Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm thực tiễn một số nước và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.17 KB, 86 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>CHO VIỆT NAM </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT THƯƠNG MẠI </b></i>

<small>Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ: 4 1. Nguyễn Kim Ngân 1953801015136 </small>

<small>2. Nguyễn Ngọc Kim Khánh 1953801015096 Trưởng nhóm: Nguyễn Kim Ngân </small>

<small>Lớp : QT44.2 Khoá : 44 Khoa: Luật Quốc tế </small>

<b><small>Mã số cơng trình :………. </small></b>

<i><small>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT THƯƠNG MẠI </b></i>

<small>Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ: 4 1. Nguyễn Kim Ngân Nữ 1953801015136 </small>

<small>2. Nguyễn Ngọc Kim Khánh Nữ 1953801015096 Trưởng nhóm: Nguyễn Kim Ngân </small>

<i><small>Lớp : QT44.2 </small></i> <small> Khố : 44 Khoa: Luật Quốc tế </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM ... 5

1.2.1. Khái niệm sản xuất thực phẩm ... 11

1.2.2. Đặc điểm của sản xuất thực phẩm ... 12

1.2.3. Vai trò của sản xuất thực phẩm ... 14

1.3. Tổng quan về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm ... 16

1.3.1. Khái niệm về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm ... 16

1.3.2. Đặc điểm của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm... 17

1.3.3. Các yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm 201.3.4. Tác động của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm ... 22

1.4. Tổng quan pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm ... 24

1.4.1. Khái niệm pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm 241.4.2. Đặc điểm của pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm ... 26

1.4.3. Vai trò của pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm ... 27

1.4.4. Nội dung của pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm ... 28

2.1.2 Xử lý vi phạm pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm .... 38

2.2 Sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật EU ... 40

2.2.1. Quy định về quản lý hóa chất trong pháp luật EU ... 40

2.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong pháp luật EU ... 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 49

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 50

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

EU European Union Liên minh Châu Âu

Food and Feed

Hệ thống cảnh báo nhanh về thưc phẩm và thức ăn chăn nuôi

FSA Food Standards Agency Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm

the People's Republic of China

Luật An tồn Thực phẩm của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa

U.S.NRC United States Nuclear Regulatory Research

Ủy ban pháp quy hạt nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài </b>

Tận dụng cơ hội thị trường, tăng khả năng cạnh tranh để từng bước hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm đang hướng đến. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần đầu tư trang thiết bị và nắm bắt các xu hướng công nghệ sản xuất mới nhất.

Hoạt động sản xuất thực phẩm đã và đang đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của nước ta song đây cũng chính là mối bận tâm khi cơng nghệ khoa học kỹ thuật ngày một phát triển và mang đến nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thực phẩm không chỉ dừng lại ở trang thiết bị, máy móc tiên tiến mà cịn là việc sử dụng các loại hoá chất vào sản xuất thực phẩm.

Tại Việt Nam hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội nhập đã thúc đẩy quá trình xuất khẩu ngày một lớn mạnh hơn. Đây chính là cơ hội lớn để phát triển kinh tế của đất nước tuy nhiên cũng là một thách thức vô cùng lớn khi hàng loạt những thực phẩm mang đi xuất khẩu đang đứng giữa câu chuyện kiểm duyệt nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật các nước. Để theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn xã hội và tháo gỡ vướng mắc về “thực phẩm sạch” cũng như hàm lượng các hợp chất được sử dụng theo quy định của Việt Nam và các nước trên thế giới, điều này địi hỏi Luật An tồn vệ sinh thực phẩm 2010 và một số văn bản hướng dẫn có liên quan phải cập nhật, tiếp thu để đưa ra những quy định đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn đó. Tuy nhiên, trên thực tế các quy định của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn liên quan vẫn chưa tạo nên được một cơ sở pháp lý vững chắc và kịp thời để có thể áp dụng và giải quyết triệt để vấn đề sử dụng các hợp chất trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài

<i>“Pháp luật về sử dụng chất hoá học trong sản xuất thực phẩm – Thực tiễn một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. </i>

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Nhiều năm qua, tình trạng thực phẩm chứa hóa chất độc, hóa chất cấm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm gây ra những nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng đã khơng cịn xa lạ. Thực trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm khơng an tồn, thực phẩm “tẩm” hóa chất tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng chẳng “biết đâu mà lần” với một tình trạng thực phẩm đáng báo động như vậy. Chính vì vậy, đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên

<b>cứu liên quan đến An tồn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nghiên cứu khía cạnh pháp luật về lĩnh vực An tồn thực phẩm khơng phải là một lĩnh vực xa lạ. Nhưng thực tế có rất ít đề tài đi sâu vào nghiên cứu pháp luật về vấn đề

<b>sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm. </b>

Qua tra cứu, về nghiên cứu chuyên sâu, nhóm tác giả nhận thấy rằng hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về “Pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm” mà thường tập trung nghiên cứu tổng quan về An

<b>toàn thực phẩm. </b>

Về nghiên cứu liên quan đến khía cạnh sử dụng hóa chất vào thực phẩm, Tạp chí

<i>điện tử Luật sư Việt Nam của tác giả Tiến Hưng (2022), “Quy định của pháp luật về </i>

<i>việc sử dụng các hợp chất trong sản xuất thực phẩm”, chỉ nghiên cứu khía cạnh các chất </i>

được sử dụng trong chế biến lương thực, thực phẩm và các chất cấm sử dụng chứ chưa đào sâu về thực trạng quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng cũng như các quy định

<b>của luật. </b>

Ngồi ra, cịn có một số bài nghiên cứu, bài báo, tạp chí khoa học pháp lý đề cập đến vấn đề sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm nhưng chỉ được đăng tải dưới dạng ý kiến, phản ánh, xã luận. Tuy nhiên, các khía cạnh khoa học pháp lý của vấn đề chưa được đi sâu vào nghiên cứu. Trên cơ sở tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả tiếp tục tiếp cận thơng tin một cách khái quát và khoa học thông qua nhiều bài nghiên cứu, sách báo, cập nhật những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua đó, nhóm tác giả phân tích những điểm mới về thực trạng và đưa

<b>ra kiến nghị phù hợp với thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Tập trung nghiên cứu vào cơ sở lý luận và quy định của pháp luật cũng như những vấn đề còn bất cập trong hệ thống pháp luật để đưa ra được giải pháp hợp lý để đạt được sự thống nhất trong việc sử dụng chất hoá học trong sản xuất và chế biến thực phẩm giữa Việt Nam và các nước trên thế giới từ đó giải quyết vấn đề về sức khoẻ cũng như khẳng định hàng chất lượng hàng Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới. Từ đó nâng cao chất lượng thực phẩm sản xuất đến với người tiêu dùng trong nước và số lượng hàng hóa đạt yêu cầu để xuất khẩu.

<b>4. Đối t</b><small>ư</small><b>ợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của </b><small>đ</small><b>ề tài 4.1. Về </b><small>đ</small><b>ối t</b><small>ư</small><b>ợng nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu về các quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Luật Hóa chất 2007 kèm theo các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất thực phẩm. Đồng thời, cũng tham khảo quy định một số Công ước, Tổ chức Quốc tế quy định về an toàn thực phẩm mà Việt Nam đã tham gia.

<b>4.2. Về phạm vi nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Nội dung của đề tài là tìm hiểu, phân tích khái niệm các chất hóa học sử dụng trong sản xuất thực phẩm, giải pháp giảm thiểu tình trạng này và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất thực phẩm.

Trong đề tài, nhóm tác giả cũng tìm hiểu quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc để có sự so sánh các quy định pháp luật về quản lý, kiểm sóat hóa chất cũng như an tồn thực phẩm. Từ đó, đưa ra kiến nghị hồn thiện pháp luật.

Do hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hóa chất là hoạt động rất rộng nên trong đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hố chất ởViệt Nam dưới

<i>góc độ liên quan đến sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm. </i>

<b>5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu </b>

Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả

<b>sửdụng các phương pháp sau: </b>

Tổng quan tài liệu: thu thập, phân loại, tổng hợp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoáchất, các văn bản pháp luật, các giải pháp bảo vệmôi trường

<b>trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất. </b>

Phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm –

<b>thực tiễn một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam </b>

Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu có ý nghĩa tham khảo giữa pháp luật về về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm với một số nước như Trung Quốc và Liên minh châu Âu ( EU) về thực trạng quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong lĩnh vực An tồn thực

<b>phẩm và hóa chất. </b>

<b>6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn </b>

<i>Ý nghĩa khoa học: Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Pháp luật về sử dụng </i>

hóa chất trong sản xuất thực phẩm – thực tiễn một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, nhóm tác giả mong muốn đề tài nghiên cứu khoa học này không chỉ là tài liệu cung cấp một cách có hệ thống lý luận, thực trạng, những hạn chế, bất cập của pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm mà cịn góp phần hồn thiện pháp luật thông qua những kiến nghị, đề xuất của đề tài.

<i>Giá trị ứng dụng của đề tài: Đề tài có thể đợc dùng làm tài liệu để tham khảo </i>

nghiên cứu khoa học và tài liệu tham khảo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng trong quá trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản

<i>xuất thực phẩm trong lĩnh vực Luật an toàn thực phẩm và Luật Hóa chất </i>

<b>7. Kết cấu đề tài </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đề tài gồm những phần sau: Mục lục, Lời nói đầu, Nội dung, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo.

Phần Nội dung gồm 3 chương:

+ Chương 1: Khái quát về sử dụng hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm và pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm.

+ Chương 2: Pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tại một số quốc gia trên thế giới.

+ Chương 3: Thực trạng pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm và kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT </b>

<b>TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM 1.1. Tổng quan về hóa chất </b>

<b>1.1.1. Khái niệm hóa chất </b>

Theo từ điển Tiếng Việt, hóa chất là hợp chất có thành phần phân tử xác định<small>1</small>. Cách hiểu này cho chúng ta biết hóa chất chỉ gồm các hợp chất.

Dưới góc độ khoa học cơ bản, hóa chất được hiểu là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên và tổng hợp<small>2</small>. Hóa chất được hiểu là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp. Với định nghĩa này thì hóa chất là chất hóa học, nó là một dạng của vật chất mà đặc tính hóa học khơng đổi.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong pháp luật Việt Nam lại có sự khác biệt với

<i>Cơng ước Rotterdam. Tại Điều 4 Luật Hố chất 2007 quy định “Hóa chất là đơn chất, </i>

<i>hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.” Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì hóa </i>

chất được định nghĩa theo nghĩa rộng, khơng giới hạn gồm những hóa chất nào. Với khái niệm hóa chất theo nghĩa rộng như định nghĩa trong Luật Hóa chất 2007 thì hóa chất là chất hóa học, tồn tại dưới các dạng vật chất xung quanh con người như nước rửa chén, chất tẩy rửa đến chất bảo quản thực phẩm, …

So với khái niệm hoá chất mà Từ điển Tiếng Việt đưa ra thì khái niệm hố chất duới góc độ khoa học cơ bản và khoa học pháp lý đã liệt kê đầy đủ các dạng tồn tại cơ bản của hoá chất (là đơn chất - các nguyên tố, hợp chất và hỗn hợp chất). Đồng thời, các cách định nghĩa trên cũng cho chúng ta biết nguồn gốc của hoá chất là từ tự nhiên hay nhân tạo. Tuy nhiên, cả ba định nghĩa trên đều hiểu hoá chất theo nghĩa rộng.

Tuy nhiên, khi hiểu hóa chất dưới dạng nghĩa rộng thì hóa chất khơng chỉ là những chất gây nguy hại, cần được kiểm soát nhằm ngăn chặn, loại trừ nguy cơ với môi trường và sức khỏe cộng đồng mà nó cịn có thể là những hóa chất an tồn với mơi trường và con người, được sử dụng trong đời sống như muối ăn, vitamin, khoáng chất…

Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, pháp luật một số nước hoặc các công ước thường giới hạn định nghĩa hóa chất theo nghĩa hẹp, chỉ kiểm sốt những hốchất nguy hại với mơi trường và sức khoẻcộng đồng. Tham khảo quy định của Công ước Rotterdam 1998 hóa

<i>chất đươc hiểu “là những chất dưới dạng đơn chất, hợp chất hỗn hợp hoặc chất pha chế </i>

<i>được sản xuất trong công nghiệp hay tạo thành từ tự nhiên mà không chứa bất kỳ một </i>

<small>1 Trung Tâm Từ Điển Học (2011), Từ điển tiếng việt Nxb Đà Nẵng, trang 697. </small>

<small>2</small><i><small> Nguyễn Đức Đãn (2005), Kiểm sốt hóa chất nguy hại tại nơi làm việc, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr. 5. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>thành phần sinh vật sống nào. Hóa chất bao gồm các loại sau: thuốc bảo vệ thực vật (kể cả một số loại đặc biệt nguy hại) và hóa chất cơng nghiệp; ”. Hóa chất được định </i>

nghĩa theo nghĩa hẹp là hóa chất bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật (kể cả một số loại đặc biệt nguy hại) và hóa chất cơng nghiệp.

<b> 1.1.2. Đặc điểm hóa chất </b>

Thơng thường khi nghe đến hóa chất thường sẽ nghĩ ngay đến là một chất độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, Hóa chất là bất kỳ chất nào có thành phần xác định. Nói cách khác, một hóa chất ln được tạo thành từ cùng một "thứ". Một số hóa chất xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như nước. Các hóa chất khác được sản xuất, chẳng hạn như clo (được sử dụng để tẩy trắng vải hoặc trong bể bơi). Hóa chất ở xung quanh bạn: thức ăn bạn ăn, quần áo bạn mặc<small>3</small>.Hóa chất có thể có nguồn gốc từ nhân tạo hoặc tự nhiên, Trong lĩnh vực hóa học thì hóa chất có các đặc điểm bao gồm:

- Tính chất vật lý: độ kết tủa, nhiệt độ sôi, hàm lượng độc tính, độ cứng. - Tính chất hóa học: hàm lượng acid, bazơ, khử trùng, tính chất oxid hóa.

- Tính chất vận chuyển: phương tiện vận chuyển phù hợp, cách bảo quản hóa chất, thời hạn sử dụng.

- Hiệu quả sử dụng: ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và an tồn cho con người và mơi trường.

Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, tại Luật Hóa Chất năm 2007, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất tuy khơng quy định về các đặc tính lý, hóa, vận chuyển hay hiệu quả sử dụng mà quy định về đặc điểm hóa chất dựa vào mức độ nguy hại của hóa chất đối với mơi trường và sức khỏe cộng đồng.

Do đó, tùy vào loại hóa chất, hàm lượng và mục đích sử dụng mà hóa chất sẽ đóng các vai trị khác nhau. Trong pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế cũng có quy định những loại hóa chất nguy hiểm, hóa chất độc, hóa chất cấm, hóa chất được kiểm sốt nghiêm ngặt được xem là những loại hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Do đó, cần phải được sử dụng với một hàm lượng cụ thể hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm để nhằm bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường.

Dựa theo các đặc tính được đề cập trong Luật Hóa chất năm 2007 thì các loại hóa chất sau đây là những loại hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người và mơi trường:

<i>“Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo </i>

<i>nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hịa tồn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất: </i>

<small>3</small><i><small> United States Nuclear Regulatory Research ( U.S.NRC), “What is a Chemical ?”, The Nuclear Regulatory </small></i>

<small>Commission's Science 101: What is a Chemical? [ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>a) Dễ nổ; </i>

<i>b) Ơxy hóa mạnh; c) Ăn mịn mạnh; d) Dễ cháy; đ) Độc cấp tính; e) Độc mãn tính; </i>

<i>g) Gây kích ứng với con người; </i>

<i>h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; i) Gây biến đổi gen; </i>

<i>k) Độc đối với sinh sản; l) Tích luỹ sinh học; </i>

<i>m) Ơ nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; n) Độc hại đến mơi trường.” </i>

<i>Hố chất độc là hóa chất có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều 4 của Luật Hóa chất 2007. </i>

<i>Trong pháp luật Việt Nam hóa chất cấm được hiểu là: “Hóa chất đặc biệt nguy </i>

<i>hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định”<small>4</small></i>. Căn cứ theo thơng tư

<i>10/2021/TT-BYT thì “ Chất được đưa vào Danh mục hóa chất cấm là chất có khả năng </i>

<i>gây hại đến sức khỏe hoặc tính mạng người sử dụng hoặc các chất không thuộc loại dùng trong thực phẩm”</i><small>5</small>. Có thể thấy Luật đã giới hạn hóa chất khơng được sử dụng vào thực phẩm thơng qua việc ban hành danh mục hóa chất cấm. Việc ban hành Danh mục hóa chất cấm sẽ giúp kiểm sốt tốt việc loại hóa chất nào khơng được sử dụng từ đó giúp việc thực thi pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Nhưng đi kèm với hiệu quả áp dụng pháp luật thì việc quy định như trên cũng dẫn đến bất cập là đây là danh mục “ đóng”. Có nghĩa là chỉ những hóa chất cấm trong danh mục này mới chịu sự điều chỉnh của các quy định Luật về sử dụng hóa chất cấm.

<b>1.1.3. Vai trị của hóa chất </b>

Ngày nay, hóa chất được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực của xã hội, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất cơng nghiệp. Trên thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 1000 hóa chất mới được đưa ra thị trường và trên 100.000 hợp chất được sử dụng rộng rãi dưới các tên thương mại. Con số này tăng theo năm tháng<small>6</small>. Những con số này cho thấy hóa chất đang và sẽ đóng vai trị quan trọng trong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hiện nay, cơng nghiệp hóa chất đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và là ngành sản xuất lớn thứ 5 toàn cầu<small>7</small>. Theo báo cáo “Ngành cơng nghiệp hóa chất tồn cầu: Thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết các thách thức về tính bền vững của thế giới” của Hiệp hội hóa chất quốc tế, ngành này đóng góp ước tính 5.700 tỷ USD vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới thông qua các tác động trực tiếp, gián tiếp và gây ra, tương đương với 7% GDP của thế giới và hỗ trợ 120 triệu việc làm trên toàn thế giới. Ngồi ra, tính đến năm 2020, ngành cơng nghiệp hóa chất nước ta hàng năm đã sản xuất gần 4152,6 nghìn tấn phân hóa học, gần 1498,0 nghìn tấn bột giặt và ché phẩm dùng để tẩy rửa, với 172,3 tấn thuốc trừ sâu và 49502 tấn thuốc diệt cỏ,…<small>8</small> Có thể nói, Cơng nghiệp Hóa chất là một ngành cơng nghiệp có sự đa dạng về sản phẩm, phục vụ cho tất cả các ngành liên quan đến kinh tế kỹ thuật như: Sản xuất phân bón, hợp chất ni tơ, plastic, cao su tổng hợp dạng nguyên sinh, chất tẩy rửa, sơn, vecni...<small>9</small>

Tuỳ theo mục đích sử dụng, Hóa chất đóng các vai trị khác nhau:

<i>- Một là, sử dụng hoá chất để bổ sung chất dinh dưỡng cho thực phẩm </i>

Có thể nói người tiêu dùng hiện nay đang dần quan tâm nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm không chỉ dừng lại ở mức đủ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về hàm lượng dinh dưỡng. Điều này có thể thấy rõ trong mỗi bữa ăn của một gia đình, một bữa ăn cân đối cần phải được xây dựng từ 4 nhóm thực phẩm gồm: Nhóm bột đường (ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, đậu, đỗ, trứng, sữa,...), nhóm chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật), nhóm vitamin và khống chất (rau, củ, quả). Như vậy, đặc điểm của việc sử dụng nhóm hố chất này là bổ sung chất dinh dưỡng làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm hoặc trong một số trường hợp trong quá trình chế biến thực phẩm đã làm cho một số các chất dinh dưỡng, vitamin bị mất đi thì việc sử dụng nhóm hố chất này sẽ giúp đem lại những vitamin cần thiết cho sản phẩm.

Ngoài ra, đối với những loại thực phẩm nhằm mục đích tăng cường dinh dưỡng thì việc bổ sung hố chất là cần thiết để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ như DHA được xem là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, vì vậy các sản phẩm sữa thường được khuyến khích bổ sung thêm DHA để kích thích sự phát triển trí não.

<small>7</small><i><small> Ngun Vỵ ( 2023), “Cơng nghiệp hóa chất - Cơng cụ không thể thiếu để thực thi một nền kinh tế tuần hồn”, </small></i>

<small>Tạp chí Cơng thương [ </small>

<small>8 Tổng cục thống kê, Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp, số liệu thống kê </small>

<small>9</small><i><small> Minh Hà (2022), “ Phát triển ngành cơng nghiệp Hóa chất đến năm 2030 ” , tạp chí con số sự kiện </small></i>

<small>[ ] ( truy cập ngày 14/12/2022) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hoặc trong những trường hợp mà thực phẩm trong quá trình chế biến bị mất đi các chất dinh dưỡng thì lúc này việc bổ sung lại các chất dinh dưỡng đã bị mất là vơ cùng cần thiết. Ví dụ như bánh mì, gạo sẽ được cho thêm vitamin B để bù vào phần vitamin đã bị mất đi trong quá trình xay xát, chế biến.

<i><b>- Hai là, sử dụng hoá chất để bảo quản thực phẩm </b></i>

Từ lâu việc sử dụng hoá chất để bảo quản thực phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng được lâu dài mà còn nhằm đảm bảo cho việc vận chuyển, mua bán thực phẩm sao cho trong quá trình vận chuyển vẫn giữ được độ tươi ngon của sản phẩm. Chính vì thế việc dùng hố chất để bảo quản thực phẩm ngày càng được chú trọng hơn.

Từ xa xưa, những phương pháp vật lý như phương pháp làm khô, sử dụng nhiệt thường được sử dụng để kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm hoặc các phương pháp sinh học như lên men, sử dụng enzime có nguồn gốc từ sữa động vật nhằm xúc tác q trình oxy hố, giải phóng chất độc làm bất hoạt vi khuẩn từ đó giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

Ngày nay cùng với sự phát triển của cơng nghệ, nhận thấy có những phương pháp khơng cịn phù hợp cũng như khơng mang đến hiệu quả tối ưu cho sản phẩm cần được bảo quản. Ví dụ như đối với phương pháp phơi khô sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bởi nó sẽ làm thay đổi trạng thái của thực phẩm cũng như một số chất dinh dưỡng bị thay đổi, hơn thế nữa sẽ khó giữ được màu sắc và hương vị của sản phẩm.

Chính vì thế để đạt được những hiệu quả tối ưu về việc kéo dài thời gian sử dụng nhưng đồng thời vẫn giữ được màu sắc, hương vị của thực phẩm thì việc bảo quản thực phẩm bằng phương pháp hoá học đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi. Việc sử dụng các chất hoá học nhằm ức chế tác nhân làm biến đổi các thành phần hoá học trong thực phẩm, cản trở quá trình tự biến đổi của thực phẩm cũng như ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Như vậy vừa có thể kéo dài được thời gian sử dụng những vẫn giữ được sự tươi ngon của thực phẩm.

Dựa vào cơ chế hoạt động của phương pháp này có thể chia thành hai nhóm chất thường được sử dụng là chất tác động đến sự phát triển của vi sinh vật và chất ức chế sự tự biến đổi của thực phẩm hay cịn gọi là chất chống oxy hố.

Đối với các chất dùng với mục đích tác động đến sự phát triển của vi sinh vật thường thấy được sử dụng hiện nay như:

Khí SO<small>2</small> thường được dùng trong bảo quản rau, củ, quả.

Nitrit (NO<small>2)</small> thường được ứng dụng trong công nghiệp chế biến thịt nhằm giữ được màu sắc và độ tươi ngon của thịt, làm thuốc sát khuẩn trong bảo quản cá và các chế phẩm từ cá.<small>.</small>

Acid sorbic (C<small>5</small>H<small>7</small>COOH) thường được sử dụng nhiều trong bảo quản rau quả, sữa làm sữa chua, nước mắm,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Sử dụng chất chống oxy hoá để làm giảm sự oxy hoá của các chất béo trong thực phẩm và các chất chống oxy hoá đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta như:

Acid ascorbic (Vitamin C) được dùng để bảo quản hoa quả đóng hộp, bảo quản thịt đóng thùng.

Acid limonic dùng trong bảo quản sản phẩm sữa, kẹo,…

Như vậy, việc bảo quản thực phẩm bằng phương pháp hoá học sẽ giúp hạn chế tối đa những yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm cũng như giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên bất kỳ một phương pháp nào cũng đều sẽ có những mặt hạn chế nhất định, nhưng hiện nay việc sử dụng chất hoá học để bảo quản thực phẩm vẫn đang là phương pháp hiệu quả nhất và được sử dụng một cách rộng rãi.

<i>- Ba là, sử dụng hoá chất làm tăng giá trị cảm quan của thực phẩm </i>

Ngoài những nhu cầu cơ bản trong việc sử dụng thực phẩm như kéo dài thời gian sử dụng, bổ sung đầu đủ chất dinh dưỡng thì ngày nay người tiêu dùng càng chú trọng đến mùi vị và màu sắc của chúng. Chính vì thế mà có thể nói nhóm hố chất có đặc điểm làm tăng giá trị cảm quan hay nói cách khác là giúp thực phẩm thơm ngon, đẹp

mắt hơn đang chiếm một số lượng rất lớn trong hầu hết các bản thành phần của rất nhiều loại thực phẩm đang được bày bán trên thị trường. Dựa vào đặc điểm của các nhóm chất này có thể chia thành 2 nhóm là nhóm hố chất cải thiện màu sắc và nhóm hố chất cải thiện mùi vị.

Nhóm hố chất giúp cải thiện màu sắc

Đây là nhóm hố chất được dùng nhằm làm tăng tính hấp dẫn của thực phẩm. Một số chất màu sẽ làm cho thực phẩm trở nên đẹp mắt, hấp dẫn hơn, ngoài ra các nhóm chất này cịn được sử dụng để khôi phục màu sắc nguyên thuỷ của thực phẩm. Trong q trình chế biến, đơi khi thực phẩm sẽ có một số thay đổi về màu sắc, cũng chính vì thế mà những nhóm chất này sẽ giúp thành phẩm có được màu sắc như mong đợi.

Nhóm hố chất giúp cải thiện mùi vị

Nhóm hố chất này được sử dụng với mục đích tạo mùi vị làm tăng thêm sự thơm ngon, hấp dẫn cho thực phẩm. Việc thêm vào một hoặc một số các nhóm chất có mùi vị như nho, dâu tây vào nước giải khát hoặc bánh kẹo sẽ làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm từ đó giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không chỉ dừng lại ở các loại mùi vị như chua, cay, mặn, ngọt mà các nhà khoa học cịn có thể nghiên cứu ra các loại mùi vị như vị hải sản, vị thịt nướng,… và gần như là chính xác so với hương vị trên thực tế.

Ngoài việc thêm vào nhiều loại hương vị cho thực phẩm thì cũng có những hoá chất được sử dụng để làm tăng thêm mùi vị cho thực phẩm và giúp giữ được mùi vị tự nhiên của thực phẩm. Ví dụ như chất điều vị, chất tạo vị, đây là những nhóm chất giúp

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm nhằm tránh trường hợp hương vị của thực phẩm bị mất đi trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì nhược điểm của các loại hoá chất dùng trong thực phẩm lại là vấn đề cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Việc lạm dụng, dùng quá hàm lượng cho phép sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Một trong số những tác hại phải kể đến là làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm từ nhẹ đến nặng hay thậm chí là gây tử vong. Ngồi ra, khi thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều loại hố chất về lâu dài sẽ có nguy cơ hình thành khối u, ung thư hay đột biến gen.

Tuy nhiên, cuộc chiến chống thực phẩm bẩn còn phải đối mặt với hàng loạt hố chất khơng rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan trên thị trường. Trên thực tế, chỉ cần có nhu cầu thì có thể dễ dàng tìm mua các loại hố chất này, tuy nhiên về nguồn gốc, xuất xứ thì mơ hồ, không rõ ràng, không được kiểm định chất lượng cũng như khơng hố đơn chứng từ.

Sử dụng đúng loại, đúng hàm lượng sẽ mang đến những tác dụng tích cực và ngược lại. Chính vì thế, các chun gia về an tồn vệ sinh thực phẩm ln khuyến cáo sử dụng các nguyên liệu tạo màu tự nhiên, hạn chế sử dụng các sản phẩm có màu sắc quá loè loẹt cũng như nên tỉnh táo trong việc lựa chọn các nhãn hàng uy tín, các doanh nghiệp có chứng nhận an toàn thực phẩm đầy đủ, rõ ràng.

<b>1.2. Tổng quan về sản xuất thực phẩm 1.2.1. Khái niệm sản xuất thực phẩm </b>

Thực phẩm là các thứ dùng làm món ăn, như thịt, cá, trứng,… Thực phẩm (food): là những vật phẩm tự nhiên ở dạng thô, đơn lẻ, hoặc qua chế biến, phức hợp; phải ăn được và thoả mãn các yêu cầu của người sử dụng là: cung cấp các chất dinh dưỡng; an toàn cho sức khoẻ; tạo các cảm giác ngon thú vị; phù hợp với thói quen, truyền thống<small>10</small>. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất nói chung.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng định

<i>nghĩa về thực phẩm như sau: “ Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng </i>

<i>tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản,…”</i><small>11</small>. Theo như định nghĩa về thực phẩm trong từ điển và quy định của Luật An tồn thực phẩm 2010 thì Thực phẩm dùng để chỉ những vật phẩm thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người, được tiêu thụ trực tiếp vào con người thông qua hoạt động ăn hoặc uống khơng chỉ ở dạng tươi sống mà cịn ở dạng sơ chế, chế biến, bảo quản. Với cách định nghĩa này, các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm về an tồn thực phẩm.

<small>10</small><i><small>Đàm Sao Mai (chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Yến, Bùi Đặng Khuê (2011), “Phụ gia thực phẩm”, Nhà xuất bản </small></i>

<small>Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tr.20. </small>

<small>11 Khoản 20 Điều 2 Luật An Toàn thực phẩm năm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Theo từ điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra của cải vật chất nói chung. Sản xuất là tao ra của cải vật chất nói chung. Sản xuất lương thực, sản xuất thực phẩm tiêu dùng<small>12</small>. Thực phẩm là các thứ dùng làm món ăn, như thịt, cá, trứng<small>13</small>. Dựa vào định nghĩa sản xuất và thực phẩm trong từ điển tiếng Việt thì sản xuất thực phẩm được hiểu là tất cả các công đoạn tạo ra một vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động.

Theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật An Toàn thực phẩm năm 2010 thì sản

<i>xuất thực phẩm “là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, </i>

<i>chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.” </i>

Về cơ bản, khái niệm về sản xuất thực phẩm dưới góc nhìn của khoa học pháp lý thì nó có sự tương đồng nhất định với khái niệm trong Từ điển tiếng Việt 2003. Sản xuất thực phẩm đều là q trình cơng nghiệp hóa việc chế biến các nguyên liệu thực phẩm thành các sản phẩm thực phẩm sử dụng được cho các mục đích tiêu dùng. Quá trình sản xuất thực phẩm bao gồm nhiều công đoạn từ thu mua nguyên liệu, tiến hành chế biến, bảo quản và đóng gói cho đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.

<b>1.2.2. Đặc điểm của sản xuất thực phẩm </b>

Theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tồn cầu đối với các ngành sản xuất thì ngành cơng nghiệp thực phẩm khơng thể thốt ly được xu hướng chung đó. Ngày nay, cơng nghiệp thực phẩm đã trở nên đa dạng hóa với việc sản xuất từ các hoạt động nhỏ, truyền thống do gia đình quản lý, đến các quy trình cơng nghiệp lớn.

<i><b>Một là, sản xuất thực phẩm gồm nhiều giai đoạn </b></i>

Nhìn chung sản xuất thực phẩm là nhằm mục đích cung cấp các nhu cầu yếu phẩm về ăn uống của con người. Vì thế, nó sẽ bao gồm nhiều công đoạn như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm. Khi sản xuất thực phẩm phát triển, nó cũng sẽ kéo theo những hoạt động khác phát triển.

Chính vì vậy, sản xuất thực phẩm là sự liên kết các giai đoạn với nhau từ công đoạn sơ khai như trồng trọt, chăn ni đến bao gói, bảo quản, đưa ra thị trường tiêu thụ. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong tồn bộ quy trình sản xuất thực phẩm là khá khó khăn bởi mỗi giai đoạn có thể do một doanh nghiệp chịu trách nhiệm.

Trong vụ việc Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do vi

<small>12 Tậ điận tiậng Viật, tr. 845 13 Tậ điận tiậng Viật, tr.974 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

phạm quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU).<small>14</small> Theo ông Vũ Thế Thành, chuyên gia thực phẩm: "Ethylene oxide không phải là phụ gia thực phẩm để đưa vào chế biến. Thực tế, chất này dùng để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu để diệt khuẩn và nấm mốc”. Ông Thành nhận định, có thể chất Ethylene Oxide tồn dư trong mì ăn liền có ở nguồn ngun liệu đặt mua từ bên ngoài như tiêu, bột hành ớt ỏi,…

<i><b>Hai là, khó kiểm sốt tồn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm </b></i>

Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào rất khó để kiểm sốt tính an tồn của nó. Như vụ việc EU cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do tồn dư Ethylene Oxide trong sản phẩm thì theo chun gia thực phẩm Vũ Thế Thành thì có thể xuất phát từ nguồn nguyên liệu để sản xuất chứ khơng phải do nhà sản xuất cố tình sử dụng vào thực phẩm.

Tuy sản xuất thực phẩm bao gồm nhiều công đoạn như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm nhưng thật ra mỗi cơng đoạn này có thể xuất phát từ một doanh nghiệp hoặc được tách lẻ ra. Ví dụ như đối với giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, khai thác có thể đến từ người nơng dân. Giai đoạn sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm có thể đến từ doanh nghiệp.

Ví dụ như đối với sản phẩm cà phê của Trung Nguyên. Hiện nay, Trung Nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vơ cùng hiệu quả. Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho q trình sản xuất café hịa tan cũng như các loại café khác, đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng café do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí. Hay nói cách khác Trung Ngun chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình<small>15</small>. Trung Nguyên đang thực hiện tất cả các giai đoạn trong sản xuất từ khâu trồng trọt đến thành phẩm. Điều này, giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ sẽ do chính Trung Ngun kiểm sốt.

Tuy nhiên, hiện nay để thực hiện được điều này là quá khó khăn. Thường các doanh nghiệp khi sản xuất ra thành phẩm họ cần nhập các nguồn nguyên liệu từ các nguồn khác nhau. Điều này dẫn đến một vấn đề trong sản xuất thực phẩm là các doanh nghiệp tạo ra thành phẩm cuối cùng thì khơng sử dụng hóa chất nhưng những giai đoạn trước hóa chất đã được sử dụng vào nguồn ngun liệu cung cấp cho họ thì rất khó kiểm soát.

<small>14 Chí Tuệ - Ngọc An (2022), “ Mì ăn liền lại bị cảnh báo ở EU vì chứa chất cấm ethylene oxide vượt ngưỡng”, </small>

<i><small>Báo tuổi trẻ ( nguồn: </small></i><small></small>

<small>15 Tô Trần Minh Hoa, Cao Thị Yên Nhi, Nguyễn Quỳnh Như, Nguyễn Thị Quả Chi, Lê Thái, Lê Đức Trí, Nguyễn Thị Xuân Huyền, Lê Nhật Nguyên, Nguyễn Ngọc Hoài Thương (2015), “Chuỗi cung ứng của công ty cổ phần cà phê trung nguyên”, Bài tiểu luận, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ chí Minh </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong vụ việc ngày 20/8, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lơ sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide. Đây là chất có hại cho sức khỏe con người và không được phép sử dụng trong thực phẩm phân phối tại Liên minh châu Âu.

Hiện có 3 dòng sản phẩm trong danh sách thu hồi của FSAI, bao gồm mì Hảo Hảo vị tơm chua cay (loại 77 g, hạn sử dụng đến 24/9/2022), miến Good vị sườn heo (loại 56 g, hạn sử dụng đến 10/11/2022), mì Yato vị hải sản (loại 120 g, hạn sử dụng đến 30/11/2022); trong đó, 2 sản phẩm là mì Hảo Hảo và miến Good do cơng ty Acecook Việt Nam sản xuất, sản phẩm cịn lại có xuất xứ từ Trung Quốc.<small>16</small>

Theo báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Eurofins Sắc Ký Hải Đăng thì kết quả cho thấy, tất cả các mẫu kiểm nghiệm đều khơng phát hiện ethylene oxide với phép thử có giới hạn phát hiện là 0,003 mg/kg, nhưng phát hiện ra chất 2-Chloroethanol (2-CE)<small>17</small>với các giá trị phát hiện từ 0,62 mg/kg đến 5,98 mg/kg.

Bước đầu phát hiện có nhà cung cấp sử dụng ethylene oxide để khử khuẩn trong một số nguyên liệu và kết quả phân tích nguyên liệu của một số nhà cung cấp cũng phát hiện có chất 2-CE trong sản phẩm.<small>18</small>

Dựa vào vụ việc trên có thể thấy cơng ty Accecook đã khơng sử dụng hóa chất là Ethylene Oxide vào q trình sản xuất sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good. Tuy nhiên, nhà cung cấp nguyên liệu có sử dụng ethylene oxide để khử khuẩn đối với những nguyên liệu trên. Dẫn đến, sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường cụ thể là xuất khẩu sang thị trường Châu Âu có chất 2-CE với các giá trị phát hiện từ 0,62 mg/kg đến 5,98 mg/kg.

<b>1.2.3. Vai trò của sản xuất thực phẩm </b>

<i><b>Một là, đối với con người, ngành sản xuất thực phẩm chịu trách nhiệm đáp ứng </b></i>

các nhu cầu hàng ngày của con người về ăn uống. Đây là nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Chính vì là nhu cầu cơ bản khơng thể nào thiếu nên có thể nói ngành sản xuất thực phẩm đang ngày một phát triển mạnh mẽ bởi ngoài việc đáp ứng như cầu ăn uống của con người, nó cịn góp phần tạo ra nguồn ngun liệu phục vụ cho các ngành nghề khác. Ví như việc nếu ngành sản xuất thực phẩm phát triển mạnh, điều này sẽ là cơ sở để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ hải sản, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt. Hơn thế nữa, khi đã đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, lúc bấy giờ doanh nghiệp sẽ tiến tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm để

<small>16Bộ Công thương Việt Nam (2021), “Bộ Công Thương khẩn trương xác minh thông tin liên quan đến cảnh báo về sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook”, tin tức [ ] ( truy cập ngày 27/12/2022) </small>

<small>17 2-Chloroethanol (viết tắt là 2-CE, một trong những chất chuyển hóa của ethylene oxide </small>

<small>18 Đ.G (2021), “Kết quả kiểm tra chất ethylen oxide trong mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook”, Báo Cơng An thành phố Hồ Chí Minh [ class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đáp ứng các điều kiện xuất khẩu sang nước ngoài. Dưới đây là những minh chứng cho thấy ngành sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ hơn bao

<b>giờ hết. </b>

<i><b>Hai là, đối với sự phát triển về kinh tế </b></i>

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng phát triển vô cùng lớn tại Việt Nam, tuy số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm không nhiều nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm.<small>19</small>

Theo thông tin của Tổng cục thống kê<small>20</small> thì tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7%/năm, trong đó năm 2016 tăng 8,2%; năm 2017 tăng 6%; năm 2018 tăng 8,2%; năm 2019 tăng 7,9%; năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ tăng 4,5%. Những tháng đầu năm 2021, ngành sản xuất thực phẩm đã thể hiện sự hồi phục rõ rệt khi dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, các lĩnh sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; một số sản phẩm tăng khá như:

<b>Thủy, hải sản chế biến tăng 3,3%; sữa tươi tăng 5,6%; sữa bột tăng 18,1%; </b>

Những doanh nghiệp, tập đoàn trong nước như: Vinamilk, Nutifood, Masan, Kinh đô… đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Bằng chứng là Cơng ty cổ phần sữa Vinamilk tính đến nay đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mơ lớn với tồn bộ bị giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nơng Nghiệp Tốt Tồn cầu và trang trại bò sữa organic tiêu chuẩn Châu Âu do Tổ chức Control Union chứng nhận.<small>21</small><b> </b>

Do tiềm năng của nền công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm tại thị trường Việt Nam nên có sức hút vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp nước ngồi. Điển hình là thương vụ CJ Group (Hàn Quốc) mua 65% cổ phần của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt và mua 47,33% cổ phần của Công ty cổ phần Chế biến

<b>hàng xuất khẩu Cầu Tre. </b>

<small>19</small><i><small> A.N (2022), “Ngành công nghiệp thực phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa”, Báo điện tử Đảng Cộng </small></i>

<i><small>sản Việt Nam [ </small></i><small>noi-dia-603786.html ] ( truy cập ngày 17/01/2023) </small>

<small> Tổng cục thống kê (2021), “triển vọng tươi sáng của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm”, </small>

<small> ] ( Truy cập ngày 27/02/2023) </small>

<small>21 Tham khảo trang thông tin điện tử Vinamilk [dong/trang-trai-bo-sua-organic-tieu-chuan-chau-au-dau-tien-tai-viet-nam-duoc-vinamilk-khanh-thanh-tai-lam-dong ] </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cạnh đó, Việt Nam đã và đang tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do. Chính điều này sẽ đem lại cho thị trường Việt Nam ngày một nhiều các cơ hội phát

<b>triển từ đó mang đến những giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế. </b>

Trong những năm gần đầy, ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Giá trị tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam ước tính vào khoảng 16% tổng GDP và trong 5 năm trở lại đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến và đồ uống tăng trung bình hàng năm lần lượt ở ngưỡng 9,68% và 6,66%. Đây là ngành cơng nghiệp được nhận định có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài. Nhận định từ các chuyên gia tại Hội thảo xúc tiến đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cục Đầu tư nước ngoài

<b>(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức. </b>

Ngoài ra sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm cũng đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, ví dụ như những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thuỷ hải sản, gạo, cà phê… mang về nguồn thu ngoại tệ vơ cùng lớn. Ngồi ra, do cơ cấu về giá trị sản lượng công nghiệp lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng tương đối cao nên đã đồng thời thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác, đẩy mạnh sự hình thành các vùng

<b>chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thuỷ sản. Về xã hội </b>

Song song với sự phát triển của ngành cơng nghiệp sản xuất thực phẩm cịn là cơ hội tạo việc làm ổn định cho người lao động Việt Nam ở cả nông thôn và thành thị. Có thể thấy sự phát triển của ngành cơng nghiệp thực phẩm đã góp phần thúc đẩy phát triển giao thương với các nước trên thế giới đồng thời thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam chính điều đó đã thúc đẩy ngành cơng nghiệp hố nơng thơn,

<b>người dân Việt Nam có nhiều cơ hội làm việc khơng chỉ trong mà ngồi nước. 1.3. Tổng quan về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm 1.3.1. Khái niệm về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm </b>

<i>Theo từ điển Tiếng Việt thì “ sử dụng” là đem dùng vào mục đích nào đó</i><small>22</small>. Do đó,

<i>“sử dụng hóa chất” là việc dùng hóa chất vào sản xuất thực phẩm một cách trực tiếp </i>

<b>hoặc gián tiếp một cách có chủ đích. </b>

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, việc áp dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn khơng cịn q xa lạ trong cuộc sống chúng ta nói chung và trong sản xuất thực phẩm nói riêng. Nhằm đạt được hiệu quả mong muốn trong các loại thực phẩm, việc nghiên cứu và sử dụng hoá chất trong sản xuất thực phẩm ngày một đa dạng và phong phú hơn. Ngày càng có nhiều loại hố chất được dùng cho nhiều

<small>22 Từ điển tiếng Việt 2003, trang 876. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

mục đích sử dụng khác nhau, nhiều loại hoá chất mới được phát hiện giúp nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Bên cạnh đó, kỹ thuật sử dụng hố chất đang ngày

<b>càng hồn thiện và đa dạng hố hơn bao giờ hết. </b>

Trong q trình sản xuất thực phẩm tùy vào tùy loại thực phẩm mà sẽ sử dụng một số loại hóa chất có thể là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm hoặc một số loại hóa chất khác nhằm mục đích bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài, tăng

<b>khối lượng, giảm giá thành sản xuất giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất. </b>

Do đó, có thể hiểu sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm là việc trong quá trình sản xuất thực phẩm tùy vào từng loại thực phẩm cơ sở sản xuất sẽ sử dụng một số loại hóa chất bao gồm phụ gia thực phẩm và một số chất vào thực phẩm nhằm mục đích bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài, tăng khối lượng, giảm giá thành sản xuất

<b>giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất. </b>

Nhìn chung, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm thường để hỗ trợ quá trình chế biến, bảo quản của thực phẩm với mục đích mang lại lợi ích thương mại cho cơ sở sản xuất chứ ít đem lại những giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay hoá chất lại được sử dụng nhiều và sử dụng một cách cẩu thả trong quá trình sản xuất thực phẩm bởi những lợi ích thương mại mà nó đem lại.

<b>1.3.2. Đặc điểm của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm </b>

Nhu cầu cơ bản của con người mỗi ngày là việc ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau, giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể. Ngoài việc đây là nhu cầu cơ bản giúp ni sống con người thì đây cịn là việc tạo ra cảm giác tận hưởng những món ăn ngon cả về phần nhìn lẫn phần vị. Chính vì thế việc sử dụng hoá chất trong sản xuất thực phẩm không chỉ để tăng cảm quan về hương vị mà cịn giúp các loại thực phẩm trơng đẹp mắt, bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm sẽ tạo ra các mối nguy hóa học đối với an tồn thực phẩm.

Mối nguy là yếu tố sinh học, hóa học hoặc vật lý có thể làm cho thực phẩm khơng an tồn cho người sử dụng<small>23</small>. Có 3 mối nguy tan toàn thực phẩm:

Mối nguy sinh học là các mối nguy gây ra do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng. Thường trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, mối nguy ô nhiễm do vi khuẩn gây ra là mối nguy phổ biến nhất.

Mối nguy hóa học là việc xuất hiện nhiễm hóa học ở bất cứ cơng đoạn nào trong q trình doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Các hóa chất (phụ gia, điều vị, chất bảo quản, hương liệu, tạo màu...) được sử dụng có mục đích đối với một số thực phẩm và có thể khơng gây nguy hiểm cho người dùng nếu được kiểm soát hợp lý.

<small>23</small><i><small>Trần Thị Dịu (2018), “Mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm trong HACCP ”, Khoa thực phẩm và hóa học, đại học Sao Đỏ.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Mối nguy vật lý bao gồm các dị vật như sạn đá, mảnh kim loại, bụi... có khả năng gây hại thường khơng xuất hiện trong q trình chế biến thực phẩm. Nếu chẳng may người dùng ăn phải có thể bị đau, hóc và ảnh hưởng đến sức khỏe<small>24</small>.

Dựa trên phân tích trên, việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm có thể gây ra các mối nguy hóa học. Do đó, việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm có 3 đặc điểm sau

<i><b>Một là, khó phát hiện. </b></i>

Theo thống kê trong giai đoạn 2011 - 2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ NĐTP với 30.395 người mắc và 164 người chết. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do NĐTP/năm. So với trung bình giai đoạn 2006-2010, giảm 22 vụ (11,6%), giảm 1.567 người mắc (23,6%), giảm 25 người chết (47,5%).Trong giai đoạn 2011 – 2016, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 40,2%), tiếp đến nguyên nhân do độc tố tự nhiên chiếm 27,9%, do hoá chất chiếm 4,3% và cịn 268 vụ khơng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (chiếm tỷ lệ 26,6%)<small>25</small>

Dựa trên báo cáo trên, thì tình trạng ngộ độc do hóa chất chiếm tỉ lệ thấp nhất khoản 4,3% trên tổng số. Tuy nhiên, Theo ông Võ Trọng Thiện, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế cơng cộng TP.HCM, kết quả giám sát, thanh tra hậu kiểm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam trong năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011, cho thấy: Trong 30 mẫu thịt heo quay lấy ở chợ và các cơ sở trên địa bàn TP.HCM được kiểm nghiệm thì có đến 4 mẫu ở 4 cơ sở dùng phẩm màu không cho phép; hơn một nửa số mẫu bắp chiên, tương ớt được kiểm định sử dụng chất Sunset FCF độc hại.

Tương tự, gần một nửa số mẫu hạt dưa khách hàng mang đến viện kiểm tra cho ra kết quả sử dụng phẩm màu cấm; trong 30 mẫu mì ăn liền thì có đến 33,3% dùng chất cấm Natribenzoat để bảo quản và 30 mẫu bánh bao thì có đến 28 mẫu dùng chất bảo quản không đạt...

Bà Nguyễn Khánh Trâm - Phó cục trưởng Cục ATVSTP, cho biết, dù khơng muốn nhưng vẫn có hơn 63% người tiêu dùng phải ăn thức ăn nhuộm màu bất đắc dĩ và 20% người tiêu dùng mua phẩm màu có thể khơng rõ nguồn gốc ở chợ để tự chế biến thực phẩm<small>26</small>.

<small>24 Công ty cổ phần chứng nhận chất lượng Vinaquality, “các mối nguy trong HCCAP và cách phòng ngừa”. 25 Chính phủ, (2017), “Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an tồn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016”, trang 26. </small>

<small>26</small><i><small> Nguyên Mi (2023), “ Hóa chất cơng nghiệp "vơ tư" vào thực phẩm” , Báo Thanh niên </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Do đó, dựa vào số liệu ngộ độc thực phẩm để kết luận rằng hóa chất chưa thật sự gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người là hồn tồn chưa đủ. Hóa chất độc hại trong thực phẩm thật sự là mối nguy lớn cho sức khỏe con người. Bởi đa phần nó ít thể hiện ra bên ngồi thơng qua ngộ độc cấp tính do ăn phải những thực phẩm có hàm lượng hóa chất lớn. Đối với những trường hợp ngộ độc mạn tính, khơng có những dấu hiệu rõ ràng mà nó u cầu lượng chất hóa học mà cơ thể tiếp thu phải được tích lũy đến một lượng nhất định thì mới có triệu chứng. Thường nó khơng đến từ một loại hóa chất nhất định mà có thể xuất phát từ việc sử dụng nguồn thực phẩm chứa các loại hóa chất có hàm lượng ít nhưng được sử dụng liên tục hoặc trong thời gian lâu.

<i><b>Hai là, có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể con người. </b></i>

Như phân tích ở trên thì khi sử dụng thực phẩm có chứa hóa chất độc hại thì thường khơng dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính. Mà thường việc sử dụng lâu dài, tích tụ dần trong cơ thể gây hại cho sức khỏe từ từ. Dẫn đến ngộ độc mạn tính đem lại những hậu quả khơn lường cho sức khỏe và khó phát hiện hơn so với ngộ độc cấp tính bởi khi cơ thể tích đủ một lượng nhất định thì mới dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Do đó, dựa trên bảng số liệu trên, chúng ta chỉ có thể thống kê được những trường hợp ngộ độc cấp tính do sử dụng thực phẩm có chứa hóa chất độc hại với hàm lượng lớn bởi việc sử dụng này nó gây ra hậu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ngộ độc mạn tính mới là tình trạng đáng lo ngại hơn bởi khó có thể đưa ra những chế tài bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng này, bởi khi phát bệnh thì khó có thể truy ra nguồn gây bệnh. Do đó, tuy nó cũng mang lại những hậu quả nghiêm trọng đối với tình trạng sức khỏe của con người nhưng khơng có một chế tài nào có thể xử lý được hậu quả mà chỉ có thể ngăn chặn từ nguồn thực phẩm vào cơ thể con người ngay từ đâu.

<i><b>Ba là, thường được sử dụng vào thực phẩm một cách có chủ đích </b></i>

Trong 3 mối nguy trên thì mối nguy hóa chất là mối nguy mà pháp luật dễ kiểm soát nhất. Bởi xét đến cùng thì mỗi nguy sinh học và mối nguy vật lý thường không xuất phát từ mong muốn của nhà sản xuất, kinh doanh mà thường đến từ sự vơ tình, khơng cẩn thận trong sản xuất thực phẩm. Cịn mối nguy hóa chất thì thường xuất phát từ mong muốn có chủ đích của các nhà sản xuất, sử dụng một số hóa chất vào thực phẩm để đạt được một mong muốn nhất định, như phân tích ở phẩn vai trị của hóa chất trong sản xuất thực phẩm.

Để kiếm soát những tác hại của hóa chất trong sản xuất thực phẩm, tại điều 50, 51 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định hoạt động phân tích đối với các mối nguy thơng qua đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ. Đồng thời, tại Điều 51 Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng quy định trách nhiệm này thuộc về 3 bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.3.3. Các yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm </b>

Hóa chất mang đến nhiều lợi ích cho thực phẩm như nhũng hóa chất Vitamin, protein, khống chất, … có thể bổ sung về mặt dinh dưỡng cho thực phẩm. Nhưng đi kèm với các lợi ích đó thì một số loại hóa chất độc hại khi sử dụng vào thực phẩm có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe của con người. Do đó, việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm phải chịu sử điều chỉnh của pháp luật. Luật đã đề ra các yêu cầu đối với hóa chất sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

<i><b>Một là, đối với hóa chất là thuộc danh mục có thể sử dụng vào thực phẩm: </b></i>

<i>- Phụ gia thực phẩm. </i>

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thơng tư 24/2019/TT-BYT thì ngun tắc đầu tiên đối với

<i>phụ gia thực phẩm là “Bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người”. Có nghĩa là việc </i>

sử dụng phụ gia vào thực phẩm phải đảm bảo không gây ra các tác hại đối với sức khỏe của con người. Để đảm bảo Điều này, tại Điều 5 Thông tư 24/2019/TT-BYT đã ban hành kèm theo các điều kiện để sử dụng phụ gia thực phẩm bao gồm:

+ Xây dựng Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và mức sử dụng tối đa trong thực phẩm:

 Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm tại Phụ lục 1.  Mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm trong thực phẩm tại Phụ lục 2A và Phụ lục 2B.

 Danh mục phụ gia thực phẩm và đối tượng thực phẩm sử dụng theo GMP tại Phụ lục 3.

<i> + Đặt ra các nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm </i>

Căn cứ theo khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT  Đúng đối tượng thực phẩm:

Căn cứ theo Danh mục phụ gia thực phẩm và đối tượng thực phẩm sử dụng theo GMP tại Phụ lục 3 thì tuy vào mỗi loại thực phẩm mà sẽ được cho phép sử dụng các loại phụ gia gì.

 Khơng vượt quá hàm lượng cho phép sử dụng

<i>Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 24/2019/TT-BYT định nghĩa “Mức sử dụng tối đa </i>

<i>(ML) là lượng phụ gia thực phẩm sử dụng ở mức tối đa được xác định là có hiệu quả theo chức năng sử dụng đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; thường được biểu thị theo miligam phụ gia/kilogam thực phẩm hoặc miligam phụ gia/lít thực phẩm”. </i>

Căn cứ theo mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm trong thực phẩm tại Phụ lục 2A và 2B thì mỗi nhóm thực phẩm sẽ được quy định mức tối đa phụ gia thực phẩm được sử dụng là bao nhiêu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Ví dụ: Đối với nhóm thực phẩm là Đồ uống từ sữa dạng lỏng có hương vị thì mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm Curcumin là 150mg/kg.

 Hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng

Dựa trên mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo thực hành sản xuất thì luật quy

<i>định rằng việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải “Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ </i>

<i>gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn”</i><small>27</small>. Tuy đã ban hành giới hạn tối da lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng vào thực phẩm. Tuy nhiên, để tránh tình trạng các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng quy định này để sử dụng phụ gia thực phẩm một cách cẩu thả thì Luật đã đề ra việc sử dụng phải được hạn chế ở mức thấp nhất để đạt hiệu quả kĩ thuật mong muốn.

 Việc sử dụng không gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

Phụ gia thục phẩm được sửu dụng trong sản xuất thực phẩm nhằm mục đích đáp ứng u cầu cơng nghệ trong q trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng này phải đảm bảo rằng nó khơng gây ra các nguy hại cho sức khỏe con người.

 Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thơng tư 24/2019/ TT-BYT thì phụ gia thực phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn theo nguyên tắc nếu chưa có quy định về tiêu chuẩn đầu thì áp dụng các tiêu chuẩn tiếp theo, theo thứ tự trừ trên xuống:

1. Quy chuẩn quốc gia

2. Quy định trong văn bản QPPL do cơ quan nhà nước trong trường hợp chưa có quy chuẩn quốc gia

3. Tiêu chuẩn quốc gia nếu chưa có quy chuẩn quốc gia hoặc các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ban hành

4. Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài 5. Tiêu chuẩn của nhà sản xuất

<small>27 Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2019/TT-BYT </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

 Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

<i><b>Hai là, đối với Hóa chất khơng thuộc danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ </b></i>

chế biến

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì đối với các loại hóa chất khơng phải phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thì luật quy định cấm

<i>“sử dụng hóa chất khơng rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản </i>

<i>xuất, kinh doanh thực phẩm”. Dựa vào quy định trên thì các hóa chất có thể được sử </i>

dụng vào thực phẩm là hóa chất rõ nguồn gốc và không bị cấm sử dụng trong sản xuất,

<i>kinh doanh thực phẩm. </i>

<i>+ Hóa chất có nguồn gốc rõ ràng. </i>

<i>Căn cứ Điều 43 Luật Hóa chất quy định “tổ chức, cá nhân sản xuất hóa phải khai </i>

<i>báo về các nội dung như tên, địa chỉ của tổ chức sản xuất hóa chất, tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ của hóa chất”.</i> Do đó, Hố chất có nguồn gốc rõ ràng là những hóa chất đã tiến hành khai báo theo quy định của Luật. Nguồn gốc và xuất xứ của chúng

<i>được xác định và có thể kiểm tra được một cách chính xác. </i>

<i>+ Hóa chất khơng bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. </i>

Theo quy định của pháp luật thì các hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm là những hóa chất thuộc các danh mục hóa chất độc được ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg, hóa chất nguy hiểm, hóa chất cấm được ban hành kèm theo Nghị định 113/2017-NĐ-CP. Đây là dah mục các hóa chất có khả năng

<i>gây nguy hại đến sức khỏe con người. </i>

Do đó, Luật An toàn thực phẩm 2010 đặt ra các yêu cầu đối với hóa chất sử dụng trong hoạt động sản xuất thực phẩm là hoàn toàn hợp lý. Đảm bảo khi một hóa chấ được sử dụng vào thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với quy định của Luật. Tránh

<i>tình trạng khi phát sinh sự cố thực phẩm về hóa chất khơng truy xuất được nguồn gốc. </i>

Với các quy định trên có thể thấy Luật An toàn thực phẩm 2010 đã đặt ra các yêu cầu đối với hóa chất sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh là Hóa chất thuộc danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến và các hóa chất khơng thuộc danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến. Có sự tách bạch, rõ ràng trong quy định các loại hóa chất được sử dụng vào thực phẩm.

<i><b>1.3.4. Tác động của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm </b></i>

Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm mang lại những tác động tích cực và tiêu cực cho thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào, ra sao ảnh hưởng rất lớn đến tác động của hóa chất trong sản xuất thực phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm khơng đem lại nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên nó vẫn đem lại một số lợi ích tích cực nếu sử dụng đúng liều lượng và đúng các chất trong từng nhóm thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Việc sử dụng hóa chất một cách phù hợp, tuân thủ theo quy định có thể giúp đa dạng hơn các loại thực phẩm, phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng cũng như giúp cho bề ngoài của thực phẩm bắt mắt, đẹp hơn, làm tăng thêm mùi vị và sức hấp dẫn. Và tác dụng lớn nhất có thể kể đến là giúp thực phẩm có thể bảo quản lâu hơn. Việc sử dụng phù hợp một số loại hóa chất cũng đem lại một số giá trị dinh dưỡng dù thấp như bổ sung thêm một số chất khơng có như các loại Vitamin vào trong thực phẩm hay thêm i-ốt vào trong muối, đều giúp mang lại giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.

Chính vì những tác dụng trên mà việc loại bỏ hồn tồn sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm là việc không thể. Bởi xét đến khía cạnh tiêu dùng cũng như xuất, nhập khẩu thực phẩm thì từ lâu hóa chất đã đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm, mang lại lợi nhuận to lớn cho các nhà sản xuất cũng như đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cho người dân trên thế giới. Rất khó để có thể xuất khẩu một mặt hàng thực phẩm mà không sử dụng chất bảo quản bởi thời gian để đưa hàng hóa nhập khẩu vào các nước khác là khá lâu, do đó nếu xuất khẩu thực phẩm mà không chứa các chất bảo quản sẽ dẫn đến thực phẩm bị hư hỏng trước khi vào được thị trường nước ngồi hoặc khó cạnh tranh về giá cả.

Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tuy đem lại những giá trị về thương mại nhưng cũng đem lại các tác hại khôn lường cho sức khỏe của con người nếu việc sử dụng các hóa chất đó khơng đúng theo quy định của luật. Việc sử dụng thực phẩm có chứa hóa chất trong thời gian dài có thể tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây tổn thương các cở quan trong cơ thể làm suy giảm hoặc làm hỏng dần các chức năng của các cơ quan. Thậm chí, khi tích tụ đến một lượng nhất định có thể gây ung thư. Cịn đối với trường hợp khi sử dụng hóa chất với hàm lượng lớn hoặc sử dung các loại hóa chất bị cấm thì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Không chỉ gây ra triệu chứng ngộ độc cấp tính do các cơ quan bị tổn thương như dạ dày, ruột mà cịn có khả năng tích lũy, tồn lưu hóa chất trong cơ thể gây độc hại cho tế bào, biến đổi gen gây ung thư hóa…<small>28</small>

Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu dùng tăng nên ngành sản xuất thực phẩm cũng tăng theo. Hóa chất vẫn đang được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp lớn nhỏ nhằm tối ứu hóa về lợi nhuận. Cụ thể trong ngành sản xuất thực phẩm, việc sử dụng hóa chất để hỗ trợ q trình sản xuất, chế biến

<small>28</small><i><small>Nhiên Thị Nguyễn (2022), “Ngộ độc thực phẩm do hóa chất”, Bộ Y tế [</small></i><small>tai-nan-thuong-tich/tin-noi-bat/-/asset_publisher/iinMRn208ZoI/content/ngo-oc-thuc-pham-do-hoa-</small>

<small> ] ( truy cập ngày 25/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

thực phẩm ngày càng phổ biến và việc kiểm soát liều lượng cũng như các loại hóa chất được đem vào thực phẩm đã trở thành một vấn đề đáng báo động khi hàng loạt các loại thực phẩm sau khi đưa ra thị trường thì phát hiện chất cấm, vượt hàm lượng cho phép, gây ngộ độc, nguy hiểm cho cơ thể.

Chính vì tầm quan trọng của hóa chất trong sản xuất thực phẩm và cũng như các tác nhân nguy hiểm tiềm ẩn hóa chất trong q trình sử dụng để sản xuất thực phẩm thì pháp luật điều chỉnh hóa chất được ra đời để kiểm sốt nó. Cụ thể, vào năm 2007 Việt Nam ban hành Luật Hóa chất và các năm sau đó lần lượt ban hành các Thơng tư, Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất. Vào năm 2010 Việt Nam cũng ban hành Luật An Tồn thực phẩm và các nghị định, thơng tư sau đó để kiểm sốt các vấn đề thực phẩm trong đó có quy định về sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm. Tại Điều 317 Luật Hình Sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cũng quy định chế tài đối với hành vi sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm.

<b>1.4. Tổng quan pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm 1.4.1. Khái niệm pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm </b>

Căn cứ theo khái niệm về hóa chất trong Luật hóa chất có thể thấy hóa chất được hiểu theo nghĩa rộng là tồn bộ những đơn chất hoặc hợp chất có trong tự nhiên hoặc được tạo ra thơng qua q trình sản xuất. Do đó, phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đều là những dạng hóa chất. Tuy nhiên, những loại hóa chất này đã được trải qua một quy trình kiểm nghiệm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm được quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư

<i>19/2012/TT-BYT: “Phụ gia thực phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù </i>

<i>hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến thực phẩm.” </i>

Do đó, sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm là việc đưa hóa chất có thể là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến hoặc các loại hóa chất khác vào thực phẩm một cách có chủ đích.

Theo Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên hợp quốc (FAO) thì phụ gia thực phẩm là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc khơng có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu cơng nghệ trong q trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.” Trong Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commisson - CAC) thì phụ gia thực phẩm là: “Một chất, có hay khơng có giá trị dinh dưỡng, mà bản thân nó khơng được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm, việc chủ ý bổ sung chúng vào thực phẩm để giải quyết mục đích cơng nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó”.

Trong pháp luật Việt Nam thì khái niệm phụ gia thực phẩm từng được ghi nhận trong Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/08/2001 về việc Ban hành” Quy định danh mục chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”. Tuy nhiên đến năm 2012 thì Bộ Y tế ban hành Thơng tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm (thay thế cho Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT) thì khái niệm này khơng được quy định trong Thơng tư mà thay vào đó nó được chính thức ghi nhận trong Luật An Toàn thực phẩm năm 2010: “ Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong q trình sản xuất, có hoặc khơng có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. ”

Khái niệm trên cho thấy, Phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm mà nó cũng là một dạng chất có thể là đơn chất hoặc hợp chất được bổ sung trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm nhằm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thuật phẩm đó và không phải tất cả các phụ gia thực phẩm đều là hóa chất. Có một số loại phụ gia thực phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên như muối, đường và chất đạm.

Do đó, Hóa chất được dùng làm phụ gia thực phẩm là những là những chất được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học và phải được phê duyệt bởi các tổ chức y tế và an toàn thực phẩm trên thế giới trước khi được sử dụng. Cần phải tuân thủ các chỉ đạo và hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng của từng loại phụ gia để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích cơng nghệ, có thể được tách ra hoặc cịn lại trong thực phẩm.<small>29</small>

Đối với Hóa chất là phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thì phải thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.<small>30</small>

Đối với những hóa chất khác khơng thuộc danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì tại khoản 3 Điều 7 Luật Hóa

<i>chất 2007 quy định cấm các hành vi “Sử dụng hóa chất khơng thuộc danh mục được </i>

<i>phép sử dụng, hóa chất khơng bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho </i>

<small>29 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010. </small>

<small>30 Khoản 3 Điều 17 Luật An Toàn thực phẩm 2010. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.” </i>

<b>1.4.2. Đặc điểm của pháp luật về sử dụng hóa chất trong trong sản xuất thực phẩm </b>

Để kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm, Nhà nước sử dụng nhiều cơng cụ khác nhau, trong đó cơng cụ hiệu quả nhất là pháp luật.

Pháp luật về các nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng là tất cả các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá trình con người tiến hành sử dụng các loại hóa chất vào trong q trình sản xuất thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm khi đưa ra tiêu thụ đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm:

<i><b>Một là, các nguyên tắc pháp lý: </b></i>

Để đảm bảo mục đích bảo vệ sức khỏe con người trước những tác động xấu do thực phẩm chứa hóa chất gây ra, các quy định pháp luật về sử dụng hóa chất trong các hoạt động sản xuất thực phẩm cần được xây dựng trên những nguyên tắc nhất quán, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, chính sách bảo vệ sức khỏe người dân của Đảng và Nhà nước ta. Có như vậy, các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm với việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm mới có sự gắn kết và thống nhất chặt chẽ với nhau.

<i><b>Hai là, nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội liên quan </b></i>

trực tiếp đến quá trình con người tiến hành sử dụng các loại hóa chất vào trong q trình sản xuất thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm khi đưa ra tiêu thụ đáp ứng được các tiêu chuẩn về an tồn vệ sinh thực phẩm. Nhóm quy phạm pháp luật này có đặc điểm chung giống nhau là cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hoạt động sử dụng hóa chất vào trong sản xuất thực phẩm.

<i><b>Ba là, ảnh hưởng từ các công ước, điều ước, tổ chức quốc tế, Việt Nam là thành </b></i>

viên.

Công tác xây dựng tiêu chuẩn hay giới hạn an tồn một chất độc hại có trong thực phẩm ở Việt Nam đều phải dựa vào các tài liệu chính thức của Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm thế giới (CODEX), tài liệu của các nước trong khu vực và thế giới và phải hài hòa với sự phát triển kinh tế đất nước. Do đó, Hiện nay, việc xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bất kỳ một chất độc hại nào có trong thực phẩm phải dựa vào đánh giá mối nguy của chất độc hại đó để đưa ra bằng chứng khoa học xác thực về mức an toàn, độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Việt Nam cũng như phần lớn các quốc gia đang phát triển trên thế giới chưa đủ năng lực để nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với tất cả chất độc hại có trong thực phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Việc xây dựng các tiêu chuẩn hay giới hạn dự lượng một loại hóa chất độc hại nào có trong thực phẩm thì chúng ta phải dựa vào tài liệu, bằng chứng khoa học của các tổ chức Quốc tế. Điều này vừa là thuận lợi vừa là bất cập đối với hệ thống pháp luật Việt Nam trong quản lý hóa chất và an tồn thực phẩm. Cụ thể, trong các vụ việc thực tiễn như một số sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo vì vi phạm quy định về an tồn thực phẩm của EU<small>31</small>. Có thể thấy, sau khi xảy ra vụ việc liên quan đến EO trong các sản phẩm xuât khẩu qua thị trường EU bị cảnh báo thì Bộ Cơng thương mới phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng quy định mức ngưỡng giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm. Hoặc ví dụ đối với vụ việc sử dụng melamine vào thực phẩm thì đến ngày 11/12/2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định 38/2008/QĐ-BYT về việc quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm <small>32</small>. Cụ thể trong Quyết định này Bộ Y tế ban hành dư lượng tối đa melamine trong thực phẩm cũng như cấm cấc hành vi cố tình sử dụng melamine vào thực phẩm. Trong khi, vụ việc thực tế là các thực phẩm nhiễm melamine hoặc sử dụng melamine đã xảy ra trước đó. Do đó, Có thể thấy thực trạng là pháp luật đi sau thực tiễn. Việc phụ thuộc nhiều vào các cơ quan quốc tế đem đến cho pháp luật Việt Nam cả mặt tích cực và tiêu cực như chúng ta có thể dựa trên các nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan quốc tế để ban hành quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc này dẫn đến chúng ta bị động trong việc đưa ra các quy định pháp luật, dẫn đến thực trạng là pháp luật đi sau thực tiễn.

Chính vì vậy, pháp luật về sử dụng hóa chất vào thực phẩm cũng bị chi phối bởi những quy định của các tổ chứcquốc tế mà Việt Nam là thành viên..

<b>1.4.3. Vai trị của pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm </b>

Từ lâu, con người đã biết cách sử dụng các loại chất trong sản xuất thực phẩm để đạt được hiệu quả mong muốn. Ban đầu, việc sử dụng hoá chất chỉ đơn thuần như dùng muối để bảo quản thịt, cá hay lên men hoa quả. Tuy nhiên, lúc bấy giờ nền công nghiệp sản xuất thực phẩm chưa phát triển như bây giờ, việc sử dụng hoá chất trong sản xuất thực phẩm chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ thức ăn của con người. Ngày nay, việc sản xuất thực phẩm đã và đang trở thành một nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các nhà sản xuất thực phẩm không ngừng tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật sử dụng hoá chất để đạt được những hiệu quả tối ưu cho sản phẩm của mình.

<small>31</small><i><small>Ban thời sự (2022), “ EU cảnh báo mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam”, VTV báo điện tử, [</small></i><small></small>

<small>32 Đức Tuân (2008), “Quy định giới hạn tối đa melamine trong thực phẩm: Đảm bảo cơ sở khoa học và thực </small>

<i><small>tiễn”, Báo điện tử chính phủ [ </small></i><small>bao-co-so-khoa-hoc-va-thuc-tien-</small>

<small>cập ngày 17/04/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Nhận thấy sự đa dạng của các loại hoá chất được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, hàng nghìn các loại hố chất đã và đang được sử dụng cũng như nhiều hoá chất mới được phát hiện để thay thế nhằm nâng cao tính hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm thực phẩm, vì thế mà những nhà làm luật cũng như những nhà nghiên cứu đã tiến hành đưa ra các yêu cầu khác nhau nhằm mục đích kiểm sốt chất lượng và hàm lượng của các nhóm hố chất khi đưa vào sản xuất thực phẩm.

Chính việc cho phép sử dụng hóa chất vào thực phẩm dẫn đến phải xây dựng các QPPL để điều chỉnh. Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có các văn bản để điều chỉnh cho việc sử dụng hóa chất vào thực phẩm. Cụ thể, để đảm bảo an tồn thực phẩm có Luật An Toàn thực phẩm 2010, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An Toàn thực phẩm và Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về lĩnh vực an tồn thực phẩm. Để đảm bảo việc sử dụng hóa chất vào thực phẩm một cách hợp lý, không gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng có Luật Hóa chất 2007, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, Thông tư số 32/2017/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và nghị định số 113/2017/nđ-cp ngày 09 tháng 10 năm 2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất,…

Các văn bản pháp luật trên đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm. Bởi, suy cho cùng thì pháp luật quy định về sử dụng hóa chất nào với hàm lượng bao nhiêu, dùng cho loại thực phẩm gì đều có mục đích đảm bảo thực phẩm đó khi đến tay người tiêu dùng đáp ứng đầy đủ an tồn vệ sinh thực phẩm, khơng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Về chế tài, pháp luật Việt Nam hiện quy định ba loại chế tài với hành vi vi phạm đối với việc sử dụng hóa chất nói riêng và hành vi vi phạm pháp luật an tồn thực phẩm nói chung, gồm chế tài dân sự, chế tài hành chính và chế tài hình sự. Điều này giúp đảm bảo được các quyền cho những người bị thiệt hại từ hành vi sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm không hợp pháp của các cơ sở sản xuất. Đồng thời với chế tài hình sự với mức phạt cao nhất là 20 năm tù được quy định tại điều 317 Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) nó cũng mang tính phịng ngừa, răn đe phần nào các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

<b>1.4.4. Nội dung của pháp luật về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm </b>

<i><b>Một là, quy định về điều kiện để sử dụng hóa chất vào hoạt động sản xuất thực </b></i>

phẩm trong Luật Hóa chất 2007

Tại khoản 3 Điều 7 Luật Hóa chất 2007 quy định hành vi bị cấm khi sử dụng hóa

<i>chất như “ hóa chất khơng thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất khơng bảo đảm </i>

<i>tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng thì bị cấm.” </i>

Trong quy định trên thì hành vi sử dụng hóa chất khơng thuộc danh mục được phép sử dụng là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, theo Luật Hóa chất năm 2007 và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, gồm các danh mục sau:

 Hóa chất thuộc danh mục hóa chất cấm sản xuất, kinh doanh;  Hóa chất thuộc danh mục hóa chất han chế sản xuất, kinh doanh;  Hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiên

 Hóa chất thuộc danh mục hóa chất độc phải xây dựng phiếu xây dựng, phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc;

 Hóa chất thuộc danh mục hóa chất phải khai báo;

 Hóa chất thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoajch phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an tồn;

 Hóa chất thuộc danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;  Hóa chất thuộc danh mục các hóa chất khơng được sử dụng trong các sản phẩm

 Hóa chất thuộc danh mục hóa chất cấm, danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

 Hóa chất thuộc danh mục hóa chất khơng được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn phân loại, ghi nhãn và xây dựng phiếu an tồn hóa chất đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Dựa trên tất cả các danh mục hóa chất được ban hành kèm với văn bản QPPL trên thì chưa có danh mục hóa chất được phép sử dụng. Do đó, nếu hiểu hóa chất thuộc danh mục được phép sử dụng thì chỉ có thể Danh mục Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm được ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BYT, danh mục chất hỗ trợ sản xuất, chế biến được phép sử dụng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BY. Tuy nhiên, nếu hiểu như cách trên là chưa chính xác bởi dựa vào khái niệm mà Luật Hóa chất 2007 đưa ra thì hóa chất được hiểu theo nghĩa rộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

là tất cả các chất. Do đó, việc lập ra một danh mục các hóa chất thuộc danh mục được phép sử dụng là khó thực hiện.

<i><b>Hai là, quy định về sử dụng hóa chất trong Luật An tồn thực phẩm 2010 </b></i>

<i>Theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: “Sử dụng phụ gia thực phẩm, </i>

<i>chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất khơng rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Dựa theo quy định này thì luật đã đặt ra các điều kiện cấm đối </i>

với hóa chất được sử dụng vào thực phẩm. Cụ thể:

<i>- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng: </i>

Căn cứ theo Điểm c khoản 1 Điều 10 Thơng tư số: 24/2019/TT-BYT thì hạn sử dụng của phụ gia thực phẩm được tính từ ngày sản xuất phụ gia thực phẩm đã được thể hiện trên nhãn gốc của phụ gia thực phẩm trước khi được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại. Do đó, các phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải có ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng rõ ràng và phương pháp bảo quản phù hợp. Nếu các sản phẩm này đã q hạn sử dụng, khơng cịn an tồn cho tiêu thụ và khơng nên sử dụng. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng là những phụ gia thực thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà ngày

- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép.

Đối với mỗi chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến pháp luật đều quy định cụ thể chất nào và hàm lượng bao nhiêu được sử dụng đối với mỗi loại thực phẩm. Ví dụ, đối với nhóm thực phẩm đồ uống từ sữa dạng lỏng có hương vị thì được phép sử dụng phụ gia thực phẩm E951 ( chất tạo ngọt) với hàm lượng 600ml/kg hoặc đối với nhóm thực phẩm kẹo cứng thì hàm lượng phụ gia E951 được sử dụng là 3000 ml/kg<small>33</small>. Có thể hiểu đối với mỗi chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến muốn được sử dụng trong thực phẩm phải đáp ứng đủ hai điều kiện là phải nằm trong danh mục được phép sử dụng và phải sử dụng đúng hàm lượng được cho phép đối với từng nhóm thực phẩm. Dựa vào quy định trên, thì phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép là những chất mà đáp ứng được điều kiện thứ nhất là nó thuộc danh mục được phép sử dụng nhưng khi sử dụng người ta lại sử dụng vượt hàm lượng cho phép đối với nhóm thực phẩm đó. Ví dụ: Đối với nhóm thực phẩm đồ uống từ sữa dạng lỏng có hương vị thì được phép sử dụng phụ gia thực phẩm E951 ( chất tạo ngọt) với hàm lượng 600ml/kg nhưng khi sản xuất

<small>33 Tham khảo PHỤ LỤC 2A quy định về mức sử dụng tối đa phụ gia trong thực phẩm (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

người ta lại dùng E951 vào sản phẩm với hàm lượng lớn hơn 600ml/kg hoặc đối với nhóm thực phẩm kẹo cứng thì hàm lượng phụ gia E951 được sử dụng là 3000 ml/kg nhưng khi sử dụng vào sản phầm thì người ta sử dụng với hàm lượng lớn hơn 3000ml/kg. Đây được coi là sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép. Có thể dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe của những người sử dụng sản phẩm đó.

<i>- Sử dụng hóa chất khơng rõ nguồn gốc. </i>

Pháp luật không định nghĩa thế nào là hóa chất khơng rõ nguồn gốc. Tuy nhiên,

<i>dựa vào định nghĩa về hàng hóa trong Điều 4 Luật giá 2012 thì: “Hàng hóa là tài sản có </i>

<i>thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.”. Hiểu theo nghĩa rộng thì hàng hóa là tất </i>

cả những gì có thể trao đổi, mua bán được. Vì vậy, hóa chất cũng là một dạng hàng hóa lưu thơng trên thị trường. Dựa trên khái niệm về hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ được quy định tại Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đưa ra định nghĩa về hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ

<i>thì “hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ là hóa chất lưu thơng trên thị trường khơng </i>

<i>có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thơng tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hố đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.” </i>

Theo quy định trên, hóa chất khơng rõ nguồn gốc là những hóa chất mà nguồn gốc, xuất xứ khơng được thể hiện trên bao bì của sản phẩm, hoặc khơng có các loại giấy tờ liên quan để chứng minh về nguồn gốc của hóa chất như chứng từ chứng nhận xuất xứ hóa chất, hợp đồng mua bán, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hơp pháp đối với hóa chất và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất với các bên có liên quan.

- Hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việc sử dụng hóa chất bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm là một trong những hành vi bị Luật An Toàn thực phẩm 2010 cấm tuy nhiên hiện nay, khơng có một văn bản pháp luật nào định nghĩa thế nào là hóa chất bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như chưa có Điều luật quy định về danh mục hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, dựa vào

<i>khoản 2 Điều 19 Luật Hóa Chất thì: “Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh </i>

<i>doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm”. Do đó, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

có thể hiểu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì khơng được sử dụng những loại hóa chất thc Danh mục hóa chất cấm do chính phủ quy định. Tham khảo quy định về danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Điều 3 Thơng tư 10/2021/TT-BYT thì có thể hiểu hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm là những hóa chất mà việc sử dụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Thậm chí khi nhiễm phải những hóa chất độc hại này thì cịn có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Dựa vào các quy định trên thì sử dụng hóa chất vào sản xuất thực phẩm là việc sử dụng các loại hóa chất đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về sức khỏe con người và mơi trường. Đặc biệt, các loại hóa chất này phải được sử dụng với mục đích phù hợp và trong mức độ phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Và các loại hóa chất được sử dụng trong thực phẩm phải là các loại hóa chất đã được đăng ký và cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng phải tuân thủ quy định về việc sử dụng hóa chất trong thực phẩm, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

<i><b>Ba là, Hàm lượng được cho phép sử dụng và giới hạn tồn dư tối đa trong thực </b></i>

phẩm

Tuy việc sử dụng các loại hóa chất vào trong hoạt động sản xuất là được phép nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật để đảm bảo tính an tồn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Luật đề ra quy định về hàm lượng của mỗi hóa chất được sử dụng vào thực phẩm, đồng thời cũng quy định thêm về giới hạn tồn dư hóa chất được phép trong thưc phẩm.

Đối với hóa chất là phụ gia thực phẩm thì dựa vào Phụ lục Danh mục Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Trong phần danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm sẽ được kèm theo quy định về “ lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) và mức sử dụng tối đa (ML)

<i>Theo đó, “ lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) là lượng ăn vào hằng </i>

<i>ngày của một phụ gia thực phẩm trong suốt cuộc đời mà khơng có nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe con người, được tính theo đơn vị mg/kg thể trọng”</i><small>34</small><i> và “Mức sử dụng tối </i>

<i>đa (ML) là lượng phụ gia thực phẩm sử dụng ở mức tối đa được xác định là có hiệu quả theo chức năng sử dụng đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; thường được biểu thị theo miligam phụ gia/kilogam thực phẩm hoặc miligam phụ gia/lít thực phẩm”</i><small>35</small>. Với quy định này, các hóa chất là phụ gia thực phẩm được sử dụng vào thực

<small>34 Khoản 5 Điều 3 Thông tư 24/2019/TT-BYT 35 Khoận 7 ậiậu 3 Thông tậ 24/2019/TT-BYT </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

phẩm ngoài việc phải thuộc danh mục được phép sử dụng thì sử dụng với hàm lượng

<i>bao nhiêu, tối đa là bao nhiêu đều được quy định kèm danh mục. </i>

Đối với các Hóa chất không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm hoặc danh mục chất hỗ trợ chế biến thì thì Luật không quy định về danh mục và hàm lượng cụ thể được sử dụng vào trong thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, để kiểm sốt thì Bộ y tế ban hành QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm. Và Quyết định 46/2007/ QĐ-BYT về việc ban hành “ quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2007 và Thông tư

24/2013/TT—BYT về ban hành “ quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm” được ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2013 sửa đổi, bổ sung phần 2 của Quyết đinh 46/2007/ QĐ-BYT. Cụ thể:

Trong Điều 4 của Thông tư 24/2013/TT—BYT về mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm sửa đổi, bổ sung cho phần 2 của Quyết định 46/2007/QĐ-BYT sẽ quy định kèm theo lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhân được (ADI) và

<i>“ giới hạn tối đa dư lượng (MRL) thuốc thú y là lượng tối đa một loại thuốc thú y sau </i>

<i>khi sử dụng cịn lại trong thực phẩm và được tính theo microgam thuốc thú y trong một kilogam thực phẩm dạng rắn hoặc một lít thực phẩm dạng lỏng”</i><small>36</small>

Trong phần 5 của Quyết định 46/2007/ QĐ-BYT quy đinh về giới hạn tối đa kim loại trong thực phẩm sẽ được quy định kèm theo giới hạn tối đa của một hóa chất được

<i>phép có trong thực phẩm “Giới hạn tối đa (ML) là giới hạn của một chất ô nhiễm cụ </i>

<i>thể hoặc chất độc tự nhiên cụ thể được phép có trong thực phẩm tính theo miligam chất ơ nhiễm hoặc chất độc tự nhiên trên kilôgam thực phẩm (mg/kg)”<small>37</small></i>

Phần 7 của Quyết định 46/2007/ QĐ-BYT quy định về danh mục các chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Đối với quy định về danh mục của phần này quy định về lĩnh vực sản xuất đói với từng loại hóa chất trong danh mục và mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép trong thực phẩm (MRL)

Phần 8 của Quyết định 46/2007/ QĐ-BYT quy định tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm được ban hành kèm theo mã Code (CAC) - Mã thuốc bảo vệ thực vật xếp theo danh mục của Codex Alimentarius Pesticides và lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI) cùng với giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được chấp nhận tồn tại trong thực phẩm (MRL).

Đối với các hóa chất khơng thuộc danh mục phụ gia thực phẩm thì tùy vào chức năng sử dụng của nó vào thực phẩm mà luật đã ban hành các danh mục về hóa chất, hàm lượng và giới hạn tồn dư được phép có trong thực phẩm.

<small>36 Khoận 4.5 ậiậu 4 Quyật đậnh 46/2007/Qậ-BYT 37 Khoận 4.7 ậiậu 4 Quyật đậnh 46/2007/Qậ-BYT </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Những nội dung đuợc đề cập và phân tích ở chương này đã giới thiệu những vấn đề tổng quan nhất về khái niệm hoá chất và các quy định của pháp luật về việc sử dụng hoá chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc giới hạn khái niệm hoá chất là cần thiết để xác định phạm vi những vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, với những phân tích về vai trị của pháp luật đối với hoạt động sử dụng hoá chất trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các tác động tiêu cực của hoạt động này đối với sức khoẻ người tiêu dùng đã cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiểu biết cho mọi người về các vấn đề này. Tuy nhiên, để pháp luật trở thành một công cụ kiểm soát hoạt động này một cách hiệu quả nhất thì cần thiết phải được xây dựng và thực thi dựa trên thực tiễn. Những nội dung nghiên cứu của Chuơng 1 là tiền đề để nhóm tác giả nghiên cứu làm rõ thực trạng pháp luật, đồng thời liên hệ với pháp luật các nước khác để tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất cho các vấn đề bất cập về việc sử dụng hoá chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sẽ được trình bày trong Chương 2 của đề tài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI </b>

Mặc dù pháp luật hiện hành đã có những quy định về danh mục và hàm lượng các loại hoá chất được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên hệ thống pháp luật giữa các nước là khơng đồng nhất vì thế đã dẫn đến nhiều trở ngại, khó khăn trong việc xuất, nhập khẩu thực phẩm giữa các nước với nhau. Tình trạng thực phẩm mang đi xuất khẩu bị trả về do vi phạm quy định về hàm lượng hoá chất thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây, điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Do đó trong Chương này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu quy định pháp luật về lĩnh vực sử dụng hoá chất và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm của pháp luật Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) để có thể tìm ra giải pháp cho Việt Nam.

<b>2.1. Sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật Trung Quốc 2.1.1 Về quy định pháp luật </b>

Ở Trung Quốc, Luật Quản lý An tồn Hóa chất Nguy hiểm 2011 <small>38</small>chỉ quy định khái niệm hóa chất nguy hiểm chỉ quy định khái niệm hóa chất nguy hiểm nhưng định nghĩa cũng giới hạn hóa chất nguy hiểm cần kiểm sốt theo danh mục. Theo Điều 3 Luật Quản lý an tồn hóa chất nguy hiểm, khái niệm hóa chất nguy hiểm được định nghĩa là:

<i>“Hóa chất nguy hiểm đề cập đến các chất có độc tính cao và các hóa chất khác </i>

<i>độc hại, ăn mòn, nổ, dễ cháy hoặc hỗ trợ q trình đốt cháy và có thể gây hại cho con </i>

<i><b>người, cơ sở vật chất hoặc môi trường. </b></i>

<i>Danh mục hóa chất nguy hiểm phải được xác định, ban hành và điều chỉnh phù </i>

<i><b>hợp với việc xác định và phân loại nguy hiểm của Nhà nước” </b></i>

Dựa vào quy định trển, có thể thấy “hóa chất” đang được hiểu theo nghĩa hẹp là những chất nguy hại, cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ nguy cơ với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chính vì quy định “hóa chất” theo nghĩa hẹp nghĩa là những chất gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng nên trong luật này người ta không quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm. Cụ thể, vấn đề sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm trong pháp luật Trung Quốc được quy định trong The Food Safety Law of the People's Republic of China of

<b>2015 (FSL) - Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2015 </b>

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 FSL 2015 đã có quy định về những hành vi bị

</div>

×