Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

pháp luật về quyền sống của thai nhi ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 119 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH: LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ: 1. Trần Thiên Bảo Trân 2153801014281 2 2. Trương Lê Hồng Thái 2153801014238 2 Trưởng nhóm: Phạm Phương Thảo 2153801014247 2 Lớp: HC46B Khoá: 46 Khoa: Luật Hành chính – Nhà nước

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i><b>( Phần này do Phịng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </b></i>

--- ---

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ: 1. Trần Thiên Bảo Trân Nữ 2153801014281 2 2. Trương Lê Hồng Thái Nam 2153801014238 2

Trưởng nhóm: Phạm Phương Thảo Nữ 2153801014247 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI ... 5</b>

<b>1.1. Khái quát về quyền sống của thai nhi ... 5</b>

1.1.1. Khái niệm thai nhi ... 5

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quyền sống của thai nhi ... 8

1.1.3. Lịch sử phát triển quyền sống của thai nhi ... 13

1.1.4. Mối liên hệ giữa quyền sống của thai nhi và quyền của người mẹ ... 17

<b>1.2. Cơ sở lý luận cho quyền sống của thai nhi ... 23</b>

1.2.1. Theo quan điểm của các tôn giáo ... 23

1.2.2. Trên phương diện văn hóa và đạo đức dân tộc Việt Nam ... 27

1.2.3. Dưới góc độ các học thuyết về quyền con người ... 29

1.2.4 Theo quan điểm triết học ... 31

<b>CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI ... 33</b>

<b>2.1. Quyền sống của thai nhi trong pháp luật nhân quyền quốc tế ... 33</b>

2.1.1. Các công ước của Liên Hợp quốc ... 33

2.1.2. Các văn kiện pháp lý cấp khu vực ... 38

<b>2.2. Pháp luật về quyền sống của thai nhi ở một số quốc gia trên thế giới ... 41</b>

2.2.1. Pháp luật Ba Lan về quyền sống của thai nhi... 42

2.2.2. Pháp luật Hungary về quyền sống của thai nhi ... 49

2.2.3. Pháp luật Tây Ban Nha về quyền sống của thai nhi ... 66

<b>CHƯƠNG 3: QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ... 73</b>

<b>3.1. Pháp luật về thai nhi ở Việt Nam và thực trạng áp dụng ... 73</b>

3.1.1. Pháp luật Việt Nam hiện nay về thai nhi ... 73

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>KẾT LUẬN ... 99DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

4 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị ICCPR

13 Ủy ban xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Từ lâu, quyền được sống đã được xem là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người. Như trong mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của nước ta, Bác

<i>Hồ đã trích dẫn Tun ngơn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; hay tại Điều 3 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (The Universal Declaration </i>

of Human Rights (UDHR)) được tạo bởi Liên hợp quốc vào năm 1948 cũng đã nói đến

<i>quyền được sống: “Chúng ta đều có quyền sống, đồng thời sống trong tự do và an tồn”... Có thể thấy, tính tới nay đã có vơ số văn bản quốc tế thừa nhận về quyền được </i>

sống. Vậy nên, trong số chúng ta, dù là giới tính gì, quốc gia nào, tuổi có nhỏ hay lớn ra sao, mang bất kỳ màu da nào… tất cả chúng đều không ảnh hưởng đến việc mỗi chúng ta đều có quyền được sống.

Đặc biệt, trong số đó phải nhắc đến một đối tượng luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm: “trẻ em”. Bởi lẽ, như lời nói đầu tại Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về

<i>quyền trẻ em có đề cập đến “... như đã chỉ ra trong Tuyên bố về quyền trẻ em, trẻ em, do cịn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Nhưng dường như lúc </i>

này đã có một số vấn đề bị bỏ qua, đó là: Từ thời điểm nào thì một người mới được xem là trẻ em? Là từ khi thành hình trong bụng mẹ hay phải đến khi trẻ còn sống và được sinh ra? Nếu giả sử ta xem con người chỉ bao gồm trẻ em là “đứa trẻ còn sống và được sinh ra”, vậy thai nhi lúc này phải chăng sẽ không được xem là con người và theo đó, chúng cũng sẽ khơng được hưởng những quyền cơ bản của con người, ví dụ như quyền sống? Những vấn đề này thật sự đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới học thuật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung do ảnh hưởng của nó liên quan tới các vấn đề về nhân đạo đối với thai nhi, nạo phá thai cũng như quyền của người phụ nữ trong việc quyết định cơ thể của mình. Khơng dừng lại ở đó, đối với Việt Nam cịn có sự mâu thuẫn chồng chéo trong pháp luật khi vừa không thừa nhận nhưng đồng thời cũng ngầm thừa nhận quyền sống của thai nhi. Trên thế giới, quyền sống của thai nhi có khi được thừa nhận, có khi bị xem là mâu thuẫn với quyền tự do riêng tư của người phụ nữ, cũng có khi được dung hịa cả hai nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả người phụ nữ và thai nhi. Ngoài ra, một phần nguyên nhân khác nữa là tỷ lệ nạo phá thai đang ngày càng tăng ở thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng cũng là phương diện cần được lưu tâm đến.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Với những khúc mắc trên của vấn đề cũng như khi xét đến tình hình thực tế và các quy định hiện hành liên quan đến thai nhi tại Việt Nam và thế giới; do vậy, nhóm

<i>tác giả đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật về quyền sống của thai nhi ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm. </i>

Nhóm tác giả muốn dựa trên nhiều quan điểm và tài liệu tham khảo để xác định liệu thai nhi có phải là con người và đủ điều kiện để được hưởng quyền sống hay khơng. Qua đó đúc kết kinh nghiệm công nhận quyền sống của thai nhi để áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam sao cho phù hợp với các chuẩn mực chung của quốc tế trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa cũng như để trao cho thai nhi cơ hội thuận lợi để đến với thế giới này.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các cơng trình trong trường </b>

Từ tìm hiểu của nhóm tác giả thì hiện vẫn chưa có quá nhiều nghiên cứu về vấn đề này trong trường. Điển hình chỉ có bài viết “Nhận thức về vấn đề phá thai và quyền sống của thai nhi” trích trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 08 (304) năm 2013 của tác giả Cao Vũ Minh có đề cập đến quyền được sống của thai nhi và sự ghi nhận quyền của thai nhi trong pháp luật Việt Nam. Đồng thời bài viết còn tiếp cận vấn đề phá thai dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó kiến nghị về quyền được sống của thai nhi và việc thể chế hóa quan điểm cho phép phá thai có điều kiện tại Việt Nam.

<b>2.2. Các cơng trình ngồi trường </b>

Thơng qua tìm kiếm, nhóm tác giả cũng nhận thấy có nhiều bài viết tập trung phân tích quyền sống của thai nhi theo nhiều góc độ khác nhau. Một số tài liệu điển hình mà nhóm tác giả đã đọc qua là:

<i>Thứ nhất là các cơng trình trong nước </i>

<i>Trước hết, trong luận văn Thạc sĩ Luật học của Thạc sĩ Lỗ Thị Thu Hà về “Quyền sống của thai nhi và vấn đề hồn thiện khn khổ pháp luật Việt Nam về phá thai” năm </i>

2014 phân tích khá rõ ràng cả về lý luận lẫn thực tiễn cũng như các góc nhìn, các khía cạnh về quyền sống của thai nhi và vấn đề phá thai, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề phá thai có liên quan đến quyền này.

<i>Bên cạnh đó, cịn có bài viết về “Quy định của pháp luật về phôi thai và thai nhi tại Việt Nam” - tác giả Nguyễn Hoàng Nam - được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí </i>

Nghiên cứu Lập pháp số 09 (433), tháng 05/2021, đã đề cập và bàn luận đến một số vấn đề liên quan đến việc liệu pháp luật Việt Nam có xem phơi thai và thai nhi là con người hay không thông qua việc chúng được nhận những quyền lợi nhất định.

<i>Thứ hai là các cơng trình ngồi nước </i>

<i>Báo cáo “Whose Right to Life? Women’s Rights and Prenatal Protections under Human Rights and Comparative Law” của Center for Reproductive Rights đề cập đến </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

việc phải bảo vệ quyền sống của thai nhi nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng quyền này không phải là tuyệt đối và không thể được đặt lên trên quyền của người mẹ.

<i>Bài viết “Moral status of the fetus: Fetal rights or maternal autonomy?” - tác </i>

giả D. Isaacs đã đề cập đến vấn đề mâu thuẫn giữa quyền sống của thai nhi và những quyền cơ bản của người mẹ. Trong bài viết tác giả D. Isaacs đã đưa ra một số trường hợp chứng minh cho sự mâu thuẫn giữa hai quyền này. Từ đó tác giả hướng đến việc có nên hay không đề cao quyền sống của thai nhi hơn quyền của người mẹ.

Nhìn chung, các cơng trình trên có xu hướng nghiên cứu xoay quanh vấn đề liệu thai nhi có quyền sống hay khơng, quyền sống của thai nhi có mâu thuẫn với quyền của người phụ nữ hay khơng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Đối với một số cơng trình nghiên cứu trong nước nói chung cịn đưa ra những kiến nghị trong việc công nhận quyền sống của thai nhi cũng như những giải pháp pháp lý trong vấn đề phá thai đối với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, những bài viết này hoặc đã có từ rất lâu nên có thể sẽ khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay; hoặc những bài viết ấy chỉ nghiên cứu các vấn đề một cách cơ bản, chưa đi vào chuyên sâu, đúng trọng tâm.

<b>3. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 3.1. Mục tiêu </b>

Nghiên cứu một cách tổng quát về quyền sống của thai nhi và sự cơng nhận quyền sống đó theo nhiều góc độ, để giải quyết vấn đề: Thai nhi có phải là con người không và quyền sống của thai nhi được nhìn nhận như thế nào? Khảo sát, phân tích hệ thống pháp luật ở Việt Nam, các quốc gia trên thế giới, các Công ước quốc tế về quyền con người của thai nhi nói chung và quyền sống của thai nhi nói riêng. Tìm hiểu về nhận thức của người dân và thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam, đưa ra những đánh giá về vấn đề này, từ đó kết hợp kinh nghiệm trong và ngoài nước để đưa ra khuyến nghị liên quan đến công nhận quyền sống của thai nhi phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

<b>3.2. Nội dung </b>

Để thực hiện mục tiêu nói trên, nội dung của bài nghiên cứu sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:

<i>Thứ nhất, tìm hiểu khái quát về thai nhi và quyền sống của thai nhi cũng như cơ </i>

sở lý luận cho quyền này dưới các góc độ: tơn giáo, văn hóa và đạo đức, triết học, các học thuyết về quyền con người và sự phát triển của nó theo chiều dài lịch sử.

<i>Thứ hai, tìm hiểu và phân tích về sự nhìn nhận quyền sống của thai nhi trong </i>

pháp luật nhân quyền quốc tế và các văn kiện cấp khu vực. Cùng với đó là sự ghi nhận và bảo vệ quyền sống của thai nhi ở một số quốc gia trên thế giới như Ba Lan, Hungary, Tây Ban Nha.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Cuối cùng, nghiên cứu và đánh giá các quy định pháp luật có liên quan gián tiếp </i>

đến quyền sống của thai nhi cũng như sự cần thiết của quyền này tại Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị trong việc xây dựng hành lang pháp lý thơng qua sự đúc kết một cách có chọn lọc kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới và các văn kiện quốc tế nói chung.

<b>3.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

Bài nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện thông qua các phương pháp sau:

<i>Thứ nhất, phương pháp biện chứng: thông qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận </i>

và các nguồn tài liệu, văn kiện pháp lý, nhóm tác giả đưa ra những khuyến nghị về việc công nhận quyền sống của thai nhị tại Việt Nam.

<i>Thứ hai, phương pháp lịch sử: nhóm tác giả thơng qua việc nghiên cứu về lịch sử </i>

phát triển quyền sống của thai nhi để hiểu hơn về quyền này, thấy được rằng bản thân quyền này đã được thừa nhận từ rất lâu.

<i>Thứ ba, phân tích - tổng hợp: các bài báo, bài viết về vấn đề quyền sống của thai </i>

nhi, sự tác động giữ quyền sống của thai nhi với các quyền cơ bản của người mẹ, một số quan điểm của các tác giả về vấn đề này,... được nhóm tác giả phân tích và tổng hợp để có một cái nhìn tổng quan về việc quyền này được ghi nhận trên thực tế.

<i>Cuối cùng, so sánh - đánh giá: trên cơ sở tìm hiểu, so sánh và đánh giá các quy </i>

định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cùng một số văn kiện pháp quốc tế nói chung, qua đó đưa ra khuyến nghị xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền sống của thai nhi.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Nhóm tác giả nghiên cứu về quyền sống của thai nhi dưới các phương diện (khoa học, tôn giáo, triết học...) nói chung và dưới góc độ pháp lý qua pháp luật của các quốc gia và văn kiện quốc tế nói riêng.

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Quyền sống của thai nhi được nhóm tác giả nghiên cứu trên cơ sở các bài viết, bài nghiên cứu, báo cáo của các tác giả trong và ngoài nước cũng như các văn kiện pháp lý quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như Ba Lan, Hungary và Tây Ban Nha.

<b>5. Bố cục của đề tài </b>

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

<i>Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền sống của thai nhi Chương 2: Pháp luật quốc tế về quyền sống của thai nhi </i>

<i>Chương 3: Quyền sống của thai nhi ở việt nam và một số khuyến nghị hoàn thiện </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI </b></i>

<b>1.1. Khái quát về quyền sống của thai nhi </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm thai nhi </b></i>

Trước khi đi vào nghiên cứu về quyền sống của thai nhi, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm cơ bản như “thai nhi” và “thai nhi liệu có được xem là con người hay không” trên các phương diện khoa học và pháp lý bởi các tác giả trong cũng như ngoài nước.

Đầu tiên, về mặt khoa học (y học, sinh học,...) khi một tinh trùng thụ tinh thành công với một tế bào trứng thì từ đây sẽ tạo thành một tế bào mới, được gọi là hợp tử. Hợp tử tiếp tục phân chia cho đến khi thành phơi nang. Và sau đó, khi túi ối được hình thành bao bọc phơi nang thì lúc này nó sẽ trở thành phôi thai. Phôi thai được gọi là thai nhi bắt đầu từ tuần thứ 11 của thai kỳ, tức là tuần phát triển thứ 9 sau khi trứng được thụ tinh. Thai nhi có ADN và cơ thể khác biệt với mẹ và cha của chúng (đó là do sự kết hợp ADN của mẹ và cha để tạo nên một bộ ADN mới cho thai nhi). Bản thân thai nhi là một sinh vật (chứ không chỉ là một cơ quan hoặc mơ của người mẹ) có các bộ phận riêng phối hợp với nhau vì lợi ích của thai nhi. Mang trong mình mã di truyền hồn chỉnh (46 nhiễm sắc thể), chỉ cần mơi trường và dinh dưỡng thích hợp thì thai nhi có thể phát triển bản thân qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời với tư cách là một thành viên của loài người. Trong cuốn Langman's Medical Embryology, tác giả T.W. Sadler cho rằng:

<i>“Sự phát triển của một con người bắt đầu bằng sự thụ tinh”.</i><small>1</small> Bên cạnh đó, có bằng chứng khoa học cho thấy thai nhi là một cá thể sống thuộc loài Homo sapiens, cùng giống loài với chúng ta và chỉ đang ở giai đoạn phát triển sớm hơn. Giai đoạn bào thai bắt đầu từ tuần thứ 9-10 kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ, sẽ kéo dài cho đến khi sinh với tên gọi là thai nhi (fetus). Kể từ giai đoạn này, tất cả các hệ thống cơ quan chính đều đã được hình thành, chỉ là chưa trưởng thành như người lớn nhưng cấu trúc giải phẫu vẫn đầy đủ và gần giống như người lớn. Kể từ thời điểm này, thai nhi sẽ chủ yếu phát triển và các mơ sẽ trưởng thành. Do đó, thai nhi dưới góc độ khoa học được nhiều tác giả nhìn nhận là con người độc lập.

Như đã phân tích ở trên, thai nhi sẽ bắt đầu được tính từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ. Và thuật ngữ “thai nhi” được sử dụng để gọi “bào thai” từ thời điểm này.<small>2</small> Đây được xem là một cột mốc quan trọng khi thai nhi có những đặc điểm đầu tiên giống với một

<small>1 Paul Stark, “The unborn is a human being: What science tells us about unborn children”, </small>

<small>children (truy cập ngày 04/01/2023). </small>

<small> Raul Artal-Mittelmark, “Stages of Development of the Fetus”, health-issues/normal-pregnancy/stages-of-development-of-the-fetus (truy cập ngày 04/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

người khi đã chào đời. Và khi nói đến thai nhi chúng ta cần làm rõ một vấn đề là trên phương diện khoa học, thai nhi được nhìn nhận là một con người độc lập chứ không phải là một cơ quan hay mơ của cơ thể người mẹ. Bởi vì, con người có thể được phân biệt với các tế bào (mô, cơ quan) của họ bằng cách sử dụng cùng loại tiêu chí mà các nhà khoa học sử dụng để phân biệt các loại tế bào khác nhau. Tức là một con người (một cơ thể người) bao gồm các bộ phận của họ (tế bào, protein, ARN, ADN) được cấu tạo riêng biệt từ sự tổng hợp của các cơ quan và mô trên cơ thể. Mỗi người sẽ có các cơ quan, bộ phận cơ thể giống nhau. Nhưng khi xét về mặt di truyền thì mỗi người sẽ có những bộ ARN, ADN khác nhau. Đây được xem là tiêu chí để nhận biết người này với người khác. Và ở thai nhi cũng có những đặc điểm đó. Khi xét về những giai đoạn đầu tiên của sự hình thành phơi người là q trình phát triển từ giai đoạn một tế bào (hợp tử), lúc này mọi hành vi sinh vật đều được phối hợp độc đáo, không giống như hành vi của tế bào người đơn thuần. Hợp tử tạo ra các mô, cấu trúc và cơ quan ngày càng phối hợp hoạt động một cách phức tạp. Điều quan trọng là các tế bào, mô và cơ quan được tạo ra trong q trình phát triển khơng bằng cách nào đó “tạo ra” phơi (như thể có một “nhà sản xuất” bí ẩn, vơ hình nào đó chỉ đạo q trình này), chúng được tạo ra bởi phơi khi nó chỉ đạo q trình phát triển của chính nó trong giai đoạn trưởng thành của đời người. Hành vi có tổ chức, phối hợp này của phôi thai là đặc điểm xác định của một cơ thể người độc lập.<small>3</small>

Một lý do khác để khẳng định thai nhi là một con người độc lập là nếu xem thai

<i>nhi là một bộ phận của cơ thể mẹ thì tất cả thai phụ đều là thể khảm nhiễm sắc thể </i>

(Chromosome mosaicism).<small>4</small> Nói cách khác, những người phụ nữ mang thai lúc này sẽ là những “sinh vật” mang trên mình hai bộ gen. Thế nhưng, bản thân thể khảm vốn là một rối loạn di truyền hiếm gặp và nó khơng đồng nghĩa với việc mang thai và sẽ khơng

<i>có thứ gọi là “Hội chứng thể khảm tạm thời”. Hơn nữa, nếu thai nhi là một bộ phận của </i>

cơ thể người mẹ, vậy thì những người phụ nữ mang thai trẻ sơ sinh nam sẽ là những người lưỡng tính bởi lúc này cơ thể họ chứa cả mô nam và nữ. Và hiển nhiên không tồn

<i>tại trạng thái “Lưỡng tính thai kỳ tạm thời” bởi đây không phải là một rối loạn y tế được </i>

công nhận.<small>5</small>

<small>3 Maureen Condic, “A Scientific View of When Life Begins”, life-begins/ (truy cập ngày 04/01/2023). </small>

<small> Thể khảm nhiễm sắc thể (Chromosome mosaicism) là sự hiện diện của hai hoặc nhiều dòng tế bào riêng biệt </small>

<small> (truy cập 25/7/2023). </small>

<small>5</small><i><small> Michael Egnor, “If a Fetus Isn’t a Human Being, What Is It?”, Evolution News & Science Today (EN), </small></i>

<small> (truy cập ngày 04/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Chính vì các lý do trên, khơng thể xem thai nhi như một bộ phận của cơ thể người mẹ. Như vậy trên phương diện khoa học, thai nhi có đầy đủ những yếu tố của một cơ thể con người độc lập, và cụ thể hơn thai nhi có thể được xem là một thành viên của cộng đồng người (homo sapiens).

Tiếp đến, trên phương diện pháp lý, hiện nay có rất nhiều các quy định pháp luật về thai nhi, bao gồm các văn kiện pháp lý quốc tế và luật quốc gia. Cụ thể, pháp luật quốc tế sớm đã đề cập đến thai nhi qua những quy định về bảo vệ quyền lợi của trẻ em ngay từ khi đang còn nằm trong bụng mẹ:

Tại Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 (Declaration of the Rights of the Child

<i>1959), nguyên tắc 4 đã nêu: “Trẻ em phải được hưởng những lợi ích về an sinh xã hội. Trẻ phải được trưởng thành và phát triển trong môi trường sức khỏe: để đạt được điều này, phải có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt cho cả trẻ và mẹ của trẻ, đầy đủ trước và sau khi sinh. Trẻ có quyền được hưởng các dịch vụ đầy đủ về dinh dưỡng, nhà ở, giải trí và y tế”. Hay Cơng ước về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the Rights of the Child 1989) cũng có nêu: “Do cịn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau sinh ra đời”. Cịn có khoản 2 Điều 6 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the Rights of the Child 1989) quy định: “Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em”. Bên </i>

cạnh những quy định trực tiếp bảo vệ thai nhi của các văn kiện quốc tế, thì cịn có những quy định gián tiếp bảo vệ thai nhi ở trong bụng mẹ, ví dụ như thơng qua quy định tại khoản 5 Điều 6 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International

<i>Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR)) quy định: “Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và khơng được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai”. </i>

Không chỉ luật quốc tế, cũng có những luật tại các quốc gia quy định về thai nhi

<i>và thừa nhận quyền sống của chúng. Điển hình như: Chuẩn luật số 18 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đề cập đến trẻ chưa sinh (unborn child), đứa trẻ đang ở trong tử cung (child in utero) và nghiêm cấm hành vi giết trẻ chưa sinh. Tương tự, Hiến pháp Peru cũng quy định trẻ chưa sinh là “Đối tượng có quyền đối với cuộc sống, sự toàn vẹn về thể chất”.</i><small>6</small>

Tại Việt Nam, hiện nay tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích

<i>nhân đạo đã định nghĩa: “Phơi là sản phẩm của q trình kết hợp giữa nỗn và tinh </i>

<small>6 Vũ Mai Như Huỳnh & Trần Thị Hoàng Oanh, “[09 – 12/2020] Tư cách pháp lý của thai nhi và kiến nghị bổ sung quy định về quyền được sống của thai nhi”, (truy cập ngày 04/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>trùng”. “Theo quy trình thơng thường, phơi thai được hình thành vào tuần thứ năm và phát triển trong vòng sáu tuần trước khi phát triển thành cơ thể thai nhi. Vì vậy, phơi thai chưa phải là thai nhi, phôi thai cần một khoảng thời gian nhất định để phát triển và các tế bào hình thành nên cơ thể thai nhi”.</i><small>7</small>

Nhìn chung, khái niệm thai nhi được định nghĩa trên phương diện khoa học và pháp lý có một số điểm chung nhất định như: là kết quả của quá trình thụ thai, là “giai đoạn tiền đề” của trẻ sơ sinh. Dù vậy, về mặt khoa học, thai nhi được hình thành từ kết quả của quá trình kết hợp giữa tế bào trứng và tế bào tinh trùng. Thai nhi có một bộ ADN khác biệt so với cha mẹ và đây được xem là dấu hiệu về mặt di truyền để nhận biết thai nhi là một cá thể độc lập với cơ thể của người mẹ. Xét về q trình phát triển của thai nhi, có hai giai đoạn cần lưu ý. Giai đoạn đầu tiên tính từ kỳ kinh cuối cùng của người phụ nữ đến tuần thứ 8 của thai kỳ, kết quả của sự kết hợp giữa tế bào trứng và tế bào tinh trùng được gọi là phôi (embryo). Giai đoạn thứ hai tính từ tuần thứ 9 của thai kỳ kéo dài cho đến khi sinh ra được gọi là thai nhi (fetus). Ở giai đoạn phát triển thứ hai thì thai nhi đã có những đặc điểm (đầu, tay, chân, cơ quan,...) giống với một con người. Và các nhà nghiên cứu cũng xem thai nhi là con người dưới góc độ khoa học. Trong khi đó, về mặt pháp lý, các quy định đề cập đến thai nhi lại rất mơ hồ trong việc xác định liệu thai nhi có phải con người hay không. Tuy vậy, phần lớn các văn bản pháp lý vẫn ngầm thừa nhận một số quyền của thai nhi theo nhiều cách khác nhau.

<i><b>1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quyền sống của thai nhi </b></i>

<b>a) Khái niệm quyền sống của thai nhi </b>

Trước khi nói đến quyền sống của thai nhi thì đầu tiên ta phải hiểu thế nào là quyền sống. Cụ thể, quyền sống (right to life) lần đầu tiên được đề cập trong Điều 3 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR). Về sau, khoản 1 Điều 6 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) đã cụ thể hóa quy định về quyền sống trong Điều

<i>3 UDHR, theo đó: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”. Bên cạnh </i>

ICCPR, cũng đã có một số cơng ước quốc tế khác về quyền con người đề cập đến quyền sống như Công ước về quyền trẻ em, Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng hay Công ước về trấn áp và trừng trị tội ác A-pác-thai… Hay cụ thể hơn, trong Bình luận chung số 6 thơng qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 (CCPR General Comment No. 6: Article 6 (Right to Life)), Ủy ban nhân quyền (HRC) đã giải thích thêm một số

<small>7 Nguyễn Hồng Nam, “Quy định của pháp luật về phơi thai và thai nhi tại Việt Nam”, Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 09 (433), (truy cập ngày 04/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

khía cạnh khác về ý nghĩa và nội dung của quyền sống, trong đó có một vài nội dung có liên quan đến quyền sống của thai nhi được tóm tắt sơ bộ như sau:

<i>Thứ nhất, quyền sống là “một quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ hồn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm...” (đoạn 1). </i>

<i>Thứ hai, quyền sống không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự tồn vẹn </i>

về tính mạng. Hơn thế, quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm bảo đảm sự tồn tại của con người. Theo cách tiếp cận này, việc bảo đảm quyền sống còn đòi hỏi các quốc gia phải thực thi những biện pháp để làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ em và tăng tuổi thọ bình quân của người dân, cụ thể như các biện pháp nhằm xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và các dịch bệnh... tức là bao

<i>gồm cả các biện pháp thụ động và chủ động (đoạn 2)…</i><small>8</small>

Nhưng để rõ ràng hơn thì thực tế hiện nay, khái niệm về quyền sống của thai nhi dường như vẫn chưa được thống nhất. Bởi lẽ, cho đến nay vẫn luôn tồn tại sự tranh cãi về vấn đề này. Thế nên, hiện tại chỉ có những quan điểm xoay quanh việc liệu quyền sống của thai nhi có được cơng nhận hay khơng.

Cụ thể, như trong tác phẩm “Defenders of the Unborn - The pro-life movement

<i>before Roe v. Wade” của tác giả Daniel K. William có đề cập đến: “ …Đối với những người bảo vệ quyền của thai nhi, ý tưởng rằng luật pháp phải bảo vệ cuộc sống của tất cả mọi người - cả sinh ra và chưa sinh ra - là một nguyên tắc cơ bản của Mỹ bắt nguồn từ Tun ngơn Độc lập và Tu chính án thứ mười bốn. Vì vậy, quyền được sống của thai nhi không chỉ là quyền bất khả xâm phạm của con người mà còn là quyền hiến định”.</i><small>9</small> Nhưng dĩ nhiên, vì cịn nhiều tranh cãi nên quyền sống của thai nhi cũng sẽ không được công nhận vì nhiều lý do. Như trong bài viết “Bioethical Consideration of Maternal-Fetal Issues” của Linda Farber Post có nhắc đến một số quan điểm như sau: Các tòa án ngày trước từng miễn cưỡng công nhận tư cách pháp nhân của thai nhi, thế nhưng việc này sau đó lại khơng thành cơng bởi nếu cơng nhận thì sẽ không phù hợp với nguyên tắc “được sinh ra và cịn sống” của luật thơng thường. Cũng từng có quan điểm cho rằng ở các đạo luật liên quan đến lạm dụng và bỏ bê trẻ em thì thuật ngữ “trẻ em” bao gồm cả “thai nhi” nhưng quan điểm này cũng bị bác bỏ do theo họ, thai nhi không phải là đối tượng được pháp luật bảo vệ vào thời điểm đó. Hay như trong một số học thuyết về quyền của thai nhi cũng công nhận cho thai nhi “tư cách pháp nhân tiềm

<small>8</small><i><small> Khoa Luật - ĐHQGHN (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người năm 2009, NXB. Chính trị </small></i>

<small>quốc gia, Hà Nội, tr. 196 - 199. </small>

<small>9</small><i><small> Daniel K. William (2016), Defenders of the Unborn - The pro-life movement before Roe v. Wade, Oxford </small></i>

<small>University Press, United States of America, pg. 5. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>ẩn”. Thế nhưng việc công nhận “tư cách pháp nhân tiềm ẩn” này dễ “khiến người phụ nữ bị tổn thương trước trách nhiệm dân sự và thậm chí hình sự đối với bất kỳ hành vi hoặc lỗi không hành động nào trong khi mang thai mà sẽ gây hại hoặc có thể gây hại cho thai nhi của cô ấy”.</i><small>10</small>

Hay như D. Isaacs có đề cập trong bài viết “Moral status of the fetus: Fetal rights

<i>or maternal autonomy?” của mình rằng: “Mary Warren cho rằng thai nhi khơng có tư cách đạo đức độc lập với mẹ của nó, nhưng thai nhi có được tư cách đạo đức khi sinh ra... Một ngụ ý của lập trường này là nó sẽ trao cho một phụ nữ mang thai quyền đạo đức để phá bỏ một bào thai còn sống, nhưng khơng được giết đứa con sơ sinh của mình.” </i>

Nói cách khác, quan niệm của Mary Warren cũng cho rằng thai nhi khơng có quyền sống vì khơng có tư cách đạo đức độc lập với người mẹ.

Qua phân tích trên có thể thấy, quyền sống của thai nhi đến nay vẫn cịn gây tranh cãi và khơng có khái niệm nhất định nào về nó, cho dù có cũng chỉ là khái niệm chung

<i>về “quyền của thai nhi” (Fetal rights): “Quyền của bào thai là quyền nhân thân hoặc quyền hợp pháp của thai nhi theo luật tự nhiên và dân sự”.</i><small>11</small> Thế nhưng, từ các ví dụ trên ta vẫn có thể rút ra được khái niệm cơ bản về nó: Quyền sống của thai nhi, đó là quyền của thai nhi khi cịn trong bụng mẹ được pháp luật bảo hộ nhằm phát triển một cách lành mạnh cho đến ngày đứa trẻ ấy được sinh ra. Nhưng dĩ nhiên, quyền này chỉ mang tính tương đối do nó cịn phụ thuộc vào người mẹ bởi lẽ, nếu quyền này được công nhận một cách tuyệt đối thì sẽ gây mâu thuẫn đến quyền của người mẹ mang thai trẻ. Chẳng hạn, người mẹ bắt buộc phải bỏ thai nhi vì lý do sức khỏe. Thế nhưng, nếu quyền của thai nhi bị tuyệt đối hóa sẽ khiến người mẹ khơng thể phá thai, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà thậm chí phần nào cịn ảnh hưởng đến chính thai nhi đó. Khơng chỉ quyền của thai nhi khơng được tuyệt đối hóa, quyền của người mẹ cũng sẽ bị hạn chế ở một mức độ nhất định nhằm tránh tình trạng xung đột lợi ích giữa mẹ và con. Cụ thể, tuy quyền phá thai của người mẹ là quyền cơ bản của họ nhưng nó vẫn sẽ không được tự do tuyệt đối khi người mẹ chỉ được phá thai trong khoảng thời gian hạn định với những điều kiện nhất định.

<b>b) Đặc điểm quyền sống của thai nhi </b>

Đối với quyền sống của thai nhi, hiện nay có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này, cả trong việc đảm bảo cho quyền này cũng như khi so sánh nó với quyền sống cơ bản của con người. Nhìn chung, quyền sống của thai nhi là một nội dung trong nội

<small>10 Linda Farber Post (1997), “Bioethical Consideration of Maternal-Fetal Issues”, 24 Fordham Urban Law Journal, (4), pg. 763 - 764. </small>

<small>11 “Fetal rights”, (truy cập 20/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hàm của quyền con người. Tuy nhiên, quyền sống của thai nhi cũng có những đặc điểm riêng bên cạnh những đặc điểm chung của quyền con người.

“Quyền sống” và “quyền sống của thai nhi” thực tế có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, pháp luật thế giới ngày càng có xu hướng nhân đạo và hướng thiện nên theo lẽ dĩ nhiên, dù là con người nói chung hay thai nhi nói riêng, quyền được sống luôn được đặt lên hàng đầu, phải được bảo vệ và đảm bảo trong gần như mọi tình huống, sẽ không bị tước đoạt một cách trái pháp luật. Nói cách khác, theo luật nhân quyền quốc tế, các quyền này khơng thể bị giới hạn hay đình chỉ tại bất kỳ các quốc gia và trong bất kỳ bối cảnh nào bởi chúng chính là các quyền tuyệt đối (non-derogable rights). Và quyền

<i>sống không đơn giản chỉ là quyền “được sống”, mà như đã đề cập từ trước, nó cịn bao </i>

gồm cả những vấn đề về quyền được tồn tại một cách an toàn. Dù vậy, quyền tuyệt đối này trong một số trường hợp sẽ không thể được đảm bảo, khi đối với thai nhi thì người mẹ vẫn có thể phá thai, cịn đối với con người thì hình phạt tử hình vẫn cịn đó và có thể

<i>được thực thi. Tuy nhiên, vì hai chủ thể “con người” và “thai nhi” vẫn có một số đặc </i>

điểm khác nhau nên đương nhiên, hai quyền này cũng sẽ có những điểm khơng giống nhau.

<i> Thứ nhất, đối với con người thì tính mạng của họ chỉ bị tước đoạt khi họ vi phạm </i>

pháp luật ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội… mà đến mức khơng cịn khả năng cải tạo nữa (tử hình). Nhưng đối với tính mạng của thai nhi thì ngược lại, nó có thể bị tước đoạt vì lợi ích của người mẹ hoặc có thể vì chính nó khi do các biến chứng của bệnh lý, bất thường về nhiễm sắc thể hoặc những dị tật không mong muốn mà dù có được sinh ra thì đứa trẻ cũng khơng thể sống quá lâu hay thậm chí là chết lưu trong bụng mẹ. Thế nên, việc cố giữ cho thai nhi chào đời trong trường hợp này là không nên và cũng khơng phù hợp bởi nó sẽ gây ra những đau đớn và tổn thương đến sức khoẻ cho đứa trẻ trong tương lai. Từ đây có thể thấy, tính mạng của con người sẽ bị tước đoạt thường là vì lợi ích chung của xã hội, nhưng đối với thai nhi, thì quyền sống lại có thể bị tước đoạt vì lợi ích của cá nhân (người mẹ hoặc vì chính thai nhi đó).

<i> Thứ hai, chỉ khi là những hành vi tước đoạt đi quyền sống của con người một cách </i>

trái pháp luật như giết người, tội ác diệt chủng… thì đấy mới đương nhiên được xem là tội phạm và có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự. Nhưng ở thai nhi, hành vi phá thai đôi khi cũng bị xem là trái pháp luật và xử lý theo pháp luật hình sự ở một số quốc gia (El Salvador, Malta, Ai Cập…) dù việc phá thai này đơi khi là vì lợi ích của người mẹ hoặc thậm chí là vì tương lai của đứa trẻ sẽ được sinh ra (người mẹ bị hiếp dâm và có đứa trẻ nên muốn phá thai, nhưng nếu khơng cho phá thì dù có được sinh ra thì đứa trẻ cũng sẽ khơng được hưởng tình u thương của cha mẹ hoặc khơng được chăm sóc tốt,

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của đứa bé). Lúc này, dù đều là hành vi tước đi mạng sống nhưng giữa đơi bên vẫn có sự khác nhau khi một bên là trái đạo đức nên đương nhiên bị xem là vi phạm pháp luật, còn một bên đôi khi không phải là trái đạo đức nhưng vẫn bị xem là vi phạm pháp luật.

<i> Thứ ba, quyền sống của con người, như đã nói từ đầu, là cơ sở cho các quyền cơ </i>

bản con người, nó là quyền tuyệt đối, nên theo lẽ dĩ nhiên, nó sẽ khơng trái với các quyền khác. Nhưng ở quyền sống của thai nhi thì đơi khi nó có mâu thuẫn với quyền lựa chọn của người phụ nữ, nhất là ở những quốc gia cấm phá thai (bản thân họ bất đắc dĩ mà có thai nhưng họ lại khơng có quyền phá thai).

<i> Cuối cùng, vì thai nhi có đời sống phụ thuộc hồn toàn vào người mẹ nên theo lẽ </i>

dĩ nhiên, quyền sống của thai nhi cũng sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào người mẹ và điều này khiến quyền này rất dễ bị xâm phạm. Bởi lẽ, thai nhi khó có thể (hay gần như khơng thể) tự bảo vệ mình, khơng chỉ vì thể chất yếu ớt của chúng mà cịn vì sự tồn tại của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của người mẹ. Thế nên, so với con người là một cá thể độc lập hồn tồn, thì quyền này dễ bị xâm phạm hơn quyền sống cơ bản của mọi người rất nhiều.

<i> Tóm lại, với quyền sống thì nó khơng chỉ gói gọn trong vấn đề là “quyền được sống”, mà quyền này còn bao gồm cả những vấn đề về đảm bảo quyền được tồn tại, có </i>

cuộc sống an tồn và mức sống thích đáng của con người. Thai nhi cũng tương tự, với quyền sống của thai nhi, đó là quyền được đảm bảo sự tồn tại từ trong bụng mẹ cho đến ngày ra đời. Nhưng cũng đối với thai nhi, vì chưa được sinh ra nên chúng vẫn đang có đời sống phụ thuộc vào cơ thể mẹ cũng như khi tới với thế giới này, chúng vốn khơng có quyền lựa chọn cha mẹ đẻ, nơi sinh,... hay thậm chí là quyền được sinh ra. Do vậy, quyền sống của thai nhi so với quyền sống của một cá nhân có thể sẽ hạn hẹp hơn rất nhiều, nhưng dĩ nhiên chúng cũng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Và việc cần đảm bảo về quyền sống cho thai nhi càng là vấn đề cần thiết hơn cả.

<b>c) Ý nghĩa quyền sống của thai nhi </b>

Có thể thấy, cho đến hiện nay chỉ có các quy định của luật quốc tế hay của một số quốc gia liên quan đến quyền sống của thai nhi, nhưng dù như vậy thì nó vẫn cịn gây tranh cãi rất nhiều. Bởi một mặt, như đã đề cập từ đầu, quyền sống của thai nhi dễ có sự mâu thuẫn với các quyền của người mẹ. Mặt khác, khi xét về quyền sống của thai nhi dưới các góc độ khác nhau cũng luôn tồn tại sự mâu thuẫn. Như xét dưới góc độ sinh học, thai nhi vẫn là con người nên theo lẽ thường thai nhi vẫn phải có quyền sống. Nhưng xét dưới góc độ tâm lý học, con người phải là một thực thể thống nhất gồm 3 mặt: sinh học, xã hội, tâm lý. Mà thai nhi lúc này chỉ đáp ứng về mặt sinh học, cịn mặt xã hội và tâm lý thì cần phải lao động, giao tiếp, hình thành các mối quan hệ xã hội… thì mới có

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

được, nhưng thai nhi trong bụng mẹ lúc này lại không thể, do đó khơng thể xem thai nhi

<b>như con người và xét đến quyền sống của thai nhi. Thậm chí, thai nhi đơi khi cịn bị xem </b>

như một “chướng ngại vật”, “ký sinh trùng” hay “khối u”.<small>12</small> Chính vì khơng có được những định nghĩa rõ ràng mà quyền sống của thai nhi dường như bị xem nhẹ cũng như còn gây tranh cãi rất nhiều. Bản thân thai nhi theo đó cũng khơng được tơn trọng hoặc thậm chí là bị đổ lỗi dù cho thực tế bản thân đứa trẻ ấy khơng hề có lỗi.

Bên cạnh đó, luật hiện hành của nước ta nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều sự mâu thuẫn. Như ở nước ta, quyền sống của thai nhi đôi khi được ngầm thừa nhận, nhưng đồng thời cũng lại không công nhận nó. Luật quốc tế cũng có những điều khoản thừa nhận về quyền này, nhưng dĩ nhiên cũng có những quốc gia và văn bản luật quốc tế khác khơng thừa nhận nó.

Do đó, ý nghĩa trọng yếu nhất ở quyền sống của thai nhi chính là nhằm bảo vệ quyền được sống, được tôn trọng, được phát triển, được tồn tại và được sinh ra một cách an toàn của thai nhi. Chính vì vậy, nó cần có một hàng lang pháp lý rõ ràng hơn để mọi người có thể biết đến quyền này nhiều hơn, trong một số tình huống sẽ giúp giảm bớt tình trạng xung đột giữa quyền của người phụ nữ và thai nhi, cũng như tránh tình trạng

<b>phá thai bất hợp pháp đang diễn ra phổ biến như hiện nay. </b>

<i><b>1.1.3. Lịch sử phát triển quyền sống của thai nhi </b></i>

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, thì quyền của thai nhi cũng có sự phát triển qua từng thời đại. Các quyền thai nhi (đứa trẻ chưa sinh) không chỉ được quy định trong các văn bản pháp lý cổ, mà còn xuất hiện trong các tập quán pháp (customary law) của một số quốc gia. Phần lớn trong số đó là sự ghi nhận các quyền thừa kế mà thai nhi sẽ được nhận nếu sinh ra và còn sống. Lịch sử phát triển quyền của thai nhi tập trung vào ba giai đoạn lịch sử là cổ đại, trung đại và hiện đại.

Giai đoạn đầu tiên là vào thời cổ đại, một số phiên bản của Lời thề Hippocrates (là một lời thề về đạo đức trong lịch sử được thực hiện bởi các bác sĩ người Hy Lạp) gián tiếp bảo vệ thai nhi bằng cách cấm phá thai.<small>13</small> Bên cạnh đó, luật Aten cổ đại khơng cơng

<small>12 Nói về việc này, Judith Jarvis Thomson đã sử dụng một phép loại suy khá thú vị về bào thai khi ví nó như một nghệ sĩ vĩ cầm sắp chết: một đêm nọ, một phụ nữ bị bắt cóc và họ đã nối dây vào người cô ấy với người nghệ sĩ nhằm sử dụng thận của cô ấy để chiết xuất chất độc từ người của nghệ sĩ vĩ cầm. Người phụ nữ bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa việc bảo vệ bản thân bằng cách ngăn nghệ sĩ vĩ cầm sử dụng thận của mình. Hay chấp nhận việc nghệ sĩ vĩ cầm sử dụng thận của mình để chiết xuất chất độc vì lý do đạo đức… Tuy nhiên, sau đó trong cùng một bài báo, Thomson cũng ví bào thai như một tên trộm. Việc quy kết các đặc điểm ác tính cho thai nhi là khắc nghiệt, biến thai nhi thành kẻ xấu có vẻ đáng ngờ như đổ lỗi cho việc bỏ thai. (D. Isaacs (2003), “Moral status of the fetus: Fetal rights or maternal autonomy?”, Child Health, (39), pg. 58). </small>

<small>13</small><i><small> John M. Riddle (1994), Contraception and Abortion from the Ancient World to the Renaissance, Harvard </small></i>

<small>University Press, Cambridge - Massachusetts and London - England pg. 8. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nhận quyền sống của thai nhi trước nghi thức thừa nhận đứa trẻ. Tuy nhiên, luật cho phép hoãn thi hành án đối với phụ nữ mang thai cho đến khi sinh con.<small>14</small> Đây được xem là một sự thừa nhận gián tiếp quyền sống của thai nhi thông qua việc tác động đến quyền của người mẹ. Quy định này cho thấy người Athen muốn xét xử đúng người, đúng tội và trong trường hợp này thai nhi được xem là vô tội trước những hành vi vi phạm mà người mẹ gây ra. Với lối tư duy lập pháp đi trước thời đại này đã cho chúng ta thấy thêm nhiều bằng chứng trong công cuộc thừa nhận quyền sống của con người khi còn trong giai đoạn là bào thai. Hoặc ở một số văn bản của Ấn Độ giáo về đạo đức và lẽ phải, chẳng hạn như Dharmaśāstra (là một thể loại văn bản tiếng Phạn về luật pháp và ứng xử, và đề cập đến các chuyên luận (śāstras) về pháp) cũng trao cho thai nhi quyền được sống ngay từ khi thụ thai, mặc dù trên thực tế, những văn bản như vậy không phải lúc nào cũng được tuân theo.<small>15</small>

Ở giai đoạn thứ hai là sự giao thoa tri thức cuối thời kì cổ đại đến đầu thời kì trung đại. Quốc gia đại diện cho giai đoạn này chính là Đế chế La Mã, nơi được xem là cái nôi khai sinh các bộ luật thành văn của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đó, luật tài sản của Đế chế La Mã đã trao quyền thừa kế cho bào thai. Cụ thể hơn, miễn là thai nhi được thụ thai trước khi người lập di chúc qua đời (thường là người cha) và sau đó được sinh ra khi cịn sống thì quyền thừa kế của họ ngang bằng với những thai nhi sinh ra trước khi người lập di chúc qua đời. Mặc dù theo luật La Mã, thai nhi không phải là một chủ thể pháp lý, nhưng nó là một người tiềm năng có quyền tài sản được bảo vệ sau khi sinh.<small>16</small><i> Ngoài ra, luật gia La Mã Ulpian lưu ý rằng “trong Luật Mười hai Bảng, đứa trẻ còn trong bụng mẹ được thừa nhận quyền kế vị hợp pháp, nếu nó đã được sinh ra”. Một luật gia khác tương tự, Julius Paulus Prudentissimus cũng lưu ý rằng “người xưa cung cấp cho đứa trẻ chưa sinh sự tự do theo cách mà họ bảo tồn cho nó tất cả các quyền hợp pháp nguyên vẹn cho đến khi được sinh ra”.</i><small>17</small> Quyền thừa kế của bào thai là phương thức thực hiện ý chí của người lập di chúc. Ý chí đó được thể hiện thơng qua việc khơng giới hạn sự lựa chọn đối tượng được hưởng thừa kế (bao gồm cả những người đã sinh ra và những thai nhi chưa chào đời). Quyền lợi của thai nhi có thể được bảo vệ bởi người giám hộ, thường là người thân là nam giới, nhưng trong một số trường hợp, chính phụ

<small>14</small><i><small> Konstantinos Kapparis (2020), Abortion in the Ancient World, Bristol Classic Press, London, pg. 188. </small></i>

<small>15</small><i><small> Harold Coward, Philip Cook (1996), Religious Dimensions of Child and Family Life: Reflections on the UN </small></i>

<i><small>Convention on the Rights of the Child, University of Victoria, Canada, pg. 60. </small></i>

<small>16</small><i><small> Jean Reith Schroedel (2000), Is the Fetus a Person?: A Comparison of Policies across the Fifty States, Cornell </small></i>

<small>University Press, New York, pg. 31. </small>

<small>17</small><i><small> Judith Evans Grubbs (2002), Women and the Law in the Roman Empire: A Sourcebook on Marriage, Divorce </small></i>

<i><small>and Widowhood, Routledge, Londres-New York, pg. 264. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nữ có thể được chỉ định làm người giám hộ.<small>18</small> Hay The Digest (là tên được đặt cho một bản tóm tắt các bài viết pháp lý về luật La Mã được biên soạn theo lệnh của Hoàng đế Byzantine Justinian I năm 530–533 sau Công nguyên) cũng trao cho thai nhi có quan hệ huyết thống với cha của chúng quyền được bảo vệ quyền lợi khi mà cha của chúng là người đang đảm nhiệm chức vụ pháp quan (được chính phủ La Mã cổ đại trao cho họ đảm nhiệm một trong hai vai trò chính: người chỉ huy quân đội và thẩm phán).<small>19</small> Quy định này không chỉ hướng đến quyền lợi của thai nhi, mà đối tượng chính điều luật này hướng đến là người cha của thai nhi - một người đang giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ La Mã cổ đại. Khi sự an toàn của người thân bao gồm cả những đứa trẻ chưa chào đời được Nhà nước bảo vệ khỏi bất kỳ sự xâm phạm nào thì những người cha là chỉ huy quân đội, thẩm phán sẽ có được sự tập trung vào cơng việc mà khơng cần lo sợ người thân trong gia đình của mình bị các thế lực xấu xa nhắm tới. The Digest cũng cấm hành quyết phụ nữ mang thai cho đến khi sinh nở.<small>20</small> Với hai quy định trên có thể thấy thai nhi được trao quyền bảo vệ một cách gián tiếp thông qua cha mẹ của chúng. Luật La Mã cũng dự tính rằng nếu một người mẹ nô lệ được tự do trong bất kỳ khoảng thời gian nào từ khi thụ thai đến khi sinh con, đứa trẻ sẽ được coi là tự do khi sinh ra. Mặc dù người mẹ có thể lại trở thành nô lệ trước khi sinh con, nhưng người ta cho rằng đứa trẻ chưa chào đời không nên chịu thành kiến với sự bất hạnh của người mẹ.<small>21</small>

Tiếp đến, ở giai đoạn trung và hậu kì Trung cổ, quyền của thai nhi gắn liền với khái niệm về linh hồn. Trong một số trường hợp, bào thai cũng có thể kế thừa hoặc theo thứ tự kế vị. Ở Đế chế Byzantine, bào thai được coi là thể nhân và có thể thừa kế cùng với con cháu cùng trực hệ.<small>22</small> Hay Hoàng đế Byzantine Michael VIII Palaiologos cũng cho phép những người lính chuyển pronoia (là khoản thu nhập mà người lính được nhận) của họ cho những đứa con chưa sinh của họ.<small>23</small> Ngồi ra, vẫn cịn nhiều trường hợp khác trong lịch sử như: Năm 1284, Vua của Scotland Alexander III đã chỉ định những đứa con chưa chào đời trong tương lai của mình là người thừa kế theo đạo luật của Quốc hội để tránh những cuộc tranh cãi tiềm tàng giữa những hậu duệ trung thành của dòng dõi

<small>18</small><i><small> Е. В. Афонасин (2014), Казусы римского права, Новосибирский национальный исследовательский государственный университет, Новосибирск, pg. 78. </small></i>

<small>19 S. P. Scott, “The Digest or Pandects - Book XXXVIII (The Civil Law (1932), IX, Cincinnati)”, </small>

<small> (truy cập ngày 07/4/2023). </small>

<small>20 S. P. Scott, tlđd (19). </small>

<small>21</small><i><small> Melville, Robert Dundonald (1921), A manual of the principles of Roman law relating to persons, property, and </small></i>

<i><small>obligations, with a historical introduction for the use of students, Edinburgh - W. Green, Amsterdam, pg. 103. </small></i>

<small>22</small><i><small> Nigel Wilson (2013), Encyclopedia of Ancient Greece, Routledge, United Kingdom, pg. 381. </small></i>

<small>23</small><i><small> Mark C. Bartusis (2013), Land And Privilege In Byzantium, Cambridge University Press, Cambridge and New </small></i>

<small>York, pg. 276. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ông. Cuộc truy đòi năm 1315 của vua Scotland Robert the Bruce cho phép những cả những đứa trẻ chưa sinh được thừa kế ngai vàng ngoài anh trai Edward và con gái Marjorie Bruce.<small>24</small> Sau cái chết của Albert II của Đức vào năm 1439, người con trai Ladislaus the Posthumous khi đó cịn chưa chào đời của ơng đã thừa kế quyền chủ quyền của cha mình.<small>25</small> Trong giai đoạn này, bên cạnh các quốc gia sử dụng nguồn luật được quy định sẵn, thì việc dùng tập quán pháp để làm phương thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng trở nên phổ biến. Như Vương quốc Anh được xem là quốc gia điển hình cho việc sử dụng tập quán pháp, đặc biệt là trong việc quyết định người sẽ thừa kế ngai vàng.

Đến thế kỷ 20 và đặc biệt là sau Thế chiến thứ hai, các vấn đề về quyền của thai nhi tiếp tục phát triển. Năm 1948, Tuyên bố Geneva được thông qua trước khi sửa đổi

<i>vào năm 1983 và 2005, khun các bác sĩ “duy trì sự tơn trọng tối đa đối với sự sống của con người ngay từ khi nó được thụ thai”.</i><small>26</small> Đến năm 1973, thuật ngữ “quyền của thai nhi” được sử dụng rộng rãi sau vụ kiện Roe v. Wade<small>27</small>, vụ kiện mang tính bước ngoặt đã hợp pháp hóa việc phá thai ở Hoa Kỳ. Sau sự kiện này, thuật ngữ “quyền thai nhi” dần được sử dụng rộng rãi. Và nó đã châm ngịi cho các cuộc tranh luận trên khắp Hoa Kỳ về việc có nên cơng nhận “quyền của thai nhi” nói chung và “quyền sống của thai nhi” nói riêng, qua đó đưa ra những kiến nghị xem xét việc quy định quyền của thai nhi trong khung khổ pháp lý có được xem là khả thi khơng. Năm 1975, khi giải thích

<i>quyền sống theo Luật cơ bản của Đức, Tòa án Hiến pháp Liên bang cho rằng “sự sống theo nghĩa tồn tại lịch sử của một cá nhân con người” tồn tại “ít nhất là từ ngày thứ 14 sau khi thụ thai (nidation)”.<small>28</small></i> Và do đó, quyền được sống của mọi người theo Luật Cơ bản của Đức bao gồm cả những thai nhi được xác định ngay từ thời điểm rất sớm của thai kỳ, cụ thể là ngày thứ 14 sau khi thụ thai. Những năm 1980 chứng kiến sự xuất hiện trở lại của biện pháp bảo vệ phụ nữ mang thai tại nơi làm việc, nhằm bảo vệ sức khỏe thai nhi trong điều kiện làm việc nguy hiểm tiềm ẩn.<sup>29</sup>

<small>24</small><i><small> Michael A. Penman (2008), Diffinicione successionis ad regnum Scottorum: Royal succession in Scotland in </small></i>

<i><small>the Later Middle Ages, University of London, United Kingdom, pg. 13 - 14. </small></i>

<small>25</small><i><small> Leiden, John A. Gade (1951), Luxemburg in the Middle Ages, E.J. Brill, Netherlands, pg. 211. </small></i>

<small>26</small><i><small> Tatsuo Kuroyanagi (2013),“Historical Transition in Medical Ethics — Challenges of the World Medical </small></i>

<i><small>Association”, Tạp chí Hiệp hội Y khoa Nhật Bản, số 4 (220 - 226), tr. 5. </small></i>

<small>27 Roe v. Wade, 410 U.S. 113 (1973). </small>

<small>28</small><i><small> Jayawickrama, Nihal (2002), The Judicial Application of Human Rights Law: National, Regional and </small></i>

<i><small>International Jurisprudence, Cambridge University Press, Cambridge, pg. 246 - 247. </small></i>

<small>29</small><i><small> Robert H. Blank, Andrea L. Bonnicksen (1994), Medicine Unbound: The Human Body and the Limits of Medical </small></i>

<i><small>Intervention: Emerging Issues in Biomedical Policy, Columbia University Press, New York, pg. 77. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Có thể thấy, quyền của thai nhi ngay từ thời cổ đại đã nhận được sự quan tâm của các học giả và xem đây là một đối tượng cần phải điều chỉnh trong khuôn khổ pháp luật. Mặc dù quyền của thai nhi được quy định một cách gián tiếp thông qua quyền lợi của các chủ thể khác hay thậm chí một số nơi quyền của thai nhi khơng được quy định trong luật, mà chỉ xuất hiện trong tập quán pháp (customary law); nhưng điểm chung của các quy định này đều hướng đến một lợi ích nhất định cho thai nhi (đứa trẻ chưa chào đời). Đó chính là việc các nhà lập pháp bảo vệ quyền sống của thai nhi bất chấp người mẹ của chúng đang là tội phạm, hay như quyền được hưởng tài sản, thừa kế ngai vàng cũng được các nhà lập pháp trao cho thai nhi ngay từ thời điểm còn trong bụng mẹ. Dù cho mục đích cuối cùng là gì đi nữa, thì việc quy định như vậy vơ hình trung đã thừa nhận quyền của thai nhi dưới một góc độ nào đó.

<b>1.1.4. Mối liên hệ giữa quyền sống của thai nhi và quyền của người mẹ </b>

Khi nói đến mối liên hệ giữa quyền sống của thai nhi và quyền của người mẹ, ta không thể bỏ qua những xung đột giữa các quyền này. Theo đó, “xung đột giữa mẹ và thai nhi” là thuật ngữ dùng để chỉ những tình huống trong đó có sự bất hịa giữa lợi ích của người phụ nữ mang thai và thai nhi mà người đó đang mang. Mà những xung đột đó thường xuất phát từ những mong muốn đơn giản như quyền tự do mang thai hoặc không, quyền được phá thai,...

Trước khi đi vào tìm hiểu những xung đột lợi ích thường thấy giữa người mẹ và thai nhi, chúng ta cần làm rõ một số hiểu lầm trong việc hạn chế quyền của người phụ nữ. Việc lấy lý do vì lợi ích của thai nhi để làm cái cớ cho sự không ác ý khi không can thiệp y tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người mẹ, vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi là điều không thể chấp nhận. Chúng ta cũng không thể coi hành vi không tốt của người mẹ dẫn đến rủi ro cho thai nhi làm lý do đình chỉ cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết cho người phụ nữ. Trong môi trường y tế, nguyên tắc công bằng được xem là một nguyên tắc quan trọng. Nó được thể hiện thông qua việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phân bổ nguồn lực y tế và khơng có sự phân biệt giữa các bệnh nhân. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải nhìn nhận, xem xét các quy định pháp lý một cách cụ thể trong từng trường hợp. Không thể để các quy định pháp lý tạo ra các gánh nặng trong môi trường y tế. Với mục tiêu hướng đến là giúp các bác sĩ có thể đưa ra các quyết định phù hợp, tránh việc bị gò ép bởi khung khổ pháp lý gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, cụ thể là phụ nữ đang mang thai.

Sự mâu thuẫn giữa quyền và lợi ích giữa người mẹ với thai nhi thể hiện ở một

<i>nguyên tắc cơ bản nhất trong pháp lý là việc công nhận “tư cách pháp nhân ngẫu nhiên” </i>

đối với những đứa trẻ chưa sinh ra. Điều này không chỉ làm thay đổi về cơ bản mối quan hệ mẹ con mà còn khiến người phụ nữ dễ bị tổn thương trước trách nhiệm dân sự và

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thậm chí hình sự đối với bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào. Phá thai là một ví dụ về xung đột giữa mẹ và thai nhi. Quan điểm tự do nhất cho rằng thai nhi khơng có tư cách đạo đức hay pháp lý, trong khi quan điểm bảo thủ nhất cho rằng thai nhi là một con người hoàn chỉnh ngay từ thời điểm thụ thai. Giữa hai thái cực này, nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ của người phụ nữ xung đột với nguyên tắc không ác cảm với thai nhi. Điều đáng chú ý là luật chưa bao giờ tiến gần đến việc thể hiện quan điểm bảo thủ nhất.<small>30</small>

Khi đi vào phân tích xung đột giữa người mẹ và thai nhi thì Nhà nước cũng đóng

<i>vai trò quan trọng xoay quanh hai vấn đề: “(1) điều gì tạo nên nguy cơ gây hại cho thai nhi đủ nghiêm trọng để biện minh cho việc hạn chế quyền tự do của người phụ nữ, và (2) điều gì tạo nên lý do chính đáng để người phụ nữ khơng thực hiện các bước thích hợp để ngăn ngừa tác hại.”.</i><small>31</small> Trong vấn đề thứ nhất là sự đề cao quyền lợi của thai nhi hơn quyền của người mẹ, một quan niệm không phù hợp với luật phá thai. Vấn đề thứ hai lại đặt gánh nặng lên vai người phụ nữ trong việc biện minh cho hành vi của mình, thay vì Nhà nước phải biện minh cho việc xâm phạm cuộc sống của cô ấy, một quan niệm không phù hợp với các biện pháp bảo vệ của hiến pháp. Khi nào còn chưa giải quyết được hai vấn đề trên thì mâu thuẫn giữa lợi ích của người mẹ và thai nhi vẫn sẽ tiếp tục được đặt lên bàn cân. Bất kỳ chính sách can thiệp nào của Nhà nước vào hành vi của bà mẹ vì lợi ích của thai nhi đều có những tác động đáng ngại, khơng chỉ đối với phụ nữ mang thai mà còn đối với tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một khi xã hội đảm nhận trách nhiệm cung cấp cho mọi thai nhi một mơi trường thai nghén an tồn và lành mạnh, thì Nhà nước có nghĩa vụ hạn chế mọi hành vi có thể gây hại cho bất kỳ phụ nữ nào đang hoặc có thể mang thai. Quan niệm này đặc biệt mang tính phân biệt đối xử vì gánh nặng chỉ đổ lên vai phụ nữ. Đặc biệt là các nhóm phụ nữ nghèo và phụ nữ da màu thì gánh nặng mà họ phải chịu cịn lớn hơn nữa.

Xung đột lợi ích giữa người mẹ và thai nhi cịn thể hiện ở khía cạnh tự do tôn giáo. Hệ quả là trong một số trường hợp người mẹ sẽ từ chối thực hiện các dịch vụ y tế như sinh mổ, truyền máu,... Đối với những ca sinh khó hoặc có biến chứng trong q trình sinh nở, hay như một người phụ nữ được xác định là dương tính với HIV thì việc áp dụng biện pháp sinh mổ là cần thiết để hạn chế lây bệnh cho đứa trẻ mới sinh. Lúc này việc từ chối các biện pháp y tế trên sẽ dễ dẫn đến những hệ quả tiêu cực về sức khỏe và tính mạng khơng chỉ là thai nhi mà cịn là người mẹ. Chúng ta có thể cho phép quyền tự do tôn giáo đến mức nào khi tổn hại về thể chất đối với người khác, ở đây là thai nhi, đang bị đe dọa? Đây sẽ là một câu hỏi khiến chúng ta bận tâm rất nhiều. Chắc chắn, chúng ta có thể nói niềm tin khơng thể quan trọng đến mức nó có thể biện minh hoặc

<small>30 Linda Farber (1997), tlđd (10), pg. 12 - 28. </small>

<small>31 Linda Farber (1997), tlđd (10), pg. 12 - 28. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

bào chữa cho cái chết của bào thai trong tử cung, hoặc tổn thương não của đứa trẻ sẽ được sinh ra và trở thành một “đứa trẻ trong tương lai”. Những người khác có thể hỏi tại sao người phụ nữ mang thai lại có “quyền hy sinh” bào thai vì lợi ích của đức tin tơn giáo của mình.

Cuối cùng, những câu hỏi này yêu cầu chúng ta xem xét mức độ nghiêm trọng của một lý do tôn giáo khi việc gây tổn hại cho người khác hoặc sinh vật khác là hậu quả có thể xảy ra. Vẫn cịn một lý do khá phổ biến để những người mẹ tương lai từ chối biện pháp sinh mổ bất chấp lời khuyên từ bác sĩ. Đó chính là việc từ chối mổ lấy thai chỉ vì mong muốn tránh vết sẹo ở bụng. Trong trường hợp này có thể khẳng định một cách khá tự tin rằng mong muốn tránh vết sẹo không phải là lý do nghiêm trọng hoặc phù hợp với những gì đang bị đe dọa, đó là thai nhi có thể bị chết hoặc tổn thương não.<small>32</small>

Bên cạnh đó, cịn có một vấn đề nan giải khác, đó là dù cho về mặt đạo đức hay pháp luật thì khơng ai có thể cấm cản chúng ta lựa chọn lối sống mà không theo ý muốn của bản thân mình. Đấy cũng chính là quyền tự do lựa chọn của người phụ nữ nói riêng và cá nhân nói chung. Thế nhưng việc gì cũng sẽ có giới hạn của nó, nếu cách lựa chọn đó gây ảnh hưởng đến người khác thì chúng ta sẽ cần phải xem xét lại. Cụ thể: việc lạm dụng các chất kích thích bị kiểm sốt như ma túy, thuốc lắc (các chất có chứa thành phần là cocain, heroin) là một hành động bất hợp pháp thì liệu việc lạm dụng các chất kích thích hay các hành vi khơng được xem là bất hợp pháp như uống rượu, bia, hút thuốc lá có được xem là sự tự do hợp pháp trong bối cảnh người sử dụng đang mang thai? Không xã hội nào cấm phụ nữ hút thuốc khi mang thai, mặc dù chúng ta có thể khơng tán thành. Ngồi ra, chúng ta khơng thể phủ nhận những tác hại do việc sử dụng rượu, bia quá độ có thể gây tổn thương não cho thai nhi. Đối với một chất kích thích mạnh như là cocain có thể làm hỏng nguồn cung cấp máu cho não của thai nhi, gây đột quỵ trong tử cung và thai chết lưu. Nếu thai nhi được trao những quyền cơ bản bao gồm cả quyền sống thì điều này có thể khuyến khích luật pháp chống lại các hoạt động của người mẹ có thể gây hại cho thai nhi, chẳng hạn như việc tiêu thụ rượu, cocain,.... Việc giao tồn quyền cho thai nhi có thể vi phạm quyền tự chủ về cuộc sống của người mẹ và có khả năng dẫn đến cách tiếp cận mang tính cưỡng chế và trừng phạt đối với phụ nữ mang thai. Có vẻ như là bất cơng đối với xã hội khi bỏ tù một người phụ nữ vì đã vơ tình giết chết thai nhi của mình do nghiện cocain, trong khi lại cho phép một người phụ nữ khác phá thai nhi cịn sống của mình vì nó mắc hội chứng Down. Không thể so sánh như vậy vì việc

<small>32</small><i><small> Rosamund Scott (2002), Rights, Duties and the Body Law and Ethics of the Maternal–Fetal Conflict, Hart </small></i>

<small>Publishing, North America (US and Canada), pg. 337 - 384. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nghiện không chỉ gây hại cho bản thân người phụ nữ mà cịn có cả thai nhi, và việc nghiện này có thể tiến hành điều trị để cai nghiện. Nhưng việc cố giữ một thai nhi đang mang trong mình một khuyết tật nặng là một sự đau khổ không chỉ đối với thai nhi mà còn là người cha mẹ. Một lý do khác khiến những người phụ nữ nghiện ma túy (và các chất có chứa cocain, heroin) đang mang thai tránh chăm sóc y tế trước khi sinh vì sợ bị truy tố trách nhiệm hình sự, dân sự về tội lạm dụng trẻ em và các nhóm tội liên quan đến tàng trữ và sử dụng chất cấm. Chính điều này làm cho tỷ lệ tầm soát trước sinh giảm mạnh, dẫn đến một nguy cơ những đứa trẻ sơ sinh mắc các bệnh khó điều trị do chậm phát hiện. Một trường hợp khác thường diễn ra trên thực tế khi người phụ nữ đang mang thai tự ý dùng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tiêu biểu là vụ Grodin v. Grodin<small>33</small>, Tòa phúc thẩm Michigan đã ủng hộ một đứa trẻ cáo buộc rằng mẹ của nó, người đã dùng thuốc kháng sinh tetracycline một cách cẩu thả khi không thông báo cho bác sĩ hoặc yêu cầu thử thai. Kết quả răng của Randy (đứa trẻ chịu ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc do sự cẩu thả của bác sĩ và người mẹ) có màu nâu và đổi màu. Và hiển nhiên trong trường hợp này, quyền tự do của người mẹ trong việc quyết định cuộc sống của mình đã xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của thai nhi bởi lẽ những đứa trẻ đáng ra phải được chào đời trong tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Có thể nói, bất cứ điều gì thai phụ được u cầu làm để mang lại lợi ích hoặc tránh gây hại cho thai nhi cũng sẽ có tác động đến chính cơ thể của cơ ấy. Vì vậy, vấn đề khơng chỉ đơn giản là mức độ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, mà còn là những rủi ro và chi phí mà một phụ nữ mang thai phải gánh chịu vì đứa con chưa chào đời của mình. Một số người lập luận rằng người phụ nữ có thể bắt buộc phải phẫu thuật nếu cần thiết để duy trì sự sống hoặc sức khỏe của thai nhi. Điều này dường như đang áp đặt nghĩa vụ đối với phụ nữ mang thai mà không áp đặt đối với bất kỳ ai khác, và do đó vi phạm quyền bảo vệ bình đẳng đối với những người phụ nữ đang mang thai và sẽ mang thai trong tương lai.<sup>34</sup>

Từ những phân tích trên, nhóm tác giả có một số quan điểm về sự xung đột lợi ích giữa mẹ và thai nhi. Theo nhóm tác giả, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa một phụ nữ mang thai và thai nhi khá đặc biệt, đơi khi mang đến những tình huống khó xử về mặt đạo đức. Theo đó, hành vi phá thai được xem là vô nhân đạo khi tước đi sự sống của một cá thể. Nhưng xét về mặt sinh học và y tế, phá thai hầu như không làm thay đổi quá nhiều hiện trạng thể chất của người phụ nữ. Trong khi trên thực tế, toàn bộ cuộc sống của cơ ấy bị thay đổi khi mang thai. Cịn nhìn nhận về mặt đạo đức, phá thai chỉ

<small>33</small><i><small> Grodin v. Grodin, 301 N. W.2d 869 (Mich. 1981). </small></i>

<small>34</small><i><small> Bonnie Steinbock (1996), Life Before Birth The Moral and Legal Status of Embryos and Fetuses, Oxford </small></i>

<small>University Press, New York – Oxford, pg. 166 - 219. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nên dừng lại ở việc đưa ra những đánh giá, nhận định dựa trên những lợi ích tốt nhất cho người mẹ và thai nhi chứ khơng nên sử dụng nó như một cơng cụ để cản trở một cá nhân được thụ hưởng những quyền cơ bản của họ. Lợi ích mà việc hợp pháp hóa phá thai sẽ mang lại cho những phụ nữ tham gia vượt xa tác hại sẽ đến với thai nhi của họ. Dù thực

<i>tế, phá thai là một tội ác, và sẽ luôn là như vậy. Nhưng trong hai điều xấu thì “điều ít tệ hơn nhiều đến mức không thể do dự một giây phút nào trước sự lựa chọn” sẽ được ưu </i>

tiên. Sẽ chẳng có gì tốt đẹp nếu người phụ nữ buộc phải sinh ra những đứa trẻ bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ. Việc ép buộc họ sinh con khi mà khơng thể chăm sóc con mình chu đáo cũng khơng phải là lợi ích tốt nhất cho xã hội. Đồng thời, sẽ là không nhân từ khi yêu cầu một phụ nữ đã bị hãm hiếp hoặc sức khỏe đang gặp nguy hiểm phải mang thai đủ tháng. Nếu việc mang thai chỉ kéo dài một giờ và khơng gây nguy hiểm gì đến tính mạng hoặc sức khỏe, người phụ nữ mang thai phải để thai nhi ở lại trong một giờ đó. Cơ ấy phải làm điều này ngay cả khi cái thai là do bị cưỡng hiếp, hay khi tình trạng sức khỏe của cơ ấy khơng được đảm bảo. Vậy thì việc mang thai trong một giờ sẽ không làm thay đổi quá nhiều những tiên lượng trước đó. Tuy nhiên, trong thế giới thực việc mang thai không chỉ kéo dài trong một giờ, và chúng đòi hỏi sự hy sinh đáng kể.

Việc cứu mạng sống hoặc sức khỏe của người mẹ còn đáng khen ngợi hơn việc tuân thủ các ý tưởng lý thuyết về khả năng tồn tại và quyền của thai nhi. Taussig từng

<i>nói “tiêu chuẩn đạo đức cố định duy nhất là Quy tắc vàng; Do đó, các luật và học thuyết “lỗi thời” sẽ phải nhường chỗ cho “sự tiến bộ và cải cách””.</i><small>35</small> Các hiệp ước nhân quyền công nhận rằng người phụ nữ có quyền lựa chọn chấm dứt thai kỳ, đặc biệt khi việc mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Quyền làm mẹ là tự nguyện và do đó, quyết định chấm dứt thai kỳ là một phần không thể tách rời của một loạt các quyền cơ bản của con người, cụ thể là quyền của phụ nữ đối với bình đẳng, cuộc sống, sức khỏe, an tồn cá nhân, cuộc sống riêng tư và gia đình, tự do tôn giáo, lương tâm và ý kiến, và không bị nô lệ, tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp phẩm giá, tất cả đều được ưu tiên hơn các yêu cầu bảo vệ nhân danh thai nhi.

Thế nhưng, chúng ta cũng cần phải xem xét lại một vấn đề: đó là “quyền được sống” không bao gồm và cũng không đồng thời là “quyền sử dụng cơ thể của người khác”. Bởi lẽ, cả về nội hàm lẫn đối tượng tác động của chúng đều khơng giống nhau. Theo đó, khơng thể vì người phụ nữ đang mang thai, nghĩa là đang mang trong mình một sinh mạng có “quyền được sống” mà ta lại mặc nhiên tước đi “quyền quyết định cơ thể của mình” ở cơ ấy khi xuất phát điểm của sinh mạng này đến từ việc cô ấy bị cưỡng hiếp hay loạn luân. Vì vậy, sẽ thật không công bằng khi một người phụ nữ không được

<small>35 Daniel K. Williams (2016) tlđd (9), pg. 250 - 265. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>phá thai do họ “đã và đang sử dụng một cách có trách nhiệm một biện pháp tránh thai đáng tin cậy mà vẫn có thai”.</i><small>36</small> Nói cách khác, việc người phụ nữ có phải “chịu trách nhiệm” trao cho thai nhi một phần “quyền sử dụng cơ thể” của mình (đó có thể là kiềm chế những sở thích cá nhân hay hành động nguy hiểm mà có thể gây hại cho thai nhi như hút thuốc, rượu bia, sử dụng chất gây nghiện, tiếp xúc với hóa chất…) hay khơng sẽ phụ thuộc vào những biến số như liệu cơ ấy có đang sử dụng một biện pháp tránh thai đáng tin cậy nhưng lại thất bại hay không.

Nhưng đồng thời, quyền sống của thai nhi không chỉ dừng lại ở việc chúng có được trao cho hay khơng một phần “quyền sử dụng cơ thể” của người mẹ mà còn bao gồm cả việc quyền sống của chúng nên được thừa nhận và cũng nên được cung cấp cho những điều kiện sống cơ bản. Dĩ nhiên, quyền sống này chỉ nên được thừa nhận ở một mức độ thích hợp bởi nếu khơng, sẽ có sự xung đột về lợi ích giữa quyền sống của thai nhi và

<i>quyền của người mẹ. Chẳng hạn: </i>

... mọi người thường nghĩ rằng nếu chúng ta chấp nhận tiền đề thai nhi là một con người, thì việc phá thai ln ln là sai. Và khi chúng ta đứng dưới góc độ thai nhi là một con người, chúng ta dễ dàng đi đến một kết luận khá hợp lý. Đó là tất cả mọi người đều có quyền sống, mà thai nhi là một con người nên nó có quyền được sống. Người mẹ có quyền quyết định những gì xảy ra trong và với cơ thể mình, nhưng quyền sống mạnh hơn và nghiêm ngặt hơn quyền quyết định của người mẹ, và do đó nó sẽ có giá trị hơn. Vì vậy, bào thai có thể khơng bị giết; phá thai có thể khơng được thực hiện. <small>37</small>

Thế nên, nếu chúng ta nhìn nhận quyền sống của thai nhi một cách tuyệt đối hóa, xem thai nhi như “một con người có quyền sống”, thì lúc này việc tước đoạt đi quyền sống của thai nhi không chỉ dừng lại như một trường hợp vi phạm quyền sống, mà còn có thể bị xem như là đang chấm dứt sinh mạng của một người vô tội dù cho việc tước đoạt này hướng đến mục đích tốt nhất cho mẹ và thai nhi.

Tóm lại, ta có thể dễ dàng nhận thấy quyền sống của thai nhi và quyền của người mẹ tồn tại mối liên kết bền chặt bên cạnh những xung đột nhất định về quyền lợi. Nhưng cũng chính những xung đột này giúp chúng ta nhận ra khơng thể tuyệt đối hố quyền sống của thai nhi; cũng như cần đặt ra giới hạn cho sự tự do lựa chọn cách sống của người phụ nữ. Vì khi chúng ta nghiên về một phía sẽ vơ tình làm cho “cán cân cơng bằng” nghiêng theo, sự xung đột cũng sẽ ngày càng lớn hơn và khơng thể điều hồ được. Khơng có quyền nào cao hơn quyền nào, thế nên cần có sự linh hoạt trong việc ghi nhận quyền lợi của thai nhi và người phụ nữ.

<small>36</small><i><small> Bonnie Steinbock (1996), tlđd (34), pg. 68. </small></i>

<small>37 Bonnie Steinbock (1996), tlđd (34), pg. 76. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.2. Cơ sở lý luận cho quyền sống của thai nhi 1.2.1. Theo quan điểm của các tơn giáo </b>

Khi đi vào tìm hiểu và phân tích quyền sống của thai nhi, chúng ta khơng chỉ nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý đơn thuần, mà cịn phải nhìn nhận một cách đa chiều thông qua các quan điểm, tư tưởng trong các tôn giáo. Vấn đề quyền sống của thai nhi được nhiều tôn giáo ghi nhận và quan tâm. Nhìn chung, các quan niệm, giáo lý của các tơn giáo luôn khuyên răn con người hướng thiện làm điều hay lẽ phải và đa số các tôn giáo đều đề cao vấn đề tạo sinh. Vì vậy, vấn đề phá thai (những hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi) được xem là một tội ác và cần được nghiêm cấm.

<i>Quan điểm của Công Giáo </i>

Theo Kinh Thánh, sự hình thành một đứa trẻ là cơng trình của Chúa (mặc dù người trực tiếp tạo ra đứa trẻ là cha mẹ của chúng) vì chính Chúa mới là người ban cho cha mẹ của đứa trẻ khả năng tạo ra chúng. Nói cách khác, Chúa là người sáng tạo ra đứa trẻ, còn cha mẹ của chúng chỉ là những người đồng sáng tạo. Mỗi đứa trẻ sinh ra, lớn lên đều có sự quan sát và chăm sóc của Chúa. Khơng có gì là bí ẩn trước mắt của Ngài. Đứa trẻ trong tử cung cũng phát triển qua các giai đoạn khác nhau ln được sự dõi theo của Người. Người nhìn thấy nó khi nó mới chỉ là một phơi thai nhỏ bé chưa có hình dạng và thấy nó như thế nào vào ngày mai, vì ngay từ thuở cịn là bào thai, con người được Thiên

<i>Chúa ghi vào “sách sự sống” và những ngày giờ của nó đã được đếm: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu con được khởi sự”. Nội dung này được trình bày khá rõ trong </i>

Thánh vịnh số 139. Kinh Thánh cũng nói rằng đời sống của một con người khởi đầu từ

<i>thời điểm thụ thai: “Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hồi thai”.</i><small>38</small>

Mặc dù rất ít ỏi, nhưng Kinh Thánh đã nêu lên ý nghĩa rằng đời sống và phẩm giá của một con người là một chuỗi liên tục, xuất hiện từ lúc thụ thai, hình thành phơi thai cho đến lúc sinh ra, trưởng thành và chết. Thụ thai được xem như là sự khởi đầu cho đời sống của con người. Giá trị làm người của thai nhi được khẳng định một cách gián tiếp qua việc thừa nhận phẩm giá đời sống con người như một tổng thể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chết trong tính ý hướng, trong kế hoạch của Chúa. Qua đó, Kinh Thánh cũng kêu gọi mọi người hãy tơn trọng đời sống của mỗi người, và của tất cả mọi người trong bất cứ giai đoạn nào của sự sống bởi vì sự sống của họ chính là mục đích của Chúa. Đời sống của mỗi con người nói chung, của thai nhi nói riêng đều là kế hoạch của Chúa. Nạo phá thai một cách tuỳ tiện là một hành vi giết người, là cố tình xâm phạm kế hoạch của

<small>38 “Kinh thánh Cựu ước Công giáo, Thánh vịnh số 51 - Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con”, (truy cập ngày 04/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Chúa. Có thể nói, trải qua một q trình từ khi hình thành cho đến khi phát triển như ngày nay, quan điểm của các nhà tư tưởng Công Giáo về phôi thai không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhưng nhìn chung họ ln hướng về cái tốt, cái thiện, ln dang rộng vịng tay để bảo vệ những mầm sống cịn chưa thành hình.

Sang thế kỷ IV, V trong khi các nhà tư tưởng của Giáo hội phương Đông tiếp tục đi theo học thuyết của các nhà tư tưởng thời kỳ đầu thì các nhà tư tưởng của Giáo hội phương Tây có sự phân biệt giữa thai chưa thành hình và thai đã thành hình, và thời điểm mà linh hồn được phú (ban) vào thân xác. Làm rõ hai nội dung đó mới có thể khẳng định được từ thời điểm nào thì thai nhi được thừa nhận như một con người. Tuy vậy, các nhà tư tưởng vẫn không làm rõ được quan điểm về phú hồn của mình. Nhưng nhìn chung, họ đều thừa nhận với quan điểm trong Kinh Thánh, đó là việc phú hồn của Chúa vượt ra ngoài khả năng hiểu biết của con người.

Ngày nay, Cộng đồng Vatican cũng đã lên án rất mãnh liệt hành vi nạo phá thai, coi phá thai là một hành vi giết người. Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày

<i>nay của Cộng đồng khẳng định: “Thiên chúa là Chúa sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp với con người. Do đó, sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận; phá thai và sát nhi là những tội ác ghê tởm”.</i><small>39</small>

Như vậy, trong q trình phát triển của Cơng Giáo đã có những thời điểm tư tưởng về con người có sự khác biệt. Nhưng chung quy tư tưởng Cơng Giáo luôn hướng con người đến những thứ tốt đẹp, đề cao quyền con người, đặc biệt là đối với quyền sống của thai nhi. Mặc dù chưa thể xác định được thời điểm nào thai nhi là một cá thể sống, thế nhưng trong Kinh Thánh nói riêng và các giáo lý Cơng Giáo nói chung đều xem phá thai hay các hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến bào thai (thai nhi) là những tội lỗi cần được ngăn chặn.

<i>Quan điểm của Phật giáo </i>

Trong quá trình tìm hiểu về giáo lý Phật giáo, có nhiều quan điểm giáo lý, cũng như cách nhìn nhận về quyền sống của thai nhi. Nhưng về cốt lõi, Phật giáo luôn đề cao quyền sống của thai nhi và xem thai nhi là một món quà, là sự khởi đầu của một kiếp người. Theo Phật, bào thai được hình thành khi có sự giao hợp giữa cha mẹ trong thời kỳ người mẹ có thể thụ thai và yếu tố quyết định là sự có mặt của “thần thức”, hay cịn gọi là “hương ấm xâm nhập vào”. Vì vậy, sinh mạng của thai nhi, tức mầm sống của

<small>39 Thánh cộng đồng Vaticano II, “Hiến chế mục vụ về giáo hội trong thế giới ngày nay - Gaudium et spes”, </small>

<small>gaudium-et-spes-07-12-1965/ (truy cập ngày 07/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

người, đã được tạo thành ngay từ phút giây đầu tiên mà thần thức đi vào cơ thể người mẹ khi cha mẹ giao hợp.

Như đã đề cập, thai nhi mang mầm sống của con người ngay từ khi người mẹ thụ thai thế nên cần phải được bảo vệ một cách kỹ lưỡng. Thiết nghĩ khơng có gì ác độc hơn là tiêu diệt bào thai, vì đó là hành vi giết hại một sinh linh đang ở trong giai đoạn yếu ớt nhất mà mạng sống hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ. Đại luận sư Buddhaghosa nói

<i>rằng: “Nghiệp quả của sự phá thai tệ hại hơn là giết một tên cơn đồ, vì tự vệ”.</i><small>40</small>

Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây

<i>đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phơi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người”.</i><small>41</small>

Bất hại (ahiṃsā) là một trong những nguyên tắc căn bản của Phật giáo. Ahiṃsā

<i>mặc dù mang nghĩa đen là bất hại nhưng nó cịn bao hàm ý nghĩa rộng hơn là “tôn trọng sự sống” hay “sự sống thiêng liêng”. Nguyên tắc tôn trọng sự sống được hiểu trong đạo </i>

đức là cố ý làm hại hay gây thương tổn tới các sinh vật luôn là điều sai trái về đạo đức. Phá thai là một hành động đi ngược lại với tôn chỉ không giết hại (ahiṃsā) của đạo Phật và nó cũng là giới đầu tiên trong năm giới.<small>42</small><i> Trong kinh “Trường thọ diệt tội” cũng dẫn </i>

chứng về một Ưu bà di tên Điên Đảo đã mang thai tám tháng, vì gia quy nghiêm ngặt nên uống thuốc phá thai. Ngài Phổ Quảng Chính Kiến Như Lai dạy Ưu bà di Điên Đảo

<i>rằng: “Ở đời năm việc, khi đã làm xong, sám hối khó dứt tội: một là tội giết cha, hai là tội giết mẹ, ba là giết thai nhi, bốn là làm thân Phật chảy máu, năm là phá hòa hiệp Tăng. Các nghiệp xấu ác như vậy, dù có sám hối cũng khó hết sạch”.</i><small>43</small>

Tuy nhiên, chúng ta đều biết giáo pháp của Phật khơng có tính cố định, cứng nhắc. Kinh thường nói Đức Phật có đến 84.000 pháp để tương ứng với vô số phiền não, trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh và giải quyết được vấn nạn cho họ. Vì vậy, sự tơn trọng mạng sống của thai nhi cũng có một mặt khác cần xét đến. Nếu thai nhi được sinh ra sẽ bị dị dạng, bị bệnh tật nguy hiểm, chắc chắn tạo nên cuộc sống đầy đau khổ cho chính nó và cho gia đình, hơn là được hạnh phúc thì trong trường hợp bất khả kháng

<small>40 HT.Thích Trí Quảng, “Tôn trọng sự sống của thai nhi”, post35764.html (truy cập ngày 05/01/2023). </small>

<small> Beyond Dogma, “HH the Dalai Lama, Rupa & Co”, giao (truy cập ngày 05/01/2023). </small>

<small> Thích nữ Nguyên Tuệ, “Mầm sống thai nhi theo quan điểm Phật giáo (tiếp theo)”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, </small></i>

<small> cập ngày 14/01/2023). </small>

<small>43 Thích nữ Nguyên Tuệ, tlđd (42). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

như vậy, gia đình có thể quyết định khơng cho đứa bé ra đời. Hoặc trường hợp để cứu tính mạng của người mẹ, người ta khơng cịn cách gì khác hơn là đành hy sinh sự sống của thai nhi.

Từ những nghiên cứu trên cho ta thấy quan điểm Phật giáo luôn lấy tinh thần từ bi làm gốc, tôn quý sự sống ngay từ thời điểm hình thành. Chúng sinh dù đã có hình sắc hay mới tượng hình sắc, dù một mầm sống cũng cần phải bảo vệ, ngăn chặn hành động sát sinh và bảo vệ sự sống của các lồi hữu tình. Từ quan điểm trên đã khẳng định tính nhân văn cao cả của Phật giáo. Phá thai dù không vi phạm pháp luật, nhưng vi phạm các nguyên tắc đạo đức căn bản theo quan điểm Phật giáo. Việc chú tâm chấm dứt thai kỳ được xem là một trong những trọng tội, và cha mẹ nên có trách nhiệm với sinh linh nhỏ bé do chính mình tạo ra.

<i><b>Quan điểm của Ấn Độ giáo và Hoả giáo </b></i>

Ấn Độ giáo và Hỏa giáo có mối liên kết lịch sử chặt chẽ và chia sẻ các hệ thống giá trị tương tự nhau. Ví dụ, cả hai tơn giáo này đều ủng hộ sự sống, cụ thể hơn là các quan niệm liên quan đến việc phá thai. Theo đó, phá thai đã được đề cập rõ ràng trong Kinh thánh Zoroastrian bao gồm Avesta, Shayast-Nashayast và Arda Viraf Nameh. Theo giáo lý đạo đức của Zoroastrian, phá thai là xấu xa vì hai lý do: giết chết một người vô tội mà bản chất là tốt, và sự ô nhiễm do xác chết gây ra (Nashu).<small>44</small> Trong Ấn Độ giáo, các khái niệm chính liên quan đến các cân nhắc đạo đức về phá thai là Ahimsa, Karma và ln hồi. Theo đó, việc phá thai cố tình làm gián đoạn quá trình tái sinh và giết hại một con người vô tội không chỉ trái ngược với khái niệm Ahimsa mà còn đặt gánh nặng nghiệp báo nghiêm trọng lên người thực hiện hành vi này.

Ngoài ra, trong các nguồn chính của Ấn Độ giáo, việc phá thai đã bị lên án mạnh mẽ, điều này khẳng định cách tiếp cận ủng hộ sự sống của tôn giáo/truyền thống này đối với việc phá thai. Theo đạo đức sinh học của người Hindu, việc phá thai chỉ được phép trong những trường hợp cần thiết để cứu mạng sống của người mẹ. Quan điểm của Ấn Độ giáo là một quan điểm rất ủng hộ sự sống, nhấn mạnh đến Ahimsa và sự tơn kính nội tại của nó đối với cuộc sống. Rõ ràng là ác nghiệp của việc phá thai có liên quan chặt chẽ với sự ln hồi. Chính niềm tin rằng phơi người về bản chất là một con người đã nhấn mạnh đến nghiệp quả do phá thai trong Ấn Độ giáo. Khái niệm về Caraka (thuyết nhân quả của Caraka) cho thấy gánh nặng nghiệp/di sản của kiếp trước được chuyển sang thai nhi như thế nào.<small>45</small> Do đó, việc giết đứa trẻ chưa sinh sẽ làm gián đoạn quá trình chuyển nghiệp này và đặt gánh nặng nghiệp lên tác nhân của nó, kẻ mà bằng

<small>44Aghayi SM, “Abortion and Zoroastrianism, Journal of Fertility and Infertility”, </small>

<small> (truy cập ngày 09/01/2023). </small>

<small>45 Aghayi SM, tlđd (44). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

hành động phá thai của mình, đã tước đi một trong những cơ hội của đứa trẻ chưa sinh để theo đuổi sự cứu rỗi trong kiếp người.

<i>Mặt khác, “sạch sẽ” là một khái niệm rất quan trọng và là nhiệm vụ được nhấn </i>

mạnh đối với những người tin vào Hỏa giáo. Một trong những chất gây ơ nhiễm gây khó chịu nhất có thể ảnh hưởng đến sự sạch sẽ của cơ thể con người là xác chết. Theo đó, có những nghi thức chơn cất cụ thể trong Zoroastrianism để ngăn chặn sự ô nhiễm của đất, lửa và cơ thể sống bởi một xác chết. Theo lời dạy của Zoroastrian, việc phá thai khiến cơ thể người mẹ bị nhiễm bẩn do xác chết của thai nhi bị phá thai. Do đó, ngồi việc cấm phá thai, cịn có một nghi lễ gồm nhiều bước để thanh lọc cơ thể người mẹ, bao gồm rửa tử cung bằng chất lỏng làm từ nước tiểu bò.<small>46</small>

Phá thai còn được đề cập trong kinh Vệ Đà sơ khai. Ví dụ, trong Brahmanas, phần chính thứ hai của văn học Vệ Đà, phá thai bị coi là một tội ác, và cách tiếp cận tương tự cũng được Upanishad áp dụng.<small>47</small> Các kinh sách cổ điển khác của Ấn Độ giáo cũng bày tỏ sự phản đối việc phá thai theo nhiều cách, chẳng hạn bằng cách so sánh việc phá thai với việc giết một linh mục, coi việc phá thai là một tội lỗi còn tồi tệ hơn là giết cha mẹ của một người và đe dọa người mẹ sẽ mất đẳng cấp của mình. Trong thế giới hiện đại, các nhà hiền triết và học giả Hindu vẫn tiếp tục lên án việc phá thai. Như Mahatma

<i>Gandhi đã từng viết: “Đối với tôi, dường như rõ ràng như ban ngày rằng phá thai là một tội ác”. Có thể lập luận rằng các khái niệm truyền thống về tôn trọng sự sống và bất </i>

bạo động (Ahimsa) có ảnh hưởng lớn nhất đến quan điểm của các nhà đạo đức sinh học Hindu đối với các vấn đề đạo đức sinh học quan trọng như phá thai, trợ tử và chết não.<small>48</small>

Tựu chung, khi mà quyền con người còn chưa được ghi nhận một cách rõ ràng trong pháp luật của các quốc gia thì các tơn giáo đã hình thành nên những quan niệm sơ khai về quyền con người nói chung, cũng như quyền sống của thai nhi nói riêng. Dù là tơn giáo nào thì ở chúng đều hướng đến việc coi trọng tính mạng con người cũng như quyền được sống của thai nhi. Và tư tưởng đó được phổ quát khơng chỉ trong các tín đồ mà cịn lan rộng đến những người khơng theo đạo, với vai trị nâng cao nhận thức và sự nhìn nhận của con người về sự sống, khi mà mọi cá thể đều được hưởng quyền sống một cách ngang bằng.

<i><b>1.2.2. Trên phương diện văn hóa và đạo đức dân tộc Việt Nam </b></i>

Khi nhắc đến chuyện sinh nở, dân gian ta thường có những câu tục ngữ như: “Gái chửa, cửa mả” hay “Một con sa bằng ba con đẻ”. Với “gái chửa, cửa mả”, đó là những

<small>46 Aghayi SM, tlđd (44). </small>

<small>47 Aghayi SM, tlđd (44). </small>

<small>48</small><i><small> Damian CI, “Abortion from the point of view of Eastern religions: Hinduism and Buddhism”, Romanian Journal </small></i>

<i><small>of Bioethics, Vol.8, No.1, </small></i><small> (truy cập ngày 12/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

ngụ ý của người xưa khi nói về những nguy hiểm mà người phụ nữ có thể gặp phải trong q trình mang thai và trong lúc chuyển dạ. Đó có thể là sinh con quá sớm, quá dày thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên bội phần. Hay như các bệnh lý đi kèm với việc sinh con đông, sinh khi còn quá nhỏ tuổi… Hoặc là sức khỏe khi mang thai bị yếu đi, bản thân họ có thể khơng được chăm sóc khơng chu đáo, cũng có thể phải chịu thái độ lạnh nhạt của người thân vì nhiều lý do… tất cả chúng đều có thể dẫn đến thảm cảnh “gái chửa cửa mả”, khiến người phụ nữ và cả thai nhi đứng trên lằn ranh sinh tử, gần kề cái chết (cửa mả). Còn “một con sa bằng ba con đẻ” lại nói đến mức độ nguy hiểm cũng như sự tổn hại cho người mẹ khi bị sảy thai. Theo đó, tổn hại mà người mẹ sau sảy thai phải gánh chịu sẽ nặng nề hơn gấp 3 lần so với người mẹ mang thai về cả thể chất, tâm lý. Nên có thể thấy, cuộc sống vật chất, tinh thần và cả những quyết định nói chung của người mẹ đều rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như chính sức khỏe của người mẹ ấy.

Ngoài truyền miệng trong dân gian thì khi nhìn đến các tác phẩm, điển hình như

<i>“Phụ đạo xán nhiên” của Hải Thượng Lãn Ông có viết một đoạn như sau: “Tâm khí kinh sợ thì con bị điên, thậm chí khơng đủ thì con hở thóp, tì khí khơng hịa thì con gầy cịm, tâm khí hư kém thì con nhút nhát. Con là theo khí mẹ, mẹ khơng cẩn thận sao được! Mẹ chớ uống nhiều thứ thuốc, uống nhiều rượu, chớ châm cứu xằng xiên, chớ đi đại, tiểu tiện vào chỗ không thường đi, chớ trèo cao xông pha hiểm trở, chớ mặc áo quần quá ấm, chớ ăn cơm quá no. Tinh thần phải chấn tĩnh, không phạm đến thất tình (mừng quá, giận quá, đau thương quá, ghen ghét quá, yếu quá, ham muốn quá,...). Muốn con sau này sinh ra thẳng thắn nghiêm trang thì người mẹ nên miệng nói lời ngay thẳng, làm việc ngay thẳng. Đàn bà rắp tâm làm việc ác thì khơng sinh đẻ được, người ta cứ tưởng là tại trời ghét bỏ, biết đâu rằng: Đó chính là do tự mình gây ra. Vì khí ở gan ruột bị uất kết, ba bộ tim mạch: tâm, tỳ, thận đều bị uất nên khó sinh…”. </i>

Vì vậy, ơng bà xưa răn dạy sản phụ rất nhiều điều như không được nghe hay làm việc xấu, đi đứng phải nhẹ nhàng, khoan thai,... với mong muốn đứa trẻ trong bụng người mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thói quen, cách sống khơng lành mạnh của người mẹ mà phát triển khơng tốt. Cũng từ đây hình thành như một nét văn hóa trong gia đình là người mẹ phải nghe theo cách người xưa chỉ dạy, cũng như hình thành văn hóa ưu tiên, chăm sóc đặc biệt cho người đang mang thai. Qua đó, thấy được tư tưởng của những người Việt Nam từ thời trước, khi đã có sự nhìn nhận về sự sống của thai nhi bên trong bụng mẹ và xem trọng mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe, tâm trạng, lối sống, hành vi của người mẹ với thai nhi, giữa thai nhi với thế giới xung quanh người mẹ. Thai nhi lúc này được nhìn nhận giống như một con người có nhận thức, nhạy cảm với thế giới bên ngồi thơng qua cuộc sống của người mẹ. Như vậy, quyền sống của thai

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhi từ lâu cũng đã xem như được công nhận trong cuộc sống của người dân Việt Nam cho đến tận bây giờ.

Bên cạnh đó, Phật giáo – một tơn giáo đã ra đời từ lâu cũng có quan niệm bảo vệ sự sống của thai nhi - khi du nhập vào nước ta đã được người Việt Nam nhanh chóng tiếp nhận một cách tự nhiên, tự nguyện, cũng vì vậy mà Phật giáo có tác động lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của họ. Trong đó phải kể đến thuyết nhân quả - một trong những nội dung cơ bản trong giáo lý Phật giáo - ảnh hưởng nhiều đến đạo đức, nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ, ý chí, nhu cầu, niềm tin và cách ứng xử trong hoạt động, quan hệ xã hội ở từng dạng thức hoạt động thuộc đời sống tinh thần người dân Việt Nam.<small>49</small><i> Theo thuyết nhân quả: “Khi một người mẹ phá thai, tức là đã phạm tội giết người, người mẹ đó mang nghiệp lực rất nặng. Nghiệp lực này sẽ không thể tự nhiên mất đi mà cứ ràng buộc nhau mãi, nhiều khi còn gặp lại nhau trên dương thế để đòi nợ nhau, cũng có khi đứa bé đi theo ốn hận mà cuộc sống người mẹ gặp mn vàn trắc trở”. Vì vậy mà người Việt Nam tin rằng thai nhi lúc cịn trong bụng mẹ cũng có sự </i>

sống rõ ràng và khi chết đi trở thành linh hồn không thể xác thì sẽ bám theo người mẹ nếu khơng được cúng kiếng kỹ càng. Có thể hiểu họ xem thai nhi có nhận thức như một con người nhưng chưa thật sự đầy đủ, xem thai nhi có quyền sống như một con người, vì khi thai nhi chết đi cũng phải được cúng kiếng như khi người ta chết đi. Từ đây, có thể thấy Phật giáo ảnh hưởng khá lớn đến văn hóa ứng xử, đời sống tinh thần cũng như đạo đức của người Việt Nam ta trong mối quan hệ với quyền sống của thai nhi.

Tổng kết lại, trên phương diện văn hóa và đạo đức của người Việt Nam, thì quyền sống của thai nhi từ lâu tồn tại trong nhận thức của mỗi người, cũng như là được công nhận dù trực tiếp hay gián tiếp, dù có được hình thành văn bản hay được xem như là một luật bất thành văn.

<i><b>1.2.3. Dưới góc độ các học thuyết về quyền con người </b></i>

Nói về nguồn gốc của con người, ta có thể nhìn nhận nó dưới phương diện của học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights). Trước hết, quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó, khơng phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay Nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các Nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân. Dựa vào lý thuyết về quyền con người trong học thuyết này, ta nhận thấy nó đề cập đến mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng những gì bẩm sinh, vốn có trong bản chất con người của

<small>49 Tạ Thị Ngọc Lan, “Ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người dân”, huong-cua-luat-nhan-qua-den-doi-song-tinh-than-nguoi-dan/ (truy cập ngày 16/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Vấn đề cần xem xét là ý tưởng về quyền tự nhiên của con người ở các nhà tư tưởng trong lịch sử đều nhằm hướng đến cá nhân được sinh ra, chứ không đề cập đến thai nhi, những cá thể đang tồn tại trước khi được sinh ra đời. Vậy nếu đi từ góc độ học thuyết về quyền tự nhiên của con người để xác định quyền sống của thai nhi thì khơng có cơ sở để xác định liệu thai nhi có được hưởng những thứ bẩm sinh, vốn có (quyền con người) như một cá nhân hay khơng. Từ góc độ này cũng có thể nhận thấy quyền sống của thai nhi không được xem xét đến cũng như khơng được cơng nhận.

Khi nói về nguồn gốc quyền con người nói chung, học thuyết quyền pháp lý (legal rights) đã cho rằng quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các Nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Và các quyền con người này sẽ phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị. Những quyền này không được đặt cao hơn lợi ích xã hội, trật tự cơng cộng, chủ quyền quốc gia, lợi ích của dân tộc.

Quay lại quyền sống của thai nhi, như đã đề cập từ trước, bản thân quyền này vốn đã có sự mâu thuẫn với quyền lựa chọn, tự do thân thể của người phụ nữ. Không chỉ vậy, bản thân thai nhi về mặt pháp lý ở nước ta hiện vẫn chưa được xem là con người, là trẻ em. Với xu hướng hội nhập như hiện nay, khi quyền sống của thai nhi và thai nhi được xem là con người ngày càng được thừa nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Ta có thể thấy điều đó ở ngun tắc 4 của Tun ngơn về quyền trẻ em

<i>năm 1959 “Trẻ em phải được hưởng những lợi ích về an sinh xã hội. Trẻ phải được trưởng thành và phát triển trong môi trường sức khỏe: để đạt được điều này, phải có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt cho cả trẻ và mẹ của trẻ, đầy đủ trước và sau khi sinh. Trẻ có quyền được hưởng các dịch vụ đầy đủ về dinh dưỡng, nhà ở, giải trí và y tế”. Hay ta tại khoản 5 Điều 6 ICCPR cũng quy định: “Khơng được phép tun án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai”. Có thể thấy, theo pháp luật quốc tế, cấm tuyên án tử hình đối với phụ nữ đang </i>

mang thai là nhằm mục đích bảo vệ quyền sống của thai nhi, bất kể pháp luật của các

<i>quốc gia thành viên có quy định thai nhi là con người/trẻ em hay khơng. </i>

Khơng chỉ có pháp luật quốc tế, hành lang pháp lý ở một số quốc gia cũng thừa nhận quyền sống của thai nhi. Như luật của Ba Lan mà cụ thể theo Điều 1 Đạo luật Kế hoạch hóa gia đình, Bảo vệ phơi người và Điều kiện cho phép phá thai ngày 7 tháng 1 năm 1993 (The Family Planning, Human Embryo Protection and Conditions of

<i>Permissibility of Abortion Act of 7 January 1993) có quy định: “Quyền được sống phải được bảo vệ, kể cả trong giai đoạn trước khi sinh, trong phạm vi được quy định của Đạo luật này”. Ngoài ra, dù không nhiều nhưng rải rác trong các quy phạm pháp luật của </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nước ta cũng có những quy định ngầm thừa nhận những quyền của thai nhi như quyền được hưởng tiền cấp dưỡng, quyền thừa kế…

Do đó, từ cơ sở lý luận học thuyết quyền pháp lý có thể thấy, việc phải cho ra đời các quy định liên quan đến việc thừa nhận quyền sống của thai nhi là việc hết sức cần thiết đối với pháp luật Việt Nam. Không chỉ là để theo kịp xu hướng của thế giới, mà còn để nhằm giải quyết các vấn đề liên quan khác, ví dụ như việc phá thai “chui” đang diễn ra khá phổ biến hiện nay.

<i><b>1.2.4 Theo quan điểm triết học </b></i>

Trong triết học, quyền con người từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu với những tư tưởng, học thuyết được phát triển bởi nhiều nhà triết học nổi tiếng. Thông qua triết học, quyền con người được phản ánh một cách rõ nét quy luật phát triển của xã hội từ thấp đến cao, mang tính quy luật trong nhận thức của con người từ những khái niệm sơ khai như: sự cơng bằng, bình đẳng, tự do,... đến những quyền cơ bản, cốt lõi nhất là quyền sống của con người. Những tư tưởng triết học về quyền con người đã đặt nền tảng lý luận tác động mạnh mẽ đến pháp luật quốc gia nói riêng và quốc tế nói chung.

Quyền con người gắn chặt với chính trị, nó được thể hiện thơng qua các cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời bị “chính trị hố” một cách sâu sắc trong giai đoạn này. Và khi quyền con người được đề cao thì đồng nghĩa với quyền sống của mỗi cá nhân được chú trọng (bao gồm cả quyền sống của thai nhi). Cịn theo quan điểm của Marx – Lenin thì quyền con người là những đặc tính xuất phát từ phẩm giá và nhu cầu vốn có của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm.

Như đã phân tích ở trên thì quyền sống đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như tơn giáo, triết học, chính trị,... trong các tư tưởng được đúc kết trong suốt quá trình phát triển của nhân loại mà điển hình là học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights), học thuyết quyền pháp lý (legal rights), tư tưởng Marx – Lenin,... Dù có sự khác biệt trong tư tưởng, văn hố và thời đại thì nhìn chung quyền sống vẫn là một quyền cố hữu, khởi sinh của mỗi cá nhân. Thai nhi vốn cũng là giống loài homo sapiens và là một thành viên của cộng đồng nhân loại thì hiển nhiên cũng nên nhận được quyền sống giống mọi người mà không phải chịu sự ràng buộc pháp lý hoặc ý chí của bất kỳ chủ thể nào.

Thai nhi có những đặc điểm cơ thể về mặt sinh học nói riêng và khoa học nói chung giống như một con người, chỉ là đang phát triển ở giai đoạn sớm hơn. Có thể nói thai nhi là mầm sống, là tiền đề cho sự hình thành nên con người. Chúng ta không thể lập luận rằng một người chỉ được xem là “con người” khi họ có “hoạt động thần kinh như một con người”. Bởi nếu hiểu theo lập luận đó thì ta có thể cho phép giết một người khi họ đang ngủ say, hôn mê hoặc thiểu năng trí tuệ. Vì vậy khơng thể lấy thai nhi hay phôi thai từ những ngày đầu được hình thành chưa có sự phát triển một cách toàn diện về

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hoạt động thần kinh làm tiêu chí để nhận diện đó có phải là một con người hay khơng, từ đó phán xét rằng thai nhi có nên hay khơng nhận được quyền sống.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong chương 1 này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh lý luận về thai nhi và quyền sống của chúng, bao gồm đưa ra khái quát và cơ sở lý luận cho việc hình thành và quy định quyền sống của thai nhi với xuất phát điểm đầu tiên là đưa ra các khái niệm về thai nhi trên các phương diện khoa học và pháp lý. Qua đó thấy được dưới góc nhìn khoa học nhìn nhận thai nhi là con người rõ ràng hơn so với được ghi nhận dưới các văn bản pháp lý. Từ đây, nhóm tác giả đã nhìn nhận và đưa ra khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa cũng như tìm hiểu về lịch sử phát triển quyền sống của thai nhi. Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại, các nền văn minh dần ra đời đi kèm với đó là nguồn tri thức cũng được tiếp thu và mở rộng một cách đáng kể trong nhận thức về quyền sống của thai nhi. Từ đó đi đến việc nhìn nhận và xem xét quyền sống của thai nhi ngày càng được rõ nét hơn dù có những thời điểm quyền này khơng được xem trọng. Ngồi ra, nhóm tác giả cũng đã so sánh và đánh giá giữa “quyền sống” và “quyền sống của thai nhi” để hiểu thêm về đặc điểm cũng như ý nghĩa của quyền sống ở thai nhi.

Nhóm tác giả cũng làm rõ cơ sở lý luận cho quyền sống của thai nhi dựa vào các góc độ khác nhau khi đi từ quan điểm của các tôn giáo, phương diện văn hóa và đạo đức dân tộc Việt Nam, đến các học thuyết về quyền con người và quan điểm triết học. Để từ các cơ sở nhận thức này, xem xét về quyền sống của thai nhi, liệu quyền này có là đúng đắn và cần thiết được ghi nhận hay không, cũng như xem xét mối quan hệ giữa quyền con người với quyền sống của thai nhi, để đi đến kết luận quyền sống của thai nhi là một nội dung quan trọng cần được ghi nhận và bảo vệ ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN SỐNG CỦA THAI NHI 2.1. Quyền sống của thai nhi trong pháp luật nhân quyền quốc tế </b>

<i><b>2.1.1. Các công ước của Liên Hợp quốc </b></i>

Có thể nói, khi nhắc đến quyền sống của thai nhi và các vấn đề xoay quanh việc liệu có nên cơng nhận quyền này hay khơng thì đến nay vẫn có sự tranh cãi trong cộng đồng quốc tế và khu vực. Cụ thể:

Tại lời mở đầu của Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (Convention on the

<i>Rights of the Child hay UNCRC) có ghi rằng: “trẻ em, do cịn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Theo quan điểm của nhóm tác giả, khi xem xét nội dung </i>

tại lời nói đầu này, có thể thấy “độ tuổi” của trẻ em được đề cập tại đây là dù có từ thời điểm được thụ thai (lúc có sự kết hợp giữa giao tử nam và nữ) cho đến ngày đủ 18 tuổi đều được xem là con người. Do đó, thai nhi vẫn được hưởng các quyền con người như trẻ em sau khi sinh. Thế nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng bản thân lời nói đầu thường khơng có giá trị bởi nó khơng phải là luật. Trên thực tế, căn cứ vào khoản 2 Điều

<i>31 Cơng ước viên Luật Điều ước quốc tế có quy định: “Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngồi chính nội dung văn bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục…”. Thế nên, </i>

dù chỉ được đề cập tại phần mở đầu, nhưng có thể thấy Lời nói đầu của Cơng ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em vẫn có giá trị pháp lý để nói lên quyền sống cho một đứa trẻ được thụ thai nhưng vẫn chưa được sinh ra.

Không dừng lại ở đó, UNCRC tiếp tục quy định về các điều luật cho thấy việc cần đảm bảo công bằng cũng như nghiêm cấm bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào về vấn đề này:

<i>“1. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó. </i>

<i>2. Các quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em.” </i>

Rõ ràng, từ quy định trên có thể thấy: thai nhi khơng thể vì các lý do như thời điểm sinh, tuổi, hay cụ thể hơn là vì lý do bản thân đứa bé chưa được sinh ra, những ý kiến

<i>phát biểu… mà bị phân biệt, nói rằng đứa trẻ ấy khơng có quyền được sống (Các Quốc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà khơng có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về… quan điểm khác). </i>

Hay tại Điều 3 và Điều 6 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) cũng nói rằng

<i>mọi người đều được công nhận là “con người trước pháp luật tại bất cứ đâu” và tất cả đều “có quyền được sống, tự do, và an tồn thân thể”. Nói cách khác, tại đây, kể cả thai </i>

nhi cũng sẽ được thừa nhận rằng có quyền được sống và cũng được xem như một con người. Tới đây, sẽ có ý kiến cho rằng: Liệu thai nhi có được xem là “ai” - chủ thể đang được quy định trong các điều luật của UDHR hay không? Hay “ai” này nói “mọi người”, tức là “những con người đã được sinh ra” mà khơng bao gồm thai nhi? Nói đến vấn đề này, thì tại Điều 1 và Điều 2 của Tun ngơn có viết:

<i>“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái. </i>

<i>Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tun Ngơn này khơng phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác…” </i>

<i>Nếu chỉ viện dẫn mỗi Điều 1 thì có thể một số ý kiến sẽ vịn vào cụm “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng” để khẳng định “con người” được cơng nhận ở đây chỉ có thể </i>

là “những con người đã được sinh ra”. Nhưng tại Điều 2 lại một lần nữa khẳng định, ai cũng sẽ được hưởng các quyền tự do (trong đó bao gồm quyền được sống) mà không bị phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do nào. Thế nên, việc nói rằng vì thai nhi chưa được sinh ra để từ đó khiến chúng bị phân biệt đối xử, bị nói rằng khơng có quyền được sống là điều bất hợp lý. Bởi lẽ ngay từ đầu khi xét về mặt sinh học, thai nhi gần như giống hệt người trưởng thành hay đứa trẻ được sinh ra đời, chúng vẫn thuộc giống loài Homo sapiens, sở hữu cho mình các mơ, cơ quan, ADN, ARN… dù các mơ, cơ quan này chưa lớn bằng người trưởng thành và vẫn đang còn trong giai đoạn phát triển.

Bên cạnh Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tại khoản 5 Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính (ICCPR) cũng có các quy định liên quan về vấn đề này:

<i>“Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và khơng được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai”. Theo đó, một trong những lý do trọng </i>

yếu khiến ICCPR quy định rằng không thể thi hành án tử hình với phụ nữ mang thai chính là để đảm bảo quyền lợi cũng sự cơng bằng đối với thai nhi khi bản thân chúng vốn dĩ khơng có tội. Cụ thể:

Thai nhi hoặc trẻ nhỏ có sinh mệnh gắn liền với người mẹ, tử hình người mẹ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền sống của thai nhi hay ít ra là điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

kiện sống tối cần thiết của đứa trẻ mới sinh. Đó là sự chà đạp quyền con người dã man và vô nhân đạo, không thể được chấp nhận trong xã hội văn minh. Thai nhi hay trẻ nhỏ yếu đuối là hồn tồn vơ tội, buộc nó phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi tội lỗi của người khác, dù đó chính là người mẹ sinh ra nó cũng hết sức bất cơng. Nói về sự vô lý này, tác giả cuốn “Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Nigeria” đã diễn đạt bằng một câu

<i>thành ngữ rất chân thực: “Đứa bé khơng thể bị ê răng chỉ vì mẹ nó đã ăn nho chua”.<small>50</small></i>

Bên cạnh đó, bản thân người phụ nữ vốn là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (vulnerable groups) cần được chú trọng bảo vệ. Thế nên, trong tình trạng mang thai, sinh nở, phụ nữ sẽ càng trở nên yếu đuối, cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất đều dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Do vậy, nếu cho họ thi hành án tử hình thì sẽ dễ khiến tâm lý của họ không ổn định trong thời gian chờ thi hành án. Mà thai nhi (như đã đề cập ở trên) vốn có đời sống phụ thuộc vào người mẹ, từ đó trẻ cũng sẽ dễ phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ người mẹ (kể cả về sức khỏe lẫn cả tính mạng nếu việc tử hình diễn ra trong khi người phụ nữ mang thai) dù bản thân đứa nhỏ ấy là vô tội. Qua đây cho thấy khoản 5 Điều 6 của Công ước này khơng chỉ hướng tới bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội nói chung mà cịn là bảo vệ các cá nhân nói riêng. Đó là người phụ nữ mang thai, cũng như hướng tới mục đích bảo vệ cuộc sống con người ở giai đoạn phát triển trước khi sinh (ở đây là thai nhi), đồng thời tôn trọng đầy đủ tư cách pháp nhân và các quyền con người vốn có của thai nhi ấy.

Có thể thấy, mọi vấn đề đều phải ln được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, có tích cực, tiêu cực, đồng thuận, trái chiều... Thế nên, khi đề cập đến quyền sống của thai nhi, bên cạnh những quan điểm tôn trọng quyền này, hay như các quan điểm cố gắng cân bằng quyền này và quyền của người mẹ thì cũng có những quan điểm khác cho rằng quyền sống của thai nhi không nên được ưu tiên vượt quá quyền của người mẹ. Cụ thể, điều này được thể hiện qua ý kiến của Ủy ban xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (The Committee on the Elimination of Discrimination against Women) trong khi diễn giải cũng như giám sát việc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (The Convention on the Elimination of All Forms of

<i>Discrimination Against Women) khi họ đã nhấn mạnh rằng: “các nguyên tắc cơ bản </i>

<small>50 Trần Thị Hồng Lê, “Loại trừ hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam”, (truy cập ngày 13/3/2023). </small>

</div>

×