Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 115 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </small></b>
<b>Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ: </b>
<b>Trưởng nhóm: Nguyễn Huỳnh Khánh Linh </b>
<i>Lớp: CLC45QTL(B) Khoá: 45 Khoa: Các Chương trình đào tạo Chất lượng cao </i>
<b>Mã số cơng trình :………. </b>
<i>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </small></b>
<i>Lớp: CLC45QTL(B) Khoá: 45 Khoa: Các Chương trình đào tạo Chất lượng cao </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN MỰC VĂN HÓA... 8
1.1. Đặc điểm văn hóa Việt Nam ... 8
1.1.1. Tiến trình văn hóa Việt Nam ... 8
1.1.2. Một số đặc điểm của Văn hóa Việt Nam hình thành từ xã hội nông nghiệp 17 1.2. Chuẩn mực và hành vi lệch chuẩn mực xã hội ... 23
1.2.1. Chuẩn mực xã hội ... 23
1.2.2. Hành vi lệch chuẩn mực xã hội ... 27
1.3. Lý luận về người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội ... 29
1.3.1. Khái niệm người chưa thành niên và đặc điểm trẻ vị thành niên ... 29
1.3.2. Người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội ... 34
1.4. Phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở lứa tuổi chưa thành niên ... 39
1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa việc phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở lứa tuổi chưa thành niên ... 39
1.4.2. Tầm quan trọng của văn hóa, giáo dục trong việc hình thành nhận thức của người chưa thành niên ... 41
2.1.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận ... 50
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn mực ở người chưa thành niên ... 61
2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ các đặc điểm tâm lý, sinh lý, nhận thức của người chưa thành niên ... 61
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Kết luận chương 2 ... 69
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA HÀNH VI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI Ở LỨA TUỔI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HÀNH VI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI Ở LỨA TUỔI CHƯA THÀNH NIÊN ... 71
3.1. Thực tiễn hoạt động phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực mực xã hội ở lứa tuổi chưa thành niên ... 71
3.1.1. Thực tiễn chính sách pháp luật ... 71
3.1.2. Thực tiễn hoạt động của các cơ quan chức năng ... 75
3.2. Một số giải pháp phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở lứa tuổi chưa thành niên ... 77
3.2.1. Các giải pháp về pháp luật, chính sách văn hóa giáo dục ... 77
3.2.2. Nâng cao nhận thức của bậc cha mẹ, thầy cô về vấn đề chuẩn mực xã hội . 79 3.2.3. Đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, quản lý trẻ vị thành niên của gia đình, nhà trường phải hiệu quả và linh động ... 81
3.2.4. Đề cao công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các gia đình ... 84
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - các đồn thể thanh thiếu niên trong phòng chống các hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở trẻ vị thành niên ... 85
3.2.6. Các cấp chính quyền thành phố cần quan tâm hơn nữa vai trị của gia đình trong giáo dục trẻ vị thành niên ... 87
Kết luận chương 3 ... 88
<b>KẾT LUẬN ... 90 </b>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 91 </b>
<b>PHỤ LỤC ... 96 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài </b>
Thanh thiếu niên - lực lượng được coi là tương lai của một đất nước, họ là nguồn lực trẻ, là vốn quý của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội và công nghệ thông tin thì ngày càng nhiều người dưới 18 tuổi tham gia vào các hoạt động tệ nạn, thậm chí là các hoạt động trái pháp luật như: sử dụng chất kích thích, mua
<b>bán ma túy, đua xe trái phép, …. </b>
Điều đó xuất phát một phần từ việc những người này có lối sống lệch lạc nhưng khơng được can thiệp và ngăn chặn kịp thời, dẫn đến việc hình thành tội phạm. Lối sống lệch lạc này là do sự giáo dục, mối liên kết với gia đình và nhà trường cịn lỏng lẻo, thêm vào đó tâm lý người chưa thành niên vẫn chưa vững chắc dễ bị bạn bè dụ dỗ, nhận thức còn non trẻ dẫn đến việc ngưỡng mộ chưa đúng văn hóa nước ngồi và dần xem nhẹ những tệ nạn.
Điển hình như đối với thuốc lá điện tử, rất nhiều người trẻ sử dụng để không phải thấy lạc lõng với bạn bè xung quanh. Khi bị gia đình khiến trách, các bạn sẽ đưa ra những lý do như để giảm stress, pháp luật không cấm để tránh né sự can ngăn từ gia đình, họ thậm chí còn dẫn chứng bằng việc nhà nước đã hợp thức hóa việc sử dụng loại chất kích thích này dù cho không hiểu rõ bản chất và nguồn gốc của loại chất kích thích đó. Sau một thời gian sử dụng thuốc lá điện tử, các cá nhân có xu hướng muốn trải nghiệm các loại chất gây nghiện bị nhà nước cấm, chẳng hạn như ma túy, ma túy tổng hợp, cần sa.
Vấn đề phòng ngừa tội phạm ở trẻ vị thành niên luôn được đề cập và nghiên cứu xuyên suốt, nhưng vẫn luôn là chủ đề nóng hổi cần được quan tâm liên tục. Bởi lẽ, xã hội đang phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh, đi cùng rất nhiều sự đổi mới có tác động trực tiếp đến giới trẻ, vì thế sẽ ln xuất hiện những vấn đề mới cần được giải quyết. Người chưa thành niên sống trong một xã hội thay đổi liên tục, vô vàn những thứ mới xuất hiện trong khi chưa có đủ nhận thức, chưa vững chãi về mặt tâm lý, cịn tị mị, thích khám phá và dễ bị tác động bởi yếu tố xung quanh sẽ khiến họ rất dễ sa vào tệ nạn. Tệ nạn là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm, nếu khơng có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì tỷ lệ tội phạm ở người chưa thành niên sẽ tiếp tục tăng cao và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Gia đình và nhà trường có vai trị vơ cùng quan trọng, là môi trường đầu tiên và tốt nhất để quản lý và giáo dục các em nhằm góp phần đẩy lùi và từng bước loại trừ tệ nạn dẫn đến phạm tội ở người dưới 18 tuổi.
Do đó, việc làm rõ các vấn đề cũng như những bất cập dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ thực hiện các hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở trẻ vị thành niên; hiểu được rằng văn hóa và giáo dục đóng vai trị tiên quyết trong việc hình thành nhận thức ở người trẻ; từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ lệch lạc ở người chưa thành niên cũng như giảm thiểu được tỷ lệ tội phạm là người chưa thành niên ở Việt
<i>Nam. Đó chính là lý do Nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài này: “Phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực ở lứa tuổi chưa thành niên”. </i>
<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến cơng trình </b>
Nghiên cứu về phịng ngừa hành vi lệch chuẩn ở trẻ vị thành niên trong thời đại ngày nay vẫn là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tất nhiên những cơng trình nghiên cứu đó khơng phải là về phòng ngừa hành vi lệch chuẩn ở trẻ vị
<i>thành niên, mà là về các chủ để có mối liên hệ gần gũi như: gia đình, tệ nạn xã hội, văn hóa, thanh thiếu niên …: </i>
- Phạm Thế Hùng (2012), “Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dưới góc độ tội phạm học”, Luận văn Thạc sĩ luật học, trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Thanh Trúc (2012), “Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), “Đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm - Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, số 01(56)/2010, tr.19 – 24, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Lê Huỳnh Tấn Duy (2017), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn Liên Hợp Quốc về tư pháp phục hồi”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, số 06(109)/2017, tr.37 – 43, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Trần Ngọc Lan Trang, Nguyễn Phương Thảo (2019), “Một số vấn đề pháp lý về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">2015”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, số 07(128)/2019, tr.67 – 75, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Vũ Quang Long (2012), “Phịng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích do người chưa thành niên thực hiện tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Đặng Thị Lệ Thu (2017), “Giải pháp phịng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên”, số 257, tr. 89-93, Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính
<b>Quốc gia. </b>
- Nguyễn Thị Nhung (2013), “Vai trị của gia đình trong phịng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội”, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
- Lý Văn Quyền (2021), “Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học”, Tạp chí cơng thương, số 14, tr. 41-45.
- Trịnh Thị Kim Ngọc (2020), “Tình trạng gia tăng tội phạm ở người chưa thành niên - một cảnh báo cấp thiết với phát triển bền vững xã hội ở nước ta”.
- BTP và UNICEF (2019), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam”.
- Báo cáo tại hội nghị góp ý cho “Dự án hỗ trợ người chưa thành niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016” do Sở LĐ-TB&XH Tp. Hồ Chí Minh và UNICEF tổ chức ngày 16/4/2013.
- Hướng dẫn của LHQ về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guideline for the Prevention of Juvenile delinquency/Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990.
- Trịnh Tiến Việt, “Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc nhìn tội phạm học”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, số 24/2008.
- Project, Plan in Vietnam (2011), “Final Review and Developmental Assessment of the Juvenile Crime Prevention and Reintegration”.
- Ngô Đức Anh, Ross, Michael W., Ratliff, Eric A. (2009), Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Ngô Thị Ngọc Anh, Hồng Thị Tây Ninh (2004), Phịng ngừa hành vi sai lệch ở vị thành niên nhìn từ góc độ giáo dục gia đình, Tạp chí khoa học về phụ nữ số 3.
- Nguyễn Thị Hoài Đức biên soạn (1997), Cha mẹ với tuổi vị thành niên, Nxb Y học, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hảo (2013), Giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo số 8.
- Trịnh Tiến Việt (2014), Chủ thể, phương thức và phương tiện kiểm soát xã hội đối với tội phạm, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, số 1.
Trong một xã hội phát triển như hiện nay, đời sống của con người được cải thiện nhiều, mức sống và thu nhập nâng cao đã tạo điều kiện để mỗi thành viên trong gia đình có cơ hội để phát triển bản thân. Tuy nhiên, môi trường xã hội mới cũng bắt đầu nảy sinh các mặt trái của nó. Đơn cử là số vụ ly hơn – tái hơn của các gia đình gia tăng tạo ra những tác động xấu đến quá trình trưởng thành của con nhỏ; hay vì lo chạy theo cơng việc, nhiều bậc cha mẹ cũng bỏ quên con cái mình, cứ tin rằng chu cấp tiền bạc cho con là đủ trong khi con cái đang ở trong độ tuổi hình thành nhân cách, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu của mơi trường xung quanh. Đó chính là nguyên nhân mà xã hội cho rằng đã khiến trẻ vị thành niên sa ngã vào các hành vi lệch chuẩn mực xã hội. Rõ ràng, cần phải có sự giáo dục đúng đắn của gia đình – nhà trường – xã hội để định hướng cho các em rời xa thói hư tật xấu. Ở khía cạnh này, các cơng trình nghiên cứu trước dường như đã lãng qn khía cạnh giáo dục của ba chủ thể này, hoặc chỉ thường quan tâm tới một chủ thể chứ quên đi tính liên kết cần thiết của gia đình – nhà trường – xã hội.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của gia đình và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào phân tích sâu về sự biến động của văn hóa, ảnh hưởng của văn hóa lên chuẩn mực xã hội, vai trị của gia đình – nhà trường – xã hội trong công tác phòng ngừa hành vi lệch chuẩn ở trẻ vị thành niên …. đó chính là các điểm mới mà cơng trình nghiên cứu của Nhóm tác giả
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">này. So sánh, đối chiếu kinh nghiệm trong phòng ngừa tội phạm ở người dưới 18 tuổi của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó rút ra kinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp, đặc biệt là về mặt văn hóa, giáo dục để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm ở người chưa thành niên tại Việt Nam.
<b>3.2. Nhiệm vụ của cơng trình nghiên cứu </b>
<i>Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu </i>
để làm rõ những kết quả nghiên cứu mà cơng trình nghiên cứu khoa học của Nhóm tác giả được kế thừa, chỉ ra những vấn đề mà cơng trình cần tiếp tục nghiên cứu.
<i>Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về “Phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực ở lứa </i>
tuổi chưa thành niên” và lý luận về văn hóa, chuẩn mực xã hội theo dịng lịch sử Việt Nam, trên cơ sở nhận diện rõ các đặc điểm, nội dung, bản chất của từng vấn đề. Đồng thời, trong đó Nhóm tác giả cũng đề cập tới vai trị và tầm quan trọng của gia đình và nhà trường trong định hình nên tính cách của trẻ vị thành niên.
<i>Ba là, đánh giá thực trạng quan điểm của người dân Thành phố Hồ Chí Minh về </i>
hành vi lệch chuẩn để làm rõ những hạn chế, vướng mắc, kết quả đã đạt được và ngueyen nhân, kết quả của những hạn chế đó làm căn cứ để Nhóm tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiêu quả giáo dục của nhà trường và gia đình đối với người chưa thành niên.
<i>Bốn là, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả </i>
giáo dục để định hình nên lối sống chuẩn mực ở người chưa thành niên.
<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
Nghiên cứu vấn đề lý luận về phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực ở lứa tuổi chưa thành niên và lý luận về văn hóa, chuẩn mực xã hội theo dòng lịch sử Việt Nam, thực trạng quan điểm của xã hội từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
Về độ tuổi của các đối tượng, Nhóm tác giả nghiên cứu chủ ở trẻ vị thành niên nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh lý, tâm lý, quan điểm, và những nguyên nhân tác động định hình nên các hành vi ở trẻ. Đồng thời, cơng trình cũng nghiên cứu các cá nhân ở những độ tuổi lớn hơn như: 20-25 tuổi, 25-35 tuổi, trên 35 tuổi để tìm hiểu các quan điểm khác nhau của các thế hệ đối với hành vi lệch chuẩn mực xã hội. Đồng thời cũng để hiểu hơn về tác động của “khoảng cách thế hệ” lên vấn đề giáo dục trẻ vị thành niên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Ngồi ra, Nhóm tác giả cũng muốn tìm hiểu các đối tượng dựa trên đặc điểm: “đã có con” hoặc “chưa có con”. Việc phân loại dựa trên đặc điểm này nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong quan điểm của con cái với cha mẹ, ông bà. Điều này sẽ phần nào giúp rút ngắn được khoảng cách thế hệ và sẽ giúp cơng trình nghiên cứu đưa ra được các kiến nghị, giải pháp để giáo dục trong gia đình và nhà trường hiệu quả hơn.
<b>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>
<i>Về phương pháp luận, cơng trình nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của Chủ </i>
nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Vận dụng quan điểm lịch sử khi đánh giá các vấn đề văn hóa, chuẩn mực xã hội, sự trưởng thành của người chưa thành niên trong một trạng thái luôn phát triển; đồng thời, xem xét các vấn đề ấy trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác, chẳng hạn như trong định hình mối quan hệ giữa văn hóa với các hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở người chưa thành niên; mối quan hệ giữa giáo dục với việc hình thành nhân cách ở trẻ v.v…
<i>Về phương pháp nghiên cứu, Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp dưới đây: </i>
Các phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, hệ thống hóa, chắt lọc liên ngành được sử dụng chủ yếu tại các phần lý luận để hệ thống các cơng tình nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý luận đã được các cơng trình, luận án trước nghiên cứu. Đó chính là
<i>“đứng trên vai người khổng lồ”: vận dụng sử hiểu biết của tri thức nhân loại, của </i>
những thế hệ đi trước để đạt được sự tiến bộ về trí tuệ. Nhóm tác giả cam đoan các thơng tin được đưa vào đề tài đều được trích nguồn rõ ràng.
Tại Chương 2 của cơng trình nghiên cứu, phương pháp khảo sát và thu thập thông tin cũng được sử dụng để đánh giá thực trạng và thực tiễn quan điểm của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề lệch chuẩn mực xã hội, để có cơ sở đưa ra những kiến nghị, định hướng và đề xuất để hoàn thiện vấn đề giáo dục của nhà trường và gia đình nhằm hồn thiện nhân cách trẻ vị thành niên.
Ngồi ra, ở chương 2, Nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ và nêu lên những hệ lụy nặng nề của các hành vi lệch chuẩn mực xã hội. Trên cơ sở các thông tin, tài liệu và dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của xã hội về phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực ở lứa tuổi chưa thành niên, Nhóm tác giả sẽ đánh giá, phân tích, tổng hợp và xem xét những
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">vấn đề liên quan để có cơ sở đề xuất những giải pháp mang tính khoa học phù hợp với lý luận và thực tiễn của xã hội.
Các phương pháp nghiên cứu nói trên được Nhóm tác giả sử dụng đan xen tại các Chương trong q trình nghiên cứu. Đó là các cơng cụ nhằm định lượng hóa, định tính hóa, phân tích và đối chiếu các thông tin thu thập được, cũng như xem xét những bất cập và hạn chế để có cơ đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục của gia đình, nhà trường nhằm đào tạo trẻ vị thành niên tốt hơn.
<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cơng trình nghiên cứu </b>
<i>Về lý luận: Với việc làm rõ những vấn đề lý luận của phòng ngừa hành vi lệch </i>
chuẩn ở lứa tuổi chưa thành niên và lý luận về văn hóa, chuẩn mực xã hội theo dịng lịch sử Việt Nam, cơng trình nghiên cứu đã góp phần củng cố và hoàn thiện về mặt lý luận cũng như góp phần xây dựng, hồn thiện thêm cơ sở lý luận khoa học để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thời đại mới. Hy vọng những tính mới trong lý luận của cơng trình nghiên cứu sẽ góp phần hồn thiện hơn các cơng trình nghiên cứu sau này.
<i>Về thực tiễn: Những quan điểm, kiến nghị và góp ý được đề cập trong cơng trình </i>
nghiên cứu có giá trị cho các sinh viên, học giả, cơ quan chuyên môn, cơ sở đào tạo tham khảo để đạt được tiến bộ về tri thức.
<b>7. Cấu trúc của cơng trình nghiên cứu </b>
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cơng trình nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Đặc điểm văn hóa Việt Nam và hành vi lệch chuẩn mực văn hóa
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn mực của người chưa thành niên
Chương 3: Thực tiễn hoạt động phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở lứa tuổi chưa thành niên và một số giải pháp phòng ngừa hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở lứa tuổi chưa thành niên
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN MỰC VĂN HÓA </b>
<b>1.1. Đặc điểm văn hóa Việt Nam </b>
Các chuẩn mực con người tồn tại rất đa dạng, phong phú và có thể thay đổi theo thời gian, khơng gian và phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa… Đó có thể là những lề thói (folk ways), tập tục (mores) hoặc có thể là những quy phạm pháp luật (legal norms hay legal regulations)<small>1</small><b>. Vậy nếu như văn hóa ln thay </b>
đổi, khiến cho các chuẩn mực xã hội cũng luôn thay đổi qua các thời đại, thì đâu mới
<b>là cái chuẩn mực đúng đắn để hướng người chưa thành niên noi theo? </b>
Mục tiêu của Chương này cũng nhằm để Nhóm tác giả trả lời câu hỏi trên, đồng thời cũng là nhằm mục đích:
- Để người đọc hiểu về tiến trình biến đổi của văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ; - Khẳng định dân tộc Việt Nam có nền văn hóa riêng biệt;
- Phân tích một số điểm tích cực và tiêu cực của đặc điểm văn hóa Nơng nghiệp. Những đặc điểm này hình thành nên định kiến của con người thời này khi phán xét người trẻ.
<b>1.1.1. Tiến trình văn hóa Việt Nam </b>
<i>Tiến trình văn hóa dân tộc Việt Nam có thể chia thành sáu giai đoạn</i><small>2</small>: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại.
<i>Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với </i>
Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
<i><b>- Lớp văn hóa bản địa </b></i>
Gồm giai đoạn văn hóa tiền sử, giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc.
<i>“Trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hịa Bình đã thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại: phát minh nông nghiệp … Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông </i>
<small>1Hồ Sĩ Quý, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, “Vấn đề xây </small>
<i><small>dựng chuẩn mực con người Việt Nam”, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương, </small></i>
<small> (truy cập ngày 27/6/2023)</small>
<small>2</small><i><small> Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, tr. 38 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>nghiệp sớm nhất”<small>3</small>. Ở các di chỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, </i>
Tràng Kênh, Gị Bơng, Đồng Đậu, Gị Mun … đã phát hiện ra những dấu tích của bào tử phấn lúa, vỏ trấu, gạo cháy, … có niên đại xưa từ vài nghìn năm trước Công Nguyên. Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn văn hóa ngày bằng hình ảnh Thần Nơng, nhân vật này đã được bổ sung vào kho tàng văn hóa Trung Hoa.<small>4</small>
<i>Về mặt khơng gian, theo truyền thuyết, bờ cõi nước Xích Quỷ trải dài từ Bắc </i>
Trung Bộ đến hồ Động Đình<small>5</small> chính là nơi người Nam Á - Bách Việt xưa sinh sống. Đó là khơng gian gốc của văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau này là một bộ phận nằm trong khu vực đại lý này, cũng như người Lạc Việt là một phần của bộ phận của khối dân cứ Nam Á - Bách Việt.
<i>Về mặt thời gian, thiên niên kỉ thứ III trước Công Nguyên ứng với giai đoạn đầu </i>
thời đại đồ đồng, cũng chính là thời điểm hình thành chủng Nam Á (Bách Việt). Trên phương diện này, vai trị của cùng văn hóa Nam Á đối với khu vực hết sức to lớn, và ảnh hưởng của nó đã được các nhà khảo cổ tìm thấy khắp từ nam Trung Hoa, Thái Lan đến toàn bộ vùng Đơng Nam Á hải đảo.<small>6</small>
Như vậy, có thể thấy người Lạc Việt (một phần của người Bách Việt) đóng một vai trị quan trọng hình thành nên văn hóa khu vực. Chính những thành tựu của thế giới Đông Nam Á cổ đại mà trong đó có phần đóng góp của tổ tiên các dân tộc Việt Nam ấy đã làm nên cái nền vững chắc cho sự phát triển của văn hóa khu vực và văn hóa Việt Nam sau này. Chẳng qua là vì trong một thời gian dài, dưới áp lực của định
<i>kiến “lấy Trung Hoa làm trung tâm” mà người ta khơng thể hình dung được rằng </i>
phương Nam đã có một nền văn hóa riêng từ thời tiền sử và khơng hề là một bản sao chép của văn hóa Trung Hoa.
<i><b>- Lớp văn hóa giao lưu với Trung hoa và khu vực </b></i>
Gồm giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt.
<small>3</small><i><small> Phan Huy lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh - Lịch sử Việt Nam, NXB ĐH&GDCN, H 1991 </small></i>
<small>tr.20 – Trích theo Trần Ngọc Thêm (2) tr. 38 </small>
<small>4</small><i><small> Đinh Gia Khánh, Thần thoại Trung Quốc (NXB KHXH, 1991) và phụ lục Vấn đề nguồn gốc Nam Á của Thần Nông và một số nhân vật thần thoại Trung Hoa trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc </small></i>
<small>Thêm (NXB TP HCM, 1997, tr. 86-89) – Trích theo Trần Ngọc Thêm (2) tr. 39 </small>
<small>5 Sau này, sách vở Trung Hoa và Việt Nam thường lấy núi Ngũ Lĩnh là ranh giới Bắc-Nam và dùng cách nói Lĩnh Nam (vùng phía nam núi Ngũ Linh) để chỉ nước ta </small>
<small>6 Trần Ngọc Thêm (2) tr. 40-41 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa, và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng của Trung Hoa.
<i>- Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc </i>
Khởi đầu từ Trước Công Nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là<small>7</small>:
i. Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc.
ii. Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, bắt nguồn từ: (1) sự suy thối tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao; (2) sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.
iii. Đặc điểm thứ ba là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu - tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực. Cũng tức là mở đầu cho q trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực. Thú vị rằng tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa, nhưng trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa chưa nhiều, Nho giáo hầu như chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.
Lý do cho sự kiện này rất đơn giản: đó là văn hóa Trung Hoa đến theo quá trình xâm lược, cố tình tìm cách áp đặt vào để đồng hóa người Việt Nam. Trong khi đó thì Phật giáo đến Việt Nam (ban đầu trực tiếp từ Ấn Độ, sau đó qua ngả đường Trung Hoa) một cách hịa bình, nên được người Việt Nam đồng ý tiếp nhận. Bởi thế, cùng với sự chống giặc Phương Bắc mạnh mẽ về mặt chính trị, nét chủ đạo của giai đoạn
<i>này là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.<small>8</small></i>
Vì thế nên suốt các thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Hoa nói chung và Nho giáo nói riêng vẫn khơng thể nào ảnh hưởng sâu sắc được vào làng xã Việt Nam. Kể cả sử sách Trung Hoa thời kì này, những đoạn viết về Phật giáo Giao Châu thì nhiều mà nói về Nho giáo thì rất ít.<small>9</small>
<small>7 Trần Ngọc Thêm (2) tr. 44 </small>
<small>8</small><i><small> Ngọc Anh, “Vì sao khơng thể Hán hóa người Việt”, Báo Thanh niên, </small></i><small>han-hoa-nguoi-viet-185596272.htm (truy cập ngày 4/5/2023) </small>
<small> Trần Ngọc Thêm (2) tr. 46 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i>- Giai đoạn văn hóa Đại Việt </i>
Nhờ đã có được nền móng vững vàng tạo nên từ đỉnh cao rực rỡ trong lớp văn hóa bản địa, tinh thần Văn Lang - Âu Lạc vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong suốt ngàn năm Bắc thuộc, để khi bước sang giai đoạn văn hóa Đại Việt (kể từ khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán), chỉ sau ba triều đại (Ngô – Đinh - Tiền Lê) lo việc gây dựng lại đất nước, văn hóa Việt Nam đã khơi phục và thăng hoa nhanh chóng.
Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa VN với hai cột mốc: Lý - Trần và Lê (Đại Việt là quốc hiệu của nước ta trong thời kì này). Truyền thống tổng hợp bao dung của văn hóa dân tộc (lớp văn hóa bản địa), được tiếp sức bởi văn hóa Phật giáo giàu lịng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc), đã làm nên linh hồn của thời đại Lý - Trần. Văn hóa Lý - Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo và, cùng với nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo. Đồng thời cũng mở rộng cửa
<i>cho việc tiếp thu cả Đạo giáo. Với sự ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo kết hợp với truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hóa dân tộc Việt Nam thời kỳ Lý - </i>
Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.<small>10</small>
Thế là, Nho giáo (và cùng với nó là văn hóa Trung Hoa) mà trong suốt thời Bắc thuộc đã không thể thâm nhập sâu rộng được, thì giờ đây, từ khi được nhà Lý mở cửa và đặt nền móng (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử năm 1070, lập trường Quốc Tử Giám năm 1076…), đã thâm nhập mạnh mẽ. Đến giữa thời Trần, Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều đình, các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại cơng kích Phật giáo ở nhiều phương diện. Đến thời Lê, Nho giáo đạt đến độ
<i>thịnh vượng nhất và kiểm sốt tồn bộ guồng máy xã hội. Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo. Tính cách trọng động (cứng rắn, độc tôn…) </i>
đã thâm nhập dần vào xã hội Việt Nam, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo; pháp luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày một bị khinh rẻ… Văn
<i>hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác: văn hóa Nho Giáo </i>
<small>10 Hồng Hải Vân, “Lịng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2: Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’”, </small>
<i><small>Báo Thanh niên, </small></i>
<small> (truy cập ngày 10/5/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><i><b>- Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây </b></i>
Gồm giai đoạn văn hóa Đại Nam và giai đoạn văn hóa hiện đại.
Cho đến nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Tại
<i>đây, cũng có hai xu hướng trái ngược: Một bên là xu hướng Âu hóa, bên kia là xu hướng chống Âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây. Tuy vậy, biểu hiện </i>
của lớp văn hóa này không phân rõ theo từng giai đoạn mà đan cài trong không gian và thời gian.
<i>- Giai đoạn văn hóa Đại Nam </i>
Được thành hình từ thời các chúa Nguyễn và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc. Tên gọi Đại Nam của quốc gia xuất hiện từ thời Minh Mạng, đó là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong giai đoạn này, Văn hóa Đại Nam có các đặc điểm:
<i>Thứ nhất, từ những tiền đề mà triều đại Tây Sơn đã chuẩn bị với sự hoàn tất của </i>
nhà Nguyễn, lần đầu tiên nước ta có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau.
<i>Thứ hai, sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, đến nhà Nguyễn, Nho giáo </i>
lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày một suy tàn, khơng cịn ảnh hưởng mạnh mẽ và được nhân dân tin theo như thời kỳ hưng thịnh trước đây.
<i>Thứ ba, khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hóa phương Tây, cũng là khởi đầu </i>
thời kì văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm văn hóa Việt Nam biến đổi về mọi phương diện. Lối tư duy phân tích phương Tây đã bổ sung khá nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống: ý thức về vai trò cá
<b>nhân được nâng cao, dần bổ sung và phần nào cũng thay thế cho ý thức cộng đồng </b>
truyền thống. Đô thị ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, làng xã vẫn đóng vai trị quan trọng nhưng mất đi vị thế độc tôn như trước. Tất cả đã khiến cho lịch sử văn hóa Việt Nam lật sang trang mới.
<i>- Giai đoạn văn hóa hiện đại </i>
Được chuẩn bị từ trong lịng văn hóa Đại, sự giao lưu với phương Tây đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư tưởng của K. Marx, V.I. Lenin. Từ những năm đầu thế kỷ 20 trở lại đây, rõ ràng là văn hóa Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.<small>11</small>
<small>11</small><i><small> Nguyễn Thị Đảm, SỰ TIẾP BIẾN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XX </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Tuy nhiên, vì văn hóa là tiếp nối, một giai đoạn văn hóa dù cho là ngắn nhất (như Đại Nam) cũng phải tính bằng vài thế kỉ, cho nên mấy chục năm tồn tại của giai đoạn văn hóa hiện đại chưa cho phép chúng ta tổng kết đầy đủ những đặc điểm của nó: Đây
<i>là giai đoạn văn hóa dạng định hình.</i><small>12</small>
<i><b>Bảng 1.1: Các giai đoạn văn hóa và văn tự </b></i>
<b>Lớp văn hóa bản địa Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa </b>
<b>và khu vực </b>
<b>Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây </b>
<b>GIAI ĐOẠN VĂN HĨA </b>
1. Giai đoạn văn hóa tiền sử
3. Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
5. Giai đoạn văn hóa Đại Nam
2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc
4. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
6. Giai đoạn văn hóa hiện đại
<b>GIAI ĐOẠN VĂN TỰ </b>
A. Giai đoạn văn tự cổ B. Giai đoạn chữ Hán, chữ Nôm
C. Giai đoạn chữ Quốc ngữ
<i><b>Sự biến đổi của Chuẩn mực đạo đức xã hội Việt Nam, theo tiến trình của Giai đoạn Văn hóa Hiện đại </b></i>
Chuẩn mực xã hội sẽ luôn biến đổi theo mỗi giai đoạn, tùy theo Văn hóa, Kinh tế và Chính trị. Để có cái nhìn sơ lược về q trình biến đổi và phát triển của Chuẩn mực xã hội Việt Nam, ta cần xem xét nó trong một khoảng thời gian cụ thể và gần gũi hơn, đó là trong Giai đoạn của Văn hóa Hiện đại. Thơng qua đó, chúng tơi muốn nhìn nhận lại những giá trị văn hố chuẩn mực truyền thống chân chính đã bị xói mịn theo tiến trình lịch sử, qua đó định hình nhóm văn hóa chuẩn mực phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên. Tất nhiên, Nhóm tác giả muốn để người đọc có cái nhìn rộng mở hơn, chấp nhận rằng những Chuẩn mực quy tắc mà xã hội hiện tại đang muốn trẻ vị thành niên noi
<small>12 Trần Ngọc Thêm (2) tr. 48 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">theo khơng thể là tồn bộ các chuẩn mực của thời đại trước mà cần phải có sự biến đổi, dung hịa với một số đặc điểm mới của thời đại.
Xem xét chuẩn mực đạo đức Việt Nam, các học giả tiếp cận và trình bày qua các thời kỳ lịch sử có khác nhau:
<i>Trước Cách mạng tháng Tám, Giáo sư Đào Duy Anh viết: “người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn thực học, thích thành sáo hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hịa hỗn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đốn thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền bắc ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngồi, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Thường thì nhút nhát và chuộng hịa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác, chế nhạo”</i><small>13</small>
<i>Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt </i>
Nam giành được quyền độc lập dân tộc, nhưng rồi cả dân tộc lại phải bước vào một cuộc chiến để giành quyền độc lập dân tộc trọn vẹn, thống nhất đất nước kéo dài 30 năm từ tay người Pháp rồi người Mỹ. Yêu cầu tối thượng của lịch sử những năm tháng ấy là vận mệnh dân tộc, khiến cho quy chuẩn xã hội hướng về tinh thần dân tộc, hy sinh tất cả để giành độc lập.
<i>Sau năm 1954, mục tiêu của dân tộc gồm cả xây dựng đất nước, chuẩn mực xã hội thời kỳ này cũng có sự thay đổi. Giáo sư Trần Văn Giàu nhấn mạnh 7 nội dung: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” . Nói đến các giá </i>
trị đạo đức của dân tộc Việt Nam chúng ta khơng thể khơng nói đến những đặc điểm
<i>khác như sự thơng minh, sáng tạo, lịng nhân ái, trung thực, giản dị, thủy chung, nhân nghĩa, vị tha, đức độ, giản dị, khiêm tốn, thật thà, nhẫn nại chịu đựng, trọng chữ </i>
<small>13</small><i><small> Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Tái bản 1992, NXB Thành phố Hồ Chí Minh </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><i>“tín”. Đây là những thước đo giá trị nhân cách của con người Việt Nam và vẫn luôn </i>
được đánh giá cao và cần được tuân thủ trong thời kỳ hiện nay.<small>14</small>
<i>Sau năm 1975, đất nước hịa bình, các chuẩn mực đạo đức mới chưa kịp định hình, </i>
đất nước rơi vào một thời kỳ đầy rẫy khó khăn. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mơ hình Xơ viết ở nước ta đứng trước những bế tắc, trong khi đó, ở Đơng Âu, các nước chủ nghĩa xã hội theo mơ hình Xơ viết lần lượt đổ vỡ.
Đảng và Nhà Nước lại lãnh đạo toàn dân tộc đi vào cuộc Đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy duy kinh tế, thay đổi cơ chế vận hành của nền kinh tế cho phù hợp với yêu cầu mới của một thời kỳ mới. Chuẩn mực xã hội hướng về đạo đức công dân với
<i>những giá trị: yêu nước (tất cả hy sinh cho vận mệnh đất nước được thay thế bằng yêu nước, tất cả cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh). Nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, khiến các chuẩn mực đạo </i>
đức phải thay đổi<small>15</small>.
Cần nhìn vào Bối cảnh thời đại để hiểu văn hóa sẽ được định hình như thế nào. Karl Marx đã viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng<small>16</small>”. Kinh tế chính là cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội, nó ảnh hưởng sâu sắc tới các kiến trúc thượng tầng khác, bao gồm cả văn hóa và các chuẩn mực xã hội<small>17</small>. Thật vậy, bắt đầu công cuộc Đổi mới, từ năm 1986, Đảng, Nhà nước ta chủ trương thay đổi cơ chế vận hành nền kinh tế nước ta. Cơ chế thị trường của nền kinh tế làm cho các hoạt động và dịch vụ văn hoá trở nên năng động, đa dạng và phong phú hơn, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro, phức tạp khó lường. Mặt trái của cơ chế thị trường là không chỉ làm thay đổi những tập tục truyền thống cũ mà cịn tác động đến từng gia đình, các quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng. Nền kinh tế vận hành
<small>14</small><i><small> Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyển thống của dân tộc Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, </small></i>
<small>tr.108 </small>
<small>15 Nguyễn Chí Bền (2016), “Chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ </small>
<i><small>mới”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập (32), Số (1S), tr. 105 </small></i>
<small>16</small><i><small> C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. </small></i>
<small>17 Theo Wikipedia (truy cập ngày 24/06/2023): </small>
<small>Cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, là tổng hợp những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Thông thường, cơ sở hạ tầng của một xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định bao gồm ba loại quan hệ sản xuất: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống (tương lai) - trong đó, quan hệ sản xuất thống trị quy định, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại. </small>
<small>Kiến trúc thượng tầng hay thượng tầng kiến trúc là một khái niệm trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx và Friedrich Engels đưa ra dùng để mơ tả tồn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Theo đó, kiến trúc thượng tầng là tồn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội... </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">theo cơ chế thị trường, khiến đất nước ta đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tác động đến chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.<small>18</small>
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới không chỉ trong kinh tế, khoa học kỹ thuật, mà còn cả trong tính cách, đạo đức. Bối cảnh kinh tế mới thúc đẩy con người tích cực tìm kiếm, sáng tạo, thức ứng với hồn cảnh. Bên cạnh đó, con người cũng cần trau dồi phẩm chất đạo đức của con người văn minh, hiện đại, sống và làm việc có kỷ luật, với ý thức tự giác, nỗ lực vươn lên. Do vậy, một số giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam cũng dần thay đổi để đáp ứng với yêu cầu hiện tại. Trong bối cảnh mới, con người cần phải chủ động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiên trì, học hỏi. Những phẩm chất đạo đức như tính nguyên tắc, cởi mở, có kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp, tuân thủ pháp luật, biết giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình, cộng đồng, xã hội cũng cần được hình thành rõ nét hơn. Những giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam cũng như những nhân cách và đạo đức mới về kinh doanh, ứng xử, ý thức nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn để tồn tại và phát triển địi hỏi mỗi con người phải thích ứng và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Mặt khác, một cách tiêu cực, sự thay đổi cách vận hành kinh tế cũng khiến con người Việt Nam trở nên đề cao vật chất, coi thường các giá trị đạo đức của con người. Đó là một thực trạng đau lịng mà xã hội Việt Nam ngày may đang phải đối mặt. Cùng với đó, cũng trong thời kỳ này, sự xuất hiện của internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới đã khiến xã hội, con người đến với những biến động và thử thách mới. Các phương tiện truyền thông mới tác động đến đạo đức, chuẩn mực của người Việt Nam ít nhất trên các phương diện:
i. Quan niệm về về giá trị và các chuẩn mực đạo đức của con người trong thế giới ảo không như trong thế giới của cuộc đời thực;<small>19</small>
ii. Con người có nhu cầu tự thể hiện cái tơi trong thế giới ảo một cách mãnh liệt;
<small>18 (2009), Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống, tr. 23 </small>
<small>19 Chẳng hạn như người hay khoe mẽ trên mạng xã hội lại được xem trọng, còn đối với thế giới thực, tính cách hay khoe mẽ là một tính xấu. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">iii. Tình trạng bạo lực mạng, xúc phạm nhân phẩm người khác diễn ra thường xuyên. Kẻ thực hiện thì khơng lo sợ hậu quả họ có thể che giấu được danh tính, những người dùng mạng khác thì lại có xu hướng cổ súy cho hành động này;
iv. Đa số nội dung trên Internet khích lệ xã hội tơn trọng các giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị đạo đức của con người;
Tóm lại, trong thời đại đạo đức, chuẩn mực xã hội Việt Nam đang chịu nhiều biến động như hiện nay, con người Việt Nam cần phải duy trì những chuẩn mực đạo đức căn bản, được cả xã hội chấp nhận. Đó là những quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi ứng xử, thói quen, tập quán... đạo đức truyền thống đã được gìn giữ và nâng cao dù cho chuẩn mực, văn hóa của các thời kỳ có thay đổi, trở thành một tình cảm sâu sắc, một lẽ sống của toàn thể nhân dân, một niềm tự hào cao quý ở mỗi người được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc Việt Nam sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vẫn đứng vững và phát triển được như ngày hơm nay là vì chúng ta đã ln gìn giữ và phát huy được bản sắc dân tộc mình, đó là giá trị đạo đức truyền thống.
Cùng với đó, cần phải nhận ra những mặt trái thuộc về bản tính cố hữu của dân tộc để học hỏi những ứng xử văn minh từ các dân tộc tiến bộ: chấp nhận sự du nhập của các quan điểm, hành vi ứng xử, thói quen mới. Cần trung hòa những giá trị cũ và mới ấy để tạo nên một Chuẩn mực xã hội, hướng trẻ vị thành niên noi theo.
<b>1.1.2. Một số đặc điểm của Văn hóa Việt Nam hình thành từ xã hội nông nghiệp </b>
Các tư tưởng nhận thức Việt Nam nói riêng và phương Đơng nói chung, dù là có nguồn gốc cổ xưa (như Âm dương, Ngũ hành) hay mới được bồi đắp trong những giai đoạn sau của lịch sử (như các tư tưởng Nho - Phật - Đạo) thì đều xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp. Ngày nay, xã hội Việt Nam theo sự chuyển biến của thời đại, đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, những thế hệ đi trước (như ông bà, cha mẹ) vẫn thường đánh giá con cháu (thế hệ ngày nay) dựa theo những định kiến hình thành nên từ một số đặc điểm của văn hóa xuất phát từ xã hội nơng nghiệp. Vì thế, dưới đây Nhóm tác giả sẽ phân tích một số đặc điểm xuất phát từ nền kinh tế trọng nông, không đề cao trao đổi hàng hóa, nhằm bình luận cả về
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">những mặt tích cực và tiêu cực của các đặc điểm văn hóa này, từ đó, cha mẹ, ơng bà và con cái sẽ có cái nhìn rộng mở hơn đối với các quan điểm, chuẩn mực xưa và nay.
<i><b>- Tính Cộng đồng và tính Tự trị - hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt </b></i>
<i><b>Nam </b></i>
<i><b>Bảng 1.2: Chức năng, bản chất, hệ quả của tính cộng đồng và tính tự trị </b></i>
<b>Chức năng </b> Liên kết các thành viên Xác định sự độc lập của làng
<b>Bản chất </b> Dương tính, hướng ngoại Âm tính, hướng nội
<b>Biểu tượng </b> Sân đình, bến nước, cây đa Lũy tre
- Nếp sống tự cấp tự túc
<b>HỆ QUẢ XẤU </b>
- Sự thủ tiêu vai trị cá nhân - Thói dựa dẫm, ỷ lại; - Thói cào bằng; đố kị
- Ĩc tư hữu, ích kỷ; - Óc bè phái, địa phương;
Tính cộng đồng nhấn mạnh vào SỰ ĐỒNG NHẤT. Do đồng nhất cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ cho nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà. Bởi vậy nên người Việt Nam ln có tính tập thể rất cao, thích hịa đồng vào cuộc sống chung, đó là một trong những ngun do hình thành nên văn hóa làng xã ở xã hội Việt Nam xưa.
Mặt khác, lại cũng chính do tính đồng nhất ở người Việt xưa, ý thức về con người cá nhân khơng được coi trọng và khơng có cơ sở để phát triển. Người Việt ln hịa tan vào các mối quan hệ xã hội (với người này là em, người kia là cháu, với người khác nữa là anh/chị…), giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với truyền thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.<small>20</small>
Sự đồng nhất (giống nhau) cịn dẫn đến thói hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Nước
<i>trơi thì bèo trơi, Nước nổi thì thuyền nổi. Tệ hơn nữa là tình trạng Cha chung không ai </i>
<small>20 Trần Ngọc Thêm (2) tr. 100. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><i>khóc; Lắm sãi khơng ai đóng cửa chùa, v.v…, có thể lấy dẫn chứng là sự thụt lùi trong </i>
kinh tế ở thời bao cấp, thói dựa dẫm, ỉ lại, cho rằng mình có khơng làm thì cũng có người khác làm, khiến cho năng suất sản xuất giảm mạnh, sự nghèo đói xảy đến.
Một nhược điểm trầm trọng nữa là thói cào bằng, đố kị khơng muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau). Sự ghen ghét, đố kỵ hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và giận dữ, cọc cằn vì điều ấy. Sự ghen ghét, đố kỵ thường không chỉ dừng lại trong suy nghĩ mà nó ln bộc lộ ra ngồi thơng qua hành động lời nói để giải tỏa cảm xúc tiêu cực (ấm ức, tự ti) bên trong.
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối: dù là cái tốt, mà đứng riêng rẽ rẽ thì trở thành xấu; ngược lại, cái xấu, nhưng là tập thể cùng xấu thì lại trở nên bình thường: “Toét mắt là tại hướng đình, Cả làng cùng toét, riêng mình em đâu!”
Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào SỰ KHÁC BIỆT. Khởi đầu là so sánh sự khác biệt của cộng đồng này với cộng đồng khác. Sự khác biệt là cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu, nên người Việt Nam có truyền thống cần cù. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình.
Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt - cơ sở của tính tự trị - mà
<i>người Việt Nam xưa hình thành nên thói xấu là óc tư hữu ích kỉ: “Bè ai người nấy chống, Ruộng ai người nấy đắp bờ; Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu”. Ĩc tư hữu ích </i>
kỉnảy sinh từ tính tự tri của làng xã Việt cũng bị chính người Việt mỉa mai, phê phán:
<i>“Của mình thì giữ bo bo, của nguời thì thả cho bị nó ăn”. </i>
Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục bộ. Làng nào biết làng ấy, chỉ lo phát triển làng xã mình, chứ có mấy khi mảy may quan tâm tới làng ngoài. Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt - cơ sở của tính tự trị là óc gia trưởng - tơn ti: Tính tơn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó khơng phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lý quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, khiến cho người ta đâu dám làm cái mới, làm cái khác biệt<small>21</small>. Đó là một trong những rào cản lớn khiến
<small>21 Trần Ngọc Thêm (2) tr. 101 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">xã hội nông nghiệp Việt Nam thiếu đi những sáng kiến khoa học, mãi không thể phát triển.
Tuy nhiên, cũng cần làm rõ rằng chính óc gia trưởng mà Nhóm tác giả đề cập tới phía trên là gia trưởng tiêu cực, không phải là bản chất tốt đẹp của tính gia trưởng mà đàn ơng Việt Nam trong xã hội xưa hướng tới. Theo Nho giáo, gia trưởng là người làm chủ của gia đình, là người sẽ gánh vác những trách nhiệm lớn trong gia đình. Ở gia đình, gia trưởng được tạo ra để hỗ trợ, kiểm sốt quy tắc, luật lệ giúp gia đình, con cái phát triển tốt hơn, đó là đầu tàu vận hành của hệ thống gia đình. Xã hội được hình thành trên cơ sở tập hợp nhiều gia đình, dịng tộc vì thế mà tính gia trưởng lại càng quan trọng trong việc quản lý xã hội và quốc gia, lèo lái đất nước đương đầu gió to bão lớn. Theo quan điểm của xã hội nông nghiệp, đàn ông sẽ là người làm chủ bởi quan niệm xưa cho rằng đàn ơng có tính nhanh nhẹn, to khỏe, mạnh mẽ nên sẽ đại diện cho uy quyền. Ngày nay, khi nền kinh tế khơng cịn phụ thuộc vào sức người, vai trị của phụ nữ và đàn ơng là bình đẳng nên bất kể giới tính nào cũng có thể làm chủ gia đình và xã hội. Nếu trong một gia đình mà người chồng khơng chủ động gánh vác kinh tế, ẻo lả, thích chăm sóc con cái, người vợ thì lanh lợi, lo làm kinh tế và có cái uy quyền thì tất nhiên “ghế gia trưởng” thuộc về người vợ, miễn sao gia đình vẫn đi vào nề nếp (tất nhiên đạo lý này sẽ không đúng nếu so sánh vai trò của giới theo lý thuyết âm dương xưa, nhưng thuận theo sự biến đổi của xã hội, âm dương đảo chiều, nhiều người đàn ông không học và giữ được nét uy phong của người quân tử theo quan niệm truyền thống mà trở nên uỷ mị nên mới tồn tại những mối quan hệ vợ chúa chồng tôi). Tuy nhiên, sự “uy quyền” của đàn ông hay đàn bà cũng phải ở mức cho phép thì nó mới đúng là óc gia trưởng đúng đắn, nếu sự gia trưởng trở nên thái quá thì đó là mặt tiêu cực mà mọi người đàn ơng và cả phụ nữ hiện đại phải tránh. Óc gia trưởng tiêu cực là tập hợp của các tính cách xấu: áp đặt một chiều, không bản thảo thống nhất, ln tự cho mình đúng, khơng có tính cơng bằng, tư lợi cá nhân, lạm dụng cảm xúc để bắt nạt người khác v.v…
Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy, đặc tính tư duy lại cùng chính mơi trường sống hình thành nên tính cách của dân tộc. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước và lối sống tư duy biện chứng, như ta đã biết, dẫn đến sự hình thành nguyên lý âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho nên tính chất nước đơi chính là một đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Người Việt đồng thời vừa có tinh thần đồn kết tự lại vừa
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng; vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa có óc gia trưởng tơn ti; vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trị cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại; vừa có tính tập thể hồ đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương. Tất cả những cái tốt và cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam, bởi lẽ tất cả đều xuất phát từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi tùy hồn cảnh mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được phát huy, đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống của của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương có thể lại nổi lên. Dẫn chứng chính là cuộc chiến tranh với Pháp - Mỹ suốt hơn 100 năm, dân tộc Việt Nam đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm, dù cho có là cường quốc mạnh mẽ cũng phải quay đầu bỏ chạy. Ngược lại, khi đất nước chỉ vừa thống nhất vài chục năm, đã xuất hiện biết bao đại án tham nhũng, rút ruột công trình gây ra bao hệ lụy cho xã hội. Khiến cho nền văn hóa của dân tộc suy tàn.
Đến thời Nguyễn, công cuộc khai phá đồng bằng Nam Bộ đã đem lại thêm một bộ mặt mới cho làng xã Việt Nam. Làng xã Bắc Bộ cổ truyền tự khép kín thì nét đặc trưng chung của thôn ấp Nam Bộ là tính mở. Tính cách người nơng dân Nam Bộ do vậy cũng trở nên phóng khống hơn, làm bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, được đến đâu hay đến đó. Việc tổ chức thơn ấp theo các dịng kênh, các trụ giao thông thuận tiện là sản phẩm của thời đại, khi kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Khí hậu ở Nam Bộ ổn định, hầu như ít gặp thiên tai bất thường; khống sản trù phú, cá tơm thì cứ vớt dưới sơng lên là có, đất đai thì màu mỡ khiến cho ruộng lúa xanh tốt bạt ngàn. Đó chính là lý do hình thành nên tính phóng khống ở người Nam Bộ xưa, nên vùng này dễ tiếp nhận hơn những ảnh hưởng từ bên ngồi của văn hóa phương Tây (kể cả những ảnh hưởng tiêu cực thời Pháp, Mỹ…)
<i><b>- Người việt xưa thường sống gần gũi, liên kết với nhau </b></i>
Những người có cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình, gia đình là đơn vị cấu thành nên gia tộc. Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm và chính họ cũng mong muốn cưu mang nhau về mặt vật chất, tình cảm: Sẩy cha cịn chú, sẩy mấy bú dì; và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị: Một người làm quan, cả họ được nhờ. Tình làng nghĩa xóm của người Việt cũng nói lên mong muốn liên kết, gần
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">gũi với nhau của người Việt. Những người sống gần nhau, như hàng xóm, thường liên kết chặt chẽ với nhau kể cả không có máu mủ ruột thịt. Sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm làng, xóm.
Đặc điểm văn hóa này hình thành nên ở người Việt suốt hàng ngàn năm lịch sử là do: Thứ nhất, để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cần cần nhiều sức người của xã hội nông nghiệp, người dân Việt Nam truyền thống không chỉ cần sinh con cái nhiều mà cả hàng xóm, họ hàng cũng sẵn sàng cấy cày ruộng người kia. Điều đó phần vì tình cảm, phần cũng vì để sau này bản thân có bệnh tật ốm yếu thì người kia cũng lại giúp đỡ mình. Thứ hai, để đối phó với nguy hiểm từ môi trường xã hội (nạn trộm cướp…), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì vậy, mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức bán anh em xa, mua láng giềng gần. Nguyên tắc này hòa hợp được với nguyên tắc Một giọt máu đào hơn ao nước lã: Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
Có thể thấy lối sống gần gũi liên kết với nhau này cũng chính là nguồn gốc hình thành nên tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tơn trọng, bình đẳng với nhau. Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc; trong lịch sử, nền dân chủ nơng nghiệp này có trước nền dân chủ tư sản của phương Tây<sup>22</sup>, và nó có sự khác biệt với tính dân chủ bình đẳng của người Hy Lạp - La Mã.
Phân tích từ lối sống gần gũi, liên kết được hình thành từ xã hội nông nghiệp, ta thấy được nhiều đặc tính tốt đẹp của người Việt xưa. Tuy nhiên, nếu xét về các nguyên do hình thành nên đặc điểm văn hóa ấy, Nhóm tác giả cho rằng lối sống gần gũi, liên kết tình làng nghĩa xóm, bỏ anh em xa mua láng giềng gần… của người Việt không thể phồn thịnh như trong xã hội Nông nghiệp xưa.
<i>Thứ nhất, con người hiện đại không cần lo lắng về mối nguy hiểm đến từ môi </i>
trường tự nhiên. Động vật hoang dã không thể xâm phạm vào thành phố; hạn hán, lũ lụt có khiến mùa màng thất thu cũng khơng thể khiến nạn đói xảy ra trong xã hội ngày nay…
<i>Thứ hai, các nguy hiểm đến từ xã hội như nạn trộm cướp, khủng bố, hiếp dâm, giết </i>
người thì đa số đều cần và đã được các Cơ quan Nhà nước bảo vệ, khơng có nhiều
<small>22 Điều này cho thấy văn hóa của người Việt Nam xưa đã có tính dân chủ. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">trường hợp cần đến hàng xóm xung quanh, phần nào khiến cho lối sống làng xã khơng cịn phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố, thành thị. Thứ ba, nền kinh tế ngày nay phần lớn dựa vào tri thức, khiến cho người ta khơng cịn cần nhiều đến sức người. Việc nặng nề thì đã có máy móc lo, việc khó khăn cần nhiều đến trí óc thì rõ ràng có đơng người đơi khi cũng chẳng giải quyết được gì. Hơn nữa, nền kinh tế hàng hóa cũng coi trọng những sự sáng tạo, đặc biệt của mỗi cá nhân, khiến cho ý thức về con người cá nhân ngày càng phát triển trong xã hội Việt Nam hiện đại. Tất cả những lý do trên đã góp phần khiến cho lối sống gần gũi liền kết được hình thành từ xã hội nông nghiệp dần bị mai một, đồng thời khiến cho chủ nghĩa cá nhân ở Việt Nam ngày càng hưng thịnh.
<b>1.2. Chuẩn mực và hành vi lệch chuẩn mực xã hội 1.2.1. Chuẩn mực xã hội </b>
<i><b>- Khái niệm chuẩn mực xã hội </b></i>
Con người là “động vật có tính xã hội”, họ khơng thể sống độc lập mà phải cùng sống, cùng có mối liên hệ với nhau để tồn tại và phát triển như một thực thể của xã hội. Ở bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội dựa trên cơ sở lợi ích, biểu hiện mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Trong đời sống xã hội, con người luôn thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích nhất định, dù được tự do hoạt động theo ý muốn cá nhân nhưng con người vẫn là một phần của xã hội, nghĩa là từng hành động của cá nhân đều có sự tác động nhất định đến các cá nhân khác. Vì vậy, khi con người đặt mình trong các nhóm xã hội nói riêng hoặc xã hội nói chung đều cần tuân theo những quy tắc, yêu cầu của những người xung quanh để định hướng hành động của mình sao cho phù hợp với tập thể, để vẫn đạt được lợi ích cá nhân mà khơng ảnh hưởng đến tồn thể. Chính từ đó, xã hội xuất hiện nhu cầu có các phương tiện nhất định để điều tiết, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp của đời sống. Các phương tiện đó chính là hệ
<b>thống các chuẩn mực xã hội. </b>
Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.<small>23</small>
Chuẩn mực xã hội không phải là một khái niệm tĩnh hay phổ quát mà chúng sẽ thay
<b>đổi theo thời gian và biến chuyển theo văn hóa, giai tầng và các nhóm xã hội. Chuẩn </b>
mực xã hội được định hướng theo không gian, thời gian và đối tượng. Nghĩa là, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng; phạm vi không gian; thời điểm, giai đoạn lịch sử mà các chuẩn mực xã hội thường được định hướng thay đổi, sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tế hoặc phù hợp với lợi ích của nhóm đối tượng này hay nhóm đối tượng khác, của giai cấp này hay giai cấp khác, dẫn chứng là một lời nói hay hành vi nào đó được coi là chấp nhận được với nhóm này lại có thể khơng được chấp nhận ở nhóm khác. Quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, các chuẩn mực xã hội cũng khơng mang tính bất biến. Chúng thường xuyên vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, của cộng đồng và của các nhóm xã hội. Trong q trình vận động, biến đổi đó, có những chuẩn mực xã hội đã và đang phát huy được vai trò trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hành vi của con người; song cùng với thời gian, chúng dần trở nên lạc hậu, lỗi thời và không còn phù hợp với thực tế xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Khi đó, chúng sẽ tự mất đi, bị loại bỏ hoặc được thay thế bằng những chuẩn mực xã hội mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn theo từng thời kỳ.
<i><b>- Các biểu hiện của chuẩn mực xã hội</b><small>24</small></i>
Chuẩn mực xã hội được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau dựa vào tiêu chí phân loại cũng như mục đích nghiên cứu. Thông thường, chuẩn mực xã hội được phân loại theo hai tiêu chí:
(1) Theo tính chất phổ biến rộng rãi hay bó hẹp, chuẩn mực xã hội được chia thành chuẩn mực xã hội công khai và chuẩn mực xã hội ngầm ẩn.
Chuẩn mực xã hội công khai: những loại chuẩn mực xã hội được phổ biến rộng rãi, công khai trong xã hội, được đa số các thành viên trong xã hội, cộng đồng biết đến, thừa nhận và tuân theo. Ví dụ: chuẩn mực pháp luật được nhà nước xây dựng, ban hành, đảm bảo thực hiện và được công bố, phổ biến rộng rãi trong xã hội để mọi công dân biết, tôn trọng và thực hiện.
<small>23</small><i><small> Ngọ Văn Nhân, Giáo trình Xã hội học pháp luật, Tái bản lần thứ nhất, NXB Hồng Đức, tr.190 </small></i>
<small>24 Ngọ Văn Nhân (22) tr.192 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Chuẩn mực xã hội ngầm ẩn: những loại chuẩn mực xã hội chỉ được công bố và áp dụng trong một phạm vi hẹp, mang tính chất nội bộ hay trong những nhóm xã hội nhất định nhằm điều chỉnh hành vi của số ít người có trách nhiệm, nghĩa vụ phải tuân theo. Ví dụ: các luật lệ, quy tắc của thế giới ngầm
(2) Theo đặc điểm được ghi chép hay không được ghi chép lại, chuẩn mực xã hội được biểu hiện dưới hai hình thức chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn.
Chuẩn mực xã hội thành văn: những loại chuẩn mực xã hội mà các nguyên tắc, quy định của chúng thường được ghi chép lại thành văn bản dưới những hình thức nhất định, có ba loại: chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tơn giáo. Ví dụ: Tính chất thành văn của chuẩn mực pháp luật thể hiện ở những điều khoản, những quy phạm pháp luật cụ thể, được ghi chép và thể hiện trong các bộ luật, các đạo luật hoặc các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình… Mỗi điều khoản, quy phạm pháp luật đó đều thể hiện tính chất thành văn của chuẩn mực pháp luật.
Chuẩn mực xã hội bất thành văn cụ thể là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mỹ.
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống quy tắc xác định mẫu hành vi mà con người phải tuân theo. Trước hết là một quan niệm về chuẩn mực. Chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chuẩn mực đạo đức là những lý tưởng, luân lý đạo đức được công nhận là đúng và được các
<i>thành viên xã hội thừa nhận. Do vậy, “chuẩn mực đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội”.</i><small>25</small>
Như đã xác định, đạo đức là “một hiện tượng xã hội, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, bao gồm hệ thống các quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội… để điều chỉnh hành vi ứng xử của con người (giữa người và người, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên…) được thực hiện do sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận xã hội và lương tâm của mỗi con người cho phù hợp với lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội”. Chính vì thế, đạo đức bao hàm cả ý nghĩa
<small>25 Nguyễn Ngọc Phú, 2006, tr. 26 - Trích theo Nguyễn Chí Bền (2016), “Chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát </small>
<i><small>triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập (32), Số (1S), tr. 102 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">là những chuẩn mực xã hội mà nhờ đó “con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ người - người”. Do vậy, chuẩn mực đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội.
Nói một cách đơn giản nhất, đạo đức hay chuẩn mực đạo đức đều là tiêu chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội, “hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp dựa trên cơ sở đó, xây dựng một xã hội cơng bằng, nhân ái.”
Ví dụ: chuẩn mực đạo đức không được tập hợp, ghi chép trong một “bộ luật đạo đức” cụ thể nào. Chúng được thể hiện dưới hình thức là những giá trị đạo đức, những bài học về luân thường đạo lý, phép đối nhân xử thế giữa người với người trong đời sống xã hội.
<i><b>- Mối liên hệ giữa chuẩn mực xã hội với đời sống và pháp luật </b></i>
Các chuẩn mực xã hội được hình thành từ những nhu cầu của hệ thống các quan hệ xã hội trong xã hội, là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động quản lý các mặt, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chuẩn mực xã hội được chia làm rất nhiều loại dựa trên nhiều lĩnh vực như: chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tơn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực thẩm mỹ, chuẩn mực pháp luật… Trong đó, chuẩn mực pháp luật đóng vai trị rất quan trọng vì pháp luật là một lĩnh vực bao trùm lên tồn bộ xã hội, nó điều chỉnh đa số các quan hệ xã hội, các ngành, cũng như các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì vậy, tất cả các chuẩn mực khác đều phải lấy chuẩn mực pháp luật làm nền, làm khuôn mẫu dựa vào đó mà phát triển.
Chuẩn mực xã hội là phương tiện định hướng, điều chỉnh các hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định; đồng thời, là phương tiện kiểm tra đối với các hành vi của họ. Mọi thành viên của cộng đồng xã hội đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội. Sự tuân thủ và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội trong hành vi của mỗi người được coi là trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của người đó. Nếu đi lệch ra khỏi quỹ đạo chung này, hành vi của họ sẽ bị coi là sai lệch hay là tội ác… Khi đó họ sẽ bị xã hội phê phán, lên án hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt.
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Nhờ có các chuẩn mực xã hội, các cá nhân luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm nghiệm trước khi thực hiện một hành vi xã hội nào đó. Qua đó, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và tội phạm, duy trì sự ổn định, hài hòa trong xã hội, bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
<b>1.2.2. Hành vi lệch chuẩn mực xã hội </b>
<i><b>- Khái niệm hành vi lệch chuẩn mực xã hội </b></i>
Lệch chuẩn mực xã hội là một hiện tượng xã hội thường thấy trong đời sống xã hội tồn tại song song với sự tuân thủ các chuẩn mực. Có thể hiểu, hành vi lệch chuẩn mực xã hội là hành vi lệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm xã hội hay xã hội nói chung. Ví dụ như các hành vi trộm cắp, bạo lực, văng tục,... đều được coi là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Cũng như chuẩn mực xã hội, hành vi lệch chuẩn mực xã hội có tính tương đối và vận động, biến đổi theo thời gian. Có những hành vi được cho là đúng đắn trong nền văn hóa của xã hội này, nhưng lại bị coi là lệch chuẩn so với nền văn hóa của xã hội khác hay có những hành vi là phù hợp ở thời điểm này nhưng khơng cịn phù hợp ở thời điểm khác.<small>26</small>
Ví dụ vào thời phong kiến, trên cơ sở nguyên lý “nam nữ thụ thụ bất thân”, việc nam nữ trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay được cho là vi phạm chuẩn mực, nhưng đến thời nay thì việc đó đã trở thành một việc bình thường, khơng có gì sai trái. Vì vậy để xác định một hành vi có phải là lệch chuẩn mực xã hội hay không ta cần phải xác định các quy tắc văn hoá của xã hội tại thời điểm và nơi mà chủ thể của hành vi đó đang sống. Từ đó xác định mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó. Một hành vi là bình thường hay lệch chuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị của nó đối với xã hội. Ví dụ: đa số các trường học có quy định về việc sinh viên đến trường phải ăn mặc kín đáo. Việc một người ăn mặc thiếu kín đáo sẽ được xem là lệch chuẩn mực khi đi học tại trường đại học Luật nhưng nếu người đó đi chơi biển thì lại không thể xem là lệch chuẩn mực xã hội.
<i><b>- Phân loại hành vi lệch chuẩn mực xã hội </b></i>
Có nhiều cách để phân loại hành vi lệch chuẩn mực xã hội:
<small>26</small><i><small> Lưu Song Hà (2004), “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”, Tạp chí Tâm lý học, số (7), tr. 44 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Dựa vào mức độ nhận thức và chấp nhận các chuẩn mực đạo đức, có thể chia ra hai loại hành vi lệch chuẩn mực xã hội: hành vi sai lệch thụ động do cá nhân không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực dẫn đến việc có những hành vi khơng phù hợp với quy tắc chung của xã hội; hành vi sai lệch chủ động do cá nhân, nhóm dù nhận thức và hiểu đúng về chuẩn mực xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện khác với các quy tắc chung.
Dựa vào góc độ lợi ích và sự phát triển xã hội, hành vi lệch chuẩn mực xã hội được chia thành hai loại: Lệch chuẩn xã hội tích cực là những lệch chuẩn mang tính thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự thay đổi các chuẩn mực xã hội đã lỗi thời hay không hiệu quả khi áp dụng vào thực tế; lệch chuẩn xã hội tiêu cực là những lệch chuẩn đi ngược lại với sự tiến bộ, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Có nhà nghiên cứu chia sai lệch xã hội thành 3 cấp độ: hành vi dị thường, tệ nạn xã hội và tội phạm<small>27</small>. Hành vi dị thường là những hành vi bất bình thường, khác thường, khác biệt với hành vi của đông đảo những người xung quanh. Hành vi dị thường chưa đạt đến mức độ nguy hiểm cho xã hội song thường gây bức bối khó chịu, mất thiện cảm đối với những người xung quanh. Chúng ta dễ nhận thấy rằng, trong cuộc sống hàng ngày có nhiều hành vi dị thường và đồng hành cùng con người. Hành vi dị thường biểu lộ khá đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm của nền văn hóa của từng vùng, miền, quốc gia, dân tộc. Tệ nạn xã hội là hiện tượng khá phổ biến ở mọi xã hội, tồn tại dai dẳng từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây. Mọi người đều thừa nhận những tác động tiêu cực của tệ nạn xã hội và sự cần thiết phải phòng chống tệ nạn xã hội. Trong xã hội còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất cũng như giải pháp đấu tranh với tệ nạn xã hội. Song nhìn chung, tệ nạn xã hội thường được hiểu là một hành vi sai lệch về chuẩn mực xã hội, là sự vi phạm có tính ngun tắc những vấn đề thuộc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục và những quy tắc được thể chế hóa một cách rộng rãi trong xã hội, gây phương hại đến đời sống kinh tế, văn hóa và đạo đức của xã hội. Tội phạm là hình thức biểu hiện cao nhất của sai lệch xã hội, là sự vi phạm các chuẩn mực được quy định chính thức trong các bộ luật hình sự. Tội phạm là hành vi bị cấm đốn bởi bộ luật hình sự của một quốc gia nào đó. Tội phạm có rất nhiều các hình thức, mức độ, kiểu loại khác nhau.
<small>27</small><i><small> Nguyễn Đình Tấn (2017), “Sai lệch xã hội nhìn từ góc độ xã hội học”, Tạp chí “Khoa học xã hội Việt Nam”, </small></i>
<small>số 2 (111), tr. 77 - 81 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Cần phân biệt hành vi lệch chuẩn mực xã hội và tệ nạn xã hội, để làm được điều đó, ta cần làm rõ thế nào là tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội có thể hiểu là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, có thẻ gây ra những hậu quả nghiệm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội.<small>28</small>
Từ khái niệm trên, có thể thấy, tệ nạn xã hội là hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm cả về chuẩn mực đạo đức, thậm chí là chuẩn mực pháp luật. Bên cạnh đó, hành vi lệch chuẩn mực xã hội có thể là một hành vi khơng phù hợp với quan điểm của xã hội nhưng vô hại đối với cá nhân đó và xã hội con người. Ví dụ, một người con gái ăn mặc thiếu kín đáo có thể được coi là khơng phù hợp với chuẩn mực gia đình của người đó, tuy nhiên nó lại khơng mang đến tác động gì đối với cá nhân và gia đình họ. Theo xã hội học, quan niệm hành vi lệch lạc là hành vi lệch so với chuẩn, không phản ánh tốt xấu. Trái lại, tệ nạn xã hội được định nghĩa là hành vi xấu, hành vi sai trái mà có thể ảnh hưởng cũng như mang đến hậu quả tiêu cực cho xã hội, điển hình các loại tệ nạn thường thấy là cờ bạc, ma túy, mại dâm,...
Tóm lại, tệ nạn xã hội cũng là hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội, tuy nhiên lại mang nội hàm hẹp hơn, nằm trong nội hàm của lệch chuẩn mực xã hội. Nghĩa là, hành vi tệ nạn có thể được định nghĩa là hành vi lệch chuẩn mực xã hội, nhưng ngược lại hành vi lệch chuẩn mực xã hội không thể được định nghĩa là tệ nạn xã hội. Ở đây, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và phân tích về hành vi lệch chuẩn mực xã hội, đặc biệt là ở người chưa thành niên.
<b>1.3. Lý luận về người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội 1.3.1. Khái niệm người chưa thành niên và đặc điểm trẻ vị thành niên </b>
<i><b>- Khái niệm người chưa thành niên </b></i>
Người chưa thành niên được chia thành hai nhóm tùy theo độ tuổi là Trẻ vị thành niên và Trẻ em.
Vị thành niên là một giai đoạn quan trọng định hình nên tính cách và những phẩm chất riêng biệt của mỗi con người. Giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành của cá nhân, chuyển đổi từ trẻ em sang người lớn xét cả về mặt tâm, sinh lý và nhận thức. Tuy nhiên, khái niệm vị thành niên có những cách định nghĩa không giống nhau tùy
<small>28</small><i><small> Lê Trương Quốc Đạt, “Tệ nạn xã hội là gì? Tổng hợp mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội”, Thư viện pháp luật, </small></i><small>Tệ nạn xã hội là gì? Tổng hợp mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội (thuvienphapluat.vn), (truy cập ngày 23/2/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">vào đặc điểm lãnh thổ quốc gia, từng giai đoạn lịch sử, hướng tiếp cận của mỗi ngành nghiên cứu.
Ở Việt Nam, tùy theo vị trí tiếp cận cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành mà thuật ngữ vị thành niên được giải thích theo cách riêng. Trong Đại từ điển Tiếng Việt, “Vị thành niên là khái niệm dùng để chỉ người chưa đủ tuổi để được pháp luật công nhận là công dân”<small>29</small>. Tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”, có nghĩa người chưa thành niên, hay người ở tuổi vị thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Vị thành niên là một giai đoạn, một thời kỳ trong quá trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội đầy đủ. Có thể nói đây là giai đoạn chuyển giao từ trẻ con sang người lớn của mỗi cá thể. Giai đoạn này cơ thể cả nam và nữ đều có những thay đổi nhanh chóng về tâm lý – sinh lý. Đặc điểm quan trọng nhất về tâm – sinh lý ở lứa tuổi này, chúng ta không thấy ở các lứa tuổi khác là sự phát triển tăng vọt của chiều cao cơ thể và sự phát triển mạnh mẽ của các đặc điểm giới tính, có sự biến động nhanh về tâm lý, tình cảm. Quy định về độ tuổi này cũng tương đồng với quy định về độ tuổi người chưa thành niên của Liên Hợp Quốc, cụ thể trong Điều 11, phần II, các quy tắc của Liên hiệp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do 1990 nêu rõ, “Những người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”.
Định nghĩa vị thành niên của Tổ chức y tế có đơi chút khác biệt với Việt Nam: vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Về mặt sinh học và xã hội, giai đoạn này có những đặc điểm:
- Đặc trưng giới tính của mỗi cá nhân bắt đầu xuất hiện cho đến khi nó hồn tồn hoàn chỉnh.
- Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành.
- Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc sang giai đoạn hoàn toàn độc lập về kinh tế, xã hội.
<small>29</small><i><small> Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, tr. 1814 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">Với những đặc điểm này, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã chính thức đề nghị vị thành niên là những người có tuổi đời trong khoảng từ 10 đến 19 tuổi. Một số nhà nghiên cứu phân chia vị thành niên thành 3 giai đoạn tuổi:
Vị thành niên sớm từ 10 – 14 tuổi. Vị thành niên trung bình từ 15 – 17 tuổi. Vị thành niên muộn từ 18 – 19 tuổi
Căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, một cơ quan của Việt Nam là Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã đưa ra đề nghị xếp tuổi vị thành niên thành hai nhóm tuổi:
Nhóm 1: từ 10 – 14 tuổi. Nhóm 2: từ 15 – 19 tuổi.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy định nghĩa về trẻ vị thành thành niên trên thế giới khá tương đồng với nhau. Sự chênh lệch về độ tuổi là khơng q lớn nên chúng ta có thể hiểu trẻ vị thành niên là những trẻ trong độ tuổi từ 10 đến dưới 18 tuổi với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm lý biến đổi thường xuyên, liên tục nhưng có thể nhận ra.
Từ những nội dung trên, có thể thấy Người chưa thành niên khơng bao gồm chỉ có tuổi Vị thành niên, mà cịn có nhóm Trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, tâm sinh lý và sự phát triển thể chất của Trẻ em ở độ tuổi này không phải là vấn đề mà Nhóm tác giả muốn nói tới, vì Trẻ em cần phải được ni dạy và giáo dục theo hướng hoàn toàn khác. Các em không rơi vào độ tuổi đang muốn học làm người lớn, không phải là lứa tuổi dậy thì và đa số Trẻ em ở độ tuổi này đang còn muốn quấn quýt cha mẹ chứ khơng thích chống đối gia đình và làm theo ý mình. Vì thế, người đọc cần hiểu rằng cụm từ “Người chưa thành niên” mà Nhóm tác giả dùng trong cơng trình nghiên cứu là nói về nhóm “Trẻ vị thành niên” chứ khơng hề đề cập tới nhóm Trẻ em dưới 10 tuổi.
<i><b>- Đặc điểm trẻ vị thành niên </b></i>
Đặc điểm cơ bản của trẻ vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi thường xuyên và liên tục của ba khía cạnh thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức và mặt hành vi:
<i>Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất về cơ thể. </i>
Sự trưởng thành nhanh chóng khơng chỉ gây ngạc nhiên cho những người xung quanh mà cịn cho chính cả bản thân người trẻ ở lứa tuổi này. Ở độ tuổi này, các em có xu
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">hướng muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm sốt của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè, mong muốn sự độc lập ở các khía cạnh cuộc sống. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ dàng bị tác động, cả tốt cả xấu, từ bạn bè. Cả nam và nữ đều đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Khi mong muốn điều gì, các em có thể hành động để đạt được điều đó mà bất chấp hậu quả sẽ phải gánh chịu.
Việc dậy thì, các hoocmon thay đổi dần như người trưởng thành đã kích thích trẻ vị thành niên bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, làm xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ. Những rung cảm giấu kín này chứa đựng biết bao tâm trạng, thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung, phấn khởi, muốn được nghe một lời nói dịu dàng âu yếm, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến… Mọi trường hợp đó đều là những cảm xúc trong sáng. Tuy nhiên, các em thường che giấu những rung động của mình bằng các biểu hiện khác nhau như bông đùa, ngượng ngùng, suồng sã, ồn ào…, đôi khi sự che giấu này khiến cha mẹ, thầy cô, người lớn không thể tiếp cận được suy nghĩ của các em để giáo dục, ngăn các em đang có ý định thực hiện những hành vi lệch chuẩn biết dừng lại đúng lúc.
<i>Thứ hai, vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi mạnh mẽ nhất về tâm lý, tình </i>
cảm, nhận thức. Sự phát triển không cân bằng của cơ thể trực tiếp dẫn tới tình trạng mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm của các em. Chẳng hạn sự phát triển không đồng đều giữa tim và mạch máu đã gây ra sự thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não và đơi khi cịn làm hoạt động của hệ tim mạch bị rối loạn: tim đập nhanh, huyết áp tăng, hay chóng mặt, nhức đầu, dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng…Tuyến nội tiết hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương dẫn tới những cơn xúc động mạnh, những phản ứng vô cớ, những hành vi bất thường ở lứa tuổi này. Do đó mà nhiều thanh thiếu niên khơng làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được các xúc động mạnh, dẫn tới việc các em dễ dàng bị cám dỗ, thực hiện các hành vi lệch ra khỏi chuẩn mực xã hội.
Các hiện tượng tâm lý trong giai đoạn này thường mất cân đối. các hiện tượng và thuộc tính tâm lý phản ứng theo hướng bùng nổ, dễ đi đến cực đoan. Trẻ chưa thành niên thích tự khẳng định mình, mong muốn thốt ly khỏi sự kiểm sốt của gia đình, trường lớp. Vì thế, đơi lúc vị thành niên dễ có những hành vi, ứng xử lệch chuẩn, thậm chí là vi phạm pháp luật bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè xấu. Đây là lứa tuổi
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">chưa phát triển đầy đủ và còn đang định hình nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững vàng, quan điểm sống, thế giới quan chưa sáng suốt, rõ ràng..<small>30</small>
Trong quá trình tìm hiểu và khám phá này, gia đình, nhà trường và xã hội cần rèn luyện cho các em những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mối quan hệ lành mạnh, biết cách giải quyết mâu thuẫn và cùng hợp tác người khác, hình thành lịng tự trọng, biết cách đối phó với áp lực đến từ bạn bè cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hoạt động có thể gây hại cho bản thân.
<i>Thứ ba, trẻ vị thành niên mong muốn được độc lập về các khía cạnh cuộc sống. Sự </i>
độc lập này có nghĩa là các em muốn được tự mình ý thức, đánh giá và phản ứng về mọi thứ xung quanh. Trong giai đoạn này, việc tự đánh giá và tự phê bình bắt đầu định hình và phát triển sự tự ý thức.
Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân, có chức năng tự điều chỉnh nhận thức và thái độ của bản thân . Đó là q trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá… về hành động và kết quả hành động của bản thân. Tự ý thức là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Về mặt xã hội, trẻ vị thành niên hiểu biết môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi các em sống, hàng xóm láng giềng, ngơi trường các em học.<small>31</small>
Thanh thiếu niên trong độ tuổi vị thành niên có tâm lý muốn làm người lớn, muốn tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Từ đó mà trẻ cũng khơng cịn muốn tâm sự với cha mẹ, cùng với việc mong muốn được chứng minh bản thân có thể độc lập trong suy nghĩ và hành động nên các em thường có xu hướng chống đối cha mẹ. Các em muốn tự hành động, muốn được ăn mặc theo ý thích hay muốn tự chọn bạn. Những khoảng thời gian sinh hoạt gia đình khơng cịn được các em coi trọng bằng những lúc vui chơi cùng bạn bè.
Khi bắt đầu thoát khỏi sự quản lý và ảnh hưởng của gia đình, quan điểm của các em về bản thân, về cha mẹ và về thế giới sẽ thay đổi rất nhiều. Lúc này các em khơng cịn cho mình là trẻ con, nhưng cũng nhận ra rằng mình chưa phải người lớn. Các em tò mò về thế giới, bắt đầu tìm câu trả lời cho vơ số câu hỏi để tạo nên những giá trị riêng biệt của bản thân. Nhưng không phải người trẻ nào cũng sẽ đi đúng hướng để có
<small>30 Ngơ Thị Ngọc Anh – Hồng Thị Tây Ninh (3/2007), “Giáo dục gia đình với việc phòng ngừa hành vi sai lệch </small>
<i><small>ở vị thành niên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, số (1), tr. 21 </small></i>
<small>31</small><i><small> Nguyễn Thị Nhung (2013), Vai trị của gia đình trong phịng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội, luận văn thạc sĩ trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, tr. 20 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">thể trở thành một công dân tốt, một con người đạo đức. Vì thế mà xã hội cần tạo điều kiện để người trẻ trong độ tuổi này được tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức đúng đắn.
<b>1.3.2. Người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội </b>
<b>- Khái niệm người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội </b>
Để hiểu thế nào là người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội, cần xác định thế nào là người chưa thành niên, thế nào là hành vi lệch chuẩn mực xã hội.
Như nhóm tác giả đã đề cập ở các nội dung phía trên:
Những người chưa thành niên, cụ thể là Trẻ vị thành niên nêu tại mục 1.3.1 - trang 25
“Hành vi lệch chuẩn mực xã hội là hành vi lệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm xã hội hay xã hội nói chung” - trang 24
Vậy, người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội là người từ 10 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi lệch lạc, đi ngược với các quy tắc, chuẩn mực chung của một nhóm xã hội hay xã hội nói chung và chưa bị coi là vi phạm pháp luật.
Cũng như việc phân biệt giữa chuẩn mực xã hội với tệ nạn và tội phạm, ta cũng cần lưu ý phân biệt người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực với người chưa thành niên phạm tội. Dựa vào các khái niệm về người chưa thành niên và các quy định pháp luật, cụ thể là Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm<small>32</small> và Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự<small>33</small>. Có thể hiểu rằng người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện các hành vi tội phạm nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội
<small>32</small> “<i><small>Điều 8. Khái niệm tội phạm</small></i>
<i><small>1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.</small></i>
<i><small>2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”</small></i>
<small>33</small><i><small>“Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự</small></i>
<i><small>1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.</small></i>
<i><small>2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:</small></i>
<i><small>…”</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">cũng là người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội, và người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực xã hội đến một mức độ nào đó trở nên nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội theo quy định của pháp luật sẽ trở thành tội phạm. Có thể thấy, đây tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên quan mật thiết với nhau.
<b>- Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi lệch lạc, làm trái pháp luật </b>
Ngoài những đặc điểm về tâm sinh lý chung của lứa tuổi vị thành niên thì người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn mực, làm trái pháp luật cịn có những đặc điểm riêng biệt.
Hiện nay, có 5 dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản trong hành vi của trẻ vị thành niên có hành vi làm trái pháp luật được các nhà tâm lý học và giáo dục học khái quát:<small>34</small>
<i>- Tính mâu thuẫn trong hành vi, do những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển nhân cách tạo nên; </i>
<i>- Thái độ xung đột trường diễn đối với những người xung quanh; - Lập trường sống ích kỷ; </i>
<i>- Tính chất cực kỳ không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng, tâm trạng; - Chống đối các tác động của giáo dục </i>
Việc xác định và phân loại các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vị thành niên sẽ khiến chúng ta kịp thời ghi nhận và phản ánh những xu hướng trong nhân cách của trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn mực, làm trái pháp luật, từ đó giúp ích cho việc giáo dục cũng như giáo dục lại trẻ một cách phù hợp nhất.
<b>- Những biểu hiện hành vi lệch chuẩn của người chưa thành niên </b>
Các biểu hiện về hành vi lệch chuẩn của người chưa thành niên hiện nay rất đa dạng, dưới nhiều hình thức, nhiều nơi chốn và có mức độ phức tạp khác nhau, có thể phân
<i>loại thành hai dạng cơ bản đó là Hành vi lệch chuẩn trong học tập và Hành vi lệch chuẩn trong quan hê xã hội. Vì số lượng hành vi lệch chuẩn là rất nhiều, khơng thể đo </i>
lường hết nên Nhóm tác giả sẽ chỉ nêu một số hành vi đặc trưng dưới đây:
<i>(1) Hành vi lệch chuẩn trong học tập<small>35</small></i>
<small>34</small><i><small>Cao Minh Huệ (2014), Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ cơng tác xã hội, Luận </small></i>
<small>văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội</small>
<small>35 Lê Thị Ngọc Lan (2/2018), “Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi lệch chuẩn của trẻ </small>
<i><small>vị thành niên”, Tạp chí Giáo dục, Số (423 - Kì 1), tr. 12 </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">Hành vi lệch chuẩn trong học tập có thể được hiểu là hành vi gắn liền với môi trường học tập của người chưa thành niên, với các khoảng thời gian đi học, ở trường, các lớp nâng cao…, có thể kể đến một số hành vi như nói tục, vi phạm nội quy, gian lận thi cử, trốn tiết…
Tình trạng phổ biến và thường thấy nhất chính là việc trẻ trốn học, bỏ học để đi chơi cùng bạn bè, …, bắt đầu bằng những ngày trốn tiết từ 5 đến 10 phút để lê la ở căn-tin, nhiều trường hợp thời gian dần dần được các bạn kéo dãn ra thành 30 phút - một tiết, đặc biệt là vào các tiết thể dục. Khi khơng có ai quản thúc hay chú ý sự có mặt của trẻ, người chưa thành niên sẽ lợi dụng những điểm đó để chạy theo bạn bè, ban đầu chỉ là những phút ham vui nhất thời nhưng điều đó dần sẽ hình thành thói quen và tạo nên sự chai lỳ ở trẻ, các bạn khơng cịn sợ hay tuân theo các phép tắc cũng như nội quy của nhà trường, hay các quy định tập thể, thậm chí nhiều bạn cịn có thể trốn học một cách thành thục sau khi đã đến trường.
<i>Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Hoàng Gia Trang cho biết “chỉ 15,4% học sinh, sinh viên sẽ chào hỏi khi thầy cơ nhận ra mình và 2,2% nói rằng sẽ tránh mặt thầy cơ nếu có thể. Khi chứng kiến bạn bè có thái độ vơ lễ, chế nhạo thầy cô, 20% học sinh, sinh viên sẽ tỏ thái độ im lặng bỏ qua chứ không lên tiếng phản đối”. Có thể nói, hiện tượng học sinh có thái độ vô lễ với thầy cô giáo, người lớn, biểu </i>
hiện: nói trống khơng (khơng chủ ngữ, kính ngữ), cộc lốc, có thái độ thách thức người lớn khi đối thoại là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. <small>36</small>
Cũng liên quan đến hành vi lệch chuẩn trong học tập, một nhóm các hành vi lệch chuẩn sau đây cũng được xem là đã phá vỡ các nguyên tắc, nội quy trường lớp, chuẩn mực học đường: Làm việc riêng, ăn quà trong giờ học, mang đồ, vật cấm đến trường (ma túy, băng đĩa, sách báo có nội dung khơng lành mạnh, các loại vũ khí: pháo, thuốc nổ, dao, lưỡi lê, cơn, giáo, mác...; mặc quần áo, đầu tóc, giày dép khơng đúng quy định... Các hành động trên nếu xét trên phương diện xã hội thì có thể khơng phải q nặng nề (việc mặc quần áo, đầu tóc sai quy chuẩn; ăn vặt trong lớp học…), nhưng nếu xét trong môi trường học đường thì đó là sự cố ý phá vỡ nội quy trường học của trẻ vị thành niên. Lâu dần, sẽ sinh ra ở trẻ thói coi thường luật lệ, dẫn đến sau này sẵn sàng vi phạm pháp luật. Điều đáng lo ngại là, những hiện tượng nêu trên không
<small>36 Lê Thị Ngọc Lan (35) tr. 13 </small>
</div>