Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp Luật Về Quyền Sống Của Thai Nhi – Thực Trạng Và Kiến Nghị.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 81 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Tình hình nghiên cứu ... 2

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ... 5

5. Phương pháp nghiên cứu ... 5

6. Bố cục cơng trình nghiên cứu ... 6

<b>CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI</b> ... 7

1.1. Khái quát về quyền sống của thai nhi ... 7

<i>1.1.1. Nguồn gốc ... 7 </i>

<i>1.1.2. Khái niệm ... 9 </i>

<i>1.1.3. Đặc điểm ... 11 </i>

1.2. Quan điểm về quyền sống của thai nhi trên thế giới ... 12

1.3. Quyền sống của thai nhi theo pháp luật quốc tế ... 21

<i>1.3.1. Quy định của các văn bản quốc tế về quyền sống của thai nhi ... 21 </i>

<i>1.3.2. Quy định pháp luật của một số quốc gia về quyền sống của thai nhi ... 30 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 45 </b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI VÀ MỘT SỐ KIẾN GIẢI HOÀN THIỆN... 46 </b>

2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sống của thai nhi ... 46

<i>2.1.1. Cơ sở pháp lý trực tiếp thừa nhận việc nạo, phá thai ... 46 </i>

<i>2.1.2. Cơ sở pháp lý không thừa nhận việc nạo, phá thai ... 48 </i>

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sống của thai nhi ... 52

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>2.2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền sống của thai nhi ... 52 </i>

<i>2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền sống của thai nhi ... 59 </i>

2.3. Một số kiến giải hoàn thiện pháp luật về quyền sống của thai nhi ở Việt Nam .. 64

<i>2.3.1. Kiến giải về thời điểm xác định quyền sống của thai nhi ... 64 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải bảo vệ. Trong đó quyền sống là quyền cao nhất và được ghi nhận trong các văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia.

Về pháp luật quốc tế, một số văn kiện có đề cập đến quyền sống như: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 (UDHR)<small>1</small>; công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989<small>2</small>; Tuyên ngôn về quyền trẻ em 1959; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR)<small>3</small>;… và tại một số các công ước quốc tế khác. Tại Việt Nam, vào năm 1945,

<i>Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận quyền sống thông qua bản Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Xuyên suốt trong quá trình lập hiến, từ Hiến pháp 1946 đến Hiến </i>

pháp năm 1992, có thể nhận thấy quy định về việc bảo vệ sự sống cho con người có những bước tiến đáng nổi bật, nhưng đáng tiếc chỉ được thể hiện thông qua quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Phải tới Hiến pháp năm 2013, quyền sống mới được nêu trực tiếp tại Điều 19 và được đi kèm

<i>với việc bảo hộ về tính mạng “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Việc quy định về quyền </i>

sống trong Hiến pháp 2013 là một quy định hết sức tiến bộ, khẳng định giá trị nhân văn của bản Hiến pháp nói chung và cũng như sự xác lập quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội, nhân dân là chủ thể quyền lực tối cao <small>4</small> và đây cũng là cơ sở để hoàn thiện được hệ thống pháp luật Việt Nam.

Mặc dù có những bước tiến quan trọng nhưng với quan điểm của nhóm tác giả,

<i>những quy định về “quyền sống” còn rất hạn chế, vẫn còn bỏ trống trong việc xác định </i>

<small> </small>

<small>1</small><i><small> Điều 3 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948: “Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể” </small></i>

<small>2</small><i><small> Điều 6 công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989: “1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi </small></i>

<i><small>trẻ em đều có quyền vốn có là được sống. 2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.” </small></i>

<small>3</small><i><small> Khoản 1 Điều 6 công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được </small></i>

<i><small>sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.” </small></i>

<small>4 Hồ Nguyễn Quân (2016) “Bàn về quyền “sống” trong Hiến pháp năm 2013 </small>

<small>[ (truy cập 22/02/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

các vấn đề như: Quyền sống bắt đầu từ khi nào, khi con người đã sinh ra hay bắt đầu thành thai? Chủ thể của quyền sống có bao gồm thai nhi hay khơng? Nạo phá thai có được xem là hành vi tước đoạt đi quyền sống của thai nhi hay khơng?... Trên thế giới, đã có rất nhiều quan điểm về quyền sống của thai nhi, có những quan điểm cơng nhận thai nhi có quyền sống và một vài trong số đó thì khơng. Tuy nhiên, việc quy định về vấn đề quyền sống của thai nhi trong các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hạn chế, rất mơ hồ, chưa rõ ràng. Thực trạng tỷ lệ nạo phá thai có dấu hiệu tăng cao là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới mà các quốc gia vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để. Vì thế, việc có các quy định pháp luật rõ ràng, cụ thể về quyền sống của thai nhi sẽ

<i>là “bàn đạp” giúp cho xã hội ngày càng nhận thức được về tầm quan trọng của quyền </i>

sống của con người nói chung và quyền sống của thai nhi nói riêng, tác động tích cực đối với tình trạng nạo phá thai trong tương lai.

Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề chưa được giải quyết, nhóm

<i><b>tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Pháp luật về quyền sống của thai nhi - thực trạng </b></i>

<i><b>và kiến nghị” làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn là tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra </b></i>

những kiến nghị giải quyết từng đề để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Trong những năm gần đây, quyền con người cũng như quyền được sống luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng, nhưng vấn đề này vẫn được đánh giá là vấn đề pháp lý khá mới mẻ, chưa thực sự có q nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã có sự tìm kiếm và chọn lọc tài liệu để phục vụ cho cơng trình nghiên cứu như sau:

<i><b>a) Về tài liệu tham khảo trong nước </b></i>

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, NXB. Tư pháp.

Cao Vũ Minh (2013), Nhận thức về vấn đề phá thai và quyền được sống của thai nhi - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 8/2013, tr. 26 - 32, 40. Bài viết đề cập được quyền sống của thai nhi và sự ghi nhận quyền của thai nhi trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Tiếp cận vấn đề phá thai dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó kiến nghị về quyền được sống của thai nhi và việc thể chế hóa quan điểm cho phép phá thai có điều kiện tại Việt Nam.

Nguyễn Tiến Đức (2017), Quyền sống theo hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 1(345), tr.3-8. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích chế định quyền sống của cá nhân được ghi nhận tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

của Việt Nam, đồng thời làm rõ nội dung của quyền hiến định này dựa trên pháp luật quốc tế về quyền con người. Qua đó đưa ra một số kiến nghị và hồn thiện.

Nguyễn Hoàng Nam (2021), Quy định của pháp luật về phôi thai và thai nhi tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 09, tr. 38-41. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định chính thức về việc xem xét phôi thai với tư cách của một con người. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định về quyền lợi đối với thai nhi. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về phôi thai và thai nhi tại Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến phôi thai và thai nhi tại Việt Nam.

Lỗ Thị Thu Hà (2014), Quyền sống của thai nhi và vấn đề khuôn khổ pháp luật về phá thai, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Bài viết đã trình bày những nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu quyền sống của thai nhi và các quan điểm trên thế giới: thai nhi có được coi là con người? Từ đó tìm hiểu về quy định pháp luật Quốc tế và các quốc gia về vấn đề nạo phá thai. Trên cơ sở quy định pháp luật của Việt Nam và thực trạng tồn tại trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về nạo phá thai và vấn đề nạo phá thai trái phép ở Việt Nam, đưa ra các đánh giá về hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này, từ đó đã đề xuất các biện pháp giải quyết.

Phan Duy Anh (2016), Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. Bài viết đã phân tích làm rõ vấn đề lý luận về quyền sống của trẻ em, phân tích đánh giá khn khổ pháp luật Việt nam về quyền sống của trẻ em. Từ đó có những đề xuất cải thiện.

Võ Khánh Linh, Phan Duy Anh (2019), Luận giải về nội hàm quyền sống của trẻ em, Tạp chí Pháp luật về Quyền con người, Số 1, tr 78 - 85. Bài viết tổng hợp và phân tích cụ thể các quy định pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp đến các luật chuyên ngành ở góc độ bảo đảm các điều kiện tồn tại và phát triển trẻ em - một khía cạnh quan trọng trong bảo đảm quyền sống của trẻ em. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Nguyễn Đăng Dung, Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Giáo trình cung cấp các kiến thức lý luận và pháp lý về quyền con người, tài liệu này góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của các chủ thể trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người của bản thân và của người khác. Ngồi ra góp phần hình thành ý thức trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển hịa bình của cộng đồng, dân tộc mình và tồn nhân loại, thơng qua việc phổ biến những giá trị bình đẳng, khoan dung, nhân đạo, tơn trọng, hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, chủng tộc và các nhóm xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Vũ Mai Như Huỳnh, Trần Thị Hoàng Oanh (2021), Tư cách pháp lý của thai nhi và kiến nghị bổ sung quy định về quyền được sống của thai nhi, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP. HCM. Bài viết phân tích thai nhi dưới góc độ pháp lý và góc độ sinh học, thời điểm công nhận sự độc lập giữa thai nhi và người mẹ. Bài viết tổng hợp và phân tích các quan điểm về vấn đề quyền được sống của thai nhi ở các nước trên Thế Giới và những quy định liên quan đến quyền sống của thai nhi ở Pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ đó, nhóm tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này ở góc độ Pháp luật và thực tiễn.

Ngọc Vân (2020), Những quốc gia có Luật phá thai nghiêm ngặt nhất Thế Giới, Báo Lao Động. Tác giả đã phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn xét xử của Tòa án về vấn đề nạo phá thai trên tồn Thế Giới. Thơng qua đó, nhóm nghiên cứu có cái nhìn chung nhất về vấn đề này, và đưa ra một số kiến nghị cho hệ thống Pháp luật Việt Nam.

Trần Bá Thoại (2018), Phôi khác thai, trẻ em không là người thu nhỏ, Báo Dân Trí. Bài viết cung cấp thơng tin về sự phát triển thể chất, tinh thần của con người trong từng giai đoạn: hợp tử - phôi- sơ sinh- nhũ nhi- trẻ nhỏ- thiếu nhi- thanh niên- trưởng thành. Từ đó, nhóm tác giả có thể sử dụng thông tin để thực hiện sự so sánh giữa thai nhi với cơ thể người bình thường.

Vũ Cơng Giao (2015), Thực hiện quy định về quyền được sống trong Hiến Pháp năm 2013. Bài viết tổng hợp và phân tích cụ thể về quyền sống trong pháp luật Quốc Tế và Pháp luật Việt Nam. Tác giả đưa ra đề xuất để quyền sống của con người có thể hồn thiện hơn, trở thành một quyền tự nhiên, cơ bản, tối cao của con người.

<i><b>b) Về tài liệu tham khảo nước ngoài </b></i>

<b>Ethics - Abortion: When is the foetus “alive”?. Tài liệu cung cấp thông tin về các </b>

quá trình phát triển của thai nhi của từng bộ phận vào từng thời điểm, đưa ra quan điểm khác nhau từ y học hiện đại, học thuyết Aristotle’s, quan niệm tơn giáo. Từ đó nhóm tác giả có cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển của thai nhi, lấy đó là tiền đề để nghiên cứu

<b>về quyền sống của thai nhi. </b>

Stephen C. Hicks (1991-1992) - The Right to Life in Law: The Embryo and Fetus, the Body and Soul, the Family and Society [article]- Florida State University Law

<b>Review Volume. Tài liệu cung cấp thơng tin về từng q trình phát triển của thai nhi </b>

trong trường hợp sinh sản bình thường, và trường hợp hỗ trợ thụ tinh nhân tạo, đưa ra thêm nhiều quan điểm “quyền sống” từ các nhà nghiên cứu trên Thế Giới, tôn giáo, y học, quan điểm của các nhà luật gia trên Thế Giới.

Center for reproductive rights (2014) - Whose Right To Life? - Women’s Rights and Prenatal Protections under Human Rights and Comparative Law Information from Non - Governmental Organizations. Bài nghiên cứu đã cung cấp một cách tổng quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

những vấn đề pháp lý của từng quốc gia trong việc bảo vệ sự sống thai nhi trước khi được sinh ra, về vấn đề nhân quyền trong Pháp luật Quốc Tế. Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh cho các quy định pháp lý Quốc Tế bao gồm: Tun ngơn nhân quyền tồn cầu, Cơng ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, Công ước châu âu về nhân quyền... Từ đó thuyết phục người đọc trong việc bảo vệ quyền được sống và đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ và con cái của họ.

Trees A.M Te Braake (2004) - Does a Fetus have a Right to Life? The Case of Vo v. France - European Journal Of Health Law. Tác giả đã phân tích hàng loạt quy định về Pháp luật nước Pháp liên quan đến quyền sống, và đặc biệt đã đưa ra các bản án của Tòa án liên quan đến quyền sống của thai nhi. Đồng thời tác giả cũng cung cấp thêm những quan điểm về mối quan hệ giữa người mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai.

<b>Vera Lúcia Raposo, Catarina Prata & Isabel Ortigão De Oliveira (2011) - Human </b>

Rights in Today’s Ethics: Human Rights of the Unborn (Embryos and Foetus)?. Bài viết đã đề cập đến tư cách con người và nhân quyền, phôi thai trong Hiến pháp Quốc Gia và trong tài liệu Quốc Tế. Đặc biệt là sự phân tích cực kì cụ thể về những vấn đề liên quan đến của thai nhi ngày nay (về sự phá thai, phôi trong ống nghiệm, phôi được lạnh…).

<b>3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài </b>

Đề tài này sẽ tìm hiểu về quyền sống của thai nhi được quy định trong hệ thống pháp luật quốc tế và quyền sống của thai nhi trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực tiễn quy định về quyền sống của thai nhi trên các văn bản pháp luật và các quan điểm ở Việt Nam cũng như tham khảo các quy định về pháp luật của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, nhóm sẽ đưa ra một số

<b>kiến nghị nhằm làm rõ việc thừa nhận quyền sống của thai nhi ở Việt Nam. </b>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài </b>

Về đối tượng nghiên cứu, nhóm sẽ tìm hiểu về khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm,... Từ đó nghiên cứu các quyền lợi pháp lý mà cụ thể ở đây là quyền sống của thai nhi trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như tham khảo thêm các quy định pháp luật ở nước ngoài .

Về phạm vi nghiên cứu, nhóm sẽ tập trung vào các văn bản trong hệ thống pháp luật, các quan điểm hiện nay ở Việt Nam về vấn đề này cũng như có tham khảo thêm

<b>một số quy định từ các nước khác như Ecuador, Hungary, Philippines. </b>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong cơng trình này, việc nghiên cứu các vấn đề về quyền sống của thai nhi theo pháp luật quốc tế - kiến giải cho Việt Nam bằng một số phương pháp sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Phương pháp luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng: bài nghiên cứu được thực </i>

hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật hiến pháp (quyền con người) nói riêng.

<i>Phương pháp phân tích, bình luận: Thực hiện phân tích làm rõ nội hàm các khái </i>

niệm về quyền sống của thai nhi. Phân tích các luận điểm, các quy định pháp luật quốc tế nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, tìm ra những điểm mới, tiến bộ trong các quy định hiện hành của các nước trên thế giới liên quan đến quyền sống của thai nhi và khả năng có thể lấy kinh nghiệm cho Việt Nam.

<i>Phương pháp so sánh: So sánh sự khác nhau của quy định pháp luật về quyền </i>

sống của thai nhi, so sánh quy định về vấn đề này giữa các quốc gia trên thế giới với nhau và với Việt Nam.

<i>Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các quy định pháp luật, các văn bản quy phạm </i>

pháp luật có liên quan đến quá trình nghiên cứu, qua điểm của các nhà khoa học, tác giả, nhóm tác giả, các đề tài, cơng trình nghiên cứu liên quan. Ngồi ra phương pháp tổng hợp được sử dụng để đưa ra kết luận về hệ thống các quan điểm, quy định pháp luật, hướng dẫn thực hành của các quốc gia trên thế giới về vấn đề quyền sống của thai nhi. Đồng thời phương pháp này còn được sử dụng để tổng hợp những kết quả nghiên cứu của từng chương và của cả cơng trình nghiên cứu để đưa ra các nhìn tổng quan và khái quát về đề tài nghiên cứu.

Hệ thống các phương pháp nghiên cứu nêu trên dự kiến được sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu với nhau để cơng trình nghiên cứu rõ ràng, rành mạch.

<b>6. Bố cục cơng trình nghiên cứu </b>

Cơng trình nghiên cứu gồm 02 chương:

<b>Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền sống của thai nhi </b>

<b>Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sống của thai nhi và một số </b>

kiến giải hoàn thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI 1.1. Khái quát về quyền sống của thai nhi </b>

<i><b>1.1.1. Nguồn gốc </b></i>

Quyền con người (Human Rights) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ khơng phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên toàn cầu như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải bảo vệ. Theo đó, quyền sống là quyền cao nhất và được ghi nhận trong các văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia.

Quyền sống được ghi nhận đầu tiên tại Điều 3 Tuyên ngơn nhân quyền năm 1948:

<i>“Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân”. Nội dung của Điều 3 Tuyên </i>

ngôn nhân quyền năm 1948 đã chỉ ra 3 loại quyền khác nhau của con người bao gồm:

<i>quyền được sống theo khía cạnh sinh học (quyền và khả năng tồn tại) và theo khía cạnh mang tính nhân bản hơn (bảo vệ khỏi những điều kiện sống phi nhân đạo); quyền tự do </i>

cá nhân và quyền an toàn cá nhân, quyền được bảo vệ khỏi sự can thiệp thô bạo từ các chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước, bao gồm cả quyền tự do cá nhân (các quyền toàn vẹn – integrity rights).

Tiếp đó, tại Điều 6 Cơng ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã đề

<i>cập cụ thể hơn khi ghi nhận quyền sống là quyền vốn có của con người: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống”. Quyền vốn có (cố hữu) nghĩa là quyền tự nhiên, là bản </i>

chất của con người mà thai nhi chắc chắn mang bản chất con người không thể phủ nhận cho dù được sinh ra hay chưa<small>5</small>. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đây mới chỉ là giả thiết mà các nhà nghiên cứu ngầm hiểu, vẫn chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về quy định tại Điều 6 ICCPR. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã có quy định về quyền sống tại

<i>Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai được tước đoạt tính mạng trái luật”. </i>

Quyền sống là một quyền vốn có, cơ bản và được ghi nhận ở hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, quyền sống của thai nhi là vấn đề gây tranh cãi khá nhiều về việc có nên thừa nhận quyền này hay khơng. Có nhiều

<small> </small>

<small>5 Ngăn chặn hành vi phá thai vì lí do giới tính bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trên cơ sở tiếp thu quy định pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quan điểm cho rằng việc thừa nhận quyền sống của thai nhi là giới hạn quyền riêng tư vốn có của phụ nữ, bởi lẽ người phụ nữ mang thai có những quyền nhất định đối với bào thai ấy. Do đó, đối với quy định về vấn đề này rất mơ hồ, chưa thực sự cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Và xuất phát điểm của một con người là khi nào: khi sinh ra hay khi vẫn còn là bào thai phụ thuộc người mẹ? Dẫn chứng từ vấn đề nạo phá thai thì có quan điểm cho rằng phá thai<small></small>vì lý do giới tính là một hành vi đồng thời chà đạp thô bạo lên hai nhân quyền cơ bản là quyền sống và quyền bình đẳng<small>6</small>. Từ quan điểm trên cho thấy nếu coi thai nhi là tính mạng thì việc nạo phá thai đồng nghĩa với việc tước đi quyền sống cụ thể là tính mạng. Do đó, việc xác định thời điểm bắt đầu là con người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc có những quy định cụ thể hơn về vấn đề nạo phá thai ở xã hội hiện nay.

Nhận thấy được sự tranh cãi đấy, quyền sống của thai nhi được đề cập một cách trực tiếp lần đầu tiên trong quá trình thảo luận soạn thảo Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Thực tế cho thấy ln có sự tranh cãi về pháp lý rằng liệu thai nhi có được coi là một con người và được hưởng sự bảo vệ đặc biệt không? Cụ thể đại diện từ Chile cho rằng mệnh đề này nên được sửa đổi thành quyền sống phải được bảo vệ từ lúc thụ thai. Đề xuất của Chile cũng nêu rõ quyền sống đối với những cá nhân mắc các bệnh không chữa được, các bệnh nhân tâm thần và đối với người nước ngoài, cũng như quyền sống của những người không thể tự chu cấp cho bản thân. Thêm vào đó, phía Chile cịn đề xuất rằng khơng ai có thể bị từ chối quyền sống trừ những cá nhân bị tuyên án tử hình theo luật quốc gia. Ban thư ký cũng đưa ra một khẳng định theo đó quyền sống của bất kỳ ai cũng không thể bị chối bỏ trừ những người đã bị kết án tử hình theo pháp luật<small>7</small>.Ngược lại với điều này, đại diện của Đan Mạch phản đối một cách khá chính thức đề xuất về việc Điều 3 cần bao gồm quy định bảo vệ thai nhi từ khi thụ thai, vì luật pháp một số quốc gia cho phép phá thai<small>8</small>. Tuy nhiên các quan điểm, lý luận đều chưa thực sự được các nhà làm luật dành sự quan tâm đặc biệt.

Có thể thấy, quan điểm về quyền sống của thai nhi xuất hiện khá sớm dựa trên các luồng ý kiến tranh cãi khác nhau của các nhà làm luật. Cụ thể trong quá trình thảo luận soạn thảo Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Tuy nhiên nội dung

<small> </small>

<small>6 Ngăn chặn hành vi phá thai vì lí do giới tính bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trên cơ sở tiếp thu quy định pháp luật hình sự Cộng hịa Liên bang Đức. </small>

<small>7 Verdoodt 1964, đ. 95-96 8 Un doe. E/CN. 4/AC.2/SR.3 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

này chỉ được đề cập một cách gián tiếp thông qua các dự thảo về quyền con người. Do đó chưa có một quy định cụ thể, trực tiếp đến vấn đề liệu thai nhi có quyền được sống, quyền được pháp luật bảo vệ một cách hợp hay không?

Hiện nay trên thế giới chưa ghi nhận một khái niệm cụ thể nào về quyền sống của thai nhi. Nhóm tác giả liên hệ từ những khái niệm về quyền trẻ em và quyền con người đã được ghi nhận trước đó để phân tích và đưa ra một khái niệm về vấn đề này. Pháp luật quốc tế đã sớm có những quy định về bảo vệ quyền lợi của trẻ em ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Cụ thể, tại Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959, nguyên tắc

<i>4 đã đề cập: “Trẻ em phải được hưởng những lợi ích của an ninh xã hội. Trẻ phải được trưởng thành và phát triển trong môi trường sức khỏe: để đạt được điều này, phải có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt cho cả trẻ và mẹ của trẻ, đầy đủ trước và sau khi sinh. Trẻ có quyền được hưởng các dịch vụ đầy đủ về dinh dưỡng, nhà ở, giải trí và y tế”. Từ khái </i>

niệm này có thể hiểu, trẻ em phải được chăm sóc từ khi cịn nằm trong bụng mẹ và sau khi sinh ra. Do đó, người mẹ phải có trách nhiệm đảm bảo sự sống của thai nhi hết sức có thể. Ghi nhận này chưa thực sự nhấn mạnh về vấn đề quyền sống của thai nhi nhưng cũng là một sự bỏ ngỏ, tiến bộ của pháp luật quốc tế. Kế thừa tinh thần của Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959, trong lời nói đầu của Công ước về quyền trẻ em năm 1989

<i>đã nêu: “do cịn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau sinh ra đời”. Cũng trong công ước này tại khoản 1 Điều 6 quy định: “Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống”. </i>

Tiếp theo khoản 5 Điều 6 Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966

<i>quy định: “Khơng được phép tun án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án đối với phụ nữ đang mang thai”. Việc cấm thi hành án tử hình đối với </i>

phụ nữ đang mang thai đã gián tiếp bảo vệ thai nhi thông qua các biện pháp bảo vệ, khoan hồng với người mẹ mang thai. Qua đó, tạo điều kiện cho thai nhi được sống và được bảo vệ tối đa trước khi chào đời. Bên cạnh đó, Cơng ước Nhân quyền Châu Mỹ

<i>năm 1969 (ACHR) tại Điều 4: “Mỗi người đều có quyền được tơn trọng cuộc sống, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>quyền này được bảo vệ bởi luật pháp và nhìn chung từ lúc thụ thai không ai bị tuỳ tiện tước đoạt quyền sống”, cũng đã có những sự thừa nhận cơ bản về sự tồn tại của quyền </i>

sống của thai nhi từ lúc thụ thai.

Phân tích dưới góc độ Phật giáo thì Đạo phật cho rằng, đời sống của một con người bắt đầu ngay từ lúc thụ thai. Thai nhi sự kết hợp giữa bố, mẹ và thần thức của một chúng sinh. Thần thức đó đi tìm sự hiện hữu để tiếp tục cuộc hành trình vơ tận của sống và chết. Do đó đối với hành vi phá thai thì đã phạm giới sát sinh của Đạo Phật, nói cách khác là tước đi sinh mạng. Theo đó, Đạo Phật ln quan niệm và cho rằng từ khi thụ thai thì thai nhi đã mang trong mình một quyền cơ bản và vốn có đó là quyền sống.

Ở Việt Nam, pháp luật khơng có quy định và thừa nhận về quyền sống của thai nhi. Bằng chứng là khơng có một khái niệm hay quy định cụ thể nào về thai nhi có quyền được sống hay hành vi phá thai của phụ nữ là hành vi giết người. Tuy nhiên trong một số trường hợp, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định gián tiếp cơng nhận thai nhi có quyền cơ bản của con người.

Cụ thể, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã xây dựng các quy định có liên quan đến nội dung quyền sống của thai nhi nhằm có những chính sách khoan hồng đối với người mẹ mang thai và bảo vệ thai nhi như: (i) Người thực hiện hành vi phá thai trái phép sẽ có chế tài phạt tù<small>9</small>, (ii) Tội phạm là phụ nữ có thai có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt<small>10</small><i>, (iii) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 </i>

tháng được coi là trường hợp được hoãn chấp hành án phạt tù<small>11</small>. Có thể thấy, trong pháp luật hình sự, nhà nước và nhà làm luật đã có những chế tài nhất định để bảo vệ quyền sống của thai nhi một cách gián tiếp điển hình như quy định một tội riêng về phá thai trái phép, tuy quy định này không đến từ lỗi cố ý của phụ nữ mang thai nhưng cũng phần nào có sự quan tâm đến vấn đề quyền sống của thai nhi. Hay xem có thai là một tình tiết giảm nhẹ trong một số trường hợp, hỗn thi hành án phạt tù,... Theo đó có thể nhận thấy rõ sự nhân đạo, có ý thức bảo vệ người mẹ, bảo vệ sự sống của thai nhi và đảm bảo thai nhi có thể sinh ra một cách khỏe mạnh.

Khơng dừng lại ở đó, Bộ luật dân sự năm 2015, Nhà nước đã đưa ra một số chế định về thừa kế để bảo vệ một số quyền trong quan hệ dân sự khi vẫn còn là bào thai. Chẳng hạn, (i) Người thừa kế có thể là bào thai đã thành thai trước khi người để lại di sản chết, đồng thời sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế<small>12</small>, (ii) Người được di

<small> 9 Điều 316 Bộ luật hình sự năm 2015 </small>

<small>10 Điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 11 Điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015 12 Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tặng có thể là bào thai đã thành thai trước khi người để lại di sản chết, đồng thời sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế<small>13</small>. Từ các quy định về thừa kế trên, có thể thấy dù đề cập một cách gián tiếp nhưng đã có một sự khởi sắc nhất định, làm tiền đề cho những quy định cụ thể hơn về nội dung quyền sống của thai nhi trong tương lai của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Nhìn chung, khái niệm về quyền sống của thai nhi của Việt Nam chưa có sự cụ thể, rõ ràng. Việc nhà lập pháp Việt Nam đặt ra những quy định trên cho thấy đã phần nào có sự thừa nhận gián tiếp về quyền sống của thai nhi. Trên thực tế, việc áp dụng những quy định này chưa thực sự triệt để và phù hợp với hoàn cảnh áp dụng tại Việt Nam. Điều này đặt ra vấn đề cho Việt Nam và các quốc gia trên thế giới phải có những

<i>quy định riêng để bảo vệ quyền sống của bào thai còn trong bụng mẹ. </i>

Khái niệm quyền sống của thai nhi là một vấn đề phức tạp và đa chiều với nhiều quan điểm khác nhau từ các quốc gia và các bên liên quan. Đồng thời có thể thấy ở Việt Nam, chưa có một định nghĩa chính thức về quyền sống của thai nhi, tuy nhiên vẫn có một số biểu hiện của quyền lợi gián tiếp cho thai nhi, chẳng hạn như việc được hưởng các dịch vụ y tế đặc biệt, được giảm án nếu là thai phụ phạm tội, hay được thừa kế tài sản. Đây là những dấu hiệu cho thấy thai nhi có một vị thế đặc biệt trong xã hội, nhưng cũng cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ khái niệm quyền sống của thai nhi và các hệ lụy của nó.

<i><b>1.1.3. Đặc điểm </b></i>

<i>Một là, quyền sống của thai nhi được xác định từ trong bụng mẹ. Theo các nghiên </i>

cứu sinh học thì nhịp tim của thai nhi thường hình thành vào khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai. Ở thời điểm này, thai nhi đã có những phát triển khá đầy đủ từ hình dáng như có thể nhìn thấy đầu và trán rất to, đã có thân mình nhưng vẫn cịn bé. Đường nét khn mặt của thai nhi khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai ngày càng rõ nét và đã hình thành các bộ phận trên khn mặt. Ngồi ra, bán cầu não cũng đang phát triển mạnh mẽ và các cơ quan khác cũng lần lượt xuất hiện. Đồng thời, thực hiện hành vi phá thai trong khi thai nhi đã có nhịp tim và có thể cảm nhận, cảm thụ được xung quanh gần như tương đồng với việc tước đi một mạng sống. Do đó, việc xác định cụ thể thời điểm thai nhi có quyền sống có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự sống và phát triển của thai nhi, bên cạnh đó có thể làm giảm tỷ lệ phá thai hiện nay nhờ các sự răn đe của các chế tài.

<small> </small>

<small>13 Khoản 2 Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2015 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Hai là, quyền sống của thai nhi là quyền bẩm sinh, tất cả mọi thai nhi khi đã hình </i>

thành nhịp tim thì đều có quyền được sống, quyền này được Nhà nước và pháp luật bảo vệ và khơng một cá nhân nào có thể xâm phạm và tước đoạt. Không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội. Do đó, mọi hành vi phá thai tại thời điểm hình thành nhịp tim đều tương tự với hành vi tước đi mạng sống của con người. Quyền sống của thai nhi không nên được hiểu theo nghĩa hẹp là sự tồn vẹn tính mạng từ lúc hình thành bào thai đến khi chào đời mà còn phải được hiểu rộng hơn là quyền được bảo vệ sự tồn tại của con người sau khi sinh ra. Bởi lẽ, quá trình hình thành và phát triển của thai nhi mang tính liên tục và khi chào đời thì thai nhi được chính thức cơng nhận là con người. Cho nên cần có góc nhìn rộng hơn về quyền sống của thai nhi nói riêng và quyền sống của con người sau khi đã được sinh ra nói chung. Và các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia cần tham khảo cách tiếp cận này để nhằm đảm bảo sự sống và quyền được bảo vệ sự tồn tại của thai nhi trước và sau khi chào đời.

<i>Ba là, mục đích của việc xác định quyền sống của thai nhi hình thành từ thời </i>

điểm thai nhi hình thành nhịp tim là nhằm nâng cao trách nhiệm của bố và mẹ. Trên thực tế, thực trạng lối sống vơ trách nhiệm, phóng túng đang rất thịnh hành trong giới trẻ hiện nay, đây được coi là một trào lưu. Và việc mang thai ngồi ý muốn cũng theo đó tăng lên dẫn đến tỷ lệ phá thai ngày một tăng cao. Việc có những quy định cụ thể như vậy góp phần bảo vệ những sinh linh được hình thành từ lối sống vơ trách nhiệm và ích kỷ ấy. Qua đó, có cảnh báo kịp thời đến quá trình giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên và đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ bản thân của người phụ nữ. Bởi lẽ, qua các nghiên cứu của y học, phá thai không những để lại hậu quả xấu về mặt thể chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như khả năng vô sinh cao, rối loạn kinh nguyệt, nhiễm trùng,... mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm sinh lý của người mẹ. Không chỉ những mới đối mặt với trầm cảm mà những người phụ nữ khi phá thai cũng có khả năng cao gặp phải hậu quả đáng sợ này. Nguyên nhân là do thai kì chấm dứt một cách đột ngột, hormone trong cơ thể phụ nữ bị rối loạn đột ngột theo, vì vậy có thể gây ra tình trạng trầm cảm vì phá thai.

Như vậy, đặc điểm về quyền sống của thai nhi cơ bản giống với các đặc điểm quyền sống của con người. Điểm khác lớn nhất giữa hai quyền này là việc xác định thời điểm hình thành quyền sống của thai nhi. Việc xác định đúng thời điểm sẽ dẫn tới những hệ quả pháp lý liên quan trực tiếp đến các quy định về vấn đề quyền sống của thai nhi

<i>trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. </i>

<b>1.2. Quan điểm về quyền sống của thai nhi trên thế giới </b>

Hiện nay thế giới chia ra làm 2 thế cực:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Một là, phía pro- life, ủng hộ việc cho quyền được sống của thai nhi và chống lại </i>

hành vi phá thai với quan điểm sự sống bắt đầu từ khi bào thai còn trong bụng mẹ và phía đối nghịch hồn tồn là pro - choice: ủng hộ quyền lựa chọn của người phụ nữ, với

<i>quan điểm “my body, my choice - thân thể tôi, quyền lựa chọn của tôi”. Một dự thảo đã </i>

được thảo luận tại phiên họp thứ sáu của Ủy ban vào năm 1950 và tại Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng vào năm 1957, theo dự thảo này, đã có lập luận cho rằng quyền sống được trải dài theo chu trình sống của một con người từ khi còn ở giai đoạn sản xuất tế bào tinh trùng cho đến khi chết đi. Tức là thai nhi khi cịn trong bụng mẹ có quyền sống như một con người và chịu sự điều chỉnh của Tuyên ngôn này. Trong tác phẩm Bàn về tự do

<i>(1859), John Stuart Mill cho rằng cần bảo vệ tự do của các cá nhân để họ được “sống hạnh phúc theo ý của họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những người xung </i>

không được quyền quyết định cơ thể của mình tức là bị giới hạn quyền tự do. Tuy nhiên,

<i>cũng theo tác phẩm này thì “tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của ta theo cách riêng của ta, trong chừng mực ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của người khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác hạnh phúc. Nếu phụ nữ thực hiện quyền của mình là nạo, phá thai thì chính họ đã trực tiếp xâm hại đến quyền cơ bản của thai nhi là quyền </i>

<i>được tước đi tính mạng, tự do hoặc tài sản của bất kỳ người nào mà khơng có thủ tục pháp lý hợp pháp; cũng không được từ chối bất kỳ người nào trong phạm vi quyền hạn của mình đối với sự bảo vệ bình đẳng của pháp luật”. Nhưng đối với các tiểu bang thông qua luật quy định“trứng, phôi hoặc thai nhi được thụ tinh khơng có quyền độc lập”<small>16</small></i>, chẳng phải các bang đang tham gia vào việc tướt đi mạng sống của thai nhi bằng việc phá thai hay sao? các bang có đang tham gia vào việc bảo vệ bình đẳng cho tất cả trẻ em hay không?<small>17</small>

Đối với những người phụ nữ bị ép phá thai, họ phải trải qua sự giày vò lương tâm, sự hối hận khi bỏ đi đứa con chưa kịp chào đời của mình. Theo Melissa Ohden cơ

<small> </small>

<small>14</small><i><small> John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch, 2016), “Bàn về tự do”, Nxb. Tri Thức, Hà Nội, 2016, tr.10 </small></i>

<small>[ (truy cập 20/4/2023) </small>

<small>15</small><i><small> Bùi Nguyễn Trà My, Phạm Phương Uyên, Phạm Linh Giang, “Thực Thi Pháp Luật Về Nạo Pha Thai Tại Một </small></i>

<i><small>Số Quốc Gia Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 20/4/2023) </small>

<small>16</small><i><small> Melissa Ohden MSW, Founder & Director, “The Abortion Survivors” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/05/2023) </small>

<small>17</small><i><small> Sara Jacobina Johansen, Emilie Malm Jespersen, Nicoline Damberg Madsen & Sara Hvass De Gang, </small></i>

<i><small>“Pro-choice vs. Pro-life in The United States of America” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/05/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

gái may mắn sau khi bị mẹ sử dụng biện pháp phá thai ở tháng thứ 8, khi mẹ của cô ấy bị bà ngoại ép buộc phải phá thai<small>18</small>. Melissa Ohden đã có bài phát biểu về những hạn

<i>chế việc cho phép phá thai mà không có bất kỳ sự hạn chế nào: “Tơi ở đây hơm nay để đại diện và nói lên tiếng nói của những người phụ nữ là quyền của họ không chỉ bị đe dọa mà cịn bị tấn cơng trong suốt bốn mươi sáu năm qua ở đất nước chúng tôi. và việc này càng được khẳng định khi việc phá thai được diễn ra trong suốt quá trình mang thai kể cả ở tháng cuối cùng của thai kỳ nhưng lại khơng có bất kì hạn chế nào trong việc </i>

Ohden tuyên bố rằng quyền của người phụ nữ đang bị đe dọa và bị xâm phạm trong suốt 46 năm qua ở Mỹ, có thể họ đã bị ép buộc phá thai nguy hiểm hoặc những người phụ nữ là những thai nhi bị phá bỏ. Cô ấy khơng thể lý giải vì sao quyền của phụ nữ đang bị đe dọa là vì phá thai khơng có hạn chế lại được giới thiệu và tổ chức áp dụng ở nhiều bang trên toàn quốc<small>20</small>. Đặc biệt là Án lệ Roe v Wade của Tối cao Pháp viện Mỹ vào năm 1973 phê chuẩn cho rằng phá thai là hợp pháp và có thể giết những đứa trẻ chưa sinh. Nó chính là khởi nguồn cho những hậu quả vô cùng to lớn, hơn 60.000.000 thai nhi phải chết, 78 % cơ sở phẫu thuật của Planned Parenthood nằm ở khu phố da đen và la tinh. Những người phụ nữ đã mất mạng dưới bàn tay công nghiệp phá thai, cung cấp dịch vụ

<i>chăm sóc y tế khơng đạt tiêu chuẩn. Phụ nữ đã đặt tính mạng của mình vào tay “tử thần” </i>

khi rơi vào các trung tâm phá thai này do tiêu chuẩn y tế thấp, đồng thời lấy đi mạng sống của thai nhi trước khi chúng có cơ hội tự vệ<small>21</small><i>. Stand Forlife” là một phong trào </i>

ủng hộ sự sống trên mạng xã hội, mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện của họ về lý do họ trân trọng và coi trọng cuộc sống<small>22</small>. Trong những bài đăng tải có những người ủng hộ sự sống họ đã chia sẻ việc họ đã biết ơn như thế nào vì đã giữ con mình trong những hồn cảnh khó khăn như lạm dụng tình dục, hội chứng down và các bệnh hiểm nghèo khác. Những chủ đề này là phần lớn lý do một người lựa chọn việc phá thai. Hầu hết các bài viết, việc mà họ giữ lại đứa trẻ vì họ coi những đứa trẻ khơng hề có lỗi, đứa

<small> </small>

<small>18 </small><i><small>Quang Minh (2017), “Cơ gái may mắn sống sót sau khi bị mẹ phá bỏ” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/05/2023) </small>

<small>19</small><i><small> Melissa Ohden MSW, Founder & Director (2019), “The Abortion Survivors Network” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/05/2023) </small>

<small>20</small><i><small> Sara Jacobina Johansen, Emilie Malm Jespersen, Nicoline Damberg Madsen & Sara Hvass De Gang, </small></i>

<i><small>“Pro-choice vs. Pro-life in The United States of America” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/05/2023) </small>

<small>21</small><i><small> Christina Bennett Director of Communications Family Institute of Connecticut June 4, 2019, “Threats to </small></i>

<i><small>Reproductive Rights in America” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/05/2023) </small>

<small>22</small><i><small> Amanda's Story (2019), “Stand for Life” [ (truy </small></i>

<small>cập ngày 10/05/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trẻ chính là con của họ và họ khơng thể nào kết thúc sự sống của thai nhi vì sự bất tiện hay vì chính hồn cảnh thụ thai của đứa trẻ.

<i>Hai là, phía pro – choice, cho rằng quyền của người mẹ cần đặt cao hơn quyền </i>

của thai nhi. Ở bất kỳ thời điểm của thai kỳ, quyết định nạo phá thai đều có thể được đưa ra, vì cho rằng đây là quyền của người phụ nữ. Họ cho rằng cơ thể người con, phôi thai. bào thai chỉ sống nhờ vào người mẹ và đó là tài sản của người mẹ. Và người mẹ quyết định như thế nào đối cuộc sống của bào thai thì đó chính là quyền của người mẹ. Đối với họ, quyết định phá thai ở 2-3 tuần hay 35-40 tuần không quan trọng, họ chỉ quan tâm nếu như đứa trẻ chưa được sinh ra, thì họ có tồn quyền quyết định đối với việc phá thai. Trong những trường hợp đặc biệt như khi ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của người mẹ, việc lựa chọn nạo phá thai là điều hiển nhiên được thừa nhận. Nhiều lý thuyết biện minh cho việc phá thai chủ trương rằng thành quả của việc thụ thai ít ra là cho đến một số ngày nào đó chỉ là một tập hợp những tế bào, chưa thể được coi là một con người độc lập. Vì thế, phá thai trong thời gian đó khơng phải là tội sát nhân. Hơn nữa, trong những thập niên gần đây, dưới ảnh hưởng của phong trào tục hóa và giải phóng phụ nữ, bào thai chỉ được nhìn dưới khía cạnh thuần túy sinh học như một phần phụ thêm trong thân thể người phụ nữ và thuộc quyền sở hữu của người phụ nữ, chứ khơng được nhìn nhận như một nhân vị, chủ thể của những quyền lợi bất khả nhượng. Do đó, người phụ nữ có tồn quyền quyết định đối với bào thai<small>23</small>.

Trong một thế giới ngày càng hiện đại hóa, mọi người trên tồn thế giới có thể sử dụng nền tảng mạng xã hội để bàn luận về chủ đề này. Chiến dịch #bansoffmybody được planned parenthood bắt đầu vào ngày 17 tháng 6 năm 2009 và là chiến dịch cung

<i>cấp cơ sở để chống lại các cuộc tấn cơng, chăm sóc sinh sản và mạnh dạn tuyên bố “cơ </i>

<i>“Sharing your abortion stories”</i><small>25</small><i>. Trong video họ cho rằng “đó là cơ thể của tơi, cuộc sống của tơi, tiếng nói của tơi, tương lai của tôi, quyết định của tôi. Khi tôi sỡ hữu cơ thể của chính mình, tơi có thể tự do, kiểm sốt, phát triển được chúng. Vì thế nên hãy bỏ lệnh cấm ra khỏi người của chúng tôi. Việc chúng tơi làm gì với cơ thể của mình là quyền của người phụ nữ. Cho dù cô ấy muốn giữ lại đứa bé hay là chấm dứt thai kỳ. </i>

<small> </small>

<small>23</small><i><small> Lỗ Thị Thu Hà, “Quyền Sống Của Thai Nhi Và Vấn Đề Hồn Thiện Khn Khổ Pháp Luật Việt Nam Về Phá </small></i>

<i><small>Thai, Đại Học Quốc Gia Hà Nội” </small></i>

<small>[ (truy cập 20/04/2023) </small>

<small>24</small><i><small> Plannedparenthood.org. (2019), “Planned Parenthood Launches #BansOffMyBody Campaign in Response to </small></i>

<i><small>Abortion Bans Sweeping the Country” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/5/2023) </small>

<small>releases/planned-parenthood-launches-bansoffmybody-campaign-in-response-to-abortion-bans-sweeping-the-25 #bansoffmybody Sharing Your Abortion Stories (Planned Parenthood Video) [ (truy cập ngày 10/5/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Việc có quyền lựa chọn việc phá thai hay không khiến cho phụ nữ trở nên tự do, kiểm sốt, và phát triển hơn. Do đó, việc áp đặt các hạn chế sẽ dẫn đến xâm phạm quyền của phụ nữ và là một cuốc tấn công vào sức khỏe mà trong đó quyền quyết định vấn đề này là của họ.”. Chiến dịch này đã để lại nhiều giá trị cho xã hội. Trái ngược với các văn </i>

bản về sự sống trước đây, người duy nhất được nhắc tới là người phụ nữ. Quyền lợi, sự lựa chọn và tiếng nói của cơ ấy được chú trọng, trong khi trứng được thụ tinh không bao

<i>giờ được nói đến như bất cứ điều gì khác ngồi việc “phá thai”. </i>

Ngoài ra, đối với những người theo quan điểm pro-choice, việc Nhà nước đưa ra các quy định cấm phá thai là khơng phù hợp. Vì họ cho rằng mọi phụ nữ sẽ có những hồn cảnh khác nhau và nhà nước không nên can thiệp vào quyền tự chủ của bất kỳ con người nào. Quyền phá thai chỉ đơn giản là một quyền mà mỗi con người sẽ đưa những lựa chọn tốt nhất cho họ. Và chỉ có người phụ nữ và bác sĩ của họ sẽ ra quyết định tốt nhất cho họ chứ khơng phải bất kì ai khác. Ở bài phát biểu ủng hộ pro-choice của Melissa Murray<small>26</small>, giáo sư luật của Trường Luật Đại học New York. Cô giảng dạy về luật hiến pháp, luật gia đình, quyền sinh sản và tư pháp và trước đây từng là Giám đốc Khoa của Trung tâm Berkeley về Quyền Sinh sản và Tư pháp. Murray đã có những lập luận rằng:

<i>“tu chính án thứ mười bốn đảm bảo quyền tự do của phụ nữ trong việc quyết định có nên sinh con hay khơng. Tịa án tối cao đã khẳng định quyền phá thai của phụ nữ là một </i>

Murray cho rằng luật pháp chỉ đang đơn giản là phụ nữ có quyền đó, và tại sao mọi người lại coi thường luật pháp khi quyền phá thai của phụ nữ là khía cạnh thiết yếu trong việc đảm bảo tự do và bình đẳng của Hiến Pháp. Và việc một số bang đang hạn chế phá thai đang được đề cập và đã được áp dụng ở một số bang đã ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Các hạn chế đã khiến cho người dân mỗi lần phá thai phải đáp ứng đủ điều kiện mà luật quy định. Và hậu quả của việc bị từ chối phá thai rất thảm khốc, những người bị từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc phá thai đã phải chịu những hậu quả bất lợi về sức khỏe và tinh thần<small>28</small>. Do đó việc từ chối phá thai có thể khiến phụ nữ rơi vào tính huống tồi tệ hơn về mặt tinh thần và thể chất, họ không biết giải quyết cái thai như thế nào, và có thể nghĩa đến cái chết cho bản thân mình. Đối với trường hợp mang thai khi

<small> </small>

<small>26 Testimony Of Melissa Murray Professor Of Law, New York University School Of Law Before The Subcommittee On The Constitution, Civil Rights, And Civil Liberties Hearing On Threats To Reproductive Rights In America June 4, 2019, (truy cập ngày 10/5/2023) </small>

<small>27 Testimony Of Melissa Murray Professor Of Law, New York University School Of Law Before The Subcommittee On The Constitution, Civil Rights, And Civil Liberties Hearing On Threats To Reproductive Rights In America June 4, 2019, (truy cập ngày 10/5/2023) </small>

<small>28</small><i><small> Sara Jacobina Johansen, Emilie Malm Jespersen, Nicoline Damberg Madsen & Sara Hvass De Gang, </small></i>

<i><small>“Pro-choice vs. Pro-life in The United States of America” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/05/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

bị hiếp dâm, mang thai khi chưa đủ tuổi, mang thai khi kinh tế chưa đảm bảo… Nếu họ không thể phá thai thì buộc họ phải sinh những đứa trẻ đó ra và chăm sóc chúng với điều kiện khơng đầy đủ. Những việc mang thai trong những trường hợp đó chưa bao giờ là sự lựa chọn của họ và họ khơng thể lường trước được. Vì thế việc phá thai có thể cứu được những người phụ nữ ấy thốt khỏi khó khăn này.

Trước hết phải nói về tơn giáo, vì các tơn giáo là những nhóm tư tưởng đầu tiên bàn về vấn đề đạo đức nào đó và nạo phá thai cũng khơng thuộc trường hợp loại trừ.

<i>Thứ nhất, quan điểm của phật giáo: </i>

Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới, và đã được du nhập vào nước ta từ rất sớm. Có thể nói, ảnh hưởng lớn nhất của phật giáo tới đời sống xã hội Việt Nam là ở lĩnh vực đạo đức. Đạo đức phật giáo giúp con người hướng tới sự thiện lành, những giá trị nhân văn và hồn thiện đạo đức của bản thân. Chính vì sự phổ biến của phật giáo, vì thế quan niệm về quyền sống và nạo phá thai ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của người dân Việt Nam và trên thế giới. Trong phật giáo có rất nhiều quan điểm về thời điểm công nhận tư cách của con người.

<i>Trong Kinh Trung Bộ I - Đại kinh Đoạn tận ái số 38 có trình bày: “khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời kì có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có </i>

<i>hiểu rằng, “hương ấm” là cái điều kiện cho cái linh hồn đó, tâm thức của con người đó </i>

đã sẵn sàng chuyển sinh. Điều kiện này bắt buộc phải được đáp ứng thì bào thai mới được xem là hình thành. Với quy định về hương ấm như trên thì có thể thấy đạo phật đã cho rằng tự thân bào thai đã là một con người rồi,và hương ấm sẽ mang nhận thức, mang suy nghĩ và mang năng lực lý tính của con người ở kiếp trước và đi vào cơ thể mới. Và thời điểm đó thì bào thai hình thành chứ khơng phải thời điểm con người được sinh ra.

<i>Trong Luật Tạng (Nam truyền) ghi nhận rằng, con người có nghĩa: “Từ sự xuất hiện của tâm, từ thời điểm thức và có biểu hiện đầu tiên đầu tiên ở trong bào thai mẹ cho đến thời điểm của cái chết, ở trong khoảng thời gian ấy thì cá thể đó được xem là một con người.”. Tức là từ thời điểm có sự hình thành đầu tiên về ý thức thì thời điểm </i>

đó là thời điểm đầu tiên con người được hình thành<small>30</small> . Trong A-tỳ-đạt-ma-câu-xá

<i>(Abhidharma-kośa) của Thế Thân (Vasubandhu) “một bào thai được xem là một con người ngay cho dù bào thai ấy chỉ mới mợt tuần tuổi”. Với quan điểm này thì một đứa </i>

<small> </small>

<small>29</small><i><small> P. Mahātaṇhāsaṅkhayasuttaṃ, H. 愛盡大經, “Tương Đương Trà-Đế Kinh – Kinh Trung Bộ I - Đại Kinh Đoạn </small></i>

<i><small>Tận Ái Số 38” [ (truy cập ngày 20/04/2023) </small></i>

<small>30</small><i><small> Vinaya Pitiaka, “The Book Of Discipline” Vol. I, I.B. Horner Dịch, Luzac & Company, London 1949, tr.126. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

trẻ có thể được xem là một con người kể từ thời điểm có sự kết hợp giữa tinh trùng của nam giới và trứng của nữ giới tạo ra hợp tử, khi hợp tử dính vào màng tử cung thì q trình thụ thai được bắt đầu và tiếp tục phát triển đến tuần thứ 6 thì phơi thai thực sự chuyển mình trở thành bào thai và đó cũng chính là thời điểm đầu tiên con người được hình thành theo quan điểm của Thế Thân (Vasubandhu).

Mặc dù thai nhi có thể hình thành, phát triển một số các giác quan và bộ phận, nhưng vẫn chưa thể hình thành hoàn toàn như một con người phát triển hoàn chỉnh. Nhưng một con người trưởng thành được hình thành nên từ một bào thai. Cũng như một hạt giống không phải là một cái cây với đầy đủ cành lá…, nhưng nếu khơng có hạt giống sẽ khơng có một cái cây. Thêm nữa, cho dù đời sống của một con người được bắt đầu từ khi nào đi chăng nữa, thì việc phá thai vẫn là việc tước đoạt đi một mạng sống, cho dù mạng sống ấy chưa phải là một con người trưởng thành. Sự phát triển một con người là một tiến trình, và bất cứ giai đoạn nào trong tiến trình ấy đều có sự quan trọng nhất

<i>định; Việc loại bỏ “con người” tại bất kỳ thời điểm nào trong tiến trình phát triển ấy đều </i>

là việc tước đoạt đi sự sống<small>31</small>.

Mặc dù trong phật giáo có rất nhiều quan điểm về thời điểm công nhận về tư cách con người khi còn là một bào thai, nhưng các quan điểm trên thì đều có điểm chung là sự cơng nhận thai nhi được xem là con người, đều xuất phát từ sự phát triển của nhận thức. Thai nhi có thể ghi nhớ (nhờ sự phát triển của não từ tuần thứ 30 của thai kỳ), có thể nghe và cảm nhận được thế giới bên ngồi và hình thành một số bộ phận cơ bản của con người. Vì thế với quan điểm đó của phật giáo thì đã ngầm gián tiếp thừa nhận có sự xuất hiện quyền sống của thai nhi.

<i>Thứ hai, quan điểm của Kitô giáo: </i>

Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới, tồn tại nhiều thế kỷ qua với 2,6 tỷ tín đồ

<i>trên thế giới. Vì thế Kitơ giáo đã trở thành một “cây cổ thụ” về văn hóa và có ảnh hưởng </i>

đến lối sống, tư tưởng của người dân trên thế giới. Giáo lý công giáo dạy cách làm người, hướng họ đến sự hoàn thiện đạo đức của bản thân. Vì thế những quan điểm của Kitô giáo về quyền sống đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của mọi người trên thế giới. Trong Kitô giáo họ coi chúa tạo ra con người, sự sống của con người thuộc về chúa và chỉ có chúa mới có quyền quyết định đến mạng sống của con người. Và giáo hội khơng đưa ra thời điểm chính xác cuộc sống con người bắt đầu từ khi nào. Một số tác phẩm cho ta thấy được quan điểm của giáo hội về vấn đề này.

<small> </small>

<small>31</small><i><small> Nguyệt San Giác Ngộ, “Phá Thai: Một Góc Nhìn Phật Giáo” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 20/04/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tác phẩm có sức ảnh hưởng đến mọi người nhất đó chính là tác phẩm Evangelium Vitae – của giáo hồng John Paul II cơng bố vào năm 1995 đã đưa ra một số quan điểm:

Ở đoạn 57<small>32</small>, tác phẩm cho rằng quyền sống của mỗi con người vơ tội đều tuyệt đối bình đẳng với tất cả mọi người, sự bình đẳng này là tiền đề để giải quyết các mối quan hệ xã hội khác và cấm thủ tiêu trực tiếp một người vô tội và điều này là áp dụng đối với tất cả mọi người, không ngoại lệ cho bất cứ ai và người có bất cứ đặc quyền nào. Tiếp theo John Paul II đã cho rằng không ai có quyền giết chết con người vơ tội dù đó là phôi hoặc thai, trẻ em hay người lớn, người già, bệnh nhân không thể chữa trị hay người hấp hối. Khơng ai có quyền u cầu phải giết một người nào đó vì mục đích của mình và cũng khơng có cơ quan có thẩm quyền nào có thể khuyến nghị hoặc cho phép một hành động như vậy được thực hiện một cách hợp pháp.

Ở đoạn 60 của tác phẩm<small>33</small>, một số người cố gắng biện minh cho việc phá thai bằng cách coi việc phá thai ở một khoảng thời gian đầu nhất định thì thai nhi vẫn chưa

<i>được coi là một con người. Nhưng trên thực tế “từ khoảng thời gian noãn được thụ tinh, một cuộc sống bắt đầu mà, đó khơng phải là của người cha, cũng không phải của người mẹ; nó đúng hơn là cuộc sống của một con người mới với sự phát triển của chính mình. Nó sẽ khơng bao giờ trở thành con người nếu nó khơng phải là con người. Điều này rõ ràng, và nó được khoa học hiện đại xác nhận rõ ràng. Nó đã được chứng minh ngay từ lần đầu tiên được sinh ra, cá thể này sẽ là gì: một con người, cá nhân này sẽ có các khía cạnh đặc trưng riêng của con người, cá nhân đó.”. </i>

Trong tác phẩm này, John Paul II đã cho rằng mọi sinh mạng đều được bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt người giàu hay nghèo, xuất xuất thân cao quý hay nông dân,…Tất cả mọi người đều được hưởng sự bình đẳng từ thời điểm bào thai hình thành khi cịn là nỗn được thụ tinh đến khi người đó chết đi một cách tự nhiên. khơng ai có quyền tước đoạt đi tính mạng một ai đó, dù đó là thai nhi, trẻ em, người đang hấp hối, bệnh nhân không thể chữa trị…Hành vi tước đi tính mạng của họ được coi là trái pháp luật.Và mọi người sử dụng tác phẩm này để chứng minh rằng khơng có sự nhận định nào cho rằng tính mạng của người mẹ lớn hơn tính mạng của thai nhi, và thai nhi chỉ đang sống nhớ vào người mẹ và thai nhi không phải là tài sản do người mẹ tạo ra và người mẹ khơng có quyền định đoạt đối với tính mạng của thai nhi.

<small> </small>

<small>32</small><i><small> Evangelium Vitae, “Ioannes Paulus” PP. II – 1995 paragraph 57 </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 23/04/2023) 33</small><i><small> Evangelium Vitae, “Ioannes Paulus” PP. II – 1995 paragraph 60 [ (truy cập ngày 23/04/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Và trong sách tiên tri Giêrêmia có lời chúa phán cùng tơi rằng: “Trước khi tạo </i>

đã là người từ lúc thụ thai. Tính linh thiêng về sự sống của mỗi người đó là nguồn gốc từ Thiên Chúa (Ông Trời, Thượng Đế, Thánh Ala, Đức Gia Vê, Đức Chúa…) và khơng ai có quyền được tước đoạt quyền sống của người khác<small>35</small>.

Đối với Kitơ giáo, thai nhi được xem là có tư cách con người từ thời điểm thụ thai, thì lúc đó thai nhi đã trở thành một con người thực sự và thai nhi chỉ mượn cơ thể người mẹ để phát triển. Và từ đó, họ coi quyền sống của thai nhi tuyệt đối bình đẳng với bất kể ai cũng khơng có quyền tước đi tính mạng của thai nhi, cho dù đó là người mẹ.

<i>Thứ ba, trong Thánh Kinh:</i>

Ngay từ những trang đầu, Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy chính Thiên Chúa đã sáng tạo nên con người. Sách Thánh khẳng định, sự sống con người thuộc về Thiên Chúa và chỉ mình Ngài mới có quyền tối thượng quyết định trên nó. Vì thế, ai giết những người vơ tội thì mang tội lớn và phải chịu hình phạt cũng như phải đền bù thỏa đáng. Đặc biệt, kinh thánh cũng đề cập đến tội lỗi và hình phạt trong việc tắm máu các trẻ thơ vô tội là bị đất trời quyền rủa.

Đến thời Tân Ước, Tin Mừng Luca cho thấy Đức Maria chính là tấm gương cho chúng ta trong việc đón nhận, bảo vệ và nâng đỡ sự sống thai nhi. Trong tác phẩm, tác giả đã thể hiện sự nghiêm trang khi đón nhận sự sống của thai nhi. Không chỉ thể Chúa Giêsu cũng đã bảo vệ sự sống. Thái độ yêu thương của Người dành cho các trẻ nhỏ cho thấy điều đó. Ngài đề cao các trẻ nhỏ và ví chúng như các thiên thần trên trời được chiêm ngưỡng nhan Chúa Cha (Mt 18,10). Rõ ràng, Kinh thánh Cựu ước và Tân ước tuy khơng trực tiếp nói đến phá thai nhưng đều nhìn nhận sự cao trọng của sự sống và đặc biệt bảo vệ sự sống của thai nhi, những người vô tội yếu đuối.

Đối với Thánh Kinh, họ không công nhận thời điểm thai nhi là con người. Nhưng đối với họ, con người nói chung và thai nhi nói riêng là của thiên chúa, và do chính thiên chúa tạo ra họ. Vì thế, ngồi họ ra thì khơng ai có quyền định đoạt được tính mạng của con người.

Mặc dù xuất hiện nhiều quan điểm về quyền sống của thai nhi trên thế giới, tuy nhiên các quan điểm ủng hộ việc bảo vệ quyền sống của thai nhi vẫn đang chiếm phần

<small> </small>

<small>34 Trong Sách Tiên Tri Giêrêmia Bài Độc I (Năm II): Gr 1, 1. 4-10 </small>

<small>[Https://Www.Bible.Com/Vi/Bible/151/JER.1.VIE2010] (truy cập ngày 23/04/2023) </small>

<small>35</small><i><small> Lm Giuse Nguyễn Văn Tịch, TB BVSS, “Trước Khi Được Tạo Thành Trong Lòng Mẹ, Ta Đã BIẾT Ngươi” </small></i>

<small>(2021) [Https://Chatichthainhi.Com/Truoc-Khi-Duoc-Tao-Thanh-Trong-Long-Me-Ta-Da-Biet-Nguoi/] (truy cập ngày 23/04/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lớn. Cụ thể có thể thấy trong phân tích ở trên của nhóm tác giả về quan điểm trong Phật giáo, Kitô giáo và Thánh kinh. Xuất hiện sự thừa nhận này bởi lẽ các quan điểm này cho rằng con người là do tạo hóa sinh ra và có quyền bình đẳng được sống, và thai nhi cũng như vậy. Qua đó khơng một ai có thể tước đi quyền được sống và phát triển của thai nhi. Đối với nhóm tác giả, chúng tơi đồng ý với quan niệm ủng hộ quyền sống của thai nhi và chống lại hành vi nạo phá thai vì cho rằng thai nhi dù chưa được người mẹ sinh ra nhưng khi thai nhi được hình thành trong bụng mẹ thì thời điểm đó đã con người đã được hình thành. Và thai nhi xứng đáng được pháp luật bảo vệ và công nhận quyền sống.

<b>1.3. Quyền sống của thai nhi theo pháp luật quốc tế </b>

<i>1.3.1. Quy định của các văn bản quốc tế về quyền sống của thai nhi </i>

Thế giới vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này, các văn bản quốc tế cũng không quy định một cách rõ ràng rằng khi nào thì con người được xem là một con người với đầy đủ các quyền. Ví dụ: khoản 2 Điều 6 của Cơng ước về quyền trẻ em năm 1989 quy

<i>định rằng “Mỗi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, bất kể có nguồn gốc từ gia đình, xã hội hay quốc gia, bao gồm cả bạo hành, lạm dụng tình dục và bơi nhọ”, Cơng ước nhân quyền châu Mỹ năm 1969 (ACHR) ở Điều 4 đã quy định: “Mỗi người đều có quyền được tôn trọng cuộc sống, quyền này được bảo vệ bởi luật pháp và nhìn chung từ lúc thụ thai khơng ai bị tuỳ tiện tước đoạt quyền sống”,... Nhìn </i>

chung, các văn bản như UD, ICCPR, ICSCR,... Không đưa ra các khái niệm cụ thể hay một thời điểm chính xác mà chỉ đề cập một cách chung chung. Điều này thì dẫn đến việc đây là một luật mở, các quốc gia có thể có nhiều quan điểm khác nhau dựa vào điều này dẫn tới việc áp dụng các quy định vào thực tiễn trở nên khó khăn, không thống nhất.

Thực tế cho thấy, các quốc gia thường sẽ ưu tiên quyền sống của người mẹ hơn là quyền sống của thai nhi, thậm chí một số nơi không thừa nhận luôn quyền sống của thai nhi vì sự nó ảnh hưởng đến các quyền lợi của người mẹ. Điều này khá dễ hiểu vì khơng có một quy định quốc tế nào công khai thừa nhận thai nhi là con người và người mẹ là con người và được pháp luật quốc tế và quốc gia sở tại thừa nhận, có những quy định bảo vệ các quyền của họ một cách rõ ràng và hợp pháp. Nên nếu đặt lên bàn cân giữa quyền sống của thai nhi và quyền sống, sức khỏe của người mẹ thì phần lớn cán cân sẽ nghiêng về phía người phụ nữ mang thai. Hiện nay là thời đại nữ quyền, các cuộc đấu tranh giành công bằng cho phụ nữ diễn ra ngày càng rộng rãi, chính vì thế có nhiều quan điểm cho rằng việc quyết định sự sống của thai nhi thuộc về quyền riêng tư của phụ nữ nên họ thường có những chế định nhằm bảo vệ quyền này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Một số văn bản sẽ không thừa nhận quyền sống của thai nhi như là tun ngơn

<i>nhân quyền thì “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.” Ở đây từ “sinh ra” đã xuất </i>

hiện nghĩa là thời điểm được công nhận các quyền cơ bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền được bảo vệ... là khi đã được sinh ra. Có thể thấy tuyên ngôn này đã ngầm bác bỏ quyền được sống, được bảo vệ của thai nhi.

Ví như vào năm 2017, Toà án Hiến pháp Chile đã bãi bỏ luật cấm phá thai trong mọi trường hợp và cho phép phá thai trong các trường hợp bị hãm hiếp, gây nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ hoặc thai nhi bị suy yếu nghiêm trọng. Tòa án cho rằng luật này đã vi phạm các quyền về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, quyền bình đẳng và quyền tự chủ của phụ nữ. Có thể thấy, những trường hợp quy định cho phép phá thai là những trường hợp khá nguy hiểm cho người phụ nữ mang thai như bị hãm hiếp, đây là quy định một phần nào đó cho thấy được sự bảo vệ người phụ nữ của pháp luật Chile, trường hợp thụ thai của một người phụ nữ khi bị cưỡng bức là khá đau thương, nó khơng xuất phá từ ý chí chủ quan của họ và theo phản ứng của con người thì ai cũng muốn phá bỏ cái thai để xóa bỏ sự nhục nhã, là một cách để phụ nữ tập quên đi những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Do vậy, nếu cứng nhắc với quy định cấm phá thai ban đầu thì khi áp dụng đối với trường hợp này sẽ dẫn đến tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ sẽ tăng lên, hậu quả chết người có thể xảy ra vì bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, quy định này cũng phần nào

<i>ban lệnh “tử hình” đối với rất nhiều sinh linh chưa kịp chào đời, vì đơn giản có thể thấy </i>

chúng không được pháp luật quốc gia này bảo vệ. Mặc dù vậy, chúng ta không thể nào phủ nhận những điểm sáng trong quy định này của Chile về việc bác bỏ lệnh cấm nạo phá thai đối với một số chủ thể đặc biệt.

Năm 2016, Tòa án Hiến pháp Colombia đã mở rộng khả năng tiếp cận phá thai bằng phán quyết rằng phụ nữ có thể chấm dứt thai kỳ bất cứ lúc nào nếu họ gặp phải rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ phá thai hợp pháp, chẳng hạn như thiếu thơng tin, khoảng cách địa lý, rào cản hành chính hoặc sự phản đối có lương tâm của cơ quan y tế, nhà cung cấp. Tòa án cũng cho rằng phụ nữ không cần chứng minh rằng họ gặp phải những rào cản đó mà chỉ cần khai báo.

Năm 2010, Tòa án Nhân quyền Châu Âu phán quyết rằng Ireland đã vi phạm quyền của một phụ nữ ra nước ngồi để phá thai vì cơ ấy sợ rằng việc mang thai sẽ gây hại cho sức khỏe của cơ ấy. Tịa án cho rằng Ireland đã khơng cung cấp một thủ tục dễ tiếp cận và hiệu quả để xác định xem cơ ấy có đủ điều kiện phá thai hợp pháp theo luật Ireland hay không, vốn chỉ cho phép phá thai khi có nguy cơ thực sự và đáng kể đối với tính mạng của người phụ nữ. Việc lựa chọn theo quan điểm chấm dứt quyền sống của

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thai nhi bởi sự cân nhắc về mặt y học lại một lần nữa được áp dụng đối với phán quyết của Tịa án Nhân quyền Châu Âu. Tương tự như ví dụ trên của Tòa án Chile, trong trường hợp này Tòa án Nhân quyền Châu Âu cho rằng cũng có thể chấm dứt sự tồn tại của thai nhi có thể áp dụng đối với trường hợp đặc biệt là có nguy cơ và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ.

Năm 2007, Tòa án Tối cao Mexico giữ nguyên luật hợp pháp hóa việc phá thai ở Thành phố Mexico trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Tòa cho rằng luật không xâm phạm quyền sống của thai nhi và tôn trọng quyền tự quyết của người phụ nữ. Có rất nhiều quan điểm cho rằng mang thai, phá thai, giữ lại thai nhi là quyền tự do riêng tư của phụ nữ. Do đó các quy định cấm phá thai là mâu thuẫn với việc đảm bảo quyền này và rất khó có thể chứng minh hành vi vi phạm trên thực tế, và Tòa án Tối cao Mexico có lẽ đã theo quan điểm bảo vệ quyền tự do riêng tư của phụ nữ. Điều này rất dễ hiểu khi Mexico là một quốc gia Châu Mỹ và là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm nhân quyền cao nhất thế giới. Hợp pháp hóa hành vi phá thai khi thai nhi dưới 12 tuần tuổi là một quy định rất gây tranh cãi. Cụ thể vào tuần thứ 6 của thai kì, thai nhi đã bắt đầu có nhịp tim và tuần thứ 9, thứ 10 các bộ phận của thai nhi đã xuất hiện và phát triển. Đến tuần thứ 12 thì đã có thể xác định được giới tính của thai nhi. Với quy định này thì đã xâm phạm đến nhân quyền, phá thai trong trường hợp này có thể là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền con người.

Tuy nhiên, một số văn bản đã bước đầu có bước tiếp cận về quyền sống của thai nhi, điển hình là Cơng ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 (CRC). Trong phạm vi công ước này, Điều 1 đã quy định, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn<small>36</small>. Ở đây Công ước chỉ đề cập trẻ em là mọi người dưới 18 tuổi chứ không quy định cụ thể bắt đầu từ khi nào được coi là trẻ em, từ khi sinh ra hay từ khi hình thành và phát hiện bào thai. Quy định khơng rõ ràng này đang đặt ra dấu chấm hỏi trong việc xác định thời điểm bắt đầu được coi là trẻ em, tuy nhiên nó là một quy định mở có phần thừa nhận thai nhi có thể là trẻ em. Và trong phần mở đầu của Công ước cũng đề cập rằng:

<i>“Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên bố về quyền trẻ em, trẻ em do cịn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Theo đó, từ khi còn là bào thai, trẻ em cũng </i>

được bảo vệ về nhân quyền, trong đó có quyền sống. Tất nhiên, trên thực tế sẽ có những trường hợp quyền sống của thai nhi phải bắt buộc bị chấm dứt vì lý do khách quan như thai nhi quá yếu không thể tiếp tục phát triển, chết lưu,... để bảo vệ quyền sống của

<small> </small>

<small>36 Điều 1 Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

người mẹ theo sự chỉ đạo của bác sĩ. Trừ những trường hợp nêu trên thì theo Cơng ước này bất cứ hành vi nào tước đi quyền sống của thai nhi chính là hành vi tước đoạt quyền sống của con người.

Một số khác thì cho rằng thai nhi nên được có một số quyền lợi, tuy nhiên những quyền này đều không được xem là tuyệt đối, trực tiếp mà các văn bản chính thức đều chỉ thơng qua một cách gián tiếp. Ví dụ: dẫn các ví dụ mà thai nhi được bảo vệ thông qua luật chuyên ngành, một số giai đoạn mà người mẹ không được phá thai, một số vụ án mà nói việc bảo vệ và có được dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong trường hợp R.R. v. Ba Lan (2011), một phụ nữ đã bị tấn công và bắt cóc bởi một người đàn ơng khi cơ đang mang thai. Thai nhi của cô bị tử vong sau khi cơ bị đánh đập. Tồ án đã tun bố rằng việc không bảo vệ thai nhi khỏi hành vi tấn công và bạo lực đã vi phạm quyền của thai nhi. Qua phán quyết này của Tòa án Ba Lan có thể thấy đã có sự thừa nhận, sự quan tâm, đề cao vấn đề quyền sống của thai nhi, và một phần nào đó thai nhi đã phần nào có được sự bảo vệ từ phán quyết của Tòa. Cụ thể, việc thai nhi từ vong sau khi bị đánh đập là lý do khách quan, nằm ngồi sự kiểm sốt của người mẹ. Nhưng Tịa án vẫn tun án có tình tiết khơng bảo vệ thai nhi khỏi hành vi tấn công cho thấy rằng đã có sự khởi sắc về vấn đề quyền sống của thai nhi trong ý chí của các nhà thực hành pháp luật.

Trong trường hợp Tysiąc v. Ba Lan (2007), một phụ nữ mang thai đã bị từ chối quyền truy cập vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để cơ có thể phá thai an tồn. Tồ án đã tuyên bố rằng quyền của thai nhi được truy cập vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một phần của quyền sống của cả mẹ và, việc từ chối truy cập này đã vi phạm quyền của thai nhi. Trong trường hợp Vo v. Pháp (2004), một phụ nữ đã bị bác sĩ gây tổn thương thai nhi của cô bằng cách cố ý đưa ra các liệu pháp gây mê quá liều. Thai nhi của cơ đã tử vong sau đó. Tồ án đã tun bố rằng thai nhi có quyền được bảo vệ khỏi bất kỳ hành vi nào gây thương tật hay tử vong. Hay như các quy tắc Geneva về chiến tranh và bảo vệ nạn nhân chiến tranh (1949) đã cấm sử dụng thai nhi làm vũ khí và yêu cầu các bên trong cuộc xung đột phải bảo vệ thai nhi khỏi tác động của chiến tranh.

<i>Trong án lệ của Ủy ban Nhân quyền Châu Âu có quy định: “Khơng có quyền sống tuyệt đối vào đầu giai đoạn thụ thai và việc phá thai được thực hiện theo các tiêu chuẩn y tế và xã hội là được phép trong chừng mực nhất định”. Tuy nhiên khi xem xét </i>

quy định về vấn đề nạo phá thai có thể được biện minh như can thiệp vào đời sống riêng

<i>tư hay không, Ủy ban Nhân quyền Châu Âu đã đưa ra kết luận: “Việc mang thai không thể được coi là chỉ liên quan đến phạm vi đời sống riêng tư. Bất kỳ khi nào một người phụ nữ mang thai, cuộc sống riêng của cô ta sẽ liên hệ chặt chẽ với thai nhi đang phát triển. Do đó thai nhi được hưởng sự bảo vệ pháp lý nhất định và sự bảo vệ đó ngoại trừ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>trường hợp nạo phá thai có thể ít nhiều tồn diện hơn trong những bối cảnh khác”. Quy </i>

định này của Ủy ban Nhân quyền Châu Âu chỉ đề cập đến vấn đề thai nhi được bảo vệ, chứ khơng phải thai nhi có quyền được bảo vệ. Có nghĩa là trong nhiều trường hợp thai nhi sẽ được pháp luật bảo vệ và có sự linh hoạt trong việc áp dụng quy định này trong xử án chứ không hiển nhiên được bảo vệ trong tất cả các trường hợp. Tuy chỉ dừng ở mức áp dụng linh hoạt trong một số trường hợp nhưng cũng ít nhiều cho thấy sự quan tâm, nhân đạo của luật pháp đối với thai nhi. Việc có quy định này rất dễ hiểu vì nếu thừa nhận thai nhi có quyền được sống sẽ gây mâu thuẫn với các quyền cơ bản của người mẹ. Trong trường hợp người mẹ gặp nguy hiểm trong quá trình mang thai thì việc lựa chọn giữ thai nhi hay giữ người phụ nữ đều là một lựa chọn rất khó khăn. Vì vậy, chủ đề về quyền sống của thai nhi là một vấn đề khá nhạy cảm do đó gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà làm luật khi muốn có những quy định thực sự cụ thể về vấn đề này. Chính vì vậy, đến thời điểm hiện tại những quy định vẫn rất chung chung, không cụ thể, là một

<i>dấu chấm hỏi lớn trong việc áp dụng những quy định về vấn đề này. </i>

Từ trường hợp trên có thể rút ra, phần lớn các văn bản đều chỉ dừng lại ở mức bảo vệ một số quyền lợi cho thai nhi vì đây vẫn còn là một vấn đề đang gây tranh cãi rất lớn, những người ủng hộ quyền sống thai nhi thì thường dẫn các quan điểm theo tôn giáo và đạo đức, nói rằng từ khi được thụ thai thì đã có thể xem như là một con người vì nó đã có ý thức,... bên cịn lại thì cho rằng vì con người chưa được sinh ra, khơng có ý thức nên khơng được xem như một con người hồn chỉnh. Vì vậy để giải vấn đề này thì ta nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu vào các văn bản, tài liệu nghiên cứu về y học bàn về thai kỳ.

Theo bài viết học thuật của Sở Y tế và Kiểm sốt Mơi trường Nam Carolina (SCDHEC) về sự phát triển của phôi và thai nhi. Cụ thể như sau:

<b>Các giai đoạn </b>

nguyệt lần thứ nhất

Tuần 3 - 4

Phôi thai thay đổi từ một đĩa phẳng sang dạng cong hình chữ C. Các cơ quan nội tạng bắt đầu hình thành. Tại thời điểm này, kinh nguyệt sẽ bị trễ. Một ống hình thành dọc theo chiều dài của phơi và nó sẽ phát triển thành não và tủy sống. Trái tim bắt đầu hình thành như một hình ống, bắt đầu đập khi lớn lên. Các cấu trúc đơn giản hình thành ở hai bên đầu. Nó sẽ trở thành tai

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

và mắt của sau này. Các nụ chi bắt đầu hình thành, trơng giống như những nốt sần. Thứ mà sau này sẽ trở thành tay và chân. Phôi phát triển đến chiều dài 6 mm (khoảng ¼ inch).

Tuần 5 - 6

Khoảng một nửa chiều dài của phôi thai là phần đầu, do sự phát triển nhanh chóng của bộ não. Trái tim bắt đầu hình thành thành bốn buồng như bình thường. Nhịp tim có thể được nhìn thấy thơng qua siêu âm. Mắt và tai di chuyển về vị trí bình thường

<i>trên đầu. Thận bắt đầu hình thành. Xuất hiện các “tia” ở các </i>

chi, sau này sẽ hình thành các ngón tay, ngón chân. Dây rốn nối phơi thai và nhau thai (hoặc sau khi sinh). Phôi dài khoảng 14 mm (½ inch). Ống thần kinh trở thành não và tủy sống đóng lại.

Tuần 7 - 8

Phơi thay đổi hình dạng khi khn mặt hình thành. Nó bắt đầu duỗi thẳng ra khỏi hình chữ C. chồi đuôi nhỏ bắt đầu biến mất. Tất cả các cơ quan thiết yếu, bao gồm các bộ phận cơ bản của não và tim hiện đã được hình thành. Trên bàn tay có các ngón. Các ngón chân gần như đã hình thành. Có mí trên mắt nhưng chưa mở được. Núm vú có thể được nhìn thấy và chồi tóc đầu tiên hình thành. Cơ bắp bắt đầu hình thành. Xương sớm được hình thành. Cánh tay có thể uốn cong ở khuỷu tay. Ruột phát triển nhanh chóng. Phơi dài khoảng 31 mm (1¼ inch).

Tuần 9 - 10

Đến thời điểm này, tất cả các bộ phận chính của cơ thể đã được

<i>hình thành và hiện diện. Phôi lúc này được gọi là “thai nhi”. </i>

Sự phát triển trở nên quan trọng nhất. Chiều dài thai nhi được đo từ đỉnh đầu đến đường cong của mông (crown-rump) chiều dài. Tai di chuyển từ xung quanh cổ lên vị trí bình thường. Chuyển động của thai nhi và nhịp tim có thể được nhìn thấy trên siêu âm. Nhiều tuyến bắt đầu hoạt động. Thận bắt đầu tạo ra nước tiểu. Chiều dài đỉnh đầu đến mông là 61 mm (khoảng 21/3 inch). Thai nhi nặng 14 gam (dưới một ounce).

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Tuần 11 - 12

Thông thường, vào thời điểm này, giới tính của thai nhi có thể được nhìn thấy. Thai nhi bắt đầu nuốt chất lỏng từ túi ối (túi đựng nước). Chất lỏng được thay thế bằng nước tiểu do thận tạo ra. Nhau thai được hình thành đầy đủ. Các tế bào máu được tạo ra trong tủy xương. Giữa đầu và thân có thể thấy rõ phần cổ. Chiều dài đỉnh đầu đến mơng là 86 mm (khoảng 3½ inch). Thai nhi nặng 45 gram (khoảng một ounce rưỡi).

nguyệt lần thứ hai

Tuần 13 - 14

Đầu của thai nhi vẫn còn lớn do cơ thể duỗi thẳng ra. Tay và chân đã hình thành, có thể di chuyển và uốn cong. Cơ quan sinh dục đã hình thành gần như hồn chỉnh. Móng chân và móng tay bắt đầu mọc. Mắt tiến về phía trước. Tai đạt đến vị trí bình thường. Bây giờ khn mặt được hình thành tốt. Răng sữa có thể xuất hiện chồi răng. Chiều dài đỉnh đầu đến mông là 120 mm (khoảng 4¾ inch). Thai nhi nặng 110 gram (khoảng 4 ounce). Mí mắt khép lại.

Tuần 15 - 16

Một số phụ nữ bắt đầu cảm thấy những chuyển động đầu tiên

<i>của thai nhi, được gọi là “nhanh dần”. Tăng trưởng bắt đầu </i>

tăng tốc. Đôi chân dài ra nên đầu thai nhi có vẻ nhỏ hơn. Chuyển động mắt chậm của thai nhi có thể được nhìn thấy bằng siêu âm. Miệng bắt đầu chuyển động mút. Xương thu được canxi với tốc độ nhanh. Đôi tai nổi bật so với đầu. Chiều dài đầu đến mơng đạt 140 mm (khoảng 5½ inch). Thai nhi nặng 200 gram (khoảng 7 ounce). Da gần như trong suốt. Thai nhi có thể ngủ và thức đều đặn.

Tuần 21 - 22

Thai nhi tăng cân nhanh trong thời gian này. Chuyển động mắt nhanh có thể được nhìn thấy bằng siêu âm. Phổi phát triển đến mức hình thành một số túi trao đổi khí. Có thể nghe nhịp tim bằng ống nghe. Chiều dài đỉnh đầu đến mông là 210 mm (khoảng 8½ inch). Thai nhi nặng 630 gam (1 pound, 6 ounce). Vào thời điểm này, thai nhi có thể sống nếu được sinh ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Tuần 23 – 24

Phổi tiếp tục phát triển. Các tế bào phổi bắt đầu tạo ra một chất

<i>hóa học gọi là “chất hoạt động bề mặt”. Số lượng lớn chất hoạt </i>

động bề mặt là cần thiết để giữ cho phổi mở giữa các hơi thở sau khi sinh. Mỡ tích tụ dần dưới da. Thai nhi có thể mút ngón tay hoặc bàn tay. Thai nhi bắt đầu tích mỡ dưới da. Thai nhi sẽ chớp mắt và hành động giật mình khi nghe thấy tiếng động lớn gần bụng của sản phụ. Chiều dài đỉnh đầu đạt 230 mm (khoảng 9 inch). Thai nhi nặng 820 gram (dưới 2 pound một chút).

nguyệt lần thứ ba

Tuần 27 – 28

Bộ não của thai nhi bây giờ có thể kiểm sốt nhiệt độ cơ thể và điều khiển nhịp thở đều đặn. Thai nhi có thể cầm nắm một cách yếu ớt đồ đạc. Tốc độ phát triển khác nhau từ bào thai này sang bào thai khác trở nên rõ ràng. Một số phát triển nhanh hơn những người khác: Đơi mắt mở to; Móng chân bắt đầu hình thành; Các tế bào máu được tạo ra trong tủy xương; Chiều dài đỉnh đầu đến mông khoảng 270 mm (gần 11 inch); Thai nhi nặng 1300 gram (gần 3 pounds).

Tuần 35 – 36

Trong hầu hết các trường hợp, phổi của thai nhi đã trưởng thành vào thời điểm này. Thai nhi tụt xuống thấp hơn trong khung xương chậu của mẹ. Các mẹ có thể nhận thấy áp lực lên bàng quang tăng lên. Lanugo (một lớp lơng rất mịn, ít sắc tố phát triển trên cơ thể của thai nhi) hầu như đã biến mất ngoại trừ xung quanh vai và cánh tay trên. Thai nhi có thể được sinh ra ngay bây giờ hoặc có thể ở trong bụng mẹ trong khi chất béo tích tụ nhiều hơn bên dưới làn da.

Tuần 37 - 38

Đây là đủ tháng trong thai kỳ. Hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra trong thời gian này. Chiều dài mơng trung bình là 360 (trên 14 inch). Tổng chiều dài đếm chân là khoảng 20 inch. Trung bình trẻ sinh đủ tháng nặng 3400 gram (hoặc 7½ pound).

Quan điểm về khoảng thời gian nào bào thai được xem như con người có thể khác nhau tùy theo quan điểm của từng cá nhân và tổ chức y tế. Tuy nhiên, có một số quan điểm chung được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng y tế và khoa học. Cụ thể:

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khơng có một tuyên bố rõ ràng về thời điểm nào bào thai được coi là con người, nhưng họ cung cấp thông tin về sức khỏe của mẹ, sức khỏe của trẻ sơ sinh và sinh non. Theo WHO, sinh non được xác định là trẻ sinh ra trước khi hoàn thành 37 tuần thai kỳ. Có các phân loại về sinh non dựa trên tuổi thai: sinh non cực kỳ sớm (dưới 28 tuần), sinh non rất sớm (từ 28 đến 32 tuần) và sinh non trung bình đến muộn (từ 32 đến 37 tuần).

Hội Nhi khoa Mỹ (American College of Obstetricians and Gynecologists - ACOG) cũng khơng có một tuyên bố rõ ràng về thời điểm nào bào thai được coi là con người, nhưng họ cung cấp thông tin về việc cho con bú và sử dụng sữa mẹ, mà họ coi là tiêu chuẩn bình thường cho việc dinh dưỡng và nuôi dạy trẻ sơ sinh. Theo AAP, cho con bú và sữa mẹ cung cấp lợi ích y tế và phát triển thần kinh ngắn hạn và dài hạn cho cả mẹ và trẻ. AAP khuyến nghị cho con bú độc quyền trong khoảng 6 tháng sau khi sinh và tiếp tục cho bú cho đến khi mẹ và trẻ muốn chấm dứt trong 2 năm hoặc lâu hơn. Những khuyến nghị này tương đồng với những khuyến nghị của WHO.

Hội Phụ sản và Sản khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics - AAP) cũng không có một tuyên bố rõ ràng về thời điểm nào bào thai được coi là con người, nhưng họ cung cấp thông tin về cách bào thai phát triển trong thai kỳ. Theo ACOG, thai kỳ có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu (từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đến 13 tuần và 6 ngày), giai đoạn thứ hai (từ 14 tuần đến 27 tuần và 6 ngày) và giai đoạn thứ ba (từ 28 tuần đến 40 tuần và 6 ngày). ACOG cho biết giai đoạn đầu là thời gian thụ thai và phát triển các cơ quan chính, giai đoạn thứ hai là thời gian tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, và giai đoạn thứ ba là thời gian tăng cân của thai nhi và các cơ quan trưởng thành để sẵn sàng hoạt động sau khi sinh.

Nhìn chung, dựa trên quan điểm của nhiều quốc gia trên toàn cầu, có thể thấy rằng từ tuần thứ 24 trở đi, phơi thai phát triển đầy đủ và có khả năng sống tồn tại độc lập với

<i>người mẹ. Vì vậy phơi thai ở giai đoạn này có thể được xem như một “con người hoàn thiện” với đầy đủ quyền cơ bản của một con người, bao gồm quyền sống. Nếu nạo phá </i>

thai được thực hiện trong giai đoạn này, có thể gây ra những tác động tâm lý và vật lý lớn cho người mẹ. Trong tình huống này, nguy cơ gây tổn thương cho sức khỏe của người mẹ cũng cần phải được xem xét. Vì vậy, pháp luật cần cấm hạn nạo phá thai trong giai đoạn này, trừ khi thai nhi đã chết trong bụng mẹ hoặc phát hiện có các bất thường nghiêm trọng về sinh lý hoặc di truyền. Ngoài ra, chỉ các cơ sở y tế đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ mới được phép thực hiện nạo phá thai từ tuần thứ 24 trở đi. Việc này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho người mẹ và phôi thai, đồng thời giữ gìn đạo đức và đáp ứng nhu cầu sức khỏe sinh sản của cộng đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>1.3.2. Quy định pháp luật của một số quốc gia về quyền sống của thai nhi </i>

Các quy định của pháp luật quốc tế hiện nay vẫn chưa có sự nhất quán trong việc thừa nhận hoặc không thừa nhận quyền sống của thai nhi. Việc thừa nhận quyền sống của thai nhi hay không, thường phụ thuộc vào quan điểm về vấn đề đạo đức, tơn giáo, văn hóa và pháp lý của từng quốc gia nên chủ yếu các quy định chỉ hướng đến bảo vệ quyền lợi của thai nhi trong một số trường hợp đặc biệt, chủ yếu liên quan đến vấn đề nạo phá thai. Hiện nay có thể chia ra 3 nhóm như sau:

<i>A. Nhóm quốc gia cho phép phá thai theo yêu cầu. </i>

Hà Lan là một trong những quốc gia cho phép phá thai tự do nhất trên thế giới. Luật phá thai ở Hà Lan được ban hành vào năm 1984 và cho phép phá thai theo yêu cầu của người phụ nữ trong 21 tuần đầu tiên của thai kỳ. Để được phá thai, người phụ nữ phải được tư vấn bởi một bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ thời gian chờ ít nhất 5 ngày. Sau 21 tuần, phá thai chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người phụ nữ hoặc thai nhi. Phá thai được thực hiện tại các cơ sở y tế được cấp phép và được bảo hiểm y tế bao gồm. Người phụ nữ có quyền bảo mật và khơng cần sự đồng ý của cha đứa trẻ hay cha mẹ nếu dưới 16 tuổi. Và Hà Lan là một trong những quốc gia có tỷ lệ phá thai thấp nhất thế giới, khoảng 8,6 trên 1.000 phụ nữ từ 15 đến 45 tuổi. Tỷ lệ phá thai đã giảm 49% trong giai đoạn 1990–1994 và 2015–2019. Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn kết thúc bằng phá thai cũng đã giảm từ 61% xuống 55% trong cùng thời kỳ. Một số lý do có thể giải thích cho tỷ lệ phá thai thấp và ngày càng giảm ở Hà Lan có thể kể đến như:

<i>Một là, Hà Lan là một quốc gia có truyền thống khoan dung xã hội, nghĩa là có </i>

sự chấp nhận và tơn trọng sự khác biệt về ý kiến, tín ngưỡng, giá trị, văn hoá, lối sống và nhận thức của các cá nhân và nhóm trong xã hội vì thế nó đã ảnh hưởng đến các chính sách tư pháp hình sự của quốc gia này khá nhiều trong việc cân nhắc có nên hay không cho người phụ nữ được quyền phá thai.

<i> Hai là, Hà Lan là một đất nước có chất lượng cao trong giáo dục cũng như trong </i>

việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, Hà Lan sớm đã cung cấp các thông tin cơ bản nhất về vấn đề này ngay từ ghế nhà trường, giúp người dân từ sớm có thể hiểu rõ và đưa ra lựa chọn một cách sáng suốt. Đồng thời, các biện pháp tránh thai cũng được cung cấp và áp dụng rộng rãi, giúp giảm tỉ lệ có thai ngoài ý muốn.

<i> Ba là, vấn đề này có thể xuất phát từ hệ thống y tế ở Hà Lan khi đây là một trong </i>

những nước có hệ thống y tế hàng đầu trên thế giới về quy trình chăm sóc, tiếp cận và

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

cơng bình y tế theo Quỹ Commonwealth phối hợp với các đối tác quốc tế hỗ trợ khảo sát<small>37</small>.

Theo sau đó có thể nói đến Canada với Luật Phá thai năm 1988, được gọi là

<i>“Quyết định Morgentaler”, ra đời vào ngày 28 tháng 1 năm 1988. Trước đó, việc phá </i>

thai ở Canada chỉ được phép trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh hiểm nghèo hoặc mối nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Điều này đã gây ra tranh cãi và bất đồng quan điểm trong xã hội Canada về quyền của phụ nữ trong việc quyết định phá thai. Tuy nhiên, sau khi tòa án tối cao Canada ra phán quyết trong trường hợp Morgentaler v. R, năm 1988, bác sĩ Morgentaler đã thắng kiện và luật phá thai ở Canada đã được thay đổi khi đã bãi bỏ luật phá thai và xem đây là một văn bản vi hiến. Luật này bị cho là vi phạm Mục 7 của Hiến chương về Quyền và Tự do vì nó xâm phạm quyền của phụ nữ đối với

<i>“Cuộc sống, quyền tự do và an ninh cá nhân”. Chánh án Brian Dickson viết: “Bắt buộc một phụ nữ, bằng cách đe dọa xử phạt hình sự, mang thai nhi trừ khi cô ấy đáp ứng một số tiêu chí khơng liên quan đến thai nhi của mình. Ưu tiên và nguyện vọng, là một sự can thiệp sâu sắc vào cơ thể của một người phụ nữ và do đó vi phạm sự an tồn của cơ ấy đối với con người”. Canada trở thành một trong số ít quốc gia khơng có luật hạn chế </i>

phá thai. Phá thai hiện được coi như bất kỳ thủ tục y tế nào khác và là được điều chỉnh bởi các quy định của tỉnh và y tế<small>38</small>. Phán quyết này đã gây ra nhiều tranh cãi và phản ứng trong xã hội Canada. Một số người ủng hộ quyền được phá thai của phụ nữ và coi đây là một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy quyền tự quyết định về cơ thể và sức khỏe của mình. Một số người khác lại phản đối việc phá thai và cho rằng đây là một hành vi giết người vô tội và vi phạm quyền sống của thai nhi<small>39</small>. Tuy nhiên, hiện tại theo bảng xếp hạng tỉ lệ phá thai ở các quốc gia có thể thấy Canada là một trong những nước có tỷ lệ phá thai thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới<small>40</small>. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Canada, tỉ lệ phá thai ở Canada trước 1988 là 18,3 ca trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vào năm 1974, và tăng lên 21,9 ca trên 1.000 phụ nữ vào năm 1987. Sau khi luật phá thai được bãi bỏ vào năm 1988, tỉ lệ phá thai ở Canada sau 1988 là 22,2 ca trên 1.000 phụ nữ vào năm 1989, và đạt mức cao nhất là 25,5 ca trên 1.000 phụ nữ vào năm 1997. Từ đó đến nay, tỉ lệ phá thai ở Canada có dấu hiệu giảm dần, xuống cịn 20,9 ca

<small> </small>

<small>37</small><i><small> “Đánh giá và xếp hạng hiệu quả hệ thống chăm sóc sức khoẻ của các nước tiên tiến” </small></i>

<small>soc-suc-khoe-cua-cac-nuoc-tien-tien-cmobile8-11634.aspx] (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

<small>[ “Abortion rights: significant moments in Canadian history” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 09/06/2023) 39</small><i><small> “Abortion crusader Dr. Henry Morgentaler deeply divided Canadian society” </small></i>

<small>1.707082] (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

<small>[ “List of countries by abortion statistics” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

trên 1.000 phụ nữ vào năm 2004, và 14,1 ca trên 1.000 phụ nữ vào năm 2019<small>41</small>. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: thứ nhất, sự cải thiện trong việc tiếp cận các biện pháp tránh thai hiệu quả và an toàn, như thuốc tránh thai dạng viên hoặc que cấy, gia tăng trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp, như viên thuốc Plan B hoặc EllaOne và sự phát triển của các phương pháp phá thai bằng thuốc, như Mifegymiso, cho phép phụ nữ có thể tự phá thai tại nhà trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đây là một phương pháp ít gây đau đớn, ít tốn kém, và ít bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nhân lực y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này vẫn được tính vào tỉ lệ phá thai, nên khơng giải thích được tồn bộ sự giảm tỉ lệ; thứ hai, sự thay đổi trong thái độ và hành vi của các cặp đôi về quan hệ tình dục, như việc kết hơn muộn, sinh con ít hơn, hoặc sử dụng bao cao su cũng giúp giảm tỉ lệ phá thai ở đất nước này; thứ ba, cũng như Ba Lan, Canada từ sớm đã có các chương trình giáo dục nhất định giúp người dân có thể hiểu rõ và đưa ra lựa chọn hợp lý cho bản thân.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, tuy phá thai đã được quốc gia này hợp pháp từ năm 1953 nhưng đây là một trong những nơi có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới. Theo nghiên cứu của viện Guttmacher ở Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng Ba, cứ 1.000 phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản ở Trung Quốc thì có tới 49 người phá thai mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019. Nghiên cứu điều tra trên nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh sản từ 15 – 29<small>42</small>. Một trong những nguyên nhân chính là chính sách một con của Trung Quốc đã dẫn đến sự gia tăng đột biến của các ca phá thai, khi biện pháp này đã được áp dụng một cách nghiêm ngặt, một số nơi còn dùng biện pháp cực đoan như ép phá thai đối với những trường hợp sinh con vượt quá số lượng cho phép. Ngoài ra tư tưởng sinh con trai để nối dõi tông đường cũng khiến nhiều gia đình ở Trung Quốc lựa chọn việc phá thai khi biết thai nhi là con gái. Về sau, khi Luật chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Thông qua tại Phiên họp thứ mười của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa VIII ngày 27 tháng 10 năm 1994, ban hành theo Sắc lệnh số 33 của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 27 tháng 10 năm 1994 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 1995<small>43</small>) ra đời, quy định này đã có những cải biên nhất định, có thể kể đến như:

<small> </small>

<small>41 2019.html] (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

<small>[ “Explainer Is abortion legal in China, how common is it and why is it controversial?” </small></i>

<small>controversial] (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

<small>[ Luật Sức khỏe Trẻ em và Trẻ em của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa </small>

<small>[ (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Điều 18 bắt buộc thầy thuốc phải giải thích tình huống cho vợ chồng và tư vấn về việc đình chỉ thai nghén khi phát hiện các trường hợp như thai nhi mắc bệnh di truyền của tính chất nghiêm trọng hay thai nhi bị dị tật có tính chất nghiêm trọng hoặc việc tiếp tục mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ hoặc khiến sức khỏe của thai phụ bị suy giảm nghiêm trọng do căn bệnh hiểm nghèo mà thai phụ mắc phải;

<i>Điều 19 ghi nhận: “Việc chấm dứt mang thai hoặc thực hiện các thao tác thắt được thực hiện theo quy định của Luật này phải được sự đồng ý và ký tên của chính người đó. Trường hợp bản thân người đó khơng có năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý và ký tên của người giám hộ của người đó. Bất cứ ai chấm dứt thai kỳ hoặc nhận các hoạt động nối thai theo Luật này sẽ nhận được các dịch vụ đó miễn phí.”; Điều 32, 36, </i>

37 đều quy định các yêu cầu, tiêu chuẩn, trách nhiệm và hình thức xử lý đối với các cá nhân và tổ chức liên quan đến các hoạt động nạo phá thai. Các điều luật trên cùng việc nới lỏng chính sách một con và các chính sách khác đã giúp tỉ lệ phá thai ở Trung Quốc giai đoạn 1993 đến 2013 có dấu hiệu giảm đi trơng thấy<sup>44</sup>. Tuy nhiên từ năm 2013 trở về sau, tỉ lệ này có xu hướng tăng lên. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần báo cáo 13 triệu ca phá thai mỗi năm, lưu ý rằng theo các nguồn tin chính thức của Trung Quốc,

<i>“Số ca phá thai được thực hiện được cho là cao hơn”, bởi vì số liệu thống kê chỉ được </i>

thu thập từ các cơ sở y tế đã đăng ký và không bao gồm các ca phá thai tại các cơ sở y tế chưa đăng ký. phòng khám. Tuy nhiên, Báo cáo của Bộ Ngoại giao xác định con số

<i>“cao hơn” này, nêu rõ những điều sau đây ở trang 55 của phiên bản PDF dài 141 trang: </i>

Ủy ban Y tế Quốc gia về Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình báo cáo rằng 13 triệu phụ nữ hàng năm chấm dứt việc mang thai ngồi ý muốn. Một phương tiện truyền thơng chính thức cũng báo cáo rằng có thêm ít nhất 10 triệu ca phá thai bằng hóa chất đã được thực hiện tại các cơ sở phi chính phủ. Khơng có số liệu thống kê của chính phủ về tỷ lệ phần trăm của tất cả các ca phá thai khơng chọn lọc. Do đó, theo thơng tin do Bộ Ngoại giao cung cấp, Trung Quốc không thực hiện 13 triệu mà là 23 triệu ca phá thai mỗi năm<small>45</small>. Một số nguyên nhân mà nhóm chúng tơi đưa ra để giải thích cho tỉ lệ này bao gồm: thứ nhất, ảnh hưởng từ truyền thống nối dõi tông đường vẫn khiến nhiều cặp gia đình ở Trung Quốc dẫn đến gia tăng của các ca phá thai lựa chọn giới tính, như trong báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền 2015 tuyên bố rằng mặc dù chính thức bị cấm,

<i>phá thai lựa chọn giới tính “vẫn tiếp tục do truyền thống thích sinh con trai và chính sách hạn chế sinh” hơn nữa, “việc giết trẻ sơ sinh ở phụ nữ, phá thai do phân biệt giới </i>

<small> </small>

<small>44</small><i><small> “Recent trend and correlates of induced abortion in China: evidence from the 2017 China Fertility Survey” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 09/06/2023) 45</small><i><small> “China Aborts 23 Million Unborn Babies Every Year, Forced Abortions Continue Unabated” </small></i>

<small>continue-unabated/] (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>[ bỏ rơi và bỏ bê các bé gái vẫn là những vấn đề do truyền thống ưa thích con trai và chính sách hạn chế sinh”. Ngồi ra, cũng theo báo cáo trên, luật pháp ở 18 tỉnh của Trung Quốc yêu cầu phá thai, đôi khi được gọi là “biện pháp khắc phục hậu quả” đối </i>

với việc mang thai bất hợp pháp. Các quan chức ở 13 tỉnh còn lại cũng bị phát hiện đã sử dụng biện pháp cưỡng bức phá thai để đáp ứng giới hạn sinh, báo cáo lưu ý rằng mối liên hệ giữa thăng tiến công việc của cảnh sát với thành công trong việc đáp ứng hạn

<i>ngạch sinh “đã tạo ra động cơ cấu trúc mạnh mẽ cho các quan chức sử dụng các biện </i>

phương pháp tránh thai khẩn cấp, như viên thuốc tránh thai sau quan hệ tình dục khiến nhiều người cho rằng việc sử dụng thuốc này an tồn và hiệu quả nhưng khơng biết rằng nó có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, máu khí âm đạo hoặc viêm nhiễm âm đạo. Điều này có thể làm tăng nhu cầu phá thai cho những người gặp phải các biến chứng này hoặc khơng muốn có con; thứ ba, sự thiếu hụt của các dịch vụ tư vấn và giáo dục về sức khỏe sinh sản cho các phụ nữ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, khiến họ không đủ kiến thức về các phương pháp tránh thai khác nhau, các rủi ro và hậu quả của phá thai và các quyền và trách nhiệm của họ trong việc quyết định có con hay khơng.

Ngồi ra, một số quốc gia không thừa nhận quyền của sự sống trước khi sinh

<i>trong hiến pháp, như: Hiến pháp Slovakia nhấn mạnh “Mọi người đều có quyền được sống. Đời sống con người là xứng đáng bảo vệ.”. Theo đó, Tịa án Hiến pháp Slovakia khẳng định rằng: khơng nghi ngờ rằng khái niệm “tất cả mọi người” nên được hiểu là </i>

tất cả mọi người được sinh ra và kết thúc bằng cái chết. Tòa án tối cao của Nepal, Tòa án Hiến pháp Colombia, Tòa án Tối cao của châu Phi,... tương tự cũng không thừa nhận quyền của thai nhi trong hiến pháp. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ như Alaska, Oregon, New Jersey, New Mexico,... cho phép được phá thai mà không cần điều kiện. Tuy nhiên tỉ lệ phá thai ở tất cả các quốc gia và tiểu bang trên đều có sự dao động, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với tỉ lệ phát thai trung bình của thế giới.

Có thể thấy, các quốc gia lựa chọn việc cho phá thai theo yêu cầu có thể do nhận thức được những hậu quả tiêu cực của việc cấm hoặc hạn chế phá thai. Họ biết rằng việc này không làm giảm tỷ lệ phá thai, mà chỉ làm tăng tỷ lệ phá thai bất hợp pháp hoặc khơng an tồn, gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người phụ nữ cũng như biết rằng việc mang thai khơng mong muốn hoặc bất khả thi có thể gây ra những gánh

<small> </small>

<small>46</small><i><small> “China Aborts 23 Million Unborn Babies Every Year, Forced Abortions Continue Unabated” </small></i>

<small>continue-unabated/] (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

[ kinh tế và xã hội cho người phụ nữ, gia đình và xã hội. Một lý do nữa có thể thấy ở đây là các quốc gia này coi trọng sự bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mẹ và thai nhi khi có những rủi ro cao. Họ cho rằng người phụ nữ có quyền được biết được những thơng tin chính xác và khoa học về tình trạng của thai nhi, và được lựa chọn phá thai khi có những dị tật nghiêm trọng hoặc không thể sống được sau khi sinh. Tuy nhiên, một số quốc gia khác tuy cho phép phá thai mà không cần điều kiện, tuy nhiên do bối cảnh văn hóa, lịch sử và cách thức áp dụng luật, đã khiến tỉ lệ phá thai ở các nước này tăng cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của thế giới.

<i>B. Nhóm các quốc gia cấm triệt để việc nạo phá thai. </i>

Malta là quốc gia duy nhất trong Liên minh Châu Âu cấm phá thai hồn tồn ngay cả khi tính mạng của người phụ nữ gặp rủi ro, áp dụng hình phạt tù từ 18 tháng đến 3 năm nếu vi phạm. Tổng thống Malta khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng có những

<i>trường hợp nên được cho phép phá thai hay khơng, ơng nói: “Bạn chỉ có thể hoặc giết hoặc là khơng giết, khơng thể có việc giết một nửa. Tơi rất rõ ràng, khơng có nhưng nhị gì ở đây cả”. Có thể thấy sự kiên định của vị tổng thống Malta về quy định nạo phá thai </i>

ở quốc gia này, ông cho rằng phá thai là việc giết một nửa nên đó là việc khơng thể xảy ra. Dẫn chứng có phát biểu trên, cô Prudente - nhiếp ảnh gia người Mỹ nến Malta để nghỉ dưỡng ở quốc gia này, trong thời gian đó cơ đã bị sảy thai khi thai nhi được 16 tuần tuổi nhưng thai nhi vẫn còn nhịp tim do đó bác sĩ tại đây khơng thể can thiệp để chấm dứt thai kỳ mặc dù việc sảy thai có nguy cơ rất cao gây xuất huyết và đe dọa tính mạng của Prudente. Vì Bộ luật hình sự của Malta quy định cấm phá thai khi vẫn ghi nhận nhịp tim của thai nhi nên bác sĩ không thể thực hiện việc chấm dứt thai kỳ dù sức khỏe người mẹ đang bị đe dọa. Cho tới khi cô được chuyển đến đảo Mallorca của Tây Ban Nha thì họ mới có thể đưa đứa bé ra ngồi. Theo đó, phá thai cũng bị cấm ở Andorra, Vatican và San Marino - các quốc gia ở Châu Âu nhưng không thuộc liên minh châu Âu (EU). El Salvador là một quốc gia nổi tiếng với luật cấm phá thai khắt khe nhất thế giới. Theo luật pháp của nước này, khơng có bất kỳ trường hợp nào được phép chấm dứt thai kỳ, trừ khi có nguy cơ cao gây tử vong cho người mẹ hoặc khi mang thai là do bị xâm hại tình dục hoặc quan hệ họ hàng. Bộ luật hình sự năm 1997 của El Salvador đã quy

<i>định rõ ràng các tội ác liên quan đến “sự sống đang được hình thành” (a human in </i>

formation) trong chương II, từ điều 133 đến điều 137. Theo đó, bất kỳ ai tham gia vào việc phá thai với sự đồng ý của người phụ nữ hoặc người phụ nữ tự làm điều đó sẽ bị phạt tù từ hai đến tám năm<small>47</small>. Luật này không có bất kỳ khoản mục nào để miễn trừ, cho

<small> </small>

<small>47 Điều 133, Bộ luật hình sự E1 Salvador năm 1997, El Salvador Penal Code 1997 </small>

<small>[ (truy cập ngày 25/07/2020) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

thấy El Salvador không chấp nhận việc phá thai dưới bất kỳ hình thức nào. Điều này đã hạn chế quyền tự do lựa chọn của người phụ nữ, trong khi ưu tiên bảo vệ quyền sống của thai nhi một cách tuyệt đối. Trên thực tế, khi gặp phải những trường hợp mang thai không mong muốn hoặc mang thai là kết quả của tội ác, người phụ nữ chỉ có hai lựa chọn: ni con mà khơng có ý muốn hoặc phá thai một cách lén lút có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, dù luật có cấm đốn, tỷ lệ phá thai ở El Salvador vẫn không giảm đi và vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất ở khu vực Mỹ - Latinh<small>4849</small>. Theo một nghiên cứu của Viện Guttmacher năm 2017, ước tính có khoảng 11.000 ca phá thai xảy ra ở El Salvador mỗi năm, tức là tỉ lệ phá thai là 32 trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản<small>50</small>. Sự cấm đoán về việc phá thai tại El Salvador có liên quan đến những yếu tố lịch sử, văn hóa và chính trị. El Salvador là một quốc gia có đa số người theo đạo Cơng giáo, và Giáo hội Công giáo coi phá thai là một tội ác nghiêm trọng. Ngoài ra, El Salvador cũng bị ảnh hưởng bởi một cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1980 đến năm 1992. Sau cuộc nội chiến, các nhóm chính trị bảo thủ đã thắng cử và thơng qua các luật cấm phá thai nghiêm khắc nhất thế giới vào năm 1997<small>51</small>.

Luật Phá thai ở Ba Lan được xem là một trong những quy định nghiêm ngặt nhất ở châu Âu. Hệ thống pháp luật của quốc gia này chỉ cho phép thực hiện phá thai trong những trường hợp có nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi, đe dọa tới sức khỏe của người mẹ, hoặc là kết quả của hành vi cưỡng hiếp hoặc loạn luân. Được thông qua từ năm 1993, luật này đã được cập nhật và siết chặt hơn vào năm 2020 sau khi Tòa Hiến pháp Ba Lan ra một quyết định hạn chế hầu hết các trường hợp phá thai tự nguyện trong nước, bằng cách xem việc phá thai trong trường hợp thai nhi mắc các khuyết tật nghiêm trọng là không phù hợp với hiến pháp. Quyết định này đã gây ra nhiều tranh cãi và làm nổi lên các cuộc biểu tình lớn tại Ba Lan, đặc biệt là từ phía phụ nữ, người cho rằng quy định này vi phạm quyền tự do và quyền sở hữu cơ thể của họ. Nhiều người cũng lưu ý rằng quy định này khiến việc phá thai thực tế trở nên gần như không thể thực hiện ở Ba Lan, buộc nhiều phụ nữ phải tìm đến những phương pháp khơng an tồn hoặc đi ra nước ngoài để thực hiện quyết định này. Hơn nữa, một số trường hợp bi kịch đã dẫn đến cái

<small> </small>

<small>48</small><i><small> s. Valera, L. Cabal, “Persecuted: Political Process and Abortion Legislation in El Salvador: A Human Rights </small></i>

<i><small>Analysis”, CRR, New York, 2000, tr.ll. </small></i>

<small>49</small><i><small> “Thực thi pháp luật về nạo phá thai tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

<small>50</small><i><small> “Abortion Worldwide 2017: Uneven Progress and Unequal Access” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 06/09/2023) </small>

<small>51</small><i><small> “Historic moment as El Salvador abortion case fuels hopes for expanded access across Latin America” </small></i>

<small>fuels-hopes-for-expanded-access-across-latin-america] (truy cập ngày 09/06/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

[ của phụ nữ do sự can thiệp của các bác sĩ không được thực hiện kịp thời trong trường hợp phát sinh biến chứng. Theo thơng tin từ chính phủ Ba Lan, chỉ có khoảng 700 phụ nữ thực hiện phá thai hàng năm, trong khi theo nhiều ước tính, số lượng ca phá thai bất hợp pháp có thể lên tới 80.000-150.000 trường hợp mỗi năm<small>52</small>.

Tại Tanzania, quy định về phá thai được áp dụng một cách nghiêm ngặt, chỉ cho phép phá thai trong các trường hợp đặc biệt như khi sức khỏe của mẹ bị đe dọa hoặc khi thai nhi được xác định mang khuyết tật nghiêm trọng hoặc khơng thể sống sót. Thủ tục phá thai ở Tanzania chỉ được tiến hành bởi các chuyên gia y tế và nhân viên có trình độ chun mơn đủ và được chứng nhận. Tuy nhiên, hàng năm, có khoảng một triệu phụ nữ và trẻ em gái ở Tanzania vẫn phải đối mặt với tình trạng mang thai khơng mong muốn, và trong số đó, 39% buộc phải lựa chọn phương pháp phá thai. Hạn chế về phá thai tại Tanzania đã gây ra những tác động và hậu quả không mong muốn. Phụ nữ bị hạn chế quyền tự quyết về sức khỏe sinh sản và lựa chọn sự nghiệp và tương lai của mình. Điều này gây áp lực tâm lý và căng thẳng cho những người phụ nữ đang đối mặt với tình huống khó khăn<small>53</small>.

Ở Đông Nam Á, phá thai bị cấm ở Philippines, theo đó bất cứ ai thực hiện phá thai ở quốc gia này có có thể chịu bản án đến 6 năm tù. Luật chống phá thai ở Philippines bắt nguồn từ thời còn là thuộc địa của Tây Ban Nha đã bị cấm trong một thế kỳ. Khoảng 1.000 phụ nữ Philippines chết mỗi năm vì các biến chứng và tỷ lệ trẻ em mang thai ở nước này thuộc nhóm đầu thế giới. Trong khi đó, Tây Ban Nha là quốc gia đã tự do hóa luật phá thai. Và các ca phá thai ở Philippines đều là phá thai bất hợp pháp. Chia sẻ của

<i>một bác sĩ phẫu thuật kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Miriam cho biết: “Chúng tôi phải chịu rủi ro rất lớn nếu đồng ý thực hiện phá thai, Tôi đã thực hiện bốn lần phá thai cho phụ nữ từ 23-48 tuổi và tất cả đều diễn ra trong bí mật”. Theo luật, các bác sĩ và y tá bị </i>

bắt nếu hỗ trợ phá thai cũng bị trừng phạt nghiêm khắc, có thể có nguy cơ bị mất giấy phép hành nghề. Ngoài ra, ở Lào, trước đây cho phép phá thai trong một số trường hợp nhất định nhưng hiện nay đã có quy định cấm phá thai và sẽ áp dụng các chế tài đối với hành vi phá thai trái phép của phụ nữ ở quốc gia này.

Một số lý do khiến các nhóm quốc gia trên thường cấm việc phá thai một cách triệt để có thể kể đến như lý do tơn giáo và văn hóa, Một số tơn giáo coi phá thai là một tội lỗi và coi sự sống là tuyệt đối khơng thể bị xâm phạm. Ngồi ra, một số quốc gia có

<small> </small>

<small>52</small><i><small> “Châu Âu : Nạo phá thai gây chia rẽ xã hội” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 09/06/2023) 53</small><i><small> “Open Secret: The Toll of Unsafe Abortion in Tanzania” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 06/09/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

thể coi đây là một vấn đề về đối xử với phụ nữ và sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, đồng thời cũng coi phá thai là một hành động thiếu trách nhiệm của phụ nữ trong việc quản lý sức khỏe sinh sản của mình. Bên cạnh đó, những vấn đề về khả năng tài chính, kinh tế và xã hội cũng ảnh hưởng ít nhiều. Nhiều quốc gia đang đối mặt với những thách thức về tăng dân số, giảm tài nguyên và khó khăn về kinh tế. Do đó, họ cho rằng việc cấm phá thai là một cách để kiềm chế tốc độ tăng dân số và giữ gìn tài nguyên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã liên tục lưu ý rằng các quốc gia hạn chế phá thai pháp luật có tỷ lệ tử vong và bệnh tật do phá thai không an tồn cao hơn; ngược lại, các quốc gia có luật phá thai tự do hơn đã thấy tỷ lệ tử vong mẹ của họ giảm xuống. Ví dụ, sau khi Nam Phi tự do hóa luật phá thai vào năm 1997 bởi ban hành Đạo luật Lựa chọn Chấm dứt Mang thai, số ca tử vong liên quan đến phá thai giảm xuống bằng 91%. Tỷ lệ tử vong mẹ giảm tương tự xảy ra ở Romania sau khi tự do hóa luật phá thai năm 1989.

<i>Trên thực tế, “tỷ lệ tử vong đã giảm hơn một nửa, trong năm đầu tiên tiếp cận an toàn hơn.”. Tương tự như vậy, ở Nepal, “liên quan đến phá thai các biến chứng giảm từ 54% xuống 28% trong tất cả các bệnh lý của bà mẹ được điều trị tại các cơ sở liên quan. các </i>

<i>C. Nhóm quốc gia cho phép nạo phá thai trong giới hạn. </i>

Phá thai ở Đức được coi là bất hợp pháp theo điều khoản 218 của Bộ luật hình

<i>sự Đức, và có thể bị xử tới ba năm tù (hoặc tới năm năm cho những ca “bất cẩn” hoặc </i>

những ca phá thai trái ý muốn của phụ nữ). Tuy nhiên, có một số ngoại lệ cho quy tắc này theo điều khoản 218 của Bộ luật hình sự, làm cho việc phá thai không bị trừng phạt nếu: trường hợp một, được thực hiện trong 12 tuần đầu của thai kỳ (14 tuần kể từ kỳ kinh cuối) sau khi được tư vấn bắt buộc tại một trung tâm được Nhà nước chấp thuận. Thứ hai, được thực hiện sau trong thai kỳ trong các trường hợp thai nghén gây nguy hiểm quan trọng đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của phụ nữ mang thai. Cuối cùng, được thực hiện sau trong thai kỳ trong các trường hợp hành vi tình dục bất hợp pháp (như lạm dụng tình dục trẻ em hoặc hiếp dâm). Hiện tại, Đức là một trong những quốc gia có tỷ lệ phá thai tương đối thấp so với mặt bằng chung của thế giới cũng như đối với các nước châu Âu khác. Số ca phá thai đã giảm trong 25 năm qua, có 130.000 – 135.000 ca mỗi năm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2002, nhưng con số này đã giảm xuống mức thấp nhất là dưới 99.000 ca phá thai vào năm 2016 và kể từ đó ổn định ở mức

<small> </small>

<small>54</small><i><small> “Abortion and the Law in Mainland Tanzania” </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 06/09/2023) </small>

</div>

×