Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

pháp luật về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở việt nam thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 131 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </small></b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH: LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả Mã số SV Năm thứ1. Nguyễn Dương Hà Anh 2153801011011 2 2. Nguyễn Quỳnh Anh 2153801015014 2 3. Lưu Thị Ngọc Duyên 2153801011038 2 4. Lương Thị Thanh Thảo 2153801014246 2 5. Đinh Lê Thuý Vy 2153801011267 2 Trưởng nhóm: Nguyễn Quỳnh Anh

Lớp: 128-QT46A1 Khố: 46 Khoa: Luật Quốc tế

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </small></b>

Lớp: 128-QT46A1 Khố: 46 Khoa: Luật Quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>5. Phương pháp nghiên cứu ... 6</b>

<b>6. Bố cục cơng trình nghiên cứu ... 7</b>

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT ... 8</b>

<b>1.1. Khái niệm, đặc điểm về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ... 8</b>

<b>1.2. Nội dung về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ... 19</b>

<b>1.3. Pháp luật quốc tế về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ... 32</b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 63</b>

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN</b> ... 64

<b>2.1. Quy định pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật</b> ... 64

<b>2.2. Thực trạng thực hiện quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam</b> ... 74

<b>2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ... 92</b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 108</b>

<b>PHẦN KẾT LUẬN ... 109</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 110</b>

<b>PHỤ LỤC: CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ... 117</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4 CRPD Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật năm 2006

5 ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

6 ICESCR Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966

7 ILO Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế

9 UDHR Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 10 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Cơng lý là sự cơng bằng, sự đúng đắn, sự bình đẳng, những điều con người vẫn luôn ước mong hàng ngàn năm nay. Từ trước đến nay, công lý luôn đi đôi với cuộc chiến giành công lý trải dài xuyên suốt những hình thái kinh tế - xã hội, chế độ chính trị. Ngay cả trong những mơi trường cơng lý bị kìm hãm đến mức tàn bạo - chế độ chiếm hữu nô lệ, cuộc chiến giành công lý vẫn xuất hiện. Để tham gia vào cuộc đấu tranh này thì trước hết mọi người phải được tiếp cận công lý. Trong thời điểm hội nhập quốc tế - tồn cầu hóa hiện tại, cơng lý hay quyền được tiếp cận cơng lý khơng cịn chỉ dừng lại ở mức độ mong ước của con người. Quyền được tiếp cận công lý đã trở thành thước đo cho sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước đó. Bởi lẽ, đây là quyền con người mà việc đảm bảo các quyền con người là nghĩa vụ của Nhà nước. Đồng thời mức độ đảm bảo này cũng đóng vai trò như thước đo về độ dân chủ của một quốc gia.

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhằm nhấn mạnh tính quan trọng của việc bảo vệ công lý. Vấn đề về bảo vệ công lý đã được đề cập ở Hiến Pháp

<i>nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Điều 102: “Tịa án nhân dân </i>

<i>có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trong Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã nêu rõ định hướng </i>

<i>bảo vệ công lý vững chắc: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, </i>

<i>nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. </i>

Quyền được tiếp cận cơng lý lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhóm người dễ bị tổn thương - người khuyết tật. Luật Người khuyết tật năm 2010 định nghĩa “người

<i>khuyết tật” là: “Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm </i>

<i>chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Chính vì những khiếm khuyết mà nhóm người khuyết tật này sẽ gặp những bất </i>

lợi trong việc tiếp cận công lý, dễ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hơn. Quyền được tiếp cận cơng lý của người khuyết tật cần phải có những quy định riêng, chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cơ sở để xác định trong quá trình tư pháp đối với nhóm người dễ bị tổn thương là những cơng ước quốc tế dành riêng cho người khuyết tật, như là: Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, Công ước về các quyền dân sự và chính trị và cơng ước dành riêng cho những đối tượng cụ thể yếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thế trong xã hội có nguy cơ cao bị vi phạm về quyền như Công ước về quyền của người khuyết tật…

Những năm gần đây, vấn đề tiếp cận công lý đang được các chuyên gia liên tục nghiên cứu, lấy số liệu, dữ liệu và đã đạt được những thành công nhất định. Trong xu hướng nghiên cứu về quyền được tiếp cận về cơng lý của tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhóm tác giả cho rằng quyền được tiếp cận cơng lý của những nhóm đối tượng đặc biệt nên được nghiên cứu sâu và kỹ hơn nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như quá trình tư pháp trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật khơng bị xâm phạm.

Chính vì lý do này, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị” để làm rõ về lý luận của quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật, thực tiễn thực hiện tại Việt Nam và một số kiến nghị về đề tài trong tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>Về tài liệu tham khảo trong nước: </b></i>

<i>Đào Thị Quỳnh Mai (2018), “Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp </i>

<i>luật theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Học viện nghiên cứu khoa học, Hà Nội. </i>

Cơng trình nghiên cứu giúp nhóm tác giả tìm hiểu thêm về khái niệm quyền bình đẳng trước pháp luật trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam.

<i>Lường Minh Sơn (2017), “Quyền tiếp cận công lý của người lao động trong các </i>

<i>tranh chấp lao động”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quyền tiếp cận công lý trong pháp </i>

luật dân sự”, do Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tháng 5/2017. Tác giả đã tiếp cận quyền tiếp cận cơng lý dưới góc độ pháp luật dân sự, cụ thể của đối tượng người lao động trong các tranh chấp lao động. Nhìn nhận dưới góc độ này, tác giả đi dần từ những khái niệm cơ bản của từng thuật ngữ và liên hệ với các tranh chấp lao động trong thực tế.

<i>Nguyễn Minh Phương, Vũ Thị Thu Hằng (2018), “Quyền tiếp cận công lý trong </i>

<i>hoạt động công vụ ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2018. Các tác giả </i>

đi sâu tìm hiểu quyền tiếp cận cơng lý dưới góc độ các hoạt động cơng vụ. Qua đó, tác giả bàn về khái niệm quyền tiếp cận công lý đồng thời cũng đưa ra kiến nghị hồn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

<i>Nguyễn Thế Anh (2015), “Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam”, Khoa Luật - </i>

Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đi sâu phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến quyền tiếp cận công lý như phân tích hai quan điểm hiện đại và truyền thống liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đến quyền tiếp cận công lý trong bối cảnh hiện đại ngày nay, so sánh quyền tiếp cận công lý với các quyền của con người khác.

<i>Nguyễn Thị Thanh Hải (2019), “Pháp luật quốc tế về quyền tiếp cận công lý và </i>

<i>thực tiễn ở Việt Nam”, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí </i>

Minh, số 04, tr.69-76. Tác giả chỉ ra rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam thường đề cập đến khái niệm tiếp cận công lý theo nghĩa tiếp cận với hệ thống tư pháp. Tuy nhiên hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của nhiều quốc gia có xu hướng xem tiếp cận cơng lý gắn với sự cơng bằng, bình đẳng vượt ra ngồi khn khổ của tịa án. Tác giả cịn chỉ ra thực trạng việc hỗ trợ tiếp cận công lý theo hệ thống phi chính thức vẫn cịn chưa được thực hiện phổ biến và hiệu quả.

<i>Trần Mộng Bình (2022), “Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt </i>

<i>Nam trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học và Cơng </i>

nghệ - Trường Đại học Bình Dương – Tập 5, số 2/2022. Trong bài viết này tác giả luận bàn về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật, thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra một số giải pháp giúp đảm bảo tốt hơn quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đã đem đến bài viết những góc nhìn đa chiều về sự tiếp cận cơng lý của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, và một số kiến nghị phù hợp với những bối cảnh thực tế hiện nay. Bài viết ngắn gọn, dễ hiểu, luận điểm rõ ràng, thuyết phục, tính chính luận, khơng tạo cảm giác lý thuyết suông quá xa rời thực tế.

<i>Vũ Công Giao (2009), “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp </i>

<i>quyền”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25. Ở bài viết này, hai phần có thể có </i>

giá trị khai thác cho đề tài là khái niệm quyền tiếp cận công lý và nền tảng của tiếp cận công lý (sự bảo vệ pháp lý, khuôn khổ thể chế, khả năng đòi hỏi và theo đuổi vụ việc của quần chúng). Có thể phù hợp khi làm nội dung chương lý luận về quyền, cụ thể hơn là phần “Khái niệm, đặc điểm về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật”.

<i><b>Về tài liệu khảo ngoài nước: </b></i>

<i>Wilson Macharia (2020), Access to Justice for persons with disabilities in Kenya: </i>

<i>From Principles to Practice, Master’s Programme in Human Rights and </i>

Democratisation in Africa (HRDA), coordinated by Centre for Human Rights, University of Pretoria, p.1-64. Luận văn thạc sĩ này nghiên cứu về tình hình tiếp cận cơng lý của người khuyết tật ở Kenya. Với luận văn này, tác giả đã chỉ ra sự cần thiết của việc phân loại các loại khuyết tật, đưa ra các minh chứng cho việc quyền tiếp cận cơng lý đang dần được chính phủ Kenya bổ sung trong luật, bất cập trong quá trình thực hiện quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Peter Josiah Shughuru (2012), Sexual violence and access to justice for persons </i>

<i>with disabilities in Tanzania and South Africa, University of Pretoria. Đây là luận văn </i>

thạc sĩ với nội dung chủ yếu trả lời cho câu hỏi: giải quyết bạo lực tình dục cho người khuyết tật và đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Tanzania và Nam Phi. Tác giả đã nêu ra khái niệm về người khuyết tật và quyền tiếp cận công lý, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho quyền tiếp cận cơng lý, cơ cấu xây dựng chính sách về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật, cơ cấu xây dựng pháp luật về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật,...

<i>Huỳnh Thị Hồng Nhiên (2022), Some issues in equity reasoning and applying </i>

<i>equity, Hội thảo khoa học quốc tế về Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại </i>

Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia. Bài viết giải quyết một số vấn đề lý luận về lẽ công bằng và đi sâu phân tích về q trình áp dụng lẽ công bằng, chủ yếu là trong hoạt động xét xử. Trong đó, bài viết đã làm rõ mối quan hệ giữa “lẽ công bằng” và “công lý”. Đồng thời, việc đánh giá q trình áp dụng lẽ cơng bằng trên thực tế cũng như việc đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của quá trình này là một nguồn tài liệu bổ trợ quan trọng cho việc tìm hiểu về quyền bình đẳng trước pháp luật - một nội dung của quyền tiếp cận công lý, cũng như quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật nói riêng.

<i>Nguyễn Mai Anh (2022), Equity and the possibilities of applying equity in </i>

<i>Vietnam, Hội thảo khoa học quốc tế về Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử </i>

tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia. Bài tham luận này phân tích vai trị của lẽ cơng bằng trong hệ thống pháp lý của các nước dùng tiếng Anh thông qua nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển, nguyên tắc ứng dụng. Sau đó tác giả cũng xem xét lại về khả năng áp dụng lẽ công bằng ở tòa án Việt Nam.

<i>J. Widijantoro (2011), Promoting and strengthening access to justice of persons </i>

<i>with disabilities, Hội nghị quốc tế lần thứ hai về việc giáo dục quyền con người tại </i>

Durban-South Africa, 14-16 tháng Mười một, 2011. Bài viết đi sâu phân tích và nghiên cứu về cách để đẩy mạnh quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật tại Indonesia. Tác giả đi từ những vấn đề thực tiễn về tình hình thực tế của người khuyết tật tại quốc gia của mình và làm rõ những khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện quyền tiếp cận công lý của họ để đáp ứng đầy đủ mong muốn của nhóm đối tượng đặc biệt này. Từ những vấn đề thực tiễn tác giả đã liên hệ đến những quy định của pháp luật Indonesia hiện hành.

<i>Jean-Michel Lattes (2010), L’accessibilité du tribunal et du procès à la personne </i>

<i>handicapée. Contentieux et handicap, Bibliothèque de l’Institut de recherche de La </i>

Sorbonne - André Tunc, 2010, 9782-9534539- 4-2. hal-02557349. Bài viết phân tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

những trở ngại trong quá trình tố tụng do tình trạng thể chất và tình trạng tinh thần khó khăn của người khuyết tật, bao gồm việc tiếp cận và thực hiện các thủ tục. Từ đó nêu lên tính bất cập của các văn bản pháp luật quy định về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Pháp.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài </b>

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật, mục tiêu nghiên cứu của đề tại là làm rõ các khái niệm liên quan đến quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật và đưa ra những đề xuất, kiến nghị cải thiện việc thực hiện quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật trong thực tiễn cuộc sống. Đề tài nhiệm cứu bao gồm các mục tiệu cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm và phân tích nội dung của quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật;

Thứ hai, so sánh đối chiếu giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế cùng pháp luật của Malaysia, Indonesia và Romania về quy định liên quan đến quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật;

Thứ ba, chỉ ra thực trạng thực hiện quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật trên thực tế;

Thứ tư, đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật, các giải pháp thực tế để nâng cao quá trình thực hiện quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật trên thực tế.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm làm rõ các vấn đề, nội dung sẽ được kế thừa và các nội dung cần tiếp tục phải nghiên cứu và giải quyết trong nội dung đề tài;

Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và vấn đề pháp lý về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật;

Thứ ba, nghiên cứu, phân tích quy định pháp luật quốc tế và quy định pháp luật của các quốc gia Malaysia, Indonesia và Romania về quy định liên quan đến quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật;

Thứ tư, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật trên thực tế; từ đó chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật và trong thực tiễn thực hiện;

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, liên hệ với các quy định pháp luật quốc tế và quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, đề tài sẽ đề xuất những kiến nghị và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền tiếp cận công lý cỉa người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài trước hết là lý luận và thực tiễn dựa trên

<i>pháp luật hiện hành về “Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam”. Đề </i>

tài tập trung vào quy định của quy phạm pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận công lý và các bản chất về quyền tiếp cận công lý, và quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sẽ tìm hiểu những vụ việc và các bài nghiên cứu liên quan để đánh giá độ hiệu quả của việc thực thi quyền này trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu cũng bao gồm việc tìm hiểu những lý luận cơ sở dựa pháp

<b>luật quốc tế từ Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948, Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006. Phạm </b>

vi nghiên cứu cũng được giới hạn theo không gian và thời gian. Theo không gian, đề tài nghiên cứu được quy định ở pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Theo thời gian, từ khi quyền này lần đầu được đề cập cho đến hiện tại (từ năm 1948 đến năm 2022).

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp biện chứng duy vật được sử dụng nhằm thấy được sự hình thành, phát triển, chuyển hóa khơng ngừng của quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật. Trong nội dung về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật, nhóm tác giả sẽ kế thừa những nội dung có giá trị và đề xuất loại bỏ những yếu tố khơng cịn phù hợp của quyền tiếp cận cơng lý của người khuyết tật ở Việt Nam.

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng để nghiên cứu, xem xét những thành quả thực tiễn trong quá khứ về các vụ việc giải quyết liên quan đến người khuyết tật và quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật, nghiên cứu hướng đi để rút ra kết luận cho thực tiễn và khoa học.

Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết được sử dụng thơng qua việc tìm kiếm tài liệu, các lý luận khác nhau từ đó sẽ phân tích, lập luận, tách chúng ra từng bộ phận riêng lẻ để tìm hiểu chuyên sâu về đối tượng cần nghiên cứu. Từ đó, tổng hợp những kết quả đã phân tích tạo thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về đối tượng người khuyết tật và quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật.

Phương pháp tư duy suy luận, logic giúp nhóm tác giả từ kết quả điều tra, khảo sát, qua quá trình phân tích về đối tượng, cần kết hợp tư duy, nhìn nhận vấn đề và hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thống vấn đề một cách khoa học để tìm ra các phương án phù hợp nhất để làm sáng tỏ vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu so sánh cho phép nhóm nghiên cứu tổng hợp được những nét chung cũng như nhận biết những nét riêng biệt của quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật của Việt Nam và của các nước trên thế giới, trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để từ đó có cách đánh giá chính xác vấn đề.

Phương pháp phân tích được sử dụng rõ nét thơng qua việc phân tích Tun ngơn quốc tế về Nhân quyền và các công ước quốc tế như: Công ước về các quyền dân sự và chính trị và Cơng ước về quyền của người khuyết tật để sáng tỏ một số quyền của người khuyết tật trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Phương pháp phỏng vấn, khảo sát cộng đồng được sử dụng thông qua đặt công hỏi đến người trong ngành quản lý, hỗ trợ người khuyết tật và cộng đồng nhằm lấy ý kiến khảo sát liên quan đến chủ đề.

Phương pháp khảo sát thông qua biểu mẫu Google Form về thực tiễn triển khai Luật Người khuyết tật Việt Nam, phạm vi khảo sát đa dạng. Theo đó, câu hỏi khảo sát bao gồm 36 câu hỏi ở dạng trắc nghiệm và tự luận do nhóm tác giả đã biên soạn với mong muốn thu thập được tình trạng thực tế về triển khai Luật người khuyết tật ở nước ta, và gặt hái được những ý tưởng kiến nghị sâu sắc từ nhóm các đối tượng tham gia khảo sát. Kết quả khảo sát của nhóm tác giả là tư liệu quý báu giúp đề tài của nhóm tác giả có cái nhìn thực tiễn về thực trạng thi hành Luật người khuyết tật Việt Nam nói chung và quyền tiếp cận cơng lý của người khuyết tật nói riêng.

<b>6. Bố cục cơng trình nghiên cứu </b>

Kết quả nghiên cứu dự kiến của đề tài ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các từ viết tắt, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì có cịn 2 chương thuộc phần nội dung:

<b>Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quyền tiếp cận công lý của người </b>

khuyết tật.

<b>Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở </b>

Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT </b>

<b>1.1. Khái niệm, đặc điểm về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật </b></i>

<i>Thứ nhất, để làm rõ khái niệm “quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật”, </i>

<i>nhóm tác giả sẽ phân tích thành tố đầu tiên là “công lý”. Trong suốt hơn 70 năm quản </i>

lý đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đã đúc kết những kinh nghiệm, kế thừa những tinh hoa văn hóa, từ đó quản lý xã hội nhằm đảm bảo cơng lý như là niềm tin của pháp luật, là hạt nhân của đạo đức.

Điều 25 Sắc lệnh số 13 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 24/01/1946<small>1</small> - một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư pháp xét xử của chế độ mới đã đưa ra nội dung lời tuyên thệ khi các Phụ thẩm nhậm chức tại phiên tòa

<i>đầu như sau: “Tôi thề trước công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án </i>

<i>đem ra xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù ốn riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng mà xét định mọi việc”. Lời tuyên </i>

thệ này có như một minh chứng lịch sử giá trị sâu sắc, bảo đảm việc bảo vệ cơng lý, làm việc khách quan, độc lập vì cơng lý và nhân dân trong hệ thống tịa án được thề bởi các vị Phụ thẩm.

Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 của nước ta cũng một lần nữa nhắc đến cụm

<i>từ cơng lý: “Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, </i>

<i>quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Công lý được lấy để làm chuẩn mực cho </i>

nhiệm vụ của Tịa án. Có thể thấy cơng lý là một khái niệm sớm được đặt ra trong chiều dài lịch sử của nhân loại, được biết đến như một lý tưởng của nhà nước, là nỗ lực của chính quyền để hướng tới việc tổ chức một xã hội trật tự. Vì vậy, việc đưa ra một khái niệm hồn chỉnh cho cơng lý là rất cần thiết để thống nhất tư tưởng xã hội.

Ở nước ta, công lý chưa được định nghĩa thông qua các văn bản pháp lý chính thức nào. Tuy nhiên, nghiên cứu dưới những góc độ khác, cơng lý đã có những định nghĩa khá hồn chỉnh. Cụ thể như:

<i>Về góc độ ngơn ngữ, cơng lý được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt là “lẽ phù </i>

<i>hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội”<small>2</small>. Ngồi ra, thuật ngữ này cũng được định </i>

<i>nghĩa trong cuốn từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt như sau: “Công lý là sự nhận biết đúng </i>

<i>đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người”<small>3</small>. Theo định </i>

<small>1 Điều 25, Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 13 ngày 24 tháng giêng năm 1946 – Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hịa. </small>

<small>2 Viện Ngơn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr.208. </small>

<small>3</small><i><small> Nguyễn Lân, Từ và Ngữ Tiếng Việt (2006), NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>nghĩa của từ điển Cambridge, “Công lý là sự công bằng trong cách mọi người được đối </i>

<i>xử”.<small>4</small> </i>

Về góc độ khoa học pháp lý, theo tác giả John Finnis thì công lý được xác định là mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội, hướng tới sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa người với người, liên quan đến sự đối xử mà con người xứng đáng được hưởng<small>5</small><i>. Trong cuốn từ điển Black’s Law Dictionary, công lý được nêu là “sự công </i>

<i>bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: sự nhấn mạnh về tầm quan trọng cá nhân, yêu cầu các cá nhân phải được đối xử một cách phù hợp, khơng thiên vị và bình đẳng”<small>6</small>. Ở </i>

<i>Việt Nam, theo từ điển Luật học: “Cơng lý có nghĩa là lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp </i>

<i>với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi tịa án là tượng trưng cho cơng lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy”<small>7</small>. Công lý cũng như pháp </i>

luật, chỉ xuất hiện khi xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhất định, nơi mà chế độ tư hữu ngày càng mạnh, sự phân hóa giàu nghèo cũng như mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Mặt khác, công lý phản ánh xã hội muôn màu mn vẻ và ln ln thay đổi thời gian, chính vì vậy cơng lý khơng vĩnh cửu và bất biến mà cũng sẽ thay đổi dần theo sự thay đổi của quyền con người, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự mở rộng của tri thức nhân loại. Vận động khơng ngừng cùng với hình thái xã hội nhưng cơng lý cũng có tính ổn định tương đối, bởi nó có mối liên hệ với ý chí chính trị thể hiện qua tính hợp pháp của các hành vi trong các lĩnh vực tôn giáo, đạo đức, khoa học. Tuy có nhiều điểm chung nhưng cơng lý không đồng nhất với pháp luật mà chúng chỉ giao thoa với nhau, vì lẽ cơng lý cịn điều chỉnh những vấn đề trong các khía cạnh lẽ phải, phong tục, tập qn.

Từ khía cạnh ln lý, cơng lý là một phẩm hạnh giúp con người hình thành nhân cách, ý thức tiết chế và kiểm soát hành vi của mình để tránh phương hại đến người khác. Do đó cơng lý tạo nên phẩm giá, giá trị của con người và đề cao, bảo vệ quyền con người. Điều này được thể hiện rõ nét trong lời mở đầu của Tuyên ngôn quốc tế về nhân

<i>quyền 1948: “Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng </i>

<i>bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hồ bình thế giới”. </i>

Từ những khái niệm của các học giả và những đặc điểm nêu trên, nhóm nghiên cứu rút ra khái niệm: Công lý là một hiện tượng xã hội, địi hỏi con người phải tơn trọng

<small>4 Justice is fairness in the way people are dealt with. Từ điển Cambridge, </small>

<small>[ (truy cập lần cuối ngày 28/7/2023). </small>

<small>5</small><i><small> Roger D.Masters Margaret Gruter (editors), The sense of Justice (Cảm nhận về công lý), Sage Publications, 1992, </small></i>

<small>tr.131. </small>

<small>6</small><i><small> Henry Campbell Black M.A.St.Paul, Minn (1983), Black’s Law DictionaryR., West Publishing Co., tr. 447. </small></i>

<small>7</small><i><small> Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý, Từ điển Luật học (2006), NXB. Từ điển Bách Khoa, tr. 108, 109. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

các lợi ích chính đáng của các thành viên khác trong xã hội, liên quan đến lẽ phải, công bằng, lẽ đúng đắn và đạo đức.

Trong khái niệm trên, nhóm tác giả xác định cơng lý từ lẽ phải không làm cho công lý đồng nhất với sự công bằng. Công bằng và công lý đều là hai khái niệm có nhiều cách định nghĩa khác nhau và mang tính trừu tượng. Cơng bằng cũng là lẽ đúng

<i>đắn của số đơng, có ngun tắc “có đi có lại” giữa cái cho đi và cái nhận lại; khác với </i>

công lý hướng về các quyền và nghĩa vụ thì cơng bằng hướng về kết quả có tương xứng sau khi thực hiện trách nhiệm. Tùy theo những trường hợp nhất định mà con người sẽ lựa chọn khái niệm phù hợp hơn. Đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động pháp

<i>luật, “công lý” thường được sử dụng; đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động xã hội thì “cơng bằng” lại được ưu tiên hơn. Theo John Rawls – một triết gia người Mỹ với tác phẩm “Lý thuyết về công lý” đã cho rằng công lý giống với công bằng ở một </i>

góc độ nào đó của xã hội, bởi lẽ với một xã hội trong một tình huống cơng bằng, con người mới có thể lựa chọn được nguyên tắc về công lý, tức là phải đảm bảo sự công bằng trước thì cơng lý mới được bàn tới<small>8</small>. Từ đó có thể hiểu cơng bằng chính là nền tảng

<i>của cơng lý, sự tơn trọng ngun tắc “có đi có lại” gắn liền với cơng lý, ràng buộc các </i>

bên trong thỏa thuận từ đó thỏa mãn sự truy cầu lợi ích các bên.

<i>Thứ hai, về khái niệm “tiếp cận công lý”. Về mặt ngôn ngữ, tiếp cận là tìm cách </i>

tiếp xúc, tìm hiểu một đối tượng, một công việc bằng một phương thức nhất định nào đó. Như vậy, tiếp cận cơng lý là khả năng được hiểu, được tiếp xúc và được bảo vệ công lý của bản thân.

Về mặt pháp lý, học giả Vũ Công Giao đưa ra hai cách định nghĩa cho khái niệm này: (1) Theo quan điểm truyền thống được đúc kết từ các học giả trước đây, Vũ Công

<i>Giao định nghĩa tiếp cận công lý “là khả năng của mọi người có thể sử dụng các dịch </i>

<i>vụ pháp lý cơng và tư để có thể được xét xử công bằng”.<small>9</small></i> Quan điểm này gắn chặt tiếp cận công lý với hệ thống tư pháp, chủ yếu tác động tới các thiết chế tư pháp để đảm bảo quyền được xét xử công bằng của người dân. Nhưng việc đưa ra một khái niệm chỉ để tác động, yêu cầu tới cơ quan tư pháp phải thiết lập hoạt động để các chủ thể được xét xử ngang bằng nhau bằng cách nhấn mạnh trong các quy định của hệ thống pháp luật

<i>là chưa thực sự đủ, chưa đánh được vào bản chất của cụm từ “tiếp cận công lý”; (2) Theo quan điểm hiện đại thì học giả đưa ra định nghĩa: “Access to justice (tiếp cận công </i>

<i>lý) được hiểu như là khả năng tìm kiếm sự đền bù (hoặc sự khắc phục - remedy) cho những bất công hay thiệt hại mà một cá nhân hay một nhóm cá nhân, đặc biệt là cho </i>

<small>8</small><i><small> John Rawls, A theory of justice (Lý thuyết về công lý), Harvard University Press, 1971. </small></i>

<small>9</small><i><small> Vũ Công Giao, “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, </small></i>

<i><small>Luật học 25/2009, tr. 189. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, phải gánh chịu”.</i><small>10</small> Theo đó, quan điểm hiện đại mở rộng định nghĩa tiếp cận công lý ra khỏi giới hạn thiết chế tư pháp chính thức, nằm ở các cơ quan có thiết chế tư pháp khơng chính thức như cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra quốc hội… Điều này cho thấy rằng, việc mở rộng chủ thể thực thi có thể mở rộng được biện pháp bảo đảm quyền này thông qua các chức năng khác nhau của các cơ quan. Và quan trọng hơn, không chỉ áp dụng các quy định trong hệ thống pháp luật mà các chủ thể này có thể sử dụng tập quán và luật tục phù hợp với vụ việc. Không chỉ đánh trọng tâm vào người nghèo nữa mà khái niệm mới bảo vệ cả nhóm người bị xã hội phân biệt đối xử nói chung. Với quan điểm truyền thống, quan điểm này được dùng cho tất cả mọi người trong xã hội và lưu ý đến người nghèo, quan điểm hiện đại đã giới hạn lại đối tượng là chủ thể yếu thế, đồng thời quan điểm này cịn có

<i>thể áp dụng đối với chủ thể là pháp nhân thơng qua cụm từ “những nhóm xã hội dễ bị </i>

<i>tổn thương”. Điều này chứng tỏ được điểm ưu việt của quan niệm mới, nêu cao tinh </i>

thần bảo vệ công lý cho tất cả chủ thể yếu thế dù là pháp nhân hay cá nhân. Mặt khác, các bất công và thiệt hại mà khái niệm nhắc tới không chỉ được giới hạn trong lĩnh vực tư pháp hình sự nữa, mà nay được áp dụng đối với cả các lĩnh vực khác trong xã hội như: dân sự, kinh tế, …

Theo quan điểm của nhóm tác giả, quan điểm của quyền tiếp cận công lý theo nghĩa hiện đại được ưu ái hơn khi nghiên cứu đề tài này vì các khuyết điểm của quan điểm truyền thống. Phạm vi tác động của quan điểm truyền thống chỉ ảnh hưởng tới thiết chế tư pháp, nhưng thiết chế này lại không đảm bảo bởi hệ thống tư pháp chính thức dễ bị chi phối bởi quyền lực, chi phí lớn, thủ tục rườm rà phức tạp, chứa đựng nhiều định kiến đối với nhóm người yếu thế, và còn nhiều bất cập, hạn chế khác khiến nhóm người này khơng thể tiếp cận thơng tin, ngại tiếp xúc. Chính sự yếu kém về năng lực và sự thiếu độc lập của hệ thống tư pháp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền tiếp cận công lý, thậm chí là các quyền con người khác của họ không được đảm bảo.

Trong nền khoa học pháp lý thế giới hiện nay, thông qua quyền con người, tiếp cận công lý thường được hiểu theo cách hiểu hiện đại nêu trên. Cuộc họp Cấp cao về Nhà nước pháp quyền của Liên Hợp Quốc khẳng định để giải quyết, ngăn ngừa các tranh chấp, xung đột thì hệ thống pháp luật chính thức và phi chính thức đều có vai trị quan trọng. Tiếp cận cơng lý nếu được hiểu chung với phạm vi như trên thì có thể mở rộng các chủ thể tham gia và tăng cao sự bảo vệ bình đẳng trong xã hội.

<i>Thứ ba, về khái niệm “quyền tiếp cận công lý”. Trên cơ sở quan điểm hiện đại </i>

<i>về “tiếp cận cơng lý” của học giả Vũ Cơng Giao, nhóm tác giả định nghĩa về “quyền </i>

<small>10</small><i><small> Vũ Công Giao, “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, </small></i>

<i><small>Luật học 25/2009, tr. 189. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>tiếp cận công lý” như sau: Quyền tiếp cận công lý là quyền được giải quyết các tranh </i>

chấp, các xung đột; được tìm kiếm sự đền bù, khắc phục một cách hợp lý cho những bất công hay thiệt hại của chủ thể, đặc biệt là những chủ thể dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội (người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số...) thông qua hệ thống tư pháp chính thức đến hệ thống tư pháp khơng chính thức.

<i>Thứ tư, về khái niệm “người khuyết tật”. Tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết </i>

<i>tật năm 2010 quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ </i>

<i>phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” Trước đây, trong pháp luật Việt Nam, “tàn tật” là cụm từ được sử dụng thay vì “khuyết tật”. Tại Điều 1 – Pháp lệnh về Người tàn </i>

<i>tật năm 1998: “Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn </i>

<i>gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. Trong ngơn ngữ đời sống, người </i>

khuyết tật thường được gọi với cụm từ “người tàn tật” nhằm hàm ý miệt thị, cho rằng nhóm người này vô dụng, là gánh nặng của xã hội. Việc Luật Người khuyết tật năm

<i>2010 đưa ra một định nghĩa rõ ràng với cụm từ “người khuyết tật” khẳng định sự bình </i>

đẳng của nhóm người dễ bị tổn thương này, đồng thời cho thấy rõ, dù khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, nhưng họ không vô dụng và cần được bảo vệ.

<i>Thứ năm, về khái niệm “quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật”. Theo tác </i>

<i>giả Trần Mộng Bình, “Quyền tiếp cận cơng lý của người khuyết tật” là quyền được pháp </i>

luật bảo vệ và được hưởng lợi ích từ pháp luật một cách bình đẳng thơng qua hệ thống các quy phạm pháp luật và được xét xử công bằng thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn<small>11</small>. Từ việc phân tích các khái niệm về

<i>“công lý”, “tiếp cận công lý”, “quyền tiếp cận công lý” và “người khuyết tật”, cũng </i>

như tham khảo một số quan điểm của các tác giả, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và đi

<i>đến kết luận liên quan đến khái niệm về “quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật” như sau: Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật là quyền được giải quyết các tranh </i>

<i>chấp, các xung đột; được tìm kiếm sự đền bù, khắc phục một cách hợp lý cho những bất công hay thiệt hại của người khuyết tật thông qua hệ thống tư pháp chính thức đến hệ thống tư pháp khơng chính thức. </i>

<small>11 Trần Mộng Bình (2022), “Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu </small>

<i><small>hố và hội nhập quốc tế”, tạp chí Khoa học và Cơng nghệ - Trường Đại học Bình Dương, Tập 5, (2). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>1.1.2. Đặc điểm quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật </b></i>

<i>Thứ nhất, chủ thể của quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật là những người “bị khiếm khuyết lâu dài về thể chất, thần kinh, trí tuệ, giác quan thời gian dài mà khi tương tác, hình thành các quan hệ xã hội, do những rào cản khác nhau từ những khiếm khuyết của họ có thể cản trở họ tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”<small>12</small> (gọi chung là người khuyết tật). </i>

Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới, là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng số người khuyết tật trên thế giới vào khoảng 1,3 tỷ dân số, chiếm 16% dân số của nhân loại.<small>13</small> Người khuyết tật được coi là một trong những nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương nhất, vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu những thiệt thòi trên tất cả phương diện của đời sống xã hội. Con số này đang tăng lên do sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm, bằng những chất hóa học, chất phóng xạ ở nơi sống và nhiều yếu tố khác. Người khuyết tật là một nhóm đa dạng về các yếu tố như giới tính, tuổi tác, bản dạng giới, khuynh hướng tình dục, tơn giáo, chủng tộc, sắc tộc và đặc biệt về hoàn cảnh kinh tế của họ đa số gặp nhiều khó khăn dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ. Người khuyết tật thường có tỷ lệ chết sớm hơn, vì sức khỏe kém hơn và gặp nhiều hạn chế hơn trong hoạt động hàng ngày so với những người bình thường khác. Hơn nữa khuyết tật còn là nguyên nhân khiến nhiều người bị phân biệt và đối xử bất cơng bằng về các quyền và lợi ích hợp pháp trong xã hội ngày nay. Do vậy họ cần được chú ý và bảo vệ đặc biệt so với những nhóm người khác.

<i>Thứ hai, quyền tiếp cận cơng lý vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là công cụ bảo vệ các quyền khác của con người. </i>

Dưới góc độ là một quyền, tiếp cận cơng lý được quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia, gắn với các yêu cầu của người dân về các biện pháp khắc phục tư pháp khi có sự xâm phạm quyền trong thẩm quyền pháp lý của quốc gia đó. Các điều ước quốc tế về quyền con người đều nhấn mạnh đến các nội hàm quan trọng của quyền tiếp cận công lý. Như Điều 10<small>14</small> của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người ghi nhận quyền tiếp cận cơng lý từ góc độ tiếp cận với hệ thống tư pháp chính thức hiệu quả; Cơng ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng nhấn mạnh đến nội dung cốt lõi của quyền tiếp cận cơng lý như quyền bình đẳng trước pháp luật, được sự bảo vệ bình đẳng trước pháp luật (Điều 26), quyền được xét xử công bằng (Điều 14) bao gồm: quyền bình

<small>12 Điều 1 Cơng ước về Quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày 13/12/2006, có hiệu lực vào ngày 03/05/2008, Việt Nam phê chuẩn ngày 22/10/2007. </small>

<small>13 WHO: Disability, [ (truy cập lần cuối ngày 2/2/2023). </small>

<small>14</small><i><small> “Mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử cơng bằng và cơng khai bởi một tịa án độc lập và khách </small></i>

<i><small>quan, để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ.” </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

đẳng trước tòa án và cơ quan tài phán, quyền được xét xử công bằng và công khai do một tịa án có thẩm quyền, độc lập, khơng thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội trong vụ án hình sự hoặc xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong tố tụng dân sự. Cơng ước Quốc tế về các quyền kinh tế xã hội năm 1966 mặc dù khơng có quy định trực tiếp về nghĩa vụ của nhà nước trong việc đưa ra các biện pháp khắc phục pháp lý giống như Công ước về các quyền dân sự chính trị, nhưng cũng khẳng định nguyên tắc con người tự do chỉ có thể đạt được nếu như mọi người đều được hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như các quyền dân sự, chính trị.

Dưới góc độ là một cơng cụ bảo vệ quyền con người, thì tiếp cận công lý là biện pháp quan trọng để các cá nhân có cơ hội bảo vệ quyền lợi của họ. Khi quyền tiếp cận cơng lý mất đi thì tiếng nói người dân khơng được lắng nghe, các quyền cơ bản của người dân sẽ không được thực thi dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử ngày một tăng cao. Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia cần nỗ lực để đưa tiếp cận công lý như là một nội dung của nhà nước pháp quyền để đảm bảo tính độc lập, cơng bằng

<i>của hệ thống tư pháp. “Tuyên bố tại Cuộc họp Cấp cao về nhà nước pháp quyền của </i>

<i>Liên Hợp Quốc nhấn mạnh đến quyền bình đẳng trong tiếp cận cơng lý cho mọi người, và kêu gọi các quốc gia cần đưa ra các biện pháp cần thiết để cung cấp các dịch vụ công bằng, minh bạch.”</i><small>15</small>. Theo UNDP - Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, một tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc – đã nêu ra tiếp cận công lý ở mỗi quốc gia cần được xây dựng dựa trên 3 nền tảng:

<i>Đầu tiên là “sự bảo vệ pháp lý”, nền tảng này bao gồm các quyền và nghĩa vụ </i>

của công dân, được xây dựng nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý đã được quốc tế công nhận rộng rãi, để khi bị xâm phạm lợi ích thì cơng dân có thể dựa vào nó mà tìm kiếm giải pháp cho sự bất công bản thân đang gặp phải.

<i>Nền tảng tiếp theo là “khuôn khổ thiết chế”, nếu như “sự bảo vệ pháp lý” đã </i>

đưa ra một khuôn khổ pháp lý thì cần có một hệ thống cơ quan thực hiện, bảo đảm thực hiện khuôn khổ này theo đúng tinh thần mà UNDP đã đặt ra, hệ thống cơ quan đó chính là hệ thống các cơ quan tư pháp chính quy và hệ thống các cơ quan tư pháp khơng chính quy. Các cơ quan này đều có một nhiệm vụ chung là đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp giữa các theo các quy định về công bằng được quy định trong hệ thống chính thức và khơng chính thức. Tuy nhiên, mỗi cơ quan khác nhau sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên vai trò, cách thức của mỗi cơ quan trong việc thực tế hóa quyền tiếp cận công lý là khác nhau.

<small>15</small><i><small> Nguyễn Thị Thanh Hải, “Pháp luật quốc tế về quyền tiếp cận công lý và thực tiễn ở Việt Nam”, Khoa học xã </small></i>

<i><small>hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 04/2019, tr.72 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Cuối cùng, UNDP cũng đưa ra nền tảng “khả năng đòi hỏi và theo đuổi vụ việc </i>

<i>của quần chúng”. Nền tảng này rất quan trọng, nếu như hai nền tảng trước là điều kiện </i>

cần cho việc bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý, thì nền tảng này chính là điều kiện đủ để thực hiện quyền tiếp cận công lý. Bởi lẽ, khi vấn đề đã được hệ thống pháp luật quy định, các cơ quan tư pháp sẵn sàng xét xử theo đúng nguyên tắc, nhưng chủ thể cần thiết lại khơng biết, khơng có khả năng theo đuổi vụ việc thì họ sẽ khơng tư duy về việc tiếp cận cơng lý. Vì vậy, điều kiện trước tiên là người dân phải ý thức được tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của bản thân thông qua pháp luật, từ đó họ mới nghĩ đến và hành động vì quyền tiếp cận cơng lý của họ. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc phổ cập kiến thức, tuyên truyền, hỗ trợ thơng tin cho quần chúng tìm hiểu về pháp luật. Hệ thống thông tin của Nhà nước cần cung cấp thông tin về pháp luật cho người dân một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận, đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, các tổ chức xã hội cũng đóng góp cho việc nâng cao kiến thức pháp luật, hiểu biết về quyền lợi chính đáng cho quần chúng thơng qua mục đích hoạt động của tổ chức. Yếu tố này có rất nhiều biện pháp để cải thiện như: xây dựng các chính sách, quy định về nâng cao hiểu biết pháp luật; đưa ra các lợi ích của kiến thức về pháp luật; áp dụng khoa học – kỹ thuật để nâng cao hiệu quả tuyên truyền; sử dụng hệ thống truyền thơng, báo chí để đưa ra các thơng tin hữu ích về quyền lợi người dân thông qua các vụ án đặc biệt, ảnh hưởng đến quan chức trong việc đẩy mạnh hoạt động phổ cập tại địa phương….

<i>“Khả năng đòi hỏi và theo đuổi vụ việc của quần chúng” cũng cần đến hệ thống trợ </i>

giúp và tư vấn pháp lý. Với hệ thống pháp luật thường xuyên sửa đổi, bổ sung cùng số lượng lớn các nghị định, nghị quyết, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành luật… người dân rất khó để tìm kiếm các quy định nào phù hợp với nhu cầu của bản thân, quy định là dùng cho trường hợp bảo vệ quyền, quy định nào là cần thiết nắm rõ. Tuy nhiên quan hệ xã hội cần điều chỉnh là ngày càng phức tạp, kéo theo việc pháp luật ngày càng mở rộng là điều không thể tránh khỏi. Vì lý đó, cần có một hệ thống trợ giúp, tư vấn pháp lý cho người dân nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và lời khuyên. Từ đó, người dân có thể dễ dàng đưa ra các quyết định phù hợp, có lợi cho bản thân. Yếu tố này yêu cầu nhà nước phải có các biện pháp như: Dựa trên nhu cầu của xã hội, đặc biệt là nhóm chủ thể dễ bị tổn thương để xây dựng hệ thống trợ giúp pháp lý phù hợp với khả năng kinh tế của họ, tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan phi nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, mở rộng phạm vi chủ thể cung cấp dịch vụ cung cấp pháp lý (hội luật gia, văn phịng luật, cơng ty luật, …). Nếu có thể đẩy mạnh được sự trợ giúp và tư vấn pháp lý, quần chúng có thể dễ dàng đạt được giải pháp cuối cùng cho tranh chấp của mình<small>16</small>.

<small>16 Vũ Cơng Giao (2009), Tiếp cận cơng lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền, Khoa Luật, Đại học Quốc </small>

<i><small>gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25, tr. 190-191. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>Thứ ba, quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật được thực hiện thông qua việc tiếp cận các hệ thống pháp lý đa kênh. </i>

Hệ thống pháp lý đa kênh được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự cùng tồn tại của nhiều trật tự pháp lý khác nhau bao gồm các bộ luật, quy tắc, các quy định tạo nên khung pháp chế để thi hành và bộ máy tổ chức cùng các thủ tục tố tụng để thực thi luật pháp. Một số học giả chia hệ thống pháp lý đa kênh thành hệ thống chính thức và phi chính thức<small>17</small><i>, một số khác chia hệ thống pháp lý đa kênh thành hệ thống pháp lý nhà nước, phi </i>

nhà nước và có tính nhà nước.<small>18</small>

<b>Bảng 1: Hệ thống pháp lý đa kênh ở Việt Nam</b><small>19</small>

<b>Hệ thống pháp lý nhà nước </b>

<b>Hệ thống pháp lý phi nhà nước </b>

<b>Hệ thống pháp lý có tính nhà nước </b>

<b>Các chuẩn mực và luật lệ </b>

- Hệ thống các văn bản, chính sách và pháp luật của nhà nước.

- Luật tục, phong tục, tập quán, niềm tin và các giá trị văn hóa truyền thống.

- Giáo lý và niềm tin tôn giáo.

- Hương ước của khối xóm/thơn/bản. - Quy định của cộng đồng và các tổ chức dân sự.

<b>Chủ thể thực thi công lý </b>

- Người đại diện cho chính quyền địa phương.

- Người đại diện cho các cơ quan thực thi pháp luật.

- Các bên cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý

- Người nắm giữ quyền lực trong gia đình và cộng đồng, bao gồm chủ hộ, trưởng họ/tộc, già làng.

- Đại diện của các tổ chức tôn giáo như linh mục, cha xứ.

- Người đại diện cho cộng đồng, bao

bản/trưởng thôn - khối/tổ trưởng tổ dân phố.

- Người đại diện cho các đồn thể chính trị - xã hội.

Hệ thống pháp lý nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Do đó, việc thực hiện quyền tiếp cận cơng lý chỉ có thể thực hiện được thơng qua một số các quyền

<small>17 Cách chia trên được tham khảo ở Chiongson và cộng sự 2011, The Role of Law and Justice in Achieving Gender Equality, Vũ Công Giao 2009, Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền… </small>

<small>18 Cách chia trên được tham khảo ở Lê Thị Thục và cộng sự 2015, Tiếp cận công lý trong hệ thống pháp lý đa kênh: Nghiên cứu điển hình về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam </small>

<small>19</small><i><small> Lê Thị Thục (2015), Báo cáo nghiên cứu Tiếp cận công lý trong hệ thống pháp lý đa kênh: Nghiên cứu điển </small></i>

<i><small>hình về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền </small></i>

<small>cho Phụ nữ (UN Women), NXB. Lao Động, tr. 20. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

tư pháp, như quyền được tiếp cận luật sư, quyền được xét xử bởi một tịa án độc lập, khơng thiên vị. Hệ thống pháp lý nhà nước có vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo công lý cho người dân vì tất cả quyền chính đáng của họ đều được ghi nhận trong pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Mặc dù hệ thống pháp lý nhà nước được coi là hệ thống chủ đạo, chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ pháp lý trong xã hội nhưng trong thực tế do những rào cản về sự tồn tại của các tập tục văn hóa, sự thiếu độc lập của nền tư pháp mà cách tiếp cận truyền thống này (thông qua cơ quan tố tụng) không đủ để giải quyết và bảo vệ quyền của nhóm người dễ bị tổn thương nói chung và người khuyết tật nói riêng.

<i>UNDP đã tổng kết và nêu ra các “yếu điểm” của hệ thống tư pháp nhà nước, như: (i) </i>

Thủ tục rườm rà, phức tạp, hình thức và hay bị trì hỗn; (ii) Chi phí lớn, trong nhiều trường hợp và ở nhiều nơi vượt quá khả năng của những nhóm xã hội yếu thế; (iii) Khó tiếp cận và thiếu tin cậy, hiệu quả; (iv) Dễ bị chi phối bởi các các thế lực và quyền lực; (v) Yếu kém trong việc tổ chức thực thi các quyết định và quy định; (vi) Có ít giải pháp, thiếu các giải pháp mang tính phịng ngừa, kịp thời, bình đẳng, thích đáng và cơng bằng; (vii) Chứa đựng nhiều định kiến và cản trở với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; (viii)Thiếu thơng tin thích hợp về các thủ tục và tiến trình; (ix) Thiếu cơ chế trợ giúp pháp lý thích hợp; (x) Khơng thân thiện và thiếu sự tham gia của quần chúng. Ví dụ, đối với nạn nhân là người khuyết tật bị xâm hại tình dục, mặc dù, pháp luật đã có những quy định rõ ràng về hành vi này nhưng việc tiếp cận cơng lý theo hệ thống tư pháp chính thức thường gặp phải rất nhiều rào cản. Do hạn chế về nhận thức và năng lực tìm kiếm cơng lý mà họ thường có tâm lý e ngại, khơng muốn tiếp cận với các cơ quan, dịch vụ của hệ thống pháp lý chính thức, trong khi đó đối với họ, họ nhận thấy hệ thống pháp lý phi nhà nước và hệ thống pháp lý có tính nhà nước dễ tiếp cận hơn

<i>“Hệ thống pháp lý phi nhà nước bao gồm các quy tắc và luật lệ không do hệ </i>

<i>thống nhà nước mà do những người nắm giữ quyền lực hợp pháp về mặt văn hóa và xã hội. Các quan niệm, giá trị, phong tục và tập quán, các quy tắc hay quy định tôn giáo, v.v. có thể gọi chung đó là các chuẩn mực và luật lệ phi nhà nước”</i><small>20</small>. Hệ thống pháp lý có tính nhà nước (Quasi-state legal system) có chung các yếu tố của cả hai hệ thống nhà nước và phi nhà nước. Hệ thống pháp lý nhà nước và hệ thống pháp lý phi nhà nước có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Các hành vi vi phạm hệ thống pháp lý phi nhà nước có thể bị xét xử và trừng phạt nhưng chủ yếu mang tính răn đe. Tuyên bố của Hội nghị

<i>Cấp cao về pháp quyền của Liên Hợp Quốc khẳng định: “Trong pháp luật quốc tế về </i>

<i>quyền con người, hệ thống tư pháp phi chính thức đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp. Ngoài sự tham gia của hệ thống các cơ quan tư </i>

<small>20</small><i><small> Lê Thị Thục (2015), Báo cáo nghiên cứu Tiếp cận công lý trong hệ thống pháp lý đa kênh: Nghiên cứu điển </small></i>

<i><small>hình về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền </small></i>

<small>cho Phụ nữ (UN Women), NXB. Lao Động, tr. 19. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>pháp, các thiết chế, cá nhân, thủ tục bán tư pháp và ngồi tư pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng để hỗ trợ giải quyết, ngăn ngừa tranh chấp, xung đột trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Nếu như hệ thống pháp luật chính thức (nhà </i>

nước) chủ yếu thực hiện quyền tiếp cận công lý thông qua áp dụng các quy định pháp luật của nhà nước thì hệ thống pháp luật phi chính thức (phi nhà nước, có tính nhà nước) (bao gồm tập quán pháp hay luật tục) vận dụng linh hoạt giữa các quy định pháp luật

<i>quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế. “Tiếp cận công lý theo cách này cũng mở rộng vai </i>

<i>trò của các chủ thể tham gia từ chỗ chỉ bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án đến nhấn mạnh vai trò của các thiết chế ngồi tư pháp nhằm hướng tới xóa bỏ bất bình đẳng trong xã hội. Đây là sự mở rộng quan trọng, phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực về quyền con người.”</i><small>21</small>. Mơ hình tiêu biểu áp dụng theo hệ thống phi chính thức này có thể kể đến như Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á,…<small>22</small>

<i>Thứ tư, quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật phát sinh khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm và họ có nguyện vọng địi lại sự cơng bằng. </i>

Có thể nói, nhóm người khuyết tật là nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong nhóm những người dễ bị tổn thương, vì tinh thần hoặc thể chất của họ không đầy đủ chức năng, họ bị hạn chế kể cả trong việc sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, quyền và lợi ích của họ dễ dàng bị xâm phạm, trường hợp xảy ra sự xâm phạm, họ ít có khả năng chống trả, tự vệ hơn. Do đó, họ có nhu cầu tìm kiếm sự cơng bằng, địi hỏi các biện pháp đền bù/khắc phục cho những thiệt hại, bất công mà họ bị ảnh hưởng. Khi đứng lên bảo vệ quyền lợi cho mình, họ thường vì những khuyết điểm của bản thân, trở nên yếu thế trước cơ quan tư pháp và bên gây ra hành vi vi phạm. Xuất phát từ tính chất gắn bó với thiết chế tư pháp, nên quyền này thường chỉ được sử dụng khi có sự tham gia của cơ quan tư pháp. Trong một số trường hợp, việc sử dụng các biện pháp khác ngồi tư pháp, như hịa giải thương lượng thì quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật xuất hiện. Nếu việc tranh chấp khơng xảy ra thì nhu cầu tiếp cận hệ thống tư pháp, nhu cầu được xét xử cơng bằng sẽ khơng tồn tại, vì vậy quyền tiếp cận cơng lý lúc này chưa xuất hiện vì chưa hiện hữu bất cứ sự đòi hỏi về đền bù hoặc khắc phục nào cho những bất công vốn chưa hề xảy đến.

<i>Thứ năm, mục tiêu của quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật là nhằm đền bù, khắc phục đối với những bất công, thiệt hại mà họ phải gánh chịu do chủ thể khác gây ra, bảo vệ quyền con người của người khuyết tật. </i>

<small>21 Nguyễn Thị Thanh Hải, “Pháp luật quốc tế về quyền tiếp cận công lý và thực tiễn ở Việt Nam”, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 04/2019, tr.72. </small>

<small>22</small><i><small> Ineke Van De Meene and Benjamin van Rooij, Access to Justice and Legal Empowerment: Making the Poor </small></i>

<i><small>Central in Legal Development Co-operation, Leiden University Press, 2008, p. 7. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Sự đền bù, khắc phục những bất cơng, thiệt hại này khơng chỉ gói gọn ở trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo sự cơng bằng trong xét xử mà nó phải bao gồm các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thông qua việc tiếp cận hệ thống pháp lý đa kênh: hệ thống pháp lý nhà nước, hệ thống pháp lý phi nhà nước, hệ thống pháp lý có tính nhà nước nhằm hiện thực hóa những giải pháp cơng bằng cho các tranh chấp đã được quy định trong pháp luật chính thống và khơng chính thống. Mỗi cơ quan trong từng hệ thống này có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, do đó, có vai trị khác nhau trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật. Điều này nhằm đảm bảo sự đền bù khắc phục một cách công bằng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của người khuyết tật khi họ phải gánh chịu những bất công, thiệt hại do chủ thể khác gây ra và bảo vệ quyền con người của người khuyết tật một cách toàn diện nhất trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

<b>1.2. Nội dung về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật </b>

Cho đến nay, khái niệm về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật chưa

<i>được giải thích một cách rõ ràng ở các quy phạm pháp luật, do đó, khái niệm “tiếp cận </i>

<i>cơng lý” chưa có sự đồng thuận của tất cả mọi người.</i><small>23</small> Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau nên việc phân chia từng yếu tố để nghiên cứu sâu hơn cũng đa dạng và có nhiều cách. Trong q trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy cách phân chia của tác

<i>giả Trần Mộng Bình trong bài viết “Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt </i>

<i>Nam trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế” rất hợp lý và tiến bộ. Tác giả đã </i>

phân chia trong nội dung về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật thành hai cách như sau: quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật và quyền tiếp cận hệ thống tư pháp của người khuyết tật, và nhóm tác giả đồng ý và sẽ theo cách phân chia như trên.

Sau đây, nhóm tác giả sẽ phân tích sâu hơn về hai nhánh quyền: Quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật và quyền tiếp cận hệ thống tư pháp của người khuyết tật.

<i><b>1.2.1. Quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật </b></i>

Hành trình trong cuộc đời của mỗi con người ln tồn tại những mục đích cao cả, một trong số đó là nỗ lực vì bình đẳng, đấu tranh liên tục khơng ngừng nghỉ và giương cao ngọn cờ bình đẳng. Vì vậy, quyền bình đẳng trước pháp luật khơng chỉ là một nhánh quyền quan trọng trong quyền tiếp cận cơng lý mà cịn là một trong những quyền quan trọng nhất trong chủ đề quyền con người. Để có thể đi đến kết luận cho khái

<small>23 There is lack of consensus regarding a proper definition of “access to justice”. Peter Josiah Shughuru (2012), </small>

<i><small>Sexual violence and access to justice for persons with disabilities in Tanzania and South Africa, University of </small></i>

<small>Pretoria, Tanzania, p.14. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>niệm “Quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật” thì nhóm tác giả sẽ phân </i>

từng khái niệm sau:

<i>Về khái niệm “quyền bình đẳng”, dưới góc độ quyền con người, Văn phòng Tổ </i>

chức Lao động quốc tế (ILO) phân quyền bình đẳng được thành ba cấp độ: (1) Bình đẳng trên danh nghĩa: những người ở trong hoàn cảnh như nhau cần được đối xử giống nhau mà khơng tính đến sự khác biệt, bất lợi của từng cá nhân và của hồn cảnh; (2) Bình đẳng về cơ hội: thừa nhận vai trò quan trọng của những khác biệt của cá nhân và tập thể đồng thời nhận diện những rào cản bên ngoài xã hội mà người khuyết tật gặp phải. Theo cách nhìn này, tình trạng khuyết tật khơng phải là vấn đề quan trọng mà chính những định kiến mới là cơ sở để giải quyết vấn đề; (3) Bình đẳng về kết quả: là sự bảo đảm các kết quả là như nhau đối với tất cả mọi người. Đây là một khái niệm mang tính giá trị và ý nghĩa nhân văn, thể hiện gần như đầy đủ về tính chất thực sự của “bình đẳng”

<i>và các lĩnh vực, khía cạnh nó điều chỉnh. Nói tóm lại, “quyền bình đẳng” ở đây là đối </i>

xử giống nhau, thừa nhận vai trị từng cá thể và đem lại kết quả cơng bằng đối với mọi người. Ngoài ra, trong thực tế, bình đẳng khơng có nghĩa là bằng nhau hoặc như nhau, khơng có nghĩa người khuyết tật phải được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ giống tuyệt đối so với những người bình thường mới là bình đẳng; mà họ phải được thực hiện một số quyền và nghĩa vụ để lợi ích nhận được sẽ giống như những người bình thường.

<i>Kế đến, khái niệm “bình đẳng trước pháp luật” đã được đề cập từ hàng thập kỷ </i>

về trước, ví dụ như, vào năm 1960, Friedrich Hayek cho rằng khái niệm trên là yếu tố

<i>quan trọng nhất của một xã hội tự do: “Mục tiêu lớn nhất của cuộc đấu tranh cho sự tự </i>

<i>do chính là bình đẳng trước pháp luật.”</i><small>24</small> Khái niệm trên đã thu hút số lượng lớn các học giả, tạo nên một số lượng định nghĩa lớn và đa dạng; do đó, bình đẳng trước pháp luật ln có sự đa dạng và thay đổi, phát triển cùng với tiến trình đi lên của xã hội, trở thành một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực đạo đức, luật học và chính trị. Tuy nhiên, rất khó khăn để định nghĩa một cách chính xác nhất bởi khái niệm trên chưa được giải thích bởi quy phạm pháp luật và luôn tồn tại những ý kiến khác nhau khi viết về bình đẳng trước pháp luật.

Cụ thể hơn, về quan điểm của tác giả Daron Acemoglu và đồng tác giả Alexander

<i>Wolitzky, “Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là luật được áp dụng một cách công </i>

<i>bằng với mọi công dân: đơn giản là không ai được đứng trên luật. Định nghĩa này cũng là một trong những ý nghĩa của thuật ngữ vơ định hình “nhà nước pháp quyền” - là nền tảng của nhiều bản hiến pháp hiện hành và được nhiều người coi là nguyên lý hạt nhân </i>

<small>24 Friedrich Hayek saw it as the most critical element of liberal society, stating that ‘The great aim of the struggle for liberty has been equality before the law’ (1960, p. 127). Daron Acemoglu, Alexander Wolitzky (2020), “A theory of equality before the law”, The Economic Journal, (131), p.1429. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>của một hệ thống pháp luật công bằng và công bằng.</i><small>25</small> Một tài liệu khác đến từ Tòa án

<i>tối cao bang New South xứ Wales, Úc đã đưa ra định nghĩa cho “bình đẳng trước pháp </i>

<i>luật” qua lời thề của các nhân viên tư pháp ở bang này: “Mọi công dân tham gia tố tụng tư pháp (dù là dưới tư cách cá nhân hay được đại diện) không chỉ được đối xử cơng bằng bất kể giới tính, dân tộc, khuyết tật, giới tính, độ tuổi, tơn giáo, tài chính, quy mơ hoặc bản chất của gia định, trình độ học vấn hay bất kì tính chất nào.” Theo tác giả </i>

<i>Justice Tysoe bình luận về “bình đẳng trước pháp luật”: “Tất cả mọi người kể cả từ mối </i>

<i>quan hệ luật pháp đơn sơ đến mối quan hệ luật pháp phức tạp đều được tôn trọng ngang bằng, và không có ai nên được ưu tiên hơn so với người khác, miễn là đáp ứng với các yêu cầu của luật cụ thể.”<small>26 </small></i>

<i>Nhìn chung, khái niệm “bình đẳng trước pháp luật” của các tác giả đều có nét tương đồng là được đối xử cơng bằng. Do đó, tác giả cho rằng khái niệm “bình đẳng </i>

<i>trước pháp luật” tức là việc được đối xử công bằng, không dựa trên một thước đo nào </i>

về giới tính, chủng tộc, quốc tịch,... mà phân biệt vị thế giữa mỗi người trước pháp luật.

<i>Hơn nữa, bình đẳng trước pháp luật mang ý nghĩa rất quan trọng: Một là, bình đẳng </i>

trước pháp luật là con đường để đi đến cơng lý một cách trọn vẹn. Theo đó, tìm kiếm công lý là nội dung quan trọng nhất mà pháp luật hướng đến. Công lý luôn chứa đựng sự thật khách quan, phản ánh một cách trung thực những gì mà nó tồn tại liên quan đến các mối quan hệ xã hội nhất định.<small>27</small> Để tồn tại sự công bằng trong xã hội, thì bình đẳng trong pháp luật cần được chú ý và thực thi. Lúc đó, các nguyên tắc để đảm bảo sự công bằng sẽ được củng cố vững chắc và là nền tảng cho những tình huống, vấn đề liên quan

<i>trong xã hội được giải quyết đúng đắn nhất. Hai là, bình đẳng trước pháp luật sẽ bảo vệ </i>

được quyền và lợi ích của mọi người, đặc biệt là nhóm người yếu thế. Vốn dĩ xã hội khơng hồn tồn bình đẳng do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố - kinh tế, chính trị,... nhưng ít nhất nên quy định pháp luật cần được đảm bảo để đem đến những quyền lợi thuận lợi nhất đến tất cả mọi người.

<i>Tiếp theo, liên quan đến khái niệm về “quyền bình đẳng trước pháp luật” cũng </i>

được một số tác giả phân tích rất kỹ càng khi tham gia nghiên cứu lĩnh vực này. Theo

<small>25 The notion of equality before the law maintains that laws should apply equally to all citizens: simply put, no one is above the law. This idea - which is also one of the meanings of the amorphous term ‘rule of law’ - is a mainstay of many current constitutions and is widely viewed as a central tenet of a fair and just legal system. Daron Acemoglu, Alexander Wolitzky (2020), “A theory of equality before the law”, The Economic Journal, (131), p.1429. </small>

<small>26 Mr. Justice Tysoe (...) therefore concludes that equality before the law means that “all persons to whom a particular law- relates or extends shall be on the same level in such respects, and no one of such persons shall be in either a more or less advantageous position than any other of such persons, provided that the requirements of the particular law have been met”. J. C. Smith (1970), “Regina v Drybones and equality before the law”, The Canadian bar review, Vol. XLIX, p. 165. </small>

<small>27 Trần Linh Huân, Nguyễn Phạm Thanh Hoa, Nguyễn Phạm Hải Phượng (2022), “Áp dụng lẽ công bằng trong </small>

<i><small>hoạt động xét xử của Tòa án tại Việt Nam – thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, Kỷ yếu hội thảo khoa học </small></i>

<i><small>quốc tế “Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm ở một số quốc gia”, tr. 98. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>tác giả Vũ Văn Tú, “Quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật là bình đẳng </i>

<i>về quyền, nghĩa vụ của cơng dân theo quy định của pháp luật, bao hàm cả việc bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của cơng dân mà khơng có sự phân biệt về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội, lứa tuổi, chức vụ, nghề nghiệp.”<small>28</small></i>

<i>Trong luận văn “Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật theo pháp luật </i>

<i>Tố tụng hình sự Việt Nam”, tác giả Đào Thị Quỳnh Mai đã phân tích rất rõ ràng về khái </i>

<i>niệm: “Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền con người quan trọng được thế giới </i>

<i>ghi nhận (...) là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách là một con người buộc phải có và cần phải có (...) là một giá trị của xã hội lồi người (...) là quyền khơng bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ (...) quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, ngang bằng, khơng thiên vị(...) quyền bình đẳng trước pháp luật là sự bao qt gần như tồn bộ các quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, dân sự, văn hóa xã hội dưới vùng “phủ sóng” của pháp luật.”<b><small>29 </small></b></i>

Trong các quan điểm trên của các tác giả, quyền bình đẳng trước pháp luật có hai mấu chốt quan trọng là được bình đẳng và khơng bị phân biệt đối xử. Theo đó, cùng với

<i>khái niệm “bình đẳng trước pháp luật” đã được phân tích phần trên, nhóm tác giả cho rằng “quyền bình đẳng trước pháp luật” là quyền được xác lập với tư cách con người </i>

trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử, là quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được bảo vệ như nhau.

<i>Từ khái niệm “quyền bình đẳng trước pháp luật”, “quyền bình đẳng trước pháp </i>

<i>luật của người khuyết tật” cũng được suy luận như sau: Đây là quyền mà người khuyết </i>

tật được xác lập với tư cách con người trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử, là quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được đặc biệt bảo vệ để được công

<i>bằng như nhau. Lý giải cho việc tác giả sửa đổi thành “được đặc biệt bảo vệ để được </i>

<i>công bằng như nhau” ở khái niệm trên, vì trong Luật Người khuyết tật năm 2010, người </i>

<i>khuyết tật là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm </i>

<i>chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” - tức là họ thuộc nhóm người dễ bị tổn thương. Do đó, pháp luật cần chú ý để </i>

đảm bảo sự khiếm khuyết ấy không làm cản trở nhóm người khuyết tật đạt được sự bình đẳng trước pháp luật.

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền con người vơ cùng có giá trị, và quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật mang một giá trị cao

<small>28</small><i><small> Vũ Văn Tú (2013), Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật theo luật Tố tụng </small></i>

<i><small>hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà </small></i>

<small>Nội, tr. 8 - 9. </small>

<small>29</small><i><small> Đào Thị Quỳnh Mai (2018), Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật theo pháp luật Tố tụng hình </small></i>

<i><small>sự Việt Nam, Học viện nghiên cứu khoa học, Hà Nội, tr. 9 - 11. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cả hơn (vì sứ mệnh của quyền này là bảo vệ được nhóm người yếu thế - người khuyết

<i>tật). Dựa trên quan điểm của tác giả thì khái niệm “quyền bình đẳng trước pháp luật </i>

<i>của người khuyết tật” cần được nghiên cứu dưới những góc độ sau: </i>

<i>Thứ nhất, quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật là quyền được xác lập tư cách của người khuyết tật trước pháp luật. Theo tờ báo Đại đoàn kết, “Tư cách là: 1/ Cách ăn ở, cư xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của một người. Thí dụ: Người đứng đắn, có tư cách. Tư cách hèn hạ. 2/ Toàn bộ những điều yêu cầu đối với một cá nhân để có thể được cơng nhận ở một vị trí, thực hiện một chức năng xã hội nào đó (ẩn ý là nhân cách). Thí dụ: Tư cách đại biểu của Đại hội. Có đủ tư cách thay mặt cơ quan. 3/ Một mặt nào đó trong các mặt chức năng, cương vị, vị trí của một người. Thí dụ: Phát biểu ý kiến với tư cách cá nhân. Nghiên cứu với tư cách là một đơn vị hợp tác”.</i><small>30</small>

<i>Để phân tích nhận định trên, chúng ta nên hiểu “tư cách con người” theo nghĩa thứ hai. </i>

Trong tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được tôn trọng xếp ở vị trí thứ tư. Chính vì vậy, xã hội loài người sẽ tồn tại một cách nhân đạo nếu tư cách con người được tôn trọng, được thừa nhận và bình đẳng như nhau. Đó là được thành viên khác, xã hội và nhà nước đối xử như là một thành viên trong xã hội có đầy đủ các phẩm chất, các quyền của một con người: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…<small>31 </small>Đối với đối tượng người khuyết tật, dường như sự yếu thế của họ sẽ tạo ra sự tự ti, mặc cảm, ngại ngùng và yếu đuối; do đó, họ có thể bị nhạy cảm và dễ bị người khác đối xử theo một cách tiêu cực. Chính vì vậy, quyền được xác lập tư cách của người khuyết tật trước pháp luật sẽ thừa nhận giá trị sống của họ, làm cho họ nhận được sự công nhận, tơn trọng để có được các phẩm chất, các quyền của một con người mà không thể để cho những đối tượng khác lợi dụng và chà đạp.

Ví dụ: A là một người lao động khuyết tật, tuy vậy thành tích trong cơng việc của A rất xuất sắc vì sự nỗ lực, siêng năng. Tuy nhiên, một số đồng nghiệp cho rằng đặc

<i>điểm khuyết tật của A khiến cấp trên “thương xót” mà đánh giá cơng việc sẽ ưu ái, giao </i>

việc dễ,… Đây là hành động không tôn trọng A, không thừa nhận năng lực của A. Về lý thuyết, những hành động này sẽ không đảm bảo quyền được xác lập tư cách của người khuyết tật trước pháp luật của A. Bên cạnh đó, một số đồng nghiệp thì tơn trọng và u q A vì A sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp mặc dù sức khỏe thế chất của A bị khiếm khuyết không bằng người khác; luôn tự chủ trong cơng việc và khơng ngại khó khăn,… Những đồng nghiệp ấy đã có cái nhìn khách quan, coi trọng năng lực và vị

<small>30 Trần Hữu Thăng (2020), “Tư cách con người”, [ (truy cập lần cuối ngày 17/02/2023). </small>

<small>31 Đinh Thế Hưng (2012), “Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật”, [ (truy cập lần cuối ngày 17/02/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

trí của A,… và họ đã thực hiện được tốt quyền được xác lập tư cách của người khuyết tật trước pháp luật.

<i>Thứ hai, quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật là việc họ khơng bị phân biệt đối xử, có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Khi sinh ra, bản chất con người là độc nhất vơ nhị dựa trên tiêu chí chủng tộc, giới </i>

tính, tín ngưỡng, tơn giáo, địa vị xã hội,... Tuy vậy, pháp luật khơng thể lấy tiêu chí ấy để phân chia các quyền lợi và nghĩa vụ cho từng con người; mà phải đặt bình đẳng làm nền tảng để lấp đầy khoảng cách khơng bình đẳng đó bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau, được hưởng tất cả các lợi ích như nhau và được bảo vệ bằng mọi cách ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, khơng thể để một người nào đó vì hồn hảo hơn về mặt thể chất, tinh thần mà coi thường, phân biệt đối xử với người khuyết tật, tự cho mình những đặc quyền, đặc lợi, tự cho mình ở vị trí cao hơn và sử dụng pháp luật để chèn ép những con người yếu thế ấy.

Người đọc có thể hiểu một cách tổng qt về luận cứ trên thơng qua ví dụ sau: A là người lao động khuyết tật và có đủ năng lực trí tuệ để tham gia một khóa học dành cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, khiếm khuyết của A khiến cho cấp trên khơng tin tưởng, thậm chí chán ghét và tự ý gạch khỏi thành viên tham gia đăng ký khóa học. Vị cấp trên ấy đã thể hiện sự phân biệt đối xử rất lớn đối với A vì khơng khách quan nhìn vào năng lực của A mà tập trung vào khiếm khuyết để đối xử không công bằng với A. Đây là hành động phân biệt đối xử rất nặng và tuyệt đối không được thực hiện.

Về cơ sở pháp lý về quyền bình đẳng trước pháp luật, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ghi nhận. Về văn bản quy phạm pháp luật quốc tế, Điều 8 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948<small>32</small>, Điều 26 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966<small>33</small>, Điều 14 Cơng ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966<sup>34</sup><i>.. </i>

Các điều khoản trên mang một ý nghĩa đặc biệt, rằng thực thi quyền cơ bản của con người là việc thường xuyên và bắt buộc phải diễn ra ở mọi quốc gia. Điều khoản trên sẽ là cơ sở để các quốc gia tôn trọng và đảm bảo thực hiện như trong các văn kiện quốc tế và đưa ra phương hướng khắc phục khi quyền cơ bản của con người (cụ thể là

<small>32 Mọi người đều có quyền được các tịa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định. </small>

<small>33 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác </small>

<small>34 Mọi người đều bình đẳng trước các tịa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử cơng bằng và cơng khai bởi một tịa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự… </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

người khuyết tật) bị xâm phạm. Đây là một quy phạm đáng được lưu tâm trong khái niệm quyền tiếp cận công lý dưới nghĩa truyền thống – quyền được xét xử công bằng, quyền tiếp cận hệ thống tư pháp. Nhóm tác giả nhận thấy, nền tảng của quyền bình đẳng trước pháp luật đã được ghi nhận một cách rõ ràng và đanh thép.

Về văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, nước ta cũng đã quy định rõ ràng nền tảng của quyền tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013<small>35</small>; theo đó, mọi cơng dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Đó là văn bản quy phạm pháp luật về quyền bình đẳng trước pháp luật, nhưng đối tượng hướng đến là mọi người nói chung. Về văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về người khuyết tật, tại Điều 5 Công ước về quyền của Người khuyết tật (CRPD) về bình đẳng và khơng phân biệt đối xử<small>36</small><i>; Điều 13 quy định</i><small>37</small><i>. Về văn bản quy phạm pháp </i>

luật Việt Nam, tại điểm a khoản 1 Điều 4 Luật Người khuyết tật năm 2010 về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật có ghi nhận<small>38</small><i>. Về ý kiến cá nhân của nhóm tác giả, cơ sở </i>

pháp lý về quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật ở Việt Nam nếu ghi nhận như vậy thì thực sự chưa rõ ràng như các quy phạm pháp luật quốc tế. Theo nhóm tác giả, đã là quy phạm pháp luật thì nên được quy định rõ ràng, cụ thể để việc áp dụng trở nên thuận lợi, đảm bảo về mặt quyền lợi và ý nghĩa nhân đạo đối với đối tượng người khuyết tật.

<i><b>1.2.2. Quyền tiếp cận hệ thống tư pháp của người khuyết tật </b></i>

Khi nhắc đến quyền tiếp cận công lý, đa số mọi người sẽ định nghĩa như quyền

<i>tiếp cận hệ thống tư pháp. Trong bài viết “What is Access to Justice”, tác giả Farrow đã </i>

có bài khảo sát với một câu hỏi về khái niệm khi nghe đến quyền tiếp cận cơng lý. Góc nhìn gần nhất của người được khảo sát tập trung vào quyền tiếp cận hệ thống tư pháp,

<i>thông qua những câu trả lời: “Access to justice is ... access to lawyers” (Tiếp cận công lý là tiếp cận các luật sư), “Law enforcement” (Nhân lực ngành luật), “Right to a fair </i>

<i>trial” (Quyền được xét xử cơng bằng),… Chế độ nào cũng coi tịa án là tượng trưng cho </i>

công lý, là cơ quan cơng lý của chế độ ấy.<small>39</small> Vì thế khơng khó để hiểu lý do vì sao nhắc

<small>35 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. </small>

<small>36 1. Quốc gia thành viên cơng nhận rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ, quyền được hưởng lợi ích của pháp luật một cách bình đẳng, khơng có sự phân biệt nào. </small>

<small>2. Quốc gia thành viên cấm phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật và bảo đảm cho người khuyết tật sự bảo vệ pháp lý hữu hiệu và bình đẳng chống lại sự phân biệt đối xử trên bất kỳ cơ sở nào. </small>

<small>37 Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu, trên cơ sở bình đẳng với những người khác… </small>

<small>38 Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây: Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội (…) </small>

<small>39 Nguyễn Minh Phương, Vũ Thị Thu Hằng (2018), “Quyền tiếp cận công lý trong hoạt động cơng vụ ở Việt Nam”, </small>

<i><small>Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (05), tr. 25. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đến quyền tiếp cận công lý, mọi người lại liên tưởng đến những điều liên quan đến tòa án như việc xét xử, luật sư hay các nhân viên tòa án. Như vậy, cách tiếp cận của cơng chúng có xu hướng tiệm cận với nhóm quyền tiếp cận hệ thống tư pháp hơn là nhóm quyền bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên cách hiểu như trên vẫn chưa thể được xem là hồn chỉnh khi tìm hiểu quyền tiếp cận hệ thống tư pháp. Để đọc giả có thể hiểu rõ hơn về bản chất của nhóm quyền tiếp cận hệ thống tư pháp trong quyền tiếp cận công lý, đặc biệt gắn với chủ thể chính mà cơng trình đang tập trung nghiên cứu - người khuyết tật, nhóm tác giả sẽ đào sâu phân tích về quyền tiếp cận hệ thống tư pháp của người khuyết tật.

Theo nhóm tác giả, việc hầu như mọi người gắn chặt quyền tiếp cận hệ thống tư

<i>pháp với cơ quan tòa án và hoạt động xét xử của tòa là xuất phát từ cả thực tế lẫn trong </i>

văn bản pháp luật. Trên thực tế, thường vấn đề kiện tụng luôn nhờ đến tòa án giải quyết và đưa ra kết luận (như một thói quen suy nghĩ từ xưa đến nay). Cịn nhìn ở khía cạnh văn bản pháp luật, pháp luật quốc tế lẫn Việt Nam đều có những quy định thể hiện điều này. Trong pháp luật quốc tế, quyền được Tịa án xét xử cơng bằng được quy định trong

<i>Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1984: “Mọi người đều bình đẳng về quyền </i>

<i>được xét xử công bằng và cơng khai bởi một tịa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ.” và Điều </i>

11 bổ sung thêm khía cạnh cụ thể về tội trạng hình sự. Ở Việt Nam, khoản 3 Điều 102

<i>Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Tịa án nhân dân (TAND) có nhiệm vụ bảo vệ công lý, </i>

<i>bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Điều đó có thể hiểu, </i>

việc bảo vệ công lý được nhà nước giao và đảm bảo thực hiện bởi cơ quan TAND.<small>40</small>Quá trình tố tụng là hoạt động quan trọng nhất để bảo vệ trực tiếp quyền lợi và đòi lại sự đền bù cho tổn thất của công dân một cách hiệu quả nhất. Vì thế, quyền tiếp cận hệ thống tư pháp là một nhánh quyền không thể thiếu trong quyền tiếp cận công lý.

<i>Khái niệm của thuật ngữ “quyền tiếp cận hệ thống tư pháp” chưa được ghi nhận </i>

một cách trực tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế lẫn Việt Nam. Tuy

<i>nhiên thông qua một vài cách tiếp cận khái niệm của “quyền tiếp cận cơng lý”, chúng ta có thể hiểu được một phần của thuật ngữ “quyền tiếp cận hệ thống tư pháp”. Hiện </i>

nay, các tác giả đã có những cách nhìn nhận sau: Quyền tiếp cận cơng lý cịn được hiểu là quyền được xét xử cơng bằng, được ghi nhận và nhấn mạnh trong luật quốc tế về con người. Đây là cách hiểu được thừa nhận trong phạm vi hoạt động tố tụng tại tòa án. Với cách hiểu này, quyền tiếp cận công lý chính là những quyền bình đẳng giữa các chủ thể

<small>40</small><i><small> Lường Minh Sơn (2017), “Quyền tiếp cận công lý của người lao động trong các tranh chấp lao động”, Kỷ yếu </small></i>

<i><small>hội thảo khoa học “Quyền tiếp cận công lý trong pháp luật dân sự, do Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật </small></i>

<small>Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tháng 5/2017, tr.19. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

trước cơ quan Tòa án nhân dân.<small>41</small> Theo nhận định của Peter Joshia Shughuru, nghĩa hẹp của tiếp cận công lý là bảo đảm quyền được thực thi, cụ thể hơn thông qua tòa án hoặc tòa đặc biệt.<small>42</small> Tác giả Reen A.Bahdi nhận định tiếp cận công lý theo thủ tục là quá trình các khiếu nại được xét xử trong hệ thống pháp luật – mang nghĩa rất hẹp.<small>43</small> Từ việc nhìn

<i>nhận khái niệm “quyền tiếp cận cơng lý” qua lăng kính “hệ thống tư pháp”, khái niệm “quyền tiếp cận hệ thống tư pháp” đã được phản ánh đơi nét về nội dung của mình. Có </i>

thể thấy, quyền tiếp cận hệ thống tư pháp đi đôi với hoạt động xét xử của tòa án, và quyền này cũng là một quyền đảm bảo công bằng giữa các chủ thể trong tòa. Từ những

<i>khái niệm liên quan, nhóm nghiên cứu khái quát khái niệm của thuật ngữ “quyền tiếp </i>

<i>cận hệ thống tư pháp” là quyền được đảm bảo tiếp cận các bộ máy tư pháp, được hỗ trợ </i>

trong quá trình tố tụng, được xét xử công bằng và được đảm bảo quyền tham gia vào việc thực thi cơng lý.

Mọi người đều có quyền tiếp cận tư pháp nên nhóm người khuyết tật cũng khơng phải là ngoại lệ. Vì những đặc điểm khiếm khuyết của mình, người khuyết tật là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Vì thế quyền tiếp cận cơng lý lại càng có ý nghĩa với nhóm đối tượng này. Tương tự như khái niệm của quyền tiếp cận hệ thống tư pháp, quyền tiếp cận hệ thống tư pháp của người khuyết tật là quyền mà người khuyết tật được đảm bảo tiếp cận các bộ máy tư pháp, được hỗ trợ và tạo điều kiện dựa trên những đặc điểm khiếm khuyết của mình trong q trình tố tụng, được xét xử cơng bằng và được đảm bảo quyền tham gia vào việc thực thi công lý.

Quyền tiếp cận hệ thống tư pháp của người khuyết tật được ghi nhận trong Công

<i>ước về quyền của Người khuyết tật tại Điều 13, theo đó: “Các quốc gia thành viên phải </i>

<i>bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu, trên cơ sở bình đẳng với những người khác...”. Quyền tiếp cận hệ thống tư pháp gắn liền với </i>

sự bảo hộ pháp lý cho mỗi cá nhân. Và quyền tiếp cận ở đây không chỉ dừng lại ở quyền được tiếp cận các bộ máy tư pháp để thực hiện các dịch vụ tư pháp (tố tụng dân sự, giấy tờ hành chính,... ). Quyền tiếp cận ở đây là quyền tiếp cận với toàn bộ hệ thống tư pháp bao gồm cả quá trình tố tụng và các hoạt động trước tố tụng, lẫn hoạt động thực thi công lý. Tác giả Nguyễn Thế Anh đã nghiên cứu dựa trên các quy định của pháp luật Việt

<small>41</small><i><small> Lường Minh Sơn (2017), “Quyền tiếp cận công lý của người lao động trong các tranh chấp lao động”, Kỷ yếu </small></i>

<i><small>hội thảo khoa học “Quyền tiếp cận công lý trong pháp luật dân sự, do Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật </small></i>

<small>Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tháng 5/2017, tr.20. </small>

<small>42 Peter Josiah Shughuru (2012), “Sexual violence and access to justice for persons with disabilities in Tanzania </small>

<i><small>and South Africa”, University of Pretoria, tr.14. </small></i>

<small>43</small><i><small> Wilson Macharia (2020), Access to Justice for persons with disabilities in Kenya: From Principles to Practice, </small></i>

<small>Master’s Programme in Human Rights and Democratisation in Africa (HRDA), coordinated by Centre for Human Rights, University of Pretoria, p.15. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Nam lẫn pháp luật quốc tế và chia nhóm quyền tiếp cận hệ thống tư pháp của người khuyết tật thành các quyền sau:<small>44</small>

<i><b>(i) Quyền được tiếp cận bộ máy các cơ quan tư pháp: </b></i>

<i>Dựa trên tạp chí “Quyền tiếp cận cơng lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong </i>

<i>bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế” của Trần Mộng Bình, cùng với suy nghĩ </i>

của nhóm tác giả, nội dung của quyền được tiếp cận bộ máy các cơ quan tư pháp của người khuyết tật là người khuyết tật được tiếp cận hoặc hỗ trợ tiếp cận bộ máy các cơ quan tư pháp như Toà án; Viện kiểm sát; Cơ quan điều tra; Cơ quan thi hành án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và kể cả tổ chức không phải là cơ quan nhà nước để thực hiện một số công việc nhằm yêu cầu các cơ quan giải quyết để địi lại cơng bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Một trong những quyền nổi bật trong nhóm quyền này được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng là quyền khởi kiện của cá nhân nói chung và người khuyết tật nói riêng tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự. Sở dĩ người khuyết tật nên có quyền được tiếp cận cả những tổ chức không phải cơ quan nhà nước bởi vì một số cơ quan, tổ chức có khả năng giúp người khuyết tật nhận được sự đền bù cho những tổn thất khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên trong số những cơ quan được liệt kê ở trên, Tòa án vẫn là cơ quan trung tâm giữ nhiệm vụ trọng tâm - hoạt động xét xử. Như vậy, quyền tiếp cận bộ máy các cơ quan tư pháp của người khuyết tật có quyền được tiếp cận bộ máy các cơ quan tư pháp như Toà án; Viện kiểm sát; Cơ quan điều tra; Cơ quan thi hành án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và kể cả tổ chức không phải là cơ quan nhà nước để thực hiện một số công việc. Sở dĩ người khuyết tật có quyền được tiếp cận cả những tổ chức không phải cơ quan nhà nước để thực hiện một số công việc thi hành án là bởi vì cơ quan tư pháp chính thức lẫn phi chính thức đều có khả năng giúp người khuyết tật nhận được sự đền bù cho những tổn thất khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

<i><b>(ii) Quyền được tạo các điều kiện thuận lợi trong quá trình tố tụng: </b></i>

Người khuyết tật được tạo điều kiện thuận lợi dựa trên đặc điểm khuyết tật và độ tuổi của mình. Các điều kiện thuận lợi trong q trình tố tụng có thể được hiểu như là: công nhận ngôn ngữ của người khuyết tật (bao gồm tiếng nói và chữ viết), chỉ định người phiên dịch cho người khuyết tật, đảm bảo việc tiếp nhận thơng tin trong q trình tố tụng của người khuyết tật. Tinh thần của pháp luật quốc tế là nhấn mạnh sự công nhận với ngôn ngữ, chữ viết đặc biệt của người khuyết tật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Công ước về quyền của người khuyết tật. Đối với quy định của pháp luật tố tụng tại Việt Nam hiện nay, ý chí đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật đã được ghi nhận. Như

<small>44</small><i><small> Nguyễn Thế Anh (2015), Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

vậy, quyền được tạo các điều kiện thuận lợi trong quá trình tố tụng là quyền mà người khuyết tật được tạo điều kiện thuận lợi dựa trên đặc điểm khuyết tật và độ tuổi của mình như được cơng nhận ngơn ngữ của người khuyết tật, được phiên dịch, được đảm bảo việc tiếp nhận thơng tin trong q trình tố tụng.

<i><b>(iii) Quyền được trợ giúp pháp lý: </b></i>

<i>Khái niệm “Trợ giúp pháp lý” đã được nêu trong Các nguyên tắc và hướng dẫn của Liên hợp quốc, theo đó: “Trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn pháp lý, hỗ trợ và đại </i>

<i>diện cho người bị tạm giam, bị bắt hoặc bị tù giam, bị tình nghi hay bị cáo buộc, hoặc bị buộc tội phạm tội hình sự và cho các nạn nhân và nhân chứng trong quá trình tố tụng hình sự, được cung cấp miễn phí cho những người khơng có đủ điều kiện hoặc khi lợi ích của cơng lý địi hỏi như vậy. Hơn nữa, "trợ giúp pháp lý" cũng có chủ đích bao hàm các khái niệm về giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp lý và các dịch vụ khác được cung cấp cho các đối tượng thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp và quá trình tư pháp phục hồi.” Thuật ngữ này cũng được nêu tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân trong tiếp cận cơng lý và bình đẳng trước pháp luật”, </i>

<i>nhưng cách định nghĩa này lại chưa thể hiện được chi tiết nội dung của quyền. Dựa trên </i>

khái niệm trong Các nguyên tắc và hướng dẫn của Liên hợp quốc, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có thể được khái quát là quyền người khuyết tật được tư vấn pháp luật, được đại diện ngoài tố tụng và được hỗ trợ trong quá trình tham gia tố tụng.

Trong số những cơng việc trợ giúp pháp lý nêu trên, công việc quan trọng và có ý nghĩa nhất với người khuyết tật chính là việc được hỗ trợ trong q trình tham gia tố tụng. Tham gia tố tụng là hoạt động trực tiếp giành lại công lý cho người khuyết tật vì thơng qua hoạt động này họ sẽ nhận lại được sự đền bù cho những quyền và lợi ích hợp pháp bị mất của mình. Vốn sở hữu những khiếm khuyết thể chất, người khuyết tật nếu không được nhận sự trợ giúp pháp lý ngay từ sớm thì có thể sẽ vơ thức tạo ra những chứng cứ bất lợi cho mình ngay trong quá trình đầu tiên này. Vì thế, người khuyết tật cần có được sự trợ giúp pháp lý nhanh chóng và kịp thời hơn bất kì đối tượng nào khác. Bên cạnh đó, quyền được nhận tư vấn pháp lý và quyền được đại diện ngồi tố tụng cũng có ý nghĩa riêng của mình. Đối với quyền được nhận tư vấn pháp lý, người khuyết tật sẽ được nhận những ý kiến, hướng dẫn, soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc. Đối với quyền được đại diện ngoài tố tụng, người khuyết tật được người trợ giúp pháp lý đứng ra thay mặt cho mình để thực hiện quyền và nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

vụ của mình trong quan hệ pháp luật mà các cơng việc này không nằm trong giai đoạn nào của hoạt động tố tụng. Như vậy, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật là quyền mà người khuyết tật được tư vấn pháp luật, được đại diện ngoài tố tụng và được hỗ trợ trong quá trình tham gia tố tụng.

<i><b>(iv) Quyền được xét xử kịp thời, công khai và cơng bằng: </b></i>

Mục đích của hoạt động xét xử của Tòa án là nhằm trực tiếp bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi của công dân. Ý nghĩa này gắn trực tiếp với quan niệm tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan cơng lý của một chế độ. Vậy nếu như Tịa án với vai trị là cơ quan cơng lý, nơi bảo vệ quyền và lợi ích cho cơng dân đưa ra những phán quyết sai lầm thì sẽ thế nào? Trước tiên, hậu quả dễ nhận thấy nhất chính là việc người bị xâm hại quyền và lợi ích khơng thể nhận được sự đền bù cho tổn thất của mình, đồng nghĩa với việc ý nghĩa tồn tại của Tịa án đã khơng được phản ánh đúng trong thực tế. Thứ hai, hậu quả lớn hơn chính là việc công dân dần mất niềm tin dùng pháp luật và dựa vào Tịa án để giành lại cơng bằng. Người khuyết tật nhận định Tịa án khơng thể bảo vệ được quyền và lợi ích của cơng dân, khơng thể bảo vệ lẽ phải cộng hưởng với sự tự ti vì những khiếm khuyết của mình chính là rào cản lớn nhất trong việc đưa người khuyết tật tiếp cận với cơng lý.

Dựa trên những phân tích này, nhóm tác giả nhận thấy việc xét xử của Tồ án cần phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, cơng bằng và đúng pháp luật giúp người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng được bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của mình. Quyền được xét xử kịp thời và cơng khai thực chất cũng có thể được xem như những quyền nền tảng cho quyền được xét xử cơng bằng. Theo bình luận của Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc xem việc xét xử nhanh chóng, kịp thời là một khía cạnh quan trọng của xét xử công bằng. Việc xét xử kịp thời sẽ đảm bảo được quyền lợi cho những chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng, đặc biệt là quyền lợi của người đang bị

<i>buộc tội. Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc giải thích: “Tất cả các phiên hình sự </i>

<i>được thành lập theo quy định của pháp luật đều phải theo nguyên tắc hoạt động bằng lời nói và cơng khai. Tính cơng khai của phiên tịa đảm bảo xun suốt q trình tố tụng và như vậy sẽ cung cấp sự bảo vệ quan trọng cho lợi ích cá nhân và xã hội”. Việc xét </i>

xử công khai đồng nghĩa với việc phán quyết từ Tòa án sẽ được nhiều người theo dõi. Điều này tạo áp lực cho Tòa án đưa ra những phán quyết cơng bằng nhất. Có thể thấy quyền được xét xử công bằng, công khai và kịp thời luôn đi cùng với nhau. Pháp luật quốc tế ghi nhận nhóm quyền này tại Điều 10 Tun ngơn quốc tế về Nhân quyền, quyền

<i>được xét xử công bằng: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hồn tồn bình đẳng, được </i>

<i>một tịa án độc lập và vơ tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>buộc.” Pháp luật Việt Nam ghi nhận cụ thể nhóm quyền này thơng qua Điều 31 Hiến </i>

pháp năm 2013. Đồng thời Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về nhiệm vụ đảm bảo quyền tiếp cận công lý của Tòa án. Như vậy, quyền được xét xử kịp thời, công khai và công bằng của người khuyết tật là quyền mà người khuyết tật được đảm bảo việc xét xử diễn ra kịp thời, công khai và công bằng

<i><b>(v) Quyền tham gia vào việc thực thi công lý: </b></i>

Việc thực thi công lý gắn liền với Tịa án, có quan hệ mật thiết với việc xét xử các vụ án. Nói đến tham gia vào việc thực thi cơng lý, đó là bàn về những công việc được tham gia vào việc xét xử như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Theo tinh thần của pháp luật quốc tế, khoản 2 Điều 13 Công ước về quyền của người khuyết tật đã ghi nhận quyền được tham gia thực thi công lý cho người khuyết tật cũng như khuyến khích các quốc gia thành viên tăng cường đào tạo, trau dồi kỹ năng nghề

<i><b>cho người khuyết tật để làm việc trong lĩnh vực này: “Để giúp bảo đảm cho người khuyết </b></i>

<i>tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu, các quốc gia thành viên phải tăng cường đào tạo thích đáng cho những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp.” Còn đối </i>

với pháp luật Việt Nam, những tiêu chuẩn cho các vị trí cơng việc này đều được quy định rõ ràng, cụ thể trong luật; đối với tiêu chuẩn Thẩm phán do Điều 67 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định, tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên do Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định, tiêu chuẩn Luật sư do Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định. Những điều này đều có nội dung quy định giống nhau, người khuyết tật vẫn hồn tồn có thể đảm bảo đủ điều kiện làm việc với vai trò là người thực thi cơng lý. Qua đó, có thể xem pháp luật Việt Nam đang có sự cơng nhận gián tiếp về nhóm quyền này của người khuyết tật. Như vậy, quyền tham gia vào việc thực thi công lý được tác giả định nghĩa là quyền người khuyết tật được tham gia vào việc thực thi công lý một cách bình đẳng cùng những người khác với vai trị là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, trợ giúp viên pháp lý mà khơng có bất kỳ một hình thức phân biệt đối xử nào miễn họ đáp ứng đủ các điều kiện quy định.

<i><b>(vi) Các biện pháp chế tài đối với các trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật: </b></i>

Pháp luật Việt Nam cũng đã xây quy định chặt chẽ về các biện pháp chế tài đối với các trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. Từ Điều 9 đến Điều 16, Điều 20 và Điều 2 của Nghị định số 144/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định mức phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật; về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật; về trách nhiệm giáo dục

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

của cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật; về trách nhiệm dạy nghề của cơ sở dạy nghề đối với người khuyết tật; v.v. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự các chủ thể có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người khuyết tật, cụ thể điểm c khoản 2 Điều 297 quy định về tội cưỡng bức lao động đối với người khuyết tật, điểm d khoản 2 Điều 323 quy định về tội dùng nhục hình đối với người khuyết tật, điểm c khoản 2 Điều 374 quy định về tội bức cung, điểm d khoản 2 Điều 377 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật. Các quy định này góp phần làm vững mạnh cơ sở pháp lý để người khuyết tật có thể địi lại sự đền bù cho quyền và lợi ích hợp pháp bị tổn thất của mình một cách hiệu quả nhất. Cũng như qua đây, pháp luật Việt Nam cũng có thể bộc lộ ý chí muốn đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật, nâng cao khả năng tiếp cận cơng lý của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

<b>này. </b>

<b>1.3. Pháp luật quốc tế về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật </b>

Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật được coi là một quyền quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế; các hệ thống pháp luật của các quốc gia sẽ tuân thủ, quy định và thực thi, đồng thời cũng là công cụ để các cá nhân người khuyết tật bảo vệ chính họ thông qua việc vận dụng các quy phạm và cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế có liên quan. Về quy phạm quốc tế, quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước quốc tế về quyền của

<i><b>Người khuyết tật năm 2006 (CRPD). </b></i>

<i><b>1.3.1. Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights) </b></i>

Từ trước năm 2007, trên phương diện pháp lý thì hầu như khơng có điều ước quốc tế nào quy định riêng về vấn đề quyền của người khuyết tật, thậm chí, khơng có những điều khoản riêng về quyền của người khuyết tật trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) và Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), trong khi có các điều khoản về quyền của trẻ em, phụ nữ và người thiểu số trong hai công ước này. Trước năm 2007, chỉ có Cơng ước về quyền trẻ em (1989) đề cập đến việc bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật (Điều 23)<small>45</small>.

Tiếp cận công lý lần đầu tiên được đề cập chính thức trong tài liệu chính thức về

<i>nhân quyền - Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR); mặc dù thuật ngữ “tiếp cận </i>

<i>công lý” không được sử dụng cụ thể. Nhưng ở số điều khoản của UDHR liệt kê các </i>

quyền này: Điều 7 UDHR đã đưa ra nguyên tắc đến bình đẳng trước pháp luật và sự bảo

<small>45</small><i><small> Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB. Đại học Quốc </small></i>

<small>gia Hà Nội, 2011. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

vệ bình đẳng của pháp luật, Điều 8 quy định rằng tất cả mọi người đều có quyền u cầu tịa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận và Điều 10 thể hiện quyền cơ bản của cá nhân được xét xử công bằng trong cả tố tụng dân sự và tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù chưa có nguồn luật quốc tế nào nói rõ về quyền tiếp cận công lý cụ thể hơn là quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật nhưng những nội dung của về quyền tiếp cận công lý được biểu hiện qua các quyền đã đề cập ở Điều 7, Điều 8 và Điều 10<small>46</small>. Cụ thể:

<i>Thứ nhất, về quyền bình đẳng trước pháp luật của người khuyết tật trong pháp </i>

luật quốc tế, ở Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 đã khẳng định nguyên tắc

<i>ở Điều 7 UDHR: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ </i>

<i>một cách bình đẳng mà khơng có bất kỳ sự phân biệt nào dựa trên các cơ sở cụ thể như dân tộc, chủng tộc, ngơn ngữ, tơn giáo, giới tính,... hoặc tình trạng khác”. Vì người </i>

khuyết tật rõ ràng cũng là chủ thể của quyền con người nên người khuyết tật được hưởng các quyền chung và quyền tiếp cận công lý. Khi giải thích về quyền bình đẳng,

<i>Lênin cho rằng: “Khi những người theo chủ nghĩa xã hội nói về bình đẳng thì có nghĩa </i>

<i>là sự bình đẳng mang tính xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội chứ khơng phải sự bình đẳng về khả năng thể chất hoặc tinh thần”<small>47</small></i>. Từ đó, quyền bình đẳng là thứ tự nhiên vốn có của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nó phải được ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Từ đây có thể nhận định rằng pháp luật là sự giới hạn sự bình đẳng với sự bình quân chủ nghĩa và khơng thể có bình đẳng nếu có người đứng cao hơn pháp luật. Quyền con người là cái có trước và nhà nước với công cụ là pháp luật chỉ làm nhiệm vụ ghi nhận và bảo vệ. Quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng là quyền mà con người cần có phương tiện, cơng cụ pháp lý từ phía nhà nước bảo vệ; được thể hiện ở hai khía cạnh: con người được bảo vệ quyền một cách bình đẳng và họ cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền đó một cách bình đẳng. Bảo vệ quyền, xét ở cả hai khía cạnh này đều là việc trong pháp luật ghi nhận các quyền bình đẳng và tạo ra cơ chế bảo vệ quyền đó khi nó bị xâm phạm.

Như vậy, từ chỗ trong xã hội có những người khơng được thừa nhận là con người, giữa con người với nhau cịn sự phân biệt đối xử đến việc cơng nhận: mọi người đều được ghi nhận tư cách con người trước pháp luật cho thấy quyền bình đẳng là một trong những giá trị vĩ đại của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của lồi người. Nó khơng là một giá trị nhất thành bất biến mà có q trình phát sinh, phát triển theo hướng ln được làm mới và bổ sung cùng với sự phát triển

<small>46 Trần Mộng Bình (2022), “Quyền tiếp cận cơng lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa </small>

<i><small>và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ - Trường Đại học Bình Dương, tập 5, số 02/2022, tr. 88. </small></i>

<small>47</small><i><small> V.I Lê- nin (1994), V.I Lê-nin: Tồn tập, tập 24, NXB. Chính trị quốc gia, tr. 362. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

của xã hội lồi người. Các giá trị đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung nhất là các văn kiện quốc tế về quyền con người xuất hiện từ thời cách mạng tư sản đến nay<small>48</small>.

<i>Thứ hai, về nguyên tắc của Điều 8 UDHR: “Ai cũng có quyền u cầu tịa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận”. Ở đây chúng ta nhận thấy rằng bảo </i>

vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật quốc tế thế giới nói chung và pháp luật nước ta nói riêng. Nhóm đối tượng người khuyết tật là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất, vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu những thiệt thòi trên tất cả phương diện của đời sống xã hội. Nội dung của nguyên tắc này bao hàm nhiều mặt hoạt động chủ yếu, cơ bản như: xác lập một cơ chế pháp lý phù hợp để bảo vệ, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tạo ra các điều kiện thuận lợi về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để mọi người có thể được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích của mình, kiên quyết lên án đấu tranh; xử lý tất cả những hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bất kể hành vi vi phạm ấy do ai gây ra. Từ đó, chính những nội dung và mục tiêu đề ra, chúng ta thấy rõ được chủ thể người khuyết tật chính là các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền u cầu Tịa án bảo vệ theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Ngồi ra, Tịa án có nhiệm vụ xem xét giải quyết các yêu cầu của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Từ chính nguyên tắc này đã nêu bật lên nhiệm vụ của Tòa án bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp luật tố tụng dân sự quy định về quyền khởi kiện của đương sự nói chung cũng như người khuyết tật nói chung<small>49</small>.

<i>Thứ ba, khi chúng ta bàn về quyền được tiếp cận hệ thống tư pháp của người </i>

khuyết tật trong các hệ thống tư pháp của Việt Nam thì chúng ta cũng sẽ thấy rõ ở Điều

<i>10, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR) quy định rằng “Mọi người đều bình </i>

<i>đẳng về quyền được xét xử cơng bằng và cơng khai bởi một tịa án độc lập và khách quan” để xác định các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cũng như về bất </i>

cứ sự buộc tội nào đối với họ. Mọi người đều được đối xử cơng bằng trước tịa án, được suy đốn vơ tội và được đảm bảo những tố tụng tối thiểu dành cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự như được thơng báo khơng chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình; có đủ thời gian và điều kiện thuận

<small>48</small><i><small> Đinh Thế Hưng (2012), “Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật”, Tạp chí nghiên cứu lập </small></i>

<i><small>pháp [ (truy cập lần cuối vào ngày 19/3/2023). </small></i>

<small>49 Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Anh (tháng 7/2020), “Nguyên tắc “quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi </small>

<i><small>ích hợp pháp của đương sự””, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp </small></i>

<small>[ (truy cập lần cuối vào ngày 19/3/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; được xét xử mà khơng bị trì hỗn một cách vơ lý; được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tịa và thẩm vấn họ tại tòa;...

Nghiên cứu các nội dung về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan đối với chủ thể người khuyết tật trong pháp luật quốc tế nói chung và Tun ngơn quốc tế về Nhân quyền nói riêng có thể rút ra nội dung cơ bản của quyền này như sau:

<i>Một là, ở trước giai đoạn xét xử. Mặc dù khi nói đến quyền xét xử cơng bằng, </i>

cơng khai thì chúng ta nghĩ ngay đến việc quyền này được thể hiện nhiều nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhưng ở giai đoạn trước xét xử (khởi tố, điều tra, truy tố,...) lại có vai trị quan trọng, đây là tiền đề cho các hoạt động xét xử, thi hành án. Do đó, quyền cơng bằng trong xét xử cần phải có ở trong các giai đoạn trước xét xử để đảm bảo được công lý và công bằng trong các hoạt động tố tụng sau này. Các quyền con người bị xâm phạm trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến các quyền ở giai đoạn sau. Chẳng hạn, ví dụ như quyền khơng bị tra tấn, bức cung hay nhục hình, quyền khơng bị phân biệt đối xử trong khi điều tra vụ án, nếu bị xâm hại, rất dễ dẫn đến những lời khai không khách quan, làm sai lệch nội dung vụ án.

<i>Hai là, quyền bình đẳng của người khuyết tật trước Tịa án, quyền được xét xử </i>

bởi một Tòa án độc lập, không thiên vị và quyền được xét xử công khai. Hiện nay có

<i>một số người đánh đồng “tình trạng khuyết tật” là mất năng lực hành vi và năng lực </i>

tinh thần dẫn đến những suy nghĩ rằng những người khuyết tật khơng có đủ năng lực hành vi dân sự cũng như năng lực tinh thần đủ để chịu trách nhiệm trước những lời nói của mình trước vành móng ngựa. Chính vì thế đây chính là nội dung quan trọng nhất của quyền được xét xử công bằng mà UDHR đề cập, bao gồm ba nội dung là: quyền bình đẳng trước Tịa án; xét xử độc lập, cơng bằng; xét xử cơng khai. Sự bình đẳng, ngang bằng về quyền giữa các bên tham gia tố tụng là yêu cầu cốt lõi của quyền được xét xử cơng bằng giữa các bên. Sự bình đẳng giữa bên nguyên đơn và bên bị đơn vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở cho quyền được xét xử cơng bằng. Bên cạnh đó, khi xét xử, Tịa án cần đảm bảo tính độc lập, khơng thiên vị. Chúng ta khơng thể xét đến tình trạng một bên là người khuyết tật hay có những ảnh hưởng gì khác nhưng người đó khơng mất năng lực hành vi dân sự cũng như không mất năng lực tinh thần mà ưu tiên thiên vị cho những hành vi bất hợp pháp. Hiện nay, ở một số văn kiện pháp lý quốc tế đã thể hiện điều này như: Hướng dẫn về vai trị của Cơng tố viên (được Hội nghị Liên hợp quốc thông qua năm 1990) đã khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

cho Công tố viên thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn mà không bị đe dọa, ngăn cản, can thiệp (khoản 4) và văn phịng Cơng tố viên phải triệt để tách khỏi chức năng xét xử (khoản 10)... Trong Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua năm 1979), một số khía cạnh liên quan đến tính độc lập như các quan chức thi hành pháp luật (thực thi quyền lực Cảnh sát) không được tham nhũng (Điều 7). Cuối cùng, việc xét xử công khai, minh bạch là một nội dung của quyền xét xử cơng bằng. Tịa án xét xử cơng khai là một yêu cầu trong khoản 1 Điều 14 ICCPR cũng đề cập<small>50</small>.

Như vậy, chúng ta thấy được từ trong Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 (UDHR), đã thể hiện rõ quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật nói riêng và cũng như mỗi cơng dân trên thế giới nói riêng. Trên cơ sở Tun ngơn đó chúng ta cũng đã phát triển những pháp luật về quyền con người, quyền công dân rõ hơn ở những bản Hiến pháp của nước ta cũng như đến năm 2010 Việt Nam chúng ta đã có một Luật riêng cho người khuyết tật nhưng đến nay chưa thật sự có một quyền cụ thể về quyền tiếp cận công lý được đề cập.

<i><b>1.3.2. Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights) </b></i>

Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) được thông qua bởi một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 16 tháng 12 năm 1966.

<i>Công ước này đã ghi nhận “quyền tiếp cận công lý” bằng cách thể hiện tinh thần đảm </i>

bảo đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả cho những trường hợp bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp. Hơn nữa, cơng ước cũng đã có những quy định về nội dung của quyền tiếp cận công lý.

Đầu tiên, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 ICCPR quy định về cam kết từ các quốc gia thành viên của công ước, theo đó, tất cả các nước thành viên phải đảm bảo những cá nhân bị xâm phạm quyền và lợi ích có quyền yêu cầu giải quyết và được giải quyết để nhận được những biện pháp khắc phục có hiệu quả do các cơ quan có thẩm quyền thi

<i>hành. Tuy không đề cập đến thuật ngữ “quyền tiếp cận công lý” nhưng điều luật này đã </i>

ghi nhận quyền được nhận những biện pháp khắc phục có hiệu quả cho những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất, hay cũng chính là mục đích cuối cùng của quyền tiếp cận cơng lý nói chung, quyền tiếp cận cơng lý của người khuyết tật nói riêng. Theo Basil Fernando, Giám đốc Ủy ban Nhân quyền Châu Á và Trung tâm Tài nguyên Pháp lý Châu Á, tinh thần cốt lõi trong quyền con người là

<small>50 Nguyễn Thị Lan Anh, Lê Xuân Lục (2023), “Quyền được xét xử công bằng nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế và </small>

<i><small>pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao </small></i>

<small>d10-t10955.html] (truy cập lần cuối ngày 27/02/2023). </small>

</div>

×