Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2011-2015

Đề tài:
TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Văn Tròn

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Huyền Linh
MSSV: 5115811
Lớp: Tư pháp 1 – K37

Cần Thơ 12/2014


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm của mình, em xin tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu
sắc tới thầy Nguyễn Văn Tròn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật –
Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình học tập và viết khoá luận tốt nghiệp.
Em còn xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình,


bạn bè đã cổ vũ, động viên để em hoàn thành tốt khoá luận của mình. Bên
cạnh đó, cũng cho em gửi lời cám ơn chân thành đến các tác giả của những
bài viết, sách, báo, tạp chí…mà em đã sử dụng làm tài liệu trong quá trình
nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng nhưng với điều kiện thời gian cho phép, khả năng
nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh
khỏi những sơ hở, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của
quý thầy cô và những đọc giả quan tâm đến vấn đề này cho e những góp ý
chân thành nhất. Em xin chân thành cảm ơn.!
Nguyễn Thị Huyền Linh


LỜI NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm…


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tình thế cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 2
5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP .............. 3
1.1 Vài nét về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ....................................................... 3
1.1.1 Khái niệm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ................................................. 3
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ............ 5
1.1.3.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ....................... 5
1.1.3.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế .................... 5
1.1.3.3 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ........................... 8
1.1.3.4 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ........................ 8

1.1.3 Đặc điểm chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ......................... 9
1.1.3.1 Đặc điểm về tội phạm và đối tượng phạm tội ............................................... 9
1.1.3.2 Đặc điểm về thủ đoạn hoạt động ................................................................ 10
1.1.3.3 Đặc điểm về tuyến, đi ̣a bàn, ngành hành trọng điểm ................................. 10
1.2 Những vấn đề lý luận chung về tội kinh doanh trái phép ...................................... 11
1.2.1 Khái niệm tội kinh doanh trái phép ................................................................... 11
1.2.2 Đặc điểm của tội kinh doanh trái phép ............................................................. 13
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội kinh doanh trái phép ................ 14
1.2.3.1 Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội ................................................ 14
1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hội ............................................... 16
1.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện về quản lý nhà nước ......................................... 17
1.2.3.4 Nguyên nhân và điều kiện về chính sách, pháp luật ................................... 18
1.2.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về tội kinh doanh trái phép ................................ 19
1.3 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội kinh doanh
trái phép trong luật hình sự Việt Nam ........................................................................... 20
1.3.1 Giai đoạn phong kiến và thời Pháp thuộc......................................................... 20
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945-1985 ............................................................................. 21


1.3.3 Giai đoạn từ năm 1985-1999 ............................................................................. 23
1.3.4 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay ......................................................................... 24
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP ........................................................................... 27
2.1 Tội kinh doanh trái phép đƣợc quy định tại Điều 159 BLHS Việt Nam hiện hành
............................................................................................................................................ 27
2.2 Các dấu hiêu pháp lý cấu thành tội kinh doanh trái phép..................................... 28
2.2.1 Mặt khách thể của tội kinh doanh trái phép ..................................................... 28
2.2.2 Mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép ................................................. 31
2.2.3 Mặt chủ thể của tội kinh doanh trái phép ......................................................... 37
2.2.4 Mặt chủ quan của tội kinh doanh trái phép ..................................................... 39

2.3 Một số trƣờng hợp cụ thể của tội kinh doanh trái phép ........................................ 40
2.3.1 Phạm tội kinh doanh trái phép quy định tại khoản 1 Điều 159 BLHS ........... 40
2.3.2 Phạm tội kinh doanh trái phép quy định tại khoản 2 Điều 159 BLHS ........... 41
2.4 Hình phạt đƣợc áp dụng đối với tội kinh doanh trái phép .................................... 43
2.4.1 Hình phạt tiền ..................................................................................................... 43
2.4.2 Hình phạt cải tạo không giam giữ ..................................................................... 45
2.4.3 Hình phạt tù có thời hạn .................................................................................... 47
2.5 So sánh tội kinh doanh trái phép với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
khác .................................................................................................................................. 48
2.5.1 So sánh với tội buôn lậu (Điều 153) ................................................................. 49
2.5.2 So sánh với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155)
...................................................................................................................................... 51
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
KINH DOANH TRÁI PHÉP ......................................................................................... 54
3.1 Thực trạng tội kinh doanh trái phép trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam ........ 54
3.2 Những bất cập trong đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép .............. 59
3.2.1 Bất cập trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh ................... 59
3.2.2 Bất cập từ trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự ....................... 61
3.2.3 Bất cập trong quá trình phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm ............................ 63
3.2.4 Bất cập trong công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật .................. 64
3.3 Những giải pháp trong đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép ........... 65
3.3.1 Các giải pháp trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh ........ 65


3.3.2 Các giải pháp về quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện .................. 67
3.3.3 Các giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm ........................................ 71
3.3.4 Các giải pháp về phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật ............................ 73
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tình thế cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã được đề ra từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 trong hơn 20 năm qua nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn như: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, trật tự an ninh
xã hội được giữ vững, tỷ lệ xóa mù chữ là cao nhất thế giới….mặc dù bước đầu đã gặp
không ít chông gai nhưng hiện nay trong mắt bạn bè thế giới Việt Nam đã trở thành
đối tác đáng tin cậy.
Để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề phát triển kinh tế có ý nghĩa
then chốt, quyết định. Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với rất
nhiều những khó khăn thử thách rất lớn. Tình hình tội phạm kinh tế trong giai đoạn
hiện nay ngày càng gia tăng, tinh vi và phức tạp, trong đó có tội kinh doanh trái phép.
Tội kinh doanh trái phép đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp, gây xôn xao
dư luận trong suốt thời gian qua làm ảnh hưởng lớn đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà
nước, làm xấu đi môi trường kinh doanh lành mạnh, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
chính đáng của cá nhân, tổ chức, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước… là nguy
cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, gây khó khăn cho công tác quản lý của
Nhà nước, là một trong những thách thức, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương
phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Chính vì lẽ đó, cần đòi hỏi phải có những biện pháp để ngăn chăn đẩy lùi tội
phạm kinh doanh trái phép, trong đó pháp luật hình sự là một công cụ hữu hiệu. Do đó
vấn đề nghiên cứu khoa học, phân tích, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử đối
với tội kinh doanh trái phép trong giai đoạn hiện nay nên người viết đã chọn đề tài:
“Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về tội kinh

doanh trái phép theo Bộ luật hình sự năm 1999, từ đó đối chiếu quy định pháp luật với
thực tiễn xét xử để tìm ra những bất cập, vướng mắc, qua đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử của tội kinh doanh trái phép.
Nhiệm vụ của đề tài là khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội kinh
doanh trái phép, nghiên cứu quy định của Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999, tìm
hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để thấy những tiến bộ, hạn
chế cần khắc phục, sửa chữa từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội kinh doanh trái phép.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với tội
kinh doanh trái phép ở Việt Nam hiện nay và định hướng về tổ chức cuộc đấu tranh
của toàn xã hội với hiện tượng tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói
riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu tội kinh doanh trái phép
được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành về những nội dung trong phạm
vi về lịch sử hình thành, cấu thành tội phạm, về bản chất, hành vi phạm tội. Đồng thời,
luận văn cũng đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn, những quy định pháp luật hình sự
đối với tội kinh doanh trái phép nhằm làm rõ các dấu hiệu pháp lý để từ đó có thể đưa
ra những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm phù hợp với tình hình đất nước
hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và
mục đích nghiên cứu của đề tài, người viết đã vận dụng linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, đối chiếu kết
hợp với các phương pháp khác như logic, thống kê, điều tra xã hội.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm: Lời nói đầu, phần nội dung và kết luận
Trong đó, phần nội dung được cấu trúc thành ba Chương cụ thể:
Chương 1: Khái quát chung về tội kinh doanh trái phép.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội kinh doanh
trái phép.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái
phép.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những
tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi
tình trạng nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung
bình, thị trường ngày càng được mở rộng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện hơn
cả về vật chất lẫn tinh thần. Song, bên cạnh những mặt tích cực thì đâu đó vẫn còn tồn tại

song song những mặt tiêu cực, đó là sự xuất hiện của hàng loạt những tội phạm kinh tế
mới hoặc những tội phạm kinh tế cũ nhưng mức độ nguy hiểm và hành vi tinh vi hơn
nhiều trong đó có tội kinh doanh trái phép.
Tội kinh doanh trái phép là một trong những tội danh được quy định tại Chương
XVI Bộ luật hình sự hiện hành, nằm trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Trước khi nghiên cứu các vấn đề về tội kinh doanh trái phép, người viết tiến hành nghiên
cứu khái quát chung những nội dung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
1.1 Vài nét về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
1.1.1 Khái niệm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Với bản chất của Nhà nước ta là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân” nên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước luôn chú
trọng, chăm lo đến đời sống của nhân dân. Chính vì lẽ đó, mà Nhà nước luôn ra sức
phát triển kinh tế và xem kinh tế là một trong những ngành chủ chốt trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước, bởi Nhà nước hiểu rằng kinh tế phát triển thì đất nước
mới phát triển mà đất nước phát triển thì đời sống nhân dân mới được ấm no, hành
phúc. Vì vậy, Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế, nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
thì đời sống nhân dân dần được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Tuy
nhiên, trong giai đoạn này thì hoạt động kinh tế lại diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều
tội phạm mới về kinh tế dần xuất hiện làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của
Nhà nước. Chính vì vậy, trong từng giai đoạn phát triển, Nhà nước luôn phải có những
chính sách định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế phù hợp với khả năng và điều
kiện của quốc gia mình, cũng như để phù hợp với xu thế chung của thế giới thì năm
2009 Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung với 24 chương gồm 344
điều. Trong đó, Chương XVI quy định nhóm “tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”
với 29 điều luật (từ Điều 153 đến Điều 181) gồm 40 tội danh xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế. Vậy “tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là như thế nào” Trước tiên ta cần
phải hiểu khái niệm “Trật tự quản lý kinh tế”.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn


Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đề cặp đến khái niệm trật
tự quản lý kinh tế, nhưng dựa trên cách hiểu thông thường của khái niệm “Trật tự là
một hệ thống từ trên xuống” và khái niệm “Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể quản lý
để sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, cơ hội của hệ thống kinh tế nhằm đạt được
những mục tiệu xây dựng phát triển kinh tế đặt ra trước mắt và lâu dài”1 thì: Trật tự
quản lý kinh tế là toàn bộ những quy định của Nhà nước trong hoạt động quản lý kinh
tế theo một hệ thống nhất định.
Trong đó hoạt động quản lý kinh tế là hoạt động của nhà nước nhằm điều tiết các
hoạt động kinh tế đảm bảo cho sự phát triển ổn định của kinh tế và “Hoạt động kinh tế
là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu, quyết định sự vững mạnh của mỗi
quốc gia”.2
Khi đất nước phát triển thì hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, nhiều ngành nghề
kinh tế mới xuất hiện kéo theo những tội phạm kinh tế mới được hình thành. Theo
khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Từ khái niệm về tội phạm và khái niệm trật tự quản lý kinh tế thì ta có thể rút ra khái
niệm cụ thể về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như sau:

“Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi
vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”.3
Từ đó cho thấy các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến
nền kinh tế nước nhà, nó không chỉ xâm hại đến nền kinh tế quốc dân mà nó còn xâm
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, làm xấu đi môi
1

Đào tạo giám đốc (Joy), Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lý luận và thực tiễn,

[01/08/2014].
2

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần riêng), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009,
tr. 267.
3

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần riêng), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009,

tr. 267-268.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam

trường kinh doanh lành mạnh, kiềm hãm sự phát triển của kinh tế…Chính vì vậy,
những hành vi vi phạm nào xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế do nhà nước thiết lập
đều là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được biểu
hiện bởi các yếu tố cấu thành tội phạm: Mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan
và mặt chủ thể.
1.1.2.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các quan hệ xã hội đảm bảo
cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý, điều hành
toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính
mạng, sức khỏe của người tiêu dùng,…được thể chế hóa trong những quy định của
Nhà nước, Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch
chính sách…
Các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân
được quy định trong các văn bản pháp luật và tạo thành hành lang pháp lý cho các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các hành vi kinh doanh theo trật tự do Nhà
nước quản lý. Các văn bản pháp luật quy định trật tự quản lý kinh tế bao gồm: Luật
doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng...Thông tư
hướng dẫn thi hành. Đó là cơ chế pháp lý cho việc công dân thực hiện quyền tự do sản
xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do sản xuất, kinh
doanh nhưng không có nghĩa là được sản xuất, kinh doanh không giới hạn. Giới hạn
của tự do sản xuất, kinh doanh đó là “pháp luật”. Hay nói khác đi, công dân phải tiến
hành các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng theo
quy định của pháp luật. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi
phá hoại nền kinh tế quốc dân gây thiệt hại đến Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể và công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.4
1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
a. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội

Hành vi của các tội phạm này là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở
các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ
khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thể hiện ở hình thức hành động,
biểu hiện thường gặp là làm trái, làm sai, vi phạm các quy định bắt buộc của Nhà nước
trong quản lý kinh tế như: Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ;
4

Nguyễn Mai Bộ, Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005,
tr. 28

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội vi phạm các quy định về
quản lý đất đai...ngoài ra, hành vi phạm tội còn được thể hiện ở hình thức không hành
động, biểu hiện thường gặp không thực hiện các quy định của Nhà nước như: tội trốn
thuế.
b. Các dấu hiệu khác
Ngoài hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì đa số các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế còn phải có dấu hiệu bắt buộc khác để thõa các yếu tố cấu thành tội phạm như
dấu hiệu:
- Gây ra hậu quả nghiêm trọng
Những hành vi phạm tội đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho nền kinh tế
quốc dân hoặc cho từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế nhất định dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng.5

Ví dụ: Tội đầu cơ được quy định tại Khoản 1 Điều 160 Bộ luật hình sự hiện hành.
“1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo
trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn
nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi
triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Tội phạm này hoàn thành khi can phạm có hành vi phạm tội nói trên mà gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này,
nếu không có dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì không đủ yếu tố cấu thành tội
phạm này.
- Vật phạm pháp có giá trị nhất định
Ví dụ: Tội sản xuất. buôn bán hàng giả được quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều
156 Bộ luật hình sự hiện hành
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
5

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001, Xem mục I phần 3.4
để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi
phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 6


SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm
mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội đó hoặc một số tội khác cùng nhóm tội
và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
Ví dụ: Tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 159 Bộ
luật hình sự hiện hành
“Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng
với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp
pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về
một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164,
193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng”.
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
Ví dụ: Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điểm a,
Khoản1, Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành
“1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho
thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái
pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ

đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
+ Đã bị kết án về tội đó hoặc một số tội khác cùng nhóm tội và chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm.
Ví dụ: Tội lừa dối khách hàng được quy đinh tại Khoản 1 Điều 162 Bộ luật hình
sự hiện hành
“1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo
loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.”
1.1.2.3 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định chủ thể của tội phạm chỉ có thể là
cá nhân con người. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của tội
phạm mà chỉ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội
phạm. Như vậy, chủ thể của tội phạm trước hết là con người và con người đó phải có
năng lực trách nhiệm hình sự, tức là người đó phải có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình, đồng thời phải thõa độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà Bộ
luật hình sự quy định, những chủ thể như vậy ta gọi là chủ thể thường. Và trong một số

trường hợp nhất định, đối với những tội phạm cụ thể cần phải có những dấu hiệu đặc
trưng khác như: dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn; các dấu hiệu liên quan
đến nghề nghiệp, công việc; các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ….mới trở thành chủ
thể của tội phạm. Những chủ thể đòi hỏi phải có những dấu hiệu đặc biệt như vậy ta
gọi là chủ thể đặc biệt.
Với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng vậy, chủ thể của các tội phạm
này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật
định. Trừ trường hợp các chủ thể trong các tội quy định tại các Điều 165, 170, 176,
178, 179 BLHS hiện hành bắt buộc phải là chủ thể đặc biệt.
1.1.2.4 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Như ta đã biết, dấu hiệu “lỗi” là dấu hiệu đặc trưng trong mặt chủ quan của tội
phạm, không chỉ của tội phạm nói chung mà còn của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế nói riêng. Chính vì vậy, khi nhắc đến mặt chủ quan của tội phạm thì ta liên tưởng
ngay đến dấu hiệu lỗi. Lỗi là một trong những dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội
phạm. Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của mỗi người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.6 Và lỗi trong Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành được các nhà làm luật chia ra làm bốn loại dựa vào tiêu chí là mối
quan hệ giữa lý trí và ý chí thì ta có: Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì
quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Riêng đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
thì lỗi được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là, khi
thực hiện hành vi, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho
6

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009,

tr. 210-211

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 8


SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
xã hội và hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm đến cùng và
mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích
và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
1.1.3 Đặc điểm chung của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những tội diễn ra trong lĩnh vực kinh tế
hoặc có liên quan đến kinh tế.
1.1.3.1 Đặc điểm về tội phạm và đối tượng phạm tội
*Về tội phạm
Đa số các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khi phát hiện đã diễn ra
trong một thời gian dài, tỷ lệ tội phạm ẩn thường rất cao, dễ lẫn lộn với các vi phạm
hành chính nên rất khó cho việc điều tra tội phạm này.
*Về đối tượng phạm tội
Qua thực tiễn đấu tranh với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chúng ta xác
định đối tượng phạm tội của các tội phạm này có những điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, các đối tượng phạm tội trong nhóm này hết sức đa dạng về thành phầ n ,
đô ̣ tuổ i, nghề nghiê ̣p, trình độ văn hoá và thuộc mọi thành phần kinh tế , trong đó có cả
những đố i tươ ̣ng trong cơ quan nhà nước , tổ chức chin
́ h tri ̣, xã hội, doanh nghiê ̣p. Các
đố i tươ ̣ng này có những hiể u biế t nhấ t đ ịnh về các hoạt động sản xuấ t, kinh doanh, lưu
thông hàng hoá trên thi ̣trường , vì vậy họ lợi dụng các yếu tố nghiệp vụ quản lý của
mình để trục lợi cho bản thân và đây cũng chính là điều kiện để tội phạm thực hiện
hành vi phạm tội.
Thứ hai, các hành vi hoạt động phạm tội thu ộc nhóm này rất phức tạp , có những
trường hợp hoạt động trắng trợn, có tổ chức chặt chẽ, nhiều trường hợp chúng tạo ra
nhiề u vỏ bo ̣c kiń đáo và chắ c chắ n . Nhiề u trườ ng hơ ̣p các đố i tươ ̣ng pha ̣m tô ̣i còn lơ ̣i

dụng các kẻ hở trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế để che dấu hành vi ph ạm tội
hoă ̣c có hành vi câu kế t , lôi kéo, mua chuô ̣c đối với người có chức vu ̣ quyề n ha ̣n tham
gia thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m hoă ̣c che giấ u tô ̣i pha ̣m.
Thứ ba, đối với các tội buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; trốn thuế…người
phạm tội thường có quan hệ với những người có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp
quản lý kinh tế, quản lý các giá trị vật chất; hoạch định chính sách kinh tế, xã hội
nhằm “ nuôi dưỡng” sự tồn tại và phát triển của các tội phạm này. Vì vậy, trên thực tế,
bên cạnh và đồng thời sau các vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép,
trốn thuế đều có tham nhũng…và ngược lại.7

7

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần riêng), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009,

tr. 268.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
1.1.3.2 Đặc điểm về thủ đoạn hoạt động
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế cũng rất
đa da ṇ g, phức ta ̣p, nhiề u vu ̣ gắ n với đă ̣c điể m tin
̀ h hin
̀ h phát triể n của xã hô ̣i ở từng
giai đoa ̣n cu ̣ thể . Qua thực tế thủ đoa ̣n đươ ̣c biể u hiê ̣n phổ biế n như sau:

Người phạm tội lợi dụng sơ hở trong quản lý , sản xuất, lưu thông hàn g hoá, cung
ứng dịch vụ trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
, quản lý thị trường , chính
sách thuế để buôn lâ ̣u, buôn bán hàng giả , hàng cấm, kinh doanh trái phép , trố n thuế…
Lợi dụng sự phức tạp của các hoạt động kinh do anh hàng hoá , cung ứ ng dịch vụ, sự
mấ t cân đố i cung-cầ u hàng hoá trên thị trường…và những sơ hở , thiế u sót trong công
tác quản lý , thanh tra , kiể m tra , kiể m soát của các cơ quan chức năng để thực hiê ̣n
hành vi phạm tội . Đồng thời, người phạm tội còn lợi dụng danh nghĩa các đơn vị kinh
tế , các tổ chức xã hội , các doanh nghiê ̣p như : kho baĩ , phương tiê ̣n…để vâ ̣n chuyể n ,
cấ t giấ u hàng lâ ̣u, hàng cấm…
Bên cạnh đó, người phạm tội còn sử dụng các danh nghĩa để thực hiện các hoạt
đô ̣ng sản xuấ t , kinh doanh, lưu thông hàng hoá như thực hiê ̣n các dich
̣ vu ̣ thương ma ̣i ,
dịch vụ giao nhận hàng, dịch vụ đại lý , bán hàng…để che dấu các hành vi phạm tội
gây khó khăn cho hoa ̣t đô ̣ng phát hiê ̣n, điề u tra tô ̣i pha ̣m. Mặt khác, mua chuô ̣c cán bô ,̣
nhân viên cơ quan nhà nướ c, tổ chức xã hô ̣i , những người có chức vu ̣ quyề n ha ̣n để
hình thành đường dây, ổ nhóm phạm tội.
Ngoài ra, người phạm tội còn cấu kế t với những đố i tượng hình sự để cản trở viê ̣c
kiể m tra , kiể m soát . Nhiề u trường hơ ̣p các đố i tươ ̣ng còn chủ đô ̣ng chố ng trả khi bị
kiể m tra, phát hiê ̣n hành vi phạm tội.
1.1.3.3 Đặc điểm về tuyến, đi ̣a bàn, ngành hành trọng điểm
* Về tuyế n trọng điểm
Tùy theo tính chất và phạm quy họat động của từng loại đối tượng đấu tranh mà
ta xác định và phân loại tuyến trọng điểm khác nhau: Có những tuyến hoạt động xuyên
quốc gia như qua đường biên giới, qua cảng biển, cảng hàng không, bưu điện quốc tế
vào nội địa và ngược lại hoặc cũng có những tuyến chỉ nằm trong phạm vi nội địa từ
địa phương này sang địa phương khác.
* Về đi ̣a bàn
Các tội phạm này phải có phạm vi về địa bàn nhất định, thường xảy ra trên các
địa bàn có các hoạt động kinh tế. Địa bàn có thể là một khu vực địa lý hoặc không phụ

thuộc về mặt hành chính, cũng có thể rất trừu tượng không có ranh giới về địa lý. Địa
bàn cũng là một phạm vi về không gian của các tổ chức quản lý, kinh doanh như các
ngành ngân hàng , tài chính, thuế, quản lý thị trường, công ty tài chính, chứng khoán.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
Địa bàn trọng điểm về kinh tế là một khu vực tập trung nhiều hàng hóa, các giá
trị vật chất của Nhà nước, của tập thể và của tư nhân hoặc là nơi thuận lợi tạo “nguồn
hàng”, “vận chuyển tập kết hàng” cũng là nơi bọn tội phạm tập trung hoạt động. Ngoài
địa bàn trọng điểm về kinh tế thì bên cạnh đó còn có địa bàn kinh tế ngoài xã hội. Điạ
bàn kinh tế ngoài xã hội là các khu vực diễn ra các hoạt

động kinh doanh dưới da ̣ng
không thành lâ ̣p các doanh n ghiê ̣p chỉ kinh doanh nhỏ , loại địa bàn này cũng có có
điề u kiê ̣n để các đối tượng thực hiện tội phạm.
* Ngành hàng trọng điểm
Dưới góc độ kinh tế, ngành hàng là tập hợp từ những luồng hàng và những mạch
hàng cùng chủng loại, cùng tính chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với các tác
nhân nhất định.
Ngành hàng trọng điểm là ngành hàng có tính chiến lược , đóng góp qu an tro ̣ng
cho sự phát triể n của nền kinh tế quốc dân , cung cấ p các sản phẩ m th iết yếu cho đời
số ng xã hội. Vì vậy, hành vi phạm tội trong ngành hàng này có thể sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến nề n kinh tế quố c dân. Đặc biệt, trong các quan hê ̣ kinh tế của ngành hàng đó
luôn tồ n ta ̣i nhiề u yế u tố phức ta ̣p , cho nên, những sơ hở, thiế u sót trong công tác quản

lý có thể bị các đối tượng phạm tội lơ ̣i du ̣ng để thực hiện hành vi phạm tội . Vì vậy,
những ngành hàng chứa đựng luồ ng hàng hoá , tài sản có giá tri ̣lớn phải đặt ra yêu cầu
bảo vệ nghiêm ngặt . Trong trường hơ ̣p đã xác đinh
̣ đươ ̣c mă ̣t hàng tro ̣ng đ iể m cầ n bảo
vê ̣ thì ngành hàng sản xuất ra mặt hàng trọng điểm đó cũng được xác định
hàng trọng điểm cần phải được bảo vệ.

là ngành

1.2 Những vấn đề lý luận chung về tội kinh doanh trái phép
1.2.1 Khái niệm tội kinh doanh trái phép
Trước khi nghiên cứu về khái niệm tội kinh doanh trái phép cũng cần làm rõ thế
nào là kinh doanh và thế nào là kinh doanh trái phép. Tùy vào từng thời kỳ, từng giai
đoạn phát triển của xã hội mà khái niệm kinh doanh và kinh doanh trái phép cũng
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian.
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm kinh doanh được hiểu là “tổ chức buôn bán
để thu lời lãi”.8 Nội dung khái niệm này không bao hàm hành vi sản xuất. Cách hiểu
này được sử dụng khá phổ biến trong các Văn kiện của Đảng cũng như các văn bản
pháp lý của Nhà nước và sách báo nói chung. Trong một số trường hợp khác, khái
niệm kinh doanh lại được hiểu với nội hàm rộng hơn, theo Đại từ điển tiếng Việt thì
kinh doanh là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi”.9 Như vậy, khái niệm

8

Kỳ Duyên, Ngọc Hằng, Đăng Khoa, Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên, 2013, tr. 463.

9

Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh , 2013, tr. 984.


GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
kinh doanh ngoài nội dung “tồ chức buôn bán” có thêm nội dung “tổ chức việc sản
xuất”.
Còn theo Từ điển bách khoa toàn thư 2 thì khái niệm kinh doanh lại được hiểu
khá rộng: “Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền
kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ
thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình
đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị
cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất”.10 Theo nội dung
của khái niệm này thì kinh doanh không chỉ là việc “tổ chức việc sản xuất, buôn bán
sao cho sinh lời” mà bao gồm cả quả trình “đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch
vụ… nhằm mục tiêu vốn sinh lời cao nhất”. Kế thừa có chọn lọc cách hiểu này, tại
Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì khái niệm kinh
doanh được quy định như sau:“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Như vậy, theo nội dung khái niệm kinh doanh của Luật doanh nghiệp thì kinh
doanh bao hàm mọi lĩnh vực đời sống xã hội như đầu tư, sản xuất, buôn bán và dịch
vụ... nhằm mục đích sinh lời là đủ mà không cần đến phải nhằm mục đích sinh lời cao
nhất mới được xem là kinh doanh. Với khái niệm này, thì kinh doanh được hiểu theo
quy định của Luật doanh nghiệp là phù hợp nhất trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Qua những khái niệm trên cho thấy, phạm vi khái niệm kinh doanh có thể thay

đổi rộng, hẹp khác nhau, song mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh vẫn
không thay đổi đó là “lợi nhuận”. Có thể nói lợi nhuận là mục đích bao trùm của mọi
hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi có mục đích lợi nhuận đều
là hành vi kinh doanh.
Vận dụng những khái niệm kinh doanh ở trên kết hợp với cách hiểu thông thường
thì kinh doanh trái phép được hiểu là kinh doanh trái với các quy định của pháp luật,
pháp luật không cho phép nhưng vẫn tiến hành kinh doanh.
Những hành vi kinh doanh trái với các quy định của pháp luật mà nếu thõa các
dấu hiệu tại Điều 159 thì được xem là tội phạm. Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự
hiện hành tội phạm được quy định như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
10

Từ điển bách khoa toàn thư 2, E – M, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tr. 581

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa”.
Tóm lại, từ khái niệm kinh doanh và kinh doanh trái phép kết hợp với quy định

của pháp luật về tội phạm tại Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành ta có thể suy ra khái
niệm tội kinh doanh trái phép như sau: Tội kinh doanh trái phép là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý làm xâm phạm đến các quy định của pháp luật về
các thủ tục khi tiến hành kinh doanh, được thực hiện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội
nhằm mục đích sinh lợi mà pháp luật không cấm từ đó làm ảnh hưởng đến trật tự quản
lý kinh tế của Nhà nước.
1.2.2 Đặc điểm của tội kinh doanh trái phép
Bất kỳ loại tội phạm nào được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành cũng
mang những điểm riêng biệt để phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác. Đó là
nét đặc thù của từng tội trong Bộ luật hình sự hiện hành. Và tội kinh doanh trái phép
có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi kinh doanh không có
đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung giấy phép đã đăng ký kinh
doanh hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật buộc
phải có, hành vi phạm tội này được biểu hiện bằng hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Trong
đó, việc kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung
giấy phép đã đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong
trường hợp pháp luật buộc phải có là điều kiện tiền đề để người phạm tội thực hiện
hành vi trái pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận và kết quả của hành vi trái pháp luật
đó là xâm phạm tới quyền quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại.
Và trong điều kiện ngày nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hành vi kinh doanh trái phép lại càng trở nên
tinh vi hơn, ẩn nấp dưới nhiều hình thức nên rất khó để phát hiện ra.
Thứ hai, chủ thể của tội kinh doanh trái phép là bất kỳ người nào có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Vì vậy, đối tượng phạm tội kinh
doanh trái phép rất đa dạng về trình độ, nghề nghiệp, giới tính cũng như về độ tuổi và
thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có cả những người làm việc trong cơ quan Nhà
nước. Những đối tượng phạm tội họ rất tinh khôn và nhanh nhạy trong lĩnh vực hoạt
động kinh tế. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh trái phép diễn ra rất phức tạp ở

nhiều lĩnh vực khác nhau trong kinh tế, đăc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tài chính
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
lại càng phức tạp nên họ dễ dàng che giấu hành vi phạm tội của mình bằng nhiều chiêu
trò khác nhau giống như việc “Treo đầu dê, bán thịt chó” đăng ký kinh doanh mặt
hàng này nhưng lại bán mặt hàng khác.
Thứ ba, Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng kinh doanh trái phép rất đa đạng
và phức tạp, tùy và từng giai đoạn phát triển của xã hội mà thủ đoạn hoạt động của tội
phạm này cũng có sự thay đổi. Đối tượng phạm tội lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong công
tác quản lý, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý về kinh tế; lợi dụng sự phức tạp
của của các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ; sự mất cân đối cung - cầu hàng
hóa trên thị trường…để thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, với những đối tượng
phạm tội là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước thì họ sử dụng danh nghĩa
của mình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép hoặc vì lợi ích cá
nhân sẵn sàng cấu kết, tiếp tay với những đối tượng phạm tội để họ thực hiện hành vi
phạm tội.
Từ những đặc điểm của tội kinh doanh trái phép ta có thể nhận thấy tội kinh
doanh trái phép là một trong những tội có tính chất phức tạp và khó có thể dễ dàng
phát hiện trong công tác quản lý cũng như hoạt động điều tra và kiểm soát. Qua đó
càng thể hiện được tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này. Vì vậy, hiểu và nắm
được đặc điểm của tội phạm này, sẽ góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh
phòng chống nó.
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội kinh doanh trái phép
1.2.3.1 Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội

Tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức thông thường, bao gồm toàn bộ những
tình cảm, ý thích, mong muốn…của con người được hình thành một cách tự phát dưới
ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống hằng ngày.11 Do đó, tâm lý xã hội đối với hành
vi kinh doanh trái phép bị coi là tội phạm trong thời kỳ thực hiện kế hoạch hóa, tập
trung, bao cấp và thời kỳ thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ
có những điểm khác nhau. Nghiên cứu tâm lý của người phạm tội mới có thể được lý
giải tại sao trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh mỗi người lại có cách xử sự khác
nhau.Việc nghiên cứu tâm lý không chỉ dừng lại ở bản thân những người bị coi là chủ
thể của tội phạm mà còn đề cặp tới tâm lý xã hội nói chung đã ảnh hưởng tới tình hình
tội kinh doanh trái phép.
Nguyên nhân và điều kiện thuộc về tâm lý xã hội của tình hình tội kinh doanh trái
phép trong thời gian qua được thể hiện tập trung ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, đối với người phạm tội kinh doanh trái phép, một bộ phận không nhỏ
người phạm tội kinh doanh trái phép là do tâm lý tư hữu, tâm lý của người sản xuất
11

Giáo trình Những nguyên lý căn bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009,
tr. 149

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
nhỏ, manh mún, bảo thủ, ích kỷ, vô tổ chức, coi thường lợi ích của người khác, thích
làm gì thì làm nấy nên trước đây khi tiến hành kinh doanh họ cho rằng không cần xin
phép ai và hiện nay không cần đăng ký kinh doanh với cơ quan nào. Trong điều kiện

kinh tế thị trường tâm lý này lại có môi trường phát triển đi ngược lại hệ tư tưởng tiến
bộ xã hội chủ nghĩa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là tư tưởng yêu nước, nhân
đạo, quan tâm đến lợi ích người khác, của cộng đồng.
Mặt khác, một số người phạm tội kinh doanh trái phép lại có tâm lý coi thường
pháp luật, mà một trong những nguyên nhân cơ bản đó chính là các quy định của pháp
luật về đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm trong kinh doanh còn mâu thuẫn, thiếu
thống nhất và đặc biệt là thực tiễn phát hiện, xử lý đối với vi phạm và người phạm tội
kinh doanh trái phép chưa nghiêm. Một bộ phận khác khi phạm tội kinh doanh trái
phép do quá hám lợi, thực dụng, luôn bị thúc đẩy bởi các mối lợi trong kinh doanh,
miễn sao thu được nhiều lợi nhuận cho bản thân, tổ chức, bất chấp cả việc vi phạm
pháp luật. Bên cạnh đó, một số người phạm tội kinh doanh trái phép lại đỗ lỗi cho cơ
quan nhà nước quá phiền hà, sách nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ mà không nhận thức
rõ trách nhiệm công dân của mình trong việc chấp hành pháp luật. Từ đó, nảy sinh tư
tưởng coi vi phạm là do khách quan, dẫn tới ý thức tuân thủ các quy định về kinh
doanh kém.
Thứ hai, đối với nhân dân, người tiêu dùng thường chọn mua những sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ giá thấp, họ thường rất quan tâm đến những sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ giảm giá, khuyến mãi… Do đó, hiểu được ý của người tiêu dùng khi mua sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ... nên cá nhân, tổ chức luôn tìm mọi cách để hạ giá thành sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ xuống nhằm thu hút khách hàng kể cả bằng những hành vi
gian lận trong kinh doanh như kinh doanh không có giấy phép, kinh doanh không đúng
nội dung giấy phép hoặc kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với
nội dung đã đăng ký... Chính vì vậy, mà cơ quan thuế không nắm được thông tin về họ
nên việc thu thuế cũng không thực hiện được và do không phải chịu chi phí cho các
thủ tục cần thiết liên quan đến giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh, cho
nộp thuế… nên các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của họ được bán ra ngoài với giá lúc
nào cũng thấp hơn so với giá thông thường. Nhưng do tâm lý của người tiêu dùng quá
chú ý tới giá cả nên vô hình chung đã góp phần tạo điều kiện cho một số cá nhân, tổ
chức xem thường pháp luật, thiếu tôn trọng pháp luật, vì mục đích lợi nhuận sẵn sàng
hoạt động kinh doanh trái phép khi có cơ hội. Bênh cạnh đó, một bộ phận nhân dân lại

xen nhẹ tác hại của hành vi kinh doanh trái phép nên cho rằng không cần thiết phải xử
lý trách nhiệm hình sự. Điều đó đã góp phần tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh
bất hợp pháp tồn tại và phát triển.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
Thứ ba, đối với cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền, trong thời kỳ thực
hiện nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp việc xử lý hành vi kinh doanh trái
phép luôn luôn được thực hiện với tinh thần kiên quyết, triệt để. Đến thời kỳ đổi mới,
dần dần lại có tâm lý xem nhẹ việc theo dõi, xử lý hành vi này, nhiều cán bộ, công
chức nhà nước có thẩm quyền thường tập trung vào đấu tranh phòng chống tội buôn
lậu, làm hàng giả. Do đó, công tác phát hiện xử lý vi phạm và tội kinh doanh trái phép
chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đã góp phần làm cho tình hình vi phạm và
tội kinh doanh trái phép có điều kiện phát triển.
1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế-xã hội
Sau hơn 20 năm kể từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện Đất
nước năm 1986 và chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế thì nền
kinh tế nước ta dần có những khởi sắc và đạt được những thành tựu to lớn. Việt Nam
đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, khắc phục được nạn lạm phát có
lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm
phát chỉ còn một con số. Đồng thời, khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và
hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành
nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người tăng
2,45 lần so với trước những năm 1986.12 Từ đây, đời sống nhân dân dần được cải thiện

hơn, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường mang lại thì nó
cũng mang theo những mặt tiêu cực.
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề thất nghiệp, lối sống thực dụng, sự phân hóa
giàu nghèo, quá đề cao giá trị đồng tiền...tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi nhất định
về mặt kinh tế-xã hội.
Trong cơ chế thị trường vấn đề thừa lao động, thất nghiệp ngày càng tăng, năm
2013 tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,37%.13 Số người chưa được đào tạo nghề còn chiếm tỷ
lệ tương đối lớn, năm 2010 chiếm 15,5% so với lực lượng lao động trong cả nước,
trong khi lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 3,94%.14 Những người lao động mất
12

Nguyễn Duy Quý, Công cuộc đổi mới - Những thành tựu và bài học kinh nghiệm, Báo điện tử Đảng cộng sản

Việt Nam, 2011,
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_to
pic=981&id=BT29121139510 [ngày truy cập 20/08/2013].
13

Nguyệt Nga, Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao hơn năm trước, Báo thanh niên, [ngày truy cập 20/08/2014].
14

Bộ thông tin và truyền thông, Cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ qua đào tạo nghề (CMKT),
/>E1%BB%87cl%C3%A0mchiatheotr%C3%ACnhC4%91%E1%BB%99qua%C4%91%C3%A0ot%E1%BA%A1
ongh%E1%BB%81(CK).aspx, [ngày truy cập 20/08/2014].

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh



Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
việc làm, thiếu việc làm đã trở thành một lực lượng góp phần không nhỏ vào tình hình
tội phạm, trong đó có tội kinh doanh trái phép. Thêm vào đó sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng lớn, có người giàu cũng có người nghèo. Đối với những người nghèo do
cuộc sống vất vã, cơm không đủ no, áo không đủ mặc còn mang gánh nặng gia đình,
chính lẽ đó mà nhiều người nghèo sẵn sàng kiếm sống bằng những việc làm phi pháp
nhằm đáp ứng được nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu cuộc sống của con người không ngừng tăng
cao, con người không ngừng đòi hỏi về chất lượng cuộc sống, ai cũng muốn được ăn
ngon mặc đẹp, cũng muốn có nhu cầu giải trí cao... Chính vì thế, mà một số người đã
vì lợi ích bản thân bất chấp mọi thủ đoạn và bằng mọi cách kể cả vi phạm pháp luật để
kinh doanh trái phép. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới
được hình thành và phát triển, từ đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành nghề.
Nhiều cá nhân, tổ chức đã vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàng dùng các thủ đoạn cạnh
tranh không lành mạnh để tránh sự quản lý của Nhà nước, để trốn thuế,...trong đó có
kinh doanh trái phép.
Như vậy, nền kinh tế thị trường, nhất là mặt trái của nó đã trở thành môi trường
thuận lợi cho tội kinh doanh trái phép phát triển. Biết được điều đó sẽ giúp ta định
hướng đúng và chủ động trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kinh doanh
trái phép.
1.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện về quản lý nhà nước
Công cuộc đổi mới, trên lĩnh vực quản lý hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động
kinh doanh nói riêng tuy có đạt được những kết quả nhất định, song trước yêu cầu thực
tiễn thì việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động
kinh doanh cũng còn không ít những thiếu sót, sơ hở đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết
quả của quá trình đổi mới. Những thiếu sót sơ hở đó được biểu hiện như sau:
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đặc biệt là làm công tác quản lý kinh doanh
còn nhiều bất cập, “không đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu”.15 Thừa

những người non kém về chuyên môn nghiệp vụ, chưa nhiệt tình với công việc; thiếu
những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình với công việc, phẩm
chất đạo đức tốt. Một số cán bộ còn có thói quen ỷ lại, trông chờ cấp trên, thiếu tính
chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trước công việc trong phạm vi khả năng và
thẩm quyền của mình vẫn còn ở nhiều cán bộ. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011, khi nói về đội ngũ cán bộ Đảng
ta có những đánh giá “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống
15

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa VIII , Nxb chính trị

quốc gia, 1997, tr. 68.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên...làm giảm lòng tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước. Cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào
chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, làm theo chưa
đạt yêu cầu”. Mặt khác, Đảng còn đánh giá “Năng lực, phẩm chất của một bộ phận
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới ”16 nhất là về quản lý thị trường.
Bộ máy nhà nước nhìn chung vẫn còn cồng kềnh, quan liêu, xa rời quần chúng.
Trong lĩnh vực quản lý về đăng ký kinh doanh càng bất cặp, hoạt động đăng ký kinh

doanh chưa tập trung vào một đầu mối, chưa thống nhất, điều này đã gây không ít khó
khăn cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh cũng như cho
công tác quản lý của Nhà nước khi theo dõi, kiễm tra, tổng hợp chung..Bên cạnh đó,
thủ tục đăng ký kinh doanh còn quá rườm rà, phức tạp gây phiền hà cho tổ chức và
công dân…Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động, bộ máy càng bộc
lộ nhiều những yếu kém của mình như thiếu linh hoạt, thiếu nhanh nhạy trong việc xử
lý các vấn đề thực tiễn đặt ra.
1.2.3.4 Nguyên nhân và điều kiện về chính sách, pháp luật
Trong thời gian qua chính sách, pháp luật đã có nhiều đổi mới. Điều này thể hiện
rất rõ trong công tác lập pháp và lập quy hơn 20 năm qua. Số văn bản và pháp lệnh
thời gian này nhiều gấp 2 lần so với cả 40 năm trước cộng lại.17 Khung pháp luật bảo
đảm cho phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã
được tạo dựng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hệ thống pháp luật
về kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém.
Đối với các quy định về đăng ký kinh doanh. Các văn bản chậm được ban hành
hoặc không có hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, Luật doanh
nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 nhưng mãi đến ngày 05/09/2007, tức
là hơn 1 năm sau mới có Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành và hiện
nay có Nghị định mới thay thế Nghị định số 139 đó là Nghị định số 102/2010/NĐ-CP
ngày 01/10/2010. Sự chậm trễ này làm ảnh hưởng rất nhiều đến người đang kinh
doanh và những người muốn kinh doanh. Điều này dẫn tới tình hình: một số người
muốn kinh doanh nhưng phải chờ đợi, một số người khác vẫn tiến hành kinh doanh.
Vì vậy, sự chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành những quy định về đăng
16

Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb

chính trị quốc gia, 2011, tr. 7
17


Bộ tư pháp, Tờ trình Thủ tướng Chính Phủ về chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà

Nội, 2002, tr. 5

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam
ký kinh doanh đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng vi phạm pháp luật về tội kinh
doanh trái phép.
Bên cạnh đó, một số quy định về đăng ký kinh doanh lại không có hướng dẫn của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên để triển khai, các địa phương phải tự hướng
dẫn. Điều này xảy ra một nghịch lý là trên cùng một đất nước, trong cùng một thời
gian, cùng hướng dẫn một văn bản luật nhưng mỗi địa phương lại có những quy định
khác nhau. Những bất hợp lý này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc chấp hành pháp
luật về đăng ký kinh doanh. Các quy định về thủ tục xin phép kinh doanh quá khó
khăn, quá phiền hà đã trở thành nguyên nhân và điều kiện làm một số người ra kinh
doanh trái pháp luật.
Mặt khác, một số quy định còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của nước ta. Theo Luật doanh nghiêp, đối với những ngành kinh doanh có
giấy phép riêng thì cá nhân, tổ chức vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Nhưng để được tiến hành kinh doanh thì cá nhân, tổ chức phải làm thủ tục xin
cấp giấy phép riêng và chỉ được kinh doanh khi có giấy phép riêng đó. Tuy nhiên, trên
thực tế, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, một số cá nhân, tổ
chức này đã tiến hành kinh doanh. Trong khi các cơ quan có thẩm quyền lại chưa có
cơ chế kiểm tra, kiểm soát phù hợp, hữu hiệu. Đồng thời, sự hiểu biết pháp luật nói

chung, về kinh doanh trái phép nói riêng của người dân còn thấp nên không biết đối
với một số ngành, nghề nhất định chỉ được kinh doanh sau khi có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và đồng thời phải có thêm giấy phép kinh doanh. Điều này đã trở
thành một trong những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới việc kinh doanh trái phép.
1.2.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về tội kinh doanh trái phép
Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất để duy trì sự tồn tại của Đảng
và Nhà nước. Đặc biệt, là Bộ luật hình sự hiện hành với những chế tài nghiêm khắc
của nó nhằm bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, chống lại những hành vi phạm tội, thông qua
đó bảo đảm pháp luật được thi hành, duy trì sức mạnh và sự quản lý của Nhà nước.
Song, trong những năm qua, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt, trong lĩnh
vực kinh tế ngày càng diễn ra phức tạp trong đó phải kể đến tội kinh doanh trái phép.
Như chúng ta đã biết, tình hình tội kinh doanh trái phép hiện nay đã và đang diễn
ra ngày càng phức tạp, gây ra cho xã hội những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, xâm
phạm tới quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức; làm giảm nguồn thu của Nhà
nước, làm xấu đi môi trường kinh doanh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây
khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước, là mầm móng tạo ra sự khủng hoảng dẫn
tới mất ổn định xã hội. Tình hình tội kinh doanh trái phép trở thành một trong những
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh


×