Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

buộc xin lỗi cải chính công khai do xâm phạm danh dự nhân phẩm uy tín trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.96 KB, 73 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

LỜI MỞ ĐẦU ...1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BUỘC XIN LỖI, CẢI CHÍNH CƠNG KHAI VÀ HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN ...7

1.1. Khái quát về biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai ...7

1.1.1. Khái niệm biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai ...7

1.1.2. Đặc điểm của biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai ...9

1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai ...12

1.2. Khái qt về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ...13

1.2.1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín và hành vi xâm phạm ...13

1.2.2. Đặc điểm của hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ...21

1.3. Quá trình phát triển quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín...24

1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...25

1.3.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...30

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ BIỆN PHÁP BUỘC XIN LỖI, CẢI CHÍNH CÔNG KHAI DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ...36

2.1. Điều kiện áp dụng quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín...36

2.1.1. Pháp luật dân sự hiện hành ...36

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số bất cập ...38

2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện ...40

2.2. Chủ thể có quyền yêu cầu và chủ thể chịu trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ...41

2.2.1. Pháp luật dân sự hiện hành ...41

2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số bất cập ...44

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện ...52

2.3. Nội dung xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ...56

2.3.1. Pháp luật dân sự hiện hành ...56

2.3.2. Thực tiễn áp dụng và một số bất cập ...58

2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện ...60

2.4. Cách thức thực hiện quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín...61

2.4.1. Pháp luật dân sự hiện hành ...61

2.4.2. Thực tiễn áp dụng và một số bất cập ...63

2.4.3. Kiến nghị hoàn thiện ...64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...68

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong xã hội hiện đại, tự do ngôn luận được xem là biểu hiện của sự tự do, bình đẳng, dân chủ của cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Lợi dụng vào điều này, nhiều chủ thể có những hành vi vượt quá quyền dân chủ và trở thành hành vi xâm phạm quyền chủ thể khác trong xã hội. Nếu trước đây con người chỉ đặt vấn đề trách nhiệm cho người thành niên thì ngày nay càng tồn tại nhiều băn khoăn về trách nhiệm của người chưa thành niên trong quan hệ dân sự. Đứng trước thực tế trẻ em có những tiến bộ vượt trội về tư duy và nhận thức, chúng ta rất khó khẳng định người dưới 18 tuổi khơng thể nhận thức được hành vi, hậu quả của bản thân và khả năng chịu trách nhiệm còn hạn chế. Ngày càng nhiều những vụ việc đau lòng xảy ra trong xã hội xuất phát điểm từ hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, hệ lụy tiêu cực từ sự phát triển mạnh mẽ của không gian ảo đang đặt ra nhiều rào cản cho sự bảo vệ quyền của con người. Sự bùng nổ của thời đại thông tin kỹ thuật số làm cho một số cá nhân, tổ chức nhanh chóng trở nên nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng đối với một cộng đồng nhất định. Kéo theo đó là sự địi hỏi ngày càng cao về việc bảo vệ những giá trị nhân thân danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trong năm 2021, các tịa án Trung Quốc đã thụ lý sơ thẩm hơn 192.675 vụ án tranh chấp quyền nhân thân, đặc biệt là các quyền danh dự và danh tiếng<small>1</small>. Tại Việt Nam, vụ án dân sự về xin lỗi, cải chính cơng khai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín đã có chiều hướng tăng trong những năm gần đây<small>2</small>. Thực tiễn thay đổi đòi hỏi sự phát triển, điều chỉnh của pháp luật. Điều này địi hỏi biện pháp có đủ tính răn đe nhưng cũng hướng tới mục tiêu giáo dục con người, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho chủ thể bị xâm phạm và cả chủ thể xâm phạm. Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai là một phương thức bảo vệ quyền dân sự mang tính văn minh, phù hợp trong xã hội hiện đại. Biện pháp không chỉ mang những giá trị tích cực cho chủ thể bị xâm phạm, xã hội mà còn tác động về mặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tinh thần của chủ thể xâm phạm. Ngồi ra, buộc xin lỗi khơng đặt nặng vấn đề khả năng nhận thức, chịu trách nhiệm của chủ thể xâm phạm.

Vì những lẽ trên, thấy rằng việc nghiên cứu hồn thiện quy định là vơ cùng cần thiết đối với pháp luật dân sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. Do đó, nhóm

<i>tác giả lựa chọn đề tài “Buộc xin lỗi, cải chính công khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. </i>

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

Luật Dân sự là ngành luật có sự tác động mạnh mẽ đến các quan hệ trong xã hội, gần gũi với đời sống con người hơn các ngành luật khác. Những vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ dân sự ln là đề tài có sức hút đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý. Trong phạm vi trường Đại học Luật TP. HCM, các đề tài, nghiên cứu có liên quan như:

<i>Trường đại học Luật TP. HCM (2023), Giáo trình Những quy định chung về luật dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. </i>

Giáo trình là tài liệu giảng dạy chính thức của trường đại học Luật TP. HCM, nội dung chính là phân tích, diễn giải nhóm các quy định chung trong ngành luật dân sự. Qua việc tham khảo giáo trình trên giúp nhóm nghiên cứu nhận diện những khái niệm căn bản như danh dự, nhân phẩm…và các quy định liên quan đến việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Đây là nền móng đầu tiên để phát triển đề tài, phần nào giúp nhóm nghiên cứu định hình được hệ thống quy định trước khi bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn.

<i>Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 (sách chuyên khảo), NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Có thể nói đây là </i>

nguồn tài liệu quan trọng để hiểu sâu về quy định của BLDS năm 2015 nói riêng cũng như hướng đi của Luật dân sự Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nội dung chính yếu là bình luận khoa học Luật dân sự, nên phạm vi nghiên cứu, phân tích rất rộng và khơng tập trung quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai. Việc triển khai chỉ dừng lại ở phân tích quy định để áp dụng, so sánh với BLDS trước đó.

<i>Nguyễn Mỹ Phụng (2021), Xin lỗi người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, trường đại học Luật TP. HCM. Luận </i>

văn trình bày những vấn đề cơ bản về việc xin lỗi người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Đồng thời, luận văn cũng gợi mở về trách nhiệm liên đới xin lỗi của chủ

<i>thể xâm phạm, cách thức xin lỗi với nguyên tắc “việc xâm phạm diễn ra ở đâu thì xin lỗi cơng khai tại đó theo cách thức đã diễn ra hành vi xâm phạm”. Trên tinh thần tiếp </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu từ luận văn trên, nhóm tác giả sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng để phân tích, đánh giá, phản biện sâu hơn các khía cạnh của quy định buộc xin lỗi. Đồng thời, đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật về cả quy định cải chính cơng khai.

Ở phạm vi ngồi trường Đại học Luật TP. HCM, các đề tài, nghiên cứu có liên quan như:

<i>Dương Tấn Thanh - Nguyễn Thị Mộng Tiền, “Bàn về xin lỗi, cải chính cơng khai trong vụ án bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân”, đăng trên </i>

tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam – Cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Bài viết đã cho thấy hạn chế của việc áp dụng quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai qua cơng tác xét xử của Tịa án và cơng tác tổ chức thi hành quyết định của Tòa án. Từ bất cập, tác giả kiến nghị xin lỗi, cải chính cơng khai theo hai hình thức: trực tiếp (nơi cư trú hoặc nơi làm việc của nguyên đơn) hoặc đăng báo (01 tờ báo Trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi nguyên đơn cư trú trong 03 số liên tiếp). Tác giả cũng kiến nghị phải có sự hướng dẫn trình tự, thủ tục tổ chức xin lỗi, cải chính cơng khai và biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện xin lỗi, cải chính cơng khai. Tuy nhiên, những gợi mở về hình thức xin lỗi, cải chính cịn hạn chế và bài viết chưa đưa ra những hướng giải quyết cho trình tự, thủ tục tổ chức, biện pháp cưỡng chế thi hành án.<small>3</small>

<i>张志胜, “Báo cáo nghiên cứu về kiện tụng tranh chấp sử dụng mạng internet xâm </i>

(14/3/2017). Bài viết đã đưa ra những bất cập về việc xác định thiệt hại và hành vi xâm phạm, gợi mở về trách nhiệm chủ thể xâm phạm, nhà mạng về bồi thường thiệt hại và xin lỗi, cải chính cơng khai khi có hành vi xâm phạm danh dự, danh tiếng, uy tín trên khơng gian mạng. Ngồi ra, tác giả đề xuất hướng xử lý tranh chấp về danh dự, danh tiếng trên không gian ảo.<small>4</small>

<small> </small>

<small>3 Dương Tuấn Thanh – Nguyễn Thị Mộng Tuyền, “Bàn về xin lỗi, cải chính cơng khai trong vụ án bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân”, truy cập ngày 1/4/2023. </small>

<small>4 Trương Chí Thành, “Báo cáo nghiên cứu về kiện tụng tranh chấp sử dụng mạng internet xâm phạm quyền danh tiếng” “利用网络侵犯名誉权纠纷诉讼研究报告”, truy cập ngày 1/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

唐韵<i>, 成都中院, “Phân tích một số vấn đề cụ thể trong các tranh chấp về quyền danh tiếng của nhân cách ảo”, “虚</i>拟 人 格 名 誉 权 纠 纷 若 干 实 务 问 题 探 析 (30/4/2015)”. Bài viết đã có những phân tích sâu về chủ thể, trách nhiệm chứng minh, trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai khi hành vi xâm phạm danh dự, danh tiếng thông qua mạng xã hội. Đồng thời, bài viết đã đưa ra được hướng giải quyết cho việc thiết lập một trật tự pháp lý trên Internet.<small>5</small>

Các bài viết trên có giá trị tham khảo rất cao trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về xin lỗi, cải chính cơng khai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trên khơng gian mạng. Tuy nhiên, những gợi mở vấp phải rào cản khác biệt về chính trị và văn hóa ứng xử pháp luật. Vì thế, nhóm tác giả khắc phục những hạn chế đó qua việc kế thừa và hồn thiện cơng trình.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i>Thứ nhất, cung cấp lý luận chung về biện pháp xin lỗi, cải chính cơng khai; về </i>

hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

<i>Thứ hai, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định và tạo cơ sở cho sự thống nhất </i>

áp dụng pháp luật tại các Tòa án hiện nay.

Về các nghiên cứu đã được thực hiện, biện pháp xin lỗi, cải chính cơng khai được các tác giả tách bạch nghiên cứu thành các biện pháp, quy định riêng biệt. Đồng thời, những kiến nghị còn chưa tiếp cận đến bảo vệ quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín trên khơng gian mạng. Ở đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy hai biện pháp này nên có sự liên kết, bổ trợ cho nhau nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm. Đề tài cung cấp những lý luận chung về biện pháp xin lỗi, cải chính cơng khai; về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Ngồi ra, đề tài cung cấp một góc nhìn mới về trách nhiệm của chủ thể xâm phạm, cách thức thực hiện và chủ thể có quyền yêu cầu. Từ đó, nhóm tác giả có đề xuất những kiến nghị mang tính gợi mở cho pháp luật dân sự Việt Nam.

<b>4. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về buộc xin lỗi, cải chính cơng khai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong pháp luật dân sự Việt Nam. Đề tài trình bày

<small> </small>

<small>5 TangYun, Tòa án nhân dân quận Tân Đơ, thành phố Thành Đơ, “Phân tích một số vấn đề cụ thể trong các tranh </small>

<i><small>chấp về quyền danh tiếng của nhân cách ảo” “虚</small></i><small>拟 人 格 名 誉 权 纠 纷 若 干 实 务 问 题 探 析”, </small>

<small> truy cập ngày 11/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cái nhìn tổng quan về phương thức bảo vệ quyền dân sự buộc xin lỗi, cải chính cơng khai, cung cấp cơ sở lý luận về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam, đồng thời có sự tham khảo kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, đề tài sẽ làm rõ các khía cạnh của việc áp dụng quy định vào thực tiễn xét xử.

<b>5. Phạm vi nghiên cứu </b>

Nội dung nghiên cứu tập trung quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022), Luật Báo chí năm 2016 và Nghị định có liên quan. Nghiên cứu có sự tham khảo quy định xin lỗi, cải chính cơng khai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, danh tiếng, uy tín của Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020.

<b>6. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp nghiên cứu tình huống.

<i>Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học. Qua việc nghiên cứu các </i>

quy định của pháp luật giúp nhóm tác giả nắm được một cách hệ thống cách thức quy định, tinh thần của điều luật. Việc hiểu và vận dụng pháp luật vào giải quyết các vấn đề pháp lý.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học được nhóm tác giả áp dụng triệt để trong các phần khái quát quy định – tại chương 1: Mục 1.1.2 Đặc điểm của biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; Mục 1.2.1 Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín và hành vi xâm phạm; chương 2: các mục 2.1.1; 2.2.1; 2.3.1; 2.4.1 Quy định của pháp luật dân sự hiện hành về các vấn đề điều kiện, chủ thể có quyền yêu cầu và chủ thể có nghĩa vụ, nội dung và cách thức thực hiện việc xin lỗi, cải chính cơng khai.

<i>Thứ hai, phương pháp nghiên cứu lịch sử. Thông qua việc tìm hiểu, so sánh quá </i>

trình vận động, phát triển của quy định pháp luật, đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với dòng chảy lịch sử, lý giải nguyên nhân của những hạn chế để tìm ra kiến nghị phù hợp.Phương pháp nghiên cứu lịch sử được nhóm tác giả sử dụng chủ yếu khi tìm hiểu quá trình phát triển quy định – tại chương 1: Mục 1.3. Quá trình phát triển quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

<i>Thứ ba, phương pháp nghiên cứu tình huống. Thơng qua các tình huống thực tế, </i>

bản án phản ánh thực trạng áp dụng pháp luật, để tìm ra những điểm bất cập, hạn chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng tại chương 1: Mục 1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; Chương 2: Các mục 2.1.2; 2.2.2; 2.3.2; 2.4.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật và bất cập.

<i>Thứ tư, phương pháp nghiên cứu so sánh. Nhóm tác giả khơng chỉ dừng ở việc so </i>

sánh không chỉ giữa pháp luật dân sự với pháp luật các nước mà còn ở việc so sánh giữa các quy định trong hệ thống pháp luật, giữa các văn bản luật độc lập với nhau. Từ đó, tìm ra quy định hợp lý, tối ưu hơn, góp phần quan trọng trong việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Phương pháp nghiên cứu so sánh được vận dụng tại Chương 1: Mục 1.1.1 Khái niệm biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; Chương 2: Các mục 2.1.3; 2.2.3; 2.3.3; 2.4.3 Đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

<b>7. Bố cục đề tài </b>

Gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai và hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Chương 2: Pháp luật dân sự về biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai do xâm

<b>phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và kiến nghị hồn thiện. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BUỘC XIN LỖI, CẢI CHÍNH CƠNG KHAI VÀ HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, </b>

<b>NHÂN PHẨM, UY TÍN </b>

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền nhân thân cơ bản của con người. Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân; là đối tượng của quyền

<i>nhân thân; “cái” mà các chủ thể trong quan hệ nhân thân hướng đến, mong muốn được </i>

công nhận, tôn trọng các giá trị nhân thân của mình và được pháp luật bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, việc bảo vệ các quyền nhân thân trên hướng tới việc xác định lại một cách chính xác các giá trị nhân thân, điều chỉnh sự nhìn nhận của chủ thể khác về các giá trị nhân thân của chủ thể bị xâm phạm. Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình thơng qua

<i>phương thức bảo vệ quyền nhân sự “buộc xin lỗi, cải chính công khai” được quy định </i>

tại khoản 3 Điều 11 BLDS năm 2015. Để hiểu rõ về phương thức bảo vệ quyền dân sự trên, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; khái qt về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; q trình phát triển quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín để có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu.

<b>1.1. Khái quát về biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai </b></i>

Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai là biện pháp xuất hiện rất sớm trong pháp luật một số nước trên thế giới. Nghiên cứu pháp luật hiện hành cho thấy lời xin lỗi có tầm quan trọng trong văn hóa pháp luật của một số quốc gia. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật dân sự Việt Nam không đưa ra định nghĩa về xin lỗi, nhưng thông qua định

<i>nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt có thể hiểu khái niệm như sau: “Xin lỗi là xin được tha thứ vì đã biết lỗi”<small>6</small>. Từ thời cổ đại, trong Luật La Mã hay trong Giáo luật đã xuất hiện thuật ngữ “amende honorable”, thuật ngữ có nguồn gốc từ Pháp, được định nghĩa là </i>

một lời xin lỗi chính thức của người xâm phạm danh dự đến người bị xâm phạm. Lời

<i>xin lỗi “amende honorable” phải gồm ba yếu tố: thú nhận tội lỗi, đưa ra lời xin lỗi và </i>

khôi phục danh dự cho người bị xâm phạm<small>7</small>. Theo pháp luật Đức thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, một lời xin lỗi cũng bao gồm ba yếu tố là yêu cầu tuyên bố danh dự, xin lỗi và

<small> </small>

<small>6</small><i><small> Viện ngôn ngữ học (2018), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, tr. 1151. </small></i>

<small>7</small><i><small> Nguyễn Mỹ Phụng (2021), Xin lỗi người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín theo pháp luật dân sự Việt </small></i>

<i><small>Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 12. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

hủy bỏ. Tuyên bố danh dự là một tuyên bố chính thức của người xâm phạm thừa nhận rằng họ đưa ra cáo buộc của mình trong sự tức giận và khơng có ý định làm tổn thương người bị xâm phạm, ngụ ý rằng đang coi trọng danh dự của người bị xâm phạm. Xin lỗi là biểu hiện của sự hối hận kết hợp với yêu cầu được tha thứ. Hủy bỏ nghĩa là người vi phạm thừa nhận sự không trung thực trong các tuyên bố của mình và rút lại những lời lẽ phỉ báng<small>8</small>. Pháp luật Úc xem lời xin lỗi là bày tỏ một sự thông cảm, hối tiếc về việc

<i>mình đã thực hiện. Điều 68 Luật Trách nhiệm dân sự năm 2002 của Úc: “Lời xin lỗi có nghĩa là sự bày tỏ, sự thông cảm hoặc hối tiếc, hoặc một cảm giác chung chung của lòng nhân từ hoặc lòng trắc ẩn, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào cho dù lời xin lỗi có thừa nhận hay ngụ ý thừa nhận lỗi liên quan đến vấn đề đó hay khơng”. Luật Xin lỗi Scotland năm 2016 hiện hành quy định: “Trong đạo luật này, lời xin lỗi có nghĩa là bất kỳ tuyên bố nào được đưa ra bởi hoặc thay mặt cho một người cho thấy rằng người đó xin lỗi hoặc hối tiếc về một hành động, sự thiếu sót hoặc hậu quả và bao gồm bất kỳ phần nào của tuyên bố có cam kết xem xét các tình huống làm phát sinh hành động, thiếu sót hoặc kết quả nhằm ngăn chặn sự tái diễn”. Hệ thống pháp luật dân sự của Hoa </i>

Kỳ không quy định cơ chế buộc bị cáo ngoan cố phải nhận trách nhiệm bằng lời xin lỗi, nhưng theo Nguyên tắc Tuyên án Liên bang, các bị cáo từ chối xin lỗi thường phải chấp hành các bản án dài hơn tới 35% so với những người làm như vậy. Văn hóa pháp luật Mỹ coi trọng lời xin lỗi, nên dù xuất phát từ chân thành hay khơng chân thành lời xin lỗi đều có những vai trò, ý nghĩa nhất định. Đặc biệt, quan điểm của một số học giả pháp lý Hoa Kỳ, lời xin lỗi cơng khai sẽ đóng vai trị trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp trong văn hóa Mỹ hiện đại<small>9</small>.

Thơng qua định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt cũng như các khái niệm về lời xin lỗi nêu trên, nhóm tác giả cho rằng lời xin lỗi của người xâm phạm đến người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín khơng thể chỉ đơn giản là bày tỏ sự thương cảm, hoặc hối tiếc, cảm giác chung chung của lòng nhân từ hoặc lịng trắc ẩn mà khơng thừa nhận lỗi liên quan đến hành vi mà họ đã thực hiện như pháp luật dân sự của Úc. Lời xin lỗi ở góc độ pháp lý nên bày tỏ sự hối tiếc, sự thừa nhận về hành vi sai trái của người đã xâm phạm, thừa nhận lỗi của bản thân không trung thực trong tuyên bố. Lời xin lỗi nên được thực hiện một cách công khai với cùng cách thức đã thực hiện hành vi xâm phạm và nên đi kèm biện pháp cải chính thơng tin sai sự thật.

<small> 8</small><i><small> Nguyễn Mỹ Phụng (2021), tlđd (7), tr. 13. </small></i>

<small>9</small><i><small> Brent T.White (2006), “Say You’re Sorry: Court - Ordered Apologies as a Civil Rights Remedy”, Cornell Law </small></i>

<i><small>Review, tập 91, số 4, tr. 1269. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Dựa theo từ điển Luật học có thể hiểu khái niệm cải chính cơng khai như sau: “Cải chính cơng khai là sửa chữa lại những thơng tin sai lệch về một chủ thể cho đúng với sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình… để mọi người biết”</i><small>10</small>. Luật hiện đại Cộng hòa Hà Lan đưa ra khái niệm cải chính

<i>cơng khai qua quy định: “Cải chính cơng khai là việc cải chính lại những lời nói hoặc hành vi xúc phạm bằng cách thú nhận tội lỗi của một người và cầu xin sự tha thứ, theo đó kẻ phạm tội, người đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị kết án, cùng với việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại”. Từ đó có thể hiểu, cải </i>

chính cơng khai là sửa chữa lại những thông tin sai lệch về một chủ thể cho đúng với sự thật một cách công khai.

Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai là biện pháp bảo vệ quyền dân sự, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bắt buộc người có hành vi xâm phạm quyền trái pháp luật xin lỗi, cải chính lại thơng tin đúng sự thật một cách công khai. Biện pháp xin lỗi thường đi đơi với biện pháp cải chính cơng khai. Bởi vì, việc xin lỗi chủ yếu hướng đến đối tượng bị xâm hại quyền, mục đích chính là giảm bớt những tổn thương tinh thần mà họ đang chịu đựng do hành vi xâm phạm sai trái gây ra. Việc cải chính hướng đến đối tượng xã hội – những người vì hành vi sai trái của người xâm phạm mà đánh giá sai về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị xâm phạm và mục đích chính là khơi phục lại danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị xâm phạm. Buộc xin lỗi và cải chính cơng khai là hai biện pháp độc lập, không bắt buộc luôn phải áp dụng đồng thời. Tuy nhiên, để nhằm bảo vệ trọn vẹn hơn quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm thì hai biện pháp này nên được diễn ra đồng thời. Ở nghiên cứu này đang hướng đến trường hợp người bị xâm phạm có

<i>“nhu cầu chính đáng” muốn cơng khai và hành vi công khai sẽ không làm phương hại </i>

hơn quyền lợi của họ.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm của biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai </b></i>

Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai là phương thức bảo vệ quyền dân sự có các đặc điểm khác biệt so với các phương thức bảo vệ quyền nhân thân khác, như sau đây chúng ta sẽ phân tích.

<i>Một là, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai là biện pháp mang tính tinh </i>

thần. Lợi ích mà biện pháp này mang lại cho người bị xâm phạm là về mặt tinh thần, không phải là các giá trị vật chất như biện pháp buộc bồi thường thiệt hại, buộc thực

<small> </small>

<small>10 “Cải chính cơng khai là gì? Giải thích từ ngữ văn bản pháp luật”, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hiện nghĩa vụ… Khi một cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền tài sản như quyền sở hữu, (bao gồm các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt), quyền thừa kế… họ không thể bắt buộc áp dụng biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai để bảo vệ quyền tài sản của mình. Bởi vì, biện pháp mang tính tinh thần là chủ yếu nên được áp dụng để bảo vệ các quyền nhân thân, đặc biệt là các quyền nhân thân không liên quan đến yếu tố tài sản. Điều đó khơng có nghĩa là biện pháp này hồn tồn khơng mang lại lợi ích

<i>vật chất nào. Tuy nhiên, các lợi ích vật chất (nếu có) chỉ là một hệ quả gián tiếp như vì </i>

được khơi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín nên ngăn chặn được các thiệt hại lớn hơn

<i>trong kinh doanh. Vì vậy, đây là biện pháp có ý nghĩa chính về mặt tinh thần nhưng </i>

trong một số trường hợp nó cũng có thể mang ý nghĩa về lợi ích vật chất.

<i>Hai là, buộc xin lỗi, cải chính phải thực hiện một cách cơng khai. Một bài nghiên </i>

cứu đã chỉ ra rằng lời xin lỗi công khai sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn một lời xin lỗi riêng tư<small>11</small>. Thực tế, khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và đã khởi kiện ra Tịa án giải quyết thì rất ít người bị xâm phạm chỉ muốn nhận lại lời xin lỗi riêng tư. Và đồng thời, lời xin lỗi riêng tư rất khó để đảm bảo đã được thực hiện trên thực tế. Việc trốn tránh nghĩa vụ xin lỗi, cải chính hồn tồn có thể diễn ra do chỉ có bản thân người bị hại chứng kiến q trình xin lỗi, cải chính của người xâm hại. Lời xin lỗi riêng tư có thể chưa đạt được mục đích khởi kiện của người bị hại. Vì thế, xin lỗi nên được thực hiện công khai để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị hại. Cải chính bản chất là sửa chữa những thông tin sai sự thật cho một tập thể người nhất định. Vì vậy, cải chính khơng thể diễn ra riêng tư. Vậy nên, cần buộc xin lỗi, cải chính diễn ra một cách cơng khai.

<i>Ba là, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai chủ yếu bảo vệ các quyền nhân </i>

thân không liên quan đến yếu tố tài sản. BLDS năm 2015 chỉ có hai quy định đề cập buộc xin lỗi, cải chính cơng khai là ở Điều 11 về các phương thức bảo vệ quyền dân sự và Điều 34 đề cập trong quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này khơng phủ nhận quy định sẽ không bảo vệ các quyền nhân thân khác bị xâm phạm nhưng đối tượng chủ yếu để bảo vệ ở đây là danh dự, nhân phẩm, uy tín. Bản chất ngành Luật Dân sự đề cao, coi trọng quyền tự thỏa thuận của các bên. Luật cũng không cấm áp dụng biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai cho những đối tượng quyền nhân thân khác. Nên khi, các bên thỏa thuận với nhau về việc xin lỗi, cải chính cơng khai trong những tình huống vi phạm khác, Tịa án vẫn sẽ tơn trọng và công nhận. Tuy nhiên, hạn chế là nếu không thỏa thuận được thì Nhà nước cũng khơng cưỡng chế bắt buộc được.

<small> 11</small><i><small> Brent T.White (2006), tlđd (9). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Bốn là, căn cứ phát sinh biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai khơng cần đáp </i>

ứng các yêu cầu yếu tố thiệt hại, hành vi trái pháp luật/hành vi vi phạm nghĩa vụ, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thực tế, mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu về có hành vi xâm phạm quyền trái pháp luật trên thực tế. Liên hệ đến pháp luật hình sự, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm gồm có cấu thành hình thức và cấu thành vật chất. Cấu thành hình thức là cấu thành tội phạm mà có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà khơng địi hỏi thêm dấu hiệu định tội là hậu quả xảy ra và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tội làm nhục người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 là tội phạm có cấu thành hình thức, tức là

<i>căn cứ xác định, định danh tội phạm là chỉ cần có hành vi “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” mà không quan tâm có hay khơng có hậu quả trên thực </i>

tế. Tương tự đối với pháp luật dân sự, có thể hiểu rằng chỉ cần có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì chủ thể bị xâm phạm đã có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai mà khơng đòi hỏi thêm các điều kiện khác. Và định nghĩa về hành vi xâm phạm quyền, xâm phạm quyền như thế nào sẽ được làm rõ tại mục 1.2 của đề tài nghiên cứu.

<i>Năm là, việc áp dụng trên thực tế phụ thuộc nhiều vào người áp dụng do thiếu các </i>

quy định cụ thể về cách thức, phương thức thực hiện. Pháp luật đã trao quyền cho Tịa án xét xử phù hợp với từng tình huống đặc thù khác nhau nên không dành một chương trong BLDS năm 2015 để quy định như phương thức buộc bồi thường thiệt hại, hay để văn bản dưới luật quy định chi tiết việc thi hành như phương thức hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai theo quan điểm một số học giả pháp lý là không đảm bảo quyền tự do ngôn luận của người xâm phạm<small>12</small>. Việc đưa ra lời xin lỗi, cải chính cơng khai ở một số trường hợp là không xuất phát từ mong muốn của người xâm phạm. Họ phải viết ra, nói ra những điều theo mong muốn, yêu cầu của người khởi kiện, dưới sự giám sát của những cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, theo nhóm tác giả, nhìn vào mặt tích cực mà biện pháp mang lại, cũng như Tịa án hồn tồn có thể điều chỉnh phương thức, cách thức đưa ra lời xin lỗi, cải chính cơng khai để vấn đề xâm phạm quyền tự do ngơn luận khơng cịn đáng lo ngại.

<small> 12</small><i><small> Brent T.White (2006), tlđd (9). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai </b></i>

<i>Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai hình thành mở ra hướng xử lý “văn minh”, “tân tiến” hơn cho kỷ nguyên coi trọng quyền con người. Người làm sai thì phải </i>

thừa nhận tội lỗi và xin lỗi vì hành vi sai trái của mình. Lời xin lỗi và việc cải chính lại thơng tin đúng sự thật một cách cơng khai khơng chỉ có ý nghĩa đối với người bị xâm phạm quyền mà cịn có ý nghĩa đối với bản thân người xâm phạm và xã hội nói chung. Khi một cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, họ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục, coi thường và bị hạ thấp giá trị.

Đối với người bị xâm phạm, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai có ý nghĩa minh oan, từ đó có thể khơi phục lại phẩm giá và lòng tự trọng của họ. Quan điểm tác

<i>giả cho rằng: “Điểm quan trọng ở đây là trong khi có một số vết thương khơng thể chữa lành chỉ bằng cách nói lời xin lỗi, thì có những vết thương khác chỉ có thể chữa lành bằng một lời xin lỗi”<small>13</small>. Việc xúc phạm quá trầm trọng dẫn đến những hành vi tiêu cực </i>

không mong muốn như đánh nhau, tự tử...<small>14</small>. Vì vậy, lời xin lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc hàn gắn vết thương lòng của người bị xâm phạm. Một bài nghiên cứu khoa học của Mỹ đã cho thấy rằng nguyên đơn khởi kiện ra Tòa với mong muốn nhận được lời xin lỗi, lời đính chính cơng khai hơn là nhận được một khoản tiền bồi thường. Một số trường hợp, nạn nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cảm thấy bản thân đáng bị như thế và có hành động tiêu cực với chính mình. Lời xin lỗi, đính chính lại sự thật với việc xác định rõ trách nhiệm trong vụ việc sẽ đẩy lùi quan điểm tiêu cực đó<small>15</small>. Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai có thể ngăn chặn sự thất thốt về vật chất. Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, những thất thoát về vật chất có thể kể đến như chi phí ngăn chặn tin đồn, chi phí điều trị tâm lý nếu tổn thương về tinh thần q lớn, chi phí do cơng việc bị ảnh hưởng... Việc cải chính lại thơng tin sai sự thật có thể chấm dứt việc tiêu tốn tiền của người bị xâm phạm vào các khoản trên. Khi danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm, thất thốt lớn nhất có thể xảy đến là ảnh hưởng trầm trọng đến công việc kinh doanh hoặc công việc xã hội của tổ chức. Thực tế cho thấy một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng việc tung tin bịa đặt, xâm

<small> </small>

<small>13 Hiroshi Wagatsuma, Arthur Rosett, “The Implications of Apology: Law and Culture in Japan and the United </small>

<i><small>States”, Law & Society Review, tập 20, số 4, tr. 487. </small></i>

<small>“Tơi khơng đồng ý với phán quyết, Tịa án có thể buộc tơi phải xin lỗi khơng?” “我不服!法院可以強制逼我道歉嗎?”, truy cập ngày 10/6/2023. </small>

<small>14 “Nữ sinh 14 tuổi tự sát vì bị bạn đánh hội đồng, tung clip lên mạng”, Nữ sinh 14 tuổi tự sát vì bị bạn đánh hội đồng, tung clip lên mạng (tintuconline.com.vn), truy cập ngày 12/2/2023. </small>

<small>15</small><i><small> Brent T.White (2006), tlđd (9). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

phạm uy tín doanh nghiệp có thể đẩy doanh nghiệp bị xâm phạm danh dự, uy tín đến bờ vực của sự phá sản<small>16</small>. Mặc dù là biện pháp mang tính nhân thân nhưng buộc xin lỗi, cải chính cơng khai có thể ngăn chặn thất thoát về vật chất cho người bị xâm phạm. Hiện nay, một số cá nhân có tấm lịng thiện nguyện đã hỗ trợ hết lòng cho cộng đồng nhưng bị một số cá nhân, cộng đồng người chỉ trích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín<small>17</small>. Việc xin lỗi, cải chính cơng khai khơng chỉ giảm bớt gánh nặng về mặt tâm lý cho người bị xâm phạm mà còn cho họ niềm tin vào cuộc sống, niềm tin những điều tích cực của xã hội để tiếp tục thực hiện sứ mệnh, vai trị của mình<small>18</small>.

Đối với người xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính cơng khai có ý nghĩa giáo dục lớn trong một số trường hợp. Bằng cách xin lỗi, cải chính, người vi phạm thừa nhận mình vơ đạo đức, thiếu tế nhị hoặc nhầm lẫn<small>19</small>. Khi xin lỗi, người xâm phạm ít nhất cũng đã chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với hành vi sai trái hoặc thiếu sót của họ. Một số trường hợp, người xâm phạm cảm thấy giảm nhẹ cảm giác tội lỗi khi đưa ra lời xin lỗi, tạo cảm giác áy náy, xấu hổ để người xâm phạm tránh thực hiện hành vi sai trái như thế về sau.

Đối với xã hội, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai có ý nghĩa thúc đẩy công bằng xã hội, thúc đẩy hành vi thay đổi, có ý nghĩa răn đe, giáo dục con người. Đây như là bài học về lời xin lỗi trong các bài học đạo đức được áp dụng vào đời sống và trở thành cơ chế phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín.

<b>1.2. Khái quát về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín và hành vi xâm phạm </b></i>

<i>Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm </i>

<small> “Ca sĩ Thủy Tiên âm thầm đi làm từ thiện ở miền Trung sau ồn ào”, tham-di-lam-tu-thien-o-mien-trung-sau-on-ao-314313.html, truy cập ngày 12/2/2023. </small>

<small> Brent T.White (2006), tlđd (9), tr. 1274. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Cụ thể hoá quy định này, theo Điều 34 BLDS năm 2015: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Đồng thời, BLDS quy định rõ chủ thể bị thông tin làm ảnh </i>

hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngồi quyền u cầu bác bỏ thơng tin đó cịn có quyền u cầu người đưa ra thơng tin xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại. Hiện nay pháp luật không quy định thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể. Tuy nhiên, căn cứ trên các chuẩn mực đạo đức xã hội có thể hiểu các khái niệm như sau:

Danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân thông qua các ứng xử của người đó trong xã hội<small>20</small>. Dựa trên lối sống và cách ứng xử tốt đẹp của cá nhân với cộng đồng mà cộng đồng đánh giá, ghi nhận về nhân cách và danh dự của cá nhân đó. Một người được đánh giá là có danh dự là người có lối sống chân thiện mỹ, là người trung thực, tôn trọng sự thật, ghét giả dối và hổ thẹn trước sự sai trái của bản thân<small>21</small>. Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.

Nhân phẩm là phẩm giá của con người, là giá trị đạo đức phổ quát được thừa nhận rộng rãi trong xã hội<small>22</small>. Đây là những giá trị chỉ có ở cá nhân – con người tự nhiên, mà không thể tìm thấy ở pháp nhân – con người pháp lý. Những phẩm chất đó là sự trung thực, thật thà, sự bao dung, độ lượng... đã tạo nên giá trị con người và tạo nên khoảng cách bậc cao giữa con người và những động vật khác. Vì vậy, những phẩm giá ấy địi hỏi được chủ thể khác tơn trọng và pháp luật bảo hộ. Nhân phẩm và danh dự là hai giá trị khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhân phẩm là nội dung và danh dự là hình thức. Một người có nhân phẩm tốt là người có danh dự và ngược lại.

Uy tín là sự tín nhiệm của xã hội đối với chủ thể thông qua hành vi, đức độ. Chủ thể có uy tín là chủ thể được nhiều người tin u và kính trọng. Họ có tầm ảnh hưởng lớn tới những mối quan hệ xung quanh và sự ảnh hưởng này được thể hiện ra một cách tích cực. Khác với nhân phẩm chỉ có ở cá nhân thì uy tín có ở cả tổ chức. Mỗi chủ thể có những mối quan hệ xã hội khác nhau nên cũng khác nhau về danh dự, uy tín, nhưng giống nhau là đều được bảo vệ trước pháp luật như nhau (bình đẳng trước pháp luật).<small>23</small>

<small> </small>

<small>20</small><i><small> Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình những quy định chung về luật Dân sự, Nxb. Hồng Đức – Hội </small></i>

<small>Luật gia Việt Nam, tr. 107. </small>

<small>21</small><i><small> Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (20), tr. 107. </small></i>

<small>22</small><i><small> Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (20), tr. 107. </small></i>

<small>23 Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố nhân thân gắn liền với chủ thể; ảnh

<i>hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể; góp phần định dạng, “định vị vị trí” của </i>

chủ thể trong xã hội với vai trò là thước đo chuẩn mực của đạo đức. Xuất phát từ yếu tố văn hóa, lịch sử mà những giá trị nhân thân như danh dự, nhân phẩm, uy tín rất được coi trọng trong ứng xử giữa người với người và ứng xử với pháp luật. Điều này đã làm cho quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín hình thành từ sớm và trở thành quyền rất cơ bản của con người. Chính vì vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể là bất khả xâm phạm và được bảo hộ bởi pháp luật. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín đã, đang được công nhận rộng rãi trên thế giới và Việt Nam đã tôn trọng, ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời cụ thể hóa trong Luật chuyên ngành.

Ở BLDS năm 2005, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ được quy

<i>định ngắn gọn tại Điều 37: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Ở đây, các nhà lập pháp đã ý thức, tôn trọng và ghi nhận quyền </i>

được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng là một quyền cơ bản của công dân. Điều 34 BLDS năm 2015 đã có bước tiến đáng kể khi khơng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền, mà còn được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn, nêu rõ khi bị xâm phạm thì chủ thể có quyền u cầu Tịa án bác bỏ những thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu tới quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm, đồng thời điều luật cũng đưa

<i>ra các chế tài cho các trường hợp xâm phạm. “5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngồi quyền u cầu bác bỏ thơng tin đó cịn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại”. Từ đó nhận thấy, các nhà làm luật đã tuyên bố một cách quyết liệt và mạnh mẽ </i>

hơn trong việc bảo vệ các giá trị nhân thân này.

Xem xét pháp luật hiện hành, dường như biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai chủ yếu được áp dụng khi có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức. Theo BLDS năm 2015, chỉ có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có quy định áp dụng biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai. Đương nhiên, khi có hành vi xâm phạm đến những quyền khác, vẫn có thể áp dụng biện pháp này nếu các bên có thỏa thuận. Nhưng đối với quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai được ghi nhận cụ thể trong điều luật đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc làm căn cứ bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Điều 56 quy định

<i>người thi hành công vụ có trách nhiệm:“a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại; b) Đăng báo xin lỗi và cải chính cơng khai. 2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính cơng khai”. </i>

Như vậy, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 xem biện pháp xin lỗi, cải chính cơng khai là biện pháp phục hồi danh dự cho chủ thể bị người thi hành cơng vụ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định về trường hợp áp dụng biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai cho các đối tượng áp dụng khác nhau, cụ thể:

<i>Điểm d khoản 3 Điều 25 quy định về nghĩa vụ của nhà báo: “d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Khoản 1 Điều 42 quy định: “Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thơng báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó”. Và quy định chung cho các đối tượng tham gia hoạt động báo chí tại khoản 5 Điều 59: “5. Trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí vi phạm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, cịn phải cơng khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. </i>

Như vậy, Luật Báo chí năm 2016 đã tập trung sử dụng biện pháp xin lỗi, cải chính cơng khai cho hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điểm b khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022) quy định:

<i>“1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: b) u cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại”. Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận biện pháp xin lỗi, cải chính cơng khai </i>

cho trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ vừa mang tính nhân thân, vừa mang tính tài sản. Trong đó, bản chất quyền nhân thân là bảo vệ những

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

giá trị, phẩm giá đáng có mà con người mong muốn được tơn trọng và bảo hộ, nên các quyền nhân thân có liên quan ít nhiều đến nhau và tác động đến những giá trị đạo đức đặc trưng của con người như danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Xem xét các quy định trên, việc chứng minh có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là căn cứ để được áp dụng biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai. Vậy hành vi như thế nào là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín? Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định<small>24</small>. Hành vi được biểu hiện dưới hai dạng chính là hành động và khơng hành động. Hành vi biểu hiện qua hành động là những hành vi nhận biết thông qua những việc làm cụ thể mà một người nào đó thực hiện. Hành vi biểu hiện dưới dạng không hành động là những hành vi có thể được xác định thơng qua ý nghĩ, trạng thái, mục đích hướng tới của một người nào đó.

<i>“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi </i>

<i><b>sau đây: a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, </b></i>

<i>nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và </i>

<i><b>Điều 54 Nghị định này; b) Tổ chức, th, xúi giục, lơi kéo, dụ dỗ, kích động người </b></i>

<i>khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.<small>25</small>“Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình </i>

<i><b>1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. </b></i>

<i>2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: </i>

<i><b>a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình </b></i>

<small>24</small><i><small> Hồng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 407. </small></i>

<small>25 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phịng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại, </i>

<i><b>phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình.”</b><small>26</small></i>

Những hành vi này được thực hiện thơng qua các việc làm, hành động cụ thể là hành vi biểu hiện dưới dạng hành động.

<i><b>“i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo </b></i>

<i>làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vơ tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”.<small>27</small></i>

Hành vi lưu hành thông tin xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cơ quan, tổ chức, cá nhân không thể hiện họ trực tiếp xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên bằng việc lưu hành họ đã gián tiếp thể hiện mong muốn hướng đến

<i>xâm phạm uy tín cơ quan, tổ chức, cá nhân – “cái” mà pháp luật bảo vệ. Hành vi xâm </i>

phạm là những cách cư xử, biểu hiện xâm lấn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ. Hành vi xâm phạm là hành vi nên cũng sẽ được biểu hiện dưới hai dạng chính là hành động và không hành động. Đối với dạng biểu hiện hành động có thể dễ dàng nhận biết được hành vi xâm phạm hơn vì nó bộc lộ ra bên ngồi và có thể nhìn thấy. Cịn đối với dạng biểu hiện khơng hành động thì lại thuộc về nhận thức của chủ thể, suy nghĩ tiềm ẩn bên trong, thể hiện thơng qua mục đích hướng đến của chủ thể thực hiện hành vi. Vì thế, khó nhìn thấy và khó xác định được hành vi xâm phạm.

Có thể hiểu khái niệm hành vi xâm phạm là hành vi phá vỡ nguyên tắc, luật lệ nên hành vi nào xâm phạm đến các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín đã được pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam cơng nhận và bảo vệ thì được xem là hành vi xâm phạm, hành vi trái pháp luật. Không phải hành vi xâm phạm nào cũng là

<i>hành vi trái pháp luật, mà chỉ khi xâm phạm đến các giá trị, “đối tượng” mà pháp luật bảo vệ thì hành vi xâm phạm mới trở thành hành vi trái pháp luật. Và “đối tượng” pháp </i>

luật bảo vệ mà chúng ta đang bàn luận là giá trị nhân thân danh dự, nhân phẩm, uy tín. Nhà nước yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải tôn trọng quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, pháp nhân. Vì vậy, hành vi xâm phạm quyền ở dạng hành động hay không hành động đều đã không tôn trọng quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, pháp nhân. Trong xã hội hiện nay, các hành vi xâm phạm

<small> 26 Điều 67 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. </small>

<small>27 Điểm i khoản 4 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

đến danh dự, nhân phẩm, uy tín diễn ra đa dạng qua nhiều hình thức. Những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác cũng đã tồn tại từ rất lâu, đã trải qua các thời kỳ và xã hội khác nhau, dẫn đến có sự khác nhau về các quan điểm.

<i>Qua tác phẩm Khói lam chiều của nhà văn Lưu Trọng Lư viết năm 1941, các hành </i>

vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong thời kỳ này được thể hiện rất rõ. Trong truyện, cái Vịnh, con ông Bá Ngưỡng ở làng Phú Mỹ, chửa hoang. Cái Vịnh bị áp giải từ nhà sang chợ, thực hiện xét xử, lấy lời khai công khai, đe dọa lột hết quần áo và đánh năm chục roi nếu không khai ra ai đã làm nó có mang. Hay trong

<i>Hương ước của làng Thiện Kỵ, xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, lập năm 1844, quy định: “Nếu con gái chưa chồng hoang dâm thì phạt tiền 20 quan và cạo đầu, cha mẹ cũng bị phạt 3 quan. Sau khi đẻ con được 100 ngày người con gái hoang dâm đó cịn bị phạt 30 roi. Người đàn ơng thơng dâm cũng bị phạt 3 quan tiền và 50 roi […] Tiền dâm hậu thú thì phải phạt 4 quan. Trường hợp loạn luân, hay tái phạm thì hình phạt sẽ nặng hơn”</i><small>28</small><i>. Xã Mỹ Phong, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, được lập năm 1901, </i>

thì đưa ra những hình phạt nhẹ hơn về mặt tài chính và thể xác, chỉ 12 quan tiền và 10

<i>roi cho “phụ nữ gian dâm” cùng 3 quan tiền phạt người nhà. Tuy nhiên, sự trừng phạt tinh thần thì ở mức cao hơn nhiều: người phụ nữ sẽ bị “trói giải đi bêu các ngõ” và “không được cùng ngồi, cùng đi, cùng chuyện trò với người khác”. Bộ luật Hồng Đức, </i>

được ban bố lần đầu trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) đưa ra năm hình phạt (ngũ hình). Ngũ hình bao gồm các mức từ nhẹ đến nặng là Xuy: đánh bằng roi; Trượng: đánh bằng gậy; Đồ: tù khổ sai; Lưu: bị tù đầy ở nơi xa; Tử: bị giết chết. Trong Bộ luật này, lần đầu tiên có hình phạt thích xuất hiện. Thích có nghĩa là xăm. Ở mức hình phạt là mức đồ, nam bị thích từ hai tới bốn chữ vào mặt, nữ bị thích vào cổ. Hình phạt này buộc người phạm tội bị thích lên cùng da mặt và cổ, điều này khơng quan trọng họ bị thích chữ gì, nội dung như thế nào, thích ra làm sao, nhưng cốt lõi, những vết thích này sẽ ở lại mãi trên cơ thể họ, họ không thể che giấu quá khứ của mình, khiến họ suốt đời bị nhục nhã, danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ sẽ khơng thể phục hồi. Theo như tác

<i>giả Đặng Hoàng Giang, trong Quyển Thiện, ác và smartphone, thì “trong trường hợp này, cái nhục là vĩnh viễn”</i><small>29</small><i>. </i>

Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thể hiện dưới dạng hành động rất đa dạng theo thời gian: sỉ nhục, bôi nhọ, thoái mạ, chửi bới, lột trần truồng nạn nhân,

<small> </small>

<small>28 Vũ Duy Mền (2012), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 29</small><i><small> Đặng Hồng Giang (Tái Bản 2020), Thiện, ác và smartphone, Nxb. Hội Nhà Văn, tr. 45. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nhổ nước bọt vào mặt, cơng kích bằng việc lan truyền thơng tin sai sự thật, cơng khai bí mật cá nhân, tác động vật lý công khai, cưỡng đoạt tự do về thân thể và tinh thần… Hành vi chụp và chia sẻ hình ảnh chụp lại khoảng khắc xấu hổ của một người còn tác

<i>động nặng nề hơn ngàn lời nói xúc phạm. Và việc người dùng mạng “vô tư” dùng “meme chế nhạo” hình ảnh người khác cũng là một sự xúc phạm. Một động tác đưa clip </i>

lên mạng chưa làm nạn nhân chết, nó chỉ buộc họ vào một cái cọc, nhưng hàng chục nghìn người xem và chuyền tay nhau, mỗi người đã góp một viên đá ném nạn nhân tới chết. Hành vi xâm phạm quyền hình ảnh dù vơ tình hay cố ý đều xâm phạm danh dự, nhân phẩm nạn nhân. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thể hiện dưới dạng khơng hành động đôi khi mang lại tác động lớn hơn đối với nạn nhân vì thường được

<i>kèm theo hiệu ứng đám đơng. Theo như tác giả Đặng Hồng Giang, trong Quyển Thiện, ác và smartphone, “xem nghĩa là tán thành, là phê chuẩn màn diễn của đám đơng ra địn, trong đó nạn nhân bị ép đóng vai nhân vật chính. Người xem clip khơng phải kẻ đứng ngồi mà trở thành nhân chứng và tòng phạm trong việc chà đạp lên nhân phẩm của những nạn nhân”. Tác giả cũng cho rằng các phiên tòa lưu động mang ý nghĩa giáo dục pháp luật rất ít mà mang lại ý nghĩa “lăng nhục cộng đồng khổng lồ” hơn. Các phiên tòa lưu động thỏa mãn hành vi “tò mò”, “hiếu kì” của người xem và đánh vào cả gia </i>

đình bị cáo, bồi cho họ thêm một bản án của dư luận bên cạnh bản án, quyết định của Tòa. Và tác phẩm cũng đưa ra dẫn chứng cho việc phiên tòa lưu động gây ra áp lực cho

<i>Tòa án phải đưa ra mức phạt “phù hợp” với sự bất bình của đám đơng. Hành vi coi </i>

thường, xem nhẹ nhân phẩm người khác, phân biệt đối xử, không thực hiện nghĩa vụ xác minh hợp lý đối với nội dung khơng chính xác, lưu hành thơng tin xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín khơng biểu hiện dưới dạng hành động nhưng là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác.

Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín khơng chỉ là lăng mạ, bôi nhọ, chửi bới… mà là tất cả những hành vi gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác kể cả hành vi biểu hiện dưới dạng không hành động. Sự tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín thể hiện qua sự sụt giảm về uy tín, phẩm giá bị hạ thấp, khơng cịn được người khác tín nhiệm, tin tưởng và đôi khi là sự né tránh, kỳ thị, cô lập từ những người xung quanh. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phá hủy chỗ đứng xã hội của một cá nhân; tước đi tiếng nói, khả năng đáp trả và quyền được lắng nghe; bị phán xét là không đáng được tin cậy, không được chấp nhận hay tha thứ, khơng được hưởng tình đồn kết và tương trợ. Dù ít hay nhiều thì hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín đều gây ra thiệt hại cho người bị xâm phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>1.2.2. Đặc điểm của hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín</b></i>

Việc nhận diện được các đặc điểm của hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín giúp phân biệt hành vi này với các hành vi thông thường hay hành vi xâm phạm quyền khác. Qua tham khảo một số quan điểm của học giả pháp lý trong và ngoài nước, nhóm tác giả đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản phân biệt hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

<i>Một là, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là hành vi trái pháp luật. Khoản 1 Điều 34 BLDS năm 2015 quy định: “1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Hành vi trái pháp luật là việc </i>

thực hiện không đúng theo những quy định của pháp luật đã đặt ra. Không phải bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nào cũng là hành vi trái pháp luật, mà chỉ có những hành vi xâm phạm quyền mà pháp luật công nhận và bảo hộ, đồng thời không thuộc những trường hợp ngoại lệ thì hành vi đó mới bị xem là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật

<i>“trừng phạt” bằng chế tài. Và ở đây, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín </i>

là quyền được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ bằng pháp luật, cụ thể là quy định trong Hiến pháp và BLDS năm 2015.

Có những quyền nhân thân được pháp luật bảo hộ nhưng trong một số trường hợp, những quyền này vẫn có thể bị tước đoạt khi cần thiết. Một trong các quyền nhân thân, quyền sống có thể bị tước đoạt khi thực hiện các hành vi có tính chất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ngoài ra, quyền tự do đi lại của cá nhân cũng bị tước đoạt khi cá nhân chấp hành hình phạt tù. Cịn danh

<i>dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được luật khẳng định là “bất khả xâm phạm”, nghĩa </i>

là không thể bị tước đoạt trong mọi trường hợp. Ngay cả trong quá trình cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ các lợi ích chung thì vẫn phải tôn trọng quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Ví dụ khoản 1 Điều 373 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), cho thấy theo quy định, hành

<i>vi làm nhục người phạm tội cũng không được phép: “1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. </i>

Trong trường hợp người dân bắt được người vi phạm pháp luật và có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì tùy theo mức độ, nhẹ thì có thể bị xử lý hành chính, nặng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Như vậy, có thể thấy

<i>dù “bị cho là tội phạm” hay “là tội phạm” thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ vẫn </i>

được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Trong các quyền nhân thân, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp, ngay cả trong

<i>trường hợp khi cá nhân chết. Theo khoản 2 Điều 34 BLDS năm 2015: “[…] Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp khơng có những người này thì theo u cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. </i>

Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác được pháp luật bảo vệ hoàn toàn tuyệt đối, cho thấy hành vi xâm phạm dù ít hay nhiều cũng là hành vi trái pháp luật. Thực tiễn xét xử cho thấy đã có trường hợp chỉ một lời chửi mắng cũng là nguyên cớ khởi kiện ra Tòa<small>30</small>.

<i>Hai là, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là hành vi khó nhận diện. </i>

Cả Hiến pháp và Luật đều không quy định hành vi như thế nào là hành vi xâm phạm

<i>danh dự, nhân phẩm, uy tín. Pháp luật trao quyền cho Tòa án xác định, “nhận diện” </i>

những hành vi này. Ưu điểm của việc này là Tịa án có thể linh hoạt, chủ động cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Tuy nhiên cũng mang lại mặt hạn chế là mặt bằng kiến thức pháp luật, tư duy pháp lý của mỗi người là không giống nhau, có Tịa sẽ xét xử thuyết phục, có Tịa lại chưa linh động áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn xét xử. Bên cạnh đó, do cảm nhận của mỗi người về danh dự, nhân phẩm và uy tín là khơng giống nhau nên cùng một hành vi nói xấu, mắng chửi nhưng đối với với người này thì khơng đáng bận tâm cịn đối với người khác lại là một sự xúc phạm, sỉ nhục. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các căn cứ thống nhất trong xét xử là việc Nhà nước đang quan tâm và thực hiện trên thực tế hiện nay. Việc không quy định như thế nào là hành vi xâm phạm quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín là thuyết phục vì thực tiễn phát triển đa dạng, khơn lường. Hành vi xâm phạm quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín khơng chỉ dừng lại ở hình thức nói, viết, đăng tin, mà cịn mở rộng và khó nhận diện hơn như hành động phân biệt đối xử, hành động chia sẻ, lan truyền thông tin sai sự thật... Đôi khi, những hành vi xâm phạm đó chưa đủ đến mức người ta chấp nhận chi trả tiền và thời gian cho

<i>thủ tục tố tụng, cho sự “bảo hộ” của pháp luật mà nhận lại rủi ro là không được chấp </i>

nhận yêu cầu xin lỗi hay khoản bồi thường không đáng kể.

<small> </small>

<small>30 Bản án dân sự sơ thẩm số 25/2009/DS-ST ngày 08/4/2009 của TAND thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>Ba là, hành vi xâm phạm quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được bao hàm, </i>

biểu hiện ở hành vi xâm phạm các quyền nhân thân khác. Hiến pháp năm 2013 quy định quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín ở hai điều là Điều 20 và Điều 21, không tách thành một quy định riêng mà đi đôi thêm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Xâm phạm thân thể, xâm phạm quyền sống của cá nhân là coi nhẹ danh dự, nhân phẩm người đó. Dùng hình ảnh người khác mà khơng xin phép vào mục đích thương mại hay đăng tin vu khống thì cũng đều đồng thời vi phạm quyền hình ảnh và quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Người lan truyền thơng tin bí mật cá nhân vừa xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, vừa xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó... Quyền nhân thân của một cá nhân đều biểu hiện mong muốn được tôn trọng và bảo vệ các giá trị đạo đức, giá trị xã hội mà con người, xã hội coi trọng. Và giá trị danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nổi bật, đặc trưng cho mỗi cá nhân. Vì vậy, hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể nhận thấy qua các hành vi xâm phạm quyền nhân thân khác.

<i>Bốn là, chế tài chủ yếu cho hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là buộc </i>

xin lỗi, cải chính cơng khai. Thơng qua việc rà sốt quy định ở mục 1.2.1, nhóm tác giả nhận thấy chế tài chủ yếu cho hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là phương thức bảo vệ quyền dân sự mang tính nhân thân. Đặc thù của quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín là không thể khôi phục bằng cách giao nộp hoặc thay thế vật hữu hình khác mà chỉ có thể bằng hành động thừa nhận hành vi sai trái một cách công khai. Như vậy chế tài chủ yếu đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là bồi thường cho tinh thần của nạn nhân bằng xin lỗi và khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị xâm phạm bằng cải chính cơng khai.

<i>Năm là, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể xảy ra sau khi cá </i>

nhân chết, tổ chức chấm dứt hoạt động. Pháp luật không bảo hộ giai đoạn trước khi cá nhân sinh ra, trước khi tổ chức hình thành. Bởi vì, cá nhân chỉ có năng lực pháp luật dân sự, trong đó bao gồm các quyền nhân thân, từ khi sinh ra. Tổ chức chưa hình thành thì chưa có sự đánh giá của xã hội về hoạt động của tổ chức nên khơng có danh dự, uy tín để được bảo hộ. Nhưng khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đã được xác lập thì pháp luật sẽ bảo hộ các giá trị này ngay cả sau khi cá nhân chết. Lúc này, pháp luật trao quyền cho một số người thân của cá nhân được yêu cầu bảo vệ quyền khi người đó mất

<i>đi. Trích dẫn quy định tại khoản 2 Điều 34 BLDS năm 2015: “Việc bảo vệ danh dự, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp khơng có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Pháp luật không </i>

quy định rõ về việc bảo hộ danh dự, uy tín của tổ chức sau khi chấm dứt. Quan điểm nhóm tác giả cho rằng nên áp dụng tương tự pháp luật, là bảo hộ danh dự, uy tín của tổ chức dù tổ chức đã chấm dứt hoạt động. Tổ chức hình thành sẽ ít nhiều tác động đến một cộng đồng người nhất định. Vì vậy, khi có những hành vi xâm phạm như xuyên tạc, xúc phạm… sẽ tác động tiêu cực đến cộng đồng người đó nói riêng và xã hội nói chung. Tổ chức hoạt động thường trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định nên khi có hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, uy tín thường sẽ tác động xấu đến sự phát triển của ngành, ảnh hưởng đến cái nhìn của xã hội vào ngành nghề, lĩnh vực đó khơng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc trao quyền cho đại diện tổ chức được yêu cầu bảo hộ danh dự, uy tín tổ chức dù đã chấm dứt hoạt động là cần thiết.

Việc nhận diện các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự, trong đó có biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai. Từ đó, người bị xâm phạm có cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Việc trao quyền cho Tịa án nhận diện, xác định hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín góp phần nâng tầm vị thế của ngành Tư pháp trong bộ máy nhà nước, nhưng đồng thời cũng đặt nặng vấn đề trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng, vận dụng pháp luật. Do đó, đối với ngành Tư pháp, các đặc điểm giúp nhận diện hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có ý nghĩa tạo cơ sở xét xử thống nhất, đảm bảo những vụ việc tương tự được giải quyết như nhau, qua đó bảo vệ quyền lợi của những người bị xâm phạm một cách công bằng, bình đẳng. Đối với xã hội, việc nhận diện các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có ý nghĩa nâng cao tinh thần thượng tơn pháp luật để bảo vệ quyền con người và đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng quyền lợi hợp pháp của chủ thể khác trong xã hội.

<b>1.3. Quá trình phát triển quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín </b>

Tìm hiểu về lịch sử pháp luật Việt Nam, có thể thấy quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là một quy định khá mới. Đặc biệt là giai đoạn trước năm 1945, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân là buộc xin lỗi, cải chính cơng khai không được quy định mà chỉ tồn tại những yếu tố nền tảng để hình thành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 </b></i>

Trước năm 1945, quá trình phát triển của pháp luật dân sự có thể chia thành hai

<i>thời kỳ là thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc (nửa thực dân, nửa phong kiến). Do </i>

đó, nhóm tác giả nghiên cứu về quá trình phát triển quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng trên cơ sở hai giai đoạn này.

Trong thời kỳ phong kiến, chưa có sự phân chia giữa các ngành Luật, các quan hệ pháp luật nằm dưới sự điều chỉnh của Bộ luật chung. Dưới thời nhà Lê là Quốc triều hình luật và dưới thời nhà Nguyễn là Bộ luật Gia Long. Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) dưới thời nhà Lê khơng có sự phân chia rạch rịi khi bàn về luật dân sự, nhưng có thể thấy biểu hiện của luật dân sự trong các chương: Hộ hơn và Điền sản nói về hơn nhân, gia đình, ruộng đất và chế độ tài sản của vợ, chồng, thừa kế, tặng cho và di chúc, hương hỏa, nghĩa vụ, hợp đồng… cùng với đó là các quy định dân sự nằm rải rác ở các chương khác, ở các văn bản luật riêng lẻ khác. Bộ luật quy định những hành vi bị coi là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

(i) Cưới xin mà khơng đủ sính lễ được quy định tại Điều 31, Chương Hộ hôn, quyển

<i>III: “Người kết hơn mà khơng đủ sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái hoặc người trưởng họ hay trưởng làng (nếu cha mẹ đều chết) để xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn, phải nộp tiền tạ cho cha mẹ (nếu cha mẹ đều đã chết thì nộp cho trưởng làng), người con gái phải phạt 50 roi”. Xuất phát từ văn hóa gia đình và văn hóa làng của văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam, việc cưới xin “cẩu thả” bị xem là làm mất thể diện, danh dự, uy tín gia đình và làng. Vì thế “tiền tạ” được xem là khoản tiền có ý nghĩa tạ lỗi với </i>

người bị xâm phạm, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

(ii) Thơng gian là tội làm mất thể diện gia tộc, quy định tại Điều 1, Chương Thông

<i>gian, quyển III: “Gian dâm với vợ người khác thì xử lưu hoặc tội chết, với vợ lẽ người khác thì giảm một bậc. Với người quyền quý thì xử cách khác, kẻ phạm tội phải nộp một khoản tiền tạ”. </i>

(iii) Hành vi tấn công gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác được quy

<i>định tại Điều 2, Chương Đấu tụng, quyển IV: “Đánh người gãy răng, sứt tai, mũi, chột một mắt, gãy ngón chân, ngón tay, giập xương, hay lấy nước sôi lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì xử tội đồ làm khao đinh. Lấy đồ bẩn thỉu ném vào mặt người ta, thì xử biếm hai tư; đổ vào miệng mũi thì biếm ba tư. Đánh gãy hai răng, hai ngón tay trở lên thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người, dẫu không trúng, cũng phải lưu đi châu gần (người quyền quý </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>phạm tội thì xử tội biếm). Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân chột hai mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu xa. Nếu trong khi đương xét hỏi, người bị thương lại bình phục, thì tội nhân được giảm tội hai bậc. Nếu đánh bị thương hai người trở lên và người bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi, hủy hoại âm, dương vật, đều xử tội giảo và phải đền tiền thương tổn như lệ định (luật định: sưng, phù </i>

<i><b>thì phải đền tiền thương tổn 3 tiền, chảy máu thì một quan; gãy một ngón tay, một </b></i>

<i>răng thì đền 10 quan; đâm chém bị thương thì 15 quan; đọa thai chưa thành hình thì 30 quan; đã thành hình thì 50 quan; gãy một chân, một tay, mù một mắt thì 50 quan; đứt lưỡi và hỏng âm, dương vật, thì đền 100 quan; về người quyền quý thì </i>

<i><b>lại xử khác). Phải nộp tiền tạ như luật định.”. Tức là đánh người làm ảnh hưởng </b></i>

xấu đến các bộ phận trên cơ thể người khác, tổn hại đến sức khỏe, tính thẩm mỹ, hủy hoại danh dự, uy tín của người khác, tùy theo mức độ mà có thể bị nộp một

<i>khoản tiền bồi thường (tiền thương tổn) và một khoản tiền gọi là “tiền tạ” hoặc bị </i>

giáng chức, đi đày hoặc đi phục dịch…

(iv) Hành vi tố cáo sai sự thật, quan xử sai tội ảnh hưởng danh sự, nhân phẩm, uy tín người khác tại Điều 29, Chương Đốn ngục, quyển IV, Bộ luật Hồng Đức quy

<i>định: “Nếu quan ngục cố ý thêm bớt tội, tha hẳn cho kẻ có tội, phạt kẻ vơ tội thì bị khép tội tương ứng, hoặc phải chịu đi đày. Nếu vì nhầm lẫn thì quan ngục ấy được giảm tội”. Người tố cáo sai sự thật về việc xử án của quan xử án phải nộp một khoản “tiền tạ”. </i>

Như vậy khi nghiên cứu các quy định trong Bộ luật Hồng Đức có thể thấy Bộ luật này khơng quy định về việc buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân

<i>phẩm, uy tín mà thay vào đó là “yêu cầu” nộp một khoản tiền gọi là “tiền tạ”. </i>

Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt luật lệ) dưới thời nhà Nguyễn quy định các trường hợp và cách thức xử phạt khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác như sau: (i) Quyển 15 Luật hình về đánh nhau quy định các tội xâm phạm sức khỏe con người,

gây tổn hại các bộ phận trên cơ thể người như làm gãy ngón tay, cắt hết tóc, làm đui mắt thì bị phạt trượng (đánh bằng gậy) và phải làm khổ sai tùy theo mức độ. Tại Điều 11 quy định rằng quan lại dùng uy thế vơ cớ bắt trói người và tra khảo họ (khơng kể có thương tích hay khơng thương tích) thì tăng hơn người thường hai bậc tội, nếu nạn nhân chết thì kẻ đó bị xử treo cổ.

(ii) Quyển 16 Luật hình về mắng chửi, làm nhục.

(iii) Quyển 18 Luật hình về gian dâm, Điều 332 – Phạm gian dâm quy định nam nữ gian dâm thì tùy theo trường hợp mà phạt trượng, tội cưỡng hiếp thì tùy theo mức

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

độ mà phạt trượng, lưu đày hoặc treo cổ<small>31</small>. Đối với tội gian dâm mà có yếu tố loạn luân – Điều 335 thì phạt treo cổ ngay<small>32</small>. Đối với nơ tì, kẻ làm cơng gian với vợ, con gia trưởng – Điều 336 thì khơng kể nam nữ đều bị chém ngay<small>33</small>. Quan lại mà gian với con cái, vợ của dân – Điều 337 thì xử phạt nặng hơn người thường, bãi chức và phạt trượng<small>34</small>. Đối với các trường hợp gian dâm khi đang có tang, người xuất gia – Điều 338, người thường và nơ tì gian dâm với nhau – Điều 339 cũng áp dụng những hình phạt tương tự<small>35</small>.

<i>Qua nghiên cứu Lược khảo Hoàng Việt luật lệ (hay Bộ luật Gia Long), khi đánh chửi </i>

người khác hoặc những hình thức khác xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì Bộ luật này đã áp dụng những hình thức xử phạt: xuy (roi), trượng (gậy), đồ (khổ sai), lưu (đày), tử (chết, bao gồm hai bậc là treo cổ và chém)<small>36</small> tùy theo mức độ nặng nhẹ. Bộ luật là sự tổng hợp, tham chiếu của luật lệ các triều đại trước, nhất là Bộ luật Hồng Đức và luật nhà Thanh. Các quan điểm về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín con người cịn mang đậm cốt cách phong kiến. Các biện pháp đưa ra chủ yếu để răn đe và trừng phạt người xâm phạm các quy tắc xã hội mà nhà vua công nhận hoặc thiết lập để củng cố quyền cai trị của mình. Do đó, việc buộc xin lỗi, cải chính cơng khai mang tính nhân thân, bảo vệ quyền con người ở giai đoạn lịch sử này chưa được quan tâm, công nhận.

Trong thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945), dưới sự cai trị của thực dân Pháp, chế độ của ba miền Bắc Trung Nam là khác nhau, Việt Nam bị chia thành ba xứ với chế độ

<i>kinh tế – chính trị khác nhau. Trong khi Bắc Kỳ dưới chế độ “nửa bảo hộ”, Trung Kỳ dưới chế độ “bảo hộ” thì Nam Kỳ lại dưới chế độ “thuộc địa”. Các quan hệ pháp luật </i>

chịu sự điều chỉnh của chế độ pháp lý khác nhau. Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu năm 1883 áp dụng cho các tỉnh thuộc Nam kỳ; Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 áp dụng cho các tỉnh thuộc Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 (Hoàng Việt Hộ luật) áp dụng cho các tỉnh thuộc Trung kỳ. Bộ dân luật Bắc Kỳ có nhiều quy định hiện đại, mới mẻ, có ý nghĩa khi xây dựng pháp luật dân sự về sau. Tuy nhiên, việc khơng có quy định về buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; khơng có quy định cụ thể về giải pháp khi người có

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà chỉ tập trung quy định những vấn đề về hơn nhân gia đình, tài sản và các quan hệ phát sinh từ tài sản như nghĩa vụ, khế ước… là một điểm thiếu sót. Pháp luật nói chung và các Bộ dân luật nói riêng thời Pháp thuộc do các luật gia người Việt và luật gia người Pháp nghiên cứu ban hành, pháp luật chịu sự chi phối lớn của thực dân Pháp, cùng với đó, cổ luật Việt Nam cịn nhiều khiếm khuyết, nên các bộ luật được ban hành như Bộ luật dân sự Bắc Kỳ, dân luật Trung Kỳ có nhiều điểm tương đồng, mượn nhiều quy định từ Bộ luật dân sự Pháp<small>37</small>. Mặt khác,

<i>trong thời kỳ Pháp thuộc, Pháp ra sức truyền bá tư tưởng “khai hóa văn minh”, “chia để trị”</i><small>38</small>, các quyền con người không được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh yếu tố lịch sử, yếu tố văn hóa đã tác động khơng nhỏ đến sự hình thành và phát triển quy định về buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín giai đoạn trước 1945. Trước năm 1945, quy định này chưa được hình thành, tuy nhiên có sự tồn tại những quy định mang bản chất tương tự như xin lỗi, cải chính

<i>cơng khai. Đó là quy định về bồi thường bằng “tiền tạ” trong Bộ luật Hồng Đức. Xét </i>

xử ở giai đoạn này diễn ra cơng khai nên mang mục đích trừng phạt, răn đe rất lớn. Thay

<i>vì đưa ra lời xin lỗi, cải chính, bằng việc bồi thường “tiền tạ”, người xâm phạm đã thừa </i>

nhận bản thân làm sai một cách công khai. Đồng thời, khoản tiền tạ là bắt buộc để bù đắp lại những tổn thương cho người bị xâm phạm. Có quan điểm cho rằng tiền tạ mang ý nghĩa bồi thường thiệt hại gây ra và mang ý nghĩa là tạ lỗi với người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín<small>39</small><i>, nghĩa là cho rằng “tiền tạ” lồng ghép hai phương thức bảo vệ quyền dân sự là bồi thường thiệt hại và xin lỗi, cải chính cơng khai. “Tiền tạ” </i>

tác động vào mặt vật chất của người có hành vi xâm phạm nhưng cũng mang ý nghĩa giáo dục, để họ tránh thực hiện hành vi như thế về sau. Mặc dù tương đối nhưng tiền tạ vẫn mang ý nghĩa đảm bảo công bằng xã hội, người làm sai phải chịu trách nhiệm trước

<i>người bị xâm phạm và chịu trách nhiệm trước xã hội. Vì thế, “tiền tạ” chính là nền tảng </i>

cho quy định về xin lỗi, cải chính cơng khai.

Trong thời kỳ phong kiến, pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Nho giáo,

<i>vốn đã xâm nhập và “cắm rễ” vào nước ta ngay từ thời Bắc thuộc, pháp luật cũng chịu </i>

tác động không nhỏ. Ba mối quan hệ rường cột mà Nho giáo quan tâm xây dựng là quân

<small> Nguyễn Mỹ Phụng (2021), tldd (7), tr. 17. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

– thần (vua – tôi), phụ - tử (cha – con), phu – phụ (vợ – chồng) được khắc họa trong các cổ luật phong kiến ghi danh sử sách như Bộ luật Hồng Đức thời Lê hay Bộ luật Gia Long thời Nguyễn với chú tâm xây dựng các quy định về trung quân, ái quốc, về nộp thuế cho nhà nước, về cưới gả… Tam Cương kết hợp với văn hóa gia đình truyền thống,

<i>văn hóa làng, văn hóa gốc nơng nghiệp càng đặt nặng vấn đề “thể diện”. Nho giáo “yêu cầu” con người sống đúng “chuẩn mực”, danh phận, nếu không sẽ bị xã hội đánh giá </i>

là người khơng có danh dự, khơng có nhân phẩm, khơng có giáo dưỡng. Ngũ Thường

<i>của Nho giáo đặt ra năm đức tính cần có của con người: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Chữ “Tín” gắn liền với nhân phẩm, danh dự của một người. Người giữ được chữ “Tín” </i>

là người có nhân phẩm, danh dự. Chính những yếu tố văn hóa đã phần nào thúc đẩy việc hình thành và phát triển quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín con người. Các giá trị danh dự, nhân phẩm, uy tín đã được thừa nhận từ lâu, song song với việc yêu cầu mỗi người gìn giữ phẩm giá thì có giai đoạn pháp luật cũng có những biện pháp nhằm bảo vệ và khơi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người khi bị xâm phạm. Dù chưa ra đời biện pháp buộc xin lỗi, cải chính cơng khai nhưng chính những yếu tố lịch sử – văn hóa trên đã làm nền tảng cho việc hình thành.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, do chịu sự chi phối chủ yếu của các nhà cầm quyền người Pháp, pháp luật được ban hành không được thường xuyên sửa đổi cho phù hợp

<i>với thực tiễn; cùng với chính sách cai trị hà khắc: “ngu dân”, thuế chồng thuế, cướp bóc </i>

ruộng đất… của thực dân Pháp đã làm kìm hãm khả năng nhận thức và đấu tranh về quyền con người, và đặc biệt là quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận việc giao thoa văn hóa Việt truyền thống với văn hóa Pháp đã để lại nhiều yếu tố tích cực. Vai trò ý thức hệ cá nhân được nâng cao làm nền tảng cho ý thức bảo vệ quyền con người phát triển.

Hệ thống pháp luật thời phong kiến và Pháp thuộc dù sơ khai song cũng đặt nền móng để phát triển những quy định về buộc xin lỗi, cải chính cơng khai do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ở các giai đoạn về sau. Nghiên cứu cho thấy các Bộ luật trước đây theo hướng quy định rõ các hành vi trái pháp luật nào được xem là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. Và giai đoạn sau năm 1945, quy định có sự chuyển mình do tác động của lịch sử – văn hóa dân tộc và chịu tác động nhiều của pháp luật thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>1.3.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 </b></i>

Khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam dân chủ cộng hịa được thành lập (2/9/1945), nhân dân được làm chủ đất nước, làm nền tảng cho việc coi trọng quyền con người, quyền nhân thân và phát triển pháp luật. Và cho đến nay, quyền nhân thân, trong đó, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín bắt đầu được quan tâm, công nhận. Điều này thể hiện qua các bản Hiến pháp nước ta và cụ thể hóa trong các BLDS năm 1995, năm 2005 và hiện nay là BLDS năm 2015. Dựa theo quá trình hình thành và phát triển, chúng tôi chia thành ba giai đoạn nghiên cứu: từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/1996; từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2017 và từ ngày 01/01/2017 đến nay.

Đối với giai đoạn từ năm 1945 đến trước 01/7/1996, hệ thống pháp luật nước ta đã bắt đầu có những quy định minh thị về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Theo dịng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có năm bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Và quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm lần đầu được

<i>ghi nhận ở bản Hiến pháp năm 1980. Điều 70 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Cơng dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. </i>

Nhưng việc pháp luật bảo hộ như thế nào thì các văn bản luật giai đoạn này khơng có câu trả lời. Bản Hiến pháp năm 1992 tiếp tục ghi nhận quyền được bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và đồng thời nhấn mạnh quan điểm đối với hành vi xâm phạm

<i>tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. [...] Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cơng dân”. Quy </i>

định trên mang âm hưởng của pháp luật phong kiến khi liệt kê những hành vi xâm phạm quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín cơng dân là các hình thức: truy bức, nhục hình và xúc phạm. Dựa vào các quy định tại các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992, nhóm tác giả nhận thấy quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm đã dần được quan tâm, ghi nhận. Tuy nhiên với những quy định cịn mang tính khái qt cao, chưa có văn bản hướng dẫn việc thực thi việc bảo hộ quyền trong thực tế nên việc ghi nhận quyền ở đây gần như chỉ mang tính cơng nhận trên lý thuyết. Mặc dù vậy, thực tiễn cũng đã có những vụ việc giải quyết tranh chấp do xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhân phẩm của cá nhân và cơ chế giải quyết chủ yếu bằng biện pháp hòa giải, buộc người xâm phạm xin lỗi. Như vậy, dù không ghi nhận bằng văn bản luật phương thức buộc xin lỗi, cải chính cơng khai nhưng thực tiễn đã áp dụng rất nhiều cho trường hợp bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

Chiếu theo góc độ pháp luật nước ngoài trong giai đoạn này, một số tuyên ngôn, công ước quốc tế đã ghi nhận quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín con người, có thể ví dụ như:

Tại Điều 17 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm 1948 đã được 56 quốc gia thành

<i>viên Liên Hợp Quốc công nhận và chấp thuận quy định “Không ai bị can thiệp độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hay thư tín của cá nhân người đó, hay bị xúc phạm đến danh dự hay uy tín. Ai cũng có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. </i>

Tại Công ước chống tra tấn và các hành vi trừng phạt hay đối xử tàn ác vô nhân đạo

<i>hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984 quy định tại Điều 16 “Mỗi quốc gia thành viên cam kết ngăn ngừa trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình những hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm khác mà không giống với tra tấn như định nghĩa ở Điều 1, khi những hành vi này do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức thực hiện, hoặc xúi giục, đồng tình hay ưng thuận”. </i>

Từ góc độ văn bản pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi đều chưa thấy được hướng giải quyết khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đặc biệt là quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai đang nghiên cứu. Tuy nhiên, những ghi nhận về quyền con người nói chung và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng đã thể hiện được sự quan tâm của luật pháp và sẽ là nền tảng cho sự hoàn thiện của pháp luật về sau.

Giai đoạn từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2017. Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của BLDS đầu tiên ở nước ta, BLDS năm 1995, tiếp sau đó là sự ra đời BLDS năm 2005. Đây là bước ngoặt phát triển khi lần đầu có một văn bản luật quy định về buộc xin lỗi, cải chính cơng khai khi bị xâm phạm quyền dân sự. Cụ thể ở điểm c khoản

<i>2 Điều 12 BLDS năm 1995 quy định: “Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm, thì chủ thể đó có quyền u cầu Tồ án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc xin lỗi, cải chính cơng khai”. Đồng thời, BLDS năm 1995 cơng nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 33: “1- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; 2- Không ai được xúc phạm đến danh </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. BLDS năm 2005 ở điểm c khoản 2 Điều 9 quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự “2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: c) Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai” và khoản 2 Điều 25 Bộ luật này quy định về bảo vệ quyền nhân thân như sau: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai”. So với BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đã bổ sung </i>

thêm quyền tự bảo vệ quyền dân sự của chủ thể bên cạnh quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như trước kia. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được

<i>quy định rất chung chung là “được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Nhưng cơ chế </i>

để bảo vệ và sự bảo vệ đến mức nào thì về mặt văn bản chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, cả hai bộ luật đều gián tiếp thừa nhận được buộc xin lỗi, cải chính cơng khai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bằng việc quy định nguyên tắc và quyền bảo vệ quyền dân sự.

Giai đoạn từ ngày 01/01/2017 đến nay chịu sự điều chỉnh của BLDS năm 2015. So với BLDS năm 1995, năm 2005, BLDS năm 2015 đã quy định cụ thể hơn quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Bên cạnh ghi nhận phương thức bảo vệ quyền dân sự buộc xin lỗi, cải chính công khai tại Điều 11, BLDS năm 2015 ghi nhận quyết

<i>liệt hơn quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín tại Điều 34 là “bất khả xâm phạm”. Cách thức bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại khoản 5 Điều 34 BLDS năm 2015: “5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân </i>

<i><b>phẩm, uy tín thì ngồi quyền u cầu bác bỏ thơng tin đó cịn có quyền u cầu người đưa ra thơng tin xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại”. BLDS năm 2015 </b></i>

khẳng định quyền mạnh mẽ hơn qua việc đưa ra hướng giải quyết khi bị xâm phạm quyền cho trường hợp xác định được người xâm phạm và không xác định được người xâm phạm; trường hợp cá nhân còn sống và cá nhân chết; trường hợp thông tin công khai và thông tin chưa được công khai. BLDS năm 2015 đã quy định khá rõ về buộc xin lỗi, cải chính cơng khai khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhưng lại không đề cập biện pháp bảo vệ quyền dân sự của tổ chức khi bị xâm phạm danh dự, uy tín. Trong khi, thực tế thiệt hại của tổ chức khi bị xâm phạm danh dự, uy tín lớn hơn nhiều lần thiệt hại của cá nhân khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Với sự phát triển đa chiều của thế giới, sự bùng nổ mạnh mẽ về thông tin của thế giới phẳng hiện đại, chúng ta không thể áp dụng phương pháp liệt kê các hành vi xâm phạm

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức như pháp luật phong kiến để làm căn cứ áp dụng quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai. Phương pháp liệt kê có nhược điểm là thường khơng đầy đủ. Chính vì thế, các BLDS đã hoàn thiện hơn khi theo hướng quy định mở. Người bị xâm phạm không cần chứng minh thiệt hại như căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ cần chứng minh có việc xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Quy định của pháp luật đã dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thực tiễn. Hiện nay với tỷ lệ ngày càng tăng cao về tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là vấn đề xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ngày càng tăng về chất và lượng thì thực tiễn địi hỏi quy định của pháp luật cần phát triển cho phù hợp. Hơn nữa, pháp luật thế giới ngày càng phát triển, mở ra nhiều hướng xử lý và là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Yếu tố văn hóa đã tác động ít nhiều đến sự hình thành và phát triển quy định buộc xin lỗi, cải chính cơng khai ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong giai đoạn từ năm 1945 đến ngày 01/7/1996, xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của tàn dư phong kiến lạc hậu từ nhiều thập kỷ trước, hậu quả chiến tranh để lại tác động tiêu cực đến nhận thức, văn hóa pháp lý của người dân. Mặt bằng dân trí nói chung và dân trí pháp lý nói riêng cịn thấp, ý thức tơn trọng pháp luật và chủ động sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền còn hạn chế. Ngoài ra, ảnh hưởng của các phong tục, tập quán lạc hậu và lối sống tiểu nông tự cấp, tính cộng đồng làng – xã, tính tự trị khép kín với sự phổ biến của Hương ước – Lệ làng cũ còn trầm trọng, chế độ tập trung quan liêu bao cấp tràn lan là cản trở rất lớn để luật pháp phát triển.

Trong giai đoạn từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2017, thời gian này chứng kiến

<i>sự “trưởng thành” của pháp luật nước ta với sự ra đời của BLDS đầu tiên có hiệu lực </i>

sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam – BLDS năm 1995. Đặc biệt trải qua thời kỳ đổi mới sau năm 1986, nước ta hội nhập quốc tế đã tiếp thu bài học kinh nghiệm từ pháp luật thế giới, tạo ra bước ngoặt lớn cho sự phát triển của pháp luật quốc gia. Đồng thời, khi đổi mới, nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau. Văn hóa coi trọng pháp

<i>luật của phương Tây và văn hóa coi trọng “danh diện” của phương Đơng đã góp phần </i>

rất lớn trong việc hình thành quy định tại BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 tiếp theo. Trong giai đoạn từ ngày 01/01/2017 đến nay, nhận thức tư duy pháp lý, tinh thần thượng tôn pháp luật phát triển tạo tiền đề nhảy vọt cho sự phát triển của quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

</div>

×