Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

pháp luật về liên minh châu âu về năng lượng tái tạo kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.5 KB, 120 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ... 1 </b>

<b>1. Khái niệm về năng lượng tái tạo ... 1 </b>

<i>1.1 Định nghĩa năng lượng tái tạo ... 2 </i>

<i>1.2 Lịch sử phát triển của năng lượng tái tạo ... 6 </i>

<i>1.3 Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo ... 8 </i>

<i>1.4 Các nguồn năng lượng tái tạo ... 10 </i>

<b>2. Cơ sở lý luận về phát triển năng lượng tái tạo ... 13 </b>

<i>2.1 Tính cấp thiết của phát triển năng lượng tái tạo ... 13 </i>

<i>2.2 Các quy định pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo ... 17 </i>

<i>2.3 Vai trò của năng lượng tái tạo ... 18 </i>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI MỘT SỐ NƯỚC CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ... 24 </b>

<b>1. Pháp luật tại Liên minh Châu Âu về phát triển năng lượng tái tạo ... 24 </b>

<i>1.1 Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo tại Liên minh Châu Âu ... 24 </i>

<i>1.2 Pháp luật và đánh giá pháp luật về năng lượng tái tạo của Liên minh Châu Âu . 25 1.3 Những quy định và chính sách phát triển năng lượng tái tạo chung của Liên minh Châu Âu ... 26 </i>

<i>2.2 Thực trạng và pháp luật về năng lượng tái tạo của một số nước Liên minh Châu Âu (Đức, Pháp, Hà Lan) ... 32 </i>

<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM ... 68 </b>

<b>1. Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam ... 68 </b>

<i>1.1 Thể hiện trong các quy định pháp luật hiện hành ... 68 </i>

<i>1.2 Thể hiện trong cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 năm 2021 (COP26) và lần thứ 27 năm 2022 (COP27). ... 71 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Nam ... 73 </b>

<i>2.1 Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ... 73 </i>

<i>2.2 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 ... 74 </i>

<i>2.3 Luật Đầu tư năm 2020 ... 75 </i>

<i>2.4 Luật Điện lực năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2018, 2022) ... 76 </i>

<i>2.5 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 ... 76 </i>

<i>2.6 Quy định về áp dụng Biểu giá hỗ trợ FiT ... 77 </i>

<i>2.7 Đánh giá chung về pháp luật năng lượng tái tạo Việt Nam hiện nay ... 78 </i>

<b>3. Bài học kinh nghiệm về pháp luật năng lượng tái tạo tại Việt Nam ... 79 </b>

<i>3.1 Cơ chế đấu thầu giá điện năng lượng tái tạo ... 79 </i>

<i>3.2 Cơ chế hỗ trợ giá cho năng lượng tái tạo ... 88 </i>

<i>3.3 Phương án để từng bước chuyển sang cơ chế đấu thầu ... 91 </i>

<i>3.4 Xây dựng hợp đồng mua bán điện mẫu ... 95 </i>

<i>3.5 Cơ chế hỗ trợ về môi trường, đất đai và tài nguyên khác cho năng lượng tái tạo 96 </i><b>4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam . 98 </b><i>4.1 Cần thiết xây dựng Luật riêng - Luật năng lượng tái tạo ... 98 </i>

<i>4.2 Rà soát nhằm thống nhất các quy định pháp luật liên quan đến năng lượng tái tạo, triển khai thực hiện các kinh nghiệm tích cực từ hệ thống pháp luật năng lượng tái tạo cách phù hợp ... 99 </i>

<i>4.3 Xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể ... 100 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CEN Tiếng nước ngoài Tiếng Việt </b>

<b>CCS Climate Consulting by Selectra Trung tâm Tư vấn khí hậu Selectra </b>

<b>COP </b> <sup>Climate Change Conference of the </sup><b>Parties </b>

Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi

<b>Welding Institute </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trên tiến trình phát triển tồn cầu, vấn đề xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững cùng những hành động tích cực nhằm bảo vệ mơi trường đã và đang là bài toán cấp thiết, song nan giải cho mỗi quốc gia, dân tộc. Riêng về vấn đề năng lượng đã được nghiên cứu nhiều góc độ nhằm hạn chế mức thấp nhất ơ nhiễm và tìm kiếm nguồn tài ngun năng lượng phong phú, dồi dào. Chính vì thế, trong những thập kỷ qua, trước hiện trạng ô nhiễm kéo theo các hệ lụy nghiêm trọng liên quan đến môi trường, các quốc gia trên thế giới đã và đang khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo. Cùng với đó là các nỗ lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền năng lượng tái tạo để thực hiện các mục tiêu căn bản như: đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần cải tạo mơi trường và cả bài tốn giảm thiểu chi phí, thúc đẩy phát triển nền kinh tế dựa trên ngành công nghiệp này. Với các lý do trên, năng lượng tái tạo trở thành đề tài được nghiên cứu như một vấn đề xã hội nói chung và một vấn đề pháp lý nói riêng. Trong mối liên hệ đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về năng lượng tái tạo là điều kiện tiên quyết, nền tảng nhằm mục đích tạo ra khung hành lang pháp lý để quản lý, điều hướng ngành năng lượng tái tạo hiện nay.

Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những xu thế tất yếu trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đã và đang cạn kiệt, kéo theo các thực trạng về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,.. Liên minh Châu Âu là một trong những khu vực có những bước tiến mạnh mẽ nhằm phát triển xu thế này. Việc Liên minh Châu Âu phát triển mạnh lĩnh vực này cũng là một minh chứng về mức độ hoàn thiện pháp luật của khu vực này với vấn đề nói trên. Đặc biệt vào ngày 13/11/2018, Nghị viện Châu Âu đã thông qua quy hoạch “Năng lượng sạch” của Liên minh châu Âu. Đây có thể xem là một quy hoạch mang tính định hướng nhằm phát triển năng lượng tái tạo cũng như phát huy những điều kiện sẵn có và tiếp tục những thành cơng đã đạt được. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các nước EU bị thiếu nguồn cung năng lượng do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine cũng là nguyên nhân thúc đẩy buộc EU phải có những biện pháp ứng phó, tự chủ nguồn cung năng lượng trước mắt là trong mùa đông năm nay và hơn hết là một chiến lược lâu dài. Không chỉ thế, bắt nguồn từ Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP 26 tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh), Việt Nam và EU đã tiến hành hợp tác, hỗ trợ vốn nhằm thúc đẩy hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị nói trên. Bộ Cơng Thương đã đề nghị phía EU tiếp tục ủng hộ, cũng như dành những ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, chuyển giao cơng nghệ để triển khai hiệu quả các hoạt động, dự án hợp tác về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam, điển hình là Chương trình Chuyển dịch năng lượng bền vững

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

lượng tái tạo, “làm xanh trái đất”.

Với đường biển dài, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền kinh tế nông nghiệp, nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ điện,.. rất lớn, nên Việt Nam là một trong số nước có tiềm năng trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ, phát triển năng lượng tái tạo. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 không đưa ra khái niệm về năng lượng tái tạo nhưng tại khoản 3 Điều 5 thì lại đưa ra những quy định về Chính sách của Nhà nước về bảo vệ mơi trường trong đó có nêu đến chính sách phát triển năng lượng tái tạo đi kèm với năng lượng sạch: “Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường” nhưng lại chưa có khung hành lang pháp lý hồn chỉnh, thống nhất để tạo “xúc tác”, “kích thích” phát triển năng lượng tái tạo tại thị trường Việt Nam. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực cận xích đạo, Việt Nam có nhiều tiềm năng tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời. Việt Nam dẫn đầu ASEAN về phát triển điện mặt trời và điện gió. Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Thông tư số 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời, trong vịng hơn 3 năm đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước đã tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án điện mặt trời có quy mơ lớn trên tồn quốc. Quang điện mặt trời của Việt Nam gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ và đây chỉ là bước đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước khỏi nhiên liệu than đá. Công suất điện mặt trời cả nước tăng nhanh từ 86 MW vào năm 2018 lên gần 16.500 MW năm 2020. Với hơn 3.200km đường bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực Đơng Nam Á, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất 512GW. Đến nay số lượng dự án điện gió được phát triển tăng rất nhanh, đặc biệt là khi Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện gió (Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018). Đến năm 2030, cơng suất điện gió ngồi khơi có thể tăng từ 1 GW lên đến 5 – 19 GW. Ngoài ra, với nguồn tài nguyên thuỷ lợi dồi dào, điều kiện khí hậu và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

khắp lãnh thổ, Việt Nam là một trong số nước trên thế giới đứng đầu về tiềm năng phát triển thuỷ lợi. Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, việc phát triển năng lượng tái tạo là đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, giảm mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch. Kể từ khi đặt mục tiêu phát triển nguồn năng lượng tái tạo, các nước EU tuy cịn gặp nhiều khó khăn nhưng đã đạt được những thành cơng đáng ngưỡng mộ, trong đó có thể kể như việc tiêu thụ than của EU giảm mạnh hơn 60% trong 30 năm qua, mức giảm này tăng nhanh kể từ năm 2018. Các quy định ở châu Âu và cách họ đạt được các mục tiêu khí hậu quốc tế được các cường quốc cơng nghiệp khác theo dõi chặt chẽ, cùng với cách thức quản lý để giải cứu các nền kinh tế địa phương trong các cộng đồng khai thác than đang biến mất. Ngày 25/1/2021, báo cáo của tổ chức nghiên cứu Ember và Agora Energiewende cho biết năng lượng tái tạo đã vượt qua nhiên liệu hóa thạch để trở thành nguồn điện chính của Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên vào năm 2020 trong bối cảnh sản lượng điện than thu hẹp. Theo báo cáo trên, các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời đã tạo ra 38% điện năng của EU trong năm 2020, trong khi nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt giảm cịn 37%. Đây là một bước thay đổi lớn, khi trước đây nhiên liệu hóa thạch luôn chiếm tỷ lệ lớn trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ở các quốc gia EU. Trong vòng 30 năm trở lại đây, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã được được thành tựu đáng ngưỡng mộ trong sản xuất và sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo. Từ năm 1990-2019, khí thải nhà kính giảm 24%, trong khi tổng sản phẩm trong nước tăng 60%. Một báo cáo mới đây cho biết năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã chiếm 24% tổng lượng điện năng kỷ lục của Liên minh Châu Âu. Làn sóng phát triển năng lượng tái tạo đã tạo ra một số phát minh công nghệ trong các lĩnh vực, từ thiết kế máy móc đến kỹ thuật điện. Bên cạnh đó, từ ngày 10/9/2018, Ủy ban châu Âu tuyên bố muốn cắt giảm tối đa 45% lượng khí thải CO2 từ xe ơ tơ đến năm 2030. Đồng thời tăng cường sử dụng xe điện bằng cách làm cho xe điện rẻ hơn và tiện dụng trong sạc điện. Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/10 đã đạt được thỏa thuận về luật cấm bán ôtô chạy xăng và dầu diesel từ năm 2035 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ chuyển sang sử dụng xe điện và khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Những nhà đàm phán đến từ các nước thành viên Liên minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

những chiếc xe hơi chạy bằng nhiên liệu hóa thạch họ khơng thể bán ra những chiếc xe hơi mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch ở 27 quốc gia trong khối. Noi gương các thành tựu về phát triển trong lĩnh vực khoa học, chính sách và đặc biệt là pháp luật về năng lượng tái tạo của Liên minh châu Âu (EU) từ trước đến nay, ta sẽ có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về phương pháp mà EU đang và sẽ áp dụng trong tương lai, từ đó nhìn nhận những điểm cịn thiếu sót để đưa ra các hướng sửa đổi và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của Eu về phát triển năng lượng tái tạo, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cho Việt Nam.

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường 2.1. Trong trường </b>

Có thể thấy những năm trở về trước, việc nghiên cứu về chủ đề năng lượng tái tạo được rất ít các nhóm trong phạm vi nhà trường chọn làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay khi đứng trước những thách thức khó khăn mang ý nghĩa sống còn đối với nhân loại. Việc phát triển năng lượng tái tạo đang trở thành một mục tiêu to lớn đối với một số quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu về năng lượng tái tạo càng trở nên cấp thiết.

<b>2.2. Ngoài trường </b>

Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước về pháp luật năng lượng tái tạo ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tuy có nhưng số lượng vẫn chưa nhiều, trong đó những cơng trình tập trung vào Liên minh Châu Âu cịn rất khan hiếm. Chúng ta có thể tham khảo một số cơng trình như:

<i>1. Phan Duy An (2016), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khuyến khích phát triển </i>

<i>năng lượng tái tạo”, Công thương, Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công thương, </i>

10/2016, Số 10 chuyên đề, tr. 60-65.

Đề tài cung cấp những kiến thức chuyên sâu về các định hướng quan trọng để phát triển năng lượng tái tạo với mục tiêu chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đồng thời đưa ra một số biện pháp đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của Việt Nam”, Nghiên cứu lập </i>

pháp, Viện nghiên cứu Lập pháp, Số chủ đề hiến kế lập pháp, 2006, Số 15(82), 25.

tr.21-Đây là cơng trình nghiên cứu và phân tích về các chính sách liên quan đến năng lượng tái tạo của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm khuyến khích phát triển trong tương lai. Tuy những vấn đề trên được nghiên cứu hơn 10 năm, nhưng những kiến nghị và thông tin cung cấp trong đề tài là một tài liệu quan trọng giúp ta có thể so sánh với tình hình nghiên cứu và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay.

<i>3. Đoàn Xuân An (2021), Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về phát triển năng lượng tái </i>

<i>tạo – Thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận”, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. </i>

Mục tiêu của luận văn này là phân tích, làm rõ những cơ sở lý luận về pháp luật trong khuyến khích đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu luật … để làm rõ quy định pháp luật liên quan đến đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời chỉ rõ một số bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thơng qua đó, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo hiện nay.

<i>4. Nguyễn Thanh Hải (2019), Luận văn Thạc sĩ Luật học "Pháp luật về khuyến khích </i>

<i>đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam", Đại học </i>

Quốc gia Hà Nội.

Luận văn nghiên cứu khía cạnh pháp lý Việt Nam về năng lượng tái tạo. Từ đó, đưa ra cơ sở để kiến nghị hồn thiện liên quan đến khuyến khích đầu tư, quy hoạch một cách có định hướng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng học hỏi một số kinh nghiệm nước ngoài nhằm làm phong phú cho nghiên cứu của mình.

Bên cạnh đó, do đối tượng của một cơng trình nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc tế, liên quan đến các quốc gia trong cộng đồng EU, do đó nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu các nguồn tài liệu đáng tin cậy từ nước ngoài, tiêu biểu như:

1. Viktor Koval, Yevheniia Sribna, Sylwester Kaczmarzewski, Alla

<i>Shapovalova,Viktor Stupnytskyi (2021), “Regulatory policy of renewable energy </i>

<i>sources in the European national economies”, Energy Policy Journal, Ukraine. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự phát triển của năng lượng tái tạo qua những thống kê chi tiết từ các nước thuộc châu Âu trên cơ sở các quy định và sự khuyến khích của nhà nước đề từ đó đưa ra những chính sách, đạo luật mới nhằm phát triển việc sử dụng năng lượng tái tạo trong tương lai.

<i>2. Serhat Kucukalia, KemalBaris (2009), “Assessment of small hydropower (SHP) </i>

<i>development in Turkey: Laws, regulations and EU policy perspective”, Energy </i>

Policy Journal, Volume 37, Issue 10, October 2009, Pages 3872-3879.

Cũng được đăng trên tạp chí Energy Policy Journal, nội dung của đề tài là đánh giá sự phát triển của năng lượng thủy điện quy mô nhổ ở Thổ Nhĩ Kỳ và thảo luận về tình hình hiện tại của các nhà máy SHP về mặt chính sách của chính phủ, khía cạnh kinh tế và tác động mơi trường có tính đến chính sách của EU. Đề tài này đồng thời cũng đem đến cho chúng ta một cái nhìn bao quát về mức độ thành công của các luật được công bố trong những năm gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo để phát điện cho cả nước, đặc biệt là trong bối cảnh người ta cho rằng những luật đó khơng hồn tồn tương thích với chính sách của EU.

<i>3. Ruven Fleming (2021), “Clean or renewable–hydrogen and power-to-gas in EU </i>

<i>energy law”, Journal of Energy & Natural Resources Law, 2021, Vol 39, No 1, 43–</i>

63.

Đề tài này tập trung vào khung pháp lý về năng lượng ở EU và cách thức áp dụng để lưu trữ năng lượng tái tạo thông qua năng lượng thành khí đốt. Bên cạnh đó, đề tài cũng vạch ra những bước phát triển quy định hiện tại đối với năng lượng thành khí đốt như một nguồn lưu trữ mà chúng ta có thể lựa chọn.

<i>4. Sander Van Hees (2018), “Innovative ocean renewable energy & EU Law: Towards </i>

<i>the integration of the EU's environmental, economic and renewable energy policy areas”, Ridderprint, the Netherlands Publisher, 2018. </i>

Cơng trình này nghiên cứu những kiến thức cơ bản về các dạng năng lượng tái tạo dưới đại dương và giải thích cách mà luật ở EU quy định chi tiết về chúng, đặc biệt là cách tích hợp các lĩnh vực chính sách về mơi trường, kinh tế và năng lượng tái tạo của EU. Đồng thời, đề tài cũng tìm hiểu những hồn cảnh cơ bản trên thực tiễn đã làm nền tảng để các điều luật này được hình thành và vận dụng vào cuộc sống, phát hiện những rào cản khi áp

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cứu và hoàn thiện luật trong tương lai.

<i>5. Maciej M. Sokolowski (2019), “Renewable and citizen energy communities in the </i>

<i>European Union: how (not) to regulate community energy in national laws and policies”, Journal of Energy & Natural Resources Law, 2022. </i>

Đây là một nghiên cứu mới được cơng bố gần đây, trong đó bao gồm việc đưa ra các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các cộng đồng năng lượng tái tạo (REC) và cộng đồng năng lượng công dân (CEC) trong Liên minh Châu Âu. Nó đưa ra các ý tưởng liên quan đến RECs: thiết lập một sổ đăng ký để giải quyết các rào cản về quy định và hành chính, áp dụng các mục tiêu quốc gia/ châu Âu của RECs và giới thiệu vai trò gương mẫu của các cơ quan chức năng quốc gia trong việc thúc đẩy họ. Đề tài cũng thảo luận về việc tạo ra một chương trình hỗ trợ riêng cho các REC, mang đến các yếu tố về sự công nhận hợp pháp của các CEC (điều kiện thành viên, điều kiện hoạt động và điều kiện dịch vụ năng lượng), và trả lời liệu công dân tái tạo các cộng đồng năng lượng đủ điều kiện theo luật của EU.

<i>6. Maciej M. Sokolowski (2019), “Renewable Energy Communities in the Law of </i>

<i>the EU, Australia, and New Zealand”, European Energy and Environmental Law </i>

Review, Volume 28, Issue 2 (2019) pp. 34 – 46.

Đề tài này kết hợp cách tiếp cận quy định đối với các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ và các cộng đồng năng lượng ở Liên minh Châu Âu, Úc và New Zealand, làm nổi bật các vấn đề như bản chất, đặc điểm và phạm vi của mơ hình quản lý ngành năng lượng tái tạo. Bài báo cũng phân tích các cộng đồng năng lượng trong quá khứ, hiện tại và dự thảo luật châu Âu (như trong gói "Năng lượng sạch cho tất cả người châu Âu") cũng như thảo luận về luật và chính sách liên quan về các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ và các cộng đồng năng lượng ở Úc và New Zealand.

Như vậy có thể thấy, kho tàng đề tài nghiên cứu về năng lượng tái tạo nói chung và pháp luật về năng lượng tái tạo nói riêng ở phạm vi Liên minh châu Âu của các học giả nước ngoài rất đa dạng, phong phú và mang nhiều yếu tố sâu sắc. Bên cạnh đó, các cơng trình nhằm khuyến khích hồn thiện hệ thống pháp luật nước ta ở phạm vi ngoài trường tuy có, nhưng vẫn chưa đi sâu vào khai thác những tiềm năng cũng như kinh nghiệm của EU nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn q trình tồn diện hóa hệ thống pháp luật nước ta.

Tính khả thi của đề tài:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu về năng lượng tái tạo càng trở nên cấp thiết. Xuất phát từ nguyên nhân số lượng những đề tài tập trung vào vấn đề đúc kết những bài học từ những thành tựu của khối liên minh Châu Âu và áp dụng vào thực tiễn đế thúc đẩy quá trình hình thành pháp luật Việt Nam ở cả phạm vi trong và ngoài trường chưa có hoặc rất ít. Song, ta có thể tham khảo những cơ sở lý luận, nghiên cứu từ trước đó để thực hiện cơng trình phân tích, đánh giá một cách chi tiết, khách quan những quy định pháp luật về năng lượng tái tạo của Liên minh châu Âu nhằm đưa ra những giải pháp giúp cho pháp luật về năng lượng tái tạo nước ta ngày một hoàn thiện hơn.

<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>

Cơng trình nghiên cứu tập trung đánh giá những thực tiễn và tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo tại EU và Việt Nam từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và hướng đến xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nguồn năng lượng nêu trên.

Đánh giá thực tiễn và tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo tại EU và Việt Nam. Bên cạnh đó, có cái nhìn khách quan về mức độ hoàn thiện pháp luật năng lượng tái tạo tại hai đối tượng nói trên, rút ra được những nguyên nhân vì sao Việt Nam ta chưa thể phát triển toàn diện và mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo dù có nhiều tiềm năng. Ở cơng trình nghiên cứu này, nhóm đã dựa trên những bài học kinh nghiệm phù hợp từ đó hướng đến hoàn thiện những quy định pháp luật về năng lượng tái tạo tại Việt Nam, làm cơ sở nền tảng cho việc phát triển nguồn năng lượng này, tiến tới mục tiêu bảo vệ môi trường ngày một trong xanh, sạch đẹp.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: hệ thống hóa lý thuyết về hệ thống pháp luật Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Phương pháp luật học so sánh: Nghiên cứu, giải thích sự phát sinh, phát triển, biến đổi của các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, các thiết chế pháp luật trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử của EU để so sánh, từ đó hiểu rõ giá trị, vai trò, ý nghĩa của các quy phạm, chế định hoặc thiết chế đó. So sánh và phát hiện điểm giống và khác, cùng với sự giải thích căn nguyên của những sự giống và khác đó mới có ý nghĩa, tiếp nhận, lan

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hỏi, tham khảo lẫn nhau để hoàn thiện pháp luật của quốc gia mình.

Phương pháp đánh giá: Đánh giá các mối quan hệ qua các số liệu, thành tựu về năng lượng tái tạo của EU và các quy định thực tế về đối tượng này, cũng như dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành để đánh giá về mức độ hoàn thiện của pháp luật về lĩnh vực này.

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: EU và Việt Nam.

Thời gian: Từ năm 1991 đến năm nay.

<b>5. Kết cấu bài nghiên cứu </b>

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI MỘT SỐ NƯỚC CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 1. Khái niệm về năng lượng tái tạo </b>

Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh ra công của một vật<small>1</small>. Để nói một cách đơn giản, năng lượng là khả năng để làm một cơng việc nào đó của một người, hay một thể nhất định. Năng lượng tồn tại đa dạng và trở nên thiết yếu trong mọi khía cạnh của tự nhiên và xã hội vì nó giúp duy trì sự sống. Ngày nay, cùng với sự phát triển ngày càng tiến bộ của nền kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra một nhu cầu lớn về năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Song, không phải bất kỳ loại năng lượng nào cũng chỉ đem đến những lợi ích cho đời sống mà trong số chúng có những dạng được chuyển hóa từ những nguồn năng lượng ln mang trong mình khả năng gây ơ nhiễm cao đối với mơi trường như nhiên liệu hóa thạch - than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. Phần lớn hệ thống năng lượng của các quốc gia trên thế giới kể cả nước phát triển hay đang phát triển đều sử dụng hầu hết các nguồn nhiên liệu hóa thạch và xem chúng như một nguồn chính yếu nhằm cung cấp năng lượng. Theo thống kê vào năm 2021, lượng khí thải carbon dioxide do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra là 35,341 tỷ tấn<small>2</small>. Trong báo cáo ngân sách carbon “Global Carbon Budget” được công bố tại Hội nghị lần 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), lượng CO2 phát thải từ nhiên liệu hóa thạch đang trên đà tăng 1% trong năm 2022, theo đó sẽ đạt mức cao nhất các nhà khoa học từng ghi nhận. Đồng thời, những nguồn năng lượng như trên đang dần hao hụt theo thời gian vì chúng chỉ tồn tại với số lượng có hạn trong tự nhiên. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải gánh chịu những gánh nặng về kinh tế và hiểm họa từ thiên nhiên do khai thác quá mức các nguồn nhiên liệu, gây phá vỡ sự cân bằng cung cầu và làm lung lay thị trường năng lượng. Bối cảnh khủng hoảng về năng lượng sẽ lan rộng trong tương lai nếu ta khơng sớm tìm ra được biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tồn nhân loại, trong đó khơng riêng Việt Nam. Đợi đó, các nhà nghiên cứu trên tồn thế giới đang tìm kiếm các phương pháp khác nhau để giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sống, vừa nhằm bảo vệ môi trường và hệ sinh thái trong cuộc chiến chống vấn đề nóng lên toàn cầu, phát triển năng lượng tái tạo trở thành một xu hướng chung.

<small>1</small><i><small> Ngôn ngữ Việt Nam (2014), “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb. Từ điển bách khoa. </small></i>

<small>2 Số liệu từ: Concentrations from Scripps Institute of Oceanography CO2 program; emissions form Carbon Dioxide Information Analysis Center for 1751-1980 and U.S.Energy Information Administration for 1980-2021. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.1 Định nghĩa năng lượng tái tạo </b>

Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, năng lượng tái tạo là năng lượng có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên, với tốc độ bổ sung nhanh hơn mức tiêu thụ. Chẳng hạn, ánh sáng mặt trời và gió là những nguồn được bổ sung một cách liên tục. Các nguồn năng lượng tái tạo rất dồi dào, phong phú và luôn tồn tại xung quanh cuộc sống con người<small>3</small>. Sản xuất năng lượng tái tạo tạo ra lượng khí thải thấp hơn nhiều so với việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt…

Theo Ủy ban Liên minh Châu Âu, các nguồn năng lượng tái tạo được định nghĩa là các nguồn năng lượng phi hóa thạch có thể tái tạo: gió, mặt trời, địa nhiệt, sóng, thủy triều, thủy điện, sinh khối, khí bãi rác, khí nhà máy xử lý nước thải và khí sinh học<small>4</small>.

Tiêu chí cơ bản nhất để phân biệt giữa năng lượng tái tạo (renewable energy) và năng lượng không tái tạo (non-renewable energy) là khả năng tái tạo trong tự nhiên của nó. Các nguồn năng lượng có thể tái tạo bao gồm ánh sáng mặt trời, nước, gió và cả các nguồn địa nhiệt như suối nước nóng và khí đốt. Nguồn năng lượng tái tạo không thể bị cạn kiệt theo thời gian. Nguồn năng lượng không thể tái tạo bao gồm nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ. Nguồn năng lượng không thể tái tạo cạn kiệt theo thời gian và chúng mất đến hàng triệu năm để hình thành.

Thơng tin từ Điều tra Địa chất học Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey) cho thấy họ xem than bùn cũng là một nguồn năng lượng tái tạo bên cạnh những nguồn nêu trên<small>5</small>. Tuy nhiên, quan điểm này sau đó gây tranh cãi và khơng được cơng nhận rộng rãi vì than bùn khơng phải là nguồn năng lượng tái tạo do tốc độ khai thác của nó ở các nước cơng nghiệp vượt xa tốc độ tái sinh chậm 1mm (0,04 in) mỗi năm<small>6</small>, và cũng có báo cáo rằng q trình tái sinh than bùn chỉ diễn ra trong 30 – 40% diện tích đất than bùn. Năm 1983, nhà vật lý học Bernard Cohen đề xuất rằng uranium - nguồn năng lượng hạt nhân có hiệu quả vơ tận, và do đó có thể coi năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng tái tạo. Ơng tun bố rằng các lị phản ứng tái tạo nhanh, được cung cấp nhiên liệu bằng uranium bổ sung tự

<small>3</small><i><small> “What is renewable energy?”, United Nations, </small></i>

<small>energy?gclid=CjwKCAjwxOymBhAFEiwAnodBLEnarKW1bCg3Go9bn-6qIJpvCrNl_WHC6sytVK4kUiXCGkNCGen5DxoCYNYQAvD_BwE] (truy cập 10/7/2023) </small>

<small>4 Directive 2001/77/EC of the European Parliament and of the Council of 27 September 2001 on the Promotion of Electricity Produced from Renewable Energy Sources in the Internal Electricity Market; Council of the European Union: Brussels, Belgium, 2001 </small>

<small>5</small><i><small> (January 31,2023) “U.S. Geological Survey, Mineral Commodity Summaries, January 2023”, USGS science for a </small></i>

<i><small>changing world, [ (truy cập 10/04/2023) </small></i>

<small>6 Keddy, P.A. 2010. Wetland Ecology: Principles and Conservation (2nd edition). Cambridge University Press, UK. Cambridge. 497 p. Chapter 7. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nhiên chiết xuất từ nước biển, có thể cung cấp năng lượng ít nhất trong khoảng thời gian tuổi thọ cịn lại dự kiến của mặt trời là 5 tỷ năm<small>7</small>. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị bác bỏ vì bởi vì chỉ có một lượng nhiên liệu uranium hữu hạn. Các nhà máy điện hạt nhân tạo ra năng lượng thơng qua một q trình gọi là phân hạch hạt nhân, bao gồm việc phân tách các nguyên tử để giải phóng năng lượng. Q trình này sử dụng một nguyên tố hóa học gọi là uranium để tạo ra nhiên liệu và mặc dù uranium có thể được tìm thấy trong đá trên khắp thế giới, nhưng loại uranium cụ thể mà các nhà máy điện yêu cầu, uranium-235, lại bị hạn chế về nguồn cung. Theo một số ước tính, chỉ có đủ uranium-235 trên hành tinh để cung cấp năng lượng cho trái đất chỉ trong 80 năm với tốc độ tiêu thụ hiện tại. Một số ước tính khác nói rằng nó có thể gần hơn 200 năm nữa do tài nguyên uranium chưa được khám phá, nhưng những năm đó cũng bị giới hạn vì nó là tài ngun hữu hạn. Do đó, năng lượng hạt nhân không phải là nguồn năng lượng tái tạo<small>8</small>.

Tiến sĩ Michael Hoexter - là một nhà tư vấn tiếp thị và chính sách năng lượng xanh có trụ sở tại California đã đưa ra định nghĩa về năng lượng tái tạo khi tiếp cận dựa trên các khái niệm về dòng năng lượng (energy flux) so với năng lượng lưu trữ (energy store). Hiểu một cách đơn giản, kho năng lượng là một cách mà năng lượng có thể được giữ trong một hệ thống, cịn dòng năng lượng là tốc độ truyền năng lượng qua một bề mặt. Theo nghĩa đó tất cả năng lượng không tái tạo tồn tại dưới dạng kho năng lượng. Mặt khác, năng lượng tái tạo xuất hiện cả như dòng năng lượng tự nhiên và như các kho năng lượng. Theo M.Hoexter:

<i>“Các nguồn năng lượng không thể tái tạo là các kho dự trữ năng lượng với tốc độ bổ sung bằng 0 hoặc một phút khi so sánh với sự cạn kiệt của nó bởi con người. Hầu hết các nguồn năng lượng không tái tạo được chuyển đổi thành năng lượng có thể sử dụng được bằng các phản ứng nhiệt hoặc hạt nhân. Các nguồn năng lượng không tái tạo đã lưu trữ dòng năng lượng tự nhiên của quá khứ sinh học và địa chất của Trái đất hoặc của sự hình thành các nguyên tố trong lịch sử ban đầu của vũ trụ” </i>

Trái lại:

<small>7</small><i><small> A.GRITSEVSKYI, “Renewable vs. Non-renewable energy”, International Atomic Energy Agency, </small></i>

<small>[ , (truy cập 12/7/2023) </small>

<small>8 PERCH ENERGY, “Is Nuclear Energy Renewable Or Sustainable?” Pros & Cons”, [] (truy cập ngày 23/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>“Nguồn năng lượng tái tạo là dạng dịng năng lượng tự nhiên có ích cho con người thường xuyên có mặt trên hoặc gần bề mặt Trái đất và thêm vào đó là các nguồn dự trữ năng lượng tự nhiên hữu ích được được bổ sung bởi dòng chảy tự nhiên trong khung thời gian mà con người có thể sử dụng được. Tất cả những nguồn năng lượng tái tạo được biết đến thường được bắt nguồn từ, hoặc được dẫn xuất từ bức xạ điện từ của Mặt trời, Trường hấp dẫn của Trái đất. Mặt trăng và nhiệt tỏa ra từ bên trong trái đất. Năng lượng tái tạo các nguồn thực tế là vô tận mặc dù một số nguồn như địa nhiệt và nhiệt đại dương chuyển đổi năng lượng có thể trở nên cạn kiệt cục bộ do sử dụng của con người với tốc độ vượt quá mức bổ sung bởi dòng chảy tự nhiên<small>9</small>.” </i>

Hiện nay, thuật ngữ “năng lượng tái tạo” còn dễ bị nhầm lẫn với “năng lượng xanh” và “năng lượng sạch”. Tổ chức Nghiên cứu và Công nghệ (TWI) Vương quốc Anh đã phân biệt sự khác nhau các loại năng lượng này. Năng lượng tái tạo thường được kết hợp với năng lượng xanh và năng lượng sạch. Tuy nhiên, giữa chúng có những sự khác biệt nhất định. Theo đó, năng lượng tái tạo sản sinh từ các nguồn hoặc các quá trình được bổ sung liên tục có thể tái tạo lại, năng lượng sạch là những nguồn không thải ra các chất ơ nhiễm như carbon dioxide (CO2), cịn năng lượng xanh đến từ các nguồn tự nhiên. TWI cho rằng không phải tất cả loại năng lượng tái tạo đều thực sự sạch hoặc xanh hoàn toàn. Một số nguồn năng lượng thủy điện có thể khiến mơi trường sống tự nhiên bị phá hủy và dẫn đến nạn phá rừng<small>10</small>. Còn theo định nghĩa của Trung tâm Tư vấn khí hậu (CCS) tại Anh, năng lượng tái tạo đến từ các nguồn tài nguyên do thiên nhiên cung cấp - trong đó rõ ràng nhất là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Năng lượng sạch là năng lượng tạo ra ít hoặc khơng gây ơ nhiễm. Nó bao gồm năng lượng tái tạo, nhưng nó cũng bao gồm năng lượng hạt nhân và tác động trung hịa carbon của các cơng nghệ như thu giữ và cơ lập carbon<small>11</small>.

Văn phịng Hiệu quả năng lượng và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (EERE) đã đưa ra định nghĩa như sau, năng lượng tái tạo sử dụng các nguồn năng lượng liên tục được bổ sung bởi thiên nhiên - mặt trời, gió, nước, nhiệt của Trái Đất và thực vật. Tái tạo công nghệ năng lượng biến những nhiên liệu này thành các dạng năng lượng có thể

<small>9</small><i><small> A.GRITSEVSKYI, “Renewable vs. Non-renewable energy”, International Atomic Energy Agency, </small></i>

<small>[ , (truy cập 12/7/2023) </small>

<small>10 THE WELDING INSTITUTE, “What is renewable energy? - Definition, Types, Benefits and Challenges", [ (truy cập 26/6/2023) </small>

<small>11</small><i><small> THE CLIMATE CONSULTING BY SELECTRA, “Green Energy: advantages, examples, and suppliers”, UNDP </small></i>

<i><small>Climate Promise </small></i>

<small>[ (truy cập 27/6/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

sử dụng được – thường là điện, ngồi ra cịn có nhiệt, hóa chất hoặc công suất cơ học. Họ chia năng lượng tái tạo thành sáu loại: Năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt, năng lượng hydro và pin nhiên liệu hydrogen, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời và năng lượng gió<small>12</small>.

Về phía Việt Nam, định nghĩa năng lượng tái tạo có thể kể đến các văn bản như sau: Thông tư số 32/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 09/10/2014 quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành HĐMBĐ mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ, NLTT được định nghĩa như sau: “Năng lượng tái tạo là năng lượng được sản xuất từ thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, đốt chất thải rắn trực tiếp, khí chơn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học”<small>13</small>. Theo Thông tư số 40/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 05 tháng 11 năm 2014 quy định

<i>quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, “năng lượng tái tạo bao gồm: năng lượng gió, </i>

<i>năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh học”<small>14</small></i>. Luật Bảo vệ mơi trường cũ (2014) cũng có định nghĩa năng lượng tái tạo như sau: “Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa 16 nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác”<small>15</small>. Cũng như Quyết định 2068/qđ-ttg về phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng

<i>đề cập về năng lượng tái tạo như sau: “Chú trọng sử dụng các công nghệ đã được kiểm </i>

<i>chứng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, khí sinh học để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp có hiệu quả điện năng cho hệ thống điện quốc gia và nhiệt năng cho nhu cầu nhiệt trong sản xuất và sinh hoạt”<small>16</small>. </i>

Như vậy, định nghĩa về năng lượng tái tạo có thể được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau, nhưng điểm chung của các định nghĩa đều cho rằng năng lượng tái tạo được hình thành từ các nguồn tài nguyên được bổ sung liên tục và gần như khơng cạn kiệt. Ví dụ như ánh sáng mặt trời, gió, mưa, thủy triều,.. Do được sinh ra từ các nguồn thân thiện với môi

<small>12 Office of energy efficiency & Renewable energy, “Renewable Energy”,[ (truy cập ngày 25/6/2023) . </small>

<small>13 Khoản 12 Điều 2 Thông tư số 32/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 09/10/2014 quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành HĐMBĐ mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ </small>

<small>14 Khoản 2 Điều 79 Thông tư số 40/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 05 tháng 11 năm 2014 quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia. </small>

<small>15 Khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 </small>

<small>16 Mục I, khoản 3 Điều 1 Quyết định 2068/qđ-ttg về phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

trường, nên năng lượng tái tạo ít hoặc gần như khơng gây ô nhiễm đối với môi trường sinh thái và đời sống con người.

<b>1.2 Lịch sử phát triển của năng lượng tái tạo </b>

Mặc dù thường được coi là một công nghệ mới nhưng trên thực tế năng lượng tái tạo đã sớm được con người sử dụng trong đời sống. Theo nghiên cứu và tham chiếu đã có trước đó, năng lượng tái tạo đã được nhân loại biết đến từ rất sớm trong thời kỳ tiền sử<small>17</small>. Điểm qua lịch sử của một số dạng năng lượng tái tạo

Thủy điện: Theo các nghiên cứu, mơ hình sơ khai của thủy điện bắt nguồn từ những bánh xe nước tại Trung Quốc và Châu âu vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Tuy nhiên những bánh xe này lại phụ thuộc vào nô lệ kéo hoặc các loài động vật khác kéo nhằm chuyển động. Mơ hình bánh xe nước như chúng ta quen thuộc hơn ngày nay lần đầu tiên được ghi lại vào khoảng năm 14 CN ở Rome, bởi một kỹ sư và kiến trúc sư tên là Vitruvius. Bánh xe nước này được sử dụng để tưới tiêu và vận chuyển nước uống đến các ngơi làng. Khi có cơ hội sử dụng nhiều hơn, bánh xe nước được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các xưởng cưa, máy bơm, ống thổi rèn, nhà máy dệt và các chuyển động cơng nghệ khác. Dựa trên mơ hình sơ khai là các bánh xe nước, các nhà máy thủy điện nhỏ được xây dựng. Năm 1882, nước Mỹ đã xây dựng trạm thủy điện nhỏ nối lưới đầu tiên trên thế giới trên sông Phosk, thuộc bang Vinconxin với công suất 200 kW nối lưới điện 110 kV dài 1,4 km để phục vụ phụ tải công nghiệp địa phương.ến giữa những năm 20 của thế kỷ XX, năng lượng thủy điện nhỏ đã đáp ứng được gần 40% năng lượng điện thế giới. Trong giai đoạn đầu của công cuộc phát triển, thủy điện chỉ là các vị trí nhỏ và cực nhỏ. Tuy nhiên, do các nhu cầu về công nghiệp và năng lượng để phát triển kinh tế trong nước đòi hỏi phải xây dựng các đập thủy điện lớn hơn. Từ các nền tảng đó cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mô hình sử dụng thủy điện được phát triển rộng rãi.

Năng lượng gió: Từ xa xưa, gió đã được con người sử dụng nhằm nhiều mục đích hỗ trợ cuộc sống và sản xuất. Dấu tích đầu tiên cho thấy việc con người sử dụng năng lượng gió là 5000 năm trước Công nguyên, họ sử dụng tàu buồm dựa trên sức gió ở sơng Nile để di chuyển và chở hàng hóa. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, một kỹ sư nguời Hy Lạp cũng đã sử dụng cối xay gió để cung cấp năng lượng cho một loại nhạc cụ. Đến thế kỷ 11,

<small>17</small><i><small> E. DELYANNIS, A. EL-NASHAR, “A Short Historical Review of Renewable Energy”, Renewable Energy Systems </small></i>

<i><small>And Desalination, </small></i> <small>Vol.1. energy?gclid=CjwKCAjwxOymBhAFEiwAnodBLFJHO4AnZ0LiwHqdNL3zmOPUG9AAY0AOxwxgqNX5KNq9bm2CDkGGMxoCikgQAvD_BwE] (truy cập 26/6/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

[ có rất nhiều cối xay gió xuất hiện tại Trung Âu, Cối xay gió đầu tiên phát điện được xây dựng bởi Charles F. Brush vào năm 1888 tại Cleveland, Ohio, và vào năm 1927, thương vụ bán tua-bin gió đầu tiên được bán cho một nhóm nơng dân. Đến những năm 1930, có hơn 600.000 cối xay gió trên khắp nước Mỹ. Việc sử dụng năng lượng gió được tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và ngày càng hiện đai như ngày nay.

Năng lượng mặt trời: Có thể nói, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng nền tảng và căn bản nhất của ngành năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng. Tuy nhiên, dấu mốc cho sự thay đổi đột phá của năng lượng mặt trời là sự phát minh ra các tấm pin năng lượng - vật liệu nhằm chuyển hóa năng lượng. Một số người cho rằng nhà khoa học người Pháp Edmond Becquerel đã phát minh ra pin mặt trời , người đã xác định rằng ánh sáng có thể làm tăng khả năng tạo ra điện khi hai điện cực kim loại được đặt vào một dung dịch dẫn điện. Bước đột phá này, được định nghĩa là “hiệu ứng quang điện”, có ảnh hưởng đến sự phát triển PV sau này với nguyên tố selen. Năm 1873, Willoughby Smith phát hiện ra rằng selen có khả năng quang dẫn, dẫn đến khám phá năm 1876 của William Grylls Adams và Richard Evans Day rằng selen tạo ra điện khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vài năm sau, vào năm 1883, Charles Fritts đã thực sự sản xuất được pin mặt trời đầu tiên làm từ các tấm selen - lý do mà một số nhà sử học ghi nhận Fritts là người đã thực sự phát minh ra pin mặt trời. Tuy nhiên, pin mặt trời như chúng ta biết ngày nay được làm bằng silicon, khơng phải selen. Do đó, một số người cho rằng việc phát minh ra các tấm pin mặt trời thực sự gắn liền với việc Daryl Chapin, Calvin Fuller và Gerald Pearson tạo ra tế bào quang điện silicon (PV) tại Bell Labs vào năm 1954 . Nhiều người cho rằng sự kiện này đánh dấu sự phát minh thực sự của công nghệ năng lượng mặt trời vì đây là trường hợp đầu tiên của cơng nghệ năng lượng mặt trời thực sự có thể cung cấp năng lượng cho một thiết bị điện trong vài giờ mỗi ngày<small>18</small>.

Ngày nay, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng bền vững và không gây ô nhiễm khiến năng lượng tái tạo trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy còn chưa phổ biến trên phạm vi toàn cầu nhưng đây là nguồn năng lượng mang đến những chuyển biến tích cực trong tương lai. Một số nước phát triển (chủ yếu là Đức và Nhật Bản) coi việc phát triển năng lượng tái tạo là một phần khơng thể thiếu trong chính sách cơng nghiệp của họ. Do đó, dự báo ở các quốc gia này cho năm 2050 phản ánh sự gia tăng tỷ lệ các nguồn thay thế, bao gồm năng lượng nhiệt lên 20,5%, trong khi điện mặt trời lên 9,8%<small>19</small>.

<small>18 Energysage, [ (truy cập ngày 27/6/2023). 19 Renewables 2019 Global Status Report (REN21). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.3 Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo </b>

<i>Thứ nhất, về ưu điểm, năng lượng tái tạo thực tế là các nguồn năng lượng chiếm 0 </i>

hoặc gần như bằng 0% lượng phát thải khí nhà kính và ơ nhiễm khơng khí khác (Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, 2000). Nếu tồn bộ vịng đời của một nhà máy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo được quan sát, thì lượng khí thải nhà kính được biểu thị bằng carbon dioxide (CO2) tương đương vẫn rất nhỏ hoặc không đáng kể<small>20</small>, giúp giảm hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên tồn cầu, bảo vệ mơi trường sống của con người và các loài sinh vật. Bên cạnh đó, như tên gọi của nó “năng lượng tái tạo” - chúng có thể tái tạo được, trữ lượng vơ cùng lớn, có thể vơ tận. Các dạng năng lượng như mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển, mưa… có sẵn và tự do sử dụng, khơng mất chi phí nhiên liệu. So với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên… đang ngày càng cạn kiệt, chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người thêm khoảng 50-70 năm, ưu điểm này là một thế mạnh vượt trội. Đồng thời, một ưu điểm khác trong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được thể hiện ở việc khuyến khích phát triển kinh tế, cụ thể là phát triển ngành năng lượng và tất cả các hoạt động liên quan đến ngành này. Các nguồn tái tạo có tác động đáng kể theo cấp số nhân đối với những quốc gia có ngành cơng nghiệp có năng lực và khả năng sản xuất máy móc và thiết bị năng lượng dựa trên đổi mới công nghệ, đặc biệt là trong xuất khẩu của họ (Granić, 2010). Điều này cũng giúp tăng cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm cho người dân địa phương vùng lân cận nguồn năng lượng tái tạo cụ thể, tạo động lực phát triển kinh tế và nền văn minh năng lượng tồn cầu. Nguồn năng lượng này cịn góp phần vào giải quyết xử lý rác thải. Cụ thể, năng lượng sinh khối tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ đã qua sử dụng như dầu thực vật, phụ phẩm từ ngơ và đậu tương, thậm chí cả tảo để tạo ra năng lượng. Do đó, sử dụng sinh khối làm nguồn năng lượng có thể giảm lượng chất thải đổ vào các bãi chơn lấp, giúp cắt giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm môi trường. Năng lượng tái tạo có một nguồn cung vơ cùng phong phú, có thể được tìm thấy rộng rãi ở mọi khu vực khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho con người tiếp cận, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và phát triển.

<i>Thứ hai, về nhược điểm, trước hết là do đặc điểm tự nhiên của chúng là các nguồn </i>

năng lượng tái tạo phụ thuộc hồn tồn vào vị trí địa lý và điều kiện thời tiết, cụ thể là tính biến động và khó lường của nguồn năng lượng tái tạo là một hạn chế và khó khăn đáng kể. Khi so sánh các nguồn năng lượng tái tạo với các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống;

<small>20</small><i><small> DARIO MARADIN, “Advantages and Disadvantages of Renewable Energy SourcesUtilization”, International </small></i>

<i><small>Journal of Energy Economics and Policy, 2021, 11(3), 176-183. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

các nguồn tái tạo thiếu năng lực (công suất) để sản xuất điện, chúng không thể sản xuất một lượng điện lớn như các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ngồi ra, các nguồn năng lượng tái tạo cũng có tỷ lệ cơng suất lắp đặt của nhà máy (tính bằng MW) hoặc sản lượng điện (tính bằng GWh) trên diện tích của vị trí (tính bằng m<small>2</small>) của nhà máy điện thấp hơn so với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một ưu điểm khác trong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được thể hiện ở việc khuyến khích phát triển kinh tế, cụ thể là phát triển ngành năng lượng và tất cả các hoạt động liên quan đến ngành này. Các nguồn tái tạo có tác động đáng kể theo cấp số nhân đối với những quốc gia có ngành cơng nghiệp có năng lực và khả năng sản xuất máy móc và thiết bị năng lượng dựa trên đổi mới công nghệ, đặc biệt là trong xuất khẩu của họ (Theo Báo Granić, 2010). Khi so sánh các nguồn năng lượng tái tạo với các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống; các nguồn tái tạo thiếu năng lực (công suất) để sản xuất điện, chúng không thể sản xuất một lượng điện lớn như các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Để cố gắng giảm thiểu nhược điểm này, cần phải đầu tư hơn nữa vào phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo, nhưng cũng chỉ đơn giản là xây dựng thêm các nhà máy năng lượng tái tạo (Agboola, 2014). Ngoài ra, các nguồn năng lượng tái tạo cũng có tỷ lệ cơng suất lắp đặt của nhà máy (tính bằng MW) hoặc sản lượng điện (tính bằng GWh) trên diện tích của vị trí (tính bằng m2) của nhà máy điện thấp hơn so với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một nhược điểm đáng kể của việc sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo chắc chắn là chi phí sản xuất năng lượng tương đối cao. Các tài liệu cho thấy chi phí xây dựng nhà máy năng lượng tái tạo cao hơn so với nhà máy điện hóa thạch. Điều này đặc biệt đúng đối với các nhà máy điện sử dụng năng lượng biển, có cơng nghệ cực kỳ đắt đỏ và do tính đặc thù của vị trí, nguồn năng lượng này tham gia vào một phần không đáng kể trong sản xuất điện. Việc xây dựng các hệ thống quang điện cũng có chi phí cao, cũng do chi phí cơng nghệ cao và sự phức tạp của việc chế tạo các tấm pin mặt trời<small>21</small>. Cuối cùng, một nhược điểm cần chú ý nữa là khung pháp lý về năng lượng tái tạo về mặt bằng chung trên thế giới chưa được xây dựng hoàn thiện, dẫn đến việc chưa có phương pháp đúng đắn để khai thác, xử lý và đẩy mạnh sự phát triển của năng lượng tái tạo, đồng thời nhiều quốc gia còn chưa xem năng lượng tái tạo là loại năng lượng có tiềm năng phát triển cao nên chúng vẫn chưa trọng dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.4 Các nguồn năng lượng tái tạo </b>

Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, chưa có những phân loại cụ thể về năng lượng tái tạo. Tuy nhiên xét về tính chất vật lý cũng như nguồn gốc của năng lượng tái tạo, có thể tạm chia các nguồn năng lượng tái tạo như sau:

<b>1.4.1 Năng lượng mặt trời </b>

Từ xa xưa, tổ tiên loài người đã sử dụng mặt trời để sưởi ấm, làm chín thức ăn,...cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, mặt trời đã được chuyển hóa thành năng lượng, áp dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Năng lượng dựa trên dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ mặt trời. Đây được xem là nguồn năng lượng tái tạo xanh và dồi dào nhất. Cụ thể, việc chuyển hóa năng lượng mặt trời thành cơng nhất là chuyển hóa từ quang năng thành điện năng dựa trên việc sử dụng các tấm pin nhằm hấp thụ ánh sáng. Nhờ hiệu ứng quang điện, năng lượng từ các photon của mặt trời được chuyển hóa thành điện năng, như trong tấm pin quang điện mặt trời. Năng lượng của các photon mặt trời cũng có thể được chuyển thành nhiệt năng, được ứng dụng cho bình đun nước từ năng lượng mặt trời hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp mặt trời hoặc vận động của hệ thống nhiệt như máy điều hòa mặt trời. Bên cạnh những ưu điểm khi là phần quan trọng của năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời cũng đặt ra bài tốn về chi phí lắp đặt, sự phụ thuộc vào thời tiết cũng như việc xử lý các tấm pin khi đã hết thời hạn sử dụng.

<b>1.4.2 Năng lượng gió </b>

Năng lượng gió là động năng của khơng khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái đất. Gió được tạo ra từ sự chuyển động của khơng khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển. Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng năng lượng gió bằng cách lắp đặt và xây dựng các cối xay gió để xay xát mía hay lúa mạch. Sau này, con người đã biết sử dụng sức gió để quay các tuabin phát điện. Năng lượng gió cũng được coi là vơ tận và khơng có chất thải. Hiện nay, sức gió được ứng dụng để chuyển hóa thành điện năng để phục vụ đời sống con người thơng qua các tuabin gió. Tua-bin gió hoạt động bằng cách sử dụng các cánh quạt được quay bởi gió và từ đó làm quay một máy phát điện để tạo ra điện.

Bên cạnh những ưu điểm như xanh, thân thiện với môi trường, giàu tiềm năng,...năng lượng gió cũng có một vài nhược điểm như chi phí đầu tư cao, các tuabin gió làm ơ nhiễm tiếng ồn cũng như năng lượng gió sẽ khơng ổn định nếu khơng có các hình thức lưu trữ năng lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.4.3 Thủy điện </b>

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo đang dẫn đầu ở hầu hết các quốc gia, với các nhà máy thủy điện quy mô rất lớn. Thủy điện phụ thuộc vào nước – thường là dòng nước chảy với tốc độ nhanh ở các con sông hoặc nước chảy nhanh từ trên cao xuống như thác, chúng ta sẽ tận dụng sức nước để thiết lập các tuabin máy phát điện.Nước được dự trữ trong hồ với những con đập rất lớn. Khi nước được rơi tự do sẽ tạo ra một lượng năng lượng tương ứng với khối lượng của nước, tỷ lệ với lực hút của trái đất và độ cao. Khối lượng năng lượng đó sẽ làm quay cánh quạt của máy phát điện (lúc này thế năng của nước chuyển hóa thành động năng) và tạo ra điện năng để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

Tuy nhiên, khi xét về phạm trù năng lượng tái tạo, thủy điện có một số nhược điểm nhất định. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện có cơng suất lớn làm chặn đứng dịng chảy của một con sông gây ra thay đổi hệ sinh thái khu vực đó. Các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ ít gây ra biến đổi sinh thái cũng như các tiêu cực khác do quy mô nhỏ, chỉ thay đổi dịng chảy của một phần con sơng.

<b>1.4.4 Năng lượng sinh khối (biomass) </b>

Sinh khối là thuật ngữ có nội hàm rộng bao gồm những vật chất có nguồn gốc sinh học hoặc chứa một số thành phần hóa học đặc biệt có thể sử dụng như một số nguồn năng lượng. Sinh khối bao gồm các loại thực vật, bã thải trong công nghiệp, lâm nghiệp, giấy

<b>vụn, meetan từ các bãi chôn lấp rác thải, phân trong chăn nuôi. Năng lượng sinh khối là </b>

những loại nhiên liệu tự nhiên phi hóa thạch và được hình thành dưới dạng hữu cơ được làm bằng những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Loại nhiên liệu này được chuyển đổi thành những nguồn năng lượng có thể tận dụng cho đời sống con người.

Nguồn năng lượng sinh khối có thể bắt nguồn từ: chất thải, bả nông nghiệp, chất thải bả gia súc, chất thải gỗ, chất thải rắn đơ thị,... Chính những đặc điểm về nguồn gốc khiến cho nguồn năng lượng này không có tính ổn định, việc sử dụng chỉ mang quy mơ nhỏ cũng như khó khăn trong dự trữ. Mặc dù sinh khối chắc chắn sạch hơn các nguồn không thể tái sinh, nhưng nó có nhiều khuyết điểm - một số loại phải được tăng cường bằng nhiên liệu hóa thạch, theo Syntech Bioenergy, bởi vì chúng khơng đủ mạnh, trong khi đốt vật liệu là một cách khác mà carbon điơxít được thải vào khí quyển. Trong khi đó, nhiều người lo lắng dựa vào nó quá nhiều có thể dẫn đến nạn phá rừng, một nguyên nhân hàng đầu khác gây ra hiện tượng nóng lên tồn cầu.

<b>1.4.5 Nhiên liệu hydrogen và pin nhiệt liệu hydro </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa,…), ngũ cốc (lúa mì, ngơ, đậu tương…), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân,…), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải…),…Không như pin thơng thường, pin nhiên liệu có thể liên tục sản sinh ra điện chừng nào nguyên liệu oxy và hydro vẫn cịn. Khơng những thế, pin nhiên liệu không xảy ra phản ứng đốt cháy nhiên liệu, hầu như khơng gây ra tiếng ồn trong q trình phản ứng sản xuất điện, và hiệu quả sinh năng lượng gấp 2, 3 lần động cơ đốt trong. Không những thế, hệ thống pin nhiên liệu là nguồn sản xuất điện sạch và không phát ra các chất thải gây ô nhiễm.

<b>1.4.6 Năng lượng địa nhiệt </b>

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lịng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khống vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất, có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh Trái đất, từ hoạt động phân hủy phóng xạ 20 của các khống vật và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái đất. Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng năng lượng địa nhiệt để nung và tắm. Ngày nay, loại năng lượng này còn được sử dụng để phát điện.

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng có sẵn trong lịng đất, tập trung ở khoảng vài km dưới bề mặt Trái đất, phần trên cùng của vỏ Trái đất. Cùng với sự tăng nhiệt độ khi đi sâu vào vỏ Trái đất, nguồn nhiệt lượng liên tục từ lòng đất này được ước đoán tương đương với khoảng năng lượng 42 triệu MW. Và lịng đất thì vẫn tiếp tục nóng hằng tỷ năm nữa, đảm bảo một nguồn nhiệt năng gần như vơ tận. Chính vì vậy địa nhiệt được liệt vào dạng năng lượng tái tạo.Vì địa nhiệt khơng phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu như năng lượng mặt trời, gió hay thủy triều, chi phí vận hành tiết kiệm nên có cơng suất cao, sạch và bền vững. Chúng dùng để sưởi ấm các tòa nhà vào mùa đông, và làm mát vào mùa hè, hoặc chuyển hóa thành điện năng. Tuy nhiên, Đây là loại tài nguyên phục hồi chậm, nên nếu khai thác quá mức có thể dẫn tới khơng hoặc khó phục hồi được, việc khai thác cũng địi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao.

<b>1.4.7 Năng lượng thủy triều </b>

Thủy triều cũng là một trong các dạng năng lượng được coi là sạch hoàn toàn và được ứng dụng để tạo ra điện nhờ vào quá trình chuyển đổi năng lượng. Năng lượng thủy triều chỉ có thể tạo ra ở những khu vực có vận tốc dịng chảy lớn hay thủy triều đủ cao. Năng lượng có thể được tạo ra bằng cách tận dụng dòng chảy của đại dương lúc triều lên

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

và triều xuống. Có ba cách để khai thác là ở dịng chảy thủy triều, đập nước và đầm phá thủy triều. Tạo dòng thủy triều liên quan đến việc đặt tua-bin trong vùng nước nơng, có chuyển động nhanh do thủy triều tạo ra. Đập nước tương tự như các đập được sử dụng cho thủy điện và có thể được đặt trên các nguồn nước như vịnh. Cuối cùng, thủy triều ở đầm phá sẽ hoạt động giống như một cái đập trên bờ biển tự nhiên và sẽ hoạt động trong quá trình nước ra nước vào đầm. Ưu điểm của phương pháp khai thác nguồn điện từ dòng thủy triều là nguồn tài nguyên tái tạo vô tận, sản xuất nhiều năng lượng và khi hoạt động không cản trở tàu thuyền. Cánh quạt của tuabin có tốc độ quay chậm, không gây quá nhiều nguy hiểm đối với các loài sinh vật sống dưới đại dương. Tuy nhiên, lắp đặt tuabin khá phức tạp và có khả năng gây ra ơ nhiễm mơi trường, bên cạnh đó cũng có phần khơng ổn định do phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều.

Trong phạm vi nghiên cứu của cơng trình này, các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu hydrogen và pin nhiệt liệu hydro được chú ý, phân tích thực trạng sâu hơn bởi tính rộng rãi của nó tại Việt Nam và Liên minh châu Âu.

<b>2. Cơ sở lý luận về phát triển năng lượng tái tạo </b>

<b>2.1 Tính cấp thiết của phát triển năng lượng tái tạo </b>

Biến đổi khí hậu khơng chỉ là vấn đề đáng báo động của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề mang tính tồn cầu, thách thức đối với sự sống của nhân loại. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình tồn cầu đạt mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2010 - 2019 và là 5 năm liên tiếp có nhiệt độ cao nhất trong 140 năm qua. Theo Cơ quan chiến lược về giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR), trong giai đoạn 1998 - 2017 kinh tế thế giới chịu thiệt hại 2250 tỷ USD, cao hơn 250% so với 20 năm trước đó <small>[1]</small>. Do đó để giảm thiểu hiện tượng này, việc chuyển đổi nguồn nguồn năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo là một trong những mục tiêu của một số quốc gia trên toàn cầu. Đây là xu thế chung để giải quyết vấn đề phát triển năng lượng bền vững, giảm ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo thay thế dần cho năng lượng sử dụng hóa thạch đang diễn ra ở quốc gia đi đầu nền kinh tế thế giới càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của phát triển kinh tế phải gắn liền với việc phát triển năng lượng bền vững và an tồn. Khơng những thế, việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những xu thế tất yếu trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đã và đang cạn kiệt, kéo theo các thực trạng về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Liên minh Châu Âu là một trong những khu vực có những bước tiến mạnh mẽ nhằm phát triển xu thế này và được xem là một trong những khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch. Việc Liên minh Châu Âu phát triển mạnh lĩnh vực này cũng là một minh chứng về mức độ hoàn thiện pháp luật của khu vực này với vấn đề nói trên. Liên minh Châu Âu đã ban hành chỉ thị về năng lượng tái tạo (2009/28/EC) vào năm 2009, việc triển khai năng lượng tái tạo đã tiếp tục tăng hàng năm, đạt hơn 22% vào năm 2020 <small>[2]</small>. Đặc biệt vào ngày 13/11/2018, Nghị viện Châu Âu đã thông qua quy hoạch “Năng lượng sạch” của Liên minh châu Âu. Đây có thể xem là một quy hoạch mang tính định hướng nhằm phát triển năng lượng tái tạo cũng như phát huy những điều kiện sẵn có và tiếp tục những thành công đã đạt được. Ngày 25/1/2021, báo cáo của tổ chức nghiên cứu Ember và Agora Energiewende cho biết năng lượng tái tạo đã vượt qua nhiên liệu hóa thạch để trở thành nguồn điện chính của Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên vào năm 2020 trong bối cảnh sản lượng điện than thu hẹp. Theo báo cáo trên, các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời đã tạo ra 38% điện năng của EU trong năm 2020, trong khi nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt giảm còn 37%. Đây là một bước thay đổi lớn, khi trước đây nhiên liệu hóa thạch ln chiếm tỷ lệ lớn trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ở các quốc gia EU. Trong vòng 30 năm trở lại đây, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã được được thành tựu đáng ngưỡng mộ trong sản xuất và sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo. Từ năm 1990-2019, khí thải nhà kính giảm 24%, trong khi tổng sản phẩm trong nước tăng 60%. Một báo cáo mới đây cho biết năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã chiếm 24% tổng lượng điện năng kỷ lục của Liên minh Châu Âu. Làn sóng phát triển năng lượng tái tạo đã tạo ra một số phát minh công nghệ trong các lĩnh vực, từ thiết kế máy móc đến kỹ thuật điện. Bên cạnh đó, từ ngày 10/9/2018, Ủy ban châu Âu tuyên bố muốn cắt giảm tối đa 45% lượng khí thải CO2 từ xe ô tô đến năm 2030. Đồng thời tăng cường sử dụng xe điện bằng cách làm cho xe điện rẻ hơn và tiện dụng trong sạc điện. Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/10 đã đạt được thỏa thuận về luật cấm bán ôtô chạy xăng và dầu diesel từ năm 2035 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ chuyển sang sử dụng xe điện và khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Những nhà đàm phán đến từ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu (EC) nhất trí rằng các nhà sản xuất xe hơi phải đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO2 ở mức 100% vào năm 2035, khiến những chiếc xe hơi chạy bằng nhiên liệu hóa thạch họ khơng thể bán ra những chiếc xe hơi mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch ở 27 quốc gia trong khối. Khơng chỉ thế, bắt nguồn từ Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP 26 tổ chức tại Glasgow

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

(Vương quốc Anh), Việt Nam và EU đã tiến hành hợp tác, hỗ trợ vốn nhằm thúc đẩy hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị nói trên. Bộ Cơng Thương đã đề nghị phía EU tiếp tục ủng hộ, cũng như dành những ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, chuyển giao cơng nghệ để triển khai hiệu quả các hoạt động, dự án hợp tác về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam, điển hình là Chương trình Chuyển dịch năng lượng bền vững Việt Nam – EU (SETP) và Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG). Đây cũng là “mối dây liên kết” nhằm tạo sự gắn kết, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, “làm xanh trái đất”.

Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao, trong khi giới hạn về trữ lượng và khả năng khai thác các nguồn năng lượng nội địa như than, dầu, khí đốt, dẫn tới việc Việt Nam vẫn phải nhập khẩu than, khí đốt và các sản phẩm dầu, điện từ các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc, Campuchia. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ không đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai vì nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt dần. Đồng thời, môi trường và sức khỏe của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình khai thác và sử dụng những nguồn khoáng sản này. Với đường biển dài, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền kinh tế nông nghiệp, nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ điện,.. rất lớn, nên Việt Nam là một trong số nước có tiềm năng trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng khá tốt về phát triển nguồn năng lượng mặt trời với độ bức xạ (GHI) đạt từ 4 – 5 kWh/m2 /ngày, số giờ nắng khoảng từ 1.600 – 2.700 giờ/năm. Đặc biệt, các khu vực phía Tây của vùng Tây Bắc, vùng Nam Trung Bộ, Tây nguyên và Nam Bộ, bức xạ ở mức cao hơn so với các vùng khác, giá trị bức xạ đạt trên 4,8 kWh/m2 /ngày đối với các tỉnh duyên hải từ Nha Trang tới Bà Rịa – Vũng Tàu và dải phía Tây từ Gia Lai đến An Giang, với số giờ nắng đạt khoảng 2.200 – 2.700 giờ/năm. Theo nghiên cứu năm 2018 của một số tổ chức tài chính quốc tế và báo cáo của Bộ Cơng thương, tổng diện tích khả dụng để phát triển điện mặt trời chiếm gần 14% tổng diện tích tồn quốc, với tiềm năng lý thuyết khoảng 1.500 GW<small>22</small>. Đối với tiềm năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà, Cơ quan này cũng tính tốn được , khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 316.535 tịa nhà có tiềm năng điện mặt trời trên mái nhà với tổng diện tích khoảng 50,4 triệu m 2 , tổng công suất khoảng 6.380 MWp tương đương 17,9 triệu MWh/năm; khu vực ngoại thành có tiềm năng điện mặt trời trên mái nhà ước tính sơ bộ khoảng 29.000 MWp. Khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng có khoảng 148.882 tịa nhà có tiềm năng điện mặt

<small>22 Viện Năng Lượng, Bộ Công thương (2018), “Báo cáo quy hoạch phát triển năng lượng mặt trời quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

trời trên mái nhà với tổng diện tích khoảng 9,15 triệu m 2 , tổng công suất khoảng 1.140MWp tương đương 3,23 triệu MWp/năm; khu vực ngoại thành có tiềm năng điện mặt trời trên mái nhà ước tính sơ bộ khoảng 1.000 MWp<small>23</small>. Chỉ riêng tại Cà Mau, lượng khai thác và các chế phẩm từ gỗ đạt khoảng 225.000-300.000 tấn/năm cũng là tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối<small>24</small>. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết Việt Nam hiện có cơng suất điện Mặt Trời được lắp đặt tồn diện nhất ở Đơng Nam Á, với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020<small>25</small>. Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có cơng suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020. Bên cạnh đó, nguồn đầu tư cũng là một lợi thế đối với Việt Nam hiện nay. Trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam. Dự tính đến 2030, Việt Nam sẽ cần 12 tỷ USD để đầu tư nguồn điện mới. Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 31 trong danh sách các quốc gia có độ thu hút cao về các cơ hội đầu tư và triển khai trong lĩnh vực năng lượng tái tạo<small>26</small>. Đồng thời, cùng với chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo, trong 3 năm vừa qua, các dự án khai thác điện gió, điện mặt trời đã phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam. Tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện là trên 5,1 tỷ USD trong năm 2020, cao hơn 4 lần so với năm trước đó<small>27</small>. Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ, phát triển năng lượng tái tạo. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 không đưa ra khái niệm về năng lượng tái tạo nhưng tại khoản 3 Điều 5 thì lại đưa ra những quy định về Chính sách của Nhà nước về bảo vệ mơi trường trong đó có nêu đến chính sách phát triển năng lượng tái tạo đi kèm với năng lượng sạch: “Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường” nhưng lại chưa có khung hành lang pháp lý hồn chỉnh, thống nhất để tạo “xúc tác”, “kích thích” phát triển năng lượng tái tạo tại thị trường Việt Nam. Việt Nam dẫn đầu ASEAN về phát triển điện mặt trời và điện gió. Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày

<small>23 HỒNG NGHĨA, “Căn cứ pháp lý về điện mặt trời trên mái nhà và hợp đồng mua bán điện”, “Solare”, [ (truy cập 27/6/2023) </small>

<small>24</small><i><small> THANH TRÀ, MINH HƯNG, “Thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Vietnam </small></i>

<i><small>Plus, </small></i> <small>long/724477.vnp] (truy cập ngày 26/6/2023) </small>

<small>[ “Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam”, Bộ Công Thương Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập 1/7/2023) 26 EY. 2019. Renewable Energy Country Attractiveness Index (RECAI) </small>

<small>27 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020),”Thu hút FDI năm 2020 đạt 28,53 tỷ USD” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Thông tư số 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời, trong vòng hơn 3 năm đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước đã tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án điện mặt trời có quy mơ lớn trên toàn quốc. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực Đông Nam Á, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất 512GW. Đến nay số lượng dự án điện gió được phát triển tăng rất nhanh, đặc biệt là khi Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện gió (Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018). Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, việc phát triển năng lượng tái tạo là đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, giảm mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

<b>2.2 Các quy định pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo </b>

Pháp luật ra đời không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn tồn tại với vai trò là nền tảng cơ bản nhằm định hướng, điều chỉnh mọi lĩnh vực trong đời sống. Chính vì vậy, sự ra đời của năng lượng tái tạo cũng không ngoại lệ, cũng cần một hệ thống để điều chỉnh và quản lý. Hơn nữa, nguồn năng lượng mới này còn ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta có thể nhận thấy vấn đề về mơi trường hiện nay khơng cịn quá xa lạ với đời sống nhân loại song đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể nhằm phát triển, quy hoạch định hướng cách rõ ràng và có chiến lược. Khung pháp lý hiện tại về năng lượng tái tạo đã cơ bản, song chưa đủ hoàn chỉnh và ổn định về mặt dài hạn. Điều này phát sinh một số vấn đề chính, bất cập sau đây trong q trình triển khai. Tất cả chỉ dừng lại ở mức độ định nghĩa và nếu có, cũng mang tính khái qt cao, khó áp dụng vào thực tiễn.

Điển hình như các quy định sau đây:

<i>Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường 2020 không đưa ra khái niệm về năng lượng tái </i>

tạo nhưng tại khoản 3 Điều 5 thì lại đưa ra những quy định về Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có nêu đến chính sách phát triển năng lượng tái tạo đi kèm với năng lượng sạch: “Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường” nhưng lại chưa có khung hành lang pháp lý hồn chỉnh, thống nhất để tạo “xúc tác”, “kích thích” phát triển năng lượng tái tạo tại thị trường Việt Nam.

<i>Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 </i>

tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, một trong các quan điểm phát triển là “chú trọng sử dụng các công nghệ đã được kiểm chứng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, khí sinh học để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp có hiệu quả điện năng cho hệ thống điện quốc gia và nhiệt năng cho nhu cầu nhiệt trong sản xuất và sinh hoạt”.

<i>Thứ ba, đối với các nguồn năng lượng tái tạo cụ thể, Thủ tướng Chính phủ và Bộ </i>

Công Thương đã ban hành các quyết định, thông tư cụ thể để khuyến khích đầu tư phát triển. Quy định hiện nay phải tham chiếu đến các quy định chung của nhiều luật khác nhau, trong đó có Luật Điện lực, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng,… Những luật này và các nghị định hướng dẫn của các luật đó có hiệu lực pháp lý cao hơn, nên dẫn đến hiệu lực, hiệu quả khi áp dụng trên thực tế chưa cao, hay cịn có những khó khăn trong q trình áp dụng.

<b>2.3 Vai trò của năng lượng tái tạo 2.3.1 Đối với môi trường </b>

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với thiên nhiên và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Định nghĩa năng lượng sạch được hiểu khi nguồn năng lượng đó không tạo ra chất thải độc hại, cũng như gây nguy hiểm cho mơi trường. Nhìn chung, các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... trong q trình sản sinh, chuyển đổi khơng sinh ra các chất độc hại khác. Việc sử dụng năng lượng tái tạo còn là sự lựa chọn tốt hơn so với năng lượng hóa thạch. Sử dụng năng lượng tái tạo trước hết là đảm bảo không khai thác cách triệt để, cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch vốn dĩ ngày càng khan hiếm. Trong bối cảnh trái đất đang nóng dần lên cùng với những biến đổi khí hậu nặng nề, năng lượng tái tạo phát huy vai trị trong việc tránh các hậu quả có hại đến mơi trường. So với các năng lượng hóa thạch, năng lượng tái tạo tùy vào từng loại sẽ có mức độ thân thiện với mơi trường riêng.

Lợi ích lớn nhất mà năng lượng tái tạo mang lại cho mơi trường là khơng phát sinh khí thải nhà kính và các khí thải độc hại khác. Trong khi các nhà máy điện than tạo ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

khoảng 2,2 pound CO2 cho mỗi kilowatt giờ điện thì các tấm pin mặt trời và tua-bin gió hồn tồn khơng tạo ra<small>28</small>.

Năng lượng mặt trời được đánh giá có mức độ thân thiện khá cao. Trong quá trình sản sinh điện năng dựa vào tấm pin năng lượng mặt trời, năng lượng này không sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường. Đây là nguồn năng lượng vô hạn, bất kỳ ở đâu cũng có thể lắp đặt dựa trên nguyên lý có ánh sáng. Nó cũng địi hỏi phải có rất ít nước để bảo dưỡng, không giống như các nhà máy điện hạt nhân, ví dụ, cần thêm 20 lần nước. Sản xuất năng lượng mặt trời không tạo ra bất kỳ tiếng ồn, đó là lợi ích lớn, vì rất nhiều thiết bị năng lượng mặt trời nằm trong khu vực thành thị. Năng lượng gió, thủy triều cũng tương tự khi trong q trình chuyển đổi điện năng khơng gây ra tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường hay hiệu ứng nhà kính. Theo số liệu của Cơ quan Mơi trường Đức tính tốn được, riêng tại nước Đức vào năm 2021, khoảng 217 triệu tấn CO2 đã không thải ra môi trường nhờ năng lượng tái tạo<small>29</small>. Bên cạnh đó, Cơ quan này cũng tính tốn được việc sản xuất năng lượng tái tạo giúp tránh được 75% trong tổng lượng khí thải Đức tránh được trong năm 2021<small>30</small>. Đánh giá những tác động xấu của ngành năng lượng hóa thạch cũng chính là lý do để lựa chọn năng lượng tái tạo - nguồn năng lượng thân thiện với mơi trường. Tại Hoa Kỳ, 29% khí thải đến từ ngành năng lượng mà chủ yếu là đến từ than đá và khí đốt tự nhiên<small>31</small>. Bên cạnh đó, phịng nghiên cứu năng lượng quốc gia Hoa Kỳ cũng tính tốn được họ sẽ giảm được 81% khí thải ngành điện khi sử dụng năng lượng tái tạo<small>32</small>.

Nhìn chung, các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với mơi trường và đem lại lợi ích cho môi trường nhất định. Song, làm thế nào để đảm bảo mức thấp nhất ô nhiễm do năng lượng tái tạo vẫn là một bài toán nan giải. Dựa vào nghiên cứu, nhận thấy vẫn còn những hạn chế nhất định của năng lượng tái tạo đến với môi trường. Ví dụ: năng lượng mặt trời vẫn gây ơ nhiễm do các tấm pin năng lượng khó phân hủy hồn tồn hay thủy điện có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây chệch hướng nguồn chảy cũng như tạo ra các biến đổi tại tầng sâu dịng sơng bị cắt ngang hoặc như năng lượng gió gây ơ nhiễm tiếng ồn, các vấn đề về sử dụng đất, bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã,... Chính vì thế, việc

<small>28 Số liệu từ U.S Energy Information Admistration </small>

<small>29</small><i><small> “Renewable energies in figures”, Umwelt Bundesamt, </small></i>

<small>[ (truy cập 10/7/2023) </small>

<small>30</small> <i><small>“Indicatpr: Greenhouse gas emission avoided by renewable energies”, Umwelt Bundesamt, </small></i>

<small>use-of#at-a-glance] (truy cập 17/7/2023) </small>

<small>[ “How much of the U.S. carbon dioxide emissions are associated with electricity generation?”, Energy Information </small></i>

<i><small>Agency (EIA), 2017 </small></i>

<small>32 Renewable Electricity Futures Study, National Renewable Energy Laboratory (NREL), 2012. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

phát triển năng lượng tái tạo và tầm quan trọng với môi trường cần một cách nhìn tồn diện, đa chiều, kết hợp với các vấn đề xã hội liên quan nhằm hướng đến một tầm nhìn chiến lược đi cùng với sự phát triển của các nguồn lực xã hội khác.

<b>2.3.2 Đối với nền kinh tế </b>

Năng lượng tái tạo được xem là một giải pháp và là một xu hướng tất yếu trong việc triển khai thực hiện chiến lược tồn cầu hóa trên tồn quốc. Khi các ngành nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường và buộc các quốc gia trên toàn thế giới đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang ngành năng lượng sạch và bền vững. Vì thế, có thể thấy rằng, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xem là một thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế bền vững ở quốc gia. Do lợi ích của việc tận dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như: mặt trời, gió, nước,... góp phần chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải nhà kính. Theo nghiên cứu của cơ quan năng lượng quốc tế - International Energy Agency (IEA) định hướng mục tiêu phát triển vào năm 2025 rằng nguồn năng lượng tái tạo sẽ là nguồn sản xuất điện chính, cung cấp một phần ba lượng điện trên thế giới, IEA xác định rằng, cơng suất điện gió và quang điện sẽ vượt qua khí đốt vào năm 2023 và than đá vào năm 2024<small>33</small>. Bên cạnh đó, theo báo cáo của IEA về việc tuyên bố cam kết đạt mức thải ròng bằng “0” vào năm 2050<small>34</small>, báo cáo này là một cuộc nghiên cứu toàn diện trên thế giới về việc chuyển hoá nguồn năng lượng tái tạo nhưng vẫn đảm bảo được nguồn cung cấp năng lượng ổn định và giá cả phải chăng, cung cấp khả năng tiếp cận năng lượng toàn cầu và cho phép tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong bài báo cáo này, đã đặt ra một lộ trình tiết kiệm chi phí và hiệu quả về mặt kinh tế, dẫn đến một nền kinh tế năng lượng sạch, năng động và linh hoạt, chủ yếu là năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió thay vì nhiên liệu hóa thạch. Ngồi ra, các dạng năng lượng tái tạo đều là những năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, phát thải ít carbon trong q trình sản xuất, chuyển đổi. Chính

<i>vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng: “Phát triển năng lượng tái tạo không chỉ </i>

<i>tập trung mở rộng quy mô và tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, mà còn giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng cho khu vực nơng thơn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng </i>

<small>33 Bộ Công Thương, “Năng lượng tái tạo, xu thế tất yếu của thế giới và hướng đi cho Việt Nam”, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, [ (truy cấp lần cuối ngày 08/3/2023) </small>

<small>34 “Net Zero by 2050”, Iea, [ (truy cập 10/7/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>một xã hội sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện môi trường”<small>35</small>. </i>

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu của BCG, để tăng tốc tăng trưởng xanh, tính riêng đối với chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời, tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105.000 việc làm trực tiếp. Đối với hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40 - 45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40 - 50.000 việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới<small>36</small>. Vì thế, phát triển nguồn năng lượng tái tạo góp phần nhằm giảm chi phí và các tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, cịn gián tiếp phát triển kinh tế do những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của những tỉnh có đầu tư cho nguồn năng lượng mới này. Đó là khi đầu tư mới sẽ tác động phát triển công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ và thị trường bất động sản, khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất hoang, khơ và góp phần vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thơng nơng thơn. Ngồi ra, ngành năng lượng tái tạo sẽ tạo ra được nhiều việc làm mới với thu nhập trên mức trung bình. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, đã có hơn 17.380 cơng việc mới tạo ra<small>37</small>. Nhìn từ góc nhìn tổng quan, việc phát triển ngành năng lượng này là động lực, điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.

Nhìn chung, ngành năng lượng tái tạo được đang được các nước hết sức chú trọng, là một trong những mục tiêu chính của việc phát triển và mở rộng phạm vi tầm ảnh hưởng của quốc gia trên toàn thế giới. Các nước đang nỗ lực đưa vị thế của quốc gia mình lên tầng cao mới, tác động lên cả nền công nghiệp phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng, cũng như thương mại, và cả nền kinh tế đất nước. Đây còn được coi như một “vũ khí then chốt” để thay đổi quan hệ thương mại với các nước khác, cũng như hình thành các liên minh mới mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị.

<small>35 Nguyễn Đức Cường (2012), “Tổng quan về hiện trạng và xu hướng của thị trường năng lượng tái tạo của Việt </small>

<i><small>Nam”, Viện Năng lượng. </small></i>

<small>36</small><i><small> Báo Chính phủ (2023), “Năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam”, Báo Điện tử </small></i>

<i><small>Chính phủ Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập 17/7/2023) </small>

<small>37</small><i><small> Báo Chính phủ (2023), “Xây dựng Ninh Thuận thành vùng lõi về phát triển năng lượng tái tạo”, Báo Điện tử Chính </small></i>

<i><small>phủ Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập 19/7/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã phân tích những nội dung như sau:

Làm rõ khái niệm năng lượng , định nghĩa năng lượng tái tạo từ nhiều góc độ dựa trên các cơ sở các nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, Uỷ ban Liên minh Châu âu, Văn phòng Hiệu quả năng lượng và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (EERE) và một số nhà nghiên cứu khác. Phân biệt khái niệm “năng lượng tái tạo” với “năng lượng xanh”, “năng lượng sạch” dựa trên nhận định của Tổ chức Nghiên cứu và Công nghệ (TWI) Vương quốc Anh.

Bên cạnh đó, tập hợp hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam trong đó có định nghĩa về năng lượng tái tạo như Thông tư số 32/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 09/10/2014 quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành HĐMBĐ mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ, Luật Bảo vệ môi trường cũ (2014), Quyết định 2068/qđ-ttg về phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhìn chung, các nghiên cứu đều có những điểm tương đồng, Việt Nam có cách tiếp cận năng lượng tái tạo khá tiên tiến, đồng bộ với hệ thống pháp luật quốc tế. Định nghĩa năng lượng tái tạo được hình thành từ các nguồn tài nguyên được bổ sung liên tục và gần như khơng cạn kiệt. Ví dụ như ánh sáng mặt trời, gió, mưa, thủy triều,.. Do được sinh ra từ các nguồn thân thiện với môi trường, nên năng lượng tái tạo ít hoặc gần như khơng gây ơ nhiễm đối với môi trường sinh thái và đời sống con người.

Điểm qua sơ bộ lịch sử phát triển của năng lượng tái tạo và lịch sử một số loại năng lượng tiêu biểu. Đánh giá ưu và nhược điểm, , phân biệt, phân loại các nguồn năng lượng này (năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, thủy triều, địa nhiệt …).

Phân tích cơ sở lý luận để phát triển năng lượng tái tạo, làm rõ tính cấp thiết nhằm thực hiện các mục tiêu như đảm bảo an ninh năng lương, ứng phó biến đổi khí hậu. Tập hợp một số văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam điều chỉnh về năng lượng tái tạo.

Đánh giá tác động của năng lượng tái tạo dựa trên cơ sở đánh giá trên lĩnh vực kinh tế và môi trường. Đối với môi trường, lợi ích lớn nhất mà năng lượng tái tạo mang lại là khơng phát sinh khí thải nhà kính và các khí thải độc hại khác, hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch đang trong nguy cơ cạn kiệt. Đối với kinh tế, năng lượng tái tạo giúp cung cấp nguồn năng lượng giá rẻ, tạo việc làm, là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững, là động lực cho các lĩnh vực kinh tế khác phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI MỘT SỐ NƯỚC CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU </b>

Liên minh Châu Âu là một trong những khu vực có những bước tiến mạnh mẽ nhằm phát triển xu thế này. Việc Liên minh Châu Âu phát triển mạnh lĩnh vực này cũng là một minh chứng về mức độ hoàn thiện pháp luật của khu vực này với vấn đề nói trên. Đặc biệt vào ngày 13/11/2018, Nghị viện Châu Âu đã thông qua quy hoạch “Năng lượng sạch” của Liên minh châu Âu<small>38</small>. Đây có thể xem là một quy hoạch mang tính định hướng nhằm phát triển năng lượng tái tạo cũng như phát huy những điều kiện sẵn có và tiếp tục những thành công đã đạt được. Trong cuộc họp ngày 18/12/2017, tại Brussels, Chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo đến năm 2030. Theo đó, EU đặt mục tiêu nâng mức sử dụng năng lượng tái tạo tại tất cả quốc gia thành viên lên ít nhất 27% vào năm 2030, tăng 7% so với mục tiêu của năm 2020<small>39</small>. Bên cạnh, áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào việc thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo tại các quốc gia thuộc EU phát triển, thì việc xây dựng hệ thống pháp luật là một điều tất yếu. Trong đó, ta phải kể đến các quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan,.. là các nước đầy tiềm năng trong việc soạn thảo các quy định pháp luật về năng lượng tái tạo. Cùng với những chính sách mang tầm chiến lược, các nước thuộc EU cũng đã ban hành những đạo luật về phát triển năng lượng tái tạo nhằm cụ thể hóa và đưa các quy định này vào thực tiễn đời sống xã hội.

<b>1. Pháp luật tại Liên minh Châu Âu về phát triển năng lượng tái tạo 1.1 Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo tại Liên minh Châu Âu </b>

Từ việc nhận thức về một nguồn năng lượng sạch hơn, bền vững hơn của người tiêu dùng đã dẫn đến việc nhiều nơi đã áp dụng rộng rãi về sử dụng nguồn năng lượng nêu trên. Trong bối cảnh cả thế giới tiến đến công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đã và đang đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của con người. Tuy nhiên, năng lượng hóa thạch là nguồn nguyên liệu không bền vững. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt là sử dụng năng lượng tái tạo sẽ nâng cao chất

<small>38</small><i><small> Đức Hùng (2019), “Năng lượng tái tạo - Bài 1: Quy hoạch 'Năng lượng sạch' của Liên minh châu Âu”, Báo tin tức, </small></i>

<small>20190725184931238.htm], (truy cập ngày 11/3/2023) </small>

<small>[ Lưu Trang (2017), “Liên minh Châu Âu EU đặt mục tiêu chung về sử dụng năng lượng tái tạo”, Tạp chí Mơi trường, </small></i>

<small>lượng-tái-tạo-19813], (truy cập ngày 11/3/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

[ môi trường sống cho người dân bằng việc hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như tạo ra phát triển xanh.

Hiện tại, EU đang cố gắng phá vỡ mục tiêu 27% của họ để đạt đến con số gần gấp đôi là 50%. Nếu như các xu hướng khai thác và sử dụng nguồn cung năng lượng tiếp tục đi theo con đường hiện nay thì 50% lượng điện của châu Âu sẽ xuất phát từ các nguồn tái tạo. Bên cạnh đó tại các nước thuộc thuộc Liên minh Châu Âu đang có kế hoạch cải cách mạng lưới năng lượng của châu lục này nhằm góp phần thực hiện hóa mục tiêu năm 2030<small>40</small>.

<b>1.2 Pháp luật và đánh giá pháp luật về năng lượng tái tạo của Liên minh Châu Âu </b>

Cùng với những chính sách mang tầm chiến lược, các nước thuộc EU cũng đã ban hành những đạo luật về phát triển năng lượng tái tạo nhằm cụ thể hóa và đưa các quy định này thấm nhuần vào thực tiễn đời sống xã hội.

Theo thông tin từ Luxembourg, các Bộ trưởng thuộc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất luật mới về tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy năng lượng tái tạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu thơng qua việc cắt giảm đáng kể phát thải khí nhà kính trong thập kỷ này. Các Bộ trưởng cũng sẽ thảo luận sâu hơn trong các buổi thảo luận tiếp theo về các phương án giảm nhu cầu gas trong ngắn hạn nhằm đối phó với khả năng cắt giảm từ Nga. Ủy ban châu Âu (EC) đang chuẩn bị một kế hoạch để phối hợp các bước chuẩn bị cho việc cắt giảm nguồn cung trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tranh tại Ukraine<small>41</small>.

Việc xây dựng khung hành lang pháp lý cho nguồn năng lượng nêu trên là vô cùng cấp thiết. Các thành tựu về phát triển trong lĩnh vực khoa học, chính sách và đặc biệt là pháp luật về năng lượng tái tạo của Liên minh châu Âu (EU) từ trước đến nay, ta sẽ có một cái nhìn khách quan và tồn diện hơn về phương pháp mà EU đang và sẽ áp dụng trong tương lai, từ đó nhìn nhận những điểm cịn thiếu sót để đưa ra các hướng sửa đổi và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của EU về phát triển năng lượng tái tạo, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cho Việt Nam.

<small>40</small><i><small> Caroline Reid (2017), “Half of Europe's Electricity Could be Renewable by 2030”, Báo IFLScience, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 10/4/2023) 41</small><i><small> Kate Abnett (2022), “EU ministers agree on laws to save energy, promote renewables”, Báo Reuters, </small></i>

<small>pledges-2022-06-26/], (truy cập ngày 01/4/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>[ Những quy định và chính sách phát triển năng lượng tái tạo chung của Liên minh Châu Âu </b>

<b>1.3.1 Quy định chung </b>

Cam kết của các quốc gia khi tham gia vào trong khối liên minh là hướng đến sự phát triển chung, đồng đều, tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế một cách thiện chí, lành mạnh giữa các thành viên. Vì vậy, trên đà mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo, Ủy ban Liên minh Châu Âu cùng các cơ quan có thẩm quyền, với các thành viên là đại diện của toàn khối liên minh, đã có những thỏa thuận và thống nhất nhằm ban hành, thơng qua những quy định và chính sách thúc đẩy chung năng lượng tái tạo trên phạm vi toàn thể EU. Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc thiếu hụt nguồn cung, giá khí đốt tăng cao, cũng như đáp ứng được mục tiêu của Thỏa thuận xanh châu Âu<small>42</small>, các nhà hoạch định chính sách EU đưa ra các quyết sách cho sự điều chỉnh về lĩnh vực năng lượng, cụ thể là:

<i>Thứ nhất, thực hiện khẩn cấp kế hoạch “REPowerEU” nhằm khơng cịn phụ thuộc </i>

năng lượng nhập khẩu từ Nga. Theo kế hoạch này, các biện pháp cả trước mắt và cả mang tính chiến lược được EU đề ra: (1) Tiết kiệm năng lượng: Truyền thông cần được triển khai hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng đối với tất cả công dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong khu vực; (2) Sản xuất năng lượng sạch: Tăng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh; (3) Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng: Thúc đẩy các cuộc đối thoại và ký kết các hợp đồng năng lượng với các đối tác quốc tế khác, tăng tốc q trình thay thế các nhiên liệu khí đốt, dầu và than đá<small>43</small>.

<i>Thứ hai, điều chỉnh thể chế, chính sách nhằm bảo đảm lợi ích hài hịa giữa các quốc </i>

gia thành viên. Các chính sách cần được điều chỉnh nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bao gồm: Hệ thống ETS với việc mở rộng áp dụng đối với các lĩnh vực vận tải, xây dựng, thủy điện, công nghiệp, hàng khơng và vận tải biển; hồn thiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); điều chỉnh thuế năng lượng, năng lượng tái

<small>42 Thỏa thuận xanh Châu Âu (European Green Deal): Được thông quan ngày 11 tháng 12 năm 2019, là một kế hoạch toàn diện để đạt được sự trung lập về khí hậu. Đó cũng là một chiến lược để phát triển. Đối với các doanh nghiệp, sẽ có những u cầu mới về tính bền vững địi hỏi sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất của họ. Chiến lược này cũng sẽ cung cấp những khả năng mới cho hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài EU </small>

<small>43</small><i><small> REPowerEU, “Affordable, secure and sustainable energy for European Commission, 2019”, Trang thông tin điện </small></i>

<i><small>tử của European Commission, </small></i> <small>deal/repowereu-affordable-secure-and-sustainable-energy-europe_en#documents], (truy cập 01/4/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

[ Quy định về sử dụng đất nông lâm nghiệp; Chiến lược đa dạng hóa sinh học đến năm 2030; Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững<small>44</small>.

<i>Thứ ba, thực hiện các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực tài chính từ lĩnh vực </i>

cơng và tư cho quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế thân thiện với khí hậu, mơi trường. Trong giai đoạn 2021 - 2030, EU sẽ huy động ít nhất 1.000 tỷ euro, trong đó một nửa ngân sách sẽ được EU huy động từ ngân sách công, được điều chỉnh từ Chính sách nơng nghiệp chung (CAP), Quỹ phát triển khu vực (ERDF), Quỹ gắn kết, Chương trình nghiên cứu và đổi mới Horizon, Quỹ kết nối (CEF), phần còn lại sẽ từ các nguồn khác, như nguồn vốn đối ứng từ các quốc gia thành viên, đầu tư tư nhân…

<i>Thứ tư, không kém phần quan trọng đối với khung chính sách bảo vệ thiên nhiên và </i>

nước của EU là chương trình nghị sự chính sách của EU về giảm thiểu và thích ứng với năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu. Các quốc gia EU được yêu cầu soạn thảo Kế hoạch Khí hậu & Năng lượng Quốc gia 10 năm cho giai đoạn 2021–2030, phác thảo cách họ sẽ đáp ứng các mục tiêu mới vào năm 2030 về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.

<i>Thứ năm, Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/10/2022 đã đạt được thỏa thuận về luật </i>

cấm bán ôtô chạy xăng và dầu diesel từ năm 2035 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ chuyển sang sử dụng xe điện và khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Những nhà đàm phán đến từ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu (EC) nhất trí rằng các nhà sản xuất xe hơi phải đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO2 ở mức 100% vào năm 2035, khiến những chiếc xe hơi chạy bằng nhiên liệu hóa thạch họ khơng thể bán ra những chiếc xe hơi mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch ở 27 quốc gia trong khối<small>45</small>.

<b>1.3.2 Xây dựng hợp đồng mua bán điện </b>

Hợp đồng mua bán điện hay Thỏa thuận mua bán điện (Power Purchase Agreement - PPA) đối với điện tái tạo thường được định nghĩa là hình thức hợp đồng mua bán điện dài hạn giữa hai bên: Công ty cung cấp điện (từ hệ thống năng lượng tái tạo như điện mặt trời) và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu tối ưu chi phí năng lượng và sử dụng điện sạch với

<small>44 Bùi Việt Hưng, Ngô Sỹ Tiệp (2020), “Điều chỉnh chính sách năng lượng của Liên minh Châu âu trong bối cảnh </small>

<i><small>cuộc xung đột Nga - Ukraine”, Tạp chí Cộng sản, </small></i>

<small>[ (truy cập 15/3/2030) </small>

<small>kien/-/2018/827594/dieu-chinh-chinh-sach-nang-luong-cua-lien-minh-chau-au-trong-boi-canh-cuoc-xung-dot-nga---45</small><i><small> Rosie Frost (2023), “EU 2035 petrol and diesel car ban: Germany reaches deal on synthetic fuels”, Báo Euro News, </small></i>

<small>are-pushing-back], (truy cập 22/3/2023) </small>

</div>

×