Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Áp Dụng Lẽ Công Bằng Trong Xét Xử Vụ Án Dân Sự.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 94 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

1. BLDS năm 2015 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015

2. BLTTDS năm 2015 Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ ... 7 </b>

<b>1.1. Khái niệm áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự ... 7 </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm lẽ công bằng ... 7 </b></i>

<i><b>1.1.2. Khái niệm áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự ... 10 </b></i>

<b>1.2. Điều kiện và nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự ... 11 </b>

<i><b>1.2.1. Điều kiện áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự ... 11 </b></i>

<i><b>1.2.2. Nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự ... 14 </b></i>

<b>1.3. Ý nghĩa của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự ... 15 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 19 </b>

<b>CHƯƠNG 2. ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ... 20 </b>

<b>2.1. Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Anh ... 20 </b>

<i><b>2.1.1. Lịch sử hình thành Luật cơng bằng tại Anh ... 20 </b></i>

<i><b>2.1.2. Đặc điểm của Luật công bằng ở Anh ... 25 </b></i>

<b>2.2. Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Cộng hịa Pháp ... 28 </b>

<i><b>2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Cộng hòa Pháp... 28 </b></i>

<i><b>2.2.2. Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Cộng hòa Pháp ... 30 </b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 39 </b>

<b>CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG XÉT XỬ </b>

<b>VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ... 40 </b>

<b>3.1. Thực tiễn áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự tại Việt Nam ... 40 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>3.2. Bất cập của pháp luật Việt Nam về áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án </b>

<b>dân sự ... 47 </b>

<b>3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về áp dụng </b>

<b>lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự ... 51 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 56 </b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b>PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Lẽ cơng bằng từ lâu đã khơng cịn là thuật ngữ pháp lý xa lạ với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì thuật ngữ này cịn khá mới trong hoạt động xét xử của Tòa án bởi nguồn luật này chỉ mới được ghi nhận và áp dụng từ Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định tiến bộ hơn so với trước đây khi ghi nhận vai trò của việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Cụ thể, trong trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định, khơng có tập quán, không áp dụng được tương tự pháp luật, án lệ thì Tịa án sẽ áp dụng lẽ cơng bằng để xét xử.

Việc ghi nhận này đã phản ánh được sự đa dạng và linh hoạt của quá trình giải quyết vụ án bên cạnh các cách thức đã được quy định và cũng phù hợp với nguyên tắc Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng lẽ công bằng trong q trình xét xử của Tịa án cịn gặp một số bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án. Xuất phát từ đó, nhóm nghiên

<i>cứu quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự”. </i>

Đề tài tập trung phân tích các khía cạnh của việc áp dụng lẽ cơng bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án tại Việt Nam cũng như chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại để từ đó đề xuất một số kiến nghị phù hợp trên cơ sở liên hệ, học hỏi kinh nghiệm từ một số quốc gia.

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>

<i><b>2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước </b></i>

Lẽ công bằng là một nội dung mới trong quy định của pháp luật Việt Nam, được bổ sung vào Bộ luật Dân sự năm 2015. Trên thực tế, việc áp dụng lẽ công bằng là vấn đề khơng hề dễ dàng vì nó vẫn chưa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể nên còn gây nhiều vướng mắc cho các Thẩm phán trong quá trình xét xử. Đã có một số đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự, Trần Thị Định (2019), </i>

Luận văn Thạc sĩ. Luận văn đã nêu được các vấn đề lý luận về quy định lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự, đồng thời phân tích và đánh giá việc áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự ở Việt Nam hiện nay thông qua một số án lệ. Tuy nhiên, Luận văn chỉ dừng lại ở việc nêu ra các án lệ mà chưa thực sự phân tích cụ thể các án lệ đó. Bên cạnh đó, Luận văn cũng tìm ra những điểm cịn hạn chế trong các quy định pháp luật về lẽ cơng bằng và đưa ra các kiến nghị hồn thiện. Nhưng Luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tài liệu trong nước mà khơng có sự liên hệ pháp luật nước ngoài làm cơ sở cho việc kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và đây được coi là điểm hạn chế của Luận văn.

<i>Lẽ công bằng – Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam, Hoàng Văn Ngọc (2022), </i>

Luận văn Thạc sĩ. Luận văn đã trình bày lý thuyết chung về lẽ công bằng với tư cách là một loại nguồn của pháp luật dân sự, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về lẽ cơng bằng qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, Luận văn cũng nêu và phân tích thực trạng thi hành pháp luật Việt Nam về áp dụng lẽ công bằng, từ đó phân tích ngun nhân của thực trạng và đưa ra các giải pháp đề xuất để đảm bảo việc thực hiện những quy định về áp dụng lẽ công bằng tại Việt Nam hiện nay; tuy nhiên, các giải pháp vẫn còn chung chung và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

<i>Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, Phùng Trung Tập (2020), </i>

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01 (401), tháng 01/2020. Bài viết phân tích các khía cạnh của lẽ công bằng trong giải quyết tranh chấp dân sự gồm định nghĩa áp dụng lẽ công bằng (từ việc phân tích, dẫn chiếu các điều luật có liên quan trong Bộ luật Tố tụng Dân sự và Bộ luật Dân sự) để đi đến kết luận về lẽ công bằng trong giải quyết tranh chấp dân sự là gì; điều kiện áp dụng lẽ cơng bằng (có 03 điều kiện gồm: tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự; các bên tranh chấp khơng có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, pháp luật không có quy định, khơng có tập qn, khơng có quy định để áp dụng tương tự, khơng có án lệ; áp dụng lẽ công bằng sẽ căn cứ vào từng tranh chấp riêng biệt); thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng lẽ công bằng; hệ quả pháp lý của việc áp dụng lẽ cơng bằng. Bài viết đã cho độc giả có cái nhìn tổng thể nhất về việc áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết tranh chấp dân sự. Và cũng chính vì lý do này mà bài viết chỉ đề cập đến khía cạnh lý luận, chưa có góc nhìn về vấn đề áp dụng trên thực tiễn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>Lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, Huỳnh Thị Nam Hải (2022). Bài viết đã phân tích các quy định về việc áp dụng lẽ </i>

công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam gồm cơ sở pháp lý của việc áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự; vị trí của lẽ cơng bằng so với các nguồn luật khác khi áp dụng giải quyết vụ việc dân sự; mối quan hệ giữa lẽ công bằng và văn bản quy phạm pháp luật, các nguồn luật khác. Bài viết cũng đã chỉ ra một số bất cập khi áp dụng lẽ công bằng cùng các kiến nghị có liên quan. Tuy nhiên, các kiến nghị nhìn chung chỉ dừng lại ở mức độ lý luận về nội hàm của lẽ công bằng cũng như giải pháp chung liên quan đến nâng cao trình độ giải quyết của Thẩm phán.

<i><b>2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi </b></i>

Trong thời gian qua đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học nước ngoài liên quan đến việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử, cụ thể như sau:

<i>Equity in French Law (Lẽ công bằng trong hệ thống pháp luật Pháp), Rémi </i>

Nguyen (2022). Bài viết tập trung vào phân tích khái niệm lẽ cơng bằng, nguồn gốc xuất hiện lẽ cơng bằng và các khía cạnh của lẽ cơng bằng. Đồng thời chỉ ra các Điều khoản có quy định về việc áp dụng lẽ công bằng và yêu cầu đặt ra đối với các Thẩm phán khi áp dụng lẽ cơng bằng trong q trình xét xử.

<i>Equity in Japanese Law (Lẽ công bằng trong hệ thống pháp luật Nhật Bản), Eriko </i>

TAOKA (2022). Bài viết giới thiệu các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự Nhật Bản,

<i>làm rõ như thế nào để được xem là “lẽ công bằng” theo pháp luật Dân sự Nhật Bản. Bài </i>

viết cũng giải thích nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong các truyền thống thông luật với nghĩa là các nguyên tắc đã được sử dụng làm bàn đạp để tạo ra các nguyên tắc mới mà khơng thể tìm thấy trong các quy định thành văn của Bộ luật Dân sự. Ngoài ra, bài viết tập trung vào giải thích cách mà pháp luật Nhật Bản tạo ra các quy tắc cụ thể tương đương với các học thuyết công bằng trong truyền thống thông luật.

<i>Trends in access to equity law in the US and possible shifts in equity approach in the near term (Xu hướng tiếp cận Luật Công bằng ở Hoa Kỳ và những thay đổi có thể có trong cách tiếp cận lẽ công bằng ngắn hạn), Tran Nguyen Phuoc Thong (2022). Bài </i>

viết tập trung phân tích cách tiếp cận hiện tại và sự thay đổi sắp tới đối với lẽ công bằng ở Hoa Kỳ. Cách tiếp cận cơng bằng trước đó của Tịa án liên bang Hoa Kỳ đã giúp các đương sự tận dụng sự công bằng trong vụ kiện của họ và giúp Quốc hội sửa đổi các điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

khoản vi hiến. Trong khi đó, hiện tại Tịa án tối cao ở Hoa Kỳ đã tiếp việc áp dụng cận lẽ công bằng theo hướng mới bằng cách yêu cầu các Tòa án liên bang trước khi áp dụng lẽ cơng bằng thì phải có án lệ về vấn đề đó trước khi được áp dụng.

<i>The Law of Equity and Equitable Remedies (Luật Công bằng và Các biện pháp xử lý công bằng) – Bài viết được đăng trên Law Teacher Free Law study resources, Link </i>

bài viết: equity.php. Bài viết đã đưa ra các quan điểm khác nhau của các chuyên gia về sự công bằng. Tuy nhiên, các quan điểm này chỉ dừng lại ở nguyên tắc công bằng khi giải quyết một vụ việc tranh chấp mà không bàn đến nguyên tắc lẽ công bằng trong xét xử một vụ án dân sự của Tòa án.

<b> Mục tiêu của đề tài </b>

<i>Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về chế định lẽ công bằng trong hệ thống </i>

pháp luật Việt Nam.

<i>Thứ hai, phân tích các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về </i>

việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử.

<i>Thứ ba, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện các quy định </i>

của pháp luật về áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử ở Việt Nam.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>Thứ nhất, phương pháp phân tích. Đây là phương pháp nghiên cứu các vấn đề </i>

pháp lý liên quan bằng cách phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các bộ phận khác nhau sau đó tiến hành giải thích, chứng minh, giúp cho việc nhận thức vấn đề được đầy đủ, toàn diện. Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng trong cả Chương 1, Chương 2 và Chương 3 của đề tài. Ở Chương 1, phương pháp này dùng để phân tích khái niệm lẽ cơng bằng, áp dụng lẽ cơng bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án; phân tích các điều kiện để áp dụng lẽ cơng bằng và ý nghĩa của việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Ở chương 2, phương pháp này dùng để phân tích pháp luật của hai quốc gia là Anh và Pháp về nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án. Đối với Chương 3, nhóm nghiên cứu vận dụng phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

pháp này để phân tích thực trạng, bất cập, khó khăn khi áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án.

<i>Thứ hai, phương pháp so sánh luật học. Đây là phương pháp trình bày, đối chiếu </i>

những điểm giống và khác nhau giữa pháp luật ở hiện tại và quá khứ, giữa pháp luật trong nước và nước ngoài, giữa pháp luật nước này với pháp luật nước khác để phát hiện ra sự tương đồng và khác biệt đối với các vấn đề pháp lý đang được nghiên cứu. Thông qua phương pháp so sánh luật học, nhóm nghiên cứu phát hiện, nhận diện những ưu điểm, khuyết điểm của các hệ thống pháp luật để từ đó rút ra kinh nghiệm tham khảo khi đưa ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Phương pháp này chủ yếu tập trung ở Chương 2 và Chương 3. Bằng việc so sánh pháp luật giữa Anh và Pháp với pháp luật Việt Nam về áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án, từ đó, đưa ra những kiến nghị phù hợp cho pháp luật Việt Nam.

<i>Thứ ba, phương pháp tổng hợp. Đây là phương pháp có sự liên kết với phương </i>

pháp phân tích. Sau khi các vấn đề pháp lý đã được phân tích thì phương pháp tổng hợp dùng để tổng hợp lại, liên kết thành các vấn đề pháp lý mang tính hệ thống, cụ thể để từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận cuối cùng. Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng trong cả Chương 1, Chương 2 và Chương 3 của đề tài. Phương pháp này được vận dụng sau khi phân tích các khía cạnh của việc áp dụng lẽ cơng bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung phân tích các quy định pháp luật của một </i>

số quốc gia trên thế giới về nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án, từ đó, đưa ra một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.

<i>Về phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các khía cạnh pháp </i>

lý của việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án.

<b>5. Tóm tắt nội dung của đề tài </b>

Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm lẽ công bằng, khái niệm áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án, chỉ ra điều kiện và nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng cũng như ý nghĩa của việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu có sự liên hệ, tham khảo pháp luật nước ngồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

về áp dụng lẽ cơng bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án thơng qua hệ thống pháp luật của Anh và Pháp. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích thực tiễn pháp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án tại Việt Nam, chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong hệ thống các quy định pháp luật về áp dụng lẽ cơng bằng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án Việt Nam.

<b>6. Kết cấu đề tài </b>

<b>Đề tài gồm ba chương: </b>

<i><b>Chương 1. Một số vấn đề lý luận về áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án </b></i>

dân sự

<i><b>Chương 2. Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật một </b></i>

số quốc gia trên thế giới

<i><b>Chương 3. Thực tiễn áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự tại </b></i>

Việt Nam – Một số kiến nghị hoàn thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ </b>

<b>1.1. Khái niệm áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm lẽ công bằng </b></i>

<i>Khái niệm “lẽ công bằng” lần đầu tiên được quy định trong BLDS năm 2015 tại </i>

khoản 2 Điều 6 và được coi là một trong những nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam.

<i>Khái niệm “Lẽ cơng bằng” có nguồn gốc từ chữ “equitas” trong tiếng La tinh, có nghĩa là sự bình đẳng (“l’équité” trong tiếng Pháp và “equity” trong tiếng Anh). Theo nghĩa thông dụng, “equity” được hiểu là “trạng thái mà mọi người được đối xử như nhau và </i>

hiểu là hệ thống các học thuyết và thủ tục pháp lý phát triển song song với Common Law và luật thành văn, được sử dụng trong hoạt động xét xử tại Văn phòng Đại pháp<small>2</small>. Khi nhắc đến lẽ công bằng, người ta thường nghĩ đến công lý bởi ở đâu có cơng lý thì ở

<i>đó có cơng bằng và ngược lại. Dưới góc độ ngơn ngữ học: “Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tơn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người. Cơng lý là </i>

Có rất nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về lẽ cơng bằng, có ý kiến cho rằng lẽ cơng bằng chính là sự tương xứng giữa cống hiến, lao động, đóng góp với sự thụ hưởng, là sự tương xứng, phù hợp trong hàng loạt khía cạnh khác nhau của những mối quan hệ xã hội khác nhau. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng lẽ công bằng là những giá trị đạo đức, giá trị tư tưởng phù hợp với đời sống xã hội, phù hợp với con người trong quan hệ dân sự<small>5</small><i>. Theo nghĩa chung nhất, lẽ cơng bằng có thể được hiểu “là một chuẩn mực được rút ra từ quan hệ cụ thể, có nội dung cấu thành từ các quan hệ thể hiện tính nhân văn, phù hợp với nhận thức của nhiều người về sự công bằng trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự có tranh </i>

<small> </small>

<small>1</small><i><small> Nghĩa của từ “equity”, Cambridge Dictionary, truy </small></i>

<small>cập ngày 20/4/2023. </small>

<small>2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật so sánh, NXB. Cơng an nhân dân, tr. 223. </small>

<small>3</small><i><small> Hoàng Văn Ngọc (2022), Lẽ công bằng – Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội – </small></i>

<small>Khoa Luật, tr. 11. </small>

<small>4</small><i><small> Kỳ Duyên, Ngọc Hằng, Đức Bổn (2016), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên, tr. 217. </small></i>

<small>5</small><i><small> Trương Thị Định (2019), Áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự, Trường Đại học Kinh tế - </small></i>

<small>Luật – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 8. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>chấp và được giải quyết thấu tình, đạt lý, phù hợp với đạo lý”. Thực tế, khó có thể có </i>

một quy phạm định nghĩa chung về lẽ cơng bằng vì ở mỗi quan hệ, nội dung của mỗi quan hệ mà có các giải thích khác nhau về lẽ công bằng<small>7</small>. BLTTDS năm 2015 đã cố

<i>gắng làm rõ nội hàm này tại khoản 3 Điều 45 với nội dung: “Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, khơng thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó”. Tuy đã có quy định nhưng lẽ cơng bằng vẫn còn là một khái niệm mơ </i>

hồ, chưa được nhìn nhận một cách cụ thể. Có thể nói cách quy định này chỉ là sự hướng dẫn của nhà làm luật để giúp cơ quan xét xử xác định cách thức áp dụng lẽ công bằng sao cho phù hợp chứ không được xem là khái niệm lẽ công bằng. Mặc dù là một trong những loại nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam nhưng các trường hợp áp dụng lẽ cơng bằng cịn rất hạn chế và chỉ được áp dụng khi không thể áp dụng các loại nguồn khác. Ngay cả ở các nước có nền tư pháp phát triển lâu đời, việc xét xử theo lẽ công bằng cũng được xem là một công việc khó khăn và phức tạp của Tịa án nói chung và các Thẩm phán nói riêng, bởi lẽ một trong những nguyên tắc hàng đầu của Thẩm phán khi xét xử

<i>là nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải </i>

sự bằng cách áp dụng các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết các vụ việc dân sự, Thẩm phán dựa vào nhận thức và lương tâm của mình để xét xử. Giả sử một Thẩm phán không nhận thức được thế nào là lẽ cơng bằng do suy thối về mặt đạo đức hoặc do tác động khách quan khác thì kết quả xét xử sẽ cho ra một bản án tùy tiện, không đúng với nguyên tắc công bằng. Hiện nay, trên thế giới tồn tại 03 nhóm quan điểm phổ biến về khái niệm lẽ công bằng như sau<small>9</small>:

<i>Thứ nhất, lẽ công bằng được cho là hệ thống các biện pháp và thủ tục có liên </i>

quan trong pháp luật dân sự, phân biệt với các biện pháp và thủ tục theo luật, được ban hành khi Tịa án cho rằng các biện pháp luật định khơng thích đáng hoặc khơng phù hợp. Quan điểm này tiếp cận từ góc độ thực tiễn, cho rằng lẽ cơng bằng không là một hệ

<small> </small>

<small>6</small><i><small> Phùng Trung Tập (2020), Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp </small></i>

<small>số 01 (401). </small>

<small>7</small><i><small> Đỗ Văn Đại (2020), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB. Hồng Đức – Hội </small></i>

<small>Luật gia Việt Nam, tr. 46. </small>

<small>8 Điều 12 BLTTDS năm 2015. </small>

<small>9</small><i><small> Vũ Lê Hải Giang (2022), Một số vấn đề lý luận về lẽ công bằng và vai trị của lẽ cơng bằng trong xã hội pháp </small></i>

<i><small>quyền, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của </small></i>

<small>một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 39 – tr. 40. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thống riêng mà chỉ là một nhóm các biện pháp đặc biệt được áp dụng cho những trường hợp đặc thù khi việc áp dụng các biện pháp luật định không thể giải quyết được vấn đề.

<i>Thứ hai, lẽ công bằng xuất phát từ luật tự nhiên, hiệu quả của việc áp dụng lẽ </i>

công bằng xuất phát từ tính linh hoạt của khái niệm cơng bằng. Do đó, lẽ cơng bằng có thể được mô tả nhưng không thể định nghĩa và quan điểm này tồn tại không phổ biến.

<i>Thứ ba, lẽ công bằng là một hệ thống các nguyên tắc, quan điểm, quy tắc pháp lý </i>

được xem như một hệ thống luật đặc biệt. Theo Giáo sư luật học Glanville Williams:

<i>“Từ cơng bằng (equity) có nghĩa gốc là cơng lý tự nhiên, tuy nhiên những người bắt đầu học luật cần phải bỏ cái nghĩa ấy ra khỏi đầu khi tiếp cận đến một hệ thống mà các luật sư gọi là lẽ công bằng. Về nguồn gốc, hệ thống ấy chịu ảnh hưởng từ ý tưởng của công lý tự nhiên, và do đó mà nó có tên là cơng bằng, nhưng ngày nay, lẽ cơng bằng khơng cịn được hiểu theo nghĩa là công lý tự nhiên, mà nó phải được hiểu là một nhánh của pháp luật Anh quốc. Do đó, lẽ cơng bằng là luật”. Đồng quan điểm này, giáo sư triết học Zechariah Chafee cho rằng lẽ công bằng trong pháp luật là “một cách thức để quản trị công lý, là một hệ thống các biện pháp hữu hiệu và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của một xã hội phức tạp, là một hệ thống các quy tắc riêng biệt”. Theo Từ điển Luật học Black’s Law Dictionary nổi tiếng cũng định nghĩa lẽ công bằng là “hệ thống pháp luật hoặc nhóm các ngun tắc có nguồn gốc từ Tịa Đại pháp quan (Court of Chancery) của Anh quốc và được áp dụng thay cho thông luật và văn bản luật khi cả hai có mâu thuẫn”. </i>

<i>Trong tác phẩm “Nền luân lý lớn”, tác giả Aristotle nhận định: “Lẽ cơng bằng là một nền cơng lý tốt hơn, nó sửa sai nền công lý bằng pháp luật trong trường hợp đặc biệt, khi nền công lý bằng pháp luật này dẫn đến những kết quả bất cơng vì những câu </i>

hiểu như một hệ thống đặc biệt tồn tại song song với hệ thống pháp luật. Vì vậy mà đơi

<i>khi lẽ cơng bằng cịn được gọi với cái tên là “luật cơng bình” (equity law) và đây là </i>

quan điểm nhận được sự ủng hộ đông đảo của các luật gia trên thế giới. Khái niệm công bằng có một ý nghĩa đạo đức và triết học. Aristotle còn nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa Luật pháp, luật thành văn và sự cơng bằng. Ơng cho rằng bản chất của công bằng

<small> </small>

<small>10</small><i><small> Hồ Ngọc Diệp (2019), Tòa án và nguyên tắc xét xử theo lẽ cơng bằng, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, </small></i>

<small> truy cập ngày 25/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

là sửa luật khi luật sai do cách viết của nó. Các nguyên tắc chung có thể được áp dụng sai cách trong một trường hợp cụ thể<small>11</small>.

Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu cho rằng lẽ cơng bằng có ba đặc điểm cơ bản sau:

<i>Thứ nhất, lẽ công bằng phải là lẽ phải, là những điều hợp tình, hợp lý, phù hợp </i>

với các quy tắc xử sự, chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

<i>Thứ hai, lẽ công bằng phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, tức là phải </i>

được đa số mọi người công nhận là đúng, là phù hợp. Đặc điểm này đảm bảo lẽ công bằng được đánh giá một cách khách quan bởi đại đa số quần chúng nhân dân mà khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng, tránh tình trạng lạm quyền hoặc khơng vơ tư khách quan trong q trình xét xử.

<i>Thứ ba, lẽ công bằng phải phù hợp với ngun tắc nhân đạo, khơng thiên vị và </i>

bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự. Đặc điểm này hướng tới việc tránh sự tùy tiện khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự bởi theo nguyên tắc này, lẽ công bằng phải là những giá trị tốt đẹp, nhân văn và phải cân bằng được quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc dân sự đó.

Như vậy, lẽ cơng bằng là một chuẩn mực được rút ra từ quan hệ cụ thể, có nội dung cấu thành từ các quan hệ thể hiện tính nhân văn, phù hợp với nhận thức của nhiều người về sự công bằng trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong cùng một quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp và được giải quyết thấu tình, đạt lý<small>12</small>. Nói cách khác, lẽ công bằng không phải hoặc không chỉ là lương tâm hay nhận thức chủ quan của cá nhân các Thẩm phán mà nó được quy định bởi BLTTDS năm 2015 và bắt buộc phải áp dụng nếu có đủ điều kiện.

<i><b>1.1.2. Khái niệm áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự </b></i>

Vụ án dân sự là việc phát sinh tranh chấp về dân sự theo nghĩa rộng giữa các chủ thể, một bên trong quan hệ tranh chấp gửi đơn khởi kiện đến Tịa án có thẩm quyền để u cầu giải quyết tranh chấp. Và một điều kiện tiên quyết để một tranh chấp, một yêu

<small> </small>

<small>11</small><i><small> Rémi Nguyen (2023), Equity in French Law, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động </small></i>

<small>xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 336. </small>

<small>12</small><i><small> Phùng Trung Tập (2020), tlđd (6). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

cầu dân sự trở thành vụ án dân sự hoặc việc dân sự là phải được Tịa án có thẩm quyền thụ lý theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015 có định

<i>nghĩa: “Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân u cầu Tịa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng”. Trong </i>

trường hợp này, lẽ công bằng là một trong những giải pháp được lựa chọn để giải quyết vụ việc dân sự đó.

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, lẽ công bằng được áp dụng như một giải pháp thay thế nhằm lấp đầy những lỗ hổng khi pháp luật không quy định, không tồn tại tập quán, án lệ để giải quyết các quan hệ xã hội phát sinh, đặc biệt là các quan hệ dân

<i>sự. Dựa vào khái niệm “lẽ cơng bằng” đã được nhóm nghiên cứu phân tích tại tiểu mục 1.1.1, có thể hiểu: “Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự là việc Tòa án áp dụng lẽ phải, những điều hợp tình, hợp lý, phù hợp với các quy tắc xử sự, chuẩn mực đạo đức trong xã hội được mọi người trong xã hội thừa nhận vào thực tế để giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự khi trong vụ án dân sự đó, các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định, khơng có tập qn được áp dụng, khơng thể áp dụng tương tự pháp luật hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không tồn tại án lệ”. </i>

<b>1.2. Điều kiện và nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự </b>

<i><b>1.2.1. Điều kiện áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự </b></i>

Lẽ công bằng không đương nhiên được áp dụng trong hoạt động xét xử của Tịa án. Tịa án chỉ có thể áp dụng lẽ công bằng khi những điều kiện áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án đã được đảm bảo, lúc này, Tịa án mới có cơ sở để vận dụng các quy định pháp luật về lẽ công bằng để giải quyết.

<i>Thứ nhất, đối tượng áp dụng nguyên tắc lẽ công bằng là tranh chấp phải thuộc sự </i>

điều chỉnh của pháp luật dân sự, bao gồm các quan hệ về nhân thân, quan hệ về tài sản. Giữa pháp luật dân sự, pháp luật hình sự và pháp luật hành chính thì lẽ công bằng dường như được áp dụng một cách triệt để hơn trong pháp luật dân sự. Trong quan hệ pháp luật hành chính phải có ít nhất một bên chủ thể tham gia vào mối quan hệ là mang quyền lực nhà nước, mang tính quyền lực – phục tùng, thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí. Hay trong quan hệ pháp luật hình sự, tính bất bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cũng được thể thể hiện rõ nét khi người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội khơng có quyền từ chối hay thỏa thuận với Nhà nước về loại hình phạt và mức phạt được áp dụng đối với hành vi phạm tội, nói cách khác, các biện pháp được áp dụng trong chế tài hình sự sẽ phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội chứ khơng dựa vào nguyên tắc lẽ công bằng để xem xét. Trong lĩnh vực hình sự vẫn vận dụng nguyên tắc công bằng nhưng bản chất chỉ dừng lại ở dạng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc các biện pháp áp dụng cho các đối tượng đặc biệt. Đối với quan hệ pháp luật dân sự, sự thỏa thuận, ý chí tự nguyện lại là nguyên tắc xương sống. Chính vì vậy, khi tranh chấp dân sự phát sinh, việc áp dụng lẽ công bằng để xét xử là điều phù hợp.

<i>Thứ hai, lẽ công bằng chỉ có thể được áp dụng khi các nguồn luật khác không </i>

giải quyết được vụ việc đang tranh chấp. Nói cách khác, lẽ cơng bằng là nguồn luật cuối cùng được áp dụng trong hệ thống các nguồn luật có thể được áp dụng khi giải quyết vụ việc dân sự. Tại Việt Nam, chỉ từ năm 2015, cụ thể là BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015 thì lẽ cơng bằng mới chính thức được thừa nhận là nguồn của pháp luật tại Việt Nam bên cạnh các nguồn luật khác như văn bản quy phạm pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật và án lệ<small>13</small>. Khi tranh chấp phát sinh và một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp này, về nguyên tắc, Tòa án cần ưu tiên giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận của các bên và quy định pháp luật. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định thì có thể xét đến áp dụng tập quán (khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015, khoản 1 Điều 45 BLTTDS năm 2015). Trường hợp vụ việc khơng thể giải quyết bởi trình tự các nguồn luật trên thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự (khoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015, khoản 2 Điều 45 BLTTDS năm 2015). Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì vụ việc sẽ áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự<small>14</small>, án lệ, lẽ cơng bằng. Có thể thấy rằng, lẽ công bằng sẽ được áp dụng khi các bên tranh chấp khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được, pháp luật khơng quy định, khơng có tập qn, khơng có quy định để áp dụng tương tự, khơng áp dụng được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và khơng có án lệ. Đây là trình tự áp dụng lẽ công bằng theo pháp luật dân sự hiện hành của Việt Nam. Lý do nguyên tắc lẽ cơng bằng được áp dụng sau cùng có thể xuất phát từ nguyên

<small> </small>

<small>13</small><i><small> Huỳnh Thị Nam Hải (2022), Lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật Việt </small></i>

<i><small>Nam, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của </small></i>

<small>một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 81. </small>

<small>14 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nhân chính là Việt Nam – quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự nên pháp luật thành văn ln đóng vai trị quan trọng và luôn được ưu tiên áp dụng đầu tiên<small>15</small>. Vì vậy, chỉ khi nào nguồn luật thành văn không thể giải quyết được các vấn đề trong tranh chấp dân sự thì Tịa án mới xét đến áp dụng lẽ công bằng để giải quyết.

<i>Thứ ba, điều kiện về lẽ công bằng. Mặc dù pháp luật chưa có định nghĩa về lẽ </i>

cơng bằng nhưng để áp dụng nguồn luật là lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án thì lẽ cơng bằng phải là những chuẩn mực xử sự trong quan hệ xã hội, phù hợp với nhận thức của nhiều người, phải là những lý lẽ, quan điểm được mọi người thừa nhận, phù hợp với đạo lý và nhất là không được thể hiện sự thiên vị<small>16</small>. Như đã đề cập, lẽ cơng bằng là sự bình đẳng, bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ pháp lý, là đối xử cơng bằng khơng phân biệt địa vị, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp hay tơn giáo. Để có sự thực hiện đồng nhất này, lẽ công bằng cần phải được mọi người chấp nhận, cho rằng đây là hướng giải quyết duy nhất và phù hợp nhất, không xâm hại lợi ích hợp pháp của bất kỳ ai, khơng trái với đạo đức, luân thường đạo lý.

<i>Thứ tư, áp dụng lẽ công bằng căn cứ vào từng tranh chấp riêng biệt, thậm chí </i>

những tranh chấp cùng loại thì việc áp dụng lẽ công bằng cũng không như nhau<small>17</small>. Khác với việc áp dụng những nguồn luật khác, chẳng hạn như quy định của pháp luật, khi giải quyết tranh chấp, một điều luật đều có thể được vận dụng để giải quyết nhiều vụ việc có những tình huống pháp lý tương tự nhau hoặc có sự liên quan với nhau về mặt tình tiết; hay đối với nguồn luật là án lệ, khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau<small>18</small>, có nghĩa là, một án lệ cũng có thể áp dụng được nhiều vụ việc nếu vụ việc đó đáp ứng được các tiêu chí tương tự về mặt tình tiết, sự kiện pháp lý. Tuy nhiên, áp dụng lẽ công bằng lại khác. Vì pháp luật chưa có một chuẩn mực nhất định để xác định lẽ công bằng khi áp dụng vào hoạt động xét xử của Tịa án nên nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của Thẩm phán cũng như bối cảnh kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Nói cách khác, cùng với một quan điểm về lẽ

<small> </small>

<small>15</small><i><small> Huỳnh Thị Nam Hải (2022), tlđd (13), tr. 81. </small></i>

<small>16</small><i><small> Huỳnh Thị Nam Hải (2022), tlđd (13), tr. 82. </small></i>

<small>17</small><i><small> Phùng Trung Tập (2020), tlđd (6). </small></i>

<small>18 Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18 tháng 6 năm 2019 về quy trình lựa chọn, công bố án lệ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cơng bằng, nhưng nó khơng đương nhiên được áp dụng vào giải quyết tranh chấp với

<i>tất cả các vụ việc. </i>

<i><b>1.2.2. Nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự </b></i>

Lẽ công bằng cũng là một nguồn luật trong pháp luật dân sự nên nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng vẫn sẽ mang những nguyên tắc chung của một nguồn trong hoạt động xét xử của Tòa án.

<i>Thứ nhất, áp dụng lẽ công bằng phải tuân thủ theo thứ tự các nguồn luật trong hệ </i>

thống nguồn luật được áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trình tự này được biểu hiện như sau: ưu tiên sự thỏa thuận của các bên và quy định pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng. Đây cũng đồng thời là điều kiện áp dụng lẽ công bằng. Nguyên tắc áp dụng nguồn luật trong hoạt động xét xử của Tòa án sẽ đảm bảo vụ việc được giải quyết một cách hiệu quả và phán quyết cuối cùng là chính xác và thấu tình đạt lý. Mặc dù lẽ cơng bằng khơng là nguồn luật ưu tiên để áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhưng sẽ là nguồn luật bổ trợ giúp Tịa án khơng vì thiếu nguồn luật mà bỏ qua việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong tranh chấp dân sự.

<i>Thứ hai, áp dụng lẽ công bằng vẫn phải tuân nguyên tắc áp dụng luật nội dung </i>

và luật hình thức. Luật nội dung ở đây là việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự đã được BLDS thừa nhận là một nguồn luật trong hệ thống nguồn luật trong hoạt động xét xử của Tòa án. Còn luật tố tụng là trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án và được quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật tố tụng dân sự mà quan trọng nhất là BLTTDS. Bộ luật này quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để TAND giải quyết các vụ án, việc dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tịa án… Và dù vụ việc có áp dụng nguồn luật nào thì việc tuân thủ các quy định của luật tố tụng là đương nhiên bắt buộc để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự là đúng pháp luật.

<i>Thứ ba, lẽ công bằng không được trái luật. Lẽ công bằng là một chuẩn mực xử </i>

sự được xã hội thừa nhận, phù hợp với nhận thức của nhiều người. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa rằng, chỉ cần các chuẩn mực xử sự đó được mọi người thừa nhận thì đều được xem là lẽ công bằng và được áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án, mà quan trọng hơn, lẽ cơng bằng đó phải là những xử sự phù hợp với chuẩn mực pháp luật, không trái pháp luật. Thực tế, văn hóa, đặc điểm xã hội của từng địa phương, vùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

miền là khác nhau, nên sẽ có những chuẩn mực xử sự ở địa phương này là phù hợp, được coi là lẽ cơng bằng, nhưng ở địa phương khác thì những xử sự đó khơng được coi là lẽ cơng bằng và trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, trước tiên và quan trọng nhất khi áp dụng lẽ cơng bằng là phải xem xét lẽ cơng bằng đó có thực sự phù hợp với các chuẩn mực của pháp luật hay khơng, rồi sau đó mới xét đến yếu tố là sự thừa nhận của các chủ thể trong xã hội.

<i>Thứ tư, lẽ công bằng phải phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị; bình </i>

đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự. Trước khi áp dụng lẽ cơng bằng thì việc xem xét những xử sự, lẽ phải áp dụng trong hoạt động xét xử của Tịa án có phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội hay khơng, có trái với quy định của pháp luật hay không, tiếp theo là cách thức áp dụng lẽ cơng bằng từ Thẩm phán. Có nghĩa là, lẽ công bằng mặc dù là cơ sở áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự nhưng trong quá trình xét xử lại tồn tại sự bất bình đẳng khi áp dụng lẽ cơng bằng, tức có sự thiên vị giữa các bên tranh chấp, từ đó, quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc đó cũng khơng được đảm bảo thì việc áp dụng lẽ công bằng không thực sự hiệu quả. Lẽ công bằng áp dụng là để bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên trong tranh chấp dân sự, khơng vì khơng có luật, tập qn, tương tự pháp luật, án lệ mà bỏ quên quyền lợi của

<i>nhóm chủ thể này, do vậy, lẽ công bằng như một công cụ “cứu cánh” của các bên trong </i>

vụ việc khơng có nguồn luật phù hợp để áp dụng.

<b>1.3. Ý nghĩa của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự </b>

Khi một quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định, khơng có tập qn được áp dụng, đồng thời cũng không thể áp dụng tương tự pháp luật hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, khơng tồn tại án lệ thì lẽ công bằng mới được áp dụng để giải quyết quan hệ xã hội đó. Việc áp dụng lẽ cơng bằng bên cạnh hệ thống pháp luật thành văn là cách thức nhằm khắc phục các hạn chế mà luật thành văn mang lại. Các quan hệ dân sự rất đa dạng và phức tạp, luôn vận động và biến đổi theo sự phát triển của xã hội, vì thế mà pháp luật thường lạc hậu hơn so với thực tiễn bởi quy định của pháp luật không thể dự liệu hết tất cả các tình huống có thể phát sinh trên thực tế, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc dân sự khơng được giải quyết do chưa có điều luật để áp dụng. Và việc bổ sung lẽ công bằng như một loại nguồn của pháp luật dân sự đã góp phần hạn chế, khắc phục lỗ hổng này, đảm bảo sự ổn định, trật tự cho các quan hệ dân sự, giữ gìn trật tự, tiếp tục

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>củng cố niềm tin của người dân đối với Tòa án; đảm bảo nguyên tắc “Tòa án khơng </i>

định về lẽ cơng bằng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành luật tố tụng Việt Nam nói riêng và nền tư pháp Việt Nam nói chung.

<i>Thứ nhất, lẽ cơng bằng góp phần xây dựng pháp luật theo hướng hoàn thiện hơn. </i>

Nhà triết học Augustine cho rằng công lý cao hơn nhà nước và là vĩnh cửu. Công lý tự nhiên cao hơn luật pháp. Luật pháp khơng cơng bằng thì không phải là luật pháp. Một đạo luật được làm ra mà không tuân theo những điều cơ bản của tự nhiên, những lẽ thường vốn có (ở thời điểm lúc đó) thì cũng khơng phải là luật<small>20</small><i>. Ngun tắc “thượng tơn pháp luật” chỉ có ý nghĩa khi pháp luật tiệm cận với công lý. Ngược lại, nếu pháp </i>

luật bất cơng hay lạc hậu, thì ngun tắc thượng tôn pháp luật sẽ chỉ mang lại một xã hội không công bằng, áp bức và bất hạnh cho những người dân sống trong xã hội ấy<small>21</small>. Bởi lẽ, pháp luật và lẽ công bằng chỉ khác nhau ở đặc điểm nhưng cùng thống nhất một mục tiêu là đảm bảo sự tồn tại của công bằng, công lý, lẽ phải trong xã hội. Việc BLDS năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự được xem là một bước tiến mới trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Bởi trước đây, khi nguyên tắc này chưa được ghi nhận thì các Thẩm phán dù muốn áp dụng lẽ công bằng trong xét xử cũng không thể áp dụng vì khơng có căn cứ pháp lý rõ ràng. Chính sự tiến bộ trong tư duy của các nhà lập pháp đã và đang góp phần đem pháp luật Việt Nam đến gần hơn với công bằng, công lý.

toàn xã hội mong muốn đạt được để xây dựng một xã hội tốt đẹp, bền vững. Tuy nhiên, để hướng tới việc xây dựng công lý xã hội thì pháp luật của xã hội đó phải thể hiện tính cơng bằng. Nghĩa là tính cơng bằng phải được thể hiện ngay trong các quy định pháp luật và khi áp dụng những quy định đó, sự cơng bằng, bình đẳng về mặt lợi ích giữa những con người với nhau sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, pháp luật không thể giải quyết triệt để các quan hệ xã hội thì hiển nhiên lẽ cơng bằng phải được

<small> </small>

<small>19 Khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015. </small>

<small>20</small><i><small> Phạm Thị Minh Tâm (2022), Sự tồn tại của lẽ công bằng trong pháp luật Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế </small></i>

<small>Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 248. </small>

<small>21</small><i><small> Henry E. Smith (2021), Equity as Meta-law, The Yale Law Journal vol. 130, p. 1065. </small></i>

<small>22</small><i><small> Trương Thị Định (2019), tlđd (5), tr. 19. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

áp dụng để giải quyết vấn đề đó. Lúc này, lẽ cơng bằng đóng vai trị như một cơng cụ

<i>“cứu cánh” để tìm kiếm những giải pháp giúp quyền lợi của con người được đảm bảo. Thứ ba, lẽ công bằng khắc phục những hạn chế, lấp đầy những lỗ hổng của luật thành văn. Như đã phân tích, các quan hệ dân sự ln vận động và biến đổi không ngừng </i>

theo sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, mà pháp luật không thể lúc nào cũng dự liệu được tất cả các tình huống có thể xảy ra nên pháp luật thường lạc hậu hơn so với thực tiễn. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay theo hệ thống Dân luật (Civil Law) tức là hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, với tính pháp điển hóa cao, thường thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật thành văn; khác với hệ thống Thông luật (Common Law) của các quốc gia như Anh, Mỹ, họ thường căn cứ vào thực tiễn để giải quyết vấn đề và từ đó ban hành ra các án lệ để áp dụng cho các vụ việc có tình tiết tương tự về sau; chính vì thế mà tính lạc hậu của pháp luật so với thực tiễn trong hệ thống pháp luật Civil Law thể hiện rõ nét hơn so với hệ thống pháp luật Common Law. Trong tình huống luật thực định khơng có những quy định hợp lý cho những vụ việc thực tế trong đời sống xã hội, nền tư pháp khơng thể lấy lý do khơng có luật để từ chối giải quyết vụ việc cũng không thể chờ đợi xây dựng pháp luật xong mới tiến hành giải quyết những tranh chấp<small>23</small>. Vì lẽ đó, việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự là giải pháp nhằm giải quyết kịp thời, dứt điểm những tranh chấp dân sự phát sinh trong xã hội khi không thể áp dụng các giải pháp khác; điều này góp phần đảm bảo quyền dân sự chính đáng cho các chủ thể. Trong thực tế, nhờ có việc ghi nhận vai trị của lẽ cơng bằng mà thực tiễn xét xử tại Tòa án và tại Trọng tài cho thấy nhiều vấn đề chưa được các bên thỏa thuận và pháp luật chưa có quy định đã được giải quyết trên cơ sở lẽ công bằng<small>24</small>.

<i>Thứ tư, lẽ công bằng là cơ sở để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật. Áp </i>

dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự còn là căn cứ để cơ quan lập pháp ban hành các văn bản pháp luật nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn, với sự vận động và phát triển không ngừng

<i>của các quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ pháp luật dân sự. Trong thời gian “chờ đợi” </i>

nhà lập pháp xây dựng và ban hành quy định pháp luật thì lẽ cơng bằng khi áp dụng vừa giải quyết kịp thời vấn đề quyền lợi của người dân khi tranh chấp phát sinh nhưng chưa

<small> </small>

<small>23</small><i><small> Trần Thị Thảo (2022), Bàn về lẽ công bằng và những khó khăn khi áp dụng lẽ cơng bằng trong xét xử tại Tòa </small></i>

<i><small>án Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm </small></i>

<small>của một số quốc gia, Trường Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 259. </small>

<small>24</small><i><small> Đỗ Văn Đại (2020), tlđd (7), tr. 46. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

có nguồn luật phù hợp để điều chỉnh, vừa trở thành một cơ sở quan trọng giúp hoàn thiện quy định pháp luật trong hiện tại và tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Từ những phân tích trên, trong Chương 1 của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tập trung làm rõ các vấn đề sau đây:

<i>Thứ nhất, nhóm nghiên cứu đi sâu vào phân tích các khái niệm gồm lẽ công bằng, </i>

áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự và nêu ra ba đặc điểm của lẽ công bằng.

<i>Thứ hai, nhóm nghiên cứu đã trình bày và phân tích các điều kiện và nguyên tắc </i>

áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự.

<i>Thứ ba, nhóm nghiên cứu đã nêu ý nghĩa của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét </i>

xử vụ án dân sự tại Việt Nam.

Toàn bộ giá trị nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở lý luận vững chắc, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của đề tài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>CHƯƠNG 2. ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI </b>

<b>2.1. Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Anh </b>

<i><b>2.1.1. Lịch sử hình thành Luật cơng bằng tại Anh </b></i>

Tại Anh, Luật công bằng đã từng được coi là một nguồn luật đặc thù tồn tại song song với Luật chung (Common Law). Luật công bằng tại Anh có nguồn gốc lâu đời và nước Anh được xem là cái nôi áp dụng Luật công bằng (Lẽ công bằng) trong lĩnh vực tư pháp. Ở Anh, Tòa án được tổ chức thành hai hệ thống là hệ thống Tịa án thơng luật và hệ thống Tịa án cơng bằng<small>25</small>.

Vào thế kỷ XV, Anh là một trong những nước phong kiến hùng mạnh nhất châu Âu. Tuy nhiên, yêu cầu thay đổi đối với hệ thống thông luật đã được đặt ra và mang tính cấp thiết để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Bởi trong bối cảnh bấy giờ, những quy định của thơng luật khơng cịn phù hợp nữa mà thay vào đó là những ràng buộc khiến cho việc áp dụng thơng luật trở nên cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt. Đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, nhiều quan hệ xã hội phát sinh và ngày càng phổ biến và thông luật lúc này không thể giải quyết được triệt vấn đề đang tranh chấp. Có thể thấy rằng, khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng thay đổi đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo để thích ứng với tình hình mới<small>26</small>.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chính yếu là sự thay đổi của bối cảnh xã hội, thông luật Anh tại thời điểm đó đã bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho kết quả giải quyết tranh chấp không được thỏa đáng, quyền lợi của các bên không được bảo vệ tối đa, cụ thể:

<i>Một là, thông luật bị cho là khung pháp lý hẹp hịi, q chú trọng hình thức biểu </i>

hiện của sự việc<small>27</small>. Tức là, vụ việc xảy ra trong bối cảnh nào, tình tiết sự việc biểu hiện ra bên ngồi như thế nào thì sẽ trở thành căn cứ để Tịa thơng luật giải quyết. Kết quả giải quyết các vụ việc mà áp dụng thơng luật, Tịa thơng luật sẽ khơng tập trung q nhiều vào bản chất nội dung sự việc, tính cơng bằng trong mối quan hệ giữa các bên mà

<small> </small>

<small>25</small><i><small> Dương Hồng Thị Phi Phi, Nguyễn Thanh Quyên (2023), Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa </small></i>

<i><small>án ở các nước Anh, Pháp và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn - số 54, tr. 108. </small></i>

<small>26</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Luật so sánh – Tài liệu hướng dẫn học tập, NXB. Lao động, tr. </small></i>

<small>106. </small>

<small>27</small><i><small> Nguyễn Ngọc Điện (2023), Hệ thống Common Law và Equity: Các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽ cơng </small></i>

<i><small>bằng trong xét xử tại Tịa án Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01 + 02 (473 - 474). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

sẽ chú trọng đến hình thức biểu hiện sự việc ra bên ngoài, hành vi của các bên thể hiện như thế nào thì đó sẽ là căn cứ để Tịa thơng luật giải quyết.

<i>Hai là, Thẩm phán thường áp dụng những án lệ cũ để giải quyết đối với các quan </i>

hệ mới phát sinh trong xã hội. Ở các nước thuộc hệ thống thơng luật như Anh thì án lệ là nguồn chủ yếu và quan trọng được dẫn chiếu khi xét xử<small>28</small>. Án lệ có thể hiểu là những bản án, quyết định của Tòa án trước được Tịa án sau sử dụng làm khn mẫu, chuẩn mực để giải quyết cho các vụ việc tương tự<small>29</small>. Những án lệ đã được tạo lập trước đó khi áp dụng để giải quyết những vụ việc trong tình hình mới trở nên lỗi thời, các tình tiết mới xuất hiện mà trong án lệ cũ khơng có hoặc có nhưng chưa đủ tính tương tự để có thể áp dụng án lệ. Việc tạo lập án lệ đối với các vụ việc mới phát sinh chưa nhiều nên

<i>nhiều Thẩm phán đã áp dụng án lệ cũ để giải quyết như giải pháp “cứu cánh” cho hoạt </i>

động xét xử của Tịa án, tn thủ ngun tắc khơng từ chối việc giải quyết vụ án khi khơng có nguồn luật điều chỉnh.

<i>Ba là, chế tài chủ yếu của thông luật đối với các hành vi thiệt hại trong quan hệ </i>

dân sự là phạt tiền, không buộc các bên trong hợp đồng phải tuân thủ hợp đồng cũng như làm cho bên bị thiệt hại thấy thỏa đáng. Với phạt tiền, nếu một người bị Tòa án kết luận vi phạm pháp luật thì người này sẽ phải bồi thường một khoản tiền cho bên bị hại với ý nghĩa khắc phục phần nào tổn thất do bên vi phạm pháp luật gây ra<small>30</small>. Tuy nhiên, chế tài này đôi khi không đảm bảo công bằng cho bên thiệt hại bởi nó chỉ nhằm mục đích khôi phục lại những tổn thất do bên vi phạm gây ra chứ khơng nhằm vào mục đích ngăn ngừa hành vi vi phạm - bản chất của chế tài. Do vậy, việc áp dụng chế tài phạt tiền thời điểm đó chưa thật sự hiệu quả.

cứng nhắc. Đây cũng là đặc trưng của thông luật lúc bấy giờ. Theo đó, các luật gia Anh sẽ coi trọng thủ tục tố tụng hơn là luật nội dung. Trat được sử dụng như một loại giấy thông hành do Vua cấp và được đưa vụ kiện ra Tòa án Hoàng gia. Trước khi xem xét

<small> </small>

<small>28</small><i><small> Nguyễn Đức Lam (2012), Án lệ ở Anh quốc: lịch sử, khái niệm nguyên tắc và cơ chế thực hiện, </small></i>

<small>hien.html, truy cập 20/6/2023. </small>

<small> Đỗ Thanh Trung (2022), Vai trò tạo lập án lệ của Tịa án - Từ khía cạnh các học thuyết chính trị, pháp lý, </small></i>

<small>ly6948.html, truy cập ngày 20/6/2023. </small>

<small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 103 - 104. </small></i>

<small>31</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 103 - 104. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

khả năng thụ lý, một quá trình xem xét kỹ lưỡng các tình tiết của vụ án được diễn ra để quyết định xem có cấp lệnh hay khơng và thực tế, số lượng những lệnh được cấp ở thời kỳ này rất ít, chỉ khoảng 56 trường hợp vào năm 1227<small>32</small>. Điều này dễ dẫn đến những bất

<i>công trong q trình xét xử vì “khơng có trát, khơng có quyền” khi ngun đơn khơng </i>

tìm được loại trát thích hợp cho các u cầu của mình. Ngồi ra, sự ra đời chậm trễ các loại trát mới đã không giải quyết kịp thời những loại tranh chấp mới phát sinh. Từ đó, việc người dân tiếp cận với cơng lý là khó khăn.

<i>Năm là, sự bất bình đẳng về quyền lực của các bên trong tranh chấp. Theo đó, </i>

ngay cả khi thơng luật đủ để giải quyết một vụ việc thì khơng phải lúc nào cũng có thể

<i>có được cơng lý tại Tịa thơng luật do sự “vĩ đại” của một trong các bên</i><small>33</small>. Đây có thể khơng phải là ngun nhân chủ yếu của việc áp dụng luật công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhưng vẫn được xem là một trong những nhân tố tác động khiến cho bên yếu thế tìm kiếm sự cơng bằng trong các vụ án dân sự.

Những thực tế trên đã làm nảy sinh nhu cầu tìm kiếm các giải pháp mới nhằm khắc phục những hạn chế của thông luật. Thực tế, người dân sẽ rơi vào 02 trường hợp khi áp dụng thông luật để giải quyết tranh chấp. Hai trường hợp này có thể hiểu tương ứng trong hai trường hợp sau: (i) Giai đoạn đầu tiên, cánh cửa tiếp cận cơng lý tại Tịa thơng luật bị đóng khi họ khơng tìm được trat phù hợp cho vụ việc của mình; (ii) giai đoạn thứ hai, khi đã được cấp trat và được Tịa thơng luật tiếp nhận, giải quyết, nhưng kết quả giải quyết lại không khiến cho người dân cảm thấy không thỏa đáng và nhận thấy quyền, lợi ích của mình chưa được đảm bảo, cơng lý chưa được thực thi một cách

<i>trọn vẹn. Do vậy, thông luật lúc này đã tạo ra một “sự hồi nghi” trong nhân dân đối </i>

với q trình tìm kiếm cơng lý.

Từ những vướng mắc và khó khăn trong việc đảm bảo công lý, sự công bằng cho người dân thì đến cuối thế kỷ XV, trong bối cảnh các vụ việc liên quan tới công lý ngày càng nhiều, Nhà vua đã thành lập ra Tòa án công bằng được xét xử bởi các Thẩm phán xuất thân từ linh mục<small>34</small>. Từ cuối thế kỷ XVI, các phán quyết của Tịa cơng bằng đã được xuất bản, các Đại pháp quan theo đó bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp. Bên cạnh đó, sau cuộc cải cách Tòa án 1873 - 1875, những phẩm phán của Tịa này khơng cịn là các linh

<small> </small>

<small>32</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 98. </small></i>

<small>33</small><i><small> Cours droit (2023), What is the role of equity in English legal system, </small></i>

<small> truy cập ngày 25/6/2023. </small>

<small>34</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 108. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

mục nữa mà thay vào đó là những luật sư được đào tạo ở thơng luật nên các án lệ của Tịa cơng bằng ngày càng cứng nhắc và bản chất của luật công bằng từ thế kỷ XVII trở về sau khơng cịn đúng là những nguyên tắc pháp lý được hiểu như ở thế kỷ XV, XVI nữa. Đến đầu thế kỷ XVI, hệ thống pháp luật Anh được bổ sung một nguồn pháp là luật công bằng nhằm khắc phục cho những khiếm khuyết của thông luật<small>35</small>.

Có thể thấy rằng, luật cơng bằng đã ra đời nhằm mục đích đảm bảo cơng lý của người dân được thực thi khi áp dụng thông luật chưa thực sự mang lại hiệu quả. Ở Anh, luật công bằng hiện nay đã trở thành một nguồn luật độc lập, hệ thống Tịa án cơng bằng cũng độc lập trong hoạt động xét xử trong mối quan hệ với Tịa án thơng luật.

<i><b>Vụ án mở đường cho việc áp dụng lẽ công bằng ở Anh </b></i>

Vụ án năm 1615 của Bá tước Oxford chiếm một vị trí khá quan trọng trong sự phát triển của hệ thống luật pháp Anh và thường được coi là nền tảng của sự công bằng trong hệ thống luật pháp Anh hiện đại<small>36</small>.

Liên quan đến một mảnh đất ở Luân Đôn mà Henry VIII đã tặng cho Thomas, Lord Audley. Theo di chúc của mình, Lord Audley đã để lại mảnh đất cho Đại học Magdalene, Cambridge. Vấn đề là tại thời điểm này, Anh đã có một đạo luật ngăn cấm các trường đại học Cambridge bán đất, mục đích là để ngăn chặn việc chuyển nhượng đất đai bởi các trường đại học. Để giải quyết vấn đề này, trường đại học nghĩ rằng họ sẽ giao đất cho Nữ hồng Elizabeth với mục đích lách luật. Sau đó, Nữ hoàng đã chuyển giao cho người khác, người này sau đó tiếp tục bán nó và được Bá tước Oxford gián tiếp mua lại. Nhưng 30 năm sau, trường đại học hối hận vì đã bán mảnh đất đó vì lúc này, giá đất đã cao hơn rất nhiều so với lúc trước. Điều này dẫn đến việc, họ đã tìm cách để lấy lại mặc dù mảnh đất này đã thuộc quyền sở hữu của Bá tước Oxford. Hành động của Đại học Magdalene đóng vai trị là chất xúc tác cho tranh chấp giữa thông luật và luật công bằng.

Từ sự kiện này, Luật sư bên phía trường đại học đã đề xuất một ý tưởng là xem xét lại quy chế và nói rằng việc trường đại học chỉ giao đất cho Nữ hoàng chứ không thực hiện việc bán đất. Do vậy, đất mà Bá tước Oxford đang sở hữu thực tế vẫn là đất của họ. Vì vậy, để kiểm tra điều này, họ đã đến khu đất đó vào ban đêm cùng với một

<small> </small>

<small>35</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 109. </small></i>

<small>36</small><i><small> Earl of Oxford Case: Conflict between Common Law and Equity, </small></i>

<small> truy cập ngày 10/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đồng phạm và họ cho anh ta thuê, sau đó đuổi anh ta đi. Họ muốn tạo ra một tranh chấp tại Tòa án (tức là để bên thuê kiện trường đại học về việc trục xuất trái pháp luật) và nhận được quyết định rằng họ sẽ là chủ sở hữu của mảnh đất khi khơng có Bá tước Oxford. Từ sự kiện này, Bá tước Oxford đã trở thành một bên tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp đất đai.

Nếu dựa vào Tịa thơng luật, Đại học thắng kiện và Bá tước Oxford thua kiện. Theo đó, Tịa thơng luật đã dựa vào quy định của một Đạo luật ra đời và có hiệu lực vào thời điểm đó, với nội dung cấm các trường đại học bán đất. Do vậy, sau này, dù đất đã thuộc sở hữu Bá tước Oxford thì trường đại học vẫn được quyền lấy lại đất. Nói cách khác, Đạo luật trước đó đã thực hiện chức năng là ngăn cản bất kỳ giao dịch liên quan đến đất đai trong trường đại học Oxford/Cambridge.

Nhận thấy sự bất công trong phán quyết của Tịa thơng luật, Bá tước Oxford đến Tịa án Thủ tướng để tìm cơng lý. Theo đó, Bá tước hiểu rằng, mặc dù đã có phán quyết cuối cùng được đưa ra tại Tịa án thơng luật về xác định đất tranh chấp là đất của Đại học Magdalene nhưng nó lại khơng cơng bằng, khơng đảm bảo được quyền lợi của ơng.

<i><b>Vì vậy, Bá tước muốn chống lại phán quyết của Tịa án thơng luật. </b></i>

Lord Chancellor đã triệu tập trường Cao đẳng nhưng họ từ chối đến nên Lord Chancellor đã buộc đại diện của họ quay trở lại Tịa thơng luật và tranh luận rằng họ không thể bị bắt một cách hợp pháp vì từ chối trả lời các câu hỏi. Tịa thơng luật đã cấp một lệnh habeas corpus. Nếu họ có thể bị bắt - điều đó có nghĩa là Tịa án Thủ tướng có thể hủy bỏ phán quyết cuối cùng của Tịa thơng luật. Và nếu Tịa án Thủ tướng có thể làm được điều đó thì các ngun tắc công bằng phải vượt trội hơn các nguyên tắc thông luật. Mặt khác, nếu các đại diện của trường đại học đúng khi từ chối trả lời các câu hỏi và do đó việc bỏ tù họ là sai, thì điều đó có nghĩa là phán quyết của họ là cuối cùng, khơng có gì trong Tịa cơng bằng có thể bị thay đổi và do đó, cơng bằng sẽ không lấn át lý lẽ chung của pháp luật. Cuộc tranh cãi gây ra bởi sự thách thức của phán quyết này đối với quyền lực của thông luật, dẫn đến việc James I ban hành một Sắc lệnh ngày 14 tháng 7 năm 1616 xác lập rõ ràng quyền tối cao của công bằng đối với thông luật. Theo đó, Tịa thơng luật và Tịa cơng bằng là hai cơ quan pháp luật riêng biệt<small>37</small>.

<small> </small>

<small>37</small><i><small> Laws 2015 Equity, truy cập ngày 15/7/2023. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Có thể thấy rằng, Đại học Magdalene đã thách thức quyền sở hữu của Bá tước Oxford đối với mảnh đất dựa vào một đạo luật cấm bán đất của trường đại học. Nhưng thực tế là, như một phần của việc mua bán ban đầu, Đại học Magdalene đã chuyển nhượng ngay lập tức cho Nữ hồng Elizabeth với mục đích cố tình lách luật. Và hành động này của Đại học Magdalene đóng vai trò như chất xúc tác cho tranh chấp giữa thông luật và luật công bằng.

<i><b>2.1.2. Đặc điểm của Luật công bằng ở Anh </b></i>

Ở Anh, trong hoạt động xét xử của các Tòa án, một nguyên tắc phải ln đảm bảo là các Tịa án và Thẩm phán không được quyền từ chối một vấn đề mà về bản chất là theo pháp luật hoặc theo lẽ cơng bằng; họ đều có quyền tài phán rõ ràng đối với cả hai lĩnh vực đó<small>38</small>. Có nghĩa là, nếu một vụ việc khơng có nguồn luật là thơng luật điều chỉnh thì Thẩm phán cũng khơng có quyền từ chối giải quyết mà phải áp dụng mọi biện pháp, trong đó có lẽ cơng bằng để giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của bên bị thiệt hại. Cũng tại Điều 49 Đạo luật Tòa án Tối cao năm 1981 có quy định:

<i>Theo các quy định của Đạo luật này hoặc bất kỳ đạo luật nào khác, mọi Tòa án thực thi quyền tài phán ở Anh hoặc xứ Wales trong bất kỳ nguyên nhân hoặc vấn đề dân sự nào sẽ tiếp tục thực thi luật pháp và sự công bằng trên cơ sở, bất cứ nơi nào có bất kỳ mâu thuẫn hoặc khác biệt nào giữa các quy tắc công bằng và các quy tắc của thơng luật có liên quan đến cùng một vấn đề, thì các quy tắc cơng bằng sẽ được ưu tiên áp </i>

Dựa vào quy định này có thể hiểu rằng, các quy tắc, lẽ công bằng sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp, nếu trong một vụ việc, cùng áp dụng thông luật và luật cơng bằng mà kết quả có sự khác biệt, thì vụ việc đó sẽ được Tịa án ưu tiên áp dụng lẽ công bằng để đưa ra phán quyết cuối cùng. Trong những trường hợp này, quyền, lợi ích của bên bị thiệt hại phải được đảm bảo một cách triệt để, sự công bằng sẽ được đặt lên hàng đầu thay vì chỉ dựa trên hướng giải quyết của Tịa thơng luật.

Bên cạnh đó, Đạo luật Nhân quyền năm 1998, Điều 6 cũng quy định:

<small> </small>

<small>38</small><i><small> Supreme Court of Judicature Act năm 1873 (Đạo luật Tư pháp Anh năm 1873). </small></i>

<small>39</small><i><small> Senior Courts Act 1981 (Đạo luật Tòa án Tối cao năm 1981), </small></i>

<small> truy cập ngày 15/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>Khi xác định các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bất kỳ cáo buộc hình sự nào đối với mình, mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai trong một thời gian hợp lý bởi một Tòa án độc lập và vô tư được thành lập theo luật. Phán quyết sẽ được tun bố cơng khai nhưng báo chí và cơng chúng có thể bị loại khỏi tồn bộ hoặc một phần phiên Tịa vì lợi ích đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, nơi mà lợi ích của người chưa thành niên hoặc bảo vệ đời sống riêng tư của người chưa thành niên. Các bên yêu cầu hoặc trong phạm vi thực sự cần thiết theo quan điểm của Tòa án trong những trường hợp đặc biệt khi việc công khai </i>

việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tịa án. Theo đó, trong bất kỳ một vụ tranh chấp dân sự nào, khi quyền, nghĩa vụ của cả bên nguyên và bên bị đơn chưa được thông luật xác định rõ ràng, chưa thể đưa phán quyết cuối cùng hoặc có đưa ra nhưng chưa thỏa đáng các quyền lợi của các bên trong tranh chấp thì lẽ cơng bằng sẽ được xem xét áp dụng.

Có thể thấy rằng, việc áp dụng lẽ công bằng ở Anh qua thời gian ngày càng được chú trọng và có sự ưu tiên nhất định trong hoạt động xét xử của Tòa án, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự. Đặt trong mối quan hệ giữa thông luật và lẽ công bằng thì lẽ cơng bằng khi áp dụng trong hoạt động xét xử của các Tịa cơng bằng sẽ có những đặc trưng riêng. Đặc trưng này xuất phát từ mục đích áp dụng của lẽ cơng bằng là sự bổ sung, hỗ trợ thông luật.

<i>Thứ nhất, luật công bằng có một hệ thống những phương tiện pháp lý hoàn toàn </i>

mới mẻ, linh hoạt giúp cho bên bị xâm phạm lợi ích dễ dàng có được cơng lý<small>41</small>. Luật công bằng phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của cá nhân người Thẩm phán cho nên nó

<i>sẽ ln có tính hai mặt. Nếu Thẩm phán có “bàn tay sạch”, xét xử dựa trên sự công tâm, </i>

công bằng, bình đẳng thì lẽ cơng bằng mới thực sự thể hiện được bản chất trong đảm bảo quyền, lợi ích của bên bị xâm phạm. Đồng thời, nó cũng cho thấy sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật của người phán xử, không bị ràng buộc một cách quá hà khắc bởi các thủ tục tố tụng như thông luật. Tuy nhiên, nếu Thẩm phán không dựa trên lẽ phải, sự cơng bằng để tìm kiếm những giải pháp bảo vệ người bị thiệt hại thì việc áp

<small> </small>

<small>40</small><i><small> Human Rights Act 1998 (Đạo luật Nhân quyền năm 1998), </small></i>

<small> truy cập ngày 20/7/2023. </small>

<small>41</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 111. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

dụng lẽ công bằng cũng chỉ là hình thức để che đậy một tội ác. Do vậy, lẽ công bằng chỉ thực sự là công bằng khi nó xóa bỏ sự bất cơng và đảm bảo quyền, lợi ích của một cách triệt để đối với bên bị đơn. Ngoài ra, bên cạnh chế tài phạt tiền của Tịa thơng luật, thì khi áp dụng lẽ công bằng, nhiều chế tài khác sẽ được áp dụng một cách linh hoạt để bảo vệ bị đơn. Cụ thể, chế tài đó có thể bao gồm nhưng khơng giới hạn (i) tuyên bố quyền của bên nguyên; (ii) lệnh buộc bên bị phải thực hiện hành vi nào đó; (iii) lệnh cấm bên bị tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên<small>42</small>. Về mặt thực tế, những biện pháp này sẽ mang lại giá trị nhiều hơn cho bên nguyên đơn<small>43</small> hơn là chế tài phạt tiền hay bồi thường thiệt hại. Vì mong muốn cuối cùng của người bị thiệt hại vẫn là tìm kiếm một sự đảm bảo trong tương lai về mặt lợi ích, ngăn ngừa những thiệt hại tiếp theo có thể xảy ra. Cịn đối với thơng luật thì chỉ buộc bị đơn khắc phục những thiệt hại mà mình đã gây ra, yếu tố ngăn ngừa chưa được thể hiện trong chế tài này.

<i>Thứ hai, thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của Tịa cơng bằng khá đơn giản. </i>

Vì mục đích mà Tịa cơng bằng hướng đến là đơn giản hóa thủ tục để tập trung vào giải quyết quyền lợi cho bên bị thiệt hại. Đặc trưng này là hồn tồn khác với Tịa thơng luật. Vì ở Tịa thông luật, để được tiếp nhận và đưa vụ việc ra xét xử thì người yêu cầu giải quyết phải tìm được trat phù hợp. Cịn đối với chứng cứ, nếu như thông luật coi tố tụng

<i>như một “cuộc đấu” giữa các bên liên quan đến vụ việc, trong đó, Thẩm phán đóng vai </i>

trị là trọng tài và các bên phải đưa ra chứng cứ của mình, khơng một bên nào có quyền bắt bên kia trình ra thì Thẩm phán ở Tịa cơng bằng có thể can thiệp và bắt buộc một trong các bên trình ra một chứng cứ nào đó<small>44</small>. Theo đó, nếu ở Tịa thơng luật, việc chứng minh hành vi, tìm kiếm và trình bày chứng cứ là trách nhiệm của các bên trong tranh chấp thì ở Tịa cơng bằng, trách nhiệm này sẽ thuộc về Thẩm phán. Nếu nhận thấy việc cung cấp chứng cứ trong trường hợp này là cần thiết, đảm bảo được lợi ích của các bên thì Thẩm phán sẽ trực tiếp yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ.

<i>Thứ ba, luật công bằng được áp dụng như một biện pháp để giải quyết sự cứng </i>

nhắc của thơng luật. Có thể thấy rằng, luật công bằng được đưa ra để lấp đầy khoảng trống cịn thiếu trong thơng luật. Như đã đề cập trước đó, đối với chế tài, hệ thống thơng luật chỉ hoạt động dựa trên việc bồi thường thiệt hại và do đó, nếu nguyên đơn muốn ra

<small> </small>

<small>42</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 112. </small></i>

<small>43</small><i><small> Reasons for the Creation of Equity and its Common Law Differences, </small></i>

<small> truy cập ngày 20/7/2023. </small>

<small>44</small><i><small> René David (2003), Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, NXB. TP. Hồ Chí Minh, tr. 250. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lệnh cho ai đó làm điều gì đó hoặc ngừng làm điều gì đó nhưng lại không thể chứng minh được bất kỳ tổn thất tiền tệ cụ thể nào sẽ xảy ra do hành động của bên bị đơn thì thơng luật lúc này khơng có quyền giải quyết<small>45</small>. Chính vì vậy, luật cơng bằng lúc này sẽ

<i>thực hiện “nhiệm vụ” còn thiếu trong thơng luật, là bổ sung chế tài có thể giúp bên </i>

ngun tìm kiếm và đảm bảo sự cơng bằng.

<i>Thứ tư, người tìm kiếm sự cơng bằng phải biết và chắc rằng việc áp dụng lẽ công </i>

bằng trong trường hợp của mình là đúng. Có nghĩa là, Thẩm phán chỉ thực sự áp dụng lẽ công bằng khi bên bị thiệt hại đã hành động đúng và công bằng trong các giao dịch dân sự<small>46</small>. Nếu như nguyên đơn đang tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ lợi ích của mình thơng qua áp dụng lẽ cơng bằng nhưng chính bản thân ngun đơn là nguyên nhân hoặc nhân tố gây ra thiệt hại. Trong những trường hợp này, việc áp dụng lẽ công bằng trong vụ án dân sự sẽ khơng cịn ý nghĩa nữa. Nói cách khác, khơng phải lúc nào việc áp dụng lẽ công bằng cũng đều là đương nhiên.

<b>2.2. Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Cộng hòa Pháp </b>

<i><b>2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Cộng hòa Pháp </b></i>

Trước thế kỷ V, Pháp là thuộc địa của Đế quốc La Mã, chịu sự đô hộ gần bốn thế kỷ. Sau khi tan rã và chấm dứt sự cai trị đối với Pháp, Đế quốc La Mã vẫn để lại những dấu ấn nặng nề tại quốc gia này, nhất là về pháp luật. Toàn bộ lãnh thổ Pháp lúc bấy giờ được chia thành 02 miền pháp luật với 60 vùng pháp luật tập quán và 300 khu vực pháp luật, thể hiện sự manh mún vô cùng cao. Mỗi vùng áp dụng tập quán riêng nhưng vẫn dựa trên nền tảng pháp luật La Mã trước đó. Luật pháp được áp dụng mang tư duy của pháp luật thành văn, có nguồn gốc từ luật La Mã cổ nhưng lại được tập hợp thành các tuyển tập tập quán khác nhau. Trước Cách mạng Tư sản Pháp, có bốn nguồn luật điều chỉnh những quan hệ xã hội tồn tại ở nước Pháp: luật tập quán, luật La Mã, luật Giáo hội và luật Nhà vua. Trong đó, luật tập quán và luật La Mã điều chỉnh các mối quan hệ dân sự và hình sự của dân chúng, mang tính địa phương. Luật Giáo hội điều chỉnh các vấn đề về hôn nhân và gia đình, khai sinh, khai tử và điều chỉnh mối quan hệ giữa tầng

<small> </small>

<small>45</small><i><small> The Historical Development of Equity Law, </small></i>

<small> truy cập ngày 20/7/2023. </small>

<small>46</small><i><small> The Law of Equity and Equitable Remedies, </small></i>

<small> truy cập ngày 20/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

lớp tăng lữ với nhau. Còn luật Nhà vua: Đối với luật nội dung chỉ điều chỉnh cho giới quý tộc mà không áp dụng chung cho cả nước vì tính phân quyền cát cứ ở giai đoạn này cao và người dân cho rằng mọi sự can thiệp của Nhà vua vào dân chúng là sự can thiệp trái tự nhiên; tuy nhiên, luật tố tụng được áp dụng trên phạm vi cả nước bằng các sắc lệnh và Nhà vua cũng là người có quyền ban hành các Án lệ áp dụng cho những vụ việc có tình tiết tương tự.

Vào thời kỳ này, nước Pháp chia thành 02 miền pháp luật, lấy ranh giới là sông Loire nên sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã vào từng vùng pháp luật cũng khác nhau. Miền Nam có vị trí địa lý gần với nước Ý, là quê hương của Đế quốc La Mã nên chịu sự cai trị nhiều hơn so với miền Bắc; ngoài ra, sự phát triển kinh tế ở miền Nam cũng rõ rệt hơn miền Bắc nên cần các quy phạm mang tính chất luật tư để điều chỉnh. Về hoạt động giảng dạy luật La Mã, miền Nam đã bắt đầu đưa luật La Mã vào giảng dạy tại các trường đại học từ thế kỷ thứ XII, trong khi đó, ở miền Bắc hoạt động này bị cấm cho đến tháng 5/1679 vì Nhà vua khơng muốn pháp luật ngoại lai can thiệp vào đất nước mình. Bên cạnh đó, miền Bắc cịn tồn tại tuyển tập tập quán Paris và được Pháp đem áp dụng trên khắp miền Bắc nước này cũng như áp dụng trên các thuộc địa của Pháp cho đến khi ra đời BLDS Napoleon 1804. Vì những lý do trên, luật La Mã ảnh hưởng đến miền Bắc yếu hơn so với miền Nam. Tuy nhiên, dù miền Nam hay miền Bắc thì pháp luật tập quán vẫn là nguồn luật quan trọng nhất được áp dụng tại Pháp trong giai đoạn này. Pháp luật trong giai đoạn này mang đậm tính giai cấp, những tầng lớp khác nhau áp dụng nhiều nguồn luật khác nhau tạo nên sự bất bình đẳng. Ngồi ra, pháp luật Pháp trong giai đoạn này còn mang tính gián đoạn, là sự gián đoạn trong bản chất giai cấp từ xã hội phong kiến chuyển mình sang xã hội tư bản chủ nghĩa nên chưa thể tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất.

Năm 1789 đánh dấu sự hình thành Nhà nước tư sản đầu tiên ở Pháp, là năm ra

<i>đời của bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền (Declaration of Human and Civil rights). Các văn bản pháp luật ra đời sau Tun ngơn này đều chuyển hóa các nội dung </i>

của bản Tuyên ngôn vào trong nội dung của văn bản pháp luật, nói cách khác, bản Tun ngơn là kim chỉ nam cho việc xây dựng các văn bản pháp luật, chứa đựng các quy tắc nền tảng trong pháp luật dân sự và pháp luật hình sự của Pháp về sau<small>47</small>. Kể từ giai đoạn

<small> </small>

<small>47</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (26), tr. 140. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

này, pháp luật Pháp đã xóa bỏ tính manh mún tồn tại trong giai đoạn phong kiến và được xem là một hệ thống thống nhất, chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ.

Chỉ hai năm sau sự thắng lợi của Cách mạng dân chủ tư sản Pháp và sự ra đời của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nước Pháp bước vào giai đoạn pháp điển hóa mạnh mẽ. Thể hiện thơng qua bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nước Pháp vào năm 1791. Năm 1800, Napoleon đưa ra đề nghị ban hành BLDS và Bộ luật này ra đời vào năm 1804. Đây là Bộ luật đầu tiên được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Trong 6 năm tiếp theo, người Pháp cho ra đời liên tiếp 4 Bộ luật đồ sộ: BLTTDS năm 1806, Bộ luật Thương mại năm 1807, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1808 và Bộ luật hình sự năm 1810. Việc cho ra đời các Bộ luật trên đã thể hiện trình độ pháp điển hóa rất cao của người Pháp lúc bấy giờ và kéo theo trào lưu pháp điển hóa tại các quốc gia khác trên khắp châu Âu lục địa. Q trình pháp điển hóa pháp luật tại Pháp đã tạo ra một trật tự phân cấp các nguồn luật. Theo đó, Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tối cao. Luật là văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành, có hiệu lực pháp lý thấp hơn Hiến pháp, thứ bậc tiếp theo thuộc về các văn bản dưới luật. Sau cùng là áp dụng các loại nguồn khác như án lệ, lẽ công bằng. Dù không được thừa nhận một cách minh thị nhưng các loại nguồn này vẫn tồn tại trong q trình xét xử và có một giá trị nhất định trong trật tự thứ bậc của các nguồn luật.

<i><b>2.2.2. Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử vụ án dân sự theo pháp luật Cộng hòa Pháp </b></i>

Pháp là quốc gia theo truyền thống Dân luật (Civil Law) nên luật thành văn luôn là nguồn luật phổ biến và quan trọng nhất ở quốc gia này. Nguyên tắc cơ bản trong pháp

<i>luật Pháp là “Thẩm phán ra phán quyết phải phù hợp với các văn bản pháp luật, những điều được cho là có sự nhất quán và rõ ràng; những nội dung mà không phù hợp với lẽ công bằng được mô tả là cái gì đó thất thường và khơng nhất quán mà việc áp dụng một </i>

lẽ công bằng tại Pháp dần được mở rộng hơn khi bắt đầu xuất hiện những khiếm khuyết trong các văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế, các chủ thể tìm đến lẽ công bằng như một sự bù đắp cho pháp luật thành văn trong những trường hợp nhất định. Tại Điều 4 BLDS

<small> </small>

<small>48</small><i><small> Guy Bechor (2008), The Sanhuri Code, and the Emergence of Modern Arab Civil Law (1932 to 1949), Brill, p. </small></i>

<small>164. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Napoleon 1804 có quy định trường hợp Thẩm phán từ chối xét xử với lý do luật không quy định, quy định không rõ ràng hoặc khơng đầy đủ thì có thể bị truy tố về tội từ chối công lý. Tuy nhiên trên thực tế, Thẩm phán không được phép đặt ra những quy định có tính chất quy phạm để giải quyết các vụ việc chưa có điều luật áp dụng. Như vậy, việc áp dụng lẽ công bằng tại Pháp được thực hiện bằng cách Thẩm phán phải đảm bảo lẽ công bằng trong suốt q trình xét xử thơng qua việc áp dụng những quy định của pháp luật sẵn có và sự giải thích thấu đáo cho từng vụ việc cụ thể<small>49</small>.

Việc áp dụng lẽ cơng bằng tại Pháp nói riêng và các quốc gia theo truyền thống Dân luật nói chung khơng được tự do như việc áp dụng lẽ công bằng tại các quốc gia theo truyền thống Thơng luật. Khi cần khắc phục những hạn chế cịn tồn tại trong các văn bản pháp luật thành văn, Tịa án có thể áp dụng các nguồn khác như tập quán, án lệ hay lẽ công bằng, và việc áp dụng này bị hạn chế trong khuôn khổ pháp luật Pháp. Trong lịch sử nước Pháp đã từng có thời gian lẽ công bằng bị cấm dẫn chiếu tại quốc gia này. Vào tháng 4 năm 1667, Pháp đã cấm các Thẩm phán đưa ra bất kỳ tham chiếu nào liên quan đến khái niệm lẽ công bằng trong các quyết định của họ bởi thực tiễn tại Tòa án Công lý của Pháp, với việc áp dụng lẽ cơng bằng đã gây ra các quyết định mang tính độc đốn và họ coi việc sử dụng lẽ cơng bằng là một công cụ nguy hiểm, là thứ quyền lực trong tay Thẩm phán bởi nó có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền của cơ quan tư pháp. Điều này đi ngược hoàn toàn so với nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Pháp<small>50</small>.

Năm 1804, những người soạn thảo BLDS của Pháp đã nghi ngờ về việc sử dụng lẽ công bằng của các Thẩm phán. Một trong những nhà soạn thảo BLDS lỗi lạc nhất của

<i>Pháp, J. E. Portalis, đã không ngần ngại viết: “Khi luật rõ ràng thì phải tuân theo; khi luật tối nghĩa thì phải nghiên cứu kỹ các điều khoản của nó. Nếu thiếu luật, người ta </i>

<i>theo Điều 12 BLTTDS: “Thẩm phán phải đảm bảo lẽ công bằng trong suốt q trình xét xử thơng qua việc áp dụng những quy định của pháp luật sẵn có và sự giải thích thấu đáo cho từng vụ việc cụ thể”. Thẩm phán được yêu cầu áp dụng luật theo thực tế, </i>

<small> </small>

<small>49 Điều 12 BLTTDS Cộng hòa Pháp, </small>

<small> truy cập ngày 25/7/2023. </small>

<small>50</small><i><small> Faure E., Le chancelier d’Aguesseau, Revue Des Deux Mondes (1829-1971), 1952, pp. 577–87. </small></i>

<small>51</small><i><small> Portalis J.-E.-M. (1844), Discours préliminaire sur le projet de code civil, in Discours, rapports et travaux </small></i>

<i><small>inédits sur le code civil, Paris, Joubert. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

bất kể những thiệt hại và hậu quả có hại, thường được coi là khơng cơng bằng, có thể xuất phát từ việc áp dụng các văn bản thiếu linh hoạt này. Tòa giám đốc thẩm được quyền xử phạt một cách có hệ thống bất kỳ phán quyết nào dựa trên ngun tắc cơng bằng. BLDS Pháp có dành cho lẽ cơng bằng một vị trí nhỏ và được liệt kê tại các Điều 565, Điều 1194, Điều 1854. Khái niệm lẽ công bằng không được coi trọng trong BLDS: từ công bằng được quy định rõ ràng trong Điều 565 về lĩnh vực bất động sản, tại Điều 1194 về lĩnh vực thực hiện hợp đồng và tại Điều 1854 về lĩnh vực hợp tác, tuy nhiên hiện nay quy định này đã được bãi bỏ. Khái niệm cơng bằng là một khái niệm chủ quan có thể phụ thuộc vào góc nhìn và cách đánh giá của cá nhân mỗi vị Thẩm phán. Công bằng phát sinh từ những cân nhắc trong mỗi cá nhân, và do đó mỗi người có thể có một quan niệm khác nhau về ý nghĩa của công bằng. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ mà chính các nhà lập pháp đã đề cập đến sự công bằng, đương sự sẽ khơng bao giờ có cơ hội thắng kiện nếu người đó chỉ đơn giản tranh luận về sự cơng bằng của mình trước Thẩm phán. Các Tịa án quyết định theo luật, chứ không phải theo lẽ công bằng. Tuy nhiên, sẽ là một quan điểm sai lầm nếu quan niệm rằng các Thẩm phán Pháp không bao giờ xét xử theo lẽ công bằng hoặc không bao giờ đề cập đến các yếu tố của lẽ công bằng khi giải quyết các vụ việc. Đôi khi họ làm như vậy vì bản thân các quy định pháp luật cho phép họ áp dụng lẽ công bằng trong xét xử<small>52</small>.

Lý do lẽ công bằng không được quy định một cách minh thị trong các quy định pháp luật: Những người soạn thảo BLDS có lý do chính đáng để cảnh giác với việc xét xử theo lẽ công bằng. Nguyên tắc xét xử chỉ dựa trên pháp luật nghĩa là phải có cơ sở pháp lý và thực tiễn vững chắc để tránh đi chệch hướng vào sự độc đoán của cá nhân Thẩm phán và ảnh hưởng đến lòng tin của Nhân dân đối với nền tư pháp. Việc sử dụng nguyên tắc công bằng như hiện tại sẽ dẫn đến sự không chắc chắn về mặt pháp lý và dẫn đến sự chênh lệch trong đối xử, thậm chí cịn gây bất cơng hơn so với các vấn đề chỉ xét xử theo cùng một quy định pháp luật đối với tất cả mọi người<small>53</small>. Hơn nữa, cũng tồn tại rủi ro là các Thẩm phán sẽ bị cám dỗ để thay đổi đánh giá của chính họ. Ví dụ, các Thẩm phán nhận hối lộ để đảm bảo quyền lợi cho một bên đương sự và gây bất lợi cho bên kia dù cho bên kia đáng lẽ được hưởng quyền lợi ấy, các Thẩm phán có thể phán quyết các vấn đề theo suy nghĩ của họ bằng cách lợi dụng việc giải thích lẽ cơng bằng. Do đó,

<small> </small>

<small>52</small><i><small> Dương Hồng Thị Phi Phi, Nguyễn Thanh Quyên (2023), tlđd (25), tr. 108. </small></i>

<small>53</small><i><small> Montesquieu (1979), De l'esprit des lois, Paris, GF Flammarion, p. 296. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

pháp luật Pháp yêu cầu Thẩm phán phải phán quyết theo pháp luật chứ không phải theo lẽ cơng bằng. Điều này có thể dẫn đến những phán xét không công tâm, những quyết định được coi là không công bằng và trái với lẽ thường. Nhưng nó là một bức tường thành hiệu quả chống lại sự khơng an tồn về mặt pháp lý vốn sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá hậu quả của bất kỳ hành động nào. Tóm lại, có hai lý do chính cho sự hạn chế áp dụng lẽ cơng bằng tại Pháp<small>54</small>:

<i>Lý do thứ nhất, mặc dù tập qn địa phương hoặc lẽ cơng bằng đóng một vai trò </i>

quan trọng trong các lĩnh vực như hợp đồng, tài sản, thương mại hoặc luật lao động, nhưng nó vẫn là nguồn thứ cấp của luật pháp Pháp, đứng sau nguồn luật thành văn.

<i>Lý do thứ hai, liên quan đến quan niệm về lẽ công bằng. Công bằng ở Pháp được </i>

coi là một nguồn không phù hợp, bởi vì các chuyên gia pháp lý khi đề cập đến lẽ công bằng ngay lập tức liên kết với ý tưởng về một hành động mang tính tùy tiện nên dễ dẫn đến việc các Thẩm phán khi áp dụng lẽ công bằng trong xét xử cũng tùy tiện, vơ tình gây nên trạng thái khơng cơng bằng.

Vị trí của lẽ cơng bằng trong một hệ thống pháp luật phụ thuộc vào vai trò mà người ta muốn gán cho Thẩm phán trong việc áp dụng luật. Do đó, vấn đề là lẽ cơng bằng thể hiện ở mức độ nào trong pháp luật dân sự? Việc sử dụng lẽ công bằng phải được tiến hành ngẫu nhiên để tránh bất kỳ sự chỉ trích nào về sự độc đốn từ phía Thẩm phán. Do đó, mặc dù sự công bằng dường như bao trùm, xuyên suốt trong toàn bộ các quy định pháp luật dân sự nhưng việc sử dụng nó phải được cụ thể hóa và đáp ứng các điều kiện kèm theo. Cần tiến hành so sánh việc áp dụng lẽ công bằng theo BLDS Pháp và việc áp dụng lẽ công bằng theo BLTTDS Pháp<small>55</small>, cụ thể:

<b>Áp dụng lẽ công bằng theo Bộ luật Dân sự Pháp </b>

Lẽ công bằng trong BLDS có thể được Thẩm phán áp dụng khi (1) Lẽ cơng bằng là một tiêu chí được pháp luật quy định hoặc (2) Lẽ công bằng được Thẩm phán sử dụng trong sự ngầm định của luật.

<small> </small>

<small>54</small><i><small> Dương Hồng Thị Phi Phi, Nguyễn Thanh Quyên (2023), tlđd (25), tr. 108. </small></i>

<small>55</small><i><small> Rémi Nguyen (2023), tlđd (11), tr. 339 – tr. 344. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>(1) Lẽ công bằng là một tiêu chí được pháp luật quy định </b></i>

Mặc dù lẽ công bằng không phải là một tiêu chí đánh giá đối với Thẩm phán nhưng nó vẫn hiện diện trong các văn bản luật, cho dù nó được đề cập trực tiếp hay liệu gián tiếp. Trong BLDS, chỉ được sử dụng lẽ công bằng khi và chỉ khi luật ghi nhận rõ ràng khả năng đó. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc áp dụng lẽ công bằng không tùy tiện, tránh bất kỳ sự độc đoán nào của Thẩm phán.

Trước hết, tính cơng bằng tạo khả năng bổ sung cho pháp luật. Như vậy, pháp luật cho phép xem xét khái niệm lẽ công bằng trong vấn đề hợp đồng theo quy định tại Điều 1194 Bộ luật Napoleon. Điều luật này chỉ rõ rằng hợp đồng ràng buộc các bên phải tuân theo mọi điều khoản đã được liệt kê trong hợp đồng đó nhưng phải đảm bảo tính cơng bằng, sự tự nguyện và không trái với các quy định pháp luật. Nhờ khái niệm công bằng giúp bổ sung luật, Thẩm phán đã có thể phát hiện ra những nghĩa vụ mới của các bên trong hợp đồng. Bên cạnh việc được quy định trong đạo luật gốc là BLDS, lẽ cơng bằng cịn được thể hiện trong các luật riêng. Cụ thể, các quy định trong Luật Người tiêu dùng cũng như Luật Cạnh tranh đã góp phần làm cho hợp đồng trở thành một cam kết công bằng hơn: Nghĩa vụ thông báo của các bên và thời hạn rút tiền cho phép đối với khách hàng đều không bị giới hạn trong phạm vi ý chí của một hay các bên mà được phát triển để làm cho hợp đồng trở nên công bằng hơn.

Ngồi ra, dựa trên ngun tắc cơng bằng, BLDS Pháp cịn có quy định cho phép Thẩm phán có khả năng hủy bỏ các điều khoản không công bằng, gây bất lợi cho một bên trong giao dịch. Luật không định lượng thế nào là không công bằng mà tùy thuộc vào sự đánh giá của Thẩm phán và nếu cần thiết, Thẩm phán được quyền khôi phục lại tính cơng bằng của các điều khoản. Tất cả các vấn đề liên quan đến định nghĩa về người tiêu dùng cho thấy luật ngày càng coi trọng tính cơng bằng và các vấn đề nảy sinh, chẳng hạn như: Luật đối xử với những người mua khác nhau theo cách khác nếu đó là người tiêu dùng cá nhân hoặc là doanh nghiệp. Mục đích là để thiết lập lại sự công bằng giữa người tiêu dùng, người được coi là ít thơng tin hơn và người bán, người được coi là có lợi thế, có quyền lực trong mối quan hệ mua – bán. Theo cách tương tự, Luật Cạnh tranh bảo vệ các doanh nghiệp yếu thế khỏi những doanh nghiệp lớn hơn, những đối thủ cạnh tranh có thể áp đặt các điều kiện khơng cơng bằng đối với họ. Đây là sự phân biệt đối xử nhân danh công bằng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Điều 1171 BLDS quy định về cải cách luật hợp đồng, quy định rằng trong một hợp đồng tiêu chuẩn được xây dựng trước (hợp đồng mẫu), bất kỳ điều khoản nào tạo ra sự mất cân bằng đáng kể giữa quyền và nghĩa vụ của các bên đều được coi là vô hiệu. Điều 1195 của BLDS cũng xuất phát từ ngun tắc cơng bằng, bằng cách thừa nhận tính không thể lường trước được, cho phép Thẩm phán một biên độ điều động để đảm bảo

<i>sự công bằng nhất định. Tuy nhiên, các điều luật này đề cập đến “sự mất cân bằng đáng kể” hoặc các “trường hợp không lường trước được” khiến việc thực hiện trở nên quá </i>

khó khăn đối với một bên, cách quy định này hạn chế phần lớn các trường hợp mà Thẩm phán có quyền sửa đổi hợp đồng vì mục đích cơng bằng.

<i><b>(2) Lẽ cơng bằng được Thẩm phán sử dụng trong sự ngầm định của luật </b></i>

Điều 4 BLDS Napoleon 1804 có quy định trường hợp Thẩm phán từ chối xét xử với lý do luật không quy định, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì có thể bị truy tố về tội từ chối cơng lý. Trường hợp này có thể ngầm hiểu rằng Thẩm phán được quyền sử dụng lẽ công bằng theo hướng bổ sung pháp luật để đảm bảo vụ việc được giải quyết. Do đó, nếu Thẩm phán khơng thể dựa vào luật pháp vì sự thiếu sót hoặc phức tạp trong các quy định pháp luật thì phải quay lại lựa chọn áp dụng lẽ công bằng. Về nguyên tắc, lập luận của Thẩm phán phải tuân theo các bước: tìm ra văn bản áp dụng, sau đó xác định sự kiện pháp lý và đi đến kết luận. Tuy nhiên trên thực tế, quy trình này có thể bị đảo lộn khi Thẩm phán cho rằng việc áp dụng nghiêm ngặt luật pháp sẽ đưa ra kết luận trái với lẽ công bằng. Sự công bằng không được hình thành một cách rõ ràng nhưng nó tồn tại bởi vì Thẩm phán sau khi đưa ra quyết định ban đầu theo những gì mà Thẩm phán cho là công bằng để đảm bảo nguyên tắc được ghi nhận Điều 12 của BLTTDS.

Khái niệm mới về pháp luật thông qua lẽ công bằng: Công bằng là nguyên tắc điều tiết của quy luật khách quan, theo đó mọi người đều được đối xử cơng bằng, bình đẳng và hợp lý. Cách giải quyết thực tế của Thẩm phán đã vượt ra ngoài việc hủy bỏ hợp đồng hoặc các điều khoản đơn giản. Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa tồn tại nghĩa vụ an tồn ngầm, đây là điều khoản an toàn được phát minh bởi Thẩm phán để bồi thường cho các nạn nhân. Vì những lý do khách quan, không tồn tại yếu tố lỗi và lý thuyết về rủi ro phát triển đã cho phép trả tiền bồi thường cho các nạn nhân (những người về mặt logic sẽ không được bồi thường).

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Như vậy, trong các vấn đề về hợp đồng, Thẩm phán áp dụng chặt chẽ Điều 1103 BLDS. Ngay cả Điều 1195 BLDS cũng cho phép tính đến sự thay đổi trong các tình huống khơng lường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng. Các tình huống khơng lường trước được có thể kể đến như sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

<i>Theo cách hiểu tại khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 của nước ta thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Còn “Trở ngại khách quan là những trở ngại do hồn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”. </i>

Bởi đây là quan hệ hợp đồng, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên không cấm các bên trong quan hệ hợp đồng bỏ qua tính khơng lường trước được hoặc hạn chế tác động của sự thay đổi trong các trường hợp không lường trước được. Ngay cả khi tính khơng thể lường trước khơng bị loại trừ trong hợp đồng thì việc áp dụng nó cũng hạn chế vì sự thay đổi của các tình huống khơng thể lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng phải làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn, thậm chí là bất khả thi đối với một bên.

<b>Áp dụng lẽ công bằng theo Bộ luật Tố tụng Dân sự Pháp </b>

Trên thực tế tồn tại trường hợp Thẩm phán sử dụng lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự mặc dù luật không quy định một cách rõ ràng. Có hai trường hợp áp dụng lẽ cơng bằng theo BLTTDS Pháp: (1) Khi các bên đương sự lựa chọn áp dụng lẽ cơng bằng hoặc (2) Tính cơng bằng cũng có thể được thể hiện trong thủ tục tố tụng khi vấn đề khơng cịn là tính cơng bằng của các quy tắc được sử dụng để giải quyết tranh chấp, mà là tính cơng bằng của phiên tịa: trong trường hợp này, tính cơng bằng trở thành một yêu cầu đối với Thẩm phán.

<i><b>(1) Lẽ công bằng được lựa chọn áp dụng bởi các bên đương sự </b></i>

Để được áp dụng trong một vụ việc cụ thể, lẽ công bằng phải là một sự lựa chọn mà các bên quyết định áp dụng. Do đó, một số lựa chọn về thủ tục có sẵn cho các bên để đảm bảo rằng tranh chấp của họ được xét xử không phải theo luật mà theo lẽ công bằng. Mặt khác, các bên có thể chọn sử dụng trọng tài, đây là một hình thức cơng lý tư nhân và được trả tiền. Cả hai bên xác định thủ tục phải tuân theo và trong khi trọng tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

viên có quyền quyết định vụ việc theo luật, các bên cũng có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp của họ theo lẽ công bằng. Trọng tài không phải luôn được sử dụng trong mọi trường hợp nhưng nó phổ biến trong thương mại quốc tế, tạo điều kiện để các bên đương sự có nhiều quyền quyết định hơn đối với tranh chấp của họ. Chung quy lại, các bên có thể dễ dàng sử dụng các thủ tục khác như trung gian hoặc hòa giải là những phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế có thể mang lại hiệu quả giải quyết tranh chấp tương đương với Tịa án. Ngồi ra, đơi khi các bên tranh chấp có thể yêu cầu Thẩm phán phán quyết theo lẽ cơng bằng. Ví dụ, theo quy định tại Điều 12 BLTTDS Pháp, các bên đương

<i>sự có thể u cầu Tịa án ra phán quyết là hòa giải (amiable compositeur). Trong trường </i>

hợp này, Thẩm phán theo yêu cầu của các bên quyết định không chỉ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật mà cịn dựa trên lẽ cơng bằng hoặc cũng có thể quyết định chỉ dựa trên cơ sở lẽ công bằng. Nếu Thẩm phán đề cập đến các quy định pháp luật thì Thẩm phán sẽ có nghĩa vụ xác minh rằng giải pháp đưa ra có tuân thủ sự công bằng hay không; nếu không đảm bảo yếu tố cơng bằng thì quyết định đó có thể bị hủy bỏ. Do việc sử dụng lẽ công bằng phụ thuộc vào ý chí của các bên nên nó là một giải pháp mà Thẩm phán có thể lựa chọn sử dụng thường xuyên. Hơn nữa, Thẩm phán cũng phải thực thi nguyên tắc công bằng một cách cụ thể hơn trong q trình xét xử.

<i><b>(2) Lẽ cơng bằng là một yêu cầu đối với Thẩm phán </b></i>

<i>Điều 21 BLTTDS quy định rằng “Việc hòa giải các bên là một phần nhiệm vụ của Thẩm phán” và được bổ sung bởi Điều 20 Bộ luật này “Thẩm phán luôn có thể tự mình xét xử các bên”. Cách quy định này vẫn để lại khả năng Thẩm phán áp dụng lẽ </i>

cơng bằng để hịa giải tranh chấp. Tuy nhiên, có một trường hợp mà Thẩm phán phải áp dụng lẽ cơng bằng để xét xử theo cách hồn tồn hợp pháp: Trọng tài nội bộ. Thẩm phán có thể được triệu tập để giải quyết tranh chấp với tư cách là một hòa giải viên, với sứ mệnh do các bên giao cho nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng cho họ mà việc áp dụng các quy định hợp đồng một cách máy móc khơng mang lại kết quả nên phải áp dụng lẽ công bằng để giải quyết.

Ngoài việc tạo ra các nhiệm vụ mới cho Thẩm phán, luật còn phát triển vai trò của hòa giải viên nền Cộng hòa. Việc thành lập Hòa giải viên của Cộng hòa Pháp vào năm 1973 được hoàn thiện bởi luật ngày 24 tháng 12 năm 1976, quy định rằng Hòa giải

<i>viên của Cộng hòa Pháp khi nhận được khiếu nại của một công dân có thể “đề xuất với tổ chức bất kỳ giải pháp nào phù hợp để giải quyết theo lẽ công bằng tình huống của </i>

</div>

×