Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

VẤN ĐỀ MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO TẠI NƯỚC NGOÀI 10 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.12 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>VẤN ĐỀ MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO TẠI NƯỚC NGỒI </b>

<i><b>Ths. Lý Vân Anh</b></i><sup>*</sup><i><b>Tóm tắt </b></i>

<i>Vấn đề miễn trừ quốc gia là một trong những lĩnh vực còn nhiều tranh cãi trong luật pháp quốc tế và các quy tắc, thực tiễn đã có nhiều thay đổi theo thời gian. Trong lĩnh vực này, Luật quốc tế ban đầu phát triển chủ yếu dưới hình thức tập quán. Từ giữa thế kỷ 20, trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, các quốc gia bắt đầu xây dựng các Cơng ước quốc tế có quy định về các quyền miễn trừ, trong đó có miễn trừ tư pháp, góp phần từng bước pháp điển hóa tập quán quốc tế về lĩnh vực này. </i>

<i>Bài viết này chủ yếu tập trung vào phân tích những bước phát triển và nội dung của Luật quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp của cơ quan đại diện ngoại giao với tư cách là đại diện cao nhất của quốc gia tại quốc gia nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả cũng dành một phần mô tả về sự tiến triển và tình trạng hiện nay của Luật quốc tế về miễn trừ quốc gia nói chung, trong bối cảnh thực tiễn và quan điểm của các quốc gia về vấn đề này cịn chưa thống nhất. Bài viết khơng đề cập tới vấn đề miễn trừ về mặt hình sự do vấn đề này về bản chất sẽ khác với những gì sẽ được phân tích trong bài viết. </i>

<i>quyền đối với vụ tranh chấp, được gọi là miễn trừ xét xử,</i><sup>1</sup><i> hoặc quyền </i>

này có thể được viện dẫn trong giai đoạn thi hành phán quyết của tòa,

<i>được gọi là miễn trừ thi hành án.</i><sup>2</sup>

Trong Luật quốc tế, đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp rất đa dạng, trước hết phải kể đến Quốc gia. Cùng với sự phát triển của Luật quốc tế, thực tiễn và tập quán quốc tế cũng từng bước hình thành các quy tắc về miễn trừ đối với tổ chức quốc tế và các thực thể khác như các vùng lãnh thổ, cá nhân (người đứng đầu quốc gia, người đại diện quốc gia, viên chức ngoại giao, lãnh sự) và cơ quan (cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan đại diện khác), với phạm vi và mức độ rất khác nhau.

Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao (dưới đây gọi tắt là CƯ Viên 1961) có một số quy định về quyền bất khả xâm phạm và ưu đãi của cơ quan đại diện ngoại giao (CQĐD) (điều 22 về trụ sở, tài sản, xe cộ của CQĐD; điều 24 về hồ sơ, tài liệu của CQĐD, điều 25, 27, 28 về các ưu đãi dành cho CQĐD).

Tuy nhiên, CƯ Viên 1961 khơng có quy định nào rõ ràng về quyền miễn trừ tư pháp đối với CQĐD. Tương tự như vậy đối với các Công ước có liên quan như CƯ Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, CƯ năm 1969 về CQĐD của quốc gia bên cạnh các tổ chức quốc tế có tính tồn cầu, CƯ

<small>1</small><i><small> Trong giai đoạn này, bên cạnh miễn trừ xét xử, cịn có thể viện dẫn miễn trừ các biện </small></i>

<i><small>pháp cưỡng chế để đảm bảo đơn kiện </small></i>

<small>2</small><i><small> The Redress Trust, Immunité contre Responsabilité : Etude de la Relation entre </small></i>

<i><small>Immunité des Etats et la responsabilité pour torture et autres graves crimes internationales, The Redress Trust, 12/2005, tr. 19. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Viên 1975 về quyền ưu đãi miễn trừ của các Tổ chức quốc tế. Điều này đặt ra một số câu hỏi cần phải giải đáp trước khi làm rõ nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của CQĐD.

<b>Miễn trừ tư pháp của CQĐD hay của Quốc gia cử? </b>

Câu hỏi về tư cách pháp lý của CQĐD Ngoại giao ở nước ngoài đã được tòa án của nhiều quốc gia xem xét và đưa ra câu trả lời. Liệu cơ quan đại diện có được coi là một thực thể pháp lý độc lập so với quốc gia và có thể là một bên trong tranh chấp? Trong phán quyết của mình ngày 30/6/1956,<sup>3</sup> Tịa án tối cao của Crô-a-ti-a đã nhận định như sau:

“Trong vụ này, bị đơn là Đại sứ quán nước ngoài đóng tại Liên bang Nam Tư, tức là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia nước ngoài. Tuy nhiên, cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan đại diện khác tại [Nam Tư] không thể được coi là các pháp nhân. Các cơ quan này khơng có tư cách

<i>pháp lý (jus standi in judicio). Đại sứ quán và các cơ quan đại </i>

diện khác chỉ là các đại diện của quốc gia nước ngoài và chỉ quốc gia nước ngồi đó (chứ khơng phải đại diện) mới có thể là một bên trong thủ tục tố tụng… Chính vì vậy, trong vụ này, bị đơn thực chất không phải là Đại sứ quán nước ngoài, mà là quốc gia nước ngoài mà Đại sứ quán là đại diện…”

<i>Năm 1958, Tòa án tối cao Ba Lan, trong vụ Lãnh sự quán Pháp tại Cracow<sup>4</sup></i> cũng có cách tiếp cận tương tự: “Trong vụ này, nguyên đơn kiện Lãnh sự quán Pháp tại Cracow - chứ không phải cá nhân ông Tổng lãnh sự - tức là nhà nước Cộng hòa Pháp”.

<small>3</small><i><small> Vụ Réclamation contre une ambassade étrangère, I.L.R., số 23, 1956, tr. 431. Vụ việc </small></i>

<small>liên quan tới việc xe công của ĐSQ gây tai nạn cho xe ô tô của công dân sở tại. </small>

<small>4</small><i><small> French Consulate in Cracow Case, I.L.R., số 26, tr. 178 (Phán quyết ngày 26/3/1958). </small></i>

<i>Thẩm phán Roma trong vụ Ciniglio kiện Đại sứ quán In-đô-nê-xi-a và Công ty Bảo hiểm Intercontinental</i><sup>5</sup> cũng khẳng định:

“Đại sứ quán hay cơ quan đại diện ngoại giao nói chung chỉ là các cơ quan bên ngoài của nước cử… Nói cách khác, Đại sứ qn khơng thể là pháp nhân có thể hoặc phải ra trước tịa theo điều 75 Bộ luật nêu trên mà phải là Quốc gia mà Đại sứ quán thuộc về.”

Như vậy, có thể thấy theo thực tiễn chung, miễn trừ tư pháp của CQĐD nằm trong miễn trừ tư pháp quốc gia, bởi CQĐD chính là thực thể đại diện cho quốc gia chứ không phải một thực thể độc lập.

<b>Miễn trừ tư pháp của CQĐD và miễn trừ tư pháp của viên chức ngoại giao, lãnh sự </b>

Ngược lại với miễn trừ tư pháp của CQĐD, các công ước Viên 1961, 1963 đều có quy định rất cụ thể về quyền miễn trừ tư pháp của các viên chức ngoại giao và lãnh sự. Tuy nhiên, liệu từ quyền miễn trừ này có thể suy ra được quyền miễn trừ của CQĐD?

Các tịa án có sự phân biệt rạch ròi giữa quyền miễn trừ tư pháp của cá nhân viên chức ngoại giao và quyền miễn trừ của Quốc gia mà nhà ngoại giao đại diện. Chẳng hạn, tòa án tối cao Liên bang Đức, trong vụ

<i>Cơ quan đại diện quốc phòng của Nam Tư năm 1969 đã phán quyết rằng: </i>

“không thể từ việc [điều 31.1 Công ước Viên 1961] công nhận quyền miễn trừ của cá nhân viên chức ngoại giao mà suy ra rằng Quốc gia cử cũng được hưởng quyền miễn trừ tương tự”.<sup>6</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Thực tiễn quốc tế về áp dụng miễn trừ tư pháp đối với CQĐD </b>

Như đã nêu ở trên, các công ước khác nhau về CQĐD được ký kết từ năm 1961 khơng có điều khoản nào nhắc tới quyền miễn trừ tư pháp của CQĐD. Có thể lý giải rằng vào thời kỳ này, hầu hết các quốc gia đều giữ quan điểm quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối và CQĐD, với tư cách là đại diện của quốc gia, cũng đương nhiên được hưởng quyền này mà không cần bất cứ quy định nào.

Bước sang thế kỷ 20, luật pháp quốc tế chứng kiến một sự thay đổi từng bước trong quan điểm và cách thức áp dụng quyền miễn trừ quốc gia, thể hiện qua thực tiễn xét xử và sau đó là thực tiễn lập pháp. Hiện nay, đa số các quốc gia phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ, Ca-na-đa, Đức…), thông qua luật pháp hoặc án lệ, đã chuyển sang xu hướng áp dụng quyền miễn trừ có giới hạn (miễn trừ tương đối) của quốc gia,<sup>7</sup> theo đó, quốc gia chỉ được hưởng quyền miễn trừ đối với những hoạt động, hành vi mang tính chủ quyền. Tương tự như vậy, nhiều phán quyết khẳng định chỉ công nhận quyền miễn trừ của CQĐD đối với những hành vi thực thi

<i>chủ quyền (jure imperii), còn đối với những hành vi mang tính quản lý thơng thường (jure gestionis), CQĐD sẽ không được hưởng quyền miễn </i>

trừ quốc gia.

Cần lưu ý rằng, bên cạnh đó, nhiều quốc gia, chủ yếu là các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa trước kia, vẫn duy trì quan điểm quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối.<sup>8</sup> Điều này cho thấy thực tiễn quốc tế còn chưa thống nhất về vấn đề này.

<small>7 “Les Missions diplomatiques entre deux chaises: immunitộ diplomatique ou immunitộ </small>

<i><small>dẫtat ?, Annuaire Franỗais de droit international, số 33, 1987, tr. 169. </small></i>

<small>8 Tham khảo : Trả lời của Tiệp Khắc năm 1981 về quy định Quốc gia liên quan tới miễn trừ quốc gia, tài liệu của LHQ, A/CN.4/343/Add.3 (5/5/1981); David Gaukrodger, </small>

<i><small>Foreign State Immunity and Foreign Government Controlled Investors, báo cáo của </small></i>

<small>OECD về đầu tư quốc tế, 2010/2, tr. 11. </small>

Ngay bản thân giữa các nước đi theo thuyết miễn trừ tương đối cũng có những áp dụng rất khác nhau, cho thấy đây vẫn còn đang là một thực tiễn mới hình thành và cần phải có thời gian để hoàn thiện và đi đến thống nhất.

<i>Một số tịa án có xu hướng bác bỏ quyền miễn trừ quốc gia đối với CQĐD ngay khi hành vi liên quan được coi là khơng mang tính chủ quyền, khơng phụ thuộc vào mục đích của hành vi. </i>

Chẳng hạn, trong phán quyết ngày 10/2/1960, Tòa án liên bang

<i>Thụy Sỹ, trong vụ Cộng hòa Ả-rập thống nhất kiện bà X,</i><sup>9</sup><i> đã nhận định: </i>

“Để phân biệt hành vi mang tính quản lý với hành vi mang tính chủ quyền, thẩm phán phải dựa vào bản chất của hành vi chứ không phải mục đích của hành vi và phải xem xét xem liệu hành vi này có thuộc về quyền lực nhà nước hay chỉ là hành vi mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể thực hiện” và Tịa kết luận rằng: “Với việc ký hợp đồng [thuê nhà], quốc gia đã hành động như bất cứ cá nhân nào thuê nhà để ở”.

<i>Trong vụ Công ty địa ốc Corte Barchetto kiện Đại sứ quán Ma-rốc </i>

tại Tòa án Roma năm 1977, Tòa án cũng đưa ra nhận định tương tự: “Đại sứ quán Ma-rốc, với việc thuê nhà như nêu trong yêu cầu bác thẩm quyền của tịa, đã tự đặt mình ngang hàng với chủ cho th, do đó, phải chịu sự tài phán của tịa án I-ta-li-a”.<sup>10</sup>

Quyền miễn trừ quốc gia cũng bị hạn chế đối với các hợp đồng lao

<i>động ký giữa CQĐD với cá nhân. Trong vụ Castanheira kiện Thương vụ </i>

<small>9</small><i><small> Tạp chí International Law Reports, số 65 (1960), tr. 385, vụ việc liên quan tới tranh </small></i>

<small>chấp hợp đồng thuê nhà ở giữa CQĐD nước ngồi (Cộng hịa A-rập thống nhất) với một cá nhân (bà X). Cộng hòa A-rập thống nhất là tên gọi chỉ quốc gia được thành lập năm 1958 giữa Ai Cập và Sy-ri, và tan rã năm 1961, nhưng Ai Cập vẫn tiếp tục được gọi với cái tên này cho tới năm 1971. </small>

<small>10</small><i><small> Tạp chí International Law Reports, số 65 (1960), tr. 331. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Bồ Đào Nha, Tòa án lao động Brúc-xen cho rằng: “Với việc ký và chấm </i>

dứt hợp đồng lao động, bị đơn đã thực hiện một hành vi quản lý mang tính tư, và do đó khơng thể viện dẫn quyền miễn trừ của mình”.<sup>11</sup>

Thậm chí, hành vi vì mục đích cơng cũng có thể bị coi là hành vi mang tính tư trong một số vụ kiện đòi bồi thường trách nhiệm dân sự.

<i>Chẳng hạn, trong vụ Va chạm với xe thuộc sở hữu của chính phủ nước ngồi, xe thư của Đại sứ quán Mỹ tại Áo trên đường nhận thư từ sân bay </i>

về đã va chạm với xe khác, Mỹ viện dẫn quyền miễn trừ với lý do xe nhận thư đang thực thi cơng vụ. Song, Tịa án Tối cao Áo đã bác bỏ với lập luận rằng chính hành vi chứ khơng phải mục đích của hành vi cho phép xác định đó là hành vi mang tính chủ quyền hay khơng (“việc ơ tơ của quốc gia nước ngoài hoạt động và chạy trên đường cơng cộng thuộc vào nhóm hành vi mang tính tư, dù rằng hoạt động này được thực hiện vì mục đích cơng vụ”).<sup>12</sup>

<i>Ở một thái cực khác, một số tịa án quốc gia lại có xu hướng cho rằng ngay cả khi hành vi của CQĐD mang tính tư, song về bản chất hoặc mục đích, vẫn được coi là hành vi có tính chủ quyền (jure imperii) bởi nó xuất phát từ hoạt động của CQĐD. </i>

Như vậy, nhóm thực tiễn này, ngược lại với nhóm trên, coi mục tiêu của hành vi cũng quan trọng ngang với bản chất của hành vi. Chẳng

<i>hạn, Tòa phúc thẩm Colbar ngày 7/5/1958, trong vụ Kroely kiện Chính phủ Anh, đã phán quyết rằng mặc dù hành vi thuê nhà được thực hiện </i>

dưới dạng một hợp đồng tư, nhưng việc một chính phủ thuê nhà để làm

<small>11</small><i><small> “Phán quyết ngày 1/2/1980 của Tòa lao động Brúc-xen”, Journal des tribunaux du </small></i>

<i><small>travail, 1980, tr. 274. </small></i>

<small> “Collision with foreign government-owned motor car (Austria) case”, Phán quyết </small>

<i><small>ngày 10/2/1961, Tạp chí International Law Reports, số 40 (1961), tr. 73. </small></i>

nhà riêng cho Lãnh sự “là hành vi gắn liền với sự vận hành của một cơ quan công của Quốc gia nước ngồi”.<sup>13</sup>

<i>Một nhóm thực tiễn khác mang tính dung hòa hơn, bên cạnh việc xem xét hành vi của CQĐD thuộc nhóm hành vi nào, thì cịn xem xét tới việc liệu từ chối quyền miễn trừ quốc gia đối với CQĐD có làm cản trở hoạt động của CQĐD hay không. Chẳng hạn, trong phán quyết ngày </i>

22/10/1968,<sup>14</sup> Tịa án tối cao Chi-lê, dựa vào Cơng ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, cho rằng quyền miễn trừ ngoại giao không chỉ nhằm bảo vệ cán bộ ngoại giao, mà sâu sắc hơn, là nhằm bảo vệ chính

<i>Quốc gia. Tòa án Liên bang Đức, trong các vụ X kiện Nam Tư (1962), Phái đồn tùy viên quốc phịng Nam Tư (1969),<sup>15</sup></i> đã bác bỏ quyền miễn trừ của CQĐD đối với tranh chấp về bất động sản sau khi cân nhắc rằng việc này không ảnh hưởng gì tới hoạt động ngoại giao của CQĐD: “Quyền miễn trừ của CQĐD chỉ áp dụng ở chừng mực cần thiết để CQĐD thực thi nhiệm vụ của mình.”

<i>Tóm lại, thực tiễn quốc tế về miễn trừ quốc gia đối với cơ quan đại </i>

diện vẫn còn chưa thống nhất cả về nội dung lẫn cách thức áp dụng. Tòa án các quốc gia áp dụng tương đối khác nhau, cho thấy tính đa dạng của thực tiễn quốc tế trong lĩnh vực này.

<small>13</small><i><small> Tuyển tập Dalloz (Recueil Dalloz Et Sirey, De Doctrine, De Jurisprudence Et De </small></i>

<i><small>Legislation), 1959, tr. 43. </small></i>

<small>14</small><i><small> Vụ X kiện Đại sứ quán Nam Tư, Doc. I.J., tr. 250, dẫn trong “Les Missions </small></i>

<small>diplomatiques entre deux chaises: immunité diplomatique ou immunitộ dẫtat?, </small>

<i><small>Annuaire franỗais de droit international, s 33, 1987, tr. 174. </small></i>

<i><small> “X v. Yugoslavia, Yugoslave Military Mission Case”, tạp chí International Law </small></i>

<i><small>Reports, số 65 (69), tr. 255. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Quá trình pháp điển hóa từng bước Luật quốc tế về miễn trừ quốc gia </b>

<i><b>Công ước Bale về miễn trừ Quốc gia </b></i>

Công ước châu Âu về miễn trừ quốc gia, được ký tại Bale năm 1972, có hiệu lực năm 1976, là một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm pháp điển hóa Luật quốc tế về miễn trừ quốc gia ở phạm vi khu vực châu Âu. Cơng ước là ví dụ điển hình của thuyết miễn trừ Quốc gia có giới hạn. Cơng ước hiện có hiệu lực tại Đức, Áo, Bỉ, Síp, Luých-xăm-bua, Hà Lan, Anh và Thụy Sỹ.

Q trình soạn thảo Cơng ước được khởi động năm 1963 theo quyết định của Hội đồng châu Âu. Vào thời kỳ này, Hội đồng nhận thấy quan hệ Quốc gia - tư nhân ngày càng phổ biến, trong khi đó, các quy định pháp luật quốc tế và khu vực liên quan tới miễn trừ quốc gia lại đi theo các chiều hướng trái ngược nhau: Trong số các thành viên của Hội đồng châu Âu, một số quốc gia vẫn gắn bó với thuyết miễn trừ tuyệt đối của quốc gia, theo đó, quốc gia khơng thể bị kiện nếu khơng có sự chấp thuận của chính Quốc gia. Trong khi đó, một số quốc gia khác lại đi theo học thuyết miễn trừ tương đối, với sự phân biệt rõ ràng giữa hành vi có

<i>tính chủ quyền (jure imperii) và hành vi mang tính quản lý (jure gestionis).</i><sup>16</sup>

Cơng ước là sự thỏa hiệp của hai nhóm quốc gia này, được thể hiện trong nội dung, cấu trúc của Công ước, cũng như cơ chế thực thi mềm dẻo với cơ chế bắt buộc và cơ chế lựa chọn.

Công ước quy định các quốc gia thành viên phải đảm bảo thực thi các phán quyết của tòa án nước ký kết khác chống lại mình. Cơng ước

<small> Wiederkehr Marie-Odile, “La Convention européenne sur l'immunité des Etats du 16 </small>

<i><small>mai 1972”, Annuaire franỗais de droit international, Vol. 20, 1974, tr. 295. </small></i>

liệt kê các trường hợp Quốc gia không thể viện dẫn quyền miễn trừ của mình (từ điều 1 đến điều 14).<sup>17</sup> Các trường hợp này không chỉ bao gồm

<i>các hành vi jure gestionis của Quốc gia, mà còn bao gồm cả những </i>

trường hợp Quốc gia tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ của mình trong trường hợp yêu cầu phản tố (điều 1), theo cam kết trong điều ước hoặc hợp đồng (điều 2), chấp thuận tranh tụng trước tòa về nội dung vụ việc (điều 3) hoặc theo thỏa thuận trọng tài (điều 12).

Theo Công ước, Quốc gia thành viên không thể viện dẫn quyền miễn trừ của mình đối với những hành vi sau:

- Hành vi mang tính thương mại, tài chính, cơng nghiệp của một văn phòng hoặc cơ quan đại diện của Quốc gia (điều 7);

- Liên quan tới sở hữu công nghiệp (điều 8);

- Liên quan tới bất động sản tại nước nơi xảy ra phiên tòa (điều 9); - Liên quan tới tài sản thừa kế, cho tặng (điều 10);

- Trách nhiệm ngoài hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ nước xét xử (điều 11).

Cơ chế lựa chọn được quy định tại chương IV Công ước, từ điều 24 đến điều 26. Điều 24 cho phép các Quốc gia thành viên có thể hành động vượt q khn khổ được quy định tại điều 15 trong việc xác định thẩm quyền xét xử của mình đối với những vụ kiện chống lại Quốc gia thành viên khác. Theo điều 15, thẩm quyền xét xử chống lại Quốc gia khác chỉ có thể được xác lập trong các trường hợp quy định tại điều 1 đến 14. Đây là cơ chế cứng. Tuy nhiên, điều 24 cho phép các quốc gia theo thuyết miễn trừ tương đối có thể mở rộng thẩm quyền xét xử các vụ việc chống

<small> Charles Vallée, “A propos de la convention européenne sur l’immunité des Etats”, </small>

<i><small>Revue de Droit Européen No. 2 (1973), tr. 205. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

lại quốc gia khác đối với những trường hợp không được liệt kê tại điều 1 đến 14, nếu hành vi bị xét xử được coi là không phải mang tính chủ quyền, với điều kiện Quốc gia phải thông báo lên Ban thư ký Hội đồng châu Âu những trường hợp đó (khoản 1) và thẩm quyền xét xử không phải được xác lập chỉ dựa trên một trong các căn cứ nêu tại phụ lục của Công ước (khoản 2).<sup>18</sup> Điều 25 áp dụng nguyên tắc có đi có lại, theo đó các Quốc gia có tuyên bố lên Ban thư ký Hội đồng châu Âu cam kết sẽ đảm bảo thi hành các phán quyết của nhau đối với những trường hợp nêu trong tuyên bố.

<i><b>Công ước LHQ về miễn trừ tư pháp của quốc gia và các tài sản của quốc gia </b></i>

Công ước được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 2/12/2004 sau một quá trình làm việc lâu dài của Ủy ban luật pháp quốc tế từ năm 1977.

<i><b>Các mốc quan trọng của quá trình xây dựng Công ước LHQ về miễn trừ quốc gia </b></i>

- Ngày 19/12/1977, Đại hội đồng LHQ (ĐHĐ) thông qua Nghị quyết 32/151 yêu cầu Ủy ban luật pháp quốc tế nghiên cứu để xây dựng dự thảo Công ước về miễn trừ tư pháp của Quốc gia và các tài sản của Quốc gia nhằm pháp điển hóa và phát triển từng bước luật pháp quốc tế điều chỉnh vấn đề này.

- Năm 1991, Ủy ban thông qua dự thảo Cơng ước với 22 điều có kèm theo diễn giải và khuyến nghị ĐHĐ triệu tập hội nghị quốc tế tồn thể để thảo luận và thơng qua dự thảo này.

<small>18 Ví dụ: Chỉ với lý do tài sản của Quốc gia bị kiện nằm trên lãnh thổ của nước xét xử, nguyên đơn có quốc tịch của nước xét xử, hoặc cư trú tại nước xét xử hoặc nguyên đơn </small>

<i><small>đơn phương chỉ định tịa án trong hóa đơn (Phụ lục của Công ước). </small></i>

- Ngày 9/12/1991, ĐHĐ ra nghị quyết số 46/55 quyết định thành lập một nhóm cơng tác thuộc Ủy ban 6 với thành phần không hạn chế để nghiên cứu, lấy ý kiến của các chính phủ về dự thảo Cơng ước của Ủy ban luật pháp quốc tế.

- Ngày 12/12/2000, ĐHĐ ra nghị quyết số 55/150 thành lập một ủy ban đặc biệt về miễn trừ quốc gia và các tài sản quốc gia, mà bất cứ quốc gia thành viên nào của LHQ cũng như của các tổ chức chun mơn của LHQ cũng có thể tham gia nhằm tiếp tục cơng việc của nhóm cơng tác giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ.

- Tháng 3/2004, Ủy ban hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng một báo cáo về dự thảo Cơng ước và kết quả thảo luận xung quanh dự thảo này trong khn khổ nhóm cơng tác của Ủy ban 6. Kết quả là ngày 2/12/2004, ĐHĐ đã thông qua dự thảo Công ước và mở ra cho các quốc gia thành viên ký kết.

Công ước là kết quả của những nỗ lực của Ủy ban đặc biệt trong việc dung hòa các quan điểm khác nhau của các Quốc gia, chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: khái niệm Quốc gia được định nghĩa như thế nào, các tiêu chí để xác định thế nào là hành vi mang tính thương mại, thế nào là doanh nghiệp nhà nước, hợp đồng lao động và các biện pháp cưỡng chế.

Công ước gồm 33 điều khoản nằm trong sáu phần và một phụ lục.

<i>Lời mở đầu khẳng định miễn trừ tư pháp của Quốc gia và tài sản </i>

Quốc gia là một nguyên tắc chung được tập quán quốc tế công nhận.

<i>Phần I bao gồm 4 điều. Đáng lưu ý, điều 1 quy định phạm vi điều </i>

chỉnh của Công ước chỉ liên quan tới các tranh chấp dân sự. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết số 59/38 của Đại hội đồng LHQ ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>2/12/2004, theo đó “Cơng ước của LHQ về miễn trừ tư pháp của Quốc gia và các tài sản Quốc gia không điều chỉnh các vụ việc mang tính hình sự”. </i>

Khái niệm “Quốc gia” được định nghĩa rộng tại điều 2, theo đó, kể cả các cơ quan hay cá nhân đại diện cho quốc gia thực hiện các hành vi mang tính chủ quyền đều rơi vào phạm trù “Quốc gia”. Điều 2 cũng đưa ra định nghĩa khá dung hòa về “giao dịch thương mại”. Theo khoản 1, giao dịch thương mại chỉ bất cứ giao dịch hoặc hợp đồng nào về trao đổi hàng hóa, cơng nghiệp, dịch vụ, tài chính liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Khoản 2 thu hẹp định nghĩa tại khoản 1: việc xác định thế nào là giao dịch thương mại không chỉ dựa vào bản chất của giao dịch, mà cịn phải dựa vào mục đích của giao dịch để xác định giao dịch có tính thương mại hay khơng.

Một điểm rất quan trọng liên quan tới các CQĐD là quy định tại điều 3 khoản 1: Công ước không ảnh hưởng tới các ưu đãi và miễn trừ mà Quốc gia được hưởng theo Luật quốc tế liên quan tới việc thực thi nhiệm vụ của các CQĐD ngoại giao, lãnh sự, phái đoàn bên cạnh tổ chức quốc tế… Tuy nhiên, Công ước không nêu rõ các miễn trừ được nói đến ở đây là gì, được quy định trong điều ước hay luật tập quán. Vì như trên đã nói, các Cơng ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, lãnh sự, tổ chức quốc tế không quy định về miễn trừ của CQĐD.

<i>Phần II quy định các nguyên tắc chung về miễn trừ tư pháp quốc </i>

gia, từ điều 5 đến điều 9. Đáng chú ý là điều 8, khoản 1 quy định về các trường hợp quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình (thơng qua điều ước quốc tế, hợp đồng bằng văn bản hoặc tuyên bố trước tòa) và khoản 2 liên quan tới mất quyền viện dẫn quyền miễn trừ trong quá trình tố tụng (nếu quốc gia là nguyên đơn hoặc chủ động biện hộ về mặt nội

dung), cũng như điều 9 (nếu quốc gia có đơn phản tố, quốc gia sẽ không thể viện dẫn quyền miễn trừ đối với đơn kiện chính)

<i>Phần III liệt kê các trường hợp Quốc gia không thể viện dẫn quyền </i>

miễn trừ tư pháp của mình. Đó là những trường hợp tranh chấp giữa một bên là quốc gia và một bên là cá nhân nước ngoài liên quan đến giao dịch thương mại; hợp đồng lao động; trách nhiệm dân sự về người và tài sản; sở hữu, định đoạt và sử dụng tài sản; sở hữu trí tuệ; tàu thuyền do quốc gia sở hữu hoặc khai thác; tham gia góp vốn vào doanh nghiệp; hoặc có thỏa thuận trọng tài (điều 10 đến 17). Tuy nhiên, trong mỗi điều khoản đều quy định rõ các điều kiện áp dụng hoặc các trường hợp không áp dụng.

<i>Phần IV liên quan tới quyền miễn trừ quốc gia đối với các biện </i>

pháp cưỡng chế tư pháp, từ điều 18 đến 24. Một điểm đáng lưu ý, Công ước khẳng định tại điều 20 rằng từ bỏ quyền miễn trừ xét xử không bao hàm từ bỏ quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế tư pháp, đây là một nguyên tắc đã được khẳng định trong tập quán. Điều 21 có liệt kê các loại tài sản của Quốc gia có thể được coi là chỉ sử dụng vì các hoạt động nhà nước mang tính chủ quyền và do đó, không thể bị phong tỏa hay tịch thu để thi hành án. Tài sản, bao gồm cả tài khoản ngân hàng, của CQĐD thuộc nhóm tài sản này.

<i>Phần V và phần VI quy định về các nội dung mang tính thủ tục </i>

khác liên quan tới công ước.

<i>Phần phụ lục, “các điểm đã được thống nhất liên quan tới cách hiểu </i>

một số điều khoản trong Cơng ước”, có thể được coi là bổ sung cho điều 2 về các định nghĩa.

Công ước của LHQ về miễn trừ tư pháp đối với Quốc gia và tài sản quốc gia hiện vẫn chưa có hiệu lực. Theo quy định tại điều 30, Cơng ước

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi nhận được thư phê chuẩn thứ 30. Tính đến cuối tháng 10/2011, 28 thành viên đã ký vào Cơng ước, nhưng mới có 13 thành viên thông báo phê chuẩn (trong đó có ba thành viên gia nhập). Việt Nam chưa là thành viên của Công ước này.

Như vậy, nhìn qua hai văn bản khu vực và quốc tế về miễn trừ Quốc gia, có thể thấy xu hướng phổ biến hiện nay là áp dụng quyền miễn trừ quốc gia một cách tương đối. Việc xây dựng các Công ước về vấn đề này cho thấy nỗ lực của các Quốc gia trong việc đi đến một quy định thống nhất về nội hàm của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo

<i>hướng giới hạn quyền này ở các hành vi mang tính chủ quyền. </i>

<b>Quy định và thực tiễn của Cộng hòa Pháp về áp dụng quyền miễn trừ Quốc gia nói chung và quyền miễn trừ đối với CQĐD nói riêng </b>

Có thể nói, rất ít văn bản pháp luật của Pháp có quy định về vấn đề miễn trừ quốc gia. Sự tiến triển của luật Pháp về vấn đề này hầu hết xuất phát từ án lệ và các học thuyết. Với các phán quyết của mình, các tịa án Pháp đã xây dựng nên một cách khá hệ thống các nguyên tắc về áp dụng miễn trừ quốc gia. Qua phân tích án lệ và học thuyết, ta cũng có thể thấy một sự chuyển biến từng bước từ thuyết miễn trừ tuyệt đối sang thuyết miễn trừ tương đối.<sup>19</sup>

<i><small> Tham khảo thêm: C. J. Hamson, Immunity of Foreign States: The Practice of the </small></i>

<i><small>French Courts; 27 Brti. Y.B. Int'l L. 293 (1950); Projet de loi autorisant la ratification de la Convention des Nations Unies sur les Immunités juridictionnelles des Etats et de leurs biens (Dự luật về phê chuẩn Công ước LHQ về miễn trừ tư pháp quốc gia và tài sản quốc gia), Thượng viện Pháp, Báo cáo số 73 (2010-2011) của ông Robert del </small></i>

<i><small>PICCHIA; Báo cáo của Trưởng Cơng tố viên Tịa phá án, Régis de Goutter, </small></i>

<small>“L’Évolution de l’immunité de juridiction des Etats étrangers”, 2003, (trang web chính thức của Tịa phá án Pháp, tham khảo ngày 22/11/2011) publications_cour_26/rapport_annuel_36/rapport_2003_37/deuxieme_partie_tudes_documents_40/tudes_diverses_43/juridiction_etats_6262.html </small>

<i><b>Từ quan điểm miễn trừ tuyệt đối tới quan điểm miễn trừ tương đối </b></i>

Cho đến thế kỷ 19, quan niệm về Quốc gia có chủ quyền tuyệt đối và nguyên tắc lịch lãm quốc tế vẫn là nguyên tắc chủ đạo dẫn tới áp dụng một cách tuyệt đối quyền miễn trừ quốc gia. Phán quyết ngày 22/1/1849 của Tòa phá án Pháp<sup>20</sup> khẳng định : “Độc lập của Quốc gia là một trong những nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi nhất trong Luật quốc tế ; từ nguyên tắc này, một chính phủ không thể chịu quyền tài phán của một quốc gia nước ngồi vì những cam kết hợp đồng của mình, do đó, quyền tài phán của mỗi Chính phủ để xét xử những tranh chấp liên quan tới các hành vi của chính mình là quyền đương nhiên thuộc về chủ quyền mà chỉ có thể chính Quốc gia quyết định”.<sup>21</sup>

Tư duy về quyền miễn trừ quốc gia có sự thay đổi kể từ thế kỷ 20 khi nhà nước tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch có tính chất tư với cá nhân, pháp nhân. Sự thay đổi này được đánh dấu bằng phán quyết ngày 19/2/1929,<sup>22</sup> tòa cho rằng: “Cơ quan thương vụ của Liên Xô là đại diện cho các hoạt động thương mại của Nhà nước này trong mọi lĩnh vực; các hoạt động này chỉ có thể được coi là các hành vi thương mại và nguyên tắc chủ quyền quốc gia không thể được áp dụng”.

<small>20</small><i><small> Tòa phá án (Cour de cassation) là tòa án cấp cao nhất trong hệ thống tư pháp Pháp, </small></i>

<small>xét xử chung thẩm các vụ việc dân sự, thương mại, xã hội và hình sự. Tịa phá án chỉ xem xét lại cách thức áp dụng luật trong phán quyết của tịa án cấp dưới, khơng xem xét lại các tình tiết, nhằm đảm bảo áp dụng hài hòa pháp luật (thơng tin từ trang web chính thức của Tịa, </small>

<small>21</small><i><small> Vụ Chính phủ Tây Ban Nha kiện Lambeze et Pujol, trích trong Báo cáo của Trưởng </small></i>

<small>Cơng tố viên Tòa phá án, Régis de Goutter, “L’Évolution de l’immunité de juridiction des Etats étrangers”, 2003 (đã dẫn) </small>

<small>22</small><i><small> Tòa phá án, Liên Xô kiện Hiệp hội Xuất khẩu Pháp (Association France Export) trong </small></i>

<small>vụ này, thương vụ Liên Xô tại Pháp đã bị từ chối quyền miễn trừ tư pháp do hành vi quốc hữu hóa, đối tượng của vụ việc và được tòa phá án coi là hành vi thương mại thơng thường (nguồn: như chú thích 21) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nguyên tắc miễn trừ tương đối của Quốc gia được khẳng định rõ ràng trong án lệ ngày 25/2/1969, theo đó, Tịa phá án nhấn mạnh: “Quốc gia nước ngoài và các cơ quan đại diện của Quốc gia chỉ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi hành vi là đối tượng tranh chấp là hành vi mang tính cơng quyền hoặc được thực hiện vì lợi ích cơng”<small>23</small>

.

<i><b>Điều kiện áp dụng quyền miễn trừ quốc gia </b></i>

Như khẳng định của Tịa trong phán quyết trên, có thể thấy Pháp áp dụng quyền miễn trừ tư pháp đối với Quốc gia nước ngoài khi thỏa mãn một trong hai điều kiện:

- Bản chất của hành vi mang tính cơng quyền (nói cách khác, mang tính chủ quyền)

- Mục tiêu của hành vi mang tính cơng.

Để phân biệt hành vi mang tính chủ quyền (cơng quyền) với hành vi mang tính thương mại (mang tính quản lý), tịa án Pháp áp dụng một trong hai hoặc cả hai tiêu chí sau:

- Về hình thức, tức về mặt khách quan: xem liệu hành vi là đối tượng tranh chấp có phải là hành vi mang tính chủ quyền, thể hiện ở việc hành vi đó thuộc sự điều chỉnh của luật công và liên quan tới quyền hạn và hoạt động cơng.

- Về mục đích, tức về mặt chủ quan: hành vi liên quan được thực hiện nhằm tới một mục đích cơng cộng.

Có thể thấy tòa án Pháp áp dụng cách tiếp cận đặc trưng của hệ thống pháp luật lục địa, là có sự phân biệt giữa luật tư và luật công (hành

<i><small> Vụ Công ty Vận tải nhanh Levant Express Transport kiện Ngành đường sắt I-ran, </small></i>

<i><small>Revue critique de droit international privé, 1970, tr. 102-103. </small></i>

vi thuộc luật công hay luật tư điều chỉnh), giữa thẩm quyền tài phán tư pháp và hành chính (phân biệt thơng qua bản chất và mục tiêu của hành vi), trong việc phân biệt hành vi mang tính chủ quyền và hành vi mang tính thương mại thơng thường.

Có thể lấy minh họa từ phán quyết của Tòa thượng thẩm Paris

<i>trong vụ Sieur Mourcade kiện Cộng hòa Ả-rập Yemen ngày 20/2/1991:</i><sup>24</sup>

“Việc một Đại sứ quán nước ngoài ký hợp đồng ủy quyền với một cá nhân nhằm bán lại tòa nhà được dùng làm trụ sở của Đại sứ quán phù hợp với các quy định về hình thức và nội dung của luật tư, được coi là hành vi thực hiện vì mục đích cơng cộng, do hợp đồng ủy quyền bán có liên quan tới bản thân sự vận hành của một cơ quan cơng quyền của Quốc gia nước ngồi”.

Trong ví dụ này, mặc dù về mặt hình thức, hành vi thuộc luật tư điều chỉnh, song về mục đích, hành vi được coi là thực hiện vì mục đích cơng cộng, do đó, chủ thể của hành vi được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

<i>Trong vụ Saignie kiện Đại sứ quán Nhật Bản (phán quyết của Tòa phá án ngày 11/2/1997), hay vụ Barrandon kiện Mỹ (phán quyết của Tòa </i>

phá án ngày 10/11/1998), liên quan tới tranh chấp về hợp đồng lao động ký giữa Đại sứ quán và một cá nhân, Tòa đều cho rằng với tranh chấp này, bị đơn không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp do công việc của người được thuê theo hợp đồng (bảo vệ và y tá) “không đem lại cho người này trách nhiệm đặc biệt nào trong hoạt động của cơ quan công quyền là Đại sứ quán”.<sup>25</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Miễn trừ của cơ quan đại diện trong mối tương quan với miễn trừ quốc gia và miễn trừ của viên chức ngoại giao </b></i>

<i>Phán quyết đầu tiên của Tòa phá án trong Vụ Barrandon kiện Mỹ </i>

(phán quyết ngày 7/1/1992) đã khẳng định rõ quan điểm của tòa án Pháp về quyền miễn trừ của CQĐD trong mối tương quan với miễn trừ quốc gia và miễn trừ của viên chức ngoại giao. Trong phán quyết này, tòa đã hủy bản án của Tòa phúc thẩm do sai sót về mặt thủ tục:

- Với việc xét xử Đại sứ quán Mỹ như là một bên của tranh chấp, trong khi Đại sứ qn khơng có tư cách pháp nhân;

- Không xác định rõ ai là bị đơn của vụ việc: Trưởng CQĐD với tư cách là đại diện cho quốc gia hay với tư cách cá nhân, do đó, quyết định của tòa liên quan tới nguyên tắc miễn trừ của quốc gia và của viên chức ngoại giao khơng có căn cứ pháp lý.

Như vậy, qua vụ này, tòa án Pháp coi CQĐD chỉ là một đại diện của Quốc gia, không phải là thực thể độc lập, do đó, khơng thể được coi là một bên của vụ việc. Đồng thời, có sự phân biệt rõ ràng giữa miễn trừ của CQĐD với miễn trừ của viên chức ngoại giao.

Vấn đề miễn trừ tư pháp của cơ quan đại diện, với tư cách là một bộ phận của miễn trừ quốc gia, là một chủ đề được bàn luận khá nhiều. Một mặt, hiện đang tồn tại nhiều xu hướng khác nhau trong áp dụng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, sự đối lập giữa xu hướng miễn trừ tuyệt đối và xu hướng miễn trừ tương đối cũng như sự khác biệt ngay trong áp dụng thuyết miễn trừ tương đối, như đã phân tích trong bài viết. Mặt khác, sự tồn tại của các Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, lãnh sự, về miễn trừ đối với các tổ chức quốc tế, khiến cho ranh giới miễn trừ tư pháp của CQĐD càng trở nên thiếu rõ ràng. Một số người có thể lập luận rằng các Công ước Viên này, với việc dành cho nhà ngoại giao

quyền miễn trừ tư pháp, cũng như quy định một số đặc quyền và miễn trừ dành cho CQĐD, đã ngầm công nhận quyền miễn trừ tư pháp của CQĐD. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các quan hệ quốc tế và giữa các chủ thể Nhà nước và tư nhân, đã xuất hiện thêm nhiều tranh chấp tư trong đó Nhà nước là một bên, do đó, Luật quốc tế rất cần một sự áp dụng thống nhất các nội dung của quyền miễn trừ quốc gia. Tuy nhiên, điều này hiện nay chưa thể đạt được. Các CQĐD, vốn là đại diện cao nhất của Quốc gia đóng trụ sở và hoạt động tại nước ngồi, đương nhiên không thể tránh khỏi các tranh chấp liên quan tới hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng ở nước sở tại, xảy ra trong hoạt động thường ngày của CQĐD. Việc tìm hiểu luật pháp và thực tiễn sở tại về miễn trừ tư pháp quốc gia là rất cần thiết giúp CQĐD có được cách thức ứng xử phù hợp, trước hết là tránh làm phát sinh tranh chấp, sau là giải quyết tốt các tình huống tranh chấp nảy sinh.

<i><b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b></i>

<i>1. Charles James Lewis, State and diplomatic immunity, Lloyd's of </i>

London Press, 1990.

<i>2. David Gaukrodger, Foreign State Immunity and Foreign Government Controlled Investors, báo cáo của OECD về đầu tư quốc tế, 2010/2. 3. Ernest Kwasi Bankas, The state immunity controversy in </i>

<i>international law: private suits against sovereign states in domestic courts, Springer, 2005. </i>

<i>4. Gamal Moursi Badr, State immunity: an analytical and prognostic view, Martinus Nijhoff Publishers, 1984. </i>

<i>5. Hazel Fox, The law of state immunity, Oxford University Press, Sep </i>

11, 2008.

</div>

×