Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 69 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 6

5. Phương pháp nghiên cứu ... 6

6. Đóng góp của cơng trình nghiên cứu ... 7

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ... 7

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ... 8 </b>

1.1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 8

1.1.1. Khái niệm về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 8

1.1.2. Người nghiện ma túy và cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 10

1.1.3. Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 11

1.2. Mục đích của biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc .. 13

1.3. Đối tượng, thẩm quyền và nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 15

1.3.1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 15

1.3.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 16

1.3.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 19

1.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 21

1.5. Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 26

<b>Kết luận chương 1 ... 28 </b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC (TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) ... 29 </b>

2.1. Tình hình nghiện ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh và tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ... 29

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2.2. Thực trạng quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Với tốc độ và định hướng phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố như ngày nay đã vơ tình phát sinh khơng ít những hệ luỵ bởi việc đổi mới quá nhanh chóng, đồng thời gây ra bất cập đối với cơng tác rà soát và xử lý kịp thời các loại tệ nạn mang tính nguy hiểm trực tiếp đối với an ninh, chính trị, sức khoẻ cộng đồng. Ma tuý chính là trường hợp điển hình, bởi lẽ khi đất nước đang từng bước hội nhập, loại tệ nạn này cũng đồng thời len lỏi, bám víu theo tốc độ phát triển ấy mà chuyển hoá, tồn tại tinh vi hơn cả về hình thức tổ chức lẫn cách thức mua bán hay sử dụng chất ma tuý.

Ma túy là mối hiểm họa trên toàn thế giới và ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi quốc gia, với xu hướng hội nhập sự mở rộng quan hệ, tội phạm ma túy về xuyên quốc gia được hình thành, đe dọa đến sự phát triển kinh tế và tình hình an ninh trật tự xã hội của các nước. Tình hình người nghiện ma túy ngày càng gia tăng, lứa tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa, về giới tính thì cả nam và nữ đều sử dụng. Ma túy tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, hiểm họa để lại là khôn lường. Ma túy và nghiện ma túy là nguyên nhân phát sinh một số loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Vì vậy, vấn đề cai nghiện cho những người bị nghiện ma túy được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng, nhằm giúp họ cắt cơn và tái hòa nhập với cộng đồng trở thành người cơng dân có ích cho xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là thành phố lớn nhất ở Việt nam về dân số và quy mơ đơ thị hóa. Đây là một trong hai thành phố thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam với danh xưng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí và giáo dục. Với tổng diện tích hơn 2000km<small>2</small>, đi kèm là lượng dân số đơng đúc. Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021, dân số TP. HCM là 9.166.800 người, nếu tính cả những người cư trú khơng đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế lên đến gần 14 triệu người. Đây được xem là nguồn nhân lực quan trọng phát triển kinh tế, xã hội và đồng thời còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, gây áp lực rất lớn cho công tác bảo đảm an toàn trật tư, an ninh xã hội; cụ thể là tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố.

Theo thông tin từ Sở Lao động, thương binh và xã hội TP. HCM thì tính đến cuối năm 2021, có 10.576 người nghiện ma túy được quản lý tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy công lập và tư nhân. Trong đó, có 8.947 người tại các CSCNBB, 1.068 người ở hai cơ sở xã hội, 432 người nghiện tự nguyện tại các cơ sở khác … Các chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn đã ban hành hơn 7.400 quyết định đưa người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định vào các cơ sở xã hội để quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý. Phía TAND các quận, huyện và TP. Thủ Đức đã quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 5.771 trường hợp. Tuy nhiên, cơng tác này cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắt một phần do các đối tượng nghiệm ln có tư tưởng lẫn tránh việc cai nghiện,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

một số khơng có nơi cư trú rõ ràng. Dẫn đến các cơ quan chức năng vẫn chưa nắm rõ số liệu và phối hợp nhịp nhàng đưa đối tượng vào CSCNBB. Và quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB còn nhiều bất cập từ những quy định về đối tượng, thời hạn đến trình tự thủ tục hồ sơ; trình độ, năng lực của cán bộ làm hồ sơ đưa vào CSCNBB tại địa phương chưa đảm bảo.

Ngồi ra, tình hình nghiên cứu về BPXLHC nói chung hiện nay không nhiều, đặc biệt hơn là nghiên cứu về BPXLHC đưa vào CSCNBB càng hiếm hoi hơn với rất ít các đề tài nghiên cứu, luận văn Thạc sĩ, luận văn Tiến sĩ hay các bài báo khoa học đề cập tới biện pháp này. Trong khi đây là một vấn đề đáng báo động của xã hội và buộc các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu lập pháp phải lưu tâm, rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định sao cho phù hợp với tình hình thực tế đáng báo động hiện nay.

Vì vậy, từ các con số hiện hữu đáng báo động trong thực tế cùng với những kẽ hở, thiếu sót cịn tồn tại trong pháp luật có liên quan chưa được giải quyết, nhóm tác giả đã

<i>chọn đề tài “Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Từ thực tiễn </i>

<i><b>thành phố Hồ Chí Minh)” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình để tìm ra hướng giải </b></i>

quyết hiệu quả hơn, đóng góp vào quá trình nghiên cứu và hồn thiện thêm BPXLHC đưa vào CSCNBB, thông qua việc tìm hiểu thực tế và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Thơng qua q trình tìm hiểu và tra cứu các tài liệu liên quan đến BPXLHC đưa vào CSCNBB, cùng với thực trạng ghi nhận tầm quan trọng, tính ảnh hưởng, mức độ ghi nhận trong thực tiễn tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung, nhóm tác giả nhận thấy được những quy định về biện pháp này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cả trong và ngồi trường bởi tính thực tiễn cao của đề tài. Cụ thể:

<b>2.1. Trong trường </b>

<i>- PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên), “Giáo trình Luật Hành chính Việt </i>

<i>Nam”, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Đây là cơng trình nghiên cứu về các </i>

biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB nói riêng. Cuốn giáo trình này trình bày về đối tượng, thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<i>- PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên), “Bình luận khoa học luật xử lý vi phạm </i>

<i>hành chính năm 2012”, NXB. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Cuốn sách đã bình </i>

luận chuyên sâu các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Trong đó có các quy định về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB. Tuy nhiên, nội dung của tác phẩm chỉ dừng lại ở góc độ bình luận các điều luật trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chứ chưa phân tích, đánh giá, bình luận một cách tồn diện các quy định về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB. Trên tinh thần tiếp thu các kết quả

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nghiên cứu trong các tác phẩm này, tác giả sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết hơn các quy định của pháp luật có liên quan về vấn đề này.

<i>- Hồng Minh Khơi (2016), Luận án Tiến sĩ Luật học, “Biện pháp xử lý hành chính </i>

<i>đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ </i>

Chí Minh. Đây là cơng trình nghiên cứu một cách khá tồn diện, hệ thống các vấn đề liên quan đến biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, luận án chỉ đánh giá và phân tích những vấn đề chung về biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật mà chưa nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<i>- Lưu Hồng Ngọc Hiền (2018), Luận văn Thạc sĩ Luật học, “Áp dụng biện pháp </i>

<i>đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Sóc Trăng”, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí </i>

Minh. Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về đối tượng, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

<i>- Cao Vũ Minh (2015), “Bàn về quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính </i>

<i>đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6, năm </i>

2015. Bài viết đi sâu nghiên cứu về bản chất và nội dung của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nói chung.

<i>- Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2016), “Những bất cập trong các quy định về </i>

<i>biện pháp đưa vào CSCNBB và các kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp </i>

số 14, năm 2016. Bài viết nêu ra một số bất cập của Nghị định 221/2013/NĐ-CP so với các quy định khác có liên quan đến biện pháp đưa vào CSCNBB và việc áp dụng trên thực tế, từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi để phù hợp với thực tế.

<b>2.2. Ngồi trường </b>

<i>- Nguyễn Thị Chi (2020), “Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa </i>

<i>đổi, bổ sung năm 2020 và áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính”, NXB. </i>

Lao động. Cuốn sách đã phân tích khá chi tiết và dễ hiểu đối với từng điều luật quy định về xử lý vi phạm hành chính mà trong đó có biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<i>- Nguyễn Ngọc Diệp (2018), “Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn </i>

<i>bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đất đai, môi trường, an ninh trật tự, xây dựng, thương mại”, NXB. Lao động. Cuốn sách này chủ yếu </i>

hệ thống hóa các văn bản quy định về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB chứ chưa đi sâu vào khó khăn vướng mắc trên thực tế.

<i>- Nguyễn Toàn Thắng (2018), “Hướng dẫn áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành </i>

<i>chính”, NXB. Hồng Đức. Cuốn sách bình luận chung về các quy định trong Luật Xử lý </i>

hành chính năm 2012. Về phần biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB, cuốn sách

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chỉ bình luận những điều luật cụ thể Luật Xử lý vi phạm hành chính năm2012 nhưng chưa đi sâu so sánh với các văn bản hướng dẫn khác.

<i>- Phạm Tiến Thành (2014), Luận văn Thạc sĩ Luật học, “Từ biện pháp xử lý hành </i>

<i>chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, </i>

Trường Đại học Luật Hà Nội. Đây chỉ là cơng trình nghiên cứu về sự chuyển đổi từ biện pháp xử lý đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào CSCNBB nên cũng chưa đi sâu vào những mặt hạn chế, bất cập, hiệu quả của biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<i>- Nguyễn Quốc Hiệu (2016), Luận văn Thạc sĩ Luật học, “Bảo đảm quyền con </i>

<i>người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”, Trường Đại </i>

học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu tính nhân văn, nhân đạo, quyền con người là yếu tố quan trọng trong luận văn, nhưng chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá lý do tại sao đưa đi cai nghiện bắt buộc thì quyền con người bị hạn chế, nên chưa nêu được giải pháp.

<i>- Nguyễn Ngọc Cường (2018), Luận văn Thạc sĩ “Biện pháp đưa vào cơ sở cai </i>

<i>nghiện bắt buộc (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)”. Luận văn tập trung nghiên cứu, </i>

phân tích, đánh giá những vấn đề về pháp luật và thực tiễn trong việc tổ chức thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào CSCNBB tại thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật, cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào CSCNBB. Từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB để cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy ngày càng có hiệu quả.

<i>- Phan Trường Sơn (2016), “Tăng cường kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng </i>

<i>biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, Tạp chí </i>

Kiểm sát số 01, năm 2016. Bài viết chủ yếu nghiên cứu một số khó khăn, vướng mắc và một số giải pháp của các cơ quan chức năng trong việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc.

<i>- Lưu Xuân Sang (2017), “Những vấn đề rút ra qua công tác kiểm sát việc áp dụng </i>

<i>biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, Tạp chí Kiểm sát số 2, </i>

năm 2017. Bài viết nghiên cứu một số trường hợp cụ thể trong công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB của Tịa án nhân dân.

<i>- Lý Văn Toán, Lâm Thị Minh Hiếu, “Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính </i>

<i>đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại tòa án - Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hồn thiện pháp luật”, Tạp chí Tịa án số 18, năm 2019. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ một số </i>

quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan về đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

tiễn. Trên cơ sở đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<i>- Ninh Việt Tùng, Bùi Tiến Đạt (2019), “Quyền của người bị đề nghị áp dụng biện </i>

<i>pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu </i>

lập pháp số 23, năm 2019. Bài viết cho rằng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ảnh hưởng lớn tới quyền tự do cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền con người và lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước. Việc bảo đảm quyền con người của người nghiện ma túy không chỉ bảo vệ quyền cá nhân tại cơ sở cai nghiện mà cịn phải bảo đảm thủ tục cơng bằng trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cưỡng chế cai nghiện này mang tính chất pha trộn giữa các loại hình tố tụng tư pháp. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù, thủ tục giống với phiên tòa rút gọn và tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự. Do đó, việc “tư pháp hóa” thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự cơng bằng để bảo đảm quyền của người bị đề nghị và ngăn ngừa vi phạm tố tụng.

<i>- Nguyễn Thị Minh Phương (2020), “Quy định của pháp luật về đối tượng áp dụng </i>

<i>biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị”, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 1, tr. 38 – 43. Bài viết trình </i>

bày sơ lược những nội dung liên quan mang tính pháp lý về vấn đề đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB, đồng thời dựa trên thực tế bấy giờ đưa ra những quan điểm về định hướng mới cho việc hoàn thiện và giải quyết vấn đề nan giải ấy. Tuy nhiên, bài viết này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát hóa những bất cập pháp luật có liên quan đến việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB chứ chưa tiến hành phân tích cụ thể và sâu sắc các vấn đề có liên quan.

<i>- Đào Thuỳ Linh, Nguyễn Hoàng Việt (2019), “Hoàn thiện pháp luật về áp dụng </i>

<i>biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, </i>

2019, Số 8, tr. 71-82. Bài viết phân tích những khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB; kiến nghị hồn thiện pháp luật về vấn đề này nhằm phục vụ trực tiếp cho việc sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này trong thời gian tới.

<i>- Lê Anh Sơn (2017), “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Một số vấn đề lý luận </i>

<i>và thực tiễn”, tạp chí Tịa án nhân dân. Bài viết này, tác giả tập trung phân tích những bất </i>

cập của pháp luật về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB cũng như hồ sơ xác định nơi cư trú và tình trạng xác định nơi cư trú của người nghiện. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị để khắc phục những bất cập kể trên.

Bên cạnh đó, cịn có những bài viết về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vướng mắc trong công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB. Nội dung các

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bài viết này chủ yếu nêu lên vướng mắc, khó khăn trong cơng tác kiểm sát đối với việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB và các trao đổi nghiệp vụ chứ khơng tiến hành phân tích, đánh giá chun mơn.

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Đề tài đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích và đánh giá toàn diện, khánh quan những quy định của pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào CSCNBB. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đi tìm hiểu cụ thể thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp xử lý hành chính này tại TP. HCM nhằm đưa ra quan điểm, đánh giá bao quát những bất cập của quy định và thực tiễn áp dụng quy định. Từ đó, nhóm tác giả có cơ sở trình bày những kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật liên quan đến biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm những vấn đề lý luận liên quan đến BPXLHC đưa vào CSCNBB và thực tiễn áp dụng pháp luật tại TP. HCM, nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ngoài về BPXLHC đưa vào CSCNBB.

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về việc BPXLHC đưa vào CSCNBB với một số nội dung chính như sau:

<i>Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về BPXLHC đưa vào cơ sở cai </i>

nghiệm bắt buộc: khái niệm, đặc điểm của biện pháp; mục đích mà biện pháp muốn hướng đến; đối tượng, thẩm quyền và nguyên tắc áp dụng biện pháp; cuối cùng là trình tự thủ tục và thời hạn áp dụng BPXLHC đưa vào CSCNBB.

<i>Thứ hai, về mặt thời gian, nghiên cứu mốc thời gian từ khi có Luật Xử lý vi phạm </i>

hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2017, 2020), dẫn chiếu theo Luật Xử lý vi phạm hành chính là các văn bản luật có liên quan, các Nghị định, Thông tư đi kèm hướng dẫn, sửa đổi và bổ sung quy định trong luật.

<i>Thứ ba, về mặt khơng gian, đề tài tập trung phân tích các quy định của pháp luật về </i>

BPXLHC này thông qua quy định tại các văn bản pháp luật. Đề tài đi sâu phân tích thực tiễn áp dụng BPXLHC đưa vào CSCNBB tại TP. HCM.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp phân tích: việc áp dụng phương pháp này chủ yếu tập trung vào các quy định pháp luật và quan điểm của các tác giả về BPXLHC đưa vào CSCNBB tại TP. HCM.

Phương pháp so sánh: nhóm tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu những quy định pháp luật về BPXLHC đưa vào CSCNBB giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cùng với các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm. Từ đó, đưa ra những kiến nghị mang tính khách quan nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp này.

Phương pháp khảo sát thống kê: nhóm tác giả còn thống kê số liệu tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc của Toà án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến 06 tháng đầu năm 2023. Thơng qua đó, đánh giá được những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến trong quá trình áp dụng BPXLHC đưa vào CSCNBB.

<b>6. Đóng góp của cơng trình nghiên cứu </b>

<i>Đề tài “Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Từ thực </i>

<i>tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)” dự kiến khi hồn thành cơng trình nghiên cứu sẽ mang ý </i>

nghĩa là công trình nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB, cũng như bổ sung chặt chẽ vấn đề quy định trình tự thủ tục của biện pháp đối với cơ quan chức năng cũng như cho người dân. Từ đó, nhóm tác giả mong muốn cơng trình có thể là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho việc hồn thiện quy định về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB, cũng như là hoàn thiện các quy định xoay quanh biện pháp, hỗ trợ cho cơ quan chức năng trong quá trình phát hiện và đưa đối tượng vào CSCNBB. Ngồi ra đề tài cịn hỗ trợ cho các bạn sinh viên đang có ý định muốn đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.

<b>7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu </b>

Đề tài gồm 3 chương, một lời mở đầu và phần kết luận:

<i>Chương 1. Những vấn đề chung về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai </i>

nghiện bắt buộc. Nhóm tác giả tập trung phân tích những vấn đề lý luận chung của biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<i>Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính </i>

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Từ thực tiễn tại TP.HCM). Nhóm tác giả đi sâu vào thực trạng pháp luật quy định về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB và trình bày được thực tiễn áp dụng biện pháp tại TP.HCM.

<i>Chương 3. Quan điểm và giải pháp về hoàn thiện biện pháp xử lý hành chính đưa </i>

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nhóm tác giả đưa ra quan điểm về biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB và đề suất những giải pháp về việc thực hiện biện pháp này dựa trên những thực trạng, thực tiễn đã trình bày ở chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNHĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC </b>

<b>1.1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b></i>

<i>Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.<small>1</small></i>

Khác với xử phạt hành chính, chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý hành chính thì việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính lại chỉ áp dụng đối với cá nhân khi có nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc khơng có vi phạm hành chính. Bắt nguồn từ bản bản chất của hoạt động này là nhằm mục đích răn đe, định hướng hành vi con người và hy vọng có thể uốn nắn, cho họ trở thành người có ích cho xã hội. Giới hạn của BPXLHC rất hẹp khi áp dụng với những cá nhân có nhiều lần vi phạm hành vi vi phạm hành chính về an ninh, trật tự. an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu như, việc áp dụng các hình thức xử phạt thuộc về những người có thẩm quyền như các bộ, ban ngành quản lý trực tiếp và gián tiếp trong từng hoạt động cụ thể được Nhà nước trao quyền thì với biện pháp xử phạt hành chính chính thuộc về cơ quan hành chính nhà nước như: Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn với biện pháp giáo dục thường xuyên tại xã, phường, thị trấn và cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân đối với biện pháp hạn chế tự do, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào CSCNBB.

Hầu hết, các đối tượng áp dụng những biện pháp này thường chủ yếu là những người chưa thành niên, đặt dưới sự giám sát của chính quyền địa phương, chỉ họ mới là người nắm rõ được bối cảnh, nhân thân và các hoạt động của những đối tượng này và hạn chế ảnh hưởng đến mọi người xung quanh cho nên mới phải áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do.

Bên cạnh đó, về hậu quả pháp lý, việc tiến hành áp dụng các biện pháp căn cứ vào nhân thân và q trình vi phạm của cá nhân đó. Do mục đích chính là giáo dục và phịng ngừa xảy ra hành vi vi phạm tiếp theo. Hậu quả pháp lý đối với biện pháp này là mang tính giáo dục là chính thì chung quy lại đều mang tính hạn chế tự do của người vi phạm, thời gian từ 6 tháng đến 24 tháng. Một điểm cần lưu ý rằng, việc áp dụng các biện pháp giáo dục thường xuyên tại xã, phường, thị trấn lại là điều kiện để áp dụng các biện pháp <small>1 Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hạn chế tự do, do đó, hậu quả pháp lý của biện pháp này là nếu vẫn cịn tiếp tục vi phạm thì có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp hạn chế tự do.

Như vậy, BPXLHC là biện pháp tước hoặc hạn chế tự do do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào đối tượng, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm.. mà việc áp dụng các BPXLHC khác nhau. BPXLHC đưa vào CSCNBB là một trong những BPXLHC được áp dụng.

BPXLHC đưa vào CSCNBB là biện pháp xử lý hành chính thay thế cho biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trước đây. Theo đó, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi bổ sung 2007, 2008) quy định đưa vào cơ sở chữa bệnh đối tượng áp dụng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên và người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên. Quá trình xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính đã thống nhất và việc bỏ áp dụng hình thức “đưa vào cơ sở chữa bệnh” với đối tượng người bán dâm có tính chất thường xun. Do đó, biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được đổi tên thành biện pháp đưa vào CSCNBB để phù hợp với đối tượng áp dụng của biện pháp này.

Tại Khoản 1 Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về Biện pháp đưa

<i>vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được định nghĩa: “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là </i>

<i>biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 96 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc” </i>

<i>“Hành vi vi phạm pháp luật” ở đây được hiểu là một dạng hành vi pháp luật thể </i>

hiện ở hành vi của cá nhân không tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc làm những điều mà pháp luật cấm dẫn đến thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích khác nhau. Các cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những chế tài xử lý khác nhau với từng loại hành vi vi phạm đã thực hiện.

Việc đưa các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại Điều 96 vào CSCNBB nhằm giúp họ học văn hóa, giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy. Mục đích của cơng tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy là nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ cho người nghiện ma túy, thay đổi nhận thức và hành vi của người nghiện ma túy từ nhận thức thấp đến nhận thức cao, từ hành vi tiêu cực thành tích cực’ khơng cịn cảm giác mặc cảm, xấu hổ, bi quan mà biết hối hận, ăn năn, biết ơn gia đình, có động lực phấn đấu cai nghiện và trở thành cơng dân có ích. Khơng những được học văn hóa, phục hồi nhân phẩm, họ cịn được tạo điều kiện môi trường để học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, được tạo cơ hội để lao động, rèn luyện tay nghề, phục hồi kĩ năng lao động, sinh hoạt, được tiếp cận thông tin cần thiết hằng ngày… Tất cả những hoạt động trên đều chịu sự quản lý, giám sát của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đây cũng là biện pháp cưỡng chế có tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

chất nghiêm khắc buộc người vi phạm phải chịu hậu quả bất lợi, đặc biệt là bị hạn chế quyền tự do trong một khoảng thời hạn nhất định.

Như vậy, biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB là cách thức mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trực tiếp biện pháp cưỡng chế đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định với thời hạn áp dụng từ 12 tháng đến 24 tháng, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội.

<i><b>1.1.2. Người nghiện ma túy và cơ sở cai nghiện bắt buộc </b></i>

Người nghiện ma túy là những đối tượn tiềm ẩn gây nguy hiểm cho xã hội thông qua những hành vi mà một khi lên cơn sẽ không kiểm soát được. Những đối tượng này thường tập trung theo nhóm và tụ tập hút hít ở những nơi vắng, ít người qua lại… Tùy theo từng mức độ nghiện mà người nghiện sẽ có những biểu hiện bên ngồi khác nhau.

Luật Phòng, Chống ma túy năm 2021 đã có khái niệm cụ thể tại khoản 12 Điều 2

<i>như sau: “Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc </i>

<i>hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.” Có thể thấy, chất ma túy hay thuốc gây </i>

nghiện, thuốc hướng thần đều được xác định là những thứ chất kích thích khiến cho con người một khi đã sử dụng thì sẽ lệ thuộc vào nó. Người sử dụng chất này lâu dần trở thành những con nghiện, một khi khơng có thuốc đưa vào cơ thể đúng thời điểm, con nghiện sẽ lên cơn thèm thuốc và có những biểu hiện đặc trưng.

Người nghiện ma túy sẽ có những biểu hiện rất dễ nhận biết như: thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn, ngày ngủ nhiều; Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với người có đời sống sinh hoạt buông thả như không lao động, không học hành… hoặc chơi thân với người sử dụng heroin; Đi lại có quy luật: Mỗi ngày, cứ đến một giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì cũng tìm cách, kiếm cớ để đi khỏi nhà; Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình); Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đơi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quoanh, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây; Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân; Nếu cịn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định): ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh; Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền khơng có lý do chính đáng, thường xun xin tiền người thân và hay bán đồ đạc cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác…; Trong túi quần, áo, cặp, phòng ngủ thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm, uống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ heroin; Có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ; Đối với người sử dụng heroin nặng, cịn có biểu hiện giảm sút sức khỏe rõ rệt, thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch…<small>2</small>

Cơ sở cai nghiện hay cơ sở cai nghiện ma túy được quy định rõ tại khoản 14 Điều 2

<i>Luật Phòng, Chống ma túy 2021 như sau: “Cơ sở cai nghiện ma túy là cơ sở được thành </i>

<i>lập để thực hiện đầy đủ quy trình cai nghiện theo quy định của Luật này, bao gồm cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.” Cụ thể hơn, </i>

CSCNBB là nơi cách ly người nghiện từ đủ 18 tuổi có thời hạn từ 12 đến 24 tháng nhằm tách người nghiện ra khỏi cộng đồng theo quy định của pháp luật để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề và cải tạo thành người bình thường. Xuất phát từ khái niệm này, nhóm tác giả xin rút ra vài đặc điểm của CSCNBB như sau:

<i>Một là, CSCNBB là tổ chức được hình thành căn cứ vào tình hình thực tế của địa </i>

phương và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của nhà nước.

<i>Hai là, đây là nơi cách ly người nghiện nhằm khám, chữa bệnh, điều trị cắt cơn, tư </i>

vấn dạy nghề và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

<i>Ba là, các cơ sở cai nghiện cơng lập có các chức năng: tổ chức cai nghiện ma túy </i>

bắt buộc; tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện; tổ chức tiếp nhận người sử dụng, người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định; tổ chức điều trị thay thế.

<i><b>1.1.3. Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b></i>

Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào CSCNBB thuộc một trong bốn biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Chính vì lẽ đó, xét về đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa người vào CSCNBB cũng có những đặc điểm chung của các BPXLHC khác.<small>3 </small>

<i><b>Thứ nhất, biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp pháp lý có tính cưỡng chế nhà nước. </b></i>

Với đặc điểm này, biện pháp xử lý hành chính đưa người vào CSCNBB có tính pháp lý, bởi biện pháp này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, cụ thể là Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ,... Tính cưỡng chế của biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB được thể hiện rõ nét ở việc cơ quan, người có thẩm quyền sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện áp dụng những biện pháp có tính chất nghiêm khắc và chỉ sau cưỡng chế hình sự, buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi như hạn chế quyền tự do của con người trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian này, các <small>2</small><i><small> Bích Nga (2019), Những biểu hiện sớm nhận biết người nghiện ma túy, </small></i><small> truy cập ngày 20/04/2023. </small>

<small>3</small><i><small> Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý VPHC 2012 quy định “Các biện pháp xử lý hành chính bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đối tượng phải lao động, học tập và sinh hoạt dưới sự quản lý của các cơ sở, việc lao động phải hoàn thành theo định mức quy định; hạn chế việc gặp người thân, gửi thư, nhận quà; không được về thăm gia đình trong thời gian chấp hành quyết định… Thời gian cách ly khỏi xã hội của biện pháp này còn cao hơn so với một số trường hợp tội phạm bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo quy định của Bộ luật Hình sự. Việc quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính mang tính chất đơn phương có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với người vi phạm và được nhà nước ban hành, đảm bảo thực hiện. Nghĩa là chỉ có các chủ thể được pháp luật quy định mới có thể tiến hành áp dụng biện pháp này khi xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy. Việc tiến hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB được tiến hành theo những thủ tục hành chính như nhanh chóng, cơng khai, khách quan, chặt chẽ qua nhiều khâu, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng và đúng quy định của pháp luật.

<i><b>Thứ hai, biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý chỉ áp dụng đối với cá nhân - công dân Việt Nam nghiện ma túy. </b></i>

Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì biện pháp xử lý hành chính đưa người vào CSCNBB chỉ áp dụng đối với chủ thể cá nhân là người Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hiển nhiên rằng các hành vi vi phạm pháp luật này không đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể trong pháp luật hình sự. Như đã phân tích ở trên, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đưa vào CSCNBB có bản chất là biện pháp xử lý hành chính trực tiếp hạn chế các quyền tự do của đối tượng bị áp dụng trong một thời gian nhất định bằng cách giám sát hoặc cách ly người vi phạm ra khỏi cộng đồng. Đồng thời tại các CSCNBB, chủ thể đó khơng chỉ được thực hiện việc chữa bệnh mà còn được lao động, học văn hóa, học nghề nhằm đảm bảo sau khi ra ngồi đời sống xã hội, họ có thể tái hịa nhập cộng đồng, có thể làm ăn, sinh sống như những người bình thường khác. Điều này cũng thể hiện rõ nét chính sách nhân văn trong việc xử phạt vi phạm hành chính của Nhà nước ta, khi mà trong biện pháp trừng trị ln có sự giáo dục và cải tạo. Như vậy, có thể khẳng định đây là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc thù chỉ triển khai áp dụng đối với cá nhân (người nghiện ma túy) được quy định cụ thể tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)<small>4</small> mà không áp dụng đối với tổ chức như các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính khác <small>5</small>.

<small>4</small><i><small> Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </small></i>

<i><small>1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú ổn định. </small></i>

<i><small>2. Khơng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây: a) Người khơng có năng lực trách nhiệm hành chính; </small></i>

<i><small>b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>Thứ ba, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp người nghiện ma túy do Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định, theo những quy định, trình tự, thủ tục chặt chẽ và đối tượng bị áp dụng phải chịu sự quản lý và hạn chế một số quyền tự do cá nhân nhất định nhằm bảo đảm yêu cầu áp dụng pháp luật hành chính. </b></i>

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đặc điểm này rất quan trọng, là yếu tố bắt buộc nhằm phân biệt giữa biện pháp đưa vào CSCNBB với việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và với các biện pháp cưỡng chế hành chính khác như các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.Với nội dung là hạn chế một số quyền tự do của con người khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào CSCNBB đối với trường hợp nghiện ma túy nên theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng như các văn bản của Nhà nước ở Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối chặt chẽ trình tự, thủ tục quy trình áp dụng biện pháp này đối với người nghiện ma túy đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xử lý, đồng thời tránh tình trạng vi phạm các quyền con người trong khi áp dụng pháp luật.

<b>1.2. Mục đích của biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b>

Như đã đề cập đến trong phần tính cấp thiết, tệ nạn ma túy càng ngày phổ biến, phức tạp và trở thành một mối hiểm họa lớn đối với nền kinh tế - xã hội nước ta. Để có thể giải quyết các vấn đề tệ nạn liên quan đến ma tuý, cụ thể là những người nghiện ma tuý, pháp luật đã ban hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB và triển khai trên phạm vi cả nước. Để xác định được mục đích của biện pháp cưỡng chế nào đó chúng ta cần dựa vào chính vai trị của nó đối với xã hội và căn cứ vào đối tượng mà biện pháp đó muốn hướng đến áp dụng. Từ vai trị chính của biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB là giúp cho người nghiện ma túy được chữa trị, học tập và lao động phục hồi giúp những đối tượng đó trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Nhóm tác giả tổng kết được những mục đích mà biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB mong muốn hướng đến bao gồm những mục đích sau:

<i><b>Thứ nhất, biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có mục đích trước hết là chữa trị bệnh cho người nghiện ma tuý. Khoa học đã chứng minh </b></i>

nghiện ma tuý là một bệnh lý về thần kinh về não bộ vậy nên việc áp dụng biện pháp

<i><small>c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. </small></i>

<small>5</small><i><small> Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt… </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chữa bệnh đối với những người nghiện là rất cần thiết để giúp đỡ họ. Việc chữa bệnh cho người nghiện ma tuý là mục đích cơ bản và quan trọng của việc áp dụng BPXLHC đưa vào cở sở cai nghiện bắt buộc. Điều này thể hiện tính nhân văn của biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là vì mục đích chữa bệnh cho họ, tạo điều kiện cho họ được tái hoà nhập cộng đồng.

<i><b>Thứ hai, biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có mục đích giáo dục, cải tạo tư tưởng và đạo đức của người nghiện ma tuý. Giáo dục bắt </b></i>

nguồn từ bản chất nhân đạo sâu sắc của xã hội, tạo điều kiện hồn thiện nhân cách của con người. Mục đích giáo dục không chỉ là giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng vi phạm mà còn là giáo dục về đạo đức, lối sống để người vi phạm có thể trở thành cơng dân có ích cho xã hội.

<i><b>Thứ ba, biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng nhằm mục đích trừng phạt những người có hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là những người nghiện ma tuý. Tính trừng phạt được xem là một thuộc tính vốn có của </b></i>

các biện pháp cưỡng chế. Biện pháp cưỡng chế hành chính có tính trừng phạt tương đối cao, chỉ sau cưỡng chế hình sự. Đưa vào cở sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp cưỡng chế rất cần thiết, có nội dung là tuớc bỏ một số quyền nhân thân của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế, người bị áp dụng sẽ phải sinh sống, học tập và chữa bệnh trong các CSCNBB và chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ sở này. Tính trừng phạt của biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, buộc người nghiện phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi cho chính hành vi vi phạm của mình.

<i><b>Thứ tư, biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng nhằm mục đích phịng ngừa, ngăn chặn khả năng tái phạm của người bị áp dụng. Đối tượng bị áp dụng là những người nghiện ma tuý đã vi phạm nhiều lần, đã bị </b></i>

xử lý nhưng vẫn tái phạm hoặc khơng có nơi cư trú rõ ràng. Biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB nhằm răn đe, cảnh báo và ngăn ngừa sự vi phạm của các đối tượng khác ngoài xã hội. Điều này cũng đóng vai trị to lớn trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.<small>6</small>

Bởi mục đích chính của biện pháp đưa vào CSCNBB là nhằm chữa bệnh, lao động, học văn hoá, học nghề dưới sự quản lý của CSCNBB. Do đó, biện pháp này có tính cưỡng chế cao khi nó tước bỏ một số quyền, lợi ích của người bị áp dụng, đặc biệt là quyền tự do đi lại trong một thời gian nhất định. Người bị nghiện ma túy sẽ phải sinh sống, học tập, lao động, chữa bệnh dưới sự quản lý nghiêm ngặt của CSCNBB.

<small>6</small><i><small> Lê Cơng Tình (2020), “Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Toà án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học Viện Khoa học Xã hội, tr. 16. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.3. Đối tượng, thẩm quyền và nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b>

<i><b>1.3.1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b></i>

Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là các đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý bị phát hiện bởi sự trình báo của cá nhân, tổ chức hay bị phát hiện, điều tra, thụ lý bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tuy nhiên, khơng phải mọi đối tượng khi được cơ quan chức năng có nghiệp vụ xác định tình trạng nghiện thì đều đưa vào CSCNBB, việc áp dụng biện pháp này cần được xác định dựa trên nhiều yếu tố cấu thành, nghĩa là chỉ những đối tượng thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật mới bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

<i> Một là, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời </i>

hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện;

<i>Hai là, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm </i>

dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy;

<i>Ba là, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, khơng có nơi cư trú ổn định.</i><small>7</small>Ngồi ra, theo khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020) viện dẫn sang Điều 32 Luật Phòng chống ma túy, đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được cụ thể hoá khi thuộc một trong các điều kiện sau đây:

<i>Một là, không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự </i>

nguyện;

<i>Hai là, trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép </i>

chất ma túy;

<i>Ba là, người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực </i>

hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;

<i>Bốn là, trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện. </i>

Điều đó cho thấy đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đã mở rộng hơn rất nhiều so với khoảng thời gian về trước.

<small>7 Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 136/2016/NĐ-CP). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Bên cạnh đó, pháp luật vẫn đặt ra những quy định mang tính ngoại lệ, nghĩa là vẫn tồn tại trường hợp những đối tượng không áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB, cụ thể là đối với các trường hợp sau đây:

<i>Một là, người khơng có năng lực trách nhiệm hành chính; </i>

<i>Hai là, người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ </i>

tuyến huyện trở lên;

<i>Ba là, phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy </i>

ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.<small>8</small>

<i>Bốn là, người nước ngoài;</i><small>9</small>

<i>Năm là, người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện</i><small>10</small>, trừ trường hợp người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có xét nghiệm dương tính với các chất dạng thuốc phiện từ 2 lần trở lên (trừ thuốc điều trị thay thế) sau khi đã đạt liều điều trị duy trì từ 12 tháng trở lên thì bị chấm dứt điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và thơng báo cho chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú.

Lý do cốt lỗi để giải thích cho những trường hợp ưu tiên trên chính là xuất phát từ tính nhân văn và mục đích nhân đạo của pháp luật, thể hiện được sự tinh tế, phù hợp thực tiễn trong quá trình lập pháp. Tuy nhiên, bên cạnh việc ngoại trừ không áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB nhưng những đối tượng trên sẽ phải chịu sự kiểm soát và quản lý nghiêm ngặc của cơ quan chức năng tại cộng đồng để dù thoả đáng sự nhân đạo nhưng cũng sẽ đảm bảo về mặt cải tạo, định hướng những đối tượng trên theo khuynh hướng hợp tác có ích cho xã hội, duy trì một cộng đồng khoẻ, an tồn, văn minh.

Có thể thấy, đối tượng bị áp dụng biện pháp này chỉ bao gồm một đối tượng duy nhất là người nghiện ma túy, người bán dâm có tính chất thường xun đã khơng cịn là đối tượng áp dụng của biện pháp này khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm năm 2012 được ban hành. Bởi lẽ, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB đối với người mại dâm không hiệu quả và mại dâm về bản chất không phải là “bệnh” mà là một hành vi xã hội cần được kiểm soát bằng biện pháp cưỡng chế hành chính hợp lý<small>11</small>. Từ việc chỉ còn một đối tượng áp dụng là người nghiện ma túy, biện pháp “đưa vào cơ sở chữa bệnh” bị bãi bỏ và thay vào đó là biện pháp “đưa vào CSCNBB” mà về bản chất chính là biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trước đây giành cho đối tượng là người nghiện ma túy.

<i><b>1.3.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b></i>

Thơng qua q trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy thẩm quyền áp dụng biện <small>8 Khoản 2 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. </small>

<small>9 Khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. </small>

<small>10 Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. </small>

<small>11</small><i><small> Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.375. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB là một loại thẩm quyền chuyên biệt và là thẩm quyền thực hiện toàn bộ quy trình áp dụng biện pháp này chứ không chỉ có giai đoạn cuối cùng là xem xét ra quyết định ở Tòa án. Theo đó, thẩm quyền trong từng giai đoạn của thủ tục được cụ thể hóa như sau:

<i><b>Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. </b></i>

Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Điều 34 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 và mục 1 chương V Nghị định số 116/2021/NĐ-CP. Theo các văn bản này, thẩm quyền lập hồ sơ được phân định cho hai chủ thể là Chủ tịch UBND cấp xã và Công an cấp huyện, cụ thể như sau:

Một là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người đó có nơi cư trú ổn định hoặc nơi có hành vi vi phạm pháp luật đối với trường hợp không có nơi cư trú ổn định sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Công an xã, phường, thị trấn giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu thập tài liệu, lập hồ sơ. Ngoài ra, để tránh trường hợp đối tượng bỏ trốn hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian lập hồ sơ, pháp luật cũng quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi lập hồ sơ quyết định giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý. Đây chính là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính diễn ra thuận lợi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý, công tác quản lý khi đối tượng có quyết định đưa vào CSCNBB.

Hai là, Công an cấp huyện hoặc cơ quan cấp tỉnh lập hồ sơ nếu cơ quan này phát hiện đối tượng trong quá trình thụ lý vụ việc. Trường hợp này, cơ quan công an đang thụ lý vụ việc sẽ tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Như vậy, thẩm quyền lập hồ sơ được quy định dựa trên nguyên tắc chủ thể phát hiện và thụ lý đầu tiên, kết hợp với nguyên tắc theo nơi cư trú của đối tượng nghiện ma tuý nhằm đảm bảo tính hợp lý, nhanh chóng, thuận tiện trong quá trình xử lý hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

<i><b>Thẩm quyền đề nghị xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. </b></i>

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phải có văn bản gửi Tịa án nhân dân cùng cấp đề nghị xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Như vậy, trách nhiệm của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải đối chiếu hồ sơ đề nghị với nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

dung văn bản kiểm tra tính pháp lý để từ đó đưa ra quyết định có hay khơng việc đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với người bị nghiện.

<i><b>Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. </b></i>

Cụ thể, theo quy định về pháp luật xử lý vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay có quy định Tồ án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, trong đó có cả thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.<small>12</small>

(i) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, Cơng an cấp tỉnh gửi hồ sơ cho Trưởng phịng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm; Cơng an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

(ii) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

(iii) Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng phịng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ.

(iv) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.<small>13</small>

Từ quy định trên, có thể thấy đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB thì thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về TAND cấp huyện. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cho cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu, bổ sung. Như vậy, chỉ có Tồ án mới có thẩm quyền ra quyết định đưa người nghiện ma túy vào CSCNBB. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơng an các cấp, Trưởng phịng Tư pháp, Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ có trách nhiệm lập hồ sơ để đề nghị Tịa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với những đối tượng thuộc trường hợp pháp luật có quy định về sử dụng trái phép chất ma tuý.

Tóm lại, nhóm tác giả xin đưa ra quan điểm dựa trên cách lập pháp của nước ta hiện nay là trong thời gian khi chờ giải quyết hồ sơ và ra quyết định đưa người nghiện vào CSCNBB thì khơng có ai có thẩm quyền đưa người nghiện vào CSCNBB.

Bên cạnh đó, khi Tồ án nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp và đưa đối tượng nghiện vào CSCNBB mà xảy ra những vi phạm bị khiếu nại, kháng nghị thì thẩm quyền xem xét lúc này sẽ thuộc về TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung <small>12 Khoản 2 Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. </small>

<small>13 Khoản 1 Điều 104 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

ương, chính Tồ án này sẽ có thẩm quyền xét lại quyết định của TAND cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.<small>14</small>

<i><b>1.3.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b></i>

Từ việc nghiên cứu và đúc kết được từ việc dựa trên bản chất các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhóm tác giả nhận thấy việc áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây để có thể hợp pháp hố ngun tắc này.<small>15</small>

<i>Một là, cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các </i>

đối tượng quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; hay chỉ xem xét, quyết định đưa vào CSCNBB đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (sau đây gọi là người bị đề nghị) khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Phòng, chống ma túy.

Nguyên tắc này hoạch định rõ những đối tượng nào sẽ phải chịu áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB, giúp cho quá trình xem xét, quyết định xử lý các trường hợp là các cá nhân có hành vi nghiện ma tuý được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Việc có căn cứ xác định được những đối tượng nào sẽ hoặc không chịu trách nhiệm hành chính trong vấn đề cai nghiện là điều hết sức cần thiết, đồng thời cũng chính là nguyên tắc tiên quyết cần được đảm bảo, xác định đúng để làm tiền đề cho những vấn đề cần được giải quyết tiếp theo.

<i>Hai là, việc áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB phải được tiến hành nhanh </i>

chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Để phòng ngừa những đối tượng nghiện ma tuý thực hiện tiếp tục hành vi thì nguyên tắc này được xem là nguyên tắc vàng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp. Theo đó, bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời giúp đẩy nhanh tiến độ khoanh vùng và xử lý triệt để những đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma t thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB còn cần phải chú trọng duy trì và đảm bảo các yếu tố khơng thể thiếu sau:

(i) Bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị đề nghị;

(ii) Bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng; (iii) Bảo đảm những vấn đề liên quan đến đời sống riêng tư của người bị đề nghị, đồng thời bảo đảm quyền của người bị đề nghị được tham gia, trình bày ý kiến trước Tịa án, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15.

(iv) Bảo đảm quyền được xem xét theo hai cấp trong việc xem xét, quyết định đưa vào CSCNBB.

<small>14 Điều 3 Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15. </small>

<small>15 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

(v) Việc xem xét, quyết định đưa vào CSCNBB do một Thẩm phán thực hiện. Khi xem xét, quyết định đưa vào CSCNBB, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành phiên họp xem xét, quyết định đưa vào CSCNBB.

Điều đó minh chứng cho việc phối hợp hài hồ giữa công bằng trong thủ tục xét xử vẫn mang tính nhân quyền, khách quan, minh bạch.

<i><b>Ba là, việc quyết định thời hạn đưa vào CSCNBB phải căn cứ vào tính chất, mức </b></i>

độ, hậu quả vi phạm, nhân thân của người nghiện, tình tiết giảm nhẹ hay tình tiết tăng nặng.

Việc đưa ra quyết định về thời hạn mà một người nghiện ma tuý sẽ phải gánh chịu liên quan chặt chẽ đến nhân quyền, vì thế để có thể đi đến kết quả cuối cùng, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp đòi hỏi phải căn cứ vào thực tế để xác định mức độ nghiệm trọng của vấn đề. Chẳng hạn như dựa vào hậu quả mà một người nghiện đã gây ra trên thực tế thông qua việc sử dụng trái phép chất ma tuý, người đó đã thật sự có hành vi hợp tác cải tạo hay chưa, hoặc trong quá trình sử dụng chất cấm có gây ra thiệt hại gì cho xã hội và những người xung quanh hay không, mặt khác người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cịn có thể dựa vào tình trạng và mức độ nghiện của người nghiện để từ đó làm cơ sở cho việc quyết định về thời hạn sẽ phải cải tạo trong CSCNBB.

<i>Bốn là, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB có trách nhiệm </i>

chứng minh hành vi vi phạm hành chính là người nghiện ma tuý và thuộc nhóm đối tượng được pháp luật quy định phải đưa vào CSCNBB. Ngoài ra, cá nhân người bị áp dụng biện pháp đó có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh khơng vi phạm hành chính, khơng nghiện ma t hoặc không rơi vào trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.

Trường hợp người bị đề nghị khơng có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tịa án u cầu Đồn luật sư phân cơng tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nguyên tắc này cho thấy rõ việc Tòa án phải bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.

<i>Năm là, tiếng nói, chữ viết dùng trong việc xem xét, quyết định đưa vào CSCNBB </i>

tại Tòa án là tiếng Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và phải có người phiên dịch.

<b>1.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b>

Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020<small>16</small> thì thẩm quyền cuối cùng để áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB thuộc về TAND cấp huyện. Mặc dù Tòa án mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB với sự tham gia của Kiểm sát viên và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị như luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Nhưng theo quan điểm nhóm tác giả, đây khơng hẳn là thủ tục tư pháp mà chỉ là thủ tục nửa hành chính – nửa tư pháp hay cịn gọi là “bán tư pháp”.

Để làm rõ bản chất “bán tư pháp” của biện pháp đưa vào CSCNBB này, nhóm tác giả sẽ đi phân tích sâu vào trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 221/2013/NĐ-CP, Nghị định số 136/2016/NĐ-CP và những văn bản hướng dẫn thi hành khác kèm theo. Nhóm tác giả tiến hành phân tích trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp trong 5 bước là: lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp; kiểm tra, xác thực tính pháp lý của hồ sơ; xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ; ban hành quyết định áp dụng biện pháp của TAND cấp huyện và cuối cùng là thi hành quyết định áp dụng biện pháp.

<i>Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. </i>

Khi phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và bắt đầu xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

Theo quy định tại Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nêu rõ thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB sẽ khác nhau đối với hai nhóm đối tượng. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi người đó cư trú sẽ lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp. Còn đối với người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật là chủ thể lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp.

Bên cạnh đó cịn có đối tượng là người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào CSCNBB được quy định tại Điều 96 Luật <small>16 Khoản 2 Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đối tượng này do cơ quan Cơng an đang thụ lý vụ việc mới có thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đối với người đó chứ khơng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã. Bởi đối tượng này liên quan đến vụ việc vi phạm pháp luật, có thể là vụ án hình sự, mà thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đầu tiên thuộc về cơ quan điều tra trong đó có Cơng an.

Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp của tất cả đối tượng nêu trên bao gồm: biên bản vi phạm về việc sử dụng trái phép chất ma túy; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan.

Cơ quan Cơng an khơng chỉ có thẩm quyền lập hồ sơ cho đối tượng bị phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật. Ngay cả các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy hay cịn gọi là người nghiện ma túy thì cơ quan Cơng an cũng có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đã nói trên. Trong đó có bản tóm tắt lý lịch cần xác định rõ độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Độ tuổi của người bị đề nghị phải từ đủ 18 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Và tại Điều 3 Thơng tư số 05/2018 có quy định việc xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB phải được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 81/2013. Cụ thể, người lập hồ sơ phải căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng; trường hợp khơng có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; hoặc căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trong cùng một bản tóm tắt lý lịch đó, cơ quan Cơng an có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị ngoài xác minh độ tuổi còn phải tiến hành xác minh nơi cư trú của người vi phạm. Quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2018 việc xác định nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB phải thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Nghị định số 56/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định số 111/2013, nêu rõ có hai cách xác minh nơi cư trú của người bị đề nghị là xác minh trực tiếp và gửi yêu cầu xác minh.

Về tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy của người bị đề nghị thì phần thủ tục đề nghị xác định tình trạng nghiên ma túy phải được tiến hành theo quy định Điều 4 Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA<small>17</small> phải bao gồm 2 loại giấy tờ sau:

<small>17 Thông tư liên tịch 17/2015, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

(i) Văn bản đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy của Công an xã, phường, thị trấn hoặc công an cấp huyện, cấp tỉnh.

(ii) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc các tài liệu phản ánh hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, tài liệu chứng minh đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính về nghiện ma túy (nếu có); tài liệu chứng minh đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng ma túy từ 2 lần trở lên (nếu có).

Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những chủ thể này cịn có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

<i>Bước 2: Kiểm tra, xác thực tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. </i>

Hết thời hạn 03 ngày đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết của người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan lập hồ sơ sẽ tiến hành đánh bút lục, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, chuyển hồ sơ kèm theo văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB. Khoản 4 Điều 1 Nghị định 136/2016 sửa đổi khoản 1 Điều 12 Nghị định 221/2013 có quy định chủ thể có quyền hạn kiểm tra, xác thực tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp như sau:

(i) Đối với hồ sơ của người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;

(ii) Đối với hồ sơ của người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định thì chuyển hồ sơ tới Trưởng phịng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.

Điều 12 Nghị định 221/2013 có quy định rõ thời hạn để Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Và việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp phải bảo đảm phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với những vấn đề cơ bản sau đây:

(i) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB theo quy định tại Điều 9 Nghị định 221/2013;

(ii) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB theo quy định tại Điều 4 Nghị định 221/2013;

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

(iii) Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB theo quy định tại Điều 3 Nghị định 221/2013;

(iv) Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

Về thủ tục:

(i) Trong thời hạn là 01 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn đọc hồ sơ của người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Công an cấp tỉnh phải gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp trong trường hợp người đó có hành vi vi phạm; Cơng an cấp huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.

(ii) Và trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện sẽ ra quyết định chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

(iii) Nếu hồ sơ đề nghị chưa đầy đủ thì Trưởng phịng Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển lại cho cơ quan lập hồ sơ đề nghị bổ sung hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Sau 02 ngày làm việc nhận được hồ sơ đã được bổ sung, Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phải quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

Về phần hồ sơ: hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB của Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội gửi đi bao gồm:

(i) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đã được quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

(ii) Và văn bản của Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB.

<i>Bước 4: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Điều 8 Pháp lệnh số 09/2014<small>18</small> của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định rõ ngay sau khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp huyện phải vào sổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì Tịa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tịa án phải thụ lý và phân cơng Thẩm phán xem xét, giải quyết. Và cũng theo Điều 11 của Pháp lệnh này, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý, Tịa án phải thơng báo việc thụ lý bằng văn bản cho cơ quan đề nghị, người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu người bị đề nghị là người chưa thành niên thì thơng báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó và Viện kiểm sát cùng cấp.

Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ về các nội dung theo quy định. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học và đại diện UBND cấp xã nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của họ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:

(i) Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ theo Điều 14 Pháp lệnh 09/2014;

(ii) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Điều 15 của Pháp lệnh;

(iii) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Điều 16 Pháp lệnh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Theo Điều 7 của Pháp lệnh thì Tịa án phải ra một trong các quyết định là: quyết định áp dụng hoặc không áp dụng BPXLHC hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này. Các quyết định này phải ra trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nếu vụ việc bình thường; cịn đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tịa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người bị áp dụng, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc cơ quan Cơng an cùng cấp trong trường hợp Công an cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật đã được quy định rõ tại Điều 107 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

<i>Bước 5: Thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. </i>

<small>18 Pháp lệnh 09/2014, tuc-ap-dung-bien-phap-xu-ly-hanh-chinh-Toa-an-nhan-dan-223404.aspx</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cứ Điều 110 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 15, 16 Nghị định 221/2013, trong thời hạn 05 ngày sau khi nhận được quyết định áp dụng hiện pháp đưa vào CSCNBB của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Cơng an cấp huyện sẽ chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đưa người đi thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Việc đưa người chấp hành quyết định vào CSCNBB phải được lập thành biên bản, có sự chứng kiến của đại diện UBND cấp xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, bản hoặc tương đương nơi người phải chấp hành quyết định cư trú.

Trách nhiệm của cơ sở cai nghiện khi tiếp nhận người bị đưa vào là phải kiểm tra đối chiếu người, giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc dấu vẫn tay với các thông tin trong hồ sơ để bảo đảm đúng người bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB và lập biên bản giao nhận người, biên bản ghi có tình trạng sức khỏe của người đó, tài liệu, hồ sơ, tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo. Biên bản được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để lưu hồ sơ và 01 bản gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định.

<b>1.5. Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc </b>

Theo khoản 1 Điều 144 BLDS 2015 thì thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến một thời điểm khác. Có thể hiểu thời hạn là một khoảng thời gian được giới hạn bởi hai đầu, một đầu gọi là thời điểm bắt đầu của thời hạn còn đầu kia được gọi là thời điểm kết thúc thời hạn. Và thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là khoảng thời gian nhất định mà cơ quan và người có thẩm quyền phải tiến hành thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với người nghiện ma túy.

<i>Tại khoản 2 Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định: “thời </i>

<i>hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ 12 tháng đến 24 tháng”. Tuy nhiên, phải xác định rõ đây là thời hạn để chấp hành quyết </i>

định áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB mà Tịa án có thẩm quyền đã ban hành chứ không phải thời hạn ban hành quyết định áp dụng. Trong khi đó, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định trực tiếp thời hạn của tất cả các bước trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB từ khi lập hồ sơ, xem xét đến khi ra quyết định.

Bên cạnh đó, cịn các thời hạn khác trong q trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB mà nhóm đã phân tích trong phần trình tự thủ tục ở trên như sau:

(i) Thời hạn lập hồ sơ được quy định là 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người nghiện ma tuý thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp này. Hồ sơ sau khi lập xong phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

gửi cho người nghiện ma tuý hoặc người đại diện hợp pháp của họ để họ đọc và ghi chep nội dung cần thiết trong thời gian 03 ngày làm việc.

(ii) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ gửi hồ sơ về cho Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội.

(iii) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội phải kiểm tra, đối chiếu hồ sơ. Trường hợp khơng đủ thì trả hồ sơ yêu cầu bổ sung.

(iv) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày xác định đủ hồ sơ, Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội phải gửi hồ sơ cho Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp.

(v) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ, Toà án phải ban hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Trường hợp phải tham khảo ý kiến của cơ quan chun mơn thì thời hạn này có thể kéo dài không quá 30 ngày.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Kết luận chương 1 </b>

Ý thức được tác hại của tệ nạn ma túy có ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế lẫn văn hóa – xã hội của nước ta thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã gắt gao chỉ đạo các cơ quan, các ngành, các cấp cùng triển khai đồng bộ giải pháp phòng chống ma túy. Trong đó khơng thể nào bỏ qua cơng tác cai nghiện, đây là bước cuối cùng có tính chất quan trọng nhất nhằm phục hồi sức khỏe cho người nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơng tác cai nghiện trong đó nổi bật nhất là đưa người vào CSCNBB đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Nhóm tác giả cũng đã nhanh chóng nắm bắt được tính cấp thiết đó, tìm hiểu kĩ càng các quy định pháp luật và tiến hành phân tích cụ thể về biện pháp xử lý hành chính đưa

<i>vào CSCNBB trong chương 1. Trong chương 1 – “Những vấn đề chung về biện pháp xử </i>

<i>lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, nhóm tác giả đã trình bày đầy đủ </i>

những nội dung cơ bản nhất như khái niệm, đặc điểm và mục đích của biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB. Sau đó đào sâu vào đối tượng, thẩm quyền, nguyên tắc áp dụng biện pháp; cuối cùng là không thể thiếu nội dung quan trọng nhất là trình tự, thủ tục áp dụng và thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB. Những nội dung này nhóm tác giả rút ra từ văn bản chính là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020, Nghị định số 221/2013, Nghị định số 136/2016, Pháp lệnh số 09/2014 và những nghị định hướng dẫn thi hành khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC </b>

<b>(TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) </b>

<b>2.1. Tình hình nghiện ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh và tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc</b>

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, đơ thị đặc biệt cấp quốc gia, luôn giữ vững và phát huy vai trò đầu tàu kinh tế, trung tâm về văn hóa, khoa học - cơng nghệ, là đầu mối giao lưu quốc tế và có vị trí chính trị chiến lược quan trọng của cả nước. Chính những điều kiện thuận lợi đó là một trong những bước tiến quan trọng để Thành phố mang tên Bác trở thành trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội trọng điểm nhất trong nước cũng như khu vực Đơng Nam Á. Tự hào là nơi có số lượng dân nhập cư lớn nhất nước ta, đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội song cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, gây áp lực lớn cho công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhất là công tác quản lý nhân khẩu tạm trú. Các loại tội phạm về hình sự, ma túy, người nghiện ma túy đã hình thành những đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, khu vực biên giới Campuchia vận chuyển về TP. Hồ Chí Minh để làm nơi tiêu thụ và mua bán. Tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp và tăng cả về quy mơ và tính chất với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động, trang bị vũ khí quân dụng sẵn sàng chống trả lực lượng truy bắt. Số người nghiện ngày càng trẻ hóa và có xu hướng chuyển dần sang sử dụng các loại ma túy tổng hợp. Những yếu tố trên đã tạo sự ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy của các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố.

Trong năm 2021, lực lượng Công an TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 1.297 vụ, 2.357 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 102,346kg heroin, 3,38kg cocaine, 119,29kg cần sa, 814,83kg ma túy tổng hợp… Công an Thành phố đã tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, lập danh sách quản lý, đấu tranh với hơn 40 đường dây, 134 đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội về ma túy có tổ chức, xuyên quốc gia. Trong đó, phối hợp với Hải quan Thành phố phát hiện, khám phá 60 vụ vận chuyển trái phép chất ma túy dưới dạng quà biếu, bưu kiện, bưu phẩm qua đường hàng không, thu giữ gần 145 kg ma túy các loại. Hiện Công an Thành phố cũng đang phát hiện, đấu tranh với nhiều đường dây ma túy có tổ chức, hoạt động xuyên quốc gia, liên quan đến nhiều đối tượng người nước ngồi.Bên cạnh đó, trên thực tế, số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy tại TP.HCM chiếm khoảng 1/10 cả nước. Trong số 27.997 người nghiện (tăng 0,15% so với cuối năm 2020) có hồ sơ quản lý, số có mặt tại địa phương là 16.773 người (chiếm khoảng 60%), số quản lý trong nhà tạm giữ, tạm giam là 846 người (chiếm 2,31%); số

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

hiện đang quản lý tại các trung tâm, cơ sở cai nghiện xã hội, cai nghiện tự nguyện là 10.576 người (chiếm 37,75%).<small>19 </small>

Tình hình đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 2019 đến nửa đầu năm 2023 cực kỳ phức tạp với sự chuyển động tăng, giảm bất thường. Điều này cho thấy thực trạng người nghiện ma tuý trên địa bàn TP. HCM tính đến thời điểm hiện tại vẫn cịn quá phổ biến, đi ngược lại với sự phồn vinh và đô thị của một trong những khu kinh tế trọng điểm phía Nam, vấn nạn người nghiện ma tuý vẫn đang là một hệ luỵ nhức nhối giữa lòng đô thị hiện đại từng ngày này. Cụ thể, dựa trên thống kê mà nhóm tác giả đã thu thập được sau đây:

<b>Bảng 1. Thống kê số liệu tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơi sở cai nghiện bắt buộc </b>

của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến 06 tháng đầu năm 2023:

Dựa trên thống kê, mặc dù năm 2019 số lượng hồ sơ thụ lý để giải quyết đưa vào CSCNBB tăng nhẹ trở lại với 3.920 hồ sơ nhưng chỉ có 3.894 hồ sơ được giải quyết đưa vào CSCNBB.

Năm 2020, tổng số người nghiện ma tuý đang quản lý tại các cơ sở cai nghiện ma tuý là: 14.777 người; trong đó, số người bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là 14.144 người. Số người nghiện ma tuý mới bị Toà án áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc là 9.165 người.<small>20</small>

Năm 2021, tổng số người nghiện ma tuý đang quản lý tại các cơ sở cai nghiên ma

<small>113220209152531677.htm, truy cập ngày 16/07/2023.</small>

<small> Báo cáo số 560/BC-PCTNXH ngày 7/12/2020 của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả cơng tác phịng, chống tệ nạn mại dâm, tổ chức cai nghiện ma tuý và tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. </small>

<b>Đơn vị: Nghìn người</b>

<b>Năm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

tuý là: 10.576 người; trong đó, số người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB là 8.947 người. Số người nghiện ma tuý mới bị Toà án áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc là 5.822 người.<small>21</small>

Năm 2022, tổng số người nghiện ma tuý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quản lý tại cơ sở cai nghiện là 6.759 người, trong đó, số người bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là 4.454 người. Số người nghiện ma tuý mới bị Toà án áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc là 3.349 trường hợp, giảm 42,47% so với củng kỳ năm 2021.<small>22</small> Ngoài ra, trong năm 2022, các cơ sở cai nghiện ma túy đã cấp hơn 8.061 giấy chứng nhận chấp hành xong quyết định đưa vào CSCNBB của Toàn án nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện cho các đối tượng nghiện ma túy.

Sáu tháng đầu năm 2023, theo thống kê cho thấy tổng số người nghiện ma tuý hiện đang quản lý tại các cơ sở cai nghiện là 9.006 người, trong đó có 5.871 người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc. Số người nghiện ma tuý mới bị Toà án áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc là 3.423 người.<small>23</small>

Qua biểu đồ minh hoạ số lượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB tại TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023 có thể nhận thấy ngành Tòa án đã nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ gửi qua, xem xét và nhanh chóng ban hành quyết định áp dụng các biện pháp cai nghiện đối với người bị nghiện. Số lượng quyết định áp dụng biện pháp này có giảm qua các năm ở những khoảng thời gian nhất định, song không mang tính tuyệt đối.

Cụ thể, năm 2020 tăng 57,51% so với năm 2019, năm 2021 tỉ lệ người bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB giảm 36,47% so với năm 2020, năm 2022 giảm 42,47% so với năm 2021. Điều này chứng tỏ cơng tác phịng, chống ma tuý tại địa bàn TP. HCM đã có những kết quả tích cực. Song song đó thì có đình chỉ một vài vụ vì một số lý do nhưng hầu hết các hồ sơ đề nghị áp dụng được gửi qua đều được giải quyết triệt để và khơng tồn đọng. Điều này khơng chỉ phản ánh tình trạng nghiện trên địa bàn mà còn phản ánh được sự nỗ lực không ngừng của cơ quan trong việc quyết tâm giải quyết triệt để số người nghiện trên địa bàn Thành phố nhằm ngăn chặn, răn đe và hạn chế số lượng người nghiện và tái nghiện tại các địa phương.

<small>21 Báo cáo số 644/BC-PCTNXH ngày 07/12/2021 của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả cơng tác phịng, chống tệ nạn mại dâm, tổ chức cai nghiện ma tuý và tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. </small>

<small>22 Báo cáo sô 661/BC-PCTNXH ngày 07/12/2022 của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội năm 2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. </small>

<small>23 Báo cáo số 437/BC-PCTNXH ngày 07/6/2023 của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả cơng tác phịng, chống tệ nạn mại dâm; tổ chức cai nghiện ma tuý; công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tháng 6, 06 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2023. </small>

</div>

×