Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.61 KB, 5 trang )
Loãng xương tuổi thanh niên
Loãng xương sớm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, để lại hậu quả lâu dài
về mặt sức khỏe.
Tham gia kiểm tra sức khỏe tổng quát do một bệnh viện (BV) tổ chức, chị N.T.N.U (ngụ
quận 6, TP HCM) rất bất ngờ khi nhận được kết quả mình bị loãng xương mức độ nặng,
trong khi chị mới 25 tuổi. Đến khám ở một đơn vị chuyên sâu, bác sĩ (BS) kết luận
nguyên nhân bệnh do một số bất thường trong quá trình chuyển hóa, cơ thể chị U. kém
hấp thu canxi. Thêm vào đó, suốt 6 tháng nay, do nỗ lực giảm cân nên vô tình chị đã có
một chế độ ăn thiếu canxi cũng như các chất cần thiết để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi
khiến tình trạng loãng xương nặng thêm.
Loãng xương sớm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: internet
Các bệnh lý tiềm ẩn
BS Mai Văn Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp BV Chỉnh hình và Phục hồi chức
năng TP HCM, phân tích: “Ở con người có 2 quá trình diễn ra song song là tạo xương và
hủy xương. Ở trẻ em, quá trình tạo xương mạnh mẽ hơn hủy xương, giúp cơ thể ngày một
phát triển. Dần dần, khi tuổi càng cao, tình hình bị đảo ngược: Hủy xương nhanh hơn tạo
xương, dẫn đến loãng xương”.
Theo BS Thu, loãng xương thường gặp ở tuổi trên 40, nhất là phụ nữ, bởi quá trình
chuyển hóa canxi, tạo xương còn liên quan đến hormone sinh dục. Khi mãn kinh,
hormone sinh dục suy giảm làm họ dễ bị loãng xương. Tuy nhiên, nếu hiện tượng loãng
xương xảy ra khi tuổi đời còn quá trẻ, đặc biệt là ở thanh thiếu niên, có thể đây là một
dấu hiệu báo động và là biến chứng đi kèm của một căn bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn.
Theo BS Vũ Hữu Định, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Đa khoa Vạn Hạnh,
có khá nhiều dạng bệnh lý có thể dẫn đến loãng xương: Bệnh lý tuyến giáp (bướu giáp),
tuyến cận giáp, tuyến vỏ thượng thận; chứng suy thận mãn; các bệnh về khớp; các bệnh
liên quan đến nội tiết như suy giảm nội tiết tố sinh dục, tiểu đường; cơ thể kém hấp thu
canxi…
Những người phải chạy thận nhân tạo, bị chấn thương phải nằm lâu, viêm xương, có chế
độ dinh dưỡng bất hợp lý, đang sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu,
thuốc tiểu đường và một số dược phẩm khác ảnh hưởng đến việc chuyển hóa và hấp thụ
canxi…, hiện tượng loãng xương sớm cũng có thể xảy ra.