Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận văn: HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.35 KB, 120 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





PHẠM KIM THOA








HÀNH VI CẢM THÁN
TRONG TRUYỆN KIỀU





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC










Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2



























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





PHẠM KIM THOA






HÀNH VI CẢM THÁN
TRONG TRUYỆN KIỀU


Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Hùng Việt





Thái Nguyên - 2009




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN






Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình khoa học
nào khác.
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 9 năm 2009



Phạm Kim Thoa











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
môc lôc
MỞ ĐẦU Trang
1. Lí do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Bố cục của luận văn 7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8
1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 8
1.2. Hành vi cảm thán 20
1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán 24
Tiểu kết 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN
VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU 27
2.1. Phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 27
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 60
Tiểu kết 77
CHƢƠNG 3: VAI TRề CỦA HÀNH VI CẢM THÁN TRONG
TRUYỆN KIỀU 78
3.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tƣợng các nhân vật
trong Truyện Kiều 78
3.2. Hành vi cảm thán với vai trò thể hiện thái độ của tác giả 104
Tiểu kết 110
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử

dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp. Tuy ra đời chƣa
lâu song bộ môn khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về
những nghiên cứu cụ thể, khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống
khép kín của cấu trúc luận nội tại mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống
ngôn ngữ. Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi ở lời, là phần
việc quan trọng của ngữ dụng học.
Trong giao tiếp, để bày tỏ đƣợc ý định, mục đích của mình, ngƣời ta
thƣờng dùng nhiều loại hành vi ngôn ngữ, mà mỗi loại hành vi đó lại đƣợc
thực hiện bằng một số kiểu câu có hình thức, mục đích nói năng nhất định.
Trong tiếng Việt, theo các nhà ngữ pháp học có bốn kiểu câu thể hiện mục
đích nói là: câu trần thuật (còn gọi là "câu kể, câu miêu tả"); câu cầu khiến
(còn gọi là "câu mệnh lệnh"); câu nghi vấn (còn gọi là "câu hỏi"); câu cảm
thán (còn gọi là "câu cảm"). Mỗi kiểu câu nêu trên đều có vai trò khác nhau
giúp ngƣời nói lựa chọn và sử dụng phƣơng tiện giao tiếp hợp lí nhất. Trong
đó, câu cảm thán là loại câu biểu thị đƣợc tình cảm - cảm xúc rất đa dạng và
tinh tế của ngƣời Việt Nam.
Tuy vậy, các kiểu câu cảm thán đƣợc sử dụng khi sáng tác văn chƣơng,
ở mỗi tác giả, mỗi tác phẩm (nhất là sáng tác thơ) lại có những điểm khác biệt
nhất định.
Chọn đề tài với nội dung nghiên cứu “Hành vi cảm thán trong Truyện
Kiều”, tác giả luận văn mong muốn sẽ tiếp cận đƣợc tác phẩm văn học nổi
tiếng này trên bình diện ngôn ngữ học, nhằm tìm hiểu đƣợc sự sáng tạo độc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
đáo của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn từ để sáng tác nghệ thuật khi
viết về thân phận bi thƣơng của nàng Kiều.
Hiện nay, trong các trƣờng phổ thông, việc dạy và học Truyện Kiều
chủ yếu mới ở khía cạnh bình giảng văn chƣơng dƣới góc độ hình tƣợng nghệ
thuật, mà còn ít đi sâu vào hình thức ngôn từ. Chúng tôi hi vọng kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở cho các thầy cô giáo và các

em học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm nổi tiếng này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của nền thi ca dân tộc. Trong các
tác phẩm của ông, Truyện Kiều là một kiệt tác đƣợc viết bằng chữ Nôm. Đây
là một cống hiến to lớn của nhà thơ đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn
học dân tộc. Nghiên cứu ngôn ngữ trong Truyện Kiều là góp phần hiểu biết
sâu sắc hơn về tài năng sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ của nhà thơ.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu về
Nguyễn Du và các tác phẩm của ông (trong đó đặc biệt là Truyện Kiều). Các
tác giả tập trung bàn về hình tƣợng nghệ thuật, triết lí nhân văn hay mâu thuẫn
tƣ tƣởng và nhân cách của nhà thơ. Đó là các công trình có giá trị nhƣ: “Từ
điển Truyện Kiều” và "Khảo luận về Truyện Thuý Kiều"của Đào Duy Anh;
“Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử; “Tìm hiểu phong cách Nguyễn
Du qua Truyện Kiều” và "Phƣơng pháp tự sự của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều" của Phan Ngọc; "Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều"của Đào
Thản; “Giảng văn Truyện Kiều” và "Truyện Kiều và thể loại truyện nôm"của
Đặng Thanh Lê; "Nghệ thuật điển hình hoá và ngôn ngữ trong Truyện
Kiều"của Nguyễn Lộc; "Nhân vật Từ Hải"của N.I.Niculin; "Triết lý đạo Phật
trong Truyện Kiều"của Cao Huy Đỉnh; "Truyện Kiều của Nguyễn Du" của Đỗ
Đức Hiểu; "Mấy lời bình luận về văn chƣơng Truyện Kiều"của Nguyễn
Tƣờng Tam; “Bình giảng mƣời đoạn trích trong Truyện Kiều”của Trƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Xuân Tiếu; “Nghệ thuật tái tạo nhân vật trong Đoạn trƣờng Tân Thanh của
Nguyễn Du”của Nguyễn Hằng Thanh v.v
Gần đây, có một số công trình nghiên cứu về mặt ngôn ngữ sử dụng
trong Truyện Kiều nhƣ: “Tìm hiểu về từ ngữ Truyện Kiều” của Lê Xuân Lít;
"Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong Truyện Kiều" (luận văn
Thạc sĩ) của Cao Thị Phƣơng Lan; "Tìm hiểu hƣ từ trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du" (luận văn Thạc sĩ) của Nguyễn Thị Ninh Ngọc; “Tìm hiểu lập

luận miêu tả trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Lƣu Thị Thanh Mai;
“Cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp các kiểu câu trong Truyện Kiều” (luận
văn thạc sĩ) của Quách Thị Bình Thọ; “Tìm hiểu các phƣơng tiện ngôn ngữ
thể hiện hành động cầu khiến trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Đặng
Thị Thu Hƣơng; “Câu hỏi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và việc sử dụng
câu hỏi để biểu thị hành động nói”(luận văn thạc sĩ) của Trịnh Minh Thành;
"Đặc trƣng thẩm mĩ của các ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều" của Võ
Minh Hải và Nguyễn Quang Linh v.v
Với các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (trong đó có câu cảm
thán) cũng đã có rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu ở những công trình
lớn, vừa và nhỏ nhƣ: “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến; “Ngữ pháp tiếng Việt - Câu” của Hoàng
Trọng Phiến; “Ngữ pháp tiếng Việt” - tập 2 của Diệp Quang Ban; “Tiếng
Việt” - tập 2 của Đinh Trọng Lạc và Bùi Minh Toán; “Câu trong tiếng Việt”
của Cao Xuân Hạo; “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” của Nguyễn
Nhƣ ý (chủ biên); "Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại" của Đinh Văn Đức; "Giáo
trình ngôn ngữ học" và “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyện Thiện Giáp
(chủ biên); “Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại” của Phạm Hùng Việt; “Câu
tiếng Việt” của Nguyễn Thị Lƣơng; “Hành động ngôn ngữ biểu lộ trong kiểu
câu cảm thán của tiếng Việt hiện đại”của Hồ Xuân Lộ; Luận án tiến sĩ “Câu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
cảm thán trong tiếng Việt” và bài viết “Một số hình thức hỏi biểu thị cảm thán
trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Hồng Ngọc; “Hành vi cảm thán và sự kiện
lời nói cảm thán trong tiếng Việt” - luận án Tiến sĩ của Hà Thị Hải Yến; “Câu
cảm thán dƣới góc nhìn dụng học” của Đặng Thị Hảo Tâm v.v
Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về ngữ dụng học phải kể đến các
tác giả: George Yule với cuốn "Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn
ngữ"; Đỗ Hữu Châu với cuốn “Đại cƣơng ngôn ngữ học" tập 2; Nguyễn Đức
Dân với cuốn “Ngữ dụng học” tập 1; Mai Ngọc Chừ chủ biên cuốn “ Nhập

môn ngôn ngữ học”; Nguyễn Thiện Giáp với cuốn “Dụng học Việt ngữ”;
Trần Ngọc Thêm với cuốn “Ngữ dụng học và văn hóa – ngôn ngữ học”.v.v
Trong đó, hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đã nghiên cứu sâu về
hành vi ngôn ngữ.
Các công trình vừa nêu trên đã đi vào nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến ngữ dụng học, hành vi ngôn ngữ, về các kiểu câu phân loại theo
mục đích nói, cũng nhƣ các tác phẩm nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện
Kiều. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hành vi cảm
thán và câu cảm thán trong Truyện Kiều.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Ngƣời dân thuộc mọi dân tộc đều có nhu cầu bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm
của mình trƣớc các sự vật khác nhau, các hiện tƣợng khác nhau của hiện thực
xung quanh. Việc bộc lộ đó đƣợc thể hiện bằng nhiều phƣơng tiện, song hiệu
quả nhất vẫn là bằng ngôn ngữ.
Tác giả luận văn tiếp cận đề tài này là có mục đích chỉ ra các đặc trƣng
của hành vi cảm thán và tác dụng của hành vi cảm thán trong Truyện Kiều.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề về lí thuyết về các kiểu hành vi ngôn ngữ nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
chung, hành vi cảm thán nói riêng
- Tìm hiểu các phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán và các loại hành
vi cảm thán đƣợc Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều.
- Tìm hiểu về vai trò của các hành vi cảm thán trong Truyện Kiều.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hành vi cảm thán và các phƣơng tiện
thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong tình hình có nhiều các bản dịch khác nhau về Truyện Kiều, tác giả
luận văn chọn bản dịch Truyện Kiều trong “Từ điển Truyện Kiều” của cố tác giả
Đào Duy Anh (xuất bản tháng 1 năm 1989) làm tƣ liệu khảo sát cho đề tài.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Vận dụng phƣơng pháp này, luận văn sẽ khảo sát bản dịch “Từ điển
Truyện Kiều” trong ngữ cảnh phù hợp để thống kê hành vi cảm thán.
5.2. Phƣơng pháp phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn
Phƣơng pháp này giúp cho việc tìm hiểu cấu trúc của các loại hành vi
cảm thán trong Truyện Kiều và vai trò của việc sử dụng chúng trong khi xây
dựng hình tƣợng nghệ thuật của tác giả.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán và các loại hành vi
cảm thán trong Truyện Kiều
Chương 3: Vai trò của hành vi cảm thán trong Truyện Kiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. LÍ THUYẾT HÀNH VI NGÔN NGỮ
1.1.1. Khái niệm "hành vi ngôn ngữ"
Theo các nhà nghiên cứu, ngƣời đầu tiên xây dựng nên lí thuyết hành vi
ngôn ngữ là nhà triết học ngƣời Anh John.L.Austin, trong cuốn sách đƣợc
công bố sau khi ông qua đời How to do things with words. Ngƣời phát triển lí
thuyết này là nhà triết học J.Searle với công trình Speech Acts.
Dựa trên cơ sở lí luận trong công trình nghiên cứu của Austin và
Searle, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam đã trình bày khái niệm

"hành vi ngôn ngữ" nhƣ sau:
Theo Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu: "Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành
động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn
ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết)
Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ
cảnh C"[4, tr.88].
Giáo sƣ Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngữ là hành động ngôn
từ, ông cho rằng: "Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngôn
từ Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn"
[9, tr.337-338].
Giáo sƣ Nguyễn Đức Dân lại quan niệm: "Khi thực hiện một phát ngôn
trong một tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc
của nó người nói đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người
nghe cảm nhận được điều này. Xảy ra hiện tượng đó vì các hành vi ngôn ngữ
mang tính chất xã hội, được ước chế bởi xã hội"[6, tr.220].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Trong "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học", hành vi ngôn ngữ
đƣợc các nhà nghiên cứu định nghĩa là: "Một đoạn lời nói có tính mục đích
nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt
bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt
cấu âm - âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa
như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó"[42, tr.107]
Nhƣ vậy, "hành vi ngôn ngữ" chính là một hành động sử dụng ngôn từ
nhằm tác động đến ngƣời tiếp nhận lời trong giao tiếp; nó gắn liền với hoạt
động nói năng của con ngƣời và mang tính chất xã hội.
Austin cho rằng hành động ngôn ngữ có ba loại hành vi lớn là acte
locutoire, acte perlocutoire, acte illocutoire, mà Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu đã
dịch là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời.
Hành vi tạo lời: là hành vi tạo ra lời nói bằng các yếu tố của ngôn ngữ

nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu theo những quy tắc ngữ pháp
của ngôn ngữ.
Hành vi mượn lời: là hành vi ngƣời nói mƣợn các phát ngôn để gây ra
những hiệu quả ngoài ngôn ngữ, đó là những hiệu quả tâm lí hay vật lí ở
ngƣời tiếp nhận ngôn bản hoặc ở chính ngƣời nói.
Hành vi ở lời: là những hành vi đƣợc thực hiện bằng chính lời nói,
ngay trong lời nói và gây ra đƣợc một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với
chúng của ngƣời tiếp nhận. Khác với hành vi mƣợn lời, hành vi ở lời có đích
để phân biệt đƣợc các hành vi ở lời với nhau*.
Nếu đích ở lời đƣợc thoả mãn thì ta có hiệu quả ở lời. Hiệu quả ở lời
đƣợc thể hiện bằng lời hồi đáp của ngƣời tiếp nhận phát ngôn.
Ví dụ 1:
Sp1: Chào cậu ! Lan có trong phòng không ?
Sp2: Có đấy, cậu vào đi.
* Các vấn đề của lí thuyết hành vi ngôn ngữ; các ý kiến của J.L.Austin và J.R.Searle trong
mục này đƣợc chúng tôi dẫn theo Đỗ Hữu Châu [4, tr.88-153]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Hiệu quả ở lời của hành vi hỏi trên đây chính là hành vi trả lời "Có
đấy" và hành vi mời "cậu vào đi" của Sp2.
Tuy vậy, có trƣờng hợp hiệu quả ở lời lại là một hành vi mƣợn lời vật lí
nhƣ ví dụ dƣới đây:
Ví dụ 2:
Sp1: Trả tớ cái thƣớc !
Sp2: Đây !
Hành vi yêu cầu trên có hiệu quả ở lời là việc Sp2 đƣa trả cái thƣớc kẻ cho
Sp1. Tuy nhiên, hành vi mƣợn lời vật lí đó vẫn có hành vi ở lời "Đây !" đi kèm.
Theo O.Ducrot, các hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi
mƣợn lời ở chỗ chúng có khả năng thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời
tham gia hội thoại, đặt họ vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình

trạng của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời đó.
Các hành vi mƣợn lời và hành vi ở lời mang lại cho các phát ngôn
những hiệu lực nhất định. Nhƣng đối tƣợng mà ngữ dụng học quan tâm chỉ là
hiệu lực của các hành vi ở lời.
Các hành vi ở lời đƣợc chi phối bởi những quy tắc đã đƣợc xã hội ƣớc
chế. Vì vậy, có những điều kiện sử dụng cho mỗi loại hành vi ở lời.
Trong thực tế, để tạo ra một diễn ngôn thì ba loại hành vi: hành vi tạo lời,
hành vi mượn lời và hành vi ở lời phải đƣợc kết hợp đồng thời và thống nhất.
Với đề tài Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu tác phẩm ở góc độ hành vi ở lời.
1.1.2. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
GS Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là
những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích
hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó."[4, tr.111].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Theo Austin, điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là các điều kiện "may
mắn", nếu chúng đƣợc đảm bảo thì hành vi mới "thành công", đạt hiệu quả.
Sau khi điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của
Austin, Searle đã gọi chúng là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả
mãn. Ông cho rằng có bốn điều kiện sử dụng các hành vi ở lời sau:
a. Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành vi.
Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề với
các câu hỏi khép kín. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của ngƣời
nói hay một hành động của ngƣời nghe.
b. Điều kiện chuẩn bị là những hiểu biết của ngƣời nói về năng lực, lợi
ích, trách nhiệm, ý định của ngƣời nghe. Đồng thời, điều kiện chuẩn bị cũng
gồm cả quyền lợi, trách nhiệm, năng lực và quyền lực của ngƣời nói đối với
hành vi ở lời mà họ đƣa ra.
c. Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tƣơng ứng của

ngƣời phát ngôn. Tức là, khi đƣa ra một phát ngôn, ngƣời thực hiện hành
động ngôn ngữ phải thực lòng làm việc đó; chẳng hạn, khi hỏi phải thực lòng
muốn hỏi, chân thành mong đợi hiệu quả của hành vi ở lời mà họ thực hiện.
d. Điều kiện căn bản là điều kiện đƣa ra trách nhiệm ràng buộc ngƣời
tạo lời cũng nhƣ ngƣời tiếp nhận lời; chẳng hạn, khi trần thuật một sự việc,
ngƣời tạo lời phải chịu trách nhiệm về tính thực hƣ của nó, khi nghe hỏi chân
thành, ngƣời tiếp nhận lời cũng phải trả lời chân thành.
Ví dụ 3:
Nào là gia pháp nọ bay !
Hãy cho ba chục biết tay một lần.
Điều kiện nội dung mệnh đề: Phát ngôn trên là hành vi ra lệnh của
Hoạn bà (Sp1) đối với gia nhân trong nhà (Sp2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Điều kiện chuẩn bị: Sp1 và Sp2 đã biết rõ đƣợc mối quan hệ trên -
dƣới, chủ - tớ, giữa Sp1 và Sp2. Khi ra lệnh, Sp1 tin rằng Sp2 sẽ nhận lệnh và
có khả năng thực hiện đƣợc hành động quy định trong lệnh.
Điều kiện chân thành: Sp1 thực sự mong muốn nội dung lệnh đƣợc thi
hành bởi Sp2.
Điều kiện căn bản: Khi nội dung mệnh lệnh đƣợc phát ra, Sp1 đã tạo
nên mối ràng buộc giữa Sp1 và Sp2, buộc Sp2 phải có trách nhiệm thực hiện
lệnh bằng chính hành động thực thi mệnh lệnh của Sp2. Đáp lại hành vi ra
lệnh của Hoạn bà là việc đám gia nhân đánh đập Thuý Kiều rất dã man. Phát
ngôn này thuộc hành vi ở lời trực tiếp.
Ví dụ 4:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi ngƣời một vẻ, mƣời phân vẹn mƣời
Điều kiện nội dung mệnh đề: Nội dung trên là hành động trần thuật
(khẳng định) của ngƣời kể chuyện (Sp1) với ngƣời nghe (Sp2).
Điều kiện chuẩn bị: Sp1 đã có bằng chứng để cho rằng điều mình thuật

lại là chính xác. Đồng thời Sp1 và Sp2 đều cho rằng Sp2 không biết nội dung
mà Sp1 sẽ nói.
Điều kiện chân thành: Sp1 tin rằng thông tin mà mình đƣa ra là chính xác.
Điều kiện căn bản: Thông qua nội dung tƣờng thuật, Sp1 nói cho Sp2
biết rằng mệnh đề mình nói ra phản ánh đúng một hiện thực.
Ví dụ trên là một hành động kể trực tiếp vì đƣợc sử dụng đúng với mục
đích trần thuật.
Ví dụ 5: Cớ sao trằn trọc canh khuya,
Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mƣa ?
Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của cha mẹ đối với
Thuý Kiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Điều kiện chuẩn bị: Ông bà Vƣơng viên ngoại không hiểu vì sao Kiều
lại thao thức, khóc lóc sụt sùi trong đêm.
Điều kiện chân thành: Họ thực sự muốn biết lí do khiến nàng "trằn trọc
canh khuya".
Điều kiện căn bản: Cha mẹ Kiều đặt câu hỏi với nàng là để Kiều nói ra
nỗi niềm tâm sự của mình, thoả mãn điều mà họ đang thắc mắc. Đáp lại hành
động hỏi chân thành của cha mẹ, Kiều đã thuật lại sự việc thăm mả Đạm Tiên,
giấc mơ gặp Đạm Tiên với nỗi lo lắng, sợ hãi mơ hồ cho số phận của nàng.
Chúng tôi xác định: Đây là một hành động hỏi trực tiếp vì câu hỏi đƣợc
sử dụng đúng mục đích, đúng với điều kiện chân thành của nó.
Qua sự phân tích các ví dụ trên, có thể khẳng định rằng: Một trong
những dấu hiệu nhận biết các hành vi ở lời là dựa vào các điều kiện sử dụng
hành vi ở lời.
Căn cứ vào các hành vi ngôn ngữ, ngƣời ta chia ra hai loại: hành vi ở
lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp.
1.1.2.1. Hành vi ở lời trực tiếp
Theo Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu, hành vi ở lời trực tiếp đƣợc hiểu là: " các

hành vi ngôn ngữ chân thực, có nghĩa là các hành vi được thực hiện đúng với
các điều kiện sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng."[4, tr.256].
George Yule thì quan niệm: "Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp" [45, 110].
Cùng quan điểm với Yule, Giáo sƣ Nguyễn Thiện Giáp nhận định: "Hành
động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn
có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng" [9, tr.390].
PGS.TS Nguyễn Thị Lƣơng (Câu tiếng Việt) cho rằng: "Hành động nói
trực tiếp là hành động mà người nghe có thể nhận diện ra đích ở lời dựa vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
chính câu chữ biểu thị chúng (không phải suy ý, không phải dựa vào ngữ cảnh).
Trong trường hợp này, hình thức từ ngữ và mục đích nói có sự thống nhất."
Ví dụ 6:
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đứng giữa trần ai mới già.
Câu thơ trên là câu cảm thán, là lời Từ Hải ngợi khen Thuý Kiều, đƣợc
thực hiện bằng một hành vi ngôn ngữ chân thực, đúng với đích ở lời là khen ngợi.
Ví dụ 7:
Với nàng thân thích gần xa,
Ngƣời còn, sao bỗng làm ma khóc ngƣời ?
Phát ngôn trên là của vãi Giác Duyên hỏi những ngƣời trong gia đình
Thuý Kiều khi thấy họ lập đàn tràng cúng nàng bên sông Tiền Đƣờng. Đây là
một câu hỏi chân thực, có đích ở lời là mong nhận đƣợc một câu trả lời chân
thành của ngƣời nghe. Nhƣ vậy, phát ngôn này sử dụng hành vi ở lời trực tiếp.
1.1.2.2. Hành vi ở lời gián tiếp
Hành vi ở lời gián tiếp tồn tại trong thực tế giao tiếp nhƣ một tất yếu
của đời sống ngôn ngữ. Vấn đề này đã đƣợc Austin đề cập đến, về sau đƣợc
Searle và nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu và
làm sáng tỏ hơn.

Thuật ngữ hành vi ở lời gián tiếp là do Searle đặt ra. Theo ông, " một
hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ
được gọi là một hành vi gián tiếp"[5, tr.60].
Theo George Yule: "Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp"[45, 110].
Giáo sƣ Nguyễn Thiện Giáp cũng nhận định: "Hành động ngôn từ gián
tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián
tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc"[9, tr.390].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Giáo sƣ Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: "Một hành vi ngôn ngữ được
gọi là gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh
trực tiếp mục đích của điều muốn nói"[6, tr.229].
Hành vi ở lời gián tiếp đƣợc Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu quan niệm nhƣ sau:
"Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở
lời Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng
lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng
hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. Một hành vi được sử dụng gián tiếp là
một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại
nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn
ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác"
[4,tr.145-146].
Ví dụ 8:
Sao chƣa thoát khỏi nữ nhi thƣờng tình ?
Đây là câu hỏi của Từ Hải nhƣng không có mục đích hỏi chân thành.
Qua phát ngôn hỏi chàng bộc lộ ý trách Kiều, và qua lời lẽ trách cứ để gián
tiếp khuyên Kiều nên ở lại chờ chàng trở về.
Nhƣ vậy, hành vi ở lời trên là một hành vi gián tiếp mà Từ Hải dùng để
khuyên nhủ Thuý Kiều.
Theo giáo sƣ Nguyễn Đức Dân, một hành vi gián tiếp có thể đƣợc thực

hiện qua những hành vi ở lời khác nhau và cùng một hành vi ở lời có thể tạo ra
những hành vi gián tiếp khác nhau. Điều đó cho thấy việc sử dụng ngôn từ trong
giao tiếp không những không cứng nhắc mà còn rất linh hoạt và mềm dẻo.
Ví dụ 9:
(1) Anh đứng tránh ra cho em xem vô tuyến có đƣợc không ?
(2) Em muốn đƣợc xem vô tuyến.
(3) Lấy nong mà che cái vô tuyến đi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
(4) Vô tuyến hôm nay chiếu toàn lƣng.
Đây là trƣờng hợp một hành vi gián tiếp đƣợc thực hiện qua những
hành vi ở lời khác nhau. Tuy (1) là hỏi, (2) là bày tỏ mong muốn, (3) là sai
khiến, (4) là trần thuật, nhƣng đích ở lời của cả 4 phát ngôn đều là đề nghị.
Ví dụ 10:
(1) Sao cứ lƣớt khƣớt suốt ngày thế ?
(2) Con tôi lại học đấy ƣ ?
(3) Bác đi làm đấy à ?
Ví dụ trên là trƣờng hợp cùng một hành vi ở lời có thể tạo ra nhƣng hành
vi gián tiếp khác nhau. Cả ba phát ngôn đều là hành vi hỏi nhƣng mang ba đích ở
lời khác nhau: (1) là lời trách cứ, (2) là lời khen, (3) là lời chào xã giao.
Cách nói gián tiếp nhiều khi mang lại hiệu quả cho mục đích giao tiếp
hơn là cách nói trực tiếp. Khi tham gia hội thoại, ngƣời sử dụng ngôn ngữ có
thể nhận ra đích ở lời của một hành vi ở lời gián tiếp nhờ vào mẫn cảm giao
tiếp của bản thân, dù khả năng ngôn từ của họ chƣa nhiều lắm.
Ví dụ 11:
Sp1: Con miu kia không ăn cơm là mẹ bé sẽ cho một roi đấy nhé.
Sp2 (là một em bé): Hà ! ( và há miệng cho mẹ bón cơm)
Tuy em bé có rất ít kinh nghiệm giao tiếp, nhƣng thông qua lời đe nẹt
gián tiếp của mẹ, bé vẫn hiểu đƣợc đối tƣợng bị đe chính là mình chứ không
phải "con miu", do đó đã há miệng cho mẹ bón cơm.

Cách nói gián tiếp vừa góp phần tạo nên sự phong phú của ngôn ngữ
hội thoại, vừa là môi trƣờng để hành vi ngôn ngữ bộc lộ các khả năng vốn có.
Tuy vậy, không thể tuỳ tiện dùng mọi hành vi ở lời trực tiếp để tạo ra mọi
hành vi ở lời gián tiếp. Giống nhƣ hành vi ở lời trực tiếp, hành vi ở lời gián
tiếp cũng có các quy tắc sử dụng riêng của mình.
Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời gián tiếp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Theo Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu, có một số điều kiện tổng quát sau:
a. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh
Trong hoạt động giao tiếp, ngữ cảnh là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Mọi phát ngôn thƣờng phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể thì đối tƣợng giao tiếp
mới hiểu đƣợc nội dung cũng nhƣ mục đích của các hành vi ở lời, nhất là các
hành vi ở lời gián tiếp.
Ví dụ 12:
Trời làm chi cực bấy trời !
Đây là phát ngôn của Vƣơng ông khi gia đình lâm vào cảnh tai bay vạ
gió. Nếu câu thơ không nằm trong ngữ cảnh gia đình Thuý Kiều bị kẻ xấu
hãm hại, khiến Vƣơng ông phải đi tù, và để cứu cha thoát khỏi tù tội, Thuý
Kiều phải bán mình, chịu làm lẽ cho Mã giám sinh, thì ngƣời đọc khó mà hiểu
đƣợc ý nghĩa của phát ngôn là tiếng than phẫn uất, đau đớn của ngƣời cha.
Hình thức là một câu hỏi (cụm từ để hỏi làm chi) nhƣng mục đích lại nhằm
bộc lộ ý đồ cảm thán của ngƣời nói: đay nghiến, trách cứ ông trời tạo ra oan
nghiệt, khiến gia đình ông rơi vào cảnh oan ức, trái ngang, chia lìa, đẩy con
gái ông vào chốn phong trần, tƣơng lai mờ mịt.
Không đặt trong ngữ cảnh nhƣ vậy, ngƣời đọc khó mà hiểu nổi câu thơ
diễn tả điều gì.
b. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các
thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh.
GS Đỗ Hữu Châu đã nhận định " hành vi ngôn ngữ có một (hoặc một

số) biểu thức ngữ vi đặc trưng cho nó. Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa
các thành phần (chủ từ - vị từ) tạo nên nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa
với các nhân tố của ngữ cảnh, đặc biệt là với những người giao tiếp cùng
đóng vai trò IFID cho biểu thức ngữ vi đó. Ngữ nghĩa của các thành phần tạo
nên nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi trực tiếp càng gắn với các nhân tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
của ngữ cảnh bao nhiêu, đặc biệt là với người nói hay người nghe thì càng có
khả năng thực hiện các hành vi gián tiếp bấy nhiêu."[4, tr.151].
Ví dụ 13:
Sp1: Bạn có biết, ai là ngƣời bận rộn nhất trong nhà không ?
Sp2: (1) Mẹ là ngƣời bận rộn nhất.
(2) Mẹ chứ ai !
Để trả lời câu hỏi của Sp1, Sp2 có thể đƣa ra nhiều cách trả lời. Khi
Sp2 chọn dùng phát ngôn (1) thì đây là một câu khẳng định trực tiếp gần với
cách trả lời thông thƣờng. Nếu Sp2 dùng phát ngôn (2) thì câu trả lời lại là
một câu khẳng định gián tiếp. Đây là một câu hỏi (cụm từ để hỏi chứ ai)
mang mục đích khẳng định, trong đó "mẹ" là ngữ nghĩa của thành phần mệnh
đề hỏi nên hiệu lực khẳng định gián tiếp của câu có mức độ nhấn mạnh hơn,
rõ nét hơn.
c. Muốn nhận biết được hành vi ở lời gián tiếp, trước hết phải nhận
biết phát ngôn nghe được, đọc được qua biểu thức ngữ vi cốt lõi cho nó, do
hành vi ở lời trực tiếp nào tạo ra.
Ví dụ 14:
Ở đây âm khí nặng nề,
Bóng chiều đã ngã, dặm về còn xa.
Câu thơ trên vốn là một lời trần thuật. Nhƣng trong trƣờng hợp này,
ngữ nghĩa của các thành phần tạo nên mệnh đề giúp ngƣời tiếp nhận thông tin
loại bỏ các hành vi ở lời khác và hiểu rằng đây là hành vi khuyên. Vƣơng
Quan dùng cách miêu tả lại khung cảnh lúc bấy giờ nhằm mục đích khuyên

Thuý Kiều nên ra về. Biểu thức ngữ vi cốt lõi nằm trong phát ngôn của
Vƣơng Quan chính là muốn Kiều hiểu rằng: không gian, thời gian không cho
phép ba chị em nán lại nơi này lâu hơn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
GS Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Không phải bất cứ phát ngôn nào cũng có
thể thực hiện những hành vi gián tiếp như nhau. Mỗi phát ngôn - tức mỗi phát
ngôn ngữ vi, tức mỗi hành vi ở lời trực tiếp - tuy có thể thực hiện một số hành
vi gián tiếp, nhưng hành vi gián tiếp mà phát ngôn hỏi thực hiện vừa giống
vừa không giống với những hành vi gián tiếp mà một hành vi sai khiến thực
hiện. Bởi lẽ đó dấu hiệu hình thức của hành vi ngôn ngữ gián tiếp là phát
ngôn ngữ vi của hành vi trực tiếp"[4, tr.151-152].
d. Hành vi ở lời gián tiếp còn bị quy định bởi lý thuyết lập luận, các
phương châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết, các quy tắc hội
thoại và lôgic.
Searle cho rằng cơ chế của các hành vi ở lời trực tiếp là ở các điều kiện
sử dụng của các hành vi ở lời.
Ví dụ 15: Sp1: Tiền mới ở đâu mà nhiều thế !
Sp2: Đổi cho tôi một ít đƣợc không ?
Cùng mang hình thức câu hỏi nhƣng phát ngôn của Sp1có nội dung
nhằm mục đích tƣờng thuật, còn phát ngôn của Sp2 lại có mục đích đề nghị
(khi biết Sp1 có đủ điều kiện thực hiện đề nghị).
Có những hành vi ngôn ngữ đƣợc dùng với hiệu lực ở lời gián tiếp và
đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành quy ƣớc của một cộng đồng. Ví dụ,
ngƣời Việt Nam không nhất thiết cứ phải dùng lời chào trực tiếp "xin chào,
chào anh, cháu chào ông, em chào chị, " mà có thể dùng các kiểu chào gián
tiếp nhƣ Ông vẫn khoẻ chứ ạ ?Chị đi làm đấy à ? Hoặc lối chào hỏi sáng
tạo Hôm nay giời đi vắng hay sao mà rồng lại đến nhà tôm thế này !
Nhìn chung, những hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc hội nhập với tính
lịch sự cao hơn so với hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Theo GS Đỗ Hữu Châu

"đây là lĩnh vực của một loại biện pháp tu từ bằng các hành vi ở lời."
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Đề tài của luận văn là nghiên cứu hành vi cảm thán đƣợc sử dụng trong
Truyện Kiều, nên vấn đề nghiên cứu bao gồm cả hành vi ngôn ngữ trực tiếp
lẫn hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Trong lí thuyết về hành vi ngôn ngữ, "hành vi cảm thán", "câu cảm
thán", "đối tƣợng cảm thán" và các phƣơng tiện thể hiện là những khái niệm
quan trọng, giúp chúng tôi có cơ sở lí luận để khảo sát và nghiên cứu hành vi
cảm thán trong tác phẩm.
1.2. HÀNH VI CẢM THÁN
1.2.1. Khái niệm "hành vi cảm thán"
Trên thực tế, từ cảm thán đƣợc dùng để miêu tả hành vi cảm thán.
Theo Từ điển tiếng Việt, từ cảm thán là từ "biểu thị tình cảm, cảm xúc"
[35, tr.107]
Hành vi cảm thán đƣợc GS. Nguyễn Thiện Giáp gọi là hành động biểu
cảm và định nghĩa " người nói thể hiện trạng thái tâm lí của mình đối với sự
tình trong nội dung mệnh đề, như xin lỗi, phàn nàn, chúc mừng, cảm ơn, hoan
nghênh. Đặc trưng của hành động biểu cảm là : làm từ ngữ khớp với thực tại,
người nói cảm thấy tình huống" [9, tr.384]
Còn Yule thì gọi hành vi cảm thán là hành động bộc lộ " là những thứ
hành động trình bày cái mà người nói cảm nhận. Chúng bộc lộ những trạng
thái tâm lí và có thể trình bày sự hài lòng, nỗi đau khổ, sự ưa thích, sự không
ưa thích, niềm hoan hỉ, hoặc nỗi buồn Những hành động này có thể do cái
mà người nói hoặc người nghe gây ra, nhưng chúng đều là nói lên kinh
nghiệm của người nói"[45, tr.107]
Dựa vào định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học và những nghiên cứu
thực tế, có thể thấy: Cảm thán là một hành vi ngôn ngữ bộc lộ tình cảm, cảm
xúc mang tính tức thời, tự phát ở mọi lúc, mọi nơi. Cảm thán chỉ đƣợc thực
hiện khi trạng thái tâm lí đang tồn tại ở một mức độ nào đó không thể không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
nói ra. Vì vậy, chúng tôi chấp nhận định nghĩa của tác giả Hà Thị Hải Yến về
hành vi cảm thán nhƣ sau:
"Hành vi cảm thán là một hành vi ngôn ngữ mà người nói thực hiện,
nhằm bộc lộ trạng thái tình cảm, cảm xúc không thể kìm nén của mình trước
sự tác động của một sự vật, sự việc hay sự kiện nào đó đã, đang hoặc sắp xảy
ra"[44, tr.20].
 Một số đặc trƣng nhận diện hành vi cảm thán:
Hành vi cảm thán đƣợc biểu thị trong những câu có dấu hiệu hình thức:
- Có từ ngữ cảm thán chuyên biệt
- Có từ hoặc tổ hợp từ biểu thị cảm xúc đau đớn, buồn bực, vui sƣớng,
hạnh phúc, hoặc bộc lộ thái độ lo lắng, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên,
 Một số kiểu kết cấu đặc trƣng biểu thị hành vi cảm thán:
- Kiểu kết cấu: x ơi là x ( x là danh từ): con ơi là con, cháu ơi là cháu,
- Kiểu kết cấu: động từ + cả + danh từ : bực cả mình, lộn cả ruột,
- Kiểu kết cấu: danh từ + với : con với cái
với chả + danh từ : cơm với chả nƣớc
động từ + với : ăn với nói
với chả + động từ : học với chả hành
1.2.2. Các thành tố của hành vi cảm thán
1.2.2.1. Đối tượng cảm thán
Cảm thán là hành vi mà ngƣời nói thực hiện nhằm bày tỏ tình cảm, cảm
xúc mang tính chủ quan, bột phát của mình trƣớc một sự vật, sự kiện nào đó.
Một hành vi cảm thán đƣợc coi là hợp lí khi ngƣời nói cảm thán trƣớc các sự
vật, sự kiện mang đến niềm vui, hạnh phúc, tự hào, hay những nỗi buồn
đau, sợ hãi, tức giận, Ngƣợc lại, trƣớc các sự vật, sự kiện bình thƣờng,
không gây ra bức xúc tình cảm mà ngƣời nói cảm thán thì hành vi cảm thán
đó lại bị coi là vô lí, thiếu tính thuyết phục. Do đó, dù là các sự vật, sự kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
tích cực (vui sƣớng, phấn khởi, tự hào, ) hay tiêu cực (mất mát, buồn chán,
uất hận, đau xót, ) thì hành vi cảm thán cũng bao gồm các đối tƣợng cảm
thán sau:
- Sự vật, sự kiện thuộc về ngƣời cảm thán
Ví dụ 16:
Trời ơi! Tiền của tôi đâu mất rồi!
Ví dụ 17:
Ối làng nƣớc ơi, nó giết tôi !
Ở hai ví dụ trên, tiền là một sự vật, nó giết tôi là một sự kiện. Sự vật, sự
kiện đó thuộc về ngƣời nói, gây nên cảm xúc tiêu cực ở ngƣời nói.
- Sự vật, sự kiện thuộc về ngƣời tiếp nhận cảm thán
Ví dụ 18:
Than ôi ! Sắc nƣớc hƣơng trời
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đến đây.
Sắc nước hương trời là sự kiện thuộc về Thuý Kiều (trong vai nghe),
khiến Sở Khanh (trong vai nói) phải cảm thán.
- Sự vật, sự kiện thuộc về ngƣời thứ ba
Ví dụ 19:
Thƣơng ôi ! Tài sắc bực này,
Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần
Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần là sự kiện thuộc về ngƣời thứ
ba. Sự kiện này không thuộc về ngƣời cảm thán (tác giả), cũng không thuộc
về ngƣời tiếp nhận cảm thán (độc giả), mà thuộc về nhân vật Thuý Kiều. Sự
kiện nàng rút dao quyên sinh đã khiến nhà thơ trong vai ngƣời kể chuyện phải
thực hiện hành vi cảm thán.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25

- Sự vật, sự kiện thuộc về ngoại cảnh
Ví dụ 20:
Chao ôi, trăng đẹp thế !
Ví dụ 21: Ối trời ơi, mưa khiếp quá !
Trăng là một sự vật, mưa khiếp quá là một sự kiện đã tác động đến
ngƣời nói khiến họ thốt lên một phát ngôn cảm thán.
Qua các ví dụ nêu trên, có thể thấy chính sự vật, sự kiện là những nhân
tố quan yếu làm nảy sinh các trạng thái cảm xúc của ngƣời nói, khiến họ
không thể kìm giữ nổi tâm trạng của mình và buộc phải thực hiện hành vi cảm
thán. Tuy vậy, để đƣợc cộng đồng chấp nhận và tuân theo thì hành vi cảm
thán phải đạt đến một ngƣỡng nhất định. Do đó, trong thực tế, ngƣời ta chỉ
cảm thán khi cảm xúc ở ngƣỡng cho phép và đƣợc mọi ngƣời chấp nhận. Nếu
chƣa đến ngƣỡng mà ngƣời nói đã cảm thán thì hành vi cảm thán đó bị coi là
không hợp tự nhiên và nhiều khi còn bị ngƣời nghe phê phán.
1.2.2.2. Nội dung cảm thán
Trong giao tiếp hàng ngày, có một số vấn đề thƣờng đƣợc cảm thán, đó là:
- Cảm thán về lĩnh vực riêng tƣ:
Đây là những hành vi cảm thán bắt nguồn từ nguyên nhân thuộc về lĩnh
vực riêng tƣ của đời sống con ngƣời, gồm tinh thần và thể chất.
Thông thƣờng, ngoại cảnh là nguyên nhân làm nảy sinh các trạng thái
tâm lí nhƣ vui sƣớng, hạnh phúc hay lo sợ, đau buồn,
Ví dụ 22:
A, mẹ về rồi !
Ví dụ 23: Ôi thôi, xe hỏng mất rồi còn đâu !
Ở ví dụ 22, sự kiện mẹ về khiến ngƣời con tỏ thái độ phấn khởi, còn ở
ví dụ 23, sự việc xe hỏng khiến ngƣời nói thất vọng, buồn bã.

×