Luận văn thạc sĩ
Thành ngữ trong truyện ngắn đồng
bằng sông Cửu Long
Nguyễn Thuỵ Thuỳ
MỤC LỤC
o0o
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………….….…… 4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài……………………………………….…………….5
3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….… 7
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….….….8
5. Đóng góp của luận văn…………………………………………………….….8
6. Bố cục của luận văn…………………………………………………… …….9
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ VÀ VĂN HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG… ……………………………… ……….…10
1.1. Khái quát về thành ngữ……………………………………………… … …10
1.1.1. Khái niệm thành ngữ………………………………………………….….… 10
1.1.1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học…………………….….10
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ…………………… 11
1.1.2. Giá trị biểu đạt của thành ngữ……………………………………….… 14
1.1.2.1. Giá trị biểu đạt của nội dung………………………………….… 14
1.1.2.2. Giá trị biểu đạt của hình thức………………………………… … 26
1.1.3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ …………………………………………… 28
1.1.3.1. Những điểm giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ…… ….28
1.1.3.2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ…….… 40
1.2. Khái quát về văn học đồng bằng sông Cửu Long………………………… 48
1.2.1. Lực lượng sáng tác…………… …………………………… ………….… 48
1.2.2. Đặc điểm của văn học đồng bằng sông Cửu Long…………………….…… 49
1.2.2.1. Nội dung…………………………………………………… …… 49
1.2.2.2. Nghệ thuật ……………………………………………….……… 50
1.3. Tiểu kết ….………………….……………………………………….……… 51
Chương 2. VIỆC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG……… ….…………… 52
2.1. Tình hình và xu hướng vận dụng thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long
……………………………………………………………… 52
2.1.1. Tình hình sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu
Long…………………………………………………………….………………… 52
2.1.2. Xu hướng vận dụng thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu
Long….……………………….…………………………………… … 55
2.1.2.1. Sử dụng nguyên dạng………………………………………… … 56
2.1.2.2. Sử dụng cải biên………………………………………………… 64
2.1.2.3. Sử dụng liên thành ngữ……………………………………… ……87
2.2. Tiểu kết………………………………………………………………… …….90
Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG …………………………………… 91
3.1. Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu
Long 91
3.1.1. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long
…………………………………………………………………….… 91
3.1.1.1 Vần……………………………………………………………… 92
3.1.1.2. Nhịp …………………………………………………………… ….94
3.1.1.3. Cấu trúc sóng đôi ………………………………………… ….… 96
3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long
……………………………………………………… …….…… …….99
3.1.2.1. Nghĩa biểu trưng……………………………………………… … 99
3.1.2.2. Khuôn thành ngữ………………………………………… ….….103
3.2. Giá trị biểu đạt của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long
…………………………………………………………………… 106
3.2.1. Miêu tả thiên nhiên, cảnh vật đồng bằng sông Cửu Long ……………… 106
3.2.1.1. Thiên nhiên hoang vu, vắng vẻ, heo hút………………… …… 107
3.2.1.2. Khung cảnh thời chiến tranh………………………….….…….….110
3.2.1.3. Thiên nhiên dân dã và hữu tình…………………………… …… 112
3.2.1.4. Thiên nhiên trù phú và tràn đầy sức sống……………….…………115
3.2.2. Phản ánh hiện thực xã hội đồng bằng sông Cửu Long ….……………… 118
3.2.2.1. Cuộc sống gian khổ, mất mát từ chiến tranh……………… ….…118
3.2.2.2. Cuộc sống gia đình không trọn vẹn……………………… …… 120
3.2.2.3. Cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn dù vất vả mưu sinh…… …… 122
3.2.2.4. Cuộc sống phức tạp với lối sống tiêu cực thời cơ chế thị trường….124
3.2.3. Xây dựng hình ảnh con người đồng bằng sông Cửu Long .……………… 127
3.2.3.1. Ngoại hình…………………………………………………….… 127
3.2.3.2. Cảnh ngộ, thân phận……………………………………….………129
3.2.3.3. Hành động……………………………………………………… 132
3.2.3.4. Tâm trạng, trạng thái…………………………….……………… 134
3.2.3.5. Tính cách………………………………………… …………… 137
3.3. Tiểu kết …………………………………… ……….………………… 140
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….…141
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….…144
NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN ……………………………………………………… 149
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………150
3.1. Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong truyện ngắn
ĐBSCL
Giá trị biểu đạt của thành ngữ đã được phát huy triệt để trong các sáng
tác văn chương nghệ thuật. Qua những truyện ngắn ĐBSCL đã khảo sát,
chúng ta thấy thành ngữ được sử dụng rất đa dạng và nhuần nhị, tạo nên hiệu
quả nghệ thuật bất ngờ.
Để thấy được cái hay cái đẹp của những thành ngữ trong các tuyển tập
truyện ngắn nói trên, chúng ta có thể đi sâu hơn tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo
và ngữ nghĩa của những thành ngữ này.
3.1.1. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ trong truyện ngắn ĐBSCL
Chu Xuân Diên đã từng nhận xét: “Tiếng Việt, trong lời ăn tiếng nói
hàng ngày cũng như trong ngôn ngữ nghệ thuật thường hay thiên về cấu tạo
những câu hài hòa, cân đối, nhịp nhàng. Tính chất nhịp nhàng, hài hòa cân
đối cả về thanh điệu lẫn ý nghĩa là một tính chất rất phổ biến trong tục ngữ
nước ta” [13; 310]. Không riêng gì tục ngữ, tính chất hài hòa, nhịp nhàng
cả về thanh điệu lẫn ý nghĩa cũng chính là một đặc trưng nổi bật của thành ngữ.
Tính cân đối, nhịp nhàng có được là nhờ vào các yếu tố cấu tạo trong thành ngữ.
Khi nói đến đặc điểm cấu tạo của thành ngữ là chúng ta nói đến những yếu tố
ngoại hình như: vần, nhịp, cấu trúc sóng đôi. Nhờ các yếu tố vần- nhịp- cấu
trúc sóng đôi trong thành ngữ, câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, phù hợp với
mục đích diễn đạt, miêu tả mọi hình ảnh, tính chất, trạng thái, hoàn cảnh,…theo
dụng ý nghệ thuật của tác giả trong từng trường hợp riêng.
3.1.1.1. Vần
Khảo sát những tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL, chúng tôi nhận thấy
phần lớn thành ngữ này đều có vần. Sự hiệp vần trong thành ngữ làm cho
câu văn chứa thành ngữ có sự hài hòa cân đối cả về thanh điệu lẫn ý nghĩa,
mượt mà, suôn sẻ và mạch lạc hơn.
Đặc điểm khuôn vần của thành ngữ trong phạm vi ngữ liệu khảo sát có hai
loại cơ bản: vần liền và vần cách.
a/ Vần liền:
Như chúng ta biết, vần liền là vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp
với vần của yếu tố đầu trong vế thứ hai. Trong những tuyển tập truyện ngắn
khảo sát, chúng tôi nhận thấy vần liền thường xuất hiện ở vị trí giữa hai vế
của thành ngữ.
Ví dụ: (a) “ Nhưng thông thường hễ xa mặt thì cách lòng, con Miên
cũng đâu phải hạng “chim sa cá lặn” gì. Mấy năm trời lén lút gặp gỡ, thằng
nọ cũng nản, đem lòng yêu một con hoa khôi trường Gia Long” [1; 348]
(Những người hiện đại- Lê Thị Thanh
Minh)
(b) “Trước lời hiềm khích, bới bèo ra bọt, có ít xích ra nhiều về một số
thiếu sót của chánh quyền địa phương phát ra từ cửa miệng những kẻ chuyên
lê gót đặt chân tới hết đám nhậu nhẹt này mang sang cuộc đờn ca lâm ly
khác, ông cũng ngơ đi.” [3; 87]
(Nghĩ kỹ đi, hiền huynh- Huỳnh
Tâm Chí)
(c) “Chẳng đứa nào dám đụng vào giỏ tôm. Bà Ngọ tự làm lấy đem lên
bàn thờ cúng ông Ngọ: “Ông ơi! Ông có linh thiêng hãy về đây chứng giám
cho lòng thành của đứa con tàn tật và phù hộ độ trì cho nó.” [4; 333]
(Lòng mẹ- Trần Hồng Long)
(d) “Họ có vẻ yêu mến ông thiệt tình. Bằng cớ là ông không còn chức
quyền đã mấy năm và với cái bệnh ngặt nghèo không có triển vọng quay về
với quan trường, vậy mà họ vẫn đến với ông, nhiều khi đông nghẹt. Không
như cái câu ưa thích của cha cô khi luận bàn về thế thái nhân tình: “Hết xôi
rồi việc”. [3; 184]
(Cõi người- Lâm Thị Thanh Hà)
b/ Vần cách:
Khác với vần liền, vần cách là sự láy lại phần vần của một âm tiết mà
giữa chúng có ít nhất một âm tiết chen vào. Nhìn chung, thành ngữ có chứa
vần cách trong những tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL chủ yếu là vần cách một
âm tiết và vần cách hai âm tiết trở lên
● Vần cách một âm tiết.
Ví dụ : (a) “Có thể là do tâm lý có tịch rục rịch, nên hắn có cảm giác nhiều
người biết chuyện và vợ hắn đã nghi ngờ. Nhưng…lấy cớ gì để ly dị vợ đây?”
[4; 14]
(Khoảng trống- Hoàng Dương Thu
Anh)
(b) “Rồi bà gọi Huệ lại, nhỏ nhẻ khuyên lơn: “Con đừng buồn! Má con
coi vậy chớ cũng mau nguội lắm. Để rồi bà trị cái thằng kia- bà chỉ sang
Vĩnh mà không có vẻ giận chút nào- Mầy lại sắp đi nữa phải không? Vậy đó,
chỉ có bọn đàn bà con gái tụi tao là khổ thôi! Trăm dâu đổ đầu tằm!” [1;
434]
(Khoảnh khắc hoa quỳnh nở- Ngô Vĩnh
Nguyên)
● Vần cách nhiều âm tiết
Vần cách nhiều âm tiết là sự láy lại phần vần của một âm tiết mà giữa
chúng có nhiều âm tiết chen vào.
(a) “Lực thắng xe lại, buông thỏng tay, ngồi thẳng người. Té ra tránh
vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Đã phải chạy đường vòng để tránh nhìn cái trụ
ximăng với cổng rào gai gợi nhớ. Mà vẫn gặp, bừng mở lại trong anh những
ngày đầu quen Nguyệt Yến” [1 ; 600]
(Sau chiến tranh- Quang
Thắng)
(b) “Ngược lại đằng khác, những hôm không có rượu trông ông cứ lử
đử lừ đừ như ông từ vào đền, còn nếu được vài ba hột vô người lại thấy tươi
tỉnh và thần thái khoái hoạt hẳn lên.” [3; 426]
(Miễu Ông Đời- Lê Nguyên
Ngữ)
(c) “Anh được thả sau ngày giải phóng. Anh về thăm lại quê hương Hà
Nội một thời gian rồi giã biệt nơi chôn nhau cắt rốn, trở về sống với bà mẹ
miền Nam nặng ơn cứu tử” [4; 263]
(Huyền thoại bên tôi- Nguyễn Thị Thanh
Huệ)
Tóm lại, vần là một yếu tố ngữ pháp quan trọng của thành ngữ trong
truyện ngắn ĐBSCL. Cách gieo vần trong những sáng tác này thật phong phú
và đa dạng. Nhưng dù được gieo như thế nào đi chăng nữa thì vần trong
thành ngữ cũng góp phần đáng kể trong việc cấu tạo phát ngôn và biểu nghĩa,
làm cho câu văn trở nên trôi chảy và mạch lạc, êm tai.
3.1.1.2. Nhịp
Cũng như vần, nhịp là yếu tố quan trọng làm nên đặc trưng ngữ điệu
của thành ngữ cũng như đóng vai trò nổi bật trong việc cấu thành sắc thái ý
nghĩa, khiến cho thành ngữ vừa ổn định về mặt cấu trúc vừa giàu nhạc điệu.
Nhịp không chỉ góp phần đáng kể trong việc cấu tạo phát ngôn, hình thành
chức năng cú pháp và chức năng biểu nghĩa mà còn làm nên một hiệu ứng
thú vị là giúp cho thành ngữ trở nên ấn tượng, dễ đọc, dễ thuộc, êm tai và
khắc sâu vào trí nhớ người tiếp nhận.
Ngoài ra, cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ cũng chịu ảnh hưởng bởi
nhịp điệu. Nếu phân nhịp chính xác thì ta sẽ hiểu đầy đủ ý nghĩa nội dung của
thành ngữ. Ngược lại, nếu ngắt nhịp sai sẽ dẫn đến hiểu lệch lạc không đúng.
Khảo sát trong những tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL, có thể thấy thành
ngữ có hai kiểu ngắt nhịp: ngắt nhịp theo vần và ngắt nhịp theo cấu trúc đối
ứng .
+ Ngắt nhịp theo vần
Cách ngắt nhịp thành ngữ chỗ gieo vần sẽ đảm bảo cho ý nghĩa của
thành ngữ chính xác hơn (tuy không phải lúc nào cũng đúng).
Ví dụ: (a) “Ngẫm ra chồng tôi quả có lý. Chuyện mở rộng một con
đường, xây một khu chế xuất, phát triển một nơi giải trí vui chơi hiện đại có
gì là ảnh hưởng đến cuộc sống tay làm hàm nhai của họ” [1 ; 680]
(Xóm nghèo- Nguyễn Ngọc
Tuyết)
(b)“Cùng nhau hứa hẹn ngày nên vợ nên chồng, đẹp mặt mẹ cha. Rồi
dẫn nhau về Châu Đốc , thăm danh lam thắng cảnh quê chồng. Ngờ đâu, vào
một đêm sau mấy ngày Thương ra khơi, trời mưa to gió lớn, tôi lo âu sợ sệt.”
[3 ; 298]
(Mưa thời con gái- Tôn Thất
Lang)
Xin mượn ý kiến của Triều Nguyên để nói rõ hơn về vấn đề
này: “…vị trí của nhịp được đặt sau chỗ gieo vần đầu tiên.
Đây là quy cách chung của hiện tượng nhịp ở số tục ngữ có gieo vần, bất
luận đó là vần liền, vần cách một âm tiết, vần cách hai âm
tiết…bất luận đó là những câu tục ngữ có cấu trúc chia hai, ba vế cân đối
hay có cấu trúc không cân đối.”. [52; 139]
+ Ngắt nhịp theo cấu trúc đối ứng (cấu trúc sóng đôi)
Về cách ngắt nhịp theo cấu trúc đối ứng, tác giả Triều Nguyên cũng
cho rằng: “Những câu tục ngữ có cấu trúc 2-2, 3-3, 4-4,…cân đối thường là
chúng đối ứng nhau (theo dạng tương đồng hay tương phản) thì nhịp được
đặt ở giữa cấu trúc cân đối này.” [52; 143]
Như vậy, đối với những câu có vần, nhịp thường nảy sinh trên cơ sở kết
cấu nhiều vế. Nhịp điệu có thể xuất hiện ở những vế có số tiếng đều nhau
hoặc không đều nhau. Tùy vào số lượng âm tiết tham gia trong thành ngữ, tục
ngữ mà có các nhịp như 2/2, 3/3, 4/4 hay 2/2, 3/3, 3/3,…
Với cách ngắt nhịp theo vần hoặc theo cấu trúc sóng đôi, nội dung ý
nghĩa thành ngữ có thể được hiểu một cách chính xác.
Ví dụ: (a) “Các con nên biết rằng nhà má nuôi cộng sản từ hồi Tây, từ
kháng chiến đánh Tây tới giờ, nhà má chứa bộ đội co chừng một trăm lần.
Các con tới ở đây nên coi nhà má như nhà mình, chớ giữ ý giữ tứ kiểu đó là
má giận” [3 ; 140]
(Người khách đến thăm vườn nhà tôi- Anh
Đức)
(b) “Thật ra thì nhiệm vụ thơ ký của tôi cũng chẳng có việc gì để làm
nên tôi thường thay phiên với Long chèo ghe hoặc nấu cơm. Còn thầy thì khi
chiều tà bóng xế, hoặc lúc gió mát trăng thanh, thầy cũng chèo ghe đôi độ
đường cho dãn gân dãn cốt.” [3 ; 512] (Thầy
tôi- Viễn Phương)
(c) “Ngày đó, cô Út tôi hội đủ những điều kiện mà bất kỳ người con gái
nào cũng ao ước: nhan sắc, gia đình thế gia vọng tộc, chồng giàu có, tài hoa.
Nết ghen dữ dằn của cô đã phá nát gia đình êm ấm. Dượng Út không chịu
được nổi phải bỏ lên Tây Nguyên rồi chết nơi rừng thiêng nước độc” [3;
253]
(Giọt buồn ký ức- Nguyễn
Thị Kỳ)
Với những thành ngữ được sử dụng trong các ngữ cảnh trên, để hiểu
được chính xác ý nghĩa của từng thành ngữ cũng như những nội dung, thông
tin mà tác giả gởi gắm, chúng ta chỉ có thể ngắt nhịp thành ngữ theo cấu trúc
sóng đôi: giữ ý/ giữ tứ; chiều tà/ bóng xế, gió mát/ trăng thanh, thế gia/ vọng
tộc, rừng thiêng/ nước độc.
Có thể nói, vần và nhịp vừa hài hòa nhau trong thành ngữ, vừa đảm
nhận cả chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa của cả phát ngôn. Cả hai yếu tố
này đã làm cho câu văn thêm mượt mà, uyển chuyển, nhịp nhàng và dễ đọc,
dễ nhớ.
3.1.1.3. Cấu trúc sóng đôi
Cùng với vần và nhịp, cấu trúc sóng đôi là thủ pháp quan trọng tạo nên
tính cân đối, nhịp nhàng của thành ngữ tiếng Việt nói chung cũng như thành
ngữ trong các sáng tác của các nhà văn ĐBSCL nói riêng. Cấu trúc sóng đôi
được nhận thấy dễ dàng qua cấu trúc hình thức của thành ngữ. Trong các
tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL, cấu trúc sóng đôi của thành ngữ thể hiện ở hai
dạng phổ biến: sóng đôi bộ phận và sóng đôi phát ngôn.
a/ Sóng đôi bộ phận:
Với hình thức sóng đôi lặp lại cú pháp, đồng thời nhấn mạnh về ý nghĩa
của các cụm từ sử dụng từ nối và cặp từ đối ứng kết hợp với láy từ và láy
vần, dạng cấu trúc sóng đôi bộ phận đã giúp cho nhịp điệu thành ngữ trở nên
cân đối, đồng thời tạo ra tính uyển chuyển cho câu văn.
Ví dụ: (a). “Ba tôi mất trong một tai nạn đụng xe khi tôi vừa lên tám,
mẹ một mình quyết tâm bám trụ đất Cần Thơ nuôi ba anh em ăn học. Mẹ tôi
ngày càng đen đủi, gầy đi, phải “giật gấu, vá vai” để chúng tôi có những
bữa ăn đạm bạc và cùng được đến trường học.” [3 ; 295]
(Mưa thời con gái- Tôn Thất Lang)
(b) “Ra khỏi bến một lúc nhằm khu ngoại ô thưa nhà, xe đang chạy
ngon trớn bỗng giần giật mấy cái, rồi rề sát lề đường, im bặt. Đáng đời cho
cái tội ham đi xe mới. Suốt từ chiều, canh đúng chiếc xe “láng cón” này rời
bến, tôi mới chịu mua vé! Ai ngờ tốt mã rã đám” [4 ; 258]
(Huyền thoại bên tôi- Nguyễn Thị Thanh
Huệ)
(c) “Hai Cán do dự. Chị Năm Bé mở miệng nói xong rồi tần ngần.
Đúng là mời vậy không tiện. Đàn bà giá mà ban đêm ban hôm có chứa đàn
ông trong nhà thế nào chòm xóm cũng lời ra tiếng vào” [4; 154]
(Đò đã dời bến- Đặng Tấn Đức)
Chính nhờ việc sử dụng những thành ngữ có cấu trúc sóng đôi bộ phận,
tác giả đã mang đến sự lưu loát, liên tục cho những câu văn đóng vai trò là lời
thoại, lời tâm sự hay dòng suy nghĩ của nhân vật. Hơn nữa, với cách dùng
thành ngữ theo kiểu cấu trúc này, câu văn trở nên sinh động, gợi tả hơn với
những cặp hình ảnh có tác dụng miêu tả súc tích, hình tượng những trạng
thái, tính chất, cảnh huống, hành động khác nhau.
b/ Sóng đôi phát ngôn
Qua những tuyển tập truyện ngắn khảo sát, chúng tôi nhận thấy kiểu
sóng đôi phát ngôn là một hình thức thường thấy không chỉ trong thành ngữ
tiếng Việt mà còn xuất hiện khá nhiều trong phạm vi ngữ liệu đã khảo sát. Ở
cấu trúc sóng đôi này, hai hoặc nhiều phát ngôn trong đó bao gồm các đối
tượng riêng lẻ sẽ liên kết thành một phát ngôn phức hợp gần chủ đề hoặc
chung chủ đề.
Chẳng hạn:
(a) “Nói thì dễ nhưng những người tay đã lỡ nhúng chàm như chúng
tôi thì khó hòa nhập lại với đời thường lắm. Nghèo đói, thất nghiệp và định
kiến xã hội nào có buông tha chúng tôi. Rồi ma dẫn lối, quỷ đưa đường sẽ
dắt chúng tôi về đường cũ.” [3; 498]
(Nợ trần gian- Hoài Tường
Phong)
(b) “Trước khi về đây, tôi tưởng quê mình còn nghèo lắm, không ngờ
mới hơn mười năm mà thành phố mình đã thay da đổi thịt, đâu đâu cũng
rạng rỡ tiếng nói tiếng cười của trẻ thơ” [3; 533]
(Bèo giạt hoa trôi- Hoài
Phương)
(c) “ Một đêm như bao đêm khác, cô ngồi quạt cho cha và bất chợt
nhìn sang cậu sinh viên đang xanh xao mê mệt trong giấc ngủ giả để quên
đau, trong đầu cô bỗng bật ra ý nghĩ, rằng có lẽ hạnh phúc lớn nhứt của đời
người là được sống bình yên khỏe mạnh, còn lại những cái khác, những cái
thường làm cho người ta nhức đầu chóng mặt, đổ mồ hôi sôi nước mắt, rốt
cuộc chỉ là thứ yếu mà thôi.” [3; 186]
(Cõi người- Lâm Thị
Thanh Hà)
(d) “Kiếp này, hắn đã lỡ là một con quỷ dữ. Phải, hắn sẽ trở về với quỷ,
bất chấp luật pháp, bất chấp viễn cảnh núi đao sông kiếm sẽ banh xác hắn
dưới mười tầng địa ngục.” [4; 53]
(Chuyện đồng bằng- Nguyễn Kim
Châu)
Trong những ngữ cảnh trên, thủ pháp cấu trúc sóng đôi phát ngôn của
thành ngữ đã phát huy hết giá trị biểu đạt của mình.Bản thân mỗi thành ngữ
tuy bao gồm những hình ảnh, tình huống, hoạt động khác nhau “ma dẫn lối”-
“quỷ đưa đường”, “núi đao”- “sông kiếm”,” thay da”- “đổi thịt” nhưng khi
sóng đôi với nhau thì chúng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa khái quát hơn, sâu
sắc hơn.
Như vậy, mỗi thành ngữ với cấu trúc sóng đôi tuy chứa đựng những đối
tượng riêng biệt, cụ thể nhưng lại có khả năng miêu tả những trạng thái, khái
niệm, tính chất, hoạt động,….mang tính biểu trưng và khái quát ở một tầm
cao hơn mà không cần dùng đến hư từ. Đó chính là đặc điểm nổi bật nhất của
thành ngữ có cấu trúc sóng đôi. Thủ pháp nghệ thuật sóng đôi trong cấu trúc
thành ngữ thật sự là một phương thức tạo nghĩa hiệu quả, đem đến những giá
trị độc đáo trên trang viết của người nghệ sĩ.
3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ trong truyện ngắn
ĐBSCL
3.1.2.1. Nghĩa biểu trưng
Không có gì quá đáng khi cho rằng: Thành ngữ là những bức tranh nho
nhỏ về hiện thực cuộc sống, trong đó những vật thực, việc thực được vẽ nên
bằng nhiều gam màu tươi tắn. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trưng. Từng
cái cụ thể, riêng lẻ trong cuộc sống đã đi vào thành ngữ và được nâng lên
thành cái phổ biến, khái quát để trở thành những hình ảnh biểu trưng hết sức
sinh động và gợi tả. Tính biểu trưng của thành ngữ giúp chúng chứa đựng
những khái niệm thâm thúy, đầy chất triết lí nhưng câu chữ hết sức giản dị,
ngắn gọn.
Nếu ở hiện thực, biểu trưng được tính với cấp số cộng thì trong văn
chương nó lại lên đến cấp số nhân vì văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Chính đặc điểm này đã tạo nên một thế giới biểu trưng vô cùng đa
dạng và phong phú trong văn chương. Đi sâu tìm hiểu tính biểu trưng của
thành ngữ trong những truyện ngắn ĐBSCL, chúng ta thấy những hình ảnh
biểu trưng này chính là những tín hiệu thẩm mỹ chứa đựng bên trong những
xúc cảm, thái độ của tác giả gởi gắm vào tác phẩm nói chung cũng như từng
hình ảnh, tính chất, trạng thái nói riêng.
Đọc những tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL, chúng ta thấy xuất hiện rất
nhiều hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ. Chúng có thể là những hình ảnh
có thực trong cuộc sống hoặc chỉ là những hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí
con người, bao gồm các loại nhỏ như: con người, động-thực vật, cảnh thiên
nhiên, khí hậu, sự vật, hiện tượng, hoạt động,…
● Hình ảnh biểu trưng là con người
Có thể kể đến những thành ngữ: gái một con, hình ảnh ông từ vào đền,
mẹ góa con côi, ông ăn chả, bà ăn nem, người dưng (nước lã), Từ Hải….
(a) “Để coi, lúc mẹ thằng Thanh ẳm nó về đây, nó mới lên hai chớ
mấy. Rồi mấy năm sau, mẹ nó rớt nước mắt gởi con lại cho ông, bước đi
bước nữa. Làm thế nào được. Mẹ góa con côi.” [5; 283]
(Chiếc độc bình cổ- Nguyễn Ngọc
Tuyết)
(b) “-Dám thưa ông Tộc trưởng, chúng tôi không phải là kẻ thâm nho,
tài hèn chỉ đáng làm môn đệ của ông, nhưng ông đã dạy, tôi xin mạn phép
vâng lời, nhờ ông không chấp cho chuyện trước cửa Lỗ Ban múa búa.” [3;
691]
(Trao thân con khỉ mốc- Phi Vân)
(c) “Trong xóm còn có cô Huệ bị chồng bỏ theo bồ nhí. Thôi thì “ông
ăn chả bà ăn nem”, cô đã lao vào con đường ăn chơi sa đọa, kiếm tiền bằng
“vốn tự có”” [3; 703]
(Ông Chín xóm tôi- Lê Xuân
Bột)
● Hình ảnh biểu trưng là động- thực vật
Có thể nói, đây là là những hình ảnh biểu trưng xuất hiện rất nhiều
trong các tuyển tập khảo sát.
+ Đó là những hình ảnh con vật như: con gà, vịt, mèo, chó, cóc, trâu,
chim, én, cá, rùa, chuột, cọp, hùm, mểnh, quạ, tu hú, tôm, rồng, khỉ, cò, cua,
ngựa, bò, sóc, voi, tằm, ong…
Một số ngữ cảnh như:
(a) “Cũng lạ, cái tác phong hung hăng con bọ xít, quậy quạt lung tung
ấy của tôi chẳng làm ai trong trường mếch lòng cả. Chắc họ đều hiểu tôi là
thằng phổi bò ruột ngựa, tôi múa may để cho hả cái thanh niên tính quá dư
thừa của mình chớ nào có ẩn ý chơi trội hơn các chú bác, anh em” [5; 324]
(Chuyện ghét chuyện thương- Lương Hiệu Vui)
(b) “Vị mặt đen mặt bộ giáp bạc, tay cầm đại đao, râu hùm hàm én,
đôi mắt sáng quắt, dung nhan không thua gì Bao Công mà ta thường gặp ở
các tuồng ngài xử án bọn tham quan ô lại. [5; 66]
(Quan gác cửa- Vũ Đức
Nghĩa)
(c) “Trống ngực tôi đập thình thịch. Bực thật! Tôi đâu phải là loại con
trai nhát gái, không biết cách ăn nói: vậy mà đứng trước em tôi như gà mắc
tóc” [1; 225]
(Bông mai giữa Đồng Tháp Mười- Lê Thanh
Huệ)
+ Đó là những hình ảnh thực vật như: tre miễu, dây mơ- rễ má, mai,
chồi, lộc, gừng, hoa, cỏ, lá môn, dưa hấu, dừa, tre, măng, mùng tơi, trầu ….
Ví dụ:
(a) Họ là những người còn sót lại từ trong quá khứ bất động, để rồi nó
sống lại trong đầu đứa trẻ là hia Kim, sau này tôi nghe hia kể mãi. Khi dây
mơ rễ má bắt đầu phát triển, làm một chuyến lênh đênh giữa biển cũng rất
vất vả, cuối cùng ai ở đâu như quen đó”[2; 254]
(Tro bụi trên sông- Ngô Khắc Tài)
(b) “Ngay cả xã và các làng phụ cận cũng không có lấy một trường tiểu
học! Hương chức hội tề nhiều ông còn dốt đặc cán mai, tập được một chữ ký
tên đã là khá lắm.” [1; 14]
(Tiếng gọi ngàn- Đoàn
Giỏi)
● Hình ảnh biểu trưng là sự vật
Chẳng hạn như: lửa, đèn, ván, thuyền, mực tàu, giấy, hòm, khóa, quần,
áo, vách, bát, sông, chợ, chiếu, rượu, gạo, củi, guốc, đàn, đao, búa, hủ (nếp),
nhà, vườn, chùa, quán, đình, chày, cối, thớt, khói, hương,…
Một số ngữ cảnh:
(a) “Nhưng nghĩ tới lúc nhà vắng con, tối lửa tắt đèn kêu hù hơ hù giựt
cũng không có, nội chịu sao nổi, con!” [1; 404]
(Nhà không có đàn ông- Dạ
Ngân)
(b) “…đặc sắc nhất, đáng đồng tiền bát gạo nhất chỉ có màn xiếc
phóng dao của cô gái câm lúc nào cũng mặc bộ võ phục màu trắng và gã
thanh niên có khuôn mặt điển trai nhưng đen đúa, lầm lì” [4; 46]
(Chuyện đồng bằng- Nguyễn Kim
Châu)
(c) “- Tiêu cực nhiều quá mà mầy làm báo cũng không dám đưa lên
nhựt trình cho dân coi, dân củng cố lại niềm tin với Đảng.
- Có chuyện nên đưa, có chuyện muốn đưa lên giấy trắng mực đen
phải cân nhắc, thận trọng chứ ba?” [4; 142] (Tiếng bước
chân- Anh Động)
● Hình ảnh biểu trưng là những hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên: đất,
trời, , sấm, sét, núi, biển, nắng, mưa, sóng, chớp, gió, ngày, đêm, chiều,
Ví dụ:
(a) “Chú Tư Đẳng từng nghĩ: Ắt thấy là người khai sáng một thứ Đạo
gì đó, chẳng qua “Phong vân chưa gặp hội” nên còn ẩn tích mai danh, chưa
có mặt cứu đời. [1; 14]
(Tiếng gọi ngàn- Đoàn Giỏi)
(b) Kiếp này, hắn đã lỡ là một con quỷ dữ. Phải, hắn sẽ trở về với quỷ,
bất chấp luật pháp, bất chấp viễn cảnh núi đao sông kiếm sẽ banh xác hắn
dưới mười tầng địa ngục.” [4; 53]
(Chuyện đồng bằng- Nguyễn Kim
Châu)
(c) Hai giọt nước mắt chợt lăn dài trên đôi gò má đã ít nhiều nắng táp
mưa sa. “ Ta đã may mắn…”.[3;193]
● Hình ảnh biểu trưng là bộ phận cơ thể con người: phổi, ruột, tay,
chân, miệng, mắt, đầu gối, gan, lòng, bụng, mũi,…
Ví dụ: (a) “Nếu trị sớm mà nó chết thì tao bị vạ lây. Còn khi nó đã
nhắm mắt xuôi tay trước mặt mọi người mà tao cứu được, mầy nghĩ xem, cái
chuyện ấy lớn cỡ nào?” [4; 177]
(Thầy Năm Mọi- Phạm Thường
Gia)
(b) “Ông bà Bảo là chỗ ơn nghĩa. Hồi anh chị mới chân ướt chân ráo
về đây đã được ông bà giúp đỡ hết sức vô tư” [4; 124]
(Thẻ nhang của mẹ- Phương Đông)
(c) “Người ta cho rằng Tư Khanh bạo mồm bạo miệng như vậy mà
không sao bởi vì có thời Tư Khanh là cơ sở cách mạng, ông đã từng nuôi
giấu nhiều cán bộ trong đó có Năm Bé và Hai Giáo” [5; 19]
(Người chạy trốn quá khứ- Mai Bửu
Minh)
Qua những hình ảnh biểu trưng trên, chúng ta có thể thấy được sự tài
ba của các tác giả khi vận dụng một cách khéo léo thành ngữ: mỗi hình ảnh
biểu trưng trong thành ngữ là một tín hiệu thẩm mỹ không phải lúc nào cũng
mang một nội dung ý nghĩa rập khuôn hoặc mang sắc thái tính chất giống
nhau mà nó phụ thuộc vào những ngữ cảnh khác nhau qua ngòi bút của nhiều
tác giả. Sự biến hóa thú vị của các hình ảnh biểu trưng đã mang đến giá trị
biểu đạt đặc sắc cho truyện ngắn ĐBSCL.
3.1.2.2. Khuôn thành ngữ
Thành ngữ tiếng Việt có những khuôn hình riêng và thường mang tính
biểu trưng cao. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ là thành phần ý nghĩa ẩn
đằng sau cấu trúc bề mặt ngôn từ. Nhìn chung, những thành ngữ loại này
thường được hình thành bằng con đường liên tưởng thông qua phương thức
ẩn dụ và phương thức so sánh. Từ đó, chúng ta có hai khuôn hình thành ngữ:
thành ngữ ẩn dụ và thành ngữ so sánh. Các thành ngữ ẩn dụ hay thành ngữ so
sánh có ý nghĩa biểu trưng sẽ được xây dựng trên cơ sở của hình ảnh nhất
định. Qua thành phần nghĩa đen có những hình ảnh cụ thể ấy, chúng ta phải
thực hiện quy tắc suy ý theo phương thức tư duy ẩn dụ hoặc so sánh để rút ra
điều cuối cùng mang tính trừu tượng (nghĩa bóng) mà người viết muốn
truyền đạt.
Qua khảo sát thành ngữ trong các tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL, chúng
ta thấy vốn thành ngữ này nằm trong hai khuôn hình: thành ngữ ẩn dụ và thành
ngữ so sánh.
a/ Thành ngữ ẩn dụ
Trong vốn thành ngữ ở các tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL, loại thành
ngữ ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng
bằng cụm từ nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ.
Tìm hiểu loại thành ngữ ẩn dụ trong vốn thành ngữ này, có thể thấy
hình ảnh, sự kiện, hiện tượng biểu trưng có thể là con người, là động vật-thực
vật, sự vật, các hiện tượng tự nhiên hay các bộ phận trên cơ thể con người
Chẳng hạn như các ngữ cảnh sau:
(a) “Vợ ông, một người đàn bà ghen nổi tiếng, không coi việc làm của
chồng là hành động vì tình thương và trách nhiệm mà là mưu mẹo của cọp
nuôi mểnh, bù cắc nuôi gà con. Sợ mang tiếng ác, bà không nói thẳng mà nói
rằng nuôi hát bội trong nhà xui xẻo lắm, như nuôi ong tay áo” [3; 239]
(Một nghệ sĩ- Trang Thế Hy)
(b) “Cả cái xóm Lộ Tẻ và khu vực doanh trại quân đội quanh đây ai
cũng đồn rằng anh trị bệnh heo bò rất “mát tay”. Tuy nhiên phải nhìn nhận
nghề nào cũng có mặt trái của nó. Dù tốt nhịn vợ, anh đôi lúc cũng đâm khó
chịu khi phải chiều chuộng một gã trai tơ say rượu hay một ông già trái tính
lẩm cẩm. Làm dâu trăm họ mà” [4; 123]