Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Những Vấn Đề Pháp Lý Về Chứng Từ Và Thanh Toán Theo Điều 58 Công Ước Viên 1980.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.79 KB, 71 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

Commission

Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc

Contracts for the International Sale of Goods

Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

mại Quốc tế

Contract Law

Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng

châu Âu

Commercial Contract

Bộ quy tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT

International Sale of Goods 1964

Luật thống nhất về mua bán hàng

hóa quốc tế năm 1964

Commission on

International Trade Law

Ủy ban về luật thương mại quốc tế

của Liên hợp quốc

quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>Chương I. Xác định “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” theo Cơng ước Vienna 1980 ... 5</b>

<b>1.1. Khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” ... 5</b>

1.1.1. Lịch sử xây dựng khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” trong Cơng ước Viên ... 5

1.1.2. Quan điểm của các học giả về cách hiểu “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa”... 7

1.1.3. Thực tiễn xét xử về “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” ... 8

1.1.4. Giải thích của CISG-AC ... 11

1.1.5. Kết luận ... 13

<b>1.2. Các loại chứng từ phù hợp với khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” ... 14</b>

1.2.1 Vận đơn đường biển ... 14

1.2.2. Biên lai kho hoặc giấy bảo hành kho ... 23

1.2.3. Lệnh giao hàng của chủ tàu ... 24

<b>1.3. Các loại chứng từ không phù hợp với khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” ... 26</b>

1.3.1. Vận đơn hàng không; giấy gửi hàng đường sắt, đường bộ ... 26

1.3.2. Giấy gửi hàng đường sắt, đường bộ ... 28

1.3.3. Giấy gửi hàng đường biển ... 30

1.3.4. Biên nhận tại cảng, biên lai thuyền phó ... 32

1.3.5. Một số loại chứng từ liên quan đến hàng hóa ... 34

2.1.2. Nội dung nguyên tắc thanh toán và giao chứng từ diễn ra cùng lúc ... 42

2.1.3. So sánh với nguyên tắc tại Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu (PECL) ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.1.4. So sánh với nguyên tắc tại Bộ quy tắc về Hợp đồng Thương mại quốc tế

(PICC) ... 48

<b>2.2. Quyền từ chối thanh tốn của người mua khi người bán khơng hồn thành nghĩa vụ giao chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa ... 49</b>

2.2.1. Nội dung quyền từ chối thanh toán của người mua ... 49

2.2.2. Căn cứ phát sinh quyền từ chối thanh toán của người mua liên quan tới chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa... 50

2.2.3. So sánh với quy định tại PICC ... 58

<b>2.3. Liên hệ đến pháp luật Việt Nam ... 59</b>

2.3.1. Về nội dung liên quan đến định nghĩa “chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa”... 59

2.3.2. Về nội dung nguyên tắc thanh toán và giao chứng từ diễn ra cùng lúc ... 59

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 61</b>

<b>KẾT LUẬN ... 62</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 63</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế<small>1</small> (Cơng ước Viên 1980 hay CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hài hịa hóa khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law, hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Tính đến tháng 9 năm 2020, theo báo cáo của UNCITRAL, có khoảng 94 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm các quốc gia đã và đang phát triển tham gia Cơng ước<small>2</small>. Cơng ước Viên 1980 có 101 điều luật, trong đó phần thứ ba về mua bán hàng hóa có số lượng điều khoản lớn nhất, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây là những quy phạm cải tiến, được xây dựng cân bằng về quyền lợi giữa bên bán và bên mua, là điểm thu hút nhất của Công ước này khiến các Quốc gia mong muốn là thành viên.

Theo Điều 4 CISG, Công ước điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Phần 3 của Công ước là các vấn đề pháp lý trong q trình thực hiện hợp đồng, trong đó nội dung quan trọng nhất là nghĩa vụ của người bán (Điều 30-52), của người mua (53-65). Nghĩa vụ cơ bản của người bán là nghĩa vụ giao hàng, chứng từ (Điều 30), tương ứng với đó là nghĩa vụ thanh tốn, nhận hàng và kiểm tra hàng hóa của người mua (Điều 53 và 60). Bắt đầu từ việc CISG là quy phạm thực chất thống nhất, được xây dựng theo hướng hài hịa hóa, do đó nhiều quy định của CISG được xây dựng một cách rất cơ bản, chưa rõ ràng và cần sự giải thích. Chứng từ và thanh tốn là hai vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch. Trong khi đó, qua việc khảo sát các quy định của pháp luật và tìm hiểu các vụ kiện trên thực tế, nhóm tác giả nhận thấy vấn đề thời điểm thanh toán và “chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa” tại Điều 58(1) CISG cần được giải thích rõ ràng hơn. Điều này sẽ có ý nghĩa khi mà hiện nay, theo sự phát triển của công nghệ thông tin, các vấn đề liên quan đến thời hạn thanh tốn đơi khi khơng được ghi nhận trong hợp đồng<small>3</small> nên Tịa

<b>án các Quốc gia khi áp dụng điều 58(1) thường tự mình lập luận giải thích. Vì vậy, </b>

việc tổng hợp, đánh giá các lập luận, đi đến cách hiểu thống nhất để áp dụng pháp

<small>1 tiếng Anh là Convention on Contracts for the International Sale of Goods-CISG </small>

<small>2 truy cập ngày 11/3/2023 </small>

<small>3 Ngơ Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hồng Thái Hy, Đọc hiểu CISG qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp tiêu biểu, Nxb.Đại học quốc gia TP.HCM, 2020, tr.153. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>“Nghĩa vụ thanh toán và chứng từ theo Công ước Viên 1980”. </b>

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài </b>

<b> Đề tài phân tích những vấn đề chưa rõ ràng trong quy định của CISG về xác định </b>

loại chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa và phân tích quyền từ chối thanh toán của người mua khi người bán khơng hồn thành nghĩa vụ giao loại chứng từ này. Dựa vào lịch sử xây dựng điều khoản, ý kiến học giả, quy phạm tương tự của các Bộ nguyên tắc khác, lập luận của Tòa án trong các bản án có liên quan, nhóm sinh viên tổng hợp và đưa ra quan điểm riêng về cách thức giải thích quy định chưa rõ ràng về chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa và quyền từ chối thanh toán của người mua tại Điều 58 CISG. Đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả thực hành CISG trên thực tế.

<b>3. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>

<small>4 Ngơ Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy, tlđd. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3

<b>*Sách/Giáo trình </b>

- Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Đại học Luật TP.HCM: giáo trình có đề cập đến nghĩa vụ thanh tốn tiền của bên mua tương xứng với nghĩa vụ giao hàng, chứng từ kèm theo hàng hóa của bên bán. Tuy nhiên, giáo trình khơng đi sâu phân tích các loại chứng từ cũng như nguyên tắc thanh toán và giao chứng từ cùng lúc,

- Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, 2017: giáo trình chỉ nêu sơ lược mà không đi sâu làm rõ vấn đề chứng từ và nghĩa vụ thanh tốn. - Nguyễn Bá Bình (2021), "Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG: Quy định và án lệ", Nxb.Tư Pháp, tr.227-231 (sách chuyên khảo). Đây là sách chuyên khảo bao gồm 14 chương, đã phân tích, làm sáng tỏ nội dung quy định của CISG và đã viện dẫn, phân tích gần 200 án lệ về CISG. Đặc biệt, sách có đề cập và làm rõ khái niệm chứng từ phù hợp theo Điều 58, có viện dẫn án lệ của Tòa án các nước.

<b>*Bài báo khoa học/Cơng trình nghiên cứu </b>

<b>- UNCITRAL (2016), Digest of Case Law on the United Nations Convention on </b>

Contracts for the International Sale of Goods: Đây là cơng trình của UNCITRAL nhằm trình bày rõ ràng, chính xác, khách quan thông tin về từng điều luật của Cơng ước, bên cạnh đó cịn đưa ra các bản án minh họa. Nhưng cơng trình chưa đưa ra các bình luận, đánh giá, so sánh các lập luận khác nhau của các Tòa án.

- CISG-AC* Opinion No. 11, Issues Raised by Documents under the CISG Focusing on the Buyer’s Payment Duty, Rapporteur: Professor Martin Davies, Tulane University Law School, New Orleans, U.S.A: Bài báo đã đóng góp rất lớn về các cách giải thích khác nhau của các học giả cho vấn đề chứng từ theo Điều 58 Công ước viên 1980. Tuy nhiên, bài báo chỉ dừng lại ở việc phân tích chứng từ ở Điều 30, Điều 34 và Điều 58 mà khơng có sự so sánh cụ thể liên quan đến nghĩa vụ giao chứng từ của người bán ở các Điều luật này.

- Martin Davies, Documents That Satisfy the Requirements of CISG Art. 58: Bài báo khoa học đã đưa ra lời giải thích cho chứng từ phù hợp theo Điều 58 sau khi phân tích tất cả các loại chứng từ vận tải. Bài báo này đã góp phần làm cho đề tài nghiên cứu trở nên phong phú hơn nhờ vào cách giải thích riêng của tác giả.

<b>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

Đối tượng của đề tài là nghĩa vụ chứng từ và thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Điều 58 của CISG.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4

Phạm vi nghiên cứu là các quy định của Công ước viên 1980 về nghĩa vụ chứng từ và thanh tốn theo Cơng ước Viên 1980.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp tổng hợp, phân tích và bình luận:

Tổng hợp lịch sử xây dựng CISG, quan điểm học thuật của tổ chức CISG-AC và các học giả, quan điểm của Tịa án nhằm phân tích, đưa ra bình luận giải thích nghĩa vụ thanh tốn và chứng từ theo Điều 58 CISG.

Phương pháp so sánh:

So sánh với các quy định tương đồng tại các bộ quy tắc PECL, PICC.

<b>6. Tóm tắt nội dung của đề tài </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thanh toán và giao chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Điều 58 CISG với 2 phần chính như sau:

Chương I: Xác định “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” theo Cơng ước Vienna 1980

Chương II: Quyền từ chối thanh toán của người mua khi người bán khơng hồn thành nghĩa vụ giao chứng từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

5

<b>Chương I. Xác định “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” theo Cơng ước Vienna 1980 </b>

<b>1.1. Khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” </b>

Điều 58 CISG đưa ra khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa”<small>5</small>, tuy nhiên lại khơng có bất kỳ giải thích nào về nội hàm của nó. Cơng ước Vienna 1980 được xây dựng và được áp dụng một cách độc lập so với pháp luật quốc gia nhằm loại bỏ các rào cản pháp lý trong thương mại quốc tế. Vì vậy, các thuật ngữ của CISG có ý nghĩa riêng biệt và khơng thể dùng pháp luật bất kỳ quốc gia nào để giải thích<small>6</small>. Điều 7 CISG đã nêu cách thức giải thích Công ước một cách độc lập, dựa trên các nguyên tắc về tính quốc tế, độc lập và thiện chí. Trên cơ sở này, việc giải thích CISG cần tuân thủ nguyên tắc tại Điều 7. Nhằm đảm bảo nguyên tắc trên, thực tiễn giải thích CISG cho thấy, các nguồn có thể dựa vào để giải thích CISG được tổng kết bao gồm: lịch sử xây dựng, các án lệ CISG, các cơng trình học thuật (bao gồm cả giải thích của Trung tâm CISG-AC) và các Cơng ước, Bộ quy tắc thống nhất khác<small>7</small>.

<b>1.1.1. Lịch sử xây dựng khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” trong Cơng ước Viên </b>

Một trong những quy tắc giải thích điều ước quốc tế được nêu tại Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế là dựa vào những cách giải thích bổ sung tại Điều 32. Theo đó, có thể dựa thêm vào những cách giải thích bổ sung, kể cả những cơng việc trù bị điều ước và hồn cảnh ký kết điều ước. Vì vậy, việc dựa vào lịch sử xây dựng CISG, cụ thể là quá trình đưa ra Điều 58 để hiểu được ý định, mong muốn của các nhà lập pháp là quan trọng để giải thích được khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa”.

Tuy nhiên, khơng có q nhiều dấu ấn về việc xây dựng khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” trong lịch sử hình thành Cơng ước Viên. Khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” xuất hiện tại Điều 39 trong bản thảo Cơng ước và được Ủy ban Tồn thể I thơng qua mà khơng có bình luận nào vào năm 1977<small>8</small>. Nó tiếp tục được đề cập tại Điều 54 trong Dự thảo Công ước thực hiện vào năm 1978 và

<small>5 tiếng Anh là “documents controlling their disposition” </small>

<small>6 Pilar Perales Viscasillas (2017), “Interpretation and gap-filling under the CISG: contrast and convergence </small>

<i><small>with the UNIDROIT Principles”, Uniform Law Review, tập 22, số 1, tr.7. </small></i>

<small>7 Pilar Perales Viscasillas, tlđd(2), tr.7. </small>

<small>8 UNCITRAL, Doc B(1) ANNEX I Report of Committee of the Whole I relating to the draft Convention on the International Sale of Goods, [ (truy cập ngày 10/6/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

6

được thông qua một lần nữa mà khơng có bình luận<small>9</small>. Tại hội nghị toàn thể lần thứ 8, khi phát biểu ý kiến, học giả Garrigues (Tây Ban Nha) đã sử dụng cụm từ “chứng từ đại diện cho hàng hóa” (documents representing them) thay thế<small>10</small>. Như vậy, đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý khi giải thích khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa”. Nói cách khác, tính “có thể đại diện cho hàng hóa” là một đặc điểm của chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa.

Lịch sử lập pháp của Điều 68 được coi là phương tiện hỗ trợ tốt nhất để giải thích khái niệm này<small>11</small>. Trong Dự thảo năm 1978, Điều 68 sử dụng cụm "chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” như Điều 58 hiện nay. Tại Hội nghị ở Vienna, Ủy ban đầu tiên đã thông qua một sửa đổi do Hoa Kỳ đề xuất, để thay cụm từ "các chứng từ thể hiện hợp đồng vận chuyển" (documents embodying the contract of carriage) bằng "chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa". Phản đối việc sửa đổi, học giả John Honnold cho rằng cụm từ "chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa" có khả năng được hiểu là bị giới hạn trong các vận đơn có thể chuyển nhượng, trong khi quy tắc về chuyển rủi ro tại Điều 68 nên áp dụng cho dù tài liệu có thể chuyển nhượng được hay không. Chủ tịch Roland Loewe, đã đồng ý, rằng cụm từ "chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa" thực sự có nghĩa là các văn bản có tính chuyển nhượng (negotiable documents). Như vậy, từ lịch sử xây dựng Điều 58, nhóm tác giả rút ra được tính chất đầu tiên của chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa là những văn bản có tính chuyển nhượng và có thể đại diện cho hàng hóa. Đây là những chứng từ có tính chất là giấy tờ có giá, có thể mua bán, trao đổi và người sở hữu chúng sẽ được xem là chủ sở hữu hàng hóa ghi trên đó. Chẳng hạn như, Giấy gửi hàng đường biển (Seaway Bill) mặc dù nó gần giống với vận đơn đường biển (B/L), nhưng chỉ có duy nhất một điểm khác biệt là không thể chuyển nhượng được (Non-negotiable). Tuy nhiên, việc khơng có một định nghĩa cụ thể về “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong các học giả.

<small>9 UNCITRAL, Legislative History 1980 Vienna Diplomatic Conference First Committee [Article 58], [ (truy cập ngày 10/6/2023) </small>

<small>10 UNCITRAL, Summary Records of the Plenary Meetings, </small>

<small>[ (truy cập ngày 10/6/2023) </small>

<small>11 CISG-AC (2012), “Opinion No. 11, Issues Raised by Documents under the CISG Focusing on the Buyer’s Payment Duty”, tr.7. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Học giả Dietrich Maskow đã đưa ra quan điểm về “các chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa”<small>13</small>. Thứ nhất, đó là quan điểm các chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa chỉ là các chứng từ sở hữu. Ngoài ra, các chứng từ làm bằng chứng của việc giao hàng cũng được xem là “chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa”. Những tài liệu này là quan trọng nhất đối với người mua, vì chúng đưa ra bằng chứng rằng hàng hóa đã được bàn giao cho một người trung lập, một bước tiến tới quyền sở hữu hàng hóa của người mua. Ngồi ra, ơng cịn mở rộng lập luận cho một cái nhìn rộng hơn. Cụ thể là cụm từ này nên được hiểu là đề cập đến "bất kỳ tài liệu nào được yêu cầu bởi người mua", có thể mở rộng để bao gồm hóa đơn hoặc giấy chứng nhận xuất xứ nếu người mua được yêu cầu bởi Cơ quan hải quan nước mình xuất trình các chứng từ đó trước khi nhận hàng<small>14</small>.

Henry Gabriel đã gợi ý rằng cụm từ "các tài liệu kiểm soát việc xử lý hàng hóa" chỉ đề cập đến các tài liệu cho người mua có quyền sở hữu hàng hóa, chẳng hạn như vận đơn hoặc biên lai kho hàng<small>15</small>.

Như vậy, tổng kết quan điểm của các học giả, nhóm tác giả nhận thấy chưa có ý kiến thống nhất về cách hiểu “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa”. Tuy nhiên, nhìn chung, quan điểm của các học giả chia thành hai xu hướng chính. Thứ nhất là nhóm hiểu theo nghĩa hẹp khi cho rằng các chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa nên được hiểu theo nghĩa là các tài liệu cho người mua có quyền sở hữu hàng hóa hay tiến tới xác lập quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. Thứ hai là nhóm học giả hiểu khái niệm trên theo nghĩa rộng bằng các lập luận như: (i) cho rằng khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” đồng nhất với chứng từ liên quan đến hàng hóa tại

<small>12</small><i><small> Martin Davies (2011), “Documents That Satisfy the Requirements of CISG Art. 58”, Belgrade Law Review, tr.9. </small></i>

<small>13</small><i><small> Michael Joachim Bonell, C. Massimo Bianca (1987), Bianca-Bonell Commentary on the International Sales Law, Nxb.Giuffrè (Milan), tr.426. </small></i>

<small>14 Martin Davies, tlđd(8), tr.2. </small>

<small>15 Henry Deeb Gabriel (2005), “The Buyer's Performance Under the CISG: Articles 53-60 Trends in the </small>

<i><small>Decisions”, Journal of Law and Commerce, số 25, tr.280. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

8

Điều 30 và Điều 34; (ii) mở rộng với chứng từ liên quan đến hàng hóa trong một số trường hợp với điều kiện nhất định.

<b>1.1.3. Thực tiễn xét xử về “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” </b>

Trên thực tế, đã có một số vụ kiện liên quan đến “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” và Tịa án các quốc gia đã giải thích khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” trong phán quyết của mình. Vì đây là một khái niệm chưa có sự giải thích thống nhất, lập luận của Tòa án cũng viện dẫn các ý kiến từ học giả như một nguồn bổ trợ. Do đó, đây là cơ sở quan trọng để rút ra được quan điểm học giả chiếm ưu thế cũng như các tiêu chí xác định “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” riêng do Tịa án đề xuất.

<i>Vụ “Cobalt sulphate”<small>16</small></i>: Người bán Hà Lan ký hợp đồng mua bán cobalt sulphate với người mua Đức. Hợp đồng có điều khoản thanh tốn tiền mặt đổi lấy chứng từ (net cash against documents). Hai bên thỏa thuận các chứng từ mà người bán phải chuẩn bị và giao cho người mua là giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận phân tích (certificate of analysis). Vào ngày 29 tháng 1, người bán gửi cho người mua Giấy chứng nhận phân tích cấp bởi cơng ty M. Tiếp theo, vào ngày 2 tháng 3, người bán thông báo hàng hóa đã sẵn sàng để nhận tại kho và gửi cho người mua hai hóa đơn thương mại, Giấy chứng nhận xuất xứ cấp bởi Phòng thương mại Antwerp (Bỉ) trên đó đề hàng hóa có nguồn gốc từ EEC, Giấy chứng nhận phân tích cấp bởi cơng ty M. Người mua cho rằng tài liệu cung cấp không đầy đủ và khiếu nại về sự khác biệt giữa giá trị kẽm ở hai Giấy chứng nhận phân tích được cấp vào tháng 1 và tháng 3. Ngày 17 tháng 3, người bán cung cấp giấy chứng nhận phân tích khác. Đến ngày 19 tháng 3, người mua tuyên bố hủy hợp đồng với lý do nghi ngờ về tính chính xác của Giấy chứng nhận phân tích. Để khắc phục, bên bán đề nghị để chuyên gia kiểm tra hàng hóa và được bên mua chấp nhận.

Sau đó, cơng ty M báo cáo sự khác biệt của giá trị kẽm ở hai Giấy chứng nhận phân tích là do lỗi đánh máy. Bên cạnh đó, sau khi kiểm tra hàng hóa, người mua thơng báo vẫn giữ quyết định hủy hợp đồng căn cứ vào sự khơng phù hợp của hàng hóa về các trị số hóa học. Ngồi ra, đã qua thời gian mà người mua gia hạn, người bán vẫn không cung cấp được bốn giấy chứng nhận phân tích riêng biệt. Người bán phản đối

<small>16 Germany April 3, 1996 Bundesgerichtshof [Federal Supreme Court], </small>

<small>[citations-do-not-identi-5] (truy cập ngày 11/5/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Một lập luận quan trọng của Tòa Bundesgerichtshof đưa ra là người mua khơng có quyền từ chối thanh tốn theo Điều 58(1) vì việc giao sai Giấy chứng nhận xuất xứ không ảnh hưởng đến thành công của giao dịch; bên mua vẫn có thể nhận Giấy chứng nhận xuất xứ mà khơng gặp phải khó khăn từ Phịng thương mại ở nước sở tại<small>18</small>. Tòa án cho rằng chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa được hiểu là chứng từ chuyển nhượng đích thực, hay những chứng từ cho người mua quyền định đoạt hàng hóa và

phân tích trong trường hợp này khơng phải chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa. Bên cạnh đó, Tịa cho rằng biên nhận tại kho là chứng từ phù hợp với u cầu

có thể thấy, Tịa Bundesgerichtshof đã giải thích khái niệm trên theo nghĩa hẹp. Bình luận cho quan điểm của Tịa án, nhiều học giả đồng tình với hướng giải quyết của Tịa. Học giả Martin Davies cho rằng lập luận của Tòa Bundesgerichtshof là chính xác, giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận phân tích khơng cần thiết cũng như khơng đầy đủ để yêu cầu bên mua thanh toán<small>20</small>. Trong những trường hợp thông thường, hai chứng từ trên rõ ràng khơng kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa theo nghĩa hẹp.

Tại bản án “Cobalt Sulphate”, Tòa đã đưa ra kết luận: chứng từ như giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận phân tích khơng phải chứng từ kiểm sốt việc định đoạt

<small>17 Qua phần tóm tắt, có thể thấy người mua đưa ra tuyên bố hủy hợp đồng dựa trên nhiều căn cứ khác nhau. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích lập luận của bên mua cho rằng họ có quyền từ chối thanh tốn căn cứ vào Điều 58(1). Nói cách khác, trong trường hợp này, vấn đề pháp lý đặt ra là Giấy chứng nhận phân tích và Giấy chứng nhận xuất xứ có là chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa theo nghĩa của Điều 58 CISG hay không. </small>

<small>18 Case Law On Uncitral Texts (CLOUT): Case 171, [</small>

<small> (truy cập ngày 13/5/2023.) </small>

<small>19 Germany April 3, 1996 Bundesgerichtshof [Federal Supreme Court], </small>

<small>citations-do-not-identi-5] (truy cập ngày 13/5/2023)</small>

<small>[ Martin Davies, tlđd (3), tr.9. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

10

hàng hóa theo Điều 58(1) CISG. Lập luận này sẽ là tiền lệ tham khảo cho các vụ án sau này khi giải thích “chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa”. Một vụ án khác có thời điểm xảy ra sau vụ “Cobalt Sulphate” và đã xuất hiện các lập luận mới về

<i>“chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa”. Đó là vụ “Clothes Case”</i><small>21</small> với nội dung

<i>như sau: bên mua khởi kiện bên bán yêu cầu thanh toán tiền hàng. Bên mua cho rằng </i>

bên bán đã không giao chứng từ cần thiết để thơng quan hàng hóa và do đó họ phải trả lại hàng. Cụ thể, người mua cho rằng người bán đã không giao giấy chứng nhận xuất xứ để họ thơng quan hàng hóa.

Lập luận của người mua trong vụ việc này cho rằng: “bên bán đã không giao chứng từ cần thiết để thơng quan hàng hóa và do đó họ từ chối thanh tốn và trả lại hàng” đã làm xuất hiện câu hỏi pháp lý mới. Nếu các chứng từ như giấy chứng nhận xuất xứ cần thiết để thơng quan hàng hóa thì liệu chúng có phù hợp theo Điều 58(1) và cho phép người mua từ chối thanh tốn khi khơng được giao chứng từ.

Tòa Kantonsgericht đã bác bỏ lập luận của bên mua. Tòa án cho rằng người mua phải thanh tốn khi người bán đặt hàng hóa hoặc chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua (điều 58(1) CISG). Các chứng từ này là vận đơn đường biển hay biên nhận tại kho nhưng không bao gồm chứng từ thông quan (custom documents)<small>22</small>. Chứng từ thông quan được hiểu là " bất kỳ chứng từ nào được yêu cầu bởi cơ quan Hải quan ở quốc gia của người mua, chẳng hạn như hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, tờ khai xuất khẩu hoặc giấy phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia của người bán, giấy phép nhập khẩu từ các cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia của người mua. Ngoài ra, các tài liệu đại diện cho hàng hóa sẽ do bên xuất khẩu hàng hóa chịu trách nhiệm. Điều này khơng nhất thiết phải là người bán trong mọi trường hợp<small>23</small>. Việc chuẩn bị các chứng từ hải quan là trách nhiệm của người bán, chỉ khi có điều khoản quy định trong hợp đồng, tình huống này đã khơng xảy ra.

Bình luận cho phán quyết của Tòa án, tác giả Dietrich Maskow<small>24</small> đã khơng đồng tình và cho rằng các loại chứng từ thông quan sẽ giúp cho người mua thực hiện được việc

<small>21 Switzerland, Kantonsgericht St. Gallen, 3 ZK 96-145 (12 August 1997) (Clothes Case), </small>

<small>[ (truy cập ngày 16/5/2023) </small>

<small>22 Martin Davies, tlđd(3), tr.9. </small>

<small>23 Larry A. DiMatteo (2004), “The Interpretive Turn in International Sales Law: An Analysis of Fifteen Years </small>

<i><small>of CISG Jurisprudence”, Northwestern Journal of International Law & Business, tr.375. </small></i>

<small>24 Michael Joachim Bonell, C. Massimo Bianca, tlđd(4), tr.426 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

11

chiếm hữu thực tế nên chúng nên được xem là chứng từ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa ngay cả trong nghĩa hẹp. Những chứng từ này cũng phải được xác định từ hợp đồng hàng hóa theo Điều 58(1) CISG.

Qua tổng kết, có thể thấy một cách gián tiếp, các Tòa án đều thống nhất cách hiểu

<i>“chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” theo nghĩa hẹp. Vụ “Cobalt Sulphate” đặt </i>

ra vấn đề giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận phân tích có là “chứng từ kiểm soát việc định đoạt hàng hóa” phù hợp theo Điều 58(1) CISG. Tòa án Bundesgerichtshof cho rằng chứng từ kiểm soát việc định đoạt hàng hóa được hiểu là chứng từ chuyển nhượng đích thực, hay những chứng từ cho người mua quyền định

người mua lập luận rằng các chứng từ liên quan đến hàng hóa ảnh hưởng đến việc thơng quan phù hợp với khái niệm “chứng từ kiểm soát việc định đoạt hàng hóa”. Tuy nhiên, Tịa Kantonsgericht giải thích các chứng từ này là vận đơn đường biển hay biên nhận tại kho nhưng không bao gồm chứng từ thơng quan (custom documents). Như vậy, các Tịa án đều tuân thủ cách giải thích theo nghĩa hẹp khi cho rằng các loại chứng từ không cho người mua quyền định đoạt hàng hóa như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phân tích, chứng từ thơng quan thì khơng phù hợp với khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” theo Điều 58(1) CISG.

<b>1.1.4. Giải thích của CISG-AC </b>

CISG là một cơng ước quốc tế, hướng đến một hệ thống pháp luật hợp đồng quốc tế cao hơn pháp luật quốc gia, hài hòa được sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, ngay cả khi CISG đạt được sự thống nhất về nội dung, việc áp dụng CISG khơng được đảm bảo tính nhất qn vì thực tiễn các quốc gia khác nhau đưa ra cách hiểu khác nhau đối với cùng một khái niệm<small>25</small>. Bên cạnh đó, CISG khơng có cơ quan xét xử riêng hay cơ quan tư vấn chính thức. Thay vào đó, Tịa án quốc gia, Hội đồng trọng tài, các học giả và UNCITRAL đều đóng vai trị trong việc diễn giải, tạo nên nguồn tri thức chung về CISG<small>26</small>. Xu hướng giải thích “phi tập trung” này là tiền đề để tổ chức CISG Advisory Council (viết tắt là CISG-AC) ra đời. Đây là một tổ chức tư nhân, được thành lập với mục tiêu phát triển việc giải thích thống nhất CISG và tập trung đông đảo học giả, chuyên gia về thương mại quốc tế từ khắp mọi nơi trên

<small>25</small><i><small> R. J. C. Munday (1978), “The Uniform Interpretation of International Conventions”, The International and Comparative Law Quarterly, Vol. 27, No. 2, tr.450. </small></i>

<small>26</small><i><small> Joshua D. H. Karton (2009), “Has the CISG Advisory Council Come of Age?”, Berkeley Journal of International Law (BJIL), tập 27, số 2, tr.451. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

12

thế giới<small>27</small>. Các báo cáo ý kiến tư vấn (CISG-AC Opinion) của tổ chức này có giá trị học thuật cao, thậm chí là nguồn tham khảo phục vụ cho hoạt động xét xử về CISG. Khi báo cáo ý kiến tư vấn mâu thuẫn với một bài viết học thuật về CISG, các thẩm phán và trọng tài có nhiều khả năng sẽ thực hiện theo ý kiến tư vấn của CISG-AC bởi vì ý kiến tư vấn này đại diện cho sự đồng thuận của số đông trong cộng đồng học thuật<small>28</small>.

Theo báo cáo ý kiến tư vấn số 11 của CISG-AC về vấn đề chứng từ và thanh toán của người mua, khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” nên được hiểu là bất kỳ chứng từ nào (hình thức bản giấy và điện tử) cho phép người mua sở hữu hàng hóa, hoặc một khi đã ở trong tay người mua thì người bán khơng cịn quyền xử lý đối với hàng hóa<small>29</small>. Như vậy, CISG-AC đưa ra hai nhóm chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa. Nhóm thứ nhất là nhóm chứng từ sở hữu xác lập quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. Nhóm thứ hai là nhóm chứng từ có tính chất loại trừ quyền xử lý hàng hóa của người bán. Có thể thấy, CISG-AC cũng có xu hướng mở rộng cách hiểu khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa”, nhưng CISG-AC thận trọng hơn so với quan điểm của một số học giả. Sự mở rộng của CISG-AC nhằm giải quyết quan ngại về khả năng định đoạt hàng hóa của người bán có thể ảnh hưởng đến sự xác lập quyền sở hữu của người mua. Do đó, về cơ bản, khái niệm do CISG-AC đưa ra dựa trên tiền đề cơ bản là quyền sở hữu của người mua.

Thật vậy, lập luận chính của CISG-AC là một chứng từ chỉ kiểm sốt việc định đoạt hàng hóa nếu nó kiểm sốt quyền sở hữu hàng hóa<small>30</small>. Trên cơ sở so sánh với khái niệm “chứng từ liên quan đến hàng hóa” (tiếng Anh là “documents relating to the goods”) tại Điều 30 và 34 CISG, CISG-AC cho rằng khái niệm quy định tại Điều 58 có nghĩa hẹp hơn<small>31</small>. Cụ thể, trong khi “chứng từ liên quan đến hàng hóa” có thể là bất kỳ chứng từ nào được các bên thỏa thuận trong hợp đồng thì “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” chỉ có thể là những chứng từ quy định việc định đoạt hàng hóa của chủ thể sở hữu chứng từ. Nói cách khác, những chứng từ tại Điều 58 CISG xác lập quyền sở hữu hàng hóa cho người nắm giữ chứng từ. Đó là những chứng từ sở hữu hàng hóa (tiếng Anh là “documents of title”). Bên cạnh đó, như đã phân tích, CISG-

<small>27 Giới thiệu về tổ chức CISG Advisory Council, [ (truy cập ngày 16/5/2023] </small>

<small>28 Joshua D. H. Karton, tlđd(22), tr.475. </small>

<small>29 CISG-AC, tlđd (7) , tr.3. </small>

<small>30 CISG-AC, tlđd(7), tr.8. </small>

<small>31 CISG-AC, tlđd (7), tr.8. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

13

AC rất thận trọng trong việc mở rộng khái niệm này ra khỏi phạm vi chứng từ sở hữu và sự mở rộng chỉ giới hạn ở hai trường hợp mà theo CISG-AC, nếu người bán không chuyển giao cho người mua thì khả năng định đoạt đối với hàng hóa của người bán vẫn cịn, người mua không được đảm bảo xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.

<b>1.1.5. Kết luận </b>

Từ lịch sử xây dựng, tổng hợp của CISG-AC và quan điểm của các Tòa án đều khá thống nhất là nội hàm của khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng từ cho phép người mua có quyền sở hữu hàng hóa. Tuy nhiên, quan điểm của một số học giả đưa ra sự cần thiết của việc mở rộng cách hiểu khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” khỏi các chứng từ sở hữu<small>32</small>. Theo nghĩa rộng, “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” còn bao gồm các chứng từ đảm bảo cho người mua có khả năng nhận hàng.

Theo quan điểm của nhóm tác giả, việc mở rộng khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” cho những chứng từ không mang bản chất định đoạt quyền sở hữu của người mua sẽ gây thiệt thòi cho người bán. Nếu các bên thỏa thuận sử dụng phương thức L/C tín dụng làm phương thức thanh tốn thì rủi ro cho bên bán được đảm bảo vì đã có những quy định cụ thể về một bộ chứng từ vận tải hoàn thiện, đầy đủ mà bên xuất khẩu có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các chứng từ đó, bao gồm: giấy gửi hàng đường biển (Seaway Bill), Phiếu đóng gói (Packing list), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O),... bên cạnh vận đơn. Tuy nhiên, đối với các phương thức khác, các loại chứng từ nêu trên có bắt buộc phải kèm theo vận đơn hay khơng thì CISG chưa quy định rõ. Bởi vì khi người bán giao chứng từ, bên mua có quyền từ chối thanh tốn nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao chứng từ nhận hàng đầy đủ. Điều này là rất rủi ro trong trường hợp bên bán đã thực hiện giao chứng từ sở hữu hàng hóa, nhưng bên mua viện dẫn Điều 58(1) để từ chối thanh tốn với lý do khơng đầy đủ chứng từ nhận hàng và sử dụng chứng từ sở hữu để trực tiếp nhận hàng hóa tại cảng.

Vì vậy, theo quan điểm của nhóm tác giả, khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” nên được hiểu theo nghĩa hẹp, có nghĩa là các loại chứng từ sở hữu. Chúng

<small>32 Học giả Dietrich Maskow cho rằng: các chứng từ mà người bán có nghĩa vụ giao cho người mua (để đảm bảo khả năng nhận hàng) nên được nhìn nhận là “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa. Theo tác giả, trong vụ “Clothes Case”, giấy chứng nhận xuất xứ không phải là chứng từ sở hữu, tuy nhiên, chứng từ này là cần thiết để người mua thực hiện thơng quan hàng hóa, vì vậy nên được xem là “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa”. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.2.1 Vận đơn đường biển </b>

<i><b>a. Khái niệm vận đơn đường biển </b></i>

Vận đơn đường biển ( Bill of Lading - B/L) là chứng từ hàng hải do người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc khi người chuyên chở tiếp nhận hàng hóa từ người gửi hàng để chở.

Theo định nghĩa, hai thời điểm cấp phát vận đơn này là hai thời điểm khác nhau, nên giá trị pháp lý của nó cũng khác nhau. Tịa án, cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác, có những quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của B/L - liệu bản thân nó là một hợp đồng hay chỉ là bằng chứng của hợp đồng<small>33</small>. Từ các cơ sở pháp lý quy định về vận đơn đường biển nằm ở các Quy tắc quốc tế và cả ở trong Luật Việt Nam có thể thống nhất được vấn đề này, cụ thể là:

Điểm b Điều I Quy tắc Hague Rules 1924, Hague - Visby 1968:

"Hợp đồng vận tải" chỉ áp dụng cho những hợp đồng vận tải được thể hiện bằng một vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự như đã nói ở trên được phát hành trên cơ sở hoặc theo một hợp đồng thuê tàu kể từ khi vận đơn hoặc chứng từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn.”

Khoản 7 Điều 1 Quy tắc Hamburg Rules 1978:

“Vận đơn đường biển” là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh hoặc giao theo lệnh, hoặc giao cho người cầm vận đơn chính là sự cam kết đó.”

Như vậy, Hague - Visby không đưa ra khái niệm vận đơn đường biển mà chỉ nhắc đến vận đơn trong mối quan hệ với hợp đồng vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển được

<small>33 Tamar Bazghadze (2021), “Relationship between Contract of Carriage of Goods and Bill of Lading”, </small>

<i><small>Journal of Law, tr.98. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

15

điều chỉnh bằng Hague Rules và Hague Visby Rules được hiểu là những hợp đồng vận tải được thể hiện bằng B/L, giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Còn trong quy định của Hamburg Rules thì thể hiện rõ ràng khái niệm B/L là bằng chứng trong hợp đồng, thể hiện rằng người chuyên chở đã nhận hàng hóa của người thuê chở hoặc đã xếp hàng hóa của người thuê chở lên tàu. Ngồi ra, khái niệm vận đơn trên cịn thể hiện rõ mối quan hệ giữa người gửi hàng và người chuyên chở<small>34</small>. Vận đơn thể hiện ý chí của người gửi hàng, cịn người chun chở có trách nhiệm giao hàng hóa cho đúng người.

Điều 148 Bộ luật hàng hải năm 2015:

“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Điều 148 của Bộ luật hàng hải quy định vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển, giống với quy định của Quy tắc Hamburg Rule.

<i><b>b. Phân loại </b></i>

Trong thực tiễn, có nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:

(i) Vận đơn nhận hàng để xếp hàng lên tàu (Received for shipment B/L)

Là vận đơn được cấp sau khi người vận chuyển nhận hàng của người thuê vận chuyển, đưa vào kho bãi để chờ xếp lên tàu.

Mặt trước của vận đơn thường ghi chữ: “Received for shipment or Received for carriage or taken in charge…)

Shipped on board on… (date)

(ii) Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)

Là vận đơn được ký phát sau khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng.

Ngay ở mặt trước Vận đơn này thường được ghi chú bằng chữ Shipped on board, on board, shipped hoặc Laden On board)

<small>34</small><i><small> Dương Văn Minh (2006), Những vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo vận đơn đường biển và thực tiễn sử dụng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.12. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

16

<i><b>*Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng </b></i>

Nếu căn cứ vào mặt pháp lý và vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành ba loại<small>35</small>:

(i): Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng, nhà chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó. Nói cách khác, chỉ người có tên trên vận đơn mới được xem là chủ sở hữu hàng hóa và được người chun chở giao hàng. Vì tính chất đó mà vận đơn đích danh được xem là loại vận đơn có tính an tồn cao nhất<small>36</small>. Trường hợp vận đơn bị thất lạc, bị mất thì người nắm giữ thực tế vận đơn đích danh cũng khơng thể sử dụng vận đơn để chiếm giữ hàng hóa. Mặt trái của loại vận đơn này là tính khơng linh hoạt vì khơng thể chuyển nhượng, lưu thơng.

(ii): Vận đơn vơ danh hay vận đơn xuất trình (To bearer B/L)

Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng (ô “Người nhận hàng bỏ trống”), bất kỳ ai sở hữu vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu của vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn. Tính chất có thể chuyển nhượng của loại vận đơn này được thể hiện ở chỗ, chủ sở hữu có thể bán hàng hóa ghi trên vận đơn một cách dễ dàng bằng cách trao cho người mua vận đơn.

Trên thực tế, loại vận đơn này hiếm khi được sử dụng<small>37</small> vì nó khơng đảm bảo tính an tồn khi mà nó thiếu vắng cách thức xác định chính xác chủ sở hữu.

(iii): Vận đơn theo lệnh (To Order B/L)

Là vận đơn mà trên đó không ghi tên người nhận hàng là ai mà chỉ ghi giao hàng theo lệnh (to the order of) của một người nào đó. Người này có thể là một người đích danh, người gửi hàng hay theo lệnh của ngân hàng. Theo lệnh của chủ thể nào thì chủ thể đó sẽ thực hiện ký hậu và trao cho người được chuyển nhượng. Vì vậy, ký hậu là hoạt động gắn với vận đơn theo lệnh. Ký hậu vận đơn được hiểu là “hành động chuyển

<small>35</small><i><small> Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nxb.Hồng </small></i>

<small>Đức, tr.213. </small>

<small>36 Dương Văn Minh, tlđd(30), tr.23. </small>

<small>37</small><i><small> Carol Proctor (1996), The Legal Role Of The Bill Of Lading, Sea Waybill And Multimodal Transport Document In Financing International Sales Contracts, Luận văn Tiến sĩ, University of South Africa, tr.65. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>*Căn cứ nội dung ghi chú </i>

Nếu căn cứ vào nội dung được ghi chú trên vận đơn thì chia làm 2 loại: (i) Vận đơn hoàn hảo hay vận đơn sạch (Clean B/L)

Là vận đơn khơng có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa hay cũng là vận đơn khơng có ghi chú gì của hàng hóa hay bao bì.

Câu ghi chú, lưu ý, cũng chỉ là nói đến tình trạng bên ngoài cho đến thời điểm hiện tại trong chừng mực mà người chuyên chở cũng như đại lý của người chuyên chở có thể xác định được bằng việc kiểm tra hợp lý bên ngồi, bởi vì người chun chở khơng thể kiểm tra tình trạng bên trong của thùng hàng. Người gửi hàng (consignor), mặc dù không phải chứng minh rằng hàng hóa đã khơng được vận chuyển trong tình trạng hư hỏng, sẽ phải chứng minh rằng thiệt hại đã xảy ra là kết quả của một nguyên nhân mà người chuyên chở chịu trách nhiệm<small>40</small>.

Khi hàng hóa được đặt trong một container, hoặc thiết bị có đơn vị tương tự bởi người gửi hàng, thì rất khó để đạt được một vận đơn sạch như yêu cầu của hợp đồng theo điều kiện CIF<small>41</small>.

(ii) Vận đơn khơng hồn hảo hay vận đơn không sạch hay vận đơn có ghi chú (Unclean B/L - Clean B/L)

<small>38 Nguyễn Thị Hồng Hải (2012), “Vận đơn đường biển – những vướng mắc thường gặp trong kiểm tra và ra </small>

<i><small>quyết định thanh tốn theo L/C”, Tạp chí Ngân Hàng, số 10, tr.50-51. </small></i>

<small>39 Dương Văn Minh (2006), tlđd(30), tr.24. </small>

<small>40 Carol Proctor, tlđd (33), tr.52. </small>

<small>41 Sassoon & Merren, CIF and FOB Contracts, tr.22. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

18

Là vận đơn có những phê chú xấu rõ ràng (bao bì khơng đáp ứng cho vận tải biển, một số thùng bị vỡ, hàng bị ướt, ký mã hiệu không rõ ràng…).

<i>*Căn cứ vào cách thức tổ chức vận chuyển hàng hóa </i>

(i) Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

Là VĐ được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.

(ii) Vận đơn đi suốt (Through B/L)

Là VĐ ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

(iii) Vận đơn địa hạt (Local B/L)

Trên từng chặng đường, các tàu tham gia vận chuyển có thể cấp vận đơn địa hạt. Chỉ làm chức năng nhận hàng không được dùng làm chứng từ thanh toán.

<i>*Căn cứ vào phương thức vận tải </i>

Nếu căn cứ vào phương thức th tàu chun chở thì có 3 loại: (i) Vận đơn tàu chợ (Liner Bill of Lading)

Là vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chợ để vận chuyển hàng. Là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Liner Contract thể hiện ở bằng chứng duy nhất là Bill of Lading.

(ii) Vận đơn tàu chuyến (Voyage Bill of Lading)

Là vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến để vận chuyển hàng.

“To be used with Charter party’’: Kèm theo hợp đồng thuê tàu của các bên.

(iii) Vận đơn vận tải đa phương thức (Combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

Vận tải đa phương thức, hay vận tải liên hợp<small>42</small> là phương thức vận chuyển được thực hiện bởi ít nhất hai loại hình vận tải, từ địa điểm nhận hàng ở một quốc gia đến địa điểm trả hàng ở một quốc gia khác.

<small>42 Trong tiếng Anh, có ba cách gọi thay thế được cho nhau chỉ “vận đơn vận tải đa phương thức” là: Combined transport bill of lading, multimodal transport bill of lading và intermodal bill </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

19

Tên gọi vận tải đa phương thức (multimodal transport) được sử dụng trong “Công ước Liên hợp quốc về vận tải đa phương thức hàng hóa”<small>43</small>, cịn vận tải liên hợp (combined transport) là tên gọi cũ xuất hiện trong “Quy tắc thống nhất cho chứng từ vận tải liên hợp năm 1975” của ICC<small>44</small>. Vận tải đa phương thức được tổ chức bởi duy nhất một nhà chuyên chở (MTO), do đó hợp đồng vận tải này chỉ có một bên chịu trách nhiệm với người thuê chở. Ngoài ra, mặc dù trong quá trình vận tải đã sử dụng hai phương thức nhưng chỉ có một chứng từ vận tải và người gửi hàng chỉ cần thanh toán một giá duy nhất.

<i>c. Chức năng của vận đơn </i>

Thứ nhất, vận đơn là biên lai nhận hàng.

Khi người chuyên chở tiếp nhận hàng hóa, thơng tin đặc điểm lơ hàng như tên, cách đóng gói và mơ tả chi tiết hàng hóa, số kiện hàng, trọng lượng, thể tích sẽ được ghi nhận ở vận đơn. Điều này có nghĩa là việc người chuyên chở thực hiện tiếp nhận hàng hóa như đã ghi trên vận đơn. Họ có nghĩa vụ giao hàng hóa nguyên trạng như đã ghi nhận cho người cầm vận đơn gốc tại cảng đến. Nếu có tranh chấp liên quan tới sự không phù hợp của hàng hóa, với chức năng là biên lai nhận hàng, vận đơn sẽ là căn cứ để giải quyết.

Thứ hai, vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu của hàng hóa

Cho nên, vận đơn giống như là một loại giấy tờ có giá, vì nó có chức năng thể hiện quyền sở hữu hàng hóa được ghi trên vận đơn đó. Khi chủ hàng muốn chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đó thì phải chuyển nhượng cái vận đơn. Đây cũng là chức năng làm cho vận đơn trở nên khác biệt so với các loại chứng từ khác như giấy gửi hàng đường biển, hóa đơn (Receipt), … là nó có giá trị chuyển nhượng.

Về nguyên tắc, chủ tàu cấp cho chủ hàng 3 bản vận đơn gốc: Bản thứ nhất: Đưa về cho Ngân hàng để làm thủ tục thanh toán Bản thứ hai: Gửi cho người được nhận hàng

Bản thứ ba: Để lưu phịng trường hợp có tranh chấp.

<small>43 tên tiếng Anh là United Nations Convention on International Multimodal Transport of Goods, tính đến 20/03/2023, Cơng ước này chưa có hiệu lực. </small>

<small>44 tên tiếng Anh là ICC Uniform Rules for a Combined Transport Document 1975, đã hết hiệu lực. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

20

Thứ ba, vận đơn là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh. Khơng chỉ là tranh chấp giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn là tranh chấp giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan. Vì vận đơn là chứng từ có đầy đủ thông tin của lô hàng, các bên giao nhận, thông tin về giá và phương thức thanh tốn, và cịn có cả những điều khoản trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

<i><b>d. Sự phù hợp của vận đơn đường biển với khái niệm chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa </b></i>

Đối chiếu với khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” mà nhóm tác giả đã đưa ra, các loại vận đơn đường biển nói chung phù hợp với khái niệm này. Điều này xuất phát từ chức năng của vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa, người sở hữu vận đơn là người có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Bên cạnh đó, vận đơn (trừ vận đơn đích danh) là chứng từ có khả năng chuyển nhượng.

Đối với vận đơn theo lệnh và vận đơn vô danh, quyền nhận hàng của người mua xuất phát từ chức năng của vận đơn là chứng từ về quyền (đối với hàng hóa) (document of title). Vận đơn vô danh là vận đơn mà mục người nhận hàng (consignee) trên bề mặt vận đơn bị bỏ trống, thể hiện rằng người vận chuyển sẽ giao hàng cho bất kỳ ai cầm giữ vận đơn. Trong khi đó vận đơn theo lệnh quy định về việc vận chuyển hàng hóa theo lệnh của người có tên trong trong mục “consignee”. Trường hợp thứ nhất là vận đơn quy định về việc giao hàng theo lệnh của người có tên trong mục người nhận hàng (nếu trong mục consignee quy định “to order” – tên người nhận hàng) hoặc giao hàng theo lệnh của người gửi hàng (shipper) (nếu trong mục consignee chỉ có cụm từ to order và để trống). Hai loại vận đơn này trở thành chứng từ có khả năng chuyển nhượng (negotiable) khi người gửi hàng có thể ký hậu và chuyển nhượng vận đơn theo lệnh đến cho một người xác định hoặc chưa xác định, hoặc chuyển nhượng vận đơn vô danh mà hệ quả của việc ký hậu và/hoặc chuyển nhượng này là người nào cầm giữ hợp pháp vận đơn sẽ có quyền yêu cầu người vận chuyển giao hàng. Đối với vận đơn vô danh, việc để trống tên của người có quyền nhận hàng được hiểu là người vận chuyển sẽ giao hàng đến cho người cầm giữ vận đơn, vì vậy bằng cách chuyển nhượng vận đơn vơ danh, người được chuyển nhượng sẽ có quyền nhận hàng khi xuất trình vận đơn. Đối với vận đơn theo lệnh, việc ghi nhận trong mục consignee không chỉ tên của người có quyền nhận hàng mà cả hai chữ “to order” ở phía trước được hiểu là người có tên trong mục consignee.

Đối với vận đơn đích danh, trong mục Consignee, người đi nhận hàng được nêu tên cụ thể tại đây và có thể đi nhận hàng. Người chuyên chở chỉ giao hàng cho người có

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

21

tên trên vận đơn. Như vậy, vận đơn đích danh được coi là chứng từ về quyền đối với hàng hóa (document of title). Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ là căn cứ Bộ luật hàng hải Anh (UK COGSA 1971) thì “vận đơn đích danh” khơng phải là một vận đơn theo nghĩa của Phần 1(4) của Bộ luật này vì vận đơn phải là “chứng từ về quyền sở hữu” (document of title) - chứng từ mà theo luật hàng hải, quyền sở hữu hàng hóa có thể được chuyển nhượng một cách đơn giản là ký hậu (endorse). Trong khi đó “vận đơn đích danh” lại khơng có chức năng này nên không phải là vận đơn theo nghĩa của Phần 1(4). Mặc dù vận đơn đích danh này được coi là chứng từ về quyền sở hữu nhưng nó lại khơng có tính chuyển nhượng (non-negotiable) vì nó khơng thể được ký hậu. Theo lập luận của CISG-AC, bởi vì người chuyên chở có quyền yêu cầu nộp vận đơn đích danh gốc trước khi giao hàng, nên vận đơn đích danh rõ ràng là chứng từ kiểm sốt việc định đoạt theo Điều 58 CISG, vì người mua khơng thể sở hữu hàng hóa mà khơng có chứng từ gốc<small>45</small>.

Việc vận dụng sự phù hợp của vận đơn đường biển với khái niệm chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa được thể hiện trong bản án sau:

Bản án: Chinese Seller v. German Buyer (Fluorite Case), China International Economic and Trade, Arbitration Commission (CIETAC) Award, February 2006<small>46</small> Ngun đơn: Cơng ty ở Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa (bên bán)

Bị đơn: Công ty ở Đức (bên mua)

Bên mua và bên bán ký kết với nhau 3 Hợp đồng mua bán hàng hóa. Hàng hóa ở đây là đá Fluorite dùng cho luyện kim với công thức khác nhau trong từng hợp đồng. Cả 3 hợp đồng quy định điều khoản thanh tốn là thanh tốn 100% khi nhìn thấy chứng từ theo phương thức tín dụng L/C. Các chứng từ yêu cầu bao gồm: B/L sạch được gửi đi, hóa đơn, danh sách đóng gói, giấy chứng nhận số lượng và chất lượng được phát hành bởi tổ chức CIQ.

Bên mua không thể lấy hàng về hợp pháp khi hàng đến cảng đích do thiếu vận đơn đường biển (B/L). Trước khi hàng đến cảng đích, để lấy hàng kịp thời và tránh phí lưu kho, người mua đã nhiều lần yêu cầu người bán cung cấp B/L hoặc chứng từ xác nhận dỡ hàng khác. Đầu tiên, người bán tuyên bố rằng họ không thể cung cấp chứng từ xác nhận dỡ hàng, sau đó đồng ý rằng người mua có thể nhận hàng bằng cách cung

<small>45 CISG-AC, tlđd(7), tr.10. </small>

<small>46 Fluorite case (February 2006), [available], (truy cập ngày 16/5/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Trong vụ kiện này, những chứng từ có khả năng chuyển nhượng mà người bán có nghĩa vụ phải chuẩn bị bao gồm: Vận đơn sạch và đã xếp hàng (clean on-board B/L), hóa đơn, danh sách đóng gói, giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận số lượng được phát hành bởi tổ chức CIQ của Trung Quốc. Cả 3 hợp đồng đều không quy định cụ thể thời điểm thực hiện chuyển giao chứng từ, nhưng ngày hết hạn của 6 cái L/C được mở bởi người mua là ngày 5/1/2005. Do đó người bán phải trình các chứng từ được yêu cầu bởi L/C cho Ngân hàng trong thời hạn cố định. Trong trường hợp này, người bán đã khơng xuất trình được những chứng từ liên quan trong vịng thời hạn của L/C, chủ yếu bởi vì không thể nhận Giấy chứng nhận chất lượng và Giấy chứng nhận số lượng đúng thời gian. Hàng hóa đến cảng nhận vào ngày 17 tháng 1 và người mua khơng có B/L để nhận hàng.

Theo Hội đồng Trọng tài, mặc dù bên bán khơng xuất trình chứng từ kịp thời, nhưng bên bán đã thỏa thuận trước khi hàng đến cảng đích rằng bên mua có thể nhận hàng bằng cách xuất trình bảo lãnh ngân hàng cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở. Người mua có thể nhận hàng hợp lệ nếu họ hành động theo chỉ dẫn. Mặc dù bên bán chậm xuất trình chứng từ nhưng nếu các bên thống nhất được với nhau về các vấn đề đó thì bên bán đã không phải khởi kiện ra trọng tài, bên mua cũng không phải thông báo chấm dứt hợp đồng. Hội đồng Trọng tài đặc biệt lưu ý rằng người mua đã không gửi yêu cầu rõ ràng về trách nhiệm vi phạm hợp đồng của người bán. Theo quan điểm của nhóm tác giả, nhận định rằng bên bán khơng xuất trình chứng từ kịp thời nhưng vẫn khơng vi phạm hợp đồng nếu các bên đã thỏa thuận trước đó với nhau là có thể thay thế bằng bảo lãnh ngân hàng là không hợp lý. Các bên không thỏa

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

23

thuận thời điểm thanh tốn và L/C hết hạn mà bên bán khơng giao đầy đủ bộ chứng từ, do đó thời điểm thanh toán sẽ được điều chỉnh theo quy định của Công ước. Tại Điều 58(1), người mua sẽ phải thanh toán khi người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua hàng hóa hoặc chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa. Theo Điều 58(1) CISG, Giấy bảo lãnh Ngân hàng khơng phải là chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa, nó khơng có đủ các đặc điểm của vận đơn. Điều này khá là rủi ro nếu Trọng tài kết luận như vậy chỉ dựa trên thỏa thuận của các bên. Bản chất của vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu của hàng hóa, nghĩa là nó có thể ký hậu. Nếu bên bán dùng giấy bảo lãnh ngân hàng để thay cho vận đơn, nhưng lại không trung thực khi dùng vận đơn gốc bán lại tồn bộ lơ hàng cho bên thứ ba khác, khi đó thiệt hại sẽ là do bên thứ ba gánh chịu.

<b>1.2.2. Biên lai kho hoặc giấy bảo hành kho </b>

<i><b>a. Khái niệm, chức năng của biên lai kho </b></i>

Biên lai kho hay giấy bảo hành kho là tên gọi của cùng một loại chứng từ. “Biên lai kho” (warehouse receipt) được sử dụng phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia khác, nhưng ở Anh người ta sử dụng thuật ngữ “giấy bảo hành kho” (warehouse warrant)<small>47</small>. Biên lai kho có chức năng giống với vận đơn đường biển, sự khác biệt là biên lai kho được sử dụng đối với trường hợp hàng hóa khơng đang trong q trình vận chuyển thuộc quyền sở hữu của người chuyên chở mà là đang ở cố định một chỗ thuộc quyền sở hữu của người giữ kho<small>48</small>. Khi hàng hóa được ký gửi, thủ kho cấp một biên lai nhập kho (warehouse receipt). Biên lai nhập kho khơng có tính chuyển nhượng khi trên đó có quy định hàng hóa sẽ được gửi cho một người cụ thể. Còn biên lai nhập kho có tính chuyển nhượng khi nó quy định rằng hàng hóa trong kho sẽ được giao cho người xuất trình vận đơn (bearer) hoặc theo lệnh của một người có tên trong giấy. Người nắm giữ biên lai nhập kho có tính lưu thơng có thể bán hoặc cầm cố hàng hóa trong kho bằng cách dùng loại chứng từ này để đảm bảo.

Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) đã định nghĩa: “Chứng từ sở hữu” bao gồm vận đơn, lệnh cập cảng (dock warrant), biên lai cập cảng (dock receipt), biên lai

<b>kho (warehouse receipt) hoặc lệnh giao hàng, và bất kỳ chứng từ nào khác mà trong </b>

quá trình kinh doanh hoặc cấp vốn thông thường được coi là bằng chứng đầy đủ rằng

<small>47 Ở Anh, biên lai kho (warehouse receipt) là chứng từ khơng có tính lưu thơng mà nó chỉ đơn giản là xác nhận việc nhận hàng. Sau này, cụm từ “biên lai kho” (warehouse receipt) được sử dụng theo nghĩa của người Mỹ, và nó cũng được sử dụng phổ biến ở các quốc gia khác. Ở Anh, loại chứng từ này được gọi là giấy bảo hành kho (warehouse warrant). </small>

<small>48 CISG-AC, tlđd (7), tr.13. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.2.3. Lệnh giao hàng của chủ tàu </b>

<i><b>a. Khái niệm, chức năng của lệnh giao hàng </b></i>

Có nhiều loại lệnh giao hàng, trong đó hai loại lệnh giao hàng phổ biến nhất là lệnh giao hàng của người gửi hàng và lệnh giao hàng của chủ tàu<small>52</small>. Nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung phân tích lệnh giao hàng của chủ tàu.

Lệnh giao hàng D/O là công cụ hữu dụng, đặc biệt là trong chuyên chở bằng tàu chuyến mà hàng hóa được chở với số lượng lớn. Lúc này, người gửi hàng chỉ được cấp một vận đơn cho toàn bộ chuyến hàng. Nhu cầu bán các phần của hàng hóa (cargo) cho nhiều người mua khác nhau đặt ra vấn đề người bán phải có khả năng cấp cho từng người mua văn bản cho họ quyền sở hữu phần hàng hóa tương ứng<small>53</small>. Điều này được giải quyết bằng cách người gửi hàng sẽ thực hiện đổi vận đơn đường biển cho chủ tàu để lấy số lượng lệnh giao hàng tương ứng với số người mua, trên đó thể

<small>49 Martin Davies, tlđd(8), tlđd, tr.8. </small>

<small>50 Henry Deeb Gabriel, tlđd(11),tr.280. </small>

<small>51 Phán quyết của các Tòa án trong vụ “Cobalt Sulphate” và vụ “Clothes case” mà nhóm tác giả đã phân tích. </small>

<small>52 tiếng Anh là Ship’s delivery orders (viết tắt là D/O) </small>

<small>53 CISG-AC, tlđd(7), tr.14. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

25

hiện tên người mua cùng phần hàng hóa mà họ có quyền nhận. Người giao hàng của người bán giao một lệnh giao hàng cho mỗi người mua - là người nhận hàng từ người vận chuyển số lượng hàng hóa tương ứng với lệnh giao hàng.

Như vậy, lệnh giao hàng của chủ tàu có một số tính chất giống với B/L như được phát hành bởi người chuyên chở và người nắm giữ lệnh giao hàng có quyền nhận hàng, đối ứng với nghĩa vụ giao hàng của người chuyên chở. Tuy nhiên, khác với vận đơn, lệnh giao hàng không phải chứng từ vận tải một cách đúng nghĩa<small>54</small>. Thời điểm phát hành của lệnh giao hàng có thể là khi hàng hóa đã rời cảng hoặc thậm chí khi hàng hóa đã đến nơi; trong khi đó vận đơn phải được cấp cho người gửi hàng khi người chuyên chở tiếp nhận hàng hóa. Bên cạnh đó, lệnh giao hàng phản ánh nghĩa vụ giao hàng cho người nhận hơn là vận chuyển hàng hóa. Do đó, nền tảng pháp lý của lệnh giao hàng là mối quan hệ mua bán hàng hóa mà không phải là quan hệ hợp đồng chuyên chở<small>55</small>.

Lệnh giao hàng không được điều chỉnh bởi bất kỳ công ước quốc tế nào, tuy nhiên điều này không gây trở ngại đối với hoạt động thương mại<small>56</small>. Luật của một số quốc gia đưa ra định nghĩa lệnh giao hàng, như Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (UCC), Bộ luật Hàng hải Anh (UK COGSA 1992). Đoạn thứ 4 phần 1 UK COGSA 1992 quy định lệnh giao hàng là văn bản phát hành theo hợp đồng vận chuyển và thể

<b>hiện cam kết giao hàng của người chuyên chở. Bộ luật Hàng hải Anh không xem lệnh </b>

giao hàng là chứng từ xác định quyền sở hữu hàng hóa. Theo §7-102.(5) của Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (UCC), “lệnh giao hàng” có nghĩa là bản ghi có chứa một lệnh yêu cầu giao hàng trực tiếp đến nhà kho, người chuyên chở hoặc người khác, mà trong quá trình kinh doanh thơng thường có phát hành biên lai nhập kho hoặc vận đơn. Khác với Bộ luật Hàng hải Anh, UCC xem lệnh giao hàng là chứng từ xác định quyền sở hữu hàng hóa, thể hiện ở tính chất lệnh giao hàng là một bằng chứng cho phép người nắm giữ nó có quyền nhận, giữ và xử lý hàng hóa ghi trên đó<small>57</small>.

<small>54</small><i><small> Caslav Pejovic (2020), Transport Documents in Carriage Of Goods by Sea: International Law and Practice, Nxb.Informa Law from Routledge, tr.198. </small></i>

<small>55 Caslav Pejovic, tlđd(50), tr.198. </small>

<small>56 Caslav Pejovic, tldd(50), tr.197. </small>

<small>57 Theo § 1-201(16) UCC </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>1.3. Các loại chứng từ không phù hợp với khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” </b>

<b>1.3.1. Vận đơn hàng khơng; giấy gửi hàng đường sắt, đường bộ a) Khái niệm vận đơn hàng không </b>

Vận đơn hàng không (tiếng Anh là airway bill) là một loại chứng từ vận chuyển hàng không. Theo Điều 6 Công ước Montreal 1999, người gửi hàng phải lập ba bản vận đơn hàng không và giao vận đơn hàng khơng cùng với hàng hóa.

Bộ thứ nhất ghi “dành cho người vận chuyển” (for issuing carrier) và do người gửi hàng ký. Mặt sau của vận đơn hàng khơng có điều khoản hợp đồng, là chứng từ làm bằng chứng của người vận chuyển.

Bộ thứ hai ghi “dành cho người nhận hàng” (for consignee), do người gửi hàng và người vận chuyển cùng ký và gửi kèm theo hàng hóa, giao cho người nhận hàng tại điểm đến. Mặt sau có điều khoản hợp đồng vận chuyển.

Bộ thứ ba do người vận chuyển ký và người vận chuyển trao cho người gửi hàng sau khi tiếp nhận hàng hóa. Đây là bằng chứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng giữa người gửi hàng và người chuyên chở.

Không giống với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không không phải là chứng từ giao dịch được bởi vì tên người nhận hàng đã được ghi đích danh trên vận đơn.

<b>b) Sự phù hợp của bộ vận đơn hàng không của người bán với khái niệm chứng từ quy định việc định đoạt hàng hóa </b>

Tại Điều 12 của Cơng ước Montreal 1999 cũng quy định: người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa bằng cách lấy hàng lại tại cảng hàng không đi hoặc đến, hoặc yêu cầu giao tại nơi đến hoặc trong hành trình cho một người khác người nhận có tên trong vận đơn, hoặc bằng cách yêu cầu vận chuyển chở lại cảng hàng không khởi

<small>58 Martin Davies, tlđd(8), tr.5. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

27

hành. Người gửi hàng có quyền làm như vậy bằng cách xuất trình bộ vận đơn hàng khơng mà bên vận chuyển đã trao cho người gửi hàng. Điều luật này đã dấy lên mối lo ngại cho bên nhận hàng vì dù có tên trên vận đơn nhưng họ khơng chắc chắn được liệu người bán có thực hiện quyền định đoạt hàng hóa trái ý muốn.

Một giải pháp được đưa ra là người bán sẽ gửi cho người nhận hàng bộ vận đơn hàng khơng mà mình nắm giữ. Như vậy, người nhận hàng có thể chắc chắn người bán không sử dụng quyền định đoạt một cách tùy tiện. Câu hỏi đặt ra là bộ vận đơn hàng khơng của người bán có được xem là “chứng từ quy định việc định đoạt hàng hóa” theo Điều 58 CISG hay khơng.

Có hai luồng quan điểm cho vấn đề này. Theo quan điểm từ CISG-AC, bộ vận đơn hàng không của người bán được xem là chứng từ định đoạt hàng hóa phù hợp theo Điều 58 CISG<small>59</small>. Họ giải thích rằng, dù bộ vận đơn này không ảnh hưởng đến việc nhận hàng nhưng người mua không thể chắc chắn rằng họ có thể kiểm sốt hàng hóa trong cả hành trình vận chuyển. Vì vậy, bộ chứng từ này có ý nghĩa trong việc định đoạt hàng hóa. Phản bác lại, học giả Martin Davies đã lập luận rằng: khơng có điều luật nào trong Công ước Montreal yêu cầu người bán phải thực hiện việc giao bộ chứng từ của mình cho người mua và bộ chứng từ này khơng có vai trị định đoạt hàng hóa cho người mua, thể hiện qua việc người mua có thể nhận hàng mà khơng cần xuất trình nó<small>60</small>.

Trên cơ sở khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” đã đưa ra<small>61</small>, nhóm tác giả cho rằng bộ vận đơn hàng không của người bán không phù hợp với khái niệm “chứng từ quy định việc định đoạt hàng hóa”. Nhóm tác giả đồng tình với quan điểm của học giả Martin Davies. Bộ vận đơn hàng không do người bán nắm giữ không phải là chứng từ sở hữu, khơng có giá trị xác lập quyền sở hữu và giá trị chuyển nhượng. Nếu người bán không thực hiện giao các chứng từ sở hữu, chắc chắn quyền lợi hợp pháp của người mua sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các mối quan ngại về việc định đoạt hàng hóa trái ý muốn của người bán chỉ là các giả định thiếu tính chắc chắn.

<small>59 CISG-AC, tlđd(7), tr.11. </small>

<small>60 Martin Davies, tlđd(8), tr.7. </small>

<small>61 Nhóm tác giả đưa quan điểm khái niệm “chứng từ kiểm soát việc xử lý hàng hóa” tại mục 1.1. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

28

<b>1.3.2. Giấy gửi hàng đường sắt, đường bộ </b>

<i><b>a) Khái niệm, chức năng của giấy gửi hàng đường sắt, đường bộ </b></i>

Chuyên chở đường sắt và đường bộ quốc tế thường được thực hiện bằng loại chứng từ vận chuyển không thể chuyển nhượng được, gọi là Giấy gửi hàng (Consignment note). Giấy gửi hàng không kiểm sốt quyền sở hữu hàng hóa mà chỉ cung cấp bằng chứng về hợp đồng và tình trạng hàng hóa đã nhận để chuyên chở.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt là hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo một chứng từ gửi hàng đi suốt phát hành cho một hành trình đi qua lãnh thổ của ít nhất hai quốc gia. Sau khi đã đóng dấu của ga nhận hàng hoặc đưa vào máy tính, giấy gửi hàng là bằng chứng của việc ký kết và và nội dung của hợp đồng chuyên chở giữa các bên. Hiện nay, Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế điều chỉnh lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt này. Phần 2 của Công ước: Những quy tắc thống nhất về hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường sắt (CIM) sẽ điều chỉnh về các vấn đề về vận chuyển bằng đường sắt.

Đối với vận chuyển đường bộ, khi một trong hai quốc gia khởi hành hoặc quốc gia đến là thành viên của Công ước về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ thì hợp đồng vận chuyển đường bộ được điều chỉnh bởi CMR.

Theo CIM, giấy gửi hàng được mang cùng với hàng hóa đến điểm đến và giao cho người nhận hàng ở đó, và một bản sao được trao cho người gửi hàng.

Theo Điều 5.1 Công ước CMR, 3 bản giấy gửi hàng gốc được phát hành: giấy thứ nhất trao cho người gửi hàng, bản thứ hai đi kèm với hàng hóa và giao cho người nhận hàng khi đến, và giấy thứ ba cho người chuyên chở, là bằng chứng đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng.

Theo cả hai công ước, người nhận hàng có quyền yêu cầu giao cả hàng hóa và giấy gửi hàng sau khi hàng hóa đến địa điểm giao hàng được chỉ định. Bởi vì người nhận hàng nhận hàng hóa và giấy gửi hàng gốc từ người chuyên chở cùng lúc, nên bản thân giấy gửi hàng khơng thể là một “chứng từ kiểm sốt việc định đoạt” theo cách hiểu theo nghĩa hẹp tại Điều 58 CISG.

<i><b>b) Sự phù hợp của bản giấy gửi hàng thứ nhất với khái niệm chứng từ quy định việc định đoạt hàng hóa </b></i>

Tương tự với vận đơn hàng không, một câu hỏi đặt ra là liệu bản giấy gửi hàng mà người gửi hàng sở hữu (bản thứ nhất) có được xem là chứng từ phù hợp theo Điều 58 CISG hay khơng. Bởi vì, cả CIM và CMR đều trao cho người gửi hàng quyền sửa đổi hợp đồng vận chuyển bằng cách đưa ra các yêu cầu liên tiếp nhau cho người vận

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Vì thế, cơ sở để lập luận rằng bản giấy gửi hàng mà người gửi hàng nắm giữ có thể là một chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa theo Điều 58 CISG chính là người gửi hàng không thể thực hiện quyền định đoạt (thay đổi hợp đồng vận chuyển) khi họ đã gửi bản giấy gửi hàng ấy cho người nhận hàng. Người nhận hàng không thể thực hiện quyền định đoạt cho đến khi nhận được bản giấy gửi hàng mà người gửi hàng nắm giữ.

Theo học giả Martin Davies, nếu người nhận hàng có quyền định đoạt, họ khơng thể thực hiện quyền đó trừ khi xuất trình lơ hàng trùng lặp ghi chú (trong trường hợp CIM) hoặc bản sao đầu tiên của vận đơn gửi hàng (trong trường hợp CMR). Tuy nhiên, bản thân giấy gửi hàng đường sắt và đường bộ khơng kiểm sốt việc xử lý hàng hóa theo nghĩa hẹp tại Điều 58 CISG<small>62</small>. Tác giả nhấn mạnh chứng từ tại Điều 58 CISG gắn liền với quyền định đoạt hàng hóa của người mua. Trong trường hợp này, người nhận hàng khơng có quyền định đoạt ngay cả khi họ nhận được bản giấy gửi hàng từ người gửi hàng. Việc chuyển chứng từ từ người gửi hàng sang người nhận hàng được thực hiện không chuyển giao quyền định đoạt vốn luôn thuộc về người nhận hàng; nó chỉ mang lại cho người nhận hàng khả năng thực hiện quyền đó. Nếu bản sao hoặc bản đầu tiên không được chuyển giao, người nhận hàng có quyền yêu cầu người chuyên chở giao hàng hàng hóa và chứng từ mà khơng xuất trình gì. Tóm lại, theo tác giả, việc chuyển nhượng chứng từ khơng làm thay đổi người có quyền định đoạt. Nếu người gửi hàng có quyền định đoạt, chuyển nhượng chứng từ không

<small>62 Martin Davies, tlđd(8), tr.6. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>1.3.3. Giấy gửi hàng đường biển </b>

<i><b>a) Khái niệm, chức năng của giấy gửi hàng đường biển </b></i>

Giấy gửi hàng đường biển (tiếng Anh là seaway bill) là biên lai cho hàng hóa được vận chuyển và là bằng chứng về các điều khoản của hợp đồng vận chuyển. Giấy gửi hàng đường biển không phải là chứng từ sở hữu có thể thương lượng hoặc chuyển nhượng được. Giấy gửi hàng đường biển là một chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển, và mặc dù bản chất của nó là chứng từ khơng có tính lưu thơng, nhưng nó có thể được dùng như phương thức bảo đảm tài sản thế chấp cho ngân hàng.

Mặc dù việc sử dụng vận đơn đường biển khơng thể chuyển nhượng có nhiều lợi thế những việc khơng có khả năng chuyển nhượng đã đặt ra nghi ngờ về khả năng của vận đơn đường biển trong việc cung cấp cho các ngân hàng, tài trợ cho các hợp đồng mua bán, với sự đảm bảo thế chấp có thể chấp nhận được. Vấn đề này đã được khắc phục bằng cách chỉ định ngân hàng là người nhận hàng trên vận đơn đường biển và đưa ra các điều khoản đặc biệt đảm bảo sự kiểm sốt của ngân hàng đối với hàng hóa. Các ngân hàng hiện sẵn sàng chấp nhận các vận đơn đường biển không thể chuyển nhượng trong một vụ mua bán quốc tế được tài trợ bởi một thư tín dụng chứng từ. Bởi vì khơng cịn cần phải xuất trình chứng từ gốc để nhận hàng, giấy gửi hàng đường biển thường được lập ở dạng điện tử và chỉ đơn giản được gửi qua email từ người gửi hàng đến người nhận hàng.

<i><b>b) Sự phù hợp của giấy gửi hàng đường biển với khái niệm “chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa” </b></i>

Theo học giả Martin Davies, với những tính chất này, giấy gửi hàng đường biển không phải là một chứng từ kiểm sốt việc xử lý hàng hóa theo cách hiểu hẹp của Điều 58<small>63</small>. Chứng từ chỉ đơn thuần phản ánh hướng dẫn giao hàng do người gửi hàng đưa ra cho người chuyên chở. Không giống như vận đơn, bản thân chứng từ này không ảnh hưởng đến việc định đoạt hàng hóa mà sẽ được người vận chuyển giao cho người

<small>63 Martin Davies, tlđd(8), tr.4. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

31

nhận hàng cho dù bất kể điều gì xảy ra với chứng từ vận đơn. Một số giấy gửi hàng đường biển dành cho người gửi hàng (shipper) quyền thay đổi người nhận hàng sau khi hàng hóa đã được vận chuyển. Người khác với điều kiện là người gửi hàng (shipper) có quyền chuyển giao “quyền kiểm sốt” cho người nhận hàng (Consignee), với điều kiện là lựa chọn đó được ghi chú trên vận đơn đường biển và được thực hiện trước khi người vận chuyển nhận hàng. Các biến thể này cho phép một hoặc bên kia, hoặc là người gửi hàng hoặc người nhận hàng, để thay đổi hướng dẫn giao hàng bằng cách thay thế một người mới mà người vận chuyển phải giao hàng. Ngay cả những loại vận đơn đường biển này cũng khơng phải là "chứng từ kiểm sốt... quyền sở hữu" hàng hoá theo cách hiểu hẹp của CISG, Art. 58. Ngay cả khi tùy chọn thay đổi danh tính của người nhận hàng là được thực hiện, bản thân chứng từ khơng đóng vai trị gì trong việc định đoạt hàng hóa. Nó chỉ phản ánh thực tế là người gửi hàng có dành riêng cho mình một quyền, hoặc đã chuyển giao một quyền cho người nhận hàng. Người nhận hàng thay thế được quyền nhận hàng nếu nó có thể tự xác định mình là người nhận hàng thay thế, không phải nhờ bản thân chứng từ vận đơn đường biển. Tuy nhiên, giấy gửi hàng đường biển chắc chắn đại diện cho hàng hóa theo cách hiểu rộng hơn của CISG Điều 58. Nó hoạt động như một biên nhận cho hàng hóa, cho biết số lượng, trọng lượng và tình trạng bên ngồi của chúng khi được giao cho người chuyên chở, và nó là bằng chứng về nghĩa vụ của người chuyên chở để chở hàng hóa đến đích. Trong phạm vi đó, giấy gửi hàng đóng vai trị như một loại dấu hiệu hoặc biểu tượng của hàng hóa trong thời gian hàng hóa thuộc quyền sở hữu của người chuyên chở<small>64</small>.

Giấy gửi hàng đường biển có thể đóng một vai trị hữu ích trong việc tránh các vấn đề liên quan đến việc giao hàng mà khơng có vận đơn, khi không cần chuyển giao quyền đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển. Ưu điểm chính của giấy gửi hàng đường biển, so với vận đơn đường biển, là người nhận hàng khơng cần xuất trình giấy gửi hàng đường biển để nhận hàng. Vì giấy gửi hàng đường biển không phải là chứng từ sở hữu nên việc giao hàng được thực hiện cho người nhận hàng có tên, bất kể người đó có thể xuất trình giấy gửi hàng đường biển hay khơng.

Trái với vận đơn đường biển là có thể được chuyển nhượng trong khi hàng hóa vẫn cịn trên tàu, giấy gửi hàng đường biển vẫn ở trên tàu cùng với hàng hóa trên đường đến cảng đến và được giao cho người nhận hàng (Consignee) tại thời điểm giao hàng. Người nhận hàng (Consignee) có được các quyền trong hợp đồng trái với người

<small>64 Martin Davies, tlđd(8), tr.4. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

32

chuyên chở, bao gồm cả quyền nhận hàng, chỉ là bởi vì người đó được xác định là người nhận hàng trong giấy gửi hàng đường biển. Khác với người cầm giữ vận đơn đường biển, người giữ giấy gửi hàng đường biển khơng nhận được quyền gì từ việc nắm giữ loại chứng từ này. Từ những phân tích trên, các học giả đã kết luận rằng Seaway Bill không phải là định đoạt hàng hóa theo Điều 58 CISG.

<b>1.3.4. Biên nhận tại cảng, biên lai thuyền phó </b>

<i><b>a) Khái niệm, chức năng của biên nhận tại cảng và biên lai thuyền phó </b></i>

Biên nhận tại cảng<small>65</small> được cấp nhằm xác nhận việc nhận hàng tại cảng để chuyên chở. Sau đó, người chuyên chở phát hành vận đơn dựa vào thông tin trong biên nhận trên. Biên nhận tại cảng không được sử dụng phổ biến nhiều so với trước đây. Điều này được giải thích bởi hai nguyên nhân<small>66</small>. Thứ nhất, đó là sự gia tăng của hoạt động vận tải đa phương thức mà trong đó biên nhận tại cảng là không cần thiết. Thứ hai, loại “vận đơn đã xếp hàng” được sử dụng xác nhận việc hàng đã được nhận và xếp lên tàu.

Tuy nhiên, biên nhận tại cảng vẫn được sử dụng trong các trường hợp: hàng hóa khơng chứa vừa khoang chứa (hàng rời-break bulk cargo) hay hàng hóa được đóng chung với hàng hóa khác trong khoang chứa vì khơng đủ lớn (hàng lẻ-LCL hay Less than Container Load Cargo).

Biên lai thuyền phó<small>67</small> là biên lai nhận hàng để chở do thuyền phó ký, trên đó có ghi tên hàng, số lượng và tình trạng hàng hóa khi bốc lên tàu, làm căn cứ để thuyền trưởng/hãng tàu ký phát vận đơn đường biển. Vì vậy, một vận đơn hoàn hảo được phát hành dựa trên một biên lai thuyền phó sạch, khơng có ghi chú về tình trạng, chất lượng hàng hóa. Trong vụ The Galatia, các bên đã thỏa thuận hợp đồng CIF với điều khoản: phát hành biên lai thuyền phó cho mỗi kiện hàng được xếp lên tàu; người gửi hàng sẽ đổi biên lai thuyền phó để lấy vận đơn sau khi hoàn thành việc xếp hàng. Thực tế khi chất hàng, hai trăm tấn hàng của người bán ở tình trạng tốt và do đó, người bán được cấp biên lai thuyền phó sạch. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra sau đó đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hàng hóa và vận đơn được phát hành sau sự kiện trên, trong đó ghi: “hàng hóa đã bị lửa làm hư hại”. Thẩm phán Justice Donaldson đã

<small>65 tiếng Anh là dock receipt, dock warrant hay quai receipt </small>

<small>66 CISG-AC, tlđd(7), tr.16. </small>

<small>67 tiếng Anh là mate’s receipt. </small>

</div>

×