Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Diện Và Hàng Thừa Kế Theo Pháp Luật Nước Ngoài Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.76 KB, 101 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ ... 11 </b>

<b>1.1. Khái quát về diện và hàng thừa kế ... 11 </b>

<i>1.1.1. Khái quát về người thừa kế theo pháp luật ... 11 </i>

<i>1.1.2. Ý nghĩa của việc phân định diện và hàng thừa kế ... 19 </i>

<b>1.2. Quy định pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế ... 20 </b>

<i>1.2.1. Diện thừa kế ... 21 </i>

<i>1.2.2. Hàng thừa kế ... 26 </i>

<b>1.3. Quá trình phát triển của quy định về diện và hàng thừa kế ... 35 </b>

<i>1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ... 36 </i>

<i>1.3.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ... 41 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 47 </b>

<b>CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ DIỆN VÀ HÀNG ... 48 </b>

<b>THỪA KẾ VÀ KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 48 </b>

<b>2.1. Pháp luật Ấn Độ về diện và hàng thừa kế ... 48 </b>

<i>2.1.1. Khái quát chung về pháp luật thừa kế của Ấn Độ ... 48 </i>

<i>2.1.2. Diện thừa kế theo pháp luật Ấn Độ ... 55 </i>

<i>2.1.3. Hàng thừa kế theo pháp luật Ấn Độ ... 61 </i>

<b>2.2. Pháp luật Trung Quốc về diện và hàng thừa kế... 66 </b>

<i>2.2.1. Khái quát chung về pháp luật thừa kế của Trung Quốc ... 66 </i>

<i>2.2.2. Diện thừa kế theo pháp luật Trung Quốc ... 71 </i>

<i>2.2.3. Hàng thừa kế theo pháp luật Trung Quốc ... 76 </i>

<b>2.3. Một số bất cập trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ... 79 </b>

<i>2.3.1. Một số bất cập trong thực trạng giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong những năm gần đây... 80 </i>

<i>2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế ... 82 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 92 </b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ... 94 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BẢNG GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong đời sống dân sự hiện nay, vấn đề thừa kế ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung thì tài sản của cơng dân trong xã hội tăng lên đáng kể về số lượng và giá trị. Để các quy định về thừa kế pháp luật đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là việc nhận thức phát huy đúng bản chất mục đích áp dụng các quy định về pháp luật thừa kế có ý nghĩa to lớn. Do đó, việc nắm vững và “chuẩn” các chế định về pháp luật thừa kế là một trong những yêu cầu cơ bản của pháp luật về dân sự, trong đó có pháp luật thừa kế. Nghiên cứu về các quy định của pháp luật về thừa kế là một trong những việc làm có tính cấp thiết trong khoa học dân sự hiện nay.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai hình thức thừa kế bao gồm: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật, những quy định về thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng nhằm đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể có quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình và quan hệ nuôi dưỡng với chủ sở hữu tài sản khi người này chết. Trong đó, việc xác định diện và hàng thừa kế mang ý nghĩa quan trọng trong xác định thứ tự được hưởng di sản của người chết để lại trong trường hợp di sản được phân chia theo pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của gia đình, qua đó nhằm giáo dục tinh thần trách nhiệm của từng thành viên đối với những người thân trong gia đình của mình. Trong thừa kế theo pháp luật thì việc xác định đúng người thừa kế lại là một trong những vấn đề quan trọng nhất, bởi lẽ bên cạnh các quyền đối với di sản thừa kế, người thừa kế cịn phải có một số nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế; khoanh vùng những người có quyền hưởng phần di sản, đồng thời loại trừ ra những cá nhân không nằm trong trường hợp được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thừa kế thì khơng chỉ tìm hiểu pháp luật thừa kế trong phạm vi hẹp của một quốc gia mà cần tìm hiểu và chọn lọc những kinh nghiệm của các quốc gia trong việc quy định và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế. Để từ cơ sở đó, theo phương pháp nghiên cứu so sánh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

luật nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thừa kế trong Đạo luật Kế vị Hindu, Bộ luật Dân sự Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Thứ ba, cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, việc thực hiện chính sách hịa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau đồng thời không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Các bên cùng có lợi thì vấn đề tìm hiểu một cách khoa học các quan niệm khác nhau, cũng như tăng cường nghiên cứu, phát triển so sánh về pháp luật của các nước trên thế giới trở thành một vấn đề cấp thiết.

Trong lĩnh vực pháp luật nói chung và trong lĩnh vực thừa kế nói riêng, sự so sánh giữa pháp luật các nước sẽ giúp chúng ta nâng cao kiến thức pháp lý. Bên cạnh đó, cịn giúp nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống pháp luật của Nhà nước để hồn thiện theo trình độ quốc tế, đồng thời hiểu được vai trò, bản chất của pháp luật các nước Ấn Độ, Trung Quốc.

Điều sau cùng là hiện nay, các tranh chấp về thừa kế càng ngày gia tăng và có xu hướng trở nên phức tạp hơn. Sự hiểu biết không đầy đủ về pháp luật, sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các Tòa án cũng là những yếu tổ làm cho các vụ kiện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, một trong những khó khăn lớn nhất khi áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp thừa kế chính là vấn đề xác định diện và hàng thừa kế sao cho đúng. Với tình hình đó, việc nghiên cứu và kiến nghị để làm sáng tỏ một số vấn đề về diện và hàng thừa kế là đòi hỏi tất yếu, khách quan về mặt lý luận cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế.

Tất cả những lý do đề cập ở trên cho thấy việc nhóm tiến hành nghiên cứu cơ chế pháp lý về diện và hàng thừa kế theo quy định pháp luật là vô cùng cấp thiết trong hoàn cảnh nước ta thời điểm hiện tại. Ý thức được sự cấp thiết đó, nhóm tác giả quyết định

<i><b>lựa chọn nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” để đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm đáp ứng </b></i>

kịp thời các đòi hỏi khoa học, yêu cầu thực tiễn và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

luật về thừa kế trong Luật dân sự hiện hành của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trong nước </b>

<i>2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Những quy định chung về luật Dân sự, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. </i>

Giáo trình viết các vấn đề thừa kế và nhóm tác giả dựa vào các kiến thức lý luận trong dân sự, đồng thời hiểu rõ các vấn đề con chung, con riêng với cha dượng và mẹ kế. Các lý thuyết được nhóm tác giả chọn lọc và sắp xếp phù hợp với đề tài nghiên cứu.

<i>3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, </i>

NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.

Nhóm tác giả trích dẫn các thuật ngữ từ sách Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của trường Đại học Luật Hà Nội. Từ đó sử dụng vào đề tài nghiên cứu của nhóm.

<i>4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình, </i>

NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.

Nhóm tác giả sử dụng các thuật ngữ con ngoài giá thú, con riêng, con chung từ giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội về luật hôn nhân và gia đình, đồng thời nghiên cứu các vấn đề mà nhóm cịn cần giải thích thêm

<i><b>2.1.2. Sách chun khảo </b></i>

<i>1. Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, NXB Chính </i>

trị quốc gia, TP Hồ Chí Minh.

Nhóm tác giả chọn lọc các kiến thức về thừa kế - vấn đề về diện và hàng thừa kế theo pháp luật, đồng thời nghiên cứu các bản án và các vấn đề của nhóm chưa hiểu rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thơng qua sách chuyên khảo của Giáo sư Đỗ Văn Đại. Bên cạnh đó chọn lọc các nguồn thơng tin để phục vụ đề tài của nhóm.

<i>2. Hồng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005, NXB Chính </i>

trị Quốc gia, Hà Nội, trang 13.

Nhóm tác giả dựa vào các kiến thức thừa kế đồng thời tham khảo tinh thuần của Bộ luật Dân sự cũ để so sánh thêm q trình hồn thiện các quy định của pháp luật.

<i><b>2.1.3. Luận án/ luận văn </b></i>

<i>1. Nguyễn Hương Giang (2014), Thừa kế theo pháp luật – một số vấn đề lý luận và thực tiễn. </i>

Ở nguồn tài liệu này, nhóm tác già đã làm rõ loại hình thừa kế tuân theo các quy tắc và thủ tục do pháp luật quy định, mà khơng phụ thuộc vào sự định đoạt ý chí của người có tài sản để lại. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá và phân tích hiệu quả điều chỉnh của pháp luật qua các quá trình phát triển của xã hội Việt Nam.

<i>2. Vũ Minh Hiếu (2020), Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế. </i>

Đây là nguồn tài liệu mà nhóm tác giả tìm đọc và học hỏi nhằm làm sáng tỏ nội dung bản chất của diễn đàn thừa kế được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn về quy định nội dung này trong luật.

<i>3. Nguyễn Thị Huế (2014), Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam. </i>

Ở đề tài này tác giả đã nghiên cứu một cách chi tiết về nội dung và bản chất của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế gắn với từng giai đoạn lịch sử và phát triển của đất nước và xem xét đến thực tiễn áp dụng những quy định trên của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã so sánh với pháp luật của một số nước khác để có thể khách quan hơn trong việc làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành.

<i>4. Vũ Thị Hương (2013), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. </i>

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Qua đó, nhóm so sánh những quy định pháp luật về Việt Nam theo các giai đoạn và quy định một số nước khác trên thế giới về vấn đề này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>5. Đỗ Quảng Oai (2006), Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam. </i>

Luận văn này với phần tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam đã làm sáng tỏ nội dung và bản chất của diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện thêm pháp luật nước nhà.

<i><b>2.1.4. Bài viết tạp chí/ Bài viết Hội thảo </b></i>

<i>1. Phạm Thị Hồng Đào, “Quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con bằng </i>

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và kiến nghị”, <i>Bộ Tư pháp, </i>

[ (truy cập

<i>ngày 15/7/2023). </i>

Bài viết về các quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản cùng với các kiến nghị xác định thời gian ly hôn giải quyết hậu quả pháp lý về sinh sản bằng biện pháp hỗ trợ. Nhóm tác giả đã chọn lọc các kiến thức phù hợp với đề tài nhóm nghiên cứu và có sự đánh giá khi xác định con sinh ra bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản.

2. Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Thị Anh Vân (2015), “Một số góp ý về người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự - Bàn về tư cách hưởng thừa kế của người

<i>được thành thai và sinh ra sau thời điểm mở thừa kế”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 05(90). </i>

Bài viết trên tạp chí góp ý về vấn đề thừa kế giữa con được sinh ra bằng biện pháp khoa học, thành thai sau thời điểm mở thừa kế. Nhóm đã tham khảo phần so sánh với cả pháp luật nước ngoài (Hoa Kỳ) trong bài tạp chí để thấy được sự khách quan cần thiết trong việc hoàn thiện quy định của pháp luật.

3. Phạm Thị Thu Hiền (2022), “Thừa kế điền sản trong pháp luật phong kiến Việt

<i>Nam”, Tạp chí Luật học, (08). </i>

Bài viết nói về thừa kế theo pháp luật và theo di chúc của các giai đoạn phong kiến ở Việt Nam qua hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ. Nhóm tác giả nghiên cứu kĩ các vấn đề cịn chưa hồn thiện trong hai bộ luật (Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long) để từ đó so sánh thấy sự tiến bộ trong qua trình hồn tiện pháp luật của nước ta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

4. Nguyễn Thế Đức Tâm, Lê Bảo Khanh, “Thừa kế theo pháp luật giữa anh chị

<i>em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha”, Tạp chí tồ án, </i>

<i>[ (truy cập ngày 20/7/2023). </i>

Bài viết trả lời câu hỏi định nghĩa thế nào là “anh ruột, chị ruột, em ruột”. Trường hợp anh, chị, em cùng cha cùng mẹ hiển nhiên là anh, chị, em ruột từ quy định của pháp luật qua các thời kỳ và thực tiễn xét xử. Từ đó nhóm tác giả có các nhận xét và hướng giải thích các thuật ngữ, để kiến nghị trong bài nghiên cứu.

5. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2015), “Góp ý sửa đổi Bộ luật dân sự đối với một số

<i>quy định về thừa kế thế vị”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10). </i>

Bài viết nói chuyên sâu về vấn đề thừa kế của con sinh ra bằng kĩ thuật khoa học thành thai sau quá trinh chia thừa kế. Nhóm tác giả đã nghiên cứu kỹ vấn đề này và thêm phần bổ sung kiến nghị để hoàn thiện pháp luật ở nước nhà. Đây cũng là một trong những vấn đề trọng tâm mà nhóm tác giả muốn kiến nghị.

6. Phùng Trung Tập (2006), “Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam

<i>trong 60 năm qua”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (02). </i>

Tạp chí nói về tiến trình phát triển của luật pháp nước ta về thừa kế trong các năm từ thời điểm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, cùng với các điều luật sửa đổi tiến bộ. Nhóm tác giả tham khảo nguồn tài liệu này để bổ sung vào bài nghiên cứu khoa học về sự tiến bộ của quy định pháp luật theo từng giai đoạn.

7. Hoài Vũ, “Quốc hội thảo luận về Bộ luật Dân sự (sửa đổi): Quyền lợi của con

<i>dâu, con rể trong việc hưởng quyền thừa kế”, Báo Đại đoàn kết, </i>

con-dau-con-re-trong-viec-huong-quyen-thua-ke-52981.html] (truy cập ngày 15/7/2023).

[ viết nói về q trình Quốc hội bổ sung kiến nghị về quyền lợi con dâu và con rể trong vấn đề thừa kế. Nhóm tác giả đồng ý với kiến nghị bổ sung con dâu, con rể trong hàng thừa kế của cha mẹ vợ/ chồng khi đáp ứng được các điều kiện chăm sóc, ni dưỡng.

<b>2.2. Ngoài nước </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1. Anna M Han, “Inheritance Law of the People's Republic of China”,

[ (truy cập ngày 10/8/2023).

Nhóm tác giả nghiên cứu kĩ các vấn đề thừa kế của pháp luật Trung Quốc thông qua bài báo này cùng với Bộ luật Dân sự Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa để hiểu về quy định diện và hàng thừa kế của nước họ. Từ đó, nhóm thấy được sự khác biết và có mong muốn kiến nghị bổ sung để có thể tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam hơn về phần con dâu được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng khi đáp ứng các điều kiện nhất định.

2. J. Duncan M. Derrett (1959), “The Hindu Succession Act, 1956: An

<i>Experiment in Social Legislation”, The American Journal of Comparative Law, 8(04). </i>

Nhóm tác giả nghiên cứu về các điều luật từ Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956, tìm hiểu các thử nghiệm khi áp dụng đạo luật mới sửa đổi vào đời sống của họ. Từ đó có những so sánh với pháp luật Việt Nam và kiến nghị bổ sung hoàn thiện thêm các quy định nước ta, thấy được sự đa dạng trong việc tạo ra các nguồn luật điều chỉnh xã hội.

<i>3. J. N. Saxena (1962), “Widow's Right of Succession in India”, The American Journal of Comparative Law, 11(04). </i>

Tạp chí viết về các chính sách cần được thêm vào bổ sung nhằm bảo vệ quyền lợi cho các phụ nữ goá ở Ấn Độ, cho dù họ có theo bất kì đạo giáo nào khơng chỉ riêng Hindu giáo. Nhóm tác giả cũng thấy đây là những điều kiến nghị cần thiết trong xã hội Việt Nam hiện nay, khi quyền lợi phụ nữ đặc biệt là nhưng người phụ nữ goá chồng cũng cần được pháp luật quan tâm bảo vệ (đặc biệt trong các vấn đề thừa kế tài sản).

<i>4. Kush Kalra (2013), Be Your Own Lawyer – Book for Layman. </i>

Cuốn sách nói về các tranh luận rất nhiều các vấn đề pháp lý xã hội của người theo đạo Hindu, từ các chương về hình sự, hiến pháp, dân sự và cả hơn nhân gia đình. Nhóm tìm hiểu các phán quyết khác nhau của Toà án được trình bày trong cuốn sách này để giúp hồn thiện thêm cơng trình nghiên cứu của nhóm.

5. Sri V.V.Sreenivasa Murthy, “Latest Trends in Succession Among Hindus” [ (truy cập ngày 11/8/2023).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bài báo viết về những sửa đổi kiến nghị của Đạo luật Hindu năm 2005, với các quy định với người phụ nữ được hưởng các quyền tương đương với người đàn ơng. Nhóm đã chắc lọc các điều luật tiến bộ vào phần ý nghĩa của Đạo luật trong cơng trình nghiên cứu của nhóm, để thấy được sự tiến bộ của Đạo luật này, đồng thời so sánh với pháp luật nước ta.

6. Virendra Kumar (1976), “Customary Appointment of An Heir: Has It Been

<i>Abrogated?”, Journal of the Indian Law Institute, 18(02). </i>

Bài viết về vấn đề bổ nhiệm người thừa kế theo Hindu giáo. Ở đây nhóm tác giả có nghiên cứu các vấn đề bổ nhiệm thừa kế và thừa kế theo pháp luật của họ, đồng thời hiểu được các vấn đề bổ nhiệm thừa kế ở Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956

<b>3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích </b>

Thơng qua việc nghiên cứu, phân tích những cơ sở lý luận cùng với các cơ sở thực tiễn về vấn đề thừa kế được quy định trong pháp luật thừa kế của một số nước, từ đó đưa ra được những luận điểm, đánh giá làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế. Việc so sánh, đối chiếu quy định pháp luật nước ta với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, góp phần làm góc nhìn thêm sâu sắc, tồn diện hơn. Từ đó đề ra được những phương hướng, giải pháp khả thi nhất giúp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn hiệu quả áp dụng pháp luật về diện và hàng thừa kế, tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc hơn cho việc áp dụng pháp luật đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Pháp luật về thừa kế có tính lịch sử lâu dài và gắn liền với sự phát triển của xã hội, nên từ trước đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thừa kế. Có những cơng trình nghiên cứu bao qt, tồn diện cũng có những cơng trình trình bày những khía cạnh nhỏ của vấn đề, việc con dâu, con rể hưởng phần di sản thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ theo pháp luật đang là một vấn đề mới so với quy định của pháp luật thừa kế. Nhóm tác giả hy vọng đề tài này có thể góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo đối với chế định thừa kế theo pháp luật, cũng như thơng qua đề tài sẽ góp phần nhỏ vào cơng cuộc hồn thiện pháp luật Việt Nam.

<b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật và một số cơng trình nghiên cứu cũng như những vụ việc cụ thể có liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, nhóm tác giả tham khảo những quy định của pháp luật các nước Trung Quốc, Ấn Độ, từ đó có sự so sánh, rút ra được những kinh nghiệm và đề xuất hoàn thiện pháp luật nước nhà thông qua so sánh và rút kinh nghiệm để đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

<b>3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước khác gồm Trung Quốc, Ấn Độ về diện và hàng thừa kế và cũng như thực tiễn áp dụng. Cụ thể, nhóm tác giả phân tích tồn diện quy định của nước ta về diện và hàng thừa kế, có tham khảo các cơng trình nghiên cứu khoa học trước đó. Đồng thời, đề tài tìm hiểu và so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn.

<b>4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu </b>

Nhóm tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đề tài, chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu khoa học luật như phân tích, so sánh, tổng hợp, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể:

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề lý luận tại Chương 1, nhóm tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu: mơ tả, phân tích để đưa ra được khái niệm diện và hàng thừa kế theo pháp luật, đặc điểm của diện và hàng thừa kế theo pháp luật, so sánh đối chiếu giữa quy định pháp luật của Bộ luật Dân sự năm 2015 với quy định pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và quy định pháp luật trong chế độ cũ.

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về quy định hiện hành về diện và hàng thừa kế theo pháp luật của các nước khác tại Chương 2, đề tài nghiên cứu đã chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh đối chiếu giữa quy định pháp luật của các nước Ấn Độ, Trung Quốc (chủ yếu là Đạo luật Kế vị Hindu năm 1956 và Bộ luật Dân sự Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 2020) với Việt Nam để làm rõ các điểm khác biệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Đồng thời trong Chương 2, với nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật, để chỉ ra những điểm bất cập và đưa ra những kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật, nhóm tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phân tích, bình luận, diễn dịch, quy nạp, và so sánh đối chiếu.

<b>5. Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học </b>

Đề tài của nhóm góp phần hồn thiện thêm một số lý luận về vấn đề thừa kế theo pháp luật. Cùng với việc so sánh và phân tích pháp luật của một số quốc gia, đề tài có chỉ ra những thiếu sót, đồng thời cũng đưa ra những quan điểm cá nhân về những điểm chưa hợp lý hoặc còn hạn chế của quy định về diện và hàng thừa kế ở nước ta, nhằm nâng cao giá trị và khả năng thực thi pháp luật.

<b>5.2. Ý nghĩa thực tiễn </b>

Đề tài có thể được xem là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề để áp dụng thực tiễn về diện và hàng thừa kế nói chung. Đồng thời đề tài cung cấp những góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thừa kế theo pháp luật.

<b>6. Bố cục của đề tài </b>

Đề tài “Diện và hàng thừa kế theo pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” có kết cấu 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung của đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về diện và hàng thừa kế.

Chương 2: Pháp luật một số quốc gia về diện và hàng thừa kế, kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ </b>

Ở chương này, nhóm tác giả tập trung phân tích những quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Cùng với đó phân tích q trình phát triển của quy định về diện và hàng thừa kế từ thế kỉ XV đến nay nhằm thấy được những sự thay đổi, đưa ra những nhận định làm sáng tỏ quá trình phát triển theo chiều dài lịch sử. Nhóm tác giả sẽ đưa ra phân tích, xác định diện và hàng thừa kế trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng.

<b>1.1. Khái quát về diện và hàng thừa kế </b>

<i><b>1.1.1. Khái quát về người thừa kế theo pháp luật </b></i>

<b>(i) Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế </b>

Để đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng tăng cao, con người không ngừng cải tạo tự nhiên, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất. Nếu tài sản có thể tồn tại lâu dài hoặc biến đổi từ dạng này sang dạng khác thì ngược lại, con người sống chết theo quy luật tự nhiên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là những của cải đó được để lại cho ai, để lại như thế nào…Việc di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo các cách thức như vậy gọi là thừa kế.<small>1</small>

<i><b>Khái niệm về thừa kế </b></i>

Việc di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được gọi là thừa kế. Dưới các góc độ khác nhau, thừa kế vừa là một vấn đề thuộc phạm trù:

Thứ nhất: Thừa kế là một phạm trù lịch sử vì đây là một vấn đề gắn liền với lịch sử loài người, kể cả trước khi xuất hiện giai cấp và nhà nước.

Thứ hai: Thừa kế là một phạm trù kinh tế, là quá trình tiếp nối luân chuyển tài sản giữa các thế hệ. các tài sản này tiếp tục được chiếm hữu, sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Thứ ba: Thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó xác định phạm vi các quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ thừa kế được nhà nước đảm bảo thực hiện.<small>2</small>

<small>1</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, </small></i>

<small>Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.392. </small>

<small>2</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, </small></i>

<small>Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.395. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

“Thừa” và “kế” đều có nghĩa là tiếp nối, tiếp tục. Do đó, thừa kế được hiểu rằng: người sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản chết.<small>3</small><i> Cịn theo như Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế luôn gắn với chủ sở hữu, sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu”.</i><small>4</small>

Tóm lại, thừa kế có thể hiểu là tài sản của người chết sẽ được chuyển cho một chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo quy tắc, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy tắc khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội,... quyết định.<small>5</small>

<i><b>Khái niệm về quyền thừa kế </b></i>

Quyền thừa kế của một cá nhân gắn bó chặt chẽ với quyền sở hữu của cá nhân đó. Quyền sở hữu là tiền đề, là cơ sở để quyền thừa kế và ngược lại quyền thừa kế là căn cứ thiết lập quyền sở hữu mới.<small>6</small> Dưới góc độ khoa học pháp lý, quan hệ thừa kế là quan hệ vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan.

Phương diện chủ quan: quyền thừa kế được hiểu là những quyền dân sự cụ thể do pháp luật quy định đối với người để lại di sản, những người nhận di sản thừa kế và những người có quyền lợi liên quan trong quan hệ thừa kế.

Phương diện khách quan: quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.<small>7</small>

Quyền thừa kế được ghi nhận trong các văn bản pháp luật với các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, điều kiện chuyển dịch tài sản của người chết sang người còn sống. Ngoài ra, do mỗi chế độ xã hội với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, các

<small>3</small><i><small> Hồng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, </small></i>

<small>tr.13. </small>

<small>4</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, </small></i>

<small>tr.123. </small>

<small>5</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, </small></i>

<small>Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.396. </small>

<small>6</small><i><small> Nguyễn Thị Huế (2014), Luận văn Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam, tr.7 </small></i>

<small>7</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, </small></i>

<small>Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.398. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

quy định về thừa kế cũng khác nhau; hoặc ngay cả trong cùng một chế độ xã hội, tùy từng thời điểm khác nhau, các quy định cũng có thể khác nhau. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, pháp luật về thừa kế luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những bước tiến của xã hội, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền thừa kế của chủ thể, qua đó khơng ngừng củng cố quyền sở hữu của chủ thể, tạo sự cơng bằng, bình đẳng hơn trong quan hệ thừa kế và giúp ổn định xã hội dân sự.

Tóm lại, quyền thừa kế có thể được hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình chuyển tài sản từ người chết sang cho người còn sống, là quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó khi cịn sống (bằng di chúc) hoặc theo điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định (thừa kế theo pháp luật).

<b>(ii) Khái niệm về thừa kế theo pháp luật và các trường hợp thừa kế theo pháp luật </b>

<i><b>Khái niệm về thừa kế theo pháp luật </b></i>

Pháp luật về thừa kế ở Việt Nam quy định hai hình thức thừa kế bao gồm: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc được hiểu là phương thức chuyển dịch tài sản người chết để lại, theo ý nguyện của người đó lúc cịn sống được thể hiện trong di chúc, cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc đó.<small>8</small> Tuy nhiên, trên thực tế khơng phải lúc nào người để lại di sản cũng lập di chúc hoặc di chúc người này lập ra đều phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật. Do đó, pháp luật cịn quy định về hình thức thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể có quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình và quan hệ ni dưỡng với chủ sở hữu tài sản khi người này chết. Thừa kế theo pháp luật là trình tự phân chia di sản thừa kế của người đã chết cho những người cịn sống theo điều kiện, trình tự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 649 BLDS năm 2015 có nêu khái niệm về thừa kế theo

<i>pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.” Thừa kế theo pháp luật là sự chuyển dịch di sản </i>

<small>8</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, </small></i>

<small>Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.439. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

của người chết cho những người còn sống theo mối quan hệ ràng buộc về huyết thống, hôn nhân, sự thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết với người nhận tài sản, sự dịch chuyển trên được thực hiện theo “hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.<small>9</small>

Bên cạnh đó, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật có thể được áp dụng đồng thời trong việc phân chia di sản của người chết để lại. Di sản của người chết có thể vừa được chia theo di chúc, vừa được chia theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo các hình thức trên phụ thuộc vào việc người chết có để lại di chúc hay khơng, hoặc tùy thuộc vào phần di chúc khơng có hiệu lực thi hành, hoặc tồn bộ di chúc khơng có hiệu lực trong việc chia di sản của người để lại di chúc.

<i><b>Các trường hợp thừa kế theo pháp luật. </b></i>

Theo Điều 650 của BLDS năm 2015 thì thừa kế theo pháp luật được chia thành hai loại ở hai phạm vi di sản khác nhau là: toàn bộ di sản và một phần di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật:<small>10</small>

<i>● Toàn bộ di sản thừa kế được chia cho những người thừa kế theo pháp luật </i>

Thứ nhất, chia toàn bộ di sản thừa kế theo pháp luật do khơng có di chúc. Việc chia thừa kế do khơng có di chúc cịn có thể có các trường hợp cụ thể như:

- Chủ sở hữu tài sản có đủ điều kiện cho pháp luật quy định để được lập di chúc nhưng người này lại không lập di chúc.

- Trước khi chết, chủ sở hữu tài sản có lập di chúc nhưng sau đó chính họ hủy bỏ di chúc đã lập

- Trước khi chết, cá nhân có lập di chúc hợp pháp, nhưng bị thất lạc, hư hại và tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng khơng có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện mục đích của người người lập di chúc.<small>11</small>

<small>9</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, </small></i>

<small>Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.534. </small>

<small>10</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.538. </small></i>

<small>11</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.539. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Thứ hai, chia toàn bộ di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc khơng hợp pháp. Điều kiện để di chúc hợp pháp khác với điều kiện có hiệu lực của di chúc. Vì di chúc hợp pháp chưa hẳn sẽ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết, nhưng chắc chắn rằng để di chúc phát sinh hiệu lực vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc trước hết phải là di chúc hợp pháp.<small>12</small>

Thứ ba, chia toàn bộ di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế.<small>13</small>

Cuối cùng, toàn bộ di sản thừa kế được áp dụng thừa kế theo pháp luật trong trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

<i>● Một phần di sản thừa kế chia theo di chúc, một phần được chia theo pháp luật </i>

Thứ nhất, áp dụng trường hợp một phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Nếu người lập di chúc chỉ định đoạt một phần di sản trong di chúc đã lập thì khi mở thừa kế, phần tài sản còn lại sẽ được chuyển dịch cho những người thừa kế theo pháp luật, được chia cho những người thừa kế theo diện và hàng thừa kế. Trường hợp một người đã được di sản theo di chúc, nhưng nếu họ là người thuộc hàng thừa kế để được hưởng di sản theo pháp luật thì vẫn được hưởng di sản được chia theo pháp luật, trừ trường hợp người lập di chúc khẳng định trong nội dung di chúc là người này chỉ được hưởng phần di sản mà người lập di chúc đã chỉ định trong di chúc.<small>14</small>

Thứ hai, áp dụng trường hợp phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không hợp pháp.

Khi di chúc bị vô hiệu tồn bộ thì tồn bộ di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật nhưng trường hợp di chúc chỉ vô hiệu một phần mà phần đó khơng ảnh hưởng đến hiệu lực các phần cịn lại thì di chúc chỉ bị vơ hiệu phần đó, các

<small>12</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, , tr.540. </small></i>

<small>13</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.540. </small></i>

<small>14</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.545. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

phần còn lại vẫn hợp pháp.<small>15</small> Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc không hợp pháp.<small>16</small>

Thứ ba, áp dụng trường hợp phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế.<small>17</small>

<b>(iii) Khái niệm người thừa kế </b>

Người thừa kế là người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo Điều 613 BLDS năm 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết, nếu người bị Tịa án tun bố chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định trong bản án.<small>18</small>

Về nguyên tắc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, có một ngoại lệ là con sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế, cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân”. Điều này cho thấy, quy định trên xuất phát từ bản chất của quan hệ thừa kế theo pháp luật là dịch chuyển tài sản cho những người cùng huyết thống trực hệ, qua đó góp phần củng cố quan hệ hơn nhân và gia đình. Pháp luật về thừa kế về bản chất là bảo vệ quan hệ huyết thống, do vậy quan hệ huyết thống trong thừa kế luôn được bảo vệ theo những điều kiện nhất định.

Bên cạnh đó, pháp luật có quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản, cụ thể tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015: “a) Người bị kết án về hành

<small>15</small><i><small> Điều 130 BLDS 2015: giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng khơng ảnh </small></i>

<i><small>hưởng đến hiệu lực của phần cịn lại của giao dịch. </small></i>

<small>16</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.547. </small></i>

<small>17</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.548. </small></i>

<small>18 Khoản 1 Điều 611, Khoản 2 Điều 71 BLDS năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.” Tuy nhiên, những người thuộc trường hợp được quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.<small>19</small> Điều đó thể hiện nguyên tắc Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế của chủ thể, thông qua việc áp dụng chế tài để xử lý những người có hành vi vi phạm, và nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể trong quan hệ thừa kế, chủ thể lập di chúc có quyền để lại quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ người nào mà mình muốn.

Người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Về nguyên tắc, người thừa kế là chủ sở hữu đối với di sản thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế.<small>20</small> Quan hệ nhận di sản thừa kế là quan hệ pháp luật, do đó cá nhân phải là người cịn sống để thể hiện được quyền nhận hay từ chối quyền hưởng di sản. Pháp luật thừa nhận quyền từ chối hưởng di sản của người thừa kế, với điều kiện việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Ngoài ra, việc từ chối hưởng di sản thừa kế phải thỏa mãn các điều kiện về thời gian và hình thức được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 620 BLDS năm 2015 như sau: “2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo các mức độ khác nhau và những sự từ chối ấy đều là hợp pháp. Họ có quyền từ chối tồn bộ quyền hưởng di sản, quyền lựa chọn chỉ

<small>19 Khoản 2 Điều 621 BLDS năm 2015. </small>

<small>20</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.409. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản thừa kế chỉ chia theo pháp luật hoặc ngược lại.

Ngoài ra, người thừa kế cịn có thể là cá nhân khơng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, hoặc không là cá nhân - các tổ chức có tư cách pháp nhân và Nhà nước nếu được người có tài sản định đoạt trong di chúc cho những chủ thể này, thì họ được hưởng thừa kế theo di chúc. Người thừa kế không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.<small>21</small>

Ở trường hợp người thừa kế theo pháp luật thì tổ chức khơng được xem là người

<i>thừa kế vì BLDS năm 2015 quy định tại Điều 613. Người thừa kế “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”. Tại Điều 651, cũng không ghi nhận tổ chức là người được hưởng thừa kế theo pháp </i>

luật. Như vậy, theo quy định trên thì người thừa kế theo pháp luật chỉ có cá nhân, khơng có tổ chức; khác với trường hợp người thừa kế theo di chúc mới có thể là tổ chức.

Từ các phân tích trên, có thể hiểu người thừa kế theo pháp luật là chủ thể đáp ứng các yêu cầu về người thừa kế nói chung và hưởng thừa kế trong những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Cụ thể người thừa kế được hưởng di sản chia theo pháp luật là những người thuộc diện thừa kế được xác định từ một trong các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng đối với người để lại di sản, được xác định trong ba hàng thừa kế khác nhau, theo quy định ở Điều 651 BLDS năm 2015. Trình tự hưởng di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc lấy hàng gần loại trừ hàng xa. Và hai nội dung lớn quan trọng trong việc xác định người thừa kế theo pháp luật đó là diện và hàng thừa kế.

<b>Diện và hàng thừa kế ở Việt Nam </b>

❖<i><b> Diện thừa kế </b></i>

<small>21 Điều 613 BLDS năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Việc xác định người thừa kế có ý nghĩa to lớn đối với việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của mọi thành viên và sự ổn định của dịng họ, đồng thời cũng có thể giáo dục cho mỗi thành viên ý thức trách nhiệm đối với những người thân trong gia đình.<small>22</small>

Theo quy định pháp luật, phạm vi những người có quyền hưởng di sản của người chết được gọi là diện thừa kế. Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo ba mối quan hệ: hôn nhân; huyết thống; nuôi dưỡng.

❖<i><b> Hàng thừa kế </b></i>

Khi phân chia di sản theo luật, di sản của người chết phải được dịch chuyển cho những người thân thích trong diện thừa kế. Tuy nhiên, mức độ thân thiết, gần gũi giữa mỗi người trong hàng thừa kế với người để lại di sản thừa kế là khác nhau, không phải người thừa kế nào cũng được hưởng quyền thừa kế đồng thời theo quy định của pháp luật mà căn cứ vào mối quan hệ gần gũi giữa người để lại thừa kế với với những người trong diện thừa kế... Những người thừa kế có quan hệ gần nhất với người chết sẽ được hưởng phần di sản do người chết để lại, nếu có nhiều người cùng mức độ gần gũi với người chết thì họ cùng được hưởng phần di sản do người chết để lại.

Vậy hàng thừa kế là những nhóm người trong diện thừa kế, dựa vào mức độ quan hệ gần gũi với người để lại thừa kế, pháp luật quy định xếp một lượt với nhau để hưởng di sản của người chết.<small>23</small>

<i><b>1.1.2. Ý nghĩa của việc phân định diện và hàng thừa kế </b></i>

Bản chất của thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền đương nhiên của người có tài sản được để lại phần tài sản của mình sau khi chết, đồng thời bảo vệ quyền lợi của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình hay có mối quan hệ thân thuộc với người chết có để lại di sản. Việc xác định diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật nhằm khoanh vùng được những người có quyền được hưởng phần di sản do người chết để lại, đồng thời loại trừ ra những cá nhân không nằm trong trường hợp được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

<small>22</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.549. </small></i>

<small>23</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.552. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Pháp luật quy định diện những người thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của gia đình, qua đó cũng nhằm giáo dục tinh thần trách nhiệm của từng thành viên đối với những người thân trong gia đình của mình. Trong tục lệ cũng như trong luật pháp Việt Nam từ xưa đến nay luôn căn cứ vào quan hệ họ hàng xa hay gần với người quá cố để ấn định ai được hưởng di sản của người quá cố. Xuất phát từ truyền thống đồn kết trong gia đình, từ mục đích của chế độ hơn nhân và gia đình, xây dựng những gia đình hịa thuận, hạnh phúc trong đó mọi người u thương, tương trợ nhau được xem là tư tưởng chỉ đạo trong việc xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật và trật tự trước sau để được hưởng di sản thừa kế của những người này.

Bên cạnh đó, căn cứ vào mối quan hệ gần gũi giữa người để lại di sản với những người trong diện thừa kế, pháp luật dân sự đã phân định thành các hàng thừa kế. Việc phân chia những người trong diện thừa kế thành các hàng thừa kế có một số ý nghĩa nhất định, như: áp dụng được nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế, không phân biệt nam - nữ, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng, bên nội hay bên ngoại,... những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (theo khoản 2 Điều 651 BLDS năm 2015); những người ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước vì đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản (khoản 3 Điều 651 BLDS năm 2015); trường hợp khơng có người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật, hoặc có nhưng khơng được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản mà khơng có người hưởng thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước (Điều 622 BLDS năm 2015).<small>24</small>

Việc pháp luật quy định diện và hàng thừa kế mang ý nghĩa quan trọng về sự bình đẳng trong quan hệ thừa kế, góp phần ngăn chặn được sự mất đồn kết trong dịng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức trong cuộc sống, ý thức pháp luật cho những người thừa kế thông qua việc xác định thứ tự ưu tiên giữa những người trong gia đình.

<b>1.2. Quy định pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế </b>

<small>24</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.559. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Diện thừa kế tuy chưa được pháp luật định nghĩa một cách rõ ràng, nhưng dựa trên góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu rằng diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng phần di sản thừa kế do người chết để lại theo quy định của pháp luật. Những chủ thể nằm trong diện thừa kế được hưởng phần thừa kế theo thứ tự ưu tiên đối với những cá nhân có mối quan hệ thân thích, gần gũi với người để lại di sản. Những người có cùng mức độ thân thích, gần gũi được pháp luật quy định cùng chung một nhóm, và cùng được hưởng một phần di sản ngang nhau đối với phần tài sản thừa kế do người chết để lại. Mỗi một nhóm những người như vậy được gọi là hàng thừa kế.

<i><b>1.2.1. Diện thừa kế </b></i>

Việc xác định người thừa kế có ý nghĩa to lớn đối với việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của mọi thành viên và sự ổn định của dịng họ, đồng thời cũng có thể giáo dục cho mỗi thành viên ý thức trách nhiệm đối với những người thân trong gia đình. Theo quy định pháp luật, phạm vi những người có quyền hưởng di sản của người chết được gọi là diện thừa kế.

Về diện thừa kế, qua các chế độ xã hội đều có đặc điểm chung là chủ yếu do quan hệ hơn nhân và gia đình chi phối; mặt khác cũng tùy thuộc vào quan hệ sản xuất của từng giai đoạn phát triển xã hội và dựa trên những quy định của pháp luật của mỗi một chế độ xã hội nhất định mà phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được quy định ở diện rộng, hẹp khác nhau. Phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật theo quy định hiện hành cũng dựa trên quan điểm mang tính chất truyền thống về gia đình Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam quy định diện thừa kế rộng, hẹp tùy vào từng giai đoạn cụ thể. Khi tìm hiểu về thừa kế theo pháp luật, không thể bỏ qua việc xác định diện thừa kế, vì diện thừa kế là tiền đề để xác định hàng thừa kế theo pháp luật. Diện thừa kế được xác định dựa trên ba mối quan hệ: huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng.

<i><b>1.2.1.1. Quan hệ huyết thống </b></i>

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người để lại thừa kế và những người thừa kế cùng một “gốc” sinh ra trong giới hạn phạm vi “mấy đời” theo quy định của pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

luật ở từng giai đoạn lịch sử<small>25</small>. Và mối quan hệ này được xác định bởi trực hệ và bàng hệ được xác định qua sự kiện sinh đẻ. Trực hệ là mối quan hệ giữa những người mà người này sinh ra người kia ví dụ như cha - con, mẹ - con. Bàng hệ là mối quan hệ thân thuộc không sinh ra nhau nhưng cùng sinh ra từ một “gốc”<small>26</small> như anh em ruột…

Trước hết, phải kể đến mối quan hệ giữa con và cha mẹ. Quyền thừa kế theo pháp luật của người con khơng phụ thuộc vào hình thức hơn nhân của cha, mẹ đẻ. Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay khơng đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

Để đảm bảo quyền và lợi ích về tài sản cũng như lợi ích về nhân thân của cá nhân, việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là hết sức cần thiết. Khoản 1

<i>Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014 quy định “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Việc xác </i>

định cha, mẹ, con là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trong quan hệ nhân thân, đồng thời còn là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa cha, mẹ và con khi một trong các bên chết.

Tiếp đến là mối quan hệ giữa những người cùng dòng máu về trực hệ như là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại. Hoặc bàng hệ là mối quan hệ thân thuộc không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung như quan hệ giữa anh chị em ruột và ngược lại. Pháp luật quy định về diện thừa kế giữa những người có cùng huyết thống trong phạm vi nhất định vừa góp phần thắt chặt hơn tình cảm gia đình giữa các thế hệ và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của mỗi cá nhân luôn muốn dành tài sản của mình sau khi chết cho những người gắn bó yêu thương, gần gũi với họ nhất.

Những người thừa kế có mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản được xác định theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Chiều dọc được xác định từ đời các

<small>25</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.550. </small></i>

<small>26</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.550. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

cụ cho đến đời các chắt (phạm vi trực hệ bốn đời). Chiều ngang được xác định giữa anh, chị, em với nhau, theo đó, nếu anh hoặc chị chết thì em là người thừa kế, nếu em chết thì anh hoặc chị là người thừa kế di sản của em,... (huyết thống bàng hệ trong phạm vi hai đời).

Việc quy định dừng lại ở mối quan hệ bốn đời của cụ và chắt cũng có những lý lẽ riêng. Một là, xuất phát từ quan niệm về truyền thống gia đình “tứ đại đồng đường”, với bốn thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà đã được xem là nét đẹp văn hóa của những gia đình Việt Nam thời xưa. Hai là, việc quy định về ba hàng thừa kế cũng được nghiên cứu và xây dựng căn cứ trên cơ sở tuổi thọ trung bình của người Việt Nam qua từng giai đoạn.

<i><b>1.2.1.2. Quan hệ hôn nhân </b></i>

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Vợ và chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi quan hệ hôn nhân của cả hai tính tới thời điểm mà xác định được thừa kế của người vợ và người chồng là hôn nhân hợp pháp. Để có thể được pháp luật thừa nhận là hơn nhân hợp pháp thì việc kết hơn của hai người phải tuân thủ các thủ tục và điều kiện do luật định.

Trên thực tế, có những trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan nên vẫn tồn tại những quan hệ hôn nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn nhưng lại vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn. Hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ chung sống với nhau và thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp, được giải quyết quyền, lợi ích và nghĩa vụ như hôn nhân hợp pháp. Việc thừa nhận hôn nhân thực tế chỉ mang tính chất tạm thời để giải quyết thấu tình đạt lý những trường hợp do hoàn cảnh khách quan mang lại. Nhưng sau khi Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực thì hơn nhân thực tế khơng được thừa nhận nữa. Vì vậy, nếu hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn thì sẽ khơng phát sinh quan hệ hôn nhân và không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau.

Ngồi ra, cịn một trường hợp vi phạm quy định về hôn nhân hợp pháp nhưng vẫn được cơng nhận là vợ chồng, đó là trường hợp một người có nhiều vợ/nhiều chồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Cụ thể là trường hợp kết hôn trước khi Luật HNGĐ năm 1959 có hiệu lực và trường hợp bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, lấy chồng khác. Theo mục a Điều 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định: “Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày cơng bố Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”.

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng sau kết hơn<small>27</small>. Ngồi quan hệ giữa vợ chồng sau kết hơn, quan hệ hơn nhân cịn là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập trên thực tế nhưng phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định để được công nhận là hôn nhân thực tế. Đó là những sự kiện pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, trong đó có quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng theo quy định của pháp luật thừa kế.<small>28</small>

Trước năm 1945, hôn nhân đã được coi là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa vợ, chồng; diện thừa kế theo pháp luật chủ yếu dựa vào quan hệ huyết thống. Sau năm 1945, pháp luật về thừa kế có sự thay đổi, bình đẳng nam nữ. Nổi bật là Sắc lệnh số 97 đã chính thức đưa quan hệ hôn nhân trở thành một trong những cơ sở để xác định diện thừa kế và nguyên tắc này được tiếp tục khẳng định và cụ thể trong các luật như HNGĐ năm 1959, HNGĐ năm 2014,…

Hiện nay, cơ sở pháp lý của quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng được ghi nhận tại Điều 651 Luật HNGĐ năm 2014. Luật HNGĐ năm 2014 tiếp tục khẳng định để xác lập quan hệ vợ chồng phải thực hiện việc đăng ký kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền luật hộ tịch quy định (Điều 9 Luật HNGĐ năm 2014).

Vấn đề cần xem xét khi nghiên cứu diện thừa kế xét theo quan hệ hơn nhân đó là trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

<small>27 Khoản 1 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014. </small>

<small>28</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.550. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>Tại khoản 1 Điều 655 BLDS năm 2015 quy định: “1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hơn nhân cịn tồn tại mà sau đó một người chết thì người cịn sống vẫn được thừa kế di sản”</i><small>29</small>. Việc chia tài sản chung giữa vợ chồng không làm ảnh hưởng đến quan hệ hơn nhân hợp pháp đang tồn tại, vì vậy quyền thừa kế của vợ, chồng trong việc nhận di sản của nhau vẫn được bảo vệ bằng pháp luật.

Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tịa án cho ly hơn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực, nếu một người chết thì người thừa kế vẫn được hưởng thừa kế di sản<small>30</small>.

Trường hợp người chồng góa hoặc người vợ góa kết hơn với người khác thì người đó vẫn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của người chồng hoặc người vợ đã chết. Quy định này tiến bộ trái với pháp luật chế độ cũ. Khoản 3 Điều 655 BLDS năm 2015 được hiểu là trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước, bên còn sống vẫn được hưởng di sản kể cả trong trường hợp đã kết hôn với người khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với xã hội hiện đại vì quan niệm lạc hậu áp đặt người phụ nữ sống một đời với người đàn ông là chồng, ngay cả khi người đó chết là khơng phù hợp.

Quan hệ hôn nhân luôn được pháp luật coi trọng và bảo vệ, việc kết hơn khơng chỉ gắn bó giữa hai người với nhau về tình cảm mà cịn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai người, trong đó có quyền thừa kế.

<i><b>1.2.1.3. Quan hệ nuôi dưỡng </b></i>

Đây là quan hệ được xác lập trên cơ sở giữa người để lại thừa kế và người được thừa kế mà trong họ đã chăm sóc nhau, ni dưỡng nhau, coi như “cha mẹ - con” đối với nhau. Quan hệ nuôi dưỡng có thể là quan hệ giữa cha ni – con nuôi, mẹ nuôi – con nuôi, cha nuôi và mẹ nuôi – con nuôi hoặc quan hệ giữa con riêng của vợ với cha dượng, con riêng của chồng và mẹ kế.<small>31</small>

Trong Luật HNGĐ năm 2000, Luật HNGĐ năm 2014 xác định rõ mục đích của việc ni con ni nhằm gắn bó tình cảm của người nhận con nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái và đảm bảo cho người con nuôi chưa thành niên được chăm

<small>29 Khoản 1 Điều 655 BLDS năm 2015. 30 Khoản 2 Điều 655 BLDS năm 2015. </small>

<small>31</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.551. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt. Giữa những người nhận con ni và con ni có những quyền và nghĩa vụ như cha con, mẹ con. Điều 653 BLDS năm 2015 quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Nội dung này so với quy định của BLDS năm 2005 được giữ nguyên, khơng có sự thay đổi.

Pháp luật quy định người con nuôi được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi để lại phải là con nuôi hợp pháp. Nghĩa là việc nhận nuôi con phải theo quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ về việc nhận con nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người con nuôi. Hiện nay văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ nuôi con ni đó là Luật Ni con ni năm 2010. Theo đó quy định cụ thể về điều kiện, trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Con riêng của vợ, chồng với cha kế, mẹ kế trong một số trường hợp cũng thuộc diện thừa kế theo pháp luật như nhau. Trường hợp trên không bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân hay huyết thống mà cơ sở để xác lập quan hệ thừa kế là quan hệ nuôi dưỡng.

Nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha, mẹ kế theo quy định trong Luật HNGĐ năm 2014 không nhất thiết phải quy định điều kiện họ cùng chung sống với nhau giống như trong Điều 38, Điều 79 Luật HNGĐ năm 2000 quy định. Bởi vì nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng giữa họ không phụ thuộc vào điều kiện không gian. Xét về mặt nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha, mẹ kế được xem là bổn phận tự nguyện và nếu họ thực hiện tốt bổn phận của mình thì họ sẽ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Nghĩa là khi một bên chết trước, bên còn sống được thừa kế di sản của nhau như cha con, mẹ con<small>32</small>.

Quyền thừa kế giữa con riêng với cha kế, mẹ kế dựa trên cơ sở nuôi dưỡng phù hợp với với truyền thống tốt đẹp của người Việt. Những mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở sự chăm sóc ni dưỡng giữa họ nên đối với những người họ hàng khác của hai bên đều không phát sinh quan hệ nào khác.

<i><b>1.2.2. Hàng thừa kế </b></i>

Di sản của người chết phải được dịch chuyển cho những người thân thích trong diện thừa kế của người đó khi di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, pháp

<small>32 Điều 654 BLDS năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

luật cũng quy định không phải tất cả người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản mà người được nhận di sản thừa kế phụ thuộc vào vị trí hàng thừa kế, mỗi suất thừa kế theo pháp luật của người cùng hàng là ngang nhau. Xác định người có quyền thừa kế hay khơng nhằm xác định chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế. Điều kiện người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản và cũng được xác định dựa trên ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản cho tới thời điểm mở thừa kế và người đó phải là người có quyền hưởng di sản. Pháp luật về thừa kế quy định những trường hợp người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản do đã có hành vi trái pháp luật và đã bị kết án về hành vi đó. Đồng thời, pháp luật cũng quy định những người thừa kế không thể bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản. Như vậy, không phải tất cả những người trong diện thừa kế đều cùng một lúc được hưởng thừa kế theo pháp luật mà căn cứ vào mức độ quan hệ gần gũi giữa người để lại thừa kế với những người trong diện thừa kế, pháp luật dân sự phân định thành hàng thừa kế.

Vậy, hàng thừa kế là những nhóm người trong diện thừa kế dựa vào mức độ quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế, pháp luật quy định xếp một lượt với nhau để hưởng di sản của người chết.<small>33</small>

<i><b>1.2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất </b></i>

BLDS hiện hành quy định hàng thừa kế theo pháp luật tại Điều 651. Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cả ba quan hệ: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc nhau, là đại diện đương nhiên của nhau khi thỏa mãn các điều kiện luật định.

Điều 651 BLDS năm 2015 quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; và ghi nhận đầy đủ diện những người thừa kế theo pháp luật. Xét trên quan hệ huyết thống hàng thừa kế thứ nhất

<small>33</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.552. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

gồm: cha đẻ, mẹ đẻ; theo quan hệ nuôi dưỡng hàng thừa kế thứ nhất gồm con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi; theo quan hệ hôn nhân hàng thừa kế gồm vợ, chồng.

Các văn bản pháp luật trước đây và BLDS năm 2015 đều quy định con cái được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất di sản của cha mẹ. Luật HNGĐ năm 2014 cũng chỉ ra cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. Khi cha mẹ chết thì các con khơng kể con đẻ, con nuôi đều được hưởng phần di sản bằng nhau và ngược lại cha mẹ cũng được hưởng thừa kế di sản của con mình khơng kể là cha mẹ đẻ cha mẹ nuôi.

- Con đẻ gồm con trong giá thú, con ngoài giá thú. Ngay trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và mục b Điều 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định:

<i>“Con trong giá thú hay con ngoài giá thú của một người đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người đó” </i><small>34</small>. Người có con trong giá thú và con ngồi giá thú thì người thừa kế thứ nhất của người có con là tất cả các con của mình.

- Trường hợp con riêng của chồng với mẹ kế, con riêng của vợ với cha dượng sẽ được thừa kế di sản của nhau nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau theo Điều 654 BLDS năm 2015. Theo quan điểm của nhóm tác giả, nếu đủ điều kiện để hưởng thừa kế theo Điều 654 thì sẽ được hưởng thừa kế của nhau ở hàng thứ nhất như cha, mẹ, con. Vì những điều này dựa trên cơ sở nuôi dưỡng, phù hợp với với truyền thống tốt đẹp của nước ta. Quan hệ gia đình với tính chất đặc thù ln thiết lập một tôn ti, trật tự để giáo dục con cái. Ngược lại, con cái với tư cách là người được hưởng sự yêu thương, nuôi dưỡng và hi sinh của cha mẹ phải có bổn phận kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ. Việc cha mẹ và con cái thực hiện quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đã trở thành một chuẩn mực đạo đức được cả xã hội thừa nhận.

- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc ni con ni được cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015 thì con ni, cha mẹ ni cũng được thừa kế di sản của nhau dựa trên quan hệ nuôi dưỡng. Những trường hợp con nuôi được pháp luật thừa nhận thì con ni và cha mẹ ni mới được hưởng thừa kế di sản của nhau. Pháp luật dân sự cũng quy

<small>34</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

định người đã làm con ni người khác ngồi việc hưởng di sản của cha mẹ ni cịn được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ đẻ mình.

- Ni con ni thực tế là hình thức ni con ni làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục đích của việc ni con ni và đạo đức xã hội. Ni con ni thực tế có thể dẫn đến hai hệ quả pháp lý phụ thuộc vào việc người nhận nuôi con nuôi tiến hành đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn luật ni con ni. Theo đó, nếu sau ngày 31 tháng 12 năm 2015, người nhận nuôi không tiến hành đăng ký việc ni con ni thực tế thì việc ni con ni đó sẽ khơng được cơng nhận, người ni khơng được coi là cha, mẹ nuôi; người được nuôi không được coi là con; việc nuôi con nuôi sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nuôi và người được nuôi; các tranh chấp phát sinh liên quan đến cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa con ni với thành viên gia đình của cha mẹ ni (như nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thừa kế,…) sẽ không được pháp luật bảo hộ. Từ đó, người con ni sẽ không được xem là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của cha mẹ nuôi.

- Con được sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản như các trường hợp cho nỗn, cho phơi, cho tinh trùng,... trường hợp mang thai hộ thì người con vẫn hưởng thừa kế từ cha mẹ, quan hệ huyết thống trong trường hợp này được giải quyết cụ thể như dưới đây:<small>35</small>

<i><b>Trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng: </b></i>

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp này khơng khác gì so với xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên. Bản chất của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con căn cứ vào huyết thống, con phải có chung huyết thống với cha, mẹ. Để xác định một người là con hay khơng phải là con mình dựa trên việc chứng minh có cùng chung huyết thống hay khơng. Pháp luật cho phép cha, mẹ có quyền

<small>35 Phạm Thị Hồng Đào (2017),“Quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và kiến nghị”, [ (truy cập ngày 10/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

xác định người nào đó là con mình cũng như có quyền xác định một người nào đó khơng phải là con mình theo Điều 89 Luật HNGĐ năm 2014. Quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014 cho phép suy đoán con do người vợ sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hơn nhân sẽ có chung huyết thống với vợ chồng, do đó, sẽ là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

<i><b>Trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người hiến: </b></i>

Đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến, con sinh ra có chung huyết thống với người vợ nhưng khơng có chung huyết thống với người chồng. Mẹ của đứa trẻ là người vợ, có chung huyết thống với đứa trẻ - cũng là người sinh ra đứa trẻ. Trong khi đó cha đứa trẻ được xác định căn cứ vào thời kỳ hôn nhân. Cha của đứa trẻ là chồng hợp pháp của mẹ đứa trẻ trong thời kỳ mang thai hoặc sinh con. Quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014, con do người vợ sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

<i><b>Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: </b></i>

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là “việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Theo quy định tại Điều 94 Luật HNGĐ năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra nhưng làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và đứa trẻ.

<i><b>Trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với cặp vợ chồng vô sinh: </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Tương tự các trường hợp trước, đối với cặp vợ, chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì căn cứ xác định cha, mẹ, con được xác định trên ngun tắc suy đốn pháp lý, đó là căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh, nhưng khơng hồn tồn giống sinh con theo chu trình tự nhiên. Đây khơng chỉ là căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà còn là điều kiện bắt buộc để cặp vợ chồng được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn khơng có thai” và chỉ khi cặp vợ, chồng đáp ứng điều kiện vừa nêu thì mới được áp dụng. Do đó, trường hợp con sinh ra trước ngày vợ, chồng đăng ký kết hôn và được vợ chồng thừa nhận là con chung sẽ không được áp dụng đối với trường hợp con sinh ra bằng hỗ trợ kỹ thuật sinh sản.

<i><b>Trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với người phụ nữ độc thân: </b></i>

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP: “Phụ nữ độc thân là người phụ nữ khơng có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ dựa vào sự tự nguyện và sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ độc thân đó. Khoản 2 Điều 93 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”. Theo đó, người phụ nữ sống độc thân đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Pháp luật hiện hành ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác còn cho phép họ được nhận phơi trong trường hơp họ khơng có nỗn hoặc nỗn khơng bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn thân được phép nhận phơi thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật, bởi khi người phụ nữ độc thân khát khao được làm mẹ nhưng do khơng có nỗn hay nỗn không đảm bảo chất lượng để thụ thai, do vậy, dù có nhận tinh trùng của người khác thì họ cũng không thể thụ thai được nên lúc này họ có thể nhận phơi để được sinh con.

Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phơi với người con được sinh ra. Quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

định này phù hợp với nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (khoản 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP): Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận. Bởi xuất phát từ việc chính cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân là người đem lại sự sống cho đứa trẻ và họ cũng là người mong muốn có đứa trẻ chứ khơng phải là người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phôi. Quy định trên cũng nhằm tránh những tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con của các chủ thể liên quan, là cơ sở đảm bảo ổn định mối quan hệ cha, mẹ, con, giúp cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân yên tâm nuôi dạy đứa trẻ trong điều kiện tốt nhất.

<i><b>Trường hợp sinh con bằng phương pháp nhân tạo dù cha/ mẹ đã chết từ rất lâu nhưng do trứng, tinh trùng được lưu giữ trong thời gian dài:<small>36</small></b></i>

Trường hợp lưu trữ trứng, tinh trùng bên ngoài cơ thể người trong thời gian dài, sau đó mang thai bằng biện pháp thụ thai nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm mặc dù người chồng đã chết từ rất lâu nhưng nếu phần tinh trùng dự trữ vẫn cịn tốt và vẫn có thể tiến hành thụ tinh thì người vợ vẫn có thể sinh ra con chung của hai người. Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì đứa trẻ khơng “ thành thai trước khi người để lại di sản chết”. Trường hợp này, việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014. Điều này có nghĩa là con được sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được xem là con do người vợ có thai trong thời kì hơn nhân. Tuy nhiên, với trường hợp sinh con bằng phương pháp khoa học sau 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt (cụ thể là khi người chồng chết) hoàn tồn khơng được đề cập trong các văn bản pháp lý. Vì vậy, theo ngun tắc, trường hợp này khơng thể xác định cha về mặt pháp lý cho người con đó.

Trong trường hợp người vợ/ chồng cịn sống của người gửi tinh trùng, nỗn, phơi có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản thì việc lưu giữ tinh trùng, trứng, nỗn, phơi vẫn được tiếp tục là hợp pháp. Trường hợp người vợ sử dụng tinh trùng của người chồng đã chết để thụ tinh trong ống nghiệm vẫn đúng theo quy định của pháp luật. Do pháp luật hơn nhân và gia đình khơng quy định nên khơng thể xác <small>36Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Thị Anh Vân (2015), “Một số góp ý về người thừa kế theo quy định của Bộ </small>

<i><small>luật Dân sự - Bàn về tư cách hưởng thừa kế của người được thành thai và sinh ra sau thời điểm mở thừa kế”, Tạp </small></i>

<i><small>chí Khoa học pháp lý, 05(90), tr. 45 – 50. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

định cha cho con đối với trường hợp trẻ thành thai sau khi người chồng chết. Những đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp này sẽ không được xác định là “con đẻ” của người chồng đã chết, nên cũng không thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, về mặt sinh học và đạo lý, đứa trẻ vẫn là con của người cha/ mẹ đã chết đó. Vì vậy, tư cách thừa kế của người con được sinh ra bằng phương pháp khoa học thành thai sau 300 ngày kể từ ngày hơn nhân chấm dứt vẫn nên được cân nhắc, tính đến, và nếu thừa nhận tư cách thừa kế thì người con này phải được hưởng di sản với tư các là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha/ mẹ đã chết.

Vợ chồng cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng di sản thừa kế của nhau khi một bên chết trước. Với quan hệ vợ chồng được xác lập hợp pháp hoặc được pháp luật thừa nhận thì vợ chồng là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau và còn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015.

Vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn được hưởng thừa kế di sản của nhau. Vợ hoặc chồng đã kết hôn với người khác vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng hoặc vợ đã chết trước nếu vào thời điểm mở thừa kế quan hệ hôn nhân của họ đang tồn tại hợp pháp. Như vậy, người vợ góa, chồng góa đã kết hôn với người khác vẫn được hưởng di sản mà chồng cũ hoặc vợ cũ đã chết.

Với các quy định hàng thừa kế thứ nhất trong BLDS năm 2015 đã cho thấy sự hết sức đúng đắn, phù hợp mà trong Sắc lệnh số 97 chưa giải quyết và quy định đầy đủ các quan hệ thừa kế.

<i><b>1.2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai </b></i>

Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015 năm quy định hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Chỉ khi hàng thừa kế thứ nhất khơng cịn ai do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai mới được hưởng di sản của người chết để lại.

So với Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995 thì BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm “cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

ông ngoại, bà ngoại” vào hàng thừa kế thứ hai. Việc bổ sung thêm trường hợp “cháu ruột” vào hàng thừa kế thứ hai là hoàn toàn hợp lý. Pháp luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Ơng bà nội, ơng bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trơng nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình mà khơng có người ni dưỡng thì ơng bà nội, ơng bà ngoại có nghĩa vụ ni dưỡng cháu”. Nếu như ơng bà có nghĩa vụ trơng nom, giáo dục cháu thì cháu cũng có nghĩa vụ u thương, kính trọng ơng, bà nếu ơng, bà già yếu khơng có người ni dưỡng thì cháu cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà. Pháp luật không phân biệt đối xử giữa bên nội và bên ngoại, vì vậy ông bà nội, ngoại đều thuộc hàng thừa kế thứ hai của cháu ruột mình và ngược lại cháu ruột cũng thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ngoại.

Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã khắc phục nhược điểm của Thông tư 81 bằng cách loại bỏ người thừa kế là anh nuôi, chị nuôi, em nuôi ra khỏi hàng thừa kế thứ hai vì anh, chị, em ni khơng có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng nhau nên không thể xếp vào hàng thừa kế thứ hai để được hưởng di sản thừa kế của nhau.

Anh, chị, em ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau, anh chị em ruột của người chết là những người có cha mẹ chung hoặc là anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với người chết. Con riêng của vợ và con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con đẻ của một người và con ni của người đó khơng phải là anh chị em ruột của nhau vì vậy pháp luật khơng quy định những người này thuộc diện và hàng thừa kế của nhau.

Như vậy, trong hàng thừa kế thứ hai chỉ có mối quan hệ huyết thống giữa người để lại di sản và người thừa kế. Cụ thể là cùng dịng máu về trực hệ (ơng bà với cháu), mối quan hệ bàng hệ thân thuộc không trực tiếp sinh ra nhau (anh, chị em ruột của người chết).

<i><b>1.2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba </b></i>

Sắc lệnh số 97 chỉ ghi nhận một hàng thừa kế, Thông tư 81 quy định hai hàng thừa kế, đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đã ghi nhận ba hàng thừa kế. Mỗi giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

có những quy định khác nhau, cho thấy việc quy định hàng thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà pháp luật thừa nhận khác nhau về diện và hàng thừa kế.

Điều 651 BLDS năm 2015 quy định hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cũng là diện thừa kế theo quan hệ huyết thống: bác ruột, chú ruột, cơ ruột, cậu ruột, dì ruột thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cháu ruột và ngược lại cháu ruột cũng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của những người này. Theo từ điển Tiếng Việt thì bác ruột, cơ ruột, chú ruột là anh, chị, em ruột của cha; dì ruột, cậu ruột là anh, chị, em ruột của mẹ. Chính vì vậy, BLDS năm 2015 đã xếp những người này vào trong hàng thừa kế thứ ba.

Giống hàng thừa kế thứ hai, những người thuộc hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng di sản mà người chết để lại trong trường hợp khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản. Những người thuộc hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng di sản khi người chết để lại do khơng cịn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai. Nếu được hưởng thừa kế thì người ở hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng phần di sản thừa kế ngang bằng nhau.

Điểm mới ở hàng thừa kế thứ ba của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 so với BLDS năm 1995 là đã đưa thêm “chắt ruột của người chết mà người chết là các cụ nội, ngoại” vào hàng thừa kế này<small>37</small>. Ở BLDS năm 1995 không đưa chắt vào hàng thừa kế thứ ba<small>38</small> là chưa phù hợp, chưa đảm bảo được quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản.

BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã khắc phục được nhược điểm này của BLDS năm 1995, đảm bảo được quyền lợi của chắt. Điều này là phù hợp với ý chí của người để lại di sản bởi chắt còn là con cháu trực hệ của các cụ, phù hợp với truyền thống của dân tộc.

<b>1.3. Quá trình phát triển của quy định về diện và hàng thừa kế </b>

<small>37</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa </small></i>

<i><small>kế, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.558. </small></i>

<small>38 Khoản 3 Điều 679 BLDS năm 1995. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Chế định thừa kế nói chung và hình thức thừa kế theo pháp luật nói riêng được quy định trong BLDS là sự kế thừa và phát triển các quy định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự nước ta từ thế kỷ XV đến nay. Ở mỗi thời kỳ, chế định thừa kế của Việt Nam đều có những đặc thù riêng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một chương mới trong lịch sử vàng son của dân tộc ta, từ đó đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với một sự kiện mang tính bước ngoặt, bên cạnh những ý nghĩa về mặt lịch sử, cịn có những ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý, những thay đổi nhất định trong tư duy pháp lý nước nhà về quyền bình đẳng, có sự học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngồi, khơng ngừng hồn thiện để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, việc nhóm tác giả nghiên cứu, phân tích tiến trình phát triển của pháp luật về thừa kế, nhằm thấy được những sự thay đổi, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, góp phần hồn thiện pháp luật thừa kế hiện nay.

<i><b>1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 </b></i>

Pháp luật thừa kế ở nước ta đã có một lịch sử hình thành, phát triển và có những đặc thù riêng của nó. Sự phân chia giai đoạn phát triển pháp luật thừa kế ở Việt Nam được nhóm tác giả dựa trên các văn bản pháp luật được ban hành và các văn bản hướng dẫn giải quyết những tranh chấp về thừa kế ở nước ta từ trước năm 1945.

Trước năm 1945 có hai thời kỳ tương đối tách biệt là thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc. Sự khác biệt do trong thời kỳ phong kiến, Việt Nam chưa có sự phân biệt thành các ngành luật nên các quan hệ xã hội thường được điều chỉnh bằng một bộ luật chung. Điển hình nhất trong giai đoạn phong kiến nước ta phải kể đến Bộ Quốc triều hình luật dưới thời nhà Lê và và Bộ luật Gia Long dưới thời nhà Nguyễn.Tuy trong quá trình áp dụng, các triều đại có bổ sung thêm các quy định về thừa kế nhưng đó vẫn là những quy định nhỏ lẻ khơng mang tính hệ thống. Cịn trong giai đoạn của thời kỳ Pháp thuộc thì Pháp chia nước ta thành 3 kỳ để cai trị gồm: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. Theo đó, mỗi một kỳ chịu sự điều chỉnh bởi một bộ luật riêng. Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu năm 1883 áp dụng cho các tỉnh thuộc Nam kỳ; Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 áp dụng cho các tỉnh thuộc Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 (Hoàng Việt Hộ Luật) áp dụng cho các tỉnh thuộc Trung kỳ. Các bộ Luật trong thời điểm này có sự tiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

bộ do học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển thời điểm đó và có tính thống nhất hơn, tuy nhiên do thời điểm này luật pháp vẫn còn ảnh hưởng bởi tàn dư phong kiến dẫn đến sự không thật sự văn minh do mục đích cai trị của người làm luật, nên các điều khoản của pháp luật vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn.

<i><b>1.3.1.1. Thời kỳ phong kiến </b></i>

<b>Quy định về diện và hàng thừa kế trong Luật Hồng Đức. </b>

Những người thừa kế theo pháp luật gồm người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 374, 375, 376 thì di sản sẽ được chia theo nguyên tắc ưu tiên, trước hết là chia cho các con, không phân biệt con trai, con gái (hàng 1), nếu người chết khơng có con thì cha mẹ (hàng 2) được hưởng di sản thừa kế. Trường hợp khơng cịn cha mẹ, di sản sẽ được chuyển cho người thừa tự, do họ hàng quyết định. Luật Hồng Đức ghi nhận con ni cũng có quyền thừa kế di sản của cha mẹ nuôi. Luật Hồng Đức quy định vợ, chồng không được thừa kế di sản của nhau ngoại trừ một số trường hợp để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ góa, chồng góa. Trong luật Hồng Đức quy định các con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha, mẹ và mọi người đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu.

Theo Điều 388 và 391 Bộ luật Hồng Đức quy định: "Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 ruộng đất làm ruộng hương hỏa, còn lại chia đều cho các con không phân biệt trai, gái. Trường hợp người giữ hương hỏa khơng có con trai thì con gái được giao ruộng hương hỏa để thờ cúng tổ tiên". Theo đó, con gồm có con trai, gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu, con nuôi. Hàng thừa kế thứ nhất được chia như sau:

− Con vợ cả hưởng phần bằng nhau. − Con vợ lẽ hưởng phần kém hơn.

− Con nuôi hưởng phần bằng nửa con đẻ.

− 1/20 di sản dùng để thừa cúng giao cho người con trai trưởng giữ.

Con trai và con gái được hưởng phần di sản như nhau. Con của vợ lẽ, nàng hầu vẫn được hưởng thừa kế, tuy nhiên phần di sản phải ít hơn so với con vợ cả. Như vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

các con của vợ cả, vợ lẽ và nàng hầu sẽ nhận được kỉ phần khác nhau và pháp luật ưu tiên con vợ cả.<small>39</small>

Bộ luật Hồng Đức cũng quy định trường hợp con nuôi được hưởng thừa kế: "con ni mà có văn tự là con nuôi và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho, khi cha mẹ nuôi chết không có chúc thư, điền sản đem chia cho con đẻ và con nuôi. Nếu trong giấy của con nuôi không ghi là sẽ cho điền sản thì khơng dùng luật này. Điều này có nghĩa là điền sản được chia làm ba: con đẻ được hai phần, con nuôi được một phần; nếu khơng có cha mẹ mà con ni ở với cha mẹ từ thuở bé, thì được cả; thuở bé khơng cùng ở thì con ni được hai phần, người thừa tự được một phần" (Điều 380). Mức kỉ phần nhận được điền sản của con nuôi có sự khác nhau, căn cứ thời gian ở cùng bố mẹ nuôi. Đối với những người đã đi làm con nuôi người khác rồi, luật cũng không bỏ sót. Điều 381 quy định: "Những người đã làm con nuôi người khác họ rồi, mà lại về tranh điền sản của người tuyệt tự trong họ thì được chia bằng một nửa phần của người thừa tự. Nếu khơng được cha mẹ ni chia điền sản cho thì không dùng luật này".<small>40</small>

Việc con nuôi được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi và cả cha mẹ đẻ giống với pháp luật hiện hành. Tuy nhiên Bộ luật Hồng Đức quy định phần thừa kế của con nuôi và con ruột khơng giống nhau và có các điều kiện để con nuôi nhận di sản phụ thuộc vào thời gian ở chung với cha mẹ nuôi. Đối với pháp luật hiện nay không phân biệt phần di sản được thừa kế của con ni và con ruột, đó cũng là điểm tiến bộ của pháp luật hiện hành so với luật cũ.

<b>Quy định về thừa kế trong Luật Gia Long </b>

Thừa kế theo pháp luật của Luật Gia Long được áp dụng khi khơng có chúc thư của người chết. Nếu cha mẹ khơng có chúc thư thì ông bà sẽ quản lý toàn bộ tài sản của các cháu, kể cả di sản thừa kế. Các cháu chỉ được nhận tài sản của mình khi ơng bà chết. Di sản sẽ được chia đều cho các con trai không phân biệt con trai do thê thiếp sinh ra. Trong trường hợp người để lại di sản không có con trai thì các cháu trai thúc bá sẽ được

<small>39</small><i><small> Phạm Thị Thu Hiền (2022), “THỪA KẾ ĐIỀN SẢN TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM”. Tạp chí </small></i>

<small>Luật học, Số 8 năm 2022, tr.46 – 56. </small>

<small>40Phan Hữu Thư (2010), “Các vấn đề dân sự trong Quốc triều hình luật”, [ (truy cập ngày 8/8/2023). </small>

</div>

×