời giannay, ty lệ trung bình hàng năm là 6,6%).

Từ năm 1991 đến năm 2001, so với tổng số bị cáo phạm các tội về kinh

tế (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) thì số bị cáo phạm tội kinh

doanh trái phép chiếm tỷ lệ khơng lớn, trung bình chiếm 2,8% (xem Biểu đồ

1.2, tr. 17), thấp hơn thời gian từ năm 1986 đến năm 1990 (trung bình chiếm4,5%). Nếu so sánh số bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép với số bị cáo

phạm tội nói chung bị đưa ra xét xử sơ thẩm trên phạm vi tồn quốc thì thời

gian từ năm 1991 đến năm 2001 cũng thấp hơn thời gian từ năm 1986 đếnnăm 1990 (2,5 lần).

Như vậy, qua số liệu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm trên phạm vi

toàn quốc cho thấy: thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép trong

thời kỳ thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN giảm so với thờikỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hố, tập trung, bao cấp trước đây.

Ngồi số vụ án và số bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép bị đưa ra xétxử trên phạm vi toàn quốc ở TAND các cấp thì cịn một số lượng nhất địnhtội phạm và người phạm tội bị phát hiện nhưng không qua xét xử. Mọi hành vi

nguy hiểm cho xã hội ở mức độ tội phạm, dù chưa hoặc không đủ điều kiện

để đưa ra xét xử cũng nằm trong phạm trù tình hình tội phạm [85, tr.32]. Do

đó, cần tìm hiểu mối tương quan giữa số vụ vi phạm, số vụ án được khởi tố,

số vụ án được truy tố và số vụ án được đưa ra xét xử; số bị can bị khởi tố, truytố và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội phạm này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>PHONG Gv</small>

Biểu đồ 1.2. Tình hình số bị cáo phạm tội kinh đoanh trái phép

và phạm các tội về kinh tế từ năm 1991 đến năm 2001

<small>1875 1889 |</small>

<small>1703 17081671</small>

<small>1515 |</small>

<small>1184 1191</small>

<small>Số bi cáo phạm các tội về kinh tế Số bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép</small>

<small>Nguồn: Toà án nhân dân tối cao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Qua số liệu thống kê của các cơ quan công an, kiểm sát và tồ án thì số

vụ vi phạm, số vụ được khởi tố, truy tố và số vụ được đưa ra xét xử về tội kinh

doanh trái phép giảm dần. Đặc biệt đã có sự chênh lệch đáng kể giữa số vụ vi

phạm và số vụ khởi tố. Nếu coi số vụ vi phạm về kinh doanh trái phép trong6 năm (1991-1996) là 100% thì số vụ khởi tố chỉ chiếm 1,94%, tức là giảm

98,06%, truy tố chiếm 1, 17% và số vụ xét xử chiếm 1,05% (xem Biểu đồ

1.3, tr.19). Đặc biệt, nếu so sánh số vụ vi phạm và số vụ án bị đưa ra xét XỬvề tội kinh doanh trái phép từ năm 1991 đến năm 2001 thì tỷ lệ cịn thấphơn nhiều, có năm chỉ chiếm 0,1% (1991), trung bình hàng năm chỉ chiếm ở

mức 1,5% (xem Biểu đồ 1.4, tr. 20).

Trường hợp quyết định đình chỉ hoặc miễn trách nhiệm hình sự đối với

tội kinh doanh trái phép trong các giai đoạn tố tụng cũng khác nhau. Từ năm1991 đến năm 2001, trên phạm vi tồn quốc, số vụ án bị đình chỉ về tội kinh

doanh trái phép ở giai đoạn điều tra chiếm tỷ lệ cao hơn so với giai đoạn xét

xử. Ở giai đoạn điều tra, số vụ ấn phạm tội kinh doanh trái phép bị đình chỉ

trung bình hàng năm chiếm 15,3%. Trong khi đó, số vụ án phạm tội kinhdoanh trái phép bị đình chỉ ở giai đoạn xét xử chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, có nămkhơng đình chỉ vụ nào [72].

Qua việc phân tích trên đây cho thấy, số vụ án và số bị cáo về tội kinhdoanh trái phép bị đưa ra xét xử bao giờ cũng nhỏ hơn số truy tố, số khởi tố

và càng nhỏ hơn số vi phạm. Tuy nhiên, ở đây sẽ có sự sai số nhất định bởi

nhiều nguyên nhân thuộc về khách quan và chủ quan mà một lý do quantrọng là do thời gian lấy số liệu mỗi cơ quan khác nhau (Công an lấy từ 20/10

năm trước đến 21/10 năm sau, Viện kiểm sát và Toà án lại lấy số liệu từ

01/01 đến 31/01 cùng năm)... Mặc dù vậy, thông qua các số liệu này cũng

phần nào thể hiện được thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép ở

nước ta trong thời gian qua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Số vụ

Biểu đồ 1.3. Mối tương quan giữa tinh hình số vụ vi phạm, số vụ

khởi tố, truy tố và số vụ đưa ra xét xử từ năm 1991 đến năm 1996

<small>Số vụ vi phạm Số vụ khởi tố Số vụ truy tố Số vụ đưa ra xét xử</small>

<small>Nguồn: Bộ cơng an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tồ án nhân dân tối cao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Biểu đồ 1.4. Tinh hình số vụ án đưa ra xét xử và số vụ vi phạm

về kinh doanh trái phép từ năm 1991 đến năm 2001

<small>‘OS6 vụ vi phạm Số vụ án đưa ra xét xửNguồn: Bộ Cơng an, Tồ án nhân dân tơi caof</small>

<small>511556</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Để có cơ sở đánh giá chính xác hơn thực trạng tình hình tội kinh doanh

trái phép bên cạnh việc xem xét phần tội phạm rõ tức là phần tội phạm đã được

xử lý và đưa vào thống kê hình sự thì phần tội phạm ẩn cũng cần được nghiêncứu, vì “phần ẩn của tình hình tội phạm ln ln tồn tại trong xã hội”' [34,

tiến đến con số tội phạm đã xảy ra trên thực tế.

Tình hình tội phạm tồn tại như một chỉnh thể thống nhất khách quannên có thể nói quan hệ giữa phần tội phạm ẩn và phần tội phạm rõ là quan hệbù trừ, nghĩa là khi phần tội phạm rõ lớn thì phần tội phạm ẩn nhỏ và ngượclại. Chính vì vậy, các thơng số phản ánh về phần tội phạm rõ được khẳng định

là số liệu có tính chất nền tảng về tình hình tội phạm và là cơ sở quan trọng

để nghiên cứu, xác định phần tội phạm ẩn.

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: “Các tội phạm về kinh tế là những

tội phạm có độ ẩn cao” [96, tr.471]. Khác với thời kỳ kế hoạch hoá, tập trung,

bao cấp trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các

-cá nhân, tổ chức ra kinh doanh cũng như -các lĩnh vực hoạt động, ngành nghềkinh doanh ngày một đa dạng nên tội phạm ẩn trong hai thời kỳ này cũng

khác nhau. Đối với tội kinh doanh trái phép nói riêng, các tội phạm về kinh tế

(các tội xam phạm trật tự quản lý kinh tế) nói chung, trong những năm

chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế có diễn biến, cơ cấu và tính chất phức tạp.

Nền kinh tế thị trường hồn tồn mới mẻ khơng chỉ đối với các nhà quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

mà bản thân những người làm cơng tác pháp luật (xây dựng luật, giải thíchluật, áp dụng luật) đều lúng túng trong nhận thức cũng như trong q trìnhđấu tranh phịng, chống các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự

quản lý kinh tế). Do đó, phần ẩn của tội kinh doanh trái phép cũng như các

tội cùng nhóm (cùng chương) trong nền kinh tế thị trường sẽ cao hơn. Bởi

vậy, khi nghiên cứu tình hình tội phạm ẩn của tội kinh doanh trái phép, một

mặt phải dựa vào số liệu của các cơ quan chức năng, mặt khác cần được phân

tích, suy luận khoa học. Do tính chất đặc thù của tội phạm ẩn, nên phươngpháp tiếp cận không giống cách tiếp cận với phần tội phạm rõ mà phải sử

dụng ngồi phần tội phạm rõ của tình hình tội phạm cùng với các mối quanhệ biện chứng, logic của nó với hiện tượng, q trình xã hội và thơng qua các

phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với nhiều phương pháp riêng khácmới có thé làm sáng tỏ phần ẩn của tình hình tội phạm (34, tr.79].

Tình hình tội phạm ẩn đối với tội kinh doanh trái phép tồn tại dưới ba

dạng sau: tội phạm ẩn tự nhiên; tội phạm ẩn nhân tạo và tội phạm ẩn thống

kê. Cách phân loại này được dựa trên cơ sở nguyên nhân tồn tại của trạng thái

an hay lý do ẩn của tội phạm [34, tr.80].

Tội phạm ẩn tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ tất cả những tội phạmđã xảy ra trên thực tế nhưng các cơ quan chức năng (cơng an, kiểm sát, tồ

án) khơng phát hiện được, khơng có thơng tin về chúng. Đối với tội kinh

doanh trái phép, lý do ẩn thuộc dạng này có thể do chính người thực hiện |tội phạm, do khơng xác định được người bị hại cụ thể, riêng biệt hoặc do

các quy định pháp luật về kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh cònnhiều bất cập...

Chủ thể của bất kỳ một tội phạm nào về mặt tâm lý đều khơng muốn

hành vi phạm tội của mình bị phát hiện, xử lý nên thường sử dụng mọi thủ

đoạn để che dấu. Thủ đoạn của người phạm tội kinh doanh trái phép

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thường là không trung thực trong hoạt động kinh doanh của mình, như kinhdoanh các loại hàng hố, ngành nghề khơng đúng với nội dung giấy phép

kinh doanh (theo Bộ luật hình sự năm 1985) hoặc nội dung đăng ký kinh

doanh (theo Bộ luật hình sự năm 1999)... Có thể nói, người thực hiện tộiphạm đã tận dụng một cách tối đa mọi khả năng có thể để che đậy, ngụy

trang cho hành vi trái pháp luật của mình. Đối với tội kinh doanh trái phépnói riêng, các tội phạm nói chung thì đây là một trong những nguyên nhân

quan trọng tạo ra tình hình tội phạm ẩn tự nhiên và trở thành nhóm có độẩn cao nhất.

Đối với tội kinh doanh trái phép, có chủ thể thực hiện tội phạm, có thiệthại xảy ra nhưng khó xác định được người bị hại là cá nhân cụ thể, riêngbiệt. Thông thường, đối với các tội phạm xác định được người bị hại cụ thể,

riêng biệt (như nhóm tội xâm phạm sở hữu) thì người bị hại ln có tâm lý

mong muốn tố giác tội phạm để bảo vệ quyền lợi, để trừng trị kẻ phạm tội,

đồng thời cũng là để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình nhưng độ ẩn với

ngay các tội phạm này cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Thực tế cho thấy, khơng ít

người bị hại, do nhiều ngun nhân khác nhau như cho rằng thiệt hại không

lớn, chưa tin vào các cơ quan pháp luật... nên đã không tố giác tội phạm.“Đối với tội kinh doanh trái phép, thiệt hại gây ra chủ yếu là cho Nhà nước,

cho xã hội mà không phải là người bị hại cụ thể, riêng biệt. Cũng vì vậy

mà mọi người thường có tâm lý thờ ơ, bàng quan đối với thiệt hại do loại

tội phạm này gây ra. Do đó, độ ẩn đối với tội kinh doanh trái phép sẽ cao

hơn nhiều so với những loại tội phạm xác định được người bị hại cụ thể,

riêng biệt.

Một số quy định trong các văn bản pháp luật còn làm cho những người

khác biết về tội phạm nói chung, tội kinh doanh trái phép nói riêng có tâm

lý e ngại, chưa muốn phối hợp cùng các cơ quan chức năng tìm ra tội phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Điều này cũng góp phần hình thành nên dạng tội phạm ẩn tự nhiên đối với

tội kinh doanh trái phép. Ví dụ: tại Điều 43 Bộ luật TTHS, khi quy định vềngười làm chứng đã quá đề cao trách nhiệm công dân của họ mà chưa chú ý

đúng mức đến đặc điểm tâm lý của người Á Đông, cũng như các điều kiện

kinh tế - xã hội hiện tại. Tuy đã được sửa đổi, bổ sung một số lần, nhưng

hầu như cũng chỉ đề cập tới nghĩa vụ pháp lý của người làm chứng như phảicó mặt theo giấy triệu tập, phải khai báo trung thực. Ngược lại, nếu người

làm chứng khơng đến mà khơng có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải,

nếu khai gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khai báo gian dốihoặc cung cấp tài liệu sai sự thật theo Điều 307 (Bộ luật hình sự năm 1999),

tức là có thể bị xử phạt tù tới 7 năm; nếu từ chối hoặc trốn tránh việc khai

báo mà khơng có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theotội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài

liệu theo Điều 308 (Bộ luật hình sự năm 1999) tức là có thể bị xử phạt tù tới

1 năm. Ở đây, chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ của các cơ quan (cơ

quan pháp luật và cơ quan, tổ chức khác) trong việc bảo vệ và tạo điều kiện

thuận lợi cho người làm chứng thực hiện tốt trách nhiệm công dân của

mình. Bộ luật hình sự của Nhật Bản (cũng là một nước Châu Á) đã có riêng

một điều quy định cụ thể về việc bảo vệ người làm chứng, ai vi phạm sẽ bị

xử lý nghiêm khắc (Điều 105). Điều luật này quy định: “người nào khơng

có lý do chính đáng mà cứ địi gặp mặt hoặc có hành vi đe doa, uy hiếp

người làm chứng thì bị phạt tù khổ sai đến một năm hoặc phạt tiền đến hai

trăm ngàn yên” [10]. Đây là quy định cần được tham khảo, học tập.

Tội phạm ẩn tự nhiên cịn có nguyên nhân từ chính những quy định pháp

luật về đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh. Thực tế cho thấy,một số quy định pháp luật về lĩnh vực này còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếurõ ràng... nên nhiều hành vi kinh doanh trái phép đã không được cơ quan nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nước có thẩm quyền xử lý kịp thời hoặc không được xử lý. Thậm chí một số

quy định cịn q chung chung dẫn tới có nhận thức “xử lý cũng được màkhơng xử lý cũng được”, “xử lý hành chính cũng được mà xử lý hình sự

cũng được”. Hay nói cách khác, các quy định này đã không phát huy được

hiệu lực trên thực tế, ngược lại, cịn có những ảnh hưởng tiêu cực. Chính

những quy định bất cập đó đã trở thành điều kiện cho nhiều người kinhdoanh trái phép có cơ hội lôi kéo, mua chuộc một số cán bộ nhà nước có

thẩm quyền để họ tiếp tục vi phạm mà khơng bị xử lý về hành chính hoặc

hình sự. Mặt khác, cũng nhờ những quy định bất cập này mà một số cán bộ

nhà nước có thẩm quyền thối hố, biến chất lợi dụng trục lợi. Do đó, các

quy định pháp luật về kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh còn nhiều

bất cập đã trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình hình tội phạm ẩn

của tội kinh doanh trái phép.

Tội phạm ẩn nhân tạo, khác với tội phạm ẩn tự nhiên, lại có ngun

nhân từ phía chủ thể áp dụng pháp luật [85, tr.51-52]. Tội phạm ẩn nhân tao

đối với tội kinh doanh trái phép chính là những hành vi bi coi là tội phạm đãxâm phạm tới trật tự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh, đã xảy

ra và các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhưng vì nhiều nguyên nhân

khác nhau mà các hành vi này lại không bị tác động bởi bất cứ loại hình

phạt nào kể cả việc miễn trách nhiệm hình sự. Nguyên nhân của tội phạm ẩn

nhân tạo đối với tội kinh doanh trái phép thường là do các cơ quan tiến hànhtố tụng đã khơng khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ vụ án hình sự khơng

đúng pháp luật. Tội phạm ẩn nhân tạo có thể xảy ra ở mọi giai đoạn TTHS(khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử). Tuy nhiên, ở từng giai đoạn mức độ ẩn

khơng hồn toàn giống nhau. Theo quy định của Bộ luật TTHS, giai đoạn

xét xử tội kinh doanh trái phép, có cơ chế kiểm soát, chế ước lẫn nhau chặtchế hơn nên độ ẩn khả năng sẽ thấp hơn ở giai đoạn khởi tố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Tội phạm ẩn thống kê là những hành vi phạm tội và người phạm tội đã bị

xử lý bằng chế tài hình sự nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà đã không được

đưa vào con số thống kê, nghĩa là phần này đã bị bỏ lọt ra ngoài [85, tr.57].

Nguyên nhân dẫn tới loại tội phạm ẩn này đối với tội kinh doanh trái phép có

thể do cán bộ sơ suất mà bỏ sót số liệu, hoặc do các địa phương chưa nộp đầyđủ các báo cáo thống kê cho cơ quan trung ương để tổng hợp chung hoặc do

chỉ thống kê theo tội danh có mức án cao nhất của bị cáo, trong khi đó bị cáo

lại phạm nhiều tội... Tội phạm ẩn thống kê khơng mang tính nguy hiểm cao,

tiém tàng như tội phạm ẩn tự nhiên và tội phạm ẩn nhân tạo, nhưng sé gây ra

những sai lệch nhất định trong nhận thức, đánh giá, nhận xét về tình hình tộikinh doanh trái phép nói riêng, về tình hình tội phạm nói chung và do đó sẽdẫn tới những sai lệch trong việc đưa ra các định hướng đấu tranh phòng,chống tội phạm, nghĩa là sẽ tốn kém về thời gian, chi phí mà khơng đạt đượchiệu quả như mong muốn.

GS. TSKH. Đào Trí Úc cho rằng: “Trong khoa học về tội phạm, kiểm

soát tội phạm được hiểu như là khả năng nắm bat tình hình tội phạm thực

tế của các cơ quan quản lý hữu quan của Nhà nước và mức độ phản ánh

thực tế của Nhà nước đối với tội phạm” [86, tr. 3]. Như vậy, có thể nói tỷ lệtội phạm ẩn (tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo, tội phạm ẩn

thống kê) phản ánh khả năng kiểm soát tội phạm của các cơ quan bảo vệ

pháp luật, tức là tỷ lệ này càng thấp thì càng chứng tỏ khả năng nắm bắt

tình hình tội phạm trên thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mức độphản ánh thực tế của Nhà nước về tội phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu tội

phạm ẩn sẽ góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phịng, chống tội kinh

doanh trái phép nói riêng, các tội phạm nói chung trong điều kiện nền kinhtế thị trường hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

1.1.3. Diễn biến (động thái) của tình hình tội kinh doanh trái phép

Mỗi hiện tượng trong xã hội cũng như trong tự nhiên không phải ở trạngthái tinh tại, bất biến mà thường xuyên vận động, biến đối không ngừng. V.I

Lênin đã chỉ rõ: “sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối” [88, tr. 380]. Là một

hiện tượng xã hội nên tình hình tội kinh doanh trái phép cũng vận động, biến

đổi không ngừng theo sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội. Theo lý

luận chung về tội phạm học thì diễn biến (động thái) của tình hình tội kinh

doanh trái phép chính là sự vận động và sự thay đổi của thực trạng và cơ cấu

của tình hình tội phạm này trong một khoảng thời gian nhất định [79, tr.79].

Việc phân tích diễn biến (động thái) của tình hình tội kinh doanh trái phéptrong thời kỳ thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ năm 199]

đến năm 2001, có so sánh với thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá, tập

trung, bao cấp trước đây sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho

các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong điều

kiện hiện nay.

Diễn biến (động thái) của tình hình tội kinh doanh trái phép vừa chịu sự

tác động, ảnh hưởng của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tộiphạm, cơ cấu nhân chủng học của dân cư và các quá trình hiện tượng xã hội

khác, vừa chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi những thay đổi của pháp luật hình

sự (tội phạm hố hoặc phi tội phạm hoá) [79, tr.80]. Sự “mở rộng” hoặc “thuhẹp” phạm vi xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh trái phép cũng góp

phần quan trọng tác động lên diễn biến của tình hình tội phạm này.

Diễn biến (động thái) của tình hình tội kinh doanh trái phép trên phạm

vi toàn quốc, từ năm 1991 đến năm 2001, được thể hiện qua Đồ thị 1.5 và

Đồ thị 1.6.

Qua Đồ thị 1.5 (tr. 28) cho thấy, nếu coi số vụ án phạm tội kinh doanh trái

phép và số vụ án các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự quản lýkinh tế) bị đưa ra xét xử sơ thẩm ở TAND các cấp, trên phạm vi toàn quốc của

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thời gian từ

năm 1991 đến năm 1995 nền kinh tế nước ta bat đầu phục hồi và phát triển.

Nền kinh tế thị trường đã tạo nhiều cơ hội cho cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Trong khi đó pháp luật về lĩnh vực này vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ nên nhiều

cá nhân, tổ chức đã lợi dụng kinh doanh trái phép. Mặt khác, đây cũng là thời

gian có sự chỉ đạo chặt chế của Chính phủ trong việc xử lý các vi phạm vềkinh doanh. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 96/TTg ngày18/02/1995 ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt độnggiữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu

và các hành vi kinh doanh trái phép. Từ năm 1995 đến năm 1997 tội kinh

doanh trái phép lại có xu hướng giảm dần, trung bình mỗi năm giảm khoảng

200%. Năm 1998 số vụ án phạm tội kinh doanh trái phép lại tăng lên, từ

800% lên 1.066,7%, nhưng các năm tiếp theo lại giảm mạnh, mức trung bình

khoảng 200% (năm 1999: 633,3%; năm 2000: 450%, năm 2001: 166,7%),

tức là giảm gần 10 lần so với mức giảm của các tội phạm cùng chương. Điều

này có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần quan trọng là do q trình

chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên nhận thức của nhân dân về hành vikinh doanh và hành vi kinh doanh trái phép đã khác trước đây và đường lối xử

lý cũng như những quy định về tội phạm này đã có những thay đổi nhất định.

Dấu hiệu cấu thành của tội kinh doanh trái phép theo Bộ luật hình sự năm

1999 đã có sự thay đổi cơ bản so với quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

năm 1985. Theo Bộ luật hình sự mới thì người kinh doanh trái phép chỉ có thể

bị xử lý về mặt hình sự khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh

khơng có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặckinh doanh khơng có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định mà

không phải là kinh doanh khơng có giấy phép, kinh doanh khơng đúng vớinội dung giấy phép, nghĩa là, đối với trường hợp này phạm vi xử lý hình sự đãthu hẹp. Nhưng nhìn chung, trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế thị trường từ

năm 1991 đến năm 2001 số vụ án phạm tội kinh doanh trái phép đều tăng,

năm thấp nhất (2001) tăng 66,7%, năm cao nhất (1995) tăng tới 1.150% (so

với năm 1991), chênh lệch giữa năm cao nhất (1995) với năm lấy làm gốc(1991) khá lớn (1.150%). Thời gian trước đây, khi thực hiện nền kinh tế kế

hoạch hoá, tập trung, bao cấp mà cụ thể là từ năm 1986 đến năm 1990 thì sốvụ án phạm tội kinh doanh trái phép cũng tăng, giảm khơng ổn định nhưng

nhìn chung trong 5 năm này lại có xu hướng giảm đi, như năm 1988 giảm

85,2%; năm 1989 giảm 98,4% so với năm 1986. Diễn biến này có thể là donhững năm đó nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn khủng hoảng, khó

khăn. Mặt khác, trong thời gian này, những ai phạm vào tội kinh doanh trái

phép đều bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm khắc nên đã

có tác dụng ngăn ngừa nhất định.

- Số vụ án các tội phạm về kinh tế (các tội x4m phạm trật tự quan lý kinh

tế) cũng tăng, giảm không ổn định nhưng mức độ không lớn như đối với tội

kinh doanh trái phép, năm thấp nhất (1994) chỉ tăng 56%; năm cao nhất

(1996) cũng chỉ tăng 113,3% (so với năm 1991), tức là chỉ bằng 1/10 mức

tăng của tội kinh doanh trái phép. Khoảng cách chênh lệch giữa năm cao nhất

(1996) và năm lấy làm gốc (1991) không lớn lắm (113,3%). Từ năm 1991

đến năm 1996, trừ năm 1994 có giảm so với 1993 cịn số vụ án đều tăng. Từnăm 1998 đến nay số vụ án lại có xu hướng giảm, mỗi năm khoảng 10%.

Nhưng nhìn chung số vụ án các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

quản lý kinh tế) từ năm 1991 đến nay đều tăng, ngược với thời gian trước đây

(1986 - 1990), số vụ án lại giảm nhưng không đều, như năm 1987 giảm74,5%, năm 1988 giảm 27,5%, năm 1989 lại giảm 63,5% so với năm 1986.

Qua Đồ thị 1.6 (tr. 32) cho thấy, nếu lấy số bị cáo phạm tội kinh doanhtrái phép và số bị cáo các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự quản

lý kinh tế) bị đưa ra xét xử sơ thẩm ở TAND các cấp, trên phạm vi tồn quốc,

năm 1991 làm gốc (100%) thì diễn biến (động thái) của những năm tiếp theo

<small>như sau:</small>

- Số bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép tăng, giảm không ổn định.

Từ năm 1991 đến năm 1995, số bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép cóchiều hướng tăng dần, riêng năm 1995 tăng đột biến, từ 466,7% (1994) lên1.533,3% (so với năm 1991). Từ năm 1998 trở lại đây, số bị cáo phạm tội

kinh doanh trái phép có chiều hướng giảm dần (năm 1998 : 1.183,3%; năm

1999 : 650%; năm 2000 : 516,7%; năm 2001: 166,7%). Nhưng nhìn chung,

từ năm 1991 đến nay số bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép đều tăng ở

mức cao, năm thấp nhất (2001) cũng tăng 66,7%, năm cao nhất (1995) tăng

tới 1.433,3% (so với năm 1991). Chênh lệch giữa năm cao nhất (1995) và

năm thấp nhất (1991) khá lớn (1.433,3%). Thời gian trước đây, từ năm 1986

đến năm 1990, số bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép cũng tăng giảm khơng

ổn định nhưng lại có chiều hướng giảm dần, như năm 1988 giảm 88,9%, năm

1989 giảm 98,8% so với số bị cáo phạm tội này năm 1986.

- Số bị cáo các tội phạm về kinh tế (các tội xam phạm trật tự quan lý

kinh tế) cũng tăng giảm không ổn định nhưng mức độ không lớn như đối với

. các bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép, năm thấp nhất (1992) chỉ tang31,6%, năm cao nhất (2000) cũng chi tăng 109,9% (so với năm 1991). Khoảng

cách chênh lệch giữa năm cao nhất (2000) và năm thấp nhất (1991) không lớn

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Tỷ lệ % số bị cáo

<small>1800</small>

O55 bị cáo phạm tội kinh doanh trái phép ““®““Số bị cáo phạm các tội về kinh tế SO bị cáo phạm các tội nói chung

<small>Nguồn: Tồ án nhân dân tối cao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

lắm (109,9%). Tuy nhiên, nhìn chung số bị cáo các tội phạm về kinh tế (các tội

xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) từ năm 1991 đến năm 2001 có chiều hướng

tăng dần. Trước đó, từ năm 1986 đến năm 1990, số bị cáo phạm các tội này lại

giảm nhưng không đều, như năm 1987 giảm 75,9%, năm 1988 giảm 30%,năm 1989 giảm 16,3%, nhưng năm 1990 lại giảm 66,5% so với năm 1986.

Qua Đồ thị 1.5 (tr. 28) cho thấy, nếu coi số vụ án các tội phạm nói chung

và số vụ án tội kinh doanh trái phép nói riêng bi đưa ra xét xử sơ thẩm ở

TAND các cấp, trên phạm vi toàn quốc năm 1991 là 100% thì số vụ án các

tội phạm nói chung liên tục tăng, trừ năm 2000 và năm 2001 còn các năm từ

1991 đến 1999, năm sau đều cao hơn năm trước, mức tăng nhẹ, khá ổn định.

Các vụ án về tội phạm nói chung, năm thấp nhất (1992) tăng 26,6%; năm cao

nhất (1999) tăng 151,7% (so với năm 1991), khoảng cách chênh lệch giữa

năm cao nhất (1999) với năm thấp nhất (1991) không lớn lắm (151,7%). Điều

này hoàn toàn khác với thực trạng tội kinh doanh trái phép, tăng mạnh và

cũng giảm mạnh. Thời gian từ năm 1986 đến năm 1990, số vụ án các tộiphạm nói chung tăng, giảm khơng ổn định, như năm 1988 tăng 26,8% thì

năm 1989 giảm đi 0,8%, năm 1990 lại tăng lên 29,3% (so với năm 1986).

Qua Đồ thị 1.6 (tr.32) cho thấy, số bị cáo phạm các tội nói chung bị đưa ra

xét xử sơ thẩm ở TAND các cấp, trên phạm vi toàn quốc từ năm 1991 đếnnăm 2001 (trừ năm 2000 và năm 2001) hàng năm đều tăng liên tục, năm sau

cao hơn năm trước, hoàn toàn khác với số bị cáo phạm tội kinh doanh trái

phép (tăng, giảm không ổn định) và cũng khác với thời gian trước đây, từ năm

1986 đến năm 1990. Trong 5 năm này số bị cáo phạm các tội nói chung cũng

tăng giảm không ổn định, như năm 1987 giảm 22,2% thì năm 1988 lại tăng

28,4%, năm 1989 lại giảm 0,8%, năm 1990 lại tăng 28% (so với năm 1986).

Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ

năm 1991 đến năm 2001, trên phạm vi toàn quốc, qua các Đồ thi 1.5 và Đồ

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

thị 1.6 cho thấy : diễn biến (động thái) của tình hình tội kinh doanh trái phép

khơng ổn định, tăng mạnh vào những năm đầu và giảm đáng kể vào những

năm gần đây, khác với các tội phạm về kinh tế (theo Bộ luật hình sự năm1985), các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (theo Bộ luật hình sự năm

1999) và các tội phạm nói chung (gia tăng ít, khá ổn định). Diễn biến (động

thái) của tình hình tội kinh doanh trái phép trong thời gian này cũng khác sovới thời gian trước đây, từ năm 1986 đến năm 1990, khi còn thực hiện nềnkinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp. Tội kinh doanh trái phép trong thờigian từ năm 1986 đến năm 1990 khơng tăng mà giảm liên tục, hồn tồn khác

với các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự quan lý kinh tế) và các

tội phạm nói chung. Những năm gần đây tội kinh doanh trái phép lại giảmmạnh. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một ngun nhân

rất quan trọng chính là sự thay đổi trong đường lối xử lý đối với tội phạm nàycho phù hợp với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp

sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, trong thời gian từnăm 1991 đến năm 2001, nhìn chung, diễn biến của tình hình tội kinh doanh

trái phép đều tăng, địi hỏi cần phải có những giải pháp thích hợp để hạn chế

Sự gia tăng này.

1.1.4. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội kinh doanh trái phép

Nếu như các chỉ số về lượng (thực trạng và diễn biến) thể hiện mặt bên

ngồi, mặt hình thức của tình hình tội phạm thì cơ cấu và tính chất (cịn gọi

là đặc điểm về chất hay chỉ số định tính) lại phản ánh mặt bên trong, mặt

nội dung của tình hình tội phạm [85, tr.63] [79, tr.81]. Sự khác nhau cơ bảncủa tình hình tội phạm là do cơ cấu và tính chất của nó quy định [85, tr.63].

Những chỉ số biểu hiện cơ cấu và tính chất của tình hình tội kinh doanh

trái phép chính là các chỉ số về đặc điểm bên trong, chỉ rõ đặc điểm chất (thực trạng, diễn biến - cơ cấu, tính chất) thể hiện tính nguy hiểm cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

xã hội của tình hình tội phạm này. Đó là các chỉ số về tỷ trọng và mốitương quan giữa tội kinh doanh trái phép với các tội phạm cùng nhóm(cùng chương) và với tội phạm nói chung; là cơ cấu hình phạt; là hậu quảcủa tình hình tội phạm... trên phạm vi tồn quốc, trong thời gian nhất định

mà ở đây là từ năm 1991 đến năm 2001. Đặc điểm về các dang hành vi ma

người phạm tội kinh doanh trái phép đã thực hiện (như kinh doanh khơngcó giấy phép, kinh doanh khơng đúng với nội dung giấy phép hoặc kinhdoanh không đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký...)

cũng thuộc về nội dung khái niệm cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm.Co cấu và tinh chất của tình hình tội kinh doanh trái phép bị chi phối bởi

các đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội như đặc điểm

kinh tế trong từng thời kỳ, về trình độ học vấn, truyền thống, đạo đức, thói

quen, tâm lý, về thành phần, lứa tuổi... Do đó, cơ cấu và tính chất của tìnhhình tội kinh doanh trái phép không giống nhau trong thời kỳ thực hiện nền

kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp và thời kỳ thực hiện nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN.

- Từ năm 1991 đến năm 2001 (xem Biểu đồ 1.1, tr. 16) trên phạm vi toàn

quốc, số vụ án phạm tội kinh doanh trái phép bị đưa ra xét xử trung bình hàng

năm chiếm 4,2%, năm thấp nhất (1991) chiếm 1,2% (6 vụ), năm cao nhất

(1995) chiếm 8,3% (75 vu) so với các tội phạm về kinh tế (các tội xam phạm

trật tự quản lý kinh tế) bị đưa ra xét xử sơ thẩm ở TAND các cấp. Các năm từ

1986 đến 1990 tỷ lệ này trung bình hàng năm là 6,6%, nghĩa là cao hơn thờigian từ năm 1991 đến năm 2001 tới 2,4%. Nếu so với số vụ án hình sự nói

chung (xem Bảng 1.7, tr. 36) bị đưa ra xét xử sơ thẩm, trên phạm vi toàn

quốc, từ năm 1991 đến năm 2001 thì tỷ lệ trung bình hàng năm của các vụ ánphạm tội kinh doanh trái phép chiếm 0,09%, năm thấp nhất chiếm 0,02%

(2001), năm cao nhất chiếm 0,2% (1995, 1996). Tỷ lệ này trong thời gian từ

</div>

×